Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

22112013_Ban_tin_Phuc_vu_lanh_dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.36 KB, 17 trang )

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 22 tháng 11 năm 2013)
CHÍNH SÁCH MỚI........................................................................................1
1. Nơng dân được góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất...............................1
2. Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.................................................2
CHỈ THỊ MỚI..................................................................................................3
3. Đảm bảo chất lượng, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư BOT, BT..........3
4. Bộ GTVT yêu cầu không được tăng giá vé tàu Tết Giáp Ngọ...................3
TIN QUỐC HỘI..............................................................................................4
5. Xử lý nghiêm nếu nhà mạng bắt tay tăng giá cước 3G..............................4
6. Quá nhiều đài, bắt dân nghe q nhiều!.....................................................5
7. Án tun khơng rõ ràng cịn cao................................................................6
TƯ DUY – CÁCH LÀM MỚI........................................................................6
8. Bảo tồn, phát triển di sản văn hóa: Nhìn từ Quảng Nam...........................6
BÌNH LUẬN...................................................................................................9
9. Ai nhàn rỗi?................................................................................................9
10.Làm sao giảm biên chế?...........................................................................10
QUẢN LÝ.....................................................................................................11
11.Hàng loạt sai phạm trong các dự án thủy điện.........................................11
12.Công tác quản lý thuế cịn nhiều nan giải................................................13
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH..........................................................................14
13.Khơng u cầu người dân nộp giấy tờ bản sao có chứng thực................14
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.............................................................................15
14.10 tháng, TP.HCM thu ngân sách hơn 129.000 tỉ đồng...........................15
15.Quảng Nam: Thu ngân sách đạt 5.223 tỷ đồng........................................15
PHÁP LUẬT.................................................................................................15
16.Quảng Nam: Khởi tố ba cán bộ xã sai phạm............................................15
17.Đề nghị kiểm điểm Giám đốc Sở Xây dựng Cà Mau..............................16
THẾ GIỚI......................................................................................................16
18.1/3 các nước phát triển cắt giảm chi tiêu y tế...........................................16
CHÍNH SÁCH MỚI


Nơng dân được góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất

Theo quyết định phê duyệt đề án khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài
sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2013-2020 vừa được
Thủ tướng ký ban hành, trong giai đoạn từ 2011-2020 tổng thu ngân sách nhà

1


nước về đất đai dự báo đạt 700.000 tỉ đồng, bình quân thu hằng năm đạt 70.000
tỉ đồng.
Phấn đấu đến năm 2018 hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu
nhà nước trên phạm vi cả nước.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình Quốc hội ban hành Luật thuế tài
sản, nghiên cứu trình Thủ tướng ban hành cơ chế thí điểm cho hộ nơng dân góp
vốn cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp vào dự án sản xuất kinh
doanh dịch vụ thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất. (Tuổi Trẻ 21/11) Về đầu
trang
Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thơng tư số 07/2013 Quy định quy trình giải
quyết khiếu nại hành chính.
Thơng tư này quy định việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung khiếu nại, ban
hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước và đối với quyết
định kỷ luật cán bộ, công chức.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức thuộc
thẩm quyền giải quyết mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định
tại Điều 11 của Luật Khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần

đầu hoặc lần hai phải thụ lý giải quyết.
Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh phải đánh giá,
nhận định về giá trị chứng minh của những thông tin, tài liệu, bằng chứng đã
được thu thập trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, các nguyên tắc
trong giải quyết khiếu nại. Thông tin, tài liệu, chứng cứ được sử dụng để kết
luận nội dung khiếu nại thì phải rõ nguồn gốc, tính khách quan, tính liên quan,
tính hợp pháp. (Chinhphu.vn 21/11) Về đầu trang

2


CHỈ THỊ MỚI
Đảm bảo chất lượng, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư BOT, BT

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các nhà đầu tư, các Ban Quản lý dự án và các đơn
vị khẩn trương và nghiêm túc thực hiện đảm bảo chất lượng cơng trình đang
khai thác, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư BOT, BT.
Đối với các dự án BOT đang khai thác, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu nhà đầu
tư, doanh nghiệp dự án phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc cơng tác bảo trì
cơng trình, khi có phát sinh hư hỏng phải kịp thời sửa chữa; trường hợp có phát
sinh hư hỏng ở mức độ lớn, trên diện rộng, phải thực hiện ngay công tác kiểm
định, đánh giá nguyên nhân, kịp thời sửa chữa để đảm bảo năng lực khai thác
của cơng trình, đảm bảo an tồn giao thông.
Đối với các dự án không thực hiện tốt cơng tác bảo trì, để xảy ra tình trạng
khơng đảm bảo chất lượng khai thác cơng trình, gây mất an tồn giao thơng kéo
dài, Bộ Giao thơng vận tải sẽ thực hiện giải pháp đình chỉ có thời hạn quyền
quản lý kinh doanh cơng trình để tập trung khắc phục.
Về các dự án BOT, BT đang triển khai thực hiện, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu
các nhà đầu tư khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận
đầu tư kịp thời, đảm bảo cơ sở pháp lý cho quá trình triển khai thực hiện dự án;

thực hiện nghiêm túc cam kết góp vốn chủ sở hữu, đẩy nhanh tiến độ đàm phán,
thương thảo ký hợp đồng với tổ chức tín dụng để huy động vốn cho dự án đáp
ứng yêu cầu tiến độ; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ về thẩm tra thiết kế
của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng, kiểm định chất lượng cơng trình
xây dựng… (Chinhphu.vn 21/11) Về đầu trang
Bộ GTVT yêu cầu không được tăng giá vé tàu Tết Giáp Ngọ

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa ký văn bản số 73 chỉ đạo các đơn vị
liên quan phải đảm bảo đủ phương tiện phục vụ việc đi lại của người dân trong
dịp Tết Giáp Ngọ; đồng thời phải bình ổn thị trường, khơng tăng giá cước vận
tải.
Theo đó, các đơn vị trong ngành GTVT xây dựng kế hoạch phục vụ vận tải
nhằm đảm bảo nhu cầu vận tải trong các đợt cao điểm, có khả năng đáp ứng tối
đa khi nhu cầu đi lại của người dân. (Lao Động 21/11) Về đầu trang

3


TIN QUỐC HỘI
Xử lý nghiêm nếu nhà mạng bắt tay tăng giá cước 3G

Ngày 21/11, Quốc hội tiếp tục nghe phần chất vấn và trả lời chất vấn với Bộ
trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Son.
Trả lời tiếp câu hỏi chiều 20/11 của đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang
(TPHCM) hiện nay có xu hướng báo chí khơng lành mạnh hay còn gọi là “lá
cải” và các trang mạng tràn ngập thơng tin tội ác, dung tục và có thể là nguyên
nhân gây nên tội ác của trẻ vị thành niên, Bộ trưởng Son cho rằng, báo chí ở Việt
Nam là phương tiện thông tin thiết yếu cho đời sống xã hội, là cơ quan ngôn
luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức... nên khơng có báo lá cải.
Tuy nhiên, trên thực tế, một số cơ quan báo chí có lúc, có nơi khơng thực hiện

đúng tơn chỉ, mục đích, định hướng tuyên truyền nên đã xảy ra các vi phạm và
biểu hiện khuynh hướng báo lá cải. Do vậy, cần ngăn chặn, chấm dứt khỏi đời
sống báo chí. Giải pháp của Bộ Thông tin-Truyền thông là trong thời gian tới
tiếp tục phối hợp với các cơ quan chru quản kiểm tra ngăn chặn hiện tượng trên;
nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo; nâng vai trò trách nhiệm cơ quan
chủ quản.
Khơng hài lịng câu trả lời về tăng giá cước 3G mà Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son
trả lời các đại biểu chiều 20/11, sáng 21/11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa
(TPHCM) tiếp tục đặt tiếp tục chất vấn: Việc cả 3 nhà mạng cung cấp dịch vụ
cùng tăng giá. Liệu điều này có vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh? Theo Bộ
trưởng Nguyễn Bắc Son, nếu 3 nhà mạng bắt tay cùng tăng giá thì vi phạm luật
nhưng tăng giá ngẫu nhiên, cùng thời điểm thì là không vi phạm và cũng theo
quy luật thị trường.
Cũng theo ông Son, dù tăng giá trùng hợp ngày, thời điểm nhưng các gói cước
của 3 nhà mạng là Viettel, Vinaphone, MobiFone có tăng, giảm khác nhau. Tuy
nhiên, do báo chí, dư luận xã hội phản ứng về vấn đề trên, Phó Thủ tướng đã có
văn bản yêu cầu điều tra và Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) đang tiến
hành xem xét và sẽ trả lời trong thời gian tới. “Nếu các nhà mạng bắt tay nhau sẽ
xử lý nghiêm theo quy địnhh pháp luật”, ơng Son nói. (Sài Gịn Giải Phóng
21/11) Về đầu trang

4


Quá nhiều đài, bắt dân nghe quá nhiều!

Nhận định về “ma trận” các cột phát sóng phát thanh, truyền hình, Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thốt lên “Chúng ta có rất nhiều đài, nhiều khi bắt
người dân nghe quá nhiều, làm tác động đến môi trường sống”.
Đây là phát biểu tóm tắt của Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Sinh Hùng liên

quan đến vấn đề quy hoạch mạng lưới phát thanh, truyền hình khi kết thúc phiên
chất vấn Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son. Theo Chủ tịch QH
Nguyễn Sinh Hùng, quản lý nhà nước phải có quy hoạch và phải làm quy hoạch
thường xuyên. “Chúng ta phủ sóng vùng lõm, nhưng cuối cùng lại làm nó lồi ra,
rất lãng phí tốn kém. Có vài ba chục cây số mà làm 3-4 cái cọc (phát sóng)” –
ơng đánh giá.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu các quy hoạch này khi xây dựng phải
đảm bảo chất lượng và mỹ quan, mỹ tục. “Không biết do nhà mạng hay do các
đài, báo khiến việc đặt các cọc ăngten rất tùy tiện, khơng khác gì ma trận quảng
cáo. Tơi đề nghị về mặt cơ sở vật chất và quy hoạch phải làm cho tốt” – Chủ tịch
QH nói
Tại phiên chất vất trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thừa nhận chất lượng
các cột phát sóng chưa tốt, bị mưa bão làm đổ như ở Nam Định, Quảng Ninh.
“Chúng tôi tiếp thu, thời gian tới sẽ chấn chỉnh để đảm bảo chất lượng tốt hơn.
Các trạm BTS sẽ được gia cố, đảm bảo an toàn trong mọi thời tiết” – Bộ trưởng
Bắc Son cam kết.
Bộ trưởng cho biết trong quy hoạch hạ tầng viễn thơng có quy hoạch trạm BTS.
Cịn thông tin ảnh hưởng về phơi nhiễm do các cột phát sóng, các tổ chức nước
ngồi đã đánh giá là khơng có. Ơng cũng khẳng định tới đây sẽ xây dựng quy
hoạch để bố trí hợp lý hơn, khắc phục tình trạng các cột phát sóng gây mất mỹ
quan.
Giải trình trước Quốc hội sáng 21/11 về tiến trình thực hiện dự án Luật tiếp cận
thông tin, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định quyền được thông tin
của người dân đã được Hiến định. Bộ trưởng Tư pháp cho biết dự án luật này có
3 nội dung chủ yếu gồm: Phạm vi của thông tin được tiếp cận; Trách hiệm cơ
quan nhà nước cung cấp thông tin cho công dân; Trình tự, thủ tục và hinh thức
bảo đảm quyền được thông tin của công dân.

5



Tuy nhiên, ông cho rằng để thực hiện Luật tiếp cận thông tin công dân, các nước
đều tập trung lớn cả về nguồn lực, kinh phí, nên 2009 ta bắt đầu băn khoăn kinh
tế. Theo Bộ trưởng, nếu điều kiện cho phép, Bộ Tư pháp sẽ báo cáo chính phủ
xem xét và đảm bảo nhiệm kỳ này trình ra chính phủ dự án Luật tiếp cận thông
tin. (Lao Động 21/11) Về đầu trang
Án tun khơng rõ ràng cịn cao

Tuy đánh giá ngành tịa án đã có nhiều cố gắng trong năm 2013, nhưng tại phiên
chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trương Hịa Bình sáng nay 21/11,
nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, việc mỗi năm vẫn còn hàng chục ngàn lá
đơn để nghị Giám đốc thẩm, Tái thẩm, chứng tỏ niềm tin của người dân công lý
chưa cao.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nêu vấn đề: Trong năm 2013 có rất
nhiều vụ án đã hoàn thành chỉ tiêu trong nghị quyết 37 của QH. Tuy nhiên, hàng
năm vẫn có hàng chục ngàn đơn xin Giám đốc thẩm, Tái thẩm. Điều đó chứng tỏ
rằng, niềm tin của người dân vào công tác của ngành tư pháp chưa cao, "Vậy
Chánh án cho biết, Chánh án có giải pháp gì để nâng cao chất lượng xét xử để
lấy lại niềm tin của nhân dân và giải quyết kịp thời đơn giám đốc thẩm, tái thẩm
cho người dân?".
Đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phịng) Hịng) thì bày tỏ lo lắng về chất lượng xét
xử hiện nay, xuất phát từ chất lượng cán bộ thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký tòa.
“Thành hay bại là do cán bộ tốt hay kém. Đề nghị Chánh án cho biết các giải
pháp khả thi để nâng cao chất lượng cán bộ”, đại biểu Vân đề nghị.
Trả lời về vấn đề này, ông Trương Hịa Bình cho biết ngành tịa án đã có chiến
lược về công tác cán bộ Ngành cũng đã chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có
trình độ, năng lực, đạo đức, tinh thông nghiệp vụ để hạn chế thấp nhất những án
oan sai. Ngành cũng thường xuyên sát hạch cơng chức để nâng cao năng lực,
khuyến khích việc tự học để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Bên cạnh đó,
cũng tổ chức luân chuyển cán bộ, phát hiện cán bộ giỏi có năng lực để đào tạo,

đưa vào quy hoạch. (Kinh Tế & Đô Thị 21/11) Về đầu trang
TƯ DUY – CÁCH LÀM MỚI
Bảo tồn, phát triển di sản văn hóa: Nhìn từ Quảng Nam

Hội An cũng từng đứng trước nguy cơ bị phá hỏng di sản do mong muốn được
cải tạo, sửa chữa nhà cổ của người dân...

6


VOV Online giới thiệu loạt bài viết về những bài học từ công tác bảo tồn và phát
huy di sản ở Hội An. Đây là địa phương đi đầu trong việc thúc đẩy phát triển bền
vững hài hịa lợi ích giữa con người với việc giữ gìn và phát huy di sản.
Đầu những năm 1990, Hội An lúc đó là những khu phố cổ xập xệ với nhiều
mảnh đời nghèo khó. Nhiều cơng trình trong số gần 1.000 ngơi nhà cổ và hơn
200 di tích gồm đình, chùa, miếu mạo có tuổi thọ hàng trăm năm đang ở trong
tình cảnh xuống cấp, có thể sập bất cứ lúc nào. Tình trạng phổ biến trong những
ngôi nhà cổ là 4, thậm chí 5 thế hệ sống chen chúc, chật chội với điều kiện sinh
hoạt rất khó khăn. Mùa hè thì nóng nực cịn mùa mưa, lũ, cuộc sống người dân
có thể dùng từ “cùng cực” trong mênh mông nước ngập.
Hàng trăm đơn của người dân gửi lên thị xã xin được cải tạo, sửa chữa nhà cổ.
Chủ tịch thị xã Hội An lúc đó là ơng Nguyễn Sự đã từng ký và ban hành một văn
bản mà sau này anh vẫn tự xỉ vả mình là người vơ trách nhiệm, may mà lúc đó
chưa có ai là nạn nhân vì nhà sập.
Nhắc lại sự việc, ông Nguyễn Sự cho biết: “Làm ngơi nhà mới thì rẻ gấp năm
lần để trùng tu một ngôi nhà cũ, người ta sửa chữa theo kiểu nhà mới, tơi khơng
cho sửa, người ta nói ơng ghi vào đây là không cho sửa nếu sập nhà chết người,
ông phải chịu trách nhiệm. Tôi ghi một câu rất trách nhiệm xét về góc độ một vị
Chủ tịch, nhưng mà ở góc độ con người – chúng tơi là người được giao nhiệm
vụ thì thực chất là rất vơ trách nhiệm: “Đồng ý cho sửa nhưng sửa theo nguyên

gốc của nó”. Người ta đã khơng có tiền sửa nhà cổ rồi anh ghi như vậy thì là
trách nhiệm, nhưng mà sửa theo nguyên gốc thì đánh đố với người dân”.
Áp lực cuộc sống khiến nhiều nhà ở Hội An đã bất chấp lệnh cấm vẫn tự ý lén
lút phá bỏ nhà cổ và xây mới khiến ông Nguyễn Sự buộc phải ra lệnh cưỡng chế
trong sự oán thán cao độ của người dân. Sự trớ trêu cứ ngày ngày diễn ra: Trong
khi du khách lặn lội từ xa đến để trầm trồ trước những chùa Cầu, những hội
quán, những mái ngói rêu phong nhà cổ thì người dân nơi đây lại muốn từ bỏ và
phá bỏ di sản.
Trước tình cảnh ấy, ông Nguyễn Sự hiểu rằng không thể tiếp tục lún sâu vào
vòng luẩn quẩn cấm và cưỡng chế vì cái mất đi ở đây khơng chỉ là di sản mà còn
là lòng dân.

7


Để giải bài toán bảo tồn và phát triển, UBND thị xã Hội An nhận định ưu tiên số
1 là phải để người dân phố cổ hưởng lợi từ di sản. Ưu tiên tiếp theo là phải giúp
dân có tiền sửa nhà cổ theo nguyên gốc. Ngân sách của thị xã và Nhà nước
không thể đủ cho việc trùng tu tốn kém này. Hội An tiến hành tổ chức bán vé
tham quan và gần như toàn bộ số tiền thu được, năm sau cao hơn năm trước và
giờ con số đã lên 50 tỉ đồng, dành cho việc hỗ trợ người dân trùng tu nhà cổ và
giãn dân.
Bên cạnh đó, chủ trương thu hút khách du lịch và khuyến khích người dân làm
kinh doanh các mặt hàng phục vụ du lịch ra đời một cách bài bản có chọn lọc
giúp người dân khơng chỉ đổi đời mà cịn thay đổi nhận thức.
“Ban đầu người ta có được đồng ra đồng vào, sau này người ta giàu lên thì
người ta càng thấy rằng giá trị mà ông bà họ để lại lớn q. Nó khơng chỉ là
niềm tự hào mà cịn mang lại lợi ích thiết thực nữa. Khi đó, người ta ra sức bảo
vệ, giữ gìn di sản.”- ơng Nguyễn Sự nói.
Vật liệu để trùng tu nhà cổ ở Hội An chủ yếu bằng ngói âm dương và gỗ nhóm 1

nên rất đắt tiền. Hội An có chính sách rõ ràng về mức hỗ trợ kinh phí trùng tu từ
30-75%, thậm chí 100% tùy theo mức độ hư hại của di tích và tùy theo vị trí
của ngơi nhà. Ngơi nhà ở vị trí sâu trong ngõ, hẻm, nơi người dân khơng có
nhiều nguồn thu từ du lịch sẽ được ưu tiên với mức cao.
Những chính sách miễn thuế ban đầu và hỗ trợ người dân trong kinh doanh đã
làm đổi đời nhiều gia đình ở phố cổ. Anh Phạm Văn Khoa, 54 tuổi, chủ cửa
hàng đèn lồng ở số 122 Trần Phú kể rằng: “Thời kỳ bao cấp gia đình nhiều khó
khăn, phải làm đủ nghề. Sau này, khi có du khách rồi thì mới khấm khá. Giờ cả
gia đình sống bằng nghề lồng đèn, thu nhập cũng được. Rất hài lịng vì cơng
việc cũng nhẹ nhàng”.
Để tạo thu nhập cho những hộ dân sống trong ngõ, hẻm, chính quyền Hội An đã
có những cơ chế ưu đãi, giúp họ có mặt bằng kinh doanh ở chợ đêm Nguyễn
Hồng diễn ra từ 17h đến 22h hàng ngày. Chị Lê Thị Thơng cho biết: “Nhà tơi
bên An Hội khơng có mặt bằng nên thành phố bố trí ki-ốt để bán hàng và quảng
bá làng nghề. Hai năm đầu thì miễn không thu thuế. Thành phố cũng hỗ trợ dạy
nghề và hỗ trợ 50% lãi suất cho những cơ sở sản xuất nào có nhu cầu phát triển.
Đỡ nhọc hơn các nghề trước, cuộc sống tốt hơn nhiều. Gia đình cũng sắm sửa
được những cái mình mơ ước và làm nhà làm cửa, sinh hoạt gia đình tốt hơn.”

8


Tương tự như vậy, gánh mì Quảng của mẹ chị Nguyễn Thị Thủy từng là nguồn
thu nhập chính khá nhọc nhằn và bấp bênh của gia đình chị từ 40 năm qua tại
khu phố cổ Hội An. Nay mẹ chị già yếu, đến lượt chị thừa hưởng gánh hàng
rong này. Theo lời kêu gọi của thành phố Hội An, từ 4 năm qua chị được cấp
một cửa hàng nhỏ trong khu ẩm thực trong phố cổ. Cửa hàng đã giúp gia đình
chị khơng chỉ có nguồn thu nhập ổn định mà cịn là nơi gia đình tự hào giới
thiệu với du khách về món ăn gia truyền đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á ghi
nhận là món ăn đạt “Giá trị ẩm thực châu Á”.

Từ chỗ lao đao vì di sản, người Hội An nay đã đổi đời và được hưởng lợi từ di
sản như thế. Điều đó khiến họ yêu quí và biết trân trọng di sản của cha ơng. Họ
khơng chỉ ra sức giữ gìn mà cịn tạo ra những giá trị mới cho di sản, tạo nên sức
sống thực sự cho một “di sản sống”. (VOVNews 20/11)(về đầu trang)
BÌNH LUẬN
Ai nhàn rỗi?

Hơm qua, trên diễn đàn Quốc hội nóng bỏng câu chuyện có hay khơng 30%
cơng chức "ngồi chơi xơi nước”, nghĩa là có lĩnh lương nhưng khơng làm việc
do khơng có việc làm hoặc do không đủ năng lực để làm việc.
Con số 30% ấy được đưa ra từ lâu rồi, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng
đã nêu, nhiều đại biểu Quốc hội nêu. Nhưng trả lời chất vấn ngày hôm qua, Bộ
trưởng Nội vụ khẳng định "Phó Thủ tướng cũng chỉ nêu theo dư luận” và
"khơng có cơ sở”.
Người lướt web tơi cũng khơng có cơ sở gì để kết luận về con số 30% cơng chức
"ngồi chơi xơi nước”. Nhưng vì hay lướt web nên có cơ sở để đảm bảo tỉ lệ cơng
chức có tài khoản ở các trang mạng xã hội là rất cao. Lại cũng có cơ sở để khẳng
định mỗi một ngày vào giờ hành chính, số cán bộ, nhân viên các cơ quan nhà
nước tranh thủ lướt web, viết blog, viết và đăng ảnh trên facebook, like và trả lời
comment…cũng khơng thấp tí nào. Thậm chí cũng một tỉ lệ khơng ít lượn lờ
xem hàng và đặt mua hàng trên mạng…
Lướt web cộng với thời gian tranh thủ café ăn sáng, nhậu nhẹt giờ trưa, cúp bớt
giờ chiều… có khi, thời gian để cơng chức tồn tâm tồn ý thực hiện chức trách
nhà nước e rằng cịn không đủ tỉ lệ 30%. Nghĩa là nếu mỗi công chức thực hiện
đúng chức trách thì bớt đi 30% việc chắc vẫn chạy như hiện nay. Điều này tương

9


đương với việc có thể bớt đi 700.000 người đang chiếm vị trí trong hệ thống các

cơ quan nhà nước.
Thay vì tranh luận trên diễn đàn Quốc hội, các cơ quan quản lý nên đặt câu hỏi
vì sao ở Việt Nam tỉ lệ người dùng dịch vụ internet lại lớn đến như vậy (tính đến
tháng 8/2013, tại Việt Nam đã có 19,6 triệu người dùng facebook, chiếm 21,42%
dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng Internet). Mà theo một thống kê phần
lớn người dùng trong giờ hành chính truy cập từ máy tính cố định, buổi tối
người dùng thường sử dụng dịch vụ từ điện thoại hoặc ipad.
Có người bảo chỉ nhìn vào những con số biết người Việt Nam nhàn rỗi tới mức
nào. Vậy ai là người nhàn rỗi đây? Công nhân lao động làm hùng hục cả ngày
trong các khu công nghiệp, khu chế xuất chăng? Hay nhân viên các doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài mà u cầu lao động ln ln địi hỏi
phải tương ứng với thu nhập?...Cịn ai nữa ngồi những nhân viên ăn lương nhà
nước mà làm hay không làm cũng chẳng bị trừ lương. (Đại Đoàn Kết Online
21/11)Về đầu trang
Làm sao giảm biên chế?

Hô hào tinh giảm biên chế, không phải bây giờ Quốc hội mới nói, khơng phải
bây giờ dân mới bàn. Chủ trương này, vấn đề này đã nói, đã bàn từ nhiều năm
nay, thậm chí hàng chục năm nay.
Từ Nghị quyết 16 năm 2000 của Chính phủ, cho đến mới đây là Nghị định 132...
Vậy nhưng, xem ra cái sự giảm biên quả là ... khó. Theo Báo cáo giám sát của
Quốc hội, năm trước, năm nay, biên chế, số lượng cơng chức, viên chức đều
tăng.
Tuy nhiên, nói như ơng Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì biên chế không tăng, việc tăng
chủ yếu do những cơ quan, đơn vị tách, thành lập mới.v.v..Nói như vậy cũng là
một cách biện bạch mà thôi. Bởi cái sự quản, người ta trông vào cái tổng thể, cả
bộ máy. Không thể trong một tổng thể, cứ tách, lập mới mà lại ...thêm, để "cái
bánh lương” nói chung, với nguyên liệu tiền ngân sách, tiền thuế của dân phải
chi ra càng nhiều.
Dù đói, dù no, cái việc chi để ni bộ máy, ối oăm thay vẫn phải chi.


10


Cũng ối oăm thay, lâu nay, có nơi, có chỗ, người ít nhưng miếng bánh được
chia lại to. Và người ta tìm đủ mọi cách để tiêu, để ăn. Lại nữa, chuyện một
mâm cơm mấy bộ quản, một việc mấy người cùng làm. Sự chồng chéo, thừa
người, ít việc này vẫn xảy ra. Vấn đề dư luận cho rằng 30% công chức lại không
làm được việc. Đây không chỉ là băn khoăn của các đại biểu Quốc hội.
Trong tình trạng thu khơng đủ chi hiện nay, cái gì cũng phải giảm, thậm chí phải
giảm cái bánh ngân sách để chi cho bộ khung kia. Giảm phần chi, đương nhiên
sẽ giảm đến thu nhập của cán bộ, công chức. Tiêu cực, tham nhũng dễ lại phát
sinh. Bởi vậy, yêu cầu tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng bộ máy là yêu cầu
cấp thiết đặt ra. Giảm gọn bộ máy, miếng bánh của mỗi cán bộ, công chức càng
to ra, đời sống tăng, bớt đi cái cảnh chân trong, chân ngoài để chú tâm vào công
việc chung.
Để giảm biên chế, quả khơng đơn giản khi đó đây mỗi cá nhân đều chằng chịt
các quan hệ. Vấn đề là phải khách quan, cơng bằng và phải mạnh tay. (Đại Đồn
Kết 21/11) Về đầu trang
QUẢN LÝ
Hàng loạt sai phạm trong các dự án thủy điện

Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy: 98,6% các hồ thủy điện vừa và nhỏ được
xây dựng ở vùng núi cao xây dựng đập dâng, xả tràn tự do, khơng có khả năng
điều tiết nước vào mùa lũ.
Báo cáo kết quả thanh tra về đất đai, môi trường, tài nguyên nước và khí tượng
thủy văn năm 2011-2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường qua việc thanh tra,
kiểm tra 76 dự án thủy điện vừa và nhỏ, gồm 33 dự án đang phát điện, 43 dự án
đang triển khai xây dựng cho thấy nhiều sai phạm từ các dự án thủy điện.
Cụ thể, kiểm tra 33 dự án thủy điện đang phát điện cho thấy: 100% các dự án

thủy điện chưa được thực hiện việc đăng kí cơng trình khí tượng thủy văn theo
quy định; 100% dự án đang phát hiện khơng thực hiện việc duy trì dịng chảy tối
thiểu theo quy định; 98,6% các hồ thủy điện vừa và nhỏ được xây dựng ở vùng
núi cao xây dựng đập dâng, xả tràn tự do, khơng có khả năng điều tiết nước vào
mùa lũ; 60% dự án thủy điện chưa có giấy phép khai thác nước mặt.
Việc thủy điện chuyển đổi dòng nước làm tăng thêm nguy cơ cạn kiệt và suy
giảm nguồn nước vùng hạ lưu các dịng sơng. Việc này khơng chỉ ảnh hưởng

11


đến môi trường sinh thái và giảm lượng nước hồ chứa các nhà máy thủy điện hạ
lưu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân
vùng hạ du.
Như thủy điện An Khê- Ka Nak trên sơng Ba chuyển dịng về sơng Cơn, tỉnh
Bình Định khiến hạ lưu sông Ba thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời
sống sản xuất hàng nghàn người dân vùng hạ lưu dọc sông Ba; Thủy điện Đakmi
công ty IDICO thiết kế theo phương án khơng trả nước về dịng cũ, ảnh hưởng
hàng chục ngàn hecta đất sản xuất nông nghiệp và đời sống gần 1,7 triệu dân
vùng hạ lưu.
Hay dự án thủy điện Ngòi Hút 1, tỉnh Sơn La, chủ đầu tư công ty cổ phần Năng
lượng Sông Hồng đang phát điện nhưng chưa đăng kí hoạt động cơng trình khí
tượng theo quy định, chưa có phương án phối hợp phòng tránh bão lũ, động
đất…
Nhiều địa phương còn quản lí lỏng lẻo các dự án thủy điện vừa và nhỏ dẫn đến
tình trạng sai phạm của các chủ đầu tư. Như địa phương cho thuê đất làm hồ
chứa thủy điện nhưng không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cịn tình
trạng thu hồi đất và giao đất trái thẩm quyền; chưa thu hồi phần đất tạm giao và
đất khơng cịn nhu cầu sử dụng của các chủ đầu tư.
Một trong những sai phạm đã được phát hiện, đó là sai phạm trong quản lý về

đất đai như tại Thủy điện Tuyên Quang (thủy điện Na Hang) do Tập đoàn Điện
lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư.
Năm 2011, đoàn thanh tra Bộ TN-MT đã phát hiện, thủy điện Na Hang đang
phát điện và có cơng suất 342 MW, chiếm diện tích đất 8.263,3ha. Tuy nhiên,
thủy điện này vẫn chưa có quyết định th đất và chưa hồn chỉnh hồ sơ cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Thủy điện Na Hang có
372,87ha đất khơng có nhu cầu sử dụng nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh thủ tục về
đất đai để bàn giao cho địa phương quản lý và sử dụng theo quy định. Ngoài ra,
thủy điện Na Hang cịn chưa lập báo cáo tác động mơi trường trình cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
Một số dự án chủ đầu tư chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục về giao đất, thuê
đất khi thi công xây dựng, chưa rà sốt phần đất khơng cịn sử dụng trong quỹ
đất tạm giao trước đây phải trả lại cho địa phương quản lí…

12


Như dự án thủy điện như Thái An (Hà Giang), Nâm Na, Bản Lát (Lai Châu),
Thác Bay (Điện Biên)...cũng trong tình trạng chưa có quyết định cho th đất,
chưa hồn chỉnh hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất và hợp đồng thuê
đất theo quy định. (Hải Quan 21/11) Về đầu trang
Cơng tác quản lý thuế cịn nhiều nan giải

Hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những chính sách được Chính
phủ đưa ra hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất vượt qua những khó khăn của nền
kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng
những ưu đãi thuế và chính sách hồn thuế để trục lợi. Đây được coi là một
trong những vấn đề nan giải nhất đối với cơng tác quản lý thuế.
Các hình thức gian lận thuế GTGT giống như gian lận đối với các loại thuế
khác. Đó là tình trạng khơng đăng ký thuế, hạch tốn tính thuế thấp hơn so với

thực tế, bỏ ngồi sổ sách kế tốn, ngụy tạo việc mua hàng hóa, khơng tính thuế
đối với hàng tiêu dùng nội bộ.
Tuy nhiên, với cơ chế tính thuế đặc thù theo phương pháp khấu trừ và hoàn thuế
GTGT đầu vào, nhất là hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu, các doanh
nghiệp đã tạo ra những hình thức gian lận (trốn thuế) riêng đối với thuế GTGT
như: hạch toán sai quy định về phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đưa
vào khấu trừ hàng hóa khơng dùng cho sản xuất hàng hóa chịu thuế, giả tạo hồ
sơ khống xuất khẩu, quay vòng hàng xuất khẩu, sử dụng hóa đơn giả, thành lập
nhiều doanh nghiệp để tạo giao dịch lòng vòng, thành lập doanh nghiệp chuyên
mua bán hóa đơn.
Theo nhận định của Tổng cục Hải quan, tình trạng xuất khẩu hàng hóa để chiếm
đoạt thuế GTGT đang diễn ra ở nhiều nơi, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và
biên giới Tây Nam. Từ 2012 đến nay, số thuế chiếm đoạt đã lên tới hàng nghìn
tỷ đồng.
Cục Điều tra chống bn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết ước tính đến hết
tháng 10/2013, toàn hệ thống ngành hải quan đã phát hiện và xử lý gần 20.000
vụ buôn lậu, gian lận thương mại, giá trị hàng hóa vi phạm hơn 300 tỷ đồng,
trong đó có 2 vụ chứa đựng hành vi chiếm đoạt thuế GTGT, số tiền lên tới hơn
100 tỷ đồng.

13


Theo ơng Nguyễn Đẩu, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra, Tổng cục Thuế, các hành
vi gian lận thuế GTGT có tác động lớn đến tình hình thu chi ngân sách của nhà
nước và địa phương. Các hành vi gian lận này vừa làm thất thốt tiền hồn thuế
của nhà nước vừa thất thu tiền thuế GTGT thông qua khấu trừ đầu vào và thất
thu thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua đội chi phí đầu vào. Đặc biệt, việc
gian dối này ảnh hưởng lớn đến cân đối ngân sách địa phương, nếu khơng cân
đối được thì việc nợ ngân sách, đầu tư cho phát triển để có nguồn thu trong

tương lai rất hạn chế.
Hiện thuế GTGT chiếm 26% tổng thu ngân sách, trong khi thuế Thu nhập doanh
nghiệp và thuế Thu nhập cá nhân đã giảm mức động viên, nên sắc thuế gián thu
này có vai trị ngày càng quan trọng trong tổng thu ngân sách Nhà nước.
Hiện toàn ngành tài chính đang quyết liệt tìm giải pháp để tránh các hành vi gian
lận hoàn thuế GTGT. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, để chấn
chỉnh tình trạng này, vừa qua Chính phủ đã trình với Quốc hội thông qua Luật
sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm
2014, trong đó nâng điều kiện hồn thuế đối với các trường hợp có số thuế giá
trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong 3 tháng liên tục như hiện nay
lên 12 tháng liên tục, khi đó tình trạng gian lận và nhu cầu hồn thuế giá trị gia
tăng sẽ giảm mạnh… (Tamnhin.net 21/11) Về đầu trang
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Khơng u cầu người dân nộp giấy tờ bản sao có chứng thực

Đã có 60/63 tỉnh, thành phố hoàn thành việc chuyển giao nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy làm cơng tác kiểm sốt thủ tục hành chính từ Văn phòng UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương sang tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp.
Thông tin này được Cục trưởng Cục Kiểm sốt thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp)
Ngô Hải Phan cho biết tại hội nghị tập huấn về kiểm sốt thủ tục hành chính do
Sở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức ngày 20/11.
Cũng theo ông Ngô Hải Phan, công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian qua
đã có tiến bộ. Tuy nhiên, so với yêu cầu vẫn còn nhiều quy định, thủ tục cần sửa
đổi, bổ sung, đơn giản hóa để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Ngồi ra, cịn tình trạng, cán bộ, công chức khi thực thi công vụ yêu cầu người
dân phải công chứng, chứng thực các giấy tờ liên quan. Trong khi đó, theo quy

14



định hiện hành, nếu đã khẳng định được tính xác thực, hợp pháp của giấy tờ thì
khơng cần thiết u cầu người dân phải xuất trình bản sao cơng chứng, chứng
thực, chỉ cần bản phô tô. (Hà Nội Mới 21/11)Về đầu trang
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
10 tháng, TP.HCM thu ngân sách hơn 129.000 tỉ đồng

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, kết quả thu ngân sách nhà nước (phần nội
địa) trên địa bàn TP.HCM trong 10 tháng đầu năm 2013 là 129.093 tỉ đồng, đạt
82,34% dự toán pháp lệnh của năm, tăng 9,76% so với cùng kỳ năm 2012.
Trong đó, tổng thu ngân sách khối quận - huyện là 27.415 tỉ đồng, đạt 95,23%
dự toán pháp lệnh năm, tăng 31,29% so với cùng kỳ, bao gồm tổng thu từ tiền sử
dụng đất là 23.730 tỉ đồng, đạt 90,16% dự toán pháp lệnh, tăng 30,55% so với
cùng kỳ và thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh là 15.257 tỉ đồng, đạt
88,09% dự toán pháp lệnh, tăng 34,52%. (PhunuOnline.com.vn 21/11) Về đầu
trang
Quảng Nam: Thu ngân sách đạt 5.223 tỷ đồng

10 tháng đầu năm 2013, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam thực
hiện 5.223 tỷ đồng, đạt 77% dự toán. Ước thực hiện cả năm 6.010 tỷ đồng, đạt
96,9% dự toán Trung ương giao và đạt 88,6% dự toán tỉnh giao.
Trong khi đó, dự tốn tổng thu ngân sách địa phương năm 2013 là 9.844 tỷ
đồng, ước thực hiện đạt 13.373 tỷ đồng, đạt 135% dự toán tỉnh giao. Dự toán chi
ngân sách địa phương năm 2013 HĐND tỉnh quyết định là 9.844 tỷ đồng, ước
thực hiện đạt 13.373 tỷ đồng, đạt 135% dự toán giao. (Cafef.vn 21/11) Về đầu
trang
PHÁP LUẬT
Quảng Nam: Khởi tố ba cán bộ xã sai phạm

Ngày 19/11, Công an huyện Phú Ninh cho biết đã khởi tố ba cán bộ xã Tam Lộc
có liên quan đến những sai phạm trong thực hiện chế độ theo Quyết định số

290/2005 của Thủ tướng về chế độ, chính sách đối với những người trực tiếp
tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ,
chính sách của Ðảng và Nhà nước (chế độ 290).

15


Ba đối tượng gồm: Đỗ Thị Tuyết Hạnh, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã;
Nguyễn Văn Khánh, nguyên Xã đội trưởng và Nguyễn Văn Năm, Chủ tịch Hội
Cựu chiến binh xã về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo kết quả điều tra, ba cán bộ này đã có hành vi làm sai các quy định trong
thực hiện chế độ 290 cho các đối tượng không thuộc diện chính sách, gây thất
thốt ngân sách Nhà nước số tiền hơn 120 triệu đồng…
Trước đó, liên quan đến vụ việc này, các cơ quan chức năng huyện Phú Ninh đã
xử lý kỷ luật: Cách chức Ủy viên Ban Thường vụ Ðảng ủy bà Ðỗ Thị Tuyết
Hạnh; đồng thời khai trừ Ðảng, buộc thôi việc đối với ông Nguyễn Văn Khánh
và bà Trần Vũ Thị Huệ (cán bộ xã Tam Lộc)... (Nhân Dân 19/11) Về đầu trang
Đề nghị kiểm điểm Giám đốc Sở Xây dựng Cà Mau

Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa công bố kết luận thanh tra đối với Sở Xây dựng tỉnh
này. Theo đó, thanh tra đề nghị kiểm điểm trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với
chủ đầu tư là Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Quốc Định do để xảy ra nhiều sai
sót.
Cụ thể: Thanh tốn khối lượng cơng trình cho các nhà thầu khơng đúng quy định
số tiền 1,4 tỉ đồng; ưu tiên điều chỉnh nhân công, máy thi công cho nhà thầu
“người yêu” là Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Điền đối với phần khối
lượng thực hiện không đúng tiến độ số tiền 262 triệu đồng (ông Định đã báo cáo
với lãnh đạo tỉnh Cà Mau chuyện tình cảm giữa ơng và Giám đốc Công ty trách
nhiệm hữu hạn Hưng Điền).
Thanh tra tỉnh Cà Mau đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc Công ty Hưng Điền làm và

sử dụng tài liệu giả sang Công an tỉnh Cà Mau để xử lý theo quy định. Công ty
Hưng Điền giả 25 chứng thư bảo lãnh dự thầu của các gói thầu ở 2 ban thuộc Sở
Xây dựng là Ban Quản lý dự án Khu đô thị Đông Bắc; Ban Quản lý dự án Khu
đô thị trung tâm hành chính - chính trị tỉnh Cà Mau. (Thanh Niên 21/11) Về đầu
trang
THẾ GIỚI
1/3 các nước phát triển cắt giảm chi tiêu y tế

Trong báo cáo “Tổng quan về y tế 2013” được công bố ngày 21-11, Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết ít nhất 1/3 các nước giàu trên thế

16


giới đã cắt giảm chi tiêu y tế trong giai đoạn 2009-2011, chủ yếu do khủng
hoảng kinh tế.
Báo cáo cho rằng nguyên nhân giảm chi tiêu y tế là do cắt giảm ngân sách tại
các nước phải thực thi chính sách “thắt lưng buộc bụng”, bao gồm giảm giá
thuốc, hạn chế tiền lương tại bệnh viện và cắt giảm ngân sách cho các chương
trình phịng ngừa. (Sài Gịn Giải Phóng 21/11) Về đầu trang./.

Biên tập viên: Lê Huyền

17



×