Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ADiDaKinhSoSaoDienNghia_069

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.8 KB, 22 trang )

Tập 69
Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang chín
mươi chín:
(Sớ) Phạm ngữ Tu Đa La, thử vân Khế Kinh, danh vi Kinh
Tạng, giải kiến hậu thích đề trung.

疏疏疏

(疏) 疏疏疏疏疏 疏疏疏疏疏 疏疏疏疏疏 疏 疏疏疏疏

(Sớ: Tiếng Phạn Tu Đa La, cõi này dịch là Khế Kinh, có tên là
Kinh Tạng, [ý nghĩa chữ Kinh] xem trong phần giải thích tựa đề kinh ở
phần sau).
“Phạm ngữ” (tiếng Phạn)1 là một loại ngôn ngữ của Cổ Ấn Độ.
Người Cổ Ấn Độ tự xưng họ là hậu duệ của Đại Phạm Thiên (MahāBrahmā); do họ hết sức tơn kính Phạm thiên, nên ngôn ngữ của họ được
gọi là “Phạm ngữ”. Tu Đa La (Sūtra) là dịch âm, “thử vân Khế Kinh”,
“thử vân” là phiên dịch, chữ “thử” ( 此 ) chỉ Trung Quốc. [Tu Đa La]
phiên dịch sang tiếng Hán là Khế Kinh, có nghĩa là “thượng khế chư
Phật chi sở chứng”, tức là nhất định tương ứng với Lý được chứng bởi
chư Phật Như Lai. Dưới thì có thể khế hợp với căn cơ của chúng sanh.
Nói theo cách bây giờ là “thích hợp với trình độ của chúng sanh”, có
như vậy thì mới có lợi ích. Nếu chỉ khế Lý mà chẳng khế Cơ, tuy Lý
chẳng sai, chúng ta học xong chẳng đạt được lợi ích thực tế. Nếu thích
hợp trình độ, nhưng lại chẳng hợp Lý, sẽ chẳng khác gì rất nhiều loại
sách vở trong thế gian! Vì thế, Kinh được dịch thành Khế Kinh, ý nghĩa
này hết sức viên mãn!
Phạn ngữ (đúng ra phải đọc là Phạm ngữ, nghĩa là ngôn ngữ của Phạm Thiên,
nhưng ta quen đọc thành Phạn ngữ) là dịch nghĩa chữ Samkrtam (tồn hảo) hoặc nói
đầy đủ là Samskrtā Vāk (ngơn ngữ tồn hảo, thường được viết dưới dạng Latin hóa
là Sankrit) thuộc hệ ngôn ngữ Indo-Aryan, đến nay vẫn được dùng như ngơn ngữ
chính thức của tiểu bang Uttarakhand của Ấn Độ. Danh xưng Samskrtam đã được


dùng trong các kinh điển Veda. Tiếng Sankrit được dùng trong kinh Phật là loại cổ
điển Phạn ngữ (nhằm phân biệt với Phệ Đà Phạn ngữ - Vedic Sankrit). So với Phệ Đà
Phạn ngữ, tiếng Phạn trong kinh Phật bóng bẩy hơn, quy luật hành văn phức tạp hơn.
Khác với quan niệm thông thường cho tiếng Phạn là tử ngữ, nó vẫn được sử dụng
trong các trường đại học và nhất là trong các cơ sở tơn giáo. Đơi khi Sankrit cịn
được gọi là Bắc Phạn để phân biệt với Nam Phạn (Pali).
1

Quyển III - Tập 69 1


(Sớ) Tỳ Nại Da, thử vân Điều Phục, tức Luật Tạng.

(疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Tỳ Nại Da cõi này dịch là Điều Phục, tức Luật Tạng).
Tỳ Nại Da là tiếng Phạn, dịch sang nghĩa tiếng Hán là Điều Phục,
đây cũng là Giới Luật. Giới Luật cịn gọi là Điều Phục. Đây chính là
Luật Tạng, phần này thuộc Luật Tạng trong Tam Tạng. “Điều” ( 此 ) có
nghĩa là điều luyện ( 此此 : rèn luyện, uốn nắn khiến một vật trở thành hài
hòa), điều lý ( 此此: uốn nắn cho hợp lý), tức điều hòa, chỉnh lý. Tư tưởng,
kiến giải, hành vi của chúng ta nếu có chỗ nào chẳng thích hợp hoặc sai
lầm, chúng ta phải điều chỉnh. Giới Luật có ý nghĩa này. “Phục” ( 此 ) là
hàng phục phiền não. Trong kinh Kim Cang, tôn giả Tu Bồ Đề hướng về
Thích Ca Mâu Ni Phật nêu lên hai câu hỏi lớn; câu hỏi thứ nhất là “làm
thế nào để hàng phục cái tâm”. Trong tâm chúng ta phiền não quá nhiều,
vọng niệm quá nhiều, dùng phương pháp nào để hàng phục phiền não và
vọng niệm? Đây là một câu hỏi lớn trong kinh Kim Cang. Câu hỏi thứ
hai là “nên trụ như thế nào?” [nghĩa là] cái tâm của chúng ta nên an trụ
ở chỗ nào? Một bộ kinh Kim Cang từ đầu đến cuối nhằm giải đáp hai
câu hỏi này. Tác dụng của Giới Luật là hàng phục phiền não; do vậy, trì

giới mới có thể đắc Định. Kinh Kim Cang gọi “đắc Định” là “ưng vân
hà trụ?” (nên trụ như thế nào), tâm chúng ta nên trụ nơi đâu? Tâm nên
an trụ trong cảnh giới Thiền Định. Nói theo pháp mơn Niệm Phật, hãy
nên trụ trong nhất tâm bất loạn. Nhất tâm bất loạn là Thiền Định, thuộc
về Luật Tạng.
(Sớ) A Tỳ Đạt Ma, thử vân Đối Pháp, tức Luận Tạng.

(疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: A Tỳ Đạt Ma, cõi này dịch là Đối Pháp, tức Luận Tạng).
Đây là Kinh - Luật - Luận Tam Tạng. A Tỳ Đạt Ma dịch sang
nghĩa tiếng Hán là Đối Pháp. Pháp có hai loại:
- Thứ nhất, theo danh từ Phật học là Thắng Nghĩa Pháp, Thắng là
thù thắng, Nghĩa là nghĩa lý, [Thắng Nghĩa] là nghĩa lý thù thắng nhất.
Trong kinh Phật thường nói tới Đại Bồ Đề, Đại Niết Bàn, Thường Trụ
Chân Tâm, những pháp giống như vậy thì gọi là Thắng Nghĩa Pháp.
- Loại thứ hai là Pháp Tướng Pháp, những pháp thuộc loại Pháp
Tướng vô cùng rộng lớn. Hết thảy các kinh do Thích Ca Mâu Ni Phật đã
nói trong bốn mươi chín năm, hết thảy các pháp mơn được truyền lại,
Quyển III - Tập 69 2


đều có Thể, Tánh, tướng trạng (Tướng). Chúng được gọi là Pháp Tướng
Pháp.
Chữ Đối cũng có hai ý nghĩa:
- Một ý nghĩa là Đối Hướng; nói theo cách hiện thời, đây chính là
nguyện vọng của chúng ta. Chúng ta phát nguyện muốn chứng Đại Niết
Bàn, phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ thì phải noi theo phương hướng,
mục tiêu ấy. Cho nên nó có ý nghĩa phương hướng, mục tiêu.
- Ý nghĩa thứ hai là Đối Quán. Đây chính là dụng công, công phu.
Đối với sự dụng công trong nhà Phật thì có thể dùng một chữ Qn làm

danh từ chung. Trong nhà Thiền nói “qn chiếu, chiếu trụ, chiếu kiến”,
cơng phu mỗi tầng một cao hơn. Tuy Tịnh Tông không nhắc tới những
danh tướng ấy, danh từ khác nhau, nhưng ý nghĩa và cảnh giới hồn tồn
tương đồng. Pháp mơn Niệm Phật nói “cơng phu thành phiến”, đấy
chính là qn chiếu trong nhà Thiền. Sự nhất tâm bất loạn là chiếu trụ,
chiếu trụ là đắc Thiền Định. Chiếu kiến có cùng cảnh giới với Lý nhất
tâm. Người niệm Phật niệm đến mức Lý nhất tâm bất loạn hồn tồn có
cùng một cảnh giới với “minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ” của nhà
Thiền.
Nói chung, Đối Pháp địi hỏi chúng ta phải dùng cái tâm thanh
tịnh, dùng trí huệ chân thật để đối ứng hết thảy các pháp tướng, tâm như
vậy mới tương ứng với pháp. Đây là ý nghĩa của Luận Tạng. Dùng chữ
này (tức Đối Pháp) để giải thích Luận Tạng. Chúng ta thấy quá nửa Luận
Tạng là [biên bản] thảo luận giữa Phật và Bồ Tát, hoặc thảo luận giữa
các Bồ Tát. Quả thật [Luận Tạng] rất có ích trong việc giúp chúng ta mở
mang trí huệ. Trong Tam Học Giới - Định - Huệ, Luận Tạng thiên trọng
Huệ Học.
(Sớ) Thượng nhị câu hữu đa nghĩa.

(疏) 疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Hai loại trước đều có nhiều nghĩa).
“Câu hữu đa nghĩa”: Đây là nói về Kinh và Luật. Trong ba thứ,
giải thích hai thứ trước là Kinh và Luật rất phiền phức. Đối với Khế
Kinh, kinh Hoa Nghiêm có tới mười danh từ để giải thích. Đối với Luật
Tạng, ngồi Tỳ Nại Da, còn dùng chữ Phạn là Thi La (Śīla) hoặc Ba La
Đề Mộc Xoa (Prātimoksha), những danh từ này đều nói về Giới Luật;
nhưng danh xưng khác nhau, đương nhiên ý nghĩa cũng khác biệt đôi
chút, đại đồng tiểu dị.
Quyển III - Tập 69 3



(Sớ) Phi cấp bất dẫn.

(疏) 疏疏疏疏疏
(Sớ: Nếu chẳng cần kíp sẽ chẳng nêu ra).
“Phi cấp” là không quan trọng. Nếu [những ý nghĩa nào] khơng
bắt buộc phải liễu giải thì ở chỗ này đại sư sẽ chẳng nói nhiều.
(Sớ) Tu Đa La nhiếp giả.

(疏) 疏疏疏疏疏疏
(Sớ: [Kinh này] thuộc về Tu Đa La).
Bộ kinh này thuộc Tu Đa La Tạng trong Tam Tạng, thuộc về Khế
Kinh.
(Sớ) Thử kinh tại Kinh - Luật - Luận Tam Tạng Trung, thuộc
Kinh Tạng cố. Hỗ nhiếp giả, như Hoa Nghiêm tắc Kinh nhiếp nhi
kiêm Luật, Luận, dĩ Thập Tạng đẳng phẩm hiển giới luật, Vấn Minh
đẳng phẩm hiển luận nghị cố.

(疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏 疏疏疏疏疏 疏 疏疏疏 疏疏
疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Trong Tam Tạng Kinh - Luật - Luận, kinh này thuộc về Kinh
Tạng. “Nhiếp lẫn nhau”: Như kinh Hoa Nghiêm thuộc về Kinh mà còn
kèm theo Luật và Luận, vì những phẩm như Thập Tạng giảng giới luật,
những phẩm như [Bồ Tát] Vấn Minh giảng về luận nghị).
Điều này nêu rõ thuở đức Phật giảng kinh quả thật khế lý, khế cơ.
Đức Phật giảng kinh cũng chẳng có pháp nhất định, giống như kinh Kim
Cang đã chép: “Phật vô hữu định pháp khả thuyết” (Đức Phật khơng có
pháp nào nhất định để nói, hoặc có thể hiểu là: Đức Phật khơng có cách
nói nhất định nào). Chỉ thuận theo nhu cầu của người nghe, bèn thỏa
mãn thính chúng, khiến cho họ phá mê khai ngộ thì mục đích giáo học

đã đạt. Do vậy, mỗi lần đức Phật giảng kinh, trong khi giảng kinh cũng
đồng thời giảng giới luật, và cũng giảng luận nghị. Chúng ta thường thấy
tình hình này trong nhiều bộ kinh Đại Thừa. Ở đây, đại sư lấy kinh Hoa
Nghiêm làm thí dụ. Kinh Hoa Nghiêm đương nhiên là kinh, trong ấy vừa
có giới luật vừa có luận nghị. Nói cách khác, kinh ấy có đủ cả ba tạng.
Quyển III - Tập 69 4


Ba tạng đầy đủ, vì sao gọi là Kinh, chẳng gọi là Hoa Nghiêm Giới
hay Hoa Nghiêm Luận, mà gọi là Hoa Nghiêm Kinh? Đó là vì bộ phận
kinh chiếm đa số, giới luật và luận nghị chiếm phần ít, phân lượng khơng
nhiều. Chẳng hạn như ở đây nói “Thập Tạng đẳng phẩm hiển giới luật”
(những phẩm như Thập Tạng giảng về giới luật), trong chương thứ hai
của phẩm Thập Tạng giảng rộng về giới luật. Trừ phẩm này ra, phẩm
Tịnh Hạnh cũng là giới luật, phẩm Phạm Hạnh cũng có thể coi là giới
luật. Kinh Hoa Nghiêm có tất cả ba mươi chín phẩm, chỉ có hai phẩm
kinh giảng về giới luật, trong phẩm Thập Tạng chỉ có một phần giảng về
giới luật. Tuy là một phần, nhưng giảng rất cặn kẽ, điều này cho thấy
kinh Hoa Nghiêm quả thật có chỗ giảng về giới luật, nhưng phân lượng,
kinh văn chẳng nhiều.
Nói đến Luận Tạng thì kinh Hoa Nghiêm cũng có, như “Vấn
Minh đẳng phẩm” (các phẩm như Vấn Minh), mười vị Bồ Tát trong
danh hiệu có chữ Thủ2 cùng nhau hỏi đáp, biện luận với nhau. Đầu tiên
là Văn Thù Bồ Tát “dĩ nhất tâm chủng chủng sai biệt vấn” (vì sao cùng
là một tâm mà có các thứ sai biệt), Giác Thủ Bồ Tát liền trả lời, một hỏi
một đáp giống như nghiên cứu, thảo luận hiện thời; cũng có tánh chất
hơi giống như một cuộc họp để thảo luận. Đó gọi là “lý luận càng biện
định càng sáng tỏ”. Kinh Hoa Nghiêm có thể loại này, nhưng kinh văn
cũng chẳng nhiều. Vì thế, bộ phận giảng về Khế Kinh chính là phần
giảng về Định Học, chiếm phân lượng lớn nhất trong kinh Hoa Nghiêm,

chiếm địa vị quan trọng nhất. Do đó, chúng ta vẫn gọi Hoa Nghiêm là
Kinh, chứ khơng nói Hoa Nghiêm là Luật hay Luận.
(Sớ) Phạm Võng tắc Luật nhiếp nhi kiêm Kinh, dĩ Tâm Địa
phẩm chi thượng, quảng đàm Bồ Tát giai vị cố. Dư khả lệ tri.
Phẩm kinh này có tên đầy đủ là Bồ Tát Vấn Minh, tức phẩm thứ mười trong bộ Bát
Thập Hoa Nghiêm. Mười vị Bồ Tát có chữ Thủ trong danh hiệu chính là: Giác Thủ
Bồ Tát, Tài Thủ Bồ Tát, Bảo Thủ Bồ Tát, Công Đức Thủ Bồ Tát, Mục Thủ Bồ Tát,
Tinh Tấn Thủ Bồ Tát, Pháp Thủ Bồ Tát, Trí Thủ Bồ Tát, Hiền Thủ Bồ Tát (thật ra,
chỉ có chín vị mang chữ Thủ, do tính ln Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nên nói là Thập
Thủ Bồ Tát). Câu hỏi của Văn Thù Bồ Tát là: “Này Phật tử! Tâm tánh là một, cớ sao
thấy có các thứ sai biệt? Như là đi vào đường lành hay đường ác, các căn thiếu hay
đủ, thọ sanh giống nhau hay khác nhau, đoan chánh, xấu xí, khổ, vui khác nhau,
nghiệp chẳng biết tâm, tâm chẳng biết nghiệp, thọ chẳng biết báo, báo chẳng biết
thọ, tâm chẳng biết thọ, thọ chẳng biết tâm, nhân chẳng biết duyên, duyên chẳng
biết nhân, trí chẳng biết cảnh, cảnh chẳng biết trí”. Câu này được Giác Thủ Bồ Tát
trả lời. Tiếp đó, Văn Thù Bồ Tát nêu ra một loạt câu hỏi khác, mỗi câu đều được một
vị Bồ Tát trong số chín vị Bồ Tát trên đây trả lời.
2

Quyển III - Tập 69 5


(疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏 疏 疏疏疏疏疏疏 疏 疏疏疏疏
疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Kinh Phạm Võng thuộc về Luật, kèm thêm Kinh, bởi lẽ, phần
trước của phẩm Tâm Địa giảng rộng rãi về các địa vị Bồ Tát. Những
kinh khác cứ dựa theo [những điều vừa trình bày] sẽ biết).
Lại nêu trường hợp kinh Phạm Võng, đây cũng là một kinh rất
quen thuộc đối với các đồng tu. Kinh Phạm Võng có tới hơn sáu mươi
quyển, bản dịch tiếng Hán chỉ dịch hai quyển, những phần khác bị thất

lạc, mà cũng chẳng tìm được nguyên văn. Hai quyển này chính là phẩm
Bồ Tát Tâm Địa Giới của kinh Phạm Võng. Quyển thượng nói về địa vị
Bồ Tát: Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Đẳng Giác,
Diệu Giác, quyển hạ giảng về giới luật của Bồ Tát. Hiện thời, những
đồng tu xuất gia tại Đài Loan thọ Bồ Tát giới theo quyển hạ của kinh
Phạm Võng. Quyển thượng giảng nên giữ cái tâm như thế nào, đấy là
tâm Bồ Tát, quyển hạ giảng về hạnh Bồ Tát. Q vị hãy nghĩ xem: Nếu
khơng có tâm Bồ Tát, ta sẽ thấy làm cách nào vẫn chẳng giống hạnh Bồ
Tát. Do vậy, tâm Bồ Tát hết sức trọng yếu. Hễ có tâm Bồ Tát, hết thảy
hành vi tự nhiên là Bồ Tát hạnh. Trong hai quyển kinh văn, đương nhiên
giới luật rất quan trọng, nhưng phần “quảng đàm Bồ Tát giai vị” (rộng
luận định về các địa vị Bồ Tát) thuộc vào phạm vi Kinh Tạng. Vì thế,
“Phạm Võng tắc Luật nhiếp nhi kiêm Kinh” (Phạm Võng thuộc về Luật
kèm theo Kinh). Nay chúng ta gọi [hai quyển ấy] là Phạm Võng Kinh
Tâm Địa Giới Phẩm. Những trường hợp giống như vậy rất nhiều, chúng
ta học Phật cần phải biết điều này.
(Sớ) Thử kinh bất kiêm giới luật, diệc vơ luận nghị.

(疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Kinh này chẳng nói kèm thêm giới luật, mà cũng chẳng có
luận nghị).
Bộ A Di Đà Kinh này thuần túy thuộc vào Kinh Tạng, thuộc vào
Khế Kinh. Trong kinh văn khơng nói đến giới luật, mà cũng chẳng có
luận nghị.
(Sớ) Tự thỉ chí chung.

(疏) 疏疏疏疏疏
Quyển III - Tập 69 6



(Sớ: Từ đầu đến cuối).
Đều do một mình Thích Ca Mâu Ni Phật nói.
(Sớ) Chuyên thuyết niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, cố vân kim
phi bỉ dã.

(疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Chuyên nói niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, nên nói: Nay kinh
này chẳng giống các kinh khác).
Chẳng giống những kinh luận khác, trong những kinh luận khác
cịn có những phần mang ý nghĩa giới luật và luận nghị, kinh này khơng
có. Kinh này thuần túy là Khế Kinh, trong Tam Tạng, nó thuộc vào Kinh
Tạng.
(Huyền Nghĩa) Nhị Tạng giả, nhất, Bồ Tát Tạng; nhị, Thanh
Văn Tạng.

(疏疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Huyền Nghĩa: Nhị Tạng là: Một là Bồ Tát Tạng, hai là Thanh
Văn Tạng).
Bồ Tát Tạng là Đại Thừa, Thanh Văn Tạng là Tiểu Thừa. Đây là
chỗ khác biệt giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa. Trong hai thừa, bộ kinh này
thuộc về Đại Thừa hay Tiểu Thừa? Chúng ta cũng phải phân biệt điều
này.
(Huyền Nghĩa) Kim thử kinh giả, Bồ Tát Tạng nhiếp, diệc hữu
hỗ nhiếp, kim phi bỉ cố.

(疏疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Huyền Nghĩa: Nay kinh này thuộc về Bồ Tát Tạng. Cũng có kinh
vừa thuộc vào Bồ Tát Tạng vừa thuộc vào Thanh Văn Tạng, nay kinh
này chẳng giống những kinh ấy).
Qua lời chú giải, chúng ta sẽ có thể thấy [vì sao có nhận định này].

(Sớ) Bồ Tát, Thanh Văn, tường kiến hậu thích văn trung.

(疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
Quyển III - Tập 69 7


(Sớ: Đối với từ ngữ Bồ Tát và Thanh Văn, xem lời giảng chi tiết
trong phần giải thích kinh văn ở phía sau).
Phía sau sẽ có lời giải thích chi tiết.
(Sớ) Tạng phân nhị giả, dĩ kinh hữu Đại Thừa, Tiểu Thừa, cố
nhị tạng phân nhiếp. Nhược ước nhân hữu tam thừa, diệc hợp phân
tam.

(疏) 疏疏疏疏 疏 疏疏疏疏疏疏疏 疏疏疏疏疏疏 疏疏
疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Tạng được chia thành hai là do kinh có Đại Thừa và Tiểu
Thừa, nên chia thành hai tạng. Nếu ước theo [căn cơ] của con người có
ba thừa, Kinh Tạng cũng nên chia thành ba tạng).
Nói theo phía [căn tánh của] con người thì có Thanh Văn, Dun
Giác, và Bồ Tát, [nên Kinh Tạng] cũng có thể chia thành ba. Chỉ nói
Thanh Văn, [tức là] trong Thanh Văn Tạng bao gồm Duyên Giác Tạng.
(Sớ) Dĩ Duyên Giác nhân đa bất tạ giáo, nhiếp quy Thanh Văn,
cố chỉ nhị tạng.

(疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Do bậc Duyên Giác đa số [giác ngộ] chẳng nhờ vào kinh
giáo, bèn nhiếp Duyên Giác Tạng vào Thanh Văn Tạng, cho nên chỉ có
hai tạng).
Thanh Văn bao gồm cả Duyên Giác; do vậy, chỉ có hai tạng là Bồ
Tát Tạng và Thanh Văn Tạng. Duyên Giác có hai loại:

- Một loại là khi có Phật ra đời, theo Phật tu học, từ Thập Nhị
Nhân Duyên mà khai ngộ, chúng ta gọi loại này là Duyên Giác.
- Loại thứ hai là khi Phật chưa xuất thế, tức là trong lúc thế gian
này khơng có Phật, khơng có người dạy bảo, họ tự mình khai ngộ, loại
này gọi là Độc Giác. Họ là người thơng minh trí huệ tuyệt đỉnh trong
hàng phàm phu. Trong kinh điển, đức Phật đã bảo: Người khai ngộ
chẳng phải là chuyện ngẫu nhiên, những người ấy đều là do công phu tu
hành nhiều đời nhiều kiếp đã chín muồi.
Kinh dạy chúng ta về [tình hình của] hàng Tiểu Thừa sau khi
chứng đắc Sơ Quả: Nhất định là trong lúc có Phật trụ thế, họ theo Phật
học pháp, chứng đắc Sơ Quả, [tức là] đoạn sạch tám mươi tám phẩm
Quyển III - Tập 69 8


Kiến Hoặc trong tam giới rồi mới chứng đắc Sơ Quả. Chứng đắc Sơ Quả
rồi còn phải bảy lần sanh trong cõi trời hay trong nhân gian rồi mới có
thể chứng Tứ Quả La Hán. Cõi người thọ mạng ngắn ngủi, cõi trời thọ
mạng lâu dài; huống chi bảy lần sanh tử, thời gian ấy phải dùng những
con số thiên văn để tính tốn, q ư là dài! Đến lần thọ sanh thứ bảy
[trong thế gian], nếu trong thế giới này khơng có Phật thì làm cách nào?
Có Phật thì người ấy nhất định có cơ duyên thân cận Phật, chứng quả A
La Hán, khơng cịn phải bàn cãi gì nữa! Khơng có Phật thì sao? Khơng
có Phật thì người ấy vẫn có thể chứng quả. Khơng có Phật thì họ thành
Độc Giác, quyết định chẳng tái sanh lần thứ tám. Sau khi chứng đắc Sơ
Quả, cũng giống như là quý vị đã được bảo đảm, bảy lần qua lại trong
cõi trời và cõi người, nhất định chứng quả. Đó là hàng Tiểu Thừa.
Trong cái nhìn của người Đại Thừa, sự tu hành chứng quả ấy rất
vụng về, nên gọi là Bổn A La Hán ( 此此此此 : A La Hán ngốc nghếch), vì
sao? Phải tốn thời gian dài như thế. Vì vậy, trong tu học Phật pháp, Đại
Thừa là đường tắt, Đại Thừa dễ dàng hơn Tiểu Thừa, mà cũng nhanh

chóng hơn Tiểu Thừa. Tiểu Thừa Phật pháp được truyền đến Trung Quốc
vào thời Tùy - Đường, kinh điển khá hồn chỉnh, gần ba ngàn bộ, nhưng
rất ít người học. Tại Trung Quốc, Tiểu Thừa chỉ thịnh hành trong một
thời kỳ rất ngắn, sau đấy, người Trung Quốc không học nữa, hoàn toàn
tu học Đại Thừa; nhưng quý vị phải hiểu: Đại Thừa Phật pháp nhất định
phải kiến lập trên cơ sở Tiểu Thừa. Khơng có cơ sở Tiểu Thừa, muốn
học Đại Thừa sẽ rất khó khăn. Ngày nay, người học Đại Thừa rất nhiều,
người thành tựu chẳng có mấy, nguyên nhân ở chỗ nào? Thiếu cơ sở!
Giống như cất nhà khơng xây móng. Đây là một vấn đề rất nghiêm
trọng! Vì sao trong q khứ người Hoa khơng học Tiểu Thừa, mà có thể
học Đại Thừa thành cơng? Họ có cơ sở Nho gia và Đạo gia. Quý vị phải
nhớ: Đạo gia không phải là Đạo Giáo3, Đạo Giáo vơ ích! Nếu dùng cơ sở
Đạo Gia (cịn gọi là Hoàng Lão học phái) là một trong những học phái tư tưởng
trong bá gia chư tử, chú trọng nghiên cứu chủ đề chính trong tư tưởng của Lão Tử và
Trang Tử: Sự tự do của con người theo triết lý Vơ Vi. Vơ Vi khơng có nghĩa là khơng
làm gì mà là thuận theo quy luật tự nhiên, khơng chấp trước, câu nệ hình thức. Thoạt
đầu (thời Tiên Tần), Đạo Gia được gọi là Đạo Đức gia vì chuyên nghiên cứu Đạo
Đức Kinh của Lão Tử. Theo Tư Mã Viêm (cha sử gia Tư Mã Thiên), tư tưởng Đạo
Gia có thể tóm tắt như sau: Lấy Đạo làm gốc, tự nhiên vô vi. Đạo là nguồn gốc của
vũ trụ, mà cũng là pháp tắc chỉ đạo sự vận hành của toàn vũ trụ. Tư tưởng này được
kế thừa và triển khai thêm bởi Trang Tử, dẫn khởi đến hứng thú nghiên cứu của môn
Huyền Học thời Ngụy - Tấn.
Trong khi đó, Đạo Giáo là một tơn giáo đa thần, gom góp hầu như tất cả các thần
linh cổ đại của người Hán lẫn các dân tộc bị Hán hóa, và số lượng thần thánh được
3

Quyển III - Tập 69 9


của Nho gia và Đạo gia thì nói thật ra, cơ sở còn được đặt vững vàng,

kiên cố, ổn thỏa hơn Tiểu Thừa. Do vì xưa kia, người ta đọc sách của
Khổng Tử, đọc Tứ Thư, Ngũ Kinh, dùng cơ sở ấy để trực tiếp học Đại
Thừa, chẳng bị chướng ngại, mà ngược lại còn thành tựu dễ dàng. Hiện
thời rắc rối lắm, kinh điển Tiểu Thừa không đọc, Tứ Thư Ngũ Kinh cũng
vứt bỏ, trực tiếp muốn dốc sức nơi kinh điển Đại Thừa, đương nhiên bị
nhiều chướng ngại, đổ công sức rất nhiều, tốn thời gian lâu dài, đâm ra
chẳng đạt được hiệu quả. Vì thế, các đồng tu học Phật ngày nay phải đọc
Tứ Thư cho nhiều. Chúng ta vừa học Đại Thừa, vừa dùng Nho gia và
Đạo gia để bù đắp, chắc chắn có lợi, có thể giúp nhau thành tựu.
(Sớ) Kim Bồ Tát Tạng nhiếp giả.

(疏) 疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Nay kinh này thuộc vào Bồ Tát Tạng [là vì]...)
Nói đến bộ kinh này.
(Sớ) Thử kinh diễn thuyết Đại Thừa, như y chánh trang
nghiêm.

(疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Kinh này diễn nói Đại Thừa như y báo và chánh báo trang
nghiêm).
“Y” là y báo, tức là nói đến hồn cảnh sống của chúng ta. “Chánh
báo” là nói đến bản thân chúng ta. Y báo và chánh báo trang nghiêm
hình dung cuộc sống của chúng ta viên mãn. Ý nghĩa “viên mãn” ấy rất
rộng, hoàn toàn chẳng phải là tốt đẹp rất viên mãn, mà xấu xa cũng rất
liên tục bổ sung qua những đàn cầu cơ (kể cả những thần thánh do các thanh đồng
bịa ra). Họ vay mượn tư tưởng của Đạo Gia (nhưng do tư tưởng Đạo Gia quá huyền
áo, các Đạo Sĩ chỉ thường vay mượn những danh từ trong Đạo Gia, gán cho đủ thứ
nội dung hỗn tạp do họ bịa đặt), pha trộn với những tín ngưỡng dân gian, kể cả học
thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Phong Thủy, Địa Lý, cùng những trị mê tín dị đoan,
bùa chú, cầu cơ, lên đồng, trừ tà, tróc quái, luyện đan, phòng trung thuật v.v... Họ

cũng vay mượn những quan niệm nhân quả của Phật giáo, cũng như những nghi thức
sám hối, siêu độ của Phật giáo để tạo thành nghi thức riêng, thậm chí bịa chuyện Lão
Tử đi về phương Tây, hóa thành Phật Thích Ca và ghi chép thành bản kinh Lão Tử
Hóa Hồ, suy tơn Lão Tử thành Đạo Đức Chân Quân hoặc Thái Thượng Lão Quân.
Đạo Giáo được coi là hậu thân của Ngũ Đấu Mễ Đạo (về sau gọi là Thiên Sư Đạo)
do Trương Đạo Lăng sáng lập vào năm 142 thời Tây Hán.
Quyển III - Tập 69 10


viên mãn! Ví như quý vị gieo thiện nhân, đắc thiện quả viên mãn. Quý vị
gieo ác nhân, hưởng ác quả cũng rất viên mãn! Ác quả viên mãn, thiện
quả viên mãn, chẳng có gì khơng viên mãn, mỗi thứ đều viên mãn. Quả
báo ấy nhất định giống như các nhân hạnh khác, tức là nhân và quả
chẳng sai chạy chút nào, mười pháp giới đều là như thế. Vì thế, đều gọi
là “trang nghiêm”.
(Sớ) Tín nguyện vãng sanh đẳng.

(疏) 疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Tín nguyện vãng sanh v.v...)
Trong pháp mơn này, quan trọng nhất là kiến lập tín tâm. Trong
sách Yếu Giải, Ngẫu Ích đại sư đã nói rất hay: Kiến lập tín tâm thì đầu
tiên là phải “tín tự”, tức là tin vào chính mình, kiến lập cái tâm tự tín.
Chẳng hiểu rõ chân tướng sự thật, bảo quý vị hãy tin ngay, điều này quá
khó! Tin là tin “duy tâm Tịnh Độ, tự tánh Di Đà”, Tây Phương Cực Lạc
thế giới, A Di Đà Phật và bản thân chúng ta chẳng hai, chẳng khác, là vật
do tâm tánh của chính mình biến hiện ra, chẳng phải là vật có từ bên
ngồi tâm. “Ngồi tâm khơng có pháp, ngồi pháp khơng có tâm”. Lý
này q sâu xa! Q vị dùng lịng tin này để niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ
sẽ là Lý niệm, chứ không phải là Sự niệm. Trong khi giảng Yếu Giải,
chúng tơi đã thưa cùng q vị: Trì danh niệm Phật có Lý trì và Sự trì.

Nếu là Lý trì, quả thật sẽ có thể đoạn hết thảy nghi hoặc, chướng ngại,
người tầm thường chẳng thể làm được chuyện này, chúng ta rất khó thể
làm được. Ý nghĩa này cũng chẳng qua nghe nói [cho biết] mà thơi,
chẳng phải là cảnh giới của chính mình!
Chẳng phải là cảnh giới để chính mình có thể đạt được thì sao?
Vẫn phải tin vào chính mình. Nói theo mặt Sự, tin chính mình trong đời
này quyết định có thể vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Q vị
có lịng tin ấy là được rồi! Chưa thơng hiểu Lý, nhưng có lịng tin ấy vẫn
có thể vãng sanh, vẫn có thể tu pháp mơn này. Chắc cũng có các vị hỏi:
Với lịng tin như thế mà tu tập pháp mơn này thì có thể đạt đến Lý nhất
tâm bất loạn hay chăng? Thưa q vị, có thể! Lý trì [sẽ đạt] công phu
thành phiến, Sự nhất tâm bất loạn và Lý nhất tâm bất loạn; cịn nếu là Sự
trì thì vẫn đạt công phu thành phiến, Sự nhất tâm, Lý nhất tâm. Có thể
thấy: Trước mắt, khơng hiểu Lý chẳng sao cả! Hễ quý vị niệm đến mức
nhất tâm bất loạn, sẽ tự nhiên thơng suốt Lý ấy. Do Sự trì mà đạt đến Lý
trì, đây là một con đường hết sức sáng sủa.
Quyển III - Tập 69 11


Thứ hai là Tín Tha (tin vào người khác), chữ Tha chỉ ai? Thứ nhất
là Thích Ca Mâu Ni Phật. Phải tin Thích Ca Mâu Ni Phật. Thích Ca Mâu
Ni Phật giảng cho chúng ta pháp môn này, quyết định chẳng giả, quyết
định chẳng dối gạt chúng ta, quý vị phải tin tưởng. Kinh Lăng Nghiêm
nói: “Thời kỳ Mạt Pháp, tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng”.
Lần này tơi giảng ở Bình Đơng4 ba ngày, có một vị lão cư sĩ đặc biệt nêu
ra câu hỏi: “Có rất nhiều người nói kinh Lăng Nghiêm là giả, kinh ấy có
phải là giả hay chăng?” Tơi bảo ơng ta: “Kinh Lăng Nghiêm chắc chắn
chẳng giả. Trong Pháp Diệt Tận Kinh5, Thích Ca Mâu Ni Phật có nói,
trong tương lai Phật pháp đều bị diệt sạch, kinh Lăng Nghiêm bị diệt đầu
tiên, kinh A Di Đà bị diệt cuối cùng. Tất cả kinh điển đều chẳng còn,

nhưng kinh A Di Đà vẫn còn lưu lại một trăm năm. Khi kinh A Di Đà
cũng khơng cịn, vẫn cịn sáu chữ Nam-mơ A Di Đà Phật lưu lại một
trăm năm. Quý vị hãy nghĩ đến tánh chất quan trọng của kinh này”. Tôi
bảo ông ta: “Yêu ma quỷ quái nghĩ đủ mọi cách để hủy diệt kinh Lăng
Nghiêm, nói kinh Lăng Nghiêm chẳng phải do đức Phật nói. Mọi người
đừng tin tưởng bọn chúng. Nếu tin lời chúng nó, kinh Lăng Nghiêm sẽ bị
diệt”.
Kinh Lăng Nghiêm bị diệt thì có lợi gì? Tà ma ngoại đạo có thể
hồnh hành khơng kiêng dè gì! Q vị khơng có cách nào để biện định
kẻ khác là Phật hay là ma. Nửa phần sau quyển bốn kinh Lăng Nghiêm
là chương Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối (bốn lời dạy răn sáng suốt,
thanh tịnh), khi giảng kinh Lăng Nghiêm, tơi đặc biệt nêu ra: “Đây là
kính chiếu yêu”. Quý vị đọc thuộc nửa quyển kinh văn ấy, những kẻ giả
vờ học Phật quý vị vừa nhìn liền thấy ngay, bọn hắn khơng có cách nào
ẩn hình. Vì thế, chúng nó phải nghĩ đủ mọi phương pháp nhằm phá hoại
kinh này, khiến quý vị chẳng tin tưởng [kinh Lăng Nghiêm]. Chương
Thanh Tịnh Minh Hối có nói: Trong thời kỳ Mạt Pháp, tà sư thuyết pháp
nhiều như cát sông Hằng. Trong thời kỳ Mạt Pháp, chẳng dễ gặp được
Bình Đông là một huyện ở cực Nam đảo Đài Loan. Huyện lỵ đặt ở thành phố Bình
Đơng.
5
Kinh này có tên gọi đầy đủ là Phật Thuyết Pháp Diệt Tận Kinh, đã mất tên người
dịch. Kinh này được đánh số 396 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Đức Phật
giảng kinh này tại nước Câu Di Na Kiệt (Kushinagar). Phật cho biết sau khi Ngài
diệt độ, sẽ có yêu ma quỷ quái mạo danh Phật pháp, giả làm đệ tử Phật để phá hoại
Phật pháp. Tuy có các Bồ Tát, La Hán, Bích Chi Phật tận lực cứu vãn Phật pháp,
nhưng vẫn không chế ngự nổi sức phá hoại của ma. Phật huyền ký hai kinh sẽ bị diệt
đầu tiên là Thủ Lăng Nghiêm và Ban Châu Tam Muội, màu áo ca-sa của sa-môn sẽ
chuyển thành nhạt dần.
4


Quyển III - Tập 69 12


chánh pháp; do thiện căn, phước đức, nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp
quý vị mới có thể nghe chánh pháp. Vì vậy, chúng ta phải tin Thích Ca
Mâu Ni Phật chẳng dối gạt chúng ta.
Thứ hai, Tha chính là A Di Đà Phật. Trong kinh Vơ Lượng Thọ có
chép lịch sử và truyện ký của Ngài. Trong vô lượng kiếp trước, A Di Đà
Phật cũng là phàm phu như chúng ta, gặp Thế Tự Tại Vương Phật, khi
đó địa vị của Ngài là quốc vương, Ngài bỏ ngôi vua, theo Phật xuất gia,
phát ra bốn mươi tám nguyện, đời đời kiếp kiếp tu hành. Bốn mươi tám
nguyện của Ngài đều được thực hiện, kiến lập Tịnh Độ Tây Phương Cực
Lạc thế giới, tiếp dẫn chúng sanh niệm Phật trong mười phương thế giới.
Quý vị phải tin đấy là chuyện thật, chắc chắn chẳng giả! Chỉ cần chúng
ta tin tưởng sự thật này, niệm Phật, phát nguyện cầu sanh Tây Phương
Tịnh Độ, khi lâm chung, nhất định đức Phật đến tiếp dẫn chúng ta.
Những lời Ngài nói đáng tin cậy, tuyệt đối chẳng phải là dối gạt con
người. Đấy là bảo quý vị phải Tín Tha. Tín Tự, Tín Tha, Tín Sự, Tín Lý,
Tín Nhân, Tín Quả; đó là nói về Tín. Nguyện: Phải thật sự phát nguyện,
nguyện sanh vào Tây Phương Tịnh Độ. Tín nguyện vãng sanh!
(Sớ) Giai tự lợi, lợi tha.

(疏) 疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Đều là tự lợi, lợi tha).
Nay chúng ta bắt đầu phát nguyện vì cứu độ hết thảy chúng sanh
mà cầu sanh Tịnh Độ, đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, chính mình tu
học thành tựu, trở về thế giới này độ chúng sanh. Do vậy, người niệm
Phật vãng sanh là tích cực, chứ khơng tiêu cực. Có rất nhiều người nghĩ
niệm Phật chỉ là cầu giải thoát cho riêng mình, giống như tiêu cực, chẳng

đáng để học tập, họ đã thấy trật mất rồi! Vì sao chúng ta đến Tây
Phương Cực Lạc thế giới? Vì cứu độ hết thảy chúng sanh. Chẳng đến thế
giới Tây Phương, chẳng đoạn phiền não, trí huệ chẳng thể thành tựu viên
mãn. Dẫu chúng ta có lịng muốn giúp đỡ chúng sanh, nhưng thiếu năng
lực. Vì vậy, đến Tây Phương để học lấy bản lãnh, ta đã có năng lực rồi sẽ
quay trở lại. Đấy là “tự lợi, lợi tha”.
(Sớ) Bồ Tát tịnh Phật quốc độ, giáo hóa chúng sanh chi đạo cố.

(疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Bồ Tát nghiêm tịnh cõi Phật; đấy là đạo để giáo hóa chúng
sanh).
Quyển III - Tập 69 13


Đây là chỉ thú của kinh này. Vì thế, kinh này thuộc về Đại Thừa,
chẳng thuộc Tiểu Thừa.
(Sớ) Hỗ nhiếp giả, như Hoa Nghiêm Bồ Tát Tạng nhiếp, diệc
thông Thanh Văn, dĩ năng bao hàm vô lượng thừa cố.

(疏) 疏疏疏 疏疏疏疏疏疏疏疏 疏 疏疏疏疏 疏疏疏疏
疏疏疏疏疏疏
(Sớ: “Nhiếp lẫn nhau” là như kinh Hoa Nghiêm thuộc về Bồ Tát
Tạng, mà cũng thuộc vào Thanh Văn Tạng, vì có thể bao hàm vơ lượng
thừa).
Kinh Hoa Nghiêm bao hàm tất cả hết thảy Phật pháp. Đương
nhiên cũng bao hàm Duyên Giác Thừa, Thanh Văn Thừa, cho đến Nhân
Thiên Thừa. Không chỉ Nhân Thiên Thừa, ngay cả ba ác đạo cũng chẳng
lọt ra ngoài. Đây là giảng rõ ý nghĩa “hỗ nhiếp”.
(Sớ) Kim kinh Nhị Thừa chủng bất sanh, cố vân “phi bỉ”.


(疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Nay kinh này “chủng tánh Nhị Thừa chẳng sanh” cho nên
nói là “không giống những kinh khác”).
“Nhị Thừa chủng bất sanh” (Chủng tánh Nhị Thừa chẳng sanh
vào Tịnh Độ) là điều được nói trong Vãng Sanh Luận, [điều đó] chẳng
có nghĩa là người Tiểu Thừa không thể vãng sanh! Người Tiểu Thừa nếu
chẳng tin, chẳng phát nguyện, đương nhiên người ấy chẳng thể vãng
sanh. Người Tiểu Thừa tin tưởng, phát nguyện, được gọi là “hồi Tiểu
hướng Đại”, sẽ vãng sanh. Quý vị phải hiểu rõ đạo lý này: Nhằm phân
định rõ người ấy khác với những kẻ Tiểu Thừa chấp trước, người ấy đã
bỏ chấp trước, phá trừ chấp trước, hồi Tiểu hướng Đại, cầu sanh Tịnh
Độ. Phẩm vị của người ấy khá cao vì đã đoạn Kiến Tư phiền não. Hễ
người ấy vãng sanh, sẽ sanh trong cõi Phương Tiện Hữu Dư, chẳng sanh
trong cõi Phàm Thánh Đồng Cư. “Nhị thừa chủng bất sanh” là những kẻ
chẳng chịu hồi Tiểu hướng Đại, họ sẽ chẳng có phần nơi Tịnh Độ.
(Sớ) Hoặc vấn: Hà đắc văn trung, bỉ Phật hữu Thanh Văn đệ
tử?

(疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
Quyển III - Tập 69 14


(Sớ: Có kẻ hỏi: Cớ sao trong kinh văn nói đức Phật ấy có đệ tử
Thanh Văn).
Những đệ tử Thanh Văn ấy là người hồi Tiểu hướng Đại. Nếu
chẳng hồi Tiểu hướng Đại, đương nhiên chẳng thể vãng sanh! Liên Trì
đại sư giải đáp.
(Sớ) Đáp: Thử tạm hữu, chung vơ, chí hạ thích văn trung
đương biện.


(疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Đáp: Những người ấy là tạm thời có, rốt cuộc là khơng, đến
phần giải thích kinh văn ở phía sau sẽ biện định điều này).
Trong phần sau sẽ giải thích tường tận. Vì sao nói là “tạm hữu,
chung vơ”? Người Tiểu Thừa một ngày nào đó phát tâm hồi Tiểu hướng
Đại, tức là nói căn cơ của người ấy đã chín muồi, cho nên người ấy
quyết định vãng sanh. Đã vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, thấy
Phật, nghe pháp, nghe những pháp nào? Vẫn là nghe pháp Tiểu Thừa. Vì
sao nghe pháp Tiểu Thừa? Vì tập khí Tiểu Thừa rất sâu, đã quen tu nhiều
đời nhiều kiếp rồi, tập khí rất khó đoạn. Vì thế, người ấy sang bên đó
vẫn học kinh điển Tiểu Thừa. Đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, A Di
Đà Phật đúng là “tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng” (thuận theo tâm
chúng sanh, giảng pháp thích ứng với khả năng tiếp nhận của họ): Quý
vị thích Tiểu Thừa bèn giảng Tiểu Thừa; thích Đại Thừa bèn giảng Đại
Thừa, nhưng người ấy chắc chắn chẳng chấp vào giáo nghĩa Tiểu Thừa,
vì sao? Vì nơi ấy thọ mạng vô lượng, Bồ Tát vô lượng, những điều
người ấy được thấy nghe đều là pháp Đại Thừa, nhất định người ấy sẽ bị
ảnh hưởng. Vì thế, ở nơi đó, tuy người ấy có tập khí Tiểu Thừa, nhưng
thời gian cịn tập khí ấy khơng dài, cho nên nói là “tạm thời có, rốt cuộc
là khơng”.
(Sớ) Hựu vấn: Yếm khổ xu lạc, tự chuyên tự lợi, hà danh Bồ
Tát?

(疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Lại hỏi: Chán khổ, hướng đến sướng, dường như là chuyên
tự lợi, sao gọi là Bồ Tát?)

Quyển III - Tập 69 15



Tịnh Tơng thường nói “yếm ly Sa Bà, hân cầu Cực Lạc” (chán lìa
Sa Bà, ưa cầu Cực Lạc); quý vị chán ngán bên này, ưa thích bên kia, đã
có chán ngán và hoan hỷ thì dường như là tự tư tự lợi! Tự tư tự lợi thì
làm sao có thể gọi là Bồ Tát cho được?
(Sớ ) Đáp: Cầu sanh Tịnh Độ, chánh vị kiến Phật văn pháp.

(疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Đáp: Cầu sanh về Tịnh Độ chính là vì thấy Phật, nghe
pháp).
Đây là nói cho chúng ta biết mục đích của việc “cầu sanh Tịnh
Độ”. Vì sao chúng ta cầu sanh Tịnh Độ? Vì muốn “thấy Phật, nghe
pháp”. Chỉ có thấy Phật nghe pháp thì pháp ấy mới là thuần chân, chẳng
vọng. Đức Phật chẳng còn tại thế, tuy những bậc đại đệ tử, A La Hán, Bồ
Tát đã kết tập kinh điển, chép thành văn tự để lưu truyền hậu thế, nhưng
nay chúng ta mở quyển kinh ra xem vẫn có thể hiểu sai ý nghĩa, đấy là
điều chẳng thể tránh khỏi. Đời sau, cũng có những vị tổ sư đại đức giảng
sai kinh Phật, huống hồ những người xuất gia hiện thời, giảng sai kinh
nghĩa, bẻ cong ý kinh, tơi cảm thấy chẳng thể trách họ được. Đó là hiện
tượng bình thường! Do điều này, chúng ta tu học Phật pháp gặp chướng
ngại trùng trùng, tìm đâu ra một vị thầy giỏi hay một vị thiện tri thức
chân chánh chỉ điểm? Tìm khơng ra! Nếu q vị muốn tìm một vị thầy
thực sự giỏi giang, một vị thiện tri thức chân chánh, biện pháp duy nhất
là cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Mười phương chư Phật, Đẳng
Giác Bồ Tát đều ở bên Tây Phương Cực Lạc thế giới, quý vị thời thời,
khắc khắc, ở bất cứ nơi đâu cũng đều có thể gặp gỡ các Ngài, lời các
Ngài nói chắc chắn là tốt lành. Vì thế, cầu sanh Tịnh Độ chính là để
“thấy Phật, nghe pháp”.
(Sớ) Đắc Vơ Sanh Nhẫn dĩ, hồn lai thử thế, cứu khổ chúng
sanh.


(疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Đã đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, bèn trở lại cõi đời này cứu khổ
chúng sanh).
Khi nào quý vị thả chiếc bè Từ trở lại độ chúng sanh? Cũng có
giai đoạn và tiêu chuẩn, tức là: Nếu quý vị chứng đắc Vô Sanh Pháp
Nhẫn, khi ấy, quý vị có thể quay lại. Nếu chính mình cịn chưa chứng Vô
Quyển III - Tập 69 16


Sanh Pháp Nhẫn, nói cách khác, quý vị vẫn là phàm phu, quay lại vơ
ích! Quay lại thì vẫn sanh tử luân hồi, quay lại nhất định bị đọa lạc; cũng
có nghĩa là nói: Học Phật ở Tây Phương Cực Lạc thế giới phải học tốt
nghiệp rồi mới được. Đã đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, thưa quý vị, là tốt
nghiệp Tiểu Học bên Tây Phương Cực Lạc thế giới. Tốt nghiệp Tiểu Học
cũng được, cũng có thể trở về độ sanh. Vô Sanh Pháp Nhẫn rốt cuộc là
địa vị nào vậy? Trong bài kệ Hồi Hướng, chúng ta thường đọc “hoa khai
kiến Phật ngộ Vô Sanh”. Địa vị ấy chẳng q cao, nói theo Viên Giáo thì
chỉ là Sơ Trụ Bồ Tát mà thôi. Tuy địa vị không cao, nhưng thần thông
rộng lớn, bản lãnh chẳng nhỏ!
Qua kinh Lăng Nghiêm, chúng ta thấy trong chương Hai Mươi
Lăm Pháp Viên Thông, hai mươi lăm vị Bồ Tát đều là Sơ Trụ trong Viên
Giáo. Trong Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thơng Chương thuộc
quyển sáu kinh Lăng Nghiêm có nói ba mươi hai ứng thân. Kẻ nên dùng
thân Phật để độ được, Quán Thế Âm Bồ Tát bèn thị hiện thân Phật để
thuyết pháp. Quý vị nói: Ngài là Bồ Tát, làm sao có thể hiện thân Phật?
Có thể chứ! Phật gồm có bốn loại, có Tạng Giáo, Thơng Giáo, Biệt Giáo
và Viên Giáo. Trong bốn loại Phật, Sơ Trụ Bồ Tát của Viên Giáo có thể
thị hiện làm Tạng Giáo Phật hay Thơng Giáo Phật, chứ Biệt Giáo Phật
thì khơng được, bản thân Ngài chưa đạt trình độ ấy. Biệt Giáo Phật phải
là địa vị Đệ Nhị Hạnh trong Thập Hạnh. Nói cách khác, phải từ Nhị

Hạnh trở lên mới có thể hiện thân phận Phật trong Biệt Giáo. Do vậy, Bồ
Tát có thể thị hiện ba mươi hai tướng, tám mươi thứ hảo, dùng thân phận
ấy để giáo hóa chúng sanh. Đây là nói bậc đã đắc Vơ Sanh Nhẫn, địa vị
thấp nhất là Sơ Trụ trong Viên Giáo. Quý vị có thể trở lại thế giới Sa Bà,
tìm người nhà và quyến thuộc của chính mình, bất luận họ đang luân hồi
trong đường nào, quý vị đều biết, đều có thể tìm được họ. Họ có dun
với quý vị, họ nhất định đắc độ. Phật chẳng độ kẻ thiếu duyên, họ có
duyên với quý vị. Có duyên bèn sẽ chịu nghe lời quý vị, chịu tiếp nhận,
hoan hỷ tiếp nhận lời quý vị khuyến cáo, nhất định có thể thành tựu. Do
vậy, hạnh này đích xác là Bồ Tát hạnh!
(Sớ) Phi Thanh Văn đạo, như Thiên Thai Thập Nghi Luận
trung thuyết.

(疏) 疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: [Pháp môn Tịnh Độ] chẳng phải là Thanh Văn đạo, như
trong Thập Nghi Luận của ngài Thiên Thai đã nói).

Quyển III - Tập 69 17


Thập Nghi Luận do Trí Giả đại sư sáng tác, chun mơn giải thích
Tịnh Độ. Cuốn sách này được đưa vào bộ Tịnh Độ Thập Yếu. Phần Tạng
Nhiếp (kinh Di Đà thuộc về Tạng nào) được giới thiệu đến đây.
Ngoài Tạng ra, cịn có Giáo. Giáo là giáo học. Trong giáo học,
cũng chia thành rất nhiều loại, kinh này thuộc về loại nào?
(Huyền Nghĩa) Giáo giả, y Hiền Thủ phán giáo phân ngũ, vị
Tiểu, Thỉ, Chung, Đốn, Viên. Kim thử kinh giả, Đốn giáo sở nhiếp,
diệc phục kiêm thông tiền hậu nhị giáo.

(疏疏) 疏疏疏 疏疏疏疏疏疏疏 疏疏疏 疏疏 疏疏疏疏

疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Huyền Nghĩa: Về giáo thì theo cách phán giáo của ngài Hiền
Thủ, [giáo pháp của Thích Ca Mâu Ni Phật] được chia thành năm loại:
Tiểu, Thỉ, Chung, Đốn, Viên. Nay kinh này thuộc về Đốn Giáo mà cũng
thuộc vào hai giáo trước và sau đó (tức Chung Giáo và Viên Giáo).
“Tiền” là Chung Giáo, “hậu” là Viên Giáo. “Phán giáo”: Phán
(此) là phán biệt ( 此此: phân chia), phán định. Quý vị phải hiểu: Phân khoa
phán giáo là chuyện của người đời sau, chứ thuở Thích Ca Mâu Ni Phật
khơng có. Người đời sau thấy đức Phật lưu lại kinh điển nhiều dường ấy,
giáo nghĩa trong kinh điển có sâu, có cạn, người học Phật chúng ta phải
nên theo trình tự từ cạn đến sâu, giống như tiêu chuẩn sắp xếp các môn
học hiện thời vậy, môn nào nên xếp vào bậc Tiểu Học, môn nào nên xếp
vào bậc Trung Học, hoặc xếp vào Đại Học, xếp vào chương trình nghiên
cứu sinh. “Phán giáo” chính là sắp xếp các mơn học. Thời Thích Ca
Mâu Ni Phật khơng có, đệ tử đến hỏi, đức Phật bèn đáp theo lời hỏi,
chẳng theo một khuôn khổ nào!
Nay sách giáo khoa được lưu lại nhiều ngần ấy, chúng ta học tập
nói chung phải có thứ tự. Vì thế, những cách phán giáo này do người đời
sau đặt ra, sắp xếp môn học, chia thành năm loại lớn là Tiểu, Thỉ, Chung,
Đốn và Viên, gọi là Ngũ Giáo. Phán giáo do người đời sau đặt ra, các vị
đại đức đối với những pháp được thuyết trong bốn mươi chín năm của
đức Phật mỗi người có một cách nhìn khác nhau, mỗi người có một cách
phân chia, cũng chẳng hoàn toàn giống nhau. Do vậy, phán giáo để dành
cho người đời sau tham khảo, đừng nên chấp trước quá đáng!
Tiểu Giáo là gì? Tiểu Giáo giống như Tiểu Học, ý của ngài Hiền
Thủ là “đản thuyết Thiên Không” (chỉ nói đến cái Khơng lệch lạc), loại
giáo nghĩa này thuộc về Tiểu Giáo. Nay kinh Di Đà thuộc về Đốn Giáo
Quyển III - Tập 69 18



trong Ngũ Giáo. “Đốn” là đốn siêu (nhanh chóng vượt thốt), nhanh
chóng nhất trong tất cả các pháp mơn. Con người hiện thời thường nói
ngồi máy bay trực thăng là nhanh nhất, đó là Đốn Giáo. Khơng chỉ là
Đốn, trong ấy cịn có ý nghĩa Viên, Viên là viên mãn, mà cũng có ý
nghĩa Chung Giáo. Trong Đại Thừa, Chung Giáo là cao nhất, Viên Giáo
là viên mãn nhất. Dẫu Hạ Phẩm Hạ Sanh, sanh về Tây Phương Cực Lạc
thế giới cũng viên chứng (chứng trọn vẹn) ba thứ Bất Thoái. Viên chứng
ba thứ Bất Thoái mang ý nghĩa Viên Giáo và Chung Giáo. Vì thế, trong
hết thảy các kinh Đại Thừa, kinh này quả thật có địa vị đặc thù, được hết
sức đề cao.
(Sớ) Ngũ Giáo giả, nhất, Tiểu Thừa Giáo, sở thuyết duy thị
Nhân Không, túng thiểu thuyết Pháp Không, diệc bất minh hiển, dĩ y
Lục Thức, Tam Độc, kiến lập nhiễm tịnh căn bản, vị tận pháp nguyên
cố.

(疏) 疏疏疏 疏疏疏 疏疏疏 疏疏疏疏疏疏疏 疏疏疏疏
疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏疏
(Sớ: Ngũ Giáo: Một là Tiểu Thừa Giáo, chỉ nói về Nhân Khơng.
Dẫu có nói đôi chút về Pháp Không, nhưng cũng chưa rõ ràng, bởi pháp
này dựa trên Lục Thức và Tam Độc để xây dựng [kiến giải về] căn bản
nhiễm và tịnh, chưa trọn hết nguồn pháp).
Nhân Không là vô ngã. Trong Phật pháp thường nói: “Nhân Ngã
Khơng, Pháp Ngã Khơng, Nhị Khơng Chân Như”. Phàm phu chấp trước
Có, người Tiểu Thừa chấp trước Không. Người Tiểu Thừa đã phá Nhân
Ngã, chấp trước Pháp Ngã, Bồ Tát chấp trước Trung Đạo; vì thế, đều
chẳng viên! Trong kinh luận, đức Phật thường nói: “Lưỡng biên bất lập”
(hai bên đều chẳng lập). Hai bên là Không và Hữu, đừng nên chấp vào
hai bên, “Trung Đạo bất tồn”, [tức là] Trung Đạo cũng chẳng có. Nếu
quý vị nói “hai bên chẳng có chính là Trung Đạo” thì Trung Đạo và hai
bên đối lập, lại trở thành một bên! Do vậy, Bồ Tát có hai loại: Quyền Bồ

Tát và Thật Bồ Tát. Chấp trước Trung Đạo là Quyền Giáo Bồ Tát, chưa
thật sự là Bồ Tát. Bồ Tát thật sự chẳng lập một pháp nào, giống như Lục
Tổ đã nói: “Vốn chẳng có một vật, chỗ nào nhuốm bụi trần?” Ngay cả ý
niệm Trung Đạo cũng chẳng có, như vậy mới thật sự là thanh tịnh. Nhân
Khơng là trong Ngũ Uẩn khơng có Ngã, người Nhị Thừa có thể giác ngộ
điều này, nhưng Ngũ Uẩn cũng là Khơng, họ khơng có cách nào tiếp
Quyển III - Tập 69 19


nhận! Họ ngỡ Ngũ Uẩn là có. Trong Ngũ Uẩn vơ ngã, đó là sự thật, quả
thật chẳng tìm được Ngã!
“Túng nhiên thiểu thuyết Pháp Khơng” (dẫu có nói đơi chút về
Pháp Khơng), chẳng hạn như kinh nói: “Vơ thùy lão tử, vơ thị lão tử”
(khơng có ai già chết nên khơng có gì là già chết). Câu trước nói về
Nhân Khơng, câu sau nói về Pháp Khơng. Lại như kinh thường nói:
“Chư pháp vơ hữu Ngã, diệc phục vơ ngã sở, Nhân Pháp diệc nhiên”
(Các pháp khơng có Ngã, mà cũng chẳng có cái gì là của ta, Nhân và
Pháp cũng giống như vậy), cũng là câu trước nói về Nhân Khơng, câu
sau nói về Pháp Khơng; nhưng nói rất ít, hồn tồn chẳng nêu bày rõ rệt,
tường tận đạo lý Pháp Khơng, vì sao? Người Tiểu Thừa chẳng dễ dàng
lãnh ngộ. Nói cách khác, họ chưa đủ trình độ! Ngun nhân khiến trình
độ khơng đủ là do họ chấp tướng quá lố. Chẳng hạn như, Bồ Tát thị hiện
thành Phật, nhất là thị hiện thành Tạng Giáo Phật, Tạng Giáo Phật có
tám tướng thành đạo. Trong tám tướng thành đạo, đối với Tiểu Thừa có
tướng “hàng ma”. Trong Đại Thừa khơng có hàng ma. Vì sao Đại Thừa
khơng hàng ma? Ma là Phật, Phật là ma, Phật - ma không hai! Ma hiện
trước mặt, tâm địa thanh tịnh, quang minh, sẽ chẳng bị nó dụ dỗ, mê
hoặc, đó là Phật. Nếu Phật hiện đến, trong tâm vừa động, ta hoan hỷ:
Thấy Phật rồi! Cái tâm của quý vị bị loạn ngay, Phật cũng là ma! Vì thế,
trong Đại Thừa Phật pháp khơng có hàng ma, nhưng có trụ thai. Tiểu

Thừa có nhập thai, xuất thai, chẳng có trụ thai. Trong tám tướng thành
đạo của Đại Thừa Phật pháp có tướng trụ thai, đấy là Bồ Tát ở trong thai
khi mẹ đang hoài thai. Ngài ở trong bụng mẹ giảng kinh, thuyết pháp,
cũng có vơ lượng Bồ Tát vây kín xung quanh nghe kinh trong ấy. Tiểu
Thừa khơng có chuyện này, đủ thấy đích xác cảnh giới Đại Thừa và Tiểu
Thừa khơng giống nhau!
Dẫu có nói đến Pháp Khơng cũng chẳng triệt để, cũng chẳng rõ
ràng. Đã thế, lại còn lấy Lục Thức và Tam Độc (tham, sân, si) làm căn
cứ để luận định nhiễm và tịnh, đây cũng là nói rất cạn! Bởi lẽ, người
Tiểu Thừa chẳng tin có thức thứ tám, họ chẳng thể lãnh ngộ; họ tin có
thức thứ sáu, thức thứ sáu so ra dễ tin tưởng hơn. Đức Phật bèn giảng
cho họ thức thứ sáu. Tam Độc là nói về Năng Huân, tức [chủ thể có cơng
năng] hn tập! Hằng ngày, tham, sân, si huân tập quý vị, thức thứ sáu
được gọi là Sở Huân (cái bị huân tập). Tam Độc huân tập thức thứ sáu,
lưu chuyển sanh tử, đấy là nguyên nhân của sự luân hồi trong lục đạo.
Cách nói này hết sức hợp lý, nếu chúng ta chẳng nâng Phật pháp lên cao
hơn một tầng nữa, chẳng nói tới pháp xuất thế gian, chỉ nói về lục đạo
Quyển III - Tập 69 20


ln hồi thì lý luận này vơ cùng tinh vi, xác thực. Vì sao q vị có sanh
tử ln hồi? Vì ngun nhân như thế đó! Do vậy, điều này được gọi là
căn bản của ô nhiễm. Quý vị phải ghi nhớ: Trong hết thảy cảnh giới, phải
ngăn ngừa chính mình khởi tham, sân, si, nhất định chẳng để cho tham,
sân, si ơ nhiễm tự tâm. Người Tiểu Thừa nói “tự tâm” chính là nói về
thức thứ sáu, họ coi Ý Thức, tức thức thứ sáu, là tự tâm. Ngược với họ,
đức Phật dùng Giới - Định - Huệ để huân tập thức thứ sáu, Giới - Định Huệ đối trị tham, sân, si. Dùng Giới Học để đối trị tâm tham, dùng Định
Học để đối trị tâm sân khuể, dùng Huệ Học để đối trị ngu si. Giống như
trị bệnh; tham, sân, si là bệnh, Giới - Định - Huệ là thuốc. Dùng Giới Định - Huệ để huân tập thức thứ sáu. Đó gọi là căn bản thanh tịnh. Vì
thế, họ dùng những điều này để kiến lập căn bản nhiễm và tịnh. Cố nhiên

kiến lập như thế rất hay, có thể làm cho chúng sanh đoạn ác, tu thiện, lìa
nhiễm, tu tịnh, nhưng chẳng triệt để, vì sao? Chưa nói đến tâm tánh!
“Vị tận pháp nguyên” (chưa trọn hết nguồn pháp). Sau thức thứ
sáu cịn có thức thứ bảy và thức thứ tám; cao nhất là nói đến Chân Như
bổn tánh. Những điều này [Tiểu Giáo] đều chưa nói đến! Giáo nghĩa
giống như vậy được gọi là Tiểu Thừa Giáo. Tu học Tiểu Thừa Giáo khá
khó khăn, vì sự tu học trong Tiểu Thừa hết sức coi trọng sự tướng. Giới
luật cũng như thế. Giới luật Tiểu Thừa luận sự, chẳng luận tâm, hết sức
chấp trước nơi sự tướng. Chúng ta cũng thường gọi điều này là “trạch
thiện cố chấp” (chọn lựa điều lành rồi chấp chặt vào đó), chẳng giống
Đại Thừa. Sự tu học trong Đại Thừa rất sống động, ngày nay chúng ta
gọi là “cởi mở”, họ luận tâm, chẳng luận sự. Vì thế, cảnh giới Đại Thừa
cao hơn Tiểu Thừa. Nhiễm hay tịnh trong Đại Thừa dựa trên khởi tâm
động niệm để nói; sự kết tội trong giới luật cũng giống như thế. Chẳng
hạn như “không sát sanh” là điều đầu tiên trong Ngũ Giới. Nếu là Tiểu
Thừa, tâm ta muốn giết người khác, nhưng hoàn toàn chẳng giết hắn, ta
chẳng phạm giới. Đối với Bồ Tát Giới của Đại Thừa thì khơng được!
Q vị khởi lên một ý niệm “ta muốn giết hắn” là đã phạm giới. Đại
Thừa luận tâm, chẳng luận sự; Tiểu Thừa luận sự, chẳng luận tâm, giống
như pháp luật trong thế gian. Giới Tiểu Thừa nhiều, nhưng dễ trì, dễ tn
thủ; giới Đại Thừa tuy ít, rất khó trì, [bởi] kết tội nơi khởi tâm động
niệm. Tiểu Thừa chẳng rốt ráo, chưa trọn hết nguồn pháp.
Nói đến Đại Thừa, Đại Thừa có Thỉ Giáo, có Chung Giáo. Thỉ
Giáo là bắt đầu, Chung Giáo là kết thúc. Chúng ta ví Tiểu Giáo như Tiểu
Học, Thỉ Giáo và Chung Giáo như Trung Học, Thỉ Giáo là Sơ Trung
(cấp Hai, Trung Học Đệ Nhất Cấp), Chung Giáo là Cao Trung (cấp Ba,
Quyển III - Tập 69 21


Trung Học Đệ Nhị Cấp), một trước, một sau, đều thuộc về Đại Thừa. Thỉ

Giáo và Chung Giáo đều là “tiệm thứ” (tiến dần dần theo thứ tự), thuộc
về tiệm tu, giống như đi học: Lớp năm đầu, lớp năm thứ hai, lớp năm thứ
ba, lớp năm thứ tư, tu học tiến dần lên. Đốn Giáo khơng có thứ tự, giống
như bậc thiên tài đặc biệt thù thắng! Chưa tốt nghiệp Tiểu Học mà có thể
học thẳng vào chương trình nghiên cứu sinh, chẳng cần học những lớp ở
giữa, đốn siêu! Thành tựu hết sức nhanh chóng. Viên Giáo là đại viên
mãn, là viên mãn rốt ráo. Tại Trung Quốc quả thật có người thuộc loại
căn tánh này, chẳng phải là khơng có. Nếu nói theo pháp mơn này, sẽ
càng rõ rệt nhất! Hôm nay chúng tôi giảng đến chỗ này!

Quyển III - Tập 69 22



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×