Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

BCA041_2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.96 KB, 37 trang )

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Vietnam News Agency (VNA)
Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt - Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84-4) 38255443; Fax (84-4) 38252984; E-mail: ;


Số 041/TKNB-QT

Thứ Năm, ngày 05/03/2020

TIN THAM KHẢO NỘI BỘ
(Phần Quốc tế)

I.

NHẬN ĐỊNH VÀ BÌNH LUẬN VỀ VIỆT NAM

Ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Mỹ
TTXVN (Berlin, Bắc Kinh, USNI, South China Morning Post, VOA) - Thông
tin về chuyền thăm Việt Nam của hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt đã
được báo chí quốc tế quan tâm.
Các hoạt động đáng chú ý
Một nguồn tin ngoại giao phương Tây không muốn nêu danh tính cho đài VOA biết
tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt sẽ cập cảng Tiên Sa vào trưa 5/3. Siêu chiến hạm
của hải quân Mỹ sẽ thăm thành phố cho tới ngày 9/3 và đây là hoạt động quan trọng trong
năm Việt Nam và Mỹ kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ. Hộ tống cho chiếc tàu sân
bay trong chuyến thăm năm nay là tàu tuần dương mang tên lửa điều hướng USS Bunker
Hill.
Theo nguồn tin này, chuyến thăm của đội tàu sân bay Mỹ trùng vào lúc dịch
COVID-19 đang lây lan trên thế giới và có một số ảnh hưởng đến Việt Nam nói chung và
Đà Nẵng nói riêng. Nguồn tin ngoại giao phương Tây cho rằng các hoạt động giao lưu


giữa thủy thủ đoàn của tàu USS Theodore Roosevelt với phía Đà Nẵng sẽ được kiểm soát
chặt chẽ hơn lần trước, đặc biệt là tránh các hoạt động dẫn đến tập trung đơng người ở
ngồi trời.
Các hoạt động giúp đỡ cộng đồng địa phương như sơn sửa trường học, trạm xá;
giao lưu với sinh viên đại học; biểu diễn ca nhạc; tập huấn chung với các cơ quan địa
phương về phịng cháy chữa cháy, khí tượng thủy văn, an ninh an toàn bay… sẽ được thực
hiện tương tự như chuyến thăm cách đây 2 năm. Điểm khác biệt là các hoạt động sẽ diễn
ra trong nhà và không tập trung đông quá 200-300 người.
Tờ South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng) tại Hong Kong đưa
tin chuyến thăm dự kiến kéo dài vài ngày, sẽ có một số sự kiện bao gồm lễ đón tiếp Đại sứ
Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ John C.
Aquilino và Tổng lãnh sự Mỹ Marie Damour.
Theo quan sát của VOA, đông đảo người sử dụng mạng xã hội Việt Nam bày tỏ
niềm vui và hoan nghênh tàu sân bay Mỹ sẽ thăm Đà Nẵng lần thứ hai. Một số ý kiến trên
1


mạng xã hội thậm chí gợi ý rằng Mỹ và Việt Nam nên bàn thảo về một thỏa thuận cho
phép thuê cảng ở Việt Nam để tàu sân bay và các tàu hải quân khác của Mỹ có thể trú
đóng, bảo trì lâu dài.
Biểu tượng của sự đồn kết
Ngày 4/3, một số trang báo lớn của Đức như Handelsblatt.com (Thương mại),
Focus.de (Tiêu điểm), Finanznachrichten.de (Tin tài chính) đã đăng tin của hãng tin
Đức DPA bình luận chuyến thăm của tầu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt là động thái
cho thấy Mỹ và Việt Nam thể hiện sự đoàn kết trước Trung Quốc trong các tranh chấp
lãnh thổ trên Biển Đông.
Cùng ngày, trang tin USNI của Học viện Hải quân Mỹ dẫn ý kiến các nhà quan sát
lưu ý: Chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng quyết
đoán hơn trong việc áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên gần như toàn bộ Biển Đông,
không ngần ngại xâm phạm vùng biển của các láng giềng Đơng Nam Á, trong đó có Việt

Nam, cũng như sẵn sàng sách nhiễu tàu thuyền và máy bay Mỹ nhằm thực hiện chủ trương
lâu dài là đuổi lực lượng Mỹ ra khỏi khu vực. Với việc Mỹ điều tàu sân bay đến thăm Việt
Nam và Hà Nội chấp nhận đón tàu Mỹ, cả hai bên đều muốn gửi đi một thơng điệp cứng
rắn về phía Trung Quốc.
Trang South China Morning Post dẫn phân tích của giới học giả quốc tế cho rằng
chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam “là động thái biểu tượng cho sự đoàn kết”
trong bối cảnh căng thẳng sôi sục ở Biển Đông, đồng thời đóng vai trị như một thơng
điệp răn đe gửi tới Trung Quốc.
Chuyên gia Bill Hayton của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh tin rằng
chuyến thăm này đã được dự trù từ lâu. Ơng nói: “Thường mất nhiều thời gian để tổ chức
một chuyến thăm của tàu, vì vậy tơi cho rằng kế hoạch này đã được chuẩn bị từ vài tháng
trước. Thông điệp là để chứng minh sự phát triển hơn nữa của quan hệ quân sự giữa hai
nước. Có thể có chút nghi ngờ rằng thơng điệp này nhắm vào Trung Quốc.”
Ơng lưu ý, điều cần chú ý là chuyến thăm diễn ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng
ở Biển Đông. Năm 2019, các tàu khảo sát được lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc
hộ tống xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và Malaysia. Đầu năm
nay, Trung Quốc đã triển khai một đội tàu đánh cá, cũng được lực lượng bảo vệ bờ biển hộ
tống, đi vào EEZ của Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Ơng nói: “Việt Nam không thể
bảo vệ tài nguyên biển trước Trung Quốc nên đang tìm kiếm sự hỗ trợ của quốc tế để củng
cố vị thế của mình”.
Trong khi đó, một nhà ngoại giao ở Hà Nội, người từ chối nêu tên, cho rằng chuyến
thăm của tàu sân bay Mỹ trong năm nay một phần là để kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại
giao Việt-Mỹ: “Sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ tại Việt Nam có thể khơng làm phiền
Trung Quốc, nhưng điểm đến tiếp theo của con tàu có lẽ sẽ được lưu tâm”.
Dự đoán phản ứng của Trung Quốc
South China Morning Post ngày 4/3 dẫn lời các quan chức an toàn hàng hải tỉnh
Hải Nam cho biết Trung Quốc đã triển khai tàu thăm dò năng lượng Hải Dương 719 tới
2



khu vực gần quần đảo Hoàng Sa từ ngày 27/2 đến ngày 30/4, trùng với chuyến thăm Đà
Nẵng của tàu sân bay USS Theodore.
Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales (Australia) nhận định: “Trong
bối cảnh hiện nay, việc triển khai tàu Hải Dương 719 dường như vừa là một quyết định
thương mại, vừa là để chứng minh quyền chủ quyền của Trung Quốc. Nếu thực sự Trung
Quốc lo ngại về chuyến thăm Đà Nẵng của tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc sẽ phản ứng bằng
việc phô diễn sức mạch không quân và hải quân.
Trung Quốc và Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Giới nghiên cứu Trung Quốc hiện đang “học” theo tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng
hải Châu Á (AMTI), công bố báo cáo về hoạt động của đội tàu dân quân biển và tàu đánh
cá Việt Nam qua theo dõi hoạt động của những tàu này trên Dữ liệu hệ thống nhận dạng
tự động (AIS). Theo báo cáo, tàu cá Việt Nam đang tăng cường hiện diện tại Hoàng Sa.
Việc triển khai tàu Hải Dương 719 có thể là một phản ứng của Trung Quốc”.
Điều Hà Nội “cần nhận thức rõ”
Trang mạng tờ The Diplomat ngày 4/3 bình luận, mặc dù công việc chuẩn bị đã
diễn ra từ lâu và chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt chỉ là một sự
kiện đơn lẻ, nhưng đã nêu bật tầm quan trọng của quan hệ Việt-Mỹ và cách Washington
tiếp cận với khu vực nói chung. Tuy vậy, Hà Nội cần nhận thức thực tế triển vọng mối
quan hệ này.
Theo bài viết, quan hệ Việt-Mỹ đã có những bước tiến lớn so với thời điểm kết thúc
Chiến tranh Việt Nam. Dưới thời chính quyền Donald Trump, quan hệ Việt-Mỹ đã chứng
kiến sự pha trộn giữa những điều đầu tiên đáng chú ý và những thách thức mới trong bối
cảnh hai bên bắt đầu đề cập đến khả năng năng quan hệ lên mức “đối tác chiến lược”.
Các chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam là một trong những khía cạnh
của mối quan hệ quốc phịng Mỹ-Việt. Chuyến thăm Đà Nẵng của tàu sân bay USS Carl
Vinson vào tháng 3/2018 đã tạo đà thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương cũng như
xây dựng biểu tượng cho sự hiện diện của Mỹ trong khu vực - điều hiếm thấy đối với một
quốc gia Đông Nam Á không phải là đồng minh của Mỹ. Kể từ đó, mục tiêu tiếp theo là
triển vọng các chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ với tần suất thường xuyên hơn trong
tương lai.

Sự kiện này sẽ “tích hợp” các chuyến thăm của tàu sân bay trở thành một trong
những thành phần tương đối mới hơn của quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ, sau lần đầu tiên
diễn ra vào năm 2018. Và rộng hơn, chuyến thăm của tàu sân bay cũng củng cố cam kết và
sự hiện diện của Washington trong khu vực trong bối cảnh các hành động của Trung Quốc
ở Biển Đông, bao gồm các cuộc đối đầu với Việt Nam tại Bãi Tư Chính năm 2019.
Nỗ lực của Việt Nam và Mỹ tăng cường quan hệ song phương, trong đó có nâng
quan hệ lên “quan hệ đối tác chiến lược”, đang vấp phải những thách thức. Thách thức đó
bao gồm căng thẳng thương mại và chính sách của Việt Nam “cân bằng quan hệ giữa các
cường quốc” xét theo thực tế trong nước, khu vực và quốc tế. Một số quan điểm ở Hà Nội
tỏ ra khơng n tâm với tình trạng hiện tại và quỹ đạo tương lai trong cam kết của
3


Washington trong các vấn đề như Trung Quốc và Biển Đông, cũng như cách Trung Quốc
sẽ phản ứng với các động thái của Việt Nam. Nhìn từ góc độ này, khoảng cách giữa các
chuyến thăm của tàu sân bay thứ nhất và thứ hai cũng minh họa cho bước tiến “chậm
nhưng chắc” của mối quan hệ quốc phịng Việt-Mỹ.
Điều đó không làm giảm bớt tầm quan trọng của các chuyến cập cảng của tàu sân
bay Mỹ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ngay cả khi hiểu những chuyến thăm như vậy có lợi
như thế nào cho quan hệ Việt-Mỹ, thì điều rất quan trọng nữa là phải nhận thức được thực
tế và mức độ kỳ vọng đối với mối quan hệ này.

Về Hội nghị quan chức cấp cao tại Đà Nẵng
TTXVN (Sputnik) - Sáng 4/3, Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN (ASEAN SOM)
khai mạc tại Đà Nẵng, với sự tham dự của quan chức cao cấp 10 nước ASEAN và Phó
Tởng thư ký ASEAN. Đây là Hội nghị SOM ASEAN lần thứ 2 trong năm 2020.
Tại Hội nghị, các nước đã trao đởi về tình hình triển khai các kết quả của Hội nghị
hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (Nha Trang, tháng 1/2020), bước đầu chuẩn bị cho Hội
nghị Cấp cao ASEAN 36 và các Hội nghị liên quan, dự kiến, sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng
từ 8-9/4. Các nước nhất trí về chương trình làm việc của Cấp cao kỷ niệm ASEAN-New

Zealand dự kiến sẽ diễn ra ngày 9/4, ngay sau Cấp cao ASEAN 36.
Các nước cũng cho ý kiến về các bước triển khai sáng kiến, ưu tiên do Việt Nam đề
xuất trong 2020 dưới chủ đề “ASEAN: Gắn kết và chủ động thích ứng”. Các đại biểu bày
tỏ ủng hộ những sáng kiến như kiểm điểm giữa kỳ tiến trình thực hiện các Kế hoạch xây
dựng Cộng đồng đến 2025, khởi động trao đổi về ASEAN sau 2025; đánh giá quá trình
thực hiện Hiến chương ASEAN, thúc đẩy hợp tác tiểu vùng; nhất là hợp tác Mekong; nâng
cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng Cộng đồng, tăng cường hình ảnh của ASEAN.
Ý kiến chung cho rằng các sáng kiến này có tính liền mạch, khả thi và sẽ là những
đóng góp quan trọng cho ASEAN trong tăng cường gắn kết, nâng cao tính thích ứng của
Cộng đồng.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng đoàn Quan chức cao cấp Việt
Nam tại ASEAN, khẳng định quyết tâm của Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch
ASEAN 2020, trong đó có thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, mở rộng
quan hệ đối ngoại và cải tiến phương thức làm việc của ASEAN.
Đề cập đến những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Thứ trưởng Nguyễn Quốc
Dũng khẳng định Việt Nam là điểm đến an toàn cho các nước, dịch bệnh được kiểm soát
tốt. Là chủ nhà các Hội nghị năm nay, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều biện pháp
nhằm bảo đảm an toàn và sức khỏe cho các đại biểu.
Tiếp theo Hội nghị ASEAN SOM, trong các ngày 4-6/3 sẽ có Hội nghị SOM
ASEAN đặc biệt, Cuộc họp lần thứ 9 Nhóm Cơng tác chung của Hội đồng Điều phối
ASEAN (ACCWG) và Hội nghị Tham vấn chung ASEAN (JCM).

4


Báo Trung Quốc: Thuyền Việt Nam “xâm nhập vùng biển Trung Quốc
để làm gián điệp”
TTXVN (Global Times) – Trang mạng tờ Global Times ngày 4/3 đăng bài cho
rằng thuyền đánh cá Việt Nam “ngày càng gia tăng xâm nhập vào lãnh hải Trung Quốc gần
đảo Hải Nam và tỉnh Quảng Đơng”, cả hai đều là nơi có nhiều căn cứ quân sự của Trung

Quốc.
Bài viết dẫn báo cáo của Viện Sáng kiến điều tra tình hình chiến lược biển Hoa
Nam (SCSPI - nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc) cho rằng, trong
tháng 2/2020, đã có tởng cộng 311 tàu đánh cá Việt Nam xâm nhập vào vùng nội hải, lãnh
hải và vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc “với mục đích đánh bắt cá và gián điệp bất
hợp pháp”.
Trong số này, có 212 tàu đi vào vùng biển phía Đơng Nam của đảo Hải Nam, Bán
đảo Lôi Châu và vùng biển gần Quảng Đông, và khoảng 90 tàu đánh cá đã vào vùng biển
Trung Quốc thuộc Vịnh Bắc Bộ.
Theo báo cáo này, hầu hết những tàu đánh cá trên của Việt Nam hoạt động ở các
khu vực gần một số tuyến đường chính dành cho lực lượng hải qn và khơng qn của
Trung Quốc đóng tại hai tỉnh này. Một số tàu Việt Nam thậm chí còn lọt vào “tầm ngắm”
của các căn cứ quân sự Trung Quốc.
Global Times ngày 4/3 dẫn lời Hu Bo, Giám đốc SCSPI, nói rằng SCSPI bắt đầu
theo dõi các hoạt động của tàu thuyền Việt Nam từ tháng 1/2020.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ Hệ thống theo dõi tàu thuyền tự động
(AIS) để theo dõi các tàu thuyền Việt Nam và thường xuyên đưa ra các báo cáo về hoạt
động của những tàu thuyền này.
Hu nói: "Thực tế, số tàu thuyền Việt Nam xuất hiện ở những khu vực này có thể cịn
lớn hơn nhiều những gì mà chúng tôi theo dõi được, do một số tàu có thể đã tắt tín hiệu
AIS".
Ngồi thu thập thơng tin từ dữ liệu AIS, Hu cho biết nhóm cũng đã đến thăm một số
đảo và nói chuyện với ngư dân Trung Quốc để xác minh.
Theo Hu, so với các hoạt động trước đây của Việt Nam ở những vùng được coi là
vùng biển tranh chấp, những hoạt động vừa bị phát hiện ở vùng biển không tranh chấp của
Trung Quốc “có tính chất nghiêm trọng hơn, là hành động vi phạm hoàn toàn chủ quyền
và an ninh của Trung Quốc, vi phạm luật pháp quốc tế liên quan như Hiến chương Liên
hợp quốc.”
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện một số tàu cá Việt Nam đã cố tình thay đởi thơng
tin AIS hoặc sử dụng “trộm” các cuộc gọi cảng của tàu buôn và tàu Trung Quốc, đặt ra

thách thức cho cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc.
Hu cho rằng “Hà Nội cần phải kiềm chế các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp
để duy trì quan hệ song phương và giữ gìn hình ảnh quốc tế của mình.”

5


Bài báo kết luận: Các vụ xâm nhập của tàu Việt Nam đã diễn ra trong hơn 10 năm.
Tân Hoa Xã đưa tin, năm 2014, có 2 tàu Việt Nam đã bị lực lượng bảo vệ bờ biển Trung
Quốc bắt giữ gần Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam.

Việt Nam - hiện tượng đích thực trong cuộc chiến chống virus SARSCoV-2?
TTXVN (Sputnik) - Dịch COVID-19 xuất phát ở Trung Quốc giờ đã lan rộng khắp
thế giới. Cuộc chiến với dịch bệnh nguy hiểm này đang diễn ra với những mức độ thành
công khác nhau. Việt Nam đã trở thành hiện tượng đích thực thu hút sự chú ý tồn cầu.
Việt Nam ghi nhận 16 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, nhưng toàn
bộ bệnh nhân đều đã được chữa khỏi và tới nay khơng có ca tử vong. Ngay cả ở Mỹ, trong
số 102 trường hợp lây nhiễm đã có 9 người chết, ở Italy tổn thất 107 người. Việt Nam đã
làm thế nào để tự bảo vệ mình trước bệnh dịch?
Thành tích của các thầy thuốc
Y học Việt Nam, cả đông y và tây y, đều đạt chất lượng khá cao theo mọi tiêu chuẩn
quốc tế. Chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik cho biết: “Chính bản thân tơi và
các thành viên gia đình tơi đã tin chắc về điều này khi chúng tôi sống ở Việt Nam suốt mấy
năm”.
Trình độ chất lượng y học như vậy đã được khẳng định một lần nữa qua hiện thực
cuộc chiến của các thầy thuốc Việt Nam chống lại virus SARS-CoV-2. Các chuyên gia
khoa học y tế đã vạch ra được phương pháp chẩn đoán và phác đồ điều trị hiệu quả. Viện
Vệ sinh-Dịch tễ học Quốc gia tại Hà Nội đã nuôi cấy và phân lập thành công các chủng
virus corona mới trong điều kiện phịng thí nghiệm. Điều đó cho phép phát triển bộ Kit
phát hiện nhanh loại virus tử thần này.

Trong nước đã tạo lập mạng lưới phịng thí nghiệm để thử nghiệm vaccine chống
virus. Tất cả những động thái đó đã cho kết quả tích cực. Thành tích đấu tranh và thắng lợi
bước đầu chống dịch COVID-19 cũng khơng thể khơng tính đến sự đóng góp về chun
mơn của y, bác sĩ, hộ lý, những người đã không rời chỗ làm việc suốt trong nhiều ngày
đêm, mạo hiểm sức khỏe và tính mạng của chính họ, chấp nhận xả thân vì đồng bào khơng
may mắc bệnh và để ngăn chặn bệnh dịch lây lan ra cộng đồng.
Vai trò của Chính phủ
Trong trường hợp dịch bệnh như vậy, phẩm chất nghề nghiệp nổi bật của các bác sĩ
không thể giải quyết vấn đề ở tầm vĩ mô, mà cần có bàn tay chèo lái vững chắc của cơ cấu
Nhà nước.
Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phịng chống dịch bệnh viêm đường
hơ hấp cấp do virus SARS-CoV-2 (COVID-19) gây ra. Thủ tướng đã chỉ thị cho các Bộ và
các cấp chính quyền địa phương chiến đấu với virus theo tinh thần “chống dịch như chống
giặc”. Việc quan trọng là đảm bảo an toàn vệ sinh dịch tễ cho những người tới lãnh thổ
Việt Nam từ các nước châu Á đang là tâm dịch và virus đang hoành hành, cụ thể là từ
Trung Quốc và Hàn Quốc.
6


Các nhà ngoại giao Việt Nam đã thoả thuận với phía Trung Quốc để các cơng dân
Việt Nam từ nước láng giềng trở về nhà chỉ qua một số trạm kiểm sốt quốc tế ấn định. Tại
những trạm này có các thiết bị dụng cụ để đo thân nhiệt từ xa, người về được cách ly trong
doanh trại quân đội bằng kinh phí Nhà nước. Với Hàn Quốc, Việt Nam đã áp dụng những
biện pháp như sau: tạm ngưng chế độ miễn thị thực với công dân Hàn Quốc nhập cảnh
Việt Nam, bằng cách đó thiết lập hệ thống kiểm sốt tình trạng sức khỏe của những người
từ đất nước đang có dịch này sang Việt Nam, đồng thời triển khai áp dụng cách ly y tế với
tất cả những người bay từ Hàn Quốc về, hoặc từng ở Hàn Quốc trong vòng 14 ngày và bay
từ nơi khác về Việt Nam.
Mới đây nhất, biện pháp tạm ngưng miễn visa nhập cảnh cũng được áp dụng với
các du khách Italy, quốc gia đang bị dịch COVID-19 hoành hành nặng nhất ở châu Âu.

Rất nhiều công việc to lớn đã được các nhà ngoại giao Việt Nam triển khai thực
hiện. Ngày 20/2, cuộc họp đặc biệt của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc
về vấn đề COVID-19 đã diễn ra tại thủ đô Viêng Chăn của Lào. Hội nghị đã thông qua
Tuyên bố chung về hợp tác đấu tranh chống virus SARS-CoV-2. Trong khuôn khổ thỏa
thuận, các bên đang tiến hành công tác ngăn chặn bệnh dịch lây lan.
Để kịp thời chăm lo cho các cơng dân của mình đang ở Hàn Quốc và Nhật Bản,
Chính phủ Việt Nam đã tở chức đường dây nóng liên lạc với các nước này, tạo điều kiện
hỗ trợ đồng bào về tinh thần cũng như đề xuất ý kiến về cách thức có thể ngăn chặn sự
phát triển dịch bệnh.
Cơ quan lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam kêu gọi đồng bào đang ở nước ngoài
báo cáo kịp thời những trường hợp người Việt mắc bệnh.
Không mất cảnh giác
Trong gần 20 ngày qua, ở Việt Nam không ghi nhận những trường hợp mới nhiễm
virus SARS-CoV-2. Thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19 là xuất
sắc rõ ràng và được cộng đồng quốc tế hoan nghênh. Mới đây, Trung tâm về kiểm sốt và
phịng ngừa dịch bệnh của Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến lây lan
virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam khơng giảm nhẹ sự chú ý theo dõi vấn đề này. Phát
biểu tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, ngày 2/3, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh lập trường kiên định của ban lãnh đạo Việt Nam về
bảo vệ an toàn sức khỏe cho nhân dân Việt Nam và người nước ngồi trên lãnh thở Việt
Nam. Điểm qua kết quả đấu tranh chống dịch bệnh trong nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc nhận định: “Chúng ta không được dừng lại ở đó. Cần ngăn chặn tất cả các hình
thức kỳ thị phân biệt đối xử, nhưng đồng thời vẫn phải cách ly tất cả những ai đến từ vùng
dịch để bảo vệ sức khỏe của công dân. Chúng ta có thể hy sinh lợi ích kinh tế vì sức khỏe
của người dân và cho cộng đồng quốc tế biết rằng Việt Nam vẫn là đất nước an toàn ngay
cả trong bối cảnh dịch bệnh lây lan trên khắp thế giới”.

7



Hàn Quốc cử 3 đội phản ứng nhanh đến Việt Nam giúp công dân bị cách
ly
TTXVN (Seoul) - Ngày 5/3, Hàn Quốc đã cử 3 đội "phản ứng nhanh" đến Việt
Nam để giúp 276 công dân nước này bị cách ly.
Hãng tin Yonhap dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, khi đến nơi, các đội
này sẽ hỗ trợ lãnh sự cho các công dân phải cách ly tại các cơ sở quân sự, cơ sở chăm sóc
sức khỏe hoặc khách sạn. Việt Nam hiện đang cách ly những người đến từ Hàn Quốc, một
sự thay đởi từ chính sách ban đầu là không cho nhập cảnh những người từ 2 tâm dịch
Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang hoặc đi qua 2 địa phương này trong vòng 2 tuần trước khi
tới Việt Nam.
Kyun Jong-ho, Trưởng đội phản ứng nhanh, phát biểu với các phóng viên tại sân
bay quốc tế Incheon: "Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để giúp các công dân Hàn Quốc phải
cách ly nếu họ muốn quay trở lại Hàn Quốc hoặc gặp bất kỳ khó khăn nào. Điều quan
trọng nhất vào thời điểm này là cung cấp các nhu yếu phẩm mà những người trong các cơ
sở kiểm dịch này cần. Chúng tôi sẽ giúp họ nhanh chóng ra khỏi các cơ sở kiểm dịch và
đảm bảo rằng những người phải ở lại sẽ không gặp bất kỳ khó khăn nào.”
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha đã có mặt tại sân bay để động viên các
thành viên trong các đội này. Bà nói: "Tơi tin rằng sự phối hợp chặt chẽ của các đội này
với các cơ quan ngoại giao của chúng tôi ở Việt Nam có thể giúp giải quyết những khó
khăn mà các cơng dân Hàn Quốc gặp phải ở Việt Nam".
*Người Việt ở Hàn Quốc trong mùa dịch COVID-19
Theo đài RFI, Daegu, thành phố lớn thứ tư của Hàn Quốc có hơn 2,5 triệu dân,
bỗng trở thành tâm dịch COVID-19. Trong những ngày gần đây, số ca nhiễm mới hàng
ngày tại Daegu còn cao hơn cả tại tâm dịch Vũ Hán của Trung Quốc.
Có khoảng 200.000 người Việt Nam sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc,
trong đó có 8.285 người sống tại thành phố Daegu. Đợt dịch này khiến rất nhiều người đặt
câu hỏi: Ở lại Hàn Quốc hay về Việt Nam“tránh dịch”?
Anh Trần Công, nghiên cứu sinh tại Đại học Khoa học Quốc gia Hàn Quốc ở Seoul,
giải thích: “Cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc sẽ được chia ra làm nhiều nhóm, như

nhóm cơ dâu người Việt, hầu như họ xác định rằng họ cưới chồng thì họ theo chồng. Và
những người đã có quốc tịch rồi thì chắc chắn họ sẽ ở lại để chung lưng đấu cật với người
Hàn Quốc.
Đối với nhóm xuất khẩu lao động sang đây, thì lại chia thành hai nhóm. Thứ nhất
là nhóm lao động bình thường, đi sang đây theo visa E7 hoặc visa E9 thì chắc chắn họ sẽ
ở lại. Cịn nhóm lao động bất hợp pháp, một số người lao động bất hợp pháp lâu năm
muốn về đợt này, bởi vì về đợt này sẽ rất là dễ. Cịn nhóm bất hợp pháp mới ở lại chưa
được lâu năm, chắc chắn họ sẽ ở lại Hàn Quốc để lao động và kiếm thêm tiền cho tới khi
nào đủ tiền trả nợ thì họ mới về.
Về sinh viên, có hai nhóm: Nhóm sinh viên học tiếng được bố mẹ cho sang đây và
họ đóng tiền để đi học, cho nên tâm lý của nhóm này bất ổn hơn các nhóm khác. Và có
8


một số bạn đã về rồi, còn một số bạn chưa về bởi vì nhóm này, sau khi về thì các bạn sẽ bị
hủy visa. Nếu họ muốn quay trở lại học tiếng thì phải làm lại visa B4 từ đầu.
Trong nhóm đại học, cao học và tiến sĩ, có sinh viên được học bổng và có sinh viên
đi làm thêm để trang trải cuộc sống, hầu như chắc chắn họ sẽ ở lại bởi vì họ cịn có cơng
việc ở bên này và các dự án của giáo sư vẫn cịn đang dang dở, cho nên có lẽ những sinh
viên đang học cao học và tiến sĩ sẽ không trở về”.
Nhưng chính ý định về Việt Nam“tránh dịch” lại trở thành chủ đề gây tranh cãi trên
mạng xã hội. Một số người tại Việt Nam tỏ ra lo sợ trước“khả năng lây nhiễm” rất cao từ
kiều bào trở về từ Hàn Quốc nên“nhắn nhủ”: “Nếu các bạn suy nghĩ cho đất nước thì nên
ở lại Hàn Quốc”. Họ sợ Việt Nam vỡ trận.
Dịch COVID-19 lây lan ở Hàn Quốc cũng khiến thông tin sai lệch lan truyền với
tốc độ nhanh, gây hoang mang trong cộng đồng. Rất nhiều người dân Hàn Quốc không
chấp nhận bị coi là“ổ dịch” lớn thứ hai, sau Vũ Hán (Trung Quốc). Ngay cả trang thông tin
về dịch COVID-19 của Hàn Quốc cũng được đặt tên là wuhanvirus.kr, chỉ đích danh
nguồn gốc xuất phát của virus corona là từ Vũ Hán.
Trang thông tin Hàn Quốc, có rất đơng độc giả, đưa ra nhận định: Dù bạn chọn cách

ở lại Hàn Quốc hay về Việt Nam, chúng ta vẫn phải có nghĩa vụ làm trịn trách nhiệm thể
hiện ý thức của một cơng dân vì cộng đồng.
Riêng với Trần Công, anh sẽ ở lại: “Tôi nghĩ là mình sẽ ở lại Hàn Quốc, ở lại cùng
với những người Hàn Quốc, để sau này mình cũng khơng phải hổ thẹn khi mà nhận tấm
bằng, hay là không phải hổ thẹn khi mà mình quyết định định cư ở Hàn Quốc, hoặc suy
nghĩ đến tương lai ở Hàn Quốc”.

Việt Nam là nước nhạy cảm nhất với các cú sốc nguồn cung từ Trung Quốc
TTXVN (Singapore) - Báo Business Times ngày 4/3 dẫn báo cáo của Ngân hàng
Deutsche mới công bố cho biết, trong các nền kinh tế châu Á, nền kinh tế Việt Nam dễ bị
tổn thương nhất trước các cú sốc về nguồn cung từ Trung Quốc, trong khi đó, Singapore là
nền kinh tế ít bị tởn thương nhất.
Điều này cho thấy nếu như Việt Nam không thể giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc
đối với hàng hóa bán thành phẩm, thì Việt Nam khó có thể được coi là lựa chọn thay thế
cho Trung Quốc, mặc dù đó có thể là trường hợp đối với một số ngành như điện tử.
Báo cáo của Deutsche Bank cũng cho rằng, trái ngược với quan điểm rộng rãi rằng
châu Á phụ thuộc vào Trung Quốc về hàng hóa trung gian trong ngành điện tử, thực tế sự
phụ thuộc và nguy cơ dễ tởn thương khơng lớn. Thay vào đó, sự dễ tổn thương của châu Á
đối với chuỗi cung ứng điện tử ở Trung Quốc chính là hàng tiêu dùng thành phẩm.
Trong nghiên cứu của mình, Deutsche Bank đã xây dựng một cơ sở dữ liệu thương
mại về hàng hóa riêng lẻ có sự phụ thuộc vào sản xuất tại Trung Quốc, trên cơ sở đó đánh
giá rủi ro đối với các nền kinh tế nhập khẩu dựa trên tỷ trọng "Hàng hố Trung Quốc thiết
yếu" (CCG) trong tởng nhập khẩu. CCG được áp khi nhập khẩu mặt hàng này từ Trung
Quốc chiếm từ 2/3 trở lên tổng nhập khẩu. 10 nền kinh tế châu Á đã được đánh giá về tính
9


dễ bị tổn thương đối với sự gián đoạn cung cấp ở Trung Quốc, trong đó có 6 nền kinh tế
ASEAN gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Trong các nền kinh tế được nghiên cứu, Việt Nam là nước dễ bị tởn thương nhất với

hàng hóa thiết yếu của Trung Quốc, chiếm 15,1% tổng kim ngạch nhập khẩu. Ở cấp độ sản
phẩm, nhập khẩu dệt may bán thành phẩm dễ bị tổn thương nhất, với gần một nửa đến từ
Trung Quốc. Tuy nhiên, nguy cơ tổn thương của Việt Nam đối với sự gián đoạn nguồn
cung các thiết bị điện tử và linh kiện là thấp, với tỷ lệ CCG là 1%, vì hầu hết các linh kiện
như vậy đến từ Hàn Quốc.
Thái Lan là nước dễ bị tổn thương thứ hai, với tỷ lệ nhập khẩu CCG chiếm 11%
tổng lượng nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng giống như Việt Nam, nguy cơ tổn thương của Thái
Lan đối với thiết bị điện tử thấp, với tỷ trọng CCG ở mức 1%. Indonesia có tỷ lệ nhập
khẩu CCG chiếm 8% tổng nhập khẩu, nhưng gián đoạn đối với sản xuất trong nước có khả
năng thấp hơn đáng kể, do các nhập khẩu thành phẩm chiếm trong tỷ trọng nhập CCG.
Các mặt hàng tiêu dùng như đồ điện tử và đồ gia dụng chiếm hơn 2/5 tỷ trọng nhập CCG
của Indonesia.
Philippines đứng thứ sáu, sau Ấn Độ và Sri Lanka, với tỷ lệ CCG là 7%. Nguy cơ
tổn thương cao nhất của ngành sản xuất Philippines đến từ sản xuất dệt may bán thành
phẩm. Ngành sản xuất thép cũng chịu tác động đáng kể, với sự gián đoạn nguồn cung thép
cho Trung Quốc có khả năng tác động đến các dự án cơ sở hạ tầng ở Philippines. Cuối
cùng, Malaysia và Singapore là hai nền kinh tế ít gặp rủi ro nhất từ bất ổn nguồn cung tại
Trung Quốc, với tỷ trọng CCG lần lượt là 3,5% và 2,6%.

Công ty Việt Nam hoàn thành thỏa thuận mua 3 trang trại gia súc trị giá
86 triệu USD ở Australia
TTXVN (Sydney) - Đài ABC (Australia) ngày 5/3 đưa tin Công ty Nông nghiệp
sạch và Du lịch quốc tế (CAIT), công ty con của Tập đoàn TH của Việt Nam đã thực hiện
thỏa thuận mua 3 trại chăn nuôi gia súc ở Australia, sau hơn 12 tháng kể từ khi ký kết hợp
đồng.
Ba trang trại trên bao gồm hai trang trại Auvergne và Newry ở Bắc Australia, và
trang trại Argyle Downs ở Tây Australia, có tởng diện tích 1.106.300 ha và 60.000 đầu gia
súc, trị giá 130 triệu AUD (khoảng 86 triệu USD) khi hợp đồng được công bố vào tháng
1/2019 giữa CAIT và Công ty Consolidated Pastoral (CPC), chủ sở hữu ba trang trại trên.
Sau khi nhận được sự chấp thuận của cả Ủy ban đánh giá đầu tư nước ngoài

Australia và chính phủ Việt Nam, thỏa thuận trên là một trong những giao dịch đất đai lớn
nhất ở Australia trong thời gian gần đây, vừa được hoàn thành vào cuối tháng 1, với việc
chuyển giao hầu hết lực lượng lao động của CPC sang cho CAIT.
Theo ABC, CAIT được kiểm soát bởi tập đồn TH - một cơng ty nơng nghiệp Việt
Nam sở hữu khoảng 45.000 con bò sữa, sản xuất khoảng 40% sữa tươi của Việt Nam.

10


Tập đồn TH đã nhanh chóng mở rộng trong vài năm qua, đầu tư mạnh vào máy
móc sữa cơng nghệ cao và năm 2018 đã rót 630 triệu USD vào một nhà máy chế biến sữa
ở Nga.
Chủ tịch của Tập đồn TH, bà Thái Hương, từng được tạp chí Forbes bình chọn là
một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
ABC trích lời của Tiến sĩ Steve Petty, giám đốc CAIT và đại diện của công ty tại
Australia, cho biết công ty xác định việc mua các tài sản của CPC là cơ hội để mở rộng
sang lĩnh vực nơng nghiệp và du lịch ở nước ngồi, và nhìn thấy tiềm năng ở Bắc
Australia.
Tiến sĩ Petty nói, trong khi cơng ty có kế hoạch phát triển trồng các loại cây như lúa
miến (sorghum) làm thức ăn gia súc và trồng bơng, trọng tâm chính sẽ là củng cố và phát
triển kinh doanh gia súc, nhất là ở trang trại Auvergne, nơi có rất nhiều tiềm năng. Mục
tiêu xa hơn trong thời gian từ 3 đến 5 năm sẽ là phát triển các hoạt động liên quan đến du
lịch.
Cũng theo Tiến sĩ Petty, chính quyền Lãnh thở Bắc Australia cho đến nay rất ủng hộ
sự phát triển trong các lĩnh vực trên nhưng cũng rất quan tâm đến việc tuân thủ pháp luật,
các tác động môi trường và cũng như những tác động khác của các hoạt động phát triển.

Indonesia bắt giữ 5 tàu cá nước ngoài và 68 thuyền viên Việt Nam
TTXVN (Jakarta) - Ngày 4/3, Tổng cục Giám sát Tài nguyên Hàng hải thuộc Bộ
Hàng hải và Thủy sản Indonesia thông báo lực lượng chức năng nước này đã bắt giữ 5 tàu

cá nước ngoài và 68 thuyền viên Việt Nam do đánh bắt cá bất hợp pháp ở vùng biển Bắc
Natuna thuộc quần đảo Riau của Indonesia.
Theo danh sách các tàu bị bắt giữ mà Tổng cục Giám sát Tài nguyên Hàng hải
Indonesia công bố, 5 tàu nước ngồi gồm các tàu có ký hiệu là KG 94376 TS, PAF 4837,
KG 94654 TS, PAF 4696 và KG 95786 TS. Tất cả số tàu đang bị giam giữ này đều sử
dụng lưới kéo mắt nhỏ mà Indonesia cấm sử dụng. Bộ trưởng Hàng hải và Thủy sản
Indonesia, ông Edhy Brabowo nói: "5 tàu cá trên bị Indonesia bắt giữ hôm 1/3 trong khu
vực quản lý của bộ này tại vùng biển Bắc Natuna. Những tàu cá trái phép này đã cố tình
giả dạng là tàu cá của Malaysia. Họ không treo bất kỳ quốc kỳ nào trên tàu mà sử dụng mã
C2 trên thân tàu, mã của tàu cá Malaysia hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Tuy nhiên, lực lượng chức năng Indonesia có đủ cơ sở để chứng minh tất cả không phải là
tàu cá của Malaysia. 68 thuyền viên trên các tàu được xác định là người Việt Nam".
Cũng theo ông Brabowo, 5 tàu cá nước ngoài trên lần đầu tiên được phát hiện bởi
các tàu giám sát của Indonesia tại EEZ của Indonesia, phía Tây Nam đảo Tarempa, giáp
ranh với vùng chồng lấn giữa Indonesia và Malaysia. Những tàu này đã cố gắng tận dụng
thỏa thuận giữa Indonesia và Malaysia về việc chỉ trục xuất các tàu hoạt động trong vùng
chồng lấn giữa hai nước để tiến hành các hoạt động đánh bắt cá trái phép.

II.VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
11


Đảo Thị Tứ - chìa khóa cho tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông
TTXVN (japantimes.co.jp) – Trang Japan Times của Nhật Bản ngày 3/3 đăng bài
cho rằng Đảo Thị Tứ (hiện do Philippines kiểm soát với tên gọi Pagasa) đã trở thành mục
tiêu khao khát trong tranh chấp địa chính trị ngày càng gay gắt giữa Philippines, Trung
Quốc, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam. Cách hành xử thất thường gần đây của
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang khiến Đảo Thị Tứ và cư dân sinh sống ở đây
ngày càng dễ bị tổn thương trước những tham vọng lớn của Trung Quốc đối với tồn bộ
Biển Đơng.

Theo bài viết, Đảo Thị Tứ lớn thứ hai trong chuỗi các rạn san hô, bãi cạn và đảo san
hô thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Đây là một bãi đá rộng 37 ha ngập nắng, rải
rác cây bụi và các boongke quân sự bỏ hoang từ lâu. Đảo này cách Palawan, hịn đảo lớn
nhất ở phía Tây Philippines, 390 km và có 3 thứ mà đa số các thực thể khác ở Trường Sa
thiếu: nước ngọt, cư dân sinh sống quanh năm (khoảng 200 người) và một sân bay bê-tông
đổ nát dài khoảng 1.120 mét.
Năm 2014, Trung Quốc bắt đầu triển khai dự án cải tạo Đá Subi, chỉ cách Đảo Thị
Tứ 25 km về phía Nam, trong nỗ lực khẳng định chủ quyền đối với “đường 9 đoạn” mà
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Hoạt động cải tạo Đá Subi tương tự một loạt cơng trình
khác của Trung Quốc ở Biển Đơng.
Kể từ đó, Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng ở Trường Sa. Ba năm trước,
những bức ảnh vệ tinh do nghị sĩ Philippines Gary Alejano công bố cho thấy một đội tàu
gồm 5 tàu cá Trung Quốc, tàu bảo vệ bờ biển và tàu khu trục của Hải quân Quân đội Giải
phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) xuất hiện trong vòng 5 hải lý quanh Đảo Thị Tứ.
Tình hình nóng lên vào cuối năm 2018, khi Philippines xây dựng một đoạn đường
dốc để tiếp nhận máy móc phục vụ việc sửa chữa sân bay trên Đảo Thị Tứ. Gần như lập
tức, khoảng 100 tàu bảo vệ bờ biển và tàu đánh cá của Trung Quốc bao vây đảo.
Tháng 7/2019, chính phủ phản đối về mặt ngoại giao sau khi Cố vấn an ninh quốc
gia Philippines Hermogenes Esperon Jr. tiết lộ 113 tàu đánh cá của Trung Quốc một lần
nữa phong tỏa bờ biển Đảo Thị Tứ.
Cuối tháng 2/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết
các tàu Trung Quốc vẫn hiện diện quanh đảo.
Sự hiện diện của Trung Quốc có hợp pháp hay khơng? Có thể coi là hợp pháp nếu
Bắc Kinh lập luận rằng các tàu này hoạt động trong vùng lãnh hải chồng lấn giữa Đá Subi
và Đảo Thị Tứ.
Tuy nhiên, thực chất đây là một phần trong tính tốn của Trung Quốc nhằm đe dọa
Philippines, ép Manila phải quen với các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh ở những khu vực
họ xây dựng đảo nhân tạo.
Công cụ cho mưu đồ này của Bắc Kinh là các tàu đánh cá khiêm tốn, song lại là
mũi nhọn cho cuộc “phiêu lưu” của quân đội Trung Quốc.

12


Năm 2016, Philippines giành được thắng lợi quan trọng khi tòa trọng tài tại La
Haye ra phán quyết bác bỏ quyền lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm “đường 9
đoạn”.
Đáng tiếc, phán quyết lẽ ra là đòn giáng mạnh vào tham vọng bành trướng của Bắc
Kinh, hóa ra lại chẳng thấm tháp gì.
Trong khi Trung Quốc được dự đốn sẽ phớt lờ phán quyết của tịa, chính phủ của
Tổng thống Duterte không hề quyết tâm tận dụng lợi thế pháp lý của mình.
Mùa Thu năm 2019, Duterte gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để thảo luận
về vấn đề này. Tuy nhiên, cuộc gặp bị chế giễu là “sàn diễn chính trị”, được sắp đặt trước
để giữ thể diện cho nhà lãnh đạo Philippines.
Động cơ của Duterte khá rõ ràng, và ở một mức độ nào đó, có thể hiểu được: Ơng
đang tìm kiếm các khoản đầu tư và thương mại của Trung Quốc để nâng đỡ nền kinh tế đất
nước. Mặc dù đã thiết lập quan hệ dân túy cá nhân với Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhà
lãnh đạo Philippines không thể đặt cược vào mối quan hệ với Mỹ trong bối cảnh
Washington ngày càng trở nên thiếu tin cậy với tư cách là đồng minh quân sự.
Một số nhà quan sát khẳng định Duterte đang “dùng dằng” giữa Mỹ và Trung
Quốc. Tuy nhiên, Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á
(AMTI) tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS-Mỹ), cho rằng nên tin vào
lời Duterte. Ông Poling nói: “Duterte từng nhiều lần tun bố ơng muốn chấm dứt liên
minh Mỹ-Philippines để quay sang liên kết với Trung Quốc, và ông sẵn sàng nhắm mắt
làm ngơ trước hành vi xâm lược của Bắc Kinh ở Biển Đông để biến điều đó thành hiện
thực”.
Vì vậy, có lẽ khơng có gì đáng ngạc nhiên khi tháng 2 vừa qua, Duterte tuyên bố sẽ
hủy bỏ Thỏa thuận Lực lượng Thăm viếng với Mỹ. May mắn là nhiệm kỳ tổng thống của
Duterte chỉ có 6 năm và Philippines có thể sẽ có một nhà lãnh đạo mới cứng rắn hơn trong
vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Tuy nhiên, hiện tại, Trung Quốc khá tự do và quan ngại trước mắt là các lực lượng

của họ sẽ đổ bộ và xây dựng cơ sở trên một trong những đảo ở Trường Sa mà Manila
tuyên bố chủ quyền.
Khi đó, Trung Quốc sẽ tái diễn những hành động như vụ việc ở Bãi cạn
Scarborough năm 2012.
Rõ ràng, cho dù các nước láng giềng Đông Nam Á có giành thêm bao nhiêu chiến
thắng pháp lý đi nữa, Trung Quốc sẽ chỉ cần “nhún vai” và tiếp tục đẩy mạnh tuyên bố chủ
quyền đối với “đường 9 đoạn”. Mục tiêu thiết thực cho Mỹ và các đồng minh là xây dựng
một “bức tường” chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc - cả về quân sự, kinh tế và ngoại
giao.
Các quốc gia nhỏ hơn ở châu Á sẽ phải quen với một bá chủ mới và Washington sẽ
phải cho phép họ có “khơng gian” tự do hơn. Tuy nhiên, Duterte đang dựng lên một hình
mẫu “khủng khiếp” khi làm ngơ với tham vọng hàng hải của Trung Quốc. Và chính những
người dân trên Đảo Thị Tứ là nạn nhân tiếp theo của chính sách này.
13


III.

CÁC VẤN ĐỀ QUỐC TẾ
ĐƠNG NAM Á

Những gì có thể diễn ra tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ?
TTXVN (Bangkok) – Trong bài bình luận đăng trên tờ Bangkok Post ngày 4/3,
nhà báo chuyên về các vấn đề khu vực Kavi Chongkittavorn nhận định các quan chức
ASEAN đang chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN-US vào ngày 14/3 đã
rất nhẹ nhõm khi Nhà Trắng thông báo hôm 28/2 rằng điểm hẹn Las Vegas sẽ bị hoãn lại
do những lo ngại về dịch COVID-19.
Thật vậy, với việc chỉ còn chính xác hai tuần nữa trước khi diễn ra sự kiện, phía
ASEAN vẫn đang tự hỏi "những cột mốc phải có" của hội nghị thượng đỉnh này sẽ là như
thế nào.

Rốt cuộc, bản dự thảo tuyên bố chung, tài liệu kết quả quan trọng nhất, giữa Mỹ và
ASEAN dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối hội nghị vẫn chưa được đưa ra để bình luận. Và
đánh giá theo chương trình nghị sự dự kiến vào ngày 14/3, có vẻ như Tởng thống Donald
Trump đã đặt cược vào một trị chơi đàm phán mang tính giao dịch với tất cả các thành
viên riêng lẻ thay vì coi ASEAN là một nhóm 10 nước. Ngồi bữa tối làm việc trong hai
giờ, hầu hết thời gian ban ngày sẽ được dành cho các cuộc họp song phương với từng nhà
lãnh đạo ASEAN.
Cuối tháng trước, Malaysia xác nhận rằng người đứng đầu nước này sẽ không tham
dự hội nghị thượng đỉnh và thay vào đó chỉ định một quan chức cấp thấp ở cấp thư ký
thường trực tham gia. Đó là trước khi có cuộc khủng hoảng chính trị về việc ai sẽ là thủ
tướng tiếp theo của Malaysia. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng vắng mặt ở
Las Vegas do tranh cãi với Mỹ về những hạn chế visa, vi phạm nhân quyền và đàn áp ma
túy, chưa kể đến việc hiệp ước an ninh bị bãi bỏ gần đây.
Trở lại tháng 11/2019 trong thời gian Thái Lan làm Chủ tịch ASEAN, hai thành
viên ASEAN này đã phản ứng mạnh mẽ, kêu gọi tẩy chay sau khi Nhà Trắng quyết định
cử một thành viên cấp thấp và không thuộc nội các, Cố vấn An ninh Quốc gia Robert
O'Brien, đại diện cho ông Trump tại Hội nghị cấp cao và các hội nghị liên quan của
ASEAN.
Hơn cả những gì mà các quan chức Mỹ muốn thừa nhận, các mối quan hệ ASEANMỹ đã đạt cực điểm dưới thời chính quyền Obama, điều được chuyển hóa thành một văn
kiện 17 điểm, được gọi là Tuyên bố Sunnylands. Văn kiện này hoàn toàn bao trùm toàn bộ
gam màu của mối quan hệ đối tác 43 năm bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 1977.
Trong nỗ lực nhằm vượt qua văn kiện năm 2016 hiện đang cịn hiệu lực, các trợ lý
thân cận của ơng Trump dường như đã quyết định thực hiện một loạt các thỏa thuận với
từng thành viên ASEAN dựa trên những điểm mạnh và điểm yếu. Điều này có thể hiệu
14


quả, nhưng cũng tương tự, có thể khơng. Một nhà ngoại giao ASEAN thậm chí đã mơ tả
hội nghị thượng đỉnh bị trì hỗn là phiên "chia và thưởng".
Dưới thời ông Trump, mọi con số thương mại với nước ngoài phải được chuyển

thành số lượng việc làm cho người Mỹ. Vì vậy, theo lẽ thơng thường, xuất khẩu của Mỹ
sang các nước Mekong đã tạo ra hơn 1,4 triệu việc làm của Mỹ kể từ năm 1999. Tất cả các
nước ASEAN xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nơi tiêu dùng lớn nhất của họ. Ông Trump
biết rằng cách tốt nhất để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới là cho
các cử tri Mỹ thấy rằng những người bạn và đồng minh có thặng dư thương mại lành mạnh
cần phải trả thêm và làm nhiều hơn để đóng góp cho chính sách Nước Mỹ trên hết.
Khơng phải ngẫu nhiên mà Las Vegas sẽ vẫn là địa điểm tổ chức hội nghị thượng
đỉnh nếu thực sự diễn ra. Tiểu bang này được coi là một chiến trường lớn trong cuộc bầu
cử tổng thống tháng 11 tới.
Song song với hội nghị đặc biệt ASEAN-Mỹ, nước chủ nhà đang lên kế hoạch về
một hội nghị thượng đỉnh cho Sáng kiến hạ nguồn sơng Mekong (LMI) do chính quyền
Obama khởi xướng vào năm 2009. Các trợ lý hàng đầu của ông Trump đã quyết định vượt
qua dự án hiện tại dưới thời người tiền nhiệm mà ông căm ghét nhiều bằng cách nâng cấp
lên mức độ thượng đỉnh.
Khơng nghi ngờ gì nữa, những nỗ lực làm nổi bật tầm quan trọng của tiểu vùng
sông Mekong và ý nghĩa tương lai của vùng này đối với khu vực rộng lớn hơn giữa Mỹ và
các quốc gia ven sông vùng hạ Mekong đã được cân nhắc để tạo ra một "chỗ thích hợp" tại
Las Vegas. LMI được cho là sẽ giúp các quốc gia ven sơng này đối phó với các thách thức
về an ninh nước, thủy điện thông minh, năng lượng và quy hoạch cơ sở hạ tầng, nhưng
trên thực tế mới chứng kiến một vài thành tựu.
Washington thường ca ngợi những thành tựu của mình trong vùng Mekong và dân
chúng sinh sống ở đó, như là mang lại sự tiếp cận nước sạch cho 340.000 người và cải
thiện vệ sinh cho 27.000 người nữa, cũng như nâng cao tiêu chuẩn tiếng Anh kỹ thuật cho
gần 4.000 quan chức, giáo viên và học sinh từ khu vực Mekong. Các chương trình khác
như Sáng kiến dữ liệu nước Mekong, Đối tác cơ sở hạ tầng bền vững và Chương trình đào
tạo cơ sở hạ tầng chất lượng LMI và Chương trình nhà khoa học trẻ LMI đã khơng hồn
thành mục tiêu.
Tại Las Vegas, ông Trump được cho là sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến
phụ thuộc nợ, xây dựng đập và quản trị. Hơn nữa, Mỹ cũng sẽ cố gắng tăng cường hơn
nữa hợp tác với "Những người người bạn hạ nguồn sông Mekong", bao gồm Australia,

Liên minh châu Âu, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc cùng với Ngân hàng Thế giới
và Ngân hàng Phát triển châu Á.
Việc mở rộng sự can dự của Mỹ vào khu vực Mekong bây giờ sẽ bao gồm thúc đẩy
cơ sở hạ tầng, năng lượng và kinh tế số. Mặc dù chính quyền Trump đã thông báo cho các
nhà lãnh đạo ASEAN rằng Quốc hội Mỹ sẽ cung cấp khoảng 45 triệu USD cho các dự án
phát triển, nhưng thực tế, kết quả rõ ràng, đặc biệt là tài trợ, khơng thể nhìn thấy. Ngược
lại, Quỹ Mekong dưới sự hợp tác của cơ chế Lan Thương-Mekong (LMC) đã cung cấp
15


một khoản tài trợ lớn để thúc đẩy sự phát triển trong khu vực Mekong. Chẳng hạn, kể từ
năm 2016, chỉ riêng Campuchia đã chiếm 35 dự án trị giá hơn 10 triệu USD để thúc đẩy
nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin và truyền thông, tài nguyên nước và trao đổi
giữa người dân với người dân.
Thật sự, rất nhiều chương trình tốt dưới thời chính quyền Obama có thể được tăng
cường hơn nữa dưới thời ông Trump. Rõ ràng các quan chức Mỹ làm việc cho ông Trump
muốn tạo ra những câu chuyện mới về quan hệ ASEAN-Mỹ mà không tham chiếu đến thời
kỳ Obama và di sản của ơng này. Điều này là khơng thể vì ơng Trump chưa bao giờ đưa ra
bất kỳ cam kết nào có lợi cho tồn bộ ASEAN. Vào lúc này, chỉ cịn 236 ngày trước khi
nhiệm kỳ tởng thống kết thúc, ông vẫn chưa có cuộc gặp có ý nghĩa nào với ASEAN 10.
Thế nhưng, ông lại muốn tạo sự khác biệt trong ASEAN dưới sự canh chừng của mình.
Khi các bộ trưởng ngoại giao ASEAN gặp nhau tại một hội nghị hẹp vào giữa tháng
1/2020 tại Nha Trang, ASEAN không chắc chắn sẽ có hội nghị thượng đỉnh theo kế hoạch
mà ơng Trump đề xuất ra khi mà phiên tịa luận tội đang diễn ra, chưa kể đến mối đe dọa
tồn cầu của COVID-19. Rõ ràng, ơng Trump muốn tập hợp ASEAN bằng cách sử dụng
phong cách ngoại giao cá nhân của mình, tập trung vào chủ nghĩa song phương hơn là chủ
nghĩa đa phương. Các quan chức cấp cao của ASEAN đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo của
họ hãy đồn kết và khơng để Tởng thống Mỹ chia rẽ ASEAN.
Nếu hội nghị thượng đỉnh Las Vegas diễn ra theo kế hoạch, hội nghị này chắc chắn
sẽ quốc tế hóa chính trị, an ninh và kinh tế của khu vực sông Mekong theo cách mà trước

đây chưa từng thấy. Vào năm 2010 tại Hà Nội, tranh chấp Biển Đông đã nhận được những
dịng tít quốc tế và nởi lên mức chú ý tồn cầu chưa từng có kể từ khi Washington đưa ra
quan điểm của mình. Theo cách tương tự, Mỹ sẽ cố gắng kéo đúng “cị súng” đó để biến
đổi tiểu vùng sông Mekong thành một chiến trường cạnh tranh chiến lược mới cho Mỹ và
bạn bè của họ về LMC ngày càng mở rộng và các mạng lưới rộng lớn của sáng kiến này.
CHDCND TRIỀU TIÊN

Kim Jong-un và mối đe dọa vơ hình
TTXVN (Le Figaro, RFI) - Tại Triều Tiên, chế độ khép kín khẳng định khơng có ai
bị nhiễm bệnh nhưng báo đảng Rodong Sinmun nhìn nhận khoảng “7.000 người có triệu
chứng đáng ngờ đang được theo dõi”. Tờ Le Figaro phân tích vì sao nhà độc tài Kim
Jong-un lo sợ.
Mũ nỉ, mặt đằng đằng sát khí, Kim Jong-un là người duy nhất khơng đeo khẩu trang
trong bức ảnh thị sát một cuộc “tập trận quân sự”. Le Figaro đã sử dụng bản tin của Hãng
thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dùng để minh họa cho hành động phơ trương
sức mạnh của Triều Tiên phóng hai tên lửa đạn đạo một ngày trước đó. Trong bối cảnh
Hàn Quốc vất vả chống dịch COVID-19, Tổng thống Moon Jae-in, người chủ trương đối
thoại với Bình Nhưỡng bị phe bảo thủ cơng kích, tại sao Triều Tiên lại khiêu khích Seoul?
Theo Le Figaro, nhà độc tài Kim Jong-un phơ trương cơ bắp với bên ngồi trong lúc bản
thân chế độ bị dịch COVID-19 đe dọa. Báo chí chính thức khơng cịn im lặng 100% như
16


trong các vụ thiên tai hay dịch bệnh trước đây. Đích thân Kim Jong-un chủ trì một cuộc
họp của Bộ Chính trị để tở chức chống dịch. Về mặt chính thức, Triều Tiên khẳng định
khơng có người nhiễm bệnh, nhưng “có 7.000 người” đang được theo dõi sức khỏe. Thơng
tin “giấu đầu lịi đi” này của báo đảng Rodong Sinmun cho phép suy đoán thực tế rất
nghiêm trọng. Một nguồn tin tình báo cho biết “có hàng chục người bị nhiễm”.
Thật ra, Bình Nhưỡng khơng xem nhẹ nguy cơ này. Từ tháng 1/2020, Triều Tiên
đóng cửa biên giới với Trung Quốc và cách ly 380 nhân viên ngoại giao quốc tế trong suốt

30 ngày tại Bình Nhưỡng. Theo một nguồn tin thiện nguyện, biện pháp đóng cửa biên giới
đã từng được ban hành tại Triều Tiên lúc xảy ra dịch Ebola ở châu Phi và viêm phổi Mers
ở Arập Xêút. Cơ thể người dân Triều Tiên, do thiếu ăn, nên rất yếu ớt trước sự tấn công
của các loại siêu vi, vì thế: “Dịch lây lan sẽ là một đại họa, với tỷ lệ tử vong cao hơn Trung
Quốc, như dịch cúm xảy ra trong một nhà dưỡng lão”. Báo chí chính thức cũng nói nhiều
về chiến dịch tẩy trùng, chứng tỏ chính quyền ngồi khơng n. Lee Min Young, một nhà
phân tích ở Seoul dự báo: “Nếu dịch bệnh vượt tầm kiểm sốt thì sẽ là một địn đau với
ơng Kim, có thể làm hỏng các mục tiêu chính trị và ngoại giao”.
Virus corona là một “siêu vi dân chủ” vì nó khơng chừa một ai, kể cả gia đình họ
Kim và các lãnh đạo khác.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm của một chế độ khép kín và thường xuyên bị cơ lập,
Bình Nhưỡng vẫn có thể huy động an ninh để theo dõi dân chúng và cách ly tập thể dân
chúng.
Trong bối cảnh này, vụ thử tên lửa chỉ là động thái tuyên truyền đánh lạc hướng
nhằm chứng tỏ dịch COVID-19 không làm suy yếu quyết tâm chống “đế quốc” của lãnh
đạo tối cao.

Triều Tiên đang cố che giấu dịch COVID-19?
TTXVN (AP, AFP) - Trong thời điểm thế giới lo ngại về sự lây lan của dịch
COVID-19, một bức ảnh tuyên truyền gần đây đã đúc kết hình ảnh mà Triều Tiên muốn
thể hiện với thế giới bên ngoài cũng như với chính người dân Triều Tiên: lính Triều Tiên
đeo khẩu trang màu đen đứng vây quanh nhà lãnh đạo Kim Jong-un, ông mặc áo bành tô
da và không đeo khẩu trang trong khi theo dõi một cuộc tập trận quân sự.
Truyền thông Triều Tiên ngày 3/3 đưa tin, ông Kim đã giám sát một cuộc diễn tập
bắn đạn pháo thật để xác minh “tính sẵn sàng chiến đấu" của quân đội và "thắp sáng hơn
nữa ngọn lửa cách mạng huấn luyện". Các nhà phân tích đồn đốn rằng Triều Tiên giảm
hoạt động huấn luyện và nhiều hoạt động khác cần tập trung đơng binh lính để giảm khả
năng virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) lây lan trong quân đội. Nói về cuộc tập trận,
Hãng thơng tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) nói rằng quân đội Triều Tiên đã "thể hiện
một cách đáng tự hào" tài thiện xạ khi bắn các loại đạn pháo tầm xa, song không cho biết

chi tiết loại vũ khí được sử dụng. Theo Kim Dong-yub, một nhà phân tích từ Viện Nghiên
cứu Viễn Đơng của Seoul, loại vũ khí được sử dụng có thể bao gồm một thiết bị phóng tên
lửa đa nịng "siêu lớn" mà Triều Tiên từng tiết lộ hồi năm ngoái.
17


Trong bối cảnh SARS-CoV-2 đang lởn vởn, Triều Tiên đang thể hiện họ là một
pháo đài kiên cố, đóng chặt biên giới, trong khi các nhóm quan chức y tế tiến hành khử
trùng và thực hiện các chương trình giám sát. Tuy nhiên, hình ảnh thể hiện sự kiên cố của
Triều Tiên bất chấp tình hình trên thế giới có thể khơng phản ánh đúng tình hình dịch bệnh
tại quốc gia này.
Triều Tiên, quốc gia bị các chuyên gia đánh giá là có cơ sở hạ tầng y tế yếu kém
cho dù là ở thời kỳ tốt đẹp nhất, có đường biên giới dài gần 1.450 km với Trung Quốc, nơi
bắt nguồn dịch COVID-19 và sau đó nhanh chóng lan ra tồn thế giới. Chính phủ Triều
Tiên từ lâu đã coi các thông tin công khai về dịch bệnh lây nhiễm "hay bất kể điều gì có
thể gây tởn hại tới giới cầm quyền" là vấn đề bí mật quốc gia. Điều này làm gia tăng lo
ngại rằng Triều Tiên- quốc gia tun bố khơng có trường hợp nào mắc COVID-19- có thể
hồn tồn khơng sẵn sàng đối phó với một loại virus vốn đang gây ra nhiều thách thức cho
các nước phát triển trên tồn cầu, và thậm chí virus này có thể đã lây nhiễm bên trong biên
giới Triều Tiên.
Jessica Lee, một chuyên gia về khu vực Đông Á tại Viện quản lý nhà nước có trách
nhiệm Quincy, một cơ quan tham mưu ở Washington, đã viết trong một báo cáo gần đây:
"Thật không may, cộng đồng quốc tế không biết rằng liệu SARS-CoV-2 đã lây lan bên
trong lãnh thổ Triều Tiên hay chưa. Thực tế là chúng ta khơng biết gì về mức độ lây nhiễm
hay số người tử vong ở Triều Tiên, điều này thực sự là vấn đề, và nếu khơng thay đổi, nó
sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về y tế công".
Trong khi đó, những gì giới truyền thơng Triều Tiên tích cực đưa tin cho thấy một
sự thận trọng cao độ, đồng thời tạo cảm giác cấp bách. Gọi chiến dịch chống SARS-CoV-2
của nước này là vấn đề "tồn vong của quốc gia", Triều Tiên đã cấm khách du lịch nước
ngoài, trì hỗn năm học, cách ly hàng trăm người nước ngồi và hàng nghìn người địa

phương từng đi nước ngồi, đóng cửa gần như tất cả tuyến đường xuyên biên giới với
Trung Quốc, tăng cường kiểm tra ở các điểm nhập cảnh, và triển khai hàng chục nghìn
nhân viên y tế thực hiện công việc giám sát cư dân và cơ lập những người có triệu chứng.
Một loạt bức ảnh được truyền thông đăng tải cho thấy các bác sĩ, nhà khoa học và
nhân viên y tế Triều Tiên đeo khẩu trang, đội mũ giấy y tế và quần áo bảo hộ, đang thảo
luận về các vấn đề khoa học, hay khử trùng các phương tiện giao thông công cộng, hoặc
lên kế hoạch bảo vệ hơn nữa người dân Triều Tiên.
Tái xuất hiện sau một thời gian dài không xuất hiện trước truyền thông để giám sát
một cuộc họp của bộ chính trị bàn về việc chống dịch, ơng Kim nói: "Khơng có trường
hợp đặc biệt nào được phép trong hệ thống chống dịch của nhà nước". Các quan chức phải
"đóng cửa tất cả các kênh và khơng gian qua đó dịch bệnh có thể xâm nhập".
Ngày 2/3, quân đội Triều Tiên đã bắn các vật thể bay không xác định ra biển. Cuộc
thử nghiệm vũ khí này dường như là nhằm thể hiện rằng mọi việc tại Triều Tiên vẫn ởn
thỏa, trong khi thế giới bên ngồi lo ngại về sự bùng phát dịch COVID-19 bên trong lãnh
thổ nước này. Cho dù tỏ ra hiên ngang, song ngày càng có nhiều nghi ngại rằng Bình
Nhưỡng đang che dấu việc virus này đã xuất hiện tại Triều Tiên. Một số tổ chức giám sát
18


Triều Tiên, gần đây nói rằng có những bệnh nhân mắc SARS-CoV-2 và tử vong vì
COVID-19 tại quốc gia này. Chính phủ Hàn Quốc khơng thể xác nhận được thơng tin trên.
Nam Sung-wook - một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Triều Tiên của Hàn
Quốc, từng là Chủ tịch Viện chiến lược an ninh quốc gia, một cơ quan tham mưu có mối
liên hệ với cơ quan do thám lớn của Hàn Quốc- nói: "Tơi khơng thể chắc chắn 100% rằng
Triều Tiên đã có người nhiễm bệnh". Theo ông Nam, nếu dịch bệnh bùng phát tại Triều
Tiên giống như tại Hàn Quốc - quốc gia bùng phát dịch lớn thứ hai thế giới chỉ sau Trung
Quốc, điều đó sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bởi quốc gia này thường
xuyên thiếu các thiết bị y tế và thuốc men.
Một số nhà phân tích tin rằng những động thái mạnh mẽ của Triều Tiên khi đóng
cửa khu vực biên giới với Trung Quốc- đồng minh lớn và cũng là nước cung cấp viện trợ

duy nhất cho nước này- báo hiệu SARS-CoV-2 đã từ Trung Quốc lây lan sang Triều Tiên.
Bình thường, lượng giao thơng qua lại biên giới giữa hai nước rất lớn và có hàng chục
nghìn người Triều Tiên được cho là đang làm việc tại Trung Quốc trước khi yêu cầu của
Liên hợp quốc (LHQ) về việc Bắc Kinh phải đưa những người này về Triều Tiên hết hạn
vào tháng 12/2019. Khơng rõ có bao nhiêu người trong số này đã trở về nước.
Theo hãng tin AP, ông Zhang Jun- Đại sứ Trung Quốc tại LHQ ngày 2/3 đã nói
rằng Triều Tiên đang phải gánh chịu tác động "tiêu cực" từ dịch COVID-19 và kêu gọi Mỹ
cùng các quốc gia khác linh động hơn về việc gỡ bỏ trừng phạt đối với Triều Tiên. Theo
ông Zhang, các lệnh trừng phạt của LHQ đang gây ra "nhiều tác động đối với tình hình
nhân đạo của những người dân thường tại Triều Tiên" và do đó "chúng ta cần làm bất kể
điều gì có thể để giảm bớt tác động tiêu cực này", đó là lý do tại sao Nga và Trung Quốc
kêu gọi gỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên. Tuy nhiên, khi được hỏi rằng liệu
Triều Tiên có bị ảnh hưởng vì SARS-CoV-2 hay khơng, ơng Zhang đáp: "Chúng tơi biết
rằng họ cũng đang rất quan tâm tới vấn đề này, và áp dụng các biện pháp đề phòng, và họ
cũng đang làm tất cả những gì có thể để chiến đấu với loại virus này". Ơng cũng nói rằng
vì đang ở New York nên ơng khơng có đủ thơng tin về tình hình chính xác ở Triều Tiên.
Ngày càng xuất hiện nhiều lời kêu gọi từ bên ngoài rằng Triều Tiên cần cơng khai
về những gì đang xảy ra bên trong biên giới nước này. Ojea Quintana, báo cáo viên đặc
biệt của LHQ về nhân quyền ở Triều Tiên, đã thúc giục Triều Tiên "cho phép các chuyên
gia y tế và các nhà hoạt động nhân đạo được vào quốc gia này mà không bị ngăn trở, và
nới lỏng những hạn chế về tiếp cận thông tin. Việc cô lập hơn nữa Triều Tiên khơng phải
là câu trả lời thích đáng". Theo Ojea Quintana, nhiều người Triều Tiên, đặc biệt là ở vùng
nông thôn, không được tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch và vệ sinh, và hơn 43% dân số
Triều Tiên trong tình trạng thiếu lương thực.
Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng Triều Tiên dễ bị tởn thương vì dịch bệnh và
tun bố sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực của các tổ chức viện trợ để kiềm chế sự lây lan của
dịch COVID-19 tại quốc gia nghèo đói này. Một đại dịch xảy ra ở Triều Tiên sẽ làm lung
lay hơn nữa nền kinh tế vốn đang phải gánh chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ vì nước này
19



sở hữu vĩ khí hạt nhân và chương trình tên lửa. Điều này sẽ nhanh chóng làm cạn kiệt
nguồn dự trữ ngoại hối của Triều Tiên vì bị giảm thu nhập từ ngành du lịch và buôn lậu.
Tuy nhiên, cho dù nhiều người Triều Tiên sẽ phải gánh chịu những cú sốc kinh tế
lớn, song giới lãnh đạo nước này có thể sẽ vẫn vượt qua được tình hình khó khăn vì dịch
bệnh. Oh Gyeong-seob, một nhà phân tích làm việc tại Viện thống nhất quốc gia của Hàn
Quốc, nói: "Triều Tiên có quyền kiểm sốt mạnh đối với người dân, và đó là cách chính
quyền duy trì vai trị lãnh đạo của mình khi 2-3 triệu người chết trong 'thời kỳ nạn đói ở
Triều Tiên'".
CẠNH TRANH MỸ - TRUNG

Đằng sau báo cáo mới của Trung Quốc về an ninh mạng
TTXVN (forbes.com) - Công ty an ninh mạng Trung Quốc Qihoo 360 vừa khiến
dư luận bất ngờ với cáo buộc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã thâm nhập các
hệ thống mạng tại Trung Quốc suốt 11 năm qua thơng qua hoạt động của nhóm tin tặc
(APT-C-39), nhằm vào các đơn vị thuộc một loạt lĩnh vực công nghiệp như hàng khơng,
dầu mỏ, khí đốt và cơng nghệ cũng như nhằm vào một số cơ quan nhà nước.
Báo cáo của Qihoo 36 có đoạn: “Điều đáng lưu ý là khơng chỉ có các hãng hàng
khơng thương mại tại Trung Quốc bị CIA tấn công và thâm nhập hệ thống cơng nghệ
thơng tin, mà cịn nhiều hãng hàng khơng thương mại tại các quốc gia khác”.
Đây là một báo cáo thiên về suy đoán và được căn cứ vào những dữ liệu đã được
công khai hoặc tiết lộ trước đó. Điều thú vị là cơng ty trên lựa chọn đến thời điểm này mới
đưa ra nghi vấn của mình trước công luận. Giới quan sát cho rằng trong thời gian tới,
Trung Quốc sẽ đẩy mạnh việc công bố các nghiên cứu, kết luận và phỏng đoán tương tự,
chuyển hướng đáng kể cuộc đối đầu “ăn miếng, trả miếng” trong lĩnh vực an ninh mạng
với Washington.
Cùng với Nga, Iran và Triều Tiên, Trung Quốc bị chính phủ Mỹ xem là mối đe dọa
an ninh mạng lớn nhất trên thế giới. Washington đã có những hành động pháp lý nhằm vào
nhiều công dân Trung Quốc với cáo buộc phạm tội và âm mưu tấn công an ninh mạng trên
lãnh thổ Mỹ. Hai nước cũng đang có nhiều căng thẳng trong lĩnh vực cơng nghệ và trí

thơng minh nhân tạo (AI), với trọng tâm là các tranh cãi liên quan đến tập đoàn Huawei và
tốc độ phát triển AI của Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, nhiều người cho rằng báo cáo của Qihoo 360 là nhằm trả đũa
việc Mỹ đưa ra cáo buộc với các cá nhân và tổ chức của Trung Quốc, cũng như chiến dịch
nhằm vào các hoạt động được nhà nước "chống lưng". Truyền thông nhà nước Trung Quốc
là đơn vị đầu tiên đưa tin về báo cáo này, nhấn mạnh “hàng loạt bằng chứng” cho thấy các
tin tặc thuộc nhóm APT-C-39 có mối liên hệ với CIA, và CIA “hậu thuẫn nhóm tin tặc
chuyên thực hiện các vụ tấn công nhằm vào các hệ thống phát triển không gian của Trung
Quốc”.
20


Trọng tâm báo cáo là tài liệu có tên “Vault 7”, tài liệu của WikiLeaks từng gây
chấn động dư luận với cáo buộc về vũ khí an ninh mạng của CIA. Báo cáo của Qihoo 360
nhấn mạnh “vì vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia” nên họ sẽ chỉ cơng bố “một phần các
dữ liệu tình báo” hiện đang nắm giữ.
“Các nhà nghiên cứu” của Qihoo 360 cũng chỉ ra rằng có nhiều bằng chứng cho
thấy sự tương đồng trong những gì họ tìm thấy với nội dung mà Vault 7 tiết lộ, chẳng hạn
như việc APT-C-39 có sử dụng một số vũ khí trong khơng gian mạng vốn được xem là độc
quyền của CIA như Fluxwire, Grasshopper và WISTFULTOLL.
Điều đáng nói là, những thơng tin mới mà Qihoo 360 công bố thực tế chỉ là diễn
biến mới trong cuộc đối đầu căng thẳng về an ninh mạng và cơng nghệ cao giữa Mỹ và
Trung Quốc. Mục đích hành động của Qihoo 360 là để nhấn mạnh với cả thế giới rằng Mỹ
cũng có những hành vi an ninh mạng đáng bị lên án như Trung Quốc. Và chắc chắn Bắc
Kinh sẽ không chỉ dừng ở những tiết lộ kiểu này.

Báo chí bị cuốn vào vịng xốy mâu thuẫn Mỹ-Trung?
TTXVN (Reuters/ Washington Post/ BBC) - Căng thẳng truyền thơng giữa Mỹ và
Trung Quốc có nguy cơ leo thang sau động thái ngày 2/3 của Chính quyền Donald Trump
yêu cầu 4 cơ quan truyền thông Trung Quốc hoạt động tại Mỹ phải giảm 1/3 số lượng nhà

báo có quốc tịch Trung Quốc làm việc tại đây. Quyết định này được đưa ra sau thông báo
ngày 18/2 của Bộ Ngoại giao Mỹ về quy định 5 cơ quan truyền thông Trung Quốc, vốn bị
xem là chịu sự chỉ đạo của chính phủ trung ương, phải đăng ký là phái đồn nước ngoài và
cung cấp cụ thể họ tên nhân sự của mình.
Cụ thể, bắt đầu từ ngày 13/3 tới, quy định được áp dụng với 4 trong số cơ quan
truyền thông mà Mỹ liệt kê và phân chia theo tỷ lệ: hãng thông tấn Tân Hoa xã giới hạn ở
mức 59 người, Mạng lưới Truyền hình Tồn cầu Trung Quốc thuộc Đài Truyền hình
Trung ương Trung Quốc (CCTV) 30 người, cơ quan chủ quản của tờ Trung Quốc Nhật
báo duy trì 9 người và Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc được giữ 2 người. Cơ quan
phát hành của tờ Nhân dân Nhật báo không nằm trong diện đối tượng của quy định do
khơng có cơng dân Trung Quốc làm việc tại chi nhánh của đơn vị này ở Mỹ.
Theo Washington Post, giới chức Mỹ cho rằng hiện chỉ có 75 nhà báo Mỹ đang
làm việc tại Trung Quốc và động thái mới nhất nhằm mục đích thiết lập cái mà Ngoại
trưởng Pompeo gọi là “sân chơi bình đẳng”. Theo nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ,
quyết định này không giới hạn nội dung mà các hãng tin có thể đăng tải ở Mỹ và bản thân
các hãng này có quyền quyết định nhân sự nào bị cắt giảm. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi
hy vọng động thái này sẽ thúc đẩy Bắc Kinh thực hiện cách tiếp cận công bằng hơn đối
với Mỹ và báo chí nước ngồi khác ở Trung Quốc. Chúng tơi kêu gọi chính phủ Trung
Quốc ngay lập tức duy trì các cam kết quốc tế của mình về tơn trọng tự do ngơn luận, kể
cả trong hoạt động báo chí”.
Giới chức Mỹ cáo buộc Trung Quốc đàn áp tự do ngôn luận chưa từng thấy từ thời
Liên Xô vào thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh. Cụ thể, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ
21


thấy có sự gia tăng hành vi quấy rối và giám sát các nhà báo Mỹ và nhà báo nước ngoài
khác khi tác nghiệp tại Trung Quốc.
Trên thực tế, Trung Quốc được cho là có áp dụng quy định khơng chính thức về số
lượng visa cấp cho các phóng viên nước ngoài trong nhiều năm qua. Ngày 2/3, Câu lạc bộ
Nhà báo nước ngoài tại Trung Quốc (FCCT) cảnh báo rằng Trung Quốc đang sử dụng visa

như một “vũ khí chống lại báo chí nước ngồi”. Trong một thơng cáo, FCCT khẳng định
82% trong số các nhà báo ở Trung Quốc từng là nạn nhân bị can thiệp, đối mặt với nguy
cơ bạo lực hoặc quấy rối khi làm việc. Báo cáo có tiêu đề “Kiểm sốt, ngăn chặn, xóa bỏ”
của tở chức này có đoạn: “Khi Trung Quốc đạt tới đỉnh cao mới về ảnh hưởng kinh tế, họ
đã cho thấy một quyết tâm ngày càng lớn trong sử dụng quyền lực nhà nước để đàn áp
việc đưa tin khơng phù hợp với hình tượng tồn cầu, hình tượng nước này muốn thể hiện
cho tới nay”.
Năm 2019, Tổ chức Nhà báo Không Biên giới đã xếp Trung Quốc ở vị trí 177/180
quốc gia về mức độ tự do báo chí, sau khi đánh giá về mức độ độc lập của truyền thơng, sự
tơn trọng an tồn của nhà báo và tính đa ngun.
Năm cơ quan truyền thơng Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi quy định mới của Mỹ là
trọng tâm hoạt động tuyên truyền của Trung Quốc. Tân Hoa xã và Nhân dân Nhật báo có
hàng trăm triệu độc giả ở Trung Quốc, với hàng loạt cơ quan truyền thông nhỏ hơn dẫn lại
tin của 2 hãng này. Mạng lưới Truyền hình Tồn cầu Trung Quốc và Đài Phát thanh
Quốc tế Trung Quốc đưa tin bằng tiếng Anh và chủ yếu nhằm vào độc giả nước ngoài. Dù
các nhà báo bị cắt giảm có thể khơng bị bắt buộc ngay lập tức rời Mỹ, nhưng visa của họ
ràng buộc với công việc, khiến nhiều khả năng họ sẽ phải rời Mỹ ngay khi bị cắt giảm.
Theo phóng viên Zhaoyin Feng, làm việc tại bộ phận tiếng Trung của Đài BBC tại
Washington, đây là một động thái Mỹ chưa từng áp dụng với bất kỳ nhà báo của bất cứ
nước nào khác hiện đang làm việc tại quốc gia này. BBC nhận định nhiều khả năng Bắc
Kinh sẽ cáo buộc Mỹ hủy hoại tự do báo chí. Khi Chính phủ Trung Quốc đối mặt với chỉ
trích liên quan đến việc thu thẻ của 3 nhà báo Wall Street Journal (WSJ) hồi tháng trước,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đáp trả trên Twitter: “Tự do
báo chí? Đừng quên Nhà trắng đã đối xử với CNN thế nào”.
Lên án động thái mới nhất của Mỹ là hành vi áp bức chính trị đối với truyền thơng
Trung Quốc, ngày 3/3, Bắc Kinh tỏ ý sẵn sàng đáp trả quy định mới của Mỹ, điều bị cho là
gây tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ song phương. Trao đổi với báo giới ngày 4/3, người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh: “Bắc Kinh kiên quyết
phản đối các hành động mới nhất của Washington. Chúng tôi khẳng định Trung Quốc
chưa bao giờ hạn chế số lượng các cơ quan truyền thông hoặc nhà báo Mỹ hoạt động tại

Trung Quốc. Trung Quốc có quyền đưa ra phản ứng và thực hiện các biện pháp đáp trả”.
Ông nói thêm rằng thực tế Washington đang “trục xuất” các nhà báo Trung Quốc.
Washington Post dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói: “Mục
tiêu của chúng tôi là tạo dựng một môi trường nơi Bắc Kinh có những động thái đúng
mực với các nhà báo”. Trong khi đó, một quan chức chính quyền cho rằng sẽ rất “đáng
22


xấu hổ” nếu Bắc Kinh trả đũa các nhà báo làm việc tại Trung Quốc, và rằng hành động đó
có thể khiến giới đầu tư mất lòng tin ở quốc gia này. Quan chức đề nghị giấu tên nói:
“Các hãng tin tức của Mỹ không phải là một phần của Chính phủ Mỹ. Đó là điểm tuyệt
vời của hệ thống này. Họ hoàn toàn độc lập. Sẽ rất đáng xấu hổ nếu Trung Quốc cho rằng
nước này có thể lợi dụng họ (các hãng tin tức)”.

Mỹ ngăn cản ứng cử viên Trung Quốc tranh cử chức Tổng Giám đốc
WIPO
TTXVN (Sputnik) - Ông Chen Xu, đại diện của Trung Quốc tại Văn phòng Liên
hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sĩ), tuyên bố Mỹ đang cố gắng ngăn cản ứng cử viên
Trung Quốc Vương Bân Dĩnh tranh cử chức vụ Tổng Giám đốc Tở chức sở hữu trí tuệ thế
giới (WIPO) trong cuộc bầu cử sắp tới. Mỹ đang biến cuộc bầu cử người đứng đầu WIPO
sắp tới thành "trị chơi" chính trị.
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bà Vương Bân Dĩnh, Phó Tởng Giám đốc
WIPO, là ứng cử viên có nhiều kinh nghiệm nhất, phù hợp nhất cho chức vụ Tổng Giám
đốc WIPO. Đầu tháng 3, tất cả 83 quốc gia thành viên WIPO sẽ bỏ phiếu trong cuộc bầu
cử Tổng Giám đốc của tổ chức này. Ứng cử viên giành phần thắng trong cuộc bầu cử phải
được Đại hội đồng LHQ phê chuẩn với sự tham gia của 192 quốc gia thành viên. Xét về
mặt lý thuyết, Đại hội đồng LHQ có thể khơng đồng ý với sự lựa chọn của các quốc gia
thành viên WIPO. Trên thực tế, điều này chưa từng xảy ra trước đây.
Bà Vương Bân Dĩnh có bằng Thạc sĩ Luật của Đại học California Berkeley, tốt
nghiệp khóa đào tạo luật thương mại tại Trường Luật Columbia. Bà đã làm việc trong Cơ

quan quản lý nhà nước về công thương của Trung Quốc. Bà Vương Bân Dĩnh làm việc tại
WIPO gần 30 năm kể từ năm 1992. Trong những năm qua, bà đã nắm giữ vị trí Phó tởng
giám đốc của tở chức này. Theo lời giới thiệu của cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Clark T.
Randt, Jr., bà Vương Bân Dĩnh đã thực tập tại Cơ quan Thương hiệu và Bản quyền Sáng
chế Mỹ. Ông Dan Harris, nhà sáng lập Harris Bricken, một cơng ty luật quốc tế, cũng đánh
giá cao trình độ chuyên nghiệp của bà Vương Bân Dĩnh.
Tuy nhiên, người Mỹ lại phản đối bà Vương Bân Dĩnh. Cách đây một tháng,
Thượng nghị sĩ Chuck Schumer (đảng Dân chủ) và Thượng nghị sĩ Tom Cotton (đảng
Cộng hòa) đã gửi thư đến Tởng thống Mỹ Donald Trump, trong đó nêu rõ sự cần thiết phải
ngăn chặn việc bầu ứng cử viên Vương Bân Dĩnh vào chức vụ người đứng đầu WIPO. Họ
cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ, vì vậy đại diện của quốc gia này khơng thể
đứng đầu WIPO. Peter Navarro - Cố vấn của ông Trump trong vấn đề thương mại với
Trung Quốc, và James Pooley - cựu Phó Tởng giám đốc WIPO - đã đăng các bài với nội
dung tương tự trên tờ Financial Times và Foreign Policy. Ông Navarro chỉ ra hiện nay,
các đại diện của Trung Quốc lãnh đạo bốn cơ quan chuyên môn của LHQ là Tổ chức
Lương Nông LHQ (FAO), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Liên minh
Viễn thông Quốc tế (ITU) và Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ. Khơng có quốc gia nào
khác ngồi Trung Quốc lãnh đạo nhiều hơn một cơ quan chuyên môn của LHQ.
23


Ông Jia Leing, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Ngoại ngữ Bắc
Kinh, phát biểu với Đài Sputnik rằng Trung Quốc đang tham gia ngày càng nhiều dự án,
vai trò của nước này trên thế giới ngày càng tăng, sự đóng góp vào các tở chức quốc tế
cũng tăng lên. Khơng có gì đáng ngạc nhiên khi Bắc Kinh mở rộng sự hiện diện trong các
tổ chức này. Theo ơng, Trung Quốc đang góp một phần lớn vào việc bảo vệ sở quyền hữu
trí tuệ trên thế giới. Ơng nói: "Các trường đại học của Trung Quốc đang thành lập bộ môn
cung cấp kiến thức trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Trung Quốc đang mở rộng cuộc chiến
chống vi phạm bản quyền, tăng cường kiểm tra, xử lý sản phẩm nhập lậu. Rất nhiều biện
pháp tương tự đang được thực hiện. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ đóng vai trị ngày

càng lớn trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ".
Mỹ khơng thể đề cử ứng cử viên thay thế của riêng họ. Khơng có những luận cứ có
sức thuyết phục, Washington bắt đầu thực hiện những hành động dọa dẫm. Mỹ cảnh báo
các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ hạn
chế khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính nếu họ bỏ phiếu ủng hộ ứng cử viên Trung
Quốc. Chuyên gia Jia Leing nói rằng, Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn trong các tở chức quốc tế,
kết quả bỏ phiếu trong WIPO khó có thể thay đởi.
Kinh nghiệm cho thấy cộng đồng quốc tế ngày càng cân nhắc thực tế và không
muốn tham gia các "trị chơi" chính trị do Washington khởi xướng. Các đồng minh thân
cận nhất của Mỹ, ví dụ Vương quốc Anh, quay lưng với các nỗ lực từ Mỹ trong việc ngăn
cấm Tập đồn viễn thơng Huawei xây dựng mạng 5G cho họ bất chấp các mối đe dọa từ
Chính quyền của ơng Trump. Đối với Anh, những tởn thất từ việc tái cấu trúc mạng viễn
thông và sự chậm trễ trong việc phát triển mạng 5G là không thể chấp nhận được. WTO từ
chối yêu cầu của Mỹ xem xét lại quy chế đặc biệt của Trung Quốc tại tổ chức này cho dù
Washington từ lâu đe dọa sẽ rời khỏi WTO. Đại diện của Trung Quốc được cử làm lãnh
đạo FAO bất chấp sự kháng cự quyết liệt của Mỹ.

COVID-19 làm lộ mức độ kinh tế thế giới lệ thuộc vào Trung Quốc
Theo đài RFI, guồng máy sản xuất đang trơn tru của thế giới bị chững lại bởi dịch
bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây
ra. COVID-19 làm lộ rõ nhược điểm của mơ hình kinh tế tồn cầu hóa. Tuy nhiên, sẽ là
một sai lầm khi cho rằng dịch bệnh đang lan rộng trên thế giới lần này sẽ chặn đứng tham
vọng của các nhà sản xuất di dời cơ sở đến những “miền đất hứa” lợi nhuận.
Các ngân hàng trung ương trên thế giới lần lượt tuyên bố hỗ trợ doanh nghiệp vượt
qua thử thách do COVID-19 gây ra. Bộ trưởng 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới
(G7) họp bàn về tác động của COVID-19 đối với kinh tế toàn cầu và những biện pháp hỗ
trợ kinh tế.
COVID-19 làm lộ rõ nhược điểm của kinh tế thế giới. Đó là lệ thuộc quá nhiều vào
Trung Quốc, các nhà sản xuất ở nơi xa, chuỗi cung ứng có thể bị tác động vì những yếu tố
bất ngờ. Nhìn từ góc độ vi mơ, COVID-19 khiến dây chuyền sản xuất của hầu hết mọi

ngành nghề đều bị đe dọa gián đoạn. Các nhà máy ở thành phố Vũ Hán phải đóng cửa
24


trong nhiều tuần lễ cũng khiến nhân viên hãng xe Fiat-Chrysler (Italy) đặt tại Kragujevac,
miền Trung Serbia, phải nghỉ việc bất đắc dĩ. COVID-19 hoành hành tại Trung Quốc khiến
các nhà máy sản xuất sốt cà chua nổi tiếng của Italy khơng có hàng để phân phối cho các
siêu thị Pháp.
Các hãng dược phẩm nổi tiếng của châu Âu và Mỹ đang lo thiếu các hoạt chất nhập
khẩu từ Trung Quốc để sản xuất những loại thuốc cần thiết nhất trong đời sống hàng ngày,
từ thuốc chữa bệnh tiểu đường đến thuốc điều trị về tim mạch, thuốc chống trầm
cảm...Không chỉ có nhà bào chế của châu Âu hay Mỹ lo lắng vì đã “khốn trắng” cho các
tập đồn Trung Quốc sản xuất các hoạt chất cần thiết cho việc bào chế thuốc, mà cả Ấn
Độ, một nguồn cung cấp thuốc quan trọng khác của thế giới, cũng phải nhập khẩu đến
80% các hoạt chất từ Trung Quốc.
Trong thế giới mở rộng, dây chuyền sản xuất đã được quốc tế hóa. Trong cuộc chạy
đua tìm kiếm lợi nhuận và cắt giảm tối đa các chi phí sản xuất, các doanh nghiệp đã giảm
bớt rất nhiều nhà kho. Thậm chí, một số cơng ty cịn chủ trương khơng cần phải th đất
dựng bãi kho ở gần các nhà máy bởi vì quản lý các nhà kho vừa tốn chỗ vừa tốn kém,
trong khi trên nguyên tắc, hàng vẫn được cung cấp đều đặn. Hệ quả kèm theo là khi Trung
Quốc “gặp nạn”, các cơ sở sản xuất của châu Âu và Mỹ thiếu ngun liệu để hoạt động.
Chính vì Trung Quốc trở thành “nhà kho” chứa hàng nên khi thành phố Vũ Hán
mới chỉ bị phong tỏa trong vòng 2 tuần lễ, tập đoàn xe hơi Hyundai ở Hàn Quốc đã phải
tạm cho nhân viên nghỉ việc vì khơng được cung cấp các phụ tùng xe hơi đúng thời hạn.
Khi COVID-19 vừa bùng phát tại Trung Quốc, hãng điện thoại Apple ở Cupertino, bang
California, đã thông báo số lượng điện thoại bán ra trong quý I/2020 giảm từ 5-10%.
Khi COVID-19 lan rộng khắp thế giới, các cơ quan tài chính đa quốc gia nêu lên
“tình trạng khẩn cấp về kinh tế”. Trên thị trường tài chính, trong tuần lễ cuối tháng 2/2020,
các chỉ số chứng khoán rơi xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính tồn cầu
2008-2009 và 42 tỷ USD “bốc hơi”. Trả lời phỏng vấn của RFI, Eric Chaney - Cố vấn

kinh tế Viện Nghiên cứu Montaigne Paris - giải thích về hiện tượng này: “Trung Quốc đã
chiếm một vị trí rất quan trọng trên ‘bàn cờ’ thế giới. Trung Quốc là một nguồn nhập khẩu
lớn của thế giới, một khách hàng không thể thiếu của châu Âu, Mỹ hay Australia. Vì vậy,
các quốc gia này cũng bị vạ lây. Với tình trạng hiện nay, tăng trưởng kinh tế của Trung
Quốc trong quý I/2020 sẽ bị giảm ít nhất 2%. Trong trường hợp khả quan nhất, phải đợi
đến quý II/2020, cỗ máy sản xuất mới hoạt động trở lại bình thường”.
40% hàng dệt may của thế giới do Trung Quốc xuất khẩu, hơn 1/4 đồ nội thất cũng do
Trung Quốc sản xuất. Về viễn thông, 25% cáp quang sử dụng trên thế giới được sản xuất ngay
tại thành phố Vũ Hán, 95% động cơ xe hơi điện được sản xuất tại Trung Quốc, khoảng 85%
pin điện Mặt trời cũng do nước này chế tạo. Trong khi đó, mặc dù Pháp, Đức đều đã làm chủ
công nghệ này từ trước nhưng không thể cạnh tranh với nhân công rẻ của nước đông dân nhất
thế giới này.
Chuyên gia Chaney giải thích, COVID-19 đang làm lộ rõ những bất cập cụ thể của
mơ hình kinh tế tồn cầu hóa đã đi quá xa và cái giá phải trả. Chuyên gia Chaney nhận
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×