Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BC115SLDTBXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.34 KB, 17 trang )

UBND TỈNH VĨNH PHÚC
SỞ LAO ĐỘNG – TB&XH

Số: 115/BC-LĐTBXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh yên, ngày 12 tháng12 năm 2007

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện công tác Lao động – TB&XH năm 2007
Phương hướng nhiệm vụ năm 2008
Năm 2007, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục ổn định.
Trong sản xuất nơng nghiệp diện tích một số cây trồng có hiệu quả cao tiếp tục
tăng nhanh; sản xuất cơng nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, quy
mơ sản xuất được mở rộng do có thêm nhiều Dự án đầu tư trong nước và nước
ngoài đi vào sản xuất ổn định; một số vấn đề xã hội như giáo dục, y tế, văn hoá
xã hội tiếp tục phát triển và có nhiều tiến bộ.
Trong tình hình chung đó, Ngành Lao động - TB&XH Vĩnh Phúc đã có
nhiều cố gắng hồn thành nhiệm vụ của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Bộ Lao động –
TB&XH giao. Sau đây là tình hình và kết quả cụ thể:
A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ:
I. Lao động việc làm và xuất khẩu lao động.
1. Giải quyết việc làm
Tình hình sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế và các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển góp phần đẩy nhanh tăng
trưởng kinh tế và giải quyết nhiều chỗ việc làm cho người lao động.
Năm 2007, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 24.234 lao động đạt 101%
kế hoạch năm. Trong đó:
- Trong nơng nghiệp nông thôn 5.100 lao động do tiếp tục chuyển cơ cấu


sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi.
- Trong Công nghiệp - xây dựng 13.300 lao động do các Dự án đầu tư của
doanh nghiệp được xây dựng, đi vào sản xuất.

1


- Trong Thương mại - Dịch vụ 3.600 lao động do thực hiện chuyển đổi
nghề cho lao động có đất bị thu hồi để phát triển khu, cụm công nghiệp, mở rộng
các trung tâm thương mại, tổ chức hội chợ thương mại.
- Thực hiện cho vay 60 dự án từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm thu hút 600
lao động với tổng vốn vay 11,5 tỷ đồng.
- Xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 1.634 người.
Năm 2007, theo kết quả điều tra: tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 2,03%
năm 2006 giảm xuống còn 2,02%; tỷ lệ thời gian lao động của lao động nông
thôn tại nơi cư trú 63,69%; Thời gian làm ngành nghề phi nông nghiệp tại nơi
thường trú 18,49% và thời gian làm việc nơi khác (không phải nơi thường trú)
12,34%.
2. Quản lý lao động trên địa bàn
Tính đến ngày 20/11/2007, tồn tỉnh có 1.504 doanh nghiệp đang hoạt
động với tổng số 93.289 lao động. Trong đó:
- Doanh nghiệp Nhà nước : 28 đơn vị, sử dụng 5.325 lao động;
- Doanh nghiệp cổ phần : 61 đơn vị, sử dụng 12.422 lao động;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : 72 đơn vị, sử dụng 29.437 lao
động;
- Doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp: 1.343 đơn vị, sử dụng
46.105 lao động.
Tiền lương thu nhập bình quân của người lao động 1.420.000 đồng. Lao
động có thu nhập cao nhất 25 triệu đồng/tháng như công ty TOYOTA
BOSHUKI – Hà Nội; thấp nhất là lao động phục vụ trong doanh nghiệp tư nhân,

công ty TNHH 450.000 đồng/tháng.
3. Xuất khẩu lao động (XKLĐ)
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 25 đơn vị XKLĐ thuộc các Bộ, ngành, địa
phương được phép tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi. Tính
đến ngày 15/11/2007 đã có 1.634 lao động xuất cảnh đạt 109% kế hoạch, tăng
6,4% so với năm 2006, chủ yếu là MalaySia (chiếm 31,6%), Đài Loan (chiếm
27,7%) còn lại là các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Quata, Tiểu vương
quốc ARập...Một số huyện có số lao động xuất khẩu cao như Vĩnh Tường, Yên
2


Lạc: Các đơn vị tuyển được nhiều lao động đưa đi xuất cảnh là Công ty cổ phần
du lịch Vĩnh Phúc, Công ty cổ phần Simco Sông Đà.
Công tác phổ biến, tiếp thị, hướng dẫn người tham gia XKLĐ làm thủ tục
trong vay vốn được đặc biệt quan tâm. Tổng số tiền của ngân hàng cho người
lao động vay năm 2007 đạt 37,4 tỷ đồng. Đã có trên 1.500 người lao động đi
xuất khẩu mở tài khoản ở ngân hàng; tổng số tiền người lao động làm việc ở
nước ngoài đã gửi gia đình trên 10 triệu USD (gần 170 tỷ đồng Việt Nam).
Kết quả XKLĐ đã góp phần giải quyết việc làm, XĐGN và chuyển đổi cơ
cấu lao động, tạo nguồn lao động có trình độ chun mơn cao, tác phong cơng
nghiệp để phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố của tỉnh nhà trong tương lai.
Tuy nhiên, cơng tác tuyên truyền về XKLĐ ở cấp cơ sở chưa thường
xun, sâu rộng trong cộng đồng dân cư, có thơng tin người dân tiếp cận khơng
đầy đủ, thiếu chính xác nên có hiện tượng người lao động bị lừa gạt; một số đơn
vị tham gia XKLĐ chưa thực hiện thông báo cơng khai các khoản chi phí đóng
góp, chế độ tiền lương, thu nhập nên người lao động hoài nghi, thiếu tin tưởng.
Về phía người lao động, một số trường hợp đơn vị XKLĐ đã làm thủ tục nhưng
không đi đã gây thiệt hại về kinh tế cho đơn vị XKLĐ.
II. Công tác Đào tạo nghề
Sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh, thu hút vốn đầu tư

trong nước và nước ngoài tiếp tục tăng, nhu cầu tuyển dụng lao động thuộc
nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau tăng cao tạo điều kiện công tác đào tạo
nghề phát triển.
Mạng lưới các cơ sở dạy nghề tiếp tục được củng cố, tăng cường phù hợp
với chuyển đổi dạy nghề theo 3 cấp trình độ (Sơ cấp, Trung cấp và Cao đẳng)
Tồn tỉnh hiện nay có 55 đơn vị dạy nghề. Trong đó : 03 Trường Cao
đẳng; 05 trường Trung cấp; 18 Trung tâm; 12 Trường Trung học chuyên nghiệp,
Cao đẳng và 17 cơ sở giáo dục khác có dạy nghề.
Trong năm học 2006 – 2007, trên địa bàn tỉnh có 40.866 lao động được
đào tạo ở các cấp trình độ khác nhau; trong đó có 6.737 người được đào tạo ở
các cấp trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và 34.129 người
được đào tạo nghề (3.620 người học dài hạn, 17.840 người học ngắn hạn, 2.571
người học BTVH + nghề), chủ yếu là đào tạo tập Trung chiếm 70,4%, đào tạo tại
3


doanh nghiệp, cơ sở SXKD, dịch vụ 25,28%, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định
hướng 4,32%.
Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 37,6%, tăng 4% so với năm 2006,
trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 27,9%, so với năm 2006 tăng
2,4%.
Các loại hình đào tạo được đa dạng hoá, đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng
lao động; tiếp tục phát triển các mơ hình dạy nghề năng động, linh hoạt như dạy
nghề tại các doanh nghiệp, dạy nghề cho lao động nông thôn, dạy nghề cho lao
động ở các địa phương dành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ, dạy nghề gắn
với giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người lao động của 17 xã thuộc vùng
khó khăn của các huyện Tam Đảo, Tam Dương, Bình Xuyên, Lập Thạch.
Đối với dạy nghề cho người lao động nông thôn, lao động ở vùng dành
đất phát triển công nghiệp, dịch vụ thực hiện theo Nghị quyết số 05/2005/NĐHĐND của HĐND tỉnh giai đoạn 2005 – 2010 đã có 23.800 lao động được học
nghề. Từ tháng 01/2007 đến tháng 8/2007 đã có 6.013 người được cấp hỗ trợ

kinh phí học nghề với tổng với tổng số tiền trên 4 tỷ đồng và 3.269 người thuộc
đối tượng khác, số tiền hỗ trợ trên 700 triệu đồng.
Tháng 7/2007, chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm được
HĐND tỉnh thông qua tại nghị quyết số 16/NĐ-HĐND sẽ tạo điều kiện thuận lợi
nhiều hơn cho người lao động học nghề như đối tượng được hỗ trợ kinh phí mở
rộng, mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ được tăng lên. Thực hiện nghị quyết này, từ
nay đến năm 2010, bình quân mỗi năm tỉnh sẽ đầu tư gần 9,3 tỷ đồng để hỗ trợ
cho người lao động tham gia học nghề.
Đề án “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động xã
Quang Minh, huyện Mê Linh giai đoạn 2007 - 2010” do Sở Lao động - TB&XH
chủ trì xây dựng được UBND tỉnh phê duyệt với tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng.
Đến nay đã có trên 200 lao động của xã được giải quyết việc làm; trên 300 lao
động tại địa bàn xã được học các nghề tin học, hàn, lái xe để có cơ hội vào làm
việc tại các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Chất lượng của cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề tiếp tục được nâng
cao. Toàn tỉnh hiện có 1203 giáo viên dạy nghề và cán bộ thuộc các trường,
trung tâm dạy nghề, trong đó: Trình độ trên đại học chiếm 14,9%, trình độ Đại
học, Cao đẳng chiếm 68,7%, thợ lành nghề, thợ bậc cao và trung cấp chiếm
4


16,4%. Giáo viên đạt chuẩn theo quy định của Bộ Lao động - TB&XH chiếm tỷ
lệ 76,7% toàn bộ đội ngũ giáo viên dạy nghề. So với năm học 2005 - 2006, các
tỷ lệ trên đều vượt từ 5 - 8%.
Cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề,
năm 2007 cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề được tăng cường. Trong năm, tỉnh đã
đầu tư cho các cơ sở dạy nghề công lập trên 19,8 tỷ đồng – trong đó: Xây dựng
cơ bản, sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng, phòng học gần 11,5 tỷ; tăng cường máy
móc thiết bị dạy nghề trên 8 tỷ đồng, đào tạo bồi dưỡng giáo viên gần 250 triệu
đồng.

Chất lượng đào tạo nghề tiếp tục được nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp
trên 95%. Tỷ lệ học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi học
nghề đạt 90%.
Tuy nhiên, hạn chế trong công tác đào tạo nghề vẫn chưa tương xứng với
tốc độ phát triển của q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đang diễn ra trong
tỉnh, rõ nét nhất là: Chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo trình độ tay nghề cao về
chất lượng và số lượng; cơ sở vật chất, máy móc thiết bị dạy nghề tuy được tăng
cường nhưng vẫn thiếu và chưa tiên tiến hiện đại; hệ thống chương trình, giáo
trình dạy nghề và tình độ giáo viên dạy nghề còn nhiều bất cập so với mặt bằng
chung của nước trong khu vực;
Kinh phí đầu tư cho dạy nghề chưa đáp ứng với yêu cầu đào tạo, đặc biệt
là máy móc thiết bị dạy nghề ở trình độ cao. Những tồn tại hạn chế nêu trên
đang là vấn đề thách thức trong tiến trình hiện đại hố – cơng nghiệp hố ở tỉnh
ta trong hiện tại và tương lai.
III. Chính sách đối với người có cơng với cách mạng
1. Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sỹ
Năm 2007 ngành LĐTB&XH đã tham mưu tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành
nhiều văn bản để tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày TBLS
(27/7/1947 – 27/7/2007) như Thông tri của Tỉnh uỷ, Kế hoạch của UBND tỉnh,
quyết định thành lập Ban chỉ đạo về kỷ niệm 60 năm ngày TBLS.
Sở Lao động TB&XH cũng đã ban hành 04 vàn bản hướng dẫn các huyện,
thành thị, Sở, Ngành liên quan thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về các hoạt
động hướng tới kỷ niệm ngày 27/7, công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện
5


chính sách người có cơng, hỗ trợ làm nhà ở, hỗ trợ cho hộ nghèo là đối tượng
gia đình chính sách, công tác khen thưởng tập thể, cá nhân làm tốt phong trào
đền ơn đáp nghĩa.
Công tác tuyên truyền về chủ đề Thương binh liệt sỹ được các cơ quan

thông tin như Báo Vĩnh Phúc, Đài PTTH Vĩnh Phúc, Cổng thông tin điện tử
Vĩnh phúc tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Đã có hàng ngàn
tin, bài, phóng sự được đăng tải, 430 băng đĩa CD, cat set được cấp cho cơ sở;
hàng trăm pano, ap phích được dựng, treo tại các trung tâm huyện, thành, thị, xã,
phường, thị trấn.
Hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh liệt sỹ, ngành Lao động
TB&XH đã tổ chức đoàn đại biểu gần 40 thân nhân liệt sỹ thăm viếng nghĩa
trang liệt sỹ Trường Sơn, Đường 9 (Quảng Trị), đoàn đại biểu Bà mẹ VNAH về
thủ đô Hà Nội gặp gỡ lãnh đạo Đảng Nhà nước, viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí
Mnh; tổ chức đón nhận 16 hài cốt liệt sỹ hy sinh ở chiến trường Lào về nghĩa
trang liệt sỹ địa phương; tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng chủ đề về
Thương binh liệt sỹ từ cấp xã, phường, huyện, thị với gần 100% đơn vị tham gia
và cử chọn liên hoan cấp tỉnh; tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị toàn tỉnh
biểu dương tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Đã
có 1.199 tập thể, cá nhân được các cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện và xã,
phường, thị trấn tặng bằng khen, giấy khen vì có thành tích trong phong trào
“Đền ơn đáp nghĩa”.
1. Về giải quyết chế độ chính sách và kết quả “Đền ơn đáp nghĩa”
Trong năm 2007, tồn tỉnh có 27 liệt sỹ được xác nhận mới và tổ chức báo
tử tại các địa phương; lập hồ sơ công nhận mới và nâng hạng thương binh 212
trường hợp, giải quyết 66 trường hợp vừa là thương binh vừa là bệnh binh (hoặc
MSLĐ) được hưởng cả hai chế độ theo quy định của chính sách; quyết định trợ
cấp mai táng phí và trợ cấp một lần trên 1200 trường hợp người có cơng từ trần;
gần 1600 trường hợp người hoạt động kháng chiến; cấp 4500 sổ ưu đãi giáo dục
cho con người có cơng, quyết định 120 người hưởng trợ cấp chất độc hố học.
Một số chính sách cụ thể khác đối với người có cơng cũng được quan tâm
giải quyết triệt để như giải quyết tuất hàng tháng đối với thân nhân của liệt sỹ,
thân nhân thương bệnh binh, người phục vụ thương bệnh binh nặng, trợ cấp 1
lần người có cơng giúp đỡ cách mạng, chế độ tù đày với tổng số trên 800
trường hợp.


6


Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh liệt sỹ, cơng tác chăm sóc
người có cơng đã có bước chuyển biến tích cực, 5 chương trình cụ thể đã trở
thành phong trào rộng khắp, có chiều sâu và mang tính xã hội hố cao.
Chương trình xây dựng quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa” năm 2007 đạt cao, toàn
tỉnh thu được 4,279 tỷ đồng đạt 181,31% kế hoạch, trong đó quỹ cấp tỉnh 832
triệu đồng (đạt 202,92%), quỹ cấp huyện 912,36 triệu đồng (đạt 145,55% kế
hoạch), quỹ cấp xã thu được 1,763 tỷ đồng (đạt 134,58% kế hoạch).
Toàn tỉnh đã xố bỏ hồn tồn hộ chính sách nhà ở tranh tre, dột nát; 498
hộ gia đình chính sách nhà ở xuống cấp do xây dựng từ lâu đã được UBND tỉnh
trích ngân sách hỗ trợ để sửa chữa mức 5 triệu đồng/ hộ với tổng kinh phí 2,49
tỷ đồng. Trong năm 2007, tồn tỉnh có 86 nhà tình nghĩa được xây mới, tổng trị
giá 1,469 tỷ đồng, trong đó huyện Vĩnh Tường là đơn vị cơ số nhà tình nghĩa
được xây mới nhiều nhất (28 nhà).
Chương trình ổn định đời sống gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh, chăm
sóc bố, mẹ, vợ liệt sỹ già yếu cô đơn, con liệt sỹ mồ cơi được các cấp, các
ngành, các đồn thể xã hội quan tâm thông qua các hoạt động cụ thể, có hiệu quả
thiết thực như Tỉnh đồn thanh niên có phong trào “ Tuổi trẻ Vĩnh Phúc – hành
trình đền ơn đáp nghĩa” đã tặng 500 áo lụa, 534 tấm chăn cho bố, mẹ, vợ, liệt
sỹ, tư vấn giới thiệu gần 200 thanh niên con gia đình chính sách có việc làm ổn
định. Các tổ chức đồn thể khác như phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn viên thanh
niên đã đóng góp trên 15 ngàn ngày cơng giúp đỡ gia đình chính sách trong sản
xuất, tu sửa, vệ sinh nghĩa trang liệt sỹ..., gần 900 gia đình thương binh, liệt sỹ
được Hội LHPN giúp cây con giống mới đưa vào sản xuất; trên 2.300 người
được các cơ sở y tế khám bệnh và cấp thuốc miễn phí trị giá trên 60 triệu đồng,
823 hộ gia đình được tặng sổ tiết kiệm trị giá 235 triệu đồng.
Trong dịp tết Nguyên đán Đinh Hợi và ngày Thương binh liệt sỹ, UBND

tỉnh đã trích ngân sách trên 8 tỷ đồng tặng trên 70 ngàn lượt người có cơng. Ở
cấp huyện, xã, phường, thị trấn và một số doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội
cũng đã trích ngân sách thăm hỏi tặng quà cho gần 17 ngàn người thuộc đối
tượng có cơng với tổng kinh phí 606 triệu đồng.
Có thể khẳng định, trong năm qua cơng tác chăm sóc thương binh, gia
đình liệt sỹ và người có cơng trên địa bàn có sự phát triển cả về chiều rộng,
chiều sâu với nhiều hoạt động thiết thực thúc đẩy phong trào, nâng cao nhận
7


thức của toàn xã hội tạo tiền đề cho việc thực hiện xã hội hố trong cơng tác
“Đền ơn đáp nghĩa” theo chủ trương chung Nhà nước.
IV. Công tác xã hội thuộc ngành quản lý
1. Công tác giảm nghèo
Trong năm, có 38.438 hộ nghèo được cấp giấy chứng nhận hộ nghèo để
người nghèo, hộ nghèo được hưởng thụ các chính sách ưu đãi xã hội; ngành Y
tế, BHXH đã cấp 155.081 thẻ BHYT cho người nghèo và người dân thuộc các
xã 135 với tổng kinh phí mua thẻ 12,4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Tiến bộ
hơn so với mọi năm giấy giấy chứng nhận hộ nghèo và toàn bộ thẻ BHYT đã
được cấp đến từng hộ gia đình và từng người từ ngày 01/01/2007.
Thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND ngày 04/7/2007 của HĐND
tỉnh về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007-2010,
Ngành Lao động – TB&XH tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số
3104/KH-UBND ngày 31/8/2007 tổ chức thực hiện NQ 16/2007 bao gồm một
số nội dung cơ bản như: hỗ trợ lãi xuất cho vay hộ nghèo và đối tượng chính
sách xã hội; hỗ trợ về giáo dục cho học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số và
đối tượng xã hội; hỗ trợ xây dưng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo; hỗ trợ kinh
phí học nghề; hỗ trợ học ngoại ngữ, giáo dục định hướng xuất khẩu lao động.
Mục tiêu cơ bản của chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 16/2007
là: giảm ít nhất 2% tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm, đến hết năm 2008 khơng cịn hộ

chính sách nghèo do nguyên nhân thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm; xoá cơ bản nhà
tạm cho hộ nghèo.
Năm 2007, ngân sách tỉnh cấp bổ sung 2 tỷ đồng để sử dụng vào mục đích
phát triển kinh tế gia đình thuộc vốn ngân quỹ xóa đói giảm nghèo. Đã có thêm
400 hộ nghèo được vay vốn tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, giúp người nghèo,
hộ nghèo từng bước thốt nghèo.
Cơng tác điều tra, rà sốt hộ nghèo có nhu cầu vay vốn, việc làm, đào tạo
nghề thuộc 17 xã khó khăn trong tỉnh đã được triển khai thực hiện làm cơ sở xây
dựng Đề án giảm nghèo, giải quyết việc làm đến năm 2010 để trình HĐND tỉnh
trong năm 2008 ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho người dân của
các xã nghèo thuộc vùng khó khăn của tỉnh.

8


Theo thống kê, báo cáo và tổng hợp của các huyện, thị, tỷ lệ hộ nghèo
của tỉnh Vĩnh Phúc đến cuối năm 2007 còn 12,5%, giảm 2,4% so với năm
2006, đạt 99,2% so với mục tiêu đề ra. Cụ thể từng huyện, thành, thị, tỷ lệ hộ
nghèo cuối năm 2007 của từng đơn vị như sau: Tam Đảo 30,98%, Tam Dương
22,01%, Lập Thạch 16,9%, Mê Linh 10,77%, Bình Xuyên 9,19%, Yên Lạc
9,15%, Vĩnh Tường 8,6%, Phúc Yên 5,89%, Vĩnh Yên 4,08%.
2. Cơng tác Bảo trợ xã hội
Năm 2007, tồn tỉnh đã tăng thêm 1.270 đối tượng hưởng trợ cấp xã hội
tại cộng đồng (trong đó: Vĩnh Tường 383 người, Yên Lạc 282 người, Lập Thạch
173 người, Vĩnh Yên 128 người, Bình Xuyên 110 người, Phúc Yên 55 người,
Tam Đảo 33 người) nâng tổng số đối tượng hiện đang hưởng trợ cấp tại cộng
đồng lên 7.187 người, mức 65.000 đồng/người/tháng. UBND tỉnh đã quyết định
cấp bổ sung trên 1,2 tỷ đồng cho các huyện, thành, thị để trợ cấp cho đối tượng
do tăng thêm.
Trong năm 2007, phòng Nội vụ Lao động - TB&XH các huyện, thị đã

phối hợp với Trung tâm BTXH thực hiện rà soát, lập hồ sơ để tiếp nhận 93 đối
tượng vào nuôi dưỡng tại Trung tâm. Tổng số đối tượng được nuôi dưỡng tập
trung tại Trung tâm hiện nay 154 người, trong đó chủ yếu là trẻ mồ côi, trẻ sơ
sinh bị bỏ rơi chiếm trên 50%, cịn lại là người già cơ đơn, người tàn tật.
Trong dịp tết Ngun đán Đinh Hợi, tồn tỉnh có 2.080 hộ nghèo có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn được cứu trợ đột xuất với tổng kinh phí thực hiện 624
triệu đồng bằng nguồn ngân sách tỉnh, mức 300.000 đồng/hộ.
3. Công tác Phòng chống Tệ nạn xã hội (TNXH)
Nội dung Phòng chống tệ nạn xã hội năm 2007 được tập trung vào việc
thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng ngừa tệ nạn mại dâm và
cai nghiện phục hồi tập trung tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội.
Tồn tỉnh có 215 cơ sở kinh doanh dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm với
tổng số trên 400 nhân viên phục vụ. Số cơ sở được kiểm tra 43 đơn vị (17 khách
sạn, 21 nhà nghỉ, 5 cơ sở dịch vụ Karaok, Massage, cắt tóc gội đầu); các đơn vị
được kiểm tra chủ yếu vi phạm không khám sức khoẻ định kỳ cho người lao
động theo quy định.

9


Tồn tỉnh có 196 đối tượng liên quan đến hoạt động mại dâm, tập trung
chủ yếu ở địa bàn thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên.
Theo hồ sơ quản lý, Trung tâm GDLĐXH đang cai nghiện, chữa trị, giáo
dục 477 học viên là ngựời nghiện ma tuý, gái bán dâm; trong đó 440 đối tượng
ma tuý, 37 gái bán dâm.
Tình hình cai nghiện, chữa trị, giáo dục đối tượng TNXH tại Trung tâm
Giaó dục LĐXH của tỉnh trong năm 2007 có những diễn biến phức tạp; một số
đối tượng cầm đầu có tiền án, tiền sự tiếp tục kích động gây rối, chống người thi
hành cơng vụ, gây mất ổn định tại Trung tâm. Đã truy tố xét xử 02 đối tượng
cầm đầu. Hiện nay tình hình của đơn vị tạm thời ổn định và đang đẩy mạnh triển

khai công tác giáo dục lao động và dạy nghề.
Hoạt động của cộng tác viên phòng chống TNXH ở cấp xã, phường, thị
trấn hiệu quả chưa cao; toàn tỉnh số xã, phường, thị trấn khơng có TNXH chiếm
22,36% (34/152 đơn vị).
V. Công tác thanh tra
1. Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư
Tình hình khiều nại, tố cáo về các lĩnh vực lao động TB&XH trong năm
2007 giảm về số lượng và tính chất phức tạp do một số vụ việc đã được giải
quyết kịp thời từ cơ sở.
Trong năm, đã tiếp 245 lượt công dân đến hỏi, đề nghị hưởng chế độ, chủ
yếu là chính sách đối với người có cơng với cách mạng, 02 lượt cơng dân đến
khiếu nại, tố cáo về chính sách người có cơng.
Việc tiếp công dân thường xuyên vào các ngày trong tuần của Lãnh đạo
Sở vào ngày 10 hàng tháng tiếp tục được duy trì. Tại các đơn vị sự nghiệp trực
thuộc cũng đã thực hiện các quy định về tổ chức tiếp dân theo hướng dẫn chung
của Sở.
Về giải quyết đơn thư: trong năm 2007, có 188 lượt đơn thư hỏi, đề nghị
chính sách người có cơng đã được giải đáp, trả lời thoả đáng trên cơ sở chính
sách nhà nước ban hành. Đơn khiếu nại, tố cáo có 16 lượt đơn với 13 vụ việc,
trong đó 05 vụ việc về pháp luật lao động, 05 vụ việc về người có cơng và 03 vụ
việc liên quan đến chính sách BHXH và xã hội. Qua đó cho thấy các vấn đề về
quan hệ lao động, pháp luật lao động cũng đã được người lao động quan tâm.
10


Các vụ việc trên đã được xem xét giải quyết hoặc phối hợp với các cơ quan liên
quan xem xét có kết luận.
2.Cơng tác Thanh tra
Triển khai Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ-PCCN lần thứ 9 trên địa bàn tỉnh
đạt kết quả tốt với các nội dung: Các doanh nghiệp tổ chức mit tinh hưởng ứng,

có 08 đơn vị có thành viên trong Ban chỉ đạo tham dự; Các doanh nghiệp tổ
chức 27 lớp tập huấn, huấn luyện ATLĐ, VSLĐ và tổ chức 07 cuộc thi tìm hiểu
về AT-VSLĐ-PCCN thu hút gần 2.500 lao động tham gia; tổ chức huấn luyện kỹ
thuật an toàn cho 2.962 lao động và cấp 2.773 thẻ ATLĐ cho người lao động tại
doanh nghiệp.
Công tác tập huấn về Quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp
luật lao động theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động TB&XH đã được
triển khai đến 74 doanh nghiệp đóng trên địa bàn; đã thu về 55 phiếu của 55
doanh nghiệp để rà soát, xử lý và đưa ra 45 phiếu kiến nghị yêu cầu khắc phục
những sai phạm.
Trong năm 2007, Thanh tra Bộ Lao động TB&XH đã thanh tra 09 doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh, có 126 vấn đề tồn tại được đưa ra qua thanh tra; Đồn
đã lập 04 biên bản vi phạm hành chính về lao động tại 04 doanh nghiệp để đề
nghị Chánh Thanh tra Bộ và Chánh Thanh tra Sở Lao động TB&XH Vĩnh Phúc
xử phạt theo thẩm quyền, quy định.
Thanh tra Sở Lao động TB&XH trong năm 2007 chủ trì phối hợp với Bảo
hiểm xã hội tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh tiến hành thanh tra theo phiếu tự kiểm
tra tại 21 doanh nghiệp, đưa ra 190 kiến nghị, quyết định xử phạt hành chính
cảnh cáo 02 đơn vị do vi phạm pháp luật lao động; phối hợp với phòng Nội vụ
-LĐTB&XH Phúc Yên, huyện Tam Đảo thanh tra, kiểm tra 08 nhà hàng, khách
sạn về thực hiện Pháp luật lao động; thanh tra về chính sách ưu đãi người có
cơng và chính sách BTXH tại các phịng Nội vụ - LĐTB&XH Vĩnh Yên, Phúc
Yên và Mê Linh.
Trong năm, toàn tỉnh có 13 vụ tai nạn lao động làm 05 người chết, 08
người bị thương nặng, trong đó có 07 vụ tai nạn trong quá trình lao động sản
xuất, 06 vụ tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động. Các vụ tai nạn lao
động trên đã được đìều tra kết luận kịp thời, đúng pháp luật bảo đảm quyền lợi
cho nạn nhân và gia đình.
11



ĐÁNH GIÁ CHUNG

Năm 2007, ngành Lao động TB&XH tiếp tục phát huy kết quả công tác
đã đạt được trong năm 2006, và cơ bản đã hoàn thành các nhiệm vụ, chương
trình kế hoạch, chỉ tiêu chủ yếu của Bộ Lao động TB&XH, Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND tỉnh giao góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Kết quả nổi bật là:
Trong công tác chỉ đạo điều hành đã bám sát nhiệm vụ chính trị và tình
hình thực tế của tỉnh để có những giải pháp cụ thể, chủ động phát hiện các vấn
đề liên quan đến lĩnh vực Lao động TB&XH để tham mưu UBND tỉnh ban hành
cơ chế, chính sách tạo điều kiện để người lao động có việc làm, có cơ hội học
nghề để tìm việc làm, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp
sắp, đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Một số chỉ tiêu cơ bản như giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xố đói
giảm nghèo đều đạt và vượt kế hoạch. Trong giải quyết việc làm đã thực hiện có
hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm; nâng cao tinh thần trách
nhiệm của người sử dụng lao động trong thực hiện các chính sách về an tồn, vệ
sinh lao động thơng qua các cuộc thanh tra, kiểm tra của ngành.
- Đối với công tác dạy nghề, quy mô dạy nghề tăng, tuyển mới dạy nghề
tăng về học nghề dài hạn; nâng cấp Trường Trung cấp Nghề thuộc Sở Lao động
TB&XH thành Trường Cao đẳng Nghề; có 5/9 huyện thành thị có Trung tâm dạy
nghề; đã chú ý đến đào tạo lao động kỹ thuật và chuyên gia, đến giáo dục pháp
luật, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp để xuất khẩu lao động.
- Trong thực hiện chính sách người có cơng đã tổ chức thực hiện đầy đủ,
kịp thời các chính sách ưu đãi; tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp
nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, phát huy mọi nguồn lực góp phần nâng cao
đời sống vật chất người có cơng, khơng cịn hộ chính sách ở nhà tạm tranh tre,
vách nứa.
- Huy động tối đa nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về

giảm nghèo giai đoạn 2007-2010 theo Nghị quyết 16/2007 của HĐND tỉnh với
09 giải pháp cụ thể.

12


- Đổi mới, tăng cường công tác quản lý, hoạt động Trung tâm giáo dục
LĐXH; kiên quyết xử lý trường hợp học viên cầm đầu, gây rối hướng tới làm
trong sạch học viên là đối tượng TNXH, kể cả đội ngũ cán bộ của Trung tâm.
Tuy nhiên hoạt động của ngành năm 2007 còn một số tồn tại sau đây:
- Công tác chỉ đạo điều hành ở cấp xã, phường, thị trấn đối với chương
trình việc làm, XĐGN ở cấp xã, phường, thị trấn còn thụ động, hiệu quả chưa
cao;
- Quy mô dạy nghề tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu lao động kỹ
thuật trong tỉnh; đội ngũ giáo viên dạy nghề ở các Trung tâm dạy nghề còn thiếu
và yếu về chất lượng hạn chế đến khả năng tiếp cận máy móc thiết bị dạy nghề
hiện đại, tiên tiến.
- Tệ nạn ma tuý, người nghiện hút ma tuý khơng giảm, tỷ lệ tái nghiện cịn
cao; chưa xây dựng được mơ hình có hiệu quả trong việc quản lý, dạy nghề, tạo
việc làm cho đối tượng nghiện ma tuý, gái mại dậm.
- Việc tiêu cực, nhất là việc man khai, gian lận trong ưu đãi người có
cơng, lừa đảo trong xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm tuy không nổi cộm,
bức xúc nhưng vẫn lẻ tẻ xảy ra ở cơ sở.
- Nguyên nhân những tồn tại trên do tính phức tạp, nhạy cảm của lĩnh vực
Lao động TB&XH, do tính đồng bộ của cơ chế, chính sách; cơng tác tuyên
truyền, hướng dẫn cụ thể về chính sách, pháp luật chưa đến được cơ sở và người
dân. Công tác chỉ đạo, điều hành của ngành có nhiều chuyển biến, tiến bộ, sát
thực tiễn nhưng chưa đều, một số ít cán bộ của ngành từ tỉnh đến xã năng lực
còn yếu hạn chế đến năng lực của bộ máy quản lý nhà nước.
VI. Một số kiến nghị

- Đề nghị Bộ Lao động TB&XH tăng nguồn vốn vay quỹ 120 cho địa
phương với lãi suất ưu đãi tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vay.
- Đề nghị UBND tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí cho hoạt động thơng tin
thị trường lao động giai đoạn 2007-2010 và phê duyệt Đề án nâng cao năng lực
cho Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề nghị Bộ Lao động TB&XH, UBND tỉnh quan tâm đầu tư kinh phí
mua trang thiết bị dạy nghề, kinh phí xây dựng cơ bản cho các Trung tâm dạy
13


nghề cấp huyện để có điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng một số
ngành nghề đào tạo mới đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.
- Đề nghị Bộ Lao động TB&XH, UBND tỉnh tiếp tục tăng cường đầu tư
kinh phí để tu sửa, nâng cấp các nghĩa trang liệt sỹ cấp xã, phường, thị trấn do
nhiều nghĩa trang xã xây dựng từ lâu nay xuống cấp.
B. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2008:
Năm 2008, bước vào năm thứ 3 của thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010,
là năm có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của Đại hội Đảng bộ
lần thứ XIV và Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch 5 năm 2006-2010.
I. Mục tiêu chủ yếu của Ngành Lao động -TB&XH:
-

Giải quyết việc làm cho 25.000 lao động, trong đó có 2000 lao động
xuất khẩu đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi.

-

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 42,9%, trong đó qua đào tạo nghề đạt
32,6%.


-

Giảm tỷ lệ hộ nghèo tồn tỉnh cịn 10%.

-

Xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đạt 2 tỷ đồng.

II.

Một số nhiệm vụ và giải pháp

1.Về lao động - việc làm
- Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn
2006-2010, trong đó triển khai và thực hiện tốt các dự án cho vay quỹ quốc gia
tạo việc làm.
- Phát triển hình thức giao dịch, thông tin thị trường lao động, tổ chức sàn
giao dịch việc làm tiến tới tổ chức tuần việc làm, tháng việc làm để doanh
nghiệp trực tiếp tuyển dụng lao động theo yêu cầu.
- Trong xuất khẩu lao động, đặc biệt quan tâm đến đào tạo nghề là lao
động kỹ thuật và chuyên gia, giáo dục pháp luật, ngoại ngữ, tác phong công
nghiệp cho người lao động; chống tiêu cực và lừa đảo trong xuất khẩu lao động.
2. Về dạy nghề
- Phát triển hệ thống dạy nghề với 03 cấp trình độ theo hướng đa dạng,
linh hoạt, gắn với thị trường lao động.
14


- Hoàn thành quy hoạch đào tạo nghề tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007-2010
để đầu tư phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề theo quy hoạch, gắn với quy hoạch

của các ngành, các khu cơng nghiệp.
- Khuyến khích doanh nghiệp, HTX, các cơ sở sản xuất kinh doanh, làng
nghề tham gia dạy nghề thơng qua các chính sách và cơ chế nhằm kết hợp giữa
dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên nhằm đảm bảo cung ứng đủ nhân
lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ dạy nghề cho người lao động theo
Nghị quyết 16/2007/NĐ-HĐND của HĐND tỉnh và Đề án đào tạo nghề - giải
quyết việc làm cho lao động xã Quang Minh, cho 17 xã thuộc vùng khó khăn
của tỉnh.
- Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chú
trọng đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho giáo viên dạy nghề.
- Tăng cường kinh phí đầu tư cho phát triển, nâng cao chất lượng dạy
nghề và học nghề; thu hút các nguồn hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của quốc tế để
tiếp cận với chương trình, giáo trình, phương pháp dạy và học nghề tiên tiến,
đẩy nhanh hội nhập quốc tế.
- Thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực dạy nghề, huy động mọi nguồn lực
cho phát triển dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế,
các tổ chức xã hội và cá nhân tham gia dạy nghề.
3. Về chính sách người có cơng
- Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi đối với người
có cơng do Nhà nước ban hành.
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ
nguồn” nhằm huy động mọi nguồn lực cộng đồng góp phần chăm sóc và nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần người có cơng cao hơn mức sống trung bình của
dân cư, khơng cịn hộ gia đình người có cơng thuộc diện nghèo.
- Ưu tiên hỗ trợ hộ gia đình người có cơng về đất sản xuất, dạy nghề, tạo
việc làm, tăng thu nhập thông qua các chương trình kinh tế xã hội để giúp họ tự
vươn lên khá giả, làm giàu.

15



- Tranh thủ và huy động tối đa các nguồn vốn để tơn tạo, nâng cấp các
cơng trình tưởng niệm liệt sỹ, (nghĩa trang, bia tưởng niệm ...) tôn vinh người có
cơng nhằm giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ.
4. Về giảm nghèo và bảo trợ xã hội
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND
ngày 04/7/2007 của UBND tỉnh về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc
làm giai đoạn 2007-2010; xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nghèo năm
2008 với mục tiêu năm 2008 giảm 2,5% tỷ lệ hộ nghèo.
- Đa dạng hoá huy động nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo với các chính sách và dự án cụ thể, ưu tiên tập trung cho các xã
nghèo trong tỉnh.
- Tạo cơ hội để hộ nghèo tự lực vượt nghèo thơng qua các chính sách trợ
giúp như vay ưu đãi tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nơng...
- Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình
kinh tế-xã hội của tỉnh để tạo việc làm, dạy nghề ưu tiên cho đối tượng là người
tàn tật, trẻ mồ côi, lang thang và các đối tượng yếu thế khác giúp họ tự vươn lên
hoà nhập cộng đồng.
- Từng bước đổi mới quản lý và hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội,
tiếp nhận thêm 50-70 đối tượng vào nuôi dưỡng tại Trung tâm đưa số đối tượng
được nuôi dưỡng tập trung lên 200-220 người.
- Chủ động nắm chắc tình hình đời sống của nhân dân để có biện pháp
ứng phó kịp thời tình hình thiếu đói, giáp hạt, thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
gây ra.
5. Về phòng chống Tệ nạn xã hội
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục ngăn chặn
phát sinh người nghiện ma tuý, tệ nạn mại dâm đến từng địa bàn và tổ dân phố,
khu dân cư.
- Nâng cao hiệu quả cuộc vận động xây dựng xã, phường lành mạnh,

khơng có tệ nạn xã hội gắn với cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá”.

16


- Thực hiện đúng quy trình cai nghiện, quản lý chặt chẽ sau cai, coi trọng
biện pháp giáo dục, dạy nghề, lao động và trị liệu để phục hồi nhân cách, hồ
nhập cộng đồng.
- Củng cố, tăng cường cơng tác quản lý hoạt động của Trung tâm Giáo
dục LĐXH đủ mạnh theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, xây dựng
đề án dạy nghề, giải quyết việc làm tại Trung tâm.
6. Công tác Thanh tra
- Tiếp tục triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động về
Quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện Pháp luật lao động.
- Thanh tra tập trung hướng vào các vấn đề liên quan trực tiếp đến công
dân như xuất khẩu lao động, việc thực hiện Pháp luật lao động của các doanh
nghiệp trên địa bàn, về vay vốn tạo việc làm, xố đói giảm nghèo, hỗ trợ kinh
phí học nghề và việc sử dụng lao động ở các nhà hàng, khách sạn.
- Thanh tra việc thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng và chính sách
bảo trợ xã hội ở các huyện, thành thị.
- Thanh tra hoạt động dạy nghề ở một số cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập
nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, quản lý nhà nước về dạy nghề.
Phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại yếu kém, tiếp tục đổi
mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, với tinh thần cố gắng, quyết tâm cao, Ngành Lao
động TB&XH Vĩnh Phúc phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế
hoạch năm 2008 - năm bản lề của kế hoạch 5 năm(2006-2010), góp phần vào
thực hiện thắng lợi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nơi nhận:

-

- Tỉnh uỷ (b/c);

-

- UBND tỉnh (b/c);
- Bộ LĐTBXH (b/c);
- Phòng nội vụ - LĐTBXH huyện, thị;
- Các phòng thuộc Sở;
- Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở;
- Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC
(đã ký)
Lê Xuân Đăng

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×