Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

BCA054

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.5 KB, 38 trang )

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Vietnam News Agency (VNA)
Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt - Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84-4) 38255443; Fax (84-4) 38252984; E-mail: ;


Số 054/TKNB-QT

Thứ Sáu, ngày 22/3/2019

TIN THAM KHẢO NỘI BỘ
(Phần Quốc tế)

I. NHẬN ĐỊNH VÀ BÌNH LUẬN VỀ VIỆT NAM
Về vụ việc nhiều du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản bỏ trốn khỏi trường
đại học
TTXVN (Tokyo) - Liên quan đến thông tin khoảng 700 du học sinh nước ngoài của
Trường Đại học Phúc lợi xã hội Tokyo bỏ trốn hoặc mất liên lạc từ tháng 4/2018, phóng
viên TTXVN tại Nhật Bản đã liên hệ với đại diện của Bộ phận giáo dục tại Đại sứ quán
Việt Nam, ông Phạm Quang Hưng, và Trường Đại học Phúc lợi Xã hội Tokyo để tìm hiểu
thơng các thơng tin liên quan đến du học sinh Việt Nam.
Theo ông Hưng, Trường Đại học Phúc lợi xã hội Tokyo có khoảng 5.000 sinh viên
nước ngồi, có liên kết với khá nhiều trung tâm, công ty môi giới du học tại Việt Nam.
Điều đặc biệt là trường có hệ dự bị 1 năm trước khi vào học đại học chính thức. Đây chính
là hệ đào tạo có khoảng 700 sinh viên nước ngồi bỏ trốn.
Hệ đào tạo này thu học phí khoảng 50.000 yên/năm (khoảng 11 triệu đồng), thời
gian học chỉ 10 tiết/tuần, tương đương với việc lên lớp 2 buổi/tuần. Theo đánh giá của nhà
chức trách, do tính chất khơng yêu cầu cao về chất lượng của hệ đào tạo này, nên các du
học sinh nộp tiền vào học tại hệ dự bị của Trường Đại học Phúc lợi xã hội Tokyo đều là
những người không thi được vào các trường cao đẳng, đại học có chất lượng tại Nhật Bản.
Bên cạnh đó, do thời gian lên lớp q ít, việc quản lý lỏng lẻo, nên du học sinh theo học hệ


này có nhiều thời gian để đi làm thêm. Đây có thể là lý do chính dẫn đến việc các em đi
làm thêm nhiều đã lơ là sau đó bỏ luôn việc đến trường.
Theo Đại sứ quán Việt Nam, có khoảng 1.000 du học sinh Việt Nam theo học hệ dự
bị Trường Đại học Phúc lợi xã hội Tokyo và số du học sinh Việt Nam mất liên lạc hoặc bỏ
trốn đều thuộc hệ đào tạo này. Đại sứ quán và phóng viên TTXVN đã liên hệ với trường đề
nghị cung cấp các thông tin liên quan đến du học sinh Việt Nam bị coi là mất liên lạc hoặc
bỏ trốn, song trường từ chối. Lý do mà trường đưa ra là khơng được phép cung cấp vì
đang hợp tác điều tra với cảnh sát Nhật Bản để tìm kiếm các du học sinh nước ngoài bị xác
định là bỏ trốn hoặc mất liên lạc.
1


Theo nguốn thạo tin, trong số các du học sinh Việt Nam bỏ trốn có người đã kịp xin
được visa 1 năm ở Nhật Bản, có người đã hết visa. Hiện nay, cảnh sát từ chối cung cấp
thông tin về biện pháp xử lý nếu tìm được các du học sinh nước ngoài bỏ trốn hoặc mất
liên lạc. Tuy nhiên, thông thường, tất cả các du học sinh sau khi đã bị xác định là bỏ trốn
thì visa sẽ khơng còn hiệu lực và trở thành cư trú bất hợp pháp, sẽ bị bắt giữ và trục xuất
nếu cảnh sát tìm được.

Bắt đầu phiên xét xử nhóm người Việt trộm cắp hàng hóa ở Nhật Bản
Theo đài VOA, một phụ nữ Việt Nam 30 tuổi, không được nêu tên, bị cáo buộc đã
thực hiện 38 lần ăn cắp tại nhiều nơi ở Nhật Bản trong năm 2018. Cảnh sát Nhật Bản cho
biết đương sự khơng hành động một mình mà là thành viên của một nhóm chuyên ăn cắp
hàng hóa ở Nhật Bản.
Bản tin của báo Japan Today số ra ngày 21/3 dẫn nguồn tin từ Tòa án Quận
Fukuoka, nơi phiên tòa xét xử vụ trộm vừa bắt đầu, cho biết người phụ nữ Việt Nam đã lấy
cắp tất cả 2.229 món hàng, trị giá tổng cộng ước lượng khoảng 58.600 USD. Hành vi
phạm tội đã được thực hiện tại 3 quận Fukui, Mie và Aichi.
Theo nguồn tin của cảnh sát, người phụ nữ trong cuộc là một thực tập sinh Việt
Nam. Thông thường, cô hay vào các cửa hàng, mang theo một túi đeo vai lớn. Mỗi lần như

vậy, cơ có thể lấy cắp tới 150 món hàng, nhét vào túi.
Các nhà điều tra cho biết những sản phẩm bị lấy cắp chủ yếu là đồ trang sức, thuốc
men và quần áo thời trang. Những sản phẩm lấy cắp thường được bán online cho những
người sử dụng ở Việt Nam.
Cảnh sát cho rằng người phụ nữ không hành động đơn lẻ mà thuộc một nhóm tội
phạm cùng 5 người Việt khác. 5 người đều là nam, trong độ tuổi 24-28. Tất cả đều tới
Nhật Bản với tư cách thực tập sinh, tham gia các chương trình huấn luyện cơng nghệ.
Nhóm tội phạm này bị tình nghi đã thực hiện 109 vụ trộm cắp tại 8 quận, với tổng
trị giá ước lượng lên tới 114.000 USD.
Theo báo chí Nhật Bản, khi phiên tịa kết thúc, người phụ nữ trong nhóm tội phạm
sẽ bị trục xuất vì đã ở quá hạn visa cho phép đối với thực tập sinh mà không có giấy
thường trú tại Nhật Bản.
Theo Bộ Di trú Nhật Bản, Việt Nam đã vượt Trung Quốc để trở thành nước có số
thực tập sinh đơng nhất ở Nhật Bản. Năm 2017, số thực tập sinh người Việt là khoảng
127.000 người.
Trong số người ở Nhật Bản bị tước quyền thường trú trong năm 2017, người Việt
chiếm tới gần một nửa. Rất nhiều người bị phát hiện ở lại Nhật Bản bất hợp pháp sau khi
kết thúc khóa đào tạo.
Cộng đồng người Việt sinh sống ở Nhật Bản bị mang tiếng sau khi một phúc trình
năm 2017 của cảnh sát Nhật Bản nói rằng người Việt phạm nhiều tội hình sự hơn các
nhóm người nước ngồi thường trú tại Nhật Bản.
2


Theo phúc trình này, người Việt là thủ phạm trong 5.140 vụ hình sự, tăng từ 3.117
vụ vào năm trước đó, và như vậy, người Việt chiếm tới 30,3% tổng các vụ hình sự do
người nước ngồi thực hiện tại Nhật Bản.

Việt Nam – sự pha trộn “hài hòa” giữa tư bản và cộng sản?
TTXVN (The Detroit News) – Trang tin Detroit News ngày 21/3 đăng bài cho

rằng một trong những lý do Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn Việt Nam làm nơi diễn ra
hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là vì ơng muốn chứng
minh làm thế nào một quốc gia cộng sản có thể hưởng lợi từ việc mở cửa nền kinh tế cho
cả doanh nghiệp trong nước và thương mại quốc tế.
Nền kinh tế Việt Nam hiện đứng thứ 47 trên thế giới xét về tổng thu nhập nội địa và
thứ 35 về sức mạnh chi tiêu. Việt Nam đã trở thành “điểm nóng” ở châu Á đối với đầu tư
nước ngồi, đặc biệt là trong lĩnh vực nghỉ dưỡng và khách sạn hạng sang.
Năm 2017, Pricewaterhouse Coopers, một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế
giới, đã gọi Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và dự đoán đến năm
2050, Việt Nam sẽ lọt top 20 nền kinh tế lớn nhất.
Tuy nhiên, mọi thứ không phải lúc nào cũng được như vậy.
Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam vào năm 1975, Việt Nam tiến
hành quốc hữu hóa cơng nghiệp và tập thể hóa nơng nghiệp. Tình trạng thiếu lương thực là
một thực tế của cuộc sống. Tỷ lệ sinh tăng vọt vì mỗi đứa trẻ ra đời đồng nghĩa nhận thêm
một túi gạo từ chính phủ.
Chỉ trong vịng 1 thập kỷ, một quốc gia bị chiến tranh tàn phá tiếp tục phải đối mặt
với sự sụp đổ kinh tế.
Nền kinh tế tập trung giờ đây đã được thay thế bằng một hệ thống hỗn hợp khuyến
khích sở hữu tư nhân. Mối quan hệ thương mại độc quyền với Liên Xô cũ đã được thay thế
bằng sự theo đuổi tích cực quan hệ đối tác nước ngoài.
Hiện hầu hết nền kinh tế nằm trong tay tư nhân và Việt Nam đã trở thành một trong
những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu.
Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa Việt Nam là sự pha trộn “hài hòa” của chủ nghĩa
cộng sản và chủ nghĩa tư bản... Tham nhũng là một thực tế hàng ngày của cuộc sống. Cơ
sở hạ tầng là một mớ hỗn độn và luôn phải căng sức để kịp thời đáp ứng tăng trưởng kinh
tế. Và mặc dù Việt Nam tun bố tỷ lệ nghèo chỉ cịn là 8%, thì nghèo đói vẫn là một thực
trạng.
Tuy nhiên, sự sơi động trên đường phố, cường độ thương mại phản ánh tinh thần
vươn tới một điều gì đó tốt đẹp hơn. Cải cách kinh tế và sự tăng trưởng mà nó mang lại đã
làm tăng mức độ cần thiết của cải cách chính trị và nhân quyền. Việc Việt Nam chuyển đổi

sang một xã hội hồn tồn mở là khơng thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đó phải là một xã hội,
nơi các quyền tự do được mở rộng và không đặt ra mối đe dọa nào đối với các nước láng
giềng. Có như vậy, Việt Nam mới hồn tồn hịa nhập với cộng đồng các quốc gia văn
minh.
3


Dự án điện khí tự nhiên hóa lỏng giúp gì cho Việt Nam?
TTXVN (Bloomberg, Reuters) – Hãng tin Bloomberg ngày 21/3 cho rằng kế
hoạch mới nhất của Việt Nam đối với các dự án năng lượng điện khí trị giá 7,8 tỷ USD có
thể khiến Việt Nam trở thành một trong những nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng
(LNG) mới nhất trên thế giới và cắt giảm việc sử dụng than đá.
Theo bài báo, chính quyền tỉnh Ninh Thuận ngày 20/3 cho biết họ vừa họp với đại
diện Tập đoàn Phát triển năng lượng Gulf của Thái Lan về kế hoạch xây dựng tổ hợp điện
khí LNG Cà Ná quy mô 6.000 MW gồm 4 nhà máy nhiệt điện tubin khí chu trình hỗn hợp,
cũng như các cơ sở nhập khẩu LNG. Tập đoàn Phát triển năng lượng Gulf từ chối bình
luận tin này.
Trả lời phỏng vấn qua điện thoại, Thứ trưởng Bộ Cơng Thương Trần Quốc Vượng
nói: “Dự án LNG này sẽ giúp thay thế một số nhà máy điện chạy bằng than đá hiện có.
Chúng tơi chắc chắn sẽ cần phải nhập LNG cho các nhà máy mới này.”
Dự án LNG Cà Ná sẽ thúc đẩy Việt Nam gia nhập danh sách những nước mua
LNG, bổ sung thêm nhu cầu cho thị trường nhiên liệu hóa thạch vốn đang phát triển nhanh
nhất và mở đường cho nhiên liệu đốt sạch hơn tiến vào Việt Nam – quốc gia có xu hướng
giá tăng sử dụng than đá trong khu vực.
Một dự án khác với công suất 3.200 megawatt điện cũng đã được đề xuất cho tỉnh
Bạc Liêu và trong báo cáo công bố đầu tháng này, các nhà phân tích tại Sanford C.
Bernstein & Co. cho rằng Việt Nam dự kiến sẽ gia nhập câu lạc bộ nhập khẩu LNG vào
năm 2027, khi dự trữ khí đốt trong nước cạn kiệt.
Theo Yun Ben Yap, nhà phân tích nghiên cứu tại Wood Mackenzie, chắc chắn, khi
nhu cầu điện tiếp tục tăng với tốc độ nhanh và công suất bị hạn chế, các nhà máy sản xuất

điện từ than đá sẽ phải chạy hết công suất để phục vụ nhu cầu. Điều đó có nghĩa nhà máy
điện khí mới sẽ không thay thế được các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hiện có hoặc
dự kiến xây dựng tại Việt Nam.
Theo báo cáo được Fitch Solutions công bố hồi tháng 2, than đá sẽ thống trị ngành
điện trong thập kỷ tới, chiếm 50,5% sản lượng vào năm 2028, so với 22,5% của khí đốt.
Theo Bộ Cơng Thương, nhu cầu điện của Việt Nam tăng khoảng 10% mỗi năm.
Các nhà phân tích của Fitch Solutions cho rằng, ý thức về môi trường gia tăng,
cùng với mối lo ngại về ô nhiễm, khiến than đá “thất sủng”. Tuy nhiên, dù đã cam kết
giảm khí thải carbon, chính phủ Việt Nam khơng có nhiều giải pháp thay thế thực tế để
đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng cao hiện nay.
Tháng 12/2018, Giám đốc điều hành Tập đoàn Phát triển năng lượng Gulf Sarath
Ratanavadi cho biết trong những năm tới, tập đoàn của ông dự kiến đầu tư khoảng 150 tỷ
baht (4,7 tỷ USD) để xây dựng các nhà máy điện mới trên khắp Đơng Nam Á. Tại thời
điểm này, tập đồn đang đàm phán với các đối tác để xúc tiến một dự án thủy điện ở Lào,
một nhà máy đốt khí đốt ở Myanmar và các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
Hai mặt của tăng giá điện
4


Việc Việt Nam vừa tăng giá điện gây nhiều lo ngại về ảnh hưởng tới đời sống người
dân và doanh nghiệp. Reuters bình luận rằng việc tăng giá điện có thể gây áp lực lên lạm
phát, nhưng cũng có thể giúp thúc đẩy đầu tư tư nhân để phát triển thêm các nhà máy điện
tại Việt Nam.
Bộ Công thương vừa công bố tăng giá điện thêm 8,36%, đẩy giá lên 1.850 đồng
một kWh (chưa gồm thuế VAT), so với 1.720 đồng trước đây. Theo Vietnamnet, Tập đoàn
Điên lực Việt Nam (EVN) dự kiến thu thêm hơn 20.000 tỷ đồng từ việc tăng giá điện
8,36% từ ngày 20/3. Tuy nhiên, số tiền này phải dùng để trả cho khoản 21.000 tỷ đồng mà
EVN nợ các đối tác cung cấp khí, than, điện từ 2 năm trước.
Việt Nam phải vật lộn để phát triển ngành công nghiệp năng lượng do thiếu vốn
nhà nước. Tiềm năng thủy điện của Việt Nam gần như đã được khai thác triệt để, trữ lượng

dầu khí đang cạn kiệt. Những năm vừa qua, Việt Nam từ một nhà xuất khẩu than đã
chuyển sang thành nhập khẩu than.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), vào năm 2030, Việt Nam cần huy động 150 tỷ
USD để phát triển ngành năng lượng. Việt Nam nên cho phép các nhà đầu tư tư tham gia
và đóng vai trị chính trong lĩnh vực điện năng.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, giá điện tăng kéo
theo giá thành phẩm tăng, đặc biệt gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong
nước. Các doanh nghiệp sẽ phải tính tốn lại cách sử dụng điện sao cho tiết kiệm, hiệu
quả. Ví dụ, tận dụng ánh sáng, thơng gió tự nhiên, sắp xếp sản xuất theo khung giờ thấp
điểm, v.v… Tuy nhiên, việc này lại kéo theo người lao động phải làm ca 3, ảnh hưởng sức
khỏe và hiệu quả sản xuất.
Tuy nhiên, dù có tiết kiệm, xoay sở đến đâu thì nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó
khăn, như với ngành dệt may, cần nhiều điện chiếu sáng. Việc tăng giá điện và mức độ
tăng nếu khơng được tính tốn thận trọng sẽ làm tăng thêm gánh nặng chi phí quá lớn lên
đầu doanh nghiệp.

Báo Trung Quốc nói gì về tin người Trung Quốc bị bắt trong vụ 300kg
ma túy đá?
TTXVN (Tân Hoa xã, AP, Washington Post) - Công an Việt Nam vừa tịch thu
300 kg ma túy đá trị giá khoảng 600 tỉ đồng và bắt 19 nghi phạm trong đường dây ma túy
xun Đơng Dương, núp bóng doanh nghiệp Việt Nam, ở Tp. Hồ Chí Minh.
Theo báo Cơng an Tp. Hồ Chí Minh, trong số các đối tượng bị bắt, có 16 người
mang quốc tịch Trung Quốc, 3 người Việt Nam.
Trước đó, hãng tin AFP và tờ Washington Post dẫn lời một chiến sĩ cơng an ở quận
Bình Tân cho biết có 8 người Trung Quốc bị bắt trong vụ này.
Vào chiều 20/3, lực lượng chức năng đã bắt quả tang 3 người Việt Nam, thu giữ
300kg ma túy đá tại trước cửa kho của Công ty Hasan ở quận Bình Tân, do nữ doanh nhân
Việt Nam Phan Thị Mỹ N. làm giám đốc, và bà cũng chính là người tình của ơng Ha S.,
được cho là trùm đường dây ma túy xuyên quốc gia này.
5



Truyền thông Vịệt Nam cho biết đường dây ma túy này do các đối tượng người
Trung Quốc điều hành, với thủ đoạn “cực kỳ tinh vi”, dùng người Việt mở cơng ty Hasan
làm “bình phong” để bn bán ma túy.
Tân Hoa xã đưa tin về vụ Việt Nam phá án ma túy lớn nhất từ trước đến nay,
nhưng chưa xác nhận đây là những nghi phạm có quốc tịch Trung Quốc, chỉ nói rằng trong
số những nghi phạm bị bắt có “người nước ngồi.”
Theo AP, Việt Nam là một trong những nước có luật chống ma túy nghiêm khắc
nhất thế giới. Bn bán hơn 100g heroin, cocaine hoặc chất kích thích methamphetamine
sẽ bị tử hình.

Thơng tin thêm về vụ Đồn Thị Hương
TTXVN (Kuala Lumpur) - Ngày 15/3 và ngày 21/3, đại diện Đại sứ quán Việt
Nam tại Malaysia đã đến thăm Đoàn Thị Hương tại nhà tù nữ Kajang, bang Selangor
(Malaysia). Ngày 21/3, phóng viên TTXVN đi cùng đồn đến thăm Hương. Qua trao đổi,
có thể nhận thấy một số điểm như sau:
Đồn Thị Hương thể hiện sự khơng tin tưởng vào luật sư bào chữa cho mình
Hương cho biết, ngày 20/3, luật sư Hisyam Poh Teik đã đến nhà tù gặp cơ. Ơng
khun cơ trong phiên tịa ngày 1/4 tới hãy nhận một số điều được nêu trong cáo trạng
của bên công tố (như: cô đã bôi một loại chất lên mặt công dân Triều Tiên Kim Chol, cô
bị nhóm người Triều Tiên lừa gạt…). Sau đó, luật sư sẽ có biện pháp gỡ tội cho cơ. Tuy
nhiên, Hương nói rằng cơ sẽ khơng làm theo lời luật sư. Theo lý lẽ của Hương, làm theo
luật sư là tự hại mình.
Hương cũng phản đối cách luật sư “hùng hổ, nóng nẩy” với cơng tố viên, vì theo
Hương, làm như vậy chỉ khiến bên cơng tố và tịa thêm ghét cơ. Cơ cịn muốn đổi luật
sư, mong muốn được luật sư bào chữa cho bị cáo người Indonesia Siti bào chữa cho
mình.
Nói chung, Hương khơng có niềm tin vào luật sư Hisyam Poh Teik và tỏ ra không
nghe lời cũng như không muốn hợp tác với luật sư này.

Đây là vấn đề khá nghiêm trọng vì chỉ cịn ít ngày nữa là đến ngày Tòa nối lại
phiên xét xử, ngày 1/4. Việc này cần phải có hướng giải quyết nhanh gọn.
Hương mong muốn được lãnh đạo Việt Nam sang giúp đỡ, tin đây là biện pháp
duy nhất có thể cứu cô
Hương cho biết, một trong số các luật sư bào chữa cho bị cáo người Indonesia Siti
đã nói với Hương rằng, Tổng thống Indonesia đã đứng ra giúp đỡ Siti, nên Siti mới được
thả. Hương tin rằng, hiện chỉ còn một cách duy nhất là Chủ tịch nước Việt Nam sang gặp
phía Malaysia thì mới có thể cứu cơ. Chỉ có lãnh đạo cấp cao của Việt Nam mới có thể
cứu được cô.
Với niềm tin như vậy, Hương nhiều lần đề đạt nguyện vọng của mình, cầu mong
sự giúp đỡ từ lãnh đạo đất nước. Đồng thời, cô cũng cho biết khơng muốn ra Tịa nữa vì
luật sư khơng thể cứu cô được.
6


Hương cho biết thêm, cô đã viết ra tất cả mọi điều liên quan đến vụ việc bằng
tiếng Việt và để ở phịng giam. Cơ cho biết, cơ tin ở công lý.
Về sức khỏe thể chất, Hương nhanh nhẹn và khỏe mạnh hơn so với hơm ở Tịa
ngày 14/3. Về tinh thần, nói chung cũng khá hơn. Song, biểu hiện mệt mỏi và nói khơng
nhớ mình đã nói những gì thường xun xảy ra trong q trình nói chuyện. Cơ cũng
mong thời gian tới, các cơ quan, ban, ngành giúp đưa bố cô sang thăm cô.

Moskva sẽ giúp Việt Nam xây dựng và phát triển đô thị thông minh
TTXVN (đài Sputnik) - Tại Việt Nam hiện có 6 thành phố với hơn 1 triệu cư dân
sinh sống. Theo dữ liệu chính thức, Tp. Hồ Chí Minh là đơ thị đơng dân nhất - khoảng 10
triệu người và Hà Nội - hơn 7,5 triệu người. Trong quá trình phát triển xuất hiện những
vấn đề mới, từ quản lý đô thị đến giáo dục và chăm sóc y tế. Để giải quyết những vấn đề
này, các chuyên gia đang tạo ra các công nghệ Smart city (Thành phố thông minh).
Trong thời gian phái đoàn Nga do Thứ trưởng Bộ Phát triển số, Thông tin liên lạc
và Truyền thông đại chúng Nga Mikhail Mamonov dẫn đầu, thăm và làm việc tại Việt

Nam, các chuyên gia Việt Nam rất quan tâm đến các giải pháp công nghệ thông tin
(CNTT) của Nga trong nhiều lĩnh vực, kể cả trong việc xây dựng chính phủ điện tử, phát
triển cổng thông tin dịch vụ công, các công nghệ “thành phố thơng minh”. Ơng Viktor
Sumsky, Giám đốc Trung tâm ASEAN tại Học viện quan hệ quốc tế (MGIMO) thuộc Bộ
Ngoại giao Nga nói:“Gần đây, Mỹ đã đưa ra một sáng kiến đổi mới cho khu vực Đông
Nam Á, trong đó, cơng nghệ thành phố thơng minh là cốt lõi. Hiện nay, trên thế giới có
các nhà cung cấp chính trong lĩnh vực này: Hoa Kỳ, Israel, Trung Quốc và Nga. Trong
bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, việc áp dụng công nghệ
của Hoa Kỳ hoặc của Trung Quốc có nghĩa là đứng về phe bên này hoặc bên kia, điều mà
các nước Đông Nam Á, kể cả Việt Nam, đều khơng muốn làm.
Nga có những thành cơng trong lĩnh vực này. Ví dụ, Moskva vượt nhiều thủ đô
châu Âu về mức độ phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị giúp cư dân sử dụng các ứng dụng.
Trong năm 2018, Liên hợp quốc đã công nhận Moskva đứng đầu thế giới trong lĩnh vực
phát triển chính phủ điện tử. Hiện nay, cổng thơng tin dịch vụ Chính phủ đáp ứng mọi yêu
cầu của người dân Moskva: họ có thể đăng ký cho trẻ đi trường mẫu giáo, trường học,
đăng ký khám bệnh tại bệnh viện…. Ngồi ra, còn có nhiều thành cơng khác như hệ thống
quản lý đơ thị đa cấp, các đèn tín hiệu điều tiết giao thông và nhiều điều khác nữa. Vì vậy,
nếu Việt Nam có ý muốn thì Nga có thể cung cấp nhiều công nghệ thú vị”.
Những chi tiết về công nghệ mà ông Victor Sumsky liệt kê ngắn gọn bao gồm:
Cổng thơng tin dịch vụ chính phủ cung cấp 222 dịch vụ dưới dạng điện tử, người dân
Moskva đã mở 6,5 triệu tài khoản cá nhân trên đó. Trên cổng thơng tin này, có thể phàn
nàn về cơng việc của các quan chức và các dịch vụ công. Trung tâm điều phối thống nhất
tiếp nhận tất cả các yêu cầu của người dân, điều đó cho phép điều phối hiệu quả cơng việc
của tất cả các tiện ích công cộng. Nhờ hệ thống trưng cầu dân ý điện tử “Cơng dân tích
cực”, người dân Moskva có thể bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề đơ thị…
7


Moskva cùng New York và Hong Kong đứng đầu bảng xếp hạng thế giới trong lĩnh
vực ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số vào công việc của trung tâm liên lạc. 90% giao

dịch mua hàng của các cơ quan nhà nước ở Moskva được thực hiện dưới dạng điện tử. Các
thành phần chính trong dự án “Trường học điện tử Moskva” là sổ điểm điện tử và thư viện
điện tử với các sách giáo khoa và kịch bản bài học. Giáo viên của các trường học trong
thành phố có thể lựa chọn tài liệu phù hợp nhất trong thư viện, bổ sung cho kịch bản hiện
có hoặc tạo một kịch bản mới và giới thiệu nó trên trang web thư viện điện tử.
Ở Moskva có hệ thống điều khiển chiếu sáng các đường phố và tòa nhà, hệ thống
thống nhất để tính tốn việc cung cấp năng lượng cho các cơ quan nhà nước và hệ thống
thống nhất giám sát việc bảo trì thành phố. Moskva là một trong 10 thủ đô đứng đầu thế
giới về quy mô triển khai hệ thống camera quan sát. Trong thành phố bố trí hơn 146.000
camera ở lối vào và trong sân các tịa nhà, ở những nơi đơng người và trong các cơ sở giáo
dục. Dữ liệu ghi hình được sử dụng trong q trình điều tra 70% tội phạm. Ngồi ra, các
camera quan sát giúp kiểm soát hoạt động của các tiện ích cơng cộng.
Moskva là một trong những đơ thị thế giới với việc dễ tiếp cận Internet nhất. Ở
Moskva, giá kết nối Internet rẻ hơn 5 lần so với New York, Singapore hoặc Dubai. Bạn
cũng có thể giao tiếp trực tuyến bằng cách sử dụng mạng Wi-Fi của thành phố được bố trí
trong tàu điện ngầm, trong hệ thống giao thông công cộng, trên nhiều đường phố, công
viên và ký túc xá sinh viên, tại các trung tâm văn hóa và giải trí, tại các rạp chiếu phim.
Moskva đứng thứ 2 thế giới về số điểm truy cập công cộng vào Internet, chỉ sau Seoul.
Hệ thống giao thông thông minh của Moskva là một trong những thành phần quan
trọng nhất của “thành phố thơng minh”. Ở Moskva có hơn 2.000 đèn giao thơng “thơng
minh”, 3.500 bộ tách sóng ứng dụng và 2.000 camera giám sát. Các dữ liệu được đưa vào
trung tâm tình huống, nơi chúng được phân tích theo thời gian thực, giúp quản lý tình
huống trên đường. Các nhà khoa học ước tính rằng, việc triển khai hệ thống đèn giao
thông thông minh giúp người lái xe giảm thời gian di chuyển gần 25% và giảm thời gian
bị kẹt xe hơn 40%.
Chính quyền Moskva sẵn sàng chia sẻ những phát triển của mình với các đồng
nghiệp Việt Nam và đào tạo các chuyên gia Việt Nam.

II. VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
Việt Nam xác nhận nguyên nhân khiến tàu cá chìm tại Hồng Sa

TTXVN (newsbeezer.com, sclate.com, VOA) - Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày
21/3 ra thơng cáo chính thức về vụ tàu cá Quảng Ngãi QNg 90819 bị chìm đầu tháng này
tại Hồng Sa.
Thơng cáo của Bộ Ngoại giao nói 9 giờ sáng 6/3, khi tàu cá Việt Nam mang số hiệu
QNg 90819 TS cùng 5 ngư dân đang neo đậu tại khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo
Hồng Sa của Việt Nam thì bị tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 44101 dùng vòi
rồng xua đuổi. Trong quá trình di chuyển, tàu Việt Nam bị đâm vào rạn đá ngầm và bị
8


chìm tại tọa độ 16015’N – 111038’E (cách Tây Bắc đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa
của Việt Nam khoảng 0,5 hải lý) lúc 10 giờ sáng cùng ngày, vẫn theo thông cáo. Tới 13
giờ, 5 ngư dân bám vào mũi tàu trôi dạt trên biển được một tàu cá khác của Việt Nam số
hiệu QNg 90620 TS cứu vớt.
Tuyên bố này trái ngược với thông tin do Văn phịng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự
cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đưa ra hơm 6/3 nói rằng tàu cá Quảng Ngãi QNg 90819
bị tàu Trung Quốc BKS 44101 đâm chìm.
Trong khi đó, phát ngơn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 7/3 được truyền
thông nước này dẫn lời nói rằng tàu cá Việt Nam đã bị chìm khi tàu Trung Quốc tiếp cận
và rằng thủy thủ đoàn Trung Quốc đã giải cứu các ngư dân.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Cục lãnh sự đã làm việc với Đại diện Đại sứ quán
Trung Quốc tại Việt Nam, trao công hàm và phản đối việc tàu Trung Quốc xâm phạm chủ
quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hồng Sa, đe dọa tính mạng, gây thiệt hại về tài sản
và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam.
Thơng cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cịn nói rằng phía Việt Nam đã u cầu
Trung Quốc “xử lí nghiêm” nhân viên và tàu Hải cảnh tham gia vụ việc, đồng thời bồi
thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
Khơng rõ lần này phía Trung Quốc có đáp ứng địi hỏi của Hà Nội hay không,
nhưng theo TS. Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Bắc Kinh chưa bao
giờ có động thái bồi thường cho các tàu cá của Việt Nam.


Trung Quốc và giai đoạn quân sự hóa tiếp theo ở Biển Đông
TTXVN (The Diplomat)- Tờ The Diplomat ngày 20/3 đăng bài cho rằng hành
động bành trướng táo bạo của Trung Quốc trong phạm vi 1,35 triệu dặm vuông (gần 3,5
triệu km vuông) ở biển Hoa Nam (Biển Đông) và tiếp nối là hoạt động quân sự hóa khu
vực này trong vài năm qua đã tạo ra một môi trường an ninh phức tạp. Giai đoạn đầu của
sự phức tạp gia tăng đó đã bộc lộ lợi ích địa chính trị và sự bành trướng, đặc biệt trong
nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Mặc dù có những lập luận cho rằng căng thẳng khu vực sẽ vẫn như vậy vì Trung
Quốc đã ngừng thực hiện những nỗ lực “mở rộng bờ cõi” về phía Nam, mơi trường an
ninh phức tạp trong khu vực có thể bước vào một giai đoạn căng thẳng và phức tạp gia
tăng trong năm 2019. Đó là hệ quả của việc Trung Quốc đẩy mạnh củng cố lợi ích ở Biển
Đơng bằng sức mạnh qn sự và chính trị, kèm theo những hành động đe dọa quyết liệt
như tuần tra quân sự, tăng triển khai máy bay do thám, tàu khu trục tên lửa dẫn đường và
nhiều loại thiết bị quân sự.
Mặc dù tạm thời, hoạt động cải tạo các thực thể ở Biển Đông đang ở giai đoạn yên
ắng, nhưng cách hành xử của Trung Quốc ở vùng biển này vẫn cho thấy mục tiêu của
Trung Quốc là giành được vai trò bá chủ khu vực. Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa đạt được
mức độ kiểm soát mà nước này mong muốn đối với vùng lãnh hải quan trọng có tính chiến
lược này. Ở vùng lãnh hải mà 5 nước và vùng lãnh thổ khác cùng có tuyên bố chủ quyền,
9


quan điểm của Trung Quốc vẫn chịu sức ép và những gì mà nước này tuyên bố thuộc chủ
quyền của họ cũng chịu mối đe dọa chưa có hồi kết.
Thực ra, việc Bắc Kinh chỉ trích “hành động khiêu khích quân sự trắng trợn” của
Mỹ cho thấy những đòi hỏi chủ quyền cũng như lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đơng vẫn
mang tính chất dễ bị đe dọa. Do vậy, Trung Quốc sẽ còn tiếp tục hoạt động lấn chiếm và
cải tạo các thực thể trên Biển Đông, chừng nào vẫn nhận thấy mối đe dọa bên ngoài.
Sau giai đoạn đầu là 10 năm bồi đắp các đảo nhân tạo, giai đoạn bành trướng tiếp

theo của Trung Quốc sẽ là hợp nhất và củng cố sức mạnh quân sự ở những thực thể mà
nước này tuyên bố chủ quyền. Ví dụ, Bắc Kinh sẽ tăng cường bố trí binh sĩ tại nhiều đảo
đá nhỏ được cho là khơng có người ở, trong đó có bãi cạn Scarborough nằm cách đảo
Luzon của Philippines 140 dặm về phía Tây và hiện đang được phát triển. Việc thiết lập
các căn cứ quân sự đã đạt tới cấp độ cao nhất trong “tam giác chiến lược” của Trung Quốc.
Ngay cả với việc xây dựng các căn cứ không quân, hệ thống giám sát, hệ thống chuyển
giao vũ khí, thì tác động của những nỗ lực có phương pháp này của Trung Quốc ở Biển
Đông đã không thể đạt được sự thay đổi đáng kể về hiện trạng tương quan sức mạnh.
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã mở rộng diện tích của các đảo đá và san hơ hiện
có lên hàng nghìn hécta, song sự hiện diện quân sự và khả năng sẵn sàng đối phó vẫn chưa
đủ để tuyên bố quyền kiểm sốt đối với tồn bộ Biển Đơng. Q trình này có thể sẽ kéo
dài hơn nhiều so với mong muốn của Bắc Kinh. Việc Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo
các đảo nhỏ không khiến các nước khác hạ giọng trong các tuyên bố chủ quyền của họ ở
Biển Đông, cũng như không làm những tuyên bố chủ quyền của họ (vốn được các đối tác
và đồng minh ở xa hậu thuẫn) mất đi trong tương lai gần hay xa. Sự kết hợp của 3 yếu tố
sau đây sẽ làm gia tăng theo cấp số nhân nguy cơ xảy ra thêm hoạt động qn sự hóa ở
Biển Đơng: Đó là sự bành trướng trước kia và tiếp tục củng cố xây dựng và quân sự hóa
hiện này của Trung Quốc; Mỹ tuyên bố nguyên tắc tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế
cần được bảo lưu; và việc Bắc Kinh phủi bỏ những cam kết trước kia về việc không xây
dựng và cải tạo đảo đá ở Biển Đông.
Mặc dù năng lực quân sự của Trung Quốc chưa thể sánh với năng lực của Mỹ ở mọi
khía cạnh, ít nhất là về vấn đề chất lượng, nhưng hiện Bắc Kinh đã sở hữu sức mạnh quân
sự vượt trội. Trong ngắn hạn, nếu Trung Quốc muốn triển khai sức mạnh ở cấp độ vượt ra
khỏi khu vực Biển Đơng, thì điều Trung Quốc cần làm là bố trí sự hiện diện quân sự ở cấp
độ hợp lý và cần thiết bên ngoài biên giới lãnh thổ nước này. Trung Quốc tiếp tục tăng đầu
tư cho quân sự và nước này, dù đang đối mặt với nhiều đối thủ ở bờ Đơng, nhưng có một
mặt trận duy nhất cần tập trung chú ý: Vụ Giám đốc Tài chính Tập đồn viễn thông
Huawei Mạnh Vãn Châu bị bắt và cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ đã gây ra mối
quan ngại đáng kể, tạo ra sự ngụy biện hữu hiệu cho các hoạt động của Trung Quốc ở Biển
Đông.

Các vấn đề gây xao nhãng cũng giúp Trung Quốc có thời gian quý giá để thiết lập
sự hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn tại các thực thể mà nước này chiếm đóng ở Biển Đơng,
chứ khơng đơn thuần chỉ là tìm cách mở rộng và theo đuổi thêm nhiều kế hoạch bồi lấp.
10


Gần đây, Trung Quốc đã tìm các kế sách khác để thể hiện tuyên bố chủ quyền ở vùng lãnh
hải phía Nam với việc Brunei phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc thông qua các thỏa thuận
thương mại và tài chính. Dưới sức mạnh của “cây đũa thần chính trị”, Bắc Kinh khơng chỉ
bảo đảm được lợi ích của mình mà cịn đạt được cả lợi ích của Brunei, đồng thời lôi kéo
được một đồng minh rất cần thiết ở Biển Đơng vốn chưa thực sự lớn tiếng địi hịi chủ
quyền hoặc bị gây ảnh hưởng theo chiều hướng phục vụ các lợi ích chiến lược của Bắc
Kinh.
Philippines đã xích lại gần Trung Quốc sau khi bị quyến rũ bởi hứa hẹn mà chiến
lược “Vành đai và con đường” của Trung Quốc đem lại. Chiến lược này là một công cụ
chính trị hơn là cơng cụ kinh tế để Bắc Kinh tăng cường tầm ảnh hưởng đường hướng
chính sách đối với các nước cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đơng.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn kiên định trong chính sách của mình ở Biển Đơng, với
việc nhiều lần thách thức Trung Quốc và từng bước muốn biến Biển Đông thành “ao nhà”
của mình.
Trung Quốc đã cho thấy rằng các cách thức khác là để giúp nước này tiến xa hơn ở
Biển Đơng và mở rộng sự kiểm sốt trên thực tế của mình. Việc rút khỏi các cuộc đàm
phán chính thức và mua chuộc các nước láng giềng chỉ là 2 chiến thuật dễ thực hiện. 4
năm sau khi Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine, Moskva đã và tiếp tục thực hiện những
chiến thuật tương tự để thắt chặt sự kiểm sốt của mình đồng thời ngày càng củng cố lực
lượng ở bán đảo Biển Đen. Tương tự, Trung Quốc sẽ duy trì sự hiện diện ở nhiều thực thể
thuộc Biển Đông và tăng cường sự hiện diện quân sự nhằm chứng tỏ rằng quyền kiểm soát
của Bắc Kinh không thể dễ dàng bị chối bỏ, đặc biệt là sau những nỗ lực đã giúp Bắc Kinh
gia tăng đáng kể sự hiện diện quân sự ở Biển Đông cũng như nhanh chóng nâng cao vị thế.


Trung Quốc đang mất dần vị thế ở Biển Đông?
TTXVN (Oilprice.com) - Tuần trước, Quân đội Mỹ đã triển khai các máy bay ném
bom có năng lực hạt nhân B-52 Stratofortress trên khu vực Biển Đông chằng chịt những
tranh chấp, nơi họ vẫn “tiến hành các cuộc diễn tập thường lệ”. Tại các vùng biển tranh
chấp này, chính phủ Trung Quốc tuyên bố quyền sở hữu với các nguồn tài nguyên, bao
gồm khí đốt và dầu mỏ có giá trị lên tới hàng nghìn tỷ USD.
Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải sầm uất trên thế giới. Bao quanh
Biển Đông là rất nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, những điều kiện khiến nơi này trở nên
đáng giá như vậy cũng là nguyên nhân gây ra những căng thẳng lớn trong khu vực. Vùng
biển giá trị này hiện đang bị hàng loạt quốc gia và vùng lãnh thổ tuyên bố chủ quyền:
Brunei, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Trung
Quốc, nước có tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn diện tích Biển Đơng và cũng là bên
đưa ra lập trường ngang ngạnh nhất cùng với sự hiện diện qn sự lớn chưa từng có, đã
châm ngịi cho làn sóng bất mãn chính trị trong khắp khu vực. Dù Trung Quốc đã củng cố
sự hiện diện quân sự trong và xung quanh Biển Đông, song vị thế của họ vẫn chưa thể
sánh được với sự hiện diện quân sự khổng lồ của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương,
11


nơi Lầu Năm Góc đã triển khai được số lượng căn cứ quân sự vô song là 279 căn cứ. Và
Mỹ vẫn ln tích cực củng cố sự hiện diện này: Chiếc B-52 vừa được triển khai trên bầu
trời Biển Đông chỉ là hoạt động diễn tập quân sự bổ sung vào hàng loạt hoạt động khác mà
tất cả đều nhằm cơng khai khiêu chiến với chính sách của Trung Quốc và gửi đi những lời
cảnh báo đến cộng đồng quốc tế.
Trong một tuyên bố với tờ South China Morning Post có trụ sở tại Hong Kong,
người phát ngơn của hạm đội Khơng lực Thái Bình Dương cho biết “hai máy bay ném
bom B-52H Stratofortress đã cất cánh từ Căn cứ không quân Andersen, Guam, và tiến
hành diễn tập thường kỳ tại khu vực lân cận Biển Đông hôm 13/3, trước khi quay trở về
căn cứ. Máy bay chiến đấu Mỹ vẫn thường xuyên hoạt động ở Biển Đông nhằm hỗ trợ các
đồng minh, đối tác và một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.

Đồng hành với chuyến bay của các máy bay B-52 hôm 13/3 cịn có tàu chỉ huy lưỡng cư
USS Blue Ridge của Hạm đội 7 trực tiếp tiến vào vùng tranh chấp ở Biển Đông rồi mới
neo đậu ở Philippines.
Cuộc phô diễn của quân đội Mỹ diễn ra chỉ 1 ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike
Pompeo lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh về cái mà ông gọi là “xây dựng đảo trái phép tại
tuyến hàng hải quốc tế” nhằm cản trở các đối thủ cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển
Đông “tiếp cận nguồn tài nguyên năng lượng trị giá hơn 2,5 nghìn tỷ USD”. Đáp trả
những bình luận này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm 13/3
tuyên bố “việc làm này phục vụ lợi ích của các nước trong khu vực để các nước này có
thể xoay sở và giải quyết được những khác biệt theo cách riêng của mình, và cùng nhau
gây dựng hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng cho khu vực”, đồng thời còn nhấn
mạnh thêm rằng “một quốc gia nào đó khơng thuộc khu vực này đã liên tiếp gây ra những
phiền toái trong một nỗ lực nhằm phá vỡ sự yên bình ở khu vực. Đối với các nước trong
khu vực, những âm mưu như vậy là không thể chấp nhận được”.
Hoạt động diễn tập quân sự của Mỹ cũng diễn ra chỉ khoảng 1 tuần sau khi hai máy
bay B-52 khác nhau của Mỹ bay qua các hịn đảo ở Biển Đơng mà Trung Quốc tun bố
chủ quyền, trong khuôn khổ cuộc tập trận COPE North 2019. COPE là “cuộc tập trận lâu
đời được triển khai nhằm củng cố các chiến dịch trên không đa phương giữa Khơng qn
Mỹ, Hải qn Mỹ, Qn đồn Hàng hải Mỹ, Lực lượng Phòng khơng Nhật Bản và Khơng
qn Hồng gia Australia".
Trong vấn đề Biển Đông, một điều mà Mỹ và Trung Quốc chắc chắn có nhận thức
chung, đó là giá trị địa chính trị khổng lồ của nó. Theo một báo cáo đưa ra hồi tháng
2/2013 của hãng Thông tin mơi trường Mỹ, “Biển Đơng có trữ lượng khoảng 11 tỷ thùng
dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên tại các mỏ đã được khai thác”. Trong khi
đó, theo báo cáo cũng đưa ra năm 2013, Cơng ty Dầu mỏ Ngồi khơi Quốc gia Trung
Quốc “ước tính khu vực này chứa khoảng 125 tỷ thùng dầu và 500 nghìn tỷ feet khối khí
đốt tại các mỏ còn chưa được phát hiện”. Với những con số này, có thể chắc chắn rằng
chủ đề Biển Đơng sẽ khơng sớm phai nhạt trên trang nhất các báo.
12



Hai cựu quan chức cấp cao Philippines kiện Tập Cận Bình Trước Tịa án
quốc tế
TTXVN (Daily Inquirer, AP) - Theo nhật báo Philippines Daily Inquirer ngày
21/3, hai cựu quan chức cao cấp của Chính phủ Philippines đã đệ đơn kiện Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình ra trước Tịa án Hình sự quốc tế (ICC), đề nghị tịa truy tố nhà lãnh
đạo Trung Quốc về tội ác chống nhân loại do những hành động “tàn bạo” của Bắc Kinh ở
biển Hoa Nam (Biển Đơng) và trong lãnh hải Philippines.
Ơng Albert del Rosario, cựu ngoại trưởng và bà Conchita Carpio Morales, nguyên
là lãnh đạo cơ quan chống tham nhũng của Philippines, đã đệ đơn kiện nhân danh người
dân Philippines và nhân danh hàng trăm nghìn ngư dân Philippines “bị bách hại” do việc
Trung Quốc xây các đảo nhân tạo và chiếm đóng nhiều đảo ở Biển Đơng.
Trong đơn kiện, ơng del Rosario và bà Morales viết: “Với việc thực hiện kế hoạch
chiếm Biển Đơng một cách có hệ thống, Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức khác
của Trung Quốc đã phạm các tội ác nằm trong thẩm quyền xét xử của Tịa, đó là gây
những tác hại nặng nề, thường xuyên và hàng loạt đối với môi trường của các quốc gia
trong khu vực, không chỉ gây tổn hại cho các ngư dân, mà còn cho cả thế hệ hiện nay và
thế hệ tương lai của các nước”.
Đơn kiện của hai cựu quan chức Philippines nêu rõ Chủ tịch Tập Cận Bình và các
quan chức khác của Trung Quốc đã phạm các tội ác chống nhân loại như thế nào, trong đó
có lời khai của các ngư dân Philippines, bị mất phương tiện sinh sống do các hành động
của Trung Quốc trên Biển Đơng.
Khi cịn là nhà ngoại giao hàng đầu của Philippines, ông del Rosario đã đặt câu hỏi
về tính hợp pháp của các tuyên bố chủ quyền rộng lớn của Trung Quốc và các động thái
khác của nước này ở Biển Đông trong một vụ kiện quốc tế quan trọng chống lại Bắc Kinh.
Trong vụ kiện này, Philippines giành chiến thắng, song Trung Quốc lại lờ đi.
Tháng 7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực ra phát quyết rằng những tuyên bố chủ
quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông dựa trên các căn cứ lịch sử là không có giá trị,
và các lực lượng của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp khi ngăn cản ngư dân Philippines
tới bãi cạn Scarborough có tranh chấp. Tịa án này cũng tuyên bố rằng Trung Quốc đã

không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Cơng ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
về bảo vệ mơi trường vì đã tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo và dung túng cho các hoạt
động đánh bắt cá trái phép của ngư dân Trung Quốc.
Đơn kiện của hai cựu quan chức Philippines viết rằng bất chấp phán quyết của Tòa
trọng tài và một thỏa thuận năm 2002 với ASEAN nhằm chấm dứt việc chiếm đóng và xây
dựng ở các khu vực có tranh chấp, Bắc Kinh vẫn “bí mật” lên kế hoạch và sau đó là xây
dựng các đảo nhân tạo ở những khu vực này. Đơn kiện có đoạn: “Điều này đã khiến các
nguồn tài nguyên thiên nhiên trị giá hàng tỷ USD - bao gồm các đàn cá và khí đốt - cùng
các tuyến đường biển nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh”.
Theo hãng tin AP, đơn kiện của 2 cựu quan chức Philippines cũng nêu rõ những
hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong những thập kỷ qua, từ năm 1974 13


khi nước này đánh bật các lực lượng của Việt Nam ra khỏi quần đảo Hoàng Sa, đến năm
1995 - khi Trung Quốc chiếm đóng Đá Vành Khăn của Philippines, và năm 2013 - khi Bắc
Kinh bắt đầu xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Hãng tin AP cho biết, ngồi ơng Tập Cận Bình, đơn kiện của ơng del Rosario và bà
Morales còn nhắc đến những “đồng phạm” khác là Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị và
Đại sứ Trung Quốc tại Manila Triệu Giám Hoa.
Việc hai cựu quan chức Philippines đệ đơn kiện chống lại Trung Quốc hoàn toàn đi
ngược lại nỗ lực thiết lập mối quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh của Tổng thống Rodrigo
Duterte kể từ khi ông nhậm chức hồi giữa năm 2016. Không chỉ cải thiện quan hệ với
Trung Quốc, ơng Duterte cịn thường xuyên chỉ trích các chính sách an ninh của Mỹ - một
đồng minh của Philippines.
Lá đơn kiện đã được 2 cựu quan chức cao cấp Philippines gửi cho Tòa hình sự quốc
tế (ICC) vào ngày 15/3, trước khi Manila chính thức rút khỏi hiệp ước thành lập ICC
(17/3/2019). Tổng thống Duterte đã quyết định rút Philippines khỏi hiệp ước thành lập
ICC sau khi tòa án này vào tháng 2/2018 tiến hành “xem xét sơ bộ” về tội ác chống nhân
loại mà Tổng thống Duterte bị cáo buộc, do đã có quá nhiều người bị sát hại ở Philippines
trong chiến dịch bài trừ ma túy mà ông phát động.

Khi được hỏi, Tổng thống Duterte tỏ ra nghi ngờ khả năng thành công của hai cựu
quan chức Philippines trong vụ kiện này bởi ICC khơng có thẩm quyền xét xử đối với
Trung Quốc - quốc gia không tham gia Quy chế Rome thành lập ra tịa án này. Ơng nói:
“Bất kỳ ai cũng có thể kiện chống lại người khác, tuy nhiên việc kiện này có thành cơng
hay khơng, hay liệu chúng ta có quyền xét xử hay khơng, lại là chuyện khác”.
Theo AP, phía Trung Quốc chưa có phản ứng nào về vụ việc này.

Cách để Mỹ giành lại Philippines từ tay Trung Quốc
TTXVN (scmp.com) - Trang mạng của South China Moring Post (Bưu điện Hoa
Nam Buổi sáng) ngày 20/3 đã đăng bài viết của tác giả Simon Tay với tựa đề: "Để giành
lại Philippines từ tay Bắc Kinh, Mỹ phải nhìn xa hơn vấn đề Biển Đơng". Bài báo viết:
Khi nhắc tới Philippines, người ta thường chỉ tập trung vào vấn đề biển Hoa Nam
(Biển Đông) và các tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc. Tiếp theo sẽ là tính cách,
một số phát biểu gây tranh cãi của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Hầu như ít ai
quan tâm tới nền kinh tế của quốc gia này - mặc dù khơng phải là khơng có trục trặc, song
là nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực. Tuy nhiên, 3 vấn đề kể trên
có tác động qua lại lẫn nhau và có tầm quan trọng rất lớn, vượt ra khỏi biên giới của quần
đảo này. Chuyến thăm Manila gần đây của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thu hút sự
chú ý của dư luận đối với những vấn đề này. Ngoại trưởng Pompeo một lần nữa khẳng
định với Philippines về phạm vi của Hiệp ước An ninh chung giữa hai nước, trong đó xác
định rõ rằng Mỹ sẽ phản ứng đối với bất kể cuộc tấn công nào nhằm vào máy bay hay tàu
thuyền của Philippines ở Biển Đơng. Những phát biểu như vậy nhằm tìm cách làm yên
14


lòng Philippines trong bối cảnh Trung Quốc đang xây dựng các tiền đồn quân sự ở trên
biển.
Đối lập với sự giải thích mơ hồ của các chính quyền Mỹ trước đây, tuyên bố nói
trên của Ngoại trưởng Pompeo rất rõ ràng - một điều hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, phản ứng
của chủ nhà Philippines lại khá bất ngờ. Người đồng cấp của ông Pompeo, Bộ trưởng

Ngoại giao Teodoro Locsin ủng hộ quan điểm cho rằng "sự răn đe tốt nhất nằm ở sự mập
mờ". Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói rằng ơng ít lo ngại về việc
Mỹ thiếu sự đảm bảo đối với Philippines mà lo ngại nhiều hơn về việc hiệp ước an ninh
chung với Mỹ có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh. Ơng khẳng định: "Chúng tơi (người
Philippines) khơng tìm kiếm và mong muốn điều đó".
Giới truyền thơng Manila đang khai thác sự khác biệt giữa hai quan điểm tại
Philippines. Chính quyền của cựu Thủ tướng Aquino từng tích cực tìm kiếm sự ủng hộ
nhiều hơn và rõ ràng hơn từ phía Mỹ. Tuy nhiên hiện nay, Manila lại không hoan nghênh
cam kết của Mỹ tại Biển Đơng, và thay vào đó là lo ngại sẽ bị kéo vào một cuộc xung đột.
Phần lớn sự thay đổi này xuất phát từ các chính sách dưới thời Tổng thống Duterte.
Trong khi các chính quyền tiền nhiệm tích cực theo đuổi các vụ kiện Biển Đơng chống lại
Trung Quốc, thì ơng Duterte lại quan tâm hơn tới việc đàm phán. Tính cách cũng đóng
một vai trị quan trọng trong vấn đề này. Mặc dù cả hai đều là những tính cách rất đặc biệt,
song Tổng thống Mỹ D. Trump và ơng Duterte khơng có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với
nhau. Người Mỹ chỉ trích ông Duterte về một số vấn đề, đặc biệt là vấn đề nhân quyền khi
ông Duterte thực hiện cuộc chiến chống lại những kẻ buôn ma túy và cho phép xử bắn mà
không cần qua xét xử. Ngoại trưởng Pompeo trong chuyến thăm Manila mới đây đã một
lần nữa nhắc lại những vấn đề này.
Cũng trong chuyến thăm này, ông Pompeo nhắc lại lời mời Tổng thống Philippines
thăm Nhà Trắng. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa xảy ra.
Đầu tư của Mỹ vào Philippines đang gặp nhiều vấn đề. Tổng đầu tư của Mỹ vào
Philippines - thuộc địa cũ của Mỹ - vẫn ở mức khá lớn, song những khoản đầu tư mới
đang chậm lại. Việc chính quyền Trump nâng thuế nhập khẩu là một trong những lý do
dẫn tới tình trạng này, và nguyên nhân khác là tỷ lệ lạm phát cao nhất trong vòng 9 năm
qua tại Philippines hồi năm ngoái.
Ngược lại, đầu tư của Trung Quốc và những lợi ích thương mại mà quốc gia này
đem lại đang ngày càng tăng lên. Chính quyền Duterte đang nhấn mạnh chương trình xây
dựng cơ sở hạ tầng "Xây dựng, xây dựng và xây dựng", vốn cần tới 120 tỷ USD. Trung
Quốc đã cam kết thực hiện một thỏa thuận đầu tư trị giá 24 tỷ USD, và mặc dù mọi việc
đang diễn ra chậm hơn mong đợi, song 2 cây cầu do Trung Quốc hỗ trợ ngân sách bắc qua

sông Pasig ở Manila là minh chứng cho những gì Trung Quốc có thể làm cho Philippines.
Đầu tư của Trung Quốc cũng đang tăng lên trong những lĩnh vực khác, đặc biệt là
lĩnh vực bất động sản, đánh bạc và cá cược. Những thay đổi này thể hiện rõ trong những
dự án khai khẩn mới dọc theo Vịnh Manila, chỉ ngay bên ngồi sân bay. Người ta có thể
cảm nhận rõ ràng sự hiện diện của Trung Quốc trong sự phát triển của những sòng bạc,
15


trung tâm thương mại, khách sạn đồ sộ và cầu kỳ. Giá cho thuê văn phòng ở những khu
vực này tăng vọt, cao hơn nhiều so với những khu vực khác của thành phố.
Mặc dù một số người Philippines hoan nghênh và hưởng lợi từ sự thay đổi này,
song nhiều người khác lại bị chèn ép và phàn nàn về nó. Họ khơng chỉ lo ngại các cơng
nhân Trung Quốc sẽ lấy mất việc làm của họ, mà còn lo lắng sẽ xảy ra tình trạng trốn thuế
và vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó là những quan ngại về vấn đề môi trường và xã hội đối
với hoạt động khai khẩn đất đai quy mô lớn dọc theo Vịnh Manila.
Các hòn đảo và nhiều bãi đá khác ở biển Hoa Nam (Biển Đông) vẫn đang xảy ra
tranh chấp, trong khi Hải quân Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện các cuộc tuần tra "tự do hàng
hải" trong những khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, Trung Quốc
không chỉ đổ rất nhiều tiền và cát để cải tạo các khu vực tranh chấp trên biển này. Trung
Quốc hiện đang thực hiện động thái mới và tranh cãi khơng chỉ cịn ở trên biển, mà cả trên
bờ, và ngay trong lịng thủ đơ Manila. Nếu Mỹ muốn khơi phục lại ảnh hưởng của mình,
chính quyền của Tổng thống Trump phải làm nhiều hơn nữa chứ không chỉ dừng lại ở việc
nói về một thỏa thuận phịng thủ xưa cũ và mời ông Duterte tới thăm.

III. CÁC VẤN ĐỀ QUỐC TẾ
ĐÔNG NAM Á

Bùng phát tranh cãi về lịch sử đảo chính ở Campuchia
TTXVN (Khmer Times) - Theo nhật báo Khmer Times, Thủ tướng Campuchia
Hun Sen đã phản ứng gay gắt với tuyên bố của con trai Thống chế Lon Nol hiện giữ chức

vụ Chủ tịch Đảng Cộng hòa Khmer khi ông này cho rằng Lon Nol không thực hiện cuộc
đảo chính Quốc trưởng Norodom Sihanouk vào năm 1970.
Tại lễ tốt nghiệp của sinh viên Trường đại học Giáo dục tại Phnom Penh sáng 21/3,
Thủ tướng Hun Sen khẳng định cuộc đảo chính năm 1970 do Thống chế Lon Nol cầm đầu
được sự hỗ trợ của nước ngoài. Thủ tướng Hun Sen nói: “Vào thời điểm năm 1970, Lon
Nol và Sisowath Sirik Matak không hùa nhau âm mưu gây chiến tranh, đảo chính, và sau
đó bị người nước ngồi xúi giục, cuộc đảo chính lẽ ra đã khơng xảy ra”.
Tháng 3/1970, trong khi Quốc trưởng Norodom Sihanouk (tước hiệu hoàng tộc là
Hồng thân) đang cơng du Moskva, Quốc hội Campuchia đã bỏ phiếu phế truất ơng khỏi
quyền lực buộc Hồng thân Norodom Sihanouk phải thành lập một chính phủ lưu vong ở
Bắc Kinh, Trung Quốc. Thống chế Lon Nol (lúc đó là Thủ tướng chính phủ) đã tiếp quản
chính quyền Campuchia cho đến khi bị Khmer Đỏ phế truất năm 1975. Nhiều nhà phê
bình đã coi việc tiếp quản của Lon Nol là một cuộc đảo chính do Mỹ hậu thuẫn.
Trả lời nhật báo Khmer Times trong cuộc thảo luận Cross-Talk ngày 20/3 có chủ đề
“Ngày 18/3/1970 có phải là một cuộc đảo chính?” Lon Rith nói rằng ơng tự hào về cha
mình: “Cha tơi khơng phải là kẻ phản bội. Tơi khơng nói ơng là một anh hùng”. Lon Rith
16


nhấn mạnh dưới thời cha ông cầm quyền, Lon Nol là “người đáng kính” ln mong muốn
điều tốt nhất cho đất nước.
Theo Lon Rith, việc kêu gọi loại bỏ Hoàng thân Norodom Sihanouk khỏi quyền lực
một cách hịa bình đã được Quốc hội thực hiện. Lon Rith khẳng định: “Đó khơng phải là
quyết định của Thống chế Lon Nol, đó là quyết định của Quốc hội và người dân
Campuchia. Họ khơng cịn tin tưởng vào Hồng thân Sihanouk”.
Lon Rith cho biết thêm cha của ơng và Hồng thân Sisowath Sirik Matak và các
chính trị gia khác đã ủng hộ việc loại bỏ Hồng thân Norodom Sihanouk vì qn đội miền
Bắc Việt Nam được phép xâm nhập vào lãnh thổ Campuchia trong thời gian chiến tranh
Việt Nam. Đã có tới 80.000 binh lính Việt Nam được phép như vậy.
Lon Rith cho rằng cơng chúng khơng nên đổ lỗi cho chính phủ của Lon Nol và gọi

việc lật đổ Hoàng thân Norodom Sihanouk là khúc dạo đầu của cuộc diệt chủng Khmer
Đỏ. Lon Rith nói: “Phong trào Khmer Đỏ được hình thành trước khi thành lập nhà nước
Cộng hòa Khmer nhưng thời điểm đó họ khơng đủ mạnh. Nếu Hồng thân Norodom
Sihanouk khơng khích lệ nhân dân chiến đấu (chống chính phủ mới), thì Khmer Đỏ sẽ
khơng thể mạnh hơn. Người dân u mến Hồng thân Norodom Sihanouk. Ơng là một
nhân vật ảnh hưởng mạnh đối với nhân dân”.
Khi được hỏi về di sản của cha mình, Lon Rith nói rằng ơng tự hào vì cha ơng
muốn điều tốt nhất cho đất nước. Theo Lon Rith, “những gì Lon Nol làm khơng phải vì lợi
ích riêng mà đó là ý chí của người dân Campuchia”.
Người phát ngôn Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Sok Eysan nói rằng chính việc
tiếp quản quyền lực của Thống chế Lon Nol được chính phủ Mỹ hậu thuẫn đã dẫn đến sự
trỗi dậy của Khmer Đỏ. Ông Sok Eysan khẳng định: “Lịch sử đã được ghi lại. Nếu khơng
có sự hỗ trợ từ chính phủ Mỹ, sẽ khơng có đảo chính. Khơng chỉ có tơi, hầu hết người
Campuchia đều biết điều này, đặc biệt là nạn nhân của gần 3 triệu quả bom Mỹ”.
Nhà phân tích chính trị Lao Mong Hay (thân đối lập) cho biết vụ lật đổ Hồng thân
Norodom Sihanouk trong thập niên 1970 khơng phải là một cuộc đảo chính. Theo Lao
Mong Hay: “Nói về mặt pháp lý hay về mặt hiến pháp, tuyên bố trái ngược đã phá hủy
tính hợp pháp của chính phủ Lon Nol”.

Giới tướng lĩnh Thái Lan có thể chi phối kết quả bầu cử?
TTXVN (eastasiaforum.org) - Đối với giới tướng lĩnh Thái Lan, cuộc bầu cử năm
2019 cần được tiến hành một cách thận trọng để chính phủ tiếp tục duy trì quyền lực, cải
thiện tính hợp pháp của mình đối với cả dư luận trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Hội đồng
quốc gia vì hịa bình và trật tự (NCPO) có thể đã tính tốn sai về khả năng kiểm sốt các
cuộc bầu cử và củng cố uy tín.
Hiến pháp và luật bầu cử trên thực tế được xây dựng một cách thận trọng để gây bất
lợi cho hai chính đảng lớn là đảng Pheu Thai và đảng Dân chủ. Trong khi đó, giới tướng
lĩnh lại được quyền bổ nhiệm 250 thượng nghị sĩ, những người sẽ cùng các thành viên Hạ
viện dân cử lựa chọn vị trí thủ tướng. Theo Hiến pháp, Prayut Chan-o-cha cũng có thể
17



được chỉ định làm thủ tướng dù không phải là thành viên của bất kỳ chính đảng nào. Điều
này cho phép ơng có sự linh hoạt lớn trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của 126 nhà lập pháp,
sự hậu thuẫn mà ơng cần để duy trì quyền lực.
Việc xây dựng một hiến pháp và luật bầu cử có lợi là điều khả thi, song việc kiểm
sốt tiến trình bầu cử lại khó khăn hơn nhiều. Vì vậy, giới tướng lĩnh quân đội đã có những
nỗ lực mạnh mẽ. Các cuộc bầu cử được Ủy ban Bầu cử Thái Lan (ECT) giám sát, song
PNet - một tổ chức phi chính phủ chuyên giám sát độc lập các cuộc bầu cử - gần đây vừa
xếp hạng “F” cho ECT, nhấn mạnh đơn vị này “không thể thể hiện rằng họ không bị chính
trị chi phối”. ETC mới đây ra phán quyết cho rằng việc chính phủ phát tờ rơi cho người
già và người nghèo trong giai đoạn đầu chiến dịch tranh cử không hề vi phạm luật bầu cử
và đảng Phalang Pracharat Party (PPRP) thân chính phủ cũng khơng nhận các khoản tiền
ủng hộ trái phép. ETC cũng cho phép thủ tướng có thể tranh cử cùng chính đảng bổ nhiệm
ơng. Trong khi đó, với đảng Thai Raksa Chart phản đối chính phủ, ECT vội vã đề nghị giải
tán đảng này thay vì tn thủ đúng các quy trình. Tịa án Tối cao sau đó cũng thơng qua
kiến nghị của ECT.
Các ứng cử viên từ nhiều đảng tại 4 khu vực bầu cử Thái Lan đều không tin tưởng
ECT, và thậm chí ứng cử viên của các đảng ủng hộ chính quyền còn cho rằng cơ quan này
hoạt động thiếu hiệu quả. Ứng cử viên từ các đảng bài chế độ không chỉ đặt dấu hỏi về
năng lực của ECT, mà còn lo ngại về việc cơ quan này quá chú trọng tới những vi phạm
nhỏ nhặt và vin vào đó để hợp pháp hóa việc cấm đốn các ứng cử viên và chính đảng
khác.
Các đảng đối lập cũng phải tìm cách chống đỡ trước Ủy ban Thông tin liên lạc và
truyền phát quốc gia (NBTC). NBTC đã tìm cách cắt sóng kênh truyền hình Voice TV có
xu hướng đối lập suốt 15 ngày trong suốt quá trình bầu cử song khơng được tịa án tối cao
thơng qua. Những chính đảng này cũng đối mặt với mối đe dọa từ các cuộc điều tra hình
sự.
Dù khơng đáng ngạc nhiên song trớ trêu là những nỗ lực kiểm soát kết quả bầu cử
lại khiến chính quyền vấp phải phản ứng tiêu cực. Các cuộc thăm dò dư luận gần đây do

báo The Nation tiến hành cho thấy, PPRP chỉ có thể giành được 62 trên tổng số 350 ghế
được bầu, trong khi Pheu Thai có thể giành được 136 ghế. Cuộc tuần hành do PPRP tiến
hành tại Korat mới đây chỉ có khoảng vài trăm người tham gia.
Theo kết quả cuộc thăm dò do Viện Quốc vương Prajadhipok tiến hành, khoảng
96% số cử tri đủ tư cách dự kiến sẽ đi bỏ phiếu, và nhiều người cho rằng sự hào hứng nào
có lẽ khơng phải vì là để ủng hộ chính phủ hay hiện trạng đất nước.
Các chính đảng cũng nhanh chóng có động thái đáp lại xu thế tâm lý cử tri. Đảng
Dân chủ, nhiều khả năng giành được số ghế nhiều thứ hai sau Pheu Thai, gần đây tuyên bố
sẽ không ủng hộ ông Prayuth tiếp tục làm thủ tướng. Chính đảng này trước đây thường có
lập trường khơng mấy rõ ràng, và cũng có điều kiện thành lập đối tác liên minh với cả các
lực lượng ủng hộ cũng như phản đối chính phủ. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin
Bloomberg, lãnh đạo đảng Bhum Jai Thai (BJT) Anuthin Charnvirakul nhấn mạnh rằng
18


chính đảng này sẽ chờ kết quả của cuộc bầu cử rồi mới đưa ra lập trường cuối cùng căn cứ
vào nguyện vọng của người dân. BJT vốn được xem là lực lượng trung thành với chính
phủ.
Tuy nhiên, dù các tín hiệu cho thấy chính phủ khơng có được sự ủng hộ mạnh mẽ,
nhiều người vẫn nhận định khả năng giới tướng lĩnh tiếp tục kiểm soát kết quả của cuộc
bầu cử lần này. Nhiều học giả và ứng cử viên cho rằng các tướng lĩnh sẽ tận dụng các
nguồn lực để thuyết phục các chính đảng nhỏ và các nghị sĩ độc lập ủng hộ các lực lượng
ủng hộ chính phủ sau bầu cử. Dù Prayut nhiều khả năng sẽ quay trở lại quyền lực, song
chưa ai rõ mục tiêu thực sự của ông. Việc thao túng các cuộc bầu cử để đảm bảo việc tại
nhiệm nhiều khả năng sẽ khiến uy tín và sự ủng hộ của cử tri trong nước dành cho ông bị
hủy hoại, dù rằng chiến thắng sau một tiến trình bầu cử có thể giúp xoa dịu áp lực về dân
chủ của cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh này, những lo ngại về sự ổn định của chính phủ
trong tương lai rõ ràng là điều khó có thể tránh.
TRUNG QUỐC


Vai trị chiến lược của BRI
TTXVN (eurasiareview.com) - Sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI) vẫn
thường xuyên được phân tích về tầm quan trọng kinh tế và địa chính trị. Một “chức năng”
thứ 3 của BRI là ngăn chặn liên minh quân sự cũng như “liên minh cân bằng mềm” chống
lại Bắc Kinh của các nước châu Á nhỏ hơn cùng các quốc gia như Mỹ và Ấn Độ. Do vậy,
BRI là công cụ lớn của Trung Quốc để thực thi chiến lược chia rẽ ở Ấn Độ Dương-Thái
Bình Dương.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc và việc nước này mở rộng hiện diện hải quân ở Ấn Độ
Dương và biển Hoa Nam đã không thể khiến các nước lập ra một “liên minh cân bằng
quyền lực” chống lại Bắc Kinh. Thậm chí sự củng cố quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương
trước và sau chiến lược “xoay trục” về châu Á năm 2012 đã không đủ mạnh như nhiều
người kỳ vọng về mục tiêu đạt được sự cân bằng quyền lực.
Câu hỏi khó ở đây là nếu cân bằng quyền lực là hành động tất yếu diễn ra thì tại sao
chúng ta chỉ chứng kiến các hoạt động có giới hạn trong lĩnh vực quân sự cũng như thiết
lập liên minh trước sự xâm lấn của Trung Quốc?
Thay vì tích cực tiến hành cân bằng quân sự, nhiều quốc gia viện tới chính sách cân
bằng mềm dựa trên các cơ chế thể chế, thiết lập các liên minh một cách giới hạn và chỉ
củng cố một phần lực lượng vũ trang. Họ chỉ vũ trang một cách “thờ ơ” và không đến mức
tạo ra một sự cân bằng quyền lực nếu xét về mặt quân sự. Thậm chí các nỗ lực cân bằng
mềm thông qua các thể chế đang bị cản trở bởi các hành động cân bằng mềm ngược lại
của Trung Quốc cũng như các chính sách chia rẽ để khuyến khích một số quốc gia ngả về
Bắc Kinh hoặc duy trì vai trị trung lập.
Tại sao lại “Khơng cân bằng”?
19


Câu hỏi hóc búa “Tại sao lại khơng cân bằng?” có thể được lý giải mà khơng cần
nhắc tới chiến lược bành trướng của Trung Quốc. Có vẻ như Trung Quốc đã thực sự phát
triển các chiến lược bất đối xứng dưới vỏ bọc của tồn cầu hóa kinh tế và cung cấp viện
trợ kinh tế cho các nước nhỏ hơn ở châu Á-Thái Bình Dương, và tìm cách ngăn chặn một

liên minh cân bằng nổi lên trong trật tự hiện nay.
Nỗ lực tích cực của Trung Quốc nhằm chống lại một liên minh, cho dù là liên minh
cân bằng mềm, được thấy rất rõ qua hoạt động tương tác của họ với các nước khác. Trong
cuốn sách “Restraining Great Powers: Soft Balancing from Empires to the Global Era”
(tạm dịch: Hạn chế quyền lực nước lớn: Chính sách cân bằng mềm từ thời đế quốc tới kỷ
nguyên toàn cầu), tác giả James McGill đã mô tả các nỗ lực của các quốc gia và các nhân
tố như Nhật Bản, Ấn Độ và ASEAN để sử dụng các thể chế và liên minh có giới hạn để
cân bằng các chính sách đe dọa của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này đã gây sự chú ý của
Trung Quốc và Bắc Kinh đã tiến hành các nỗ lực ngoại giao ráo riết để ngăn chặn các liên
minh cân bằng như vậy.
Trung Quốc đặc biệt phản đối Ấn Độ tham gia liên minh cân bằng mềm giữa 4
quốc gia (hay còn gọi là “Bộ tứ”) với Mỹ, Nhật Bản và Australia. Tại hội nghị thượng đỉnh
Trung-Ấn ở Vũ Hán hồi tháng 5/2018, Chủ tịch Tập Cận Bình dường như đã thuyết phục
thành cơng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi không cho phép Australia tham gia cuộc tập
trận hải quân thường niên Malabar giữa Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.
Bắc Kinh hiện quan ngại rằng nhóm “Bộ tứ” có thể nhằm mục tiêu theo đuổi chính
sách cân bằng mềm, nhưng họ cũng có khả năng trở thành liên minh “cân bằng cứng”.
Quyết định của Ấn Độ không tham gia vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng do Mỹ dẫn đầu
với ba nước còn lại cho thấy chiến lược chia rẽ của Trung Quốc ít nhất có hiệu quả trong
ngắn hạn.
Trung Quốc chia rẽ ASEAN?
Tương tự, Trung Quốc cũng tìm cách gây chia rẽ các nước ASEAN trong vấn đề
Biển Đông. Các nỗ lực của ASEAN nhằm theo đuổi chính sách cân bằng mềm thông qua
các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), Diễn đàn Khu
vực ASEAN (ARF), ASEAN+3, đều dựa trên kỳ vọng hạn chế sự hung hăng của Trung
Quốc ở Biển Đông thông qua các cơ chế thể chế cân bằng mềm.
Tuy nhiên, kể từ năm 2010, ASEAN chỉ đưa ra các nghị quyết được “cắt gọt” tại
các cuộc họp thường niên và thậm chí trong một vài năm khơng đưa ra được tuyên bố
chung do thiếu sự đồng thuận giữa các thành viên. Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đã
giúp Bắc Kinh trong trường hợp này.

BRI: Cơ chế của Trung Quốc để ngăn chặn liên minh cân bằng
Giới phân tích đã thảo luận về các ưu điểm và nhược điểm kinh tế và chính trị của
BRI. Tuy nhiên, họ lại phớt lờ chức năng chính của BRI về phương diện chiến lược. Bắc
Kinh sử dụng các công cụ kinh tế để ngăn chặn liên minh cân bằng, cả liên minh “mềm”
và “cứng”, nổi lên ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. BRI hiện trở thành nguồn
đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng cho nhiều nước trong khu vực.
20


Các nước này khó có thể tham gia một liên minh cân bằng quân sự chống lại Bắc
Kinh. Các cường quốc khu vực lớn hơn như Ấn Độ và Nhật Bản bị cản trở bởi thiếu nguồn
lực sẵn có để dành cho các nước trong khu vực như Trung Quốc đang làm. Điều này khiến
họ không được ưu tiên xét đến trong các tính tốn chiến lược của các nước trong khu vực
để thiết lập một liên minh.
Các nước nhỏ hơn ở Nam Á như Bangladesh, Sri Lanka, Nepal và Maldives - đã bị
chia rẽ với Ấn Độ bởi BRI và các khoản viện trợ kinh tế và cơ sở hạ tầng khác mà Trung
Quốc đem lại. Ấn Độ do vậy bị buộc phải hỗ trợ kinh tế cho các nước này, dù không tương
xứng về mặt số lượng, để ngăn chặn họ ngả hoàn toàn vào quỹ đạo của Bắc Kinh.
BRI đã giúp Trung Quốc củng cố "liên minh cân bằng cứng" với các nước như
Pakistan. Tuy nhiên, không quá nhiều nước tham gia liên minh quân sự với Trung Quốc,
điều cho thấy tiền có thể mua được lịng trung thành, nhưng việc hình thành một liên minh
có triển vọng trong thế kỷ 21 sẽ rất khó khăn.
Việc khiến các nước nhỏ hơn tỏ ra thờ ơ và do đó, ngăn chặn họ thành lập liên minh
cân bằng với Mỹ, Ấn Độ hay Nhật Bản để chống lại ý định bành trướng của Trung Quốc
có thể là “thành tựu” lớn nhất mà Trung Quốc có thể đạt được hiện nay.

Huawei: Chiến thuật “phản công để thủ” của Trung Quốc
TTXVN (Bloomberg, La Tribune, Le Point) - Bị Mỹ cáo buộc 23 trọng tội, từ
đánh cắp công nghệ thông tin, vi phạm lệnh cấm vận Iran đến làm gián điệp, Huawei
không thụ động chịu địn. Chính quyền Bắc Kinh lên tuyến đầu bảo vệ mũi nhọn chiến

lược với các biện pháp đe dọa và trả đũa phương Tây trong khi đích thân Huawei phản
cơng lại Mỹ qua tịa án tại Texas, kiện Mỹ vu khống và đòi bồi thường thiệt hại, với dụng
ý gì?
Trước hết, trong chiến dịch tấn cơng tập đoàn Trung Quốc, Washington tố cáo
Huawei, với trang thiết bị của hệ thống di động tối tân 5G, làm gián điệp cho chế độ Trung
Quốc. Mỹ cũng muốn truy tố lãnh đạo số hai của Huawei, bà Mạnh Vãn Châu ra tòa về tội
vi phạm lệnh cấm vận Iran. Bị bắt tại Canada vào tháng 12/2018, con gái của nhà sáng lập
Huawei, Nhậm Chính Phi, đang chờ tư pháp Canada xem xét có dẫn độ sang Mỹ hay
khơng. Và ngày 8/5 tới đây, bà Mạnh Vãn Châu sẽ được đưa ra trình diện thẩm phán.
Bắc Kinh hù dọa Canada?
Theo suy đoán của giới chuyên gia, thái độ do dự của Canada bắt nguồn từ sự kiện
Trung Quốc bắt giam hai công dân Canada và kết tội họ vi phạm an ninh quốc gia Trung
Quốc. Tuy Bắc Kinh phủ nhận nhưng báo chí và giới phân tích phương Tây xem đây là
những biện pháp trả đũa của Bắc Kinh. Qua đó có thể khẳng định Huawei có “liên hệ mật
thiết” với chế độ Cộng sản Trung Quốc.
Ý thức được sơ hở này, đích thân ơng Nhậm Chính Phi, ngun là một cựu sĩ quan
sáng lập viên Huawei, phải lên tiếng cải chính:
“Tơi khơng thấy có mối quan hệ nhân quả nào giữa quan điểm chính trị cá nhân và
hoạt động của Huawei”.
21


Ơng Nhậm Chính Phi cịn cam đoan “Huawei từ chối mọi yêu cầu hợp tác của Bắc
Kinh cung cấp thông tin nhạy cảm”.
Vấn đề là theo một đạo luật về an ninh của Trung Quốc ban hành năm 2017, tất cả
cơng dân và doanh nghiệp Hoa lục đều có bổn phận phải trợ giúp các cơ quan gián điệp
Trung Quốc. Nhận định về vụ việc này, Ủy viên châu Âu Andrus Anship đặc trách công
nghệ số của châu Âu tuyên bố với Bloomberg rằng “chúng ta không thể tiếp tục ngây thơ
với Trung Quốc”.
Nhiều nước châu Âu đã tính đến giải pháp triệt để như Mỹ, Nhật Bản, Australia,

New Zealand hoàn toàn tẩy chay Huawei, cấm cửa mạng lưới 5G của tập đồn Trung
Quốc.
Huawei: Khơng hợp tác 100% với an ninh Trung Quốc?
Với lập luận là phải có bằng chứng mới buộc tội được, Huawei phản pháo và kiện
ngược lại Mỹ tại một tòa án ở Texas. Quách Phi, một trong những chủ tịch luân phiên của
Huawei lý giải: “Quốc hội (ủy ban điều tra) không đưa ra được một bằng chứng nào để
biện minh cho việc cấm một số sản phẩm của Huawei. Chính phủ Mỹ tìm mọi cách để phỉ
báng Huawei. Chúng tôi sẽ đòi bồi thường”.
Trái lại, cố vấn pháp lý của Huawei là luật gia Tống Lưu Bình (Song Liu Ping) nhìn
nhận tập đồn có “đáp ứng” một số u cầu của cơng an tình báo, nhưng để chống “khủng
bố và tội ác hình sự”. Cũng theo Tống Lưu Bình, nếu Huawei cài đặt “backdoors” để đánh
cắp thơng tin thì xem như “tự sát thương mại” nếu vụ việc bị bại lộ.
Theo nhận định của nhật báo kinh tế La Tribune (Pháp), chính quyền Trung Quốc
phải “vươn móng” bảo vệ Huawei, vũ khí chiến lược quan trọng cạnh tranh với Mỹ trong
lĩnh vực công nghệ viễn thơng tương lai. Nếu Huawei bị suy yếu thì kinh tế Trung Quốc sẽ
bị vạ lây.
Kiện Mỹ: Không cần thắng chỉ cần trường kỳ lấn tới
Câu hỏi đặt ra là vụ phản công của Huawei trên lĩnh vực tư pháp sẽ đi đến đâu? Rất
khó dự đốn nhưng theo tuần báo Le Point (Pháp), Tổng thống Donald Trump vẫn có thể
ra sắc lệnh cấm tập đoàn Trung Quốc vào thị trường Mỹ. Trong bối cảnh Mỹ bước vào
mùa bầu cử cộng với đe dọa của chính quyền Trung Quốc, chiến thuật của Huawei, đưa
vấn đề ra pháp lý, có vẻ thuận lợi theo nghĩa “yên tâm kéo dài thời gian giằng co với Mỹ”.
Từ Houston, Texas, nhà báo Hà Ngọc Cư, Chủ tịch Tổ hợp báo Ngày nay phân tích
“chuyện phim gay cấn nhiều tập” này:
“Chúng ta phải nhìn về khía cạnh rộng lớn hơn. Mỹ trước hết có 3 kẻ thù. Thứ nhất
là mối đe dọa nguyên tử của Nga. Thứ hai là rối loạn tại Trung Đơng, đó là Iran và thứ ba
là đe dọa về thương mại của Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề thương mại chỉ là một khía
cạnh của chiến tranh mới, chiến tranh kỹ thuật ‘Tech war’.
Tập đồn Huawei và Trung Quốc nói chung tiến tới giai đoạn G5, Internet thế hệ
thứ 5. Những sản phẩm của Huawei, điện thoại di động có thể được cài đặt chip để giúp

cho Trung Quốc có thể đánh cắp những bí mật khơng phải chỉ có bí mật quốc phòng, quốc
gia mà còn cả bí mật thương mại nữa.
22


Vấn đề được đem ra tòa sẽ rất kéo dài khơng biết đến bao giờ và đó là chiến lược
của Trung Quốc. Có thể họ khơng thắng kiện ở tòa án nhưng sẽ kéo dài thời gian đối đầu
để có thời giờ chuẩn bị cho chiến tranh kỹ thuật.
Hiện ‘trận chiến’ giữa ông Trump và Quốc hội về vấn đề ông tuyên bố tình trạng
khẩn cấp quốc gia để lấy tiền xây bức tường biên giới làm mờ nhạt vụ Huawei. Thứ hai là
mùa bầu cử 2020 nên vụ Huawei chìm xuống và tơi khơng biết chính phủ Mỹ sẽ dùng bao
nhiêu nỗ lực để đánh tập đoàn Huawei…”.
QUAN HỆ TRUNG QUỐC – CHÂU ÂU

Quan hệ Trung Quốc-châu Âu và ý nghĩa chuyến thăm châu Âu của Chủ
tịch Tập Cận Bình
TTXVN (Bắc Kinh) - Theo Global Times (Thời báo Hồn cầu), từ ngày 21-26/3,
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước tới Italy, Cơng quốc
Monaco và Pháp nhằm củng cố quan hệ hữu nghị và tăng cường hợp tác. Trước chuyến
thăm, ông đã cho đăng bài viết trên báo Bưu điện buổi tối của Italy, và dùng lời nói của
một tác giả người Italy nổi tiếng “Tình hữu nghị khơng phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên, mà
là kết quả của sự chung chí hướng” nhằm biểu đạt ý nghĩa to lớn của chuyến thăm này nói
riêng, quan hệ Trung Quốc-châu Âu nói chung.
Đây là chuyến cơng du nước ngồi đầu tiên của Tập Cận Bình trong năm nay, thể
hiện sự coi trọng cao của Trung Quốc đối với việc phát triển quan hệ Trung Quốc-châu
Âu. Trong sự thay đổi nhanh chóng của cục diện thế giới hiện nay, Trung Quốc và châu
Âu có xu thế dựa vào nhau, ngày càng gia tăng điểm tương đồng trong việc xây dựng trật
tự thế giới trong tương lai. Tuy nhiên, để quan hệ Trung Quốc-châu Âu thoát khỏi ảnh
hưởng của bên thứ ba, trở nên cân bằng hơn thì cần tăng cường sự tin cậy và kết nối chiến
lược giữa hai bên.

Trong bối cảnh Mỹ không ngừng cảnh tỉnh châu Âu về “mối đe dọa công nghệ” của
Tập đoàn Huawei, các nước châu Âu chủ chốt đến nay đã lần lượt phản hồi, thực hiện đối
xử riêng biệt giữa hợp tác công nghệ và vấn đề an ninh thông tin. Mỹ luôn yêu cầu Liên
minh châu Âu (EU) theo kịp sự ngăn chặn chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc, nhưng
trước chủ nghĩa đơn phương như vậy, châu Âu rõ ràng có lợi ích riêng. Châu Âu không
muốn bị Mỹ lôi kéo vào cuộc “Chiến tranh Lạnh về cơng nghệ” chưa từng có nhằm vào
Trung Quốc, bởi nếu làm như vậy sẽ làm lung lay nền tảng là một cực thế giới của châu
Âu.
Trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình, tin tức truyền đi từ Italy cho
thấy nước này sẽ trở thành thành viên G7 đầu tiên tham gia sáng kiến “Vành đai và con
đường”. Việc bắt tay giữa Trung Quốc và Italy chính là hình ảnh thu nhỏ sự hội nhập, giao
thoa giữa phương Đông và phương Tây ngày nay. Sức mạnh nền kinh tế Trung Quốc ngày
càng gia tăng, cải cách mở cửa 2.0 của Trung Quốc sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình này,
qua đó giúp châu Âu thu được nhiều lợi ích hơn.
23


Tuần trước báo cáo “Triển vọng chiến lược Trung Quốc-châu Âu” của Ủy ban EU
đã coi Bắc Kinh vừa là "đối thủ" về chính trị, vừa là đối tác cạnh tranh về kinh tế thương
mại trong các lĩnh vực then chốt như 5G. Báo cáo này khơng mang tính ràng buộc pháp lý
đối với các nước thành viên EU, nên thường mang tính cấp tiến so với thái độ của chính
phủ các nước này. Tuy nhiên, báo cáo này cũng không khiến dư luận cho rằng cạnh tranh
Trung Quốc-châu Âu sẽ đẩy lùi hợp tác giữa hai bên.
Hiện nay, các nước Trung Quốc-châu Âu cảm nhận hơi thở từ Trung Quốc rõ hơn
bao giờ hết. Sự cạnh tranh đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nếu được chuyển hóa
thành động lực mới cho sự thịnh vượng của châu Âu thì rõ ràng là một bước tiến về chiến
lược của khu vực này. Châu Âu ngày nay rất cần đến sự tiến triển này.
Trung Quốc và châu Âu có chế độ xã hội, nền văn hóa, mức độ phát triển khác
nhau. Vài chục năm qua, quan hệ song phương phát triển ổn định, qua đó tích lũy được
kinh nghiệm phong phú trong hợp tác, giao lưu văn hóa Đơng-Tây, qua đó tạo quỹ đạo cho

việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương. Trong bối cảnh đó, dù giữa hai bên có xuất
hiện một số cọ sát, nhưng dựa trên quan điểm tương đồng trong xử lý quan hệ quốc tế,
Trung Quốc và châu Âu đều không áp dụng hành động theo tinh thần chủ nghĩa đơn
phương. Đây là một trong những yêu tố cơ bản để đánh giá chiều hướng phát triển quan hệ
Trung Quốc-châu Âu.
Quan hệ quốc tế hiện nay xuất hiện khuynh hướng chia rẽ, bóng đen thời kỳ “Chiến
tranh Lạnh” đang quay lại. Hai nền văn minh Trung Quốc-châu Âu có trách nhiệm bắt tay,
tạo ra làn sóng hợp tác để nâng cao sức đề kháng đối với khuynh hướng chia rẽ trong quan
hệ chính trị quốc tế. Sự nỗ lực giữa Trung Quốc và châu Âu khơng những có lợi cho sự
phát triển của mỗi bên, mà còn thúc đẩy khuynh hướng hợp tác trong quan hệ kinh tế,
chính trị quốc tế. Sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc không chỉ là sự kết
nối đường sắt, hàng không giữa Trung Quốc và châu Âu, mà còn là sự kết nối lòng người.
Trung Quốc và châu Âu đang giao lưu, hội nhập theo phương thức mới, sự chung sống hài
hòa giữa hai nền văn minh có ý nghĩa to lớn đối với nhân loại.
Mục đích chuyến thăm châu Âu của Tập Cận Bình
TTXVN (Hong Kong) - Báo Liên hợp buổi sáng của Singapore, có chi nhánh tại
Hong Kong, nhận định việc ơng Tập Cận Bình lựa chọn chuyến thăm nước ngồi đầu tiên
trong năm nay tới châu Âu - nơi ngày càng hoài nghi sâu sắc về Trung Quốc - cho thấy
mục đích chính trong chuyến đi lần này là nhằm ổn định mối quan hệ giữa Trung Quốc và
các nước phát triển, xoa dịu những căng thẳng với một số nước châu Âu và xua tan những
lo lắng của họ về Trung Quốc.
Trước chuyến đi của ông Tập, dư luận quan tâm đến việc Trung Quốc sẽ đáp trả lập
trường cứng rắn gần đây của EU đối với Trung Quốc như thế nào; Italy có ký kết thỏa
thuận hợp tác “Vành đai và con đường” với Trung Quốc hay không, và liệu Tập Cận Bình
có gặp Giáo hồng Francis tại Rome hay khơng?
Phó Giáo sư Lý Minh Giang của Viện nghiên cứu quốc tế Rajaratnam thuộc Đại
học Công nghệ Nam Dương (Singapore) nhận định, việc Tập Cận Bình chọn châu Âu là
24



điểm đến trong chuyến cơng du nước ngồi đầu tiên trong năm 2019 có liên quan đến tình
hình quốc tế mà Trung Quốc phải đối mặt. Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước phát
triển trong 2 năm qua đã xuất hiện một số hiện tượng tiêu cực. Mỹ lôi kéo các đồng minh
phương Tây để đối phó với Trung Quốc trong một số vấn đề, trong khi châu Âu rõ ràng
cũng khơng hài lịng với Trung Quốc. “Đây là những thay đổi mới, rất lớn mà Trung Quốc
trong một thời gian tương đối dài trước đây không nhận thấy”.
Trước chuyến thăm châu Âu của Tập Cận Bình, ngày 12/3, EU đã cơng bố một báo
cáo chiến lược, trong đó đưa ra lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, cho rằng mặc dù
Trung Quốc vẫn là đối tác hợp tác, nhưng cũng là đối thủ cạnh tranh kinh tế trong lĩnh vực
khoa học cơng nghệ, là “đối thủ tồn diện” trong lĩnh vực mơ hình quản lý. Lập trường
này sát với quan điểm của Mỹ đưa ra cuối năm 2018, coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh
chiến lược.
Lý Minh Giang phân tích, chuyến đi của Tập Cận Bình nhằm mục đích ổn định mối
quan hệ giữa Trung Quốc và các nước phát triển, tránh để tình hình xấu thêm. Ơng dự
đốn rằng Tập Cận Bình sẽ đưa ra một số thơng tin chính sách của Trung Quốc ở châu Âu,
đồng thời có thể nhấn mạnh Trung Quốc sẽ thúc đẩy cải cách và mở cửa hơn nữa trong
những lĩnh vực nào và tác động tích cực của động thái này đối với quan hệ thương mại
Trung Quốc - EU.
Ông cho rằng đứng trước các nước châu Âu thường thiên về chủ nghĩa đa phương,
Tập Cận Bình cũng có thể nhắc lại sự ủng hộ của Trung Quốc đối với chủ nghĩa đa
phương và các cơ chế đa phương quốc tế, giải quyết các vấn đề toàn cầu phải đối mặt và
xoa dịu sự bất mãn của châu Âu với Trung Quốc.
Giáo sư Vương Nghĩa Ngôi của Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân
Trung Quốc, cho rằng trong bối cảnh Mỹ đi ngược lại toàn cầu hóa, “để duy trì chủ nghĩa
đa phương, thúc đẩy tồn cầu hóa kinh tế, thương mại tự do cởi mở và quản trị toàn cầu,
châu Âu vẫn là lựa chọn hợp tác tốt nhất của Trung Quốc”. Trung Quốc hiểu rất rõ điều
này, vì vậy “tập trung vào tranh thủ châu Âu, xoa dịu châu Âu” để chống lại xu hướng đi
ngược lại tồn cầu hóa một cách tốt hơn.
Vương Nghĩa Ngôi tin rằng, tâm lý hiện nay của EU đang mâu thuẫn. Một mặt coi
Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh mang tính hệ thống, tồn diện, nhưng vẫn liên tục nhấn

mạnh hợp tác với Trung Quốc. Ơng nói: “Họ (EU) cũng biết rằng quan hệ xuyên Đại Tây
Dương là điểm đóng băng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, châu Âu chỉ khi nào hợp
tác với Trung Quốc mới có thể xác định tốt hơn về khả năng quản lý các tiêu chuẩn”.
Theo hãng tin Reuters, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte có kế hoạch ký một biên
bản ghi nhớ khi Tập Cận Bình đến thăm Rome, với hy vọng đưa Italy trở thành quốc gia
G7 và thành viên sáng lập EU đầu tiên tham gia Sáng kiến “Vành đai và con đường”, đồng
thời mở rộng cánh cửa cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.
Trước đó, tờ South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam buổi sáng) của Hong
Kong dẫn lời các nguồn tin ngoại giao cho biết, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Conte
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×