Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

BCA060

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.34 KB, 37 trang )

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Vietnam News Agency (VNA)
Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt - Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84-4) 38255443; Fax (84-4) 38252984; E-mail: ;


Số 060/TKNB-QT

Thứ Tư, ngày 01/04/2020

TIN THAM KHẢO NỘI BỘ
(Phần Quốc tế)

I. NHẬN ĐỊNH VÀ BÌNH LUẬN VỀ VIỆT NAM
Việt Nam thực hiện cách ly toàn xã hội – ra tay trước để chế ngự sớm
Theo đài Sputnik, nhà phân tích Nguyễn Minh Hồng nhận định rằng “Chính phủ
Việt Nam khơng đợi đến khi ngưỡng bệnh nhân COVID-19 ‘chạm sàn’ mới cơng bố dịch
tồn quốc mà phải ra tay trước để chế ngự sớm”.
Sáng 31/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị về thực hiện các biện
pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, cách ly tồn xã hội được thực
hiện trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4, theo ngun tắc ”gia đình cách ly với gia
đình, thơn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách
ly với tỉnh”.
Theo chuyên gia trên, việc Chính phủ Việt Nam sử dụng biện pháp cơng bố dịch
tồn quốc đối với dịch COVID-19 là để thực hiện thẩm quyền về công bố dịch được quy
định tại Điều 38, Mục 1 “Công bố dịch”, Chương 4 “Chống dịch” trong Luật số
03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 do Quốc hội Việt Nam ban hành.
Khoản 1, Điều 38 của luật này quy định các ngun tắc cơng khai, chính xác, kịp
thời, đúng thẩm quyền và mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố. Điểm c, Khoản
2 của Điều 38 Luật số 03/2007 quy định: “Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề
nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh


từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người”.
Diễn biến của dịch COVID-19 tại Việt Nam trong giai đoạn 1 (từ 31/1/2020 đến
5/2/2020) cho thấy dịch bệnh chưa có biểu hiện lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác.
Các vùng có dịch mới chỉ ở phạm vi hẹp tại đơn vị hành chính cấp xã, phường, số ca mắc
nhiễm dưới 20 người. Do đó, Chính phủ Việt Nam chỉ khuyến cáo tăng cường phịng,
chống dịch chứ chưa cơng bố dịch trên toàn quốc.
Ở đầu giai đoạn 2 của tiến trình chống dịch COVID-19 tại Việt Nam (tháng
3/2020), số ca nhiễm mới COVID-19 được khống chế ở mức dưới 300. Đến cuối tháng, số
ca mắc bệnh được chữa khỏi và xuất viện nhưng vẫn tiếp tục được theo dõi y tế để phòng
1


tái phát đã đạt hơn 50 ca, khơng có ca nào tử vong. Đa số các ca bệnh COVID-19 đều có
nguồn dịch từ ngồi biên giới Việt Nam (Hàn Quốc, Italy, Anh, Pháp, Mỹ,…). Dịch
COVID-19 khơng có biểu hiện lây lan nhanh trong cộng đồng. Những trường hợp tạo ra
nguy cơ lây lan rộng trong cộng đồng như trường hợp các bệnh nhân thứ 17, 34 và một số
bệnh nhân khác đã được ngăn chặn, khoanh vùng và cách ly kịp thời.
Tuy nhiên, vào thời điểm cuối tháng 3, do cơng tác kiểm sốt phịng dịch thiếu chặt
chẽ, có biểu hiện chủ quan, mất cảnh giác, Bệnh viện Bạch Mai đã để xảy ra lan truyền
dịch bệnh diện rộng trong bệnh viện. Trong đó, một ổ dịch lớn đã phát sinh trong Công ty
TNHH Trường Sinh là công ty đã ký hợp đồng với Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Bạch
Mai, bao thầu toàn bộ hệ thống cung cấp suất ăn, nước sơi và một số dịch vụ khác cho
tồn bệnh viện.
Ngay sau khi phát hiện dấu hiệu lây nhiễm cộng đồng với 6 ca bệnh đầu tiên, Bệnh
viện Bạch Mai đã được phong tỏa, tẩy trùng, tiêu khuẩn. Hơn 5.500 người có tiếp xúc với
nguồn bệnh đã được cách ly, xét nghiệm. Các bệnh nhân không thuộc diện nặng đã được
chuyển về các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các bệnh viện
ngành.
Tuy nhiên, Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến cuối với gần 10.000 bệnh nhân
nội trú và ngoại trú, trong đó có khoảng 1.000 bệnh nhân nặng, phải có người nhà chăm

sóc hoặc người được người nhà thuê để chăm sóc thân nhân. Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ,
nhân viên y tế, nhân viên hành chính, phục vụ, tại bệnh viện cịn có hàng nghìn người làm
các cơng việc như bảo đảm giao thông nội bộ, trông giữ phương tiện, nhân viên bảo vệ,
trật tự, nhân viên vệ sinh công cộng, cơng nhân xây dựng, sửa chữa, bảo trì cơ sở hạ tầng
mà hầu hết trong số họ đều tiếp xúc trực tiếp với nhân viên và các suất ăn, nước uống do
Cơng ty Trường Sinh cung cấp. Đó là những người có nguy cơ nhiễm COVID-19 thuộc
các nhóm F1 và F2 cao.
Cũng vì là bệnh viện tuyến cuối lớn nhất khu vực miền Bắc nên hàng ngày, có vài
nghìn người đã ra vào khu vực bệnh viện như lái xe cấp cứu cùng các y bác sĩ của bệnh
viện tuyến dưới, thân nhân, bạn bè, người cùng cơ quan, hàng xóm, láng giềng của bệnh
nhân vào thăm bệnh nhân. Ngồi ra, mỗi tuần có hàng chục đám tang được tổ chức tại nhà
tang lễ của bệnh viện với hàng trăm người dự mỗi đám tang,... Đó cũng là những người có
nguy cơ mắc COVID-19 cao hạng F1 và F2. Đặc biệt là những người đã ra vào Bệnh viện
Bạch Mai trong khoảng 14 ngày trước khi phát hiện ca bệnh COVID-19 đầu tiên tại bệnh
viện này. Trong thời gian đó, những người này đã tỏa đi nhiều nơi tại các tỉnh, thành phố
từ Hà Tĩnh trở ra (địa bàn phân vùng điều trị của Bệnh viện Bạch Mai). Điều đó tạo ra
nguy cơ dịch bệnh COVID-19 lây lan ra nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc của Việt Nam.
Trường hợp lây nhiễm xa nhất từ Bệnh viện Bạch Mai là bệnh nhân 133. Bệnh nhân
này cư trú tại Lai Châu bị lây COVID-19 trong thời gian điều trị chứng tai biến mạch mãu
não, đến khi trở lại Lai Châu mới phát hiện dương tính với virus SARS-COV-2.
Ở phía Nam, quán bar Buddha tại Phường Thảo Điền, Quận 2, TP Hồ Chí Minh
cũng xuất hiện một ổ dịch lớn.
2


Trước tình huống nghiêm trọng là dịch bệnh từ hai ổ dịch lớn này có thể lây lan ra
nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước cũng như thực tế cho thấy số ca nhiễm COVID-19 ở
Việt Nam tăng nhanh với tốc độ từ 9 ca đến 19 ca nhiễm mới/ngày kể từ ngày 22/3/2020
và cả nước đã có 24/63 tỉnh, thành phố có bệnh nhân COVID-19, đồng thời 9 tỉnh, thành
phố khác có nhiều ca nghi nhiễm (diện F1), theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế, Chính

phủ Việt Nam quyết định cơng bố tình trạng dịch bệnh tồn quốc và ban hành Chỉ thị số
16/CT-TTg ngày 31/3/2020 tiến hành cách ly xã hội bắt buộc giữa các địa bàn từ cấp tỉnh,
thành phố đến từng hộ dân từ 0h00 ngày 1/4/2020 để ngăn chặn sự lây lan của dịch
COVID-19.
Cơng bố dịch tồn quốc đúng thời điểm cần thiết
Đánh giá việc cơng bố dịch ở phạm vi tồn quốc khi số ca bệnh COVID-19 ở Việt
Nam mới vượt mức 200, chuyên gia cho rằng: “Nếu theo khuyến cáo của WHO cũng như
các quy định tại Nghị định số 92/2010 và số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010, Nghị định
số 89/2018/NĐ-CP ngày 25-6-2018 của Chính phủ Việt Nam về thi hành Luật số 03/2007
cùng các văn bản có liên quan thì trường hợp trong nước có từ 20 người đến dưới 300
người nhiễm dịch được coi là tình huống nghiêm trọng. Trong tình huống này, Chính phủ
có quyền cơng bố dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc và áp dụng các biện pháp cách ly bắt
buộc để hạn chế, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh”.
Lưu ý rằng đối với dịch bệnh loại A (loại rất nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm) thì
ngưỡng 300 ca bệnh nhiễm dịch là “ngưỡng trần” và trên 20 ca bệnh nhiễm dịch là
“ngưỡng sàn”. Điều đó có nghĩa là nếu chưa có tới 20 ca nhiễm bệnh mà đã công bố dịch
bệnh cũng như đã có trên 300 ca nhiễm dịch mà khơng cơng bố dịch bệnh thì đều là khơng
tn thủ quy định của luật phịng, chống bệnh truyền nhiễm.
Căn cứ trên phân tích tình huống tốc độ phát triển dịch bệnh COVID-19 ở Việt
Nam tăng mạnh từ ngày 22/3/2020, cộng với dự báo nguy cơ dịch bệnh khả năng cao sẽ
lây lan mạnh hơn nữa từ 2 ổ dịch là Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và quán bar
Buddha (TP Hồ Chí Minh), Chính phủ Việt Nam khơng đợi đến khi ngưỡng bệnh nhân
COVID-19 “chạm sàn” mới công bố dịch mà phải “ra tay trước” để chế ngự sớm. Đây
cũng là phương châm mà Việt Nam đã tuân thủ để đối phó với dịch COVID-19 ngay từ khi
tâm dịch Hồ Bắc của Trung Quốc mới chỉ lan ra 2/3 số tỉnh của quốc gia này, trong đó có
2 tỉnh giáp Việt Nam là Vân Nam và Quảng Tây.
Việc sớm công bố dịch cho phép Chính phủ áp dụng các biện pháp cách ly phịng
dịch nghiêm ngặt để kiểm sốt và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, đặc biệt là đối với
dịch COVID-19 lây lan chủ yếu bằng phương thức tiếp xúc. Việc sớm cơng bố dịch cho
phép Chính phủ và các ngành chức năng như y tế, quân đội, công an,… và các cơ quan có

liên quan được huy động mọi nguồn lực vật chất, phương tiện, kinh phí, nhân lực .v.v… và
kể cả dự trữ quốc gia, dự trữ chiến lược để đối phó với dịch bệnh. Việc cơng bố dịch cũng
cho phép cắt đứt toàn bộ các nguồn lây nhiễm dịch bệnh từ bên ngồi vào Việt Nam thơng
qua xuất nhập cảnh đối với người và xuất nhập khẩu đối với hàng hóa bằng đường khơng,
đường bộ, đường thủy, đường biển.
3


Việc cơng bố dịch tồn quốc khi số ca bệnh COVID-19 ở Việt Nam mới vượt mức
200 cho thấy Chính phủ Việt Nam không công bố dịch quá sớm, nhưng cũng không để quá
muộn mà đã công bố dịch đúng thời điểm cần thiết. Nếu công bố dịch quá sớm, người dân
sẽ hoang mang do họ không được chuẩn bị tinh thần để đối phó với tình huống khẩn cấp,
sẽ gây ra các hiện tượng hỗn loạn trong xã hội. Việc công bố dịch quá sớm cũng làm cho
việc huy động các nguồn lực gặp khó khăn do khơng có thời gian để chuẩn bị.
Ngược lại, việc công bố dịch muộn và quá muộn sẽ làm cho người dân và các cơ
quan, ban, ngành bị động trong việc đối phó, thậm chí làm phát sinh tình huống chủ quan,
khơng thể ngăn chặn đỉnh dịch. Hậu quả và tác hại sẽ rất lớn. Trên thực tế, nhiều quốc gia
trên thế giới vì chậm cơng bố dịch và chậm áp dụng các biện pháp cứng rắn nên dịch
COVID-19 đã lan tràn với tốc độ nhanh và tạo ra sức tàn phá rất lớn, thiệt hại vô cùng
nghiêm trọng.
Những biện pháp mới được sử dụng trong cuộc chiến với COVID-19
Theo chuyên gia, biện pháp mới nhất và dễ thấy nhất mà Chính phủ Việt Nam áp
dụng chính là cách ly xã hội trên phạm vi tồn quốc. Chính phủ Việt Nam khơng dùng từ
“phong tỏa” vì nó có nghĩa là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Các biện pháp cách ly xã hội
vẫn có một số ngoại lệ cho phép những người vì lý do cơng vụ đặc biệt, vì nhiệm vụ quốc
phịng và an ninh, vì nhiệm vụ phịng chống dịch vẫn được phép di chuyển từ tỉnh này
sang tỉnh khác.
Các biện pháp cách ly xã hội chủ yếu chỉ áp dụng đối với con người. Cịn việc lưu
thơng hàng hóa, đặc biệt là các hàng hóa thiết yếu như lương thực - thực phẩm, nhu yếu
phẩm tối thiểu cần thiết, trang thiết bị vật tư y tế, trang thiết bị phục vụ quốc phòng và an

ninh vẫn được phép mua bán và lưu thơng nhưng có kiểm sốt.
Việc xuất nhập khẩu hàng hóa với nước ngồi vẫn được tiến hành trên cơ sở có
kiểm sốt dịch bệnh nghiêm ngặt. Việc xuất nhập cảnh vẫn tiến hành bình thường đối với
những người có nhiệm vụ ngoại giao với điều kiện khai báo y tế bắt buộc và kiểm tra sức
khỏe.
Biện pháp tiếp theo là huy động mọi nguồn nhân lực và kỹ thuật để rà sốt trên
phạm vi tồn quốc vì cả nước đã được đặt vào tình thế “ai ở đâu thì ở ngun chỗ đó”. Các
cơ quan chức năng có điều kiện để phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm, các trường
hợp đã có tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gần với nguồn bệnh. Lý do là vì khi dịch bệnh lan
rộng, tùy theo thể trạng của từng người mà một số ca nghi nhiễm dạng F1, F2 có thể trở
thành F0 (bệnh nhân) trong thời gian ngắn, đặc biệt là đối với những người tiếp xúc với F0
có nồng độ virus SARS-COV-2 cao, những người có bệnh lý nền, thể trạng yếu, sức đề
kháng suy giảm.
Việc rà soát và kiểm soát nghiêm ngặt đối với các trường hợp nghi nhiễm cịn vì
những diễn biến phức tạp của COVID-19 rất đa dạng.Có người đã nhiễm virus, tức là
người lành mang virus nhưng tới 14-15 ngày sau mới phát bệnh. Có những người đã điều
trị khỏi, nhưng tái phát do vẫn cịn virus trong người. Cũng có những người qua 3 lần xét
4


nghiệm cho kết quả âm tính, nhưng phải đến lần xét nghiệm thứ tư mới phát hiện dương
tính .v.v…
Biện pháp thứ ba được xúc tiến là đẩy nhanh tốc độ sản xuất các bộ kit xét nghiệm
virus SARS-COV-2 để mở rộng diện xét nghiệm cho người dân, qua đó phát hiện sớm các
ca nhiễm virus, thu hẹp “thời gian cửa sổ” của người bệnh (thời gian từ khi nhiễm virus
đến khi phát bệnh hoặc phát hiện qua xét nghiệm), từ đó, hạn chế và chặt đứt chuỗi lây lan
từ sớm.
Biện pháp thứ tư cũng được xúc tiến là xây dựng gấp các bệnh viện dã chiến
chuyên trách điều trị bệnh nhân COVID-19, khơng để tình trạng điều trị chung với các ca
bệnh khác trong cùng một bệnh viện. Song song với đó là tiếp tục mở các khu cách ly các

trường hợp nghi nhiễm F1, F2, F3, F4, vốn trước đây được cho cách ly tại nơi cư trú thì
nay bắt buộc phải cách ly tập trung để ngăn chặn tối đa sự lây lan trong cộng đồng.
Việt Nam quyết liệt vượt qua đại dịch COVID-19
Tình hình kiểm sốt dịch, công tác cách ly và điều trị COVID-19 ở Việt Nam hiện
nay ở mức độ tương đối tốt. Nếu không có vụ “tai nạn y tế” ở Bệnh viện Bạch Mai cũng
như “thảm họa dạ tiệc” ở Quán bar Buddha vừa qua thì kết quả kiểm sốt dịch bệnh ở Việt
Nam đáng lẽ cịn tốt hơn nữa. Đó cũng là những bài học xương máu để ngành y tế và
ngành du lịch, dịch vụ chấn chỉnh lại công tác quản lý, phòng chống dịch bệnh cũng như
để cảnh tỉnh người dân, đặc biệt là những người dân đô thị vốn quen sống trong môi
trường cởi mở, giao tiếp rộng rãi, nhưng lại hết sức mất cảnh giác đối với dịch bệnh nguy
hiểm, không biết giữ khoảng cách khi giao tiếp xã hội.
Trong vòng 60 ngày qua (từ ngày 31/1/2020 đến 01/4/2020), trên toàn lãnh thổ Việt
Nam chỉ ghi nhận tổng số 212 ca nhiễm COVID-19, trung bình dưới 4 ca/ngày, chứng tỏ
tốc độ lây lan thấp. Tuy nhiên, chỉ trong 9 ngày cuối cùng sau hai vụ “tai nạn y tế” kể trên,
dịch COVID-19 ở Việt Nam mới có dấu hiệu “tăng tốc” nhưng cũng không vượt quá mức
20 ca nhiễm mới/ngày. Chuyên gia hy vọng với những biện pháp quyết liệt mới được thực
thi ngay sau khi Chính phủ Việt Nam cơng bố tình trạng dịch bệnh tồn quốc, đà “tăng
tốc” của dịch COVID-19 sẽ bị chặn đứng và đẩy lùi.
Việc cách ly các trường hợp nghi nhiễm, các trường hợp trở về từ vùng dịch trong
và ngoài nước đã tiến hành rất tốt. Các khu cách ly của Việt Nam hiện nay chưa có hiện
tượng q tải vì mới sử dụng hết 3/4 số giường hiện có. Trong 60 ngày qua, đã có 3 đến 4
đợt cách ly với hàng vạn người đã hoàn thành thời hạn lưu trú, kiểm tra, tầm soát, xét
nghiệm 14 ngày và trở về nhà với khuyến cáo tiếp tục tự theo dõi sức khỏe. Ở thời điểm
hiện tại, trên toàn lãnh thổ Việt Nam vẫn có hơn 75.000 trường hợp đang lưu trú cách ly để
rà soát, kiểm tra sức khỏe, phát hiện bệnh dịch, bao gồm cả cách ly tại nơi cư trú và cách
ly tập trung.
Quân đội Nhân dân Việt Nam đã làm rất tốt công tác phục vụ đồng bào đang cách
ly phòng chống dịch bệnh. Các chiến sĩ qn y, hóa học, hậu cần đã tận tình phục vụ và
làm việc trong suốt 60 ngày qua tại các khu cách ly, bảo đảm khơng để sót lọt các trường
hợp trốn cách ly. Các nhà khoa học, nhà máy quân y và các bệnh viện quân đội đã nghiên

5


cứu chế tạo được hàng trăm nghìn bộ kit xét nghiệm virus SARS-COV-2 cung cấp đủ cho
ngành y tế trong nước.Một số nhà máy quốc phòng đã sản xuất được nhiều máy trợ thở,
phương tiện sống còn đối với bệnh nhân COVID-19.
Lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn đã tìm kiếm,
truy vết chính xác và lên danh sách dữ liệu hơn 81.000 người nhập cảnh vào Việt Nam
trong tháng 3/2020 phục vụ cho cơng tác cách ly phịng chống nguồn lây nhiễm từ bên
ngồi. Hiện nay, Cơng an Việt Nam bằng nghiệp vụ riêng của mình tiếp tục rà sốt, truy
vết và chỉ trong 3 ngày đã phát hiện chính xác tất cả các trường hợp cơng dân Việt Nam và
người nước ngồi từng đến, đi qua các vùng dịch, đặc biệt là các ổ dịch ở Bệnh viện Bạch
Mai và quán bar Buddha, phục vụ cho cơng tác phịng chống lây nhiễm trong cộng đồng.
Tại các bệnh viện, lực lượng bác sĩ, y tá, nhân viên y tế đã không quản nguy hiểm
phơi nhiễm cao, đã điều trị, chữa khỏi bệnh cho 49 bệnh nhân COVID-19 trong giai đoạn
2. Họ cũng cố gắng hết sức để giữ lại cuộc sống cho 3 bệnh nhân COVID-19 nặng và rất
nặng. Với các biện pháp quyết liệt đang được Chính phủ Việt Nam và các ngành chức
năng thực hiện, với sự hợp tác, đoàn kết chặt chẽ, tuân thủ ký luật và pháp luật của toàn
dân Việt Nam, với sự dốc sức làm việc của đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế, cán bộ, chiến
sĩ Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân .v.v… chắc chắn Việt Nam sẽ kiểm soát được
đỉnh dịch, hạ thấp đỉnh dịch và vượt qua đại dịch COVID-19 khi mùa hè tới.
Cách ly toàn xã hội và thực tế dân chúng cùng doanh nghiệp Việt Nam
Đài RFA, sau khi Chỉ thị 16 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được ban hành
ngày 31/3, yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội từ 0h ngày 1 đến 15/4/2020, nhiều người
dân bày tỏ hoang mang qua việc đổ xô ra những siêu thị, các chợ gần nhà mua lương thực
dự trữ cho gia đình trong những ngày sắp tới.
Anh Brandon Vũ Nguyễn, hiện đang ở với gia đình ở Vũng Tàu, xác nhận: “Có sự
bất tiện là những người tiếp xúc với cơng nghệ thơng tin hay truyền thơng thì họ sẽ hiểu rõ
vấn đề đó như thế nào. Nhưng khi em ở đây thấy những người không đi học hoặc không
tiếp xúc với mạng xã hội nhiều bị hoang mang rất rõ, đổ xô đi mua đồ, tập trung ở siêu

thị, nếu có người mắc bệnh sẽ lây lan nhanh chóng”.
Điều anh Brandon nói cũng là nỗi sợ của nhiều người, điển hình Facebooker Châu
Nguyễn cho biết do lo ngại cảnh tập trung đông đúc lây bệnh nên sau khi báo chí cơng bố
chỉ thị, chị phải chờ đến tối để đi mua đồ cho bớt đông. Tuy nhiên, khi tới nơi, những kệ
bán thịt, cá, rau trong siêu thị đã sạch hàng. Chị đã từng thấy những hình ảnh kệ hàng
trống trơn ở Mỹ, châu Âu, và đây là lần đầu tiên chị trải nghiệm cảm giác đó ở Việt Nam.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của người dân, cả chị Châu và anh Brandon đều cho rằng
việc cách ly toàn xã hội như Chỉ thị 16 là cách rất tốt để ngăn chặn, giảm mức độ lây lan
và lây nhiễm chéo trong người dân hiện nay. Dù vậy, Chính phủ vẫn cần phổ biến rõ hơn
đến từng nhà để người dân bình tĩnh, khơng hoảng loạn thì cơng tác chống dịch sẽ hiệu
quả hơn.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Luật gia Việt Nam, giải
thích:“Đây chưa phải là phong tỏa mà là khuyến cáo, yêu cầu của Chính phủ. Nếu dịch
6


bệnh bùng phát nghiêm trọng sẽ có những biện pháp nghiêm ngặt hơn. Trong chỉ thị này,
Bộ Y tế được giao báo cáo cho Thủ tướng các kịch bản và khả năng ứng phó với trường
hợp khẩn cấp về dịch. Chính phủ cũng yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài đường trong
trường hợp thật sự cần thiết. Mọi người dân cần thực hiện nghiêm khoảng cách tối thiểu
2m khi giao tiếp”.
Nói rõ hơn về hoạt động doanh nghiệp được nhắc đến trong Chỉ thị 16, Luật sư
Nguyễn Văn Hậu cho hay:“Phải giải thích rõ rằng các doanh nghiệp nhà nước, người
đứng đầu đơn vị căn cứ vào diễn biến dịch bệnh để doanh nghiệp sẽ tự quyết định tiếp tục
cho người lao động đi làm hay khơng. Chính phủ chỉ khuyến khích các doanh nghiệp sử
dụng cơng nghệ thông tin để người lao động làm việc tại nhà. Các phân xưởng sản xuất
thì sản xuất bình thường, xe đưa đón cơng nhân vẫn hoạt động. Tuy nhiên, người đứng
đầu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa vẫn phải chịu trách nhiệm phòng chống
dịch để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động”.
Nhận xét của Luật sư Hậu được đánh giá là đúng với các doanh nghiệp lớn hay

doanh nghiệp nhà nước. Còn đối với các doanh nghiệp tư nhân với quy mô nhỏ, những
thiệt hại mà dịch bệnh gây ra là rất lớn. Chị Tô Trần Bi Vi, chủ một doanh nghiệp may
thêu ở Sài Gịn trải lịng:“Bây giờ cơng nhân ở q khơng vào nữa nên các doanh nghiệp
khơng làm được gì, nhất là các doanh nghiệp sản xuất. Những doanh nghiệp nhỏ như chị
thì khơng có gì bảo đảm cho cơng nhân. Từ Tết tới giờ, công nhân sợ dịch không vào nên
chị phải cho đóng cửa rồi, tới giờ thì gần như doanh nghiệp nào cũng đóng cửa”.
Đáng quan tâm hơn hết, không chỉ các doanh nghiệp nhỏ, những người tự buôn bán
nhỏ lẻ hay những người bán vé số kiếm ăn từng bữa cũng phải ngưng hoạt động trong 15
ngày.
Anh Brandon bày tỏ lo lắng:“Mấy người bán vé số hay bán hàng rong ở Việt Nam
giờ khơng có gì để sống. Nếu vẫn để họ tiếp tục bán vé số thì một ngày họ đi gặp nhiều
người và sẽ lây nhiều người mà mình khơng biết được. Nhưng họ là thành phần nghèo
nhất mà bây giờ mười mấy ngày không có thu nhập, đó là điều đáng lo. Chính phủ nên tìm
hướng gì đó giải quyết cho họ”.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, dù còn nhiều bất cập trong việc giải quyết khó
khăn cho cuộc sống người dân khi thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ, nhưng người dân
vẫn phải chung tay để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19: “Hiện nay, ở thành
phố Hồ Chí Minh có 5 triệu tờ rơi khuyến cáo người dân. Nếu như đã cảnh báo rồi mà
người đó cố tình thì xử phạt theo quy định hành chính và trong quy định của Bộ luật dân
sự cũng có những quy định về tội lây nhiễm ra cộng đồng”.
Luật sư Hậu cho biết, mới đây, Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành văn bản quy
định về Điều 240 của Bộ luật Hình sự về việc lây nhiễm bệnh cho người khác. Bên cạnh
đó, trong xử phạt hành chính ở Nghị định 176 cũng có quy định như khơng đeo khẩu
trang, có bệnh mà cố tính trốn tránh cách ly, hay chống lại cơ quan y tế không cách ly mà
đi vào cộng đồng đều sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
7


Cách ly tồn xã hội – Liệu có nửa vời?
Đài BBC đăng bài viết của Nguyễn Giang nhận định về lệnh cách ly xã hội của Việt

Nam.
Quan sát tình hình chống COVID-19 mấy ngày qua trên thế giới, có thể thấy các
nước đều phải điều chỉnh, thậm chí thay đổi mạnh chiến lược, chiến thuật. Mọi tự hào
mang tính dân tộc, thể chế đều dần phải nhường chỗ cho nguyên tắc của ngành y là cứu
người, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Đức từ chỗ rất tự tin vào chiến lược xét nghiệm đại trà và chỉ chặn giao thông quốc
tế, nhưng thả lỏng bên trong để bảo vệ kinh tế đã dần chuyển sang cách ly, phong tỏa từng
phần (partial lockdown). Văn hóa coi thường khẩu trang ở Đức cũng đã bớt bảo thủ sau
khi Áo ra lệnh đeo khẩu trang ở siêu thị, bệnh viện. Báo Đức đăng hình Thủ tướng Angela
Merkel đeo khẩu trang như tín hiệu “xe tăng Đức chuyển hướng tiến công”.
Thụy Điển từng rất thoải mái để người dân đi lại vì tin vào “tính kỷ luật
Scandinavia” đã bị “sốc” với số ca tử vong lên tới 105 người tính đến 29/3. Chính quyền
phải cho đóng cầu Oresund nối với Đan Mạch, có lưu lượng 70.000 lượt người qua lại một
ngày. Người dân cũng hạn chế đi lại: mạng xe điện ngầm Stockholm giảm 50%. Tuy
nhiên, nước này vẫn chấp nhận cho mở hàng quán, chỉ hạn chế tụ tập quá 50 người, con số
quá lớn so với lệnh cấm tụ tập quá 10 người ở nước láng giềng Đan Mạch.
Các biện pháp sẽ đều giống nhau
Trong những ngày sống với lệnh phong tỏa toàn quốc, các nước dù tự hào về thế
mạnh công nghệ, văn hóa đến mấy cũng đều xích lại gần nhau trong việc chọn các bước đi
chống dịch.
Riêng với Việt Nam, các nhà quan sát, như bác sĩ Phan Đình Hiệp từ Australia trả
lời BBC ngày 30/3, bên cạnh việc ghi nhận thành cơng ban đầu của Chính phủ Việt Nam
cũng khuyến nghị khơng được chủ quan và cần có biện pháp ngăn virus corona lây lan
trong cộng đồng.
Trên thực tế, như một bài khác của TS Hoàng Xuân Phúc từ Anh viết cho BBC hơn
một tuần trước, chiến lược mạnh tay của Chính phủ Việt Nam như khoanh vùng nhiễm
dịch, cách ly ngay các ca dương tính và hạn chế “cửa vào” qua biên giới sẽ “kịch kim” về
hiệu quả của nó.
Khi virus corona lan ra cộng đồng, điều khó tránh khỏi với một quốc gia với 95
triệu dân, có biên giới dài với các quốc gia láng giềng đều có dịch và có giao thơng hàng

khơng tấp nập với châu Âu, Bắc Mỹ - hiện là những vùng dịch mới nghiêm trọng - thì việc
“chặn, tìm và cách ly người dính virus” sẽ khơng giúp Việt Nam cầm cự được lâu.
Cách ly như thế nào?
Cuối cùng, Chính phủ Việt Nam đã thừa nhận tình trạng đó, khơng phải lỗi của
riêng ai cả dù vụ Bệnh viện Bạch Mai có thể là biểu hiện của lỗi hệ thống y tế. Chính phủ
đã đưa ra các biện pháp mới nhất giống châu Âu là giãn cách, cách ly xã hội (social
distancing) và hạn chế giao thông nội địa. Khi cả quốc gia gần 100 triệu người bước vào
8


tình trạng “partial lockdown” (đóng cửa một phần) thì nhiều vấn đề khác ngay lập tức nảy
sinh. Đầu tiên là tính xuyên suốt của lệnh cách ly, giãn cách giao tiếp.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định: Việc thực
hiện “cách ly xã hội” không phải là phong tỏa và cấm hoàn toàn người dân đi lại. Các cơ
sở sản xuất tự quyết định việc hoạt động sản xuất và tự chịu trách nhiệm. Ông Mai Tiến
Dũng có vẻ đang gợi ý rằng “người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chịu trách
nhiệm áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tại cơ sở của mình”.
Theo BBC, cách hiểu về cách ly này hồn tồn khác với những gì đang được áp
dụng ở châu Âu. Khơng rõ có phải Chính phủ Việt Nam sợ tác động xấu đến kinh tế, hay
sợ bị cho là “nặng tay” mà có hướng dẫn nửa vời như vậy, thậm chí e ngại từ “phong tỏa”?
Trước đây, Chính phủ Việt Nam khơng muốn dùng cụm từ “đóng cửa biên giới” để
rồi phải xử lý hàng vạn lượt khách nhập cảnh, và đến hơm nay thì cũng cấm các chuyến
bay, ngưng nhập cảnh đường bộ từ Campuchia và Lào.
Tại Anh, người dân đã bàn cơng khai về tính độc đốn của các lệnh chống dịch, hạn
chế tự do cá nhân. Tuy nhiên, với nguyên tắc “sức khỏe cộng đồng là trên hết”, Chính phủ
Anh, sau giai đoạn lung lay, đã làm mạnh tay, rõ ràng và dứt khốt. Ví dụ rõ nhất là việc
Thủ tướng Anh bị dính virus do đi lại nhiều, bắt tay nhiều nên hiện nước Anh càng cần
phải chứng tỏ sự dứt khoát. Khẩu hiệu cho toàn dân “Ở nhà”, “làm việc từ nhà” phải ̣được
tuân thủ triệt để. Đã làm việc từ nhà thì không ai ra phố, đến cơ quan, công sở, doanh
nghiệp, trừ khi tính chất cơng việc khiến bạn khơng thể làm từ nhà. Dân thường chỉ được

ra đường một lần một ngày để tập thể dục, mua thực phẩm. Ở Anh cũng khơng thể có
chuyện đặt gánh nặng quyết định lên vai chủ doanh nghiệp mà lệnh của chính quyền được
nhắc hàng ngày, hàng giờ trên đài báo, mạng xã hội, có hiệu lực áp đảo đối với các quyết
định riêng lẻ.
Tiếp theo là chuyện chính phủ điện tử và làm việc qua mạng ở Việt Nam. Vì trình
độ phát triển chưa bằng Tây Âu và Bắc Mỹ, Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong cách áp dụng
“làm việc từ nhà”. Người ta sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng không ít công chức, cơ sở kinh
doanh công và tư không làm việc từ nhà được vì khó nối mạng, vì “chính phủ điện tử”
chưa thành hiện thực, nhất là với các tỉnh, huyện.
Một văn bản định hướng chiến lược của Bộ Thông tin - Truyền thông Việt Nam đặt
ra mục tiêu: “Hoàn thành các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019
của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai
đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, đặc biệt đối với các mục tiêu bảo đảm an toàn, an
ninh mạng, kết nối, chia sẻ dữ liệu và dịch vụ công cấp độ 4.
Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% các bộ, ngành, địa phương có nền tảng tích hợp chia sẻ
dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh; 100% cơ quan nhà nước cơng khai mức độ hài lịng của người
dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; dạt tỷ lệ 30% dịch vụ hành chính cơng trực tuyến
cấp độ 4”.
Giả sử một số vùng của Việt Nam đã đạt tỷ lệ dịch vụ hành chính cơng trực tuyến
30% trước thời hạn năm 2025 thì vẫn cịn 70% đang “ngồi vùng phủ sóng”.
9


Tác giả bài báo cho rằng gạt sang một bên những chỉ trích, đàm tiếu khơng tránh
khỏi khi người dân thừa thời gian vì ngồi nhà mùa dịch, điều trước mắt có thể làm được là
Chính phủ Việt Nam giảm giá dịch vụ điện thoại, Internet.
Ở Anh, ngày 30/3, Bộ trưởng Cơng nghệ số Oliver Dowden ra lệnh có hiệu lực
ngay lập tức, bắt cả 5 đại gia viễn thông BT, Virgin Media, Sky, Talktalk và O2 tăng băng
tần, đẩy tốc độ truyền data để ngành y tế, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và sinh hoạt
của dân, gồm cả việc học trực tuyến từ nhà của học sinh, sinh viên, không bị “nghẽn

mạch”. Các công ty này cũng bị buộc phải chịu thiệt hại về tài chính và khơng được tăng
giá theo các gói dịch vụ khác nhau với người dân Anh.
Vì xã hội nối mạng thế hệ mới không phải là chuyện gửi qua gửi lại công văn viết
dạng PDF mà là đảm bảo số liệu y tế, dữ liệu thống kê dịch bệnh, xử lý thông tin quân sự
khi quân đội vào cuộc chống dịch. Đường truyền phải đủ, đều và nhiều, giá cả không thay
đổi, làm trái bị cho là “vi phạm lệnh cứu mạng người”.
Trong lúc chờ “chính phủ điện tử”, quyết định tương tự ở Việt Nam sẽ ngay lập tức
giúp cho người dân và doanh nghiệp phải làm việc từ nhà và qua mạng, một cách thiết
thực mà cũng khơng gây khó khăn nhiều cho các công ty viễn thông vốn được ưu ái lâu
nay.
Quá tự tin vào khẩu trang?
Cuối cùng, so sánh tình hình châu Âu và Việt Nam, việc cách ly, giãn cách giao tiếp
sẽ buộc người Việt Nam thay đổi toàn bộ tư duy vốn quá tự tin vào khẩu trang và chặn
biên giới mà khá coi thường việc tụ tập đông người.
Ngày 26/3, khi nhiều nước châu Âu đã ra lệnh “Ở nhà và giãn cách xã hội”, một
Việt kiều ở Anh đã viết trên Facebook: “Nghe nói ở Việt Nam vẫn cịn có thể tụ tập dưới
30 người ở nhà hàng hay tập thể dục...Với trải nghiệm hiện giờ ở châu Âu đang phải ở
nhà hoàn toàn, tôi thật sự khuyên ở Việt Nam nếu không thật sự cần thiết (tức thiết yếu
cho sống còn như mua đồ ăn và thuốc) thì mọi người NÊN Ở NHÀ. Tình hình diễn biến rất
rất nhanh. Nếu ở Việt Nam đang giữ được ở mức thấp thì cố gắng tiếp tục như vậy. Dù
biết không tụ tập sẽ ảnh hưởng kinh tế, nhưng cịn đỡ hơn vài bữa nữa có thể cả nước sẽ
không ai ra khỏi nhà. Con virus này nó lây lan khủng khiếp”.
Cho đến nhiều ngày sau đó, hình ảnh báo chí, mạng xã hội từ Việt Nam vẫn cho
thấy ở Việt Nam vẫn có các cuộc họp, giao tiếp đông người và ở cự ly khá gần trong khi ở
Anh khái niệm “đông người là trên 2 người”. Ảnh chụp các khu cách ly tập trung vẫn thấy
có nhiều nhóm tập thể thao cùng nhau ở các mơn đồng đội như đá bóng. Trong khu cách ly
mà nằm sát giường nhau, hoặc giường tầng thì làm sao đạt khoảng cách “giãn cách xã
hội” tối thiểu 2 mét?
Đeo khẩu trang và rửa tay giúp giảm lây lan chứ khơng đảm bảo 100% khơng dính
virus. Bạn cịn dùng phương tiện cơng cộng, cịn tới hàng qn, cơng sở thì nguy cơ lây

nhiễm cịn cao. Các cơ quan, văn phòng nhiều người dùng chung toilet, phòng họp,
canteen cũng là môi trường lýỵ́ tưởng cho virus lây lan.
10


Tại Anh, người ta hướng dẫn rõ là “thức ăn nóng” có độ lây nhiễm thấp, nhưng
“người nấu nướng, bưng bê, phục vụ” là nhóm “gây lây nhiễm rất cao”. Vụ Bệnh viện
Bạch Mai và công ty cung cấp nước sơi Trường Sinh là một bằng chứng cho thấy chuyện
đó hoàn toàn đúng ở Việt Nam. Câu chuyện ở bệnh viện này cũng làm bộc lộ sự nghèo
khó của đất nước.
Y tế Việt Nam có tiếng là của cơng, nhưng dịch vụ chăm sóc bệnh nhân, gồm cả ăn
uống, vệ sinh từ lâu đã phải do gia đình chăm lo, khiến số người vào bệnh viện đông gấp
nhiều lần ở các nước khác.
Tại Anh, người nhà không được mang thức ăn vào cho bệnh nhân và giờ thăm cũng
rất hạn chế, vì trên ngun tắc, mơi trường bệnh viện là chỗ mà những người không phải
bác sĩ và bệnh nhân khơng nên có mặt.
Thơng tin mới nhất về lệnh cách ly vừa được các báo Việt Nam đăng tải cho thấy
yêu cầu, tiêu chuẩn như ở châu Âu đang được đưa vào áp dụng, như “không tụ tập quá 2
người, giữ khoảng cách 2m”. Đây là điều đáng mừng nhưng việc chấp hành sẽ vẫn là
chuyện phải chờ xem.
Vấn đề tự cách ly
Con số người có triệu chứng của COVID-19 tại Anh ngày càng tăng, và tôi lo ngại
rằng ở Việt Nam sẽ cũng như vậy. Chính phủ Việt Nam cần ra hướng dẫn rất cụ thể nếu tự
cách ly thì bạn phải làm gì, chứ khơng thể chỉ tin là người dân “tự giác”.
Theo hướng dẫn của Hệ thống Y tế Anh về tự cách ly, người dân Anh cần tự cách ly
khi: đang chờ kết quả xét nghiệm virus corona, có tiếp xúc gần với người được xác nhận là
đã nhiễm virus corona, vừa trở về từ những nơi nhiễm virus, có những biểu hiện nhiễm
bệnh, như ho liên tục hoặc sốt từ 37,8 độ trở lên.
Tiếp xúc gần được định nghĩa đơn giản là bạn ở gần người đã nhiễm virus corona
trong thời gian 15 phút với cự ly dưới 2m, hoặc đối diện với người đó. Cách ly tại nhà là ở

nhà trong 14 ngày, tốt nhất là trong phịng riêng. Thời gian cách ly có thể chỉ cần 7 ngày
nếu có các biểu hiện nhiễm bệnh nhẹ. Cách ly có nghĩa là khơng đi làm, đi học, hay tới các
địa điểm công cộng khác, và tránh dùng giao thông công cộng hoặc xe taxi. Người tự cách
ly tại nhà phải ở phòng riêng, tách khỏi các thành viên khác trong gia đình, cố gắng dùng
nhà tắm, nhà vệ sinh vào các giờ khác họ.
Những điều này sẽ khó khăn trong thực hiện với điều kiện nhà ở tại Việt Nam, nhất
là với người nghèo, nhưng sẽ khơng có cách nào khác là cố gắng chấp hành tối đa để bảo
vệ mình và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng nói chung.
Trong khi các nước châu Âu đang tiến dần lại cách làm của châu Á về khẩu trang
thì Việt Nam cũng đang sắp giống châu Âu với lệnh cách ly, thậm chí sẽ cần phải phong
tỏa đơ thị. Nhu cầu chống nguy cơ chung, mang tính toàn cầu của virus corona đang khiến
ở Việt Nam giảm đi niềm tự hào về thành tích ban đầu để cùng nhịp với các quốc gia trên
thế giới trong công tác bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng.

Toàn Đảng, toàn dân chung tay chống dịch COVID-19
11


Theo đài RFA, trước lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước Việt Nam cùng chung tay
chống dịch COVID-19, tính đến ngày 30/3, tổng số tiền và hiện vật dự kiến được ủng hộ
đã lên tới gần 545 tỷ đồng, trong đó số tiền đã chuyển là 221 tỷ đồng.
Dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin cụ Lê Thị Chi, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng,
91 tuổi ở Đà Nẵng, đóng góp 5 triệu đồng tiền tiết kiệm để hỗ trợ chống dịch hay thông tin
về nhiều doanh nghiệp qun góp hàng trăm tỷ đồng; điển hình như Tập đoàn Vingroup hỗ
trợ 5 tỷ đồng chống dịch, 20 tỷ đồng cho các nghiên cứu chống dịch và 100 tỷ đồng để
mua thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19.
Một thông tin cũng được dư luận quan tâm là thơng báo từ Bí thư Thành ủy Tp. Hồ
Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân về việc chính quyền thành phố nhất trí sẽ giảm một nửa thu
nhập tăng thêm trong năm 2020 của cán bộ, công chức để hỗ trợ cho 600.000 lao động ở
thành phố bị mất việc làm do dịch bệnh COVID-19.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhấn mạnh, theo quan điểm của ông, Đảng Cộng sản
Việt Nam cần phát động phong trào đảng viên qun góp phịng chống dịch COVID-19 và
giới chức lãnh đạo cấp cao khởi động ngay để làm gương thì sẽ giúp ích một cách hiệu quả
cho những lời kêu gọi “chung tay góp sức” của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt
Nam.

Chính phủ Việt Nam đạt tín nhiệm cao nhất trong cuộc chiến chống đại
dịch COVID-19
TTXVN (daliaresearch.com, Sputnik) - Ngày 30/3, trang daliaresearch.com của
tổ chức Dalia (trụ sở tại Berlin, Đức) công bố nghiên cứu toàn cầu về COVID-19 nhằm
đánh giá xếp hạng chính phủ của các quốc gia cũng như tín nhiệm của người dân đối với
quyết sách của chính quyền lãnh đạo đất nước trong cuộc chiến chống đại dịch COVID19. Kết quả cho thấy chính phủ Việt Nam đạt tín nhiệm cao nhất với sự ủng hộ rất lớn và
thái độ hài lòng của người dân trong cuộc chiến này.
Dalia Research đã tiến hành nghiên cứu mang quy mơ tồn cầu, trong đó tập trung
đánh giá nhận thức của người dân về phản ứng của chính phủ liên quan đến tình hình dịch
bệnh. Đã có 32.631 người ở 45 quốc gia tham gia đánh giá chính phủ của mình, cụ thể về
các nội dung như: hệ thống chính sách, biện pháp, ngăn chặn và dập dịch cùng những nỗ
lực chiến đấu đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, gần một nửa số người được hỏi (43%) phàn nàn rằng
chính phủ của họ đang làm quá ít và hành động thiếu quyết đốn để đối phó với dịch bệnh
nguy hiểm này. Ở cấp độ toàn cầu, mọi người đang mong đợi nhiều hơn từ chính phủ thực
hiện tổng thể các biện pháp ứng phó với đại dịch COVID-19. Có tới 79% ý kiến ở Thái
Lan phàn nàn rằng chính quyền chưa có các chính sách phịng chống dịch bệnh đầy đủ,
trong khi đó, thái độ này chỉ chiếm 13% ở Việt Nam - chứng tỏ người dân Việt Nam rất tin
tưởng vào những chính sách mà chính quyền hiện đang áp dụng.

12


Đặc biệt, theo khảo sát của tổ chức nghiên cứu Dalia, 62% người Việt Nam cho

rằng chính phủ đã thực thi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 phù hợp. Đây là
mức tín nhiệm cao nhất thế giới mà người dân dành cho chính phủ của mình.
Kết quả khảo sát của Dalia về tỷ lệ người dân tỏ thái độ khơng hài lịng khi chính
phủ làm q ít để ứng phó với dịch bệnh như sau: Thái Lan (79%), Chile (76%), Tây Ban
Nha (66%), Pháp (64%), Nhật Bản (64%).
Theo khảo sát, các chính phủ có phản ứng “thái q”, tức là làm quá nhiều, nhưng
không thực sự phù hợp là Saudi Arabia 34%, Malaysia 26%, Ai Cập 25%, Morocco 25%,
Mỹ 19%.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn dẫn đầu với mức tín nhiệm dành cho chính phủ đạt
mức cao nhất trong phần “đánh giá khảo sát quan điểm của người dân về việc chính phủ
đã phản ứng kịp thời, đúng đắn và nhanh nhạy” nhằm đẩy lùi đại dịch COVID-19. Cụ thể,
Việt Nam 62%, Argentina 61%, Áo 58%, Singapore 57%, Trung Quốc 56%, Nam Phi
56%. Có khoảng 40% số ý kiến, đại diện cho 2/5 dân số toàn cầu tin rằng chính phủ của họ
đã có những phản ứng đúng mức với dịch bệnh.
Như vậy, theo kết quả nghiên cứu và xếp hạng của Dalia, Việt Nam là quốc gia mà
người dân có mức độ hài lịng và tin tưởng cao nhất đối với chính phủ về những quốc sách
đã thực hiện nhằm phòng chống dịch bệnh COVID-19, tiếp đến là Argentina.
Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang kiểm soát rất tốt dịch bệnh
COVID-19 do chủng mới của virus corona gây nên. Dù không phải quốc gia giàu có nhất
Đơng Nam Á, nhưng Việt Nam được đánh giá là hình mẫu và tấm gương trong cuộc chiến
chống lại dịch bệnh COVID-19, nhất là khi dịch bệnh đang lan rộng ở Mỹ và châu Âu.

Mỹ sát cánh cùng Việt Nam trong trận chiến chống COVID-19
Theo đài VOA, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink ngày 31/3 nói rằng Mỹ
ủng hộ và sẽ ln sát cánh cùng Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19
hiện đang lan khắp tồn cầu.
Mở đầu thơng điệp qua một video đăng trên trang Facebook chính thức của Đại sứ
quán Mỹ ở Việt Nam, ông Kritenbrink, người đảm nhiệm chức đại sứ thay cho Ted Osius
từ tháng 11/2017, gửi lời cảm ơn đến những người Việt Nam ở tuyến đầu chống dịch
COVID-19. Đại sứ Mỹ nói: “Cơng việc của các bạn đang cứu sống rất nhiều người”.

Trong thông điệp của mình, ơng Kritenbrink cho rằng đại dịch COVID-19 đang tác
động tiêu cực tới hàng triệu người, đến nhiều nền kinh tế và xã hội, trong đó có Việt Nam.
Bộ Y tế Việt Nam cho biết hiện có hơn 200 ca dương tính với virus corona, nhưng
chưa có trường hợp nào tử vong. Trong khi đó, Mỹ đã trở thành tâm dịch của thế giới với
cảnh báo có thể lên đến hàng triệu ca nhiễm và số ca tử vong có thể lên đến 200.000
người.
Ơng Kritenbrink khẳng định Mỹ ln ủng hộ Việt Nam trong trận chiến chống dịch.
Ông cho biết ngay từ những ngày đầu của cuộc khủng hoảng, đội ngũ y tế của Mỹ đã hợp
13


tác với chính phủ Việt Nam trong việc kiểm sốt và ứng phó với những diễn biến của dịch
bệnh.
Theo nhà ngoại giao Mỹ, Washington trong 20 năm qua đã hỗ trợ Hà Nội 706 triệu USD
trong lĩnh vực y tế. Mỹ còn trợ giúp đáng kể về kỹ thuật và tài chính trong trong thập kỷ qua giúp
Việt Nam ngăn chặn, phát hiện và ứng phó các bệnh truyền nhiễm. Ông cho biết Mỹ và Việt Nam
sẽ tiếp tục hợp tác không chỉ trong thời điểm chống dịch COVID-19 mà cịn sau khi dịch được
khống chế.
Ơng Kritenbrink khẳng định: “Các đối tác luôn sát cánh bên nhau và Mỹ luôn luôn sát
cánh cùng Việt Nam trong trận chiến chống dịch COVID-19”.
Trong thông điệp ngày 31/3, đại sứ Mỹ ca ngợi chính phủ Việt Nam đã “xuất sắc
khi đương đầu với đại dịch COVID-19 và vẫn đang tiếp tục chủ động, hợp tác và minh
bạch trong việc chống dịch”.
Trước đó, ơng Kritenbrink cũng đã đánh giá cao các phản ứng nhanh của Việt Nam
trong việc ứng phó với đại dịch qua việc thực hiện cách ly tập trung.
Trong các tuyên bố của Chính phủ Việt Nam, cuộc chiến chống COVID-19 được
mơ tả là “cuộc tổng tấn công mùa xuân năm 2020”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 31/3 đưa ra chỉ thị “cách ly toàn xã hội từ 0 giờ 1/4
trên phạm vi toàn quốc” nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Ơng Kritenbrink cho biết, tồn bộ nhân viên Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt

Nam, đang cố gắng làm việc tại nhà nhiều nhất có thể theo khuyến cáo của chính phủ Việt
Nam cũng như Trung tâm Dự phịng và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ nhằm hạn chế tối đa sự lây
nhiễm của COVID-19.

COVID-19 tái định hình biên giới, kinh tế và thương mại châu Á: Tác
động đến Việt Nam
TTXVN (Nikkei Asian Review) – Trang Nikkei Asian Review ngày 31/3 đăng bài
cho rằng đại dịch COVID-19 đang đe dọa nền tảng của q trình tồn cầu hóa và Việt
Nam nằm trong số những nước bị tác động từ nguy cơ này.
Theo bài viết, dịch COVID-19 đã buộc Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Đài Loan,
Việt Nam, New Zealand và Australia ban hành lệnh cấm nhập cảnh. Các nước khác, trong
đó có Nhật Bản, đã ngừng áp dụng chính sách miễn thị thực và áp dụng kiểm dịch đối với
hầu hết những người nhập cảnh. Các thành phố bị phong tỏa, đường phố vắng tanh, các
doanh nghiệp đóng cửa.
Tình cảnh này gây sốc cho những người chỉ biết đến một kỷ ngun tồn cầu hóa
và sự đủ đầy.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn ngồi tầm kiểm sốt, 1/3 dân số tồn cầu
đang trong vào tình trạng “đóng băng”. Lực lượng lao động “phân rã”, trường học đóng
cửa, gia đình ly tán trong khi y học chưa tìm ra phác đồ điều trị hiệu quả đối với căn bệnh
này. Đám cưới, lễ tốt nghiệp và các cuộc đồn tụ bị hỗn vô thời hạn. Các sự kiện thể thao,
từ các giải đấu trong nội bộ trường học cho đến sự kiện tầm cỡ như Thế vận hội Olympic
14


Tokyo, đều bị hoãn. Người người mất việc, doanh nghiệp đóng cửa và có thể chẳng bao
giờ mở cửa trở lại. Những cái chết. Hàng vạn “bi kịch” cùng lúc sẽ để lại “chấn thương”
sâu sắc cho xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị cùng những hệ lụy ngay cả khi khủng
hoảng qua đi.
Trên khắp châu Á, từ các nền kinh tế châu Á “ cởi mở” phát triển mạnh (như
Singapore và Hong Kong) cho đến các nền kinh tế đóng vai trị then chốt trong chuỗi

cung ứng toàn cầu (như Đài Loan, Bangladesh và Việt Nam) hoặc như các trung tâm du
lịch (như Thái Lan), đều phải nhanh chóng cách ly tồn diện.
Trong vài năm qua, các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, đã thu hút các
nhà sản xuất rời khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan của Mỹ.
Ngay cả trước khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra, các nhà sản xuất đã tận
dụng mức thuế thấp ở các nước Đông Nam Á để “kiếm lời” nhờ chi phí lao động thấp và
các chính sách ưu đãi của chính phủ. Hộp số của một chiếc ô tô lắp ráp tại Việt Nam hoặc
Ấn Độ có thể di chuyển qua biên giới 5 hoặc 6 lần, với giá trị gia tăng ở mỗi giai đoạn.
Tuy nhiên, Amitendu Palit - nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Nam Á thuộc
Đại học Quốc gia Singapore - cho rằng đại dịch COVID-19 có thể làm "sụp đổ" hệ thống
đó.
Việt Nam đã đình chỉ các chuyến bay quốc tế từ ngày 21/3 và cấm nhập cảnh hầu
hết người từ nước ngoài trở về từ ngày 22/3. Một doanh nghiệp nói với Nikkei Asian
Review rằng họ đột nhiên không thể tiếp cận nhà cung cấp của họ tại Việt Nam và không
chắc chắn liệu hoạt động sản xuất có cịn tiếp tục hay khơng.
Chun gia Amitendu Palit, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Nam Á tại
Đại học Quốc gia Singapore, nhận định: "Những nước như Việt Nam có tiềm năng và đầy
hứa hẹn trở thành mắt xích trong chuỗi cung ứng, song điều đó khơng có nghĩa họ có thể
cung cấp một cơ sở hạ tầng y tế cơng tuyệt vời có khả năng giải quyết các tình huống như
đại dịch."
Các cơng ty nhận thấy hàng hóa đang bị ách tắc vơ thời hạn tại các cảng vì cơ quan
chức năng đang bị “quá tải” hoặc vì các đơn vị hải quan ngừng hoạt động. Trước những
rủi ro phát sinh này, các công ty có thể sẽ cố gắng tập trung chuỗi cung ứng của họ đến ít
địa điểm và nhà cung cấp hơn, thay vì dựa vào chuỗi cung ứng thịnh hành trong thập kỷ
qua. Theo chuyên gia Palit, "xu hướng này sẽ tác động sâu sắc đến cách thức tổ chức sản
xuất từ giờ trở đi".
Các lệnh hạn chế đi lại và cách ly, cũng như tính chất đột ngột của các biện pháp
ứng phó với COVID-19 đã gây phức tạp cho kế hoạch hậu khủng hoảng của các doanh
nghiệp. Một số quốc gia tỏ ra quyết đoán, một số lại yếu ớt chống đỡ. Những nước hành
động nhanh chóng chủ yếu là vì lợi ích quốc gia, thay vì phối hợp với các nước láng giềng.

Julien Chaisse, giáo sư luật tại Đại học City University of Hong Kong nhận định:
"Sự thiếu hợp tác giữa các quốc gia là cốt lõi của vấn đề. Và tôi sợ rằng nếu họ vẫn không
phối hợp để việc quyết định khi nào dỡ bỏ các biện pháp kiểm sốt, thì hậu quả đối với
nền kinh tế sẽ là dài lâu".
15


Sự sụp đổ - thậm chí tạm thời - của chuỗi cung ứng sẽ có tác động rất lớn đến vấn
đề việc làm. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã cảnh báo về nguy cơ mất 25 triệu việc
làm do đại dịch COVID-19.
Hàng chục nghìn cơng nhân từ Myanmar, Campuchia và Lào đã chạy trốn khỏi
Thái Lan. Việc đóng cửa biên giới của Singapore với Malaysia đã khiến hàng nghìn người
mất việc. Singapore vốn phải dựa vào lao động chi phí thấp từ bang Johor của Malaysia để
giữ cho các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ hoạt động.
Sertac Yeltekin, giám đốc điều hành Insitor Partners - một quỹ đầu tư có trụ sở tại
Singapore với các khoản đầu tư trên khắp Nam Á và Đông Nam Á, cho rằng, khơng giống
như cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, COVID-19 thực sự là một cuộc khủng hoảng
và mọi người đều bị ảnh hưởng theo một cách nào đó: “Nó sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến
kinh doanh, về cách tổ chức xã hội, và chính trị. Chúng ta sẽ khơng thể trở lại hiện trạng
và trước đây và mọi thứ sẽ thay đổi sâu sắc".
Ở cấp độ xã hội và cá nhân, cuộc khủng hoảng COVID-19 được đánh dấu bằng các
cuộc tuần hành thể hiện sự đoàn kết, khả năng phi thường và lòng trắc ẩn, song cũng cho
thấy nỗi sợ hãi, chủ nghĩa tự nhiên và sự ghê tởm. Có lẽ đáng lo ngại hơn là sự thiếu tin
tưởng trong và giữa các quốc gia, vốn bị xói mịn do chủ nghĩa dân tộc đang lên và bởi các
nhà lãnh đạo dân túy thách thức các thể chế truyền thống.

Dự báo tình hình Việt Nam trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề
TTXVN (Tokyo, The Star, worldbank.org, Time, Sputnik) – Trong báo cáo công
bố ngày 31/3, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo mức tăng trưởng GDP của Việt
Nam từ 6,5% xuống còn 4,9% trong năm 2020 và cho rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn

thuận lợi trong trung hạn, nhưng tăng trưởng GDP sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch
COVID-19.
Theo WB, trong ngắn hạn, dịch bệnh có thể tác động bất lợi, gây sức ép lớn đối với
nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực du lịch, chế tạo, chế biến, hiện đang phụ
thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là từ Trung Quốc, nước cũng chịu thiệt
hại nặng nề từ đại dịch COVID-19. Sự suy giảm trong các ngành du lịch, khách sạn và nhà
hàng, sản xuất và chế biến có thể tạm thời làm tăng tỷ lệ nghèo trong nửa đầu năm 2020.
Theo đánh giá của WB, dựa trên ước tính sơ bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam có thể giảm cịn 4,9% năm 2020, nghĩa là giảm khoảng 1,6 điểm phần trăm so với dự
báo 6,5% trước đó của WB. Theo WB, trong tháng 1 và tháng 2/2020, xuất khẩu tăng
trưởng 8%, dịng vốn đầu tư nước ngồi (FDI) đổ vào Việt Nam lên đến 2,5 tỷ USD,
ngành bán lẻ tăng trưởng 5,4%.
Suy giảm về xuất khẩu dịch vụ (du lịch) sẽ làm vị thế kinh tế đối ngoại xấu đi và
dịng vốn FDI đổ vào sẽ ít hơn.
Ngồi ra, bội chi ngân sách sẽ tăng lên trong năm 2020 do thu ngân sách giảm và
do triển khai gói kích thích kinh tế để bù đắp tác động tiêu cực do dịch COVID-19 tới nền
kinh tế Việt Nam.
16


Việt Nam vẫn đứng vững
Báo cáo của WB nhận định, nền kinh tế Việt Nam vẫn tạm thời đứng vững trước
những cú sốc bên ngoài trong những tháng đầu năm 2020. Nhìn theo hướng tích cực, Việt
Nam đang có vị thế vững chắc để hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do sắp có
hiệu lực trong thời gian tới (EFVTA, EVIPA).
WB nhận định đối với nền kinh tế Việt Nam: “Nhìn chung, triển vọng trung hạn
thuận lợi, nhưng tăng trưởng GDP sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh COVID-19, nay
đã trở thành đại dịch toàn cầu”.
Theo đó, du lịch, chế tạo và chế biến là những ngành chịu tác động tiêu cực nhất
của đại dịch COVID-19 do các chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Theo WB, áp lực lạm phát dự

báo sẽ tăng lên tạm thời, phản ánh bất định về giá lương thực, thực phẩm và nhiên liệu
cũng như khả năng bị gián đoạn thương mại. WB nhận định: “Trong điều kiện nhiều hộ
gia đình hiện nay sinh sống phụ thuộc vào lương, kể cả ở các vùng nông thôn, suy giảm
trong các ngành du lịch, khách sạn và nhà hàng, sản xuất và chế biến có thể tạm thời làm
tăng tỷ lệ nghèo trong nửa đầu năm 2020”.
WB dự đoán, vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam sẽ xấu đi trong năm 2020 chủ
yếu do suy giảm về xuất khẩu, dịch vụ, du lịch và dịng vốn nước ngồi đổ vào ít hơn.
Đồng thời, tăng chi ngân sách của Chính phủ cũng sẽ tạm thời tăng lên trong năm 2020 do
thu ngân sách thấp hơn và do triển khai gói kích cầu tài khóa nhằm vào việc bù đắp phần
nào tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
WB vẫn lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam
WB đánh giá, nỗ lực củng cố chính sách tài khóa dự kiến sẽ tiếp diễn từ năm 2021
trở đi, nhờ đó sẽ giúp Việt Nam giảm tỷ lệ nợ công trên GDP. Theo các chuyên gia của
WB, trong trung hạn, tăng trưởng của Việt Nam năm 2021 có thể lên đến 7,5% và dao
động ở mức 6,5% năm 2022 nhờ sức cầu bên ngoài được cải thiện và các ngành dịch vụ
được củng cố, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp dần được khôi phục.
WB đánh giá, trong thời gian tới, Việt Nam có thể quản lý được những rủi ro bên
ngoài bằng cách đa dạng hóa thị trường thương mại, cải thiện năng lực cạnh tranh, tuân
thủo các hiệp định thương mại thế hệ mới. Đặc biệt, WB khẳng định, nền kinh tế Việt Nam
sẽ tăng trưởng trở lại sau đại dịch COVID-19. Theo đó, tỷ lệ đói nghèo sẽ tiếp tục giảm,
các điều kiện thị trường lao động dự kiến tiếp tục thuận lợi.
WB cũng cho rằng, nhiều khả năng, trong ngắn hạn, dịch bệnh sẽ ảnh hưởng bất lợi
thêm cho nền kinh tế Việt Nam, trước mắt là du lịch, chế tạo, chế biến vì hiện đang phụ
thuộc quá nhiều vào nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tác động ngắn hạn đến nền kinh tế
Việt Nam có thể lớn, nhưng khơng kéo dài, nếu như dịch bệnh được kiềm chế nhanh
chóng, tương tự các đợt dịch bệnh trước đây.
WB đánh giá những rủi ro khác trong ngắn hạn là hoạt động kinh tế và dịng chảy
thương mại tồn cầu tiếp tục suy giảm do Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở
nhất hiện nay trên thế giới. Giải pháp mà tổ chức này đề xuất cho Việt Nam chính là tuân
thủ theo các Hiệp định thương mại thế hệ mới (EFVTA, CPTPP). WB cũng khuyến cáo,

17


biến động kinh tế toàn cầu tăng lên càng cho thấy sự cần thiết phải duy trì chính sách kinh
tế vĩ mơ một cách lành mạnh, theo đó, phải triển khai những cải cách đồng bộ theo kế
hoạch, nhấn mạnh đến những cải cách ở nhóm các doanh nghiệp nhà nước.
Bên cạnh đó, thách thức đặt ra là vừa phải thúc đẩy tiến trình cải cách mạnh mẽ vừa
phải duy trì một xã hội cơng bằng ở mỗi địa phương và giữa các khu vực trong cả nước.
Bởi theo WB, dù trong điều kiện tỷ lệ nghèo đang giảm nhanh, nhưng ở Việt Nam thực tế
này vẫn tập trung ở một số địa bàn và ở các nhóm dân tộc thiểu số nhất định.
Những chú ý trong bối cảnh Đông Nam Á và tồn cầu trước nguy cơ suy thối
Theo báo cáo của WB, sau khi dịch COVID-19 lan tràn và biến động tài chính tăng
cao, triển vọng tăng trưởng cho khu vực vào năm 2020 bị điều chỉnh giảm mạnh. Kinh tế
Trung Quốc và các nước Đơng Á-Thái Bình Dương sẽ chậm lại đáng kể, đẩy hàng triệu
người vào cảnh nghèo khó. Theo kịch bản tệ hại nhất, khu vực này có thể bị trượt dốc
mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tiền tệ gây nhiều tác hại cách đây hai thập niên.
Dự báo tăng trưởng chính xác là việc rất khó trong mơi trường thay đổi nhanh
chóng. Vì vậy, báo cáo của WB trình bày cả kịch bản cơ sở và kịch bản cho tình huống
kém hơn.
Báo cáo dự báo tăng trưởng trong vùng sẽ chậm lại chỉ còn 2,1% trong năm nay so
với 5,8% trong năm 2019. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu hơn, kinh tế khu vực sẽ co
cụm lại 0,5% và đây sẽ là biểu hiện nền kinh tế yếu kém nhất của khu vực kể từ cuộc
khủng hoảng tiền tệ châu Á trong những năm 1997-98 khiến 40% kinh tế giới lâm vào suy
thoái. Như vậy, sẽ có hơn 11 triệu người trong khu vực lâm vào cảnh nghèo túng.
Dự báo này trái ngược với dự báo trước đây là tăng trưởng trong năm nay sẽ đủ để
đưa 35 triệu người ra khỏi cảnh nghèo đói.
Cũng trong một kịch bản tệ hại nhất khi dịch bệnh COVID-19 tiếp tục làm gián
đoạn các hoạt động thêm nhiều tháng nữa, khu vực này sẽ sụt giảm thêm 0,5%, trong đó
kinh tế Indonesia sụt giảm 2,3% , Malaysia 4,6%, và Thái Lan 5%. Ông Aaditya Mattoo,
kinh tế trưởng phụ trách Đơng Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới, nói:

“Cùng với hành động mạnh tay của các nước, hợp tác quốc tế sâu rộng hơn là vaccine
hữu hiệu nhất chống lại mối đe dọa này”.
Các hộ gia đình có liên quan đến những ngành kinh tế bị ảnh hưởng bởi COVID-19
sẽ phải đối mặt với rủi ro ngày càng tăng là bị rơi vào cảnh nghèo đói, ít nhất trong ngắn
hạn. Đó là các ngành như du lịch và bán lẻ tại Thái Lan, chế tạo, chế biến và dệt may tại
Việt Nam.
Toàn bộ các quốc gia trong khu vực đều ghi nhận giảm mạnh dự báo tăng trưởng,
chủ yếu do tác động từ dịch bệnh lây lan. Các diễn biến đặc thù của quốc gia, như hạn hán
(ở Thái Lan) và cú sốc giá thương phẩm (Malaysia và Mông Cổ) cũng ảnh hưởng đến triển
vọng dự báo.
Diễn biến xấu của đại dịch COVID-19 và/hoặc việc hạn chế đi lại kéo dài nghiêm
trọng hơn càng gây thêm tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch. Do ảnh hưởng của đại
18


dịch COVID-19, tình hình kinh tế trong từng quốc gia và trong khu vực trở nên nhạy cảm
hơn và có thể thay đổi hàng ngày.
Phân tích trong báo cáo này được lập dựa trên dữ liệu mới nhất ở cấp độ quốc gia
vào ngày 27/3.
“Cú sốc thứ ba” và biện pháp mà các chính phủ cần cân nhắc
Theo tờ Nikkei Asia Review, ông Aaditya Mattoo, chuyên gia kinh tế trưởng về
Đơng Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB) và là tác giả chính của báo
cáo của WB đã lên tiếng cảnh báo về khả năng châu Á sẽ phải đối mặt với “cú sốc thứ ba”
sau cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Cú sốc
này có thể làm tê liệt ngành tài chính và các thị trường vốn – các nguồn tiền cực kỳ quan
trọng giúp vực dậy các ngành và lĩnh vực khác đang chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh
– và các chính phủ sẽ phải có “các biện pháp ứng phó bất thường”.
Ơng cảnh báo Malaysia, Thái Lan, East Timor và một số quốc đảo ở Thái Bình
Dương có thể sẽ phải chứng kiến sự suy thối ở các mức độ khác nhau. Trong khi đó, các
nền kinh tế Indonesia, Papua New Guinea và Philippines vẫn tăng trưởng dương trong

kịch bản cơ sở cho dù thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng trong năm 2019 và chỉ suy thối
trong tình huống xấu hơn.
Riêng Việt Nam, Campuchia, Lào, Mông Cổ và Myanmar, các nước này nằm trong
số ít các nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng trong bất cứ kịch bản nào nhưng với tốc
độ thấp hơn đáng kể so với năm ngoái.
Báo cáo của WB cảnh báo các cú sốc tài chính tiềm tàng sẽ khiến thiệt hại kinh tế
lớn hơn cho các nước cho dù ở mức độ khác nhau. Chẳng hạn, Trung Quốc, Việt Nam,
Malaysia và Thái Lan dễ bị tổn thương bởi vì tỷ lệ nợ ở trong nước đang ở mức cao. Trong
khi đó, Campuchia, Lào, Malaysia, Mơng Cổ và Papua New Guinea lại có nợ nước ngồi
rất lớn. Riêng Malaysia và Thái Lan lại đang phụ thuộc nhiều vào các khoản nợ ngắn hạn.
Trong số các biện pháp mà các chính phủ trong khu vực cần cân nhắc thực hiện để
đối phó với “cú sốc thứ ba” là đầu tư khẩn cấp vào hệ thống chăm sóc y tế quốc gia cùng
với sự chuẩn bị cho dài hạn. Bên cạnh đó, cần có sự nhất qn giữa chính sách kiềm chế
dịch và chính sách kinh tế vĩ mơ.
Về mặt tài chính, cần nới lỏng tính dụng để hỗ trợ cho chi tiêu của các hộ gia đình
và doanh nghiệp tồn tại sau cú sốc này, nhưng cần lưu ý rằng một chính sách kinh tế vĩ mơ
mở rộng “có thể khơng có tác dụng giúp tăng sản lượng và việc làm trong giai đoạn khi
những người công nhân bị buộc phải ở nhà”.
Về mặt chính sách kinh tế vĩ mơ, cần nhanh chóng trợ cấp tiền mặt nhằm thúc đẩy
chi tiêu của các hộ gia đình cùng với việc tăng thanh khoản cho các công ty. Bên cạnh đó,
các biện pháp tài chính cần hỗ trợ cho các biện pháp ứng phó về y tế cơng cộng và tạo ra
hệ thống bảo trợ xã hội nhằm chống lại các cú sốc, đặc biệt trong các lĩnh vực dễ bị tổn
thương nhất.
Đánh giá về triển vọng sau năm 2020, WB cho rằng “với các biện pháp nhằm ngăn
chặn các cú sốc bất ngờ mới và căng thẳng kéo dài trên các thị trường tài chính, sự suy
19


giảm tăng trưởng càng lớn thì đà phục hồi sẽ nhanh hơn”. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là khi
nào sự phục hồi sẽ bắt đầu và theo ông Mattoo, điều này phụ thuộc rất lớn vào việc khi

nào dịch bệnh sẽ được kiềm chế, không chỉ ở từng nước riêng lẻ mà còn ở cả các đối tác
thương mại quan trọng.

Khó khăn trong việc hỗ trợ lao động nghèo vượt qua dịch COVID-19
Theo đài RFA, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận ‘đất nước sẽ gặp khó khăn
nếu chính phủ không chủ động giải quyết vấn đề bảo đảm an sinh xã hội cho người nghèo,
người thất nghiệp hiện nay”.
Kế hoạch đưa ra gói 30.000 tỷ đồng để có thể hỗ trợ cho người nghèo, người thất
nghiệp 1 triệu đồng/tháng được đưa lên bàn hội nghị. Tuần qua, Hội đồng Nhân dân Tp.
Hồ Chí Minh cũng họp và đồng ý chi 2.700 tỷ đồng hỗ trợ chống dịch COVID-19, trong
đó 1.800 tỷ đồng dành để giúp các đối tượng khó khăn.
Giải pháp chưa cụ thể
Luật sư Đặng Hùng Dũng thừa nhận chính phủ Việt Nam quan tâm đến việc giải
quyết vấn đề an sinh xã hội cho người lao động, tuy nhiên việc tính tốn cho sự việc này
vẫn chưa được rõ ràng:“Đối với chính quyền Việt Nam, việc đưa ra được cái gọi là
masterplan-một kế hoạch toàn bộ, thì chưa làm được. Tuy nhiên, họ phải tính tốn vì nó
ảnh hưởng đến nhân dân rất nhiều, nhưng cụ thể như thế nào, kích thích thế nào, giống
nước khác thế nào thì Việt Nam khơng đi theo được. Chính quyền chưa đưa ra được việc
chỉ thị cho chính quyền cấp địa phương phải làm gì vì họ chưa có một kế hoạch tổng thể
hoặc một giải pháp cụ thể”.
Ông Dũng cho rằng giải pháp lâu dài của một kế hoạch tổng thể là một vấn đề rất
lớn liên quan đến các ngành, từ người dân đến công chức và điều động cho nhân viên khối
nhà nước.
Chính phủ Việt Nam cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải chi trả tối thiểu 50%
lương công nhân hàng tháng. Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng trong tình hình hiện nay, để
các doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho nguồn lực lao động của mình là trường hợp bất khả
kháng, vì trong bộ luật lao động khơng có dự tính trước cho tình huống đại dịch như hiện
đang diễn ra. Ông nhận định:“Ngay cả những cơng ty có nguồn vốn từ nước ngồi, tùy
từng cơng ty, tùy từng lĩnh vực họ sẽ có cách cư xử như thế nào với người dân, và họ có
căn cứ theo luật lao động của Việt Nam hay khơng, cũng khơng biết được, vì đây là trường

hợp bất khả kháng, khơng địi hỏi người ta làm theo luật được….”.
Ông Diệp Thành Kiệt, chuyên gia may mặc và da giày, cho biết theo diễn biến
trong khoảng thời gian hơn một tháng sau Tết, các doanh nghiệp vẫn còn khả năng để
“cưu mang” những người lao động bị ảnh hưởng. Gần đây, khi tình hình dịch bệnh diễn
biến phức tạp hơn, các doanh nghiệp đã có những giải pháp cấp bách cho người lao động
và chia sẻ với nhau:“Trước hết, giải quyết ngay cho những người bị mất việc sớm. Chúng
ta cũng biết trong công đoạn sản xuất nào cũng vậy, nó có những cơng việc sẽ bị mất việc
sớm, theo quy trình nó diễn ra trước là họ sẽ bị mất việc trước. Giải quyết bằng cách điều
20


động họ sang những công việc khác. Sau khi điều động những cơng việc khác mà khơng
được nữa thì phải giải quyết chuyện thất nghiệp”.
Cũng theo ông Kiệt, trên diện rộng xã hội, đối với những người làm nghề tự do,
trong vòng một tháng đầu khi xảy ra dịch bệnh vẫn chưa bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng khi
chính phủ ban hành các biện pháp cách ly, những người lao động tự do đều bị ảnh hưởng
trực tiếp. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội của chính phủ hiện tại có phần
chậm trễ.
Bài tốn nan giải của các doanh nghiệp và người lao động
Vì dịch bệnh bùng phát lâu dài chưa có tiền lệ, nên ơng Kiệt cho biết phần lớn các
doanh nghiệp trong ngành da giày, dệt may vẫn còn lúng túng trong việc hỗ trợ cho công
nhân:“Trước mắt, doanh nghiệp phải trả tiền mua nguyên liệu trước đây và bây giờ phải
trả tiền công nữa, mà giờ tất cả hàng hóa đều bị lưu giữ. Đã khơng có doanh thu mà phải
tiếp tục chi ra thêm để hỗ trợ cho người lao động trong những tháng tới. Tơi cho rằng đây
là một bài tốn mà khơng có một cơng thức nào để giải quyết chung.
Tiếp đến là khả năng tài chính của doanh nghiệp, khả năng chia sẻ của người lao
động đối với doanh nghiệp; đây là một bài toán mà lời giải rất đa dạng và mỗi doanh
nghiệp chia sẻ kinh nghiệm với nhau để rút kinh nghiệm chứ hồn tồn khơng theo công
thức nào hết”.
Theo Luật sư Đặng Hùng Dũng, đối với các doanh nghiệp thuộc về lĩnh vực dịch

vụ, ăn uống bị ảnh hưởng trực tiếp nặng nề sau khi có biện pháp ban hành cách ly nghiêm
ngặt, khơng có điều luật nào trong bộ luật lao động cho thấy qui định liên quan đến việc
những doanh nghiệp này buộc phải sa thải nhân viên mình như thế nào.
Anh Lộc, chủ của một quán ăn tại Tp.Hồ Chí Minh, cho biết hiện tại phải cho nhân
viên của mình nghỉ nhưng do hai bên khơng có hợp đồng lao động và việc chi trả lương
dưới dạng tiền mặt, việc những người lao động này được nhận trợ cấp như thế nào cũng là
một việc khó.
Chia sẻ giữa người lao động và doanh nghiệp
Đối với các cơ sở sản xuất trong ngành da giày, dệt may, ông Diệp Thành Kiệt cho
rằng đây là thời điểm các doanh nghiệp có thể thấy được mức độ thông cảm và chia sẻ của
người lao động đối với doanh nghiệp và tùy thuộc vào cách đối xử của những chủ doanh
nghiệp này đối với họ ra sao trong quá khứ:“Rõ ràng là những doanh nghiệp nào trong
quá khứ đã có mối quan hệ tốt với người lao động và có những ứng xử tốt với người lao
động, thì đây là lúc người lao động sẵn sàng chia sẻ lại với doanh nghiệp”.
Cũng theo ông Kiệt, những doanh nghiệp nào trước đây không đối xử tốt với người
lao động thì đây là lúc doanh nghiệp đó sẽ gặp khó khăn vì sự chia sẻ của người lao động
đối với doanh nghiệp sẽ không như kỳ vọng.

EVFTA: Nỗ lực của Việt Nam và cú hích cho nền kinh tế sau dịch
COVID-19
21


TTXVN (europa.eu, Sputnik) - Tối 30/3 (theo giờ Hà Nội), Hội đồng Liên minh
châu Âu (EU) đã chuẩn y quyết định của Nghị viện châu Âu phê chuẩn Hiệp định Thương
mại Tự do với Việt Nam (EVFTA) bằng hình thức văn bản.
Việc Hội đồng châu Âu thông qua thủ tục cuối cùng quyết định phê chuẩn Hiệp
định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) mang ý nghĩa vô cùng quan trọng,
thể hiện quyết tâm và nỗ lực của chính phủ Việt Nam, đồng thời, EVFTA cũng được kỳ
vọng là cú hích góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau đại dịch COVID-19.

Thủ tục cuối cùng để EVFTA được thông qua
Bộ Ngoại giao Việt Nam nhận định, việc Hội đồng Liên minh châu Âu chuẩn y
quyết định của Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Việt
Nam (EVFTA) là một quyết định vô cùng quan trọng, đánh dấu việc hồn thành tồn bộ
tiến trình phê chuẩn EVFTA của Liên minh châu Âu.
Trước đó, ngày 12/2, EVFTA được EP phê chuẩn tại phiên họp toàn thể ở
Strasbourg (Pháp). EVFTA sẽ được triển khai ngay sau khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn,
sau 30 ngày kể từ khi hai bên hoàn thành các thủ tục thông báo cho nhau.
Phát biểu sau quyết định của EU, ông Gordan Grlić-Radman, Ngoại trưởng Croatia,
quốc gia hiện là nước Chủ tịch luân phiên EU, nhấn mạnh: EVFTA là thỏa thuận thương
mại tự do tham vọng nhất mà EU ký với một nước đang phát triển và là văn bản thứ hai
EU ký kết với một quốc gia Đông Nam Á, sau Singapore.
Theo chia sẻ của ông Radman, nhiều nước thành viên EU, đặc biệt là Hà Lan, Tây
Ban Nha, Bỉ đã ra tuyên bố hoan nghênh quyết định của EU khi ký kết hiệp định này với
Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của hiệp định, nhất là trong bối cảnh
tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu đang chịu những tác động mạnh mẽ của
đại dịch COVID-19.
EU hiểu vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực
Việc EU sớm hồn tất tồn bộ tiến trình phê chuẩn EVFTA, thậm chí thúc đẩy
chuẩn y bằng hình thức văn bản khi không thể tiến hành các cuộc họp như thường lệ, thể
hiện EU coi trọng quan hệ với Việt Nam và đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong khu
vực. Quyết định chuẩn y này cũng khẳng định mạnh mẽ thông điệp của EU và các quốc
gia thành viên tiếp tục đi đầu thúc đẩy hợp tác và liên kết kinh tế, duy trì các dịng chảy
thương mại và chuỗi cung ứng, hạn chế xu hướng bảo hộ nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu.
Đây cũng là những khuyến nghị đã được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh trực
tuyến Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 26/3 với
sự tham dự của Lãnh đạo cấp cao các nước thành viên G20 và một số nước khách mời,
trong đó có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xn Phúc trên cương vị Lãnh đạo quốc
gia Chủ tịch ASEAN 2020.

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị cam kết sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ,
tài khóa và các biện pháp kinh tế để giảm thiểu các tác động của dịch COVID-19 đối với
phát triển kinh tế-xã hội. Hội nghị nhất trí phối hợp giảm thiểu các tác động của dịch
22


COVID-19 đối với thương mại quốc tế, bảo đảm sự vận hành của các chuỗi cung ứng toàn
cầu, nhất là các nguyên vật liệu, sản phẩm y tế thiết yếu.
Cú hích cho nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch COVID-19?
EVFTA được EU và Việt Nam ký kết trong bối cảnh quan hệ giữa hai bên đang
phát triển hết sức khả quan, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại sau 30 năm thiết lập
quan hệ ngoại giao.
Bên cạnh Mỹ và Trung Quốc, EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng
đầu của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch hai chiều năm 2019
đạt 56,45 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 41,5 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt
14,9 tỷ USD.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ký kết thành công EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm
2030.
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đánh giá EVFTA được phê chuẩn sẽ mở ra
cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU quy mô GDP tới
18.000 tỷ USD.
Việc EU sớm hồn tất tồn bộ tiến trình phê chuẩn EFVTA tiếp tục khẳng định nỗ
lực hiệu quả của Chính phủ Việt Nam, các bộ, ban, ngành liên quan của Việt Nam trong
việc thúc đẩy, trao đổi với EU về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, khi được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và đi vào
triển khai, dự kiến từ khoảng đầu quý III/2020, EVFTA chắc chắn sẽ tạo cú hích lớn cho
xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường rộng lớn EU, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy
sản cũng như những mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Cụ thể, các ngành mà Việt Nam dự kiến sẽ được hưởng lợi nhiều từ EVFTA là

những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mà EU vẫn đang duy trì mức thuế
quan cao như dệt may, giày dép, nơng sản.
Các thị trường có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD trong năm 2019 là Hà Lan
(6,88 tỷ USD, giảm 2,89% so năm 2018), Đức (6,56 tỷ USD, giảm 4,63%), Pháp (3,76 tỷ
USD, giảm 0,01%), Italia (3,44 tỷ USD, tăng 18,46%), Tây Ban Nha (2,72 tỷ USD, tăng
3,38%), Bỉ (2,55 tỷ USD, tăng 5,83%).
Cùng với việc tăng cường quan hệ tổng thể với EU, EVFTA cũng tạo điều kiện tốt
để Việt Nam và từng nước thành viên mở ra những cơ hội hợp tác mới trên cơ sở lợi thế
của từng nước, đưa hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước thành viên ngày
càng thực chất và bền vững. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng mà Chính
phủ quyết tâm thúc đẩy nhằm tháo gỡ khó khăn khi nền kinh tế đang chịu những tác động
tiêu cực do đại dịch COVID-19.

Cảnh sát Thái Lan bắt 6 người Việt Nam vì tích trữ khẩu trang và nước
rửa tay
23


TTXVN (Bangkok) – Tờ The Nation ngày 1/4 đưa tin Cảnh sát Di trú Thái Lan đã
bắt giữ 6 người mang quốc tịch Việt Nam vì cáo buộc tích trữ nước rửa tay có cồn và khẩu
trang vệ sinh.
Tờ báo dẫn lời Tư lệnh Cảnh sát Di trú Sompong Chingduang ngày 31/3 cho biết
những người nói trên bị bắt tại một ngôi nhà ở ngõ 29, phố Pattanakarn, quận Suan Luang,
thành phố Bangkok. Cảnh sát được cho là đã tìm thấy 142.500 khẩu trang và 12.000 lọ
nước rửa tay, 13 thùng cồn, 3 máy làm nước rửa tay, 2 súng ngắn cùng một lượng nhỏ
methamphetamine và MDMA (thuốc lắc).
Trung tướng Sompong cho biết cảnh sát đã dàn dựng mua một thùng khẩu trang từ
những kẻ tình nghi với giá 32.500 baht (989 USD), tức là 15 baht/chiếc, và bắt giữ họ tại
địa chỉ nói trên. Cảnh sát đã điều tra nơi hoạt động của họ tại số nhà 141/437 trong cùng
ngõ. Ngôi nhà đã được cải tạo thành một văn phòng du lịch được đăng ký dưới tên An An

Bangkok Travel Co Ltd.
Những kẻ tình nghi bị bắt gồm 2 phụ nữ Tran Tui An (39 tuổi) và Nguyen Ti Hwian
(34 tuổi), cùng 4 người đàn ông gồm Ho Tai Duon (35 tuổi), Nguyen Van Hung (35 tuổi),
Huong
Sian
Sung
(34
tuổi)

Nguyen
Dui
Nam
(32
tuổi).
Tran Tui An, người được xác định là chủ cơng ty, nói với cảnh sát rằng đã mở một công ty
hướng dẫn du lịch trong khoảng 7-8 tháng, nhưng việc kinh doanh bị “sập” do khách du
lịch giảm, do đó đối tượng này đã liên lạc với bạn ở Việt Nam để nhập khẩu khẩu trang và
nước rửa tay có cồn để bán ở Thái Lan.
Theo tờ báo, 6 nghi can này sẽ phải đối mặt với một số cáo buộc, trong đó có tích
trữ hàng hóa được kiểm sốt, bán hàng hóa được kiểm soát với giá cao, tàng trữ ma túy,
tàng trữ vũ khí mà khơng có giấy phép và khơng có giấy phép lao động.

Có dễ tinh giản biên chế Bộ Tài chính?
Theo đài RFA, Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 378/QĐ-BTC đưa ra mục
tiêu, nội dung và tiêu chí để thực hiện Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 để thực hiện trong các cơ quan, đơn vị thuộc và trực
thuộc.
Chương trình cũng đề ra mục tiêu tinh giản biên chế của cả giai đoạn 2015-2021 đạt
tối thiểu là 10% so với số biên chế được cấp thẩm quyền giao trong năm 2015.
“Tinh giản biên chế” được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế

những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu cơng việc, khơng thể tiếp tục bố trí, sắp xếp
cơng tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản
biên chế.
Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
tài chính-ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân
sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính
doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp
luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ
24


tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ
sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Với cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính hiện nay thì con số 10% biên chế khơng phải
là nhỏ. Liệu việc tinh giản này có khả thi hay khơng?
Chun gia Ngơ Trí Long, Ngun Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả thuộc Bộ
Tài chính nhận định:“Họ tinh giản 10% là đúng do dựa theo chủ trương chung của Nhà
nước. Điều đó khơng có gì sai. Họ đề nghị vậy vì cả hệ thống chính trị hiện nay rất cồng
kềnh, bộ máy cồng kềnh. Chính vì thế, chủ trương chung của nhà nước là phải tinh giản.
Không phải tất cả đều 10% mà có nơi nhiều hơn, nơi ít hơn.
Riêng Bộ Tài chính, vừa qua họ sáp nhập các cục thuế lại, tinh giản thu gọn các cơ
quan thuế với nhau, các cơ quan kho bạc với nhau. Nói chung là đã tinh giản được rất
nhiều”.
Những nghị định, thơng tư về tinh giản biên chế được chính phủ bắt đầu đưa ra từ
năm 2007, theo từng 5 năm.
Theo số liệu của Bộ Nội vụ, sau 4 năm thực hiện Nghị định 132 về tinh giản biên
chế (từ năm 2007-2011), tính đến năm 2012, tổng số biên chế cán bộ, công chức (không
bao gồm viên chức và biên chế Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an) từ trung ương đến cấp huyện
tăng lên 388.480 người (tăng hơn 42.000 biên chế); cán bộ, công chức cấp xã tăng lên
257.675 người (tăng hơn 14.000 biên chế). Như vậy, 4 năm tăng thêm hơn 56.000 người.

Bộ Nội vụ đề xuất mục tiêu từ năm 2014-2020 tinh giản biên chế 100.000 người,
trong đó khoảng 80% giải quyết nghỉ hưu trước tuổi và 20% giải quyết thôi việc.
Giáo sư Tương Lai, Cựu Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, cho
rằng:“Vấn đề quá rõ rồi, bởi vì ngân sách như vậy mà phải nuôi số lượng người trong
biên chế gồm viên chức nhà nước, qn đội, cơng an và tất cả các đồn thể thì khơng có
ngân sách nào có thể chịu được”.
Mục đích của việc tinh giản biên chế là nhằm tạo ra một bộ máy công quyền hoạt
động hiệu quả và tiết kiệm ngân sách nhà nước. Muốn tiết kiệm thì phải thu gọn bộ máy
nhân sự cồng kềnh hiện nay.
Ông Lê Văn Cng, ngun Phó trưởng đồn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa
cho rằng việc này khơng dễ dàng thực hiện vì sẽ thừa ra rất nhiều lãnh đạo. Thí dụ trước
đây có ba, bốn cấp trưởng, năm, sáu cấp phó, bây giờ chỉ cịn một cấp trưởng, hai cấp phó
thì số cịn lại giải quyết ra sao?
Ngược lại, Tiến sĩ Ngơ Trí Long cho rằng nhà nước có nhiều cách để giải quyết số
dơi dư, trong đó có việc cho tự nguyện nghỉ việc hưởng một số quyền lợi nhất định. Tuy
vậy, ông thừa nhận việc này rất khó xảy ra trong lĩnh vực tài chính, được ơng gọi là “màu
mỡ”.
Tại Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ của ngành nội vụ năm 2019 vào sáng
15/1/2019, Bộ Nội vụ dự kiến năm 2019 sẽ giảm 44.500 biên chế hưởng lương.
Tại buổi gặp mặt các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan trung ương tại miền
Trung vào đầu năm 2020, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nêu quan điểm: “Khát
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×