Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

BC42_2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.16 KB, 21 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
Số: 42

/BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Hải Dương, ngày 08 tháng 4 năm 2013

BÁO CÁO
Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ tư
Quốc hội khóa XIII
Thơng qua các buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ tư - Quốc hội khóa XIII, các
ý kiến, kiến nghị của cử tri được Đoàn ĐĐQH tỉnh tổng hợp tại Báo cáo số 177/BCĐĐBQH ngày 07/12/2012. UBND tỉnh đã chuyển các ý kiến, kiến nghị của cử tri cho
các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, trả lời ý kiến cử tri, cụ thể như sau:
I. Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn:
1. Cử tri các huyện: Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Miện phản ánh do sản
xuất nơng nghiệp khơng có lãi, đã xuất hiện nhiều nông dân bỏ ruộng không
canh tác. Đề nghị tỉnh có biện pháp giải quyết.
Theo báo cáo của UBND các huyện, thành phố, thị xã: toàn tỉnh có 114 ha
đất bỏ hoang, khơng cấy lúa vụ mùa 2012 ở 8 huyện, thành phố, thị xã. Trong đó,
có 3 huyện, thành phố bỏ ruộng nhiều là Cẩm Giàng 37ha, TP.Hải Dương 34ha,
Tứ Kỳ 31ha, các huyện còn lại diện tích ít chỉ vài nghìn m2 đến vài ha.
Ngun nhân nơng dân bỏ ruộng khơng canh tác: do tình trạng thiếu hụt lao
động tại khu vực nơng thơn; có nhiều diện tích đất nơng nghiệp xen kẹp khu cụm
cơng nghiệp, dân cư khó khăn cho canh tác: thiếu nước, dễ bị chuột, sâu bệnh phá
hoại; sản xuất nông nghiệp chịu rủi ro lớn, lợi nhuận không cao.
Biện pháp khắc phục: trong thời gian tới UBND tỉnh đã giao Sở NN&PTNT
cùng các địa phương sẽ tích cực tuyên truyền để người dân thấy lợi ích của sản


xuất nơng nghiệp (đảm bảo an ninh lương thực, giảm đói nghèo), chỉ đạo cung cấp
đủ nước để người dân canh tác. Bên cạnh đó, trung ương và tỉnh sẽ có nhiều chính
sách hỗ trợ để giảm thiểu chi phí sản xuất cho nơng dân như: hỗ trợ từ 100-500
nghìn đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa (NĐ
42/2012/NĐ-CP "Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa"); hỗ trợ một phần giá giống,
phân bón, thuốc BVTV... cho các mơ hình sản xuất lúa tập trung.
2. Cử tri các huyện, thị xã: Thanh Hà, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang,
Thanh Miện, TX Chí Linh đề nghị tỉnh tiếp tục hỗ trợ và thay đổi cách hỗ trợ giá
giống cây, con trực tiếp đến người dân; hỗ trợ kinh phí kiên cố hố kênh mương,
đường giao thơng nội đồng, mua máy móc, trang thiết bị tạo điều kiện cho nông
dân sản xuất.
a. Về việc tiếp tục hỗ trợ giá và thay đổi cách hỗ trợ giá giống cây, con trực
tiếp đến người dân:
Hiện nay, các chính sách hỗ trợ giá giống cây, con thực hiện theo 02 đề án
"Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đạt hiệu quả kinh tế cao" và "Phát triển chăn nuôi,
thuỷ sản tập trung, nâng cao chất lượng, quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường" được
UBND tỉnh phê duyệt cho cả giai đoạn 2011-2015. Giai đoạn 2012- 2015 tỉnh tiếp
tục có các chính sách hỗ trợ: hỗ trợ giá giống lúa lai, lúa thuần, cây rau màu cho các


mơ hình sản xuất tập trung; hỗ trợ 50% giá liều tinh dịch lợn ngoại; hỗ trợ 100%
tiền mua con giống gia cầm 01 ngày tuổi (số lượng 500 con trở lên/hộ), hỗ trợ 50%
giá giống cá mới ở các khu NTTS tập trung.
Cách hỗ trợ như hiện nay là phù hợp. Vì khơng thể cấp trực tiếp tiền cho
người dân mà phải thơng qua hỗ trợ giá giống thì mới có giống tốt đảm bảo được cơ
cấu giống và hình thành được vùng sản xuất tập trung qui mơ lớn theo định hướng.
b. Về việc hỗ trợ kinh phí kiên cố hố kênh mương, đường giao thơng nội
đồng
- Đối với việc hỗ trợ kinh phí kiên cố hố kênh mương: Hiện nay, UBND tỉnh
đã giao sở NN&PTNT triển khai thực hiện việc đánh giá kết quả thực hiện đề án

Kiên cố hoá kênh mương giai đoạn 2000-2011. Trên cơ sở đó, Sở sẽ xây dựng đề án
Kiên cố hố kênh mương giai đoạn 2013-2020 trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt
để tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện.
- Đối với việc hỗ trợ kinh phí đường giao thơng nội đồng: Ngày 29/9/2011
UBND tỉnh Hải Dương đã có Quyết định số 2724/QĐ-UBND V/v phê duyệt “Đề
án xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn
tỉnh Hải Dương” và giao cho Sở Giao thơng Vận tải là cơ quan chủ trì thực hiện
Đề án. Vì vậy, để được hỗ trợ kính phí xây dựng đường giao thông nội đồng đề
nghị các địa phương lập hồ sơ gửi Sở GTVT Giao thông vận tải thẩm định và trình
UBND tỉnh.
c. Về việc hỗ trợ kinh phí mua máy móc, trang thiết bị
Ngày 08/5/2012, UBND tỉnh Hải Dương đã có Quyết định số 985/QĐUBND V/v phê duyệt dự án "Hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa sản xuất nơng
nghiệp giai đoạn 2012- 2015". Theo đó, các loại máy làm đất, ơ tơ tải nhẹ, máy tuốt
lúa và máy gặt đập liên hợp; máy mới 100%, có xuất xứ rõ ràng. Người mua máy
được vay tối đa 75% giá trị máy và được hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong 3 năm
tính từ ngày mua máy. Dự án này đang được Hội nông dân tỉnh trực tiếp triển khai
thực hiện, vì vậy để được tham gia dự án đề nghị các hộ nông dân, HTX, chủ trang
trại liên hệ đăng ký trực tiếp với các cấp hội nông dân từ xã đến huyện.
3. Cử tri huyện Thanh Miện và TX Chí Linh phản ánh do các cơ quan cấp
kinh phí hỗ trợ thuỷ lợi phí cho cơ sở muộn, các cơ sở phải vay lãi trả tiền điện
và các khoản kinh phí khác để kịp thời phục vụ nhân dân sản xuất. Đề nghị tỉnh
chỉ đạo các cơ quan liên quan cấp nguồn kinh phí trên sớm vào đầu vụ cho cơ
sở.
Theo quy định tại Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của
Chính phủ "V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP
ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi "; Thông tư số 36/2009/TTBTC ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài Chính “Hướng dẫn thi hành một điều
của Nghị số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ” thì kinh phí hỗ trợ
thủy lợi phí được cấp hai lần trong năm; lần 1 vào đầu quý I cấp 60% tổng kinh
phí được hỗ trợ và lần 2 vào đầu q III cấp tiếp 40% kinh phí cịn lại.

Thực hiện quy định trên Sở Tài chính đã cấp kinh phí một năm 2 lần cho
Cơng ty TNHH MTV khai thác cơng trình thủy lợi Hải Dương vào đầu q I và
đầu quý III; mức cấp lần lượt là 60% và 40% (năm 2010 và 2011). Riêng năm

2


2012 do ngân sách gặp khó khăn nên tỉnh đã cấp 04 lần (02 lần vào quý I và 02 lần
vào đầu q III)
Về phía Cơng ty TNHH MTV Khai thác cơng trình thủy lợi tỉnh Hải Dương
sau khi nhận được kinh phí từ NSNN cấp, Cơng ty làm thủ tục cấp theo vụ (một
năm hai vụ):
- Công ty làm thủ tục chuyển kinh phí về các Xí nghiệp KTCTTL, chi nhánh
tạm cấp 60% giá trị hợp đồng tưới tiêu cây vụ đông và vụ chiêm xuân. Đầu vụ
mùa thanh tốn 40% cịn lại cây vụ đơng, vụ chiêm và tạm cấp 60% vụ mùa cho
các HTXDVNN.
- Cuối vụ trên cơ sở nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; Công ty cấp nốt số kinh
phí cịn lại theo giá trị hợp đồng, nghiệm thu thanh lý cho các HTXDVNN.
Như vậy, việc thực hiện cấp phát hỗ trợ kinh phí thủy lợi phí từ các cơ quan
chức năng ở tỉnh về cơ bản đã đảm bảo đúng quy trình, quy định tại Thông tư số
36/2009/TT-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài chính. Trong thời gian
tới UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ cấp phát và đơn
đốc thanh tốn để việc hỗ trợ thủy lợi phí cho nơng dân được kịp thời.
4. Cử tri xã Tân Việt, huyện Thanh Hà kiến nghị tỉnh cần xem xét, nghiên
cứu xây dựng cống nước qua cầu Lai lấy nước sông Rạng vào tẩy rửa nguồn
nước ô nhiễm của sông Hương để nhân dân làm nước sinh hoạt và sản xuất.
Sơng Hương là sơng trục nội đồng có nhiệm vụ cung cấp nước tưới, dẫn
nước tiêu tự chảy cho phần lớn diện tích 2 huyện Thanh Hà và Nam Sách. Việc bổ
sung nguồn nước cho sông Hương để góp phần cải tạo nguồn nước là cần thiết.
Hạng mục cơng trình "Xây dựng mới cống Hồng Lạc tại vị trí K1+000 đê hữu

sơng Rạng" đã được xác định trong qui hoạch thuỷ lợi tỉnh Hải Dương đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn, nhu cầu đầu
tư xây dựng trên địa bàn tỉnh lại rất lớn, vì vậy việc xây dựng mới cống Hồng Lạc
phải thực hiện theo quy hoạch và khả năng đầu tư của tỉnh trong những năm tiếp
theo.
5. Cử tri xã Đức Xương, huyện Gia Lộc đề nghị tỉnh tạo điều kiện cho các
Hợp tác xã vay vốn ưu đãi để xây trụ sở và kinh doanh phục vụ nhân dân.
Ngày 12/4/2010, Chính phủ có Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách
tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Theo đó, các hợp tác xã, tổ
hợp tác trên địa bàn nơng thơn được cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản tối đa
500 triệu đồng để đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đề nghị các
hợp tác xã liên hệ với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để được hướng dẫn thủ tục
vay vốn.
6. Cử tri xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang phản ánh chất lượng giống
lúa của tỉnh kém chất lượng so với giống lúa của tỉnh Thái Bình. Đề nghị tỉnh
chỉ đạo các cơ quan liên quan có biện pháp khắc phục.
Việc so sánh chất lượng giữa các giống lúa (trong đó có giống của Hải
Dương và Thái Bình) chỉ mang tính tương đối. Các giống lúa trước khi đưa vào cơ
cấu giống để sản xuất đại trà trên địa bàn tỉnh đều được khảo, kiểm nghiệm theo
đúng qui định. Trên thực tế việc giống lúa có đạt năng suất so với tiềm năng của

3


giống hay khơng, ngồi chất lượng hạt giống cịn phụ thuộc và nhiều yếu tố khác
như: loại đất, điều kiện thời tiết khí hậu, trình độ đầu tư chăm sóc, khả năng phát
sinh và phòng trừ dịch hại...
Vụ Mùa 2012, Sở NN&PTNT đã tiến hành kiểm tra, lấy mẫu 18 mẫu thóc
giống. Kết quả có 07/18 mẫu thóc giống (của các cơng ty ngồi tỉnh) khơng đạt tiêu
chuẩn chất lượng về nẩy mầm, độ ẩm và hạt khác giống không phù hợp so với qui

chuẩn kỹ thuật (QCVN 01-54:2011/BNNPTNT); chất lượng hạt giống lúa của các
công ty trong tỉnh cung ứng cho nông dân đều đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo
qui định.
Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng giống lúa trên địa bàn tỉnh
UBND tỉnh đã yêu cầu Sở NN&PTNT chỉ đạo làm tốt các công việc sau: tăng
cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hoá vật tư nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh; tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực
kinh doanh vật tư nông nghiệp cho các công ty, đại lý trên địa bàn tỉnh; thông báo,
hướng dẫn và khuyến cáo các địa phương, nông dân sử dụng đúng, hiệu quả các loại vật
tư; tiến hành chọn lọc, nâng cấp, tuyển chọn và khảo nghiệm các giống lúa mới có
năng suất, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh để bổ sung vào
cơ cấu; trước mắt đưa giống lúa NB-01 vào sản xuất vì đây là giống lúa mới có
khả năng thích ứng rộng, cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon nên có thể thay
thế cho các giống lúa X21, Xi23, 13/2 thậm trí có thể thay thế cho BC15 của Thái
Bình do NB-01 là giống lúa có khả năng kháng đạo ôn tốt hơn (giống BC15 được
khuyến cáo cấy trong vụ mùa thay thế Xi23, không khuyến cáo cấy trong vụ xn
vì bị nhiễm đạo ơn).
7. Cử tri xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện đề nghị tỉnh hỗ trợ cho nhân
dân làm đường giao thông nội đồng, với mức hỗ trợ khoảng 50% giá trị cơng
trình; Cử tri huyện Thanh Hà đề nghị tỉnh tăng nguồn vốn hỗ trợ làm đường
giao thơng nơng thơn khoảng 40% tổng cơng trình.
Ngày 29/9/2011, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2724 /QĐ-UBND phê
duyệt "Đề án xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011-2015
trên địa bàn tỉnh Hải Dương" thay cho “Đề án phát triển giao thông nông thôn năm
2001 và những năm tiếp theo đến năm 2005” được UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số 4412/2001/QĐ-UB ngày 21/12/2001.
Liên ngành: Sở GTVT- Sở TC cũng đã có hướng dẫn Liên ngành số
619/HD-LN ngày 27/4/2012 hướng dẫn thực hiện Đề án trên trong đó quy định
mức hỗ trợ đối với đường xã là 260 triệu đồng/km (đường nhựa), hỗ trợ 260 tấn xi
măng/km (đối với đường bê tông); các loại đường còn lại hỗ trợ 250 triệu

đồng/km (đối với đường nhựa), hỗ trợ 250 tấn xi măng/km (đối với đường bê
tông). Nguồn hỗ trợ được bố trí chủ yếu từ nguồn tăng thu ngân sách tỉnh, TW
không hỗ trợ. Đây là một cố gắng lớn của tỉnh thể hiện sự quan tâm tới mục tiêu
xây dựng giao thông nông thôn trong khi nguồn thu cịn gặp nhiều khó khăn, nhu
cầu chi nhất là chi xây dựng cơ bản cho các công trình phúc lợi cịn cao. Việc đề
nghị tăng mức hỗ trợ từ ngân sách, giảm đóng góp từ nhân dân là nguyện vọng
chính đáng và là hướng phấn đấu của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Hiện tại ngân
sách tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn chưa thể nâng mức hỗ trợ ngay. Trong thời
gian tới khi có nguồn ngân sách, tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành liên quan đề xuất xây

4


dựng lại Đề án theo hướng tăng mức hỗ trợ từ ngân sách, giảm dần mức đóng góp
từ nhân dân.
8. Cử tri xã Nhật Tân, Quang Minh, Đồng Quang - huyện Gia Lộc phản
ánh việc chuyển đổi đất để xây dựng nơng thơn mới ở địa phương cịn chậm, có
dự án không phải đất lúa nhưng đã nhiều tháng qua cấp trên vẫn không phê
duyệt chuyển đổi làm ảnh hưởng đến nơi sinh hoạt tập thể của nhân dân. Đề
nghị tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Theo quy định của Luật đất đai năm 2003, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP
ngày 13/8/2009 của Chính phủ; Căn cứ để quyết định thu hồi đất, giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, trường hợp chưa có quy
hoạch sử dụng đất hoặc kế hoạch sử dụng đất được duyệt thì căn cứ vào quy hoạch
xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nơng thơn đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hiện tại quy hoạch sử dụng đất của Tỉnh giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử
dụng đất 5 năm 2011-2015 của Tỉnh chưa được Chính phủ phê duyệt, vì vậy chưa
có căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất sử

dụng vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các địa phương trong
tỉnh. Ngày 06/7/2012 HĐND Tỉnh khoá XV, kỳ họp thứ ba đã thông qua quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015
của Tỉnh; Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định, đang hồn chỉnh hồ sơ chờ
Chính phủ phê duyệt. Sau khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh, UBND Tỉnh sẽ chỉ đạo Sở TN&MT sớm thẩm định quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện để phê duyệt làm căn cứ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất theo quy định của pháp luật.
9. Cử tri xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện phản ánh địa phương được
Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng máng kênh mương cấp 1, nhưng xe chở vật
liệu vào xây dựng cơng trình làm đường giao thơng của thôn hư hỏng nặng. Đề
nghị tỉnh đầu tư kinh phí tu sửa.
Theo phân cấp quản lý, đường giao thơng xã, thơn, xóm, ra đồng do UBND
xã trực tiếp quản lý. Phương tiện vận chuyển vật liệu, theo quy định không được
chuyên chở vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường. Việc xe chở vật liệu quá
tải làm hư hỏng đường, cơng trình kênh mương của địa phương, UBND xã có
trách nhiệm và thẩm quyền ngăn chặn, xử lý theo quy định, đồng thời yêu cầu chủ
phương tiện phải sửa chữa hoặc bồi thường những thiệt hại do phương tiện gây ra.
Khi cần thiết, UBND xã báo cáo UBND huyện có biện pháp chỉ đạo phối hợp để
ngăn chặn tình trạng này trên các tuyến đường địa phương quản lý.
10. Cử tri xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc phản ánh nhân dân địa phương
hưởng ứng xây dựng nông thôn mới đã giải phóng song mặt bằng đường giao
thơng nơng thôn từ nhiều tháng nay, song địa phương vẫn chưa thực hiện làm
đường được do tỉnh chưa kịp thời hỗ trợ xi măng. Đề nghị tỉnh sớm có phương
án giải quyết.
Đến ngày 31/12/2012 Công ty xi măng Phúc Sơn đã cung cấp đủ 100% khối
lượng xi măng do xã Phạm Trấn đề nghị (đề nghị cấp 476,61 tấn xi măng phục vụ

5



xây dựng 10 tuyến đường với tổng chiều dài 2,444km) và địa phương cũng đã triển
khai xây dựng hoàn thành 10/10 tuyến đường.
II. Về Tài nguyên, môi trường:
11. Cử tri xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, xã Đồng Lạc, TX Chí Linh đề
nghị tỉnh tiếp tục thực hiện chính sách dồn ô đổi thửa, tạo thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp.
Chính sách dồn ơ đổi thửa đang phát huy được hiệu quả, phù hợp với xu thế
phát triển sản xuất nơng nghiệp hiện đại, nhất là sản xuất hàng hóa qui mô lớn và
áp dụng cơ giới vào sản xuất.
Trong những năm gần đây, tỉnh ta vẫn ln có chủ trương khuyến khích
nơng dân dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mơ hình "cánh
đồng mẫu lớn" và được thực hiện bằng những chính sách: hỗ trợ giá giống, hỗ trợ
kinh phí mua phân bón, thuốc BVTV đối với các vùng sản xuất tập trung có qui
mơ tối thiểu 5ha; hỗ trợ 100% kinh phí lập quy hoạch các vùng sản xuất rau màu,
cây ăn quả, hoa cây cảnh; hỗ trợ tối đa 30% phần kinh phí xây dựng và hồn thiện
cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông) đối với các vùng sản xuất hàng hóa quy mơ
từ 10 ha/vùng trở lên đối với cây lúa, rau màu và cây ăn quả.
Trong thời gian tới, Tỉnh tiếp tục có những chính sách khuyến khích nơng
dân dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, nhưng chỉ thực hiện ở
những nơi người dân thực sự có nhu cầu đồn ơ đổi thửa để tổ chức lại sản xuất.
Để chỉ đạo thống nhất, tập trung toàn tỉnh, UBND tỉnh đã yêu cầu sở
NN&PTNT phối hợp với sở TN&MT đăng ký và báo cáo Thường vụ Tỉnh uỷ vào
quí I/2013 để xin ý kiến chỉ đạo và triển khai thực hiện.
12. Cử tri xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà đề nghị tỉnh chỉ đạo địa phương
đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho nhân dân.
Nội dung này UBND tỉnh đã chỉ đạo và yêu cầu các sở, ngành và địa phương
liên quan triển khai thực hiện theo như báo cáo đã trả lời trước đây
13. Ông Bùi Xuân Mừng cử tri xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang phản
ánh nhân dân địa phương sử dụng đất hai lúa, một màu sai mục đích; ơng Bùi

Văn Bình làm nhà trái phép trên đất công chưa được xã, huyện xử lý. Đề nghị
tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra, xử lý.
Khoản 2, Điều 143 Luật đất đai năm 2003 quy định: "Chủ tịch UBND xã,
phường, thị trấn có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc chuyển
quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện và
áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời việc xây dựng các cơng trình trên đất
lấn, chiếm, đất sử dụng khơng đúng mục đích ở địa phương và buộc người có
hành vi vi phạm khơi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm". Như vậy,
thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của các hộ dân mà cử tri nêu, thuộc thẩm quyền
của UBND huyện Ninh Giang và UBND xã Kiến Quốc. Sau khi có ý kiến của cử
tri, UBND tỉnh đã giao cho Sở TN&MT làm việc cụ thể với UBND huyện Ninh
Giang, UBND xã Kiến Quốc, kết quả:
Theo báo cáo của Phịng TN&MT huyện Ninh Giang, UBND xã Kiến Quốc
thì trên địa bàn xã khơng có việc nhân dân địa phương sử dụng đất 2 vụ lúa, 1 vụ
màu sai mục đích.

6


Trường hợp ơng Bùi Văn Bình làm nhà trái phép trên đất cơng chưa được xã,
huyện xử lý, phịng TN&MT huyện Ninh Giang và UBND xã Kiến Quốc báo cáo:
Ông Bùi Văn Bình có thửa đất ở nằm liền kề với thửa đất nông nghiệp của hộ bà
Đượn (bà Đượn là mẹ ơng Bình) được giao đất theo Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ.
Năm 1995 ơng Bình đã có hành vi lấn chiếm và sử dụng sai mục đích, UBND xã
Kiến Quốc đã lập biên bản và xử phạt hành chính theo thẩm quyền. Tuy nhiên đến
năm 2008 ơng Bình tiếp tục vi phạm với hành vi lấn chiếm và sử dụng sai mục
đích, cụ thể : Lấn chiếm 89m2, trong đó xây dựng nhà ở 3,6m 2, xây dựng cơng
trình nhà tạm 9,6m2, diện tích cịn lại sử dụng trồng cây hàng năm. UBND xã Kiến
Quốc đã lập biên bản vi phạm, đã có báo cáo gửi UBND huyện Ninh Giang xin ý
kiến xử lý. UBND tỉnh đã giao cho UBND huyện Ninh Giang xem xét cụ thể nội

dung báo cáo của UBND xã Kiến Quốc và phòng TN&MT huyện để xử lý theo
thẩm quyền và quy định của pháp luật.
14. Cử tri xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang phản ánh năm 1970 tại Kiến
Quốc các cơ quan của huyện xây dựng một số cơng trình, đến nay huyện không
sử dụng nữa chuyển cho Công ty Lương thực sông Hồng quản lý, Công ty không
sử dụng mà cho tư nhân thuê dài hạn (50 năm), một phần đem bán làm nhà cho
cán bộ công nhân viên trong công ty. Đề nghị các cơ quan chức năng thanh,
kiểm tra thu hồi phần đất sử dụng khơng đúng mục đích trả lại cho địa phương
để mở rộng trường cấp II xã Kiến Quốc.
UBND tỉnh đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, kết quả: Khu
đất Công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương, thuộc Công ty Lương thực Sông
Hồng quản lý tại xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang mà cử tri phản ánh có nguồn
gốc là khu kho cuốn và nhà bán hàng của Công ty lương thực Hải Dương trước
đây, được xây dựng từ năm 1986 trên diện tích đất 5205,8m 2, cơng trình xây dựng
đã xuống cấp. Do kinh doanh không hiệu quả, năm 2010 Công ty cổ phần
Vinafood 1 Hải Dương đã thanh lý, bán tài sản trên đất cho Công ty cổ phần đầu
tư, xây dựng vận tải Nam Hương và có văn bản trả lại tồn bộ diện tích đất
5205,8m2 do Cơng ty đang quản lý cho nhà nước.
Năm 2011 Công ty cổ phần đầu tư, xây dựng vận tải Nam Hương lập dự án
đầu tư, xin thuê đất, xây dựng Cơ sở kinh doanh lương thực, đồ gỗ mỹ nghệ, đồ
nội thất trên diện tích đất do Cơng ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương trả lại. Sau
khi xem xét dự án, ngày 16 tháng 3 năm 2011 UBND Tỉnh đã cấp Giấy chứng
nhận đầu tư số 04121000516 cho Công ty cổ phần đầu tư, xây dựng vận tải Nam
Hương; Ngày 21/5/2012 UBND huyện Ninh Giang có quyết định số 609/QĐUBND phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Cơ sở kinh doanh lương thực, đồ gỗ
mỹ nghệ, đồ nội thất Nam Hương tại xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang.
Trên cơ sở quy hoạch và dự án được duyệt, ngày 11 tháng 10 năm 2012
UBND tỉnh đã có quyết định số 2304/QĐ-UBND, thu hồi tồn bộ 5.205,8m 2 đất
của Cơng ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang
để sử dụng vào các mục đích sau: Cho Công ty cổ phần đầu tư, xây dựng vận tải
Nam Hương thuê xây dựng Cơ sở kinh doanh lương thực, đồ gỗ mỹ nghệ, đồ nội

thất là 4.076,3m2, thời hạn th đất là 25 năm; diện tích cịn lại 1.129,5m 2 (trong
đó có các ki ốt bán hàng mà cử tri phản ánh là đã bán cho cán bộ, công nhân làm
nhà) thuộc hành lang đường 396 giao cho UBND xã Kiến Quốc quản lý theo quy

7


định. Hiện các cơ quan có chức năng đang kiểm kê, lập phương án bồi thường,
giải phóng mặt bằng để bàn giao đất cho chủ đầu tư dự án và địa phương quản lý,
triển khai dự án theo đúng quy hoạch và dự án được phê duyệt.
15. Cử tri xã Quang Khải, huyện Tứ Kỳ phản ánh hiện nay nhiều doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh thuê đất đã nhiều năm nhưng không sử dụng. Đề nghị
tỉnh kiểm tra, giám sát thu hồi lại đất theo đúng quy định của Luật đất đai.
Tính từ ngày 01/7/2004 đến 31/10/2012, trên địa bàn tỉnh có 964 dự án của
các tổ chức được thuê đất với diện tích 4.434 ha. Tuy nhiên trong quá trình triển
khai thực hiện, qua cơng tác thanh tra, kiểm tra một số dự án đã không triển khai
theo đúng quy định, để đất hoang hóa. Nguyên nhân chủ yếu do năng lực nhà đầu
tư có hạn, mặt khác trong những năm qua, do tác động của suy thoái kinh tế toàn
cầu ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Hải Dương nói
riêng. Cho nên tình hình triển khai các dự án có sử dụng đất của các tổ chức kinh
tế gặp nhiều khó khăn dẫn đến cịn có một số dự án chậm triển khai, chưa đúng
tiến độ theo dự án được phê duyệt. Khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh đã chỉ
đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức đã
được giao đất. Tính từ năm 2006 đến tháng 10/2012: UBND tỉnh đã thu hồi và
chuyển đổi chủ đầu tư thực hiện các dự án có sử dụng đất để việc sử dụng đất có
hiệu quả hơn với tổng số 136 dự án, tổng diện tích là 305,96 ha (trong đó: thu hồi
13 dự án, diện tích 44,96 ha; chuyển đổi chủ đầu tư 123 dự án, diện tích là 261,0
ha). Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các Sở ngành liên quan, UBND các
huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tăng cường kiểm tra để xử lý các dự án triển khai
khơng đúng quy định.

16. Ơng Phạm Thanh Huyền, cử tri thôn Cao Lý, xã Cao Thắng, huyện
Thanh Miện phản ánh tiền bồi thường tiền đất cho các hộ dân thuộc hành lang
Quốc lộ 38 Hải Dương đi Hưng Yên không hợp lý. Đề nghị các cơ quan chức
năng xem xét.
a) Về chính sách bồi thường, hỗ trợ:
Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 38B trên địa bàn tỉnh Hải Dương đi qua 02
huyện: huyện Gia Lộc và huyện Thanh Miện. Đây là dự án sử dụng nguồn vốn vay
của Ngân hàng thế giới, để đảm bảo tiến độ thi cơng cơng trình cũng như đảm bảo
khung chính sách quy định của Chính phủ Việt nam với Ngân hàng thế giới; ngoài
việc thực hiện thống nhất theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày
03/12/2004 và Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ;
Quyết định số 1795/2005/QĐ-UBND ngày 05/5/2005; Quyết định số
42/2008/QĐ-UBND ngày 29/8/2008; Quyết định số 40/2009/QĐ-UBND ngày
15/12/2009 của UBND tỉnh V/v Ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất; UBND tỉnh Hải Dương còn vận dụng một số
chính sách hỗ trợ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND Tỉnh theo quy định pháp
luật, để hỗ trợ cho các hộ gia đình có đất bị thu hồi, cụ thể:
- Đối với phần diện tích đất nằm trong hành lang Quốc lộ 38, UBND tỉnh
Hải Dương đã có Cơng văn số 1315/CV-UBND ngày 27/9/2007 cho phép:
+ Đối với các tài sản nằm trên đất hành lang giao thông, đất lấn chiếm, đất
khai hoang sẽ được hỗ trợ 100% theo quy định của Ngân hàng Thế giới áp dụng
cho dự án này.

8


+ Đất với phần đất hành lang bảo vệ đường bộ khi cấp giấy CNQSD đất
cho các hộ gia đình đã trừ hoặc chưa được cấp GCNQSD đất mà có nguồn gốc là
đất thổ cư nằm ven đường 38B đã sử dụng từ lâu, được đăng ký trong bản đồ 299,
xử lý như sau:

Nếu tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất (đất thổ cư) trước ngày 21/12/1982
(ngày Nghị định số 203/HĐ-BT của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành Điều lệ
bảo vệ đường bộ có hiệu lực thi hành) thì được xem xét bồi thường phần diện tích
nằm trong hành lang bảo vệ đường bộ nhưng ranh gới phía giáp đường tối đa đến
cách mép nhựa hiện tại 1,0m.
Nếu tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất (đất thổ cư) sau ngày 21/12/1982 thì
khơng xem xét bồi thường diện tích đất nằm trong hành lang bảo vệ đường bộ theo
Nghị định số 203/HĐ-BT (Cách chân đường 38B hiện tại 10m mỗi bên).
b) Về đơn giá bồi thường, hỗ trợ:
- Về đơn giá bồi thường đất phi nông nghiệp (đất ở) tại khoản 2 Điều 23
Quyết định số 1795/2005/QĐ-UBND ngày 05/5/2005 của UBND tỉnh Hải Dương
đã quy định: Trước khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ Tổ chức được giao nhiệm
vụ bồi thường giải phóng mặt bằng phải “Khảo sát và xây dựng hệ số điều chỉnh
giá (K) theo quy định về việc xác định giá các loại đất đối với từng vị trí đất phi
nơng nghiệp bị thu hồi, đơn giá đất tái định cư và một số chính sách hỗ trợ cụ thể
theo Quy định này đề nghị sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt làm
căn cứ lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”.
Đối với đơn giá bồi thường đất ở trên địa bàn huyện Thanh Miện, Hội đồng
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Thanh Miện đã khảo sát trình sở Tài chính
thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1135/QĐ-UBND ngày
03/4/2008.
Đối với phần diện tích đất nằm trong hành lang bảo vệ đường bộ Nghị định
số 203/HĐ-BT nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng nhưng khơng xem xét bồi
thường thì UBND tỉnh Hải Dương đã cho phép tính tốn hỗ trợ công vượt lập với
mức là 50.000đ/m2 ( tại Thông báo số 06/TB-VP ngày 11/01/2008).
Như vậy, đối với phần diện tích đất nằm trong hành lang Quốc lộ 38 trên địa
bàn huyện Thanh Miện nói riêng, địa bàn tỉnh Hải Dương nói chung bị thu hồi để
thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 38B đã được xem xét bồi thường, hỗ trợ
đảm bảo đúng các quy định về bồi thường, hỗ trợ của Chính phủ và của UBND
tỉnh Hải Dương.

17. Cử tri xã Tây Kỳ, huyện Tứ Kỳ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang và
thị xã Chí Linh phản ánh tình trạng khai thác cát trái phép tại các dịng sơng
diễn ra một cách tràn lan, làm ảnh hưởng tới dịng chảy của các con sơng, dẫn
đến sạt lở, sụt lún hệ thống đê điều ven sông. Đề nghị tỉnh có biện pháp quản lý
chặt chẽ tình trạng này.
Thời gian qua tình hình khai thác cát lịng sơng trái phép trên địa bàn tỉnh ta
có diễn biến phức tạp theo chiều hướng ngày càng gia tăng. Khai thác cát trái phép
đã gây sạt lở bờ sông, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơng trình đê điều, kè,
cống, sản xuất, đời sống của nhân dân và gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước;
gây bức xúc cho nhân dân và chính quyền nhiều địa phương. Theo báo cáo của

9


UBND các huyện, thành phố, thị xã trong những năm gần đây hoạt động khai thác
cát trái phép đã gây sạt lở làm mất đi 30,96 ha đất canh tác của các xã ven sơng.
Trước tình trạng trên, Ban chỉ đạo Phòng, chống và xử lý khai thác cát trái
phép của tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã đã tích cực vào cuộc, triển khai
quyết liệt các biện pháp, bước đầu đã ngăn chặn và xử lý nạn khai thác cát trái
phép, kết quả thực hiện như sau:
Từ 01/01/2011 đến 15/11/2012 đã tổ chức kiểm tra, xử lý 174 trường vi
phạm, xử phạt trên 1,2tỷ đồng. Từ 15/11/2012 đến 20/12/2012 đã kiểm tra, xử lý
60 vụ vi phạm, xử phạt 678,1 triệu đồng. Công an huyện Thanh Hà đang phối hợp
với các ngành chức năng và chính quyền địa phương điều tra, xác minh để khởi tố
vụ việc khai thác cát trái phép tại xã Phượng Hoàng huyện Thanh Hà.
Mặc dù các cấp, các ngành đã tích cực, nỗ lực trong việc xây dựng kế
hoạch, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh nhiều biện pháp ngăn chặn, xử lý hoạt
động khai thác cát và kinh doanh bến bãi trái phép, Các huyện, thành phố, thị xã
đã trực tiếp tổ chức nhiều cuộc kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc vi phạm, góp phần
ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên

tình trạng khai thác cát trái phép tại các dịng sơng vẫn diễn ra một cách tràn lan,
nguyên nhân:
- Do nhu cầu về cát cho xây dựng và san lấp mặt bằng lớn và ngày càng gia
tăng. Đặc biệt trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân
cận đang triển khai một số cơng trình lớn, tiêu thụ lượng cát xây dựng rất lớn.
- Lợi nhuận của việc khai thác cát trái phép rất cao do khơng thực hiện các
nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
- Ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kém, bất chấp
pháp luật, biết sai vẫn cố tình vi phạm vì lợi ích cá nhân.
- Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong việc triển khai
thực hiện công tác kiểm tra, xử lý việc khai thác cát trái phép. Việc phát hiện, ngăn
chặn, xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng, các địa phương có lúc, co nơi còn
chưa quyết liệt và chưa kịp thời.
- Chưa xây dựng được quy chế phối hợp trong kiểm tra, xử lý vi phạm giữa
các địa phương có chung tuyến sơng.
- Hoạt động của các bến bãi cịn có nhiều vi phạm bất cập, nhiều bến bãi
chưa được cấp phép, không chấp hành nghiêm các quy định của luật Đê điều, luật
Đất đai, luật Khoáng sản, thực hiện việc kinh doanh mua, bán khống sản khơng
có nguồn gốc hợp pháp, tiếp sức cho hoạt động khai thác cát trái phép trên các
tuyến sông.
- Việc khai thác trái phép ở sông nước chủ yếu vào ban đêm, không theo
quy luật nên việc kiểm tra, bắt giữ, xử lý gặp nhiều khó khăn.
Để xử lý triệt để nạn khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh trong thời gian
tới; UBND tỉnh đã chỉ đạo, kiện tồn Ban chỉ đạo phịng chống và xử lý khai thác
cát trái phép các cấp; ở tỉnh do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, cấp
huyện do Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã làm trưởng ban và tập trung
triển khai những nhiệm vụ, giải pháp sau:
- Ban chỉ đạo tỉnh đã ban hành Quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể
cho các thành viên Ban chỉ đạo, chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công
tác kiểm tra, xử lý, đặc biệt trong tháng cao điểm cuối năm 2012.


10


- Đổi mới hoạt động kiểm tra của BCĐ tỉnh, Ban chỉ đạo và Đoàn kiểm tra liên
ngành các huyện, thành phố, thị xã; tổ chức kiểm tra, xử lý cả việc khai thác cát trái
phép, kinh doanh bến bãi và vận chuyển, tiêu thụ cát.
- Tổ chức các lực lượng, các địa phương đồng loạt ra quân thực hiện tháng cao
điểm kiểm tra, xử lý khai thác cát trái phép trên địa bàn tồn tỉnh.
- Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, nhân dân tham gia
tích cực vào việc phát hiện, ngăn chặn việc khai thác cát lịng sơng trái phép, đặc
biệt là nhân dân các địa phương ven các tuyến sông.
- Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động khai thác, mua, bán, vận chuyển,
tiêu thụ, tàng trữ cát lịng sơng. Ngồi các đối tượng khai thác cát lịng sơng cần
tập trung kiểm tra các bến bãi, các phương tiện giao thông đường thuỷ, đường bộ và
các dự án cơng trình đang san lấp mặt bằng.
- Chỉ đạo UBND cấp huyện, cấp xã tăng cường tuần tra, kiểm tra các vị trí trọng
điểm, tổ chức kiểm tra, rà soát, thống kê cụ thể các phương tiện vận chuyển, khai thác
cát có trên địa bàn, các bãi kinh doanh cát sơng; kiên quyết đình chỉ các bến, bãi hoạt
động trái phép; yêu cầu các chủ bến, bãi trên địa bàn ký cam kết không mua, bán, tiêu
thụ cát khơng có nguồn gốc hợp pháp.
- Chỉ đạo các sở, ngành liên quan thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh và
phân công của BCĐ tỉnh,
- Các cơ quan thơng tấn, báo chí tăng cường thời lượng phát sóng, thơng tin,
tun truyền phổ biến pháp luật về khống sản, đê điều và phịng chống lụt bão,
các chủ trương của tỉnh trong việc xử lý nạn khai thác cát trái phép; nêu các gương
điển hình làm tốt để biểu dương, phát hiện và phê phán kịp thời những vi phạm để
cơ quan chức năng kịp thời xử lý.
18. Cử tri xã Tân Việt, huyện Thanh Hà cho rằng phần kinh phí tỉnh thu
từ phí bảo vệ mơi trường đối với các doanh nghiệp cần để lại cho các địa

phương xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường, đề nghị tỉnh xem xét.
Theo Nghị định 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ “Về phí
bảo vệ mơi trường đối với khai thác khống sản” thì phí bảo vệ mơi trường đối với
khai thác khoáng sản địa phương được hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ
và đầu tư cho mơi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khống sản.
Phí thu được từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thuộc nguồn thu ngân sách
tỉnh (hoặc huyện) và chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường trong phạm vi toàn
tỉnh (huyện). Những năm vừa qua việc đầu tư từ nguồn phí bảo vệ mơi trường cho
công tác môi trường đã mang lại những hiệu quả bước đầu, phần nào khắc phục
được tình trạng ơ nhiễm mơi trường do hoạt động khai thác khống sản mang lại.
Tuy nhiên trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ giao cho các ngành có liên quan
nghiên cứu phương án phân cấp nguồn thu từ phí bảo vệ mơi trường phù hợp để
sử dụng cho công tác khắc phục ô nhiễm môi trường tại địa phương.
III. Về giao thông, công nghiệp, xây dựng.
19. Cử tri huyện Thanh Hà đề nghị tỉnh các vấn đề sau: Hỗ trợ kinh phí
mua sắm trang thiết bị Hội trường của UBND xã Tân Việt; Xem xét, nghiên
cứu xây dựng cầu qua sông nối giữa xã Tân Việt và Quyết Thắng, huyện
Thanh hà; Lập tuyến xe buýt ở các huyện lên Thành phố để giảm tải giao thông, giảm
tai nạn.

11


a. Về hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị Hội trường của UBND xã Tân
Việt:
Việc xây dựng trụ sở, hội trường và mua sắm các trang thiết bị phục vụ hội
trường thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã. Ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần chủ
yếu dựa vào nguồn tăng thu. Năm 2012 ngân sách tỉnh hụt thu lớn, không đáp ứng
đủ nhu cầu chi thường xuyên; do đó việc hỗ trợ các xã kinh phí mua sắm trang
thiết bị rất hạn chế. Trong những năm tới khi có nguồn tăng thu, tỉnh sẽ trích một

phần kinh phí để hỗ trợ các xã.
b. Về xem xét, nghiên cứu xây dựng cầu qua sông nối giữa xã Tân Việt và
Quyết Thắng, huyện Thanh Hà:
Hiện nay nhân dân từ xã Tân Việt sang xã Quyết Thắng qua sông Hương bằng
đị Cơm. Theo quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 sẽ đầu tư đường vành đai 2 thành phố Hải Dương trong đó sẽ
nối xã Tân Việt sang xã Quyết Thắng và ngược lại.
c. Về lập tuyến xe buýt ở các huyện lên Thành phố để giảm tải giao thơng, giảm tai
nạn:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 16 tuyến xe buýt do các doanh nghiệp đầu tư
khai thác (Nhà nước không trợ giá) từ thành phố Hải Dương đi các huyện trên địa
bàn tỉnh và ngược lại. Trong đó có 06 tuyến liên tỉnh và 10 tuyến nội tỉnh hoạt động
trên tất cả các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Riêng trên địa bàn huyện Thanh
Hà có 02 tuyến xe buýt số 01 và 02; trong đó tuyến số 01 có điểm đầu tại Bến xe phía
Tây Thành phố Hải Dương qua Quốc lộ 5, đường tỉnh 390 điểm cuối tại xã Vĩnh Lập
huyện Thanh Hà; tuyến số 02 có điểm đầu tại Bến xe Hải Tân Thành phố Hải Dương
qua QL5, ĐT390B điểm cuối tại xã Vĩnh Lập huyện Thanh Hà.
21. Cử tri xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc đề nghị tỉnh các vấn đề sau:
Hỗ trợ kinh phí xây dựng trụ sở Đảng uỷ, HĐND, UBND, trường mầm non của
xã, hiện nay trụ sở làm việc đã xuống cấp, nhiều ban, ngành khơng có phòng
làm việc; trường mầm non đang là nhà cấp 4 đã xây dựng cách đây 20 năm;
Thanh, kiểm tra và đẩy nhanh việc triển khai dự án WB3, nhân dân đã giải
phóng mặt bằng song đến nay vẫn chưa được thực hiện; Chỉ đạo các cơ quan
chức năng chôn biển báo điểm nghẽn trên đường 38B địa phận cống đôn bị
thắt cổ chai, 2 năm qua thường xảy ra tai nạn.
a. Về hỗ trợ kinh phí xây dựng trụ sở Đảng uỷ, HĐND, UBND, trường mầm
non của xã, hiện nay trụ sở làm việc đã xuống cấp, nhiều ban, ngành khơng có
phịng làm việc, trường mầm non đang là nhà cấp 4 đã xây dựng cách đây 20
năm:
Theo phân cấp ngân sách thì nhiệm vụ đảm báo cơ sở vật chất của các

trường mầm non, trụ sở làm việc UBND xã thuộc nhiệm vụ chi của UBND các xã,
phường, thị trấn. Tuy nhiên, những năm gần đây tỉnh ta luôn quan tâm đến việc hỗ
trợ kinh phí cho các xã có khó khăn để xây dựng các cơng trình hạ tầng trong xã
như: trụ sở UBND, trường học….Việc hỗ trợ tuy chưa đáp ứng được toàn bộ nhu
cầu tại các địa phương nhưng cũng đã góp phần tạo chuyển biến về cơ sở vật chất
tại các xã trên địa bàn tỉnh.
Việc cử tri xã Đồng Quang đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng trụ sở
UBND, xây dựng trường mầm non là nguyện vọng chính đáng. Tuy nhiên trong

12


tình hình hụt thu ngân sách như hiện nay, việc hỗ trợ là rất khó khăn. Trong thời
gian tới căn cứ khả năng ngân sách, tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm hơn đối với những xã
có khó khăn về nguồn thu.
b. Về đề nghị thanh, kiểm tra và đẩy nhanh việc triển khai dự án WB3, nhân
dân đã giải phóng mặt bằng song đến nay vẫn chưa được thực hiện.
Xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư 2,5Km
đường GTNT bằng nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới (Dự án GTNT3-WB3), Bộ
Giao thông vận tải đã phê duyệt danh sách tuyến: Tuyến 1 có điểm đầu từ đường
huyện Đồng Quang - Nhật Tân, điểm cuối đường tỉnh 392; tuyến 2: điểm đầu từ
đường huyện Đồng Quang - Nhật Tân, điểm cuối thôn Quang Tiền).
Việc triển khai dự án liên quan đến thực hiện trình tự thủ tục do Ngân hàng
thế giới quy định nên đến tháng 12/2012, UBND tỉnh mới đủ điều kiện phê duyệt
Dự án.
Hiện nay, Sở GTVT đang làm việc với Ngân hàng thế giới tại Việt Nam để
chấp thuận kế hoạch đấu thầu các Dự án GTNT 3 của tỉnh. Dự kiến ký hợp đồng
và khởi công trong tháng 3 năm 2013, thời gian thực hiện hợp đồng 4 tháng (dự
kiến hoàn thành trước tháng 7/2013).
c. Về chỉ đạo các cơ quan chức năng chôn biển báo điểm nghẽn trên đường

38B địa phận cống Đôn bị thắt cổ chai, 2 năm qua thường xảy ra tai nạn.
Tại Km8+663, Quốc lộ 38B là nối tiếp giữa đoạn mới thi công (rộng) và
đường cũ (hẹp). Đoạn đường cũ, hẹp này thuộc dự án cầu yếu đã được Bộ GTVT phê
duyệt. Bộ GTVT đang làm các thủ tục cần thiết để sớm triển khai Dự án. Trước mắt
để đảm bảo ATGT, Sở GTVT đã cho cắm biển báo đường hẹp và cũng đã chỉ đạo
Đoạn Đường bộ sơn vạch kẻ đường và gắn đinh phản quang dẫn hướng các đoạn
đường hẹp trên QL38B xong trước Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.
22. Cử tri xã Tứ Xuyên, huyện Tứ Kỳ phản ánh đường 191 tiến độ thực
hiện cịn chậm, đề nghị tỉnh có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công.
Đây là đường huyện 191D từ Chợ Yên đi đò Bầu do UBND huyện Tứ Kỳ là
Chủ đầu tư, theo tiến độ thi cơng phải hồn thành trước tháng 6/2010; tuy nhiên, đến
nay vẫn chưa thi công xong. Về việc này, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở GTVT đã trao
đổi với UBND huyện Tứ Kỳ chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ, để sớm đưa cơng trình vào
khai thác, sử dụng.
23. Cử tri xã Văn Tố, huyện Tứ Kỳ đề nghị tỉnh đầu tư kinh phí làm tỉnh lộ
391 qua địa bàn huyện.
Đường tỉnh 391 nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 qua địa bàn huyện Tứ Kỳ được
Bộ GTVT đầu tư cải tạo nâng cấp toàn tuyến năm 2005 quy mô đường cấp IV (nền
9m; mặt đường 8m) mặt đường thảm bê tông nhựa. Hiện tại, tuyến đường còn tốt và
đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân, theo quy hoạch đến năm 2020 nâng cấp toàn
tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III.
24. Cử tri xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang phản ánh và đề nghị tỉnh các vấn đề
sau: Nâng mức hỗ trợ xây dựng đường giao thơng nơng thơn để giảm mức
đóng góp của nhân dân; Hỗ trợ kinh phí để hồn thiện trường Mầm non của
xã; Trạm bơm Đồng Chiền thiết kế xây dựng có nhiều bất cập gây khó khăn
trong phục vụ sản xuất của nhân dân. Đề nghị tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên
quan có phương án khắc phục; Việc thay đổi đồng hồ, dây dẫn điện của chi

13



nhánh điện Ninh Giang không dân chủ, minh bạch gây bất bình trong nhân
dân. Đề nghị các cơ quan liên quan kiểm tra, chỉnh đốn; Việc thi công đường và
các cầu qua đường 396 đã lâu chưa song gây ách giao thơng và tắc dịng chảy,
khơng đủ nước thực hiện tưới tiêu phục vụ sản xuất. Đề nghị tỉnh chỉ đạo các cơ
quan liên quan khắc phục.
a. Về nâng mức hỗ trợ xây dựng đường giao thông nông thôn để giảm mức
đóng góp của nhân dân:
Theo Đề án xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011-2015
trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì mức hỗ trợ đối với đường xã là 260 triệu đồng/km
(đường nhựa), hỗ trợ 260 tấn xi măng/km (đối với đường bê tông); các loại đường
còn lại hỗ trợ 250 triệu đồng/km (đối với đường nhựa), hỗ trợ 250 tấn xi măng/km
(đối với đường bê tông). Việc hỗ trợ được thực hiện tới chân cơng trình căn cứ vào
đăng ký của các xã, phường, thị trấn gửi UBND các huyện. Như vậy, có thể nói
việc hỗ trợ giao thơng nơng thơn đã quan tâm về mức và thay đổi cách hỗ trợ theo
hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân. Trong thời gian tới căn cứ khả
năng ngân sách UBND tỉnh sẽ xem xét mức hỗ trợ để khắc phục tình trạng khó
khăn của cơ sở.
b. Về hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện trường Mầm non của xã:
Việc hỗ trợ kinh phí xây dựng trường mầm non và các bậc học ngồi nguồn
vốn trái phiếu chính phủ, vốn kiên cố hóa trường học (mức 25triệu/phòng) phần
còn lại chủ yếu dựa vào nguồn tăng thu. Năm 2012 và dự kiến cả năm 2013,
nguồn thu ngân sách tỉnh gặp khó khăn, thu ngân sách khơng đạt dự tốn, hụt thu
ngân sách lớn nên việc hỗ trợ kinh phí xây dựng cho các trường sẽ khó thực hiện
được. Trong thời gian tới căn cứ vào khả năng ngân sách, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo
các ngành, địa phương có liên quan tiếp tục quan tâm tới những xã có khó khăn về
cơ sở vật chất, về trường học để đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân.
c. Về Trạm bơm Đồng Chiền thiết kế xây dựng có nhiều bất cập gây khó khăn
trong phục vụ sản xuất của nhân dân. Đề nghị tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan
có phương án khắc phục:

Trạm bơm Đồng Chiền (trạm bơm Hồng Phúc) huyện Ninh Giang qui mơ
gồm 03 máy bơm loại HL 1120-6,5 (1.200m3/h) có nhiệm vụ tưới cho 350 ha, trạm
bơm lấy nước trực tiếp từ kênh Đại Phú Giang, nguồn nước tưới ổn định. Trạm
bơm được xây dựng hoàn thành và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng từ cuối
năm 2011. Vấn đề cử tri phản ánh, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở NN&PTNT làm việc
với đơn vị quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi (xí nghiệp KTCTTL Ninh Giang),
kết quả cho thấy rằng hiện trạm bơm Đồng Chiền đã và đang phát huy tác dụng,
kịp thời chủ động phục vụ có hiệu quả sản xuất nơng nghiệp; trong q trình quản
lý, khai thác khơng có tồn tại, bất cập.
d. Việc thay đổi đồng hồ, dây dẫn điện của chi nhánh điện Ninh Giang khơng
dân chủ, minh bạch gây bất bình trong nhân dân. Đề nghị các cơ quan liên quan
kiểm tra, chỉnh đốn:
Xã Kiến Quốc huyện Ninh Giang là một xã trong 59 xã của tỉnh Hải Dương
tham gia chương trình dự án năng lượng nơng thơn 2 ( RE II ). Dự án đã được

14


triển khai nhiều năm trước, nhưng do tiến độ dự án quá chậm, địa phương không
thể quản lý, bán điện cho nhân dân được nên đã đề nghị Công ty Điện lực Hải
Dương tiếp nhận quản lý và bán điện đến hộ dân.
Sau khi dự án hoàn thành do hệ thống công tơ điện đã đến thời gian thay
định kỳ do vậy Điện lực Ninh Giang phải thực hiện thay thế theo quy định. Việc
thay thế công tơ là trách nhiệm của ngành điện, người dân khơng phải chi phí theo
quy định của Luật Điện lực tại điểm ( c ) khoản 1 điều 41 của Luật Điện lực, Công
ty Điện lực Hải Dương có trách nhiệm đầu tư lưới điện đến công tơ cho bên mua
điện. Khi tiến han hf thay thế công tơ, Điện lực Ninh Giang đã thông báo cho các
hộ sử dụng điện biết để phối hợp.
Về việc thay dây dẫn sau công tơ của các hộ gia đình: Căn cứ điểm (i) của
khoản 1 điều 46 của Luật Điện lực, các khách hàng mua điện chịu trách nhiệm đầu

tư đường dây từ sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện. Do phần đường dây
sau công tơ về một số hộ dân quá cũ, nát và khơng đảm bảo an tồn nên tổ dịch vụ
điện của xã ( là các xã viên HTX dịch vụ điện cũ được Công ty Điện lực Hải
Dương thuê làm dịch vụ ) có đề nghị Điện lực Ninh Giang thơng báo đến các hộ
sử dụng điện có phần dây dẫn sau công tơ không đảm bảo các điều kiện kỹ thuật
thì phải thay thế bằng dây dẫn đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Chủ trương trên nhằm đảm
bảo an tồn trong sử dụng điện và đã được thơng báo trên đài truyền thanh xã
trong tháng 6 năm 2012.
Do chưa được giải thích cụ thể nên có một số ý kiến chưa nhất trí với chủ
trương trên. Về vấn đề này, Công ty Điện lực Hải Dương đã yêu cầu Điện lực
Ninh Giang chỉ thực hiện với các khách hàng có nhu cầu và tự nguyện thay thế.
Từ thời gian đó đến nay, Cơng ty Điện lực Hải Dương khơng nhận được ý kiến,
kiến nghị gì từ phía các hộ sử dụng điện nữa.
e. Việc thi công đường và các cầu qua đường 396 đã lâu chưa song gây ách
giao thơng và tắc dịng chảy, khơng đủ nước thực hiện tưới tiêu phục vụ sản xuất. Đề
nghị tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan khắc phục:
Trên địa phận xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang có cơng trình cầu Đơng
(Km7+648) trên đường 396 được xây dựng năm 2007. Trước khi bàn giao đưa vào
sử dụng đã được Xí nghiệp khai thác cơng trình thủy lợi huyện Ninh Giang, kiểm
tra, nghiệm thu việc thanh thải dòng chảy đảm bảo yêu cầu tại hiện trường.
Việc dòng chảy hiện nay bị ách tắc, đề nghị UBND xã làm việc với Xí nghiệp
khai thác cơng trình thủy lợi huyện Ninh Giang (đơn vị quản lý tuyến kênh) để
được giải quyết.
25. Cử tri xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện đề nghị tỉnh đầu tư kinh phí
xây dựng hồn thiện đường 38B.
Quốc lộ 38B qua địa bàn xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện dài khoảng 2km.
Hiện nay, dự án đã được Bộ GTVT đầu tư thi cơng hồn thành phần đường, đến nay
cịn cầu Tràng và 200m đường đầu cầu nằm trong dự án cầu yếu; Bộ GTVT đang làm
thủ tục cần thiết để sớm triển khai dự án.
IV. Về chế độ chính sách.


15


26. Cử tri huyện Tứ Kỳ và thị xã Chí Linh đề nghị tỉnh có cơ chế, chính
sách thu hút lực lượng lao động trẻ đã tốt nghiệp các trường đại học về cấp xã
làm việc.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đổi mới nâng cao chất lượng
hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của
Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định số 25, 26, 27/2010/QĐ-UBND
ngày 16-12-2010 về giao số lượng, bố trí chức danh đối với cán bộ, cơng chức ở
xã, phường, thị trấn có quy định thu hút những sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ
chính quy về địa phương cơng tác. Hiện nay, Sở Nội vụ đang tham mưu cho
UBND tỉnh ban hành quy chế tuyển dụng cơng chức cấp xã và có quy định về điều
kiện, tiêu chuẩn tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển đối với người
tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ở trong nước, loại khá trở lên ở nước ngồi và
người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của ngành đào tạo phù hợp với chức danh công
chức cấp xã.
27. Cử tri huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ, Thanh Miện phản ánh tỉnh thực hiện
chế độ đối với cán bộ lãnh đạo các thôn đặc thù và chế độ phụ cấp của cán bộ
không chuyên trách cấp xã, thôn, ở mức rất thấp, khối lượng cơng việc thì
nhiều, trong khi vật giá thị trường tăng cao nên đời sống của họ gặp nhiều khó
khăn. Đề nghị tỉnh xem xét nâng mức phụ cấp cho các đối tượng trên để những
người này yên tâm công tác.
Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định
những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; thôn, KDC
được hưởng chế độ phụ cấp, mức phụ cấp không vượt quá hệ số 1,0 mức lương tối
thiểu chung. Thực hiện Nghị định trên, ngày 08/12/2010 Hội đồng nhân dân tỉnh
đã ban hành Nghị quyết số 156/2010/NQ-HĐND “Về bố trí chức danh, số lượng
và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị

trấn; thơn, KDC”; trong đó quy định 05 mức phụ cấp khác nhau (từ 0,5 đến 1,0) áp
dụng cho cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn, KDC. Cụ thể:
- Mức 1,0 (mức tối đa) áp dụng cho 03 chức danh: Phó chỉ huy trưởng qn
sự; Phó trưởng cơng an; Nhân viên thú y.
- Mức 0,9 áp dụng cho 02 chức danh: Cán bộ đài truyền thanh; Bí thư chi
bộ, Trưởng thơn, KDC có trên 2500 dân.
- Mức 0,8 áp dụng cho Bí thư chi bộ, Trưởng thơn, KDC từ 1000 đến 2500
dân.
- Mức 0,7 áp dụng cho 04 chức danh: Cơng an viên; cơng an viên thường
trực; Bí thư chi bộ, Trưởng thơn, KDC dưới 1000 dân; Bí thư chi bộ thơn có từ 02
cho bộ trở lên;
- Mức 0,5 áp dụng cho các chức danh còn lại.
Như vậy, việc sắp xếp cán bộ không chuyên trách hưởng các mức phụ cấp
theo từng vị trí cơng việc khác nhau phần nào đảm bảo sự công bằng giữa các
chức danh. Trong tình hình giá cả hiện nay, việc đề nghị nâng mức phụ cấp cho
cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn là phù hợp. Tuy nhiên tỉnh không thể quy
định trái những quy định của Trung ương được. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành
liên quan báo cáo đề nghị Trung ương điều chỉnh để có mức phụ cấp phù hợp cho
cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn.

16


28. Cử tri xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ phản ánh việc thực hiện chính sách
đối với Phó chỉ huy QS xã chưa đầy đủ. Đề nghị tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên
quan thực hiện đầy đủ theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật.
Thực hiện Luật dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn dưới Luật, hiện
nay Phó chỉ huy quân sự xã đang được hưởng các chế độ sau:
- Phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy: hệ số 0,22/tháng x (mức lương tối
thiểu chung).

- Phụ cấp hàng tháng (PC cán bộ không chuyên trách): hệ số 1,0/tháng x
(mức lương tối thiểu chung).
- Phụ cấp thâm niên (áp dụng đối với người có thời gian cơng tác đủ 60
tháng trở lên)
- Phụ cấp đặc thù quốc phịng, qn sự;
- Hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế: mức 2/3 số phải đóng theo quy định tại Quyết
định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 17/01/2011 của UBND tỉnh “Về bố trí chức
danh, số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã,
phường, thị trấn; thơn, KDC”;
- Được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Điều 2 Nghị định
190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ.
- Các chế độ khác: cơng tác phí; đào tạo, tập huấn; trợ cấp ngày cơng lao
động... thực hiện theo chế độ hiện hành.
Tồn bộ các chế độ trên đã được tính đầy đủ trong dự toán chi ngân sách
cấp xã từ năm 2012. Như vậy, có thể nói về cơ bản tỉnh đã đáp ứng đầy đủ các chế
độ chính sách cho phó chỉ huy quân sự xã theo Luật dân quân tự vệ. Đề nghị
UBND huyện Tứ Kỳ chỉ đạo phịng Tài chính - Kế hoạch và UBND xã Minh Đức
khẩn trương kiểm tra và thực hiện chế độ cho phó chỉ huy quân sự xã.
29. Cử tri TT Tứ Kỳ, xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ phản ánh việc đổi bằng
Tổ quốc Ghi công chậm được giải quyết. Đề nghị tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức
năng có giải pháp đẩy nhanh việc giải quyết.
Tỉnh Hải Dương có 38.941 liệt sỹ, nhiều gia đình liệt sỹ có bằng Tổ quốc
ghi cơng bị mất, bị rách nát, hư hỏng; do vậy, số gia đình có nhu cầu cấp, đổi lại
bằng Tổ quốc ghi công là rất lớn. Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã thấy rõ
được tầm quan trọng nên chỉ đạo quyết liệt và tích cực. Kết quả từ năm 2011 đến
nay đã cấp, đổi lại được trên 7000 bằng Tổ quốc ghi cơng cho các gia đình liệt sỹ.
Vì vậy, các gia đình liệt sỹ có bằng Tổ quốc ghi cơng bị mất, rách nát, hư
hỏng có nhu cầu cấp, đổi lại bằng mới cần làm đơn xác nhận của UBND cấp xã
gửi đến phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội để được cấp, đổi lại Bằng Tổ quốc ghi cơng nhanh

chóng, kịp thời, đáp ứng nhu cầu của các gia đình liệt sỹ.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp thu ý kiến
của các cử tri để triển khai công việc ngày càng tốt hơn.
30. Cử tri các huyện Tứ Kỳ, Thanh Miện, TX Chí Linh phản ánh hiện
nay hồ sơ giải quyết chế độ chính sách đối với người có cơng, hồ sơ xác
nhận và giải quyết chế độ cho người bị nhiễm chất độc hóa học còn tồn
đọng nhiều. Đề nghị tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan đẩy
nhanh tiến độ giải quyết.

17


Trong thời gian qua, Sở LĐTB&XH đã phối hợp với UBND các huyện, thị
xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan cấp huyện, UBND các xã, phường, thị
trấn triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ đối với người có cơng theo
đúng quy định; rà sốt những trường hợp thuộc diện chính sách đối với người có
cơng cịn tồn sót, hướng dẫn kê khai, hồn thiện hồ sơ khẩn trương gửi về Sở
LĐTB&XH để giải quyết kịp thời. Đối với hồ sơ xác nhận và giải quyết chế độ
đối với người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đến nay
đã giải quyết xong các tồn đọng. Sở đã tích cực chủ động phối hợp với các cơ
quan có liên quan, các ngành, các cấp triển khai thực hiện thụ lý, kiểm tra, thẩm
định, giới thiệu, giám định để ra quyết định hưởng trợ cấp. Đối với những hồ sơ
đủ điều kiện, Sở đã giới thiệu đến Hội đồng giám định Y khoa tỉnh để giám định,
xác định bệnh tật hoặc giám định khả năng lao động; hoặc ra quyết định hưởng trợ
cấp theo quy định. Đối với những hồ sơ khơng đủ điều kiện vì các lý do khác
nhau, Sở đã trả lại hồ sơ về huyện và đề nghị huyện trả hồ sơ, thông báo cho các
địa phương, những người làm hồ sơ được biết. Đến nay khơng có hồ sơ giải quyết
chế độ chính sách đối với người có cơng, cũng như hồ sơ xác nhận và giải quyết
chế độ cho người bị nhiễm chất độc hóa học còn tồn đọng tại Sở.
Tuy nhiên, trên cơ sở ý kiến phản ánh của cử tri, UBND tỉnh yêu cầu Sở

LĐTB&XH tiếp tục phối hợp với các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các đơn vị
liên quan xem xét, giải quyết theo quy định.
Về Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13
ban hành ngày 16/7/2012, có hiệu lực từ ngày 01/9/2012 nhưng đến nay chưa có
Nghị định hướng dẫn, bởi vậy một số đối tượng thuộc diện điều chỉnh của Pháp
lệnh này phải chờ sự chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ.
V. Các vấn đề khác:
31. Cử tri xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang phản ánh tình hình phức tạp
của nhân dân xã Ứng Hịe đã gây bất bình trong nhân dân nhưng chưa thấy có
những biện pháp xử lý kịp thời. Đề nghị các cấp có những biện pháp ổn định
tình hình.
Từ tháng 12/2010 đến nay, quần chúng nhân dân xã ứng Hòe đã 24 lần đi
các cấp khiếu kiện tập thể (lần nhiều nhất 400 người, ít nhất 05 người). Nội dung
khiếu kiện tập trung vào: Đề nghị giải quyết một số vấn đề liên quan đến Dự án
Chợ đầu mối - khu dân cư thương mại xã ứng Hoè, vấn đề xây dựng Bưu điện văn
hóa xã và xử lý cán bộ xã tham nhũng, lấn chiếm đất đai. Đến nay, mặc dù Thanh
tra các cấp đã có kết luận và trả lời những nội dung khiếu kiện trên, nhưng quần
chúng nhân dân khơng nhất trí, tiếp tục duy trì các cơng trình xây dựng trái phép,
cắm cờ Tổ quốc, treo nhiều khẩu hiệu tại khu vực chợ Đọ và sân đình làng Đỗ Xá;
tổ chức xây chặn cổng Bưu điện văn hóa xã ứng Hịe, dựng lều bạt, chặn giữ xe ô
tô không cho chở thiết bị đi; hoặc một số đối tượng có hành vi cắt cáp quang, đóng
đinh vào cáp đồng làm đình trệ việc cung cấp dịch vụ MyTV, Internet, điện thoại
cố định tại xã ứng Hòe, dùng vật cản chặn cổng UBND xã, gây rối trật tự cơng
cộng, chống người thi hành cơng vụ,….vv.
Trước tình hình trên, Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh, Huyện ủy, UBND
huyện chỉ đạo các ngành, đoàn thể phối kết hợp với lực lượng Công an giải quyết.

18



Song việc khiếu kiện của quần chúng nhân dân liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều
ngành.
Để giải quyết dứt điểm được tình hình khiếu kiện tại xã Ứng Hịe, cần có sự
vào cuộc, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị ở nhiều cấp (Huyện, Tỉnh, Trung
ương). Trong đó sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng và chính quyền mang tính chất quyết
định, lực lượng Cơng an giữ vai trị nịng cốt.
Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang tổ chức rà soát, thanh tra theo các nội
dung kiến nghị của công dân xã Ứng Hoè, để sớm đưa ra các biện pháp giải quyết.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo sát sao và yêu cầu
UBND huyện tiếp tục phối hợp với đồn cơng tác của Tỉnh ủy, của Huyện ủy, chỉ
đạo các ngành chức năng đảy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành
các quy định của pháp luật; chủ động có kế hoạch, biện pháp, giải pháp cụ thể
nhằm sớm ổn định tình hình nhân dân ở xã ứng Hoè; mặt khác chỉ đạo các ngành
trong khối nội chính tổ chức tốt các hoạt động điều tra, củng cố tài liệu, chứng cứ
để xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.
32. Cử tri xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà phản ánh thời gian vừa qua có
nhiều đồn tự xưng là của các cơ quan y tế về bán thuốc, dụng cụ y tế kém chất
lượng cho nhân dân. Đề nghị các cơ quan có chức năng tăng cường kiểm tra,
xử lý.
Trên cơ sở ý kiến của cử tri phản ánh, UBND tỉnh đã giao Sở Y tế phối hợp
với các ngành chức năng kiểm tra cụ thể và kết quả tại thời điểm kiểm tra chưa
phát hiện bất cứ đoàn nào tự xưng là của các cơ quan y tế về bán thuốc và dụng cụ
y tế kém chất lượng cho nhân dân. Sở Y tế đã có văn bản phối hợp với UBND các
huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân
trên địa bàn, trong đó yêu cầu khi có các tổ chức, cá nhân đến liên hệ giới thiệu,
quảng bá, kinh doanh các sản phẩm như thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế
phải được Sở Y tế xem xét và đồng ý cấp giấy phép mới được hoạt động.
Do đặc thù của các đoàn đến bán thuốc, thực phẩm chức năng và dụng cụ y
tế hoạt động mang tính cơ động, diễn ra trong thời gian ngắn nên cũng gây nhiều
khó khăn trong cơng tác quản lý. UBND tỉnh đề nghị cử tri nếu phát hiện có các

đoàn về địa phương bán thuốc và các thực phẩm chức năng, thiết bị y tế cần báo
ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời kiểm tra.
33. Cử tri huyện Ninh Giang đề nghị tỉnh kiến nghị với các cơ quan
Trung ương công nhận đền thờ Khúc Thừa Dụ là di tích lịch sử Quốc Gia.
Căn cứ vào Luật di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm
2009;Căn cứ Thông tư số 09 /2001/TT- BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích
lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, Tại điều 5 của Thông tư quy định quy
trình và nội dung hồ sơ phải có: “Đơn đề nghị xếp hạng di tích là văn bản của tổ
chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích gửi Giám đốc Sở Văn
hố, Thể thao và Du lịch để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xếp
hạng, đề nghị xếp hạng di tích theo thẩm quyền”.
Đến nay, UBND huyện Ninh Giang chưa có Tờ trình đề nghị xếp hạng quốc
gia di tích đền thờ Khúc Thừa Dụ với các cơ quan có thẩm quyền.

19


UBND huyện Ninh Giang cho biết: Cơng trình Di tích đên thờ Khúc Thừa
Dụ được xây dựng, tôn tạo theo Quyết định số 25/2004/QĐ-UBND ngày
02/01/2004 của UBND tỉnh Hải Dương do UBND huyện Ninh Giang là chủ đầu
tư. Tuy đền thờ đã được khánh thành năm 2009, song vẫn còn một số hạng mục
vẫn được tiếp tục thi công, chưa hồn thành, Ban quản lý di tích Đền thờ hiện tại
chưa được chính thức thành lập, do vậy UBND huyện Ninh Giang chưa đề nghị
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng hồ sơ khoa học xếp hạng di tích. Dự
kiến trong năm 2013, khu di tích sẽ hoàn thiện các hạng mục cơ bản, UBND
huyện Ninh Giang sẽ có Tờ trình đề nghị xếp hạng di tích để các cơ quan có thẩm
quyền xem xét.
34. Cử tri huyện Thanh Miện phản ánh việc thực hiện quy định cấm xe công
nông của một số địa phương chưa nghiêm, vẫn cịn để xe cơng nơng tự chế lưu

thơng trên Quốc lộ, khơng đảm bảo an tồn giao thơng. Đề nghị các cơ quan chức
năng xử lý nghiêm khắc.
Để đảm bảo an tồn giao thơng và thực hiện chủ trương đình chỉ lưu hành
các loại xe cơng nơng, ba bánh, bốn bánh tự chế của Chính phủ và Bộ Giao thông
vận tải; UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo Công an tỉnh, các Sở ngành liên quan
và UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Yêu cầu các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử phạt và tịch thu
phương tiện theo quy định đối với các trường hợp cố tình vi phạm, vừa qua đã
kiểm tra, thu giữ 04 xe công nông, 11 xe tự chế giao cho UBND các huyện, thành
phố, thị xã xử lý theo quy định;
- Yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Phòng Giáo dục hướng dẫn
các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và các bậc phụ huynh vì sự an
tồn của các em học sinh không đi trên các phương tiện tự chế ở trên; UBND các
huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát,
lên danh sách số hộ dân sử dụng xe công nông, xe ba bánh, bốn bánh tự chế và
yêu cầu các chủ xe ký cam kết không lưu hành các loại xe tự chế không hợp pháp
này; yêu cầu các chủ cơ sở sản xuất lắp ráp xe trên địa bàn quản lý chấm dứt việc
sản xuất các loại xe tự chế ba bánh, bốn bánh chạy điện hoặc chạy bằng động cơ
xăng, động cơ diezen.
Vấn đề cử tri đề cập, UBND tỉnh tiếp tục yêu cầu các ngành chức năng và
UBND huyện Thanh Miện tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh về
vấn đề nêu trên.
35. Cử tri xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà đề nghị tỉnh chỉ đạo các cơ
quan chức năng làm thủ tục tách thơn Đại Điền của xã vì thơn có hơn 1.600 hộ
quá lớn khó khăn trong việc quản lý, lãnh đạo nhân dân
Căn cứ Điều 4, Quyết định 28/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009
của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
thôn, khu dân cư quy định “về việc thành lập thôn mới” (bao gồm cả việc chia
tách, sáp nhập thôn).
UBND xã Hồng Lạc xây dựng phương án thành lập thôn mới, các bước

được thực hiện theo đúng quy định và trình các cấp có thẩm quyền xem xét quyết

20


định. UBND huyện Thanh Hà có tờ trình số 193/UBND-NV ngày 13 tháng 7 năm
2009 trình Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nội vụ về việc tách thôn trong đó có xã
Hồng Lạc. Sau khi nhận được tờ trình trên, Sở Nội vụ tiến hành thẩm định và thấy
rằng việc chia tách các thôn là cần thiết và hướng dẫn cơ sở thiết lập hồ sơ theo
đúng quy định. Đồng thời Sở Nội vụ đã có cơng văn số 517/SNV-XDCQ ngày 05
tháng 8 năm 2011 về việc xin chủ trương cho tách thôn, khu dân cư báo cáo
UBND tỉnh.
Tại phiên họp thường kỳ ngày 21 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh, sau khi
các thành viên đã tham gia ý kiến, UBND tỉnh đã có ý kiến kết luận việc chia tách,
thành lập mới các thôn trên địa bàn tỉnh là vấn đề quan trọng, có thể phát sinh
những phức tạp nhất định vì vậy tạm thời để lại chờ văn bản mới của Bộ Nội vụ
xem xét tiếp. Hiện nay Sở Nội vụ đã dự thảo trình UBND tỉnh ban hành “Quy chế
tổ chức và hoạt động của thôn, khu dân cư” mới theo Thông tư số 04/2012/TTBNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức
và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
Trên đây là kết quả giải quyết các ý kiến cử tri sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội
khóa XIII có liên quan đến các vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh xin báo
cáo Đoàn ĐBQH tỉnh./.
Nơi nhân :
- Đoàn ĐBQH tỉnh (để báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch & các PCT UBND tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Các sở, ngành của tỉnh có liên quan;
- UBND các huyện, TX, TP có liên quan;

- Các CV VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, Ô Tiệp (50).

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Đã ký

Nguyễn Dương Thái

21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×