Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

19082013_Ban_tin_Quang_Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.21 KB, 23 trang )

BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ
(Tin Quảng Nam ngày 19 tháng 8 năm 2013)
THÔNG TIN VỀ VỤ TRẺ SƠ SINH ST BỊ CHƠN SỐNG.....................2
1. Cháu bé st bị chơn sống tử vong............................................................2
2. Người cha đau lịng nhưng khơng ốn thán...............................................3
QUẢN LÝ.......................................................................................................4
3. 14/22 sở, ngành ban hành kế hoạch cải cách hành chính...........................4
KINH TẾ.........................................................................................................4
4. 10 năm thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai: Thành công nhờ nội lực........4
5. Núi Thành: 1,6 tỉ USD đầu tư KCN và cảng quốc tế Doctor Thanh..........5
6. Năm gợi ý chiến lược với Khu kinh tế mở Chu Lai...................................6
7. Điều chỉnh thu hồi đất tổng thể Khu kinh tế mở Chu Lai..........................8
CÔNG THƯƠNG............................................................................................8
8. Kêu gọi đầu tư dự án khí - điện 1 tỷ USD..................................................8
9. Cơng trình thủy điện Sơng Tranh 2: Bổ sung kinh phí bồi thường............9
10.Đấu nối Nhà máy thủy điện sơng Bung 4 và 2........................................10
11.Xúc tiến nghiên cứu trung tâm bảo dưỡng máy bay Chu Lai..................10
12.Tiết kiệm điện - Hiệu quả cao khi toàn dân vào cuộc..............................11
13.Phú Ninh: Mai một làng mộc Văn Hà......................................................12
PHÁP LUẬT.................................................................................................14
14.Hội An: Truy nã kẻ cầm đầu đường dây ma túy lớn................................14
15.Bắc Trà My: 6 tháng tù giam cho “ngưu tặc”..........................................14
AN NINH - TRẬT TỰ..................................................................................15
16.Đề nghị công nhận 38 xã phức tạp về an ninh trật tự...............................15
Y TẾ..............................................................................................................16
17.Hội An: Tổ chức Hội nghị Tim mạch miền Trung mở rộng.....................16
DU LỊCH.......................................................................................................16
18.Xây dựng bộ tiêu bản gồm 100 mẫu động vật biển.................................16
GIÁO DỤC...................................................................................................16
19.Luân chuyển giáo viên : 29 trường hợp khơng đúng Nghị qút 146.....16
20.Phú Ninh: Cậu học trị “ngửi chữ” đậu Đại học.......................................17


VĂN HÓA.....................................................................................................17
21.Hội An: Tổ chức Ngày hội văn hoá Hội An - Nhật bản...........................17

1


22.Núi Thành: Di tích lịch sử cấp tỉnh cần được trùng tu.............................18
23.Triển lãm “Tinh hoa cổ vật Phật giáo”.....................................................19
24.Nam Giang: Người "thổi hồn" cho sáo đinh tút của dân tộc Triêng........19
XÃ HỘI.........................................................................................................20
25.Khen thưởng 67 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến................................20
26.Hỗ trợ nạn nhân bom mìn phục hồi chức năng........................................20
27.Duy Xuyên: Trao gần 800 suất quà cho học sinh, sinh viên nghèo.........21
28.Duy Xuyên: Tặng 33 xe lăn cho người khuyết tật...................................21
29.Phước Sơn: “Ăn cơm trước kẻng”, vào rừng sinh con.............................22
30.Tây Giang: Tặng 32 con bò giống cho đồng bào dân tộc Cơ Tu.............23
ĐIỂM TIN ĐÃ ĐƯA....................................................................................23
THÔNG TIN VỀ VỤ TRẺ SƠ SINH SUÝT BỊ CHÔN SỐNG
Cháu bé suýt bị chôn sống tử vong

22h30 ngày15/8, do sức khỏe quá yếu, bé sơ sinh "suýt bị chôn sống" của sản
phụ Lữ Thị Lâm Quy (29 tuổi, trú thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, huyện
Núi Thành) đã tử vong.
“Suốt cả ngày hơm qua, con tơi lâm vào tình trạng nguy kịch. Đến cuối giờ
chiều, các bác sĩ bảo cháu đã khỏe hơn nhưng đến tối thì cháu qua đời. Mặc dù
đã chuẩn bị tâm lý rằng con sẽ không qua khỏi nhưng vợ tơi cứ khóc suốt”,
anh Nguyễn Văn Tin (bố cháu bé) nói.
Theo bác sĩ Hoàng Xuân Việt - Giám đốc Bệnh viện Nhi Quảng Nam, tối
15/8, các bác sĩ theo dõi kíp trực nhận thấy cháu đã tử vong nên đã cho dừng
tất cả các biện pháp hỗ trợ, đồng thời gọi điện báo tin cho gia đình anh Tin.

Bác sĩ Phạm Ngọc Ẩn - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Quảng Nam cho biết,
trong sáng 16/8, Bệnh viện cử một nhóm y, bác sĩ của khoa Sản đến thăm
viếng và động viên gia đình anh Tin, chị Quy.
Trước đó, do các bác sĩ trong kíp trực ngày 4/8 chẩn đốn khơng chính xác,
st nữa con của sản phụ Quy đã bị chôn sống.

2


Sau khi phát hiện cháu vẫn còn sống, người nhà đã đưa cháu bé
nhập Bệnh viện Nhi Quảng Nam để điều trị. (Tiền Phong 17/8, tr10; Nông
Thôn Ngày Nay 17/8, tr2; Thanh Niên 17/8, tr5; Người Lao Động 17/8, tr5;
Khampha.vn 16/8; Pháp Luật Việt Nam Online 16/8; News.zing.vn 16/8; Tuổi
Trẻ Online 16/8; Vnexpress.net 16/8) (về đầu trang)
Người cha đau lòng nhưng khơng ốn thán

Anh Nguyễn Văn Tin (37 tuổi, trú tại xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành) - cha
đứa trẻ st bị chơn sống nói: "Con của chúng tơi đã qua đời, bây giờ có ốn
thán các bác sĩ cũng chẳng ích gì. Nhưng qua sự việc này, tơi mong các bác sĩ
đừng tắc trách thêm nữa, đừng để xảy ra trường hợp tương tự, đau lịng lắm!".
Trước đó, tối 15/8, nhận được điện thoại của Bệnh viện Nhi Quảng Nam, nơi
chăm sóc, điều trị cho con anh trong hơn 10 ngày qua, anh Tin đã hết sức đau
đớn khi biết cháu đã khơng cịn cử động chân tay được nữa.
Các y bác sĩ nhận định, cháu bé đã tắt thở nên đã rút ống thở áp lực C.P.A.P ra.
Đến 22h cùng ngày, anh đến để nhận thi hài con.
Anh Nguyễn Văn Trà (43 tuổi, bác ruột cháu bé) cho biết: “Khi đem thi thể
cháu về, tôi thấy cháu có lớn lên và cơ thể có phát triển hơn”.
Anh Trà nhớ lại, ngày 4/8, sau khi nhận được kết luận cháu bé đã tử vong, gia
đình đem về định lo mai táng ngay trong đêm thì “đứng tim” khi thấy chân tay
cháu bé vẫn cịn cử động.

“Ngày 17/8, tơi sẽ đặt cho con một cái tên. Dù số phận con ngắn ngủi nhưng
dù sao cháu cũng đã sống hơn 10 ngày trên cõi đời này…”, anh Tin chia sẻ.
“Hôm nhận lại cháu từ Bệnh viện về, do không biết các trình tự, thủ tục nên
chúng tơi đã bị một nữ hộ sinh la mắng dữ lắm. Trong khi, cả nhà đang đau
buồn, bối rối mà thái độ của họ cũng không chia sẻ chút nào…”, anh Trà cho
biết.

3


Theo anh Trà, cháu anh có thể sống được trong hơn 10 ngày
chứng tỏ khi mới sinh ra, cháu bé khá khỏe và cứng cáp. "Nếu phát hiện sớm
hơn thì sao? Dù sao cháu cũng qua đời rồi nhưng trách sao các y bác sĩ vô
trách nhiệm quá”, anh Trà tiếp lời. (Thanh Niên Online 16/8) (về đầu trang)
QUẢN LÝ
14/22 sở, ngành ban hành kế hoạch cải cách hành chính

Ngày 16/8, Sở Nội vụ cho biết, hiện có 14/22 Sở, Ban, ngành, 16/18 huyện,
thành phố ban hành kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015.
Theo đó, có 15 sở, ngành, 11 huyện, thành phố và 140/244 xã, phường, thị
trấn thực hiện cơ chế một cửa; Có 21 cơ quan, đơn vị, địa phương áp dụng tiêu
chuẩn ISO 9001:2000, ISO 9001:2008 trong quản lý hành chính và phục vụ
cơng dân và doanh nghiệp.
UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh, tiến hành đồng thời với
việc rà sốt, điều chỉnh, chuyển các nhóm chức năng quản lý nhà nước ở các
đơn vị có liên quan, để giao cho một cơ quan thực hiện, đảm bảo giảm đầu
mối, tránh trùng lặp, chồng chéo trong việc thực hiện. (Công An Thành Phố Đà
Nẵng Online 17/8) (về đầu trang)
KINH TẾ

10 năm thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai: Thành công nhờ nội lực

Ngày 17/8, Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai tổng kết 10 năm thành lập,
đón nhận Huân chương Lao Động hạng Ba, và cơng bố chương trình đầu tư
khu cơng nghiệp và cảng quốc tế Dr.Thanh Chu Lai.
Khu kinh tế mở Chu Lai trong giai đoạn 2006 - 2010 đóng góp 58% tổng thu
ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp cho gần 50 nghìn
lao động. Khu kinh tế mở Chu Lai đã được Thủ tướng chọn là một trong 5 khu
kinh tế trọng điểm của Quốc gia từ 2013 - 2015 để ưu tiên đầu tư phát triển.
Và năm 2013, Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai được Chủ tịch Nước trao
tặng Huân chương Lao Động hạng Ba.

4


Ông Huỳnh Khánh Toàn - Phó Chủ tịch tỉnh kiêm Trưởng Ban Quản lý khu
kinh tế mở Chu Lai cho biết: “Để có được kết quả bước đầu như hơm nay,
ngoài sự chỉ đạo sát sao của Trung ương, còn có những nhân tố đóng vai trị
qút định sự thành cơng.
Một là qút tâm chính trị của Đảng bộ và nhân dâểttên địa bàn tỉnh. Hai là về
cơ chế đặc thù, đây là điều kiện cần để đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng
cũng như để xúc tiến thành công các dự án, là cái gốc quyết định sự thành
công của Chu Lai. Ba là cơ chế đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu
các dự án đầu tư. Bốn là vai trị của chính quyền địa phương các cấp và Ban
quản lý. Năm là xác định phương hướng phát triển và nhà đầu tư chiến lược
dựa vào những lợi thế so sánh của mình”.
Đặc biệt, tại buổi lễ tổng kết ngày 17/8, Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai
trao giấy chứng nhận đầu tư và khởi công dự án xây dựng khu công nghiệp và
cảng quốc tế Doctor Thanh tại Chu Lai.
Theo Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai: “Đây là dự án mang tính động lực

lan tỏa cho cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, mang tầm chiến lược cho
cả ngành nước uống giải khát của cả nước.(Lao Động 17/8, tr3; Nhân Dân
18/8, tr1+4;Tiền Phong 18/8, tr3; Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh 17/8, tr2;
Quân Đội Nhân Dân 18/8; tr1+4; Tuổi Trẻ 18/8, tr2; Tin Tức 19/8, tr3; Nông
Nghiệp Việt Nam 19/8, tr2; Baodautu.vn 18/8) (về đầu trang)
Núi Thành: 1,6 tỉ USD đầu tư KCN và cảng quốc tế Doctor Thanh

Ngày 17/8, Công ty TNHH phát triển khu công nghiệp và cảng Quốc tế
Doctor Thanh Chu Lai công bố chương trình đầu tư xây dựng khu cơng
nghiệp và cảng quốc tế tại Khu công nghiệp Tam Hiệp, trong khuôn khổ sự
kiện kỷ niệm 10 năm thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai.
Theo đó, dự án xây dựng Khu công nghiệp và cảng quốc tế Doctor Thanh
được triển khai trên diện tích hơn 700 ha nhằm thu hút các đối tác, doanh
nghiệp phụ trợ của ngành chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống.

5


Tổng mức đầu tư dự án 1,6 tỉ USD, triển khai thực hiện trong giai
đoạn 2013-2018. Trong đó, có phần hạ tầng và phần nhà xưởng, thiết bị gồm 8
nhà máy (nước giải khát, thực phẩm, bao bì, tinh bột, hạt nhựa...) và cảng
Quốc tế Doctor Thanh. Riêng trong giai đoạn, dự án có mức đầu tư 400 triệu
USD. (Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 19/8, tr3; Lao Động 19/8, tr3; Đại Biểu
Nhân Dân 19/8, tr2; Thanh Niên Online 17/8; Cafebiz.vn
Doanhnhan.veneconomy.vn 18/8; Vietnamplus.vn 17/8) (về đầu trang)

18/8;

Năm gợi ý chiến lược với Khu kinh tế mở Chu Lai


Để Khu kinh tế mở Chu Lai thực sự trở thành một điểm điển hình cho sự phát
triển nhanh và bền vững, thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước cần
có những giải pháp mang tính chiến lược.
Xét toàn diện, Khu kinh tế mở Chu Lai cơ bản đã thành công, tạo được nền
tảng nhất định để tiếp tục tiến lên phía trước.
Dựa trên cơ sở thành cơng bước đầu của Khu kinh tế mở, có một số ý kiến về
những công việc mà Khu kinh tế mở Chu Lai cần tập trung làm trong thời gian
tới.
Một là, xác định rõ thêm mơ hình Khu kinh tế mở Chu Lai; khẳng định những
định hướng đã đề ra từ đầu.
Hai là, hiện đang bàn nhiều về đổi mới mơ hình tăng trưởng và phát triển, tái
cơ cấu nền kinh tế, có thể xem đây là một cơ hội lớn mà tỉnh và Khu kinh tế
mở Chu Lai cần và có thể tranh thủ đi đầu thực hiện. Những vướng mắc về tư
duy, quan điểm, chính sách cần có sự đột phá có thể thơng qua thí điểm để rút
kinh nghiệm và đi tới định hình.
Ba là, Khu kinh tế mở Chu Lai sẽ tiếp tục phát triển những ngành, lĩnh vực, cơ
sở gì để có hiệu quả nhất, trước hết và chủ yếu là hiệu quả kinh tế, đi đầu nâng
cao sức cạnh tranh.
Bốn là, một định hướng rất quan trọng là phải tạo ra sự khác biệt, đặc thù về
cơ cấu kinh tế của mình. Cần giữ lại những gì đã làm, đã có và phát huy hết

6


hiệu quả của chúng, trừ những trường hợp đặc biệt, thì cần điều
chỉnh một cách hợp lý theo mục tiêu chiến lược và nhu cầu của thị trường.
Năm là, định ra những việc, những cơ sở cần làm mới. Quy hoạch cần định
hướng, dự báo về những việc đó, nhưng cuối cùng, vẫn phải theo nhu cầu của
thị trường trong nước và thế giới luôn biến động. Chỉ những nhà đầu tư trực
tiếp biết cần và có thể làm gì. Ban quản lý Khu kinh tế mở cần tìm mọi cách

để xúc tiến đầu tư, đi sâu vào các thị trường để tìm đối tác, nhất là các đối tác
chiến lược.
Với cách nhìn như trên, một vài hướng giải quyết được nêu ra như sau:
Thứ nhất, hướng chủ chốt của cơ cấu kinh tế trong Khu kinh tế mở là kinh tế
công nghệ cao, tiến dần đến kinh tế tri thức, kinh tế xanh. Do đó, cần xử lý tốt
mối quan hệ giữa cơng nghiệp và dịch vụ, trong đó chủ yếu là dịch vụ chất
lượng cao, với nông nghiệp.
Thứ hai, ưu tiên phát triển cơng nghiệp hỗ trợ có công nghệ cao, thân thiện
môi trường.
Thứ ba, cần phát triển khu vực này theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, công
nghệ cao, tập trung vào sản xuất thực phẩm (thịt cá, rau quả…) với chất lượng
cao, sản phẩm sạch để cung ứng cho Khu kinh tế mở và thị trường bên ngoài.
Thứ tư, để phát triển công nghiệp và dịch vụ, Khu kinh tế mở Chu Lai cần có
một số doanh nghiệp lớn làm nịng cốt, trong đó thu hút mạnh doanh nghiệp
FDI; đồng thời khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng có
cơng nghệ cao, liên kết với nhau để có sức mạnh như doanh nghiệp lớn, hoặc
làm vệ tinh cho doanh nghiệp lớn. Kinh tế nông, ngư nghiệp chủ yếu là dựa
vào trang trại cùng hộ gia đình, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp công
nghiệp và dịch vụ.
Thứ năm, xây dựng một trường đại học quốc tế trong Khu kinh tế mở Chu Lai
để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngay cho Khu kinh tế mở và cho cả

7


tỉnh và khu vực; gắn trường đại học này với doanh nghiệp để làm
khu công nghệ cao.(Baodautu.vn 16/8) (về đầu trang)
Điều chỉnh thu hồi đất tổng thể Khu kinh tế mở Chu Lai

Văn phịng UBND tỉnh vừa có thơng báo kết luận của Phó Chủ tịch tỉnh

Huỳnh Khánh Toàn chỉ đạo điều chỉnh các quyết định thu hồi đất tổng thể, đã
thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng trước đây trên địa bàn Khu kinh tế
mở Chu Lai.
Được biết, trong những năm qua Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai và
huyện Núi Thành tập trung triển khai thực hiện công tác bồi thường, bàn giao
mặt bằng để triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn.
Tuy nhiên, do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng
mắc, nên đến nay có một số dự án, cơng trình phải dừng đầu tư để quyết toán.
UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra, rà soát toàn bộ các dự án đầu tư trên địa bàn theo
quyết định thu hồi đất, giao đất tổng thể, nhưng cịn một phần diện tích chưa
bồi thường cho dân, chủ đầu tư chỉ sử dụng một phần diện tích đã thực hiện
bồi thường để đầu tư dự án.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng giao huyện Núi Thành có trách nhiệm chỉ đạo các địa
phương, đơn vị phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Sở
TN&MT triển khai rà soát việc quản lý, sử dụng đất đai của các dự án, người
dân đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
(Ndhmoney. Việt Nam 16/8) (về đầu trang)
CÔNG THƯƠNG
Kêu gọi đầu tư dự án khí - điện 1 tỷ USD

UBND tỉnh vừa quyết định thành lập Tổ công tác Xúc tiến đầu tư Dự án Nhà
máy Khí - Điện vào Khu kinh tế mở Chu Lai. Ơng Đinh Văn Thu - Phó Chủ
tịch tỉnh là Tổ trưởng Tổ cơng tác có nhiệm vụ làm việc với các bộ, ngành
Trung ương và các đơn vị liên quan xúc tiến đầu tư dự án này.

8


Bên cạnh đó, theo qút định do ơng Lê Phước Thanh - Chủ tịch
tỉnh ký, Tổ công tác cũng chịu trách nhiệm khảo sát, chọn địa điểm thích hợp

để giới thiệu chủ đầu tư triển khai thực hiện Dự án; hỗ trợ và hướng dẫn các
thủ tục liên quan đến đầu tư; cũng như tham mưu đề xuất cơ chế ưu đãi đặc
thù và những giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư triển khai thực hiện Dự án.
Trước đó, UBND tỉnh kêu gọi đầu tư vào Dự án Nhà máy Khí - Điện, với tổng
vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD. Dự kiến, dự án này sẽ được triển khai trong
vịng 5 năm, theo hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoặc liên doanh, với
diện tích 300 - 400 ha.
Theo kế hoạch, Dự án được triển khai với mục tiêu thiết lập hệ thống đường
ống vận chuyển khí đốt từ biển Đông vào khu vực Dự án; xây dựng tổ hợp nhà
máy chế biến khí đốt và sản xuất các sản phẩm từ khí đốt; xây dựng nhà máy
phát điện sử dụng khí đốt, hoặc bán khí đốt cho Nhà máy Nhiệt điện Nông
Sơn…
Liên quan đến các dự án này, mới đây, Văn phịng Chính phủ thơng báo ý kiến
của Thủ tướng đối với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh. Theo đó, Thủ tướng
đồng ý để Bộ KH&ĐT khẩn trương trao đổi, làm việc với đối tác Hàn Quốc về
phương án phát triển Dự án, báo cáo Thủ tướng xem xét đưa Dự án vào
chương trình hợp tác chiến lược hai nước Việt Nam - Hàn Quốc. (Đầu tư 19/8,
tr4) (về đầu trang)
Cơng trình thủy điện Sơng Tranh 2: Bổ sung kinh phí bồi thường

Ngày 15/8, UBND tỉnh có Quyết định số 2497 về việc Phê duyệt bổ sung kinh
phí thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cơng trình thủy điện
Sơng Tranh 2 (huyện Nam Trà My).
Số kinh phí được phê duyệt bổ sung lần này hơn 1,2 tỷ đồng. Nguồn kinh phí
từ chủ đầu tư là Tập đoàn Điện Lực Việt Nam.
Theo đó UBND tỉnh giao Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cơng
trình thủy điện Sơng Tranh 2 phối hợp với Ban Quản lý dự án thủy điện 3 và
các cơ quan liên quan có trách nhiệm kiểm tra, rà sốt kinh phí thực hiện cơng

9



tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo từng phương án đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước đây để lập thủ tục thanh, quyết toán
theo đúng quy định. (Công An Thành Phố Đà Nẵng Online 16/8) (về đầu trang)
Đấu nối Nhà máy thủy điện sông Bung 4 và 2

Ngày 15/8, tại Ban Quản lý Dự án các cơng trình điện miền Trung (thành phố
Đà Nẵng) diễn ra Lễ ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho dự án xây dựng
Trạm biến áp 500 KV Thạnh Mỹ và đường dây 220 KV đấu nối các Nhà máy
thuỷ điện Sông Bung 4 và 2 hoà vào hệ thống lưới điện Quốc gia.
Buổi lễ diễn ra giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt
Nam và Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia.
Trạm biến áp 500 KV Thạnh Mỹ và nhánh rẽ giai đoạn 1đóng điện tháng
12/2011. Giai đoạn 2 đầu tư thêm hai máy biến áp công suất 450 MVA, hai
máy biến áp tự dùng 35KV công suất 560KVA; hệ thống phân phối điện
500Kv, 220kv, 35kv; hoàn thiện hệ thống phòng cháy chữa cháy… Tổng mức
đầu tư 928 tỷ đồng.
Dự kiến cuối năm 2014 các cơng trình đóng điện đi vào vận hành hoạt động,
góp phần tăng thêm nguồn điện cho đất nước. (Nhân Dân Điện Tử 16/8) (về
đầu trang)
Xúc tiến nghiên cứu trung tâm bảo dưỡng máy bay Chu Lai

Ngày 18/8, theo Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Công ty Parsons
Brinckerhoff (Mỹ) đang liên hệ với Cơ quan Thương mại và phát triển Mỹ
(USTDA), nhằm kêu gọi nguồn viện trợ trong công tác nghiên cứu tiền khả thi
về sân bay Chu Lai, kết hợp với trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng máy bay.
Parsons Brinckerhoff là đơn vị trúng thầu tư vấn nghiên cứu quy hoạch sân
bay Chu Lai từ nguồn vốn tài trợ của USTDA, hiện đã ký hợp đồng với Tổng
công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) nghiên cứu tính khả thi sân bay

Chu Lai để hình thành sân bay trung chuyển hàng hóa Quốc tế, dự kiến hoàn
thành vào quý 3 năm nay.

10


Trước đó, Tập đoàn máy bay Mỹ ADC&HAS từng khảo sát,
chọn sân bay Đà Nẵng và Chu Lai là 2 sân bay chiến lược để phát triển phục
vụ du khách và trung chuyển hàng hóa cơng nghiệp.
Chủ trương bổ sung dự án Trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng máy bay Chu Lai
(rộng 600 ha tại huyện Núi Thành) vào quy hoạch phát triển ngành công
nghiệp hàng không và giao thông vận tải đã được Bộ GTVT thống nhất hồi
tháng 6. Cục Hàng không và ACV hiện đang chuẩn bị cho khai thác máy bay
A320, A321 tại Chu Lai vào cuối năm nay. (Thanh Niên 19/8, tr6) (về đầu
trang)
Tiết kiệm điện - Hiệu quả cao khi toàn dân vào cuộc

Để chủ động kế hoạch cấp điện, Công ty Điện lực Quảng Nam sớm xây dựng
phương án, dự kiến nhu cầu điện theo từng mùa để tính tốn nguồn điện cung
ứng trong cả năm, nhất là vào mùa nắng nóng; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh
tuyên truyền tiết kiệm điện bằng các giải pháp cụ thể.
Đến thời điểm này, tình hình thiếu điện không xảy ra, công suất tiêu thụ điện
thực tế trên địa bàn tỉnh tăng 10-11%; Mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh và
sinh hoạt của người dân vẫn diễn ra bình thường, với tốc độ tăng sản lượng
điện thương phẩm tiêu thụ gần 10,42% so với cùng kỳ năm trước, góp phần
tăng trưởng GDP của tỉnh 10,9% trong 6 tháng đầu năm (hệ số đàn hồi dưới
1,0).
Theo thống kê, thực tế khó khăn của doanh nghiệp vẫn còn ảnh hưởng lớn đến
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã tác động cánh kéo làm giảm lượng điện
dùng trong công nghiệp, với mức tăng thấp 7,7%.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, đẩy mạnh tiết kiệm điện vừa là chủ trương vừa
là giải pháp tối ưu, không chỉ để đề phòng, khắc phục thực trạng thiếu điện mà
còn nhằm kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp và người dân sử dụng điện hiệu
quả hơn. Tăng lợi ích cho người sử dụng điện, tăng sức cạnh tranh cho các
doanh nghiệp là mục tiêu tối thượng của mọi chủ trương và biện pháp tiết
kiệm điện. Việc tìm ra các giải pháp sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm phải là
hành vi tự thân rất quan trọng đối với các chủ thể sử dụng điện.

11


Quán triệt tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh, hầu hết khách hàng sử dụng điện
ở các lĩnh vực đều chấp hành tốt các quy định về tiết kiệm điện.
Công ty Điện lực Quảng Nam phối hợp với Báo Quảng Nam và Đài Phát
thanh - Truyền hình tỉnh mở chuyên mục “Tiết kiệm điện” tuyên truyền về chủ
trương, biện pháp hưởng ứng thực hành tiết kiệm điện trong suốt mùa nắng
nóng.
Từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh tiết kiệm hơn 26,1 triệu kWh. Trong đó, 6
tháng đầu năm, tiết kiệm 8,78 triệu kWh, đạt 124% kế hoạch Tổng công ty
giao, tương ứng 2% sản lượng điện thương phẩm.
Ông Nguyễn Quang Vinh - Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Nam cho biết:
“Mặc dù kinh doanh bán điện, nhưng ngành điện vẫn ra sức vận động thực
hành tiết kiệm điện. Bởi đây là việc làm nhằm góp phần bảo đảm an ninh năng
lượng đất nước, bảo vệ môi trường. Với Quảng Nam, nếu tiết kiệm được 1,5%
sản lượng điện thương phẩm thì sẽ khơng lo thiếu điện trong mùa khơ. Đến
thời điểm này, mức phấn đấu đã thực hiện vượt 0,5%, do đó đã góp phần giảm
gánh nặng về khả năng cung ứng điện trong mùa nắng nóng”. (eqn.com.vn
18/8) (về đầu trang)
Phú Ninh: Mai một làng mộc Văn Hà


Làng mộc Văn Hà (xã Tam Thành) có 300 năm tuổi, từng được triều đình nhà
Nguyễn ban sắc phong tơn vinh tài hoa nghề. Tuy nhiên, hiện làng nghề chưa
biết sẽ về đâu một khi nghệ nhân cuối cùng về nơi chín suối.
Lão thợ Đinh Thẩm (94 tuổi), nghệ nhân cuối cùng của làng chia sẻ: “Thời
cịn trai trẻ, tơi được nghe cha ông kể nhiều về chiến thắng vang dội trong một
cuộc đấu tại kinh thành Huế. Năm đó, các làng mộc nổi tiếng khắp nơi tề tựu
để chạm trổ một trụ đèn gỗ. Phường thợ mộc Văn Hà chúng tôi đã chạm một
con rồng uốn lượn xung quanh trụ đèn này. Nhưng nếu chỉ có vậy thì có lẽ rất
khó để thắng được các phường thợ khác nên thợ làng tôi đã dùng “tuyệt chiêu”
chạm lộng để làm nổi con rồng này lên. Vì nét chạm tinh xảo và độc đáo, vua

12


Thành Thái đã không tiếc lời khen ngợi và ban tặng biển vàng,
sắc phong cho 27 nghệ nhân trong làng”.
Cụ Thẩm cho biết, năm 18 tuổi, cụ theo cha đi đến nhiều vùng trên địa bàn
tỉnh để dựng nhà rường cho các gia đình có quyền thế. Chính tay cụ đã làm
nên nhiều nhà cổ với lối kiến trúc đặc trưng, như: “Tam nhị hạ thiên”, “Tam
gian tứ hạ”, “Năm gian hai chái cổ lầu”… với những nét chạm khắc tinh xảo.
Hiện nay, ở làng mộc Văn Hà, cụ Thẩm cũng là người cuối cùng biết làm
chiếc bàn “ma thuật” - chiếc bàn mà khi úp tay lên mặt bàn sẽ tự xoay một
cách bí ẩn mà đến nay, nhiều người vẫn còn tranh cãi về nguyên lý vận hành
của nó. .
Thời hoàng kim của nghề mộc Văn Hà đã qua. Cụ Thẩm biết cho biết, mấy
chục năm qua, cụ tìm truyền nhân nghề mộc nhưng người đó vẫn chưa xuất
hiện. “Ông tổ nghề là người vùng Nghệ Tĩnh, trên bước đường vào nam đã
dừng lại mảnh đất Văn Hà ngày nay để định cư. Từ đó, nghề mộc thành nghề
chung và mang lại hưng thịnh cho cả làng. Đến nay, đã là đời thứ 13 nhưng
không lẽ chỉ dừng ở đời thứ 13 là nghề lụi tắt”, cụ trải lịng.

Theo thống kê, hiện tại xã Tam Thành chỉ có 5 người thợ mộc khá rành nghề
nhưng “phong độ” cũng thất thường do khơng làm thường xun. Đã khơng ít
thợ bỏ nghề sang làm việc khác phần vì thu nhập khơng nhiều, trình độ nghề
tụt dần so với làng nghề Kim Bồng đang “phất”. Ơng Phạm Miên - một học
trị của cụ Thẩm từng nhìn nhận rằng, nếu khơng vì làng có chiếc bàn “ma
thuật” thì có lẽ từ lâu cái tên Văn Hà khơng cịn ai nhớ đến.
Cụ Thẩm trăn trở: “Nghề mộc là nghề khó, để thành cơng với nghề khơng phải
chăm chỉ là được mà cịn phải sáng ý nữa. Tôi đã từng này tuổi, gần đất xa trời
rồi. Không mở lớp đào tạo thợ trẻ e là muộn mất…”. (Thanh Niên 19/8, tr14)
(về đầu trang)

13


PHÁP LUẬT
Hội An: Truy nã kẻ cầm đầu đường dây ma túy lớn

Ngày 16/8, Đại tá Lê Ngọc Lưu - Trưởng Công an thành phố Hội An cho biết,
vừa phát lệnh truy nã toàn quốc đối với Nguyễn Đức Cường (SN 1981, trú
huyện Điện Bàn) về hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý.
.
Theo hồ sơ, đầu tháng 3, Công an thành phố Hội An nhận được thông tin quán
cà phê Góc (số 69 Nguyễn Tất Thành) được sử dụng làm nơi mua bán ma túy.
Qua điều tra, xác định đối tượng cầm đầu là Cường, “đầu nậu” chuyên cung
cấp hàng cho Nguyễn Quốc (còn gọi là Lỳ Kalamu, SN 1988) và Văn Thanh
Hòa (tức Hà Bá, SN 1980, cả 2 cùng ngụ phường Thanh Hà). Những đối
tượng này chuyên đi giao ma túy cho các con nghiện.
Từ tháng 3-7, Cường giao cho Quốc và Hòa một lượng lớn hàng đá để mang
đi giao dịch. Trong số những khách hàng của Cường có cả người nước ngoài.
Ngày 12/7, Cơng an thành phố Hội An bắt tạm giam Quốc và Hịa về hành vi

bn bán trái phép chất ma túy. Riêng Cường bỏ trốn khỏi địa phương. Ngoài
ra, lực lượng cơng an đã lập hồ sơ xử lý hành chính 32 đối tượng có hành vi
sử dụng trái phép chất ma túy trong đường dây này. (Người Lao Động 17/8,
tr5; Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh 17/8, tr10) (về đầu trang)
Bắc Trà My: 6 tháng tù giam cho “ngưu tặc”

Ngày 13/8, TAND huyện Bắc Trà My tuyên Huỳnh Văn Khôi (SN 1986, trú
tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước) 6 tháng tù giam, đồng thời bồi thường 85
triệu đồng cho khổ chủ là bà Nguyễn Thị Hoa và ông Trần Minh Phụng (cùng
trú tại thôn 1, xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My) về tội Trộm cắp tài sản.
Chiều 18/4, Khôi dùng xe máy chở Huỳnh Văn Nghĩa (2001, xã Tiên Cảnh,
huyện Tiên Phước) từ Tiên Phước lên Bắc Trà My để mua trâu bò, về bán lại
kiếm lời.

14


Khi đến khu vực Tà Vi, thôn 1, xã Trà Giác, Khôi phát hiện 3 con
trâu đang gặm cỏ nhưng khơng có người trơng giữ. Ngay tức khắc, Khơi lập
kế hoạch “trộm trâu”.
Sau đó, Khơi gọi điện “điều” ơng Nguyễn Văn Nhân (1970, trú thôn 5, xã Tiên
Cảnh, huyện Tiên Phước) chuyên làm dịch vụ chạy xe tải thuê lên núi chở
trâu. Khi được thông báo là 3 chú trâu này đã được ngã giá với người dân, ông
Nhân cùng Khơi chở hàng về bán cho lị mổ của ơng Đặng Thanh Bình (trú xã
Bình Quế, huyện Thăng Bình) với giá 50,5 triệu đồng.
Ngay sau khi nhận được thông báo mất tài sản, cơ quan Công an địa phương
đã vào cuộc điều tra và chân tướng “siêu trộm” kiêm “siêu lừa” Huỳnh Văn
Khôi bị vạch trần. (Công An Thành Phố Đà Nẵng Online 16/8) (về đầu trang)
AN NINH - TRẬT TỰ
Đề nghị công nhận 38 xã phức tạp về an ninh trật tự


Ngày 15/8, UBND tỉnh đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định
công nhận 38 xã, thị trấn thuộc 17 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh (trừ
huyện Nam Trà My) là xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự.
Cụ thể, các địa phương Tam Kỳ, Thăng Bình, Tiên Phước, Hiệp Đức, Đơng
Giang, Phước Sơn, Nơng Sơn, Bắc Trà My mỗi huyện có 1 xã; các địa
phương: Hội An, Phú Ninh, Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc, mỗi địa phương 2
xã; Núi Thành, Điện Bàn mỗi địa phương 3 xã; Nam Giang 6 xã và Tây Giang
8 xã.
Kết quả này có được qua khảo sát, đánh giá về đặc điểm, tính chất địa bàn và
diễn biến tình hình an ninh trật tự tại các xã, thị trấn trên toàn tỉnh của Công
an tỉnh theo quy định của Chính phủ và của Bộ Cơng an. (Infonet.vn 16/8) (về
đầu trang)

15


Y TẾ
Hội An: Tổ chức Hội nghị Tim mạch miền Trung mở rộng

Từ ngày 16- 18, Hội nghị Tim mạch Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh, Sở Y
tế tổ chức Hội nghị Tim mạch miền Trung mở rộng lần thứ VII
.
Hội nghị có sự tham gia của hơn 1.000 giáo sư đầu ngành trong và ngoài
nước. Các đại biểu sẽ nghe báo cáo khoa học về bệnh lý tim mạch nội - ngoại
khoa, chẩn đốn tình hình tim mạch, điều trị nội- ngoại khoa tim mạch, tim
mạch can thiệp, tim mạch dự phịng. (Đại Đồn Kết 17/8, tr14; Qn Đội Nhân
Dân 18/8, tr8) (về đầu trang)
DU LỊCH
Xây dựng bộ tiêu bản gồm 100 mẫu động vật biển


Vừa qua, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm triển khai chương trình xây dựng bộ
tiêu bản gồm 100 mẫu động vật biển, phục vụ cho hoạt động tham quan,
nghiên cứu khoa học tại Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm. (Thanh Niên
17/8, tr2) (về đầu trang)
GIÁO DỤC
Luân chuyển giáo viên : 29 trường hợp không đúng Nghị quyết 146

Ngày 16/8, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh họp liên quan đến nội dung
giám sát thực hiện Nghị quyết 146 /2009 về luân chuyển cán bộ, giáo viên của
ngành Giáo dục và Đào tạo từ đồng bằng lên công tác tại các huyện miền núi
và từ miền núi về đồng bằng.
Hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết 146, cả tỉnh có 614/868 đối tượng (theo danh
sách ban hành cùng nghị quyết) được luân chuyển từ miền núi về đồng bằng.
Tuy nhiên, trong q trình ln chuyển cịn nhiều bất cập. Trong đó, có 29
trường hợp giáo viên luân chuyển ngoài danh sách ban đầu là trái với tinh thần
Nghị quyết 146 của HĐND tỉnh. (Công An Thành Phố Đà Nẵng Online 17/8)
(về đầu trang)

16


Phú Ninh: Cậu học trò “ngửi chữ” đậu Đại học

Bị bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, Phạm Phú Thịnh (xã Tam Vinh) phải ghé
mắt sát vở mới đọc được chữ. Tuy nhiên em vẫn đỗ ngành Sư phạm Toán Đại học Sư phạm Đà Nẵng với 23 điểm.
Để nhìn rõ chữ, Thịnh phải cúi gằm mặt, mắt cách sách vở khoảng 1cm. Nhìn
em học bài, các bạn hay đùa là em “ngửi chữ”. Thịnh chia sẻ: “Khó khăn trong
việc ghi chép nên em phải tìm cách lắng tai nghe thật kỹ tại lớp, sau đó mượn
vở bạn về chép lại”.

Ngoài ra, Thịnh luôn lấy tấm gương của người chị gái là Phạm Thị Thu Sen
(sinh viên năm 4, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM) để phấn đấu, nỗ lực. Thu
Sen cũng bị cận loạn thị đến 13 độ nhưng học rất giỏi. “Chị dạy cho em phải
gạt bỏ mọi tự ti, mặc cảm và lúc nào bản thân mình cũng ln hướng về phía
trước”, Thịnh bày tỏ.
Thầy Phan Nhật Đức - giáo viên chủ nhiệm của Thịnh cho biết: “Thịnh rất
thơng minh, tư duy tốt, có trí nhớ nhanh. Trước đây, Trường Đại học Quảng
Nam bảo em làm hồ sơ để được tuyển thẳng vào trường, nhưng Thịnh muốn
thử sức ở môi trường khắc nghiệt hơn”.
Chị Lưu Thị Huệ - mẹ Thịnh, tâm sự: “Gia đình tơi làm nơng, nhà có 3 sào
ruộng, những lúc nơng nhàn, tơi đi thu mua ve chai, cịn ba nó đi làm th ở
một xưởng gỗ. Ngày nhập học của Thịnh cũng sắp đến mà vợ chồng tôi cũng
chưa biết sắp xếp thế nào vì gia đình đang phải chu cấp cho chị gái Thịnh học
ở Sài Gòn. Còn em gái của Thịnh đang học lớp 11 nữa...” (Nông Thôn Ngày
Nay 17/8, tr5) (về đầu trang)
VĂN HÓA
Hội An: Tổ chức Ngày hội văn hoá Hội An - Nhật bản

Từ 23-25/8, sự kiện “Giao lưu Văn hóa Hội An - Nhật Bản” lần thứ XI diễn ra
tại khu phố cổ Hội An. Đây là một hoạt động được tổ chức định kỳ thường
niên từ năm 2003.

17


Sự kiện có nhiều chương trình như: Cuộc thi sáng tác thơ Haiku
tiếng Việt; Thuyết trình và giao lưu thư pháp Nhật Bản do Nhà thư pháp
Takeda Souun thực hiện; chương trình trình diễn hợp xướng của nhóm Sound
Collage, nhóm hợp xướng Froude Chorus Group (Hà Nội) và nhóm hợp
xướng thiếu nhi Hội An...

Bên cạnh đó, một số hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao thường niên giữa
thành phố Hội An và các tổ chức Nhật Bản như: Trình nghề và trưng bày sản
phẩm thủ công mỹ nghệ Quảng Nam - Nhật bản; Gấp giấy Nhật bản
(Kirigami); Trò chơi dân gian Hội An và Nhật Bản; Thư pháp thơ Haiku, Chụp
hình lưu niệm với áo Yukata… tiếp tục được tổ chức trong kỳ gặp gỡ lần này.
Lễ khai mạc được tổ chức vào đêm 24/8, bế mạc vào đêm 25/8 tại vòng cung
Chùa Cầu. (VOV 17/8, tr11; Nhân Dân 18/8, tr5; Tuổi Trẻ 19/8, tr15) (về đầu
trang)
Núi Thành: Di tích lịch sử cấp tỉnh cần được trùng tu

Ngơi nhà ơng Ung Tịng (ở thơn Bích Sơn, xã Tam Xn 2) được UBND tỉnh
cơng nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2005. Tuy nhiên, hiện nay, ngôi nhà bị
xuống cấp trầm trọng, rất cần được trùng tu sửa chữa, xứng với di tích lịch sử
cấp tỉnh đã được cơng nhận
Ngơi nhà ơng Ung Tịng có một ý nghĩa vơ cùng to lớn, gắn liền với cuộc tổng
khởi nghĩa giành chính quyền tại Quảng Nam trong cách mạng Tháng Tám
năm 1945. Nơi đây là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng của quê
hương cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Từ năm 1995, nhà ơng Ung Tịng được Đảng bộ và chính quyền xã Tam Xuân
hỗ trợ trùng tu và gắn biển ghi nhận sự kiện lịch sử cuộc họp của Tỉnh ủy ra
quyết định khởi nghĩa trong toàn tỉnh. Ngơi nhà này sau đó được ơng Trình
Khơi (người cháu họ của ơng Ung Tịng) chăm sóc, hương khói thờ tự ơng
Ung Tịng và ơng Ung Bá Dy; Đồng thời mở cửa đón người dân và các em
học sinh địa phương đến tìm hiểu về lịch sử cách mạng của địa phương.

18


Tuy nhiên, qua thời gian, ngôi nhà bị xuống cấp nghiêm trọng,
mái ngói bị dột, cửa bị mục nát trống hốc, tường rào khơng có, cỏ dại mọc

đầy sân nên khu di tích này chẳng khác gì khu nhà bị bỏ hoang.
Ơng Nguyễn Tấn Đồng - Phó Chủ tịch xã Tam Xuân 2 cho biết, địa phương
cũng đã có kiến nghị lên cấp trên và cac sở, ngành liên quan về tình trạng
xuống cấp của di tích. Chính quyền và nhân dân xã Tam Xuân 2 nói chung, họ
hàng của ơng Ung Tịng nói riêng rất mong ngơi nhà được trùng tu sửa chữa,
xây dựng khuôn viên khang trang và sưu tầm các hiện vật liên quan để trưng
bày... xứng với di tích lịch sử cấp tỉnh đã được cơng nhận. (Công An Thành
Phố Đà Nẵng Online 16/8) (về đầu trang)
Triển lãm “Tinh hoa cổ vật Phật giáo”

Sáng 16/8, gần 100 hiện vật cổ ở Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng được tổ
chức trưng bày, giới thiệu tại Triển lãm “Tinh hoa cổ vật Phật giáo”, diễn ra từ
ngày 16-18/9 tại Bảo tàng Đà Nẵng.
Mỗi hiện vật mang một thông điệp về thời gian lịch sử, không gian văn hóa, là
sự hiện diện hơn 2.000 năm của một tơn giáo đồng hành cùng dân tộc.
Theo ơng Huỳnh Đình Quốc Thiện – Phó Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, triển
lãm khơng chỉ tơn vinh, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản Phật giáo tại địa
phương mà còn giới thiệu những “Tinh hoa cổ vật Phật giáo” đến công chúng
mộ đạo trong dịp lễ Vu Lan, một trong những ngày lễ lớn của đạo Phật.
(Thanh Niên 17/8; tr15) (về đầu trang)
Nam Giang: Người "thổi hồn" cho sáo đinh tút của dân tộc Triêng

Ông Zơrâm Ớt (84 tuổi, dân tộc Triêng, trú tại thôn Đắk Tà Vâng, xã Đắk
Tôi), yêu âm nhạc từ năm 13 tuổi và hiện là bậc thầy trong việc chế tác sáo
đinh tút - một loại nhạc cụ truyền thống độc đáo không thể thiếu trong lễ hội
của cộng đồng dân tộc Triêng.
Già Zơrâm Ớt cho biết: Đinh tút được làm từ cây trúc, loại này mọc rất nhiều
ở vùng của người Triêng sinh sống, nhưng không phải cây trúc nào cũng làm
được đinh tút và cho âm hay. Muốn có bộ đinh tút hay thì người chế tác ra nó


19


phải vào tận rừng sâu, tìm những bụi trúc mọc ở những vách đá
để chọn đủ 6 ống.
Già Zơrâm Ớt chia sẻ thêm: Để làm ra một bộ sáo đinh tút hay đã khó, để thổi
nó có hồn cịn khó gấp bội lần...
Anh Ch'rum Minh - người dân trong thôn cho biết: Đến nay, già Zơrâm Ớt đã
chế tác rất nhiều bộ đinh tút cho bà con dân tộc Triêng trong vùng. Khi đến
mùa lễ hội, nhất là lễ hội Choóc đăil (người Triêng thường gọi là ngày hội
đinh tút) thì hầu như các làng đều nhờ ơng Zơrâm Ớt làm ít nhất từ 2-3 bộ
đinh tút. Từ nhiều năm qua, ở các làng này đã hình thành nên nhiều đội đinh
tút.
Từ nhiều năm qua, già Zơrâm Ớt đi khắp các làng, dành nhiều thời gian để chế
tác loại nhạc cụ này. Tuy đã 84 tuổi, nhưng già Zơrâm Ớt vẫn gắn bó với loại
nhạc cụ này và coi đó là thú vui, đồng thời nỗ lực giữ cho đinh tút sống mãi
với bản làng, với cộng đồng người Triêng. Ông muốn truyền lại cho thế hệ trẻ
vốn kiến thức về loại nhạc cụ này. (Bienphong.com 16/8) (về đầu trang)
XÃ HỘI
Khen thưởng 67 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Ngày 15/8, Ban chỉ đạo thực hiện phong trào Toàn dân Bảo vệ an ninh Tổ
quốc tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương các điển hình tiên tiến.
Dịp này, UBND tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Công an tỉnh
tặng Bằng khen, Giấy khen cho 45 tập thể và 22 cá nhân có thành tích xuất sắc
trong phong trào Toàn dân Bảo vệ an ninh Tổ quốc. (Công An Thành Phố Đà
Nẵng Online 16/8) (về đầu trang)
Hỗ trợ nạn nhân bom mìn phục hồi chức năng

Vừa qua, Cục Bảo trợ xã hội phối hợp với Vụ Quốc phòng-An ninh (Bộ

KH&ĐT) đã hỗ trợ, hướng dẫn 7 tỉnh (trong đó có Quảng Nam) tiến hành xây
dựng thí điểm, nâng cấp 7 Trạm Y tế cấp xã để hỗ trợ nạn nhân bom mìn.

20


Trong năm 2013, cùng với hỗ trợ xây mới, nâng cấp, sửa chữa,
mở rộng quy mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị 22 mơ hình trạm y tế cấp xã ở
những địa phương bị ơ nhiễm bom mìn, Bộ LĐ-TB&XH hội tiếp tục đầu tư,
nâng cấp, sửa chữa và mở rộng quy mô, cơ sở vật chất các trung tâm phục hồi
chức năng người khuyết.
Đồng thời, Bộ hỗ trợ 7 cơ sở cung cấp dịch vụ, chỉnh hình, phục hồi chức
năng, cơ sở điều dưỡng thương binh và người có cơng, cơ sở bảo trợ xã hội
được nâng cấp, mở rộng quy mô, mua sắm trang bị ngày càng hiện đại…
(Quân Đội Nhân Dân 17/8, tr3) (về đầu trang)
Duy Xuyên: Trao gần 800 suất quà cho học sinh, sinh viên nghèo

Sáng 17/8, “Quỹ hỗ trợ sinh viên nghèo hiếu học” huyện Duy Xuyên tổ chức
trao gần 800 suất quà cho hàng trăm em học sinh, sinh viên nghèo vượt khó
của huyện.
Chương trình được sự tài trợ của: Cơng ty TNHH An Thiên Phú, Công ty Cổ
phần Tấn Minh, Công ty Mr. Vui, Công ty Đệ Nhất Phang Khang, Công ty
Thành Hưng, Ngân hàng Nno&PTNT An Phú, Công ty Cổ phần Phước
Thịnh…
800 suất quà tương đương gần 200 triệu đồng gồm sách vở, cặp, áo quần, tivi,
xe đạp, mũ bảo hiểm…được trao tận tay các em giúp các em có thêm động lực
để bước vào năm học mới.
Em Nguyễn Thị Thu Thảo (SN 1997, trú tổ 5, Khối phố Long Xuyên 1, thị
trấn Nam Phước) đang học lớp 11 trường THPT Sào Nam cho biết: “Em may
mắn nhận được những món quà hết sức có ý nghĩa này, nếu khơng nhờ sự

quan tâm giúp đỡ của mọi người chắc em phải bỏ học giữa chừng vì hoàn
cảnh q khó khăn…” (Giadinh.net.vn 17/8)(về đầu trang)
Duy Xuyên: Tặng 33 xe lăn cho người khuyết tật

Sáng 16/8, Tổ chức “Trả lại tuổi thơ Việt Nam” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ
huyện Duy Xuyên trao 33 xe lăn, mỗi chiếc xe trị giá khoảng 2 triệu đồng, cho
người khuyết tật và nạn nhân chất độc Dự án cam trên địa bàn 14 xã và thị
trấn Duy Xuyên. (Thanh Niên 17/8, tr18) (về đầu trang)

21


Phước Sơn: “Ăn cơm trước kẻng”, vào rừng sinh con

Người Giẻ Triêng ở vùng cao huyện Phước Sơn quan niệm phụ nữ chưa chồng
mà có con sẽ mang lại xui xẻo cho dân làng. Vì thế, lệ làng buộc những cô
chửa hoang hoặc “ăn cơm trước kẻng” phải vào rừng sinh con.
Ông Hồ Văn Hùng - Chủ tịch xã Phước Lộc là nạn nhân của hủ tục sinh con
ngoài rừng kể: “Tôi và vợ cưới nhau vào ngày Tết, do năm nhuận, ngày Tết
năm sau vợ tôi chuẩn bị sinh con thì bị nhiều người già trong làng cho rằng
chúng tôi “ăn cơm trước kẻng” nên buộc phải cúng heo, đuổi ra khỏi làng.
“Phép vua thua lệ làng”, vợ chồng tôi đành ngậm ngùi sinh bé gái đầu ở ngoài
rừng. Năm đó vợ chồng tơi phải mất 2 con heo để cúng làng”.
Ơng Hùng cho biết, trong xã cũng có 3 trường hợp “ăn cơm trước kẻng”, lỡ
trao thân cho những thanh niên từ địa phương khác đến làm đường, làm vàng,
… hiện đang chuẩn bị làm lễ dâng làng để vào rừng sinh con.
Chủ tịch Hùng lý giải: Theo lệ làng, ai chửa hoang hoặc có bầu trước khi cưới
chồng thì bị làng phạt vạ. Ngoài việc cúng con heo, còn buộc phải rời khỏi
làng, vào núi tự dựng lều ở một mình mà đẻ con. Trước khi vào rừng, gia đình
phải thơng báo cho già làng biết để ấn định ngày mổ heo cúng làng, còn người

phụ nữ vào rừng và không được quay về làng. Sinh con ngoài 3 tháng 10 ngày
thì cúng 1 con heo để được về lại làng, ai khơng có tiền mua heo thì phải lặng
lẽ ra ngoài rừng kiếm sống”.
“Thủ tục cúng heo cũng rất rườm rà. Heo cúng phải là heo đen hoặc heo rừng
và phải được mua từ làng khác. Máu heo được đựng vào một cái máng rồi
được mang đi vãi lên từng nóc nhà trong làng để tạ tội...” ơng Hùng nói tiếp.
Theo ơng Hùng, phạt người “ăn cơm trước kẻng” là tục lệ có từ lâu đời của
người Giẻ Triêng tại vùng cao Phước Sơn. Thời trước, sự nghiêm khắc của tập
tục mang tính giáo dục, răn đe cao. Chỉ cần nhắc đến là không cô gái nào dám
sai lầm. Nhưng những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước đến nay, “cơn
lốc vàng” khiến thanh niên trai trẻ theo về đây, đã mang thói hư tật xấu, ma
túy, mại dâm ầm ào nối gót, biến vùng núi heo hút này trở nên phức tạp.

22


Những phụ nữ mang thai, những đứa con nheo nhóc được sinh ra
ở bìa rừng làm cho đời sống người dân nghèo lại hoàn nghèo.
Ơng Võ Văn Ba - Phó Phòng LĐ-TB&XH huyện Phước Sơn cho biết, nhiều
năm nay, huyện thường xuyên giao cho các khối đoàn thể, chính quyền các xã
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyên người dân bỏ các hủ tục lạc hậu. Tuy
nhiên, do các xã vùng cao trình độ dân trí cịn thấp nên việc tun truyền vẫn
cịn gặp nhiều khó khăn. (Người Lao Động Online 17/8) (về đầu trang)
Tây Giang: Tặng 32 con bò giống cho đồng bào dân tộc Cơ Tu

Sáng 15/8, tại xã Axan, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 207 (Quân khu V) phối
hợp với chính quyền địa phương làm lễ bàn giao bò cho bà con nghèo là đồng
bào dân tộc Cơ Tu
Đến dự buổi lễ, có Thiếu tướng Nguyễn Đức Liên - Phó Chủ nhiệm chính trị
Qn khu V. Tại đây, lãnh đạo đơn vị 207 đã tận tay trao 32 con bò cho bà con

nhân dân.
Đại tá Trần Văn An - Đoàn trưởng Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 207 cho biết:
Để số bò này sinh trưởng phát triển tốt, trước đó 1 tháng, đơn vị đã trực tiếp
vận chuyển giống cỏ về cấp phát và cử cán bộ kỹ thuật đến hướng dẫn bà con
cách chăn nuôi và làm chuồng trại... (Bienphong.com.vn 16/8) (về đầu trang)
ĐIỂM TIN ĐÃ ĐƯA
Nông Thôn Ngày Nay 17/8, tr13 thông tin lại: Sáng 14/8, Khu phố chợ Cây
Sanh (tại xã Tam Dân, huyện Phú Ninh) được Công ty Cổ phần đầu tư và phát
triển hạ tầng Quảng Nam khởi công xây dựng với tổng mức đầy tư 23,2 tỷ
đồng. (về đầu trang)
Sài Gịn Giải Phóng 19/8, tr6 đưa lại tin: Vào thời điểm này cả thơn Tú Mỹ
(xã Bình Tú, huyện Thăng Bình) đóng cửa lên núi đi tìm “thần dược” cà gai
leo - loại cây hoang dại mọc khắp vườn nhà, núi đồi, theo tin đồn là “thần
dược”. (về đầu trang) ./.
Biên tập viên: Thanh Hồng

23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×