Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng bỉm sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.78 KB, 79 trang )

3
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới và xu thế hội
nhập ngày càng cao về kinh tế của các nước trên thế giới, đất nước ta với xuất phát
điểm thấp là một nước nông nghiệp lạc hậu nay đang trong thời kỳ công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước, để tránh tình trạng tụt hậu ngày càng xa về kinh tế hiện nay
chúng ta đang không ngừng nỗ lực phấn đấu nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền
kinh tế nước nhà sánh ngang với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Một trong
những biện pháp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đó là chính sách kinh tế mở cửa,
chính sách này đã thu hút được không ít các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước tạo
ra môi trường thuận lợi cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước phát triển.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
bền vững cần phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả từ việc sử dụng vốn, tổ
chức sản xuất kinh doanh cho đến việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất. Hay nói cách khác
để có được sự tồn tại ổn định đó doanh nghiệp cần phải duy trì được lợi nhuận của
mình, lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng cách lấy doanh thu trừ đi các
khoản chi phí để tạo ra lợi nhuận đó cùng với các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ.
Và biện pháp để tạo ra lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp đó là tiết kiệm chi
phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Có thể nói sản phẩm sản xuất ra với chất lượng tốt phù hợp với yêu cầu thị
trường đã trở thành điều kiện quyết định sự sống còn của doanh nghiệp và việc tiêu thụ
sản phẩm chỉ có thể được thực hiện khi sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó mà việc sản xuất ra sản phẩm vừa đáp ứng
được yêu cầu thị trường lại vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ được giá thành
sản phẩm không phải là điều dễ dàng đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải
có những kế hoạch để thay đổi mẫu mã sản phẩm cho phù hợp thị hiếu người tiêu
dùng, giám sát chặt chẽ chi phí sản xuất đồng thời tìm ra các biện pháp tối ưu nhất để
hạ giá thành sản phẩm. Và trong hoạt động tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp công tác kế toán được coi là công cụ quản lý hữu hiệu nhất đối với chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Hoàn thiện công tác hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong


hệ thống kế toán doanh nghiệp mà còn là cơ sở để doanh nghiệp duy trì sự tồn tại và
phát triển của mình trên thị trường.
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
4
Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn với hơn 25 năm hình thành và phát triển cho
đến nay đã đạt được rất nhiều những thành tựu đáng kể, hai sản phẩm chủ đạo của
Công ty là xi măng poóclăng PCP 30 và PCP40 đã được người tiêu dùng trên cả nước
đánh giá cao về chất lượng và giá cả. Để đạt được vị trí ổn định như ngày nay Công ty
đã phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện công tác hoạt động quản lý sản xuất kinh
doanh cho phù hợp với yêu cầu thực tế, đặc biệt là trong công tác hạch toán kế toán của
công ty nói chung hay hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Xi
măng Bỉm Sơn, với sự hướng dẫn của thầy giáo và sự giúp đỡ của các cô, chú trong
phòng Kế toán - Thống kê - Tổng hợp của Công ty, em đã đi sâu vào nghiên cứu tìm
hiểu và lựa chọn đề tài “Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công
ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn” làm chuyên đề thực tập của mình. Kết cấu chuyên đề
của em gồm có 2 phần:
Phần I: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn.
Phần II: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn.
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
5
PHẦN I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
1.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ của Công
ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn
1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cách đây khoảng hơn một thế kỷ xi măng được phát minh nhằm phục vụ cho
việc phát triển ngành xây dựng lúc bấy giờ. Ngày nay trước sự ra đời của rất nhiều các
công trình, cũng như sự thay đổi của tất cả các kiến trúc hạ tầng có thể nói xi măng đã
trở thành nguồn nguyên liệu không thể thiếu của bất kỳ một công trình xây dựng nào.
Đất nước sau 2 cuộc chiến tranh xâm lược liên tục và kéo dài đã để lại rất nhiều
thiệt hại về nhà cửa, đường xá, nhà máy Để khắc phục hậu quả sau chiến tranh, bước
đầu xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước thì nhu cầu về xi măng trở nên cấp thiết,
trong khi đó cả đất nước mới chỉ có 2 nhà máy xi măng là Nhà máy Xi măng Hải
Phòng ở miền Bắc và Nhà máy Xi măng Hà Tiên (nay là nhà máy Xi măng Hà Tiên I)
ở miền Nam. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, sau một thời gian khảo sát đã
đi đến quyết định xây dựng Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn có công suất lớn nhất nước ta
khi đó nhằm đáp ứng một phần nhu cầu xi măng cho công cuộc xây dựng đất nước sau
khi thống nhất.
Giai đoạn khảo sát thăm dò địa chất được tiến hành từ năm 1968 đến năm 1974,
sau đó công trình xây dựng Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn được chính thức khởi công.
Sau quá trình xây dựng nhà máy từ năm 1975 đến năm 1980 Chính Phủ đã ra quyết
định số 334/BXD-TCCB ngày 04/03/1980 thành lập Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn. Nhà
máy Xi măng Bỉm Sơn đặt trụ sở tại phường Ba Đình - thị xã Bỉm Sơn – tỉnh Thanh
Hoá, có vị trí ở phía Bắc tỉnh Thanh Hoá cách thành phố Thanh Hoá 35 km, cách Hà
Nội 125 km về phía Nam. Tổng diện tích mặt bằng của nhà máy vào khoảng 50 ha nằm
gần vùng núi đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt, đây là 2 nguồn
nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng chất lượng cao.
Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn có công suất thiết kế 1,2 triệu tấn sản phẩm/năm với
trang thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại của Liên Xô(cũ). Được trang bị hai dây
chuyền với công nghệ theo phương pháp ướt, mỗi dây chuyền có công suất 0,6 triệu
tấn/năm. Ngày 22/12/1981 sau 2 năm thi công dây chuyền số I của nhà máy chính thức
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
6
đi vào hoạt động, và những bao xi măng đầu tiên mác P400 nhãn hiệu “Con Voi” đã
chính thức xuất xưởng. Ngày 6/11/1983, dây chuyền số 2 được hoàn thành và bắt đầu

đi vào hoạt động. Từ năm 1982-1985, các đơn vị tiếp tục xây lắp và hoàn chỉnh nhà
máy.
Thực hiện chủ trương sản xuất gắn liền với tiêu thụ, ngày 12/8/1993, Bộ Xây
Dựng ra quyết định số 366/BXD-TCLĐ hợp nhất Công ty Kinh doanh Vật tư số 4 và
Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, đổi tên thành Công ty Xi măng Bỉm Sơn, là công ty nhà
nước trực thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam.
Cùng với sự tăng trưởng chung của đất nước nhu cầu sử dụng xi măng ngày
càng cao, để đáp ứng nhu cầu đó tháng 03/1994, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự
án đầu tư cải tạo hiện đại hoá dây chuyền số 2 Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, chuyển đổi
công nghệ sản xuất xi măng từ công nghệ ướt sang công nghệ khô hiện đại. Dự án
được khởi công ngày 13/01/2001 do hãng IHI Nhật Bản trúng thầu thực hiện thiết kế
và cung cấp thiết bị kỹ thuật cho nhà máy và nâng cao công suất lò nung số 2 từ 1.750
tấn Clinker/ngày lên 3.500 tấn Clinker/ngày. Nhờ thiết bị tiên tiến và tự động hoá cao
đã nâng tổng công suất sản phẩm của nhà máy từ 1,2 triệu tấn sản phẩm/năm lên 1,8
triệu tấn sản phẩm/năm. Sản phẩm của Công ty Xi măng Bỉm Sơn được tiêu thụ trên
địa bàn 10 tỉnh và thành phố thuộc khu vực phía Bắc thông qua Chi nhánh và các đại lý
bán hàng hưởng tỷ lệ hoa hồng theo từng thời điểm quy định của Tổng Công ty Xi
măng Việt Nam.
Để thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về cổ phần hoá các doanh
nghiệp Nhà nước nhằm mục đích tạo động lực mới cho các doanh nghiệp nhà nước
cũng như đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế đất nước, Công ty Xi măng Bỉm Sơn đã
tiến hành xác định lại giá trị, sắp xếp bố trí lại lao động, hợp lý hoá các khâu sản xuất,
hoàn thành các bước chuyển đổi hoạt động của công ty sang mô hình công ty cổ phần.
Ngày 01/05/2006 Công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chính
thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Sau hơn 25 năm hình thành và phát triển với không ít những khó khăn trở ngại,
Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn đã có những bước phát triển vững vàng trong nền
kinh tế thị trường. Sản phẩm của công ty đã được cấp giấy chứng nhận của Nhà nước
là hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt nhiều huy chương vàng trong các cuộc triển lãm
về vật liệu xây dựng trong nước cũng như quốc tế, được công nhận là đơn vị anh hùng

lao động trong thời kỳ đổi mới.
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
7
Hiện nay, Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn đang tập trung mọi nỗ lực phấn
đấu hoàn thành dự án dây chuyền mới Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn với công suất 2
triệu tấn sản phẩm/năm vào cuối năm 2008, đưa công suất của Nhà máy lên 3,2 triệu
tấn sản phẩm/năm.
1.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn
Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi
măng cho khách hàng trên địa bàn được phân công đảm nhiệm. Đặc biệt, với công suất
thiết kế của dây chuyền sản xuất cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên
môn kỹ thuật tay nghề cao, có trình độ quản lý tốt, công ty có đủ khả năng sản xuất
phục vụ nhu cầu xuất khẩu xi măng và Clinker cho các nước trong khu vực. (Hiện tại,
chủ yếu là xuất khẩu sang Lào).
1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn
1.1.2.1. Sản phẩm sản xuất
Sản phẩm chính hiện nay Công ty đang sản xuất là xi măng pooclăng hỗn hợp
PCB 30 và PCB 40 theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 6260 năm 1997, xi măng PC 40
theo TCVN 2682 năm 1999 và Clinker thương phẩm theo TCVN 7024 năm 2002. Các
sản phẩm này Công ty đã công bố sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn và chất lượng hàng
hoá tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TC – ĐL – CL) Thanh Hoá và được
Chi cục tiếp nhận. Đặc biệt đối với hai sản phẩm xi măng chủ đạo là PCB 30 và PCB
40 đã được Trung tâm Chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn QUACERT thuộc Tổng cục
TC – ĐL – CL cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn.
Với chính sách chất lượng nhất quán, sản phẩm xi măng mang nhãn hiệu “Con
Voi” của Công ty đã và đang có uy tín với người tiêu dùng trên thị trường hơn 25 năm
qua. Vì vậy mà sản phẩm tiêu thụ của Công ty luôn giữ được ổn định và giành được
một vị thế vững chắc trên thị trường.
Trong năm 2006, Công ty đã xuất xưởng được tổng cộng 769 lô xi măng theo
PCB 30, PCB 40 TCVN 6260: 1997 và 33 lô Clinker thương phẩm theo TCVN 7024:

2002. Trong đó có 714 lô xi măng PCB 30 (có 21 lô rời) và 55 lô xi măng PCB 40 (có
37 lô rời).
1.1.2.2. Nguyên vật liệu
Thế mạnh nổi bật của Công ty là có nguồn nguyên liệu dồi dào, trữ lượng lớn
với chất lượng tốt và ổn định. Qua khảo sát thu được thì nguồn nguyên liệu đá vôi có
trữ lượng là 720 triệu tấn, có hàm lượng CaCO
3
khá cao. Nguyên liệu đất sét được khai
thác dưới dạng mỏ đồi có trữ lượng qua khảo sát là 69 triệu tấn. Đặc biệt các vùng
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
8
nguyên liệu này chỉ cách Công ty khoảng 2 đến 3 km, vì vậy rất thuận lợi cho hoạt
động khai thác và sản xuất của Công ty.
Ngoài hai loại nguyên liệu chính là đá vôi và đất sét mà Công ty tự khai thác
được thì các nguyên liệu đầu vào khác để sản xuất xi măng như Clinker, thạch cao, đá
bazan, vỏ bao Công ty tiến hành nhập mua từ bên ngoài. Các nguyên liệu đầu vào đó
được cung cấp theo hình thức đấu thầu, lựa chọn nhà cung cấp để đảm bảo được các
yêu cầu về giá cả, chất lượng, khối lượng và thời gian.
1.1.2.3. Qui mô, cơ cấu sản xuất
Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp có quy mô lớn.Theo
báo cáo quyết toán tài chính từ tháng 5 đến 31/12/2006 của Công ty thì tại thời điểm
31/12/2006 cơ cấu tài sản được bố trí như sau:
Tổng tài sản: 1.830.093.557.136 đ
Vốn chủ sở hữu: 930.813.670.819 đ
Nguyên giá tài sản cố định: 1.902.415.628.913 đ
- Đã khấu hao: 791.416.058.287 đ
- Giá trị còn lại: 1.214.790.424.173 đ
Đầu tư tài chính dài hạn: 5.000.000.000 đ
Tại thời điểm thành lập, vốn đièu lệ của Công ty được xác định là
900.000.000.000 đồng ( Chín trăm tỷ đồng).Trong đó: Vốn thuộc sở hữu Nhà nước là:

806.223.000.000 đồng bằng 89,58%vốn điều lệ. Vốn thuộc sở hữu các cổ đông là pháp
nhân và cá nhân ngoài vốn Nhà nước là: 93.777.000.000 đồng bằng 10,42% vốn điều
lệ.
Tại thời điểm 32/12/2006 cơ cấu vốn phân theo sở hữu như sau: Vốn thuộc sở
hữu Nhà nước: 666.223.000.000 đồng bằng 74,02% vốn điều lệ. Vốn thuộc sở hữu các
cổ đông là pháp nhân và cá nhân ngoài vốn Nhà nước là: 233.777.000.000 đồng bằng
25,98 % vốn điều lệ.
1.1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
Xi măng Bỉm Sơn
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Từ ngày 01/05/2006, Công ty bắt đầu đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ
phần vì thế cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty gồm có:
Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
9
lần và trong thời hạn theo quy định của pháp luật, đại hội đồng cổ đông có quyền quyết
định các vấn đề sau: Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Quyết định tổ chức
lại và giải thể công ty; Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào
bán của từng loại; Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; Bầu, miễn
nhiệm , bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;
Hội đồng quản trị :
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty gồm có 5 thành viên do Đại hội
đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của
Công ty, quản trị Công ty giữa hai kỳ Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị đại
diệncho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên
quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại
hội đồng cổ đông.
Ban Kiểm soát:

Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ
đông bầu ra. Ban kiểm soát co nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành
hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty, Ban kiểm soát hoạt động độc lập
với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
Ban Giám đốc:
Ban Giám đốc Công ty bao gồm Giám đốc và 4 Phó giám đốc. Giám đốc là
người đại diện theo pháp luật của Công ty, điều hành mọi hoạt động hàng ngày của
công ty, chịu trách nhiệm trước Hội động quản trị về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao. Ba Phó Giám đốc được phụ trách ba mảng công việc khác nhau
đó là: Phụ trách việc quản lý, chỉ đạo điều phối hoạt động của các chi nhánh và hoạt
động y tế, an ninh trong Công ty; Theo dõi, điều hành hoạt động sản xuất hàng ngày
của Công ty, đảm bảo năng suất lao động cũng như kế hoạch sản xuất; Điều hành hoạt
động kỹ thuật về cơ khí, điện đảm bảo chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị, sự
ổn định của hoạt động sản xuất; chỉ đạo việc xây dựng dây chuyền sản xuất mới Nhà
máy Xi măng Bỉm Sơn với công suất 2 triệu tấn xi măng/ năm.
1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Tổ chức tiêu thụ sản phẩm
Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn thực hiện mô hình kết nối sản xuất với tổ
chức mạng lưới tiêu thụ, Công ty có một hệ thống gồm 10 chi nhánh và văn phòng đại
diện tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, đảm bảo đưa sản phẩm của Công ty
trực tiếp đến thị trường tiêu thụ. Với mô hình mạng lưới chi nhánh Công ty có thể nắm
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
10
bắt, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu thị trường được phân công đảm nhiệm, tiến tới
mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực Đông Nam Á, bước đầu Công ty đã
thành lập văn phòng đại diện tại nước CHDCND Lào.
Hệ thống chi nhánh của Công ty gồm các Chi nhánh tại Thanh Hoá, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Tây, Sơn La; Trung tâm Giao dịch –
Tiêu thụ tại Bỉm Sơn và Văn phòng đại diện tại CHDCND Lào
Tổ chức các phòng ban

Hiện nay Công ty bao gồm 17 phòng ban và một Ban quản lý dự án xây dựng
dây chuyền mới. Nhiệm vụ chính của một số phòng ban như sau:
Phòng cơ khí: Có chức năng giúp Giám đốc công ty quản lý kỹ thuật, cơ khí,
các thiết bị trong dây chuyền sản xuất của Công ty, nhằm đảm bảo các máy móc, thiết
bị hoạt động an toàn ổn định đạt năng suất. chất lượng và hiệu quả cao.
Phòng năng lượng: Giúp Giám đốc quản lý kỹ thuật, lĩnh vực điện, điện tự
động, thông tin, nước, khí nén, thiết bị lọc bụi của Công ty nhằm đảm bảo các thiết bị
an toàn, ổn định, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Phòng kỹ thuật sản xuất: Giúp giám đốc quản lý kỹ thuật công nghệ sản xuất xi
măng, đảm bảo xi măng sản xuất đúng chất lượng theo quy định, quản lý chặt chẽ các
quy trình sản xuất, sản phẩm, tiến bộ kỹ thuật, môi trường, định mức, nguyên nhiên vật
liệu nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Phòng cung ứng vật tư thiết bị: Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo và
thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, phục vụ
sản xuất.
Phòng điều hành sản xuất: Giúp Giám đốc thực hiện công tác điều hành sản
xuất và tiêu thụ hàng ngày để bảo đảm việc sản xuất kinh doanh ổn định cũng như đạt
hiệu quả cao
Phòng Kinh tế - Kế hoạch: Tham mưu cho Giám đốc định hướng chiến lược sản
xuất kinh doanh, xây dựng toàn bộ hệ thống kế hoạch thuộc các lĩnh vực của Công ty,
kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đề ra. Tham mưu cho Giám đốc về các mặt
công tác quản lý về sửa chữa, hợp đồng kinh tế thương mại, công tác đấu thầu của
Công ty. Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, kiểm tra theo dõi đôn đốc việc thực
hiện kế hoạch và đầu tư xây dựng của Công ty.
Phòng Kế toán - Thống kê – Tài chính: Quản lý tài chính và giám sát mọi hoạt
động kinh tế tài chính trong Công ty, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống
kê tài chính và hạch toán kinh tế nội bộ theo pháp lệnh kế toán thống kê. Giám đốc
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
11
bằng đồng tiền để kiểm soát, kiểm tra mọi hoạt động của Công ty, thông qua hoạt động

kinh tế, thống kê, kế toán giúp Giám đốc chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời đạt hiệu
quả kinh tế cao. Có nhiệm vụ quản lý tài chính, thu chi tiền tệ, thu chi các nguồn vốn,
chứng từ hoá đơn , kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn việc thực hiện các chế độ quản lý
kinh tế tài chinh
1.1.3.3. Các chính sách quản lý Tài chính – Kinh tế của Công ty
Căn cứ Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/122004 của Chính phủ về việc
ban hành quy chế quản lý tài chính của Công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu
tư vào doanh nghiệp khác, Quy chế quản lý tài chính mà Công ty cổ phần Xi măng
Bỉm Sơn đang áp dụng hiện nay có nội dung như sau:
Vốn điều lệ: Vốn điều lệ được ghi trong điều lệ của Công ty là 900 tỷ đồng.
Việc tăng giảm vốn điều lệ do Đại hội đồng cổ đông quyết định và cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền chấp thuận. Công ty được quyền chủ động sử dụng số vốn góp của các
cổ đông, các loại vốn khác, các quỹ của công ty quản lý vào hoạt động kinh doanh của
Công ty. Công ty chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu về bảo toàn, phát triển
vốn, hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo quyền lợi của những người có liên quan đến toàn
Công ty như các chủ nợ, khách hàng, người lao động theo các hợp đồng đã giao kết.
Công ty được quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý của mình để đầu tư ra
ngoài Công ty, việc đầu tư này phải tuân thủ các quy đinh của pháp luật và đảm bảo
nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập, nhất là không ảnh
hưởng đến mục tiêu hoạt động của Công ty. Công ty không sử dụng vốn điều lệ để chia
cho các cổ đông dưới bất kỳ hình thức nào, trừ trường hợp giải thể hoặc phá sản Công
ty theo quy định của pháp luật.
Tài sản: Tài sản của Công ty bao gồm Tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản
lưu động và đầu tư ngắn hạn được hình thành từ nguồn vốn góp và các nguồn vốn
khác. Tất cả tài sản cố định của Công ty đều phải được trích khấu hao gồm cả tài sản
cố định không cần dùng, chờ thanh lý, trừ những tài sản cố định thuộc công trình phúc
lợi công cộng, nhà ở. Về đầu tư tài sản cố định Hội đồng quản trị của Công ty quyết
định các dự án đầu tư có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị tài sản ghi trên báo
cáo tài chính của Công ty được công bố tại quý gần nhất
Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là toàn bộ số tiền bán sản

phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ, sau khi trừ khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị
trả lại được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt đã thu hay chưa thu
được tiền. Doanh thu bán hàng của Công ty bao gồm: Doanh thu bán sản phẩm phát
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
12
sinh tại Công ty, Doanh thu bán sản phẩm phát sinh tại các đơn vị phụ thuộc. Doanh
thu phát sinh ở đâu sẽ được phản ánh và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng ở
đó. Toàn bộ doanh thu phát sinh trong kỳ phải được thể hiện trên hoá đơn chứng từ
hợp lệ và được phản ánh đầy đủ vào sổ kế toán.
Chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty bao là các khoản chi phí phát sinh
liên quan đến hoạt động kinh doanh trong năm tài chính bao gồm: Chi phí sản xuất
kinh doanh và chi phí khác. Công ty phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí để giảm
chi phí và giá thành sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận bằng các biện pháp quản lý như:
Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế-kỹ thuật; định kỳ tổ
chức phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của Công ty nhằm phát hiện các
khâu yếu kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí, giá thành để có biện pháp
khắc phục kịp thời.
Lợi nhuận thực hiện cả năm là kết quả hoạt động kinh doanh toàn Công ty bao
gồm lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận khác.Giám đốc Công ty
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Công ty và Tổng công ty và các cổ đông về
lợi nhuận của Công ty. Căn cứ lợi nhuận thực hiện trong năm đã được kiểm toán, Công
ty thực hiện trích nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 28%, chi trả cổ tức cho các cổ đông
theo tỷ lệ đã được đại hội đồng cổ đông biểu quyết, số lợi nhuận còn lại sẽ được phân
phối cho quỹ Đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo tỷ lệ do Đại hội
đồng cổ đông quyết định.
1.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng
Bỉm Sơn
1.1.4.1. Khối sản xuất chính
Khối sản xuất chính của Công ty gồm có 6 xưởng sản xuất chính, mỗi xưởng có
nhiệm vụ thực hiện công việc sản xuất theo đúng quy trình công nghệ của Công ty áp

dụng.
Xưởng Mỏ nguyên liệu: Có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo tôt công tác khai thác các
nguyên liệu chính lá đá vôi và đất sét cho sản xuất bằng các dụng cụ máy móc thiết bị.
Xưởng Ô tô vận tải: Có nhiệm vụ tổ chức và sử dụng hợp lý các loại phương
tiện xe, máy để vận chuyển nguyên liệu đã khai thác và vận tải hàng hoá cho sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Xưởng Tạo nguyên liệu: Có nhiệm vụ nghiền đá vôi và đất sét tạo ra hỗn hợp
dưới dạng bùn bằng các thiết bị chính là máy đập đá vôi, thiết bị nghiền và các thiết bị
phụ trợ khác.
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
13
Xưởng Lò nung: Có nhiệm vụ quản lý thiết bị từ tiếp liệu, lò nung, nghiền than
đến nạp Clinker, tổ chức vận hành đúng quy trình đảm bảo thiết bị hoạt động liên tục,
đồng bộ nhằm tạo ra Clinker có chất lượng cao.
Xưởng Nghiền xi măng: Có nhiệm vụ nghiền hỗn hợp Clinker, thạch cao và các
chất phụ gia khác thành xi măng bột bằng máy nghiền chuyên dùng, máy đập thạch
cao.
Xưởng Đóng bao: Có nhiệm vụ đóng gói xi măng bột đã được sản xuất.
1.1.4.2. Khối sản xuất phụ
Khối sản xuất phụ có nhiệm vụ hỗ trợ cho khối sản xuất chính hoàn thành công
việc của mình. Khối sản xuất phụ gồm 5 xưởng với mỗi nhiệm vụ khác nhau như sau:
Xưởng Cơ khí chế tạo: Thực hiện sửa chữa các thiết bị của các đơn vị trong
Công ty, chế tạo một số phụ tùng phục vụ cho công tác sửa chữa và thay thế.
Xưởng Sửa chữa thiết bị: Thực hiện công tác sửa chữa máy móc thiết bị phần cơ
khí thuộc dây chuyền sản xuất của Công ty.
Xưởng sửa chữa công trình: Thực hiện công tác sửa chữa các công trình kiến
trúc, xây lót lò nung và làm công tác vệ sinh công nghiệp trong Công ty.
Xưởng Điện tự động: Tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả hệ thống
điện được Công ty giao, đảm bảo vận hành an toàn các thiết bị cung cấp điên của Công
ty.

Xưởng Cấp thoát nước nén khí: Thực hiện việc cung cấp khí nén cho máy móc
thiết bị, mắm vững nhu cầu sử dụng khí nén, tổ chức vận hành thiết bị sản xuất khí nén.
1.1.4.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Với hai sản phẩm chính là xi măng PCB 30 và PCB 40 Công ty hiện nay đang
duy trì hai dây chuyền sản xuất là dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô và ướt.
Dây chuyền sản xuất theo phương pháp ướt ( dây chuyền số 1)
Dây chuyền số I được Liên Xô giúp đỡ và xây dựng từ năm 1976, đến năm 1981
tấn xi măng đầu tiên của Công ty được ra đời, đánh dấu một bước tiến vượt bậc của
ngành công nghiệp xi măng lúc bấy giờ. Trải qua hơn 25 năm vận hành và sản xuất
liên tục đến nay dây chuyền vẫn đang tiếp tục sản xuất Clinker với chất lượng và năng
suất cao.
Quy trình sản xuất theo phương pháp ướt
Phối liệu vào lò: Bùn nước 38-42%
Kích thước lò quay: D
5
m*L
185
m
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
14
Ưu điểm: Chất lượng xi măng được đánh giá là tốt vì các nguyên liệu và phụ gia
được trộn đều.
Nhược điểm: Tốn nhiên liệu để làm bay hơi, mặt bằng sản xuất phải có diện tích
lớn và cần nguồn nhân lực phục vụ sản xuất lớn.Do thời gian sử dụng máy móc thiết
bị quá lâu nên chi phí sửa chữa cao. Tiêu hao điện năng nhiều.
Sơ đồ 1.1: Dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
Phụ gia
Đập
Sấy

Silô chứa
Phân phối
Đá vôi
Đập
Đất sét
Bừa thành
Nghiền mịn
Bể điều chỉnh
Bơm Pittông
LÒ QUAY
Làm lạnh, ủ
Clinker
Nghiền Clinker thành
bột Xi măng
Nhiên liệu
(Than đá)
Đập
Silô chứa
Phân phối
Máy nén
Khí lỏng
Bể chứa
Van điều
chỉnh
Đóng bao, xe
chuyên dùng
Sấy, nghiền
Khói lò
Lọc bụi
Ống khói

H
2
O
15
Quy trình cụ thể như sau:
- Sử dụng phương pháp khoan nổ mìn để khai thác đá vôi và đất sét là hai
nguyên liệu chính sản xuất xi măng. Sau đó vận chuyển nguyên liệu về nhà máy bằng ô
tô.
- Hỗn hợp hai nguyên liệu (đá vôi và đất sét) qua quá trình định lượng được
đưa vào máy nghiền có độ ẩm từ 38-42%, được điều chỉnh thành phần hoá học trong 8
bể chứa có dung tích 800m^3 một bể, sau đó được đưa vào hai bể dự trữ có dung tích
8000m^3 một bể, cuối cùng cho ra phối liệu bùn.
- Phối liệu bùn được đưa vào lò nung thành Clinker (ở dạng hạt). Lò nung có
đường kính 5m, dài 185m năng suất một lò là 65 tấn/một giờ. Clinker được đưa vào
máy nghiên xi măng cung với thạch cao và một số chất phụ gia khác để tạo ra sản
phẩm, tuỳ vào chủng loại xi măng khác nhau mà người ta sử dụng các chất phụ gia
khác nhau.
- Xi măng bột ra khỏi máy nghiền, dùng hệ thống nén khí để chuyển vào 8 xi lô
chứa sau đó được chuyển sang xưởng đóng bao và thu được sản phẩm là xi măng bao.
Nếu là xi măng rời thì chuyển vào các xe chuyên dụng để chuyên chở đi các nơi.
Dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô (dây chuyền 2)
Dây chuyền số 2 sản xuất theo phương pháp khô được cải tạo và hiện đại hoá từ
dây chuyền ướt theo công nghệ của Nhật Bản, hệ thống tháp trao đổi nhiệt 1 nhánh 5
tầng có nhiều cải tiến nhằm tăng khả năng trao đổi nhiệt giữa bột liệu và gió nóng.
Năm 2003, Clinker của dây chuyền cải tạo ra lò đảm bảo chất lượng, nâng công suất
nhà máy từ 1,2 triệu tấn/năm lên 1,8 triệu tấn/năm, đánh dấu sự thành công và lớn
mạnh vượt bậc của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và tập thể cán bộ công nhân viên
Công ty, đây là dây chuyền sản xuất xi măng được cải tạo nâng công suất đầu tiên tại
Việt Nam.
Quy trình sản xuất theo phương pháp khô

Phối liệu vào lò: bột 1-7%
Kích thước lò quay: D
3,2
m*L
75
m
Ưu điểm: Tốn ít nhiên liệu hơn vì tận dụng lò để sấy khô nguyên liệu, mặt bằng
sản xuất nhỏ vì chiều dài lò ngắn, nguồn nhân lực cần ít hơn vì giảm bớt được một số
khâu trong dây chuyền sản xuất so với lò ướt. Chi phí điện năng thấp, năng suất thiết bị
luôn đạt và vượt công suúât thiết kế.
Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của lò khô là bắt buộc phải có thiết bị lọc
bụi. Thiết bị này được đưa vào tài sản cố định thu hồi được trong quá trình sản xuất.
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
16
Có thể thấy quy trình sản xuất xi măng là rất phức tạp, hiện nay Công ty đang
kết hợp khai thác cả hai dây chuyền công nghệ, tuy nhiên với những ưu điểm vượt trội
của phương pháp khô thì sản xuất xi măng theo phương pháp lò khô đang dần được
thay thế cho phương pháp ướt.

Sơ đồ 1.2: Dây chuyền công nghệ theo phương pháp khô
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty
1.1.5.1. Thuận lợi
Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn có nguồn nguyên liệu đầu vào có trữ lượng
lớn, chất lượng cao và ổn định. Vị trí của Công ty ở rất gần vùng nguyên liệu chính là
đá vôi và đất sét thuận lợi cho việc khai thác và tiết kiệm chi phí vận chuyển vào Công
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
Phụ gia
Đập
Sấy

Silô chứa
Phân phối
Đá vôi
Đập
Đất sét
Cán nhỏ
Sấy, nghiền
LÒ QUAY
Làm lạnh, ủ
Clinhker
Nghiền Clinhker thành
bột Xi măng (kho chứa)
Nhiên liệu
(Than đá)
Đập
Sấy, nghiền
Silô chứa
Phân phối
Máy nén
Đóng bao, xe
chuyên dùng
Khí thải ra ống
Lắng bụi
Khói lò
17
ty. Còn các nguyên liệu khác được cung cấp theo hình thức đấu thầu trong đó một số
nhà cung cấp chính và lớn đều là đối tác có mối quan hệ lâu năm ổn định với Công ty
vì vậy mà khối lượng nguyên liệu đầu vào là hoàn toàn ổn định đảm bảo sản lượng đầu
ra cũng ổn định theo kế hoạch đặt ra của Công ty.
Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn nằm gần quốc lộ 1A, rất thuận lợi cho viêc

vận chuyển xi măng đến các nơi tiêu thụ tạo điều kiện thuận lợi để Công ty mở rộng thị
trường tiêu thụ.
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng xi măng trên cả nước vẫn ở mức cao, cung chưa
đáp ứng đủ cầu, trong khi đó Thương hiệu Xi măng Bỉm Sơn đã có uy tín cao trên thị
trường được người tiêu dùng tin tưởng với chất lượng cao và ổn định. Đây là nhân tố
khách quan đảm bảo khối lượng sản phẩm đầu ra của Công ty không bị tồn kho ảnh
hưởng đến quá trình quay vòng vốn của Công ty.
Cuối năm 2004, lò nung số 2 đã đi vào hoạt động ổn định và vượt công suất
thiết kế là cơ sở vững chắc để bước vào năm 2007 tiếp tục vận hành lò 2 ổn định và
vượt công suất thiết kế. Đồng thời, dây chuyền mới của Công ty đang được khẩn
trương xây dựng theo kế hoạch đến cuối năm 2008 sẽ hoàn thành nâng công suất của
Nhà máy lên cao hơn nữa. Lực lượng lao động của Công ty đã được tuyển chọn và đào
tạo kỹ lưỡng, trình độ cao đáp ứng được nhu cầu của sản xuất với công nghề ngày càng
cao như hiện nay.
Mặt khác, Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn từ khi thành lập đến nay vẫn luôn
nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ Xây dựng, Tổng Công ty Xi măng Việt
Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá cũng như sự quan tâm giúp đỡ hỗ trợ của các cấp, các
ngành, đơn vị liên quan. Điều đó là động lực lớn để Công ty phấn đấu sản xuất hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
18
Đơn vị: Đồng
Biểu 1.1:Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần nhất

2.1.5.2. Khó khăn
Khó khăn lớn nhất của Công ty hiện nay đó là máy móc thiết bị công nghệ của
Công ty do Liên Xô cung cấp đã trở nên hao mòn và lạc hậu. Dây chuyền lò 1, các
thiết bị đã xuống cấp nghiêm trọng, mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, năng lượng cao.
Dây chuyền lò 2 còn một số bất cập về thiết bị như các ô đỡ con lăn lò, băng tải
Clinker số 3 và số 4, bộ truyền động máy nghiền than chưa thể giải quyết ngay được.

Trong khi đó giá phụ tùng, thiết bị và các loại vật tư đầu vào tăng cao làm tăng chi phí
trong giá thành, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Công ty.
Hiện nay, trên cả nước ngày càng nhiều các nhà máy xi măng đã và đang được
xây dựng, thị trường gần của Công ty đang bị cạnh tranh quyết liệt làm ảnh hưởng đến
lợi nhuận của Công ty. Các dự án đầu tư xây dựng mới các nhà máy xi măng có công
nghệ hiện đại tiên tiến và công suất lớn đang phát triển nhiều nên sự cạnh tranh sẽ càng
quyết liệt trong cơ chế thị trường và trong hội nhập kinh tế.
Công ty hiện đang áp dụng 2 chế độ công nghệ sản xuất xi măng theo phương
pháp khô và ướt do đó Công ty sử dụng số lượng lao động lớn là 2.595 người. Và so
với nhu cầu phát triển của Công ty đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty đang còn thiếu,
trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý còn chưa đồng đều.
Những nhân tố khó khăn và thuận lợi trên có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
hoạt động sản xuất của Công ty, vì vậy mà toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty
luôn nỗ lực lao động sản xuất phát huy những thuận lợi, hạn chế những khó khăn đảm
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Tổng giá trị TS 1.218.591.622.657 1.723.097.909.046 1.830.093.557.136
2 Doanh thu thuần 1.578.502.780.791 1.539.701.700.803 1.579.919.194.207
3 Lợi nhuận từ
hoạt động KD
80.970.014.557 104.726.391.328 114.261.827.820
4 Lợi nhuận khác 3.543.904.571 2.876.044.032 2.397.569.184
5 LN trước thuế 84.513.919.128 107.602.435.360 116.659.397.004
6 LN sau thuế 72.504.316.048 86.207.697.127 92.160.923.633
19
bảo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Cho đến nay những thành tựu mà công ty
thu được là rất lớn và đáng khích lệ.
Biểu 1.2: Các chỉ tiêu kế hoạch thực hiện
Ghi chú: Năm 2007, 2008 Công ty được miễn thuế Thu nhập doanh nghiệp theo
quy định về ưu đãi thuế trong việc chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ

phần. Và trong kế hoạch lợi nhuận, cổ tức Công ty đề ra mặc dù doanh thu tăng trưởng
đều qua các năm song lợi nhuận trước và sau thuế giảm, điều này là do bắt đầu từ năm
2006 Công ty phải trả vốn vay để cải tạo dây chuyền 2 với vốn gốc trả tăng dần theo
thời gian.
1.2. Đặc điểm về tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn
1.2.1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
1.2.1.1. Hình thức, nguyên tắc tổ chức công tác kế toán
Hình thức kế toán: Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp có
quy mô lớn với cơ cấu bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh gồm nhiều bộ phận, đơn vị
trực thuộc. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý và kinh doanh đó doanh nghiệp đã
chọn mô hình tổ chức hạch toán kế toán tập trung - phân tán. Theo mô hình kế toán này
công việc kế toán tại các bộ phận, đơn vị sẽ do kế toán tại bộ phận, đơn vị đó đảm nhận
việc hạch toán, đến một thời điểm nhất định kế toán bộ phận sẽ tổng hợp lại và gửi về
phòng Kế toán – Thông kê – Tài chính của Công ty. Phòng kế toán trung tâm sẽ tổng
hợp số liệu chung của toàn công ty tiến hành lập các báo cáo tài chính định kỳ. Với mô
hình này công tác kế toán của Công ty sẽ gọn nhẹ hơn, thông tin kế toán được đảm bảo
chính xác và cung cấp một cách kịp thời cho các ban lãnh đạo quản lý hoạt động kinh
doanh của Công ty cũng như các chủ đầu tư và các công ty kiểm toán.
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Vốn điều lệ (triệu đồng) 900.000 900.000
Doanh thu (triệu đồng) 1.758.493 1.865.345
Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 108.316 96.479
Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 108.316 96.479
LN sau thuế/ Doanh thu (%) 6,16% 5,17%
LN sau thuế/ Vốn chủ cổ phần (%) 12,04% 10,72%
Tỷ lệ cổ tức 7,00% 7,00%
20
Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán của Công ty:
- Tổ chức công tác kế toán phải đúng với quy định của luật kế toán, phù hợp với

yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.
- Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với chế độ, chính sách, văn bản pháp
quy về kế toán của Nhà nước ban hành.
- Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, hoạt
động quản lý, quy mô hoạt động, địa bàn hoạt động và yêu cầu quản lý của Công ty.
- Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với trình độ chuyên môn của đội ngũ
cán bộ kế toán.
- Tổ chức công tác kế toán đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả cao.
1.2.1.2. Cơ cấu bộ máy kế toán
Phòng Kế toán - Thống kê – Tài chính hiện nay gồm có 33 người, trong đó gồm
1 kế toán trưởng, 2 phó phòng và 30 nhân viên được chia thành 5 tổ. Chức năng, nhiệm
vụ cụ thể của lãnh đạo phòng và các bộ phận như sau:
Sơ đồ 1.3: Bộ máy kế toán
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Phó phòng phụ trách
tổng hợp
Phó phòng phụ trách
tiêu thụ
Tổ
Tài
chính
Tổ
tổng
hợp và
tính giá
thành
Tổ kế
toán
tiêu thụ

sản
phẩm
Tổ
kế
toán
nhà
ăn
Tổ
kế
toán
vật

21
Kế toán trưởng: Phụ trách chung trực tiếp chỉ đạo công tác hạch toán kế toán,
hạch toán kinh tế nội bộ trong toàn công ty.
Phó phòng phụ trách tổng hợp: Có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng thực hiện công
tác tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, lập các báo cáo tài chính, báo cáo quản
trị.
Phó phòng phụ trách tiêu thụ: Có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng thực hiện công
tác tính giá bán sản phẩm, chi phí bán hàng, tổng hợp doanh thu
Tổ Tổng hợp: Gồm 9 người, trong đó có 1 kế toán thực hiện tập hợp chi phí tính
giá thành sản phẩm; 1 kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị; 1 kế
toán thanh toán xây dựng cơ bản nội bộ; 1 kế toán thanh toán chi phí sửa chữa thiết bị;
1 kế toán theo dõi tài sản cố định; 2 kế toán thanh toán với người bán; 2 kế toán làm
công tác tính giá mua sắm vật tư, phụ tùng, thiết bị.
Tổ Tài chính: Gồm 7 người, với 1 kế toán thanh toán tiền mặt; 1 kế toán ngân
hàng; 1 kế toán thanh toán tiền lương và thu chi Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi; 1 kế
toán thanh toán tạm ứng, BHXH, BHYT; 1 kỹ sư công nghệ thông tin theo dõi mạng
kế toán, mạng quản lý vật tư; 2 thủ quỹ.
Tổ Vật tư: Gồm 6 người có nhiệm vụ theo dõi nhập, xuất, tồn kho nguyên vật

liệu trong toàn Công ty.
Tổ Tiêu thụ: Gồm 3 người, trong đó có 1 kế toán thực hiện việc tính giá bán sản
phẩm, cước vận tải bốc xếp và 2 kế toán theo dõi thanh toán với người mua.
Tổ Kế toán nhà ăn: Gồm 5 người, trong đó có 1 kế toán tổng hợp ăn ca, độc hại,
tiếp khách và 4 kế toán theo dõi ăn ca tại 4 nhà ăn của Công ty.
Ngoài ra, còn có bộ phận kế toán ở các chi nhánh và trung tâm giao dịch tiêu thụ
làm nhiệm vụ bán hàng và thu chi các khoản do Giám đốc phân cấp quản lý.
1.2.1.3. Các chính sách kế toán chủ yếu Công ty áp dụng
- Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và
kết thúc vào ngày 31 thàng 12 hàng năm.
- Chế độ kế toán áp dụng: Luật kế toán
- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho: Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho là
theo giá thực tế; Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho là bình quân gia quyền theo
từng tháng; Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên; Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là lập vào cuối năm khi giá
gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư:
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
22
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ ( hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Tài sản cố định
hữu hình và vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Tài sản cố định thuê tài chính được
ghi nhận theo giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối
thiểu.
Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Khấu hao
theo đường thẳng để trừ dần nguyên giá TSCĐ theo thời gian sử dụng ước tính, phù
hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ/BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Thời gian khấu
hao mà Công ty áp dụng:
Nhà xưởng, vật kiến trúc: 10 – 20 năm
Máy móc, thiết bị: 5 – 10 năm

Phương tiện vận tải: 3 – 10 năm
Thiết bị văn phòng: 3 – 7 năm
Quyền sử dụng đất: 20 năm
Phần mềm quản lý: 3 năm
1.2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm
Sơn
12.2.2.1. Đặc điểm về tổ chức chứng từ
Chứng từ kế toán có vị trí rất đặc biệt trong việc cung cấp những thông tin đầu
vào cho công tác kế toán, nó là cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin biến đổi thành
thông tin kế toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động
của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Thấy được tầm quan trọng của hệ
thống chứng từ kế toán, Công ty đã thực hiện tổ chức hệ thống chứng từ của mình theo
đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị
định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ.
Hiện nay, theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính, hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty được tổ chức như sau:
Đối với phần hành Tiền tệ: Công ty sử dụng các loại chứng từ Phiếu thu (Mẫu
số 01-TT); Phiếu chi (Mẫu số 02-TT); Giấy đề nghị tạm ứng (MS 03-TT); Giấy thanh
toán tiền tạm ứng (MS 04-TT); Bảng kê ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý (MS 07-TT); Bảng
kiểm kê quỹ (MS 08a-TT và MS 08b-TT).
Đối với Tài sản cố định: Sử dụng các chứng từ Biên bản giao nhận TSCĐ (MS
01-TSCĐ); Biên bản thanh lý TSCĐ (MS 02-TSCĐ); Biên bản giao nhận TSCĐ sửa
chữa lớn hoàn thành (MS 03-TSCĐ); Biên bản đánh giá lại TSCĐ (MS 04-TSCĐ);
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
23
Biên bản kiểm kê TSCĐ (MS 05- TSCĐ); Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (MS
06-TSCĐ); Thẻ TSCĐ.
Đối với Hàng tồn kho: Sử dụng các chứng từ Phiếu nhập kho (MS 01-VT);
Phiếu xuất kho (MS 02-VT); Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng
hoá (MS 03-VT); Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (MS 05-VT);

Thẻ kho.
Đối với Lao động tiền lương: Sử dụng các chứng từ Bảng chấm công (MS 01a-
LĐTL); Bảng thanh toán tiền lương (MS 02-LĐTL); Bảng thanh toán tiền thưởng (MS
03-LĐTL); Giấy đi đường (MS 04-LĐTL); Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;
Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH; Biên bản điều tra tai nạn lao động.
Đối với các nghiệp vụ Bán hàng: Sử dụng các chứng từ Hoá đơn GTGT (MS
01GTKT-3LL); Hoá đơn bán hàng thông thường (MS 02GTGT-3LL); Phiếu xuất kho
kiêm vận chuyển nội bộ (MS 03 PXK-3LL); Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý (MS
04HDL-3LL); Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi (MS 01-BH).
Tất cả các loại chứng từ Công ty sử dụng đều đúng với mẫu của Bộ Tài chính
quy định. Đặc biệt đối với Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho Công
ty đã thiết kế đúng với mẫu của Bộ Tài chính và đã đưa vào phần mềm kế toán và phần
mềm quản lý vật tư và được in trên máy tính để sử dụng.
Mặt khác, để đáp ứng cho nhu cầu quản lý các thông tin kế toán đầu vào được
chặt chẽ hơn Công ty đã tự thiết kế một số chứng từ như: Bảng chia lương theo sản
phẩm; Giấy đề nghị thanh toán tiền mặt; Giấy đề nghị chuyển tiền, đặc biệt là hoá đơn
GTGT và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Công ty đã đăng ký và được Tổng
cục thuế chấp nhận cho tự đặt in (hoá đơn đặc thù) trên cơ sở mẫu qui định của Bộ Tài
chính.
Giấy đề nghị thanh toán tiền mặt mà Công ty tự thiết kế so với của Bộ có điểm
khác nhau ở chỗ: Giấy đề nghị thanh toán tiền mặt của Bộ là do người đề nghị thanh
toán tự viết, còn Giấy đề nghị thanh toán tiền mặt của Công ty là do kế toán thanh toán
kiểm tra chứng từ và viết.
Giấy đề nghị chuyển tiền là của Công ty thiết kế, Bộ Tài chính không ban hành
mẫu chứng từ này, Giấy đề nghị chuyển tiền do kế toán thanh toán kiểm tra và viết
nhằm thực hiện việc thanh toán qua ngân hàng.
Bảng chia lương Công ty thiết kế cũng có một số điểm khác so với mẫu của Bộ
để phù hợp hơn với đặc điểm hoạt động quản lý và sản xuất của Công ty. Do Công ty
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
24

hưởng lương theo sản phẩm nên việc chia lương được phân phối 50% theo lương cấp
bậc, 50% theo hệ số KCV (Theo công việc đảm nhiệm).
1.2.2.2. Đặc điểm về tổ chức tài khoản
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế , tài
chính theo nội dung kinh tế. Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty được xây dựng
dựa theo đúng chế độ kế toán doanh nghiệp đã quy định, bao gồm các Tài khoản cấp 1,
Tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối
kế toán. Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán đã quy định Công ty đã tiến hành
nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản để phù hợp với đặc điểm sản
xuất, kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý Công ty, nhưng vẫn đảm bảo đúng với nội
dung, kết cấu, phương pháp hạch toán của các tài khoản.
Hiện nay, Công ty đang sử dụng khoảng 38 tài khoản trong bảng và 2 tài khoản
ngoài bảng là tài khoản 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản và tài khoản 004 - Nợ phải
thu khó đòi. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế
mang tính đặc thù của Công ty, dựa trên các tài khoản cấp 1 và cấp 2 Công ty có mở
thêm các tài khoản cấp 3, cấp 4 và cấp 5. Chẳng hạn như:
TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
TK 1121 - Tiền VNĐ gửi ngân hàng
TK 11211 - Tiền gửi ngân hàng tại Công ty
TK 112111 - Tiền gửi ngân hàng Công Thương
TK 112112 - Tiền gửi ngân hàng Đầu Tư
TK 627122 - Xưởng tạo nguyên liệu
TK 6271223 - Sản xuất bùn
TK 6271224 - Sản xuất bột sống

1.2.2.3. Đặc điểm về sổ kế toán
Từ đặc điểm hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty, hình thức
sổ mà Công ty sử dụng cho công tác hạch toán kế toán là hình thức Nhật ký chung.
Theo hình thức này hệ thống sổ bao gồm:
Sổ tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, Các sổ Nhật ký chuyên dùng, Sổ Cái các tài

khoản
Sổ chi tiết: Sổ kế toán nguyên vật liệu, Sổ kế toán thành phẩm
1.2.2.4. Đặc điểm về tổ chức báo cáo
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
25
Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn có mục đích cung cấp
những thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của Công
ty, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và những
người có nhu cầu sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Các báo cáo tài
chính của Công ty được lập và trình bày theo đúng 6 nguyên tắc quy định tại Chuẩn
mực kế toán số 21 – “Trình bày báo cáo tài chính”: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích,
nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh.
Ngoài Báo cáo tài chính theo năm gồm: Bảng cân đối kế toán (MS B 01-DN);
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (MS B 02-DN); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (MS
B 03-DN) và Bản thuyết minh báo cáo tài chính (MS B 09-DN), Công ty còn lấp các
báo cáo theo quý và theo kỳ kế toán. Đặc biệt theo yêu cầu của quản lý cũng như đảm
bảo chính xác số liệu trên các báo cáo Công ty còn tự thiết kế thêm một số các Báo cáo
quản trị như: Báo cáo chi tiết chi phí quản lý, chi phí bán hàng; Kết quả tiêu thụ; Kết
quả sản xuất kinh doanh tổng hợp; Doanh thu lợi nhuận theo địa bàn
1.2.3. Đặc điểm tổ chức các phần hành kế toán chủ yếu
1.2.3.1. Giới thiệu phần mềm kế toán áp dụng tại Công ty
Phần mềm kế toán Công ty hiện nay đang áp dụng là phần mềm kế toán Fast
Accounting do Công ty Cổ phần Phần mềm Tài chính kế toán FAST cung cấp. Phần
mềm kế toán này với những đặc tính nổi bật được xây dựng theo đúng chế độ kế toán
do Nhà nước ban hành.
Phần mềm kế toán Fast Accounting cung cấp đầy đủ các báo cáo theo quy định
của Nhà nước, bao gồm các Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán (tổng hợp và chi tiết)
theo hình thức ghi chép mà kế toán sử dụng như: Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chung…
Ngoài ra phần mềm còn cung cấp một loạt các Báo cáo theo yêu cầu của khách hàng
như các Báo cáo thống kê, Báo cáo nhanh, Báo cáo bù trừ công nợ giữa đối tượng…

Fast Accounting được thiết kế để có thể dễ dàng sửa đổi và mở rộng mỗi khi có
sự thay đổi về quy mô, cách thức quản lý, mô hình kinh doanh, cách hạch toán hay khi
khách hàng có những yêu cầu mới. Phần mềm còn tự động xử lý các chứng từ trùng
trong quá trình nhập liệu, tự động phân bổ, kết chuyển… một cách chi tiết theo thực tế
của Công ty giúp cho việc tổng hợp dữ liệu thuận lợi hơn.
Phần mềm kế toán Fast Accounting được phân thành các nghiệp vụ kế toán
riêng biệt, quản lý từ chi tiết đến tổng hợp cho các đơn vị cấp dưới. Đặc biệt là các báo
cáo quản trị lùi cho phép truy tìm thông tin, dữ liệu trực tiếp trên các báo cáo tài chính,
báo cáo quản trị tới các báo cáo tổng hợp và thậm chí tới các chứng từ ban đầu cấu
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
26
thành nên các báo cáo đó tạo điều kiện cho văn phòng Công ty trong việc quản lý các
đơn vị, phòng ban cũng như các dự án.
Hơn thế nữa phần mềm kế toán Fast Accounting được bảo mật chi tiết tới tận
các chứng từ, các loại báo cáo, từng danh mục cũng như từng bộ phận, phân quyền cho
từng người sử dụng, các số liệu đều được mã hoá và bảo mật để loại trừ khả năng bị lộ
số liệu. Fast Accounting còn được thiết kế để người sử dụng có thể xem hoặc in được
những dữ liệu đã khoá sổ nhưng không sửa được các dữ liệu.
Phần mềm kế toán Fast Accounting làm việc trong môi trường Mircosoft
Windows 95, Microsoft Windows 98, Microsoft Windows NT và hoạt động trên môi
trường mạng Windows NT, Novell, Work group.
Ngoài công tác kế toán Fast Accounting còn trợ giúp quản lý tài chính và phân
tích hoạt động sản xuất kinh doanh vào từng thời điểm hoặc bất cứ lúc nào nhằm đáp
ứng yêu cầu về cung cấp thông tin cho lãnh đạo cho điều hành sản xuất kinh doanh. Và
ngoài các sổ sách kế toán theo đúng chế độ kế toán phần mềm Fast Accounting còn
cung cấp nhiều báo cáo về quản trị và phân tích, đáp ứng được các giải pháp toàn diện
trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.
Hiện tại, phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính của Công ty cổ phần Xi măng
Bỉm Sơn đã và đang ứng dụng phiên bản Fast Accounting 2006 vào phục vụ cho công
tác kế toán của mình. Fast Accounting gồm có các phân hệ:

1. Hệ thống.
2. Kế toán tổng hợp.
3. Kế toán công nợ phải thu.
4. Kế toán công nợ phải trả.
5. Kế toán vốn bằng tiền: Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
6. Kế toán bán hàng.
7. Kế toán hàng tồn kho.
8. Kế toán chi phí và tính giá thành.
9. Kế toán Tài sản cố định.
Quy trình xử lý số liệu của phần mềm kế toán Fast Accounting
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Lập chứng từ Chứng từ kế toán
Nhập chứng từ vào các phân hệ nghiệp vụ Các tệp nhật ký
Chuyển sang sổ cái Tệp sổ cái Lên báo cáo Sổ sách kế
toán, Báo cáo tài chính.
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C
Chuẩn bị thu thập, xử lý các tài liệu, chứng từ cần
thiết, định khoản kế toán.
Nhập dữ liệu vào máy, nhập mọi thông tin về các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu
Khai báo yêu cầu với máy
Máy tự xử lý thông tin
In sổ sách và các báo cáo theo yêu cầu
27
Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán trên máy vi tính
Trình tự các bước tiến hành khai báo mã cấp trên máy
Trước khi sử dụng phần mềm để tiến hành hạch toán kế toán ta phải khai báo
các tham số hệ thống và hệ thống các danh mục cho phần mềm. Trong quá trình sử
dụng kế toán vẫn có thể khai báo lại cho phù hợp với phần hành kế toán đang thực
hiện, phù hợp với chế độ, chính sách của Nhà nước.
Danh mục tài khoản

Trên cơ sở hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành và căn cứ vào yêu cầu
của công tác quản lý, Công ty đã thực hiện xây dựng danh mục tài khoản cần sử dụng
trên phần mềm kế toán của mình. Danh mục tài khoản này được chi tiết đến tận cấp 5,
đến từng đối tượng hạch toán.
Ví dụ minh hoạ:
Tài khoản 111 - Tiền mặt
Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam
Tài khoản 11111 - Tiền Việt Nam tại Công ty - VNĐ
Tài khoản 111111 - Tiền Việt Nam tại Công ty - Quỹ I
Tài khoản 111111NP - Tiền Việt Nam tại Công ty - Quỹ I (Ngân phiếu)
Tài khoản 111111TM - Tiền Việt Nam tại Công ty - Quỹ I (Tiền mặt)
Tài khoản 111112 - Tiền Việt Nam tại Công ty - Quỹ II
Tài khoản 111112NP - Tiền Việt Nam tại Công ty - Quỹ II (Ngân phiếu)
Nguyễn Thị Thảo Lớp Kế toán 45C

×