Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Nguyễn Khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 16 trang )

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

TRƯỜNG THPT
NGUYỄN KHUYẾN

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2021 - 2022
Mơn: Ngữ văn 12
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ THI SỐ 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Giả sử nếu một ngày đẹp trời nào đó, tinh thần trách nhiệm của lồi người bị mất đi, hãy hình
dung một viễn cảnh của xã hội: con người khơng biết mình sống để làm gì. Sống lang thang, bơ vơ, vơ
định. Tất nhiên lúc đó khơng cịn là sống mà chỉ là tồn tại. Con người sẽ vui chơi ăn uống vô độ, hủy
hoại sức khỏe bản thân. Con người sẽ chây lười, chẳng làm gì để giữ gìn bản thân. Thiết tính trách
nhiệm, con người đánh mất chính mình.
[…]
Vì sao ta thiếu trách nhiệm?
Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó. Nếu nói dối, làm sai, gây
hại…thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất
niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.
Khơng ai muốn mình phải tổn thất, vì thế nhu cầu an toàn trong mỗi con người khiến họ tìm
cách chốn tránh trách nhiệm cá nhân và đùn đẩy nó cho người khác mà tốt nhất là cho tập thể. Vì tập
thể sai thì có nghĩa là khơng ai sai cả, hoặc cái sai đó sẽ được chan đều và tất nhiên trách nhiệm của
mình sẽ nhẹ đi đáng kể.
Tơi phạm luật vì ai cũng làm như thế cả, tơi khơng làm thì sẽ bị thua thiệt. Tơi khơng có mục
đích sống vì chẳng ai cho tơi mục đích. Tơi bị cám dỗ vì xã hội có q nhiều thứ xấu xa. Tơi học tệ vì
thầy cơ, vì tơi khơng đủ điều kiện. Tơi vượt đèn đỏ vì hồn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia
đình…
Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình – với xã hội bắt đầu bằng cảm xúc


xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước khi đùn đẩy. Hiện tại, điều gì đang khiến chúng ta xấu
hổ với chính mình? Điều gì khiến chúng ta hổ thẹn với gia đình và xã hội?
(Trích Sống trách nhiệm – Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, những nguyên nhân nào khiến con người hay thiếu trách nhiệm?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Thiếu tính trách nhiệm, con người sẽ đánh mất chính mình”?

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 1


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Câu 4. Lời khuyên “Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình – với xã hội bắt
đầu bằng cảm xúc xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước khi đùn đẩy” trong đoạn trích có ý
nghĩa gì với anh/chị? (Viết 01 đoạn văn khoảng 5-6 dịng)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ văn 12,
tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
-----------HẾT----------ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1
* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết
minh, nghị luận, hành chính – cơng vụ.
* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận
Câu 2
* Phương pháp: phân tích, tổng hợp
* Cách giải
- Những nguyên nhân khiến con người sống thiếu trách nhiệm: Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ
mình bị tổn thất một điều gì đó. Nếu nói dối, làm sai, gây hại…thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ
bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu
một hình phạt nào đó.
Câu 3
* Phương pháp: phân tích, tổng hợp
* Cách giải:
- Khi thiếu trách nhiệm, con người sẽ khơng biết mình sống để làm gì, thiếu mục đích sống, con
người sống bng thả, khơng giữ gìn bản thân. Vì vậy tác giả cho rằng “Thiếu tính trách nhiệm, con
người sẽ đánh mất đi chính mình”.
Câu 4

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 2


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
* Gợi ý:
- Dám nhận trách nhiệm về mình, dám nhận sai và sửa sai. Trong cuộc sống, hãy là một người có

trách nhiệm với bản thân, hãy nhận lỗi và sửa lỗi. Vì hành vi này của bạn sẽ giúp chính bạn trở lên đúng
đắn, cao thượng, có tín ngưỡng chân chính và có một cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta, xin đừng trốn tránh
lỗi lầm của bản thân mà trở nên lầm lỡ, từ bỏ cuộc sống tốt đẹp. Hãy chân thành, trách nhiệm trong mọi
hành động của bạn. Bởi vì có như vậy, bạn mới có một phẩm chất đạo đức tốt đẹp
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
* Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận
văn học.
* Cách giải:
u cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trơi chảy, bảo đảm tính liên
kết; khơng mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
u cầu nội dung:
1. Giới thiệu tác, tác phẩm
- Kim Lân là cây bút xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam và nhà văn chuyên viết truyện ngắn.
Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nơng dân – mảng hiện thực mà
ơng gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Ơng viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ơng hiểu
sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách
mạng. Sáng lên trong tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người
sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.
- Vợ nhặt là một trong những sáng tác xuất sắc của ơng. Có nhà nghiên cứu văn học đã xếp Vợ
nhặt vào loại gần như “thần bút”.
- Truyện ngắn được xây dựng trên cái nền hiện thực của nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945) và
được in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư –
được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hịa bình lập lại
(1954), ơng dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

W: www.hoc247.net


F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 3


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

2. Phân tích
2.1 Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật “thị”
a. Giới thiệu chân dung, lai lịch:
* Lai lịch: không rõ ràng:
- Không tên tuổi.
- Khơng gia đình, q hương.
- Khơng nghề nghiệp.
- Khơng tài sản
- Khơng q khứ.
=> Trong nạn đói khủng khiếp, thân phận con người trở nên hết sức vô nghĩa.
* Chân dung:
- Ngoại hình:
+ Áo quần tả tơi như tổ đỉa
+ Gầy sọp
+ Mặt lưỡi cày xám xịt
+ Ngực gầy lép
+ Hai con mắt trũng hốy
=> Ngoại hình thảm hại do cái đói tạo ra.
* Ngơn ngữ, cử chỉ, hành động:
- “Điêu! Người thế mà điêu!”, “Ăn thật nhá”, “Hà, ngon. Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”⟶ đanh

đá, chua ngoa, chao chát, chỏng lỏn.
- “Ton ton chạy lại”, “liếc mắt cười tít”, “sầm sập chạy đến”, “xưng xỉa nói”, “cong cớn”, “cắm
đầu ăn”, “ăn xong lấy đũa quẹt một cái”, bám lấy câu nói đùa của người ta để theo về làm vợ
thật ⟶ vô duyên, táo bạo đến mức trơ trẽn.
b. Vẻ đẹp nhân vật:
* Khát vọng sống mãnh liệt:
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 4


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

- Khi nhìn dưới góc độ nhân bản thì tất cả hành động, cử chỉ trơ trẽn, vô duyên của thị lại là biểu
hiện của khát vọng sống mãnh liệt ⟶ khâm phục thị.
* Vẻ đẹp nữ tính:
- Trên đường về nhà chồng:
+ Rón rén, e thẹn: “Thị cắp cái thúng con, cái đầu hơi cúi xuống; cái nón rách tả tơi nghiêng
nghiêng che khuất đi nửa mặt”
+ Ngượng nghịu: “Chân nọ ríu vào chân kia”.
=> Bẽn lẽn, thẹn thùng như bất kì cô dâu mới nào.
- Khi về đến nhà chồng:
+ Thấy gia cảnh nhà chồng: “nén tiếng thở dài”
+ “Ngồi mớm ở mép giường”
- Khi gặp gỡ mẹ chồng:
+ Đứng dậy nghênh đón, lễ phép chào.

+ Ngượng nghịu cúi đầu, tay vân vê vạt áo.
+ Đứng im lắng nghe bà cụ Tứ dặn dị.
- Sáng hơm sau:
+ Dọn dẹp, vun vén nhà cửa.
+ Bưng bát cháo khoán điềm nhiên và vào miệng.
=> Hiền hậu đúng mực
* Niềm tin vào tương lai:
- Đưa đến thơng tin mang tính chất như định hướng để mở ra lối thoát.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: chú trọng khắc họa cử chỉ, hành động, ngoại hình để người đọc
nhận ra vẻ đẹp của thị.
3. Kết luận
ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 5


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Đối với những vấn đề chưa giải quyết, sẽ có nhiều ý kiến, nhiều giả thuyết khác nhau. Sẽ có tranh
luận, có trao đổi. Khơng tranh luận, khơng trao đổi, khơng có khoa học. Khơng có gì nguy hiểm bằng là
không bao giờ được nghe một ý kiến khác ý của mình. Nghe mà phải tơn trọng, dù điều ấy có thể làm sụp
đổ bao nhiêu suy nghĩ mà mình đã cơng phu xây dựng lên. Chỉ muốn nghe những người nhất trí với mình,
những điều thuận tai là một thái độ phản khoa học. Vì vậy, khoa học khơng chỉ lấy uy quyền mà giải

quyết, óc khoa học nhất định phải đi đơi với óc dân chủ. Một người khoa học bao giờ cũng hành động và
suy nghĩ theo hai chiều hướng trái ngược nhau. Trong hành động thì tinh thần tổ chức kỉ luật rất cao,
chính vì biết rõ quan hệ chặt chẽ giữa ý kiến và hành động, biết rõ ý kiến là cơ sở của hành động, khơng
thể vì chủ quan mà gây nên tai họa cho người khác và xã hội. Nhưng khi suy nghĩ thì hồn tồn giữ quyền
độc lập và cố gắng tìm hiểu ý kiến của người khác. Nếu chưa được thuyết phục và nếu đủ lý để nghĩ rằng
ý của mình đúng hơn, thì dù có phải tranh luận với bất kì ai, có khi bị cả một số đông phản đối vẫn bảo
vệ lấy ý riêng. Khoa học phải đi đơi với dũng khí.
(Theo Nguyễn Khắc Viện, trong tạp chí Học tập, số 2/1974, Ngữ Văn 11, tập một, NXBGD Việt Nam,
2016, tr. 44)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, “dũng khí” trong làm khoa học có nghĩa là gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Nêu nội dung cơ bản của đoạn trích. (1,0 điểm)
Câu 4. Từ quan điểm của tác giả: “Không tranh luận, khơng trao đổi, khơng có khoa học”, anh/chị rút ra
được bài học gì cho quá trình học tập của mình? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm )
Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng
thịt của Lưu Quang Vũ. Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
để làm sáng tỏ ý kiến: "Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”
-------------HẾT------------ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận
Câu 2.
Theo tác giả, “dũng khí” trong làm khoa học có nghĩa là:
- Độc lập trong suy nghĩ;

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc


Trang | 6


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

- Tìm hiểu ý kiến của người khác, nếu chưa thấy thuyết phục và có đủ lý để nghĩ rằng ý của mình đúng
hơn thì phải tranh luận đến cùng để bảo vệ ý riêng.
Câu 3.
Nội dung cơ bản của đoạn trích:
- Vấn đề dân chủ trong tranh luận khoa học;
- Dũng khí lên tiếng của nhà khoa học.
Câu 4.
- Bài học về nhận thức: Khẳng định điều cần thiết của trao đổi và tranh luận; nhìn nhận, suy nghĩ vấn đề
một cách đa chiều.
- Bài học hành động: Trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết để có được những lý lẽ, minh chứng bảo vệ ý kiến
của mình; tranh luận đến cùng để tìm ra chân lý...)
II. LÀM VĂN (7 điểm)
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ
- Giới thiệu tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài
2.1 Giải thích
- Theo từ điển thuật ngữ văn học: Bi kịch là một thể loại kịch thường được coi như là đối lập với hài kịch.
Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột khơng thể
điều hịa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn… diễn ra trong một tình huống cực kỳ
căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thốt ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc
động mạnh mẽ đối với cơng chúng.
2.2 Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da

hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
- Bi kịch sống nhờ, sống gửi tồn tại trái với lẽ tự nhiên (Dẫn chứng: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn
Trương Ba và xác hàng thịt).
- Bi kịch không được người khác hiểu, tôn trọng, yêu quý (Dẫn chứng: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn
Trương Ba với những người thân).
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 7


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

- Bi kịch sửa sai càng thêm sai (Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích).
- Kết thúc tác phẩm, Trương Ba trả lại thân xác cho người hàng thịt, chấp nhận cái chết để khơng cịn là
cái vật quái gở mang tên Hồn Trương Ba, da hàng thịt nữa. Một kết cục bi kịch nhưng là sự chiến thắng
của những điều tốt đẹp, của bản lĩnh, của một Hồn Trương Ba “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Đây
là vở bi kịch lạc quan, Trương Ba chết nhưng giá trị cuộc sống được bảo tồn. Khơng cịn thân xác nhưng
Trương Ba sẽ còn sống mãi trong lòng người thân, bạn bè với tất cả những gì tốt đẹp nhất. Đoạn kết của
vở bi kịch được tác giả viết thêm thể hiện rõ tinh thần lạc quan này và ý nghĩa tư tưởng nhân văn sâu sắc
của tác phẩm: sự sống là quý giá nhưng không thể sống bằng mọi cách. Sự tồn tại của con người chỉ có ý
nghĩa khi họ là mình một cách trọn vẹn, sống hợp quy luật, hòa linh hồn vào thân xác khi sự tồn tại đó
mang lại niềm vui, sự thanh thản cho chính mình và hạnh phúc cho những người xung quanh. Cái chết là
một điều không thể tránh khỏi, con người cần phải biết chấp nhận nó và hiểu rằng: “người ta chỉ chết thực
sự khi khơng cịn sống trong lịng của những người khác”.
2.3 Liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến:
“Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”.

- Từ người lao động lương thiện Chí Phèo bị đẩy vào con đường tha hóa, trở thành quỷ dữ, bị loại ra khỏi
xã hội lồi người.
- Từ quỷ dữ, Chí Phèo thức tỉnh lương tâm, muốn trở lại làm người lương thiện, nhưng Chí Phèo chết
thảm khốc trên ngưỡng cửa trở lại làm người.
- Niềm khao khát làm người lương thiện của Chí Phèo vẫn chỉ là ước muốn. Cơ duyên tìm cuộc sống
lương thiện của Chí Phèo đã đứt gãy giữa chừng. Ước muốn làm người thật bình dị, đối với Chí Phèo lại
q xa vời, cịn lâu anh mới có thể chạm tới, thậm chí đối với một kẻ đã bị xã hội lãng qn như anh đó
là điều khơng tưởng.
- Bi kịch chồng chất bi kịch, dù chết Chí Phèo vẫn khơng thay đổi được bi kịch đau đớn của mình. Vì vậy,
tiếng nói khát khao được sống như một con người đối với Chí Phèo là cả một kì vọng.
2.4 Đánh giá chung:
* Điểm tương đồng
- Nhìn chung, cả hai tác phẩm cùng nói lên bi kịch của mỗi người. Hai tác giả đều thể hiện sự bế tắc, nỗi
đau tột cùng của con người, đồng thời cả hai tác phẩm cũng khẳng định nét đẹp không thể mất ở mỗi
người đó là: nguyện vọng, khát vọng vươn tới sự hồn thiện về nhân cách, sống là mình và trân trọng giá
trị
cuộc
sống.
Cả hai nhân vật Trương Ba và Chí Phèo đều phải chịu những bi kịch đau đớn do giai cấp thống trị gây
nên: Bi kịch tha hóa và bi kịch bị xã hội, người thân chối bỏ.
* Điểm khác biệt:
- Bi kịch của Trương Ba do sự tắc trách của Nam Tào, sự sửa sai một cách vô tâm của họ.

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 8



Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

- Bi kịch của Chí Phèo do bị chế độ phong kiến áp bức đến cùng cực, Chí quay lại tìm cách chống trả mà
trở thành lưu manh.
- Trương Ba nhận ra bi kịch của mình, cịn Chí thì khơng, Chí khơng biết đã gây ra bao tội ác cho dân
làng.
* Quan niệm nghệ thuật về con người mà hai nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
- Con người dù sống trong hoàn cảnh bi đát thế nào cũng luôn đấu tranh để loại trừ cái xấu, để gìn giữ
nhân cách cao đẹp: Trương Ba quyết định chết và trả lại xác cho anh hàng thịt để mình ln được sống
trong lịng của những người thân yêu với những ấn tượng tốt đẹp; Chí Phèo chết để được là người chứ
nhất quyết khơng sống kiếp quỷ dữ nữa. Đó là niềm tin bất diệt của 2 nhà văn vào con người.
3. Kết luận
- Khái quát và mở rộng vấn đề.
ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chúng ta đều biết cuộc sống khơng có gì là dễ dàng cả. Phải mất mát rồi con người ta mới biết trân
quý những gì đã từng có, và cố gắng vì những gì đang có. Tơi cũng vậy, khi cịn trong vịng tay u thương
của gia đình tơi cũng khơng hiểu, cứ cho đó là điều đương nhiên, đến khi mất đi rồi mới thấy tiếc nuối,
lại càng phải cố gắng hơn vì những người cịn hiện hữu. Tơi ln nghĩ rằng, khơng bao giờ là quá muộn
để quay trở lại, cũng không bao giờ là quá muộn để thực hiện ước mơ của mình. Chỉ cần mình cịn tin
tưởng vào bản thân, cịn tin tưởng vào ước mơ, và thêm vào đó là rất nhiều bàn tay đưa ra cho tôi nắm
lấy, cùng với sự yêu thương, thông cảm từ những người xung quanh (điều mà tơi đã rất may mắn có được)
thì khơng gì là khơng thể.
Cuộc hành trình đã qua của tất cả chúng ta ở đây chắc chắn không dễ dàng và cuộc hành trình sắp tới
hẳn khơng ít chơng gai. Tuy nhiên, với hành trang mà chúng ta được trang bị trong đó có kiến thức, kỹ
năng được trau dồi qua những ngày ngồi trên giảng đường, bạn bè, thầy cô cùng những kỷ niệm về nơi
này, chúng ta sẽ mang theo và mở ra mỗi khi cần động lực để bước tiếp.

(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ) của thủ khoa tồn
khóa 2011, Nguyễn Thu Hà – Theo )
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói: “Cuộc hành trình đã qua của tất cả chúng ta ở đây chắc chắn
không dễ dàng và cuộc hành trình sắp tới hẳn khơng ít chơng gai”?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Phải mất mát rồi con người ta mới biết trân quý những gì
đã từng có, và cố gắng vì những gì đang có”?

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 9


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 1. Nghị luận xã hội (2.0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn
trích ở phần Đọc hiểu: “Tơi ln nghĩ rằng, không bao giờ là quá muộn để quay trở lại, cũng không bao
giờ là quá muộn để thực hiện ước mơ của mình.”
Câu 2. Nghị luận văn học (5.0 điểm)
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân qua đoạn trích bên dưới. Từ
đó làm tốt lên vẻ đẹp con người trong cảnh khốn cùng của nạn đói năm Ất Dậu.
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lịng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự,
vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ơi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc

trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Cịn mình thì ... Trong kẽ mắt
kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt ... Biết rằng chúng nó có ni nổi nhau sống qua được cơn
đói khát này không?
Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách
bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con
mình. Mà con mình mới có vợ được ... Thơi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con ...
May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó n bề nó, chẳng may ra ơng
giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thơi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng ...
…………………………………..
Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:
- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.
Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống
bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:
- Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.
Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.
Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:
- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà cịn chả có cám mà ăn đấy.

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 10


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai


(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2 NXBGD 2008, trang 24)
----------------HẾT--------------ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu nói có thể hiểu:
- “Cuộc hành trình đã qua”, “cuộc hành trình sắp tới”: biểu tượng cho cuộc sống của mỗi người ở q khứ
và tương lai.
- “khơng dễ dàng”, “khơng ít chơng gai”: chỉ những khó khăn, trở lực.
=> Ý nghĩa của câu nói: Cuộc sống của mỗi người dù ở quá khứ hay tương lai đều phải đối mặt với những
khó khăn, thử thách.
Tác giả cho rằng như vậy vì:
- Khi chúng ta mất mát bất cứ điều gì thuộc sở hữu của bản thân, chúng ta mới nhận ra điều đó giữ một
vai trị rất quan trọng trong cuộc sống của bản thân. Chính vì vậy, chúng ta càng trân trọng điều đó hơn.
- Và cũng chính vì đã trải nghiệm sự mất mát trong thực tế nên chúng ta càng phải cố gắng để giữ gìn
những gì chúng ta đang có ở hiện tại để khơng tiếc nuối về sau.
- Học sinh trình bày suy nghĩ của cá nhân và nêu rõ vì sao thơng điệp đó có ý nghĩa nhất đối với bản thân.
- Học sinh có thể chọn một trong các thông điệp: Phải biết quý trọng những gì chúng ta đang có ở hiện tại
hay cuộc sống của mỗi người đều phải đối mặt với những khó khăn, thử thách,…
II. LÀM VĂN
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích
ở phần Đọc hiểu: “Tơi luôn nghĩ rằng, không bao giờ là quá muộn để quay trở lại, cũng không bao giờ
là quá muộn để thực hiện ước mơ của mình.”
a. Đảm bảo kĩ năng:
- Viết 01 đoạn văn khoảng 200 chữ.
- Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song
hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Trong cuộc sống, con người phải luôn phấn đấu để làm lại những
điều tốt đẹp và để thực hiện ước mơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn

chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 11


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

- Giải thích:
+ “Không bao giờ là quá muộn”: được hiểu là phải luôn phấn đấu, luôn hành động.
+ “quay trở lại”: được hiểu là làm lại những điều tốt đẹp.
 Ý nghĩa câu nói: Trong cuộc sống, con người phải ln phấn đấu để làm lại những điều tốt đẹp và để
thực hiện ước mơ.
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Đưa dẫn chứng và phân tích ngắn gọn để chứng minh tính đúng đắn của vấn đề.
- Tác dụng: Vì sao trong cuộc sống con người phải ln phấn đấu để làm lại những điều tốt đẹp và để
thực hiện ước mơ?
+ Con người sẽ nhận ra giá trị hữu ích của bản thân và ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống trong hành trình
phấn đấu thực hiện ước mơ.
+ Con người sẽ học hỏi nhiều điều hay, sẽ không ngừng tiến bộ về kiến thức, kinh nghiệm sống, phẩm
chất,…để hoàn thiện bản thân.
+ Con người đạt được thành công,…
- Phê phán những người bỏ cuộc khi vấp ngã, khơng có ý chí để thực hiện được ước mơ của bản thân,…
- Bài học kinh nghiệm cho mọi người và bản thân.
d. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

*Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Từ đó làm toát lên vẻ
đẹp con người trong cảnh khốn cùng của nạn đói năm Ất Dậu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định vấn đề cần nghị luận
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Từ đó làm tốt lên vẻ đẹp con
người trong cảnh khốn cùng của nạn đói năm Ất Dậu.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt, nhân vật bà cụ Tứ và vẻ đẹp con
người rong nạn đói năm Ất Dậu.

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 12


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Thân bài: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Từ đó làm tốt lên
vẻ đẹp con người trong cảnh khốn cùng của nạn đói năm Ất Dậu.
Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Giới thiệu nhân vật
+ Là một bà mẹ nghèo, già nua, là dân ngụ cư.
+ Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm nhẩm tính tốn
theo thói quen người già.

- Ngạc nhiên của cụ khi Tràng dắt vợ về
- Tâm trạng vừa mừng vừa tủi của bà cụ, bà đã hiểu ra “biết bao nhiêu cơ sự”, “mắt bà nhoèn đi”:
+ Bà thương, buồn tủi cho con trai phải lấy vợ nhặt, mà trong cảnh đói khát mới lấy được vợ “Chao
ôi”, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm làm nồi ... còn con mình thì ...”.
+ Bà cũng thấy hờn tủi cho chính mình, có lỗi với con trai bởi khơng thể lo được chuyện dựng vợ gả
chồng cho con chu đáo.
+ Bà mừng vì con trai đã yên bề gia thất: “các con đã phải duyên ... u cũng mừng lòng”, chấp nhận đứa
con dâu vừa được nhặt về.
- Bà đối xử tốt với nàng dâu mới bằng sự cảm thông, trân trọng.
+ Bà cảm thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới phải lấy con trai bà, thương cho cả sự
ngờ nghệch của đứa con trai: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con
mình. Mà con mình mới có vợ được ...”


Niềm tin vào tương lai, vào cuộc sống của cụ Tứ “Rồi ra may mà ông giời cho khá…”
+ Vui trong công việc sửa sang vườn tược, nhà cửa
+ Vui trong bữa cơm đạm bạc đầu tiên có con dâu
+ Bà vẫn ln tạo một khơng khí ấm cúng cho bữa ăn để con dâu đỡ tủi

Vẻ đẹp con người trong cảnh khốn cùng của nạn đói năm Ất Dậu


u thương, đùm bọc lẫn nhau.



Khơng ngừng thắp lên niềm tin, hy vọng về một ngày mai tươi sáng hơn.




Khơng ngừng khát khao sống, khát khao hạnh phúc.

Kết bài:

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 13


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Bà cụ Tứ là hiện thân của những người mẹ nghèo khổ mà từng trải, hiểu biết: hết lòng thương yêu con,
yêu thương những cảnh đời tội nghiệp, oái oăm. Bà nung nấu một khát vọng về cuộc sống gia đình hạnh
phúc.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
-Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
-Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 14



Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thơng minh,
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm,
giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên
danh tiếng.
I.

Luyện Thi Online
Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90%

Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT
danh tiếng xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý,
Hóa Học và Sinh Học.
Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên
Toán các trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và
các trường Chuyên khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy
Nguyễn Đức Tấn.
II.

Khoá Học Nâng Cao và HSG
Học Toán Online cùng Chuyên Gia

Tốn Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho
các em HS THCS lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở
trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG.
Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và
Tổ Hợp dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá

Khánh Trình, TS. Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ
Quốc Bá Cẩn cùng đôi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.
III.

Kênh học tập miễn phí
HOC247 NET cộng đồng học tập miễn phí
HOC247 TV kênh Video bài giảng miễn phí

HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến
lớp 12 tất cả các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn
phí, kho tư liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.
HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài
tập, sửa đề thi miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn,
Tin Học và Tiếng Anh.
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 15


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thơng minh,
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm,
giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên
danh tiếng.

IV.

Luyện Thi Online
Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90%

Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT
danh tiếng xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý,
Hóa Học và Sinh Học.
Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên
Toán các trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và
các trường Chuyên khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy
Nguyễn Đức Tấn.
V.

Khoá Học Nâng Cao và HSG
Học Toán Online cùng Chuyên Gia

Tốn Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho
các em HS THCS lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở
trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG.
Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và
Tổ Hợp dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá
Khánh Trình, TS. Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ
Quốc Bá Cẩn cùng đôi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.
VI.

Kênh học tập miễn phí
HOC247 NET cộng đồng học tập miễn phí
HOC247 TV kênh Video bài giảng miễn phí


HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến
lớp 12 tất cả các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn
phí, kho tư liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.
HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài
tập, sửa đề thi miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn,
Tin Học và Tiếng Anh.
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 16



×