Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BC tham tra phi le phi_1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.33 KB, 4 trang )

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Số: 11/BC-KTNS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 3 năm 2017

BÁO CÁO THẨM TRA
Tờ trình, đề án của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về
Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng một số phí, lệ phí thuộc
lĩnh vực tài ngun và mơi trường, văn hóa trên địa bàn tỉnh
Thực hiện phân cơng của Thường trực HĐND tỉnh thẩm tra 11 loại phí và
01 lệ phí do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh tại kỳ họp chuyên đề thứ nhất, HĐND
tỉnh khóa VII, Ban kinh tế - ngân sách đã làm việc với Sở Tài nguyên và Mơi
trường, Sở Văn hóa - Thể thao và cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan để tiến
hành thẩm tra. Ban xin báo cáo kết quả thẩm tra như sau:
I. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý để ban hành nghị quyết
Những năm qua, căn cứ quy định tại Pháp lệnh phí và lệ phí số
38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và
các văn bản pháp luật khác có liên quan, HĐND tỉnh đã kịp thời thể chế hóa các
văn bản trên thơng qua việc ban hành nhiều nghị quyết quy định mức thu, chế độ
thu, sử dụng phí, lệ phí thuộc thẩm quyền, phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương; UBND tỉnh đã ban hành các quyết định để tổ chức thực hiện.
Nay, Luật phí và lệ phí năm 2015 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2017
và thay thế Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10, theo đó, các nghị quyết của
HĐND tỉnh về phí, lệ phí đã ban hành trước đây khơng cịn hiệu lực, cần phải
được rà soát, xây dựng đề án theo quy định để trình HĐND tỉnh xem xét, quyết
định theo đúng thẩm quyền.
Ban cho rằng, việc UBND tỉnh xây dựng dự thảo quy định mức thu, chế


độ thu, sử dụng phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh để trình HĐND
tỉnh thơng qua tại kỳ họp này là cần thiết và cấp bách.
Tuy vậy, qua tổng hợp các phí, lệ phí trình HĐND tỉnh cho thấy, vẫn cịn
10/22 phí và 05/07 lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh theo quy định tại
Luật phí và lệ phí nhưng chưa chuẩn bị kịp để trình HĐND tỉnh. Vì vậy, Ban đề
nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương rà sốt, hồn chỉnh
các đề án phí, lệ phí cịn lại để trình HĐND tỉnh tại kỳ họp giữa năm, tạo cơ sở
pháp lý để tổ chức thu đúng quy định. Trước mắt, tạm thời tiếp tục áp dụng các
quy định về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của địa phương trong thời gian chưa
ban hành quy định mới về phí, lệ phí.
II. Về nội dung các tờ trình, đề án và dự thảo nghị quyết
quy định về phí, lệ phí
Qua thẩm tra các tờ trình, dự thảo nghị quyết về phí, lệ phí (gồm 09 loại
phí và 01 lệ phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và mơi trường; 02 loại phí thuộc lĩnh
vực văn hóa) cho thấy Sở Tài ngun và Mơi trường, Sở Văn hóa và Thể thao đã
bám sát các quy định của Luật phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của
1


Chính phủ; Thơng tư số 250/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính và các văn bản
chuyên ngành để xây dựng đề án với nguyên tắc cơ bản đảm bảo bù đắp chi phí,
phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương, đồng thời tham khảo
mức thu của các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng; đảm bảo
tương quan mức thu phí, lệ phí do Trung ương thực hiện (đối với các phí, lệ phí
vừa thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính, vừa thuộc thẩm quyền của HĐND
tỉnh). Bên cạnh đó, cơ quan chủ trì soạn thảo cũng đã nghiêm túc tiếp thu những
ý kiến đóng góp của các sở, ngành và các địa phương. Thường trực HĐND tỉnh,
Ban kinh tế - ngân sách cũng đã có nhiều ý kiến đối với từng nội dung của các tờ
trình, đề án và được cơ quan chủ trì soạn thảo, UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh
vào tờ trình, đề án để trình HĐND tỉnh.

Ban cơ bản đồng tình với nội dung của Tờ trình, đề án và dự thảo nghị
quyết do UBND tỉnh trình về quy định mức thu, đối tượng được miễn giảm, tỷ
lệ để lại của các loại phí, riêng lệ phí nộp ngân sách nhà nước 100% theo quy
định. Ban xin nêu thêm một số nội dung để HĐND tỉnh xem xét, thảo luận:
1. Về các loại phí, lệ phí thuộc lĩnh vực tài ngun và mơi trường
- Có 07 loại phí1 và lệ phí2 thuộc lĩnh vực tài ngun và mơi trường trước
đây được thu theo quy định tại Nghị quyết 7g/2009/NQCĐ-HĐND ngày
09/4/2009 của HĐND tỉnh. Sau gần 09 năm thực hiện cho thấy, số thu từ các loại
phí này tương đối thấp, khơng đủ bù đắp các chi phí để cung cấp dịch vụ cơng, do
mức thu cũ đã khơng cịn phù hợp, các quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật,
đơn giá nhân công, giá vật tư, điện nước, nhiên liệu, văn phịng phẩm và các chi
phí khác có nhiều thay đổi và tăng khá cao so với năm 2009. Do vậy, Ban đồng
tình với UBND tỉnh điều chỉnh tăng các loại phí, lệ phí trên, nhằm từng bước bảo
đảm bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ cơng, song mức thu vẫn tương đồng với các
tỉnh lân cận, có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với tỉnh ta; không tác động
lớn đến đối tượng nộp phí, lệ phí.
- Đối với phí mới được phân cấp cho HĐND tỉnh, đó là phí thẩm định
phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi mơi
trường bổ sung: Mức thu phí này được tính tốn trên cơ sở tổng hợp các chi phí
liên quan theo quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ
Tài chính về hướng dẫn thực hiện kinh phí sự nghiệp môi trường và phân theo
quy mô dự án (05 nhóm dự án) là hợp lý, vì tính chất phức tạp và nhạy cảm của
loại phí này.
Qua giám sát, Ban nhận thấy công tác cải tạo, phục hồi môi trường của
nhiều dự án chưa được thực hiện nghiêm túc do chính quyền địa phương và
người dân chưa nắm rõ phương án phục hồi môi trường. Vấn đề này, Thường
trực HĐND tỉnh đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo,
kiểm tra. Trong thời gian tới, để tăng cường công tác hậu kiểm và nâng cao vai
1


2

Gồm: (1) Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết; (2) Phí thẩm
định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; (3) Phí thẩm định đề án khai
thác, sử dụng nước mặt, nước biển; (4) Phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước, cơng trình thủy lợi;
(5) Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất; (6) Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai;
(7) Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất

2


trị giám sát của người dân địa phương khi có các dự án thực hiện phương án cải
tạo, phục hồi môi trường trên địa bàn, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo đơn vị thẩm
định cần lấy ý kiến của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong quá
trình trẩm định, đồng thời gửi báo cáo kết quả thẩm định cho các địa phương
liên quan để theo dõi, giám sát.
- Về phí bảo vệ mơi trường đối với khai thác khống sản: loại phí này
được HĐND tỉnh ban hành tại Nghị quyết 08/2012/NQ-HĐND ngày 11/7/2012,
đang triển khai thu ổn định, nên Ban đồng tình với UBND tỉnh giữ nguyên các
mức thu, chỉ thay đổi căn cứ pháp lý để phù hợp với Nghị định 164/2016/NĐCP ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ mơi trường đối với khai thác
khống sản và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Về các loại phí thuộc lĩnh vực văn hóa
- Phí thư viện tại Thư viện Tổng hợp: Ban thống nhất cao việc đề xuất
tăng mức phí phát hành thẻ đọc, thẻ mượn người lớn từ 20.000 đồng/thẻ/năm lên
30.000 đồng/thẻ/năm và 50.000 đồng/thẻ/năm cho thẻ đọc và mượn người lớn.
Lý do: mức thu này được thực hiện từ năm 2012, số thu hiện tại không đủ để
thực hiện công tác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ đọc.
Bên cạnh đó, Tờ trình của UBND tỉnh đề xuất miễn phí cho thẻ thiếu nhi
(là trẻ em dưới 16 tuổi theo quy định của Luật phí, lệ phí năm 2015 và Luật trẻ

em năm 2016) là hoàn toàn hợp lý, nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển
văn hóa đọc sách cho trẻ em trên địa bàn tỉnh.
- Phí tham quan cơng trình văn hóa, bảo tàng: việc quy định mức thu phí
tham quan cho người lớn 30.000 đồng/người/lượt (tăng 10.000 đồng/người/lượt)
và giữ nguyên mức thu cũ đối với trẻ em ở các điểm Trung tâm Nghệ thuật Lê
Bá Đảng và Điềm Phùng Thị tại số 15 và 17 Lê Lợi, thành phố Huế là phù hợp,
tạo điều kiện để bổ sung vào chi phí hoạt động của cơ quan quản lý, nhằm bảo tồn
và gìn giữ các hiện vật, đồng thời phục vụ cho du khách tham quan, học tập,
nghiên cứu ngày càng tốt hơn. Ban cũng đồng tình đề xuất của UBND tỉnh miễn
phí cho trẻ em tham quan tại Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế để hỗ trợ các em
đến Bảo tàng tìm hiểu lịch sử văn hóa dân tộc.
Tuy nhiên, đối với 02 điểm tham quan của Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá
Đảng và Điềm Phùng Thị tại số 15 và 17 Lê Lợi, thành phố Huế, nằm gần nhau
trên một trục đường, do vậy, để khuyến khích du khách tham quan cả hai điểm
này, cần thiết phát hành thêm một loại vé tham quan cho cả hai điểm với mức phí
thấp hơn. Ban đề xuất thu 50.000 đồng/người/lượt đối với người lớn và 30.000
đồng/người/lượt đối với trẻ em cho các du khách tham qua cả hai điểm.
- Đối với phí tham quan Trung tâm Văn hóa Huyền Trân: Đây là loại phí
có nguồn thu lớn (năm 2015 là 1,287 tỷ đồng, năm 2016 là 1,367 tỷ đồng), được
tiếp nhận từ Công ty Du lịch Hương Giang từ ngày 30/12/2016. Ban cơ bản
thống nhất giữ nguyên mức thu như trước đây nhằm ổn định nguồn thu, làm cơ
sở để tính tốn, xây dựng các mức thu năm sau. Trong quá trình tổ chức thực
hiện, đề nghị UBND tỉnh kiểm tra tình tình thu, trường hợp cần thiết trình
HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung theo quy định.

3


Mặt khác, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân là khu di tích lịch sử có giá trị
văn hóa, du lịch hết sức quan trọng với tỉnh ta và có quy mơ, diện tích tương đối

lớn (28 ha), xa trung tâm thành phố Huế. Hiện nay, Sở Văn hóa và Thể thao
đang tạm thời bố trí cán bộ kiêm nhiệm của Trung tâm Văn hóa thơng tin tỉnh và
hợp đồng thêm một số nhân viên để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ. Vì vậy,
Ban đề nghị HĐND tỉnh, UBND tỉnh xem xét, bổ sung thêm biên chế năm 2017
từ nguồn biên chế sự nghiệp dự phòng của tỉnh cho Sở Văn hóa và Thể thao,
nhằm đảm bảo cơng tác quản lý, bảo vệ và tổ chức các hoạt động lễ nghi truyền
thống, hướng dẫn nghiệp vụ tham quan có hiệu quả.
3. Về quy định đối tượng miễn, giảm phí, lệ phí
Tờ trình, đề án của UBND tỉnh đã căn cứ quy định tại Điều 10 Luật phí và lệ
phí và các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan đến từng phí, lệ phí để quy
định đối tượng miễn, giảm. Ban đồng tình với quy định này.
4. Về tỷ lệ để lại của các loại phí
Ban cơ bản thống nhất với tỷ lệ để lại của các loại phí là 90% và nộp ngân
sách nhà nước 10% tổng số thu. Mặc dù một số phí dự kiến có số thu không cao, nên
số nộp ngân sách nhà nước thấp, song cần thiết quy định tỷ lệ để lại để tăng cường
công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu đối với hoạt động thu của các đơn
vị theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách về quy định mức
thu, nộp, quản lý và sử dụng một số phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế, kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- CT và các PCT HĐND tỉnh;
- Các đại biểu dự hội nghị;
- Các đại biểu dự hội nghị;
- VP: LĐ và các CV: TH, KTNS;
- Lưu: VT, P.

TM. BAN KINH TẾ - NGÂN SÁCH
KT. TRƯỞNG BAN
PHĨ TRƯỞNG BAN

(Đã kí)
Huỳnh Trường Hợi

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×