Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

BCA037

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.98 KB, 37 trang )

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Vietnam News Agency (VNA)
Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt - Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84-4) 38255443; Fax (84-4) 38252984; E-mail: ;


Số 037/TKNB-QT

Thứ Sáu, ngày 28/02/2020

TIN THAM KHẢO NỘI BỘ
(Phần Quốc tế)

I. NHẬN ĐỊNH VÀ BÌNH LUẬN VỀ VIỆT NAM
Việt Nam sẽ lãnh đạo ASEAN trong hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Mỹ - ASEAN
Theo đài VOA đêm 27/2, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, với tư cách là
Chủ tịch ASEAN năm 2020, nhiều khả năng sẽ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump vào
tháng tới khi Mỹ và 10 quốc gia ASEAN đang lên kế hoạch tổ chức Hội nghị thượng đỉnh
đặc biệt vào ngày 14/3 tại thành phố Las Vegas. Ông Alexander Feldman, Chủ tịch kiêm
Giám đốc điều hành Hội đồng Thương mại Mỹ-ASEAN, cho biết trong một bản tin: “Việt
Nam sẽ lãnh đạo các nước ASEAN trong Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Mỹ - ASEAN vào
giữa tháng 3”.
Các cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nhà lãnh đạo
ASEAN cũng đang được lên kế hoạch.
Trang Nikkei dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết lãnh đạo 5 nước gồm Việt Nam,
Lào, Singapore, Campuchia và Thái Lan xác nhận sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Las Vegas.
Tháng 11/2019, tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Thái Lan, Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Xuân Phúc nói rằng trên cương vị nước Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam cam kết
ủng hộ và sẽ thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN và Mỹ.
Theo The Diplomat, bức thư mời của Tổng thống Trump gửi các nhà lãnh đạo
ASEAN mà Cố vấn an ninh Nhà Trắng Robert O’Brien đọc trong cuộc họp ngày


4/11/2019 ở Thái Lan nói rằng Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt sắp tới sẽ là “một cơ hội thật
tốt” để Mỹ và ASEAN “mở rộng và tăng cường hợp tác trên các vấn đề có tầm quan trọng
to lớn”.
Trang Nikkei dẫn một nguồn tin cho biết chính quyền của Tổng thống Trump sẽ
thảo luận về các dự án phát triển con người, trong bối cảnh có tin rằng các vấn đề an ninh
và Biển Đông cũng sẽ là một trong những chủ đề sẽ được bàn thảo tại Hội nghị lần này.
Tại cuộc họp đầu tiên năm 2020 của Ủy ban ASEAN ở thủ đô Washington hôm
24/2, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc và các đại sứ ASEAN khác đã thảo luận việc
chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN-Mỹ tại Las Vegas vào tháng 3 tới.
1


Việt Nam đưa số phận của sông Mekong vào chương trình nghị sự của
ASEAN
TTXVN (Tokyo) - Trong bài viết có tiêu đề “Việt Nam đưa số phận của sông
Mekong vào chương trình nghị sự của ASEAN” phát ngày 26/2, tờ Nikkei Asia Review
cho biết trong một động thái thể hiện chính sách ngoại giao xanh, Việt Nam đang chú
trọng nhiều hơn vào những vấn đề địa chính trị liên quan tới sông Mekong - nguồn cung
cấp nước lớn nhất ở Đông Nam Á - trong bối cảnh mực nước trên con sông này đã giảm
xuống mức thấp kỷ lục do tình trạng hạn hán nghiêm trọng và sự xuất hiện của hàng loạt
đập thủy điện lớn trên dịng sơng này.
Hà Nội đã biểu lộ ý định nêu vấn đề này ra Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) trong năm 2020 với tư cách Chủ tịch ASEAN. Với việc đưa các vấn đề liên
quan tới sông Mekong - con sông đi qua 5 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc - vào
chương trình nghị sự của khối này, Việt Nam đang biến một vấn đề của một tiểu vùng
thành một vấn đề lớn hơn mang tầm quốc tế.
Cho đến thời điểm này, ASEAN vẫn hạn chế can thiệp chính trị vào các tuyến hàng
hải liên quốc gia có liên quan đến Biển Đông. Các nước ASEAN nằm trên lưu vực sơng
Mekong - con sơng có chiều dài 4.600km chảy từ cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc
tới đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam - gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan

và Việt Nam. Lưu vực sơng Mekong đóng vai trò như vựa lúa gạo cho cả khu vực Đơng
Nam Á.
Theo các nguồn tin từ Chính phủ Việt Nam, số phận của sông Mekong sẽ được đưa
ra bàn thảo khi Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN vào mùa Hè năm
nay. Dự thảo của một văn bản chính thức của Đối thoại Chính sách ASEAN+ về phát triển
lưu vực sơng Mekong có đoạn: “Sự phát triển bền vững và kết nối sông Mekong đã trở
thành một vấn đề quan trọng cho ASEAN và ngoài ASEAN. ASEAN cần đóng vai trị lớn
hơn trong việc phát triển tiểu vùng sơng Mekong, đồng thời tăng cường vai trị trung tâm
tiểu vùng trong cấu trúc của khu vực”.
Động thái của Việt Nam nhằm kiềm chế sự thống trị đang gia tăng của Trung Quốc
đối với con sông này đang nhận được sự ủng hộ của nhiều phía. Pou Sothirak, cựu Bộ
trưởng Năng lượng của Campuchia và hiện là Giám đốc Điều hành Viện Hợp tác và Hịa
bình Campuchia, nói: “Việt Nam là một nước thay đổi cuộc chơi. Việt Nam đang cực kỳ
quan ngại về sự khai thác thủy điện đang gia tăng trên sông Mekong trong những năm
gần đây bởi những nước ở thượng lưu”.
Nỗ lực của Hà Nội về vấn đề này diễn ra sau khi những chỉ trích ngoại giao hiếm
thấy của Thái Lan đối với Trung Quốc vào đầu tháng này về việc Bắc Kinh thể hiện sức
mạnh kinh tế đối với khu vực hạ lưu sơng Mekong. Chính quyền thân qn đội của Thủ
tướng Prayuth Chan-ocha đã bãi bỏ kế hoạch phá hủy một rải đá trên sơng Mekong của
Trung Quốc, qua đó bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh về việc tăng độ sâu của vùng nước
2


nông trên sông Mekong tại đoạn nằm giữa biên giới Thái Lan và Lào để cho phép các tàu
chở hàng cỡ lớn qua lại.
Tuyến vận tải đường sông này, vốn được thông qua vào năm 2000 bởi các nước Lào,
Myanmar và Thái Lan, được hình thành để thúc đẩy hoạt động thương mại giữa tỉnh Vân
Nam của Trung Quốc và Lào - quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp biển. Kế
hoạch của Trung Quốc cũng kêu gọi tăng độ sâu sông Mekong để cho phép các tàu chở
hàng có trọng tải 500 tấn qua lại giữa khu vực thượng lưu và hạ lưu của con sông này

quanh năm. Tại thời điểm hiện nay, có khoảng 3.500 tàu có trọng tải từ 80 đến 250 tấn đi
lại trên sông này chỉ trong mùa mưa.
Các nhà môi trường khu vực đã vận động hành lang chống lại kế hoạch trên với lý
do nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khai thác tiềm năng thương mại của sông Mekong gây hại
cho các giá trị môi trường và xã hội. Pianporn Deetes, Giám đốc phụ trách Thái Lan của tổ
chức về môi trường tồn cầu International Rivers, nói: “Kế hoạch của Trung Quốc được
soạn thảo để biến một phần sông Mekong chỉ cho hoạt động vận tải thương mại và biến
sông Mekong thành con sơng chỉ phục vụ cho một mục đích duy nhất. Những người sống
phụ thuộc vào sông Mekong như đánh bắt cá, thả bè và kéo lưới sẽ không còn kế sinh
nhai”.
Động thái của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh khu vực này đang đối mặt với một
trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất. Đợt hạn hán này bắt đầu từ tháng 6 năm ngoái, khi
lượng mưa vào thời điểm bắt đầu mùa mưa thấp hơn so với mức trung bình, và kéo dài cho
đến mùa khơ hiện nay. Tình hình hiện tại đang đe dọa cuộc sống của hơn 60 triệu người
sống nhờ vào các hoạt động đánh bắt cá, nông nghiệp và vận tải trên sông Mekong và các
nhánh sông nhỏ nối với sông Mekong.
Sự tức giận của người dân đang nhằm vào Trung Quốc, bởi vì, Bắc Kinh đã xây
dựng hàng loạt đập thủy điện trên sông Lancang (Lan Thương) theo cách gọi của người
Trung Quốc đối với phần thượng lưu của sông Mekong chảy qua nước này. Brian Eyler,
tác giả của cuốn sách “Những ngày cuối của con sông Mekong hùng vĩ”, cho biết 11 đập
thủy điện đang kiểm soát lượng nước chảy xuống khu vực hạ lưu sông Mekong trong mùa
khô bởi vì, đóng góp của Trung Quốc vào lưu lượng nước trên sông Mekong trong giai
đoạn này chỉ là 50%.
Các đập thủy điện ở 5 nước ASEAN cũng đang khiến cảnh ngộ của những cộng
đồng địa phương trở nên tồi tệ hơn. Lào - quốc gia nghèo nhất khu vực và là một đồng
minh của Trung Quốc - là nước tích cực nhất với khoảng 65 đập thủy điện đã được hoàn
thành trong bối cảnh nước này muốn trở thành “nguồn cung cấp năng lượng cho Đông
Nam Á” bằng cách xuất khẩu điện từ các nhà máy thủy điện. Eyler ước tính có 103 đập
thủy điện đã được xây dựng và 65 con đập khác đang được xây dựng dọc theo sơng
Lancang-Mekong.

Ngồi ra, cũng có những tổn hại khác. Tuần trước, Fitch Solutions Macro Research,
một tổ chức nghiên cứu về kinh tế thuộc Fitch Ratings, cảnh báo sự gia tăng của các dự án
thủy điện sẽ tác động tới an ninh lương thực của khu vực này. Theo báo cáo của Fitch
3


Solutions Macro Research, điều này có thể khiến các nền kinh tế này ngày càng phụ thuộc
vào Trung Quốc về lương thực nhập khẩu để bù đắp cho sự thiếu hụt trong dài hạn và
khiến những nước này trở nên dễ tổn thương hơn trước ảnh hưởng của Trung Quốc”.
Có vẻ như Bắc Kinh đã biết về sự chỉ trích này. Trong cuộc họp gần đây của sáng
kiến Hợp tác Lancang-Mekong (LMC) do Trung Quốc khởi xướng, với sự tham gia của 5
nước ASEAN nằm dọc theo sông Mekong, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương
Nghị đã cam kết với những người đồng cấp của mình rằng Trung Quốc sẽ xả thêm nước từ
các đập thủy điện của mình để “giúp các nước sơng Mekong giảm thiểu tình trạng hạn
hán.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích đang đặt câu hỏi về chính sách ngoại giao nước
của Trung Quốc. Carl Middleton, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Xã hội của Đại học
Chulalongkorn của Thái Lan, nói: “cho dù Trung Quốc vẫn lý luận rằng một trong những
lợi ích của LMC là nó có thể giảm thiểu hạn hán bằng việc điều hành các con đập nhưng
rõ ràng là chỉ có các giải pháp hạ tầng không phải là lời giải” cho vấn đề này.

Goole, Microsoft sẽ chuyển nhà máy sang Việt Nam vì
virus SARS-CoV-2
TTXVN (Sputnik) – Trong cái rủi có cái may, khi Trung Quốc đang vật lộn với
dịch COVID-19, Google, Microsoft lại chuẩn bị đưa chuỗi sản xuất về Việt Nam do dịch
virus SARS-CoV-2. Nhiều khả năng, điện thoại Pixel và máy tính xách tay Surface “Made
in Vietnam” sẽ ra mắt vào năm 2020.
Google, Microsoft sẽ chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
Theo Nikkei Asian Review, Google và Microsoft đang tăng cường nỗ lực chuyển
dịch các nhà máy sản xuất điện thoại, máy tính cá nhân và thiết bị điện tử từ Trung Quốc

sang Đông Nam Á trong bối cảnh dịch virus SARS-CoV-2 ngày càng diễn biến phức tạp.
Nhiều nguồn tin cho biết, các nhà máy mới sẽ được đặt tại Việt Nam và Thái Lan.
Theo các nguồn thạo tin, Google đang chuẩn bị bắt đầu sản xuất dịng điện thoại
thơng minh giá rẻ mới nhất của mình - Pixel 4A - thơng qua các đối tác ở miền Bắc Việt
Nam ngay sau tháng 4. Công ty cũng có kế hoạch sản xuất dịng điện thoại thơng minh thế
hệ tiếp theo - Pixel 5 - trong nửa cuối năm 2020 cũng tại Việt Nam.
Cả Google và Microsoft đều đang đẩy mạnh sản xuất phần cứng như một phần
trong chiến lược của những gã khổng lồ internet, nhằm thu hút nhiều người dùng hơn vào
hệ sinh thái phần mềm và dịch vụ dựa trên đám mây của họ, điều mà những công ty này
hy vọng sẽ lần lượt mang lại cho mình một lợi thế vững chắc trong các cơng nghệ tương
lai như trí thơng minh nhân tạo (AI).
Google là nhà sản xuất loa thông minh số 2 thế giới, sau Amazon. Các dòng
smartphone Pixel của Google, mặc dù xếp thứ 6 trên thị trường Mỹ năm 2019, đã tăng
trưởng hơn 50% trên thị trường toàn cầu, đồng thời Google cũng yêu cầu một đối tác sản
xuất lâu năm hỗ trợ dây chuyền sản xuất ở Thái Lan cho các sản phẩm liên quan đến dự án
4


“smart home” của mình, bao gồm cả loa thơng minh kích hoạt bằng giọng nói như Nest
Mini. Các sản phẩm đầu tiên dự kiến sẽ được bán ra trong nửa đầu năm 2020.
Trong khi đó, Microsoft, bắt đầu thâm nhập vào thị trường phần cứng PC vào năm
2012, dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất dịng máy tính Surface của mình, bao gồm cả máy tính
xách tay và máy tính để bàn, ở miền Bắc Việt Nam trong quý II năm nay.
Giám đốc chuỗi cung ứng nói: “Lượng sản xuất tại Việt Nam ban đầu sẽ còn hạn
chế, nhưng sản lượng sẽ tăng và đây là hướng mà Microsoft mong muốn hướng tới”.
Cho đến nay, có thể nói hầu hết, nếu không phải tất cả, điện thoại thông minh của
Google và máy tính của Microsoft đang được sản xuất tại Trung Quốc. Thương chiến MỹTrung đã khiến nhiều ngành công nghiệp-đặc biệt là công nghệ-cân nhắc những rủi ro
trong sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc đối với sản xuất. Dịch virus SARS-CoV-2
chỉ làm gia tăng thêm mối lo ngại về việc tập trung sản xuất tại một quốc gia nhất định.
Một Giám đốc chuỗi cung ứng cho rằng “dịch bệnh chắc chắn sẽ thúc đẩy các nhà

sản xuất thiết bị điện tử tiếp tục tìm kiếm khả năng sản xuất bên ngồi những địa phương
có cơ sở sản xuất hiệu quả nhất của Trung Quốc. Khơng ai có thể bỏ qua rủi ro sau
chuyện này. Nó khơng chỉ là chi phí mà cịn về tính liên tục trong quản lý chuỗi cung
ứng”.
Dịch COVID-19 củng cố thêm quyết tâm chuyển về Việt Nam của Google,
Microsoft
So với các thương hiệu công nghệ tập trung vào phần cứng như Apple, HP và Dell,
các cơng ty Internet như Google và Microsoft có thể nhanh nhẹn hơn trong việc chuyển
sản xuất ra khỏi Trung Quốc, trung tâm sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới.
Nguồn tin trên cho biết “những thế lực mới tham gia vào thị trường phần cứng này
thực sự cảm thấy khủng hoảng trước cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc”.
Các cơng ty đã có kế hoạch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc ngay cả sau khi
Washington và Bắc Kinh ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn đầu vào tháng 1. “Sự
bùng phát của COVID-19 chỉ củng cố thêm quyết tâm của họ”.
Google thậm chí cịn u cầu các nhà cung cấp đánh giá tính khả thi và ý nghĩa chi
phí để gỡ cài đặt một số thiết bị sản xuất và chuyển nó từ Trung Quốc sang Việt Nam
thông qua vận tải đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không sau khi vi rút khiến các
cơ sở sản xuất không thể quay lại làm việc ngay trong tháng 2. Microsoft cũng đã khởi
động kế hoạch sản xuất tại Việt Nam sớm hơn dự định trước khi dịch bệnh lan rộng, các
nguồn tin cho biết.
Các nhà theo dõi thị trường cho biết, Google và Microsoft có một gánh nặng nhẹ
hơn nhiều so với các đối thủ nặng ký về phần cứng như Apple khi nói đến việc đa dạng
hóa sản xuất để giảm rủi ro tập trung quá mức. So với Apple, nơi bán gần 200 triệu điện
thoại thông minh mỗi năm, Google chỉ xuất xưởng 7 triệu chiếc vào năm 2019, theo dữ
liệu của IDC. Tồn bộ dịng Surface của Microsoft đã xuất xưởng chỉ 6 triệu chiếc trên
tồn cầu vào năm ngối, ít hơn nhiều so với 17 triệu của Apple.
5


Google đã bắt đầu nỗ lực chuyển dịch sản xuất một số sản phẩm ra khỏi Trung

Quốc ngay từ năm ngối. Họ đã u cầu một đối tác của mình biến nhà máy Nokia cũ ở
tỉnh Bắc Ninh thành nơi đảm trách việc sản xuất điện thoại Pixel, Nikkei cho biết.
Nikkei, một nhà máy khác ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng được Google dùng làm nơi sản
xuất điện thoại thông minh. Thông qua việc hợp tác với nhiều đối tác, Google cũng đã
chuyển việc sản xuất máy chủ dữ liệu trung tâm sang Đài Loan vào năm ngoái và bắt đầu
sản xuất các sản phẩm “smart home” nhỏ hơn khác như bộ định tuyến internet Nest Wifi
tại Việt Nam vào cuối năm ngoái.
Nhưng khi các nhà cung cấp thiết bị điện tử ở Trung Quốc đấu tranh để tiếp tục sản
xuất trong bối cảnh dịch COVID-19, các nỗ lực đa dạng hóa của Google và Microsoft
cũng phải đối mặt với những thách thức vì nhiều bộ phận và vật liệu cần thiết cho lắp ráp
cuối cùng vẫn được sản xuất tại nước này.
Joey Yen, nhà phân tích cơng nghệ tại Cơng ty nghiên cứu IDC, nói với Nikkei:
“Thật hợp lý khi các công ty như Google muốn tăng tốc độ đa dạng hóa sản xuất ngồi
Trung Quốc trong bối cảnh dịch COVID-19 đang đe dọa, và khi cuộc chiến thương mại
vẫn bất ổn. Tuy nhiên, ngay cả khi quy trình lắp ráp cuối cùng nằm ngoài Trung Quốc,
các nhà cung cấp vẫn cần vận chuyển một số linh kiện từ nước này. Đó là vấn đề của hệ
sinh thái chuỗi cung ứng, cần có thời gian để xây dựng lại”.
Chính phủ Việt Nam hồi đầu tháng 2 đã cách ly các cơng dân Trung Quốc và người
nước ngồi có đi qua Trung Quốc trong 14 ngày qua để ngăn chặn sự lây lan của virus. Hà
Nội cũng đã đình chỉ các chuyến bay chở khách đến và đi từ Trung Quốc, cũng như tạm
dừng vận chuyển hàng hóa giữa hai nước, đặt ra những thách thức mới cho các nhà cung
cấp trong việc vận chuyển linh kiện đến Việt Nam.
Theo Nikkei, Samsung Electronics, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế
giới, đã vận hành chuỗi cung ứng điện thoại thông minh ở miền Bắc Việt Nam trong nhiều
năm, nhưng vẫn phụ thuộc vào một số linh kiện sản xuất tại Trung Quốc. Cơng ty Hàn
Quốc này thậm chí đã lên kế hoạch vận chuyển qua đường hàng không các linh kiện điện
tử cho điện thoại thông minh từ Trung Quốc đến Việt Nam, sau khi cửa khẩu biên giới của
hai nước tạm thời bị đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh.

Dịch COVID-19: Nguyên liệu các ngành sản xuất cạn kiệt, doanh nghiệp

tìm nguồn ở đâu?
Theo đài RFA đêm 27/2, tại cuộc họp đánh giá tác động dịch bệnh COVID-19 đối
với sản xuất trong nước, Bộ Công thương Việt Nam loan báo nguyên liệu trong các ngành
điện, điện tử và dệt may chỉ còn đủ cho sản xuất đến hết tháng 3/2020. Nguyên liệu dệt
may, da giày, túi xách cũng gặp tình trạng tương tự, nghĩa là chỉ đủ cho tháng 3 hay chậm
lắm là đầu tháng 4, dẫn đến khả năng nhiều doanh nghiệp sẽ phải tạm dừng hoạt động.
Giải thích về việc này, Bộ Cơng thương cho biết vì Trung Quốc là nước xuất khẩu
nguyên liệu lớn nhất cho các ngành công nghiệp trên thế giới, nay đang bị dịch bệnh
6


COVID-19 hoành hành khiến các ngành sản xuất, vận tải, hậu cần, phân phối, dịch vụ qua
Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đều bị tác động.
Bên cạnh đó, tình hình COVID-19 tại Hàn Quốc và Nhật Bản cũng ngày càng phức
tạp khiến nguồn cung nguyên phụ liệu nhập khẩu từ hai nước này vào Việt Nam cũng sẽ bị
giảm sút.
Số liệu mới nhất từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp-Thương mại, Bộ Công
thương cho thấy năm 2019 gần 30% hàng nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Trung
Quốc.
Đại diện Hiệp hội dệt may Việt Nam và chủ một công ty may mặc ở Đồng Nai từ
chối bình luận về tình trạng này.
Vấn đề được doanh nhân Diệp Thành Kiệt, chuyên gia may mặc và da giày, phân
tích: “Cái đó hồn tồn đúng. Bộ Cơng thương một mặt dựa trên số liệu mà Bộ được báo
cáo, một mặt dựa trên tổng hợp ý kiến các ngành, các hội, cho nên thơng tin đó khá là
chính xác. Tuy nhiên, tùy theo hồn cảnh mỗi doanh nghiệp, có thể họ bị sớm hơn hoặc
muộn hơn…”
Doanh nhân Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc công ty phần mềm BKAV và điện thoại
di động ở Hà Nội, đồng ý với thông tin của Bộ Công thương rằng việc nhiều doanh nghiệp
phải tạm dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu sản xuất là chuyện hồn tồn có thể xảy ra:
“Hiện nay chuỗi sản xuất của các nhà sản xuất trên toàn thế giới đều có sự phụ thuộc lẫn

nhau. Một sản phẩm bây giờ thì linh kiện của nó có mặt ở rất nhiều nước. Ngay như Nhật
Bản, nơi sản xuất rất nhiều linh kiện cho các thiết bị điện tử mà nếu tình hình COVID-19
cứ diễn biến xấu thì chắc chắn điều Bộ Cơng thương nói là đúng.
BKAV thì có nhiều mảng sản xuất và kinh doanh khác nhau. Mảng phần mềm thì
khơng chịu ảnh hưởng rồi, thế cịn phần cứng sản xuất điện tử chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Chúng tôi có sẵn linh kiện dự trữ, có thể khơng đến mức phải đóng cửa. Nhưng Bộ Cơng
thương nói thiếu đây là nói chung cả ngành trong quãng thời gian như vậy. Tất nhiên,
không doanh nghiệp nào là không lo lắng trong tình trạng như thế này. Phải chấp nhận
thơi, tùy theo tình hình mà đối phó, mà chọn giải pháp tốt nhất”.
Về phía doanh nghiệp, ơng Diệp Thành Kiệt nói, bên cạnh nỗi lo về nguyên liệu
đầu vào thiếu hụt thì cịn nỗi lo khác là đầu ra của sản phẩm: “Có lẽ nhiều doanh nghiệp
cũng sẽ dần dần thấy được cái khó khăn về đầu ra của sản phẩm. Chứ còn thực ra đối với
đầu vào của sản phẩm, tức là ngun liệu, thì khơng chỉ Việt Nam hay một số nước khác
mà kể cả Trung Quốc cũng sẽ gặp khó khăn. Bởi vì nếu khơng có biện pháp khắc phục thì
chính sản xuất của Trung Quốc sẽ bị đình đốn trước”.
Phát biểu tại cuộc họp đánh giá tác động của COVID-19 đối với sản xuất ở Việt
Nam trong giai đoạn này, ơng Trương Thanh Hồi, Cục trưởng Cục Công nghiệp, cho biết
nhiều nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu tại Trung Quốc đang ngừng sản xuất. Nếu còn
hoạt động, lượng nguyên phụ liệu sản xuất ra rất ít. Ơng Hồi cho rằng nếu dịch bệnh kết
thúc, phía Trung Quốc nối lại sản xuất thì giá thành nguyên vật liệu có thể sẽ tăng lên, gây
ảnh hưởng đến giá thành sản xuất sản phẩm trong nước.
7


Ông Diệp Thành Kiệt giải thích thêm: “Cái mà chúng tôi lo ngại là COVID-19
hiện đã lây lan đến khu vực thị trường tiêu thụ. Trước đây nó nằm chủ yếu ở khu vực cung
ứng, đặc biệt là Trung Quốc, giờ đã lan đến lĩnh vực tiêu thụ rồi, ví dụ như Italy và một
số nước châu Âu. Chưa cần nó có thể lan ra khắp châu Âu và Mỹ, nhưng với tâm lý hiện
nay, người ta rất ngại đến những nơi đông người nên thị trường tiêu thụ sẽ bị sút giảm.
Do đó, các doanh nghiệp phải lo tính toán ngay từ bây giờ”.

Chuyên gia Diệp Thành Kiệt cho biết, các biện pháp của chính phủ khơng thể giải
quyết được tồn bộ, nhưng có thể giải quyết từng phần. Theo ơng Kiệt, “Thứ nhất, khuyến
khích các doanh nghiệp trong nước tăng cường sản xuất nguyên liệu. Tuy nhiên, trong
thời gian vừa qua chúng ta không cạnh tranh được với nguyên liệu nhập là do giá thành
sản xuất của chúng ta cao hơn, hoặc do những điều kiện mua hàng, ví dụ khi doanh
nghiệp nhập hàng về, họ chỉ trả giá mua hàng mà không phải chịu các khoản thuế nhập
khẩu hay thuế VAT.
Còn trong trường hợp nếu nguyên liệu đó mà mua ở trong nước, khi mua thì doanh
nghiệp bán hàng đã xuất hóa đơn có VAT. Việc này tơi nghĩ Bộ Cơng thương đang nghiên
cứu có thể là dời lại, hỗn lại hay cho phép chậm, đó cũng là cách khuyến khích các
doanh nghiệp sản xuất mua nguyên liệu trong nước, và các doanh nghiệp trong nước sẽ
sản xuất ra nguyên liệu để cung ứng cho thị trường trong nước.
Thứ hai, tìm giải pháp giữa Việt Nam với Trung Quốc bởi phần lớn nguyên liệu đầu
vào cho sản xuất của Việt Nam nhập từ Trung Quốc: Làm sao để bàn về một cơ chế thông
quan như thế nào mà nó thơng thống hơn, trên tinh thần vừa bảo đảm hạn chế sự lây lan
của bệnh dịch vừa bảo đảm được sự phát triển của kinh tế như thủ tướng chính phủ Việt
Nam đã chỉ thị”.
Mặt khác, ơng Diệp Thành Kiệt khẳng định, đương nhiên các doanh nghiệp phải tự
cứu mình trước.
Ơng Nguyễn Tử Quảng nhận định về giải pháp cho các doanh nghiệp: “Thề cịn
những cơng việc bị ảnh hưởng thì mình phải tìm các kênh khác nhau, chẳng hạn như hàng
linh kiện thì phải chuyển đổi các nguồn khác nhau. Tuy nhiên, điều đó khơng hề dễ vì cả 3
nước có nhiều kinh kiện như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, 3 nước đã cung cấp phần
lớn rồi. Kể cả như các linh kiện của Mỹ thì cũng đặt sản xuất ở Trung Quốc, nên là cả
ngành này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng lớn. Mà không chỉ Việt Nam, tất cả các công ty sản
xuất công nghệ sẽ đều gặp vấn đề như vậy. Các doanh nghiệp bán nội địa nên nhân cơ hội
này mà chào hàng mạnh lên với các doanh nghiệp đang cần hàng, đó là cách tốt nhất
trong giai đoạn hiện nay để khắc phục, chứ khơng thể nói nó sẽ trở lại như bình thường
được”.
Theo ơng Diệp Thành Kiệt, mỗi ngành có cơ cấu nhập nguyên liệu khác nhau. Có

những doanh nghiệp lệ thuộc nước ngoài từ khâu thiết kế đến khâu ngun liệu thì có khi
họ phải nhập đến 70 hay 80%. Ngành điện tử thì nhập rất nhiều, từ các con chip các linh
kiện. Ở đây chúng ta chỉ làm được những phụ kiện bằng plastic, vỏ mộc hay là hộp, chứ
còn gần như nhập hết.
8


Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nên chăng từ lúc này, Việt Nam hãy hướng
tới đa dạng hóa nguồn nguyên liệu nhập từ bên ngoài. Với những FTA đã có cũng như
EVFTA mới đây, hy vọngViệt Nam sẽ tự chủ được vấn đề sản xuất nguyên liệu cho chính
mình, khơng tùy thuộc q nhiều vào bất cứ một nguồn cung ứng nhất định nào nữa.

Tàu Việt Nam bị cấm cập cảng của Philippines do lo ngại
dịch COVID-19
TTXVN (CNN Philippines) - Trang CNN Philippines ngày 27/2 đưa tin các tàu
chở hàng của Trung Quốc và Việt Nam, với 42 thủy thủ trên tàu, đã không được phép cập
cảng tại thành phố Bacolod trong tuần này.
Tàu MV Unicorn Bravo tới vùng duyên hải gần cảng Tập đoàn bất động sản
Bacolod (BREDCO) vào tối 24/2, trong khi tàu MV BMC Catherine tới gần cảng vào
chiều 25/2.
Tàu MV Unicorn Bravo chở chất amoni sunfat, xuất phát từ thành phố Hạ Môn của
Trung Quốc vào ngày 20/2 với 15 thủy thủ Trung Quốc và 4 người Myanmar. Trong khi
đó, tàu MV BMC Catherine xuất phát từ cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa) chở xi măng. Trên
tàu có 23 thủy thủ, trong đó có 19 người Việt Nam và 4 công dân Ấn Độ.
Chỉ huy Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) tại tỉnh Negros Occidental,
Thiếu tá hải quân Jansen Benjamin hôm 26/2 cho biết, cả hai tàu đều đang ở cảng thành
phố Bacolod của Philippines và tồn bộ thủy thủ đồn khơng được phép xuống tàu nhằm
tránh khả năng lây lan dịch bệnh viêm đường hơ hấp cấp COVID-19 tại thành phố. Ơng
Jansen Benjamin nói: "PCG đang giám sát nghiêm ngặt tàu. Sẽ không ai được phép xuống
tàu hay lên tàu mà phải chờ sự cho phép của nhân viên kiểm dịch".

Thủy thủ đồn đã được đo thân nhiệt hơm 25/2 để kiểm tra các triệu chứng giống
cúm liên quan tới dịch COVID-19. Bác sĩ quân y Sebastian Tabuga đã tiến hành kiểm
dịch, song ơng khơng trực tiếp lên tàu. Ơng ở trên tàu kéo, sử dụng một dụng cụ có tầm
với 10 mét để đo thân nhiệt cơ thể của các thủy thủ.
Theo ông Benjamin, tàu tới từ Việt Nam được phép dỡ hàng sau khi được nhân viên
kiểm dịch cho phép. Tuy nhiên, như một biện pháp đề phòng, thủy thủ đồn khơng được
xuống tàu dù cho có thân nhiệt bình thường.
Trong khi đó, thị trưởng Bacolod Evelio Leonardia đã ký sắc lệnh số 11 hôm 26/2,
cấm tất cả các tàu từ Trung Quốc, Hong Kong và Macau cập cảng tại Bacolod nhằm ngăn
chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

Các công ty Singapore tìm đến nơng sản Việt Nam
TTXVN (freshplaza.com, theonlinecitizen.com) – Trang Fresh Plaza ngày 27/2 đưa tin,
vào cuối tháng 2 này, một đoàn doanh nghiệp Singapore sẽ đến Việt Nam để tìm nguồn cung trái cây
và rau quả trong bối cảnh hàng nhập khẩu từ Trung Quốc giảm do hậu quả của dịch COVID-19.
Sự bùng phát dịch bệnh đã ảnh hưởng đến một số lĩnh vực kinh tế và hoạt động
thương mại của Singapore với Trung Quốc, buộc đảo quốc này phải khám phá các thị
9


trường mới, đặc biệt là các nước láng giềng như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và
Indonesia. Singapore chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu nông sản để đáp ứng nhu cầu trong
nước.
Chuyến cơng tác của đồn doanh nghiệp Singapore cũng sẽ tạo cơ hội đáng kể để
Việt Nam xuất khẩu rau quả sang các thị trường mới như Singapore, từ đó giảm sự phụ
thuộc vào Trung Quốc và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Theo trang theonlinecitizen.com, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã giảm đáng kể,
một phần do tác động của dịch COVOD-19. Theo thống kê của hải quan, xuất khẩu rau
quả trong tháng 1 là 280 triệu USD, giảm 20,6% so với cùng kỳ năm 2019.


Báo cáo tồn diện về thị trường hệ thống quốc phịng Việt Nam
TTXVN (openpr.com) – Trang openpr.com ngày 27/2 đăng bài giới thiệu Báo cáo
toàn diện về thị trường hệ thống quốc phịng của Việt Nam dày 110 trang, cơng bố tháng
1/2020.
Theo trang tin tức của Đức, báo cáo bao gồm các nội dung sau:
1) Tổng quan về thị trường toàn cầu cho Thị trường hệ thống quốc phòng Việt Nam
và các cơng nghệ liên quan.
2) Phân tích xu hướng thị trường tồn cầu, với dữ liệu từ năm 2015, ước tính cho
năm 2016 và 2017, và dự đoán về tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đến năm
2023.
3) Xác định các cơ hội thị trường mới và các kế hoạch quảng cáo cho Thị trường hệ
thống quốc phòng Việt Nam.
4) Thảo luận về nghiên cứu và phát triển, cũng như nhu cầu về các sản phẩm mới
và các ứng dụng mới.
5) Hồ sơ đầy đủ về các công ty lớn trong ngành.
Báo cáo nghiên cứu chi tiết về Thị trường hệ thống quốc phòng Việt Nam, chỉ ra
nguyên nhân những biến động tăng trưởng của ngành này ở các khu vực nhất định.
Báo cáo cũng nêu ra các triển vọng cạnh tranh, bao gồm thị phần và hồ sơ các cơng
ty chủ chốt trên thị trường tồn cầu. Những “người chơi” chính được điểm tên trong báo
cáo là: Cơng ty Admiralty Shipyards, Cơng ty đóng tàu hải qn Damen Schelde (DSNS),
Tập đồn cơng nghiệp đóng tàu Sukhoi và Việt Nam (SBIC). Hồ sơ các công ty này bao
gồm sơ lược về lý lịch cơng ty, tóm tắt tài chính, chiến lược và kế hoạch kinh doanh, phân
tích SWOT (các bước hình thành chiến lược phát triển kinh doanh) và hiện trạng phát
triển.
Theo báo cáo, năm 2017, chính phủ Việt Nam đã phân bổ 5 tỷ USD cho chi tiêu
quân sự, trong đó 32,7% dành cho việc mua lại các thiết bị quốc phịng. Ngồi ra, Việt
Nam đang có những hạn chế trước các kịch bản đe dọa hiện nay do hệ thống thiết bị lỗi
thời và triển khai kế hoạch hiện đại hóa quân sự từ vài năm trước.
Theo báo cáo, thị trường hệ thống quốc phòng Việt Nam được phân khúc dựa trên
cơ sở các chủng loại dành cho không quân, lục quân, hải quân và loại đạn dược.

10


Theo chủng loại dành cho không quân, thị trường này được phân chia trên cơ sở
máy bay tiêm kích, máy bay cường kích, máy bay ném bom, máy bay tấn công, máy bay
tác chiến điện tử, máy bay tuần tra hàng hải, máy bay chiến đấu đa năng, máy bay phi
chiến đấu, máy bay vận tải quân sự, máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm, máy bay tuần
thám biển và máy bay thí nghiệm.
Theo chủng loại dành cho lục quân, thị trường này được phân khúc trên cơ sở xe
tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân, xe hỗ trợ chiến đấu
bọc thép, xe chống mìn, xe bọc thép hạng nhẹ, xe đa dụng hạng nhẹ, pháo tự hành, pháo
phịng khơng, xe đầu kéo và xe tải, xe chiến đấu không người lái.
Theo chủng loại dành cho hải quân, thị trường này được phân khúc trên cơ sở chiến
hạm, tàu hộ tống, tàu ngầm, khinh hạm và các loại khác.
Theo loại đạn dược, thị trường này được phân khúc trên cơ sở súng trường, tên lửa
và các loại khác.
Theo loại chi tiêu, thị trường này được phân khúc trên cơ sở xuất-nhập khẩu.
Động lực chính thúc đẩy Thị trường hệ thống quốc phòng Việt Nam: Tăng chi tiêu
quốc phòng cho hệ thống quốc phòng và thay đổi bản chất của chiến tranh.
Yếu tố chính kiềm chế sự phát triển của Thị trường hệ thống quốc phịng Việt Nam:
Chi phí cao liên quan đến việc phát triển hệ thống quốc phòng và rào cản quy định liên
quan đến chuyển giao vũ khí.
Yếu tố chính mang lại cơ hội phát triển cho Thị trường hệ thống quốc phòng của
Việt Nam là tiến bộ về cơng nghệ trong hệ thống quốc phịng.
Yếu tố thách thức chính Thị trường hệ thống quốc phịng của Việt Nam: Thiết kế có
độ phức tạp cao và cần bảo trì định kỳ hệ thống quốc phòng.
Theo báo cáo, trong những năm trở lại đây, nhu cầu về thiết bị quốc phòng chủ yếu
xoay quanh máy bay chiến đấu và máy bay đa năng, tàu hải quân, tàu tuần tra, máy bay
tuần tra hàng hải, tàu ngầm và thiết bị giám sát. Chi phí quốc phịng của của Việt Nam
được dự đoán sẽ mở rộng với tốc độ CAGR hơn 7%.


Cảnh sát Campuchia bắt hai người Việt Nam bị cáo buộc liên quan tới tội
phạm mạng
TTXVN (Phnom Penh) - Cảnh sát Quận Boeung Keng Kang (Phnom Penh) xác
nhận trong sáng 26/2 đã bắt giữ một người đàn ông quốc tịch Nigeria cùng một đàn ông và
một phụ nữ Việt Nam tại địa bàn quận. Lực lượng chức năng Campuchia chưa cho biết ba
nghi can này bị cáo buộc tội danh cụ thể gì nhưng khẳng định có liên quan tới hoạt động
trên Internet.
Báo Khmer Times sáng 27/2 dẫn nguồn tin cảnh sát Campuchia cho biết ba nghi can
này gồm: Frank Ikenna Otujieme, 30 tuổi (Nigeria); Trannam Phong (nam giới), 39 tuổi;
Ngo Thi An (nữ giới), 29 tuổi,
Vụ bắt giữ này liên quan tới hoạt động điện thoại trên giao thức VoIP, đánh cắp tài
khoản thẻ tín dụng và một số tội danh khác đang được cơ quan chức năng điều tra.
11


Cùng ngày 27/2, báo Phnom Penh Post đưa tin chính quyền tỉnh Mondulkiri (khu
vực Đông Bắc Campuchia giáp biên giới với Việt Nam) đã thu giữ một loạt xe ủi đất của 5
công dân Việt Nam đang chuẩn bị khai quang rừng gần khu bảo vệ động vật hoang dã
Nam Lea thuộc xã Dak Dam, huyện O’Raing.
Giám đốc cảnh sát tỉnh Mondulkiri Lor Sokha nói với phóng viên báo Phnom Penh
Post hôm 26/2 rằng 5 người Việt Nam này được th từ Mega First Corp Bhd, doanh
nghiệp có đất tơ nhượng kinh tế tại khu vực này. Tuy nhiên, Mega First Corp Bhd phủ
nhận cáo buộc của cảnh sát tỉnh Mondulkiri.
Cảnh sát tỉnh Mondulkiri nói rằng những cơng dân Việt Nam này có hộ chiếu và visa
nhập cảnh vào Campuchia nhưng khơng có giấy phép lao động. Cảnh sát Campuchia đã
thả những công dân Việt Nam này sau khi 5 người làm giấy cam kết không lao động bất
hợp pháp tại Campuchia.

II. VẤN ĐỀ BIỂN ĐƠNG

Mỹ có thể vơ tình trao "chiến thắng trên biển" cho Trung Quốc
TTXVN (thehill.com) - Ngân sách quốc phịng của Chính quyền Donald Trump đã
được cơng bố hồi đầu tháng, trong đó cắt giảm 3 tỷ USD chi tiêu cho hải quân và gần 17%
ngân sách dành cho việc đóng tàu so với ngân sách 2019. Ngân sách Mỹ sẽ chỉ chi số tiền
đủ để đóng mới tối đa 6 tàu chiến, một quyết định khơng thể giúp chính quyền thúc đẩy
mục tiêu xây dựng hạm đội tàu chiến quy mô hơn. Đầu những năm 1980, chương trình xây
dựng hải quân thường niên đem lại kết quả là số tàu chiến tăng thêm hai con số mỗi năm.
Trong khi đó, Trung Quốc - đối thủ chính của Mỹ trong lĩnh vực hải quân - tiếp tục
các hoạt động trang bị với tốc độ đáng ngạc nhiên. Một bức ảnh chụp xưởng đóng tàu
Thượng Hải từ cửa sổ máy bay cho thấy ít nhất 9 tàu khu trục, một tàu đệm đổ bộ và một
tàu sân bay đang trong quá trình xây dựng. Các tàu ngầm khơng xuất hiện trên ảnh chụp
nói trên, chúng được đóng ở nơi khác, chẳng hạn như xưởng đóng tàu Bột Hải, tỉnh Liêu
Ninh. Báo cáo năm 2019 của Bộ Quốc phòng Mỹ về quân đội Trung Quốc nhấn mạnh
rằng hạm đội ngầm của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) “nhiều
khả năng sẽ tăng lên từ 65 đến 70 tàu” vào cuối năm 2020.
Hiện hạm đội tàu ngầm của Mỹ có thể triển khai hơn 50 chiếc hoạt động trên khắp
thế giới. Với nhịp độ hiện tại, hạm đội hải quân Trung Quốc có thể đạt số lượng 400 tàu
vào giữa thập kỷ tới. Nếu Mỹ dồn nguồn lực cho chương trình đóng tàu hải qn, và tăng
gấp đôi chi tiêu cho hoạt động này so với suốt 30 năm qua thì Mỹ mới có cơ hội đạt mục
tiêu triển khai hạm đội 355 chiếc trước khi chênh lệch trong năng lực của Mỹ và Trung
Quốc đạt tới một bước ngoặt nào đó. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, Trung
Quốc vẫn có lợi thế địa lý gần với các vùng biển lân cận tranh chấp và Biển Đông, nơi một
cuộc xung đột buộc Mỹ sẽ phải giảm bớt sự hiện diện ở các khu vực khác trên tồn cầu để
tập trung cho Tây Thái Bình Dương, một thay đổi quân lực cần đến nhiều tuần thực hiện
ngay cả trong những điều kiện thuận lợi nhất.
12


Các quần đảo bao quanh bờ biển Thái Bình Dương của Trung Quốc và các quốc gia
“vạn đảo” nằm ngay ở các tuyến đường biển kết nối Đông Á với Trung Đông, châu Phi và

châu Âu. Việc nắm giữ các điểm thắt dọc tuyến đường này sẽ có tác động tới hoạt động
vận tải đường thủy. Việc nắm được những điểm trọng yếu này thậm chí có thể xem là yếu
tố quyết định chiến thắng trong xung đột.
Với những kinh nghiệm có được từ việc chứng kiến năng lực của quân đội Mỹ
trong chiến tranh Vịnh Persian năm 1991 và 2003, Trung Quốc đã tìm cách tước đi của Mỹ
những cơ hội tương tự tại Đông Á. Bắc Kinh chỉ đạo xây dựng một mạng lưới phịng
khơng phục vụ hải quân trên đất liền, triển khai các tên lửa chống hạm tầm xa, qn sự hóa
các hịn đảo trong vùng biển quốc tế, thành lập một hạm đội tàu ngầm quy mô, tăng cường
năng lực không gian và an ninh mạng, đồng thời triển khai một hạm đội tàu chiến đủ mạnh
để gây ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương và bên ngoài Chuỗi đảo thứ nhất.
Được biết đến với tên gọi chiến thuật chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD),
mục đích của những năng lực này là ngăn Mỹ kết nối thông tin liên lạc với các đồng minh
Đông Á và kìm giữ Hải quân Mỹ ở xa đủ để chặn trước mọi nguy cơ đối với các hạ tầng
hải quân và quân sự trên đất liền. Những mục tiêu chiến lược cũng quan trọng không kém
của Trung Quốc là xâm lược Đài Loan, vơ hiệu hóa Nhật Bản, và đảm bảo các tuyến
đường biển thông suốt cho hoạt động thương mại và hải quân của Trung Quốc. Đây cũng
là khía cạnh khiến tàu ngầm trở thành loại vũ khí có tiềm năng và lợi thế lớn. Mạng lưới
A2/AD của Trung Quốc đẩy các tàu biển thông thường đứng trước nguy cơ từ các hệ
thống tên lửa và hạ tầng phòng khơng hải qn trên đất liền. A2/AD cịn dễ ảnh hưởng và
gây gián đoạn nghiêm trọng tới mạng lưới thông tin liên lạc hiện là một trong những nhân
tố chính trong chiến tranh hàng hải của Mỹ. Tàu ngầm có thể tránh được những đe dọa
này, dù tàu ngầm vẫn dễ bị phát hiện bởi các thiết bị giám sát dưới nước hoặc tàu ngầm
của đối phương, song đây vẫn là một loại vũ khí do thám, và là nền tảng phục vụ các nỗ
lực xâm nhập hệ thống A2/AD của Trung Quốc. Điều mà Mỹ cần làm là đầu tư mạnh tay
hơn để phát triển hạm đội này, ngay từ bây giờ.
Tuy nhiên, những câu hỏi khác vẫn tồn tại: Mỹ có chiến lược gì trong việc sử dụng
tàu ngầm, hay bất kỳ công cụ nào khác để thể hiện sức mạnh hải quân? Mục tiêu các nỗ
lực của Mỹ và các đồng minh là gì? Liệu họ có tấn cơng năng lực khiêu khích này của
Trung Quốc hay khơng? Có phải mục tiêu này là tấn cơng mạng lưới A2/AD của Trung
Quốc để buộc quốc gia này phải tự có giới hạn cho chính mình trước nguy cơ đối mặt các

cuộc tấn công trên biển? Hay Mỹ và các đồng minh đang muốn chiếm lấy các điểm trọng
yếu và các vùng biển nơi nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều, và cũng là nơi mà
Đảng Cộng sản Trung Quốc đảm bảo sự tồn tại của mình?
Trên thực tế, Hải quân Mỹ cho đến nay vẫn im lặng trước câu hỏi về mục tiêu chiến
lược. Sự im lặng này đi kèm với việc Hải qn khơng hề có những “đánh giá cơ cấu lực
lượng” (FSA) phù hợp, cụ thể là xác định xem họ cần bao nhiều tàu chiến trong tương lai.
Theo thông lệ, báo cáo FSA sẽ được công bố vào tháng 12 hàng năm, tuy nhiên, kế hoạch
13


ngân sách quốc phịng Mỹ đã hồn tất và một báo cáo FSA mới, nếu có, chắc chắn cũng
khơng thể thay đổi các đề xuất của Hải quân trong năm tài chính này.
Việc có được mức ngân sách cần thiết, cơ cấu hạm đội phù hợp là điều mà người ta
chỉ có thể hy vọng vào may mắn nếu Hải qn Mỹ khơng có một ý tưởng vượt trội nào đó
để đạt được mục tiêu là ngăn chặn, hoặc thậm chí là giành chiến thắng, trong một cuộc đối
đầu với Trung Quốc. Một chiến lược cụ thể sẽ đem lại câu trả lời rõ ràng. Đó cũng là câu
hỏi lớn nhất và quan trọng nhất trong việc bảo vệ Mỹ trước mối đe dọa Trung Quốc ngày
càng lớn.

Ngăn chặn xung đột ở Biển Đơng phụ thuộc vào chính Trung Quốc
TTXVN (scmp.com) – Trang South China Morning Post (Bưu điện Hoa nam
Buổi sáng) của Hong Kong ngày 27/2 đăng bài phân tích của bà Bonnie Glaser, Giám đốc
chương trình Nghiên cứu quyền lực Trung Quốc thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược
và quốc tế (CSIS - Mỹ), cho rằng nếu Trung Quốc thực sự muốn cùng tồn tại và cạnh tranh
hòa bình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thì phải tuân thủ các hiệp ước và thỏa thuận
quốc tế. Điều này bao gồm các hiệp định quốc tế áp dụng cho khu vực tranh chấp ở Biển
Đông, nơi nguy cơ xảy ra sự cố đang gia tăng không chỉ giữa Mỹ và Trung Quốc, mà còn
giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Theo bài viết, việc Trung Quốc bỏ qua các quy tắc quốc tế ở Biển Đơng có thể gây
ra các sự cố hàng hải trong tương lai. Một số quan điểm ở Trung Quốc cho rằng Mỹ đang

gia tăng nguy cơ gây căng thẳng bằng việc đẩy mạnh các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải
(FONOP) gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc kiểm soát. Lập luận là của Đại tá Zhou Bo,
một quan chức Bộ Quốc phòng Trung Quốc, vừa được đăng trên tờ New York Times mới
đây.
Tuy nhiên, chính hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế của Trung Quốc mới là
nguyên nhân gia tăng nguy cơ va chạm. Ví dụ, khi tàu khu trục USS Decatur của Hải quân
Mỹ tham gia FONOP ở khu vực gần Đá Gaven ở Biển Đông vào tháng 9/ 2018, tàu khu
trục Lan Châu (lớp Lữ Dương II) của Trung Quốc đã áp sát và cắt ngang mũi tàu khu trục
USS Decatur (DDG 73) của Hải quân Mỹ ở khoảng cách chỉ 45 yard (40 m) hết sức nguy
hiểm.
Đây chính xác là loại sự cố mà Quy tắc quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển
- 1972 là công cụ giải quyết.
Theo quy ước, tàu Decatur cần duy trì lộ trình và tốc độ, trong khi tàu Lan Châu bắt
buộc phải tránh xa khỏi đường đi của Decatur. Một video cho thấy tàu chiến Trung Quốc
đã coi thường Quy tắc quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển - 1972. Trên thực tế, thủy
thủ đoàn tàu Lan Châu đã đặt chắn bùn để chuẩn bị cho khả năng va chạm với tàu Decatur.
Năm 2014, Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí sử dụng Bộ quy tắc về tránh va chạm bất
ngờ trên biển (CUES) – cơ sở để hải quân các nước trao đổi thông tin và chỉ dẫn trên biển
nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải.
14


Cuối năm đó, Mỹ và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận song phương đòi hỏi hai
bên phải tuân thủ Công ước về các quy định quốc tế nhằm ngăn chặn va chạm trên biển và
thực hiện CUES một cách thiện chí, bên cạnh các quy định khác.
Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc không sử dụng CUES ở Biển Đông. Có lẽ, có 2 lý
do cho điều này. Một là, các tàu hải quân Trung Quốc nhận được lệnh không sử dụng
CUES. Hai là, lực lượng trên tàu chiến Trung Quốc không được đào tạo đầy đủ về cách sử
dụng CUES.
Dù ngun nhân là gì, Trung Quốc cũng đã khơng tuân thủ các hiệp định đa phương

và song phương nhằm tối đa hóa an tồn trên biển.
Khơng chỉ Hải qn Trung Quốc, các tàu bảo vệ bờ biển, dân quân biển và tàu đánh
cá nước này cũng không tuân thủ các quy định hàng hải. Các tàu dân quân biển và tàu cá
Trung Quốc thường xuyên hoạt động bất hợp pháp bên trong EEZ của các nước khác.
Từ tháng 12/2019 đến trung tuần tháng 1/2020, các tàu đánh cá và tàu bảo vệ bờ
biển của Trung Quốc đã xâm nhập EEZ của Indonesia ở phía Bắc quần đảo Natuna. Bắc
Kinh xem vùng biển này là một phần ngư trường truyền thống của họ và nằm trong
“đường 9 đoạn” mà họ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, cả hai u sách đều
khơng có cơ sở pháp lý theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982
và phán quyết của tòa trọng tài quốc tế tháng 7/ 2016.
Trung Quốc cũng thường xuyên xâm nhập có chủ ý vào thềm lục địa và EEZ của
Việt Nam, bắt nạt tàu đánh cá và quấy rối các dự án dầu khí của Việt Nam nhằm khẳng
định quyền kiểm sốt hành chính trong “đường 9 đoạn”.
Năm 2019, tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã tiến hành khảo sát ở khu
vực Bãi Tư Chính ngồi khơi Việt Nam.
Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc khơng thách thức tính hợp pháp của các
quyền thềm lục địa Việt Nam được UNCLOS bảo đảm, nhưng giờ đây Bắc Kinh đã báo
hiệu sẽ khơng cho phép các hoạt động thăm dị khí đốt đơn phương của các nước láng
giềng ở bất cứ khu vực nào thuộc “đường 9 đoạn”.
Ông Zhou Bo khẳng định Mỹ và Trung Quốc sẽ cần đưa ra nhiều quy tắc hơn,
không chỉ trong lĩnh vực hàng hải, mà cịn ở ngồi vũ trụ, khơng gian mạng và trí tuệ nhân
tạo. Mặc dù các biện pháp xây dựng lòng tin có thể giúp hạn chế các sự cố hàng hải trong
tương lai, song Trung Quốc trên thực tế vẫn không tuân thủ các hiệp định song phương và
các quy tắc quốc tế hiện có.
Vậy, làm sao để các nguyên tắc này phát huy hiệu quả? Nếu Bắc Kinh thực sự
muốn hạn chế các sự cố hàng hải trong tương lai, Hải quân Trung Quốc nên bắt đầu tuân
theo các quy tắc đã được thiết lập. Nếu không, những quy tắc mà họ ký kết cũng chỉ là văn
bản suông.

Làm thế nào để duy trì sự ổn định tại Biển Đông

TTXVN (Sydney) - Trong bài viết đăng trên trang Diễn đàn Đông Á (East Asia
Forum), Chủ tịch Viện nghiên cứu quốc gia về Biển Đông của Trung Quốc, Shicun Wu,
15


nhận định Biển Đông vẫn là mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế, đóng vai trị là
chủ đề và nội dung thường trực trong các chương trình nghị sự tại rất nhiều hội nghị
thượng đỉnh chính trị và học thuật song phương lẫn đa phương.
Theo tác giả, mặc dù sự ổn định tương đối có khả năng sẽ được duy trì trong năm
2020, nhưng những phát triển đáng lo ngại và sự không chắc chắn của khu vực này vẫn
đang gia tăng.
Các cuộc đàm phán về văn bản của Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông
(COC) đang được tiến hành. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn về các điểm chính đã xuất hiện,
cùng với đó là sự cạnh tranh ảnh hưởng và lãnh đạo trong việc xây dựng thể chế tại khu
vực đang nóng lên. Đặc biệt là khi Mỹ tăng cường thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương, trong đó, vấn đề Biển Đơng cung cấp một nền tảng chính để nước này
kiềm chế Trung Quốc trong lĩnh vực qn sự và an ninh.
Nói một cách khác, vẫn khơng thể đánh giá thấp sự nguy hiểm của một Biển Đông
đầy biến động, nếu những bất đồng lan tỏa và mở rộng. Hành động đơn phương của các
bên yêu sách sẽ tiếp tục là một yếu tố chính dẫn đến sự bất ổn.
Một số quốc gia có thể đẩy mạnh hoạt động thăm dị dầu khí trong vùng lãnh thổ
mà họ tuyên bố chủ quyền, nơi có nguồn tiềm năng phong phú. Các quốc gia này cũng có
thể tiến hành những vịng tìm kiếm hoặc phát triển mới trong những vùng biển khác, với
nguồn dự trữ có thể phục hồi về mặt kinh tế.
Các cuộc đàm phán văn bản COC có thể gặp khó khăn dự kiến và bất ngờ. Mặc dù,
các cuộc đàm phán này đã đạt đến giai đoạn đọc văn bản thứ hai, nhưng sự khác biệt vẫn
có thể xuất hiện giữa các bên yêu sách về các mục tiêu quy định, phạm vi áp dụng, điều
khoản rành buộc về mặt pháp lý và cơ chế thực thi. Các cường quốc ngoài khu vực, như
Mỹ, Nhật Bản, Anh và Nga, cũng có khả năng sẽ cố gắng gây ảnh hưởng tới các cuộc đàm
phán về những vấn đề như phát triển dầu khí, các cuộc tập trận chung.

Tương tự, tranh chấp pháp lý về Biển Đông cũng sẽ gia tăng. Bắc Kinh và Manila
đã đồng ý từ bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague, liên quan tới tranh
chấp Biển Đông vào năm 2016. Nhưng giới thân Mỹ và chống Trung Quốc trong cộng
đồng ở Philippines vẫn tiếp tục tạo áp lực với chính phủ Duterte để xử lý các tranh chấp
với Trung Quốc ở Biển Đông, phù hợp với phán quyết.
Việt Nam và các quốc gia yêu sách khác lựa chọn trích dẫn quyết định của Tòa
Trọng tài Thường trực quốc tế như một dẫn chứng cụ thể cho những hành động đơn
phương của mình. Các chính trị gia Việt Nam và giới học thuật kêu gọi Việt Nam đệ trình
tranh chấp với Trung Quốc lên Tòa án Quốc tế hoặc Tòa Trọng tài. Khả năng gần như chắc
chắn rằng Việt Nam, được Mỹ và một số nước châu Âu hậu thuẫn, sẽ có những bước đi
thực tế để kích động một cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc.
Sau tất cả, mục đích chính của các quốc gia yêu sách là bảo vệ lợi ích của họ bằng
các “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đơng. Các quốc gia như vậy tìm cách đẩy vấn đề vào các
mặt trận ngoại giao và yêu sách tại các đấu trường đa phương rằng Trung Quốc là một mối
đe dọa ở Biển Đông. Về mặt quân sự, những nước này phối hợp với các quốc gia ngoài
16


khu vực, giúp họ mở rộng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, cho phép tiếp cận căn cứ
quân sự, mua sắm vũ khí và tập trận chung. Về mặt kinh tế, các quốc gia yêu sách mời
những công ty dầu khí xun quốc gia tiến hành thăm dị dầu khí ở vùng biển tranh chấp.
Hợp tác chặt chẽ giữa Mỹ và Việt Nam về Biển Đơng có nguy cơ tạo ra sự kiện
“thiên nga đen” – một sự kiện khơng chắc sẽ xảy ra, nhưng có thể gây ra hậu quả sâu rộng.
Mỹ cần vấn đề Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc, trong khi Việt Nam cần sức mạnh Mỹ
để cân bằng với Trung Quốc. Đây chính là điểm hội tụ lợi ích của hai quốc gia.
Kể từ cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Bãi Tư Chính vào năm 2019,
các nhà ngoại giao và cơ quan truyền thông Mỹ đã thường xuyên lên tiếng ủng hộ Việt
Nam. Hai nước nắm bắt cơ hội để tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh, thơng qua
việc chia sẻ hoạt động tình báo, các con tàu quân sự ghé thăm hải cảng và viện trợ vũ khí.
Năm 2020, Việt Nam giữ chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN và một vị trí khơng

thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ. Điều đó có nghĩa là Việt Nam có cơ hội để tăng
cường thêm một bước tiến trình quốc tế hóa vấn đề Biển Đơng.
Mỹ có thể coi Việt Nam là một “đường dẫn” mới để theo đuổi lợi ích của mình tại
Biển Đơng và coi đây là căn cứ quan trọng cho việc tiếp tục triển khai các lực lượng của
mình. Mỹ cũng có thể đẩy mạnh cơng tác thu thập thơng tin tình báo, trinh sát và ngăn
chặn các hoạt động của Trung Quốc trong khu vực.
Vấn đề Biển Đông đang ở “ngã tư đường”, nơi mà nó có thể tiến lên phía trước để
đạt được sự ổn định hay quay trở lại với sự hỗn loại. Quá trình tiến tới sự ổn định phụ
thuộc vào sự tin tưởng lẫn nhau, sự đồng thuận và hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc
gia yêu sách khác. Do đó, việc xây dựng một trật tự khu vực dựa trên luật lệ có tính cơng
bằng, minh bạch và công khai, vẫn nên là nhiệm vụ và mục tiêu hàng đầu cho tất cả các
bên liên quan.

Hạm đội Trung Quốc tiến vào Tây Bán cầu – thông điệp mạnh mẽ tới Mỹ
TTXVN (hqck.net, asiatimes.com) - Trang mạng hqck.net của Thời báo Hoàn
cầu đưa tin, ngày 25/2, biên đội huấn luyện chung ngoài khơi của Hạm đội Nam Hải đã
hồn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện. Khóa đào tạo kéo dài 41 ngày, với tổng hành
trình hơn 14.000 hải lý. Điều đáng chú ý là trong quá trình huấn luyện ngồi khơi này,
biên đội lần đầu tiên vượt qua Đường đổi ngày quốc tế bằng trạng thái huấn luyện chiến
lược.
Được biết, biên đội huấn luyện chung của các vùng biển ngồi khơi phù hợp với
q trình chiến đấu thực tế, sử dụng động cơ đẩy, đối đầu tự chủ, v.v..., đã hoàn thành hơn
30 chủ đề như chống khủng bố, chống cướp biển, tiếp tế ngoài khơi và giải cứu ngoài khơi
toàn diện.
Ngày 24/2, Hạm đội Nam Hải đã công khai tuyên bố rằng, gần đây, một biên đội
huấn luyện chung trên biển ngoài khơi do rất nhiều tàu của Hạm đội Nam Hải hợp thành
đã đi từ một cảng quân sự ở Trạm Giang (Quảng Đông, Trung Quốc) và ra khơi để tiến
hành huấn luyện chung trong điều kiện chiến đấu thực tế. Các bức ảnh cơng khai sau đó
17



cho thấy biên đội bao gồm ít nhất tàu khu trục tên lửa số 161, tàu bảo vệ tên lửa số 500,
tàu tiếp tế và tàu trinh sát.
Khi trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Hoàn Cầu, chuyên gia quân sự Lý Kiệt nói:
“Các tàu hỗ trợ trong biên đội khiến cho chúng ta di chuyển đến vùng biển tầm trung và
xa mà không cần cập cảng tại các quốc gia khác và có được sự bảo vệ, tiếp tế tốt.”
Tàu tiếp tế tổng hợp này được gọi là tàu sân bay “vú em". Tàu này tham gia huấn
luyện đường dài, có nghĩa là trong tương lai biên đội tàu ngầm quy mô lớn như tàu hàng
không mẫu hạm và tàu tấn cơng đổ bộ cũng có thể đi vào các vùng biển xa hơn, ví dụ như
các vùng biển phía Trung Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương hoặc Đại Tây Dương.
Sự hiện diện của tàu trinh sát có nghĩa là biên đội tác chiến tiến vào vùng biển xa
có thêm nhiều cách hoạt động trong công tác thông tin và tình báo đối ngoại. Ngồi việc
dựa vào các vệ tinh và lực lượng trinh sát trên không mạnh mẽ, lực lượng trên biển cịn có
khả năng trinh sát mạnh hơn. Vì vậy, trong tương lai, Trung Quốc sẽ là một lực lượng trinh
sát ba chiều và đa dạng, điều này sẽ đảm bảo tốt hơn cho lực lượng hàng hải được hệ
thống hóa của Trung Quốc tiến xa hơn.
Báo Quân Giải phóng hồi trung tuần tháng 2/2020 có bài viết với nhan đề “Cuộc
huấn luyện viễn chinh Thái Bình Dương”. Bài viết cho rằng, đây là biên đội tàu hải quân
của Trung Quốc đầu tiên trong những năm gần đây vượt qua Đường đổi ngày quốc tế bằng
trạng thái huấn luyện chiến lược.
Có phân tích cho rằng, một tính năng quan trọng của biên đội huấn luyện đào tạo
chung vùng biển xa là hai từ “liên hợp”. Nói chung, từ “liên hợp” là sự tham gia hợp tác
của từ hai quân chủng và lực lượng quốc gia trở lên. Cũng có thể nói, chuyến đi lần này đã
có sự tham gia của nhân viên và các trang thiết bị của quân chủng hoặc lực lượng ngoài
hải quân.
Lý Kiệt cho rằng, tình trạng huấn luyện chiến lược khác với các chuyến thăm hữu
nghị. Điều đó có nghĩa là hạm đội có thể được đưa vào chiến đấu bất cứ lúc nào. Tầm
quan trọng và tác động mà nó mang lại sẽ khác với tất cả các chuyến thăm vì có ngh ĩa là
Hải quân Trung Quốc đã làm tốt công tác chuẩn bị tương ứng tại vùng biển tầm trung và
xa.

Bài viết trên asiatimes.com bình luận: Hạm đội Hải quân thuộc Quân Giải phóng
Nhân dân Trung Quốc (PLA) táo bạo vượt qua Đường đổi ngày quốc tế trong một tư thế
sẵn sàng tác chiến, theo đó hàm ý rằng Hải quân Trung Quốc sẽ liều mình hành động
thường xuyên hơn và tiến sâu hơn, thậm chí là đến tận Đại Tây Dương. Đây là thông điệp
mạnh mẽ mà Hải quân Trung Quốc gửi tới Mỹ - một động thái mới nhằm thách thức
quyền bá chủ của Mỹ tại Thái Bình Dương và cũng là để nhấn mạnh sự hiện diện ngày
càng thường xuyên của mình tại khu vực này trong tương lai.

III. CÁC VẤN ĐỀ QUỐC TẾ
TRUNG QUỐC
18


Bắc Kinh chưa tính đến thay bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga?
TTXVN (Hong Kong) - Tờ Minh báo có quan điểm trung lập của Hong Kong
ngày 27/2 cho rằng mặc dù giới phân tích chính trị Hong Kong đều chung nhận định, sau
Trương Hiểu Minh, Trưởng Đặc khu Hong Kong, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga sẽ là đối
tượng Chính phủ Trung ương Bắc Kinh quy trách nhiệm. Tuy nhiên, trong bối cảnh phức
tạp hiện nay, có thể Bắc Kinh chưa tính đến phương án thay bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga
trong tương lai gần.
Giữa lúc Trung Quốc căng sức đối phó dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus
corona chủng mới (COVID-19), người Hong Kong cũng đặt tiêu điểm ở chống dịch bệnh,
Bắc Kinh bất ngờ tuyên bố đại phẫu thuật hệ thống quyền lực liên quan đến xử lý công
việc Hong Kong và Ma Cao. Theo đó, giáng chức Chủ nhiệm Văn phịng Điều phối cơng
việc Hong Kong và Ma Cao thuộc Quốc Vụ Viện (Chính phủ), Trương Hiểu Minh xuống
cấp phó Chủ nhiệm, phó Chủ tịch Chính hiệp tồn quốc, Hạ Bảo Long kiêm giữ chức Chủ
nhiệm Văn phòng này. Giới phân tích chính trị Hong Kong phổ biến cho rằng Trương Hiểu
Minh bị giáng chức là do phải chịu trách nhiệm về làn sóng biểu tình chống dẫn độ sang
Trung Quốc tại Hong Kong bùng nổ từ tháng 6/2019. Có điều Hạ Bảo Long, thân tín của
Tập Cận Bình, nắm quyền tại Văn phịng này đồng nghĩa với Tập Cận Bình trực tiếp kiểm

sốt cơng việc Hong Kong và Ma Cao. Thậm chí có những phân tích khẳng định, giống
như Trương Hiểu Minh, Trưởng Đặc khu Hong Kong, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carie
Lam) cũng phải chịu trách nhiệm về làn sóng biểu tình, theo đó sớm muộn cũng sẽ mất
chức.
Ngày 13/2, Quốc Vụ viện công bố bổ nhiệm Phó Chủ tịch Chính hiệp tồn quốc Hạ
Bảo Long kiêm giữ chức Chủ nhiệm Văn phịng điều phối cơng việc Hong Kong và Ma
Cao. Cùng lúc, Chủ nhiệm Văn phịng Liên lạc Chính phủ Trung ương Trung Quốc tại
Hong Kong, Lạc Huệ Ninh và tại Ma Cao Phó Tự Ứng cùng được đưa lên giữ chức phó
Chủ nhiệm Văn phịng điều phối cơng việc Hong Kong và Ma Cao. Như vậy, cơ cấu
quyền lực trong hệ thống công việc liên quan đến Hong Kong và Ma Cao thay đổi, tăng
thêm hai phó Chủ nhiệm Văn phịng.
Tháng 1/2020, sau khi Chủ nhiệm văn phịng Liên lạc Chính phủ Trung ương tại
Hong Kong Vương Chí Dân bị đưa về cơ quan nghiên cứu lịch sử Đảng, giới phân tích
chính trị Hong Kong từng dự báo Trương Hiểu Minh khó trụ vững vì phải chịu trách
nhiệm về làn sóng biểu tình tại Hong Kong. Tuy nhiên, điều khiến mọi người bất ngờ là
giữa lúc căng mình chống dịch bệnh, Bắc Kinh lại quy trách nhiệm đối với Trương Hiểu
Minh. Mặc dù, Trương Hiểu Minh chỉ bị giáng chức từ cấp trưởng xuống cấp phó, khơng
bị điều động sang cơ quan khác như Vương Chí Dân, nhưng về thể diện rõ ràng cịn khó
chấp nhận hơn so với Vương Chí Dân.
Trợ lý giáo sư Đại học Bách khoa Hong Kong, Chung Kiếm Hoa (Zhong Jianhua)
cho rằng sau Trương Hiểu Minh, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nhiều khả năng là mục tiêu
quy trách nhiệm tiếp theo của Bắc Kinh. Thế nhưng, thay Trưởng Đặc khu Hong Kong
19


phải trải qua quá trình bầu cử. Hiện nay, phe Kiến chế (thân Trung Quốc) lòng người
hoang mang, phe Phàm dân (ủng hộ dân chủ) đang chiếm ưu thế, nên bầu cử sẽ có rất
nhiều biến số. Vì vậy, trong tương lai gần, Bắc Kinh chưa hẳn đã tính đến phương án thay
bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Theo chuyên gia Chung Kiếm Hoa, Trưởng Đặc khu Hong
Kong, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga có thể hiểu rõ điều này, cho nên trong tuyên bố của mình

đã đặc biệt hoan nghênh Hạ Bảo Long, khơng hề nhắc đến Trương Hiểu Minh, chính là có
chủ ý nhằm bảo tồn cho vị trí Trưởng Đặc khu Hong Kong của mình.

Tăng trưởng GDP quý I của Trung Quốc có thể xuống mức 0%
TTXVN (Bắc Kinh) - Tăng trưởng GDP trong quý I/2020 của Trung Quốc có thể
giảm xuống 0%, hoặc thậm chí là âm sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
của virus Corona (COVID-19) bùng phát. Atimes.com cho biết, trong một bài bình luận về
những tác động đối với kinh tế, nhà kinh tế học có ảnh hưởng Trương Ngạn Nguyên
(Zhang Anyuan) đã cảnh báo rằng, “công tác tuyên truyền không thể dịch chuyển những
ngọn núi” và Trung Quốc sẽ “hết sức khó khăn” để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 6%
trong năm nay.
Ông Trương Ngạn Nguyên, chuyên gia kinh tế từng công tác tại Ủy ban Cải cách và
phát triển quốc gia Trung Quốc, đã chỉ ra rằng những dự đốn trước đó, vốn bác bỏ lực cản
trung và dài hạn do virus SARS-CoV-2 gây ra đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, là
“suy nghĩ mang tính mơ ước”.
Trương Ngạn Nguyên hiện đang làm việc tại Cơng ty Tài chính CFC, một doanh
nghiệp mơi giới do Cơng ty Chứng khốn CITIC điều hành, cho biết, “nếu trong tháng 1
và tháng 3, Trung Quốc thành công trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 6% mỗi
tháng và nền kinh tế Trung Quốc trong tháng 2 giảm 12%, sau đó tiếp tục giảm trong 3
tháng liền, tăng trưởng trong quý đầu tiên năm 2020 sẽ là 0%.
Tuy nhiên, dựa trên tỷ lệ phần trăm số doanh nghiệp đã khôi phục hoạt động, việc
sử dụng năng lượng, lưu lượng hành khách, lượng container đưa vào và các chỉ số khác,
nền kinh tế Trung Quốc trong tháng 2 tồi tệ hơn nhiều so với mức giảm ước tính 12%,
chuyên gia Trương Ngạn Nguyên viết trên trang web của Diễn đàn Các Trưởng nhóm
chuyên gia kinh tế Trung Quốc, một cơ quan nghiên cứu dưới sự bảo trợ của Quốc Vụ viện
(Chính phủ Trung Quốc) hùng mạnh.
Nhận xét trên của Trương Ngạn Nguyên dường như đã đập tan hi vọng về những
mục tiêu chính thức của Chính phủ Trung Quốc vào năm 2020, bao gồm tăng trưởng GDP
khoảng 6%. Hầu hết các nhà phân tích và chuyên gia kinh tế đã hạ dự báo của họ đối với
tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống từ 4% - 5% và Bắc Kinh có vẻ chắc chắn sẽ phải

sửa đổi các số liệu của mình.
Tháng trước, Trung Quốc đã buộc phải đóng cửa các nhà máy, doanh nghiệp và
trường học trong một động thái nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, dịch
bệnh đến nay đã giết chết gần 2.800 người và lây nhiễm cho hơn 80.000 người trên toàn
thế giới. Việc dần quay trở lại làm việc đã bắt đầu cách đây 9 ngày, khi các nhà sản xuất
20


lớn bắt đầu sản xuất một cách hạn chế. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ
vẫn đang vật lộn để “lấy lại phong độ”. Vì khu vực tư nhân chiếm khoảng 80% việc làm ở
thành thị và 60% tăng trưởng GDP, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở thành một ưu tiên của
chính quyền do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu. Do vậy, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã
cắt giảm triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc 0,4%, xuống còn 5,6%, nhưng cảnh báo
rằng con số này vẫn có thể được sửa đổi.
Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva nói trong một tuyên bố: “Trong kịch
bản tham khảo hiện tại của chúng tôi, khi các chính sách đã cơng bố được thực hiện và
nền kinh tế của Trung Quốc sẽ trở lại bình thường trong quý 2. Kết quả là, tác động đối
với nền kinh tế thế giới sẽ tương đối nhỏ và tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chúng
tôi cũng đang xem xét các kịch bản khủng khiếp hơn khi sự lây lan của virus SARS-CoV-2
tiếp tục kéo dài và lan rộng hơn trên toàn cầu, cũng như những hậu quả đối với tăng
trưởng sẽ kéo dài hơn”.
Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Morgan Stanley cũng thận trọng hơn sau khi đưa ra
một bản thông báo vắn tắt ngày 27/2 nêu rõ: “Số lượng các trường hợp mới nhiễm bệnh
bên ngoài Hồ Bắc đã tăng trở lại lần đầu tiên sau 6 ngày (433 người vào ngày 26/2 so với
406 người vào ngày 25/2), trong bối cảnh sản xuất được khôi phục với tốc độ khiêm tốn và
thêm 3 tỉnh cũng hạ mức phản ứng khẩn cấp của họ”.
Trong bối cảnh tình hình đang thay đổi nhanh chóng, dịch COVID-19 tiếp tục
hồnh hành khơng ngừng trên tồn cầu. Tập đồn đầu tư Vanguard dự báo có 3 kịch bản có
thể xảy ra đối với nền nền kinh tế của Trung Quốc. Theo một báo cáo trong tuần này của
Vanguard: “Một vài kịch bản có thể khiến tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Trung Quốc

nằm trong phạm vi 5 - 5,5%, nhưng hợp lý hơn là mức 5%, do việc tiếp tục kiểm dịch hàng
loạt, hoạt động kinh doanh bị đóng cửa và các hoạt động kinh tế sẽ không trở lại bình
thường cho đến đầu q 2”.
Theo Tập đồn Vanguard, trong trường hợp sản lượng sẽ tụt lại trong nửa đầu năm
nay, chính phủ sẽ ban hành các chương trình kích thích mạnh mẽ hơn và tăng trưởng cả
năm của Trung Quốc sẽ giảm xuống phạm vi cao nhất là mức 4%.

Dịch bệnh khó làm thay đổi ưu thế thu hút đầu tư của Trung Quốc
TTXVN (Hong Kong) – Theo Thương báo (Hong Kong) số ra ngày 26/2, tình
hình dịch COVID-19 tiếp tục lây lan, đang có tác động rõ rệt đến nền kinh tế toàn cầu, đặc
biệt là thị trường tài chính.
Ngày 24/2, chỉ số cơng nghiệp Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm do giới đầu tư lo
ngại virus lây lan toàn cầu, đây là ngày tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán Mỹ trong
hai năm. Ngày 25/2, thị trường chứng khốn châu Á-Thái Bình Dương nhìn chung đều
giảm mạnh. Càng rơi vào khủng hoảng, khả năng thu hút đầu tư toàn cầu càng phải đối
mặt với thử thách lớn. Đối với Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là trung
tâm sản xuất lớn nhất thế giới, liệu khả năng cạnh tranh của nước này trong thu hút đầu tư
nước ngồi có thể được duy trì hay khơng là điều rất đáng quan tâm. Quan sát các dữ liệu
21


kinh tế khác nhau kể từ khi dịch bệnh xảy ra trong hơn một tháng qua, có thể thấy rằng tác
động của dịch COVID-19 mang tính giai đoạn, dịch bệnh sẽ khơng thay đổi được ưu thế
cạnh tranh tồn diện của Trung Quốc trong việc thu hút đầu tư nước ngồi. Sẽ có những
thay đổi lớn. Niềm tin và chiến lược của đại đa số các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào
Trung Quốc sẽ khơng có nhiều thay đổi
Thị trường tài chính vẫn có sức hấp dẫn
Thị trường tài chính chắc chắn là một cánh cửa sổ để quan sát các xu hướng đầu tư
nước ngoài. Hơn một tháng sau khi dịch bệnh bùng phát, ý định đầu tư nước ngoài vào
Trung Quốc càng mạnh mẽ hơn. Đối với thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán

đại lục tiếp tục là chiến trường chính cho dịng vốn đầu tư nước ngồi đổ vào. Năm 2019,
dịng vốn nước ngồi đầu tư vào thị trường chứng khoán đại lục đã vượt trên 350 tỷ NDT.
Và gần hai tháng đầu năm 2020, dịng vốn đầu tư nước ngồi vào thị trường chứng khoán
đại lục đã lên tới gần 100 tỷ NDT. Mặc dù trong mấy ngày giao dịch gần đây đã xuất hiện
hiện tượng rút tiền đầu tư nước ngoài, nhưng quy mô vẫn tương đối nhỏ, chỉ là một biến
động, xu hướng chung vẫn không thay đổi. Trong các ngành phổ biến dự báo rằng quy mơ
của dịng vốn nước ngồi vào thị trường chứng khốn đại lục năm 2020 ít nhất tương
đương với năm 2019, mặc dù xuất hiện dịch COVID-19, nhưng tác động chung quy lại sẽ
là ngắn ngủi, có thể kiểm sốt, cục bộ, mang tính cơ cấu, chứ không thay đổi về cơ bản
chung của nền kinh tế Trung Quốc, sẽ không làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư
nước ngoài vào Trung Quốc. Hiện nay, định giá chung của thị trường chứng khoán đại lục
vẫn có những lợi thế rõ ràng. Tỷ lệ giá/thu nhập (P/E) vẫn cịn khoảng 20 lần, và nó vẫn là
một nơi tương đối có giá trị trong thị trường vốn toàn cầu.
Biểu hiện về tỷ giá NDT cũng là một tấm gương để quan sát xu hướng đầu tư nước
ngoài. Sau khi dịch bùng phát, tỷ giá NDT bị ảnh hưởng ở mức độ nhất định, tỷ giá NDT
đổi sang USD đã phá vỡ mức 7:1. Tuy nhiên, đồng NDT phá vỡ mức 7:1 không chỉ là tác
động của dịch bệnh, mà cả tâm lý né tránh rủi ro trên toàn cầu đang lên cao, khiến chỉ số
USD liên tục tăng cao. Đến ngày 25/2, chỉ số USD đã tăng tích lũy hơn 3% kể từ đầu năm
đến nay, trong khi tỷ giá NDT đổi sang USD chỉ giảm 0,7% trong cùng kỳ, cho thấy tỷ giá
NDT vẫn tương đối mạnh. Mặc dù đồng NDT gần đây lại phá vỡ mức 7:1, tỷ giá hối đoái
của đồng NDT sang đồng USD vẫn đang tranh cãi quanh mức 7:1, ngày 25/2 đã phục hồi
ở mức độ nhất định. Các thế lực đầu cơ bán khống NDT trên thị trường ngoại hối gần đây
vẫn tương đối yếu, tỷ giá NDT vẫn duy trì cục diện biến động lớn ở hai chiều. Điều này
cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có niềm tin vào nền kinh tế Trung Quốc.
Giải pháp của Nhà nước ổn định đầu tư nước ngoài
Các biện pháp của Trung Quốc để ổn định đầu tư nước ngoài đã liên tục được đưa
ra sau khi dịch bệnh bùng phát, cũng đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, mang đến
cho họ “liều thuốc an thần”. Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, các cơ quan hữu quan nhà
nước đã dốc sức hỗ trợ các công tác liên quan đến việc phịng chống, kiểm sốt dịch bệnh
và phát triển kinh tế và xã hội, thực hiện tốt chức năng quản lý ngoại hối. Một là, tiếp tục

sử dụng tốt kênh xanh để kiểm soát ngoại hối trong tình hình dịch bệnh. Tiếp tục thực hiện
22


các chính sách thực sự thuận lợi có liên quan để đảm bảo thuận tiện cho các công việc như
kiểm sốt việc nhập khẩu ngun liệu chính trong tình hình dịch bệnh, qun góp ngoại
hối, kiểm sốt dịng vốn xun biên giới có liên quan trong tình hình dịch bệnh và sự
thuận lợi trong nghiệp vụ ngoại hối liên quan đến việc phục hồi sản xuất và nối lại công
việc. Nhà nước còn đưa ra nhiều dịch vụ thuận lợi về ngoại hối để ổn định ngoại thương
và đầu tư nước ngoài.
Đồng thời với việc tiếp tục thực hiện 12 biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại và
đầu tư xuyên biên giới, sắp xếp các chính sách quản lý ngoại hối hỗ trợ sự phát triển của
nền kinh tế thực. Thúc đẩy thực hiện khai thuế điện tử để thanh tốn ngoại hối trong
thương mại dịch vụ trên tồn quốc, mở rộng phù hợp phạm vi nghiệp vụ ngoại hối của các
tổ chức thanh toán lớn, nghiên cứu đổi mới nghiệp vụ ngoại hối cá nhân, nghiên cứu đưa
ra các chính sách thuận lợi cho hình thái thương mại mới, hỗ trợ kết nối thị trường tài
chính và mở cửa hai chiều. Ngoài ra, làm tốt việc dự trữ chính sách ứng phó rủi ro. Tăng
cường nghiên cứu, giám sát, phân tích đối với xuất nhập khẩu, FDI, ODI, chuyển giao
công nghiệp, xu hướng kinh tế và nắm bắt kịp thời những thay đổi động thái. Tăng cường
hướng dẫn dự báo, nghiêm trị các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngoại hối và
duy trì sự ổn định cơ bản của thị trường ngoại hối.
Tác động của dịch bệnh sẽ sớm qua
Những nỗ lực của Trung Quốc trong công tác chống dịch COVID-19 đã giành được
sự khen ngợi của dư luận quốc tế, cuộc chiến chống dịch đã củng cố niềm tin của thế giới
đối với Trung Quốc. Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang được ngăn chặn và kiểm soát một
cách hiệu quả. Các địa phương đang đẩy nhanh tiến độ phục hồi lao động sản xuất, các
doanh nghiệp có vốn nước ngồi đang khơi phụ lại trật tự sản xuất bình thường. Dịch bệnh
cuối cùng cũng sẽ qua đi và mùa Xuân sẽ đến. Dòng vốn đầu tư chạy khỏi Trung Quốc
trước đó là trường hợp rất hiếm khi xảy ra, sau khi dịch bệnh kết thúc chắc chắn sẽ có
nhiều nguồn vốn nước ngồi chảy vào Trung Quốc, Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục là điểm

nóng của đầu tư nước ngồi.

Địa vị cơng nghệ của Trung-Mỹ đã đảo ngược cục bộ?
TTXVN (Hong Kong) - Theo tờ Thương báo (Hong Kong), 40 năm trước, Mỹ
dựa vào ưu thế kinh tế và cơng nghệ của mình, đã thu hút một lượng lớn các chuyên gia từ
nhiều quốc gia trên thế giới, khiến cho đơn xin cấp bằng sáng chế của Mỹ luôn đứng đầu
thế giới, với số lượng còn nhiều hơn tất cả các nước khác cộng lại. Cùng với sự tiến bộ
nhanh chóng của Trung Quốc, số lượng đơn xin nhanh chóng bắt kịp, thậm chí vượt xa
Mỹ. Giới chính khách Washington sau đó đã đưa ra những biện pháp xấu xa, tùy tiện bôi
nhọ các nhân viên công nghệ Trung Quốc đánh cắp công nghệ của Mỹ. Theo tuần báo
Nikkei Asian Review số ra gần đây, Trung Quốc đã dẫn trước Mỹ với tỷ lệ 9: 1 về lĩnh vực
sáng chế công nghệ. Trung-Mỹ đang cạnh tranh cho vị trí đứng đầu thế giới về khoa học
công nghệ trong 10 năm tới. Báo trên nhận định, mặc dù Mỹ vẫn hùng mạnh, nhưng Trung
Quốc đã dẫn đầu khá xa về trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, y học tái tạo, điều khiển tự
23


động và máy bay không người lái, chiếm tỷ lệ 40% toàn cầu, bằng tổng của Nhật Bản và
Mỹ cộng lại.
Khi Mỹ muốn mở rộng thành lập quân đội mạng, truyền thông tay sai của Nhà
Trắng sẽ trắng trợn tuyên bố rằng một quốc gia đang gây nguy hiểm cho an ninh vũ trụ,
trong khi Nhà Trắng yêu cầu các nhà sản xuất chip của Mỹ cài đặt phần mềm gián điệp để
có thể lấy được các thơng tin cá nhân, thì lại lên giọng tun bố cơng nghệ Huawei khiến
nước Mỹ khơng an tồn, u cầu thế giới khơng sử dụng công nghệ Huawei. Trong những
năm gần đây, ưu thế công nghệ của Mỹ dần mất đi, nên đã trắng trợn tìm cách liều lĩnh
đánh cắp cơng nghệ của người khác, do đó thơng tin về việc “ai đó đánh cắp công nghệ
của Mỹ” không ngừng bên tai. Vô lý hơn nữa là các quan chức Nhà Trắng đã nhiều lần
bêu xấu Huawei – tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ 5G - đã đánh cắp công nghệ
5G của Mỹ. Khơng có gì ngạc nhiên khi Nhiệm Chính Phi – CEO của Tập đồn Huawei
nói một cách hài hước rằng cơng nghệ 5G của mình thua kém những người khác, song lại

bị kẻ khác đánh cắp, thực tế là “Mỹ đang làm mọi cách để đánh cắp công nghệ của
Huawei”.
Số lượng ứng dụng bằng sáng chế ở Trung Quốc trong lĩnh vực máy bay khơng
người lái, trí tuệ nhân tạo và blockchain (hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền
tải các khối thông tin (block) được liên kết với nhau nhờ mã hóa) đã tăng lên nhanh chóng
trong những năm gần đây. Trong số 4 nhà công nghệ sáng tạo Baidu, Alibaba, Tencent và
Huawei, tổng cộng 6.000 đơn xin cấp bằng sáng chế trong 5 năm qua. Sau Chiến tranh
Thế giới thứ Hai, Mỹ từng là một nhà lãnh đạo thế giới về khoa học và công nghệ, nhưng
cùng với việc Tổng thống Trump khơng ngừng cắt giảm kinh phí dành cho nghiên cứu
khoa học, trong khi Trung Quốc lại tăng cường đầu tư vào nghiên cứu, giúp Đại học Thanh
Hoa nhanh chóng vượt qua các trường đại học của Mỹ để trở thành nhà lãnh đạo nghiên
cứu khoa học thế giới và trở thành người dẫn dắt khoa học thế giới, điều này càng khiến
việc Trung Quốc trong vòng 20 năm vượt qua nước Mỹ trở nên bình thường. Trước đây,
các nhà khoa học đến từ các nước học tập nghiên cứu và ở lại Mỹ làm việc, nhưng trong
những năm gần đây, nhiều người đã thay đổi quyết định, chuyển hướng sang Trung Quốc.
Trung Quốc đã đứng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực quan trọng như trí tuệ nhân tạo và
khoa học vật liệu, do đó ngày càng nhiều các nhà nghiên cứu khoa học đổ vào Trung
Quốc, động lực này đã trở thành một trào lưu của thời đại.
Để làm cho Mỹ “lớn mạnh hơn”, trong bối cảnh thu khơng đủ chi, Trump đã tăng
đáng kể chi phí quốc phòng, đẩy nhanh việc xây dựng quân đội mạng, tăng cường sức
mạnh hạt nhân, khiến nền kinh tế bất ổn trở nên “họa vơ đơn chí”. Chi tiêu qn sự tồn
cầu năm 2019 là 1,8 nghìn tỷ USD, trong đó Mỹ đã chiếm một phần ba, nhiều hơn tổng số
9 quốc gia còn lại trong top 10 nước chi tiêu qn sự lớn nhất cộng lại. “Thói quen tiêu
tiền vơ tội vạ” đang bao phủ nước Mỹ, Đảng Dân chủ cảnh báo “Trump sẽ mang lại thảm
họa cho nước Mỹ, cách tốt nhất để cứu nước Mỹ là để ông ta mất chức”. Trong bối cảnh
khó khăn chồng chất trong ngoài, Trump đang dốc toàn lực, ra lệnh cho các nhân viên tình
24


báo tăng cường đánh cắp thông tin công nghệ của Trung Quốc, với ý đồ “không làm mà

hưởng” trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Tờ Bưu điện Washington (Mỹ) gần đây tiết lộ, các cơ quan tình báo của Mỹ và
Cộng hòa Liên bang Đức trước đây đã bí mật kiểm sốt việc sản xuất và kinh doanh của
nhà cung cấp thiết bị mã hóa Thụy Sĩ Kripto (AG) từ những năm 1970, dễ dàng đánh cắp
công nghệ mã hóa và thơng tin truyền thơng của hơn 120 quốc gia. AG đã phất lên nhờ
việc cung cấp thiết bị mã hóa mật mã cho quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai,
qua nhiều thập kỷ phát triển, đã trở thành nhà sản xuất thiết bị mã hóa lớn trên thế giới. Do
Thụy Sĩ kiên trì hình ảnh trung lập, giúp cho các sản phẩm của AG được tiêu thụ thuận lợi
ở hơn 120 quốc gia bao gồm Iran, Ấn Độ, Pakistan và Mỹ Latinh. Điều mà các nước này
không biết là AG Thụy Sĩ mà họ tin cậy luôn bị Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA)
kiểm sốt.
Việc thơng tin này lộ ra đã gây xôn xao dư luận thế giới. Nhiều năm qua, Mỹ đã lợi
dụng việc các quốc gia khác tin tưởng vào tính trung lập của Thụy Sĩ, ngồi việc cho phép
nước này kiếm được lợi ích kinh tế, đã đánh cắp bí mật của các nước khác. Mỹ từng cung
cấp thơng tin tình báo qn sự của Argentina bị AG đánh cắp cho Vương quốc Anh trong
cuộc chiến tranh Maldives năm 1982; sử dụng các thơng tin tình báo bị đánh cắp bằng các
biện pháp bất hợp pháp để tiến hành các cuộc tấn cơng vào hệ thống máy tính của Iran,
làm tê liệt hệ thống phóng tên lửa của Iran; cấy mã độc vào hệ thống điện của Nga, đồng
thời phát động cuộc tấn công vào hệ thống điện của Nga v.v… Sau khi thống nhất nước
Đức vào năm 1990, Đức cho rằng đánh cắp là thủ đoạn vô đạo đức, nhưng Mỹ đã phớt lờ
và mua cổ phần của Đức với giá 17 triệu USD, tiếp tục điên cuồng đánh cắp cơng nghệ và
thơng tin tình báo của các nước.
BẦU CỬ MỸ

Lý do Bernie Sanders dẫn đầu trong cuộc tranh luận ở Nam Carolina
TTXVN (thehill.com) - Trang mạng The Hill ngày 26/2 cho rằng bằng thơng điệp
mang tính chất đem lại công bằng cho tầng lớp trung lưu bị gạt ra khỏi nền kinh tế hiện đại
của Mỹ, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, đã
giành vị trí dẫn đầu trong cuộc tranh luận ở bang Nam Carolina diễn ra tối 25/2 vừa qua.
Theo bài viết, những nhận định và đánh giá dồn dập được đưa ra và sự đồng thuận

là rõ ràng. Đảng Dân chủ đã trở nên nhỏ bé, rất nhỏ bé vào tối qua. Họ cãi vã, nhíu mày và
cười khinh bỉ trước những lời chế nhạo nhau. Những chiến dịch tranh cử tổng thống không
phải là những cuộc thi hùng biện ở trường trung học cho thấy ai là người sáng dạ nhất
hoặc ai là người có thành tích học tập xuất sắc nhất trong lớp. Mà những chiến dịch tranh
cử này liên quan tính xác thực của ứng cử viên và tầm nhìn rõ ràng của người này về một
cuộc sống tốt đẹp theo kiểu Mỹ.
Giáo sư Đại học Yale Jeffrey Alexander đã giải thích rõ nhất về điều này khi ông
nhận định về mùa chiến dịch tranh cử giữa Barack Obama và Mitt Romney hồi năm 2012:
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×