Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

15092017 Ban tin Phuc vu lanh dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.12 KB, 18 trang )

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 15 tháng 9 năm 2017)

TIN QUỐC HỘI......................................................................................................................
1. Quốc hội thảo luận về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).....................................................
2. Tọa đàm về dự án Luật Quốc phịng (sửa đổi)...................................................................
CHÍNH SÁCH MỚI................................................................................................................
3. Phạt đến 100 triệu đồng vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.....................................
4. Doanh nghiệp nợ BHXH, người lao động vẫn được chốt sổ bảo hiểm..............................
TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY.......................................................................................
5. “Câu lạc bộ 3 triệu đồng vì người nghèo” - cách làm ở Đà Nẵng......................................
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP.................................................................................
6. Có cán bộ cơng chức mượn rào cản pháp lý để “hành” doanh nghiệp...............................
7. Doanh nghiệp muốn được gặp lãnh đạo để “giãi bày trăn trở”..........................................
8. Chuyên gia: Lương tối thiểu chỉ khiến người Việt mất thêm việc làm...............................
BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH.................................................................................................
9. Giảm họp, tại sao không?...................................................................................................
QUẢN LÝ...............................................................................................................................
10.Sửa đổi 5 luật thuế: Nóng vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tiêu thụ
đặc biệt............................................................................................................................
11.7,67% thanh niên đang thất nghiệp....................................................................................
12.Hoàn tất kiểm điểm sai phạm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ...............................................
13.Sẽ kỷ luật bốn lãnh đạo Vinachem làm thiệt hại hơn 4.200 tỉ đồng...................................
14.Hải Phòng: Nhiều cán bộ vắng mặt trong giờ làm việc......................................................
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH....................................................................................................
15.Nhật đào tạo 800 tiến sĩ giúp Việt Nam cải cách hành chính.............................................
16.Hà Nội: Triển khai ứng dụng gửi văn bản điện tử..............................................................
PHÁP LUẬT............................................................................................................................
17.Đắk Lắk: Khơng dự thi, Bí thư Đảng ủy xã vẫn có bằng cấp 3..........................................
THẾ GIỚI................................................................................................................................
18.Nữ Tổng thống đầu tiên của Singapore nhậm chức............................................................


TIN QUỐC HỘI
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi)

Sáng 14/9, tiếp tục Phiên họp thứ 14, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc
hội Phùng Quốc Hiển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật
Cạnh tranh (sửa đổi).
Trình bày Tờ trình tóm tắt về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ
Cơng Thương Trần Quốc Khánh cho rằng, tình hình mơi trường kinh doanh cả
1


trong nước và quốc tế có nhiều biến động so với thời điểm nghiên cứu, xây dựng
và ban hành Luật Cạnh tranh 2004. Những thay đổi, chuyển biến lớn trong môi
trường kinh doanh đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của nhiều phương thức
cạnh tranh và kinh doanh mới mà Luật Cạnh tranh 2004 chưa dự liệu hết được.
Các phương thức cạnh tranh và kinh doanh mới đó đã và đang làm thay đổi cấu
trúc của nhiều thị trường quan trọng và tác động một cách trực tiếp đến các chủ
thể trên thị trường. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh 2004 là cần
thiết.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, dự thảo Luật cũng đã bổ sung các quy
định để hồn thiện mơ hình cơ quan cạnh tranh hơn. Theo đó, Cơ quan cạnh
tranh Quốc gia là cơ quan duy nhất thực thi Luật Cạnh tranh (sửa đổi) trên cơ sở
hợp nhất 2 cơ quan hiện hành, gồm cơ quan quản lý cạnh tranh (Cục Quản lý
cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương) và Hội đồng cạnh tranh. Cơ quan cạnh
tranh Quốc gia là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương. Đồng thời, dự thảo Luật
giao Chính phủ quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Cơ quan cạnh tranh Quốc gia.
Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng
Thanh trình bày nêu rõ, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí với Tờ trình của
Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi tồn diện Luật Cạnh tranh nhằm góp phần

hồn thiện khn khổ pháp lý đồng bộ, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, khơng có
sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế, tăng cường
hiệu quả, hiệu lực và tính minh bạch trong thực thi pháp luật về cạnh tranh.
Về trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh, có ý kiến đề nghị cần quy định
mơ hình cơ quan cạnh tranh độc lập thuộc Chính phủ bảo đảm tính độc lập,
khách quan trong điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh. Thường trực Ủy ban đề
nghị quy định nguyên tắc ngay trong Luật về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền
của cơ quan cạnh tranh, đề cao vai trò, tăng cường trách nhiệm và bảo đảm hiệu
quả hoạt động của cơ quan cạnh tranh, bảo đảm cơ quan này có đủ thẩm quyền
để thực thi pháp luật về cạnh tranh, thực hiện nhiệm vụ điều tra, xử lý vụ việc
cạnh tranh, kiểm sốt tập trung kinh tế, bảo đảm tính minh bạch của các quy
định về tố tụng cạnh tranh cũng như quyền và lợi ích của các bên tham gia tố
tụng cạnh tranh.
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy
Anh cho rằng, quy định Cơ quan cạnh tranh Quốc gia là cơ quan hành chính bán
tư pháp là mơ hình rất mới trong dự thảo Luật lần này. Tuy nhiên, trong Điều 7
của dự thảo chưa thấy quy định rõ ràng vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của Cơ quan cạnh tranh Quốc gia, nhưng trong tất cả các chương cịn lại thì nhắc
đến cơ quan này rất nhiều. Vậy cơ quan này là ai mà nhiệm vụ, quyền hạn lại
nhiều đến thế? Với địa vị pháp lý là cơ quan hành chính bán tư pháp, nhưng
nhiều quyền hành như vậy thì có phù hợp hay khơng?
2


Cùng băn khoăn về tính độc lập của Cơ quan cạnh tranh Quốc gia, Chủ nhiệm
Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhấn mạnh, chỉ khi sửa Luật Cạnh tranh theo
hướng xây dựng cơ quan quản lý cạnh tranh độc lập với Bộ chủ quản, mới hy
vọng bảo vệ tốt quyền lợi của người tiêu dùng. Nhưng hiện lại sửa đổi Luật theo
hướng cơ quan chủ quản trở thành Cơ quan cạnh tranh Quốc gia, tức là Cục
Quản lý cạnh tranh trở thành cơ quan tố tụng cần hết sức cân nhắc. Bởi khi cơ

quan chủ quản lại quản lý một số doanh nghiệp lớn sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng
lợi ích nhóm, sân sau, bắt tay “kinh tế ngầm”.
Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Nga đặt câu hỏi, thời gian qua, Chính phủ đã xử lý
được bao nhiêu vụ việc cạnh tranh không lành mạnh? Với cơ chế “lùng nhùng”
vừa quản lý nhà nước vừa là cơ quan tố tụng cạnh tranh, lại vừa chủ quản của
các doanh nghiệp thì có thể chống lại những bất cập như thời gian vừa qua như
lợi ích nhóm, sân sau, bắt tay ngầm hay khơng?
Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định,
thực tế nghiên cứu đánh giá từ kinh nghiệm thực tiễn các nước cho thấy, dù cơ
quan quản lý cạnh tranh nằm ở nhánh nào trong cơ quan quyền lực lập pháp,
hành pháp, trực thuộc Chính phủ hay trực cơ quan của Chính phủ thì vẫn phải có
vị trí pháp lý và khung cơ chế chính sách đi kèm để bảo đảm tính khách quan,
minh bạch trong điều hành, và thực hiện chức năng của cơ quan quản lý về cạnh
tranh. (Đại Biểu Nhân Dân 14/9)Về đầu trang
Tọa đàm về dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi)

Sáng 14/9, tại Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã tổ chức
Tọa đàm về dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi) dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung
ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Võ Trọng Việt.
Dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi) đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý
kiến tại Phiên họp thứ 13 vừa qua. Trong đó, đa số ý kiến nhất trí với dự thảo
Luật do Chính phủ trình và Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Quốc phòng và
An ninh. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề còn ý kiến khác nhau.
Cụ thể, với quy định về Hội đồng Quốc phòng và An ninh, hiện còn hai loại ý
kiến khác nhau. Một loại ý kiến cho rằng, Hội đồng Quốc phòng và An ninh có
cơ quan thường trực, giúp việc, theo hướng Bộ Quốc phòng là cơ quan thường
trực giúp việc cho Hội đồng Quốc phòng và An ninh; thành phần, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của cơ quan thường trực do Hội
đồng này quy định. Loại ý kiến thứ hai đề nghị, Hội đồng Quốc phòng và An
ninh có cơ quan giúp việc, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Chủ nhiệm

Văn phòng Chủ tịch Nước phụ trách.
Quan điểm của Chính phủ cho rằng, nên lựa chọn phương án thứ nhất. Bởi lẽ
theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành, Bộ Quốc phịng có chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà
3


nước về đường lối, chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự, giúp Chính phủ
quản lý nhà nước về quốc phòng; tổ chức thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc
phòng, bảo vệ tổ quốc. Hơn nữa, quá trình gửi xin ý kiến cơ quan, tổ chức, cá
nhân và khảo sát ở một số bộ, ngành, tỉnh, thành phố cũng nhất trí Bộ Quốc
phịng là cơ quan thường trực giúp việc của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của cơ quan
do Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định.
Nhiều đại biểu tham gia Tọa đàm đề nghị cân nhắc bỏ quy định về Hội đồng
Quốc phòng và An ninh, vì đây là một thiết chế hiến định, chỉ hoạt động khi
chiến tranh và hịa bình, có tình trạng khẩn cấp hoặc khi quốc gia bị đe dọa,
không phải cơ chế hoạt động thường xuyên. Còn việc quyết định chiến tranh hay
hịa bình là thẩm quyền của QH dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ
Chính trị.
Một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
Quốc phòng và An ninh, vì quy định như dự thảo Luật sẽ mâu thuẫn với chức
năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Ý kiến khác đề nghị quy
định cụ thể hơn về Hội đồng Quốc phòng và An ninh, theo Khoản 2, Điều 89
Hiến pháp, để dễ thực hiện, nhất là thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn đặc biệt do
QH giao trong trường hợp có chiến tranh, quyết định lực lượng vũ trang nhân
dân tham gia hoạt động, góp phần bảo vệ hịa bình ở khu vực và trên thế giới.
(Đại Biểu Nhân Dân 14/9)Về đầu trang
CHÍNH SÁCH MỚI
Phạt đến 100 triệu đồng vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y


Bắt đầu từ 15/9, Nghị định 90 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thú y chính thức có hiệu lực.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về lĩnh
vực thú y là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Cũng theo Nghị định 90, từ 15/9, người ni chó sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến
800.000 đồng đối với hành vi khơng đeo rọ mõm cho chó hoặc khơng xích giữ
chó, khơng có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
Mức phạt này cũng được áp dụng cho chủ ni trong trường hợp chó chưa được
tiêm phịng bệnh dại. Việc xử phạt sẽ thuộc thẩm quyền của UBND cấp phường,
xã. (VTV.vn 14/9)Về đầu trang
Doanh nghiệp nợ BHXH, người lao động vẫn được chốt sổ bảo hiểm

Nghị định 115 của Chính phủ có hiệu lực trong tháng 9/2017 quy định rõ hơn,
nhấn mạnh trách nhiệm của doanh nghiệp phải ưu tiên giải quyết cho các đối
tượng nghỉ theo chế độ.
4


16.000 tỷ đồng là con số nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp trên cả nước tính
đến tháng 8/2017. Theo đó, khoảng 4,3 triệu người lao động đang bị treo sổ
BHXH, đồng nghĩa nhiều người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu khơng được giải
quyết chế độ hưu trí, nhiều chị em khơng có chế độ thai sản hay những người
mất việc không được giải quyết chế độ thất nghiệp.
Trước thực tế này, BHXH đã thực hiện một số những biện pháp buộc doanh
nghiệp nợ đọng phải ưu tiên chốt sổ bảo hiểm cho những đối tượng trên, đảm
bảo nguyên tắc có đóng, có hưởng.
Trịng hơn 1 năm qua, chỉ tính riêng tại Bảo hiểm Xã hội Bắc Ninh đã giải quyết
cho gần 100 người lao động được chốt sổ khi doanh nghiệp vẫn nợ đọng kéo
dài.

Khi Nghị định 115 của Chính phủ có hiệu lực, đối với những trường hợp chủ lao
động cố tình lẩn tránh trách nhiệm, người lao động có quyền khiếu nại đến các
cơ quan liên quan như Sở Lao động - Thương binh & Xã hội hoặc Tổng Liên
đồn Lao động để địi quyền lợi chính đáng. (VTV.vn 14/9)Về đầu trang
TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY
“Câu lạc bộ 3 triệu đồng vì người nghèo” - cách làm ở Đà Nẵng

Chung tay vì An sinh xã hội, tiếp sức cho các hộ nghèo vượt qua khó khăn vươn
lên ổn định cuộc sống,… Đó chính là mục tiêu thiết thực của Câu lạc bộ Tổ dân
phố 3 triệu đồng vì người nghèo tại phường Hịa Khánh Bắc. Mơ hình bước đầu
nhận được sự hưởng ứng tích cực của các khu dân cư và đến nay đạt được kết
quả rất đáng ghi nhận.
Ông Lê Thanh Hùng – Bí thư Chi bộ Quang Thành 3B1 cho biết, tính đến tháng
8, tất cả 7 tổ dân phố khu Quang Thành 3B1 đều vượt chỉ tiêu vận động, đạt tiêu
chí của “CLB Tổ dân phố 3 triệu đồng vì người nghèo”. Có được kết quả này là
nhờ sự vào cuộc tích cực của cấp ủy chi bộ đến việc vận động nhân dân của Ban
công tác Mặt trận cũng như sự tích cực của các tổ trưởng tổ dân phố và hội đoàn
thể ở khu dân cư.
“Ngay sau khi triển khai, mơ hình đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của bà
con nhân dân cũng như các mạnh thường quân trong khu vực. Cụ thể số tiền vận
động được đến thời điểm cuối tháng 8 là gần 30 triệu đồng/7 tổ dân phố. Trong
đó tổ cao nhất là Tổ 13A với số tiền vận động được 6.710.000 đồng” – Bí thư
Chi bộ Quang Thành 3B1 cho biết thêm.
Là tổ dân phố với đa phần các hộ dân có đời sống ở mức trung bình, thế nhưng
khi phát động về “CLB 3 triệu đồng vì người nghèo” đã khơi dậy được tinh thần
lá lành đùm lá rách trong bà con khu dân cư. “Thay vì những năm trước mỗi hộ
dân chỉ đóng góp 30 nghìn đồng thì bây giờ khi nghe cán bộ mặt trận, tổ dấn phố
5



vận động, phân tích ý nghĩa thiết thực của mơ hình, bà con sẵn sàng chia sẻ và
góp số tiền cao hơn những năm trước tùy theo mức thu nhập của mỗi gia đình” –
ơng Cao Tất Dũng, Tổ Trưởng Tổ dân phố 13A, Hịa Khánh Bắc nói.
Ơng Nguyễn Văn Trung - Chủ tịch Mặt trận phường Hòa Khánh Bắc cho biết:
“Tính đến cuối tháng 8/2017, tồn phường có 40/188 tổ dân phố đạt tiêu chí
thành viên “CLB 3 triệu đồng vì người nghèo” với tổng số tiền gần 150 triệu
đồng. Theo đó tổng nguồn Quỹ vì người nghèo vận động được trong năm 2017
tính đến cùng thời điểm là trên 350 triệu đồng, vượt trên 50 triệu đồng so với chỉ
tiêu Mặt trận thành phố giao, vượt cao so với nguồn Qũy vì người nghèo của
phường trong năm 2016. Chúng tôi đề ra mục tiêu trong năm 2017 sẽ phấn đấu
xóa 110 hộ nghèo”.
Cơng tác vận động Qũy vì người nghèo hàng năm của Mặt trận các cấp tại các
địa phương không phải là việc làm mới. Song với mục tiêu vận động đạt 3 triệu
đồng trở lên thì tổ dân phố sẽ trở thành thành viên của “CLB 3 triệu đồng vì
người nghèo” tại Hịa Khánh Bắc là cách làm sáng tạo. Mơ hình vừa khơi dậy
tinh thần tương thân tương ái, lấy sức dân để chăm lo cuộc sống cho dân vừa tạo
động lực thi đua trong xây dựng nguồn Qũy vì người nghèo, thiết thực góp phần
thực hiện hiệu quả chương trình “thành phố 4 an”. (Danang.gov.vn 14/9)Về đầu
trang
MƠI TRƯỜNG ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP
Có cán bộ công chức mượn rào cản pháp lý để “hành” doanh nghiệp

Sáng 14/9, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật
Bản (JICA) tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Đánh giá thực trạng, nhu cầu hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp tại các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức đại diện
cho doanh nghiệp".
Tham luận tại tọa đàm, đa số đại biểu cho rằng, công tác hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp còn nhiều tồn tại vướng mắc. Bên cạnh vấn đề nhận thức về pháp
luật của nhiều chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp cịn hạn chế thì thì hệ
thống các văn bản pháp luật còn nhiều, chồng chéo.

Trong khi đó, các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thực sự quan tâm đến phổ
biến, hướng dẫn, tổ chức thi hành pháp luật cho doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, nhất là tại các địa bàn miền núi, nơng thơn, vùng sâu, vùng
xa gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với pháp luật.
Cùng với đó, nhiều thắc mắc của doanh nghiệp về các quy định của pháp luật
chưa được các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm giải đáp kịp thời.
Theo TS. Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư
pháp) thừa nhận, trong quá trình khảo sát việc thực hiện Nghị định 66 của Chính
6


phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp bị
hành vì các rào cản pháp lý.
Trên thực tế có một số cơ quan, cán bộ công chức Nhà nước đã sử dụng các rào
cản pháp lý để “hành” doanh nghiệp. Trong thủ tục hành chính, doanh nghiệp
đưa hồ sơ đến, cơng chức lấy nhiều lý do thiếu thủ tục, thiếu hồ sơ, nhưng ko
giải thích cho doanh nghiệp để họ cung cấp đủ.
“Hỗ trợ pháp lý là nhu cầu tất yếu, nhưng cần nghiên cứu hỗ trợ như thế nào.
Cần phải khuyến khích các tư nhân, các tổ chức hành nghề Luật sư hỗ trợ pháp
lý doanh nghiệp vì việc này Nhà nước không thể làm thay được”, TS. Nguyễn
Thanh Tú đề xuất.
Đồng tình quan điểm này, từ thực tế tại địa phương mình, để làm tốt cơng tác hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp, ơng Nguyễn Văn Lý, Phó Giám đốc Sở Tư pháp
tỉnh Nam Định cho rằng, hằng năm, Chủ tịch UBND tỉnh cần có các cuộc đối
thoại trực tiếp với doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp để điều chỉnh
xem cần hỗ trợ pháp lý những nội dung gì và đối tượng cụ thể là ai để tránh dàn
trải, lãng phí.
“Việc hỗ trợ khơng nên tập trung dàn trải vào chủ doanh nghiệp, cán bộ pháp
chế hay quản trị doanh nghiệp mà cần tìm đúng đối tượng, tập huấn trúng văn
bản nội dung doanh nghiệp cần…việc này nên làm hằng năm, kết hợp với nâng

cao trình độ Luật sư”, ông Lý nêu rõ. (VOV.vn 14/9)Về đầu trang
Doanh nghiệp muốn được gặp lãnh đạo để “giãi bày trăn trở”

Đó là ý kiến của doanh nghiệp (DN) gửi đến lạnh đạo TP Cần Thơ tại cuộc đối
thoại giữa chính quyền và DN với chủ đề hỗ trợ DN khởi nghiệp do UBND TP
Cần Thơ tổ chức chiều 14/9.
Buổi đối thoại ngoài sự góp mặt của nhiều DN ở TP Cần Thơ cịn có các hiệp
hội DN đến từ TP.HCM và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, kéo dài từ 14 giờ đến
gần 18 giờ 30.
Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Phú Tia, 70 tuổi, chủ cơ sở kinh doanh rượu mận
Sáu Tia (Cần Thơ), phản ánh tình trạng quá nhiều giấy phép mà ơng ví von là
“giấy phép mẹ, giấy phép con và giấy phép cháu ngoại”. Theo ông Tia, hiện với
thương hiệu rượu mận Sáu Tia của ông phải đáp ứng 18 loại giấy phép và các
giấy phép đều có thời hạn, nên khi hết hạn lại phải đóng tiền để được cấp giấy
mới. Ngồi giấy phép thì rượu của ơng cịn phải chịu thuế rất cao.
Ơng Tia đề đạt nguyện vọng được miễn thuế trong vài năm để khôi phục sản
xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đồng thời ông cũng đề xuất lãnh đạo TP
nên đến tận cơ sở ông để xem xét tạo điều kiện cho ông yên tâm sản xuất.
7


Bà Lâm Việt Hịa – Giám đốc Cơng ty TNHH đầu tư và phát triển Minh Hòa
chuyên về sản xuất và chuyển giao công nghệ rau sạch theo chuẩn Châu Âu kể
về “nỗi khổ” khi bắt đầu dự án trồng rau sạch của mình.
“Khi tơi bị phạt tơi khơng biết phải làm sao. Phường nói tơi cất trái phép trên đất
nơng nghiệp thì tơi đồng ý nhưng là tơi làm dự án, tôi đã nộp dự án cả ba, bốn
tháng mà không ai trả lời tôi. Tôi lên quận cũng khơng được giải thích gì và tơi
phải tự ơm hồ sơ lên TP kêu cứu thì may được mấy anh hướng dẫn phải đi qua
sở này, sở kia… Tơi có cảm giác chính quyền ln sẵn sàng phạt mà khơng sẵn
sàng giải thích”- bà Hịa bức xúc.

Do thời gian dành quá nhiều cho phần các sở ngành báo cáo, chuyên gia nhận
xét nên ơng Nguyễn Hồng Cung – đến từ Công ty TNHH nông sản sạch Đại
Thuận Thiên, cho biết buổi đối thoại này đáng lẽ DN mới là trung tâm. Ông
Cung cho biết DN sợ nhất là thủ tục nên nếu có mơ hình gặp gỡ lãnh đạo như
tỉnh Đồng Tháp (mơ hình cà phê DN) thì tốt vì DN sẽ được bày tỏ các vấn đề
của mình. Vì vậy, ơng Cung đã nói “tha thiết mong lãnh đạo TP hoặc sở, ngành
tạo điều kiện cho chúng tôi được gặp gỡ, giãi bày trăn trở”.
Phát biểu kết thúc buổi đối thoại, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống
cho biết TP ghi nhận các ý kiến đóng góp của các DN và các chuyên gia. TP rất
muốn phát triển các DN trên địa bàn, làm sao đến năm 2020 đạt ít nhất 13.600
DN.
Ơng Thống cho biết, TP có nhiều nỗ lực trong việc thu hút đầu tư, hỗ trợ DN
khởi nghiệp và ln chăm sóc DN đang hoạt động trên địa bàn. TP sẽ luôn đồng
hành cùng DN phát triển.
“Khó khăn của DN ln được TP quan tâm, hỗ trợ giải quyết. Các sở, ngành nên
hỗ trợ DN, đừng để họ tự bơi. Đối với Ủy ban, DN cần gì cứ làm văn bản phản
ánh để chúng tơi sắp xếp thời gian, phòng ban để giải quyết. Chúng tơi khơng áp
dụng mơ hình như Đồng Tháp nhưng mỗi nơi có một kiểu, kiểu gì đáp ứng u
cầu là tốt”- ơng Thống nói. (Pháp Luật TPHCM 14/9)Về đầu trang
Chun gia: Lương tối thiểu chỉ khiến người Việt mất thêm việc làm

Khơng thấy nhiều lợi ích của tăng lương tối thiểu đến quảng đại người lao động,
nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đề nghị bỏ quy định lương
tối thiểu bằng cách tăng quỹ phúc lợi xã hội. Còn chuyên gia Phạm Chi Lan chỉ
ra nghịch lý tăng lương không đồng điệu với tăng năng suất và tăng lương tối
thiểu khiến người Việt mất việc làm trong tương lai.
Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Việt Nam hiện có 50%
lao động làm việc nhưng khơng được ký hợp đồng chính thức thì chính sách
lương tối thiểu không đạt yêu cầu và không hỗ trợ được cho hơn 50% số lao
động không được thụ hưởng của quy định lương tối thiểu.

8


"Chúng ta có đặt ra câu hỏi người lao động khơng có hợp đồng có đủ sống bằng
lương tối thiểu hay khơng? Tơi cho rằng, có tăng lên 50% nữa cũng khơng đủ
sống. Cuộc sống bây giờ nó khác cuộc sống ngày xưa nhiều lắm", ơng Tuyển
nói.
Ngun Bộ trưởng Thương mại cho hay: Khơng phải nước nào nào cũng có
lương tối thiểu như Việt Nam và cách tính như Việt Nam. Nếu Việt Nam bỏ
lương tối thiểu với thiết chế như là một cơng cụ bảo trợ xã hội thì chúng ta sẽ
phải xây dựng quỹ phúc lợi tốt hơn. Khi ấy có thể thị trường lao động sẽ khác,
trả lương chính đáng cho những người có năng lực tốt hơn. Điều này nên cân
nhắc, xem xét toàn diện.
Về tăng lương tối thiểu đang lạc nhịp với tăng năng suất lao động (NSLĐ),
chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói: Thông điệp của Báo cáo Việt Nam 2035,
các nhà hoạch định chính sách vĩ mơ đã đưa ra 4 mối lo lớn nhất cho Việt Nam
về dài hạn, trong đó mối lo số 1 là NSLĐ thấp và suy giảm.
"NSLĐ đang là vấn đề số 1 của nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta phải nhấn mạnh
NSLĐ và tiền lương phải có mối quan hệ mật thiết, tăng tiền lương phải phục vụ
tăng NSLĐ, chứ không thể tách rời", bà Lan nói.
Bà Lan phân tích: Trước đây, chúng ta kỳ vọng về NSLĐ Việt Nam tăng cao,
điều này diễn ra trước năm 2010. Tuy nhiên, bản chất chủ yếu do chuyển dịch
lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Điều này khiến tiền lương
tăng cao, giá trị lao động ngành này tăng hơn so với nông nghiệp nên chúng ta
tăng NSLĐ một cách cơ học.
Tuy nhiên, gần đây NSLĐ trong công nghiệp và dịch vụ đều bị giảm, khơng
tăng được, bằng chứng là do chúng ta khơng có trình độ, chỉ giới hạn có vậy.
Lương tăng khơng đi cùng năng suất thì nó sẽ làm nghẽn NSLĐ. Trong nhiều
năm thực hiện chính sách lương tối thiểu, đã ai đặt và giải quyết câu hỏi là tiền
lương tăng có làm tăng NSLĐ hay không?

"Tôi ám ảnh cảnh tiền lương tăng lên nhưng DN lại rút bớt việc làm đi, hoặc phá
sản. Như vậy, chính sách tăng lương tối thiểu, tăng lương bình quân hiện nay
của chúng ta chỉ nghĩ tăng lương cho những lao động hiện tại mà không nghĩ
đang có hàng triệu người vẫn chờ để có việc làm, khơng lo được số người khơng
có việc làm. Cơng ăn việc làm của người Việt trong tương lai sẽ là bài toán hết
sức đau đầu của Việt Nam, tiền lương khơng tính theo NSLĐ sẽ là thách thức
khơng nhỏ", chuyên gia Lan nói. (Lao Động 14/9)Về đầu trang

9


BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
Giảm họp, tại sao khơng?

Trong một cuộc làm việc mới đây với Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch
UBND TP Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu Sở Nội vụ nghiên cứu, tham mưu
làm sao giảm số lượng các cuộc họp ở cơ quan, dành thời gian nhiều hơn để đi
cơ sở, thực tế. Trong trường hợp bắt buộc phải họp thì họp ngắn, giải quyết
những trọng tâm đặt ra, khơng dài dịng, gây mất thời gian…
Yêu cầu này cũng có lẽ bắt nguồn từ một thực trạng đã xảy ra thời gian qua, đó
là “lạm phát” họp. Tiếc rằng, thực trạng này đã được nhắc đến nhiều nhưng đến
nay vẫn chậm được khắc phục. Có lần lãnh đạo một tỉnh chia sẻ rằng, có ngày
cao điểm, ông nhận được 6 giấy mời họp. Tất nhiên, ông không thể “ba đầu, sáu
tay” để dự tất cả các cuộc họp theo giấy mời, chỉ đi họp trong trường hợp “bất
khả kháng”.
Khơng ít cuộc họp việc triệu tập thành phần họp dường như trở thành thủ tục
cho có. Việc xuất hiện của các thành phần tham dự cuộc họp dường như để cho
màn giới thiệu thành phần đại biểu trở nên long trọng và “hồnh tráng”. Cũng
khơng ít các trường hợp vì phải “chạy họp” mà có vị đại biểu xin được trình bày
ý kiến trước vì cịn phải bận một cuộc họp khác. Nói hết phần mình rồi lại vác

cặp “chạy họp” tiếp mà khơng cần biết diễn tiến cuộc họp sẽ “chốt” lại là gì. Có
khơng ít câu chuyện “dở khóc, dở cười” đã xảy ra khi giấy mời họp lại được
chuyển cho đối tượng dự khơng đúng thẩm quyền. Thế nên mới có chuyện, khi
được mời phát biểu ý kiến đại diện cho tiếng nói của ngành mình thì trả lời với
chủ tọa rằng: “Lãnh đạo đi công tác, cử tôi đi họp thay để tiếp thu ý kiến về báo
cáo lại…”. Câu hỏi đặt ra là, những cuộc họp mà thành phần tham dự như vậy
liệu có mang lại chất lượng thực sự cho cuộc họp hay khơng?
Có rất nhiều lý do được đưa ra để lý giải vì sao phải họp hành nhiều đến thế. Đó
là tình trạng phân cơng, phân nhiệm khơng rõ ràng. Do đó, cấp dưới muốn làm
gì lại phải xin ý kiến chỉ đạo cơ quan cấp trên. Muốn vậy, phải họp. Việc không
rõ trách nhiệm của từng cấp, từng vị trí đứng đầu trong việc quyết vấn đề gì
cũng phải… họp và cũng khơng loại trừ tâm lý sợ trách nhiệm cá nhân mà phải
“dưới bóng” trách nhiệm tập thể nên cũng phải… họp.
Không thể phủ nhận có những cuộc họp là cần thiết, thậm chí rất cần thiết để
cho ra đời những quyết sách, một chủ trương phù hợp, đúng đắn và cần thiết.
Nhưng cũng có những trường hợp các cuộc họp trở nên hình thức, mà người dự
họp nhiều khi cảm thấy như “cực hình”, cố ngồi cho hết giờ, hoặc đến chỉ để
điểm danh cho có.
Cịn nhớ, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2016, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đã từng nhấn mạnh về việc giảm họp hành. Thủ tướng cho rằng, cần
10


bám sát thực tiễn cuộc sống, bởi nếu chỉ ngồi bàn giấy mà khơng có thực tiễn thì
khó có mơ hình mới, chính sách sát thực tiễn.
Nhiều ý kiến cho rằng, muốn giảm họp khơng q khó nếu thực sự muốn thay
đổi. Ngoài ra, cần phải cải cách, phân cấp, phân quyền cho rõ, nhất là trách
nhiệm cá nhân. Khi rõ trách nhiệm cá nhân thì phải quyết và tự chịu trách
nhiệm. Không thể để trách nhiệm cá nhân bị “nhịa” vào trách nhiệm tập thể,
khơng thể có chuyện sai sót xảy ra mà được biện minh bởi đó là ý kiến của tập

thể tại một cuộc họp A, B, C.
Đã đến lúc cần phải thay đổi cách thức tổ chức cũng như chất lượng các cuộc
họp. Nếu vẫn duy trì tình trạng “chạy họp” thì danh sách các cuộc họp dù có dài
thêm nữa thì cơng việc, chính sách tắc vẫn hồn tắc mà thơi. (Đại Biểu Nhân
Dân 14/9)Về đầu trang
QUẢN LÝ
Sửa đổi 5 luật thuế: Nóng vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tiêu thụ
đặc biệt

Sáng 14/9, phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam tiếp tục tổ chức lấy ý
kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 luật thuế (Luật thuế giá
trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật
thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế tài nguyên). Trong đó, những thay đổi trong
cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tiêu thụ đặc biệt là vấn đề được
nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất.
Các doanh nghiệp đánh giá cao đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ
20%, xuống 17% với doanh nghiệp nhỏ và giảm chỉ còn 15% đối với doanh
nghiệp siêu nhỏ. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp trong bối cảnh
kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, cần xác định rõ tiêu chí, phạm vi phân loại doanh
nghiệp. Nếu khơng, chính sách này sẽ vơ tình khuyến khích doanh nghiệp duy
trì quy mơ nhỏ, khó phát huy được lợi thế cạnh tranh.
Với đề xuất về đánh thuế thu nhập doanh nghiệp 1% trên doanh thu với hoạt
động chuyển nhượng vốn với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt
Nam nộp thuế 20% trên thu nhập chịu thuế, đại diện các cơng ty kiểm tốn quốc
tế cho rằng cần áp dụng chung phương pháp tính thuế giữa doanh nghiệp Việt
Nam và doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, khuyến nghị có thể chia ra hai
trường hợp chuyển nhượng vốn trực tiếp và chuyển nhượng gián tiếp để kiểm
sốt, chống thất thu thuế và đảm bảo cơng bằng giữa các doanh nghiệp.
Một vấn đề khác được nhiều doanh nghiệp quan tâm là đưa nước ngọt vào diện
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Một trong những lý do được cơ quan soạn thảo đưa

ra là để phòng tránh những tác hại của béo phì và bệnh tiểu đường.

11


Nhiều câu hỏi được đại diện doanh nghiệp đặt ra, liệu có phải bệnh béo phì chỉ
do nước ngọt, vậy các loại thực phẩm khác có đường gây ra béo phì có áp thuế
tiêu thụ đặc biệt khơng, hay xác định rõ thế nào là nước ngọt, là đồ uống có
đường, hay khơng có đường mà có vị ngọt, tỷ lệ đường như thế nào sẽ bị đánh
thuế.
Các chuyên gia cho rằng, đơn vị soạn thảo cần sớm đưa ra đánh giá tác động
tổng thể của những thay đổi này, cân đối được lợi ích của những người nộp thuế
và vấn đề đảm bảo cân đối ngân sách. (VTV.vn 14/9)Về đầu trang
7,67% thanh niên đang thất nghiệp

So với quý 1, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có dấu hiệu tăng từ 7,29% lên
7,67%. Đây là số liệu vừa được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra
trong bản tin cập nhật thị trường lao động quý 2/2017.
Trong quý 2, số người có việc làm và tỷ lệ lao động làm công hưởng lương tăng
nhẹ, thất nghiệp giảm về số lượng và tỷ lệ, nhưng thất nghiệp thanh niên có dấu
hiệu tăng. Trong số 1 triệu 81 nghìn người thất nghiệp của quý 2, số người thất
nghiệp có trình độ đại học trở lên tăng mạnh là trên 183 nghìn người.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, số người thất nghiệp dài hạn từ
12 tháng trở lên chiếm 1/4 số người thất nghiệp hiện nay. (VTV.vn 14/9)Về đầu
trang
Hoàn tất kiểm điểm sai phạm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

Liên quan đến vụ sai phạm xảy ra tại Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ)
Tây Nam bộ giai đoạn 2011-2016, tối 14/9, nguồn tin riêng của Pháp luật
TP.HCM cho biết quá trình họp kiểm điểm tập thể và cá nhân có liên quan dưới

sự tham gia của đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) đã hồn tất.
6 cá nhân có liên quan đến sai phạm sẽ có buổi làm việc với UBKTTW tại Hà
Nội vào cuối tuần này.
Trong số các cá nhân được mời ra Hà Nội để làm việc với UBKTTW có ơng
Nguyễn Phong Quang - cựu Phó Trưởng ban thường trực BCĐ Tây Nam bộ,
ông Nguyễn Quốc Việt - Phó Trưởng ban BCĐ Tây Nam bộ, ơng Nguyễn Thanh
Hải - cựu Chánh văn phòng cơ quan thường trực BCĐ Tây Nam bộ, ông Nguyễn
Văn Út - Chánh văn phòng cơ quan thường trực BCĐ Tây Nam bộ…
Trong khi đó, trả lời trên báo chí, ơng Sơn Minh Thắng – Ủy viên Trung ương
Đảng, Phó Trưởng ban thường trực BCĐ Tây Nam bộ khẳng định việc tiến hành
kiểm điểm tập thể lãnh đạo cơ quan thường trực và các cá nhân trong nhiệm kỳ
2011-2016 có liên quan đến sai phạm nghiêm trọng về quản lý tài chính, tài sản
và bổ nhiệm cán bộ như kết luận của UBKTTW đã được thực hiện xong ở các
chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ quan.

12


Về vấn đề thu hồi số tiền được quy kết sai phạm, nguồn tin của Pháp luật
TP.HCM cho biết đến nay số tiền khắc phục hậu quả được nộp vào tài khoản
tạm của Cơ quan thường trực BCĐ Tây Nam bộ tại Kho bạc Nhà nước chi
nhánh TP. Cần Thơ là hơn 4,3 tỉ đồng.
Trong đó, bà Lê Thị Thu Hằng - Phó vụ trưởng Vụ kinh tế, nguyên Kế toán
trưởng Cơ quan thường trực BCĐ Tây Nam bộ đã nộp khoảng 3,7 tỉ đồng, số
còn lại hơn 600 triệu đồng do ông Nguyễn Thanh Hải – cựu Chánh văn phịng
nộp.
Trước đó, ngày 31-7, UBKTTW đã ra thơng cáo về kết quả kiểm tra đối với Cơ
quan Thường trực BCĐ Tây Nam bộ giai đoạn 2011-2016 và một số cá nhân
liên quan.
Theo đó, ơng Nguyễn Phong Quang đã vi phạm quy chế làm việc, nguyên tắc

tập trung dân chủ trong việc cho chủ trương và quyết định về công tác tổ chức,
cán bộ; trực tiếp ký bổ nhiệm 32 trường hợp khơng bảo đảm ngun tắc, quy
trình, thủ tục và khơng đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trong đó có trường hợp Vũ
Minh Hồng và Nguyễn Tiến Khoa.
Ơng cũng bng lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm để cấp dưới làm trái các quy
định về quản lý tài chính, tài sản, để ngồi sổ sách kế tốn số tiền trên 100 tỉ
đồng; lập chứng từ khống để rút ngân sách nhà nước và tiền tài trợ, gây thất
thoát nghiêm trọng tiền, tài sản của Nhà nước...
Ơng Nguyễn Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng BCĐ Tây Nam bộ, trực
tiếp ký 11 quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo không bảo đảm ngun tắc, quy
trình, thủ tục và khơng đủ điều kiện, tiêu chuẩn...
Ngồi ơng Quang và ơng Việt, UBKTTW đã kiểm tra và kết luận vi phạm,
khuyết điểm của ông Nguyễn Văn Út - chánh văn phịng, ơng Nguyễn Thanh
Hải – cựu chánh văn phòng, bà Lê Thị Thu Hằng - Phó vụ trưởng Vụ kinh tế,
ngun Kế tốn trưởng … (Pháp Luật TPHCM 14/9)Về đầu trang
Sẽ kỷ luật bốn lãnh đạo Vinachem làm thiệt hại hơn 4.200 tỉ đồng

Tối 13-9, Bộ Công thương cho biết sẽ thông tin đến cơ quan thơng tấn hình thức
kỷ luật bốn lãnh đạo đứng đầu của Tập đồn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) sau
khi việc kiểm điểm hoàn tất.
Bốn lãnh đạo cấp cao của Vinachem gồm ơng Nguyễn Anh Dũng, Bí thư Đảng
ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinachem nhiệm kỳ 2010-2015 và các nguyên
lãnh đạo nhiệm kỳ 2005-2010.
Cụ thể, ông Đỗ Quang Chiêu, nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan, nguyên Chủ tịch
Hội đồng quản trị Tổng cơng ty hóa chất.
13


Ông Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng
quản trị Tổng Công ty, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đồn.

Ơng Đỗ Duy Phi, ngun phó Bí thư Đảng ủy Cơ quan; ngun Ủy viên Hội
đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty; nguyên thành viên Hội đồng thành
viên, Tổng giám đốc Tập đồn.
Theo Bộ Cơng thương, những sai phạm tại Vinachem "cần được xử lý nghiêm,
khơng bỏ sót vi phạm, xử lý đúng pháp luật, có lý có tình các tập thể, cá nhân vi
phạm".
Bộ này cũng cho biết thêm, sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thơng báo
kết luận về những dấu hiệu vi phạm đối với Ban thường vụ Đảng ủy và một số
cán bộ trong Hội đồng thành viên Vinachem, tập thể lãnh đạo, cán bộ tập đoàn
và các cá nhân liên quan của Vinachem cũng "đã và đang tích cực thực hiện việc
kiểm điểm các nội dung liên quan theo đúng kết luận và yêu cầu của Uỷ ban
Kiểm tra Trung ương, cũng như các cấp có thẩm quyền".
Trước đó, ngày 2-8, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận nhiều nội
dung, trong đó có kết luận về kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ
Đảng ủy Tập đồn Hóa chất Việt Nam cùng một số cá nhân nói trên.
Trong đó, đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đồn Hóa chất Việt Nam nhiệm
kỳ 2005-2010 và 2010-2015, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận thiếu trách
nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát tổ
chức đảng, đảng viên, gây hậu quả rất nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng, bảo
toàn và phát triển vốn, tài sản của Nhà nước.
Nhiều dự án tập đồn đầu tư khơng hiệu quả, trong đó có 4/5 dự án lỗ lũy kế trên
4.200 tỉ đồng, mà điển hình nhất là dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận những vi phạm, khuyết điểm của Ban
Thường vụ Đảng ủy các nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015 và bốn cá nhân nói
trên là "rất nghiêm trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật". (Tuổi Trẻ 14/9) Về
đầu trang
Hải Phòng: Nhiều cán bộ vắng mặt trong giờ làm việc

Mới đây, UBND thành phố Hải Phòng đã phát hiện nhiều cán bộ, công chức
UBND thị trấn An Lão khơng có mặt tại trụ sở làm việc.

UBND thành phố Hải Phòng cho biết, qua kiểm tra đột xuất cơng tác thực thi
cơng vụ hành chính ngày 12/9, lãnh đạo UBND thành phố đã nghiêm khắc phê
bình thái độ thiếu nghiêm túc trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ của
14


lãnh đạo, cán bộ, công chức Đảng ủy - Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thị
trấn An Lão, huyện An Lão.
Thời điểm kiểm tra vào lúc 13h35, tại trụ sở Đảng ủy - Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân thị trấn An Lão chỉ có duy nhất đồng chí Phó Chủ tịch UBND thị
trấn có mặt. Các phịng, ban, bộ phận "một cửa" đều khóa trái.
Lãnh đạo UBND thành phố Hải Phòng đã yêu cầu huyện An Lão nghiêm túc
kiểm điểm, rà soát và báo cáo lý do lãnh đạo, cán bộ, công chức thị trấn An Lão
khơng có mặt tại trụ sở làm việc. (VTV.vn 14/9)Về đầu trang
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Nhật đào tạo 800 tiến sĩ giúp Việt Nam cải cách hành chính

Đại sứ quán Nhật Bản cho biết, trong 5 năm tới, Nhật sẽ hỗ trợ đào tạo cấp bằng
thạc sĩ, tiến sĩ cho hơn 800 cán bộ hành chính của Việt Nam để phục vụ cải cách
hành chính.
Thơng tin này được ơng Katsuro NAGAI, Tham tán công sứ, Đại sứ quán Nhật
Bản tại Việt Nam cho biết tại hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hành chính
địa phương Việt Nam – Nhật Bản 2017 hơm nay.
Ơng Katsuro Nagai cho biết, tháng 11 năm ngối Trưởng ban Tổ chức Trung
ương Phạm Minh Chính là Chủ tịch liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật – Việt sang
thăm Nhật Bản đã có lời đề nghị chính thức với mong muốn Nhật hỗ trợ Việt
Nam đào tạo cán bộ nguồn cho chính quyền Trung ương và địa phương, đồng
thời hỗ trợ Việt Nam trong cải cách hành chính”, Đại sứ Nhật Bản kể.
Ơng cho biết, trên cơ sở đó, Nhật Bản tiến hành xem xét quyết định hỗ trợ VN.
Kết quả tháng 6 năm nay, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Nhật

Bản, tại cuộc hội đàm cấp cao giữa hai 2 nước, Thủ tướng Nhật Bản đã bày tỏ
quan điểm phía Nhật Bản sẽ phái cử chuyên gia cũng như mở rộng đối tượng tập
huấn cho cán bộ Việt Nam.
Cụ thể, Nhật Bản sẽ tạo cơ hội đào tạo trên 800 cán bộ hành chính của Việt Nam
trong 5 năm, thơng qua các khóa học để cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ cũng như thực
hiện các khóa đào tạo ngắn và trung hạn khác.
Ngồi ra, Nhật phái cử các chuyên gia có nhiều kiến thức về chính quyền địa
phương, hành chính, cổ phần hóa DNNN sang hỗ trợ Việt Nam.
“Ơng Phạm Minh Chính có nhấn mạnh đến cải cách nền hành chính đang là mối
quan tâm của Việt Nam. Vì vậy, chúng tơi sẽ nỗ lực hết mình để hỗ trợ Việt Nam
trong lĩnh vực này”, ơng Katsuro Nagai nói và cho rằng, Bộ Nội vụ sẽ đóng vai
trị trung tâm trong q trình cải cách hành chính của nước nhà.
15


Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết Việt Nam đã ban hành nhiều văn
bản pháp luật quy định về tổ chức, hoạt động của nền hành chính địa phương,
tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho chính quyền địa phương trong từng giai đoạn
phát triển.
Gần đây nhất là luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015. Đây là căn cứ pháp
lý quan trọng bảo đảm cho hệ thống hành chính địa phương hoạt động có hiệu
lực, hiệu quả; bộ máy hành chính nhà nước thơng suốt từ TƯ đến cơ sở. Qua đó
phát huy vai trị làm chủ của nhân dân trong việc tham gia xây dựng và giám sát
hoạt động của chính quyền địa phương.
Theo Thứ trưởng Nội vụ, thời gian qua, cải cách hành chính ở Việt Nam đã đạt
được những kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó Việt Nam
đang gặp vướng mắc trong quá trình triển khai, đẩy mạnh phân cấp giữa TƯ và
địa phương nhằm phát huy tính sáng tạo của chính quyền địa phương mà vẫn
đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của TƯ.
Hệ thống hành chính địa phương ở Việt Nam vẫn cịn những hạn chế vướng mắc

như mơ hình tổ chức chính quyền đơ thị và chính quyền nơng thơn theo quy
định của luật chưa thực sự có tính đột phá.
Vì vậy, Việt Nam đang nghiên cứu làm sao chuẩn hóa được chính quyền đơ thị
và chính quyền nơng thơn, hải đảo. Đồng thời làm rõ vị trí vai trị của tổ chức
thơn, bản, làng, tổ dân phố với tư cách như là các tổ chức cộng đồng dân cư
cũng là vấn đề đặt ra để làm sao giảm tải gánh nặng ngân sách chi trả cho đội
ngũ hoạt động không chuyên trách trách ở đây.
Nhưng cũng làm sao gắn kết giữa hoạt động quản lý của chính quyền cấp xã với
hoạt động theo tính chất cộng đồng của thơn, tổ dân phố… (Vietnamnet.vn
14/9)Về đầu trang
Hà Nội: Triển khai ứng dụng gửi văn bản điện tử

Sở Giáo dục và Đào tạo vừa Hà Nội tổ chức triển khai ứng dụng gửi văn bản
điện tử phục vụ công tác của Sở.
Cụ thể như sau: Từ ngày 10/9, tồn bộ văn bản, tài liệu chính thức của Sở (Trừ
các văn bản không được chuyển qua mạng theo quy định) trao đổi giữa cơ quan
hành chính và đơn vị trực thuộc được giao dịch hoàn toàn dưới dạng điện tử
thay cho bản giấy bằng hộp thư điện tử:
Trước đó, ngày 17/12/2013, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quy định trao
đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành
phố Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số: 57/2013/QĐ-UBND ngày
17/12/2013 của UBND thành phố Hà Nội.
16


Quy định chi tiết nội dung, quy trình xử lý, trao đổi, lưu trữ, chia sẻ văn bản điện
tử trong hoạt động trao đổi văn bản điện tử trong nội bộ các cơ quan nhà nước
và giữa cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các văn bản mật,
thông tin mật không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này.
Quy định này áp dụng đối với tất cả các đối tượng là cán bộ, công chức, viên

chức, nhân viên đang làm việc trong các cơ quan nhà nước của thành phố Hà
Nội. (Giáo Dục & Thời Đại 13/9) Về đầu trang
PHÁP LUẬT
Đắk Lắk: Không dự thi, Bí thư Đảng ủy xã vẫn có bằng cấp 3

Ngày 14.9, đại diện Thị ủy Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, Ban thường vụ Thị
ủy đang hoàn thiện quy trình, xem xét kỷ luật Đảng đối với ơng Phạm Văn
Quảng (Bí thư Đảng ủy xã Ea Blang) vì khai hồ sơ Đảng viên, cơng chức khơng
đúng sự thật.
Trước đó, Ủy ban Kiểm traThị ủy Bn Hồ lập đồn kiểm tra, xác minh đơn tố
cáo đối với ông Quảng về việc ông này dùng bằng cấp 3 giả để đi học, công tác.
Thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Thị ủy cho hay, hồ sơ ông Quảng nộp bằng THPT,
tốt nghiệp tại Nghệ An năm 2007. Quá trình xác minh, ông Quảng khai đã học
xong chương trình cấp 3 nhưng khơng thi tốt nghiệp.
Năm 2007, ơng có về Nghệ An nộp hồ sơ dự thi và được cấp bằng tốt nghiệp.
Ơng Quảng sau đó dùng bằng này để đi học đại học, rồi được bố trí làm lãnh đạo
xã Ea Blang nhiều năm nay.
“Kết quả xác minh, năm 2007, tại hội đồng thi ở Nghệ An khơng có tên ơng
Quảng” – đại diện Thị ủy Buôn Hồ cho hay. (Lao Động 14/9)Về đầu trang
THẾ GIỚI
Nữ Tổng thống đầu tiên của Singapore nhậm chức

Ngày 14/9, bà Halimah Yacob đã chính thức bắt đầu ngày làm việc đầu tiên trên
cương vị Tổng thống Singapore. Bà là nữ Tổng thống đầu tiên của Quốc đảo Sư
tử.
Bà Halimah Yacob đã tới Istana - Phủ Tổng thống Singapore nhận nhiệm sở của
mình. Phát biểu với giới truyền thông Singapore trước lễ nhậm chức, bà Yacob
cho biết việc đầu tiên bà muốn làm đó là chia sẻ Istana với nhiều người
Singapore hơn, mở cửa Phủ Tổng thống rộng rãi cho cơng chúng tham quan.
Ngồi ra, tân Tổng thống Singapore cũng kêu gọi sự đoàn kết tại đất nước

Singapore kiên cường.
17


Bà Halimah Yacob, 63 tuổi, sẽ là Tổng thống thứ 8 của Singapore, đồng thời là
Tổng thống gốc Malaysia thứ hai trong lịch sử đất nước Singapore.
Ở Singapore, Tổng thống là một chức vụ mang tính nghi thức nhiều hơn. Tổng
thống có thể có một số quyền phủ quyết nhất định nhưng khơng có quyền hành
pháp. (VTV.vn 14/9)Về đầu trang./.
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

18



×