Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá thực trạng bệnh ký sinh trùng đường máu trên bò sữa và một số phương pháp điều trị trên bò sữa tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN PHƯƠNG NAM
Tên chuyên đề:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU
VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRÊN BÒ SỮA TẠI TRUNG
TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ĐỜNG CỎ BA VÌ”

KHĨA LUẬN TỚT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành: Thú y
Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2021

Thái Ngun, năm 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN PHƯƠNG NAM


Tên chuyên đề:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU
VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRÊN BÒ SỮA TẠI TRUNG
TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ĐỜNG CỎ BA VÌ”

KHĨA LUẬN TỚT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Thú y

Lớp:

K48 - TY - N07

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2021

Giáo viên hướng dẫn: TS. BÙI NGỌC SƠN

Thái Nguyên, năm 2021



i

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được
sự phân công của Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, Bộ môn chăn nuôi,
tôi được giới thiệu về thực tập tại Trung Tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba
Vì. Tại đây, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, em cũng đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của nhiều người để hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, cùng toàn thể thầy cô giáo trong khoa đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt là sự hướng dẫn
trực tiếp của TS. Bùi Ngọc Sơn, bộ môn Chăn nuôi.
Tôi cũng xin gửi tới Ban Giám đốc và phòng kĩ thuật của Trung tâm
Nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực tập và thực hiện đề tài.Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Phùng Quang
Trường, anh Phùng Quang Thản và các anh chị kĩ thuật tại trung tâm đã trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Ba Vì Hà Nội.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và
bạn bè đã luôn bên cạnh tôi, ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập
và rèn luyện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 05 năm 2021
Sinh viên
Nguyễn Phương Nam


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê bò sữa của Trung tâm 2019 - 2020 ................................... 8
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn bò của trung tâm năm 2018 - 11/2020......................... 39
Bảng 4.2. Cơ cấu bò sữa theo phẩm giống ..................................................... 40
Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu ở các lứa tuổi của bò sữa41
Bảng 4.4. Cường độ nhiễm ký sinh trùng đường máu trên đàn bò sữa .......... 42
Bảng 4.5. Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu ở các tháng trong năm ..... 43
Bảng 4.6. Kết quả phân loại ký sinh trùng có mặt trong các mẫu xét nghiệm ..... 44
Bảng 4.7. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu trên đàn bò sữa ................. 45
Bảng 4.8. Phác đồ điều trị Biên trùng ở bò sữa .............................................. 46
Bảng 4.9. Kết quả điều trị những con có triệu chứng lâm sàng ...................... 48
Bảng 4.10. Tỷ lệ mắc bệnh của một số bệnh khác trong thời gian thực tập ... 49


iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

X:

Bình Quân

BBB:

Blanc-Blue-Belgium

CMT:

California Mastitis Test


Cs:

Cộng sự

Gr-:

Gram âm

Gr+:

Gram dương

HF:

Holstein Friesian

JS:

Jersey

N:

Dung lượng mẫu

Nxb:

Nhà xuất bản



iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích chuyên đề và yêu cầu của chuyên đề ......................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Điều kiện cở sở nơi thực tập ...................................................................... 4
2.1.1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên của Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ
Ba Vì, Hà Nội .................................................................................................... 4
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 5
2.1.3. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội ....................................................... 6
2.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa ........................................................................ 9
2.2.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa trong nước .................................................. 9
2.2.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì - Hà Nội .................................... 11
2.3. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 12
2.3.1. Đăc điểm hình thái, cấu trúc về các bệnh ký sinh trùng đường máu .... 12
2.3.2. Phân loại các ký sinh trùng đường máu ký sinh trên bò sữa ................ 16
2.3.3. Dịch tế học các bệnh ký sinh trùng đường máu .................................... 16
2.3.4. Sự phân bố của ve ................................................................................. 18
2.3.5. Vòng đời phát triển của ve .................................................................... 19



v

2.3.6. Các pha ký sinh của ve .......................................................................... 21
2.3.7. Chẩn đoán các bệnh ký sinh trùng đường máu ..................................... 21
2.3.8. Phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu trên bò sữa .............. 24
2.4. Một số bệnh khác trong thời gian thực tập .............................................. 26
2.4.1. Bệnh viêm phổi ở bê non ...................................................................... 26
2.4.2. Bệnh viêm tử cung ................................................................................ 28
2.4.3. Bệnh chướng hơi dạ cỏ ......................................................................... 29
2.5. Một số nghiên cứu ở trong và ngoài nước về đặc điểm sinh sản và điều
tiết sinh sản trên bò có liên quan ..................................................................... 30
2.5.1. Tình hình nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu ở nước ngoài.........30
2.5.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu ở trong nước .......32
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..35
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 35
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 35
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 35
3.3.1. Phương pháp thu thập mẫu.................................................................... 35
3.3.2. Phương pháp tìm ký sinh trùng ............................................................. 36
3.3.3. Phương pháp xác định thành phần, loài ký sinh trùng đường máu ký
sinh trên bò có mặt tại Ba Vì - Hà Nội............................................................ 37
3.3.4. Phương pháp khảo sát một số đặc điểm bệnh lý học bệnh ký sinh trùng
đường máu ký sinh trên bò có mặt tại thực địa ............................................... 37
3.3.5. Phương pháp khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học bệnh ký sinh trùng
đường máu ký sinh trên bò có mặt tại thực địa ............................................... 37
3.3.6. Phát hiện ve bằng phương pháp đếm số lượng ve trên cơ thể bò ......... 37
3.3.7. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 38
3.3.8. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 38



vi

3.3.9. Phương pháp xác định tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm bằng phương
pháp khảo sát và điều tra về mức độ nhiễm trên thực địa ............................... 38
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 39
4.1. Khảo sát tình hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn trung tâm nghiên cứu
cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Hà Nội ................................................................... 39
4.1.1. Cơ cấu đàn bò theo lứa tuổi .................................................................. 39
4.1.2. Cơ cấu đàn bò theo phẩm giống ............................................................ 39
4.3. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu theo tuổi bò ................................. 40
4.4. Cường độ nhiễm ký sinh trùng đường máu trên đàn bò sữa nuôi tại Ba Vì
- Hà Nội ........................................................................................................... 42
4.5. Thành phần giống, loài ký sinh trùng đường máu ký sinh trên bò sữa tại
Ba Vì - Hà Nội ................................................................................................ 44
4.6. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên đàn bò sữa ............................................... 45
4.7. Phác đồ điều trị và đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh biên trùng ........... 46
4.7.1. Phác đồ điều trị bệnh Biên Trùng ở bò sữa Ba Vì - Hà Nội ................. 46
4.7.2. Đề xuất biện pháp phòng bệnh Biên trùng ở bò sữa Ba Vì - Hà Nội ... 47
4.8. Kết quả điều trị những con có triệu chứng lâm sàng ............................... 48
4.9. Kết quả mắc bệnh của một số bệnh khác trong thời gian thực tập .......... 49
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52
PHỤ LỤC. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
CHUYÊN ĐỀ


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, trên thế giới có 1500 triệu con bò sữa nhưng được phân bố
khơng đều giữa các châu lục. Sự phân bố này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và
địa lý tự nhiên của mỗi nước và tập trung chủ yếu ở châu Châu Âu, Bắc Mỹ, và
Châu Úc. Các nước ở Châu Phi và Châu Á chủ yếu nuôi bò hướng thịt và cày
kéo.
Trong những năm gần đây, các nước Châu Á như: Trung Quốc, Triều
Tiên, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam đã chú trọng và có nhiều dự án phát
triển chăn nuôi bò sữa. Thái Lan, Malaixa, Philipin, Indonexia và Việt Nam là
các nước có nghề sản xuất sữa chưa phải truyền thống, chỉ nuôi bò hạn chế ở
1 số vùng với giống bò có ng̀n gốc từ Châu Âu và Bắc Mỹ, đòi hỏi đầu tư
và trình độ kỹ thuật cao, lao động lành nghề
Năm 1958, nước ta nhập giống bò lang đen trắng Bắc Kinh về nuôi thử
tại Ba Vì (Hà Nội), Sa pa (Lào Cai), Đồng Giao (Ninh Bình). Năm 1968,
nhập tiếp bò lang trắng đen Bắc Kinh về thích nghi ni ở Ba Vì, nhưng khả
năng phát triển kém, tỷ lệ loại thải cao, năng suất sữa thấp nên đã được
chuyển sang Mộc Châu. Sau đó nước ta tiếp tục nhập các giống bò sữa HF và
nhận chuyển giao kĩ thuật từ CuBa.
Ba Vì là một huyện có điều kiện khí hậu và đờng cỏ thuận lợi để phát
triển ngành chăn nuôi bò và bò sữa đặc biệt là chăn nuôi bò sữa chiếm số
lượng lớn và điều đó tạo điều kiện cho bệnh ký sinh trùng xảy ra nhiều hơn.
Những năm trước đây tại Trung tâm nghiên cứu Bò và đờng cỏ Ba Vì ít phát
hiện thấy bệnh ký sinh trùng đường máu trên đàn bò đặc biệt là bò sữa nuôi
đại trà mà chỉ thấy bệnh xảy ra ở những con bò được mua từ nơi khác về
trong những tháng đầu. Đầu năm 2020 trên đàn bò sữa nuôi tại Trung tâm đã


2


xảy ra hiện tượng nhiều bò bị nhiễm ký sinh trùng đường máu và cho đến nay
bệnh vẫn xuất hiện, tiến triển ngày càng phức tạp hơn gây ảnh hưởng lớn cho
người chăn ni bò sữa. Trước tình hình đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“đánh giá thực trạng bệnh ký sinh trùng đường máu trên bò sữavà một
số phương pháp điều trị trên bò sữa tại trung tâm nghiên cứu bò và đờng
cỏ Ba Vì”.
1.2. Mục đích chun đề và yêu cầu của chuyên đề
Thực hiện đề tài nhằm mục đích sau:
- Khảo sát nghiên cứu và đánh giá về tình hình nhiễm ký sinh trùng đường
máu trên bò sữa ở tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đờng cỏ Ba Vì - Hà Nội.
- Tìm hiểu các đặc điểm về dịch tễ, căn bệnh của bệnh ký sinh trùng
đường máu trên bò sữa.
- Xác định được thành phần giống, loài của ký sinh trùng đường máu
ký sinh trên bò sữa.
- Xác định được tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm ký sinh trùng đường máu
trên bò sữa.
- Xác định được đặc điểm bệnh lý học của bệnh ký sinh trùng đường
máu trên bò sữa.
- Đề xuất một số giải pháp phòng bệnh ký sinh trùng đường máu hiệu quả.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ
học của các bệnh ký sinh trùng gây nên trên bò sữa và mối liên hệ của nó với
vật chủ trung gian truyền bệnh, nhằm bổ sung cho cơ sở lý luận về tình hình
các bệnh ký sinh trùng đường máu trên bò sữa.


3


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học giúp cho người chăn ni bò sữa
có thêm kiến thức trong phòng chống bệnh ký sinh trùng đường máu trong
khi ni bị sữa.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cở sở nơi thực tập
2.1.1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên của Trung tâm nghiên cứu Bị và Đồng
cỏ Ba Vì, Hà Nội
Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, tiền thân là Nông trường
Quốc doanh Ba Vì được thành lập năm 1958, hiện đang quản lý 135 hộ gia
đình Trung tâm có 43 cán bộ cơng nhân viên chức, biên chế thành 2 trại chăn
nuôi. Trung tâm quản lý 2 hợp tác xã chăn nuôi bò sữa (Hài Hòa 1, Hài Hòa 2
tại xã Vân Hòa - huyện Ba Vì), 1 xưởng chế biến nhỏ, 1 trạm nghiên cứu
đồng cỏ, 1 trạm xá, 5 phòng ban chức năng phục vụ cho công tác nghiên cứu
và sản xuất. Do công suất của xưởng chế biến quá nhỏ chỉ thực hiện hoạt
động thu mua và sơ chế tiệt trùng ban đầu khơng có việc chế biến, đóng gói
sản phẩm đa dạng nên đa số sản lượng sữa lại giao cho các nhà máy khác
ngồi vùng Ba Vì.
Ba Vì, với điều kiện tự nhiên và khí hậu thích hợp, đã được quy hoạch
thành vùng chăn nuôi bò sữa từ thời Pháp thuộc và đã trở thành “cái nôi” của
ngành chăn nuôi bò sữa ở miền Bắc Việt Nam. Đặc biệt từ khi Quyết định
167/2001/QĐ-TT được bạn hành, chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì đã phát triển rất
nhanh ở quy mô hộ gia đình. Trong nhiều năm qua, Trung tâm khuyến nông
Quốc gia có sự hợp tác thường xuyên và chặt chẽ với Trung tâm nghiên cứu
Bò và Đồng cỏ Ba Vì trong việc tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho bà con

nông dân, cán bộ khuyến nông các tỉnh; in ấn sách kỹ thuật, tờ rơi… Trong
thời gian tới, Trung tâm tăng cường tổ chức các lớp đào tạo huấn luyện nhằm
chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ đến bà con nông dân,
cán bộ khuyến nông đạt hiệu quả cao. Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ


5

Ba Vì thuộc Viện Chăn nuôi quốc gia được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước, đã có chính sách đầu tư để thúc đẩy đàn bò sữa lên, vì vậy sản lượng
sữa của cả nước cũng như trong 4 vùng Ba Vì tăng lên đáng kể.
Bên cạnh đó Trung tâm với sự hợp tác Quốc tế để phát triển bò sữa với
các tổ chức: Thế giới trong Hài Hòa, JICA - Nhật Bản đội ngũ kỹ thuật trong
Trung tâm được tham gia huấn luyện nâng cao tay nghề và cung cấp các thiết
bị kỹ thuật để nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe cho đàn bò sữa thuộc Trung
tâm. Chính nhờ được đầu tư đầy đủ, quản lý chặt chẽ và sự chỉ đạo tốt của
Trung tâm mà sức khỏe của bò được cải thiện nhiều, sản lượng sữa ngày càng
được nâng cao cả về chất lượng và số lượng.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1.Vị trí địa lý
Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì là đơn vị nghiên cứu sự
nghiệp trực thuộc Viện Chăn ni đóng trên địa bàn xã Vân Hòa - huyện Ba
Vì, cách trung tâm huyện Ba Vì 20km về phía Nam, xã Vân Hòa có diện tích
đất khá rộng khoảng 17km². Trong đó:
Phía Bắc giáp xã Tản Lĩnh
Phía Nam giáp xã Yên Bài
Phía Đơng giáp thị xã Sơn Tây
Phía Tây giáp vườn Quốc Gia Ba Vì
2.1.2.2. Khí hậu thủy văn
Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh

hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm
ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung
bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6 0C. Tổng
lượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các


6

tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là
tháng 8 (339,6mm).
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp
xỉ 200C , tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,80C; Lượng mưa các tháng biến
động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm.
2.1.2.3. Địa hình đất đai
Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đơng Bắc,
chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven
sông Hồng.
Đất đai được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đờng bằng và nhóm đất
vùng đời núi.
2.1.3. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội
2.1.3.1. Tình hình xã hội
Nhìn chung tình hình dân cư quanh trung tâm còn nghèo, chưa phát
triển so với các xã khác của huyện, nhưng mấy năm trở lại đây với sự phát
triển của nghề chăn nuôi bò sữa nhiều hộ nơng dân đã thốt nghèo và coi nghề
chăn ni bò sữa là nghề làm giàu và họ quyết định chuyển diện tích trờng
lúa, chè, sắn sang chun canh trờng cỏ. Cũng nhờ nghề nuôi bò sữa mà bộ
mặt vùng quê nghèo của Thủ đô đang từng ngày thay da đổi thịt.
2.1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế
Quá trình hoạt động và nghiên cứu của Trung tâm dựa trên nguồn vốn

của nhà nước cấp. Mọi chính sách đối với người lao động đều được giải quyết
theo đúng quy định của pháp luật do vậy tạo được tâm lý thoải mái và tin
tưởng cho người lao động
2.1.3.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Trung tâm Bò và đồng cỏ Ba Vì
Trung tâm nghiên cứu Bò và Đờng cỏ Ba Vì, tiền thân là Nông trường
Quốc doanh Ba Vì được thành lập năm 1958, Trung tâm có 41 cán bộ cơng
nhân viên chức biên chế thành 2 trại chăn nuôi. Trong đó:


7

+ Trình độ tiến sĩ: 03
+ Thạc sĩ: 15
+ Kĩ sư: 31
+ Công nhân: 07
Trung tâm quản lý 1 hợp tác xã chăn nuôi bò sữa, 1 xưởng chế biến
nhỏ, 1 Trạm nghiên cứu đồng cỏ, 4 phòng ban chức năng phục vụ cho công
tác nghiên cứu và sản xuất. Do công suất của xưởng chế biến quá nhỏ chỉ
thực hiện hoạt động thu mua và sơ chế tiệt trùng ban đầu khơng có việc chế
biến, đóng gói sản phẩm đa dạng nên đa số sản lượng sữa lại giao cho các nhà
máy khác ngồi vùng Ba Vì.
2.1.3.3. Tình hình sản xuất của cơ sở
Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì thuộc Viện Chăn nuôi
quốc gia được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã có chính sách đầu tư để
thúc đẩy đàn bò sữa lên, vì vậy sản lượng sữa của cả nước cũng như trong
vùng Ba Vì tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó Trung tâm với sự hợp tác Quốc tế
để phát triển bò sữa với các tổ chức: Thế giới trong Hài Hòa, JICA - Nhật Bản
đội ngũ kỹ thuật trong Trung tâm được tham gia huấn luyện nâng cao tay
nghề và cung cấp các thiết bị kỹ thuật để nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe
cho đàn bò sữa thuộc Trung tâm. Chính nhờ được đầu tư đầy đủ, quản lý chặt

chẽ và sự chỉ đạo tốt của Trung tâm mà sức khỏe của bò được cải thiện nhiều,
sản lượng sữa ngày càng được nâng cao cả về chất lượng và số lượng.
Số bò sữa của Trung tâm hiện nay được xử lý theo các hình thức khoán
cho các hộ tư nhân trên địa phương nuôi và được chia ra làm các khu vực
quản lý như: Trại thực nghiệm, xóm 1, xóm 2, xóm 3, xóm 4…


8

Bảng 2.1. Thống kê bò sữa của Trung tâm 2019 - 2020
Độ tuổi bò
Năm

Bò sinh sản

Bò cái tơ

Bê lỡ

Bê non

(con)

(con)

(con)

(con)

2019


217

64

71

41

2020

233

65

83

64

Mỗi ngày ước tính sản lượng sữa thu được khoảng 4 tấn. Sản phẩm sữa
của Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì đang được cung cấp chủ yếu
cho Cơng ty sữa quốc tế IDP. Trung tâm có tổng diện tích trờng cỏ là 350 ha
trong đó có 35 ha đất trồng cỏ dự trữ. Đây là một điều kiện thuận lợi về thức
ăn cho đàn bò. Ngoài ra chính sách thuận lợi của Trung tâm đối với hộ nhân
dân nhận bò khoán giúp cho sự phát triển đàn bò sữa có hiệu quả.
2.1.3.4. Những thuận lợi khó khăn
* Thuận lợi
- Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư lớn cho phát triển chăn nuôi bò sữa.
Hiện nay đã và đang có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành này phát triển.
- Nhu cầu sử dụng sữa trên thị trường cần khá lớn nhưng lượng sữa sản

xuất ra mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu tiêu thụ.
- Các mô hình chăn nuôi hộ gia đình, trang trại tư nhân đã khẳng định
là có hiệu quả.
* Khó khăn
- Ni bò sữa đòi hỏi có vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn để mua bò
và xây dựng chuồng trại. Vào thời điểm hiện nay giá một con bò sữa trung
bình là 15 - 18 triệu đờng. Vì vậy kinh phí đầu tư là rất lớn.
- Ni bò sữa là một nghề mới ở nước ta, đa số người ni còn thiếu
kinh nghiệm. Trong khi đó ni bò sữa cần phải có kỹ thuật chuẩn xác trong
tất cả các khâu.


9

- Cần có những dịch vụ chuyên ngành: phối tinh nhân tạo cho bò cái,
khám và điều trị bệnh để phục vụ cho nhu cầu của các hộ gia đình và trang
trại tư nhân.
- Sữa là một sản phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản, nhất là trong điều
kiện nóng ẩm ở nước ta.
2.2. Tình hình chăn ni bò sữa
2.2.1. Tình hình chăn ni bị sữa trong nước
Chăn ni bò sữa ở Việt Nam đã bắt đầu từ hơn nữa thế kỷ trước, vào
năm 1962 nước ta nhập 30 con bò lang trắng đen từ Trung Quốc, nuôi tại Ba
8 Vì, năng suất chưa tới 2000kg/chu kì, sau đó chuyển lên Mộc Châu, năng
suất đạt trên 3000kg/chu kì.
Từ năm 1970 - 1978 nhập thêm khoảng 1900 con bò HF từ Cuba, ni
tại nơng trường Mộc Châu tỉnh Sơn La (phía Bắc) và Đức Trọng, tỉnh Lâm
Đờng (phía Nam), năng suất đạt từ 3800 - 4200kg/chu kì (Nguyễn Văn
Thưởng, 2006). Năm 1985 cả nước có 5,8 nghìn bò sữa ni tập trung trong
các trại của nhà nước.

Năm 1990 hình thức chăn nuôi nông hộ bắt đầu được áp dụng tại Việt
Nam và chăn ni bò sữa lúc đó mới thực sự phát triển từ năm 2001 đến
2005, để đáp ứng nhu cầu con giống, Bộ NN - PTNT đã nhập từ Mỹ 192 con
HF và Jersey thuần, đực và cái, nuôi tại Mộc Châu để xây dựng đàn hạt nhân
cái và sản xuất tinh bò đực. Một số tỉnh và trại tư nhân cũng nhập 10.164 con
HF thuần và con lai HF x Jersey từ Úc (8815con), New Zealand (1149 con)
và cả Thailand (200 con) để khai thác sữa (Cục Chăn nuôi, 2006).
Năm 2004 tổng đàn bò sữa gấp 2,73 lần so với năm 2000. Sau 2004 tốc
độ tăng đàn chậm do ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ
phân tán sang chăn nuôi quy mô lớn hơn và tập trung hơn, đồng thời với việc


10

tăng cường chọn lọc, loại thải những bò chất lượng kém do tốc độ phát triển
quá nóng của giai đoạn trước.
Năng suất và chất lượng đàn bò sữa không ngừng được cải thiện. Cuối
2006, tổng đàn bò sữa cả nước trên 113,2 nghìn con, bò thuần HF chiếm 15%
tổng đàn, số còn lại là bò lai HF với tỷ lệ máu khác nhau. Tổng sản lượng sữa
hàng hoá đạt gần 216 nghìn tấn. Năm 2008, tổng đàn bò sữa giảm còn 107,98
nghìn con nhưng tổng sản lượng sữa hàng hoá 262,16 nghìn tấn (Tổng cục
thống kê, 2008). Năng suất sữa (kg/chu kì 305 ngày) trung bình cả bò lai và
bò thuần HF năm 2008 ước đạt trên dưới 4000kg/chu kì, cao gần gấp hai lần
so với năm 1990. Năng suất này vẫn còn thấp hơn nhiều so với Đài Loan
(7160kg).
Cho tới gần đây chăn nuôi bò sữa của nước ta đã có những tiến bộ vượt
bậc, theo ơng Tống Xn Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn ni, chăn ni
bò sữa tuy mới phát triển gần đây nhưng đạt tốc độ nhanh cả về số lượng và
chất lượng. Năng suất và sản lượng 9 sữa của bò Việt Nam hiện đạt 4.500 5.500 kg/chu kỳ, tương đương hoặc cao hơn một số nước trung khu vực như
Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Philippines. Năm 2014, Việt Nam đã sản

xuất được 549.500 tấn sữa, tăng 20,4% so với năm 2013 và đáp ứng 40% nhu
cầu tiêu dùng sữa trong nước. Đến 1/4/2015, tổng số lượng đàn bò sữa cả
nước là 253.700 con, tăng 26,5% so với năm 2013. Tuy nhiên, quy mô chăn
nuôi vẫn nhỏ với chỉ 384 cơ sở, quy mô đàn từ 20 con trở lên (chiếm 1,95%).
Giai đoạn 2016 - 2020, ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta đạt kết quả
khá khả quan, với đàn bò sữa gần 284 nghìn con, cho sản lượng sữa tươi đạt
hơn 795 nghìn tấn. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao của người
dân, phấn đấu đến năm 2025 có 500 nghìn con bò và đạt một triệu tấn sữa,
chúng ta cần thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả trong thời gian tới.


11

2.2.2. Tình hình chăn ni bị sữa tại Ba Vì - Hà Nội
Điển hình là vùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm của Hà Nội và cả nước,
năm 2010 đàn bò sữa của huyện 2.950 con, đến 6 tháng đầu năm 2015, đàn bò
sữa của huyện Ba Vì tiếp tục được phát triển trên quy mơ lớn. Tính đến nay,
đàn bò sữa toàn huyện đạt gần 9.000 con, tăng 15% so với cùng kỳ 2014 và
chiếm 65% tổng đàn bò sữa toàn thành phố, sản lượng sữa đạt 26.500
tấn/năm. Toàn huyện có 1.800 hộ chăn ni bò sữa, trung bình mỗi hộ nuôi 2
- 3 con, một số hộ chăn nuôi quy mô lớn 20 - 30 con. Chăn nuôi bò sữa trở
thành nghề cho thu nhập khá cho nông dân Ba Vì, khơng ít hộ gia đình có thu
nhập từ 300 - 500 triệu đồng/năm.
Việc áp dụng cơ giới hóa trong chăn ni bò sữa ngày càng được quan
tâm, có khoảng 85% hộ gia đình chăn ni bò sữa trên địa bàn sử dụng máy
thái cỏ, 65% hộ sử dụng máy vắt sữa và máng cho ăn tự động, 70% số hộ sử
dụng hệ thống làm mát cho bò… Chăn nuôi bò sữa trở thành một nghề cho
thu nhập khá, nhiều hộ thu nhập từ 300 - 500 triệu đờng/năm, góp phần phát
triển kinh tế gia đình và đổi mới diện mạo nông thôn của huyện. Tuy nhiên,
việc chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Ba Vì còn mang tính nhỏ lẻ thủ

cơng theo quy mơ hộ gia đình nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
vào chăn nuôi còn hạn chế. Một phần là do ng̀n vốn ít trong khi chăn ni
bò sữa đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Trước thực tế đó, những năm qua, Trạm Khuyến nơng Ba Vì đã tích
cực hỗ trợ, tư vấn cho 10 nhiều hộ gia đình, chủ trang trại chăn nuôi bò sữa
trên địa bàn huyện được tiếp cận với nguồn vốn quỹ khuyến nông của Thành
phố, để các hộ có điều kiện tăng đàn bò và đầu tư trang thiết bị. Từ nguồn quỹ
này mà nhiều hộ chăn ni bò sữa huyện Ba Vì có thêm điều kiện mở rộng
quy mô trang trại…. Song song với phát triển đàn bò sữa, huyện chỉ đạo phát
triển đàn bò thịt tập trung ở các xã Minh Châu, Tòng Bạt, Vật Lại, Thụy


12

An… với 42.500 con. Theo thống kê, đàn bò thịt trên địa bàn đã được lai hóa
100%, tạo điều kiện nâng cao chất lượng, phẩm chất, hiệu quả kinh tế và thu
nhập cho người chăn nuôi.
Được sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT Hà Nội về tinh nhân tạo, Ba Vì có
thêm giống bò thịt mới, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao như BBB, Angus,
Brahman… Trong đó, dự án lai tạo giống bò BBB trên nền bò thịt laisind
thành đàn bò lai F1 hướng thịt được đánh giá đột phá lớn về ứng dụng khoa
học kỹ thuật trên lĩnh vực chăn ni. Đến nay, trên địa bàn huyện có 4.200
con bê lai F1 BBB được sinh ra, bê tăng trọng nhanh, gấp 1,2 - 1,3 lần so với
các loại bê khác. Trung bình 1 con bê lai BBB 6 tháng tuổi cho hiệu quả kinh
tế cao hơn 5 - 7 triệu đồng so với giống bò khác…
2.3. Cơ sở khoa học của đề tài
2.3.1. Đăc điểm hình thái, cấu trúc về các bệnh ký sinh trùng đường máu
2.3.1.1. Bệnh lê dạng trùng (Piroplasmosis)
Dịch tễ học: Bò HF, F1, F2, F3 tỷ lệ nhiễm bệnh rất thấp (5 - 7%) và
thường ở thể mạn tính.

Bò sữa ở tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng phổ biến từ 5
tháng tuổi đến 3 tuổi. Bò ni thuần hóa thích nghi với điều kiện sinh thái ít
thấy phát bệnh ở thể cấp tính. Mùa bệnh phụ thuộc vào màu phát triển của ve,
trong điều kiện nóng ẩm của nước ta, ve phát triển quanh năm nhưng cao nhất
từ mùa hè sang mùa thu. Còn mùa đông nếu bò gặp các điều kiện bất lợi
(stress): nhiệt độ lạnh, thiếu thức ăn nhất là thức ăn thô xanh làm sức đề
kháng giảm, lê dạng trùng có trong máu sẽ làm cho bò phát bệnh ở thể cấp
tính làm cho bò chết nhiều.
Bệnh lê dạng trùng do Piroplasma (Babesia spp) bao gồm Babesia
bovis, Babesia bigeminum, Babesia ovata gây ra. Bệnh truyền qua vật chủ


13

trung gian là các loài ve, ký sinh trong hồng cầu, bò sữa trưởng thành mắc
bệnh nặng hơn bê con.
Lê dạng trùng (Babesia) là đơn bào có hình lê, lê đơn, ký sinh trùng trong
hồng cầu của bò. Ngoài ra còn có hình trứng và hình bầu dục. Kích thước thay
đổi tùy từng loài. Có 2 loài ký sinh và gây bệnh cho bò ở Việt Nam:
- Babesia bigemina: 2 - 4 ì 1 - 2àm.
- Babesia bovis: 1,5 - 2 ì 0,5 - 1,5àm.

Loai B.bovis thng cú hinh lờ đơi tạo thành một góc tù (>45o) và
B.bigemina có hình lê đơi tạo thành một góc nhọn (<45o).Đường kính của
B.bigemina lớn hơn bán kính cuả hờng cầu còn đường kính của B.bovis nhỏ
hơn bán kính của hờng cầu.
Các loài lê dạng trùng phát triển và gây nhiễm cần có vật chủ trung
gian truyền bệnh là các loài ve họ ve cứng Ixodidae.
Bò sữa mắc bệnh thường ở thể cấp hoặc mãn tính. Thể cấp tính: nước
tiểu lúc đầu trắng đục sau chuyển màu đỏ nâu hoặc có máu tươi. Niêm mạc

nhợt nhạt do thiếu máu, con vật sốt 40 - 420C, sốt kéo dài 2 - 4 ngày. Nhịp thở
nhanh, khó khăn đơi khi có triệu chứng thần kinh. Bò chửa dễ xảy thai. Thể
mạn tính: nước tiểu nâu đỏ, có hiện tượng hoàng đản ở vùng da và niêm mạc:
vùng mắt, tai, âm đạo. Con vật sốt nhẹ (39 - 400C) sau đó giảm ít lâu rời sốt trở
lại. Gia súc ăn uống bình thường nhưng mệt mỏi, gầy, kém linh hoạt, ít hoạt
động, lơng rụng dần và suy nhược, theo Phạm Văn Khuê và cs, (1996) [6].
Bệnh tích của bệnh:
Mổ khám bò mắc bệnh Lê dạng trùng:
+ Xác chết gầy còm cứng lại nhanh, bên ngoài xác chết có nhiều ve bám
+ Niêm mạc mắt, miệng nhợt nhạt, thịt tái, nhũn
+ Xoang ngực, xoang bụng tích nước vàng


14

+ Lớp mỡ dưới da vàng như ứ nước, xoang phúc mạc có dịch màu vàng
hoặc hờng nhạt
+ Máu lỗng khó đơng
+ Tim sưng to, phổi phù thũng nhẹ, gan sưng to màu vàng nâu, rìa gan
dày và cứng, túi mật sưng to, dạ lá sách khô cứng.
+ Bàng quang chứa nước tiểu màu đỏ thẫm, theo Phạm Văn Khuê và
cs, (1996) [6].
2.3.1.2. Bệnh Biên trùng
Bệnh biên trùng do đơn bào Anaplasma gây ra chủ yếu là Anaplasma
marginale và Anaplasma centrale ký sinh ở vùng rìa và trong hồng cầu của
các loài gia súc như trâu, bò chúng có kích thước nhỏ, hình tròn, khi nhuộm
giemsa thì hồng cầu bắt màu hồng, nhân bắt màu xanh, nguyên sinh chất nhìn
không rõ. Khi quan sát thì thấy A.marginale ký sinh ở rìa hồng cầu,
A.centrale ký sinh ở giữa hồng cầu trâu, bò vật chủ trung gian truyền bệnh là
các loài ve ngoài ra truyền qua dụng cụ kim tiêm, truyền máu, cấy chuyển

phôi,… Mùa nhiễm bệnh là mùa hè từ tháng 4 đến tháng 6, đôi khi xảy ra ở
mùa khô do gia súc làm việc nhiều, thức ăn hạn chế. Anaplasma spp tồn tại
nhiều năm trong máu, bê non sau khi đẻ có thể nhiễm với tỷ lệ cao.
Bò sữa mắc bệnh thường ở thể cấp và mãn tính. Thể cấp tính: gia súc
sốt cao (40 - 410C) sốt cách nhật. Có triệu chứng thần kinh, nước tiểu khơng
có huyết sắc tố. Thể mạn tính: con vật gầy, lơng xơ xác, niêm mạc nhợt nhạt,
vàng da, theo Phạm Văn Khuê và cs, (1996) [6].
Bệnh tích của bệnh:
Mổ khám bị mắc bệnh Biên trùng:
+ Xác chết gầy còm.
+ Da vàng, mô dưới da thủy thũng keo vàng.
+ Hạch sưng, thủy thũng và tụ máu.


15

+ Tim sưng to chứa nhiều dịch và xuất huyết lấm tấm.
+ Lá lách sưng mềm.
+ Túi mật sưng to theo Phạm Văn Khuê và cs, (1996) [6].
2.3.1.3. Bệnh lê trùng
Bệnh Theileiria trùng là một bệnh ký sinh trùng đường máu ở bò do các
loại Theileria ký sinh trong hồng cầu và bạch cầu bò gây ra. Bệnh truyền qua
các vật chủ trung gian là các loài ve thuộc họ Ixodidae chúng hút máu bò
bệnh và truyền sang cho bò khỏe. Bệnh lây lan mạnh vào các tháng nóng ẩm
khi ve phát triển đặc biệt là vào các tháng 5 đến tháng 8. Đến mùa đông và
đầu xuân khi thời tiết lạnh, thức ăn thiếu, sức đề kháng giảm bệnh sẽ phát ra.
- Theileria annulata có hình bầu dục, hình cầu, hình gậy nhỏ, hình dấu

phẩy,.. trong đó hình dấu phẩy chiếm 90%. Trong 1 hờng cầu có từ 1 - 12
phơi tử thơng thường có 2 - 3 phối tử trong phối tử này thường thấy 1 hạt

nhiễm sắc. Ve truyền bệnh là Hyalomma.
- Theileria sergenti có hình cầu, hình gậy to, có 1 hạt nhiễm sắc, hoặc

hình lê (có 4 hạt nhiễm sắc). Ve truyền bệnh là Haemaphysalis.
- Theileria parva là những hình thể nhỏ, hình dấu phẩy nằm trong hờng

cầu có hình cầu nhỏ hay hình phẳng, kích thước 0,003 x 0.0005mm.
- Theileria mutans thường ký sinh ở bò. Nhưng thể hình gậy nhỏ, có 1

nhân kéo dài nên khơng có dấu phẩy.
- Bò sữa mắc bệnh thường ở thể cấp hoặc mãn tính. Thể cấp tính : sốt

cao 420C, mất điều hòa thân nhiệt, con vật chảy nước mắt, rỉ mắt, ỉa chảy.
Niêm mạc mắt, miệng xuất huyết điểm và xung huyết. Trước khi chết thân
nhiệt giảm nhanh, khó thở do phổi tích dịch. Thể mãn tính: con vật gầy, sức
sản xuất kém ở gia súc trưởng thành, có dấu hiệu thần kinh nhẹ, vàng da và
niêm mạc, theo Phạm Văn Khuê và cs, (1996) [6].


16

Bệnh tích của bệnh:
Mổ khám bị mắc bệnh do Theileria:
+ Hạch sưng có tụ huyết (hạch trước đùi và trước vai ).
+ Niêm mạc mắt và miệng.. nhợt nhạt.
+ Lách sưng và nhợt nhạt.
+ Niêm mạc ruột có xuất huyết từng đám, theo Phạm Văn Khuê và cs,
(1996) [6].
2.3.2. Phân loại các ký sinh trùng đường máu ký sinh trên bò sữa
Theo hệ thống phân loại động vật thì ký sinh trùng ký sinh trong đường

máu của bò và bò sữa gồm nhiều loại thuộc các lớp sau:
Lớp Spotozoa gồm những động vật đơn bào sống trong hồng cầu thuộc các
giống Piroplasma, Babesia, Theileria, Anaplasma. Trong đó các loại gây bệnh
cho bò ở Việt Nam là Piroplasma bigeminum, Babesia bovis, A.margrinale,
A.centrale, Theileria parva.
Lớp Flagellata bao gồm các roi trùng sống ngoài hồng cầu thuộc giống
Trypanosoma, loại chủ yếu ở Việt Nam là T.evansi, T.equiperdum, theo Phạm
Văn Khuê và cs, (1996) [6].
2.3.3. Dịch tế học các bệnh ký sinh trùng đường máu
2.3.3.1. Phân bố của bệnh
* Bệnh Lê dạng trùng
Bệnh do Piroplasma Spp và Babesiella Spp đã được báo cáo ở Bắc và
Nam Mỹ, Châu Âu, Nam Á và Đông Á. Tại Hoa Kỳ tác nhân chính của bệnh
là Babesia microti được truyền qua của Ixodes scapularis các loại tương tự
như vetor bệnh Lymehttp. Trường hợp Babesiosis do B.microti xảy ra ở phía
nam New England và phía bắc miền Trung.
Babesia bovis thường xuất hiện trong cùng khu vực có B.bigeminum và
sự liên quan đến các loại ve Boophilus đã được mô tả ở một số vùng của Châu


17

Âu. Các loại ve B.annulatus, B.microphus mà truyền lây cho B.bigeminum thì
cũng có khả năng truyền lây cho Babesia bovis. Ve B.decoloratus phân bố rộng
rãi ở Châu Phi không thấy lây cho B.bovis mặc dù có truyền lây cho
B.bigeminum. Trường hợp bổ sung Babesiellosis gây ra bởi các loại khác của
Babesia xảy ra chủ yếu ở miền Tây Hoa Kỳ.
Bệnh lê dạng trùng ở ngựa (Equine Piroplasmosis) phân bố rộng khắp
các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Babesia caballi do ve thuộc giống
Deramacentor, Hyalomma và Rhipicephalus truyền lây và ký sinh truyền vào

trứng ve sang thế hệ kế tiếp. Babesia motasi một loài có hình thái giống như
B.bigeminum, gây nhiễm ở cừu và truyền lây nhờ ve thuộc giống
Haemaphysalis và Rhiplcephalus loài ký sinh này phân bố rộng rãi ở Cựu Thế
Giới (Old World) đã nhận diện được ở Châu Âu, Trung Đông, ở Liên Xô cũ,
Đông Nam Á và Châu Phi.
*Bệnh do Theileria
Theileria buffeli (T.Buffeli) đã được phát hiện ở Queensland nước
Australia (1910) khi nhập đàn gia súc từ Nhật Bản. T.buffeli đã được phát hiện
ở Úc trong nhiều năm. Theo Smeal (2000) báo cáo rằng trong khi ký sinh trùng
phổ biến ở gia súc tại New South Wales (Australia) giữa phía bắc và bờ biển
trung tâm nhưng biểu hiện cấp tính chỉ được khẳng định trong 3 loài động vật
trong khu vực này từ năm 1990 đến năm 1994. Trong 5 năm qua đã có một số
trường hợp bệnh lâm sàng ở bò, do Theileria spp ở New South Wales. 8 trường
hợp thiếu máu liên quan đến Theileria parasitaemias. Bệnh ở New South
Wales là do ký sinh trùng đơn bào nhóm T.buffeli, T.sergenti, T.oreintalis.
* Bệnh Biên trùng (Anaplasma sp)
Anaplasmosis ở bò là một bệnh làm tan máu động vật do các loài chân
đốt truyền cho gia súc và do A.marginale, A.centrale gây ra. Bệnh còn xảy ra ở
những động vật nhai lại khác bao gồm trâu, bò rừng, linh dương châu Phi….


×