Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN cứu TRUYỀN THÔNG đề tài văn hóa ỨNG xử HIỆN NAY của GIỚI TRẺ VIỆT NAM TRÊN MẠNG xã hội FACEBOOK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.1 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA ĐA PHƢƠNG TIỆN

BÀI TẬP MÔN
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG
Đề Tài: VĂN HÓA ỨNG XỬ HIỆN NAY CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM TRÊN MẠNG
XÃ HỘI FACEBOOK
Giảng viên hƣớng dẫn: Trần Ngọc Trang Ninh
Họ tên sinh viên:
Nguyễn Thùy Dƣơng- B20DCTT025
Lý Thị Hiền- B20DCTT039
Đặng Quang Hiếu- B18DCTT036
Trần Trung Hiếu- B20DCTT042
Phạm Thị Minh Phƣợng- B20DCTT083

Hà Nội 2021


MỤC LỤC
1. Tên đề tài: ....................................................................................................................3
2. Tổng quan lý thuyết: ...................................................................................................3
2.1.

Cơ sở lý luận: ........................................................................................................3

2.2. Tổng quan lý thuyết về mạng xã hội nói chung và mạng xã hội Facebook nói
riêng: ................................................................................................................................4
2.3. Tổng quan các nghiên cứu về văn hóa ứng xử của giới trẻ trên mạng xã hội
và mạng xã hội Facebook: .............................................................................................5
2.4.


Một số nhận xét: ...................................................................................................6

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................................7
4. Câu hỏi nghiên cứu: ....................................................................................................7
5. Giả thuyết nghiên cứu: ...............................................................................................7
6. Mục tiêu nghiên cứu: ..................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................8
BÁO CÁO ĐÓNG GÓP ..................................................................................................10

2


1.

Tên đề tài:

Văn hóa ứng xử hiện nay của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội Facebook.
2.

Tổng quan lý thuyết:

2.1.

Cơ sở lý luận:

Trong xã hội hiện đại và phát triển khơng ngừng, văn hóa ứng xử ngày càng trở nên
quan trọng trong việc chúng ta giao tiếp và hòa nhập với xã hội. Những năm gần đây,
cùng với sự phát triển của xã hội, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và internet, các
trang mạng xã hội ra đời đã làm thay đổi cuộc sống của con người, nhất là giớ i tr ẻ. Với
đặc điểm nổi trội là tính kết nối nhanh, chia sẻ rộng, chỉ cần một chiếc điện thoại hay một

máy tính kết nối Internet, chúng ta có thể truy cập và tham gia vào rất nhiều trang mạng
như: Facebook, Zalo, Youtube, Twitter… trong đó, phổ biến nhất là Facebook, với 2,7 tỷ
người dùng tích cực [3]. Theo thống kê, lượng người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới
tăng 8% trong 3 tháng vừa qua, lên mức 3,3 tỷ người, chiếm 43% dân số thế giới. Ấn Độ
là nước có lượng người dùng Facebook cao nhất thế giới, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 [2].
Và tính đến tháng 6/2020, Việt Nam có 69.280.000 người dùng sử dụng mạng xã hội
Facebook, chiếm 70,1% toàn bộ dân số. Người dùng Facebook tại Việt Nam chủ yếu là
độ tuổi còn khá trẻ từ 18 - 34 tuổi (chiếm hơn 23 triệu người), trong đó khoảng 50,7% là
nam giới và 49,3% là nữ giới [4].
Mặc dù mục đích, cách thức, mức độ tham gia các trang mạng xã hội của mỗi người
khác nhau nhưng có một điểm chung là nó đã trở thành một phần khơng thể thiếu trong
đời sống tinh thần của con người. Có thể nói rằng, giới trẻ ngày nay “ăn cùng Facebook,
chơi cùng Facebook, ngủ cùng Facebook” và đáng báo động là thực trạng “sống - hướng
tới tương lai qua Facebook”. Vô hình trung, Facebook trở thành “cuộc sống thứ hai” của
họ. Họ có thể dễ dàng trao đổi thơng tin, học tập, tự do thoải mái khẳng định và thể hiện
bản thân qua các bài viết, chia sẻ, bình luận... Chính sự tự do thoải mái đó đã dẫn đến
những biểu hiện lệch chuẩn, ứng xử thiếu văn hóa, hoặc dùng MXH để trục lợi..., gây ra
những tác động xấu tới nền tảng và những giá trị đạo đức, văn hóa của dân tộc. Vậy nên
văn hóa ứng xử trên mạng xã hội Facebook trở thành vấn đề nhức nhối và rất được quan
tâm trong thời gian gần đây.
Văn hóa ứng xử là một thành tố cơ bản của văn hóa, đó là một biểu hiện của giao
tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một
tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con
3


người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Văn hóa ứng xử
chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ,
lời nói của từng cá nhân trong giao tiếp xã hội [1].
Dựa trên những định nghĩa về văn hóa ứng xử nêu trên, nhóm em nghiên cứu về

văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay trên mạng xã hội thông qua thái độ, cách thức và
hành vi ứng xử với các mối quan hệ và vấn đề diễn ra trên mạng xã hội xoay quanh cuộc
sống của giới trẻ hiện nay.
2.2.

Tổng quan lý thuyết về mạng xã hội nói chung và mạng xã hội

Facebook nói riêng:
Mạng xã hội trong thời đại 4.0 hiện nay được xem như là một kênh truyền thông vô
cùng hiệu quả. Với số lượng người dùng ngày càng tăng lên trên các nền tảng, nổi bật
hơn cả ở Việt Nam là Facebook đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước.
Tại Việt Nam đã có nhiều bài nghiên cứu về nhiều khía cạnh khác nhau liên quan
đến mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng và đã gặt hái được những thành quả
khác nhau.
“Báo Cáo Nghiên Cứu Thói Quen Sử Dụng Mạng Xã Hội Của Người Việt Nam
2018” [5] của Vinaresearch cho thấy Facebook đang là mạng xã hội phổ biến nhất hiện
nay, ngồi ra cịn có Zalo, Youtube, Instagram và Twitter. Báo cáo còn chỉ ra rằng mua
sắm qua mạng xã hội đang dần trở nên phổ biến hơn.
Luận văn thạc sĩ của Bùi Thu Hoài với đề tài: “Tác động của mạng xã hội đến giới
trẻ” [6]. Đề tài đã làm rõ các tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến giới trẻ
đồng thời cũng nêu lên những thực trạng sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay.
Nguyễn Lan Nguyên đã có luận án tiến sĩ nghiên cứu về: “Ảnh hưở ng của việc sử
dụng mạng xã hội facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay” [7]. Luận án
làm rõ ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập, đời sống của sinh
viên hiện nay, từ đó đã đưa ra một số khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng
Facebook của sinh viên.
Theo “Nghiên cứu về hành vi sử dụng mạng xã hội của người Việt năm 2016” [8]
của Q&me (dịch vụ nghiên cứu thị trường Việt Nam) thì người Việt Nam dành 237 phút
cho Internet mỗi ngày và chưa tới 91 phút cho TV, Trung bình mỗi người dùng "thích"

48 trang fanpage thương hiệu, 75% bỏ "thích" hay "unlike" trang fanpage nếu thấy khơng
4


hài lòng với nội dung hay chất lượng của trang, 57% click chuột vào quảng cáo Facebook
trong vòng 7 ngày và 41% mua hàng sau khi thấy quảng cáo.
Trên thế giới, những cơng trình nghiên cứu lớn về đã đưa con người hiểu và tiếp
cận một cách sâu sắc hơn về mạng xã hội.
Christopherson, KM đã vô vùng thẳng thắng với nghiên cứu: “Ý nghĩa tích cực và
tiêu cực của việc ẩn danh trong các tương tác xã hội trên internet: Trên internet, khơng ai
biết bạn là một con chó” (The positive and negative implications of anonymity in Internet
social interactions: „„On the Internet, Nobody Knows You‟re a Dog‟‟)[11]. Nghiên cứu
này đánh giá các tài liệu liên quan đến các vấn đề ẩn danh trong bối cảnh xã hội, đặc biệt
là trong CMC (Computer-Mediated Communication), chứng minh tính hữu ích của lý
thuyết tâm lý xã hội đã được thiết l ập để giải thích hành vi trong CMC và thảo luận về sự
phát triển của các lý thuyết hiện tại trong việc giải thích tác động của ẩn danh trong xã
hội.
Một nghiên cứu khác của Barker, Valerie năm 2009 về: “Động cơ sử dụng mạng xã
hội của thanh thiếu niên lớn tuổi: Ảnh hưởng của giới tính, bản sắc nhóm và tính tự tơn
tập thể” (Older Adolescents‟ Motivations for Social Network Site Use: The Influence of
Gender, Group Identity, and Collective Self-Esteem)[10] đã đánh giá động cơ sử dụng
trang mạng xã hội (SNS), thuộc về nhóm, lịng tự tơn tập thể và ảnh hưởng về giới ở
thanh thiếu niên lớn tuổi.
Và còn rất nhiều nghiên cứu k hác về mạng xã hội và Facebook trên nhiều khía cạnh
khác nhau,…
2.3.

Tổng quan các nghiên cứu về văn hóa ứng xử của giới trẻ trên mạng xã

hội và mạng xã hội Facebook:

Các nghiên cứu trên [4] đã cho thấy số lượng người trẻ sử dụng Facebook ngày một
tăng. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ mới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tác
động đến mọi lĩnh vực trong đời sống con người, sự bùng nổ của mạng xã hội khiến vấn
đề văn hóa ứng xử trên không gian mạng càng được chú trọng quan tâm, nhất là với giới
trẻ Việt Nam- chủ nhân tương lai của đất nước.
Trong bài viết “ Xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội” [13], Đại tá, Thạc sĩ
Nguyễn Văn Tỵ đã làm sáng tỏ những lợi ích, nguy cơ và văn hóa ứng xử trên MXH,
đồng thời chỉ điểm những biểu hiện tiêu cực. Đó là những lời nói tục, chửi thề, những
phát ngơn gây sốc; những hành động trả thù cá nhân bằng nói xấu, quay clip, những lời
5


bình luận miệt thị; xuất hiện những “thánh chửi”, những “anh hùng bàn phím”. Hiện
tượng a dua, “ném đá‟ tập thể trên mạng ngày càng tăng. Có khi người dùng thể hiện cảm
xúc, thái độ như thích (like), yêu thích (love), chia sẻ (share)... một cách vơ thức hay theo
thói quen mà không xem xét, cân nhắc hậu quả, thậm chí khơng đọc, khơng xem.
Báo VNEXPRESS [14] đã chỉ ra phát ngôn gây thù ghét là một trong những hành vi
tiêu biểu của lối ứng xử vơ văn hóa trên mạng xã hội, Cụ thể: nói xấu, phỉ báng (61,7%);
vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%); kỳ thị dân tộc (37,01%); k ỳ thị giới tính (29,03%);
kỳ thị khuyết tật (21,76%); k ỳ thị tôn giáo (15,09%).
Tuy nhiên, Tiến sĩ tâm lý học Nguyễn Tuấn Anh, Viện nghiên cứu thanh niên
(Trung ương Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) nhận định: Thực tế cho thấy, chỉ
một bộ phận nhỏ người dùng mạng xã hội sử dụng lời nói khơng đúng chuẩn mực hoặc
có văn hóa ứng xử đi ngược lại thuần phong mỹ tục, nhưng đã vơ tình được nhắc đi nhắc
lại nhiều l ần, được thông tin tuyên truyền, vì vậy khiến cho nhiều người có cảm giác văn
hóa ứng xử đang xuống cấp trầm trọng [9]. Điều này cho thấy không phải tất cả giới trẻ
Việt Nam đều ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội mà do một bộ phận nhỏ đã gây ảnh
hưởng đến họ. Chúng ta khơng thể phủ nhận khi khơng ít các bạn trẻ đã biết tận dụng
những mặt tích cực của mạng xã hội để làm những điều có ích như chia sẻ nguồn thơng
tin chính thống nhanh chóng đến mọi người, chia sẻ niềm vui và tán thưởng thành công

của bạn bè, lên án phê phán những hành vi thiếu văn hóa,... Tùy vào mục đích, mà mỗi cá
nhân có những lối ứng xử khác nhau trên mạng xã hội.
VTV Chuyển động 24h cũng đã chỉ điểm: “Câu chuyện ứng xử văn minh trên
không gian mạng vẫn là bài tốn nan giải khi hành vi tấn cơng, bắt nạt qua mạng chưa
phải trả giá tương xứng.”[12]
2.4.

Một số nhận xét:

Các nghiên cứu đã trải dài trên nhiều khía cạnh trong các kênh mạng xã hội nói
chung và mạng xã hội Facebook nói riêng. Các nghiên cứu cho thấy rằng số lượng người
sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ ngày càng đông đảo. Mạng xã hội tuy là ảo
nhưng lại ảnh hưởng đến nhiều mặt trong thực tế của con người. Hành vi ứng xử của con
người trên mạng xã hội cũng đều là những hành vi có thật giống như ứng xử ngoài đời
thực.
Các báo cáo, nghiên cứu, các bài báo cũng chỉ ra được 2 chiều hướng của văn hóa
ứng xử trên mạng xã hội: tích cực và tiêu cực.
6


Việc phân tích đánh giá những cơng trình nghiên cứu về mạng xã hội và mạng xã
hội Facebook sẽ là tiền đề giúp cho việc nghiên cứu sâu rộng hơn về văn hóa ứng xử của
giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội Facebook hiện nay.
Các bài nghiên cứu tuy da dạng, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã từ nhiều năm trước,
nhiều bài vẫn chưa thực sự đi sâu để tìm hiểu về văn hóa ứng xử của giới trẻ Việt Nam
trên mạng xã hội Facebook và chiều hướng thay đổi của nó trong thời đại hiện nay. Từ
những tìm hiểu và phân tích trên, chúng tơi có những cái nhìn tổng hợp để tiếp tục nghiên
cứu chuyên sâu và cung cấp những thông tin đầy đủ hơn về vấn đề này. Xác định được
khoảng trống nghiên cứu này là tiền đề quan trọng để triển khai những nội dung tiếp theo
của luận án.

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu thực tiễn về hành vi và văn hóa ứng xử trên mạng xã hội Facebook của
giới trẻ Việt Nam hiện nay.
4.

Câu hỏi nghiên cứu:

Thái độ và hành vi ứng xử của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội Facebook hiện
nay như thế nào?
5.

Giả thuyết nghiên cứu:

H1: Giới tr ẻ Việt Nam ứng xử trên mạng xã hội Facebook một cách tiêu cực và
thiếu văn hóa.
H2: Giới trẻ Việt Nam đang dần tạo thói quen tích cực trong việc ứng xử trên mạng
xã hội Facebook.
6.

Mục tiêu nghiên cứu:

Tổng quan về văn hóa ứng xử của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội Facebook.
- Nghiên cứu về thực trạng ứng xử của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội
Facebook hiện nay.
- Nghiên cứu về chiều hướng thay đổi về văn hóa ứng xử của giới trẻ Việt Nam trên
mạng xã hội Facebook.


7


[1]

TÀI LIỆU THAM KHẢO
T.Đ.Huy, “Văn hóa ứng xử và hành vi ứng xử có văn hóa trong HS,” 26/1/2019.
[Trực tuyến]. Địa chỉ: [Truy cập 18/09/2021].

[2]

N.Nguyễn, “Việt Nam có số lượng người dùng Facebook lớn thứ 7 trên thế giới,”
18/04/2018. [Trực tuyến]. Địa chỉ: />[Truy cập 12/03/2021].

[3]

T.Thùy, “Điểm danh 10 mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất thế giới hiện
nay,” 02/01/2021. [Trực tuyến]. Địa chỉ: [Truy cập 12/09/2021].

[4] N.Hải, “Số liệu thống kê: Việt Nam có 69.280.000 người sử dụng Facebook,”
30/11/2020. [Trực tuyến]. Địa chỉ: />
[Truy

cập

12/09/2021].
[5] “Báo Cáo Nghiên Cứu Thói Quen Sử Dụng Mạng Xã Hội Của Người Việt Nam
2018,”

27/04/2018.


[Trực

tuyến].

Địa

chỉ:

cập 12/09/2021].
[6] B.T.Hoài, “Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ,” Luận án Thạc sĩ Báo chí học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2014.
[7] N.L.Nguyên, “Ảnh hướng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và
đời sống của sinh viên hiện nay,” Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2020.
[8]

“Nghiên cứu về hành vi sử dụng mạng xã hội của người Việt năm 2016,” 2016.
[Trực tuyến]. Địa chỉ: sudung-mang-xa-hoi-cua-nguoi-Viet -nam-2016.html. [Truy cập 12/09/2021].

[9] P.Hằng, “Văn hóa hướng tới phát triển bền vững - Bài 4: Ứng xử văn hóa trên mạng
xã hội,” 25/12/2019. [Trực tuyến]. Địa chỉ: [Truy cập 18/09/2021].
8


[10] “Older Adolescents‟ Motivations for Social Network Site Use: The Influence of
Gender, Group Identity, and Collective Self-Esteem,” 2009. [Trực tuyến]. Địa chỉ:
/>ations_for_Social_Network_Site_Use_The_Influence_of_Gender_Group_Identity_
and_Collective_Self-Esteem. [Truy cập 12/09/2021].
[11] K.M. Christopherson, “The positive and negative implications of anonymity in

Internet social interactions: „„On the Internet, Nobody Knows You‟re a Dog,”
ScienceDirect, Computers in Human Behavior 23, 3038–3056, 2007. DOI:
10.1016/j.chb.2006.09.001
[12] “Những hành xử kém văn minh trên mạng xã hội,” 20/03/2020, [Trực tuyến]. Địa
chỉ:

/>
hoi20200320142254296.htm?fbclid=IwAR23ZCZCv9YFLu4ro7Z3yXxC4Kyc_MbM
SSDbyGTD-DVzxL5MCCUht0hdCJI. [Truy cập 12/09/2021].
[13] N.V.Tỵ, “Xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội,” Tạp chí Lý luận chính trị, số
8-2019.
[14] H.Phương, “Gần 80% người dùng mạng xã hội là nạn nhân của phát ngôn gây thù
ghét,” 12/4/2017, [Trực tuyến]. Địa chỉ: />18/09/2021].

9

[Truy

cập


BÁO CÁO ĐÓNG GÓP
Nhiệm vụ chung: Các thành viên đều phải suy nghĩ và đưa ra một đề tài nghiên cứu,
Sau đó, cả nhóm cùng bàn luận và chốt một đề tài khả thi nhất. Sau khi có đề tài nghiên
cứu, tất cả các thành viên cùng thảo luận, đóng góp ý kiến để đưa ra đối tượng, phạm vi
nghiên cứu, câu hỏi, giả thuyết và mục tiêu nghiên cứu.
Đánh
STT

Họ và tên


Mã SV

Đóng góp

giá mức
độ đóng
góp

Tìm tài liệu nghiên cứu
Viết cơ sở lý luận
1

Nguyễn Thùy
Dương

B20DCTT025

Đánh danh mục tài liệu tham
khảo

100%

Tổng hợp, chỉnh sửa và trình
bày bài nghiên cứu
Đưa ra đề tài nghiên cứu
2

Lý Thị Hiền


B20DCTT039

Tìm kiếm tài liệu nghiên cứu
Tổng hợp và viết hồn chỉnh

100%

phần giả thuyết nghiên cứu
Tìm tài liệu nghiên cứu
3

Đặng Quang Hiếu

B18DCTT036

Nhận xét, đóng góp, bổ sung ý

80%

kiến

Tìm tài liệu nghiên cứu
4

Trần Trung Hiếu

B20DCTT042

Viết phần giả thuyết nghiên


90%

cứu

5

Phạm Thị Minh
Phượng

B20DCTT083

10

Tìm tài liệu nghiên cứu
Viết giả thuyết nghiên cứu

90%


11



×