Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

23102020 Ban tin Phuc vu lanh dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.38 KB, 17 trang )

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 23 tháng 10 năm 2020)
TIN QUỐC HỘI........................................................................................................................1
1. Nghị trường Quốc hội nóng bỏng câu chuyện cắt điện, cắt nước........................................1
2. Người gây bạo lực gia đình có thể bị tạm giữ theo thủ tục hành chính................................2
3. Đề nghị tước giấy phép lái xe vĩnh viễn đối với lái xe sử dụng ma tuý...............................3
CHÍNH SÁCH MỚI..................................................................................................................4
4. Trốn thuế sẽ bị phạt tiền từ 1 - 3 lần số thuế trốn.................................................................4
5. Người lao động có thể từ chối làm thêm giờ........................................................................5
CHỈ THỊ MỚI............................................................................................................................5
6. Thủ tướng yêu cầu chưa mở cửa đón khách du lịch quốc tế................................................5
TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY..........................................................................................6
7. Dấu ấn Đồng Tháp................................................................................................................6
KINH TẾ - ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP..........................................................................................7
8. Với kịch bản bất lợi, kinh tế Việt Nam chỉ có thể tăng trưởng 1,8-2%................................7
9. “Việt Nam có nguy cơ thành điểm trung chuyển hàng Trung Quốc sang Mỹ”....................8
10.Quảng Ngãi "ghi điểm" với doanh nghiệp............................................................................9
QUẢN LÝ...............................................................................................................................10
11.Chế độ báo cáo định kỳ và sử dụng Hệ thống thơng tin báo cáo của Văn phịng Chính phủ
........................................................................................................................................10
12.“Cán bộ Đà Nẵng phải tự răn mình, khơng để tay nhúng chàm”.......................................10
13.Ban chấp hành Đảng bộ Quảng Ngãi giảm 5 người so với nhiệm kỳ trước.......................12
14.Đà Nẵng: Thực hư công văn huyện vùng lũ về chuyện cứu trợ làm mạng dậy sóng...!....12
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH....................................................................................................14
15.Tổng kết Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ cơng dân..................................14
16.Hậu Giang: Kiến tạo, đồng hành phục vụ người dân, doanh nghiệp..................................14
SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.........................................................................................................15
17.Nghi vấn “làm luật” ở Hải quan Nội Bài: Đình chỉ 4 cơng chức.......................................15
THẾ GIỚI................................................................................................................................16
18.Bộ trưởng Hàn Quốc bị lấy lại nhà ở thuê vì quy định chính ơng đưa ra...........................16
19.Brazil “khen” vắc xin COVID-19 Trung Quốc nhưng tổng thống “chắc chắn... không


mua”................................................................................................................................17
TIN QUỐC HỘI
Nghị trường Quốc hội nóng bỏng câu chuyện cắt điện, cắt nước

Sáng 22/10, Quốc hội thảo luận về một số nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Giống như trong Báo cáo giải trình, sáng nay, nghị trường Quốc hội đã nhận rất nhiều ý kiến
tranh luận trái chiều về việc có hay không bổ sung bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành
1


quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cắt điện, nước trong dự thảo Luật Xử
lý vi phạm hành chính.
Phát biểu về vấn đề này, theo đại biểu Sần Sín Sỉnh (đồn Lào Cai) cho rằng, khơng nên sử
dụng biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp dịch vụ điện nước. Theo đại biểu Sỉnh, qua tổng
kết thi hành luật, việc thi hành quyết định xử phạt hành chính khơng gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc.
"Việc áp dụng biện pháp này sẽ vi phạm quyền con người và nguyên tắc xử lý vi phạm hành
chính", đại biểu đồn Lào Cai nêu quan điểm.
Đồng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (đồn Nghệ An) cho rằng khơng có một vụ
vi phạm hành chính nào mà chính quyền các cấp từ xã, huyện đến tỉnh phát hiện kịp thời và
ngăn chặn một cách quyết liệt theo Luật xử lý vi phạm hành chính mà khơng thành cơng.
"Lý do là vì làm khơng đến nơi đến chốn thì mới tồn tại, cịn nếu đã quyết tâm, quyết liệt thì
khơng có một doanh nghiệp nào khơng có cá nhân nào có thể chống lại các quyết định của cơ
quan nhà nước", ông Cầu nhấn mạnh.
Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị Quốc hội "đừng tạo điều kiện" cho cơ quan hành pháp một
cách quá dễ dàng bởi các biện pháp của pháp luật đã có thừa, có đủ. Lấy ví dụ việc một nhà
dân xây dựng địa bàn thành phố phải có giấy phép xây dựng.
"Khi họ thi công không đúng chúng ta cắt điện nước, vậy người già, trẻ con trong nhà lấy đâu
nước để ăn, uống và tắm? Tôi đề nghị không nên tạo điều kiện thuận lợi quá cho cơ quan

hành pháp khi thực hiện chưa hết trách nhiệm của mình", đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nói.
Ở chiều ngược lại, một số đại biểu Quốc hội lại đồng tình với việc cần phải bổ sung biện
pháp cưỡng chế là cắt điện, nước.
Theo đại biểu Tô Văn Tám, việc cưỡng chế ngưng cung cấp dịch vụ điện nước là cần thiết.
Các đối tượng vi phạm hành chính khơng tự giác thực hiện thì phải bị cưỡng chế và xử lý
nghiêm. Song theo đại biểu Tám, biện pháp cắt điện, nước chỉ nên áp dụng trong một số lĩnh
vực như xây dựng hay bảo vệ môi trường.
Cùng quan điểm, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cũng cho rằng, biện pháp cưỡng chế cắt
điện, nước chỉ nên áp dụng ở lĩnh vực xây dựng.
Trong khi đó để bảo vệ quan điểm đồng tình với việc cần phải bổ sung biện pháp cưỡng chế
là cắt điện, nước, đại biểu Bùi Quốc Phịng (đồn Thái Bình) cho rằng trên thực tế đã có
nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Nếu vẫn cung cấp điện nước thì họ
vẫn sản xuất và sẽ tiếp tục gây ô nhiễm. Điều này làm ảnh hưởng tới đời sống sức khỏe của
người dân và lợi ích của cộng đồng. (VTV.vn 22/10)Về đầu trang
Người gây bạo lực gia đình có thể bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

Đây là một trong các trường hợp bị tạm giữ hành chính đã được bổ sung vào dự thảo Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính. Dự thảo luật vừa được trình
Quốc hội thảo luận trong phiên họp sáng 22-10.

2


Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình một số vấn đề lớn, chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Hoàng
Thanh Tùng cho biết dự thảo luật đã bổ sung các trường hợp tạm giữ người, trong đó trường
hợp "tạm giữ người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy
định của pháp luật về phịng chống bạo lực gia đình" là cần thiết để bảo đảm thống nhất,
đồng bộ với Luật phòng chống bạo lực gia đình.
Trường hợp "tạm giữ người để bảo đảm thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc" là phù hợp để bảo đảm thi

hành quyết định áp dụng các biện pháp này.
Đối với trường hợp "tạm giữ người để xác định tình trạng nghiện ma túy", ông Tùng khẳng
định quy định này nhằm khắc phục vướng mắc trong thực tiễn công tác phịng chống ma túy
thời gian qua, bảo đảm tính khả thi của quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy theo
hướng dẫn của liên ngành y tế, lao động, thương binh và xã hội, công an đang được áp dụng.
"Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ, tránh bị lạm dụng ảnh hưởng đến quyền cơ bản của công
dân và bảo đảm thống nhất, đồng bộ với dự thảo Luật phòng chống ma túy (sửa đổi), nội
dung này đã được chỉnh lý xác định rõ đối tượng bị tạm giữ, cụ thể là "tạm giữ người để xác
định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy" - ơng Tùng nói.
(Tuoitre.vn 22/10)Về đầu trang
Đề nghị tước giấy phép lái xe vĩnh viễn đối với lái xe sử dụng ma tuý

Sáng 22.10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự
thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính trình Quốc hội
xem xét, thông qua gồm 4 Điều. Những nội dung của dự thảo Luật đã được chỉnh lý, tiếp thu
gồm: nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính; thẩm quyền quy định cụ thể về xử phạt vi
phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính; hành vi bị nghiêm cấm; bổ sung
hình thức xử phạt; mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực; thẩm quyền xử phạt; lập biên bản
vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp xử lý hành chính; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm
xử lý hành chính...
Tại phiên thảo luận, đại biểu Bùi Quốc Phịng (đồn Thái Bình) cho rằng: “Để xử lý nghiêm
minh, có tính răn đe và phịng ngừa hậu quả nghiêm trọng xảy ra đối với người sử dụng ma
tuý khi điều khiển phương tiện giao thông, đề nghị ban soạn thảo bổ sung hình thức xử phạt
tước vĩnh viễn quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với hành vi vi phạm này, vì thực tế cho
thấy, 1 trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông nhiều nhất với hậu quả nặng nề
nhất hiện nay phần lớn là do lái xe sử dụng ma tuý. Quy định như vậy cũng phù hợp với điều
14 của Hiến pháp năm 2013”.
Hiện theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30.12.2019, người điều khiển xe ôtô trên đường
mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc khơng chấp hành u cầu kiểm tra về chất ma túy của

người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người
điều kiểm xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22-24 tháng.
3


Đối với xe môtô, xe gắn máy, phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên
đường mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc khơng chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy
của người thi hành cơng vụ. Ngồi việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi
phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. (Laodong.vn 22/10)Về đầu
trang
CHÍNH SÁCH MỚI
Trốn thuế sẽ bị phạt tiền từ 1 - 3 lần số thuế trốn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về
thuế, hóa đơn; trong đó quy định phạt tiền từ 1 đến 3 lần số thuế trốn đối với hành vi trốn
thuế.
Nghị định nêu rõ, phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một
trong các hành vi quy định ở trên mà khơng có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; phạt tiền 2 lần
số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định ở trên mà
có một tình tiết tăng nặng; phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện
một trong các hành vi quy định ở trên có hai tình tiết tăng nặng; phạt tiền 3 lần số tiền thuế
trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định ở trên có từ ba tình tiết
tăng nặng trở lên.
Nghị định cũng quy định cụ thể mức phạt đối với hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai
thuế. Cụ thể, phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 1 - 5 ngày và
có tình tiết giảm nhẹ.
Phạt tiền từ 2-5 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 1-30 ngày, trừ
trường hợp quy định. Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31-60
ngày thì bị phạt tiền từ 5-8 triệu đồng.
Phạt tiền từ 8-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn

quy định từ 61-90 ngày; nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng
không phát sinh số thuế phải nộp; không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế
phải nộp; không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao
dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Phạt tiền từ 15 - 25 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày
kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã
nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế
công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên
bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý
thuế.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số
tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai
thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 5/12/2020. (VTV.vn 22/10)Về đầu trang
4


Người lao động có thể từ chối làm thêm giờ

Đây là nội dung đáng chú ý của Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019. Theo đó từ năm 2021,
người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ. Đây được coi là một điểm mới đáng chú ý
của BLLĐ năm 2019.
Căn cứ quy định của Điều 108 BLLĐ 2019, trong trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao
động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới
hạn về số giờ làm thêm.
Đáng chú ý, hiện nay BLLĐ năm 2012 không cho NLĐ quyền từ chối làm thêm giờ trong
tình huống đặc biệt như: Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phịng,
an ninh; thực hiện cơng việc nhằm bảo vệ tính mạng con người trong phịng ngừa, khắc phục
thiên tai, hỏa hoạn,...
Với quy định mới tại BLLĐ năm 2019, NLĐ có thể từ chối làm thêm giờ nếu thực hiện cơng

việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng
ngừa, khắc phục thiên tai, dịch bệnh mà có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của
NLĐ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Ngoài ra Bộ Luật lao động năm 2019 đã luật hóa một số quy định trước đây mới chỉ được ghi
nhận tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP, đó là: Cho phép làm thêm không quá 300 giờ/năm trong
một số trường hợp nhất định; Khi tổ chức làm thêm giờ, NSDLĐ phải thông báo bằng văn
bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. (Daidoanket.vn
22/10)Về đầu trang
CHỈ THỊ MỚI
Thủ tướng yêu cầu chưa mở cửa đón khách du lịch quốc tế

Văn phịng Chính phủ vừa có thơng báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phịng chống Covid-19. Trong đó, Thủ tướng
nhấn mạnh: chưa mở cửa đón khách du lịch quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, nguy cơ dịch bệnh vẫn ln thường trực, nhất là trong bối
cảnh mùa đông đang cận kề, dịch bệnh tại nhiều nước đang bùng phát trở lại.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành, các cấp, mọi người dân không được chủ quan trong
mọi trường hợp, phải nghiêm túc và có trách nhiệm cao trong thực hiện các biện pháp phịng,
chống dịch, kiên quyết khơng để dịch bệnh lây lan, bùng phát trở lại ở nước ta nhất là tại
trường học, bệnh viện, các đô thị lớn…, tiếp tục quản lý chặt chẽ các trường hợp nhập cảnh
Việt Nam, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế, trước hết là đeo khẩu trang, khử
khuẩn tay; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch.
Quản lý tốt các cơ sở cách ly, người nhập cảnh cách ly nhất là tại các cơ sở lưu trú có thu phí.
Thường xun kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở
cách ly, việc giám sát y tế đủ 14 ngày đối với người nhập cảnh sau khi hoàn thành cách ly tập
5


trung. Người đứng đầu các địa phương, cơ sở phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính

phủ và các cơ quan chức năng về việc quản lý các cơ sở cách ly và giám sát y tế sau cách ly.
Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu, ngăn chặn kịp thời và
xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép, tổ chức nhập cảnh trái phép, các cơ sở lưu
trú, khách sạn nhận người nhập cảnh trái phép lưu trú, doanh nghiệp nhận người lao động là
người nhập cảnh trái phép. Yêu cầu người nhập cảnh ngắn ngày hạn chế tham gia sử dụng
các dịch vụ karaoke, bar, vũ trường. Thường xuyên kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch tại
các bệnh viện
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương, từ cấp tỉnh đến cấp xã phải chuẩn bị các kịch bản
ứng phó khi phát hiện ca mắc bệnh Covid-19 trong cộng đồng, trong đó có phương án thần
tốc thực hiện việc khoanh vùng, truy vết khi xuất hiện trường hợp mắc Covid-19 trên địa
bàn.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trước hết là TP Hà Nội, TPHCM chỉ đạo
việc thực hiện đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công
cộng.
Thủ tướng chỉ thị các bộ, cơ quan liên quan rà soát, khẩn trương xử lý nhanh thủ tục đón
chuyên gia, nhà đầu tư nhập cảnh; hồn thiện ứng dụng cơng nghệ thơng tin phịng dịch; lập
hệ thống tổng đài tự động đa ngôn ngữ hướng dẫn phòng, chống dịch; lập danh sách người
Việt bị kẹt ở các nước và phương án đón về nước; nghiên cứu thuốc, vaccin, phác đồ điều trị.
Thủ tướng giao các Bộ: Ngoại giao, Y tế, Giao thông vận tải phối hợp có quy trình rõ ràng,
thống nhất, thuận lợi trong việc mở lại các đường bay thương mại quốc tế, báo cáo các Phó
Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam xem xét, quyết định. Tuy nhiên, Thủ
tướng nhấn mạnh: chưa mở cửa đón khách du lịch quốc tế. (Sggp.org.vn 22/10, Phan
Thảo)Về đầu trang
TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY
Dấu ấn Đồng Tháp

5 năm qua, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ 2015-2020, trong
bối cảnh nhiều mặt không thuận lợi, dịch bệnh trên cây trồng, vật ni tác động đến q trình
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Trung
ương và sự nỗ lực, đổi mới, sáng tạo của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân

và cộng đồng doanh nghiệp… đã giúp tỉnh đạt được những kết quả quan trọng.
Đồng chí Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp nhiệm kỳ 2015-2020 (nay giữ chức Thứ
trưởng Bộ NN-PTNT), bộc bạch: “Thời gian qua, tỉnh kiên trì tạo dựng hình ảnh “Đồng Tháp
- thuần khiết như hồn sen” đã lan tỏa nhiều giá trị, khơi gợi niềm tự hào và trách nhiệm trong
mỗi người dân đất sen hồng. Đưa hình ảnh đặc trưng, khác biệt vượt ra khỏi địa giới hành
chính của địa phương. Từ mỗi người dân đến mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức
tích cực thể hiện tính chủ động, sáng tạo, hun đúc tinh thần tự lực, tự cường của cả hệ thống
chính trị tỉnh nhà; hướng tới một xã hội chú trọng việc tạo dựng các giá trị tự tin, tự chủ, hợp
tác, hài hịa, thích ứng tốt hơn với sự thay đổi không ngừng”.
6


Cũng theo đồng chí Lê Minh Hoan, Đồng Tháp khơng tự mãn với những kết quả đạt được,
không tự bằng lịng với chính mình mà ln trăn trở về câu hỏi: Đồng Tháp đứng ở đâu so
với các địa phương khác trong cả nước? Không chỉ đánh giá mức độ phát triển qua các năm,
hay các chỉ tiêu theo nhiệm kỳ mà thẳng thắn phân tích tương quan phát triển giữa Đồng
Tháp với các địa phương có điều kiện, đặc điểm tương đồng trong khu vực và cả nước. Từ
đó, Đồng Tháp mạnh dạn nhìn nhận, xem xét khách quan mức độ phát triển hiện tại đã tương
xứng với tiềm năng, đã tối ưu hóa các nguồn lực và tiềm lực có thực sự được đánh thức
chưa... Trên cơ sở đó, đề ra phương hướng phát triển phù hợp trong những năm tới.
Mới đây, trong chuyến công tác về Đồng Tháp chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, nhiệm
kỳ 2020-2025, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, đánh giá cao những kết quả mà tỉnh đạt được thời gian
qua. Kinh tế phát triển ổn định, cơ cấu chuyển dịch tích cực, kết cấu hạ tầng được tập trung
đầu tư, hệ thống giao thông được chú trọng nâng cấp.
Đồng Tháp dần chấm dứt cảnh “qua sông phải lụy đò” hàng thập niên qua; diện mạo từ thành
thị đến nơng thơn có nhiều khởi sắc, khang trang và xanh - sạch - đẹp hơn. Ngành nông
nghiệp được tập trung cơ cấu lại, chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy
kinh tế nông nghiệp; thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới với một số mơ hình tốt
và xây dựng được một số thương hiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Đặc biệt, Đồng Tháp

là tỉnh dẫn đầu khu vực ĐBSCL và luôn nằm trong tốp dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đây là thành tích rất đáng trân trọng mà tỉnh đạt được. (Sài gòn
giải phóng 22/10, Huỳnh Lợi)Về đầu trang
KINH TẾ - ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP
Với kịch bản bất lợi, kinh tế Việt Nam chỉ có thể tăng trưởng 1,8-2%

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), triển vọng kinh tế Việt
Nam trong năm 2020 phụ thuộc vào khả năng khống chế bệnh dịch trong nước và trên thế
giới.
VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 của Việt Nam nằm trong khoảng 2,6 - 2,8%,
khi việc kiểm sốt hồn tồn dịch COVID-19 trong các tháng cịn lại của năm diễn ra thuận
lợi như hiện nay. Tuy nhiên, nếu có những diễn biến bất lợi đột ngột xuất hiện trong những
tháng cuối năm, nền kinh tế có thể chỉ tăng trưởng 1,8 - 2% hoặc thấp hơn cho cả năm 2020.
Các chuyên gia của VEPR nhận định, kịch bản 2,6-2,8% khả năng cao sẽ đạt được năm 2020.
Trước đó, ở báo cáo gần nhất cơng bố vào tháng 7 vừa qua, VEPR dự báo tăng trưởng năm
2020 của Việt Nam đạt 3,8%.
PGS.TS Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế trưởng của VEPR cho rằng: "Mức dự báo hiện tại
thấp hơn so với ước tính của chúng tơi trong báo cáo trước đây do việc dịch bệnh quay trở lại
tại một số TP lớn ở miền Trung trong tháng 7 làm gián đoạn quá trình hồi phục của ngành du
lịch. Trong trường hợp bất lợi hơn khi các nước đối tác của Việt Nam phải tái áp dụng các
biện pháp phong tỏa, kinh tế Việt Nam có thể chỉ tăng trưởng trong khoảng 1,8-2,0%".
VEPR cho rằng do nguồn lực tài khóa hạn hẹp sau nhiều năm thâm hụt ngân sách, cùng với
việc chính sách tiền tệ bị ràng buộc với các mục tiêu về lạm phát và tỷ giá, Việt Nam không
7


thể theo đuổi các chính sách vĩ mơ theo cách tương tự các nước trên thế giới, ví dụ nới lỏng
tiền tệ quy mô lớn.
"Ưu tiên hàng đầu lúc này là đảm bảo an sinh xã hội, giữ ổn định môi trường kinh tế vĩ mô,
giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động và hỗ trợ các doanh nghiệp

còn hoạt động", PGS.TS Phạm Thế Anh nêu quan điểm.
Trong Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý 3 và 9 tháng năm 2020 mà VEPR vừa công bố sáng nay
(21/10), Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có mức tăng
trưởng kinh tế dương trong Quý 3/2020, đạt 2,62%. Mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng
của đại dịch Covid-19, tính chung 9 tháng năm 2020, GDP của Việt Nam vẫn tăng 2,12%.
Trong chín tháng đầu năm, cả nước có gần 99.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm
3,2% về số doanh nghiệp, tăng 10,7% về vốn đăng ký và giảm 16,3% về số lao động so với
chín tháng đầu năm 2019. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 81,8% so
với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 2,98%, lạm phát bình quân 9 tháng đầu năm 2020 ở mức
3,85% do giá dịch vụ ăn uống, lương thực, thực phẩm tăng.
Tuy vậy, VEPR cho rằng, Việt Nam cũng đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi
trường kinh tế thế giới bất trắc. Sự tái bùng phát của Covid-19 tại nhiều nước đi kèm với các
biện pháp phong tỏa có thể kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng, xung đột địa chính
trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam đối diện
những rủi ro bất ngờ. (VOV.vn 21/10)Về đầu trang
“Việt Nam có nguy cơ thành điểm trung chuyển hàng Trung Quốc sang Mỹ”

VEPR nhìn nhận Việt Nam có nguy cơ trở thành thị trường tạm nhập tái xuất của Trung
Quốc để hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc lách thuế trừng phạt tại Mỹ.
Theo thống kê của Chính phủ, chín tháng đầu năm, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa đạt
388,62 tỷ USD, tăng 1,7% với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt
202,57 tỷ USD, tăng 4,1% và nhập khẩu đạt 186,05 tỷ USD, giảm 0,7%. Thặng dư thương
mại hàng hóa của cả nước đạt 16,52 tỷ USD, mức kỷ lục trong vòng 15 năm qua.
Điện thoại và linh kiện vẫn là các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất, đạt 36,78 tỷ USD,
chiếm 18,16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo sau là mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ,
phụ tùng; giày dép; hàng dệt may; gỗ và sản phẩm gỗ.
Trong khi đó, có 31 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD. Điện tử, máy tính và linh
kiện đạt giá trị cao nhất, chiếm 24,23% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu, tăng 17,9%; máy
móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 1,3%; điện thoại và linh kiện tăng 0,1%.

Trong 9 tháng qua, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch 54,74 tỷ USD, tăng
22,7%. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch 57,6 tỷ USD, tăng
4,1%. Mỹ là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam, đạt 44,36 tỷ USD, tăng 30,8%.
Trong khi đó, nhập siêu từ Trung Quốc đạt 25,11 tỷ USD, giảm 7,3%.
8


Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Việt Nam có nguy cơ trở thành thị
trường tạm nhập tái xuất của Trung Quốc để hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc lách lệnh trừng
phạt của Mỹ. VEPR cho biết các mặt hàng xuất khẩu nhiều sang Mỹ chủ yếu là máy vi tính,
sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác, trong khi Việt
Nam lại nhập khẩu nhiều các mặt hàng này từ Trung Quốc.
“Vì thế, tất cả con số thống kê về sự tăng trưởng đột ngột của nhập khẩu từ Trung Quốc và
xuất khẩu sang Mỹ cho cùng một số loại mặt hàng (như linh kiện điện tử) nhiều khả năng chỉ
thuần túy là tạm nhập tái xuất, chứ không phải do khu vực sản xuất trong nước mở rộng.
Chính phủ nên có các chính sách thắt chặt các quy định về nguồn gốc của các nguyên liệu
đầu vào công nghiệp nhập khẩu”, VEPR lưu ý. (Zingnews.vn 22/10)Về đầu trang
Quảng Ngãi "ghi điểm" với doanh nghiệp

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 20152020, tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều bước đột phá trong chính sách thu hút đầu tư; trong đó
phải kể đến việc đơn giản hóa, công khai, minh bạch nhiều thủ tục về đầu tư, kinh doanh.
Bên cạnh đó, hoạt động đối thoại, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được thực hiện
thường xuyên; khuyến khích khởi nghiệp được chú trọng. Xúc tiến đầu tư có sự đổi mới về
phương thức, tính hiệu quả. Đáng chú ý là việc tỉnh trực tiếp gặp gỡ, mời gọi các nhà đầu tư
lớn vào Quảng Ngãi đã "ghi điểm" đối với doanh nghiệp.
Nhờ đó, số dự án "đóng đơ" trên địa bàn khơng ngừng tăng lên qua từng năm. Hiện Quảng
Ngãi có 565 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn hơn 193.800 tỷ đồng; trong đó, có 524
dự án đầu tư trong nước và 41 dự án đầu tư nước ngồi (FDI).
Ơng Đinh Văn Chung, Phó giám đốc Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát Dung Quất chia sẻ,
Quảng Ngãi ln đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư ngay từ ngày đầu triển khai dự án; tạo điều

kiện thuận lợi về giải quyết các thủ tục hành chính, có cơ chế chính sách ưu đãi đồng thời
kiến nghị Trung ương, các Bộ ngành vào cuộc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp...
Quảng Ngãi có cơ sở hạ tầng đầu tư cơng nghiệp nặng như: Nhà máy đóng tàu Dung Quất,
Doosan Vina… đặc biệt là lợi thế cảng nước sâu Dung Quất sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi
trong việc nhập nguyên liệu cũng như xuất hàng cho khu liên hợp - ông Chung nhận xét.
Một "điểm nhấn" quan trọng khác là Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ VSIP. Với hạ tầng
hiện đại, đồng bộ hiện nay, VSIP đã thu hút được khoảng 29 dự án vào đầu tư với tỷ lệ lấp
đầy 70%; góp phần giải quyết đáng kể cơng ăn việc làm cho lao động địa phương; là cơ sở,
tiềm năng để tăng nguồn thu và giá trị công nghiệp của tỉnh… (TTXVN/Bnews.vn 22/10, Lê
Ngọc Phước)Về đầu trang
QUẢN LÝ
Chế độ báo cáo định kỳ và sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phịng Chính phủ

Văn phịng Chính phủ vừa ban hành Thông tư số 01/2020/TT-VPCP quy định chế độ báo cáo
định kỳ và quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống thơng tin báo cáo của Văn phịng Chính phủ.

9


Thông tư này quy định các chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Văn
phịng Chính phủ và việc quản lý, sử dụng, khai thác hệ thống thơng tin báo cáo của Văn
phịng Chính phủ.
Đối tượng áp dụng của Thông tư này gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương
và các cơ quan đơn vị trực thuộc; UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị trực thuộc; UBND xã, phường thị trấn.
Các cơ quan: Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam; các tổ chức, cá
nhân liên quan khác.
Thông tư nêu rõ: Các chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Văn
phịng Chính phủ gồm: Báo cáo kiểm điểm cơng tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ

tướng Chính phủ theo Khoản 3 Điều 48 Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ban hành Quy chế
làm việc của Chính phủ;
Báo cáo cơng tác kiểm sốt thủ tục hành chính, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông
trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
theo Nghị định số 63 /2010/NĐ-CP về kiểm sốt thủ tục hành chính; báo cáo về tổ chức các
cuộc họp theo Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý,
điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước; báo cáo kết quả chuẩn hóa, điện
tử hóa chế độ báo cáo, triển khai hệ thống thông tin báo cáo của bộ, cơ quan, địa phương
theo Nghị định 09/2019/NĐ-CP về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước; báo
cáo tình hình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về công báo theo Nghị định số
34/2016/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật.
Thông tư cũng nêu rõ Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ cần đánh giá được công tác quản lý, điều hành của bộ, cơ quan, địa
phương; trong đó nêu rõ ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đánh giá kết quả thực
hiện các đề án được giao trong chương trình cơng tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
đánh giá cơng tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong đó nêu rõ:
Chỉ đạo, điều hành trọng tâm, nổi bật; ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; bài học kinh
nghiệm, đề xuất kiến nghị…
Thơng tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2020. (TTXVN/Baotintuc.vn 22/10)Về đầu
trang
“Cán bộ Đà Nẵng phải tự răn mình, khơng để tay nhúng chàm”

"Mọi cán bộ, cơng chức, đảng viên cần thường xuyên tự soi, tự sửa, răn mình, tránh xa
những cám dỗ vật chất, khơng đi vào vết xe đổ, để tay nhúng chàm", Phó thủ tướng nhắc
nhở.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXII nhiệm kỳ 20202025 sáng 21/10, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hồ Bình hoan nghênh tinh thần phê
bình và tự phê bình của Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng. "Tôi tin tưởng rằng những hạn
chế yếu kém sẽ được sớm khắc phục", Phó thủ tướng bày tỏ.
10



Nhắc lại việc nhiều lãnh đạo của Đà Nẵng vướng lao lý thời gian qua, Phó thủ tướng cho
rằng từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy chưa thực hiện
nghiêm quy chế làm việc, các nguyên tắc cơ bản của Đảng nhất là các nguyên tắc tập trung
dân chủ dẫn đến vi phạm, khuyết điểm có yếu tố lợi ích nhóm.
Hàng chục cán bộ, lãnh đạo liên quan đến tội phạm, phải xử lý kỷ luật về Đảng, hành chính,
một số trường hợp phải xử lý hình sự.
Với tinh thần cầu thị, nghiêm túc, lãnh đạo Đà Nẵng đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật để
tập trung khắc phục sai phạm, vững vàng đưa thành phố vượt qua thời điểm khó khăn nhất.
"Đây là ưu điểm cũng là bài học sâu sắc đối với Đảng bộ thành phố, cần được nghiên cứu để
rút ra bài học kinh nghiệm”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Sau khi chỉ ra những tồn tại, Phó thủ tướng đề nghị lãnh đạo Đà Nẵng phát huy tinh thần dân
chủ, đề cao trách nhiệm của mỗi đại biểu, thảo luận phân tích kỹ, làm rõ thêm nguyên nhân
chủ quan, khách quan và những giải pháp thiết thực để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu,
nhiệm vụ đề ra.
“Tơi hoan nghênh tinh thần phê bình và tự phê bình của Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà
Nẵng và tin tưởng rằng những hạn chế yếu kém sẽ được sớm khắc phục”, Phó thủ tướng nói.
Thay mặt Bộ chính trị, Phó thủ tướng cơ bản thống nhất với báo cáo chính trị của Đảng bộ
thành phố trình bày tại đại hội. Ông yêu cầu Thành ủy và UBND TP Đà Nẵng quan tâm xây
dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đảm bảo tính kế
thừa; nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Đảng bộ thành phố cần xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong công
tác xây dựng Đảng. Tập trung thực hiện tốt việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Đảng và hệ
thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả…
Đặc biệt, Đảng bộ thành phố phải làm công tác tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, không để
những sai phạm trong quá khứ làm suy giảm sức chiến đấu, gây tâm lý co cụm, sợ sai, ngại
va chạm, thiếu trách nhiệm, không dám làm.
"Mọi cán bộ, công chức, đảng viên cần thường xuyên tự soi, tự sửa, răn mình, tránh xa
những cám dỗ vật chất, tham vọng, không đi vào vết xe đổ, để tay nhúng chàm. Nếu đã trót

nhúng chàm rồi thì sớm tự giác gột rửa như lời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng đã nhấn mạnh tại Hội nghị Trung ương 6, khố XII", Phó thủ tướng phát biểu.
(Zingnews.vn 21/10, Đồn Nguyên)Về đầu trang
Ban chấp hành Đảng bộ Quảng Ngãi giảm 5 người so với nhiệm kỳ trước

Trong phiên làm việc chiều 21/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX đã
tiến hành bầu các ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.
Theo đó, trên cơ sở giới thiệu 58 người, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi đã tiến
hành bầu và chọn 51 người vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX, nhiệm
11


kỳ 2020-2025. Như vậy, số lượng Ban chấp hành nhiệm kỳ này ít hơn 5 người so với nhiệm
kỳ trước đó (56 người).
Vào sáng cùng ngày, Đại hội đã chính thức khai mạc, với sự tham dự của 346 đại biểu đại
diện cho 54.080 đảng viên của toàn đảng bộ tỉnh. Bà Tịng Thị Phóng, Ủy viên Bộ chính trị,
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự và chỉ đạo đại
hội. Tham dự Đại hội cịn có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cấp ngành Trung
ương…
Phát biểu tại Đại hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tịng Thị Phóng yêu cầu Quảng
Ngãi cần giải đáp các câu hỏi: Vì sao kinh tế - xã hội của tỉnh cịn thấp so với mức trung bình
cả nước? Vì sao phát triển kinh tế chưa đồng bộ với phát triển văn hóa, xã hội? Vì sao cịn để
việc triển khai thực hiện một số dự án đầu tư, quản lý sử dụng ngân sách, việc điều động cán
bộ, bổ nhiệm cán bộ… cịn có sai phạm, khuyết điểm, làm giảm sút niềm tin của cán bộ,
đảng viên và nhân dân?... Đó là những vấn đề rất lớn mà Đại hội lần này phải bàn kỹ lưỡng
để tìm lời giải đáp.
Để khắc phục những khuyết điểm, hạn chế, yếu kém được chỉ rõ trong Báo cáo chính trị. Bà
Phóng đề nghị: “Đại hội cần phải đi sâu thảo luận, phân tích kỹ nguyên nhân của tình hình để
đề ra các biện pháp khắc phục một cách kiên quyết và có kết quả cao nhất, không để lặp lại
những khuyết điểm vừa qua. Muốn vậy, phải có quyết tâm cao, thẳng thắn, nỗ lực lớn và

hành động quyết liệt hơn nữa để đưa tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục phát triển nhanh hơn, bền
vững và toàn diện hơn trong thời gian tới, sớm trở thành tỉnh phát triển khá của Vùng miền
Trung”.
Đại hội lần này, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi phải có trách nhiệm đề ra các giải pháp khắc phục
những hạn chế, khuyết điểm; đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, khơi dậy khát vọng phát triển xây
dựng quê hương lên những tầm cao mới. Phấn đấu đến năm 2025, đưa Quảng Ngãi trở thành
tỉnh phát triển khá của miền Trung, tạo tiền đề đến năm 2030 trở thành tỉnh có thu nhập bình
qn đầu người ít nhất bằng mức bình qn của cả nước. (Tienphong.vn 22/10, Nguyễn
Ngọc)Về đầu trang
Đà Nẵng: Thực hư công văn huyện vùng lũ về chuyện cứu trợ làm mạng dậy sóng...!

Một cơng văn của UBND H.Hải Lăng, huyện ngập lụt nặng nhất của tỉnh Quảng Trị trong
mấy ngày qua về việc phối hợp thực hiện việc tiếp nhận, phân phối hàng hóa cứu trợ... đã
làm cộng đồng mạng dậy sóng, tranh cãi gay gắt.
Theo tìm hiểu của PV, công văn “hỏa tốc” được ông Lê Đức Thịnh (Chủ tịch UBND H.Hải
Lăng) ký từ ngày 14.10 nhưng thực sự ồn ào hơm qua vì tình hình cứu trợ khẩn cấp đang
diễn ra ở miền Trung.
Theo đó, điều 1 đáng chú ý nhất trong công văn là: “Từ nay, các tổ chức, cá nhân và các nhà
hảo tâm có nhu cầu hỗ trợ hàng hóa, nhu yếu phẩm liên hệ và trực tiếp hỗ trợ tại Tổ tiếp nhận
hàng hóa cứu trợ do Ủy ban MTTQ huyện là cơ quan thường trực, sau đó, huyện cân đối và
điều phối hàng hóa cho các xã, thị trấn đảm bảo an tồn, công bằng khi đến tay người dân”.
Ở điều 2, công văn nêu: “Yêu cầu UBND các xã, thị trấn chỉ đạo Ban vận động tiếp nhận và
phân phối hàng hóa xã giám sát chặt chẽ và phân phối hàng hóa kịp thời đến tay người dân,
đảm bảo minh bạch, tránh khiếu kiện về sau”.

12


Cuối cùng: “Trường hợp các tổ chức, cá nhân thật sự mong muốn trực tiếp trao hàng cứu trợ
đến tận người dân, yêu cầu UBND các xã, thị trấn phải thơng tin về UBND huyện, Thường

trực BCH phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện trước khi tiếp nhận để có
phương án sắp xếp, bố trí lực lượng, phương tiện vận chuyển đảm bảo tuyệt đối an toàn trong
cứu trợ”.
Nội dung trên làm cư dân mạng bức xúc, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia cứu trợ
tại vùng lũ Hải Lăng nói riêng cũng như ở Quảng Trị nói chung vì nó khơng đúng với thực tế
cứu trợ đang diễn ra. “Khi dân ngập lút nóc, dân kêu cứu vì khơng có cái ăn, cái uống... việc
cứu trợ là phải khẩn cấp, chứ chờ qua ban này ban nọ, báo cáo này báo cáo nọ thì biết bao
giờ mới xuống được với dân”, chị V., một trưởng nhóm thiện nguyện quăng quật ở vùng lũ
Quảng Trị suốt 6 ngày qua nói.
Trong khi đó, anh L.M, một nhà hảo tâm giấu tên của rất nhiều chương trình cứu trợ, cho
rằng: “Chúng tôi ủng hộ tiền của, chúng tơi muốn nó đến tay người dân ngay lập tức, lúc họ
cần nhất”.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Đức Thịnh, người ký công văn, cho biết do sơ suất của bộ
phận tham mưu, công văn không sai nhưng dễ gây hiểu lầm, làm cộng đồng mạng phản ứng.
“Thực tế là vì chúng tơi lo cho sự an tồn của các đồn cứu trợ mà thơi nhưng diễn đạt chưa
tinh tế, sâu sắc nên bị suy diễn sai. Đây là câu chuyện rất đáng tiếc”, ông Thịnh cảm thán.
Cũng theo ông Thịnh, để câu chuyện không bị đẩy đi quá xa, chiều 21.10, ông đã ký một
công văn khác để “nói lại cho rõ”. Trong đó UBND huyện Hải Lăng cho biết luôn trân trọng
và tạo điều kiện để các tổ chức cá nhân giúp huyện nhà trong lũ lụt; không ngăn cấm, hạn
chế, cản trở việc cứu trợ; không bắt buộc phải giao hàng cho huyện phân phối; không cấm
các tổ chức, cá nhân trực tiếp trao hàng cứu trợ như một số bài viết trên mạng xã hội.
(Thanhnien.vn 22/10, Nguyễn Phúc)Về đầu trang
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Tổng kết Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân

Ban Chỉ đạo Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ cơng dân và các cơ sở
dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 (Đề án 896) vừa ký Quyết định số
8821/QĐ-BCĐ896 về việc ban hành Kế hoạch và Đề cương tổng kết thực hiện Đề án 896.
Quyết định có mục đích đánh giá tồn diện tình hình triển khai, kết quả thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ của Đề án 896, trong đó xác định rõ các kết quả đã đạt được, chỉ rõ những tồn

tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; đồng thời xác định mục tiêu, phương
hướng nhiệm vụ trọng tâm đẩy mạnh thực hiện cơng tác cải cách thủ tục hành chính, xây
dựng Chính phủ điện tử trong thời gian tiếp theo.
Đề án nêu rõ việc thông qua tổng kết nhằm tiếp tục chỉ đạo, thực hiện cải cách thủ tục hành
chính trong lĩnh vực quản lý dân cư theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, tạo điều
kiện thuận lợi cho công dân trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính… (Đại đồn kết
22/10, P.Vân)Về đầu trang
13


Hậu Giang: Kiến tạo, đồng hành phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hậu Giang đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV,
nhiệm kỳ 2020-2025. Với phương châm Kiến tạo, đồng hành, phục vụ người dân và doanh
nghiệp, Hậu Giang chọn chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực, phát triển đô thị thông minh kinh
tế số; bộ máy chính quyền từ tỉnh tới cơ sở tinh gọn làm mũi đột phá trong 5 năm tới.
Trong 2 năm qua, Hậu Giang đã có những bước đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin
vào cải cách hành chính. Hậu Giang cũng là tỉnh đứng đầu cả nước về số lượng người dân
khai báo y tế thông qua ứng dụng NCOVI, tạo cơ sở nền tảng trong phòng chống dịch Covid10 của tỉnh.
Mới nhất, là trong tháng 10-2020, Hậu Giang đã đưa vào sử dụng các hệ thống thông tin,
trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh. Trung tâm giám sát điều hành đơ thị thơng
minh với các tính năng giám sát cụ thể: cổng dịch vụ công trực tuyến, hệ thống giám sát,
điều hành giao thông, hệ thống giám sát an ninh trật tự xã hội.
Trong 3 tháng vận hành thử nghiệm vừa qua, hệ thống thông tin phản ánh hiện trường (qua
Hậu Giang app) đã tiếp nhận, phân loại và xử lý nhanh các vấn đề mà người dân và doanh
nghiệp phản ánh một cách hiệu quả. Ngoài ra, trung tâm cũng là nơi thu thập dữ liệu kinh tế xã hội từ các nguồn khác nhau đưa về hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung; tổng hợp các báo cáo
thống kê, báo cáo biểu đồ, báo cáo phân tích chuyên sâu phục vụ việc hỗ trợ ra các quyết
định của tỉnh.
Theo ơng Lã Hồng Trung, Giám đốc Sở TT-TT tỉnh Hậu Giang, hiện trung tâm đã có 115
dịch vụ công trực tuyến và sẽ nâng lên trên 400 dịch vụ công mức độ 3-4 vào cuối năm 2020.

Đây là cơ sở quan trọng để Hậu Giang chọn thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ, gắn với
xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực, phát triển đô thị
thông minh kinh tế số; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động kinh tế
- xã hội; xây dựng bộ máy chính quyền từ tỉnh tới cơ sở tinh gọn, hoạt động hiệu quả với
phương châm kiến tạo, đồng hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp - là một trong 3
nhiệm vụ đột phá trong nhiệm kỳ 2020-2025.
“Thành công của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV là nguồn sức mạnh
hết sức to lớn, cổ vũ mạnh mẽ đối với Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh, đồn kết một lịng,
tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế. Trên tinh thần ấy, ngay sau đại hội, các cấp ủy, tổ chức Đảng trong
toàn Đảng bộ phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến các cấp ngành và các tầng lớp nhân dân,
nhanh chóng đưa nghị quyết vào cuộc sống, nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét và có hiệu quả
trên các lĩnh vực”, đồng chí Lê Tiến Châu nhấn mạnh. (Sggp.org.vn 22/10, Vĩnh Tường)Về
đầu trang
SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH
Nghi vấn “làm luật” ở Hải quan Nội Bài: Đình chỉ 4 cơng chức

Lãnh đạo Cục Hải quan TP. Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ cơng tác 15 ngày kể từ 21/10
đối với 4 công chức nữ thuộc Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài, yêu cầu
14


giải trình, làm rõ việc bị tố liên quan thơng làm luật khi làm thủ tục hồ sơ ở Hải quan Hà Nội
được báo chí phản ánh. Trong đó, có 1 cán bộ Đội thủ tục, 3 cán bộ đội Giám sát.
Trước đó, chiều 21/10, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài đã báo cáo lên
Cục Hải quan TP. Hà Nội về việc xử lý ban đầu. Tại Văn bản số 3645/HQNB-TH, Chi cục
Hải quan cửa khẩu đề nghị Cục Hải quan tạm thời ra quyết định đình chỉ cơng tác đối với các
cơng chức có liên quan trong clip mà báo chí đăng tải, u cầu các cơng chức trên có báo cáo
giải trình về vụ việc. Văn bản cũng khẳng định, sẽ có hình thức xử lý nghiêm nếu có vi phạm
sau khi xem xét toàn diện sự việc.

Chiều 21/10, Tổng cục Hải quan cũng có Cơng điện số 15-VP, u cầu Cục Hải quan TP. Hà
Nội và các đơn vị có liên quan kiểm tra, xác minh, có biện pháp xử lý tập thể, cán bộ vi
phạm. Văn phòng Tổng cục Hải quan đề nghị Chi cục Hải quan TP. Hà Nội rà sốt và báo
cáo sự việc trên, có biện pháp xử lý tập thể, cá nhân vi phạm (nếu có) trước 10h ngày
22/10/2020.
Theo phản ánh của Đại Đoàn Kết trong bài viết: "Độc quyền: Những “tờ xanh” kẹp trong hồ
sơ ở Hải quan Hà Nội", sau một thời gian được tiếp cận với nghề khai thuê hải quan (thường
quen gọi là “chạy lệnh” hoặc “forwarder”) tại Hà Nội, PV đã ghi nhận được những sự việc
vô cùng "lạ lùng".
Thông thường để thông quan một lô hàng, sau khi doanh nghiệp cung cấp bộ chứng từ hàng
hóa (đủ các giấy tờ cần thiết gồm: Hợp đồng thương mại, bộ vận tải đơn, hóa đơn thương
mại, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ…), nhân viên giao nhận, hay còn gọi là nhân viên
“chạy lệnh” sẽ tiến hành khai báo hải quan trên hệ thống khai báo điện tử của Tổng cục hải
quan và đợi phân “luồng”.
Sau khi trải qua các bước trên, nếu lô hàng luồng xanh, nhân viên chạy lệnh sẽ tiếp tục qua
hải quan giám sát làm những thủ tục cuối cùng để thông quan.
Đối với những lô hàng bị phân luồng đỏ, hồ sơ sẽ được chuyển qua bộ phận hải quan kiểm
hóa. Ở đây, forwarder tiếp tục phải “lót tay” với phí “bơi trơn” từ 200.000 đồng đến 500.000
đồng/tờ khai tuỳ mặt hàng. Tiền này sẽ kẹp vào bộ hồ sơ, đưa trực tiếp cho cán bộ hải quan
phụ trách kiểm tra lô hàng.
Chỉ riêng một buổi chiều, có đến hàng trăm lượt vào ra của các nhân viên chạy lệnh, cứ mỗi
lượt vào ra là mở ví “xì tiền”…. “sau khoảng 4 rưỡi chiều, mức phí cho mỗi tờ khai tăng lên
gấp đơi vì “ngồi giờ hành chính”. Nghĩa là mỗi tờ khai sẽ phải kẹp thêm tiền bôi trơn là
60.000 đồng cho lô hàng dưới 1 tấn và 120.000 đồng cho lô hàng trên 1 tấn”. (Tienphong.vn
22/10, Tuấn Nguyễn)Về đầu trang
THẾ GIỚI
Bộ trưởng Hàn Quốc bị lấy lại nhà ở th vì quy định chính ơng đưa ra

Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki gặp khó trong vấn đề thuê nhà do những thay
đổi của thị trường liên quan đến quy định do ông chủ trì soạn thảo.

15


Hãng Reuters ngày 22.10 đưa tin Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki buộc phải tìm
thuê nơi ở mới, sau khi người cho thuê lấy lại nhà để đối phó với quy định mới do chính ơng
chủ trì soạn thảo.
Tại Hàn Quốc có hình thức th nhà mà người thuê chỉ cần đặt một khoản tiền cọc lớn
(jeonse), thường là 50% giá trị căn nhà, mà không cần phải trả tiền thuê hằng tháng.
Chủ nhà hưởng lợi từ việc đầu tư số tiền trên, và sẽ trả lại nguyên vẹn số tiền này khi hết hạn
hợp đồng, thường kéo dài 2 năm.
Nhằm bảo vệ người thuê và kiềm chế sự gia tăng tỷ lệ tiền đặt cọc, quốc hội thông qua dự
thảo sửa đổi đạo luật liên quan - do ơng Hong chủ trì soạn thảo.
Đạo luật sửa đổi áp dụng từ tháng 7, quy định mỗi lần tăng tiền cọc tối đa là 5%, đồng thời
cho người thuê có quyền gia hạn hợp đồng thêm 2 năm, trừ khi chủ nhà lấy lại để ở.
Đạo luật dẫn đến tình trạng khan hiếm nhà cho thuê theo hình thức đặt cọc như trên, do nhiều
người lấy lại nhà trước thời hạn áp dụng quy định, nhằm tăng tiền đặt cọc. Nếu khơng, họ có
thể sẽ buộc phải cho phép người thuê gia hạn và chỉ có thể tăng tiền đặt cọc sau thời hạn 4
năm.
Trong trường hợp của Bộ trưởng Hong, thời hạn ông thuê nhà đã hết hạn vào tháng 1 và khi
đó, chủ nhà cho biết dự định sẽ lấy lại để vào ở, theo một nhà môi giới bất động sản.
Bộ trưởng Hong phải mở rộng phạm vi tìm kiếm nhà thuê vì mức đặt cọc trung bình tại nơi
ơng ở, nằm khá gần tịa nhà quốc hội, đã tăng khoảng 1/3 kể từ khi quy định mới có hiệu lực.
(Thanhnien.vn 22/10, Khánh An)Về đầu trang
Brazil “khen” vắc xin COVID-19 Trung Quốc nhưng tổng thống “chắc chắn... không mua”

Theo Hãng tin Reuters, ngày 21-10, ông Jair Bolsonaro, tổng thống Brazil, tun bố chính
phủ của ơng sẽ khơng mua vắc xin ngừa COVID-19 có tên CoronaVac do hãng dược Trung
Quốc Sinovac phát triển.
Chỉ một ngày trước đó, Bộ Y tế Brazil tuyên bố sẽ đưa vắc xin này vào chương trình tiêm
chủng quốc gia. "Chắc chắn là chúng tôi sẽ không mua vắc xin Trung Quốc", ông Bolsonaro

viết trên mạng xã hội để trả lời một người bày tỏ quan điểm thúc giục ông không mua vắc
xin của Sinovac. Tổng thống Brazil cho biết vấn đề này sẽ được làm rõ trong ngày 21-10, giờ
địa phương.
Ngày 20-10, bộ trưởng y tế Brazil, ông Eduardo Pazuello, cho biết trong một cuộc họp với
các thống đốc bang rằng bộ này sẽ mua vắc xin COVID-19 do hãng dược Sinovac sản xuất
để đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia cùng một vắc xin khác do hãng dược
AstraZeneca và ĐH Oxford phối hợp phát triển.
Trung tâm nghiên cứu y sinh bang Sao Paulo, Viện Butantan, hiện đang thử nghiệm vắc xin
của Sinovac và thống đốc bang này, ơng Jỗo Doria, bày tỏ hi vọng vắc xin CoronaVac sẽ
được cơ quan quản lý cấp phép vào cuối năm nay để có thể tiêm cho mọi người từ tháng 1
năm sau.

16


Ông Doria cũng từng thông báo sau cuộc họp với Bộ Y tế là chính phủ liên bang đã đồng ý
mua 46 triệu liều vắc xin của Sinovac. Nếu vắc xin CoronaVac được đưa vào chương trình
tiêm chủng quốc gia của Brazil (nước có khoảng 230 triệu dân), đây sẽ là một thành công lớn
với hãng Sinovac, trở thành một trong những chương trình tiêm chủng đầu tiên trên thế giới
nhằm phịng ngừa virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19.
Chính phủ Brazil cũng đã có kế hoạch mua vắc xin của Anh và sản xuất vắc xin này ngay tại
Trung tâm nghiên cứu y sinh FioCruz tại Rio de Janeiro. (Tuoitre.vn 21/10, Kim Thoa)Về
đầu trang./.
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

17




×