Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BÀI-DỰ-THI-CUỘC-THI-VIẾT-VỀ-THẦY-CÔ-NĂM-2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.33 KB, 6 trang )

BÀI DỰ THI CUỘC THI VIẾT
“NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC VỀ THẦY/CÔ VÀ
MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU” NĂM 2018
PHẦN I: THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Thông tin về tác giả
Họ và tên: Trần Phương Thảo.
Ngày tháng năm sinh: 21/7/1980 .
Quêquán: Xã Hải Lý - Huyện Hải Hậu - Tỉnh Nam Định.
Địa chỉ công tác, học tập hiện nay: Trường THCS Trực Tuấn - Xã Trực Tuấn Huyện Trực Ninh - Tỉnh Nam Định.
Địa chỉ liên lạc: Trường THCS Trực Tuấn - Xã Trực Tuấn - Huyện Trực Ninh Tỉnh Nam Định.
Điện thoại, Email (nếu có): ĐT: 0914555580,
2. Thơng tin về thầy/cơ giáo hoặc cơ sở giáo dục được viết đến trong tác phẩm dự
thi:
a. Thầy/cô giáo
Họ và tên: Phạm Thị Nhuần.
Ngày tháng năm sinh: 30/9/1952
Địa chỉ công tác, học tập hiện nay: Đã nghỉ hưu tại xóm B, xã Hải Lý, huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định.
Điện thoại, Email (nếu có): …………………………………………………………
b. Cơ sở giáo dục
- Tên cơ sở giáo dục: Trường Tiểu học Hải Lý, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định..
- Địa chỉ và các thông tin liên lạc: xóm B, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam
Định.

1


PHẦN II:TÁC PHẨM DỰ THI
ƠN CƠ CON MÃI KHƠNG QN!
(Kính tặng cô giáo Phạm Thị Nhuần - Nguyên giáo viên


Trường Tiểu học Hải Lý - Hải Hậu - Nam Định)
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Lời thơ như dòng thác cuộn chảy ào ạt vào tâm trí tơi khi mỗi mùa 20/11 ùa về!
Những kỉ niệm nơi thầy cô, bè bạn, mái trường lại sống dậy trong tơi bao tình cảm
thương mến của một thủa học trị ngây thơ tinh nghịch ... Và tơi nhớ cơ tơi Người Cơ đã dìu dắt tơi bước những bước đầu tiên đến với cái chữ, rồi nhen nhóm
trong tim mình ước mơ một mai gắn bó với nghề Thầy như cô.
Quê tôi là một vùng ven biển nơi chỉ có nắng và gió trải dài mênh mơng trên
cánh đồng muối trắng. Người dân q tơi mặn mịi chất phác như muối biển. Họ
lam lũ trên những cánh đồng cát từ sáng sớm tinh mơ đến tận tối mịt để làm ra
những hạt muối nhỏ dâng cho đời. Khó nhọc vất vả là thế nhưng giá trị vật chất
của nó thật nhỏ bé. Mẹ tơi thường bảo nghề diêm dân là nghề chưa ráo mồ hôi đã
ráo tiền. Chính vì vậy mà q tơi nghèo lắm! Những đứa trẻ lớn lên da đen, tóc
cháy trên những hạt muối trắng tinh. Chúng đến trường thì ít mà theo cha mẹ anh
chị chân trần chạy trên cát đen phỏng rát miệt mài tạo muối trên cánh đồng là
nhiều. Vả lại cả làng đều nghèo cái ăn chả có nói gì đến chuyện học chữ? Người
làng tôi quan niệm học cũng chả thể mài chữ ra mà ăn được. Nên trẻ con quê tôi
thất học nhiều lắm !
Năm ấy, tôi đến tuổi vào lớp một nhưng mẹ còn mải phơi cát cất muối nên
chẳng kịp đưa tôi đến trường. Chúng bạn cùng trang lứa với tơi lúc ấy cũng khơng
hình dung ra được học là như thế nào? Chúng chỉ quanh quẩn chơi với nhau hoặc
theo gia đình ra đồng làm muối. Tôi nhớ như in buổi chiều ấy khi tất cả mọi người
đẩy những xe cút kít đầy ắp muối chở về nhập kho. Ai nấy đều mồ hôi nhễ nhại.
Họ vội vã nhập muối để có tiền kịp trang trải cho sinh hoạt của bữa tối và cuộc
sống của ngày hôm sau. Sự mệt nhọc vất vả hằn sâu trên những khuôn mặt diêm
dân đen nhẻm, theo những giọt mồ hơi mặn chát tn rơi. Bỗng khơng khí lập tức
xôn xao ồn ã khi mọi người thấy một cô gái dáng người mảnh mai, ăn mặc giản dị
tiến tới cất tiếng thanh thanh chào:
- Cháu chào bà con cô bác ạ! Hơm nay kho mình thu hoạch được nhiều muối
không ạ!

2


- Mọi người cất lời chào lại: chào cô.
- Bác đội trưởng tiến ra hỏi :
- Chào cô gái sao cơ lại ở đây? Chúng tơi có thể giúp được gì cho cơ?
Cơ gái tươi cười giới thiệu cơ tên là cô giáo Phạm Thị Nhuần - giáo viên được
trường Tiểu học Hải Lý cử đến cơ sở đội để vận động các gia đình có con em vào
độ tuổi lớp một được đến trường để học chữ.
Lập tức mọi người hun náo hẳn lên người thì bảo khơng cho con đi. Người
nói khơng có thời gian đưa đón, người lại bảo chả có tiền đóng góp, đi học tốn
kém, người kêu trường lớp xa quá đi lại khó khăn… mỗi người mỗi ý. Nói tóm lại
họ ngần ngại lo lắng khi nghĩ tới việc đưa con em mình tới trường.
Cơ Nhuần kiên nhẫn giải thích cho mọi người hiểu lợi ích của việc đi học.
Giọng nói của cơ trong trẻo, êm dịu hay quá! Tôi nghe mà như muốn uống lấy từng
lời của cô nhưng dường như người lớn không quan tâm, không hào hứng lắm đến
lời vận động của cơ. Họ nhanh chóng nhập muối rồi lục tục ra về. Tơi trơng cơ có
vẻ buồn buồn thấy thương cô ghê! Nhưng rồi cô vội vã lấy ra một cuốn sổ và ghi
vội những nội dung gì đó vào trong đấy tơi cũng khơng rõ nữa. Sau đó cơ nhanh
chóng giúp mọi người sắp xếp chuyển dụng cụ làm muối lên những chiếc xe cút
kít. Mọi người có vẻ hơi ngạc nhiên về việc cô làm nhưng họ cũng khơng phản ứng
gì. Cịn lũ trẻ chúng tơi lúc đó cứ ngây người ra ngắm nhìn cơ giáo mà qn mất sự
chí ch trêu trọc nhau hàng ngày. Tơi đưa ánh mắt dõi theo cô, cô đang bước vội
đến bên mẹ tôi vừa nhanh tay giúp mẹ tôi xếp trang, bầu, xêu (dụng cụ làm muối)
lên xe cút kít vừa dịu dàng nói chuyện với mẹ tơi:
- Đây là các cháu con nhà chị ạ?
- Mẹ tơi mỉm cười nhìn cô giáo rồi xác nhận:
- Vâng, bốn cái tàu há mồm nhà tôi đấy cô giáo ạ!
- Quay sang chúng tôi, cô giáo cười tươi thật ấm áp cất tiếng chào chúng tôi:
- Cô chào các con, các con dễ thương q!

Nghe cơ giáo nói chao ơi tơi thấy cơ hiền từ giống y như cô Tiên trong truyện
mà bà tôi vẫn hay kể cho chị em chúng tôi nghe trong những ngày mưa. Hơn nữa
cô Nhuần trông rất xinh nhé! Khn mặt cơ thanh tú, giọng nói trong trẻo như một
làn gió mát giữa trưa hè. Mái tóc ngang vai mềm mại bay bay trong gió theo từng
bước chân cơ… Tơi đã thấy mến cơ ngay khi nhìn thấy cơ khơng hẳn là vì cơ giáo
xinh mà vì tơi đặc biệt cuốn hút bởi ánh mắt dịu dàng dáng, điệu cử chỉ thanh thốt
của cơ. Thấy cơ nói thế, mẹ khẽ nhắc chúng tơi :
- Kìa các con chào cô giáo đi chứ !
3


Nhưng chúng tôi chỉ thẹn thùng rụt rè núp sau lưng mẹ chả dám trả lời cô. Rồi
chị em tôi một bầy lít nhít từ 3 đến 7 tuổi chạy theo sau mẹ tôi le te đi về. Cô
Nhuần âu yếm bế đứa em ba tuổi của tôi và dắt tay tơi theo mẹ tơi vừa đi cơ giáo
vừa nói với mẹ tôi rằng cho em đến thăm nhà chị và các cháu nhé! Mẹ tôi mỉm
cười hiền hậu bảo tuỳ cô. Tôi nhảy chân sáo lon ton theo cô và mẹ về nhà. Trên
đường về chị em tôi được cô mua cho một túi bỏng ngô to, chao ôi đó chính là
món q q tuyệt vời mà chúng tơi ngày nào cũng khao khát…
Về đến nhà tôi, trời đã xâm xẩm tối. Mẹ mời cô giáo vào nhà uống nước.
Nhưng cơ vẫn đứng ngồi sân bảo mẹ tơi để cơ được tự nhiên. Cơ đốn bố chúng
tơi đi biển chưa về và cô muốn giúp mẹ tôi tắm rửa cho lũ chúng tôi! Mẹ tôi rất
vui vẻ đồng ý. Cơ bảo bọn tơi vào tìm quần áo rồi ra giếng cơ tắm cho! Tơi sung
sướng q mọi khi tồn là tôi phải tắm rửa cho lũ em mà nay tôi lại được một cô
giáo xinh đẹp trẻ trung như tiên giáng trần tắm cho, thật là hạnh phúc nào bằng.
Khi chúng tơi tắm rửa thì mẹ tơi đi chuẩn bị nấu bữa tối. Trời bỗng nổi dơng gió
ầm ầm và đổ mưa như trút nước, cơn mưa này có lẽ sẽ kéo dài cịn lâu mới tạnh.
Cơ Nhuần nhìn ra ngồi trời ánh mắt bất an, tơi nghĩ chắc cô đang lo lắng không
biết về trường như thế nào chăng? Mẹ tôi biết ý vội bảo: Cô giáo cứ ở đây ăn với
mẹ con tôi bữa cơm lát nữa trời tạnh mưa hãy về.
- Em thật ngại quá lại phiền chị và các cháu rồi.

- Cô đừng khách sáo chả mấy khi cô đến nhà chơi nhưng mẹ con tơi chả có gì
đãi cơ ngồi bữa cơm đạm bạc này thơi. Cơ Nhuần nói thế này đã là q hố lắm
rồi.
Riêng tơi hơm ấy là vui nhất tơi muốn cơ giáo ở nhà tơi thật lâu vì trong bữa
cơm cô đã kể cho mẹ con tôi bao nhiêu chuyện rằng cơ q cơ ở tận huyện Bình
Lục tỉnh Hà Nam - một vùng chiêm trũng nghèo khó. Cơ dược bố mẹ cho đi học
Trung cấp Sư phạm và năm nay cơ vừa tốt nghiệp ra trường thì được nhà nước
phân công về quê tôi dạy học. Cô được nhà trường cử xuống làng diêm dân để
đứng lớp giảng dạy nhưng mấy ngày qua lớp vắng hoe chả có học sinh nào trong
lớp cả, thế là cô đã đến tận nơi sản xuất muối gặp mọi người như chiều nay mà
chúng tôi đã biết. Cô giáo hỏi mẹ tôi và biết được chúng tôi đang trong lứa tuổi cắp
sách tới trường nhưng khơng được đi học, vì nhà tơi bố đi biển dài ngày, mẹ phải
đi làm đồng, nhà không ai trông em, coi nhà nên chị em tôi tự ở nhà trông lấy nhau
hoặc theo mẹ ra đồng làm muối. Phần lớn những gia đình trong làng đều giống
cảnh gia đình tơi. Nghe chuyện, cơ giáo cứ xt xoa mãi cảm thương cho cuộc
sống khó khăn của dân làng và những đứa trẻ. Vì nghèo khó, lam lũ mà những đưa
4


trẻ không biết đến cái chữ, dù đã đến tuổi cắp sách đến trường. Cơ giáo nói với mẹ
tơi rằng “chị cho các cháu đến trường nhé em sẽ giúp chị trông coi bọn trẻ và dạy
cho chúng biết đọc biết viết”. Nói rồi cơ giáo lấy trong cặp sách một tấm bảng nhỏ,
một quyển sách bày ra trước mắt chúng tôi. Tôi thấy quyển sách đẹp quá, thơm
mùi giấy mới và có thật nhiều hình vẽ thật đẹp, dưới những hình vẽ ấy là những
dịng chữ đủ màu sắc tơi thích mê đi, chị em tơi chả ai bảo ai đều xúm lại chỗ
quyển sách đó tranh nhau để xem! Cô Nhuần đã hỏi chúng tôi rằng các con có
thích quyển sách này khơng có muốn biết trong sách này nói gì khơng nào? Chúng
tơi nhao lên có ạ …có ạ! Cơ mỉm cười trìu mến bảo với chúng tôi: “Rồi từ từ cô sẽ
dạy cho các con biết đọc, biết viết và các con sẽ đọc được hết quyển sách này nhé!
Bây giờ các con nhìn vào bảng này nào”. Nói rồi cơ lấy một viên phấn viết vào

bảng. Tơi thấy nét phấn vịng lại thành một hình trịn rất đẹp. Cơ Nhuần nói: “Các
con có thấy giống quả trứng gà không? Đây là chữ O đấy O tròn như quả trứng gà
mà, và khi con gà trống gáy o ó o chính là nó đang đọc chữ O đấy nhé!”. Mẹ con
tơi bật cười vì cách dạy của cô giáo Nhuần: hài hước và thật dễ hiểu. Lần đầu tiên
tôi biết đến cái chữ sao mà đơn giản, sao mà ấn tượng dễ nhớ thế không biết!
Sau buổi cô giáo đến nhà chúng tôi và các hôm sau hơm sau nữa cơ cịn đến
nhiều nhà trong làng vận động, khơng biết cơ đã nói gì thuyết phục như thế nào
nhưng kết quả là lũ trẻ trong làng tôi đã được bố mẹ dẫn đến lớp học. Chỗ học
chính là cái nhà hợp tác xã muối Tân Hưng nơi mà lũ trẻ chúng tôi cũng hay tụ tập
đến đây chơi. Và người dạy dỗ chúng tôi không ai khác chính là cơ giáo Nhuần người cơ mà tơi đã quí mến ngay từ giây phút gặp gỡ đầu tiên.
Năm tháng trôi đi, lũ trẻ chúng tôi ngày nào nhờ con chữ đầu tiên cô Nhuần dạy
cho. Giờ đây chúng tơi đã trưởng thành, chúng tơi khơng cịn lam lũ vất vả như
thời bố mẹ và dân làng tôi nữa. Có người học hành thành tài, đạt được những vị trí
tốt trong xã hội, có người trở về làng vẫn làm diêm dân nhưng họ đã biết ứng dụng
khoa học công nghệ không chỉ làm ra hạt muối xuất khẩu mà cịn ni trồng thuỷ
hải sản tạo ra nhiều của cải vật chất khiến cho gia đình, quê hương ngày càng giàu
đẹp hơn. Cịn tơi nhớ về Cơ và những việc cô làm cho chúng tôi ngày ấy. Tất cả đã
trở thành hình tượng lớn lao trong tơi, tạo thành ước mơ để tôi hướng tới và nối
bước cô trong sự nghiệp trồng người! Ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam đang
đến gần, tôi muốn gửi muôn vạn lời chúc tốt đẹp tới cơ tơi :
“ Con kính chúc cô thật mạnh khoẻ hạnh phúc và một ngày nào đó con mong
lại được gặp cơ để ơn lại những ngày đầu cô đem cái chữ đến làng diêm dân của
5


con, cho chúng con tương lai tươi sáng, chúng con thật sự biết ơn cô nhiều lắm cô
ơi!”.

6




×