Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

BCA211

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.46 KB, 42 trang )

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Vietnam News Agency (VNA)
Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt - Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84-4) 38255443; Fax (84-4) 38252984; E-mail: ;


Số 211/TKNB-QT

Thứ Hai, ngày 4/11/2019

TIN THAM KHẢO NỘI BỘ
(Phần Quốc tế)

I. NHẬN ĐỊNH VÀ BÌNH LUẬN VỀ VIỆT NAM
Dư luận về vụ 39 người di cư chết tại Anh
TTXVN (VOA, RFI, BBC) - Sau thông báo tối 1/11 của cảnh sát Anh cho biết ở
thời điểm hiện tại họ tin rằng các nạn nhân là cơng dân Việt Nam, truyền thơng nước ngồi
tiếp tục phân tích về nguyên nhân và thực trạng người di cư lậu từ các nước đến châu Âu,
đáng chú ý là nước Anh.
Chính phủ Việt Nam lên án mạnh mẽ nạn bn người
Theo đài RFI, ngay khi phía Anh xác nhận thông tin về nạn nhân Việt Nam trong
thảm kịch 39 người di cư chết tại Anh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
trong một thông cáo đăng ngày 2/11 đã “mạnh mẽ lên án nạn buôn người và xem tệ nạn
này như là một trọng tội”.
Việt Nam “kêu gọi các nước trong khu vực và thế giới thúc đẩy tiến trình hợp tác
để chống lại tình trạng buôn người này nhằm ngăn chặn việc tái xảy ra một thảm kịch như
vậy”. Chính phủ Việt Nam tuyên bố đây là một “thảm kịch nhân đạo nghiêm trọng”.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trên Twitter cũng gửi lời
chia buồn đến gia đình các nạn nhân và cam kết phối hợp chặt chẽ với Anh điều tra vụ
việc.
Dù danh tính các nạn nhân chưa được chính thức công bố, song thông báo mới nhất


của cảnh sát hạt Essex ngày 1/11 gần như làm tàn lụi những hi vọng cuối cùng của những
gia đình có người thân mất tích.
Trong một phát biểu bằng video hơm thứ Bảy, Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth
Ward nói đây là “một trong những tuần khó khăn nhất” trong sự nghiệp ngoại giao của ông
khi theo dõi thảm kịch này tại Essex và chứng kiến sự lo lắng, quan tâm tại Việt Nam.
“Là một người cha, người anh, người chồng và người con, tôi không thể tưởng
tượng được cảm giác khi phải mất đi những người thương yêu của mình theo cách này và
ở một nơi thật xa quê hương như vậy”.
1


Đại sứ nói mặc dù nhà chức tranh Anh chưa thể cơng bố danh tính bất kì nạn nhân
nào vào thời điểm này, song cảnh sát Essex vẫn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính
phủ Việt Nam và các cơ quan liên quan để nhận dạng nạn nhân và sẵn sàng hỗ trợ tất cả
những ai bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này.
“Bên cạnh việc thương tiếc những người đã khuất, chúng ta cũng nên nghĩ về
những người tiếp theo có thể bị tội phạm mua bán người lợi dụng để có thể ngăn chặn
thảm kịch tương tự xảy ra”, ông Ward khuyến cáo.
Truyền thông trong nước đưa tin một số gia đình ở tỉnh Hà Tĩnh đã nhận được điện
thoại của cảnh sát Anh yêu cầu cung cấp thơng tin về nạn nhân. Ơng Phạm Văn Thìn là
một trong những người được chính thức báo tin con gái ông, Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, là
một trong số những nạn nhân đã tử vong.
Những tin nhắn cuối cùng của cơ gửi về cho gia đình đã xuất hiện trên các trang
báo ở Anh và khắp thế giới, nêu bật cảnh ngộ thương tâm của cô và nhiều người khác trên
đường tìm kiếm tương lai tươi sáng hơn ở Anh.
Chống buôn người - Vấn đề nan giải
Các chuyên gia cho rằng nạn buôn người hay đưa lậu người qua biên giới các nước
là vấn nạn thế giới, và chắc chắn là một vấn nạn không dễ giải quyết.
Theo nghiên cứu được cơng bố tháng 6/2018 của Văn phịng Ma túy và Tội phạm
của Liên hợp quốc, khoảng 2,5 triệu người đã di cư lậu qua biên giới trong năm 2016,

trong hoạt động trị giá khoảng 5,5 tỷ đến 7 tỷ USD trong năm 2016.
Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất nằm gần các khu vực xung đột tạo ra làn
sóng người tị nạn, hoặc những nơi người dân khơng có cơng ăn việc làm bảo đảm cho họ
mức sống tối thiểu hay điều kiện tiến thân.
Sau vụ Formosa năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã tìm cách giải quyết nạn thất
nghiệp lan tràn tại các tỉnh miền Trung bằng cách đẩy mạnh hơn những chương trình xuất
khẩu lao động để giúp người dân ra nước ngồi tìm việc.
Theo trang dangcongsan.vn, trong năm 2017, Hà Tĩnh có 8.567 lao động xuất cảnh
đi làm việc ở nước ngoài (cao nhất từ trước tới nay, và đứng thứ 4 cả nước, sau Nghệ An,
Hải Dương, Thanh Hóa).
Chống bn người: “Khơng có gì tốt hơn giáo dục” ở Việt Nam
Theo đài BBC, một chun gia người Pháp về phịng chống bn bán người ở Việt
Nam cho rằng cách tốt nhất để phịng chống tình trạng bn bán người là giáo dục con
người.
Ơng Georges Blanchard, người sáng lập Liên minh phịng chống mua bán người
(Alliance Anti Traffic - AAT) cho rằng những đường dây tổ chức đưa người lậu từ Việt
Nam sang Anh đã 'đổi đường đi', “đổi kỹ thuật” trong những năm gần đây, khiến những
báo cáo mới nhất về phòng chống buôn bán người thành “chuyện cũ”.
Những người đi lậu có phải là “nạn nhân”?
Đầu tiên, ơng Blanchard giải thích với BBC về các khái niệm mới nhất liên quan
đến vụ 39 thi thể tại Anh.
2


“Theo Liên hợp quốc thì nạn nhân của bn bán người đã bị ép hay bị bắt cóc hay
phải đi mà khơng muốn đi”.
Để nói rõ vì sao những người đi lậu không được coi là nạn nhân, ông giải thích về
các từ ‘smuggling’ và ‘trafficking’, hay được dùng để nói về những người 'đi lậu':
“Smuggling là nói về những người muốn đi vào nước Anh, hay đi nước ngoài nói chung,
khi họ tự muốn đi, có nghĩa là cầm hộ chiếu để qua biên giới”.

Ông Blanchard cho rằng nên có sự thơng cảm với những người đã đi với hy vọng
đổi đời. Ơng nói:“Vì có người khác đã gặp những người này và hứa rằng sẽ có khả năng
đổi đời sớm, sẽ có khả năng làm ra tiền cho gia đình được tốt, cũng có thể cho con được
đi học đại học… Người ta đi thì tất nhiên người ta phải hy vọng là sẽ tốt, không bao giờ
nghĩ ra là sẽ có vấn đề cả”.
“Đâm lao thì phải theo lao”
Tổ chức AAT do ông Blanchard sáng lập đã giúp đỡ hơn 5.500 người đi nước ngoài
bất hợp pháp, trong đó có hơn 200 người đi Anh, trở về Việt Nam từ năm 1995. Từ năm
2013, AAT bắt đầu làm việc với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam để hỗ trợ nạn nhân từ Anh
trở về và hội nhập cộng đồng ở Việt Nam
Đã trực tiếp giúp giải cứu nhiều trường hợp người Việt gặp hoạn nạn khi đi nước
ngồi lậu, ơng nói về lý do người Việt đã ra đi khơng muốn hay khó trở lại Việt Nam:
“Thứ nhất, tơi muốn nói về người đi Anh rằng gia đình của họ khơng phải là gia đình
nghèo lắm; Thứ hai, người ta cũng phải trả một số tiền cao cho đường dây nên nhiều khi
người ta sẽ bán nhà, bán đất và gia đình sẽ có đi vay nợ, nên cũng phải nói là khi đã bị nợ
thì người ta khơng trở lại được”.
Nhiều người đã tái hịa nhập cộng đồng thành công, nhưng cũng nhiều người vẫn
hy vọng có cơ hội thì lại đi.
Vấn đề đã có từ lâu, bắt đầu bằng phụ nữ và trẻ em
Ông Blanchard cho biết ơng bắt đầu quan tâm về phịng chống bn bán người từ
năm 1995 vì ơng tổ chức lớp học tình thương cho trẻ em, và “một ngày đã có hai trẻ em bị
bắt và bán vào Campuchia”. Năm 2013, Chính phủ Việt Nam cơng nhận là Việt Nam có
nạn bn bán người và có nạn nhân của tình trạng này.
Tới năm 2006, ơng được biết thơng tin trẻ em Việt Nam bị bán sang Anh và bắt đầu
làm việc với Bộ Nội vụ Anh và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam về vấn nạn này. Ông
Blanchard nói: “Lần đó, chúng tơi giúp đến 300 trẻ em gái và sau đó là 100 trẻ em trai, từ
đó biết nạn nhân hay thích đi châu Âu. Nói là đi nước Anh thôi nhưng người Việt Nam
cũng được thấy nhiều nơi tại châu Âu. Như mấy năm trước, chúng tơi tìm được 16 gia
đình đang sống ở dưới gầm của thành phố Amsterdam. Tổ chức ECPAT của Đức cũng báo
là số trẻ em người Việt trong mạng lưới mại dâm trẻ em đã tăng lên.

Ở Phần Lan cũng có nhiều người Việt Nam đến. Phần Lan có biên giới với Nga nên
hồi xưa nạn nhân hay đi từ sân bay Nha Trang bay thẳng đến Moscow vì từ Moscow có
nhiều cửa.
3


Nói chung, cơng việc của tơi đã cứu được 5576 nạn nhân tính đến nay và cứu từ 22
nước chứ khơng phải là chỉ có Trung Quốc và nước Anh thơi. Malaysia cũng có nhiều
nhưng hay bị giấu. Ngồi ra còn Hàn Quốc, Nhật Bản, Arab Saudi và các nước khác.
Theo kinh nghiệm của tôi, đa số phụ nữ và trẻ em sẽ vào mạng lưới mại dâm, còn
nam giới là lao động”.
“Đường đi và cách nhập cư lậu vào Anh đã thay đổi”
Được hỏi về các biện pháp chống buôn bán người của Việt Nam và Anh, ông
Blanchard nhận xét đường đi và kỹ thuật đưa đi của các tổ chức buôn người từ Việt Nam
sang Anh đã thay đổi trong thời gian qua.
Trước đây, Anh thường kiểm tra rất kỹ các chuyến bay đến từ Việt Nam, nhưng bây
giờ “người ta đổi hộ chiếu và sẽ đi như người Trung Quốc vì bên nước Anh kiểm tra người
Việt Nam nhiều hơn”.
“Báo cáo mới nhất của IMO (Tổ chức Di dân Quốc tế) chứng minh đường buôn
bán từ Việt Nam sang Anh đã là chuyện cũ. Người ta sẽ đổi kỹ thuật đi. Có thể tương lai là
sẽ thấy người Việt Nam mang hộ chiếu Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan
chẳng hạn”.
Khơng có gì tốt hơn giáo dục con người
Từ 2014 tới nay, Chính phủ Anh và Việt Nam đã quan tâm đến chuyện phịng chống
bn bán người và nhìn nhận đây là vấn đề lớn. Hai chính phủ đã phối hợp với nhau.
Tuy nhiên, theo ơng Blanchard, “khơng có gì có thể tốt hơn là giáo dục cộng đồng,
giáo dục phòng ngừa ở cộng đồng”.
Tổ chức AAT của ơng Georges Blanchard từ 2014 đã xin chính phủ Anh có hỗ trợ
đặc biệt để có các lớp tập huấn tại cộng đồng về buôn bán người, di cư khơng an tồn, nói
về các chiêu lừa gạt để dạy cho cộng đồng có khả năng biết tự bảo vệ.

Các chương trình tập huấn cho chính phủ, cho cơng an, khơng có chỉ có ở Việt Nam
được thực hiện nhiều được trên thế giới.

Từ đâu người Việt đi trồng cần sa lậu khắp châu Âu
TTXVN (BBC, The Gurdian) - Theo đài BBC, từ hơn 10 năm qua, nạn trồng cần
sa trở thành phổ biến ở các nước châu Âu và băng đảng người Việt bị giới chức cho là có
dính líu nhiều.
Vụ 39 tử thi được tìm thấy trong thùng đông lạnh của một chiếc xe tải ở hạt Essex
(Anh) gần đây đặt ra câu hỏi “Người nhập cư lậu vào Anh làm nghề gì?” trên các báo Anh.
Tờ The Guardian ngày 25/10 có bài cho rằng người Việt đi lậu vào Anh “thành nơ
lệ ở các tiệm móng tay và trại cần sa”.
Theo BBC News tiếng Việt, không chỉ có người Việt trồng cần sa ở Anh và châu
Âu, thị trường hàng tỷ đôla một năm này cũng là miếng bánh ngon cho người bản xứ và
các nhóm nhập cư khác. Chưa kể, một số tài liệu của Liên minh châu Âu (EU) nói rằng
người Việt chỉ đóng được vai trị trơng cơng đoạn trồng, tưới, vận chuyển, mà không phải
4


là đầu mối tiêu thụ cần sa. Việc tiêu thụ, đưa cần sa tới khách thường do các băng đảng
khác kiểm soát.
Anh và Hà Lan nổi lên như hai nước ‘có thị trường cần sa lớn’, nơi nghề trồng cần
sa ‘tại gia’, ngồi trời và trong nhà kính từ Bắc Mỹ du nhập sang.
Thủ đô trồng cần sa của châu Âu?
Theo báo Evening Standard, số liệu của cảnh sát Anh cho hay từ tháng 1/2016 tới
tháng 4/2018, chỉ riêng tại London, nhà chức trách phát hiện ra 314 ‘trại cần sa’. Tính
trung bình cứ hai ngày cảnh sát Anh tìm ra một căn nhà trồng cần sa.
Tới trước năm 2010, Anh phải nhập 50% cần sa, nhưng từ đó trở đi, Anh trở thành
thị trường xuất khẩu cả marijuana và cannabis.
Theo số liệu của Hội đồng Cảnh sát quốc gia Anh (National Police Chief’s Council)
năm 2015, trồng cần sa là một nghề phi pháp có lãi lớn, trị giá của 250.000 cây cần sa

ngồi chợ đen có thể lên tới 60 triệu bảng Anh.
Quá trình ‘tăng trưởng’ về ma tuý này gắn liền với các băng đảng Việt. Theo một bộ
phim về chống nô lệ hiện đại và buôn trẻ em vào các trại cần sa ở Anh: “Sự chuyển biến từ
nhập khẩu sang xuất khẩu xảy ra một phần là vì các băng đảng Việt có tổ chức, dùng căn
hộ gia đình làm ‘nhà máy cần sa. Từ 2000-2014, số trại cần sa ở Anh tăng 150%. Trong
tất cả các nạn nhân buôn người buộc phải làm trong các trại cần sa, 96% đến từ Việt Nam
và 81% là trẻ em”.
Mặc dù hiện có nghi vấn rằng một số người tham gia trồng cần sa luôn nhận là ‘vị
thành niên’ để tránh bị truy tố, nhờ luật bảo vệ quyền trẻ em tại Anh, hoạt động trồng cần
sa của các băng đảng Việt là khá phổ biến và ngày càng táo tợn.
Ngoài việc đục phá nhà cửa thuê của chủ để biến căn hộ thành trại cần sa, các băng
đảng đơi khi cịn giả ngây giả ngơ hoặc lợi dụng lỗ hổng pháp luật để chạy tội.
Báo Anh viết năm 2015, hai người Việt Nam (Chien Nguyen và Hien Nguyen) bị
bắt trong một trại cần sa trị giá 100.000 bảng Anh trong 11 căn phòng ở nhà bốn tầng tại
Leeds, West Yorkshire. Cả hai khai trước toà họ nghĩ họ trồng ‘một loại rau Phương Tây’
chứ khơng biết đó là thứ phi pháp.
Từ Hà Lan chuyển lên Bắc Âu
Cảnh sát EU đánh giá rằng nay nghề trồng cần sa đã lan ra khắp châu Âu, có cả ở
Pháp, Bỉ, Na Uy, Czech, Đức, Ba Lan... Tại Hà Lan, vấn đề diễn biến phức tạp nhất.
Nghiên cứu của Yvette Schoenmakers, Bo Bremmers và Anton van Wijk chỉ ra liên
hệ của các băng đảng Việt ở Hà Lan và nghề trồng cần sa. Theo đó, có liên hệ rõ rệt giữ
bn người, rửa tiền, bn lậu hàng hóa, làm giấy tờ giả và các trại cần sa mà người Việt
tổ chức.
Cũng vẫn các băng đảng này đã và đang buôn lậu thuốc lá tại Đức, cịn tại Đơng
Âu, chúng chun rửa tiền, buôn người và chuyển ma tuý. Theo nghiên cứu của Yvette
Schoenmakers, công nghệ trồng và kỹ thuật trồng cần sa được nhập về từ Canada chuyển
giao sang Hà Lan và Anh.
5



Từ Hà Lan, một phần lớn tiền được gửi về Việt Nam qua hệ thống ngân hàng bình
thường, như chuyển tiền hợp pháp, qua gửi người mang và qua ngả chuyển ngầm dù ít
hơn... Các cửa hàng sơn sửa móng đang mọc lên nhiều ở châu Âu cũng có dính líu đến rửa
tiền phi pháp.
Có quan hệ giữa các nghi phạm người Việt ở Hà Lan với các nước khác, nhất là ở
Đức và Czech. Nguồn cần sa thu hoạch được đã đưa sang Italy, Anh và Thụy Điển, và có
sự tồn tại của các kênh quốc tế đem tiền về rửa, chuyển về Việt Nam hoặc các nơi khác.
Có người Việt Nam và cả người Hà Lan tham gia các đường dây này, và người Hà
Lan gốc Việt thường đóng vai trị trung gian”.
Cần sa dạng lá phổ biến ở châu Âu từ khi nào?
Các loại cần sa từ Trung Đông đã tới châu Âu từ nhiều thế kỷ, nhưng tới thập niên
1980, người dùng chủ yếu hút, hít cần sa dạng hạt. Cần sa dạng lá bắt đầu phổ biến trong
thập niên 1990, ban đầu ở một số giới tại Anh và Hà Lan.
Theo cơ quan phòng chống ma tuý châu Âu (EMCDDA), việc trồng cần sa ngoài
trời bắt đầu phát triển ở Mỹ và Canada, rồi sang Anh và châu Âu lục địa.
Thị trường người châu Âu thường xuyên hoặc thỉnh thoảng dùng cần sa ước tính
lên tới trên 22 triệu người, tính đến 2012, và nay có thể cao hơn.
Quy trình trồng cần sa để cung cấp cho các tiệm thuốc (kinh doanh hợp pháp, có
kiểm soát) và lập ‘trại trồng cỏ’ bất hợp pháp tuy thế không khác nhau về kỹ thuật.
Vẫn tài liệu của EMCDDA mơ tả q trình trồng cần sa trong nhà kính hoặc trong
vườn khép kín là cách duy trì vịng sinh trưởng, nở hoa tối ưu cho cây này. Chất lượng dầu
cần sa tùy thuộc vào nồng độ THC (chất tạo ảo giác thần kinh) trong lá khi thu hoạch và
q trình sấy khơ.
Hạt cannabis lớn khơng cần đất nhưng kỹ thuật dùng bồn hoặc túi treo ngâm nước
hơi khó nên các băng đảng chủ yếu dùng máng có đất, dễ hơn. Các bao đất mùn mua từ
trung tâm thực vật vì thế cũng là dấu hiệu và bằng chứng để cảnh sát điều tra ra hoạt động
trồng cần sa phi pháp.
Trừng phạt băng đảng cần sa và mọi người liên đới
Các băng nhóm trồng cần sa khi bị bắt thường đối mặt với một loạt tội hình sự: Sản
xuất, vận chuyển ma tuý; Khai thác lao động bất hợp pháp; Phá hoại nhà cửa; Ăn cắp điện

nước. Ngoài ra, người cho thuê nhà để xảy ra việc trồng cần sa trong căn hộ cũng có thể bị
liên lụy.
Các hội địa ốc Anh đã khuyến cáo như sau: “Chủ nhà có thể bị ra tồ, nhận án tù
và thậm chí bị tịch thu căn nhà nếu người thuê trồng cần sa phi pháp bên trong. Luật
Misuse of Drugs Act 1971 trong Điều 8 ghi rõ người chịu trách nhiệm quả lý căn hộ có
thể nhận 14 năm tù hoặc tiền phạt. Tất nhiên, chủ nhà phải biết về hoạt động trồng cần sa
trong nhà của mình thì mới bị tù. Tuy thế, kể cả khi chủ nhà khơng biết gì hết, người đó
vẫn bị điều tra...”
Luật Anh và các nước châu Âu ghi rất rõ ràng về trách nhiệm của chủ nhà là phải
thường xuyên kiểm tra, giám sát việc cho thuê nhà. Chủ nhà cũng phải chịu trách nhiệm
6


hành chính và dân sự nếu người thuê gây ra vấn đề cho chính quyền địa phương và hàng
xóm.
Các băng đảng cần sa thường đục tung các tường ngăn, khi khoan sang cả nhà hàng
xóm, hút điện từ cơng-tơ láng giềng chạy đèn trong ‘trại cần sa’.
Kể cả khi chủ nhà “khơng biết gì” và băng đảng đã bị bắt thì họ vẫn có thể bị cơng
ty điện nước, hội đồng địa phương và láng giềng kiện để đòi bồi thường.
Trong khơng ít trường hợp, sự quen biết, trợ giúp giấy tờ với nhóm trồng cần sa sẽ
tạo bằng chứng cho cảnh sát và sở thuế điều tra chủ nhà và truy ra các tội khác.
Vẫn theo theo nghiên cứu tại Hà Lan của Yvette Schoenmakers, Bo Bremmers và
Anton van Wijk, người Việt “khơng nằm trong nhóm tội phạm truyền thống”.
Tuy nhiên, hoạt động trong ngành trồng cần sa đã đưa con số không nhỏ người Việt
và gốc Việt vào “công nghệ tội ác” đang lan ra khắp châu Âu.
EMCDDA cho hay các hiệp định quốc tế với toàn bộ 27 nước EU tham gia đã đề
cao việc chống trồng và bn bán cần sa. Việc hợp thức hóa cần sa giải trí chỉ được triển
khai ở một số nơi như Canada, Hà Lan.
Năm 2018, Anh đã chấp nhận cho bệnh nhân xin đơn từ bác sĩ để mua cần sa y tế.
Cần sa cũng được chuyển từ hạng từ Schedule 1 xuống Schedule 2 cho sử dụng trong y

học. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ Anh bác bỏ khả năng “hợp pháp hóa cần sa giải trí” trong thời
gian tới.
Vì thế, chừng nào cịn thị trường cần sa lậu thì nhu cầu trồng và hoạt động tội phạm
của băng đảng, gồm cả người Việt vẫn cịn đó.

Nhiều nạn nhân “nơ lệ thời hiện đại” ở Anh xuất phát từ Việt Nam
Đài VOA dẫn báo cáo của Bộ Nội vụ Anh cho biết các “nô lệ thời hiện đại” ở Anh
xuất phát từ 130 nước, trong đó Việt Nam thuộc nhóm đầu.
Theo phúc trình cơng bố trong tháng 11/2019, Việt Nam đứng thứ hai sau Albania
về nơi xuất phát của các “nô lệ thời hiện đại”. Trung Quốc đứng thứ ba trong danh sách.
Thông tin này gây chú ý trong dư luận Việt Nam, nhất là sau vụ 39 tử thi được phát
hiện trong thùng xe tải đông lạnh ở Anh ngày 23/10. Thoạt đầu, tin cho hay, toàn bộ các
nạn nhân là “cơng dân Trung Quốc”, nhưng sau đó một số gia đình người Việt lên tiếng
nói con em họ có thể nằm trong số những người tử vong khi bị đưa “lậu” tới Anh.
Báo cáo của Bộ Nội vụ Anh cho biết rằng chính phủ nước này “tiếp tục hợp tác với
các nước xuất phát, nơi có con số lớn những người dễ bị tổn thương bị đưa lậu vào Anh”,
trong đó có việc triển khai Quỹ Chống nơ lệ hiện đại với giá trị hơn 33 triệu bảng ở ba
nước gồm Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam cũng nhận được hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ buôn bán trẻ em với giá
trị khoảng hơn 2 triệu bảng trong giai đoạn từ năm 2017-2019.
Theo phúc trình trên, hơn 36.000 người dễ bị tổn thương ở nhiều nước, trong đó có
Việt Nam, “đã được cung cấp các dịch vụ nhằm giúp ngăn chặn họ trở thành các nạn
nhân hoặc giúp họ phục hồi sau khi bị bóc lột”.
7


Một bài viết liên quan tới Việt Nam được nhiều người đọc nhất trên trang web của
Bộ Ngoại giao Anh là về việc hai nước hồi tháng 11/2018 thông báo hợp tác xử lý vấn đề
“nô lệ thời hiện đại”.
Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm và Bộ trưởng Nội vụ Sajid Javid “đã ký một

biên bản ghi nhớ về bn người, theo đó mở đường cho việc phối hợp hơn nữa về chia sẻ
thông tin, hỗ trợ các nạn nhân và cơng tác ngăn chặn”.
Theo phía Anh, nhiều nạn nhân “nô lệ thời hiện đại” ở Anh “xuất phát từ Việt
Nam”, và chỉ riêng năm 2017, chính quyền Anh nhận dạng 738 nạn nhân là từ Việt Nam.
Ông Javid được trích lời nói rằng “phối hợp với các nước như Việt Nam, nơi xuất
phát của nạn nhân buôn người, thực sự mang tính sống cịn nhằm ngăn chặn tình trạng nơ
lệ hiện đại diễn ra và khơng ngừng truy lùng các thủ phạm”.
Trong một bài viết được nhiều tờ báo đăng tải hồi tháng 9/2019, Đại sứ Anh tại Việt
Nam, ông Gareth Ward, viết rằng “những người Việt Nam di cư trái phép sang Anh là họ
lựa chọn ra đi với mong ước về một mức thu nhập có thể trả nợ và ni sống gia đình”.
Ơng Ward viết:“Nhưng họ không lường được rằng, ở mảnh đất bên kia địa cầu, nếu họ chỉ
là lao động trái phép, họ chính là những ‘nơ lệ thời hiện đại. Nói đến mua bán người, có
lẽ các bạn sẽ nghĩ đến Trung Quốc hay các nước láng giềng như Lào và Campuchia. Trên
thực tế, người Việt Nam không chỉ bị mua bán đến các nước có chung đường biên giới đất
liền với Việt Nam mà còn tới các nước trong khu vực châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc,
Malaysia và thậm chí cịn tới châu Âu, trong đó có Vương quốc Anh.
Ở nước Anh, chúng tôi sử dụng khái niệm ‘nô lệ thời hiện đại’ với hàm ý bao gồm
mua bán người vì nạn nhân bị mua bán thường bị ép làm việc trong những điều kiện vô
cùng tồi tệ, cả về thể xác lẫn tinh thần. Những năm gần đây, Việt Nam ln là nước có số
người nghi là nạn nhân của mua bán người và nô lệ hiện đại cao nhất tại Anh, chỉ xếp sau
Albania”.
Ông Ward viết rằng “khác với các nạn nhân bị mua bán sang các nước láng giềng
với thủ đoạn thường gặp như bắt cóc, gạ gẫm hay lừa gạt, những nạn nhân người Việt
Nam tại Anh là những người tự nguyện ra đi, với giấc mơ về một miền đất hứa, kì vọng về
cơ hội cải thiện kinh tế cho bản thân và gia đình”.

Đưa lậu người Việt: Hà Lan điều tra băng đản Ireland thứ hai
Theo đài BBC, nhà chức trách Hà Lan đã mở lại cuộc điều tra một băng đảng
Ireland thứ hai, bị nghi chuyển người Việt vào Anh.
Ngày 6/8/2019, một lái xe tải người Ireland đã bị bắt ở Hook (Hà Lan) với 29 người

Việt Nam trên thùng xe. Cảnh sát Hà Lan cho hay 29 người đó đều trên đường di cư bất
hợp pháp nhưng người lái xe, ở tuổi ngoài 20, chỉ bị tạm giữ rồi thả.
Cuộc điều tra tạm ngưng hồi tháng 8/2019 bây giờ được mở lại với nghi vấn nhóm
Ireland này cũng đưa người từ Bỉ sang Ireland. Theo trang The Irish Sun (03/11/2019),
công tố viên Hà Lan đang xem xét việc có ra lệnh truy nã châu Âu với lái xe người Ireland
8


kia hay không. Họ nghi ngờ đây cũng là một đường dây buôn lậu người khác nữa từ lục
địa châu Âu sang các đảo Anh và Ireland.
Một lái xe khác bị giữ hồi tháng 7 tại Bỉ với 20 người nhập cư lậu trốn trên thùng
xe.
Nhiều cách chuyển người
Trang Irish Sun trong một bài khác cùng ngày 3/11 cũng mô tả các ông trùm băng
đảng tuyển dụng, dụ dỗ và cưỡng bức các lái xe trẻ tham gia đường dây buôn người.
Cùng các chuyến xe qua phà là “hành khách”, tức di dân lậu vào Anh, với tiền công
cho lái xe 500-3000 bảng một đầu người, tuỳ quãng đường.
Có khi lái xe khơng hề biết thùng xe có di dân lậu vì ơng trùm đã bố trí những thời
điểm khác nhau để lái xe vắng mặt, như vào quán cà phê bên đường, tạo cơ hội cho người
di dân chui lên xe. Tuy nhiên, đó là những trường hợp đưa người nhỏ lẻ.
Còn để vận chuyển hàng chục người, lái xe phải hợp tác kỹ với băng đảng và đôi
khi họ làm vậy do bị mua chuộc bằng tiền, ma t và tình dục. Có ơng trùm dẫn thiếu nữ
tuổi teen đến cho lái xe nam, bảo “đem đi dùng bao lâu cũng được” rồi làm việc đưa người
cho đường dây.
Một lái xe cao niên hơn, dân Ireland, nói ơng đã bị băng đảng tiếp xúc hàng chục
lần trong những năm qua với đề nghị tham gia đường dây buôn người.
Các báo Ireland khơng nói 29 người Việt bị giữ trong vụ hồi tháng 8 ở Hà Lan nay
ở đâu. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của BBC, các khu lán trại ở gần Lille (Pháp), và những
cộng đồng nhập cư ở Paris, hiện là nơi tạm trú và điểm chờ xe hàng cho khơng ít người
Việt tìm cách sang Anh.

Được biết dù một số gia đình ở Việt Nam đã nhận tin từ Anh rằng con em họ có
trong số 39 người chết ở Grays, Essex, công tác xác định danh tính tồn bộ các tử thi vẫn
tiếp tục.
Theo BBC nội địa, người chủ trì hoạt động này là bà Caroline Beasley-Murray,
pháp y viên Hoàng gia cao cấp của hạt Essex. Vì vụ việc liên quan đến vùng chủ quyền
pháp lý của hơn một quốc gia, công tác này sẽ kéo dài hơn thường lệ.

Dư luận về dự án Cát Linh – Hà Đông
Theo đài RFA, tổng thầu EPC dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho biết ngày
2/11, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông bắt đầu chạy thử tích hợp và cam kết sẽ hồn
thành 100% hạng mục, đủ điều kiện bàn giao chủ đầu tư trước ngày 31/12/2019 sau nhiều
lần khất hẹn.
Phải có biện pháp chế tài
Trước đó, ơng Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thơng Vận tải (GTVT) từng
nói, phía tổng thầu phải cung cấp đầy đủ hồ sơ thì bộ này mới phê duyệt cho chạy thử tích
hợp, tuy nhiên, đại diện tổng thầu Trung Quốc cho rằng cho dù Bộ GTVT không chấp
9


nhận, việc chạy thử vẫn được tiến hành và tất cả hồ sơ trong quá trình này sẽ được lưu lại
để bàn giao cho Bộ.
Trong khi đó, ngày 1/10, đại diện đơn vị kiểm định độc lập Apave (Pháp) cho rằng,
50% hồ sơ của dự án cần xem xét lại nên phải thêm 6 tháng nữa, nghĩa là phải đến tháng
4/2020, dự án mới có kết quả đánh giá an tồn kỹ thuật.
Việt Nam sẽ làm gì khi tổng thầu EPC Trung Quốc kiên quyết bác ý kiến của Bộ
GTVT, tiến hành chạy thử và bàn giao dự án vào tháng 12/2019? Vấn đề an toàn kỹ thuật
sẽ được đánh giá ra sao?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, thuộc Học viện Kinh tế Tài chính Việt
Nam, cho biết: “Quy trình an tồn chạy tàu rất quan trọng, cho nên phía Việt Nam và
Trung Quốc phải thống nhất với nhau để từ đó có an tồn chạy tàu, để thơng tuyến. Vì từ

trước đến nay đã chạy thử có tải và không tải rồi, vấn đề cần là quy trình để đảm bảo nếu
thực hiện đúng quy trình đó thì an tồn”.
Đây là dự án được kỳ vọng nhiều nhất nhưng lại vướng quá nhiều bê bối về điều
chỉnh vốn đầu tư cũng như trục trặc kỹ thuật và kéo dài thời gian do tổng thầu EPC không
tuân thủ theo các quy định của nhà đầu tư.
Từ Hà Nội, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế
Trung ương, ngày 1/11 đưa ra nhận định: “Tơi nghĩ phía chủ đầu tư phải hết sức chủ động.
Tơi được biết là qua những lần trước, phía chủ đầu tư đã địi cơng ty Trung Quốc phải
bàn giao các hồ sơ, mà đến hiện giờ vẫn chưa bàn giao. Và phía chủ đầu tư cần phải tích
cực giám sát kịp thời chất lượng, để nếu phát hiện ra những thiếu sót, phải địi phía cơng
ty Trung Quốc hồn chỉnh bổ sung, và sửa chữaa lại. Tức là từ nay cho đến 31/12/2019,
theo tôi là cuộc đua đối với thời gian để bảo đảm chất lượng của cơng trình này”.
Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, dài khoảng 13km, ban đầu dự
kiến thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11/2013. Sau đó, dự án bị lùi lại đến
năm 2010 mới khởi cơng và dự kiến hồn thành vào tháng 6/2014. Tuy vậy đến nay, sau
khoảng 10 lần chậm tiến độ thực hiện, dự án này vẫn chưa thể đi vào vận hành.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết thêm: “Hy vọng là tổng thầu Trung Quốc sẽ phải
chuyển giao, bởi vì dự án đó đã đội vốn quá nhiều, và đã lùi quá nhiều mốc thời gian rồi,
cần phải thực hiện được mốc này. Nếu phía tổng thầu Trung Quốc khơng thực hiện được
mốc thời gian đã hứa, tôi đề nghị chủ đầu tư nên có biện pháp chế tài, hoặc hình phạt
nhất định nào đấy đối với cơng ty Trung Quốc đang thực hiện dự án này”.
Tuy nhiên, ông Trần Bang, một kỹ sư xây dựng chuyên ngành cầu đường, người rất
quan tâm đến dự án này, lại tỏ vẻ nghi ngờ về cam kết của tổng thầu Trung Quốc liên quan
dự án Cát Linh - Hà Đông: “Cam kết đó cũng chưa thể hiện điều gì một cách chính xác,
bàn giao là bàn giao hoàn thiện hay bàn giao thực tế. Phải đảm bảo 99,9%, tức là phải có
lịng tin, cịn bàn giao thực tế thì dễ lắm, quan trọng là nội dung bàn giao như thế nào?”.
Vay vốn Trung Quốc - bài học nhãn tiền
Theo truyền thông trong nước, hơm 1/11, Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội
liên quan đến dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
10



Theo báo cáo, tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án được Bộ Giao thông vận tải phê
duyệt năm 2008 là 8,7 nghìn tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD), trong đó vay Trung
Quốc hơn 400 triệu USD. Ban đầu, dự kiến năm 2013 vận hành dự án. 8 năm sau, vào năm
2016, dự án được điều chỉnh lên hơn 18 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 9,2 nghìn tỷ đồng so với
tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu. Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc cũng lên
con số 13,8 nghìn tỷ đồng (tương đương trên 669 triệu USD).
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, con số gần 14 nghìn tỷ đồng vay Trung Quốc cho dự
án Cát Linh - Hà Đông vừa được công bố là con số lớn nhất từ trước đến nay mà ông được
biết, lớn hơn các con số trước đây từng công bố. Liệu việc vay Trung Quốc với số tiền quá
lớn cho dự án này có gây bất lợi cho tiến trình bàn giao dự án hay không, Tiến sĩ Lê Đăng
Doanh cho biết: “Điều này tùy thuộc vào hợp đồng đã ký kết. Nếu hợp đồng đã ký kết có
quy định về số giá thành, thì nếu đội giá thành lên phải có chế tài. Vấn đề là hợp đồng cho
đến nay chưa được cơng khai”.
Theo phán đốn của ơng Trần Bang, rõ ràng hợp đồng này bất lợi cho phía Việt
Nam. Ông cho biết: “Do trình độ của các bộ quản lý dự án của Việt Nam kém, để cho
Trung Quốc cài nhiều điều bất lợi. Những điều này nếu đưa ra trọng tài quốc tế thì Việt
Nam sẽ bị thua thiệt. Vì vậy, Trung Quốc cứ chây ỳ, đổ lỗi cho phía Việt Nam, ra tịa quốc
tế thì Việt Nam sẽ bị thua. Việc này có nhiều ngun nhân, vì cứ nghĩ là đồng chí với nhau
là tốt. Đi vay mà cứ nghĩ là họ cho, cho gì phải chấp nhận cái đấy, chấp nhận cả điều kiện
trong hợp đồng, mà khơng kiểm sốt kỹ”.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, khi ký hợp đồng phải minh bạch, chặt chẽ, và
quan trọng người duyệt hợp đồng phải bàn đến nơi đến chốn. Chẳng hạn theo ông, nếu
không quy định xử phạt thì tổng thầu Trung Quốc có quyền từ chối, cứ đổ qua đổ lại thì
cuối cùng cơng việc sẽ bị trì trệ.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng vì vay vốn của Trung Quốc nên họ được quyền
chỉ định nhà thầu, chỉ định giám sát và đến bây giờ thì kéo dài. Theo ơng, đây là bài học
rất đau xót và Việt Nam cần phải hết sức thận trọng trong việc vay vốn Trung Quốc, hy
vọng là sẽ không bao giờ bị lặp lại lần nữa.


Dự án thua lỗ vì vướng tranh chấp hợp đồng EPC: Lỗi do đâu?
Theo đài RFA, Tổng thầu EPC (viết tắt của Engineering, Procurement and
Construction) là tổng thầu thực hiện hợp đồng EPC đảm nhiệm tất cả các công việc từ
thiết kế kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị cho tới thi công xây dựng cơng trình, hạng mục
và chạy thử nghiệm bàn giao cho chủ đầu tư. Thường hợp đồng EPC của mỗi dự án sẽ có
những ràng buộc khác nhau tuy nhiên tựu trung là đơn vị tổng thầu EPC phải chịu trách
nhiệm đến cuối các dự án đã được giao.
Tại sao nhà thầu “làm khó” chủ đầu tư ?
Chuyên gia kinh tế Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết: “Hợp đồng EPC là hợp đồng
giao khốn về Tổng thầu tồn bộ cơng trình và bàn giao. Vì vậy, hợp đồng này rất cẩn
trọng giữa chủ đầu tư và bên thực hiện đầu tư, nếu hợp đồng sơ suất thì bên phía chủ đầu
tư sẽ chịu thiệt thòi do những sơ hở trong hợp đồng đó tạo ra. Người được giao đầu tư,
11


giao khốn đầu tư sẽ bàn giao cơng trình trọn gói để có thể sử dụng được ngay. Nếu cơng
trình đó khơng đáp ứng được chất lượng thì đó là một vấn đề việc đã rồi sẽ rất khó xử lý”.
Ngồi ra, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cịn cho hay, các hợp đồng EPC sẽ có những quy
định rất nghiêm ngặt, rõ ràng về chất lượng của cơng trình, thời gian bàn giao, quá trình
giám sát cũng như hội đồng nghiệm thu và nếu như các u cầu đó khơng được thực hiện
thì bên chủ đầu tư sẽ khơng chấp nhận hợp đồng này.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan - người từng là Tổng Thư ký và Phó Chủ
tịch Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của
Thủ tướng nhận định về những vướng mắc của Việt Nam, đặc biệt dự án Cát Linh-Hà
Đông và các dự án thua lỗ của Bộ Công thương do vướng tranh chấp trong các hợp đồng
EPC: chắc chắn trong các hợp đồng vay vốn có quá nhiều sơ hở. Bà giải thích thêm:
“Thơng thường, những dự án này là phía Việt Nam vay vốn của Trung Quốc mà theo hợp
đồng vay vốn thì họ sẽ chỉ định thầu nên tổng thầu EPC là do họ chỉ định, như trường hợp
đường sắt Cát Linh - Hà Đông là một cơng ty chưa bao giờ có kinh nghiệm. Họ lấy Việt

Nam làm nơi để thử nghiệm. Hồ sơ chứng từ cũng khơng đầy đủ rồi đủ các trị xảy ra, vốn
thì lại đội lên mà đội lên thì lại vay thêm của Trung Quốc, thành ra cứ bị ở thế phụ thuộc
vào họ. Tổng thầu Trung Quốc dùng hết cách này, cách kia để ép, mà càng kéo dài, càng
tăng vốn thì họ càng có lợi. Tơi chắc rằng trong hợp đồng ký kết Việt Nam có nhiều sơ hở.
Đó là, trong đó khơng có điều khoản mà thường trong các hợp đồng thương mại giữa các
doanh nghiệp với nhau bao giờ cũng là thưởng và phạt, nếu làm tốt, đạt chất lượng vượt
thời gian, tiết kiệm thì được thưởng cịn nếu kéo dài, chất lượng kém thì bị phạt. Việt Nam
không những không phạt được Trung Quốc mà cịn tự mình chịu để cho họ phạt bằng cách
tăng vốn lên rồi kéo dài thời gian, nên tôi nghĩ hợp đồng đó có rất nhiều thứ sơ hở”.
Luật ràng buộc không chặt
Như vậy, quy định pháp luật Việt Nam có các điều kiện ràng buộc pháp lý như thế
nào trong các hợp đồng tổng thầu EPC nếu các tổng thầu không thực hiện theo đúng cam
kết ban đầu? Kẻ hở pháp lý nào là lý do khiến tổng thầu EPC có thể “làm luật” với đối tác
Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế tài chính Nguyễn Trí Hiếu phân tích: “Chắn chắn trong các gói
thầu và các hợp đồng đấu thầu đó đều có những quy định trong trường hợp nhà thầu
khơng đạt được tiêu chí, khơng đạt được thời gian hồn thiện, chất lượng khơng được bảo
đảm… thì thường trong những hợp đồng thầu đều có các quy định nhưng vấn đề là khi sự
cố xảy ra như đường sắt Cát Linh - Hà Đông khi nhà thầu không giữ được cam kết thực
hiện gói thầu đó theo đúng thời hạn hợp đồng, chất lượng… thì thường trong hợp đồng
đều có những quy định để xử lý…”. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, hợp đồng là một
chuyện nhưng chính phủ có dựa vào đó để xử lý tổng thầu hay khơng thì khơng ai biết
được.
Nhận định thêm về khía cạnh này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho hay, thông
thường trong luật kinh doanh giữa các doanh nghiệp đều dựa trên luật pháp chung của Việt
Nam và nếu là đối tác bên ngồi thì dựa theo luật quốc tế hoặc luật nào mà hai bên đã lựa
12


chọn và áp dụng. Bà đưa ra ví dụ: “Việt Nam hợp tác với các nước châu Âu như Anh thì

phải dựa theo luật pháp Anh nên trước khi ký họ phải tìm hiểu xem luật pháp Anh quy
định về những cơng việc, các loại sản phẩm sẽ có những quy định như thế nào để có cơ sở
đến khi kiện tụng nhau thì đem ra xử theo luật đã chọn và áp dụng. Bản thân hợp đồng
được coi như là một văn bản pháp luật giữa hai bên nếu hợp đồng càng ký chặt chẽ, quy
định rõ trách nhiệm hai bên, nghĩa vụ ràng buộc lẫn nhau thì căn cứ hợp đồng giải quyết
được. Nhưng ở đây không biết được giữa Việt Nam và Trung Quốc ký luật nào, bản thân
hợp đồng khơng chặt chẽ thì khó có thể kiện nhau được. Việt Nam thua thiệt mà không
kiện được”.
Bà Phạm Chi Lan cho biết thêm, bản thân phía Việt Nam khi giao việc cho những
người đàm phán ký kết hợp đồng đã khơng chọn được người có khả năng. Bên cạnh đó,
những người giám sát cũng bng lỏng hoặc trình độ kém nên khơng đủ khả năng giám sát
các tổng thầu EPC...
Bài học kinh nghiệm…?
Dư luận xã hội quan tâm đặt vấn đề cho rằng, từ dự án đường sắt Cát Linh - Hà
Đông đến 7/12 dự án thua lỗ của Bộ Công thương đều liên quan đến tổng thầu EPC, liệu
rằng qua các bài học đó Chính phủ Việt Nam có rút ra được kinh nghiệm để hồn thiện
nhiều dự án khác trong tương lai hay không?
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường khẳng
định, ơng tin rằng chính phủ đã nhận ra được qua việc xóa đấu thầu đường cao tốc BắcNam và đó là biểu hiện của sự rút kinh nghiệm.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã có cái
nhìn tích cực hơn trong việc sửa đổi luật đấu thầu. Bà nói: “…và tới đây chắc chắn sẽ còn
sửa nữa, hay luật PPP (luật đầu tư theo phương thức đối tác công- tư) đang được dự thảo
trình quốc hội cũng sẽ siết chặt lại các quy định của nhiều dự án hợp tác công, tư, kể cả
bên ngồi lẫn doanh nghiệp trong nước có sự giám sát chặt chẽ để tránh các tình huống
về tham nhũng hối lộ… về nhiều vấn đề khác. Sửa luật là một chuyện, điều chính yếu là
nâng cao năng lực, trách nhiệm của những người liên quan quyết định các dự án đó”.
Ngày 31/10, truyền thơng trong nước dẫn tin từ Bộ Công thương cho rằng, trong số
7 dự án thua lỗ yếu kém của ngành đang vướng tranh chấp đối với hợp đồng EPC, một số
đã phải cậy nhờ trọng tài quốc tế phân xử.


Biến đổi khí hậu khiến “cơn nghiện than” của châu Á phải dừng lại
Theo đài BBC, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres cảnh báo, các
nước châu Á phải từ bỏ “cơn nghiện” than của mình để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, theo một báo cáo, Việt Nam nằm trong top 6 nước châu Á sẽ bị ảnh hưởng
nặng nề bởi tình trạng lũ ven biển do nóng lên tồn cầu.
Ơng António Guterres cho biết, các quốc gia trong khu vực là những quốc gia dễ bị
tổn thương nhất đối với sự nóng lên tồn cầu và nên ở đầu “chiến tuyến” trong cuộc chiến
ngăn chặn nó.
13


Ông trích dẫn một nghiên cứu mới cho thấy các nước châu Á có nguy cơ bị lũ lụt
trầm trọng do biến đổi khí hậu. Than là nguồn năng lượng chính ở nhiều nước châu Á.
Việt Nam và nhiệt điện than
Từ năm 2021, Việt Nam sẽ thiếu điện nghiêm trọng khi nhu cầu vượt quá tốc độ
xây dựng các nhà máy điện. Theo Vietnam News, Việt Nam có nguy cơ thiếu tới 6,6 tỷ
kilowatt giờ vào năm 2021, thiếu 11,8 tỷ kWh năm 2022, và có thể thiếu tới 15 tỷ kWh
vào năm 2023.
Theo Financial Times, nhu cầu về điện ở Việt Nam đang tăng khoảng 9% mỗi
năm, nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế - vốn chỉ tăng hơn 7% trong năm 2018. Theo
thông tin do Bộ Công thương cung cấp cho Reuters, bồi thêm vào sự thiếu hụt này, nhiều
dự án năng lượng ở Việt Nam đang bị chậm tiến độ.
Các dự án chậm tiến độ chủ yếu nằm ở khu vực phía Nam. Truyền thơng nhà nước
cho biết 47 trong số 62 dự án sản xuất điện của Việt Nam cơng suất 200 megawatt (MW)
có nguy cơ bị chậm tiến độ, một số dự án chậm hơn hai năm so với kế hoạch.
Nguyên nhân thiếu điện là do thiếu kết nối giữa dự án điện và dự án đường giao
thông, đất đai và phát triển đô thị. Một số dự án khác lại do nhà thầu phải tìm chọn địa
điểm mới để đặt trạm điện nhằm tránh “dẫm” lên các dự án đã có ở các vùng khác. Ngồi
ra, theo Vietnam Insider, cịn do vấn đề giải tỏa đất đai, do dân không chấp nhận tiền đền
bù được đưa ra và do thiếu nguyên liệu thô, như khí ga để vận hành các nhà máy nhiệt

điện.

II. HỘI NGHỊ CẤP CAO ASEAN 35 VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐƠNG
Vấn đề Biển Đơng trong Tun bố Chủ tịch của Hội nghị ASEAN 35
TTXVN (Bangkok, AP, AFP, Reuters, RFI) – Ngày 3/11, nước chủ nhà Thái Lan
đã công bố Tuyên bố Chủ tịch của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35, trong đó tái
khẳng định tầm quan trọng của sự liên tục và bền vững trong những nỗ lực xây dựng Cộng
đồng ASEAN, đồng thời cam kết tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác vì sự bền vững bên
trong ASEAN cũng như trong các quan hệ của ASEAN với cộng đồng quốc tế nhằm hiện
thực hóa một Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm để
khơng bỏ lại ai phía sau và hướng tới tương lai.
Trong tuyên bố, các nhà lãnh đạo ASEAN đã tái khẳng định cam kết chung đối với
việc duy trì và thúc đẩy hịa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, cũng như đối với giải
pháp hòa bình cho các tranh chấp, bao gồm tơn trọng đầy đủ những tiến trình pháp lý và
ngoại giao mà khơng cần đến việc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc hoặc sử dụng vũ lực, phù
hợp với những nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước
Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Tuyên bố bao gồm những nội dung liên quan tới Cộng đồng An ninh-Chính trị
ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN, Các quan hệ
đối ngoại của ASEAN, Các vấn đề và sự tiến triển trong khu vực và quốc tế.
14


Về vấn đề Biển Đông, các nhà lãnh đạo ASEAN tái khẳng định tầm quan trọng của
việc duy trì và thúc đẩy hịa bình, an ninh, ổn định, an tồn và tự do hàng không và hàng
hải ở Biển Đông; cơng nhận những lợi ích của việc Biển Đơng là một vùng biển hịa bình,
ổn định và thịnh vượng.
Các nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu
quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 một cách trọn
vẹn; hoan nghênh việc tiếp tục cải thiện trong hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc , được

khích lệ bởi tiến bộ của các cuộc đàm phán thực chất hướng tới sớm kết thúc một Bộ quy
tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất trong khung thời gian đã nhất trí;
hoan nghênh việc hồn tất rà sốt lần thứ nhất dự thảo văn bản duy nhất về đàm phán COC
hồi tháng 7/2019, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì mơi trường thuận lợi cho
các cuộc đàm phán COC, và do đó hoan nghênh những biện pháp thực tiễn có thể làm
giảm những căng thẳng cũng như nguy cơ xảy ra những sự cố, những hiểu nhầm và tính
tốn sai.
Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện những biện pháp
xây dựng lòng tin và phòng ngừa nhằm tăng cường sự tin cậy và lòng tin giữa các bên.
Tuyên bố nêu rõ các nhà lãnh đạo ASEAN đã thảo luận về những vấn đề liên quan đến
Biển Đông và ghi nhận một vài lo ngại về việc cải tạo đảo và những hoạt động trong vùng
Biển Đông đã làm xói mịn sự tin cậy và lịng tin, làm gia tăng căng thẳng và có thể phá
hoại hịa bình, an ninh và ổn định trong việc khu vực; tái khẳng định sự cần thiết phải tăng
cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau, thực hiện tự kiềm chế việc trong tiến hành các hoạt
động và tránh những hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình, theo đuổi giải pháp
hịa bình đối với những tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS
1982. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và tự kiềm
chế trong việc thực hiện tất cả các hoạt động của những bên tuyên bố chủ quyền và những
quốc gia khác, trong đó có những nước được đề cập trong DOC.

Tiếng nói của Việt Nam về Biển Đông
TTXVN (AP, Sputnik, RFI, RFA) - Theo đài Sputnik đêm 3/11, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 16 với phần
tham gia của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc
lần thứ 22 với phần tham gia của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Trong diễn biến
của hai hội nghị, có một nội dung chung được nêu là vấn đề Biển Đông.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Ấn Độ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc một
lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đảm bảo an ninh và ổn định trên các
vùng biển và đại dương, trong đó có Biển Đơng, tuyến hàng hải huyết mạch quan trọng
của thế giới.

Ông tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, nhấn mạnh
tâm thế thúc đẩy đối thoại, xây dựng lịng tin, hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng
15


xử, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC và xây dựng COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với
luật pháp quốc tế để bảo tồn Biển Đông là vùng biển hồ bình, hợp tác và thịnh vượng.
Thủ tướng Narendra Modi khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Ấn Độ dành cho
ASEAN, nhấn mạnh ASEAN có vị trí trung tâm trong chính sách Hành động Hướng Đơng
và Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của New Delhi. Ơng cam kết tích cực ủng
hộ Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP). Đáng chú ý, Thủ
tướng Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp
trên Biển Đông, nơi đã diễn ra hoạt động quân sự hóa và những hành vi đi ngược lại luật
pháp quốc tế trên biển. Ông Narendra Modi nhấn mạnh Ấn Độ ủng hộ lập trường của
ASEAN, kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982,
ủng hộ các nỗ lực xây dựng COC phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ
đánh giá của các nhà lãnh đạo về những tiến triển trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc.
ASEAN luôn coi trọng vai trò của Trung Quốc trong nỗ lực duy trì hồ bình, an ninh và ổn
định để hợp tác phát triển khu vực thịnh vượng.
Về vấn đề về Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định duy trì hịa
bình, an ninh và ổn định tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới và không gian an ninh,
phát triển của khu vực là lợi ích và trách nhiệm chung của mọi quốc gia. Ông nhấn mạnh
quan điểm của Việt Nam về tình hình Biển Đơng là rất rõ ràng, nhất quán, đã được bày tỏ
nhiều lần tại các diễn đàn ở các cấp.
Thủ tướng Việt Nam khẳng định cần đẩy mạnh các nỗ lực ở cả cấp độ song phương
và đa phương, đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, khơng để tái
diễn những hành động trái với luật pháp quốc tế, cùng phấn đấu tạo mơi trường thuận lợi
cho các tiến trình xây dựng luật lệ, thúc đẩy đối thoại, xây dựng lịng tin, tháo gỡ hố giải
khác biệt bằng biện pháp hồ bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực hiện nghiêm túc, đầy

đủ DOC và nỗ lực hoàn tất COC có hiệu quả, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế và
được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Các thành viên tham gia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến
lược giữa ASEAN và Trung Quốc trong sự nghiệp củng cố hồ bình, an ninh, ổn định và
thịnh vượng của khu vực. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì
mơi trường hồ bình, an ninh, ổn định, tự do, an tồn hàng hải, hàng khơng trên Biển
Đơng, kiềm chế, khơng có các hành động làm phức tạp tình hình, đề cao tuân thủ luật pháp
quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC, cùng nỗ lực xây
dựng Biển Đơng thành vùng biển hồ bình, ổn định và hợp tác.
Kết thúc Hội nghị, hai bên nhất trí thơng qua 3 văn kiện gồm: Tun bố của các nhà
lãnh đạo ASEAN-Trung Quốc về Sáng kiến hợp tác thành phố thông minh; Tuyên bố
chung ASEAN-Trung Quốc về Tăng cường trao đổi và hợp tác truyền thông; Tuyên bố
ASEAN-Trung Quốc về gắn kết Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) và “Sáng
kiến Vành đai và con đường” (BRI).
Việt Nam có quan điểm cứng rắn nhất
16


Theo đài RFI, tại Hội nghị cấp cao ASEAN, Việt Nam đã cố gắng nêu lên vụ Trung
Quốc xâm lấn vùng biển Việt Nam trong thời gian gần đây. Ngày 2/11, trong cuộc họp của
riêng giới lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Việt Nam có tuyên bố mạnh hơn, trong khi xác
định “Việt Nam quyết tâm và kiên trì bảo vệ luật pháp quốc tế trong các quan hệ quốc tế
nói chung và trong vấn đề Biển Đơng nói riêng”.
Một cách cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý các đối tác ASEAN: “Vừa
qua có những sự việc nghiêm trọng vi phạm luật pháp quốc tế trên vùng biển khu vực và
Việt Nam, tuy mới chấm dứt gần đây nhưng để lại những bài học sâu sắc cho ASEAN”.
RFI nhận định: Toàn cảnh chung tại Hội nghị cấp cao ASEAN cho thấy Việt Nam
vẫn là nước có quan điểm cứng rắn nhất đối với Trung Quốc trên Biển Đông.
Trung thành với quan điểm xích lại gần Bắc Kinh, Tổng thống Philippines đã hồn
tồn kín tiếng về những vụ Trung Quốc xâm phạm vùng biển nước này, sách nhiễu cả tàu

đánh cá đến tàu buôn Philippines. Ngược lại, ông đã cảnh báo các nước ASEAN khác là
phải tránh chọn phe trong cuộc tranh đua Mỹ-Trung hiện nay. Tổng thống Philippines cịn
thúc giục các nước ASEAN sớm hồn tất COC, bất chấp quan điểm thận trọng của các
nước – trong đó có Việt Nam, đang lo ngại trước các địi hỏi quá đáng của Bắc Kinh về nội
dung COC.
Hãng tin AP ngày 3/11 dẫn nhận định của chuyên gia Greg Poling, Giám đốc Sáng
kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI, Mỹ), cho rằng việc Trung Quốc tiếp tục quấy rối
các hoạt động của Malaysia, Philippines và Việt Nam trong năm qua cho thấy Bắc Kinh
chưa sẵn sàng nhượng bộ với đòi hỏi của các nước.
Đấu khẩu Việt-Trung gay gắt trong hậu trường ASEAN
Theo AP, ngày 3/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp người đồng cấp Trung
Quốc Lý Khắc Cường. Tin dẫn nguồn trang web của Chính phủ Việt Nam cho biết Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy
quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cũng đã đề nghị Trung
Quốc tôn trọng các hoạt động kinh tế biển bình thường, phù hợp với luật pháp quốc tế của
Việt Nam và tuyên bố Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo
theo luật pháp quốc tế.
Theo Tân Hoa xã, trong cuộc gặp này, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rằng Trung
Quốc và Việt Nam cần giải quyết các vấn đề trên biển theo một cách thức phù hợp để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác giữa hai nước. Ơng nói Việt Nam và
Trung Quốc là hai nước láng giềng, đồng thời là hai nền kinh tế đang nổi và nhấn mạnh
hai nước cần kiên quyết duy trì vững chắc đường lối phát triển quan hệ song phương, thỏa
hiệp với nhau và tạo ra bầu khơng khí tốt đẹp để hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan
hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2020.
Đề cập đến sức ép giảm tốc đang đè nặng lên kinh tế tồn cầu, ơng Lý Khắc Cường
cho rằng hai nước nên tiếp tục giữ vững cam kết trong việc thực hiện sự mở cửa và bao
trùm, tập trung hợp tác để cùng đối phó với các thách thức. Ơng nói Trung Quốc sẵn sàng
17



thực hiện củng cố lịng tin chính trị lẫn nhau và mở rộng hợp tác đơi bên cùng có lợi với
Việt Nam để đem lại sự thịnh vượng cho nhân dân hai nước.
Ông khẳng định Trung Quốc ủng hộ Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên
ASEAN trong năm 2020 và sẵn sàng hợp tác với các nước ASEAN để thúc đẩy quan hệ và
hợp tác ASEAN-Trung Quốc vì sự phát triển trên phạm vi rộng lớn hơn.
Trước đó, ngày 2/11, hãng tin AP cho biết tranh cãi đã nổ ra gay gắt giữa phái đoàn
Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Bản dự thảo Tuyên bố chung cấp cao ASEAN mà hãng AP có được có đoạn ghi:
“Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì mơi trường thuận lợi cho các cuộc đàm
phán COC và hoan nghênh các biện pháp thiết thực có thể làm giảm căng thẳng và nguy
cơ gây sự cố, hiểu lầm và tính tốn sai lầm”.
AP trích dẫn tiết lộ của hai nhà ngoại giao Đông Nam Á cho biết trong một cuộc
họp, phía Việt Nam đã yêu cầu đưa vào bản tuyên bố chung một cụm từ nói đến hành vi
xâm lấn mới đây của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển
Đơng. Phía Trung Quốc, thông qua đồng minh Campuchia, đã phản đối đề nghị này.
Cũng theo nguồn tin trên, các nhà ngoại giao Việt Nam đã đặt lại vấn đề tiến bộ của
COC trong khi Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vào vùng biển của Việt Nam.
Trong vấn đề này, theo lời một trong hai nhà ngoại giao Đông Nam Á giấu tên, một
nhà ngoại giao Trung Quốc đã cho rằng ASEAN khơng được để cho Việt Nam “phá hoại”
tiến trình đàm phán COC giữa ASEAN với Trung Quốc.
Hối thúc ASEAN sớm hồn thành COC, nhưng Trung Quốc khơng vội thơng
qua?
Sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc
Cường ngày 3/11 tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng phối hợp với các nước Đơng Nam Á vì sự
ổn định và hịa bình lâu dài ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN, Lý Khắc Cường viện dẫn những tiến triển đạt được
về COC, dự kiến được hồn tất trong vịng 3 năm. Ơng nêu rõ: "Chúng tôi sẵn sàng phối
hợp với ASEAN, dựa trên sự đồng thuận đạt được, nhằm duy trì sự ổn định và hịa bình
lâu dài ở Biển Đơng, theo một lộ trình 3 năm đã được vạch ra". Thủ tướng Trung Quốc
hối thúc các nhà lãnh đạo Đông Nam Á kết thúc đàm phán COC trong năm 2021, sau một

loạt sự kiện căng thẳng bùng phát gần đây ở vùng biển tranh chấp đã làm phức tạp thêm
các cuộc đàm phán này.
Theo nguồn tin trong giới ngoại giao, các nhà ngoại giao Trung Quốc và ASEAN
đã khai mạc vòng đàm phán thứ 2 tại Việt Nam vào tháng trước, nhưng tình thế giằng co
giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam trong vùng biển Việt Nam đang kiểm soát đã làm phức
tạp thêm các cuộc đàm phán. Căng thẳng đã hạ nhiệt vào tuần trước khi tàu khảo sát của
Trung Quốc rời khu vực trên.
Các nhà đàm phán cũng chưa nhất trí về những điểm mấu chốt của bộ quy tắc trên,
trong đó có tính ràng buộc của COC.
18


Ông Lý Khắc Cường cho biết quan hệ ổn định và “chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế”
giữa ASEAN và Trung Quốc góp phần giúp đối phó với sự bất ổn ở các khu vực khác trên
thế giới. Ngoài ra, việc hồn thành phiên họp thơng qua đầu tiên của COC là một thành
tựu nổi bật trong mối quan hệ này.
Theo đài RFI, trong bài diễn văn tại cuộc họp cấp cao ASEAN - Trung Quốc ngày
3/11, cả Thủ tướng Thái Lan (chủ tịch luân phiên ASEAN) và Thủ tướng Trung Quốc Lý
Khắc Cường đều nhắc đến hai hồ sơ lớn là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP) và COC. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh khơng hẳn nhiệt tình thơng qua một
bản COC.
RFI nhận định: Được đưa ra đàm phán từ gần hai thập niên, các nước Đơng Nam Á
khơng có tiếng nói chung trước Trung Quốc và không một đối tác nào gây sức ép thực sự
để đạt được văn kiện này. Về quan điểm của Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh khơng
hẳn nhiệt tình thơng qua một bản COC vì văn kiện này sẽ có những điều kiện ràng buộc
hơn DOC, đang được áp dụng cho các tương tác ở Biển Đông. Trung Quốc tìm cách phịng
thủ ở Biển Đơng để có thể thực hiện chiến lược “việc đã rồi”, đồng thời giúp Bắc Kinh gửi
thông điệp không chỉ đến những đối tác trong khu vực, mà còn đến cả những đối tác bên
ngồi, đặc biệt là Mỹ, thơng qua những hoạt động mà rất khó có thể tiến hành nếu Bắc
Kinh ký COC”.

Kỳ vọng vào vai trò của Việt Nam năm 2020
Năm 2020, Việt Nam dự kiến sẽ đảm nhận trở lại vai trị chủ tịch ln phiên
ASEAN trong bối cảnh tồn cầu nói chung và khu vực nói riêng mà giới quan sát đánh giá
là khá phức tạp từ chính trị, kinh tế đến thương mại. Theo đài RFA, nhận định về khả năng
Việt Nam tận dụng vị thế chủ tịch luân phiên ASEAN để thúc đẩy vấn đề Biển Đông, nhà
quan sát Hà Hồng Hợp thuộc Viện nghiên cứu Đơng Nam Á (ISEAS, Singapore) nói:
“Người ta sẽ làm tất cả những gì có thể để hạn chế chuyện Trung Quốc quấy phá Việt
Nam và các nước có biển đang có tranh chấp ở Biển Đông, tức là Việt Nam, Malaysia,
Brunei và Philippines.
Đó là về đường hướng. Cịn làm gì thì vẫn phải làm như đang làm - tức là tranh
thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và mong muốn ASEAN đồn kết hơn trong chuyện
này vì một nửa ASEAN khơng phải là quốc gia có biển và khơng ở Biển Đông và tranh thủ
tương tác trực tiếp với Trung Quốc để có bước tiến rõ ràng hơn về đàm phán COC vì
COC như hiện nay chỉ có lợi cho Trung Quốc và vơ cùng khó khăn. Có thành viên ASEAN
nói là phải dựng lại. Có đối tác bên ngồi như Mỹ nói rằng COC khơng thể là luật mới
được. COC phải dựa trên luật pháp quốc tế, không thể hạn chế hoặc tước đi quyền của
nước khác theo luật quốc tế. Đó là cái Việt Nam có thể nhìn ra và cố gắng làm gì đó để
giữ ổn định ở Biển Đông.”
Về kỳ vọng đối với Việt Nam trong vấn đề Biển Đơng, ơng Hà Hồng Hợp nhận
định: “Tác động từ Trung Quốc tới các nước ASEAN rất là mạnh, khiến ASEAN giảm
đồn kết, khơng thể thống nhất được trong vấn đề Biển Đông. Việt Nam cần cố gắng thực
hiện toàn bộ nỗ lực để nâng cao sự thống nhất, đoàn kết trong ASEAN. Thứ hai là thực
19


hiện các bước phát triển ASEAN dựa trên hiến chương ASEAN. Đó là hai kỳ vọng lớn từ
phía Việt Nam mà tơi quan sát được.”
Trong khi đó, ơng Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Victoria
Wellington (New Zealand) nhận định Việt Nam “sẽ khó có bước gì đột phá” khi đảm nhận
vai trị Chủ tịch ln phiên ASEAN trong năm 2020. Tuy nhiên, ông Khắc Giang cũng

chia sẻ: “Theo tôi, điều quan trọng nhất là khi giữ vai trò Chủ tịch ASEAN là Việt Nam sẽ
thúc đẩy nhiều hơn hoạt động liên quan đến đối thoại với Trung Quốc, đặc biệt là Biển
Đông. Thứ hai là trong tuyên bố, trong các cuộc họp của ASEAN thì vấn đề Biển Đơng có
lẽ sẽ được nêu ra nhiều hơn. Điều thứ ba là khi Việt Nam nắm quyền chủ tịch ASEAN, có
thể chúng ta có vai trị tốt hơn trong việc lãnh đạo chung khối ASEAN khi đàm phán COC
với Trung Quốc.
Như chúng ta quan sát trong 10 năm gần đây, rõ ràng, vị thế của Việt Nam tại
ASEAN tăng lên rất là nhiều. Đặc biệt, Việt Nam có vai trị khá chủ động trong việc tích
cực sử dụng ASEAN như một diễn đàn để thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề quốc
tế, liên quan đến chủ quyền, biển đảo. Việt Nam là nước khá lớn trong ASEAN về dân số,
tốc độ phát triển kinh tế, tiềm năng phát triển, ổn định chính trị. Do vậy, khả năng Việt
Nam trở thành một nhóm nước lãnh đạo ASEAN đóng vai trị lớn hơn sẽ càng ngày càng
rộng mở, đặc biệt là trong bối cảnh nhóm ASEAN-5 (Malaysia, Singapore, Thái Lan,
Indonesia và Philippines) đang có vấn đề của riêng họ, như Thái Lan đang có vấn đề bất
ổn. Đây là thời cơ lớn để Việt Nam bước lên để khẳng định vị thế lớn hơn tại ASEAN cũng
như các diễn đàn khác.”

Cách tiếp cận của ASEAN về vấn đề Biển Đơng có ý nghĩa gì đối với Việt
Nam?
TTXVN (New Delhi) - Ngày 1/11, trang mạng The Diplomat đăng bài phân tích
của Tiến sĩ Rajeswari Pillai Rajagopalan thuộc Quỹ nghiên cứu các nhà quan sát Ấn Độ,
nội dung như sau:
Những năm gần đây, khả năng ASEAN có cùng tiếng nói về các vấn đề quan trọng
như chủ quyền và lãnh thổ đã được xem xét kỹ lưỡng, bởi nguyên tắc của tổ chức này là
hoạt động trên cơ sở đồng thuận và phải phù hợp với quan điểm của các nước như
Campuchia. Vấn đề Biển Đông cũng không ngoại lệ. Trong khi hành vi của Trung Quốc ở
Biển Đơng là có liên quan, người ta lo ngại rằng liệu cuối cùng ASEAN có giải quyết được
một bộ quy tắc ứng xử giúp tránh được các sự cố hàng hải. Có những thực tế lớn hơn:
nhiều quốc gia Đơng Nam Á phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc là một thực tế mà các
nước này không thể bỏ qua.

Tuy nhiên, tình hình ở Biển Đơng sẽ khơng chờ những thực tế này diễn ra. Thực tế
Biển Đông đã chứng kiến căng thẳng gia tăng trong năm qua. Việt Nam, Malaysia và
Philippines đều đang chống lại Trung Quốc, dù ở các mức độ và thông qua các con đường
khác nhau. Vào tháng 6/2019, một chiếc tàu đánh cá của Philippines đã bị một tàu Trung
Quốc đánh chìm ở Bãi Cỏ Rong. Trước đó, giàn khoan dầu của Malaysia hoạt động gần
20


bãi cạn Luconia ngoài khơi bờ biển bang Sarawak cũng đã bị một tàu hải cảnh Trung Quốc
chặn lại.
Tuy nhiên, Việt Nam là nước bị ảnh hưởng đặc biệt bởi các hoạt động của Trung
Quốc ở Biển Đông, và là quốc gia ASEAN phản ứng mạnh mẽ nhất trong số các quốc gia
có tuyên bố chủ quyền. Kể từ tháng 7/2019, Trung Quốc đã đưa một tàu khảo sát và ít nhất
4 tàu hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở phía Nam Biển
Đông. Việt Nam đáp trả bằng việc triển khai các tàu cảnh sát biển, đồng thời kêu gọi cộng
đồng quốc tế hỗ trợ nhiều hơn cho lập trường của mình, nhưng phản ứng từ các cường
quốc trong và ngồi khu vực là khá yếu. Để khẳng định thêm yêu sách của mình, Trung
Quốc được cho là đã tổ chức tập trận lần thứ 7 tại đảo Duy Mộng, một phần của quần đảo
Hoàng Sa.
Việt Nam dường như đang theo đuổi nhiều biện pháp để giải quyết các vấn đề phải
đối mặt liên quan tới chủ quyền, nhưng thiếu sự ủng hộ mạnh mẽ từ trong và ngoài khu
vực. Việt Nam đang theo đuổi đường lối ngoại giao cùng với động thái cứng rắn. Tuần
trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu trước Quốc hội rằng tình hình Biển
Đơng gần đây diễn biến rất phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng vùng biển
của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế. Việt Nam sẽ tiếp tục đấu tranh phù
hợp với luật pháp quốc tế. Cũng trong tuần trước, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhắc lại lập
trường Bãi Tư Chính hồn tồn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cảu
Việt Nam được xác định theo công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Bãi Tư
Chính khơng phải là khu vực tranh chấp hoặc chồng lấn về chủ quyền.
Việt Nam cũng đã thử kênh khu vực để giải quyết các mối quan tâm của mình. Cuối

tháng 7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã đưa vấn đề
Trung Quốc triển khai tàu khảo sát ra ASEAN, khẳng định tàu Hải Dương 8 vi phạm vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng quyền hợp pháp của
các quốc gia ven biển, làm xói mịn lịng tin và gia tăng căng thẳng, đe dọa hịa bình và ổn
định tại khu vực. Tuy nhiên, phản ứng lần này là sự lặp lại chung về sự cần thiết duy trì và
tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982, DOC, hướng tới hoàn thiện một COC
hiệu quả.
Với việc tập trung sự quan tâm vào thương mại và đầu tư, không chắc ASEAN sẽ
trực tiếp đề cập hành vi của Trung Quốc. Và Trung Quốc sẽ không phản đối chừng nào các
tuyên bố là trung dung, kêu gọi tất cả các bên tham gia xây dựng lịng tin cũng như đảm
bảo hịa bình, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trong vùng biển.
Tuy nhiên, đối với Việt Nam, bất chấp những hạn chế này, lập trường của ASEAN
về vấn đề Biển Đông dù sao cũng rất quan trọng. Ngoại giao tiếp tục là một trong những
con đường Việt Nam áp dụng để xử lý vấn đề Biển Đông. Và với việc Việt Nam sẽ giữ vị
trí chủ tịch ASEAN vào năm tới, Hà Nội sẽ phải nỗ lực tìm kiếm sự cân bằng giữa lợi ích
kinh tế và chiến lược của ASEAN với các tranh chấp của chính mình với Trung Quốc, bên
cạnh những thách thức khác bao gồm cả những hoài nghi về mức độ và phương thức tham
gia của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
21


Quan điểm của các nước về vấn đề Biển Đông tại ASEAN 35
TTXVN (Nontha Buri, Kuala Lumpur, Singapore, Reuters, RFI) –
Malaysia bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đơng
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, qua tập hợp báo chí và ý kiến chun
gia tại địa bàn, có thể thấy Malaysia tiếp tục duy trì lập trường phi quân sự hóa, phản đối
sự xuất hiện của tàu chiến nước ngồi tại Biển Đơng.
Trong buổi buổi họp báo ngày 3/11 sau khi tham dự Hội nghị ASEAN 35, ASEAN
– Trung Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ông Mahathir khẳng định: Trung Quốc rất quan trọng đối
với sự hịa bình của Đơng Nam Á và Biển Đông. Malaysia hy vọng tất cả những vấn đề

cịn tồn tại liên quan tới Biển Đơng sẽ được giải quyết thông qua đàm phán mà không phải
thơng qua bạo lực hay chiến tranh.
Ơng Mahathir cho rằng vấn đề Biển Đông không phải ở bản thân các nước ASEAN.
Các nước ngồi khu vực có thể có những hành động khiêu khích, hỗ trợ ASEAN phản ứng
mạnh mẽ, vì họ là kẻ thù của Trung Quốc và muốn ASEAN cũng trở thành kẻ thù của
Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu có chiến tranh hoặc hành vi bạo lực, ASEAN sẽ trở thành nạn
nhân cùng với Trung Quốc vì chiến tranh khơng khơng xảy ra tại những quốc gia đó.
Trong khi đó, tại cuộc họp giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 1/11,
Ngoại trưởng Malaysia bày tỏ quan ngại về sự xuất hiện của các tàu hải cảnh Trung Quốc
trong vùng biển nước này, đồng thời cho biết trong quá trình đàm phán xây dựng COC với
Trung Quốc, các tàu hải cảnh xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn, gần bờ biển của
Malaysia và đang dần hình thành cảng. Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia quan ngại sâu sắc
về diễn biến này, đồng thời cho biết Bộ sẽ lập một trung tâm nghiên cứu hàng hải và mời
các quốc gia thành viên ASEAN cùng tham gia.
Mặc dù gần đây, Malaysia đã lên tiếng công khai về sự xuất hiện của tàu hải cảnh
Trung Quốc trong khu vực gần bãi cạn Luconia, cũng như nhu cầu nâng cao năng lực của
lực lượng chấp pháp biển nước này, nhưng vẫn kiên quyết thể hiện lập trường khơng qn
sự hóa Biển Đơng, khơng muốn sự xuất hiện của tàu chiến nước ngoài, kể cả tàu chiến
Trung Quốc, Mỹ và Australia.
Có thể nói, trong bối cảnh chịu nhiều sức ép và khó khăn đến từ chiến tranh thương
mại Mỹ-Trung, sự giảm tốc của nền kinh tế, phản ứng từ bộ phận quan chức về chiến dịch
chống tham nhũng của ơng Tập Cận Bình, đặc biệt là cuộc biểu tình tại Hong Kong, Ban
lãnh đạo Trung Quốc chủ trương thực hiện chính sách cứng rắn và tiếp tục thực hiện chiến
thuật đẩy các vấn đề phức tạp nội bộ ra bên ngoài.
Malaysia dự báo được điều này và một mặt chủ động, công khai lên tiếng thừa nhận
sức mạnh của Trung Quốc, nhất là khả năng quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông, gián
tiếp phản đối hành động của Mỹ đưa tàu chiến vào Biển Đông làm gia tăng căng thẳng,
mặt khác chú trọng đầu tư, nâng cao năng lực quốc phòng trên biển của mình. Việt Nam
cũng cần lưu ý điểm này và có các bước đi phù hợp.
Malaysia và Việt Nam cần thúc đẩy hoàn thành COC

22


Tờ The Independent.sg ngày 2/11 cho rằng cả Kuala Lumpur và Hà Nội nên gây
sức ép để ASEAN hoàn thiện quá trình đàm phán COC nhằm mang lại cho ASEAN cùng
các thành viên một công cụ hữu hiệu và vững chắc giúp kiểm sốt tình hình Biển Đơng.
Malaysia đã lên tiếng công khai về xung đột ở Biển Đông, điều này cho thấy nước
này ngày càng quan tâm hơn đối với việc bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ của mình trong bối
cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động xâm phạm chủ quyền. Ngày 17/10, Bộ trưởng Ngoại
giao Malaysia Saifuddin Abdullah cho rằng khả năng của Kuala Lumpur trong việc ngăn
chặn các quốc gia khác xâm lấn vùng biển của mình còn hạn chế và nước này cần phải
nâng cấp quốc phịng. Giới phân tích khuyến nghị Malaysia khơng được cho phép các tàu
Trung Quốc tự do đi lại trên Biển Đông, đặc biệt là trong vùng biển tranh chấp và các bãi
cạn mà nước này tuyên bố chủ quyền. Malaysia khơng có lựa chọn nào khác ngồi việc
tăng cường sức mạnh quân sự trên biển nhằm đối phó với chiến lược khẳng định chủ
quyền của Trung Quốc tại bãi cạn Luconia.
Bên cạnh Malaysia, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những quan ngại chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mình khi các tàu hải cảnh Trung Quốc xâm phạm vùng đặc
quyền kinh tế nước này.
Quan điểm và nỗ lực của Việt Nam trong giải quyết vấn đề Biển Đông đã được
cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao, nhất là trong việc thực thi đầy đủ, hiệu quả
DOC và hướng tới xây dựng COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Dựa trên phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế theo Phụ lục VII UNCLOCS 1982 về
vụ kiện của Philippines, Trung Quốc nỗ lực sử dụng quân sự nhằm phá bỏ các quyền pháp
lý của các quốc gia khác được phán quyết nêu rõ, de đọa tới hịa bình và an ninh tồn cầu.
Để thực thi phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế theo Phụ lục VII UCLOCS 1982 về vụ
kiện của Philippines, Việt Nam muốn một thỏa thuận có giá trị ràng buộc và thực tế chứ
khơng phải mang nhiều tính chính trị sau nhiều năm phụ thuộc vào các hiệp định ngoại
giao thiếu hiệu quả dẫn đến thất bại trong việc làm giảm căng thẳng như DOC.
Chính vì vậy, Việt Nam muốn COC ràng buộc tất cả các quốc gia ký kết mà không

cần phải tiếp tục ngồi bàn thảo. Đồng thời, Việt Nam cũng muốn các quốc gia ký kết cần
phê chuẩn COC theo các thủ tục pháp lý tương ứng mà luật pháp quốc gia quy định.
Đối với cả Malaysia và Việt Nam hiện đang tìm kiếm một giải pháp nhằm đảm bảo
sự toàn vẹn lãnh thổ của mình tại Biển Đơng và u cầu Trung Quốc chấm dứt chiến thuật
xâm phạm lãnh thổ và nguồn tài nguyên của mình, đây có thể là thời điểm phù hợp để hai
nước thúc đẩy ASEAN đưa ra kết luận về COC.
Cả Kuala Lumpur và Hà Nội có thể thúc đẩy ASEAN hồn thành q trình đàm
phán COC giúp ASEAN cùng các thành viên có một cơng cụ hiệu quả và thực chất để có
thể duy trì sự ổn định và an ninh tại Biển Đông.
Tờ báo kết luận: Với sự lên tiếng của cộng đồng quốc tế và thực tế Malaysia đang
tiến hành các hoạt động chống lại hành động xâm phạm sự tồn vẹn lãnh thổ của mình, đã
đến lúc cả Malaysia và Việt Nam cùng thúc đẩy sự thống nhất ASEAN trong vấn đề Biển
Đông. Cả hai nước nên kêu gọi ASEAN duy trì đồng thuận và đồn kết trước âm mưu chia
23


rẽ của Trung Quốc. Các hội nghị tại Thái Lan từ 31/10 đến 4/11 là một diễn đàn giá trị để
thúc đẩy và thảo luận về COC.
Phản ứng của Mỹ về việc ASEAN-Trung Quốc hoàn thành cuộc họp đầu tiên về
dự thảo COC
Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, trả lời phỏng vấn truyền thông trước thềm
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị liên quan, ông David R Stilwell, Trợ
lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đơng Á - Thái Bình Dương cho biết tiến trình đàm phán
COC sẽ rất đáng khen ngợi nếu tạo ra được một bản thỏa thuận mang nhiều ý nghĩa để
thực thi luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, ông David khẳng định “chúng ta cũng đã chứng
kiến những gì Bắc Kinh đang thúc đẩy trong các cuộc đàm phán đã và đang diễn ra.
Những nỗ lực của Trung Quốc đang nhằm mục đích hạn chế quyền của ASEAN trong việc
phát triển ngành dầu khí, cũng như tiến hành tập trận với những nước không phải là đối
tác của Trung Quốc”.
Theo ông David, “chúng ta phải lên tiếng - không chỉ về tiến trình đàm phán COC để đảm bảo rằng tiến trình đó khơng dẫn đến việc chấp nhận những u sách phi pháp của

Trung Quốc, những chiến thuật bắt nạt hoặc phát triển căn cứ quân sự trên các đảo nhân
tạo".
Mỹ đang thay đổi phương thức tiếp cận đối với khu vực?
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump không tham dự hai Hội nghị cấp cao ASEAN
và Đông Á ở Thái Lan mà cử Cố vấn An ninh Quốc gia Robert C. O'Brien và Bộ trưởng
Thương mại Wilbur Ross đại diện có thể bị Đơng Nam Á nhìn nhận là dấu hiệu của việc
Mỹ thiếu chủ động giao tiếp trong khu vực vào lúc ảnh hưởng và đầu tư của Trung Quốc
đang tăng nhanh. Tuy nhiên, đài VOA dẫn lời Tiến sĩ Tạ Văn Tài, cựu Giáo sư Đại học
Harvard, một học giả ngành luật quan tâm đến các vấn đề của Việt Nam bao gồm cả vấn
đề tranh chấp Biển Đông, cho rằng sự vắng mặt của ông Trump không có nghĩa là Mỹ
đang thay đổi phương thức tiếp cận của mình đối với khu vực Đơng Nam Á: “Các nhân
vật cấp dưới cũng có đủ tư cách để tái xác nhận các cam kết của Mỹ về vấn đề an ninh
hay kinh tế ngoại thương, vì đã có những văn bản chiến lược về vùng Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương, nhất là những cam kết liên quan đến tự do lưu thông và thượng tôn luật
pháp quốc tế về các quyền lợi của các quốc gia tại Biển Đơng và Biển Hoa Đơng.
Tuy Mỹ khơng có người lãnh đạo cao nhất mạnh miệng như ông Trump tại
Bangkok để ngăn chặn ngay những lời khuynh loát, lấn lướt nào đó của Trung Quốc,
nhưng tơi thiết nghĩ một lần phát biểu lấn lướt của Trung Quốc tại Bangkok cũng chẳng
thay đổi gì về mục tiêu hay chiến lược dài hạn về tương quan quân sự và ngoại giao quân
bình cả vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.
Theo Tiến sĩ Tạ Văn Tài, dưới thời chính quyền Trump, Mỹ đã tỏ thái độ cứng rắn
hơn đối với Trung Quốc, thể hiện qua việc điều tàu chiến thực hiện các cuộc tuần tra “tự
do hàng hải” thường xuyên hơn và áp sát hơn các đảo mà Trung Quốc đang chiếm giữ ở
vùng biển tranh chấp. Sự quyết đốn của ơng Trump “quả thực có cái hay hơn thời ơng
24


Obama”. Theo học giả này, thái độ cứng rắn của Mỹ cũng được thể hiện trong việc đấu
tranh với Trung Quốc về kinh tế-thương mại.
Trước đó, hãng tin Kyodo News dẫn các nguồn tin ngoại giao ASEAN ngày 1/11

cho biết, Mỹ đã hối thúc ASEAN phải buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm về các tuyên bố
chủ quyền bành trướng của Bắc Kinh trong các hội nghị cấp cao khu vực ở Bangkok.
Chính phái đồn Mỹ cũng sẽ nêu vấn đề này tại các hội nghị mà họ tham gia, trong đó có
Hội nghị Cấp cao Đơng Á, bao gồm cả ASEAN và các nước đối tác đối thoại.
Philippines cần cảnh giác với Trung Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, tại diễn đàn về Biển Đông do Viện Nghiên
cứu Stratbase ADR tổ chức tại thành phố Makati, Philippines vừa qua, cựu Ngoại trưởng
Philippines Albert Del Rosario cho rằng Philippines cần phải hết sức cảnh giác và thận
trọng trong các cuộc đàm phán khi Trung Quốc tuyên bố rằng nước này muốn thúc đẩy
việc ký kết COC.
Theo ông Rosario, Trung Quốc dường như muốn sử dụng một chiến lược “trì hỗn”
trong tiến trình đàm phán COC: “Bắc Kinh dường như đang tìm cách tận dụng, chạy đua
với thời gian của mình để hồn tất chiến lược qn sự hóa và mở rộng trái phép của nước
này trên Biển Đông. Đối với chúng ta, điều đó có nghĩa là chúng ta phải cần hết sức thận
trọng và cảnh giác trong việc đảm bảo rằng COC sẽ không bị Bắc Kinh lợi dụng với mục
đích làm hủy hoại phán quyết của Tịa Trọng tài năm 2016, vốn đã trở thành một phần của
luật pháp quốc tế và Trung Quốc buộc phải tuân thủ với tư cách là một bên ký kết Công
ước LHQ về Luật Biển 1982”.
Cựu Ngoại trưởng Philippines cũng gợi ý rằng nước này cần tham vấn với phía Việt
Nam về những bước đi và hành động trong tương lai về vấn đề này: “Rõ ràng, tham vấn
với phía Việt Nam sẽ là một bước đi có tính xây dựng, mang lại cơ hội có thể chia sẻ và
tơn trọng những quan điểm của mỗi bên, vốn có thể đưa đến một kế hoạch thống nhất về
hành động mang lại lợi ích khơng chỉ cho hai nước mà cịn các nước khác nữa”.
Theo ông Del Rosario, một sự đồng thuận của ASEAN về những quan điểm cụ thể
của Việt Nam sẽ cho thấy rằng khối 10 nước thành viên này có “mong muốn vững chắc
trong việc duy trì vai trị trung tâm và sẽ không để khối này bị bắt nạt và bị lợi dụng”.
Việt Nam trước đó đã ban hành lệnh cấm bất kỳ một vùng nhận dạng phịng khơng
mới nào được thiết lập, đồng thời đã làm rõ những quyền lợi hợp pháp trên biển phù hợp
với luật pháp quốc tế trong các cuộc đàm phán COC. Việt Nam cũng đã gợi ý cần ngăn
chặn (trừ khi tất cả các bên ký kết đồng ý) đề xuất của Trung Quốc không cho phép tổ

chức các cuộc diễn tập quân sự trên Biển Đơng với các nước ngồi khu vực.
Hiện tại, Philippines đang đảm nhiệm vai trò là quốc gia điều phối quan hệ giữa
ASEAN và Trung Quốc trong 3 năm từ 2018 đến 2021.
ASEAN 35 chưa thể có bước đột phá lớn
TTXVN (AP, Reuters) -Một trong những chủ đề nổi cộm của hội nghị cấp cao
ASEAN 35 và các hội nghị bên lề là đẩy mạnh hợp tác thương mại nhằm đối phó với tác
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×