Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BC-SO-KET-5-NAM-THUC-HIEN-NQ-29

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.15 KB, 15 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CHÂU THÀNH
Số:

/BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Châu Thành, ngày tháng năm 2018

BÁO CÁO
Sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH
Trung ương Đảng khóa XI “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo,
đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Thực hiện công văn số 1411/UBND-VHXH ngày 13 tháng 04 năm 2018
của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Long An, UBND huyện Châu Thành báo cáo sơ kết
05 năm quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH
Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo,
đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng XHCN và hội nhập quốc tế cụ thể như sau:
I. Công tác triển khai và kết quả đạt được:
Trên cơ sở nội dung Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm
2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Nghị quyết số 44/NQ-CP
ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành
động triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; Quyết định số 2653/QĐBGD ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Kế hoạch hành
động của ngành giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW;
Huyện ủy đã tiến hành xây dựng chương trình hành động số 29-CTr/HU
ngày 27/10/2014 triển khai quán triệt trong ban lãnh đạo, cán bộ Phòng Giáo


dục và Đào tạo và cán bộ chủ chốt các trường trực thuộc trên địa bàn huyện.
Đồng thời, quán triệt và thực hiện Chương trình hành động số 37-CTr/TU ngày
09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết
Trung ương 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI; Kế hoạch số
768/KH-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về triển
khai Chương trình động số 37-CTr/TU ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp
1


hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI.
II. Kết quả thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước về đổi
mới giáo dục và đào tạo:
- Trên cơ sở mục tiêu đổi mới Giáo dục và Đào tạo, Huyện ủy, UBND
huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo định hướng các trường trực thuộc
xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng cấp học. Coi đó là cam
kết bảo đảm chất lượng của từng đơn vị; là căn cứ để giám sát, đánh giá chất
lượng giáo dục, đào tạo.
- Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, xây dựng trường đạt
chuẩn quốc gia đối với từng cấp học theo mục tiêu đề ra. Tiếp tục triển khai thực
hiện các chương trình, đề án thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo đã được phê
duyệt như: Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo huyện đến năm 2020; Kế
hoạch xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn
huyện đến năm 2020, Kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi trên địa
bàn huyện giai đoạn 2011-2015. Đến nay huyện duy trì kết quả đạt chuẩn
PCGDMN cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; đạt
chuẩn phổ cập THCS mức độ 2; đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.
- Cơng tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm, đầu tư
gắn với kế hoạch xây dựng nông thôn mới. Đến nay, tồn huyện có 36/40 trường

đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 90 %.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện ở các cấp học. Hoạt động dạy và học được tập trung chỉ đạo theo tinh thần
đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo hướng tới mục tiêu phát triển
năng lực và phẩm chất người học. Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình,
phương pháp dạy học, sinh hoạt chun mơn phù hợp với đối tượng; tích cực áp
dụng và phát triển nhiều chương trình, dự án, mơ hình giáo dục mới, làm cơ sở
triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện các cấp
học như: Chương trình giáo dục mầm non mới, phương pháp Bàn tay nặn bột,
2


Mỹ thuật mới, mơ hình trường học mới VNEN, sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyên môn và học trực tuyến trên trang mạng
“Trường học kết nối”, xây dựng "Nguồn học liệu mở" (thư viện) câu hỏi, bài
tập, đề thi, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Sở, Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
- Chỉ đạo thực hiện đổi mới nội dung, hình thức thi, kiểm tra đánh giá kết
quả giáo dục theo hướng thực chất và coi đây là khâu đột phá trong q trình đổi
mới căn bản, tồn diện Giáo dục và Đào tạo. Triển khai thực hiện tốt Thông tư
30 và 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học.
Thông qua cách đánh giá này, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức các
hoạt động dạy học, năng lực quản lý của giáo viên được nâng cao; học sinh tự
tin, có hứng thú học tập và phát triển được năng lực của bản thân.
- Các trường học trên địa bàn huyện thực hiện đánh giá kết quả giảng dạy
theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến
thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công
nghệ; năng lực thực hành, năng lực tổ chức và khả năng thích nghi với mơi
trường làm việc.
- Tăng cường kiểm định chất lượng các cơ sở Giáo dục và Đào tạo và các

chương trình đào tạo; công khai kết quả kiểm định. Đến nay đã có 28/40 trường
được đánh giá ngồi (07/14 trường mầm non mẫu giáo, 15/18 trường tiểu học và
06/8 trường THCS được đánh giá ngồi).
- Cơng tác quản lý giáo dục đã từng bước đổi mới, nhất là công tác tham
mưu với cấp ủy, chính quyền nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo
quản lý của nhà nước về GD&ĐT. Kỷ cương, nền nếp trong các nhà trường có
nhiều chuyển biến tiến bộ; sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các ban, ngành,
đoàn thể các cấp ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn.
- Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về
giáo dục, đào tạo. Đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin trong quản lý giáo
dục, đào tạo theo hướng liên thông, kịp thời, không trùng lắp, chồng chéo. Thực
hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động Giáo dục và Đào tạo; nhà
3


giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý; cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia đánh giá
cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
giáo dục và đào tạo.
- Tiếp tục giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường trực
thuộc; phát huy vai trò của hội đồng trường. Thực hiện giám sát của các chủ thể
trong nhà trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm tra; bảo đảm dân chủ,
công khai, minh bạch.
2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo
dục và đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người
học:
Huyện uỷ, UBND huyện và ngành giáo dục đã tập trung chỉ đạo khá
tốt việc triển khai thực hiện chủ trương đổi mới nội dung, chương trình
giáo dục phổ thơng, phương pháp giáo dục theo chuẩn kiến thức kỹ năng
nhằm phát huy tư duy sáng tạo, tích cực của học sinh, đảm bảo hài hồ
đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ, dạy nghề theo hướng dẫn của Sở,

Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ
cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên được tổ chức thường xuyên,
giúp giáo viên cập nhật phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; kết
hợp ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước khắc phục kiểu truyền thụ
một chiều; tăng cường đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ, tin học nhằm
giúp người học tự cập nhật và đổi mới tri thức.
Các trường chủ động tổ chức các hình thức học tập đa dạng, phù hợp với
đối tượng, tâm lý lứa tuổi, thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa ba mơi trường
gia đình-nhà trường-xã hội; trong đó chú trọng các hoạt động giáo dục đạo đức,
chính trị, pháp luật, thẩm mỹ, thể chất, truyền thống lịch sử và địa lý, dân số,
mơi trường, phịng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, dịch bệnh, trật tự an tồn
giao thơng... nhằm hình thành nhân cách, lối sống lành mạnh và nâng cao năng
lực hoạt động xã hội cho người học. Đến nay đã đạt được một số kết quả, cụ thể:
- Đối với giáo dục mầm non, mẫu giáo: Triển khai thực hiện học 2
buổi/ngày theo Chương trình Giáo dục mầm non mới ở 15/15 trường , Tỷ
4


lệ nhóm, lớp học 2 buổi/ngày thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non
đạt tỷ lệ 100%; 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi thực hiện Chương tình giáo dục
mầm non và thực hiện đánh giá Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi; tồn huyện có
13/13 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm
tuổi tại thời điểm tháng 12/2017.
- Đối với cấp tiểu học: Tập trung chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến
thức, kỹ năng chương trình; điều chỉnh nội dung phù hợp với yêu cầu đổi
mới kiểm tra, đánh giá, phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý học sinh tiểu
học; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý. Tiếp tục triển
khai thực hiện Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học;
đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh; Có 18/18 trường tiểu học đã tổ

chức dạy 2 buổi/ngày, qua đó giúp học sinh rèn luyện, thực hành, làm bài
tập ngay tại lớp, giảm áp lực phải học thêm, học bài tại nhà.
- Đối với cấp trung học cơ sở: Thực hiện phiếu liên lạc và sổ điểm
điện tử, thông qua hệ thống Internet phụ huynh học sinh có thể theo dõi
q trình học tập của con em mình. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo
chủ đề và tổ chức dạy học, thảo luận với học sinh góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục. Các hoạt động phát triển năng lực học sinh được Phòng
Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo, tổ chức như: Vận dụng kiến thức
liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, thi Tiếng Anh, giải Tốn
và giải Toán bằng Tiếng Anh trên internet,....
3. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra và đánh giá
kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan:
Việc đổi mới công tác kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập được
triển khai thực hiện khá tốt; đánh giá người học ngay trong quá trình học
theo dổi kết quả từng giai đoạn nhằm kịp thời điều chỉnh, nâng cao hiệu
quả hoạt động dạy và học ở các cấp học và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu
cầu phát triển năng lực, phẩm chất ngưòi học. Thực hiện tốt việc xây
dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi chương và cả chương trình mơn học,
5


đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông,
bám sát nội dung sách giáo khoa; chú trọng kiểm tra mức độ thông hiểu
và vận dụng, đảm bảo mức độ nhận biết…
Triển khai và thực hiện tốt Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày
28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào về Quy định đánh giá học sinh tiểu
học, Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT bổ sung một số điều của Quy định
đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TTBGDĐT và Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT, ngày 12/12/2011 về Quy
chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ
thông. Thông qua cách đánh giá này, giảm nhẹ áp lực và phát triển năng

lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp
học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá
trình dạy học; kết hợp một cách hợp lý, phù họp giữa hình thức trắc
nghiệm và tự luận, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành.
Công tác xét tốt nghiệp; kiểm tra học kỳ; thi tốt nghiệp trung học
phổ thông; tuyển sinh đầu cấp; thi học sinh giỏi các cấp; ra đề kiểm tra,
sao in và bàn giao đề kiểm tra cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ các cấp
độ;... bảo đảm theo kế hoạch, an toàn, đúng quy chế. Quản lý văn bằng,
chứng chỉ đúng theo quy định hiện hành.
Thực hiện tốt việc kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo
dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên; chú trọng kiểm tra,
đánh giá, kiểm soát chất lượng giáo dục đối với các cơ sở giáo dục ngồi
cơng lập.
4. Hồn thiện hệ thống giáo dục trên địa bàn tình theo hướng hệ
thống giáo dục mở học tập suốt đời và xây dựng XH học tập:
- Căn cứ Quyết định số 781/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2014 của
UBND tỉnh Long An về việc ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã
hội học tập giai đoạn 2012-2020” trên địa bàn tỉnh Long An và Kế hoạch số
1069/KH-BCĐ ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Ban chỉ đạo tỉnh xây dựng xã hội
học tập về việc thực hiện Quyết định số 780/QĐ-UBND và Quyết định số
6


781/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2014 của UBND tỉnh Long An, Ban chỉ
đạo xây dựng xã hội học tập của huyện đã tham mưu UBND nhân dân huyện
Ban hành Kế hoạch số 578/KH-UBND ngày 16 tháng 06 năm 2014 của UBND
huyện về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai
đoạn 2012-2020” của huyện Châu Thành. Trên cơ sở Đề án “Xây dựng xã hội
tập giai đoạn 2012-2020” của huyện các xã, thị trấn đều có xây dựng kế hoạch
để triển khai thực hiện.

- Sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương được
cụ thể bằng nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo về chủ trương bố trí bộ máy, cơ chế
phối hợp hoạt động giữa các ngành, đồn thể.
- Cơng tác tuyền truyền về xây dựng “xã hội học tập” được đẩy mạnh
ngay từ ban đầu xây dựng triển khai thực hiện, làm cho các cấp uỷ Đảng, chính
quyền, đồn thể từ huyện đến xã, dịng họ, gia đình và cá nhân hiểu rõ và khơng
ngừng nâng cao nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc
tham gia xây dựng xã hội học tập và tham gia học tập thường xuyên, học tập liên
tục và học suốt đời dưới mọi hình thức, ở mọi nơi, mọi lứa tuổi.
- Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân địa phương trong việc xây dựng quỹ
khuyến học và sự tài trợ, viện trợ của các tổ chức cá nhân trong xây dựng cơ sở
vật chất cho giáo dục của địa phương.
- Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phịng văn hóa thơng tin, Đài truyền
thanh, Phịng Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính
trị xã hội từ huyện đến xã, thị trấn tích cực tuyên truyền đến mọi người dân tham
gia học tập. Trên cơ sở thực hiện tốt giáo dục chính quy theo các mục tiêu phát
triển đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của tỉnh đã đề ra, tạo cơ hội và điều kiện cho
mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học tập suốt
đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lứa tuổi, mọi trình độ; huy động sức mạnh của tồn
xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; mọi người, mọi tổ chức đều có
trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tích cực xây dựng xã hội học tập.
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tích cực học tập
suốt đời, xây dựng xã hội học tập, xây dựng các mơ hình học tập phù hợp để
7


thực hiện các mục tiêu của đề án mơ hình "Gia đình hiếu học", "Dịng họ hiếu
học", "Khu dân cư khuyến học".
- Thông qua việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời ngay từ đầu
tháng 10 hàng năm đã nâng cao nhận thức cho mọi người về học tập suốt đời và

góp phần xây dựng xã hội học tập tại địa phương; đồng thời tạo cơ hội cho
người dân ở mọi lứa tuổi tham gia học tập, cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng
cao trình độ hiểu biết về các lĩnh vực trong đời sống xã hội và các chương trình
giáo dục về kỹ năng sống cho mọi người. Kết quả: Hội thảo, tọa đàm, triển
lãm... về học tập suốt đời - xây dựng xã hội học: có 25 cuộc với 1500 lượt người
tham dự.
- Số lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ,
công chức, viên chức, công nhân lao động, Số lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ
ngoại ngữ, tin học, Số lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, Số lớp giáo dục kỹ
năng sống, Số lớp học theo chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học,
cập nhật kiến thức kỹ năng, chuyển giao công nghệ đã tổ chức: có 55 cuộc với
3560 lượt người tham dự.
- Nhận thức của cán bộ Đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác
tuyền truyền xây dựng “xã hội học tập” được xây dựng triển khai thực hiện, làm
cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đồn thể từ xã đến thơn xóm, dịng họ, gia
đình và cá nhân hiểu rõ và không ngừng nâng cao nhận thức về quyền lợi và
trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng xã hội học tập và tham gia
học tập thường xuyên, học tập liên tục và học suốt đời dưới mọi hình thức, ở
mọi nơi, mọi lứa tuổi.
- Trong những năm qua, Đảng chính quyền xã đã chỉ đạo, triển khai thực
hiện tốt các chương trình, mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo; đẩy mạnh xã hội
hoá, huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ngành học mầm non,
tiểu học, trung học cơ sở, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, bổ sung nâng cấp
trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng công tác quản
lý, chất lượng dạy và học...
* Kết quả thực hiện một số mục tiêu:
8


- Có 13/13 xã, thị trấn có Trung tâm Văn hóa-Thể thao và học tập cộng

đồng, trong đó có 8 xã có cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn.
- Tổng số xã được công nhận đạt chuẩn cộng đồng học tập: 13/13, đạt tỉ
lệ: 100%.
- Số dòng họ đăng ký trở thành dòng họ học tập trên địa bàn: 13.
- Số cơ quan, trường học đăng ký trở thành đơn vị học tập/ tổng số cơ
quan, trường học: 43/43 đạt tỉ lệ: 100%
- Cơng tác xã hội hóa giáo dục được tăng cường:
+ Số học sinh được tặng quà, học bổng: 800 HS x 200.000đ, trị giá 160
triệu đồng.
+ Số học sinh được nhận đỡ đầu thường xuyên: 13 xuất, giá trị
500.000đ/năm/1em, tổng giá trị 6,5 triệu.
+ Quà trung thu: 3000xuất x 50.000đ, giá trị 150 triệu đồng.
5. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục và đào tạo, bảo đảm dân
chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo
dục và đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng:
Phòng Giáo dục và Đào tạo đã triển khai công tác dự báo, đổi mới
quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ giáo
viên, cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục được quan tâm; cơ cấu đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý từng bước được điều chỉnh hợp lý.
Công tác điều hành và quản lý được thực hiện thông qua kế hoạch,
quy chế, đảm bảo dân chủ, công khai trong các hoạt động giáo dục. Các
cấp uỷ đảng, chính quyền, ngành giáo dục và đào tạo đã tích cực chỉ đạo
đưa việc ứng dụng cơng nghệ thông tin vào công tác quản lý và giảng
dạy. Đặc biệt, việc ứng dụng phần mềm trong công tác quản lý cán bộ, tài
chính, chương trình dạy học đã mang lại hiệu quả thiết thực; chế độ thông
tin, báo cáo trong hệ thống ngành được thực hiện qua hệ thống website
nội bộ, đảm bảo được tính kịp thời, chặt chẽ, thông suốt và hiệu quả.
Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội được tăng
cường; đồng thời, có sự phối hợp của các ban, ngành, đồn thể trong các
9



hoạt động giáo dục, nhất là trong giáo dục đạo đức, nhân cách, giúp đỡ
học sinh nghèo và học sinh có nguy cơ bỏ học,.... Qua đó, chất lượng và
hiệu quả giáo dục học sinh ở các cấp học tiếp tục được duy trì và giữ
vững qua từng năm học.
Cơng tác quản lý dạy thêm, học thêm được quan tâm. Phòng Giáo dục và
Đào tạo thường xuyên kiểm tra việc dạy thêm, học thêm trong, ngoài nhà
trường. Qua kiểm tra cho thấy công tác quản lý dạy thêm, học thêm được thực
hiện khá tốt, đa số chấp hành các quy định về dạy thêm, học thêm.
6. Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đáp ứng yêu cầu đổi mới
Giáo dục và Đào tạo:
- Tiếp tục thực hiện việc rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục gắn với vị trí việc làm, đảm bảo sự cân đối, hợp lý về số lượng,
chất lượng giữa các cấp học, giữa các trường.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo từng cấp học và
trình độ đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả
cơng tác. Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ
chuyên mơn nghiệp vụ.
7. Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, đẩy mạnh xã hội hóa Giáo
dục và Đào tạo:
- Thực hiện việc phân cấp quản lý tài chính cho các cơ sở Giáo dục và
Đào tạo nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng ngân sách,
tài chính, tài sản của các cơ sở giáo dục theo tinh thần Nghị định số
43/2006/NĐ-CP sang nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính
phủ. Phịng Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm

về sử dụng ngân sách tài chính, tài sản của các đơn vị đạt tỷ lệ 100% (40/40 đơn
vị). Kết quả các đơn vị thực hiện tự chủ về tài chính và tài sản: Các đơn vị tự
10


xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình và thơng qua họp Hội
đồng sư phạm, giải quyết kịp thời các chế độ chính sách của cán bộ, giáo viên,
nhân viên, tự chủ trong kinh phí hoạt động được Phòng Giáo dục và Đào tạo
giao vào đầu năm để mua sắm thêm máy in, máy vi tính,...nhằm phục vụ cơng
tác chun mơn. Đồng thời các đơn vị thực hiện báo cáo kiểm kê và theo dõi tài
sản của đơn vị đúng quy định không xảy ra tình trạng thất thốt tài sản.
- Thực hiện cơng khai và kiểm tra trong các trường một cách thường
xuyên:
* Công khai thu chi tài chính:
+ Phịng Giáo dục và Đào tạo thực hiện tự chủ theo Nghị định số
16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, nhằm tăng cường tính tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về ngân sách, tài chính, tài sản của đơn vị.Thường xuyên tổ
chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý tài chính và kiểm tra các đơn vị cơng
khai thu - chi tài chính thơng qua các đợt thanh tra hành chính, kiểm tra chuyên
ngành theo kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
+ Các đơn vị Cơng khai thu tài chính các loại quỹ như: Quỹ ngân sách
cấp, quỹ học phí, căn tin,...
+ Phịng giáo dục và đào tạo công khai quỹ ngân sách do UBND huyện
cấp vào các cuộc họp Hiệu trưởng, niêm yết tại đơn vị và gửi văn bản về các
đơn vị.
+ Về phía các đơn vị trường học thực hiện cơng khai thông qua cuộc họp
hội đồng sư phạm nhà trường, niêm yết tại đơn vị trường về các nguồn quỹ ngân
sách, quỹ học phí, quỹ tự có….
* Kiểm tra việc phân bổ và sử dụng ngân sách Giáo dục và Đào tạo:
+ Phòng GD&ĐT thực hiện việc phân bổ kinh phí ngân sách cho các đơn

vị trường học căn cứ vào biên chế, số lớp, số học sinh và phân hạng trường của
từng đơn vị .
+ Kiểm tra ngân sách của các đơn vị thông qua các cuộc thanh tra hành
chính, kiểm tra chuyên ngành. Đồng thời kiểm tra, theo dõi và đối chiếu tình
hình sử dụng kinh phí hằng quý của các đơn vị trên cơ sở các báo cáo tài chính
11


và bảng xác nhận đối chiếu hằng quý được KBNN xác nhận mà đơn vị nộp về
cho Phòng giáo dục và Đào tạo .
* Kiểm tra việc thu và sử dụng học phí trong các nhà trường:
+ Phịng Giáo dục và Đào tạo thường xuyên kiểm tra việc thu và chi quỹ
học phí của các trường bằng nhiều hình thức: kiểm tra đột xuất, kiểm tra sổ sách,
theo dõi tiền nộp vào KBNN, duyệt và kiểm tra quyết toán chứng từ hàng quý
của đơn vị, thông qua các cuộc kiểm tra, thơng qua giấy nộp tiền hàng tháng
nắm được tình hình thu chi của đơn vị. Hầu hết các đơn vị trường học đều thu
chi đúng theo quy định.
+ Hằng quý, hàng năm các đơn vị thực hiện việc quyết tốn nguồn thu,
chi quỹ học phí của đơn vị mình về Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện. Phòng
GD&ĐT huyện tổng hợp và chuyển Phịng tài Chính - Kế hoạch huyện thực
hiện việc ghi thu- chi ngân sách đúng quy định.
- Cơng tác xã hội hóa giáo dục cũng được đẩy mạnh theo từng năm: Năm
học 2013-2014 huy động 1.060 triệu đồng; năm học 2014-2015 huy động 1.746
triệu đồng; năm học 2016-2017 huy động 1.510 triệu đồng; năm học 2017-2018
huy động 1.605 triệu đồng.
III. Đánh giá chung:
1. Ưu đểm:
- UBND huyện đã tổ chức tuyên truyền và học tập, quán triệt Nghị quyết
số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
tới tồn thể cán bộ, cơng chức, viên chức trong toàn huyện, xây dựng kế hoạch

và chương trình hành động để triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW,
các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên. Nhìn chung cán bộ, Đảng viên, nhất
là đội ngũ CB, GV, NV trong ngành giáo dục đều có nhận thức đầy đủ, sâu sắc
về đổi mới Giáo dục và Đào tạo theo tinh thần NQ số 29-NQ/TW. Công tác lãnh
đạo, chỉ đạo và sự phối hợp với các đồn thể để thực hiện Nghị quyết ln được
quan tâm và được cụ thể hóa trong nhiệm vụ từng năm học, có sự tập trung
12


chăm lo cho sự nghiệp đổi mới giáo dục của của các cấp lãnh đạo tại địa
phương.
- Các trường học đã phát huy được vai trị của các đồn thể, Ban đại diện
cha mẹ học sinh, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đã tạo được sự gắn
kết và nhận được sự quan tâm của cán bộ chính quyền và nhân dân địa phương.
- Chất lượng giáo dục của huyện từng bước được nâng lên, cơ sở vật chất
của nhà trường được quan tâm đầu tư đồng bộ theo hướng Trường chuẩn Quốc
gia, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tập.
- Công tác XHHGD của nhà trường được đẩy mạnh, được các cấp, các
ngành, các tập thể, cá nhân và nhân dân trên địa bàn quan tâm ủng hộ. Kết quả
tháng 05/2018 tồn huyện có 36/40 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỉ lệ: 90%...
2. Hạn chế:
Tỉ lệ học sinh bỏ học ở cấp THCS và THPT vẫn cịn cao; Cơng tác phân
luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS còn gập nhiều khó khăn; Tỷ lệ huy động
học sinh sau tốt nghiệp THCS vào lớp 10 phổ thông, TCCN, TCN chưa đạt yêu
cầu đề ra.
IV. Phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới:
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW của BCH
Trung ương Đảng, Chương trình hành động của BTV Tỉnh uỷ và Kế hoạch của
UBND tỉnh về thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong
thời gian tới toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Châu Thành tập trung vào một số

nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
- Tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai sâu sắc Nghị quyết số 29-NQ/TW,
Chương trình hành động số của BTV Tỉnh ủy và Kế hoạch của UBND tỉnh về
thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo nhằm tạo sự chuyển
biến trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức và
học sinh tồn ngành và sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc sự đầu tư, quan
tâm, chăm lo phát triển Giáo dục và Đào tạo.
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục theo mục tiêu của
13


Nghị quyết số 29-NQ/TW; trong đó đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức, nhân
cách, lối sống, kỹ năng sống; giáo dục pháp luật, tinh thần trách nhiệm và ý thức
công dân; giáo dục thể chất và hướng nghiệp cho học sinh; kết hợp hài hoà dạy
chữ, dạy người và dạy nghề; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn,
thân thiện và hiện đại.
- Đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá
kết quả Giáo dục và Đào tạo, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng
cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn
đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh.
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT
ngày 28/8/2014, Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
quy định đánh giá học sinh tiểu học và Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT, ngày
12/12/2011 về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh
trung học phổ thông.
- Đổi mới căn bản và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo
dục; coi trọng quản lý chất lượng và đề cao trách nhiệm người đứng đầu; đẩy

mạnh phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị
sự nghiệp, các cơ sở giáo dục theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Đổi mới mạnh mẽ công tác kiểm tra; tăng cường kiểm tra đột xuất và những vấn
đề bức xúc, dễ xảy ra sai phạm, xử lý nghiêm các sai phạm, thông báo công khai
trước công luận, giữ vững trật tự, kỷ cương trong ngành.
- Tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả cơng tác phổ cập giáo
dục, Đề án “Xóa mù chữ giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020”, Đề án “Dạy và
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”; Đề án
“Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” trên địa bàn. Tiếp tục mở rộng
mơ hình trường học mới Việt Nam (VNEN) cấp tiểu học và THCS.
- Phối hợp các ngành liên quan tham mưu điều chỉnh, bổ sung các đề án,
kế hoạch và quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo cho phù hợp với việc thực
14


hiện đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo; đẩy mạnh cơng tác xã hội
hóa, huy động sự tham gia của toàn xã hội để tăng nguồn đầu tư CSVC và hỗ trợ
các hoạt động của cơ sở Giáo dục và Đào tạo.
Trên đây là báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của UBND
huyện Châu Thành./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
- Lưu.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH


15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×