Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

BC-266-UBND_2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.51 KB, 38 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 266/BC-UBND

Quảng Bình, ngày 26 tháng 11 năm 2018

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
Tổng kết công tác tư pháp năm 2018
và nhiệm vụ, giải pháp năm 2019
Năm 2018, với quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề
ra, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện các Nghị
quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ,
Nghị quyết của Tỉnh ủy, của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển KT-XH và dự toán
ngân sách nhà nước năm 2018. Tập trung chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc và thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra nên nhìn chung năm
2018 tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Tăng
trưởng kinh tế đạt kế hoạch đề ra, thu ngân sách vượt kế hoạch; sản xuất trồng trọt
được mùa, chăn ni phát triển, dịch bệnh ít xảy ra; khai thác thuỷ sản trở lại bình
thường, sản lượng thuỷ sản tăng cao; hoạt động du lịch có nhiều chuyển biến tích
cực, các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư được triển khai có hiệu quả; lĩnh vực
văn hố - xã hội có nhiều đổi mới; quốc phịng - an ninh được tăng cường, giữ vững;
công tác an sinh xã hội được chú trọng, đời sống của Nhân dân được nâng lên.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc thực hiện kế hoạch năm 2018 trong
điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức cùng với việc chưa có các dự án động lực
đi vào hoạt động, tỷ lệ hộ nghèo cịn cao; tình hình vi phạm trật tự an tồn xã hội
cịn xảy ra ở một số địa phương... Những khó khăn đó cũng đã ảnh hưởng đến việc


triển khai nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành nói chung và đối với cơng tác
Tư pháp nói riêng.
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH CƠNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2018
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
1. Kết quả
- Triển khai các văn bản của cấp trên: Thực hiện Quyết định số 85/QĐ-BTP
ngày 10/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về ban hành Chương trình hành động
của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017
của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; các
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: số 33/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017
về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; số 32/NQ-HĐND ngày
08/12/2017 về dự tốn thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Bình năm 2018;
Quyết định số 81/QĐ-UBND ngày 10/01/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành
Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và Nghị quyết của
HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
năm 2018 và các Chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp trong từng lĩnh vực tư


pháp cụ thể, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các
nhiệm vụ đã được phê duyệt tại Kế hoạch số 61ª/KH-UBND ngày 12/01/2018 về
triển khai công tác Tư pháp năm 2018. Đồng thời, chỉ đạo Sở Tư pháp bám sát các
mục tiêu, chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp, các Nghị quyết, Chương trình,
kế hoạch của Tỉnh ủy, của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; Nghị quyết của HĐND, các
văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh để vừa chủ động tham mưu ban hành Kế hoạch 1
vừa chủ động đề xuất các biện pháp triển khai thực hiện kịp thời, có chất lượng các
nhiệm vụ của ngành Tư pháp ở địa phương.
Ngoài ra, trong năm 2018, đã chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu trên 53 nhiệm vụ
đột xuất khác do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao, tăng 76,66% so với cùng

kỳ năm 2017 (năm 2017, giao 30 nhiệm vụ) và 100% nhiệm vụ được giao đều
được Sở Tư pháp tham mưu đúng và trước thời hạn.
- Kiểm tra, hướng dẫn về công tác chuyên môn, nghiệp vụ: Xác định đây là
nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên trong công tác chỉ đạo, điều hành, ngay từ đầu
năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp bám sát Kế hoạch công tác tư pháp năm
2018 và các văn bản pháp luật hướng dẫn trong từng lĩnh vực tư pháp để xây dựng
và triển khai các kế hoạch kiểm tra, đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn về
chuyên môn nghiệp vụ cho các sở, ngành, địa phương có liên quan, nhất là hướng
dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho tư pháp cơ sở. Trong năm 2018, đã chỉ đạo Sở Tư
pháp tham mưu ban hành hoặc ban hành trên 250 văn bản về kiểm tra và hướng dẫn
nghiệp vụ trong các lĩnh vực tư pháp2; 09 cuộc thanh tra chuyên ngành3; 20 cuộc
1

Kế hoạch số 116/KH-STP ngày 18/01/2018 về triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp, Nghị quyết của HĐND và
Quyết định của UBND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Kế hoạch số 337/KH-STP
ngày 23/02/2018 về thực hiệ cải cách chế độ công vụ, công chức tại Sở Tư pháp năm 2018; Kế hoạch số 333/KH-STP ngày 23/02/2018
về thực hiện công tác bồi thường của nhà nước năm 2018; Kế hoạch số 733/KH-STP ngày 17/4/2018 về triển khai thực hiện Chương
trình hành động của UBND tỉnh Quảng Bình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2018; Kế hoạch số 682/KH-STP ngày
06/4/2018 về Tổ chức “Cuộc thi tìm hiểu pháp luật qua Trang thơng tin điện tử Sở Tư pháp Quảng Bình”; Kế hoạch số 750/KH-STP ngày
19/4/2018 về tổ chức đối thoại với cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính và giải quyết TTHC trong lĩnh vực tư pháp; Kế hoạch số
541/KH-STP ngày 23/3/2018 về triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề
về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” ; Kế hoạch số 742/KH-STP
ngày 18/4/2018/2018 triển khai Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 30/3/2018 của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; Kế hoạch số 595/KH-STP ngày 29/3/2018 về triển khai Chương trình hành động số 18-CTr/TU
ngày 13/3/2018 của BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về cơng tác
dân số trong tình hình mới; Kế hoạch số 597/KH-STP ngày 29/3/2018 về triển khai Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày
13/3/2018 của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về tăng cường cơng tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới ; ….
2

Quyết định số 1836/QĐ-UBND ngày 09/10/2017 về ban hành Kế hoạch thanh tra năm 2018; Kế hoạch số 134/KH-STP ngày
22/01/2018 kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động của các tổ chức đấu giá tài sản năm 2018; Kế hoạch số 128/KH-STP ngày
19/01/2018 kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động các tổ chức thực hiện tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2018; Kế
hoạch số 135/KH-STP ngày 22/01/2018 kiểm tra tình hình tổ chức, hoạt động của tổ chức giám định tư pháp công lập năm 2018; Kế
hoạch số 604/KH-STP ngày 29/3/2018 về việc kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động Đồn Luật sư Quảng Bình năm 2018; Kế hoạch
số 604/KH-STP ngày 29/3/2018 về kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động một số tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình năm 2018; Cơng văn số 629/STP-BTTP ngày 03/4/2019 hướng dẫn Đoàn Luật sư về việc triển khai thực hiện Hệ tiêu chí đánh
giá, phân loại tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại có yếu tố nước ngồi; Công văn số 808/STP-BTTP ngày
27/4/2018 hướng dẫn các Sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện đấu giá quyền
sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước và tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; Công văn số 833/STP-BTTP
ngày 03/5/2018 về việc phúc đáp Công văn số 118/CV-CNQB của Ngân hàng Sài Gịn Thương tín Chi nhánh Quảng Bình và hướng dẫn
các tổ chức hành nghề công chứng về việc công chứng thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp; Công văn số 356/STP-BTTP
ngày 28/02/2018 hướng dẫn Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Bình về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 235/KHUBND về việc Triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2018 trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình; Cơng văn số 937/STP-BTTP ngày 22/5/2018 hướng dẫn Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Bình về
việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 513/KH-UBND về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng
Bình giai đoạn 2018-2020; Công văn số 832/STP-BTTP ngày 03/5/2018 hướng dẫn các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp
luật trên địa bàn tỉnh về việc đăng ký tham gia thực hiện TGPL theo luật TGPL năm 2017…
3
01 cuộc thanh tra hành chính chấp hành pháp luật về trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc tiếp công dân và giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng tại Trung tâm Dịch vụ bán Đấu giá tài sản; 08 cuộc thanh tra chuyên ngành tại UBND xã
Xuân Thủy, Mai Thủy,huyện Lệ Thủy ; UBND xã Quảng Thọ, Quảng Hòa,thị xã Ba Đồn ; phòng tư pháp thị xã Ba Đồn ;phòng tư

2


kiểm tra các tổ chức trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp4; 18 cuộc kiểm tra các sở, ngành,
địa phương về cơng tác xử lý vi phạm hành chính và phổ biến giáo dục pháp luật.
2. Khó khăn, hạn chế: Khơng
II. TÌNH HÌNH CƠNG TÁC TRONG CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ
1. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản

quy phạm pháp luật
1.1. Kết quả đạt được
a) Cơng tác xây dựng, thẩm định, góp ý văn bản QPPL
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 203/QĐ-UBND ngày 19/01/2018 ban
hành Chương trình xây dựng văn bản QPPL của UBND tỉnh năm 2018. Trong năm
2018, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành 34 văn bản QPPL (Trong đó, Nghị quyết 06,
Quyết định 28) giảm 39,2% so với cùng kỳ năm 2017 (năm 2017 ban hành 56 văn
bản, trong đó 35 quyết định, 11 Nghị quyết). Sở Tư pháp đã thẩm định 43 văn bản
QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của UBND và văn bản thuộc thẩm quyền ban
hành của HĐND tỉnh do UBND tỉnh trình, (đạt 100% kế hoạch đề ra), giảm 35,8%
so với năm 2017 (năm 2017 thẩm định 67 văn bản). HĐND, UBND cấp huyện, cấp
xã đã ban hành 2445 văn bản QPPL (Nghị quyết: 221, Quyết định: 23). Nhìn chung,
cơng tác xây dựng, thẩm định, góp ý văn bản QPPL được triển khai kịp thời; chất
lượng thẩm định, góp ý văn bản ngày càng được nâng cao. Ngồi ra, đã góp ý đối
với 22 dự thảo văn bản QPPL của các cơ quan Trung ương gửi lấy ý kiến.
b) Công tác kiểm tra văn bản QPPL
Đã ban hành và chỉ đạo triển khai Kế hoạch số 2359/KH-UBND ngày
19/12/2017 về thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL năm 2018. Trong
năm 2018, chỉ đạo Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã đã tự
kiểm tra 369 văn bản QPPL6, giảm 23,6% so với cùng kỳ (năm 2017, tự kiểm tra
483 văn bản QPPL); kiểm tra theo thẩm quyền 435 văn bản QPPL 7, giảm 13% so
với cùng kỳ (năm 2017, kiểm tra theo thẩm quyền 500 văn bản QPPL).
Kết quả kiểm tra và xử lý văn bản qua kiểm tra như sau:
- Ở cấp tỉnh: Qua kết quả tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền, khơng có
văn bản ban hành sai thẩm quyền, chỉ phát hiện 02 văn bản có nội dung quy định
về hiệu lực thi hành chưa phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL
và 01 văn bản QPPL chưa phù hợp với văn bản QPPL cấp trên. Đã chỉ đạo Sở Tư
pháp ban hành văn bản thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan có liên quan để kịp
thời xử lý theo quy định.
- Ở cấp huyện, cấp xã: Qua kết quả kiểm tra, tự kiểm tra đã phát hiện 15 văn

bản QPPL chưa phù hợp với văn bản QPPL cấp trên; trong đó: 04 văn bản sai về
thẩm quyền ban hành và nội dung; 11 văn bản sai khác và đã xử lý và kiến nghị xử
lý theo đúng quy định của pháp luật.
pháp huyện Minh Hóa; Văn phịng Cơng chứng Trung Sơn, 01 cuộc thanh tra 03 Văn phòng luật sư và 01 cuộc thanh tra tại Công ty
Luật.
4
Luật sư: 09; Giám định tư pháp: 02; Tư vấn pháp luật: 03; Trợ giúp pháp lý: 06.
5
Cấp huyện: 19 (Nghị quyết 10; Quyết định: 9); Cấp xã: 225 (Nghị quyết: 211, Quyết định: 14)
6
Sở Tư pháp 29 văn bản; cấp huyện: 17 văn bản; cấp xã: 323 văn bản.
7
Sở Tư pháp 17 văn bản; cấp huyện: 418 văn bản.

3


c) Cơng tác rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL
Đã ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 22/02/2018 thực hiện hệ
thống hóa văn bản QPPL kỳ 2014-2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; thực hiện
cơng bố hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần đối với 119 văn bản do
HĐND, UBND tỉnh ban hành được rà soát trong năm 2017 8; chỉ đạo Sở Tư pháp
và các cơ quan có liên quan thực hiện rà sốt 479 văn bản QPPL do HĐND,
UBND tỉnh ban hành có liên quan đến các lĩnh vực 9; chỉ đạo các sở, ban, ngành
cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa văn
bản QPPL kỳ 2014-2018 đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.
d) Kết quả tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và bố trí kinh phí, nhân lực cho
cơng tác kiểm tra, rà sốt, hệ thống hóa
Đã chỉ đạo Sở Tư pháp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác xây dựng,
ban hành văn bản QPPL của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã 10. Chỉ

đạo các ngành, các cấp đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ công tác kiểm tra
văn bản QPPL. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 106/2015/NQ-HĐND ngày
17/7/2015, Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 25/9/2015 về quy định nội
dung chi, mức chi cho công tác kiểm tra, xử lý, rà sốt, hệ thống hóa văn bản
QPPL của HĐND, UBND các cấp; cơng tác hịa giải ở cơ sở; công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình; bố trí kinh phí cho cơng tác thẩm định, kiểm tra, rà sốt và hệ
thống hóa trong nguồn kinh phí chi thường xuyên của Sở Tư pháp. Đã chỉ đạo các
sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, dự tốn về kinh
phí cho cơng tác này; chỉ đạo Sở Tài chính bảo đảm kinh phí phục vụ cho cơng tác
kiểm tra, xử lý, rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL ở cấp tỉnh và hướng dẫn các
huyện, thị xã, thành phố cân đối ngân sách đảm bảo kinh phí hoạt động cho cơng
tác kiểm tra, xử lý, rà soát ở địa phương theo quy định hiện hành; bổ sung nguồn
kinh phí để thực hiện nhiệm vụ cập nhật văn bản QPPL lên Cơ sở dữ liệu quốc gia
về pháp luật theo Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 23/5/2015 của Chính phủ11.
1.2. Khó khăn, hạn chế
- Việc lấy ý kiến đối với các dự thảo luật và dự thảo các văn bản QPPL khác ở
trung ương cịn hình thức, thời gian quá ngắn nên chất lượng chưa cao.
- Về quy định công bố danh mục văn bản hết hiệu lực có sự mâu thuẫn về
thẩm quyền, cụ thể: Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định thẩm quyền
công bố danh mục văn bản hết hiệu lực bao gồm cả văn bản quy định chi tiết thi
hành hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều 38 của Nghị định số
34/2016/NĐ-CP thuộc về Chủ tịch UBND nhưng tại Khoản 5, Điều 38 Nghị định
số 34/2016/NĐ-CP lại quy định thẩm quyền này thuộc về UBND và Thường trực
HĐND cùng cấp.
8

Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 26/01/2018
như : bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, các hiệp định thương mại tự do, đất đai, du lịch, tổ chức bộ máy, thi đua khen thưởng,
quản lý sử dụng tài sản cơng…Trong đó, có 50 văn bản QPPL được rà sốt khi có căn cứ rà sốt văn bản (theo văn bản là căn cứ

pháp lý hoặc theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội) và 315 văn bản được rà soát theo yêu cầu quản lý nhà nước (theo chuyên đề,
lĩnh vực, địa bàn);
10
Sở Xây dựng, UBND huyện, thị xã và UBND cấp xã ở Ba Đồn, Đồng Hới, Lệ Thủy.
11
Năm 2018, kinh phí cấp cho cơng tác kiểm tra, rà sốt: 50.000.000đ
9

4


2. Công tác quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật; xây dựng
cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước
và hoà giải ở cơ sở
2.1. Kết quả đạt được
2.1.1. Về phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Công tác lập kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn: Đã tham mưu BTV Tỉnh ủy ban
hành và triển khai Kế hoạch số 60-KH/TU ngày 28/3/2018 về tổng kết 15 năm thực
hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Khoá
IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, Nhân dân; ban hành 31 văn bản12 chỉ
đạo, hướng dẫn công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của
người dân tại cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước; trong đó, đã kịp thời
ban hành các kế hoạch triển khai văn bản Luật mới, kế hoạch triển khai thực hiện các
chương trình, đề án, nổi bật là Kế hoạch triển khai Chương trình PBGDPL giai đoạn
2017-2021 và các Kế hoạch thực hiện các Đề án thuộc Chương trình. Hội đồng Phối
hợp PBGDPL tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2018; đồng thời, ban
hành và chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành 45 văn bản13 hướng dẫn nghiệp vụ, tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc trong q trình triển khai thực hiện nhiệm vụ PBGDPL.
b) Kết quả hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp: Hiện nay, trên

địa bàn tỉnh có Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh và Hội đồng Phối hợp PBGDPL
8/8 huyện, thị xã, thành phố; một số ngành đã thành lập Hội đồng PBGDPL như
Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh... Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh thường
xuyên được kiện toàn, củng cố; đến nay, có 47 thành viên là đại diện Lãnh đạo của
các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Hội
đồng phối hợp PBGDPL các cấp đã ban hành kế hoạch hoạt động. Các thành viên
Hội đồng đã tích cực phối hợp trong việc triển khai nhiệm vụ PBGDPL, chỉ đạo
thực hiện công tác PBGDPL thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực phụ trách và dành thời
12

Kế hoạch số 10/KH-HĐ ngày 29/01/2018 về triển khai nhiệm vụ PBGDPL năm 2018, Kế hoạch số 60-KH/TU ngày 28/3/2018
Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khố IX) về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân; Kế hoạch số 233/KHUBND ngày 26/3/2018 Triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội
dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch số
386/KH-UBND ngày 26/3/2018 thực hiện Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu
niên giai đoạn 2010-2015” đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch số 455/KH-UBND ngày 02/2/2018 thực hiện Đề
án “Tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên” năm 2018; Kế hoạch số 457/KH-UBND
ngày 02/4/2018 thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước
chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” năm 2018; Kế hoạch số 411/KH-UBND ngày 28/3/2018 Tổng kết 05
năm thực hiện Luật Hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch số 682/KH-STP ngày 06/4/2018 về tổ chức “Cuộc thi
tìm hiểu pháp luật qua Trang thơng tin điện tử Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình”; Kế hoạch phối hợp số 708/KHPH-HLHPN ngày
12/4/2018 thực hiện công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ; hoà giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây
dựng pháp luật giai đoạn 2018-2022…
13
Kế hoạch phối hợp số 708/KHPH-HLHPN ngày 12/4/2018 thực hiện công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho
phụ nữ; hoà giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018-2022; Kế hoạch số 167/KH-STP ngày
26/01/2018 triển khai công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và chỉ đạo xã Hồng Thuỷ đạt chuẩn nông
thôn mới năm 2018, Kế hoạch số 608/KH-STP ngày 30/3/2018 thực hiện phong trào thi đua đảm bảo trật tự an tồn giao thơng tại
Sở Tư pháp năm 2018, Kế hoạch số 430/KH-STP ngày 14/3/2018 Thực hiện Chương trình phịng, chống mua bán người tại Sở Tư
pháp năm 2018, Kế hoạch số 431/KH-STP ngày 14/3/2018 tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân vùng

biên giới, hải đảo năm 2018, Công văn sô 502/STP-PBGDPL ngày 16/3/2018 về việc hướng dẫn hoạt động của đội ngũ báo cáo
viên, tuyên truyền viên pháp luật; Công văn số 642/STP-PBGDPL ngày 04/4/2018 v/v tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về phòng, chống ma tuý; Công văn số 799/STP-PBGDPL ngày 27/4/2018 về việc hưởng ứng Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật qua
Trang thơng tin điện tử Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình”…

5


gian để thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng; bố trí cán bộ thực hiện nhiệm
vụ PBGDPL tại cơ quan, đơn vị mình.
c) Kiện tồn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật:
Tiếp tục được kiện tồn; hiện nay, cấp tỉnh có 130 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh,
cấp huyện có 174 báo cáo viên và cấp xã có 1.728 tuyên truyền viên pháp luật, có
395 cơng chức Tư pháp các cấp, trong đó có 263 cơng chức trực tiếp thực hiện
cơng tác quản lý nhà nước về PBGDPL. Tồn tỉnh có 1.336 tổ hòa giải với 9.102
hòa giải viên, 245 giáo viên giảng dạy môn GDCD, GDPL; 146 báo cáo viên,
tuyên truyền viên pháp luật nịng cốt về lĩnh vực tơn giáo trên địa bàn tỉnh tham gia
PBGDPL. Đã chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức 07 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật 14;
phối hợp với UBND các cấp huyện tổ chức 16 lớp bồi dưỡng cho hòa giải viên,
mỗi lớp 100 học viên tham gia. Đội ngũ thực hiện nhiệm vụ PBGDPL đã tích cực
tham mưu cho lãnh đạo triển khai các hoạt động PBGDPL tại đơn vị, địa phương
mình và đạt được nhiều kết quả quan trọng15. Từ năm 2017 đến nay, đã thực hiện
chi trả khốn văn phịng phẩm cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh với định
mức 100.000 đồng/người/tháng.
d) Kết quả tuyên truyền, PBGDPL:
- Về triển khai Ngày Pháp luật: Đã ban hành Kế hoạch và chỉ đạo các ngành,
địa phương tích cực hưởng ứng Ngày pháp luật năm 2018 bằng nhiều hình thức phù
hợp với từng đối tượng và địa bàn khác nhau. Các hoạt động hưởng ứng được diễn
ra trọng tâm từ ngày 01/11 đến 15/11 với nhiều hình thức phong phú như: Treo băng
rơn, tổ chức đồn diễu hành cổ động, hội nghị hưởng ứng, chuyên mục Pháp luật và

Đời sống trên sóng truyền hình, phát hành Bản tin Tư pháp, tuyên truyền trên Trang
thông tin điện tử... Đặc biệt, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị hưởng ứng “Ngày pháp
luật nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” năm 2018 và tổng kết 05 năm thực
hiện “Ngày pháp luật”. Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp
tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong 05 năm tổ chức thực hiện “Ngày
pháp luật nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
- Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Chỉ đạo các sở, ban, ngành cấp
tỉnh; các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý và UBND các huyện, thị xã, thành
phố tăng cường công tác tuyên truyền cho cán bộ và Nhân dân; chú trọng tuyên truyền
các văn bản pháp luật mới ban hành, pháp luật trong các lĩnh vực có tác động trực tiếp
đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân; đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, pháp luật về CCHC, CCTP, phịng chống tham nhũng, lãng
phí; tập trung tun truyền các chính sách pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa
vụ của đồng bào dân tộc ít người, đồng bào công giáo và các nội dung khác đối với
các vấn đề cần định hướng dư luận xã hội...16. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về quyền con người, quyền công dân và các Công ước về quyền trẻ em,
14

04 hội nghị báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; 02 lớp cho giáo viên dạu GDCD, 01 lớp cho tun truyền viên nịng cốt về tơn giáo
Số liệu được tổng hợp trong mục Kết quả công tác PBGDPL chung trên địa bàn toàn tỉnh.
16
Kế hoạch số 43/KH-STP ngày 09/01/2017 về thực hiện nhiệm vụ PBGDPL năm 2017; Kế hoạch số 41/KH-STP ngày 10/01/2017
về thực hiện cơng tác phịng, chống tham nhũng năm 2017; Kế hoạch số 776/KH-STP ngày 19/5/2017 về thực hiện Kế hoạch số
26/KH/TU ngày 09/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình về thực hiện Kết luận số 05-KL/TW và Chương trình hành
động số 689/CTr-UBND ngày 25/4/2017 của UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội
phạm trong tình hình mới; Kế hoạch số 779/KH-STP ngày 19/5/2017 về phối hợp tuyên truyền, PBGDPL cho cán bộ và nhân dân
vùng biên giới, hải đảo năm 2017; Công văn số 449/STP-PBGDPL ngày 27/3/2017 về hướng dẫn khai thác Chuyên mục Video phổ
biến, giáo dục pháp luật trên Youtube.vn…
15


6


Công ước Biển 1982 của Liên Hiệp quốc, Công ước quốc tế về các quyền dân sự
chính trị, Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam – Lào... Các
hình thức tuyên truyền, phổ biến ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối
tượng, địa bàn, quan tâm hướng về cơ sở, các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp
luật, địa bàn có các dự án đầu tư xây dựng, địa bàn bị ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm
môi trường biển; quan tâm, chú trọng đối tượng đặc thù như: đồng bào dân tộc ít
người, đồng bào cơng giáo, học sinh, sinh viên, phạm nhân trong trại giam....Ngồi
các hình thức tun truyền như tổ chức hội nghị, sinh hoạt câu lạc bộ, hội thi, tờ gấp...,
đã thực hiện việc cung cấp tài liệu, đề cương và hướng dẫn các đơn vị, địa phương
ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền PBGDPL (qua internet, qua Trang
thông tin điện tử của tỉnh, của Sở Tư pháp…). Sở Tư pháp đã tổ chức Cuộc thi tìm
hiểu pháp luật qua Trang thơng điện tử, cuộc thi diễn ra theo từng đợt (mỗi đợt 01
tháng). Đây là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý rộng lớn trong tồn thể cán bộ, cơng
chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị, địa phương và các tầng
lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện có hiệu quả cơng tác tun truyền
PBGDPL trên địa bàn tỉnh. Kết quả: Trong năm 201817, toàn tỉnh đã tổ chức 8.645 hội
nghị, cuộc họp cho 617.252 lượt người; tổ chức 437 cuộc thi với 205.294 lượt người;
in ấn, phát hành 159.318 tài liệu; thực hiện 8.763 lần phát sóng chương trình PBGDPL
trên đài truyền thanh xã và tuyên truyền 8.845 tin, bài trên phương tiện thông tin đại
chúng. Riêng Sở Tư pháp, đã tổ chức 65 hội nghị, lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức
pháp luật cho trên 8.000 lượt người tham dự; cấp phát 2.194 cuốn sách pháp luật; in
ấn và phát hành 35.244 tài liệu (trong đó 14.700 cuốn bản tin tư pháp); thực hiện 12
chuyên mục Pháp luật và Đời sống, 09 chuyên mục PBGDPL trên Báo Quảng Bình.
- Kết quả phối hợp với các tổ chức đồn thể chính trị, xã hội: Đã chỉ đạo Sở Tư
pháp và các cơ quan có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chương trình
phối hợp về thơng tin, tun truyền chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt
động tư pháp giai đoạn 2016-2020; chương trình phối hợp cơng tác giữa Uỷ ban dân

tộc và Bộ tư pháp giai đoạn 2015-2020; chương trình phối hợp thực hiện cơng tác phổ
biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Cựu chiến binh, Hội viên Hội nông
dân, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động giai đoạn 2016-2020;
chương trình phối hợp về cơng tác PBGDPL và hịa giải ở cơ sở; ký kết chương
Chương trình phối hợp về thực hiện công tác giữa Sở Tư pháp và Hội Luật gia tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2018-2023. Kết quả: Sở Tư pháp phối hợp với Hội Liên hiệp
phụ nữ tỉnh tổ chức 03 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho Ban Chủ nhiệm các Câu
lạc bộ phụ nữ với pháp luật và phụ nữ làm công tác PBGDPL; phối hợp với Hội Nông
dân tổ chức 03 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho Ban Chủ nhiệm Hội cựu chiến
binh và cựu chiến binh làm công tác PBGDPL; phối hợp liên đoàn lao động tỉnh tổ
chức 01 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ chủ chốt của cơng đồn các
cấp, báo cáo viên của liên đồn lao động; phối hợp Ủy ban MTTQVN tỉnh tổ chức 04
lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho thành viên Ban Công tác Mặt trận khu dân cư.
- PBGDPL cho các đối tượng đặc thù:
+ Đối với người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa,
biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và
ngư dân, đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh
17

Số liệu này tổng hợp của 08 địa phương cấp huyện và 37 sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh

7


xây dựng kế hoạch tổ chức 06 lớp PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số và hội
viên Hội Nông dân; Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức 09 lớp cho 1.740 người. Các sở,
ngành, địa phương đã tổ chức 400 lớp cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn...
+ Đối với người lao động trong doanh nghiệp, đã chỉ đạo Sở Tư pháp và Hội
Doanh nghiệp tỉnh ký kết Chương trình phối hợp về hỗ trợ pháp lý cho doanh

nghiệp; tổ chức 05 lớp và phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức 01 lớp bồi
dưỡng kiến thức pháp luật về bảo hiểm, dân sự, tiếp cận thông tin... cho người lao
động, người sử dụng lao động trong doanh nghiệp.
+ Đối với nạn nhân bạo lực gia đình, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã phối hợp
với Sở Tư pháp tổ chức 03 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho Ban Chủ nhiệm
các Câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật và phụ nữ làm công tác PBGDPL; Hội liên
hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức 173 hội nghị, lớp tập huấn cho 13.840 lượt người trong
đó có nạn nhân bạo lực gia đình.
+ Đối với người khuyết tật, đã chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện các hoạt động trợ
giúp pháp lý lồng ghép tuyên truyền, PBGDPL cho người khuyết tật, cấp phát các
loại tờ rơi, sách pháp luật, cung cấp thông tin, hộp tin về trợ giúp pháp lý tại các tổ
chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội.
+ Đối với người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù, người
đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ
sở cai nghiện bắt buộc: Công an tỉnh đã thường xuyên đổi mới, cải tiến, đa dạng
hóa hình thức, nội dung, chương trình PBGDPL đối với 100% đối tượng này;
hướng dẫn Cơng an cấp huyện tham mưu cho chính quyền địa phương tiếp nhận
125 người chấp hành xong án phạt tù về nơi cư trú và người đang bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo. Sở Tư
pháp đã tổ chức 08 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân tại
các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật. Tỉnh Đoàn tổ chức ngày hội “Thắp
sáng ước mơ hoàn lương” cho phạm nhân tại trại giam Đồng Sơn…
đ) Kết quả triển khai các Đề án về PBGDPL:
- Kết quả triển khai Quyết định số 705/QĐ-TTg ban hành Chương trình
PBGDPL giai đoạn 2017-2021: Ban Chỉ đạo Chương trình 705 tỉnh đã ban hành Kế
hoạch số 05/KH-BCĐ ngày 22/01/2018 về hoạt động của Ban Chỉ đạo năm 2018.
Trên cơ sở đó, đã chỉ đạo các cơ quan chủ trì các Đề án đã kịp thời tham mưu UBND
tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện trong năm 201818, đồng thời các cơ quan
chủ trì các Đề án cũng đã ban hành các kế hoạch để triển khai tại đơn vị mình.
- Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý

thức pháp luật cho thanh thiếu niên”: ban hành và chỉ đạo triển khai Kế hoạch số
386/KH-UBND ngày 26/3/2018 về triển khai thực hiện Đề án đến năm 2020 và Kế
hoạch số 410/KH-UBND ngày 28/3/2018 về triển khai Đề án năm 2018; chỉ đạo
Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 1831/KH-STP ngày 11/9/2018 về bồi dưỡng
18

Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 12/01/2018 tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một
số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012-2016” năm 2018; Kế hoạch số 32/KH-BCĐĐA ngày 23/3/2018 thực hiện
Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2017 2021” năm 2018; Kế hoạch số 2292/KH-UBND ngày 05/12/2017 về triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021…

8


kiến thức pháp luật cho thanh thiếu niên sinh sống, lao động tự do trên địa bàn tỉnh
năm 2018 và đã tổ chức 8 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các đối tượng
này; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phát hành 15.000 tờ
gấp tại các xã trọng điểm về vi phạm pháp luật, trong đó có thanh thiếu niên; Tỉnh
Đồn và các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã tổ chức được 248 hội nghị phổ biến
giáo dục pháp luật trực tiếp hoặc lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chi đoàn, thu
hút khoảng 10.912 lượt ĐVTN tham gia; tổ chức và phát động phong trào “Đồn
viên thanh niên nói khơng với ma túy”, “Đồn viên thanh niên ký cam kết khơng vi
phạm luật an tồn giao thơng”. Cơng an tỉnh đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào
tạo tổ chức cuộc thi “Điểm đến ATGT năm 2018”, tổ chức ký cam kết khơng mua
bán, tàng trữ, vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho 47.000 học sinh,
sinh viên. Toà án nhân dân hai cấp thụ lý tổng số 2.446 vụ việc, đã giải quyết 1.786
vụ, việc đạt tỷ lệ 70,8 %; tổ chức được 43 vụ án xét xử lưu động, trong đó, các đối
tượng phạm tội đa số là thanh thiếu niên. UBND các huyện, thị xã, thành phố đã
thực hiện được 2964 hội nghị phổ biến, quán triệt, tập huấn cho hơn 285840 lượt
người, trong đó có đối tượng thanh thiếu niên.

- Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn
trọng điểm về vi phạm pháp luật” đến năm 2021: Đã ban hành Kế hoạch số
64/KH-UBND ngày 12/01/2018 về việc thực hiện Đề án năm 2018; chỉ đạo Sở Tư
pháp phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh lựa chọn các địa
bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật. Năm 2018, toàn tỉnh có 27 lượt xã, phường
trọng điểm về vi phạm pháp luật19; đã chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức khảo sát về hiệu
quả các hoạt động PBGDPL tại 08 xã, phường trọng điểm về vi phạm pháp luật 20.
Tổ chức 17 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật tại 15 xã trọng điểm về vi
phạm pháp luật21; ưu tiên cấp phát các loại tài liệu tuyên truyền như tờ gấp, sách
hỏi đáp pháp luật và Bản tin Tư pháp cho các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp
luật. Bên cạnh đó, Cơng an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội và UBND cấp huyện, cấp xã cũng đã tổ chức các hoạt
động tuyên truyền tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật.
- Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân
dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống
tra tấn”: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 457/KH-UBND ngày 02/4/2018 thực
hiện Đề án năm 2018, chỉ đạo Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh tổ chức 01 hội nghị
báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh để giới thiệu, phổ biến nội dung Công ước cho gần
200 người là Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, điều tra viên, kiểm sát viên, cán bộ
19

Cụ thể: Trọng điểm về vi phạm pháp luật về hình sự, ma túy có xã Dân Hóa, Hóa Tiến (huyện Minh Hóa), xã Tiến Hóa (huyện
Tuyên Hóa), xã Cảnh Hóa (huyện Quảng Trạch), Phường Ba Đồn (thị xã Ba Đồn), xã Đức Trạch (huyện Bố Trạch), Phường Bắc Lý,
phường Nam Lý (thành phố Đồng Hới), xã Xuân Ninh, Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh), Thị trấn Lệ Ninh, xã Sen Thủy (huyện Lệ
Thủy); trọng điểm về trật tự an toàn giao thơng có xã Dân Hóa (huyện Minh Hóa), xã Mai Hóa (huyện Tuyên Hóa), xã Quảng Liên,
Quảng Hưng (huyện Quảng Trạch), xã Đại Trạch (huyện Bố Trạch), xã Gia Ninh (huyện Quảng Ninh), xã Cam Thủy và xã Hồng
Thủy (huyện Lệ Thủy). Trọng điểm về đất đai, giải phóng mặt bằng có xã Quảng Phú, Quảng Đơng (huyện Quảng Trạch), xã Hồng
Thủy (huyện Lệ Thủy). Về khai thác khoáng sản có xã Cảnh Hóa và xã Phù Hóa (huyện Quảng Trạch); trọng điểm trong lĩnh vực
mơi trường có xã Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh) và Thị trấn Nông trường Lệ Ninh (huyện Lệ Thủy).
20

Gồm: Xã Thanh Trạch (huyện Bố Trạch), xã Quảng Đơng (huyện Quảng Trạch), xã Dân Hóa và xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa),
xã Hoa Thủy (huyện Lệ Thủy), xã Gia Ninh (huyện Quảng Ninh), xã Tiến Hóa (huyện Tuyên Hóa), phường Đồng Sơn (thành phố
Đồng Hới).
21
Gồm: Xã Dân Hóa và xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa), xã Mai Hóa và xã Tiến Hóa (huyện Tuyên Hóa), xã Quảng Đơng và xã
Cảnh Hóa (huyện Quảng Trạch), phường Ba Đồn (thị xã Ba Đồn); xã Đại Trạch và xã Thanh Trạch (huyện Bố Trạch); phường Nam
Lý và phường Đồng Sơn (thành phố Đồng Hới); xã Vạn Ninh và xã Gia Ninh (huyện Quảng Ninh), thị trấn Nông trường Lệ Ninh và
xã Hoa Thủy (huyện Lệ Thủy).

9


phụ trách công tác pháp chế tại các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh. Tổ chức và
phối hợp tổ chức 65 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật trong đó có lồng
ghép nội dung Cơng ước quốc tế cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện,
tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, hoà giải viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tổ
chức Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trên Trang thơng tin điện tử Sở Tư pháp”; định
hướng tuyên truyền qua các công văn hướng dẫn hằng tháng, qua nội dung tuyên
truyền trên loa truyền thanh cơ sở; qua in ấn và phát hành Bản tin Tư pháp…Các sở,
ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý và UBND
cấp huyện, cấp xã đã đăng tải trên Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị,
địa phương nội dung của công ước; tổ chức tuyên truyền, phổ biến qua hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự; tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo; trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở, xử lý vi phạm hành chính…
- Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán
bộ, công chức, viên chức và Nhân dân”: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 455/KHUBND ngày 02/4/2018 thực hiện Đề án năm 2018; chỉ đạo cho Hội đồng Phối hợp
PBGDPL tỉnh ban hành các công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, báo
cáo viên pháp luật nội dung tuyên truyền, PBGDPL của tháng; ban hành tài liệu tuyên
truyền trên hệ thống truyền thanh cấp xã kỳ 1 và kỳ 2 hàng tháng và gửi file ghi âm

cho các địa phương trong đó có nội dung tuyên truyền những quy định quan trọng của
Công ước; lồng ghép tuyên truyền trong việc tổ chức 65 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp
luật, trong việc tổ chức và hưởng ứng cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trên Trang thơng
tin điện tử Sở Tư pháp”; 12 chuyên mục Pháp luật và Đời sống; 9 Chuyên mục Phổ
biến giáo dục pháp luật trên Báo Quảng Bình; 2.194 cuốn sách pháp luật…
- Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà
trường” đến năm 2021: Đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức phổ biến văn
bản luật và bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL cho Hiệu trưởng, giáo viên dạy môn
GDCD các trường trực thuộc Sở, Giám đốc trung tâm GD-DN các huyện, thị xã,
thành phố. 100% các trường, cơ sở giáo dục lồng ghép vào các cuộc họp, hội nghị,
chào cờ đầu tuần đã tuyên truyền phổ biến các văn bản luật. Phối hợp với Đài Phát
thanh-Truyền hình tỉnh thực hiện chuyên mục “Ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng
Bình với cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật”; 100% các trường, cơ sở giáo dục có
Tủ sách hoặc Ngăn sách pháp luật được duy trì hoạt động thường xuyên. Trường
Đại học Quảng Bình đã tổ chức 637 cuộc PBGDPL cho hơn 29.358 lượt người tham
dự, phát hành 132 tài liệu truyên truyền, PBGDPL và đăng tải 34 tin bài trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Câu lạc bộ Thanh niên với pháp luật tại các trường
học duy trì sinh hoạt thường xuyên, nội dung phong phú, tổ chức hấp dẫn đã góp
phần nâng cao hiệu quả tun truyền, PBGDPL. Ngồi ra các trường đã lồng ghép
tuyên truyền, PBGDPL trong sinh hoạt của 559 câu lạc bộ khác.
- Đề án “Xã hội hố cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp
lý” đến năm 2021: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1605/KH-UBND ngày
01/9/2017 triển khai thực hiện Đề án đến năm 2021. Chỉ đạo tổ chức các hoạt động
nâng cao năng lực cho các cấp Hội Luật gia, tổ chức xã hội trong hoạt động
PBGDPL và TGPL; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL,
tư vấn pháp luật và TGPL cho đội ngũ cán bộ, hội viên Hội Luật gia. Ngoài ra, các
10


huyện Tuyên Hóa, Lệ Thủy, thành phố Đồng Hới được chọn làm điểm triển khai

hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL và TGPL gắn với việc thí điểm Trung tâm
pháp luật cộng đồng để thực hiện hoạt động truyền thơng pháp luật, PBGDPL,
TGPL miễn phí, tham gia hồ giải mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong Nhân dân.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phịng, chống tham nhũng, Cơng ước của
Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân
dân: Các sở, ban, ngành đã tổ chức tuyên truyền về phòng chống tham nhũng thơng
qua nhiều hình thức: Sở Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung phòng chống tham
nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng; Báo Quảng Bình cuối tuần
thực hiện chuyên mục “Ký sự pháp đình”, duy trì thực hiện Chun mục “Phịng
chống tham nhũng”; Đài Phát thanh - Truyền hình lồng ghép tun truyền về PCTN
thơng qua trong Mục “Tiếp chuyện bạn nghe Đài” trên sóng Phát thanh, trong các
Chuyên mục Truyền hình “Pháp luật và Đời sống”, “Vấn đề cùng quan tâm”, “Với
khán giả xem Truyền hình”; Sở Tư pháp đã tham mưu ban hành 40 văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống tham nhũng22 , lồng ghép tuyên
truyền về phòng chống tham nhũng trong các Bản tin Tư pháp (8000 cuốn), 12
Chuyên mục Pháp luật và Đời sống; mua và cấp 2.194 cuốn sách pháp luật với 12
đầu luật mới như: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước; Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; Luật Trợ giúp
pháp lý… Đăng tải hơn 400 lượt tin, bài có nội dung tun truyền về cơng tác phịng,
chống tham nhũng trên Trang thông tin điện tử của Sở.
e) Những cách làm đổi mới, sáng tạo và kinh nghiệm: Đổi mới việc tuyên
truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, ghi âm và gửi file điện tử đến
hệ thống loa truyền thanh; thông qua thư điện tử và đăng tải trên trang thông tin
điện tử của Sở Tư pháp để các địa phương dễ khai thác sử dụng; đã tổ chức cuộc
thi “Tìm hiểu pháp luật qua trang thơng tin điện tử của Sở Tư pháp” theo hình thức
mỗi tháng 1 đợt thi với 14 câu hỏi và trao giải hàng tháng. Thơng qua các hình
thức nêu trên, đã rút ngắn thời gian phát hành các tài liệu, tạo sự thuận lợi trong tổ
chức tuyên truyền đến đối tượng; các nội dung được lựa chọn gắn với các sự kiện
chính trị pháp lý của địa phương hoặc các vấn đề cần định hướng dư luận.
g) Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ PBGDPL: Hội đồng

Phối hợp PBGDPL tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 72/KH-HĐPH ngày 29/5/2018
về Kiểm tra công tác PBGDPL và việc thực hiện Luật Hoà giải ở cơ sở năm 2018.
Theo đó, đã trực tiếp kiểm tra tại Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thể thao, UBND huyện
Tuyên Hóa. Các đơn vị, địa phương còn lại tự kiểm tra, kiểm tra và hướng dẫn cấp
dưới tự kiểm tra, kiểm tra theo quy định.
h) Kinh phí: Đã cấp trên 2,5 tỷ đồng cho Cơ quan thường trực của Hội đồng
Phối hợp PBGDPL để triển khai các hoạt động PBGDPL chung của tỉnh; đồng thời
22

Kế hoạch số 143/KH-STP ngày 23/01/201 về công tác phòng chống tham nhũng năm 2018; tham mưu UBND tỉnh ban hành các
quyết định công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp như: Quyết định số 337/ QĐ-UBND ngày 22/2/2018 về
việc công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; Quyết định số
335/QĐ-UBND ngày 29/01/2018 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Đấu giá tài sản; Quyết định số
562/QĐ-UBND ngày 22/02/2018 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Phổ biến giáo dục pháp luật, Quyết
định số 560/QĐ-UBND ngày 22/02/2018 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Quốc tịch, Quyết định số
1434/QĐ-UBND ngày 03/5/2018 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực Đấu
giá tài sản, Quyết định số 1435/QĐ-UBND Ngày 03/5/2018về việc cơng bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hòa giải
thương mại …

11


cấp cho các cơ quan chủ trì các Đề án về PBGDPL trung bình 200.000.000 đồng/Đề
án; UBND cấp huyện cũng đã cấp trung bình 200.000.000 đồng/năm/ huyện để triển
khai thực hiện nhiệm vụ PBGDPL. Ngoài ra, các cơ quan, địa phương cũng đã tranh
thủ huy động các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động PBGDPL.
Trong năm 2018, đã nhận được sự hỗ trợ của Chương trình 585, Bộ Tư pháp
số tiền là 194 triệu đồng để tổ chức 5 hội nghị tuyên truyền, PBGDPL cho doanh
nghiệp và đối thoại hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2.1.2.Cơng tác hịa giải ở cơ sở

Đã ban hành Cơng văn số 123/UBND-NC ngày 25/01/2018 về việc thực hiện
công tác hoà giải ở cơ sở năm 2018; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương triển
khai thực hiện Kế hoạch số 411/KH-UBND ngày 28/3/2018 của UBND tỉnh về
Tổng kết 05 năm thực hiện Luật Hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình,
theo đó, ở cấp tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Luật Hòa giải ở
cơ sở23; đã tổ chức 16 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa
giải ở cơ sở cho các hòa giải viên. Việc kiện tồn, củng cố các tổ hịa giải ln
được quan tâm, đến nay tồn tỉnh 1.336 tổ hịa giải với 9.029 hòa giải viên. Năm
2018, các Tổ hòa giải đã thụ lý 1380 vụ việc; hòa giải thành 1167 vụ việc; hịa giải
khơng thành 166 vụ việc; số vụ việc chưa giải quyết xong: 47 vụ việc, đạt tỷ lệ:
84,5%.
Về kinh phí hỗ trợ cơng tác hịa giải ở cơ sở: được bố trí chung trong cơng tác
PBGDPL, mỗi năm chi phí khoảng 400-650 triệu đồng để tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho tổ trưởng tổ hòa giải và hoà giải viên, phát hành các loại tài
liệu, tờ gấp, bản tin…và các loại sổ về công tác hòa giải cấp phát cho các Tổ hòa
giải và hòa giải viên ở cơ sở.
2.1.3. Kết quả thực hiện các quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt
chuẩn tiếp cận pháp luật; việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước
a) Về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Thực hiện
Quyết định 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng
xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, UBND tỉnh đã ban hành Kế
hoạch số 1002/KH-UBND ngày 09/6/2017 và chỉ đạo UBND các huyện, thị xã,
thành phố khẩn trương triển khai thực hiện Quyết định 619/QĐ-TTg ngày
08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; kịp thời bổ sung nhiệm vụ và hoạt động về
xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật vào Kế hoạch số 1298/KH-UBND ngày
21/7/2017 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020. Trên cơ sở văn bản
chỉ đạo UBND tỉnh, Sở Tư pháp và UBND cấp huyện đã chủ động tổ chức thông
tin, quán triệt, tập huấn nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thông
qua các hội nghị tập huấn cho công chức Tư pháp cấp huyện, cấp xã; hội nghị Báo
cáo viên pháp luật; tập huấn cho hòa giải viên ở cơ sở và các đối tượng có liên

quan khác. Năm 2018, đã biên soạn, in ấn và phát hành 15.000 tờ gấp tìm hiểu một
số quy định về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đến nay, có 123/159
xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; 36/159 xã chưa đạt chuẩn tiếp
cận và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn trong năm 2018 và các năm tiếp theo. Các xã
23

Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 07 tập thể và 02 cá nhân, tặng Giấy khen cho 09 tập thể và 13 cá nhân vì đã có
thành tích xuất sắc trong 05 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở

12


chưa đạt chuẩn chủ yếu do cán bộ bị kỷ luật và số ít khơng đạt điểm.
b) Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước: Công tác xây dựng và triển
khai thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh đã từng bước được hoàn thiện
và ngày càng phát huy hiệu quả. Thực hiện Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày
08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp bàn giao
chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước cho Sở
Văn hóa và Thể thao chủ trì thực theo quy định; ban hành Công văn số
110/UBND-NC ngày 24/01/2018 về việc tăng cường quản lý về xây dựng và thực
hiện hương ước, quy ước. Trên cơ sở đó, đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa
phương đã tổ chức việc rà sốt, đánh giá tình hình thi hành pháp luật và thực trạng
xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước tại địa phương; chú trọng thẩm định, phê
duyệt các bản hương ước, quy ước bảo đảm chất lượng, đúng trình tự, thủ tục và
theo quy định của pháp luật.
2.1.4. Việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật (TSPL), Câu lạc bộ
pháp luật và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở
a) Về xây dựng, quản lý, khai thác TSPL: Tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa
phương thực hiện có hiệu quả việc xây dựng, quản lý, khai thác TSPL. UBND tỉnh
ban hành Công văn số 109/UBND-NC ngày 24/01/2018 về tăng cường quản lý,

khai thác TSPL. Đến nay, tồn tỉnh có trên 2.375 TSPL, trong đó có 820 tủ sách ở
xã, phường, thị trấn; 1.555 TSPL ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học,
bao gồm cả thư viện. Số lượng đầu sách của mỗi tủ sách từ 30 đến 700 cuốn (các
thư viện từ 1.000 đến 40.000 cuốn). TSPL đều được bổ sung từ 10 đến 3.000
cuốn/tủ/thư viện. Nhìn chung, các tủ sách đều có tương đối đầy đủ các loại tài liệu
theo quy định Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg. Việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào quản lý TSPL đã được một số cơ quan, đơn vị thực hiện. Đối tượng khai thác
chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Nhân dân.
b) Về Câu lạc bộ pháp luật và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở:
Tiếp tục chỉ đạo duy trì và phát huy vai trị của các mơ hình về PBGDPL; cơ
quan Thường trực HĐPBGDPL tỉnh thường xuyên hướng dẫn các Câu lạc bộ (CLB)
lựa chọn từng hình thức và nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng
mơ hình CLB, từng thời điểm và phù hợp với từng đối tượng, địa bàn nhằm nâng
cao hiệu quả công tác tuyên truyền ở cơ sở, cụ thể ban hành Công văn số 1989/STPPBGDPL ngày 1/10/2018 về việc hướng dẫn hoạt động, thành lập CLB pháp luật để
kịp thời hướng dẫn các đơn vị, địa phương một số nội dung cơ bản về việc thành
lập, tổ chức và hoạt động của CLB pháp luật đảm bảo thống nhất, hiệu quả. Đến
nay, tồn tỉnh có 614 CLB “Phụ nữ với pháp luật”; “Nông dân với pháp luật”;
“Thanh niên với pháp luật”. Phối hợp với Uỷ ban MTTQVN tỉnh thành lập các
“Nhóm nịng cốt”, “Điểm sáng chấp hành pháp luật”, “Khu dân cư điển hình chấp
hành pháp luật”, câu lạc bộ “An tồn giao thơng”, câu lạc bộ “Tuổi trẻ với pháp
luật”…
2.2. Khó khăn, hạn chế
- Cơng tác PBGDPL mặc dù đã được đẩy mạnh, tăng cường nhưng văn bản
cần tuyên truyền tăng về số lượng, phức tạp về nội dung; trình độ và nhu cầu của
các đối tượng cần tun truyền khơng đồng đều; chương trình, đề án trong lĩnh vực
13


PBGDPL ngày càng nhiều nhưng điều kiện, nguồn lực để triển khai thực hiện cịn
thiếu. Chính sách cho cơng tác hịa giải và hịa giải viên cịn khó khăn do địa

phương chưa tự cân đối được ngân sách.
- Hiện nay có nhiều chương trình, đề án trong lĩnh vực PBGDPL và mức chi
cho công tác PBGDPL đã được quy định nhưng điều kiện, nguồn lực để triển khai
thực hiện còn nhiều khó khăn, nhất là các địa phương chưa tự cân đối được ngân
sách như Quảng Bình, dẫn đến một số Chương trình, Đề án việc triển khai thực
hiện chưa đạt kết quả như mong muốn.
3. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi
thi hành pháp luật
3.1. Kết quả đạt được
a) Công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính
Đã ban hành Kế hoạch số 2432/KH-UBND về công tác quản lý xử lý VPHC
năm 2018 trên địa bàn tỉnh; Công văn số 188/UBND-NC ngày 07/02/2018 về tăng
cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật về XLVPHC; chỉ đạo
Sở Tư pháp xây dựng danh mục văn bản pháp luật về XLVPHC đăng tải lên chuyên
mục XLVPHC trên Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp để phục vụ nhu cầu tra cứu
của tổ chức, cá nhân; hàng tháng cập nhật và đăng tải kết quả XLVPHC của một số
lĩnh vực lên chuyên mục, nhất là các lĩnh vực do lực lượng Công an các cấp trên địa
bàn xử lý. Trong năm 2018, tình hình vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh xảy ra còn
nhiều, các hành vi vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực quản lý thị trường, giao thơng vận
tải, kiểm lâm, thuế, phí, an ninh trật tự, an toàn xã hội… Đối tượng vi phạm chủ yếu là
nam giới. Ngun nhân chính của tình hình vi phạm là do ý thức tuân thủ pháp luật
của một số người dân còn hạn chế, một số đối tượng cố tình vi phạm vì mục đích lợi
nhuận của cá nhân; các hộ dân sinh sống dọc các tuyến đường mặc dù được tuyên
truyền, vận động nhưng chưa có ý thức chấp hành; tình trạng vi phạm các quy định về
quản lý hành lang và kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ vẫn cịn xảy ra. Cụ thể,
tồn tỉnh có 24.449 vụ, đã xử phạt 21.930 vụ/24.090 đối tượng vi phạm với tổng số
tiền phạt thu được 39.392.106.590 đồng; số tiền phạt thu được từ bán, thanh lý tang
vật, phương tiện bị tịch thu là 5.540.099.000 đồng.
Để nâng cao nghiệp vụ công tác XLVPHC, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp
tổ chức 04 lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về công tác xử lý vi phạm hành chính

cho 420 đại biểu là những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, tham
mưu quản lý nhà nước về công tác xử lý vi phạm hành chính; 08 lớp tập huấn
nghiệp vụ về cơng tác theo dõi THPL, áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục
tại xã, phường, thị trấn với 929 đại biểu tham gia; phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức
01 Hội nghị tập huấn chuyên sâu về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc tại tỉnh Quảng Bình cho đại diện lãnh đạo một số sở, ngành
cấp tỉnh, cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh. Chỉ đạo Sở Tư pháp tham gia ý kiến đối với
17 hồ sơ XLVPHC do Chủ tịch UBND cấp huyện gửi đến xin ý kiến do còn nhiều
vướng mắc; phối hợp với các sở chuyên ngành có liên quan tham mưu Chủ tịch
UBND tỉnh giải quyết 03 hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND cấp
huyện chuyển đến để xử lý theo thẩm quyền; thành lập Đồn Kiểm tra liên ngành
kiểm tra cơng tác xử lý vi phạm hành chính tại 12 cơ quan, đơn vị, địa phương.
14


b) Công tác theo dõi thi hành pháp luật
Ban hành Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 03/01/2018 về công tác theo dõi
thi hành pháp luật năm 2018 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 403/KH-UBND ngày
27/3/2018 về triển khai thi hành “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ
chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018-2022” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Kế
hoạch số 289/KH-UBND ngày 07/3/2018 về kiểm tra cơng tác theo dõi tình hình
thi hành pháp luật, công tác thi hành pháp luật về XLVPHC; khảo sát tình hình thi
hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất năm 2018 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1799/QĐUBND ngày 01/6/2018 về thành lập Đồn Kiểm tra liên ngành về cơng tác theo dõi
tình hình thi hành pháp luật và XLVPHC; Cơng văn số 865/UBND-NC ngày
04/6/2018 về phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thi hành pháp
luật trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Tư pháp; Công văn số 1065/UBND-NC ngày
04/7/2018 về việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong
lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2018. Theo đó, năm 2018 đã kiểm tra tình hình
thi hành pháp luật tại 15 cơ quan đơn vị, địa phương, trong đó kiểm tra theo lĩnh

vực trọng tâm về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi
trường; lao động, thương binh và xã hội; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 24; đã triển khai lấy 500 Phiếu
khảo sát đối với các cá nhân thực hiện việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại 8/8 huyện, thị xã,
thành phố; cho ý kiến đối với 09 vụ việc còn vướng mắc và gặp nhiều khó khăn
trong q trình giải quyết do các sở, ngành và các địa phương gửi đến; đã tổ chức
04 Hội nghị phổ biến, tập huấn nghiệp vụ công tác theo dõi thi hành pháp luật cho
cán bộ, công chức làm công tác theo dõi thi hành pháp luật ở các sở, ban, ngành
cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Các điều kiện về nhân lực, nguồn kinh phí và cơ sở
vật chất khác phục vụ cho công tác theo dõi thi hành pháp cũng được UBND tỉnh
quan tâm. Qua công tác theo dõi thi hành pháp luật, các văn bản QPPL do địa
phương ban hành cơ bản được các cơ quan, người có thẩm quyền tổ chức thi hành
kịp thời và thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành văn bản
QPPL.
3.2. Khó khăn, hạn chế
- Cơng tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật là một trong những nhiệm vụ
bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi thể chế chưa hoàn thiện;
thẩm quyền và chế tài xử lý quy định chưa rõ ràng; biên chế và kinh phí thực hiện
còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao.
- Lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính rộng, được điều chỉnh bởi nhiều Nghị
định khác nhau nhưng một số quy định còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn 25;
hành vi vi phạm cịn nhiều trong khi đó nguồn lực, các điều kiện để đảm bảo cho
công tác xử lý vi phạm hành chính cịn rất hạn chế.
24

Sở Thơng tin và Truyền thông; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; UBND huyện Quảng Ninh, Văn phòng Đăng ký đất đai
huyện Quảng Ninh và 02 đơn vị cấp xã; UBND huyện Minh Hóa, Văn phịng Đăng ký đất đai huyện Minh Hóa và 02 đơn vị cấp xã;
UBND thành phố Đồng Hới, Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đồng Hới và 02 đơn vị cấp xã.
25

UBND tỉnh đã phản ánh cụ thể những điểm bất cập, chưa phù hợp của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định qua Báo
cáo tổng kết thi hành Luật XLVPHC, Báo cáo công tác XLVPHC năm 2017 và 03 cơng văn tổng hợp những khó khăn, vướng mắc
trong các quy định của hệ thống pháp luật nói chung và lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính nói riêng.

15


4. Công tác hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, bồi
thường nhà nước
4.1 Kết quả đạt được
a) Về công tác hộ tịch: Chỉ đạo Sở Tư pháp tiếp tục triển khai thực hiện Kế
hoạch số 269/KH-UBND ngày 20/3/2015 triển khai thi hành Luật Hộ tịch, Kế hoạch
số 564/KH-UBND ngày 05/4/2017 về triển khai thực hiện Quyết định số 101/QĐTTg trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Kế hoạch số 572/KH-UBND ngày 25/4/2016 về
việc triển khai thực hiện Đề án "Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tồn quốc" trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình. Đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với Cục Công nghệ thông tin Bộ Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông tích hợp phần mềm cơ sở dữ liệu hộ tịch
của địa phương được thực hiện từ năm 2014 với Cơ sở dữ liệu dùng chung của Bộ
Tư pháp, tổ chức 13 lớp tập huấn26 chuyên sâu kỹ năng sử dụng Phần mềm đăng ký
và quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đến
nay, trên địa bàn tỉnh 100% cơ quan đăng ký hộ tịch ở cấp huyện và cấp xã đã ứng
dụng phần mềm công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung
của Bộ Tư pháp; 100% đơn vị cấp xã và cấp huyện đã bố trí đầy đủ công chức làm
công tác hộ tịch đảm bảo theo quy định của Luật Hộ tịch và trang bị đầy đủ máy
móc, thiết bị làm việc theo quy định. Đồng thời, đã chỉ đạo Sở Tư pháp thường
xuyên hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký hộ tịch cho địa phương, nhất là những nhiệm
vụ mới chuyển giao cho chính quyền cơ sở27; ban hành và triển khai Kế hoạch về tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng cho công chức tư pháp hộ tịch cấp xã 28, theo đó, đã tổ
chức 08 lớp tập huấn nghiệp vụ chứng thực, hộ tịch tại 8 huyện, thị xã, thành phố
với 929 đại biểu tham gia; phối hợp với Sở Nội vụ, Trường Trung cấp Luật Thái
Nguyên tổ chức 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ về hộ tịch và chứng thực
cho công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã tại tỉnh Quảng Bình theo Quyết định số

1962/QĐ-BTP ngày 23/7/2018 của Bộ Tư pháp. Ban hành Kế hoạch và chỉ đạo
UBND cấp huyện tổ chức sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Luật Hộ tịch trên địa
bàn tỉnh đồng thời tổng hợp Báo cáo Bộ Tư pháp đúng thời hạn quy định29.
- Kết quả cụ thể:
+ Đối với các sự kiện hộ tịch có yếu tố nước ngồi: Đã đăng ký kết hôn 68
trường hợp, tăng 51 % so với cùng kỳ (năm 2017: 45 trường hợp); đăng ký khai
sinh: 12 trường hợp, giảm 20% so với cùng kỳ (năm 2017: 15 trường hợp); đăng
ký khai tử: 01 trường hợp, giảm 50% so với cùng kỳ (năm 2017: 02 trường hợp).
+ Đối với các sự kiện hộ tịch trong nước: Đăng ký kết hôn 6.735 trường hợp,
giảm 1% so với cùng kỳ (năm 2017: 6.809 trường hợp); đăng ký khai sinh: 16.866
trường hợp, giảm 2% so với cùng kỳ (năm 2017: 17.209 trường hợp); đăng ký khai
tử: 5124 trường hợp, giảm 0,2 % so với cùng kỳ (năm 2017: 5135 trường hợp).
26

05 lớp ở tỉnh; 08 lớp tại 8 đơn vị cấp huyện.
27
Công văn số 67, 68, 273, 274, 275, 297, 298/STP-HCTP ngày 11/01/2018, ngày 06 và ngày 09/02/2018 về phối hợp kiểm tra xác
minh về việc lưu trữ hồ sơ đăng ký khai sinh; Công văn số 145/STP-HCTP ngày 24/01/2018 về chuyển các giấy tờ liên quan đễn
việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngồi; Cơng văn 175/STP-HCTP ngày 26/01/2018 về việc trả lời đơn kiến nghị của ông Nguyễn
Duy Hồi; Cơng văn số 272/STP-HCTP ngày 06/02/2018 về việc thơng báo kết quả kiểm tra xác minh về việc lưu trữ hồ sơ đăng ký
khai sinh trường hợp bà Nguyễn Thị Liên; Công văn 296/STP-HCTP ngày 09/02/2018 về việc hướng dẫn xác minh hồ sơ yêu cầu
cải chính hộ tịch trường hợp ông Mai Xuân Dũng.
28
Kế hoạch số 311/KH-STP ngày 12/02/2018 về triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và
thống kê hộ tịch giai đoạn 2017- 2024 và năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
29
Báo cáo số 218/BC-UBND ngày 28/9/2018 Kết quả sơ kết 03 năm thực hiện Luật Hộ tịch năm 2014 trên địa bàn tỉnh.

16



b) Về công tác quốc tịch: Tiếp tục triển khai Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày
23/3/2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận giữa Chính phủ nước
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong
vùng biên giới hai nước đã được gia hạn hiệu lực đến ngày 14/11/2019 trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình; trên cơ sở danh sách người di cư tự do và kết hôn không giá thú
đối với cặp tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn và Quảng Bình - Xạ Vẳn Na Khẹt đã
được Trưởng Đoàn Đại biểu biên giới Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào phê
duyệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp thành lập Đoàn Công tác để tiến hành
hướng dẫn việc lập hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam, đăng ký hộ tịch, cư trú cho
người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong danh sách đã được phê duyệt (18
trường hợp) và ngày 22/10/2018, Chủ tịch nước đã có Quyết định số 1899/QĐ-CTN
cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 18 trường hợp này. Đối với 03 trường hợp di
cư tự do vào Việt Nam sau ngày 08/7/2013 chưa đủ điều kiện cư trú theo quy định
tại Khoản 1 Điều 3 của Thoả thuận giữa Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào, đã chỉ đạo Sở Tư
pháp ban hành Công văn số 1426/STP-HCTP ngày 13/7/2018 hướng dẫn UBND các
xã Trường Sơn, xã Thanh Hóa và xã Thượng Trạch (nơi cư trú của 03 trường hợp
nêu trên) thực hiện đăng ký kết hôn theo quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản
hướng dẫn thi hành; sau khi đăng ký kết hôn, các cặp vợ chồng này có thể xin phép
cư trú theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Thỏa Thuận, nếu có nguyện vọng nhập
quốc tịch Việt Nam thì hướng dẫn lập hồ sơ theo quy định của Luật Quốc tịch Việt
Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đã ban hành Quyết định số 560/QĐUBND ngày 22/02/2018 về việc cống bố Danh mục TTHC trong lĩnh vực Quốc tịch
thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,
Sở Tư pháp đã ban hành nhiều Công văn hướng dẫn UBND cấp xã ghi chú vào sổ
Đăng ký khai sinh, việc thôi quốc tịch30. Trong năm 2018, UBND tỉnh không tiếp
nhận, giải quyết trường hợp nào về xin nhập, thôi, trở lại quốc tịch Việt Nam theo
quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.
c) Về lĩnh vực chứng thực: Tiếp tục chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu thực hiện có

hiệu quả Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/215 của Chính phủ về cấp bản sao
từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và các văn bản pháp
luật có liên quan; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng
thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính; tăng cường cơng tác
hướng dẫn nghiệp vụ, tập huấn, thanh tra, kiểm tra. Thực hiện Quyết định số
1142/QĐ-BTP ngày 22/5/2018 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch tổ chức
hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định 23/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng
dẫn thi hành, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch và Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện
Nghị định số 23/2015/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Quảng Bình gửi Bộ Tư pháp; chỉ đạo
Sở Tư pháp ban hành kế hoạch và tổ chức 08 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho
công chức tư pháp hộ tịch cấp xã31; đã thanh tra chuyên ngành 05 đơn vị cấp huyện
và cấp xã (trong đó có nội dung thanh tra về công tác chứng thực; thường xuyên
30

Công văn số 448/STP-HCTP ngày 14/3/2018; Công văn số 524/STP-HCTP ngày 22/3/2018; Công văn số 817/STP-HCTP ngày
27/4/2018; Công văn số 1239/STP-HCTP ngày 25/6/2018; Công văn số 1458/STP-HCTP ngày 19/07/2018 về việc ghi chú vào sổ
đăng ký khai sinh thôi quốc tịch Việt Nam.

17


hướng dẫn nghiệp vụ chứng thực cho công chức tư pháp - hộ tịch làm công tác
chứng thực tại địa phương. Năm 2018, tỉnh Quảng Bình khơng nhận được bất kỳ
phản ánh, kiến nghị nào của người dân liên quan đến tình trạng lạm dụng u cầu
nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính.
Trong năm 2018, đã thực hiện chứng thực 961.269 bản sao, thu lệ phí
3.828.547.000đ, thực hiện 49.514 việc chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản, chữ
ký người dịch và hợp đồng giao dịch, thu lệ phí: 1.412.100.000đ.
d) Về cơng tác ni con ni: Chỉ đạo Sở Tư pháp tiếp tục triển khai thực hiện

Luật Nuôi con nuôi, các văn bản hướng dẫn thi hành và Công văn số 182/UBND-NC
ngày 06/02/2018 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 19/01/2017
của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cơng tác giải quyết việc ni con ni trong
tình hình mới; tăng cường hướng dẫn các địa phương thực hiện việc đăng ký nuôi
con nuôi theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định; phối hợp với các sở, ngành có
liên quan thực hiện có hiệu quả Quyết định số 200/QĐ-UBND ngày 08/5/2015 về
việc ban bành Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc ni con ni có yếu tố
nước ngồi trên địa bàn tỉnh. Năm 2018, đã đăng ký 07 trường hợp ni con ni,
trong đó 05 trường hợp ni con ni trong nước, 02 trường hợp ni con ni có
yếu tố nước ngồi. Các trường hợp đăng ký ni con ni ở tỉnh Quảng Bình đều
thực hiện đúng trình tự, thủ tục, khơng có trường hợp nào bị thu hồi, hủy bỏ; khơng
có ni con ni ở khu vực biên giới, con nuôi nhà chùa.
đ) Về công tác lý lịch tư pháp: Đã chỉ đạo Sở Tư pháp tiếp tục tham mưu UBND
tỉnh thực hiện có hiệu quả Luật Lý lịch tư pháp, các văn bản hướng dẫn thi hành và
các Chương trình, Đề án triển khai thi hành các quy định pháp luật về lý lịch tư pháp;
thực hiện nghiêm túc các văn bản và ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực lý
lịch tư pháp; tăng cường công tác tuyên truyền, PBGDPL về Lý lịch tư pháp, nhất là
các TTHC trong cấp Phiếu lý lịch tư pháp để cá nhân, tổ chức nắm bắt, thuận tiện
trong quá trình thực hiện TTHC; tiếp tục thực hiện tốt Quy chế phối hợp Liên ngành
trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trên địa bàn;
đã thực hiện rút ngắn tối thiểu 10% thời gian giải quyết TTHC so với thời hạn pháp
luật quy định đối với công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp, tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong cấp Phiếu Lý lịch tư pháp; thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp
qua bưu chính và qua trực tuyến; thực hiện tốt việc tiếp nhận, kiểm tra, phân loại đối
với thông tin do các cơ quan, tổ chức có liên quan và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc
gia cung cấp; cung cấp đầy đủ, kịp thời bản lý lịch tư pháp và thông tin lý lịch tư pháp
bổ sung lập được cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia; tham gia góp ý kiến về dự
thảo sửa đổi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp gửi Bộ Tư
pháp đúng thời hạn; ban hành nhiều văn bản để đề nghị cơ quan có liên quan tăng
cường phối hợp cung cấp thơng tin để xóa án tích32.

- Tình hình cấp phiếu Lý lịch tư pháp: Tổng số Phiếu lý lịch tư pháp đã cấp
8.199 trường hợp33, tăng 37,68% so với cùng kỳ (năm 2017, đã cấp 5955 trường
31

Kế hoạch số 311/KH-STP ngày 12/02/2018 về triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và
thống kê hộ tịch giai đoạn 2017- 2024 và năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
32
Cơng văn số 717/STP-HCTP ngày 13/4/2018 về việc phối hợp xác minh về điều kiện đương nhiên xóa án tích; Cơng văn số
696/STP-HCTP ngày 11/4/2018 về việc phối hợp xác minh về điều kiện đương nhiên xóa án tích tại UBND cấp xã; Cơng văn số
1577/STP-HCTP ngày 08/8/2018 về việc đề nghị tăng cường phối hợp cung cấp thơng tin để xóa án tích.
33
Phiếu lý lịch tư pháp số 1: 5.918 rường hợp, Phiếu lý lịch tư pháp số 2: 2.265 trường hợp

18


hợp); trong đó hồ sơ giải quyết đúng hạn 8.048 trường hợp (đạt trên 98%,) giải
quyết quá hạn: 135 trường hợp (do các cơ quan xác minh trả kết quả chậm).
- Tình hình cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đương nhiên xóa án tích theo
Bộ Luật hình sự mới: Đã cấp 240 trường hợp đương nhiên xóa án tích, tăng 140%
so với cùng kỳ (năm 2017 cấp 100 trường hợp).
- Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp: Tổng số thông tin LLTP
tiếp nhận: 3.898 thông tin, giảm 8,3% so với cùng kỳ (năm 2017 tiếp nhận 4.255
thông tin). Cập nhật vào phần mềm: 3.527 thông tin LLTP; gửi thông tin Lý lịch tư
pháp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia: 380 thông tin; đã lập mới 186 hồ sơ
thông tin lý lịch tư pháp. Đến nay, đã cập nhật vào phần mềm cơ sở dữ liệu lý lịch
tư pháp 27.994 thông tin; đã lập 7.347 thông tin lý lịch tư pháp.
e) Về công tác bồi thường nhà nước: Đã ban hành và triển khai Kế hoạch số
215/KH-UBND ngày 12/02/2018 về việc thực hiện công tác bồi thường của Nhà
nước năm 2018 trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 3325/QĐ-UBND ngày 05/10/2018

công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực bồi thường nhà nước; chỉ đạo
Sở Tư pháp ban hành Công văn số 1064/STP-HCTP ngày 06/6/2018 về việc triển
khai thực hiện Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước và Thông tư
số 04/2018/TT-BTP về ban hành biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước.
Năm 2018, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình khơng có trường hợp cá nhân, tổ chức
nào yêu cầu cơ quan nhà nước có trách nhiệm bồi thường.
4.2. Khó khăn, hạn chế:
- Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản quy định chi tiết chưa quy định về trình
tự, thủ tục, thời gian và cơ chế phối hợp xóa án tích trong trường hợp người u
cầu cấp Phiếu LLTP có án tích và đã đủ thời gian đương nhiên xóa án tích nên q
trình thực hiện cịn nhiều khó khăn, bất cập;
- Cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý LLTP mới chỉ dừng lại ở việc nhập và tra
cứu thông tin LLTP, chưa kết nối được với cơ sở dữ liệu của các ngành, các cấp
trong việc cung cấp thông tin thông tin LLTP cho Sở Tư pháp, quá trình thực hiện
chủ yếu cập nhật thủ cơng từ bản giấy nên mất nhiều thời gian.
- Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cung cấp
thơng tin lý lịch tư pháp, theo đó tất cả kinh phí thu được đều chuyển cho các cơ
quan có liên quan (Trung tâm LLTP Quốc gia và Cơng an tỉnh) và nộp vào ngân
sách, khơng trích lại một khoản nào để chi cho hoạt động tại Sở Tư pháp nên trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ về lý lịch tư pháp cịn khó khăn.
5. Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp
5.1. Kết quả đạt được
a) Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp:
- Công tác quản lý nhà nước về luật sư: Triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo
của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tại Hội nghị
triển khai nhiệm vụ cải cách tư pháp năm 2018 và trên cơ sở các văn bản hướng
dẫn của Bộ Tư pháp, Liên Đoàn Luật sư Việt Nam, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư
19



pháp tổ chức cuộc họp liên ngành (Sở Tư pháp, Sở Nội vụ và Ban Chủ nhiệm
Đoàn Luật sư) để thống nhất nội dung tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ
đạo Đại hội Đoàn Luật sư lần thứ VII nhiệm kỳ 2018-2023 hoàn thành trước
31/12/201834; xây dựng và thực hiện Kế hoạch thanh tra, kiểm tra 100% tổ chức
hành nghề luật sư trên địa bàn35 và kiểm tra Đồn Luật sư Quảng Bình; ban hành
nhiều văn bản hướng dẫn Đồn Luật sư Quảng Bình triển khai thực hiện Luật Luật
sư và các văn bản hướng dẫn thi hành 36; đề nghị Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành
nghề luật sư cho 03 trường hợp, đăng ký hoạt động cho 01 Chi nhánh của tổ chức
hành nghề luật sư, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động đối với 03 Văn phòng luật sư 37,
đăng ký hành nghề tư cách cá nhân cho 01 trường hợp. Đến nay, trên địa bàn tồn
tỉnh có 17 tổ chức hành nghề luật sư 38 và 01 Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật
sư, với 31 luật sư đang hoạt động hành nghề 39 (giảm 07 luật sư so với năm 2017).
Năm 2018, các Tổ chức hành nghề luật sư đã thực hiện 116 việc 40, doanh thu:
534.056.000đ, nộp thuế: 26.620.000đ.
- Công tác quản lý nhà nước về công chứng: Đã ban hành Quyết định số
1181/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp
đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản đã được công chứng trên địa bàn tỉnh;
thành lập 01 Văn phịng cơng chứng. Chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số
932/KH-STP ngày 21/5/2018 thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp đồng,
giao dịch liên quan đến bất động sản đã được công chứng trên địa bàn tỉnh; ban
hành và triển khai kế hoạch thanh tra 01 Văn phòng cơng chứng; tích cực hướng
dẫn nghiệp vụ nhằm giúp các tổ chức hành nghề cơng chứng tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức hoạt động; trả lời các phản ánh, kiến nghị
và giải đáp các vướng mắc pháp luật về công chứng cho các tổ chức, cá nhân; thực
hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động công chứng trên địa bàn 41. Đến
nay, trên địa bàn tồn tỉnh có 07 tổ chức hành nghề cơng chứng (01 Phịng Cơng
chứng và 06 Văn phịng Công chứng) hoạt động tại 5/8 đơn vị cấp huyện 42; có 15
cơng chứng viên. Năm 2018, các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện

31.847 việc làm công chứng, tăng 6,9 % so với cùng kỳ (năm 2017, số việc cơng
chứng 29.784 việc); tổng số phí cơng chứng thu được trên 12, 88 tỷ, tăng 19,2 %
so với cùng kỳ (năm 2017 phí cơng chứng thu được là 10,8 tỷ)43.
34

Công văn số 938/STP-BTTP ngày 22/5/2018 về việc đề nghị ban hành văn bản chỉ đạo Đại hội Đoàn Luật sư Quảng Bình nhiệm
kỳ 2018-2023; .
35
Trừ các tổ chức hành nghề luật sư có Trưởng Văn phịng luật sư bị bệnh
36
Công văn số 2088/STP-BTTP ngày 11/10/2018 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 137/2018/NĐ-CP; Công văn số
2207/STP-BTTP ngày 29/10/2018, Công văn 396/STP-BTTP ngày 07/3/2018 về việc triển khai quy định của Luật Luật sư; Công
văn số 629/STP-BTTP ngày 03/4/2018 về việc triển khai thực hiện Hệ tiêu chí đánh giá, phân loại tổ chức hành nghề luật sư chuyên
sâu trong lĩnh vực thương mại có yếu tố nước ngồi.
37
Văn phịng luật sư: Ngun Thí, Bùi Quốc Minh, Quang Bảo
38
16 Văn phịng Luật sư, 01 Cơng ty Luật.
39
Có 28 luật sư hành nghề tại 17 tổ chức hành nghề luật sư và 03 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
40
29 việc tố tụng, 58 việc tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác và 11 việc trợ giúp pháp lý miễn phí;
41
Sở Tư pháp đã thực hiện đăng ký hoạt động cho 01 Văn phịng cơng chứng, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động cho 04 Văn
phịng cơng chứng; thực hiện xóa đăng ký hành nghề công chứng cho 02 trường hợp, cấp Thẻ công chứng viên cho 04 trường hợp,
đề nghị Bộ Tư pháp bổ nhiệm lại công chứng viên cho 01 trường hợp; ghi tên vào danh sách người đăng ký tập sự hành nghề công
chứng cho 03 trường hơp; đăng ký Bộ Tư pháp tham dự kiểm tra tập sự hành nghề công chứng cho 02 trường hợp; phối hợp với Sở
Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp thông tin về công chứng viên đang hành nghề; đã tham gia góp ý 02 dự
thảo Thơng tư của Bộ Tư pháp.
42

Đồng Hới có 03 tổ chức hành nghề cơng chứng; Quảng Ninh 01 Văn phịng cơng chứng, Bố Trạch 01 Văn phịng cơng chứng, Thị
xã Ba Đồn 01 Văn phịng Cơng chứng và huyện Lệ Thủy 01 Văn phịng cơng chứng

20


- Công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản: Đã ban hành Kế hoạch44 và tổ
chức Sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Đề án "Phát triển và tăng cường năng lực
đội ngũ đấu giá viên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020" và 01 năm triển
khai thực hiện Luật Đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Cơng văn số
731/UBND-NC ngày 18/5/2018 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động đấu giá tài sản và đấu giá quyền sử dụng đất; Quyết định số
335/QĐ-UBND ngày 29/01/2018 và Quyết định số 1434/QĐ-UBND ngày
03/5/2018 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực đấu giá thuộc thẩm
quyền quản lý của Sở Tư pháp 45. Chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành và triển khai Kế
hoạch số 134/KH-STP ngày 22/01/2018 kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động
các tổ chức đấu giá tài sản năm 2018; hướng dẫn các sở, ban, ngành cấp tỉnh và
UBND các huyện, thị xã, thành phố về thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản
thuộc sở hữu nhà nước và tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu;
báo cáo triển khai thực hiện Luật Đấu giá tài sản và tổng hợp những khó khăn,
vướng mắc trong triển khai thi hành Luật Đấu giá tài sản 46; tham gia góp ý 02 dự
thảo văn bản của Bộ Tư pháp 47; thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động cho 02 doanh
nghiệp đấu giá, cấp thẻ cho 03 đấu giá viên. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 04 tổ
chức đấu giá tài sản48, 04 văn phòng đại diện của doanh nghiệp đấu giá và 12 đấu
giá viên. Trong năm 2018, các Tổ chức đấu giá trên địa bàn đã ký kết 143 Hợp
đồng bán đấu giá tài sản, tăng 27,6 % so với cùng kỳ (năm 2017, đã ký kết 112 hợp
đồng bán đấu giá tài sản), tổ chức 1484 cuộc bán đấu giá, tổng giá trị tài sản bán
được hơn 755,87 tỷ đồng, tăng 103% so với cùng kỳ (năm 2017, giá trị tài sản bán
được là 372,2 tỷ đồng); chênh lệch so với giá khởi điểm hơn 246,78 tỷ đồng, tăng
407% so với cùng kỳ (năm 2017, chênh lệch so với giá khởi điểm 48,6 tỷ đồng)49.

- Công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp: Đã ban hành Kế hoạch số
456/KH-UBND ngày 02/4/2018 về triển khai thực hiện Quyết định số 250/QĐ-TTg
ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tiếp tục đổi mới và
nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp"; tổng kết 05 năm triển khai thi hành
Luật Giám định tư pháp; tổng kết tình hình triển khai thực hiện Quyết định số
01/2014/QĐ-TTg ngày 01/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng
giám định tư pháp; đánh giá thực tiễn công tác giám định tư pháp phục vụ xây dựng
Đề án đẩy mạnh xã hội hóa giám định tư pháp; góp ý dự thảo Đề án đẩy mạnh xã
hội hóa giám định tư pháp. Chỉ đạo Sở Tư pháp hướng dẫn các sở, ban, ngành cấp
43

Riêng Phịng cơng chứng số 1 đã thực hiện 5.254 việc làm cơng chứng; tổng số phí thu được 2.347.249.000đ, tăng 44,4% so với
cùng kỳ (năm 2017, thu 1.625.619.000đ).
44
Kế hoạch số 547/KH-UBND ngày 19/4/2018
45
Công bố mới: 12 TTHC; sửa đổi, bổ sung: 02 TTHC; bải bỏ: 06 TTHC
46
Công văn số 2212/STP-BTTP ngày 23/10/2018 về việc triển khai thực hiện Thông tư 14/2018/TT-BTP; Công văn số 808/STPBTTP ngày 27/4/2018 về việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu nhà nước và tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính bị tịch thu, báo cáo triển khai thực hiện Luật Đấu giá tài sản; Công văn số 1232/STP-BTTP ngày 22/6/2018 về việc tiếp
tục triển khai thực hiện các quy định của Luật Đấu giá tài sản; Báo cáo số 161/BC-STP ngày 25/01/2018 triển khai thực hiện Luật
Đấu giá tài sản và Công văn số 791/STP-BTTP ngày 26/4/2018 tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thi hành Luật
Đấu giá tài sản;
47
Dự thảo Thông tư ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên; dự thảo Quyết định công bố danh sách tổ chức đấu giá tài sản.
48
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản và 03 doanh nghiệp đấu giá tài sản.
49
Riêng Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản đã ký kết 120 Hợp đồng bán đấu giá tài sản, tăng 7,1% so với cùng kỳ (năm 2017, đã ký
kết 112 hợp đồng bán đấu giá tài sản), tổ chức 679 cuộc bán đấu giá, tổng giá trị tài sản bán được hơn 424,8 tỷ đồng, tăng 14,1% so

với cùng kỳ (năm 2017, giá trị tài sản bán được là 372,2 tỷ đồng); chênh lệch so với giá khởi điểm hơn 96,5 tỷ đồng, tăng 98,2% so
với cùng kỳ (năm 2017, chênh lệch so với giá khởi điểm 48,6 tỷ đồng).

21


tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch số 456/KH-UBND ngày 02/4/2018 của UBND
tỉnh; phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo Đề án
"Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp"; thực hiện rà
sốt và cơng bố danh sách người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp trên
địa bàn tỉnh; ban hành và triển khai Kế hoạch số 135/KH-STP ngày 22/01/2018
kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động của các tổ chức giám định cơng lập trên địa
bàn tỉnh. Đến nay, trên tồn tỉnh có 99 người giám định tư pháp.50 Năm 2018, các Tổ
chức giám định thực hiện 1.329 việc, trong đó 743 việc theo yêu cầu của cơ quan
tiến hành tố tụng; 586 việc theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân khác.
- Công tác Quản lý nhà nước về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý
tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản: Tiếp tục chỉ đạo Sở Tư pháp
triển khai Kế hoạch số 1425/KH-UBND ngày 29/8/2016 về triển khai thực hiện Nghị
định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý thanh lý tài sản
trên địa bàn tỉnh; Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Thủ tướng
Chính phủ hướng dẫn về hịa giải thương mại. Tiếp tục thực hiện chế định thừa phát lại
theo tinh thần Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc Hội, Quyết
định số 101/QĐ-TTg ngày 14/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số
332/QĐ-BTP ngày 14/02/2015 của Bộ Tư pháp về ban hành Kế hoạch triển khai thi
hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản
hướng dẫn thực hiện. Trong năm 2018, trên địa bàn tỉnh khơng có trường hợp đăng ký
hành nghề Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
b) Công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý: Tiếp tục chỉ đạo triển khai
thực hiện Kế hoạch số 1906/KH-UBND ngày 12/10/2017 về triển khai thi hành

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 22/02/2018
thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật năm 2018 trên địa bàn
tỉnh, quyết định miễn nhiệm và thu hồi Thẻ Trợ giúp viên pháp lý cho 02 viên chức
của Trung tâm Trợ giúp pháp lý51. Chỉ đạo Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp
pháp lý Nhà nước thực hiện các kế hoạch về hoạt động trợ giúp pháp lý năm 2018
đã được ban hành có hiệu quả52; phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện rà soát
người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn UBND các
huyện, thị xã, thành phố thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động và phương
án xử lý đối với các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; hướng dẫn đăng ký tham gia trợ
giúp pháp lý, công khai thông tin về tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, thủ tục
thực hiện trợ giúp pháp lý; giao Sở Tư pháp chủ trì hoặc phối hợp với các địa
phương tổ chức 09 Hội nghị tập huấn nghiệp vụ và triển khai Luật Trợ giúp pháp
lý năm 2017 và các văn bản liên quan cho hơn 1100 đại biểu. Hiện nay, trên địa
bàn tỉnh có 187 người thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó: 13 Trợ giúp viên pháp
lý, 09 luật sư và 165 cộng tác viên trợ giúp pháp lý khác. Trong năm 2018, Trung
50

37 giám định viên tư pháp, 62 người giám định tư pháp theo vụ việc.
Lý do miễn nhiệm và thu hồi Thẻ Trợ giúp viên pháp lý: chuyển công tác khác
52
Quyết định số 206/QĐ-STP ngày 31/01/2018 phê duyệt Kế hoạch công tác trợ giúp pháp lý năm 2018; Kế hoạch số 2140/KHHĐPHLN ngày 28/12/2017 của Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng về kế hoạch hoạt động năm 2018; tổ
chức 08 tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật (Xã Thanh Trạch- huyện
Bố Trạch, xã Hoa Thủy- huyện Lệ Thủy; xã Gia Ninh-huyện Quảng Ninh, xã Quảng Đông-huyện Quảng Trạch, xã Tiến Hóa-huyện
Tuyên Hóa, xã Dân Hóa-huyện Minh Hóa).
51

22


tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã thực hiện 217 53 vụ việc cho 217 đối tượng, trong

đó có tham gia tố tụng 131 vụ việc, tăng 21,3% so với cùng kỳ (năm 2017, tham
gia tố tụng 108 vụ việc).
c) Kết quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp: Tiếp tục triển khai thực
hiện Nghị định số 66/2008/NĐ-CP, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số
62/UBND-NC ngày 12/01/2018 về thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp năm 2018; chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành Công văn số 26/STP-XDKTVB
ngày 05/01/2018 về việc tiếp tục thực hiện các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI); tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động phối hợp hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp giữa Sở Tư pháp và Hội Doanh nghiệp tỉnh giai đoạn 2016 - 2017 và ký kết
Chương trình phối hợp giai đoạn 2018 - 2020; xây dựng 05 Đề án và ký kết hợp
đồng với Ban Quản lý Chương trình 585 để thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp năm 2018 trên địa bàn tỉnh và đến nay đã hồn thành 05 Đề án
đã ký kết với Chương trình 585 Bộ Tư pháp54.
5.2. Khó khăn, hạn chế
- Việc quy định chỉ tiêu vụ việc theo đơn vị số lượng gặp bất cập và khó khăn
trong q trình thực hiện. Trên thực tế số lượng vụ việc được trợ giúp pháp lý dưới
hình thức tham gia tố tụng của mỗi Trung tâm trợ giúp pháp lý là khác nhau; có Trung
tâm số lượng Trợ giúp viên pháp lý nhiều nhưng địa bàn hẹp và số người thuộc diện
được trợ giúp pháp lý ít, ngược lại có Trung tâm số lượng Trợ giúp viên pháp lý ít
nhưng địa bàn rộng và có số người thuộc diện được trợ giúp pháp lý nhiều nên sẽ có
những Trung tâm khơng đủ số lượng vụ việc để phân công cho Trợ giúp viên pháp lý
tham gia, ảnh hưởng đến việc đánh giá thi đua trong cơng tác trợ giúp pháp lý.
- Những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đấu giá tài sản đã báo cáo tại
Báo cáo số 235/BC-UBND ngày 22/10/2018 của UBND tỉnh về Sơ kết 05 năm
triển khai thực hiện Đề án “Phát triển và tăng cường năng lực cho đội ngũ đấu giá
viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2020” và 01 năm triển khai thực hiện
Luật Đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh và đã gửi Bộ Tư pháp.
- Số Tổ chức luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, nhất
là thương mại quốc tế chưa có. Việc đào tạo luật sư thực sự bất cập; chính sách thu
hút nhân lực cho lĩnh vực này chưa có nên việc tìm kiếm, đào tạo luật sư trẻ chưa

có kết quả; các chỉ tiêu về trình độ ngoại ngữ, tin học đối với luật sư khó thực hiện.
- Theo quy định thì Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
quản lý nhà nước về giám định tư pháp, với 07 nhiệm vụ chính; trong khi quản lý
về con người, trang thiết bị, nghiệp vụ, tài chính lại thuộc nhiều cơ quan khác
nhau. Chưa có quy định làm cơ sở cho việc đánh giá về tổ chức, chất lượng hoạt
động giám định tư pháp
- Chưa tách bạch giữa hoạt động công chứng và chứng thực, giữa hoạt động
53

Người có cơng với cách mạng: 68; người thuộc hộ nghèo: 44; người dân tộc thiểu số: 04; trẻ em: người bị buộc tội từ đủ 16 đến
dưới 18 tuổi: 26; người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo: 10; người cao tuổi: 07; người khuyết tật: 07.
54
Hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật mới và kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp; Hội nghị đối thoại “Thực
tiễn thi hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”; Hội nghị bồi dưỡng tăng
cường năng lực cho các cơ quan, tổ chức và người thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Hội nghị bồi dưỡng kiến
thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp; Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm giữa cộng tác viên và doanh nghiệp trong quá trình duy
trì mạng lưới và các vấn đề pháp lý liên quan đến khởi sự doanh nghiệp với tổng số 373 lượt đại biểu tham dự.

23


quản lý nhà nước và hoạt động cung cấp dịch vụ công nên việc triển khai Đề án
phát triển hành nghề công chứng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh khó đạt được các
mục tiêu đề ra.
6. Cơng tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về tư
pháp và pháp luật
6.1. Kết quả đạt được
Đã chỉ đạo Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp trong tham gia các hoạt động thương mại quốc tế; phối hợp với các
cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về quốc

tịch và Công ước La Hay về tư pháp quốc tế phù hợp với tình hình của địa phương;
phối hợp với Tổ chức Oxfam tổ chức 01 Hội thảo tập huấn về các nội dung liên
quan đến lĩnh vực tư pháp và phát triển tổ chức, cho hơn 40 đại biểu tham dự.
6.2. Khó khăn, hạn chế: Khơng
7. Cơng tác xây dựng Ngành, pháp chế; đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu
khoa học pháp lý
7.1. Kết quả đạt được
a) Công tác xây dựng Ngành
Tiếp tục chỉ đạo Sở Tư pháp sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế của
Ngành theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo đúng quy định. Theo đó, trên cơ sở Đề
án số 1957/ĐA-STP ngày 25/9/2018 của Sở Tư pháp về sắp xếp, tổ chức lại các
phịng chun mơn nghiệp vụ, ngày 23/10/2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định
số 3514/QĐ-UBND về việc thành lập Phòng Xây dựng, Kiểm tra văn bản QPPL và
Phòng Theo dõi thi hành pháp luật55 (giảm được 01 đầu mối cấp Phịng; giảm 02 vị trí
chức danh Lãnh đạo cấp Phòng). Chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành Quyết định Quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức giúp việc, các phịng chun mơn
nghiệp vụ thuộc Sở và sắp xếp bố trí lại nhân sự của các phòng, tổ chức thuộc Sở; ban
hành Quyết định số 156/QĐ-STP ngày 25/01/2018 về việc phân công nhiệm vụ của
Lãnh đạo Sở Tư pháp Quảng Bình; Đề án Điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu ngạch
cơng chức của Sở Tư pháp56; phê duyệt vị trí việc làm của 3 đơn vị sự nghiệp thuộc Sở
Tư pháp57 theo phân cấp thẩm quyền quản lý. Ban hành và triển khai thực hiện các Kế
hoạch về: Cải cách chế độ công vụ công chức, đào tào bồi dưỡng công chức, viên
chức thuộc Sở Tư pháp, thực hiện chính sách tinh giản biên chế, chuyển đổi vị trí
cơng tác58. Đã ban hành Quyết định và giải quyết các chế độ chính sách cho 01 công
chức nghỉ hưu trước tuổi theo Quyết định số 4642/QĐ-UBND ngày 20/12/2017 của
UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế đợt
1 năm 2018 theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ; đề
nghị cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm lại Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý; đã
55


Trên cơ sở sáp nhập 02 Phịng nghiệp vụ, đó là Phòng Xây dựng, Kiểm tra văn bản QPPL và Phòng QLXLVPHC&TDTHPL
Đề án số 710/ĐA-STP ngày 12/4/2018) gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt;
57
Quyết định số 726/QĐ-STP ngày 16/4/2018 phê duyệt vị trí việc làm của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước; Quyết định số
727/QĐ-STP ngày 16/4/2018 phê duyệt vị trí việc làm của Phịng Cơng chứng số1; Quyết định số 728/QĐ-STP ngày 16/4/2018 phê
duyệt vị trí việc làm của Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản.
58
Kế hoạch số 337/KH-STP ngày 23/02/2018 về thực hiện cải cách chế độ công vụ, công chức tại Sở Tư pháp năm 2018; Kế
hoạch số 118/KH-STP ngày 19/01/2018 đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc Sở Tư pháp năm 2018; Kế hoạch số
160/KH-STP ngày 25/01/2018 về chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cơng chức thuộc Sở Tư pháp Quảng Bình năm 2018; Kế hoạch
số 365/KH-STP ngày 28/02/2018 về thực hiện chính sách tinh giản biên chế của Sở Tư pháp năm 2018...
56

24


ban hành quyết định chuyển đổi vị trí 02 cơng chức, viên chức; điều động và bố trí
cơng tác 07 công chức; giải quyết nâng lương thường xuyên theo phân cấp quản lý
cho 16 công chức, viên chức. Ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch số 1615/KHSTP ngày 13/8/2018 về tuyển dụng viên chức sự nghiệp năm 2018; quyết định tiếp
nhận và bố trí 03 viên chức trúng tuyển vào công chức theo Quyết định số 2040/QĐUBND ngày 20/6/2018 của UBND tỉnh; đề nghị chuyển ngạch Thanh tra viên chính
cho 01 cơng chức; tiếp nhận và bố trí 01 viên chức theo thẩm quyền; chấm dứt 02
Hợp đồng lao động theo Chính sách sử dụng con em Quảng Bình tốt nghiệp Đại học;
kiểm tra cơng tác tổ chức cán bộ tại Văn phòng Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Sở; thực hiện việc kê khai, báo cáo các loại văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng
cho các cơ quan có thẩm quyền. Đến nay, đội ngũ công chức, viên chức, người lao
động của Sở Tư pháp là 89, trong đó 27 biên chế cơng chức, 50 biên chế sự nghiệp
(bao gồm biên chế tự trang trải), 09 hợp đồng 68 và 03 hợp đồng khác.
b) Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Đã ban hành Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 12/02/2018 về giao Kế hoạch
và kinh phí tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức năm 2018

(trong đó có ngành Tư pháp); chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 118/KH-STP
ngày 19/01/2018 về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc Sở Tư pháp từ đào
tạo thạc sĩ, đến đào tạo các chức danh bổ trợ tư pháp, cao cấp lý luận chính trị và bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, quốc phòng an ninh. Trong năm 2018, Sở Tư pháp
đã cử 30 công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo 59; cử trên 40 lượt công chức,
viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ do địa phương và Trung
ương tổ chức. Đã tổ chức 34 lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công chức từ cấp tỉnh
đến cấp xã thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến cơng tác tư pháp như: Xử lý vi
phạm hành chính; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; chuẩn tiếp cận pháp luật; tập huấn
cho đội ngũ các chức danh bổ trợ tư pháp (công chứng viên, luật sư, trợ giúp viên pháp
lý, đấu giá viên…); bình quân mỗi lớp hơn 100 người tham dự.
c) Kết quả thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong cơng tác tư pháp và
cơng tác cán bộ ngành Tư pháp
Thực hiện Quyết định số 244/QĐ-BTP ngày 06/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp ban hành Kế hoạch hoạt động bình đẳng giới năm 2018, các chương trình, kế
hoạch của tỉnh về bình đẳng giới, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành và
triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 364/KH-STP ngày 28/02/3018 về hoạt
động bình đẳng giới năm 2018 của Sở Tư pháp Quảng Bình, tiếp tục thực hiện Kế
hoạch số 239/KH-STP ngày 21/02/2017 về triển khai Chương trình hành động quốc
gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020; đã kiện tồn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ
ngành Tư pháp Quảng Bình. Theo đó, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Sở gồm 05 thành
viên. Trong quá trình lãnh đạo điều hành, Lãnh đạo Sở Tư pháp đã quan tâm tạo mọi
điều kiện thuận lợi để đội ngũ công chức, viên chức và người lao động nữ trong toàn
Ngành hồn thành tốt vai trị vừa “giỏi việc nước” vừa “đảm việc nhà”; quan tâm đến
59

07 công chức, viên chức tiếp tục tham gia học cao học; 01 công chức học lớp Cao cấp lý luận chính trị; 08 cơng chức, viên chức
học lớp Trung cấp Lý luận chính trị; 02 viên chức học lớp quản lý nhà nước chương trình chun viên; 02 cơng chức, viên chức học
lớp quản lý nhà nước chương trình chun viên chính; 03 cơng chức tham gia Đào tạo và thi sát hạch chuẩn kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin; 02 viên chức tham gia Lớp Bồi dưỡng kiến thức QPAN đối tượng 3; 01 viên chức tham gia Lớp Quản lý Lãnh đạo

cấp Sở; 02 viên chức tham gia Lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ Trợ giúp pháp lý hạng II; 01 viên chức học Lớp Kế tốn; 01 cơng chức
tham gia lớp đào tạo thanh tra viên.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×