Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

BAI TUYEN TRUYEN SOT XUAT HUYET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 30 trang )

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT


I/ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
Bệnh sốt xuất huyết là gì:
Bệnh sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp
tính do vi rút dengue gây nên, bệnh được muỗi vằn (muỗi
Ae. Aegypti) hút máu từ người bệnh truyền sang người
lành.
+ Bệnh SXH xảy ra ở tất cả các nước vùng nhiệt đới
trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam bệnh xảy ra ở hầu hết
các tỉnh, tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam và ven
biển miền trung.
+ Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường phát thành
dịch lớn vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11.


I/ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
2. Mức độ nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:
- Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa
có vắc xin phịng bệnh
- Bệnh thường gây dịch lớn làm nhiều người
mắc gây khó khăn cho việc chăm sóc và điều trị.
- Giảm sức lao động.
- Tỉ lệ tử vong cao đặc biệt là trẻ em.
- Thiệt hại về kinh tế cho gia đình và xã hội.


I/ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
3. Triệu chứng lâm sàng:
+ Sốt cao đột ngột 39 - 40 0C , liên tục và kéo


dài từ 2 đến 7 ngày
+ Biểu hiện xuất huyết: Thường xảy ra từ ngày
thứ 2, thứ 3 của bệnh dưới nhiều hình thái:
- Dấu hiệu dây thắt dương tính (+).
- Xuất huyết tự nhiên ở da hoặc niêm mạc


I/ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
4. Phân độ Sốt xuất huyết:
Bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 mức độ (Theo
Tổ chức Y tế Thế giới năm 2009):
- Sốt xuất huyết Dengue.
- Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
- Sốt xuất huyết Dengue nặng.
4.1. Sốt xuất huyết Dengue
a) Lâm sàng
- Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong
các dấu hiệu sau:
- Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt
dương tính, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân
răng hoặc chảy máu cam.
- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
- Da xung huyết, phát ban.
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.


I/ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
4.2. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết
Dengue, kèm theo các dấu hiệu cảnh báo sau:

- Vật vã, lừ đừ, li bì.
- Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
- Gan to > 2 cm.
- Nôn - nhiều.
- Xuất huyết niêm mạc.
- Tiểu ít.
- Xét nghiệm máu:
+ Hematocrit tăng cao.
+ Tiểu cầu giảm nhanh chóng.
Nếu người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo trên phải theo
dõi sát mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu, làm xét nghiệm
hematocrit, tiểu cầu và có chỉ định truyền dịch kịp thời.


I/ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
4.3. Sốt xuất huyết Dengue nặng
Khi người bệnh có một trong các biểu hiện sau:
- Thốt huyết tương nặng dẫn đến sốc giảm thể tích (Sốc SXH
Dengue), ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều.
- Xuất huyết nặng.
- Suy tạng.
a) Sốc sốt xuất huyết Dengue
- Suy tuần hoàn cấp, thưởng xảy ra vào ngày thứ 3-7 của bệnh,
biểu hiện bởi các triệu chứng như vật vã; bứt rứt hoặc li bì; lạnh
đầu chi, da lạnh ẩm; mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết
áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg) hoặc tụt huyết áp hoặc khơng đo
được huyết áp; tiểu ít.
- Sốc SXH Dengue được chia ra 2 mức độ để điều trị bù dịch:
+ Sốc SXH Dengue: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ,
huyết áp kẹt hoặc tụt, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm,

bứt rứt hoặc vật vã li bì.
+ Sốc SXH Dengue nặng: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp
khơng đo được.


I/ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
4.4. Sốt xuất huyết Dengue nặng
b) Xuất huyết nặng
- Chảy máu cam nặng (cần nhét gạc vách mũi), rong kinh
nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường
tiêu hóa và nội tạng, thường kèm theo tình trạng sốc nặng,
giảm tiểu cầu, thiếu oxy mơ và toan chuyển hóa có thể dẫn
đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng.
- Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các
thuốc kháng viêm như acetylsalicylic acid (aspirin), ibuprofen
hoặc dùng corticoid, tiền sử loét dạ dày, tá tràng, viêm gan
mạn.
c) Suy tạng nặng
- Suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥ 1000 U/L.
- Suy thận cấp.
- Rối loạn tri giác (Sốt xuất huyết thể não).
- Viêm cơ tim, suy tim, hoặc suy chức năng các cơ quan khác.


I/ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
5. Xử trí
5.1. Điều trị sốt xuất huyết Dengue
Phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trú và theo
dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo
dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.

Có thể chăm sóc tại nhà dưới sự theo dõi của cán bộ y tế như
sau:
+ Hạ sốt: lau mát (không được chườm đá), nới lỏng quần áo.
Nếu sốt cao thì hạ sốt bằng Paracetamol
+ Bù dịch bằng cách uống nhiều nước: nước Oresol, nước sôi
nguội, nước trái cây, nước cháo loảng pha muối...
+ Cho ăn nhẹ như: cháo, súp hoặc sữa.
+ Nghỉ ngơi tại nhà
* Nếu không hết sốt phải đưa đến bệnh viện ngay.


I/ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
5. Xử trí (tt)
5.2. Điều trị SXH nặng và SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo
- Phải đưa người bệnh đến bệnh viện để được điều trị kịp
thời. Tuyệt đối không được điều trị tại nhà.:
* Trường hợp nặng: Quan trọng nhất là phát hiện các dấu
hiệu tiền choáng và choáng (thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến
ngày thứ 6 của bệnh), xử trí kịp thời sẽ giảm tỷ lệ tử vong.
Phải đưa người bệnh đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không được điều trị tại nhà khi phát hiện một
trong những triệu chứng sau:
+ Vật vã, hoặc lừ đừ, li bì.
+ Đau bụng.
+ Da xung huyết nhưng tay chân lạnh.
+ Đi cầu phân có màu đen, xuất huyết ồ ạt đối với phụ nữ
trong kỳ kinh nguyệt


II/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH THÁI CỦA

MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
A/ Cách nhận dạng muỗi Aedes aegypti trưởng thành:

muỗi Ae. Aegypti (muỗi vằn )


II/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH THÁI
CỦA MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
Bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue do muỗi Aedes
cái truyền. Tại Việt Nam đã xác định 02 lồi chính truyền
bệnh sốt xuất huyết Dengue là: Aedes aegypti và Aedes
albopictus. Trên thực tế, véc tơ chính là muỗi cái Aedes
aegypti, loài muỗi này hút máu vào ban ngày từ sáng sớm
đến chiều tối, cao điểm là 01 giờ trước khi mặt trời lặn,
muỗi đậu nghỉ trong nhà, đẻ trứng vào thành các dụng cụ
chứa nước (DCCN) tự nhiên và một số dụng cụ chứa nước
nhân tạo.
Vòng đời phát triển của muỗi qua 4 giai đoạn: Muỗi
(1) → Trứng (2) → Bọ gậy (3) → Quăng (4) → Muỗi.


II/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH THÁI
CỦA MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:

1/ Hình dạng:
Muỗi cái Ae. aegypti cịn gọi là Muỗi vằn dưới khoang bụng
có nhiều khoang trắng, đen xen kẽ nhau.
Muỗi cái Ae. aegypti trên phần lưng có đám vãy trắng tạo
thành hình đàn lya
2/ Vị trí trú ẩn:

+ Muỗi cái Ae. aegypti ưa đậu nơi tối, ẩm, kín đáo như
phịng ngủ, nhà vệ sinh, phịng tắm và bếp.
+ Những nơi đậu nghỉ ưa thích trong nhà là mặt dưới của
đồ gỗ, quần áo treo, rèm cửa và bề mặt tường.
+ Khi trú đậu, tư thế thân muỗi song song với giá thể đậu.


II/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH THÁI
CỦA MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
3/Tuổi thọ của Muỗi Aedes:
+ Tuổi thọ trung bình của Muỗi đực Ae. aegypti thường
là 20 ngày; đối với muỗi cái là 30 ngày ( qua 4 lần đẻ
trứng).
4/ Thời gian hoạt động:
Thời gian hoạt động hút máu của Ae.aegypti là cả
ngày lẫn đêm, tuy nhiên có 2 thời điểm mạnh nhất vào
sáng sớm hoặc chập choạng tối.


II/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH THÁI
CỦA MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
B/ Đặc điểm trứng của muỗi truyền bệnh SXH:
+ Vị trí trứng của Muỗi thường đẻ là nơi có nền
tối: màu đỏ hoặc màu vàng hơn là màu sáng.
+ Trứng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có đặc
tính bám chặt vào thành chứa nước và có khả năng
chịu đựng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khơ
hạn trong vịng 6 tháng.
+ Vi rút Dengue tồn tại được trong tế bào trứng
của muỗi, nếu trứng muỗi có chứa vi rút dengue

ngay sau khi nở thành muỗi trưởng thành sẽ truyền
bệnh sốt xuất huyết ngay cho người lành.


II/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH THÁI
CỦA MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
C/ Đặc điểm của Bọ gậy truyền bệnh sốt xuất huyết:
1. Qúa trình phát triển của Bọ gậy:
+ Trải qua 4 giai đoạn: Trứng - Bọ gậy - Quăng - Muỗi
trưởng thành.
+ Các giai đoạn phát triển này phụ thuộc vào nhiệt độ,
thức ăn, mật độ Bọ gậy trong DCCN. Trong điều kiện tối
ưu sau 7 ngày trứng phát triển thành Muỗi. Tuy nhiên ở
nhiệt độ thấp, thời gian này có thể là vài tuần


II/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH THÁI
CỦA MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:


II/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH THÁI
CỦA MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
2/ Cách nhận dạng bọ gậy Aedes Aegypti:
+ Bọ gậy Anopheles: nằm song song với mặt nước.
+ Bọ gậy của Culicinae và Aedes: nằm chếch 1 góc
nhọn so với mặt nước.
Bọ gậy của Culicinae
(Culex)

Bọ gậy của Aedes


Chiều dài siphon dài và có
vài túm lơng

Chiều dài siphon ngắn và có
1 túm lơng


II/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH THÁI
CỦA MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
Ổ Bọ gậy chủ yếu ở trong nhà

Ổ Bọ gậy chủ yếu ở ngoài nhà

1/ Vại sành chứa nước

1/ Hốc cây, gốc tre , nứa

2/ Bẫy kiến,Gián ở chân chạn bát

2/ Các đồ vật nhân tạo muỗi có thể
đẻ

3/ Bể chứa nước trong buồng tắm

3/ Thuyền đánh cá, canơ

4/ Bể nước khơng có nắp đậy

4/ Chum vại chứa nước


5/ Lọ hoa

5/ Chai, vỏ đồ hộp

6/ Chậu cây cảnh

6/ Lốp xe hỏng

7/ Vỏ chai nước ngọt

7/ Phuy nước

8/ Khay nước tủ lạnh, Máy điều 8/ Máng nước hỏng
hoà nhiệt độ
9/ Phuy chứa nước

9/ Vỏ dừa

10/ DCCN bằng nhựa và các đồ vật 10/ Bát hứng mủ cao su
khác


HÌNH MINH HỌA Ổ BỌ GẬY MUỖI ADES

( Bẩy kiến )


HÌNH MINH HỌA Ổ BỌ GẬY MUỖI ADES


( Thùng phuy )


HÌNH MINH HỌA Ổ BỌ GẬY MUỖI ADES

( Chum, Vại)


HÌNH MINH HỌA Ổ BỌ GẬY MUỖI ADES

( Bể tắm không sử dụng)


HÌNH MINH HỌA Ổ BỌ GẬY MUỖI ADES

( Chậu cây cảnh)


HÌNH MINH HỌA Ổ BỌ GẬY MUỖI ADES

( Giếng hoang )


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×