Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN AN BIÊN KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.88 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

CHÂU HOÀNG QUYNH

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN
HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN AN BIÊN
KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS – Hồ Văn Nhàn

ĐÀ NẴNG, NĂM 2020


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Ban Giám hiệu; Quý
Thầy, Cô trường Đại học Duy Tân; Trường cao đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Kiên
Giang và các thầy cô tham gia giảng dạy lớp Thạc sĩ khóa 16 (2018-2020) tại
Kiên Giang đã tận tình truyền đạt những kiến thức bổ ích, hỗ trợ cho tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu của khóa và nhờ đó có được những kiến
thức để thực hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin trân trọng tri ân đến thầy TS. Hồ Văn Nhàn đã nhiệt tình
ủng hộ và tận tình hướng dẫn tơi để sớm hồn thành luận văn cao học này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang cũng


như các anh, chị, em đồng nghiệp đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, động
viên, giúp đỡ tôi về thời gian, vật chất, tinh thần để tơi hồn thành tốt luận văn
cao học này.
Do kiến thức, kinh nghiệm cịn hạn chế, mặc dù đã có nhiều cố gắng để
hồn thiện luận văn nhưng khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận
được sự đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn.
Trân trọng!
Tác giả luận văn

Châu Hoàng Quynh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề
tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước Hội đồng về kết quả luận văn của mình.
Tác giả ḷn văn

Châu Hồng Quynh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài......................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3

5. Bố cục luận văn..............................................................................................4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu........................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. .9
1.1. KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN
HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.........9
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngắn hạn...................................................................9
1.1.3. Khái niệm rủi ro tín dụng.......................................................................10
1.1.4 Phân loại rủi ro tín dụng ngắn hạn...........................................................11
1.1.5. Mục đích quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn......................12
1.1.6. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ngắn hạn đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng và nền kinh tế xã hội.......................................................................13
1.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
NGẮN HẠN TRONG NHTM.......................................................................14
1.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn.................................15
1.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn...................................17
1.2.3. Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn..................................31
1.2.4. Tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn.......................................32


1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI.................................................................................................................35
1.3.1. Nhân tố bên trong...................................................................................35
1.3.2. Nhân tố bên ngồi..................................................................................36
TĨM TẮT CHƯƠNG 1................................................................................39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN
AN BIÊN KIÊN GIANG...............................................................................40

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

- CHI NHÁNH HUYỆN AN

BIÊN KIÊN GIANG......................................................................................40
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang.........................40
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên
Giang...............................................................................................................41
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ..................................................42
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện An Biên
Kiên Giang giai đoạn 2016 -2018....................................................................48
2.2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN AN
BIÊN KIÊN GIANG.....................................................................................56
2.2.1. Thực trạng cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại
Agribank chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang...............................................56


2.2.2. Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại
Agribank chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang...............................................60
2.2.3. Thực trạng thực hiện các biện pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho
vay ngắn hạn tại Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang..................66
2.2.4. Thực trạng cơng tác tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại
Agribank chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang...............................................74
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN

AN BIÊN KIÊN GIANG...............................................................................77
2.3.1. Những mặt thành công...........................................................................77
2.3.2. Những mặt cịn hạn chế và ngun nhân về cơng tác quản trị rủi ro tín
dụng trong cho vay ngắn hạn...........................................................................79
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH HUYỆN AN BIÊN KIÊN GIANG...............................................83
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.........................................................83
3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam..................................................................................................83
3.1.2. Định hướng của Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang trong
thời từ 2019-2023............................................................................................84
3.1.3. Định hướng hoạt động và quản trị rủi ro tín dụng trong cho ngắn hạn của
Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang trong thời 2019-2023..........86
3.2 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN


NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN AN BIÊN KIÊN
GIANG...........................................................................................................88
3.2.1. Giải pháp hồn thiện cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay
ngắn hạn...........................................................................................................88
3.2.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay
ngắn hạn...........................................................................................................92
3.2.3. Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay
ngắn hạn...........................................................................................................96
3.2.4. Giải pháp hồn thiện cơng tác tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn
hạn.................................................................................................................100
3.2.5. Một số giải pháp bổ trợ khác................................................................102

PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AGRIBANK
Agribank Chi nhánh huyện
An Biên Kiên Giang
CBTD
CIC
NH
NHNN
NHTM
QTRR
RRTD
TCTD
TSCĐ
TSĐB
VND
XHTD
XHTDNB

Nguyên văn
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện An Biên
Kiên Giang
Cán bộ tín dụng

Trung tâm thơng tin tín dụng NHNN
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Quản trị rủi ro
Rủi ro tín dụng
Tổ chức tín dụng
Tài sản cố định
Tài sản đảm bảo
Việt Nam Đồng
Xếp hạng tín dụng
Xếp hạng tín dụng nội bộ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
3.1

Tên bảng

Trang


Tình hình huy động vốn của Chi nhánh
Bảng cơ cấu tín dụng theo đối tượng vay vốn
Cơ cấu tín dụng theo thời hạn
Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo
Cơ cấu dự nợ theo nhóm nợ
Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi

48
50
51
52
53

nhánh huyện An Biên Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2018
Thang xếp hạng tín dụng nội bộ Khách hàng Agribank
Bảng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ
Bảng tổng hợp Dấu hiệu các khoản vay có vấn đề

55

62
64
91


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
1.1

1.2
2.1
3.1

Tên hình

Trang

Sơ đồ về phân loại Rủi ro tín dụng cá nhân
Mơ hình 6C
Cơ cấu tổ chức Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên

11
19

Giang.
Mơ hình nhận diện rủi ro tín dụng

42
89


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống ngân hàng với vai trò huyết mạch của nền kinh tế ln giữ một
vai trị vơ cùng quan trọng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm
qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như: Góp phần ổn định và
kiềm chế lạm phát, thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia... Tuy

nhiên, trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh lại là điều khó tránh
khỏi, đặc biệt là lĩnh vực rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bởi nó
có khả năng gây ra phản ứng dây truyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện
phức tạp. Sự sụp đổ của ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và có thể lan rộng ra khỏi phạm vi một quốc gia
thậm chí là cả khu vực và tồn cầu.
Rủi ro trong cho vay ln song hành với hoạt động tín dụng. Đây là một
thực tế khách quan. Chúng ta không thể loại bỏ hồn tồn rủi ro tín dụng mà
chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phịng ngừa, khắc phục hoặc xử lý nhằm
giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Ngân hàng phải dùng nhiều biện
pháp tác động đến hoạt động cho vay để hạn chế rủi ro tín dụng nhằm góp
phần đạt mục tiêu hoạt động cho vay an toàn và hiệu quả. Chính vì vậy, làm
thế nào để hoạt động hiệu quả trong giai đoạn hiện nay là một bài toán hết sức
nan giải cho các ngân hàng thương mại. Trước tình hình đó, Quốc hội đưa ra
thảo luận và ra Nghị quyết số 42/2017/QH14 về “Thí điểm xử lý nợ xấu của
các tổ chức tín dụng” có hiệu lực từ ngày 15/8/2017; Chính phủ ra Chỉ thị số
32/CT-TTg, ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về “Triển khai thực
hiện Nghị quyết số 42/2017/QH của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của
các tổ chức tín dụng”; Ngân hàng nhà nước có Chỉ thị số 06/CT-NHNN về
việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ


2

chức tín dụng và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai
đoạn 2016-2020; Agribank triển khai chương trình hành động số 1044/HĐTVTD ngày 26/7/2017 của Hội đồng thành viên Agribank về việc triển khai Nghị
quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội; Tổng Giám đốc cũng có Kế hoạch số
5959/NHNo-TD ngày 26/7/2017 về triển khai thực hiện Nghị quyết số
42/2017/QH14 của Quốc hội, Chỉ thị số 32/CT-TTG của Thủ tưởng Chính
phủ về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tính dụng, ngồi ra Agribank

Chi nhánh tỉnh Kiên Giang cũng ra nhiều văn bản về công tác xử lý nợ xấu.
Hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang là
khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng 100% trên tổng dư nợ, trong đó nợ cho
vay ngắn hạn luôn ở mức cao từ 75%- 93% trên tổng dư nợ. Chất lượng tín
dụng ở phù hợp. Mặc dù Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang
chưa có thiệt hại nào đáng kể xảy ra, tuy nhiên, công tác quản trị rủi ro trong
hoạt động tín dụng đối với cho vay ngắn hạn vẫn còn rất nhiều bất cập như:
chưa khách quan trong công tác thẩm định khách hàng, việc kiểm soát trước
trong và sau khi vay, quản lý dòng tiền của khách hàng chưa được chặt chẽ.
Nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng nêu
trên tác giả chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
huyện An Biên Kiên Giang” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn với kỳ
vọng sẽ được đóng góp một phần nhỏ bé trong cơng tác quản trị rủi ro tại đơn
vị.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản sau:
- Hệ thống hóa lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn
tại NHTM.


3

- Phân tích thực trạng về cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh huyện An Biên Kiên Giang.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng
trong cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam - Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung vào cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
ngắn hạn của các NHTM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về vấn đề lý
luận và thực tiễn về công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
huyện An Biên Kiên Giang.
+ Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích thực trạng cơng tác
quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang giai
đoạn 2016 – 2018 và xây dựng các giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro
tín dụng trong cho ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam - Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang giai đoạn 2019 – 2023.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu luận văn này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính, trong đó dựa vào nền tảng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng: xem xét sự vật trong trạng
thái động và trong mối quan hệ với các sự vật khác.


4

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra,
tác giả đã thực hiện phân tích định tính. Tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiều
nguồn thông tin khác nhau. Cụ thể, những thông tin dùng trong phân tích được
thu thập từ những nguồn sau:
+ Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận đã được đúc rút trong
các giáo trình chuyên ngành trong nước và quốc tế; các báo cáo tổng hợp tại tại
Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang.

+ Nguồn thông tin sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp chuyên gia, các nhà quản lý
tại tại Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang để nhận diện ra những
mặt thành công và các tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng cho vay
ngắn hạn tại Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang.
- Phương pháp thống kê: Sau khi thu thập dữ liệu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thu thập và xử lý
thông tin từ các nguồn tìm kiếm làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực
trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng cho vay ngắn hạn tại Agribank Chi nhánh
huyện An Biên Kiên Giang.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sau khi sử dụng phương pháp thống
kê để tổng hợp các số liệu liên quan đến đề tài, tác giả sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp để đúc kết từ thực tiễn kết hợp với lý luận để đánh giá, so
sánh cơng tác quản trị rủi ro tín dụng cho vay ngắn hạn tại Agribank Chi nhánh
huyện An Biên Kiên Giang giai đoạn 2016 – 2018 và đưa ra giải pháp cho vấn
đề này giai đoạn 2019 – 2023.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được bố cục thành 3
chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn
hạn của ngân hàng thương mại.


5

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
ngắn hạn tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh huyện An Biên Kiên Giang.
Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện
An Biên Kiên Giang.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu,
cơng trình nghiên cứu có liên quan như:
- Các quy định, bộ luật về lĩnh vực ngân hàng; Rủi ro tín dụng ngân hàng
của các cơ quan quản lý nhà nước, của Agribank; Luật các Tổ chức tín dụng
(Luật số 47/2010/QH12 ) ngày 17/6/2010 của Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam; Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích,
phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro trong hoạt động tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; Thơng tư
09/2014/TT-NHNN ngày 18/4/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư 02/2013/TT-NHNN; Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày
30/5/2014 của Hội đồng Thành viên Agribank về “Ban hành Quy định về
phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng và sử dụng để
xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank”; Thông tư số 39/2016/TT-NHNN
ngày 30/12/2016 Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, Chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng; Thông tư số 37/2018/TTNHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2013/TT-NHNN của
Thống đốc NHNN Quy định về xác định, trích lập , quản lý và sử dụng khoản
dự phòng rủi ro của NHNN Việt Nam; Quy chế số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày
09/3/2017 của Hội đồng thành viên về “Quy chế cho vay đối với khách hàng


6

trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”;
Quyết định số 839/QĐ-NHNo-HSX ngày 25/5/2017 của Tổng Giám đốc về
“Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”; Nghị quyết số 01/NQHĐTV ngày 15/01/2018 của Hội đồng thành viên về “Triển khai Phương án
tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2016-2020 và mục tiêu, nhiêm vụ, giải pháp
chủ yếu năm 2019”, và các quy trình, quy định khác của Agribank; số liệu báo

cáo, quản trị điều hành của Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang
giai đoạn từ 2016 đến 2018.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Chí Tâm (2018) “Quản trị rủi ro tín
dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Gị Quao Kiên Giang” Tác giả luận văn đã
đi sâu vào nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại, cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng.
Nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro của các ngân hàng hàng thương mại.
Tìm hiểu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị rủi ro
tín dụng đối với hoạt động cho vay, từ đó đưa ra những đánh giá mặt tích cực
cũng như mặt hạn chế của công tác quản trị rủi ro này. Trên cơ sở đó tác giả đã
đề xuất 5 giải pháp, 2 kiến nghị về hồn thiện rủi ro tín dụng đối với hoạt động
cho vay tại Agribank Chi nhánh huyện Gò Quao Kiên Giang.
- Luận văn thạc sĩ Huỳnh Xuân Giao – Đại học Nha Trang 2014 “Quản
trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- Chi nhánh tỉnh Kiên Giang”. Tác giả luận văn đã đi vào nghiên cứu làm sáng tỏ
một số vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, cơ sở
lý luận về quản trị rủi ro tín dụng. Nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín
dụng của các nước thế giới. Tìm hiểu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh
và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kiên Giang, từ
đó đưa ra những đánh giá mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế của công


7

tác quản trị này. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro
tín dụng để nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro tại Agribank Chi nhánh
tỉnh Kiên Giang.
Luận văn “Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn Việt Nam - Chi nhánh huyện Hịn
Đất Kiên Giang” của học viên cao học Nguyễn Trung Vũ, trường Đại học Duy

Tân năm 2017. Tác giả đề tài đã nêu lên một số lý luận cơ bản về quản trị rủi ro
tín dụng và xem xét kinh nghiệm về cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của các
ngân hàng bên ngồi. Bên cạnh đó, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng để
xác định những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng bán lẻ và đánh giá
cơng tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian
qua. Từ đó đề ra một số giải pháp để hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín
dụng nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng, hoạt động tín
dụng và hoạt động kinh doanh nói chung tại Agribank Chi nhánh huyện Hòn
Đất Kiên Giang.
Lam Nhật Chánh (2015), đề tài “rủi ro tín dụng và giải pháp hạn chế rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh tỉnh Kiên Giang” luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh trường Đại học
Duy Tân. Luận văn đi sâu phân tích rủi ro tín dụng, thực trạng rủi ro tín dụng
và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế và rút ra
những bài học kinh nghiệm cho công tác quản trị rủi ro tín dụng của Agribank
Chi nhánh tỉnh Kiên Giang. Đồng thời đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro
tín dụng và nâng cao hiệu quả trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng.
Ngồi ra, các giáo trình về quản trị rủi ro tín dụng cũng như một số văn bản
liên quan đến công tác tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng như:
- TS. Trần Ngọc Sơn (2016), “Quản trị ngân hàng thương mại” biên soạn.


8

- PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), “Quản trị rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Qua tham khảo các tài liệu nói trên, tác giả sẽ đi sâu vào làm rõ nội dung
của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại Agribank Chi
nhánh huyện An Biên Kiên Giang. Nêu lên những khái niệm, phân loại, đặc
điểm, nguyên nhân, tác động rủi ro tín dụng; phân tích đánh giá thực trạng

cơng tác quản trị RRTD để phịng ngừa, khắc phục, xử lý rủi ro tín dụng và từ
đó hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại
Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang.


9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY NGẮN HẠN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
NGẮN HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn nhỏ hơn một
năm. NHTM là nhà cung ứng phần lớn các khoản vay ngắn hạn cho các
doanh nghiệp. Các khoản vay này ít rủi ro về khả năng thanh toán cũng như
về lãi suất so với vay trung và dài hạn. Những khoản cho vay ngắn hạn
thường được sử dụng rộng rãi trong việc tài trợ mang tính thời vụ về vốn luân
chuyển và tài trợ tạm thời cho các khoản chi phí sản xuất.
1.1.2. Phân loại tín dụng ngắn hạn.
Nếu xét theo cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, thì đây là tín dụng tài
trợ vốn lưu động. Nếu như vốn lưu động thường xuyên của khách hàng không
đủ trang trải về loại vốn này, thì khách hàng đó phải xin vay tín dụng ngân
hàng.
* Dưới góc độ kỹ thuật tín dụng, Ngân hàng thương mại thực hiện
cho vay ngắn hạn theo các loại hình phổ biến sau đây:
- Tín dụng ứng trước:
Các tín dụng ứng trước được gọi bằng các từ ngữ khác nhau. Các tên gọi

của chúng thường thể hiện những thực tế rất gần gũi như: Mở tín dụng khoản,
thấu chi, tín dụng vãng lai(hay cịn gọi là cho vay ln chuyển)..Nhìn chung,
các khoản tín dụng ứng trước chủ yếu theo nhu cầu toàn bộ tài sản lưu động,


10

nghĩa là không thực hiện một tài sản xác định nào. Nói chung khơng có một
đảm bảo riêng.
- Thấu chi.
Thấu chi là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trên cơ sở hợp đồng
tín dụng hay cịn gọi là tín dụng hạn mức, được thực hiện bằng cách cho phép
khách hàng được sử dụng kết số thiếu(dư nợ) trong một giới hạn nhất định.
Thấu chi là kỹ thuật cho vay đặc biệt mà trong đó xí nghiệp được sử dụng vốn
một cách linh hoạt, các đảm bảo nếu có chỉ là yếu tố phụ, vì số nợ thường
xun biến động không thể thực hiện các đảm bảo trực tiếp. Thấu chi được
xem là loại tín dụng khơng bảo chứng.
- Tín dụng thời vụ.
Hoạt động thời vụ là hoạt động sản xuất được thực hiện ở một thời điểm
nào đó trong năm trong khi việc tiêu thụ lại được thực hiện tại một thời điểm
khác hoặc ngược lại việc sản xuất được rải đêù trong cả năm để tránh chi phí
đột biến và dàn đều tổng chi phí trong khi việc tiêu thụ lại được tiến hành
trong một thời gian rất ngắn.
1.1.3. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng của ngân
hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả
không đúng hạn cho ngân hàng [1, tr.200]. Như vậy có thể nói rằng rủi ro tín
dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ
nợ, mà khách hàng lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện
nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Đây là loại rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng

ngân hàng.
Về mặt định lượng: Rủi ro tín dụng được phản ánh bởi chính số lượng nợ
quá hạn, nợ tồn đọng của mỗi tổ chức tín dụng.
Về mặt định tính: Rủi ro tín dụng có quan hệ ngược chiều với chất lượng


11

tín dụng. Theo đó chất lượng tín dụng càng cao thì mức độ rủi ro càng cao và
ngược lại, chất lượng tín dụng thấp, nợ q hạn cao thì rủi ro tín dụng là rất
lớn và có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng.
1.1.4 Phân loại rủi ro tín dụng ngắn hạn
Rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn nói
riêng xảy ra khi người vay khơng trả được nợ lãi và nợ gốc đúng hạn, đầy đủ.
Dựa trên phương thức quản lý rủi ro tín dụng hiện nay, ta cũng có thể phân
chia rủi ro tín dụng vay ngắn hạn thành bốn cấp độ theo mức độ rủi ro [4,
tr.12].
Rủi ro tín dụng ngắn hạn

Khơng thu
được lãi
đúng hạn

Lãi treo
phát sinh

Không thu
được vốn
đúng hạn


Nợ quá
hạn phát
sinh

Không thu

Không thu

đủ lãi

đủ lãi

1. Lãi treo
đóng băng
2. Miễn
giãm lãi

1. Nợ
khơng có
khả năng
thu hồi
2. Xóa nợ

Hình 1.1. Sơ đồ về phân loại RRTD trong cho vay ngắn hạn
(Nguồn: [11,tr 12])


12


- Không thu được lãi đúng hạn: đây là cấp độ thấp nhất là khi người
vay không trả được lãi đúng hạn, khi đó Ngân hàng sẽ chuyển số lãi đó vào
khoản mục lãi treo phát sinh. Hình thức rủi ro này được xếp vào mức rủi ro
thấp vì ngoại trừ trường hợp khách hàng muốn quỵt nợ, chiếm dụng vốn thì
phần lớn đều xuất phát từ việc thiếu cân đối trong kỳ hạn thu nợ và trả nợ của
khách hàng.
- Không thu được vốn đúng hạn: khi không thu được vốn đúng hạn
tình hình dường như nghiêm trọng hơn, một phần do một lượng vốn cho vay
lớn bị mất. Khi đó, Ngân hàng sẽ chuyển số nợ vốn đó sang mục nợ quá hạn
phát sinh. Khoản mục này phát sinh vào thời gian đáo hạn của hợp đồng tín
dụng. Tuy nhiên, đấy chưa phải là khoản mất mát hiện thực của Ngân hàng vì
có thể tiến độ hoạt động kinh doanh của khách hàng bị chậm so với kế hoạch
đã đề ra trình Ngân hàng.
- Khơng thu được đủ lãi: khi Ngân hàng khơng thu được đủ lãi thì tình
hình đã trở nên nghiêm trọng hơn. Tình hình kinh doanh của khách hàng có
thể đã kém hiệu quả đến mức không thể trả đủ lãi cho Ngân hàng. Khi đó,
Ngân hàng phải chuyển khoản lãi này vào khoản mục lãi treo đóng băng và
thậm chí có thể phải thực hiện miễn giảm lãi cho khách hàng.
- Không thu đủ vốn cho vay: tình huống xấu nhất xảy ra khi ngân hàng
không thu đủ vốn cho vay và lúc này Ngân hàng đã bị mất vốn. Tại thời điểm
này, Ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ vào mục nợ khơng có khả năng thu hồi.
1.1.5. Mục đích quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn
Bảo vệ ngân hàng trước những thất bại/tổn thất khơng dự tính trước: Do
khơng lường và tránh được tất cả thất bại/tổn thất trong hoạt động tín dụng,
NHTM phải tự xây dựng và thực hiện các chính sách về quản trị rủi ro tín dụng
với mục đích tự bảo vệ mình trước các thất bại/tổn thất trong q trình hoạt
động tín dụng.


13


Bảo đảm mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu không vượt
quá khả năng về vốn và tài chính của ngân hàng: Rủi ro tín dụng ln được
giám sát chặt chẽ với các tiêu chí đo lường, cảnh báo theo các mức độ khác
nhau để đảm bảo rằng rủi ro tín dụng được kiểm sốt và khơng vượt q khả
năng về vốn và tài chính của ngân hàng.
Bảo đảm không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và tồn tại của ngân
hàng: Hiệu quả kinh doanh tín dụng của NHTM tùy thuộc vào năng lực quản trị
rủi ro tín dụng. Do đó, mục đích của quản trị rủi ro hoạt động tín dụng của NHTM
phải đảm bảo rằng nếu có xảy ra rủi ro tín dụng cũng phải tuân thủ nguyên tắc
không được ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và tồn tại của ngân hàng.
Với mục đích trên thì quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn là
hoạt động tất yếu, thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình hoạt động của
ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng tốt là yếu tố chủ yếu quyết định thành công
của ngân hàng.
1.1.6. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ngắn hạn đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng và nền kinh tế xã hội
Rủi ro tín dụng ln tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống
kinh tế xã hội của một quốc gia và lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
* Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
- Khi RRTD xảy ra, Ngân hàng khơng thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi
cho vay, nhưng vẫn phải trả phí vay ngân hàng cấp trên và lãi cho người gửi
tiền khi đến hạn, gây mất cân đối thu chi, vịng quay vốn tín dụng giảm làm
cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí tăng.
- Từ đó, bắt buộc phải thu hẹp quy mơ kinh doanh, năng lực tài chính
giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm khơng những đối với thị trường nội địa
mà còn lan rộng sang các nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng



14

xấu có thể dẫn đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu khơng có biện
pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
* Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội
- Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, có chức năng huy động
vốn nhàn rỗi để cho vay lại, nên khi có RRTD xảy ra thì chẳng những ngân
hàng bị thiệt mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi
một ngân hàng gặp phải RRTD sẽ có tác động dây chuyền, làm cho tồn bộ hệ
thống ngân hàng gặp khó khăn.
Khi uy tín của ngân hàng giảm sút, hệ thống ngân hàng khơng cịn khả
năng thực hiện chức năng trung gian tài chính thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và dẫn đến thất nghiệp. Hơn
nữa, sự đổ vỡ của ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, làm
cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp và xã hội
mất ổn định, …
Như vậy, RRTD trong cho vay ngắn hạn của Ngân hàng xảy ra ở những mức
độ khác nhau. Nếu kéo dài thì Ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng
cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy địi hỏi
các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích
hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong khi cấp tín dụng.
1.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
NGẮN HẠN TRONG NHTM
Theo cách tiếp cận của quản trị rủi ro hiện đại, nội dung chính của hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng cho vay ngắn hạn trong NHTM gồm có bốn bước
là nhận diện rủi ro tín dụng - đo lường rủi ro tín dụng - kiểm sốt rủi ro tín
dụng - tài trợ rủi ro tín dụng. Các hoạt động này được thực hiện theo quy trình
chặt chẽ liên tiếp nhau.



15

1.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn
Nhận diện RRTD trong cho vay ngắn hạn là q trình xác định liên tục và
có hệ thống trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận diện rủi ro tín
dụng ngắn hạn bao gồm các cơng việc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu mơi
trường hoạt động tín dụng và tồn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng,
nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang
xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với
ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đo lường, kiểm soát và tài trợ
RRTD phù hợp. Để nhận diện rủi ro, nhà quản trị phải tập hợp được bảng liệt
kê tất cả các dấu hiệu rủi ro đã, đang và có thể xảy ra đối với ngân hàng bằng
phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều ra; phân
tích tài liệu thơng tin về khách hàng, về phương án vay vốn, tình hình tài
chính của khách hàng; phương pháp lưu đồ, thanh tra hiện trường, làm việc
với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan [12].
Khách hàng có nhu cầu tín dụng ngắn hạn ngân hàng khơng những đơng
đảo về số lượng mà cịn rất đa dạng và phức tạp. Việc đánh giá chính xác mức
độ rủi ro của khoản vay được quyết định bởi sự hiểu biết của ngân hàng về
khách hàng. Mức độ hiểu biết về khách hàng phụ thuộc vào lượng thông tin
mà ngân hàng thu thập được và khả năng xử lý hiệu quả những thơng tin đó.
Để đánh giá mức độ rủi ro trong các quyết định cho vay, các ngân hàng cần có
các phương pháp nhằm xác định rủi ro có thể xảy ra thơng qua tiến hành xem
xét khách hàng và phương án vay vốn trên những khía cạnh như: tính hợp
pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, tình hình tài chính của khách hàng, tính khả
thi của phương án xin vay và khả năng đảm bảo tiền vay.
Các dấu hiệu từ phía khách hàng
- Khách hàng đi vay không tuân thủ các quy định và thỏa thuận trong
việc sử dụng vốn vay và trả nợ. Trì hỗn, gây cản trở Ngân hàng trong việc



×