Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

16062020 Ban tin Quang Binh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 21 trang )

ĐIỂM BÁO
THƠNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY
(Tin ngày 16 tháng 06 năm 2020)

III. CHI TIẾT THÔNG TIN CÁC TIN, BÀI:

tt

Tên bài/nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi
chú

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.



9.
10.

Lại một Bí thư xã ở Quảng Bình bị rớt khi
bầu Ban Chấp hành Đảng ủy.........................................................................................................
Nld.com.vn 16/6, Hoàng Phúc
Reference source not found
Chậm giải quyết thủ tục hành chính làm
Nhandan.com.vn 16/6; Nhân Dân
mất niềm tin trong người dân........................................................................................................
16/6 tr4
Reference source not found
Các chính sách hỗ trợ hiện nay mới chỉ
giúp doanh nghiệp “cầm máu mà chưa
Toquoc.vn 15/6, Thế Công
lành được vết thương”.....................................................................................................
source not found
PC Quảng Bình: Tổ chức thành cơng Đại
hội đại biểu Đảng bộ lần thứ IX, nhiệm kỳ
Icon.com.vn 16/6
2020-2025......................................................................................................
found
KINH TẾ
Quảng Bình chỉ đích danh 84 doanh Bnews.vn/TTXVN 16/6, Nguyễn
nghiệp nợ thuế......................................................................................................
văn Tý; Vietnamfinance.vn 15/6,
not found
Anh Phan
Kịch bản nào tối ưu cho kinh tế Quảng

Bình phục hồi thời hậu Covid-19?................................................................................................
Baophapluat.vn 15/6, Tùy Phong
Reference source not found
XÃ HỘI
Kỷ niệm 63 năm Ngày Bác Hồ về thăm
Quảng Bình: Bác Hồ-Tượng đài bất tử
Baotintuc.vn 15/6, Thế Cơng
trong lịng dân .....................................................................................................
not found
Quảng Bình: Làng kỳ lạ có cả trăm cây thị
cổ, hái trái xanh nấu với nhái bà mà ra đặc Danviet.vn 16/6, Phan Phương
sản........................................................................................................
Quảng Bình: Nắng nóng như đốt lị than,
nơng dân "trốn" ơng trời đi chăm dưa hấu Danviet.vn 16/6
.............................................................................................................
'Khơng cần thu phí rác sinh hoạt theo cân' Baodatviet.vn 16/6, Thành Luân
1


tt

11.

12.

Tên bài/nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi

chú

.............................................................................................................
Bộ TN&MT: Bàn giao 10 cụm giếng
Baotainguyenmoitruong.vn
16/6,
khoan khai thác ở Hà Tĩnh, Quảng Bình
Đức Cảnh
.............................................................................................................
AN NINH – QUỐC PHỊNG
Cảnh sát 113 giải cứu người đàn ơng nhảy Baogiaothong.vn 16/6, Sỹ Hịa;
cầu Nhật Lệ 1 tự vẫn.......................................................................................................
Baophapluat.vn
16/6,
Q.Nhã;
source not found
Nld.com.vn 16/6, Hoàng Phúc;
PhapluatPlus.vn 16/6, Duy Khương;
Dantri.com.vn 16/6, Tiến Thành
TỔNG CỘNG: 22 tin/bài

I. Thời sự - Chính trị
1. Lại một Bí thư xã ở Quảng Bình bị rớt khi bầu Ban Chấp hành Đảng ủy
(Nld.com.vn 16/6, Hồng Phúc)
Sáng 16-6, ơng Đặng Anh Tốn (SN 1964) Bí thư Đảng ủy xã Quảng Châu, huyện
Quảng Trạch (Quảng Bình) bất ngờ rớt khỏi
danh sách trúng cử Ban Chấp hành Đảng ủy
xã, nhiệm kỳ 2020-2025.

Trụ sở UBND xã Quảng Châu


Ngày hôm qua (15-6), Đảng bộ xã Quảng
Châu tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 26,
nhiệm kỳ 2020-2025 với sự tham dự của 141

đại biểu.
Đại hội đã giới thiệu 18 người để bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ xã Quảng Châu
nhiệm kỳ này và tiến hành bỏ phiếu lấy 15 thành viên cốt cán; ông Đặng Anh Tốn
- Bí thư Đảng ủy xã là người được giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ xã.
Tuy nhiên, trong danh sách 15 thành viên trúng Ban Chấp hành Đảng bộ xã Quảng
Châu nhiệm kỳ 2020-2025, lại khơng có tên ơng Đặng Anh Tốn. Nguồn tin cho
biết ơng Tốn chỉ đứng thứ 16/18 người, sau khi bỏ phiếu tín nhiệm.
Được biết, ơng Đặng Anh Tốn trước đó là Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã
Quảng Châu và mới được bổ nhiệm làm Bí thư xã cách đây hơn 1 năm. Việc ơng
Tốn khơng trúng cử vào danh sách Ban Chấp hành khiến dư luận hết sức bất ngờ.

2


Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Phan Văn Thanh - Phó Bí thư Huyện ủy
Quảng Trạch xác nhận thông tin trên và cho biết đây là một kỳ đại hội thành cơng
tốt đẹp, tính dân chủ ln được phát huy và việc ơng Đặng Anh Tốn rớt Ban Chấp
hành Đảng bộ xã Quảng Châu khơng có gì làm bất ngờ.
"Bầu Ban Chấp hành thì việc tín nhiệm của đại hội là do đại biểu hoàn toàn quyết
định, tất cả đều dân chủ công khai bằng là phiếu của các đại biểu. Việc ơng Tốn
khơng trúng Ban Chấp hành Đảng bộ xã là điều bình thường và sẽ bố trí sang một
cơng tác khác sau đại hội" - ơng Thanh nói. Về đầu trang
/>2. Chậm giải quyết thủ tục hành chính làm mất niềm tin trong người dân
(Nhandan.com.vn 16/6; Nhân Dân 16/6, tr4)
Cơng tác cải cách hành chính trong thời gian gần đây đã có nhiều chuyển biến tích

cực nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Ðảng và Chính phủ. Tuy nhiên, ở cấp cơ
sở, lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nổi lên là tình trạng chậm giải
quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, làm mất niềm tin trong người dân.
Tôi được biết, mới đây thanh tra Sở Tài nguyên và Mơi trường tỉnh Quảng Bình
phát hiện gần 13.000 hồ sơ về đất đai của người dân tại TP Ðồng Hới giải quyết
quá hạn. Trong đó, có nhiều việc chậm trễ kéo dài đến 5 năm vẫn chưa được giải
quyết khiến người dân bức xúc. Ở TP Ðồng Hới, nhu cầu đơ thị hóa ngày càng cao,
kéo theo đó là nhu cầu về làm thủ tục đất, giao dịch bất động sản tăng cao nhưng
việc giải quyết của cơ quan chức năng rất chậm. Nhiều người phải sống chật vật
trong ngôi nhà cấp 4 xuống cấp nhưng chưa thể xây mới vì chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Ðiều đáng nói là do chưa được hướng dẫn thấu đáo
cho nên người dân phải đi lại nhiều lần để bổ sung hồ sơ nhưng vẫn chưa được
hoặc chậm giải quyết. Vì vậy, cơ quan chức năng cần có các biện pháp quyết liệt
trong việc kiểm tra, xử lý việc cố tình gây nhũng nhiễu, phiền tối cho người dân
hoặc thay thế cán bộ năng lực hạn chế để giải quyết nhanh, hiệu quả các hồ sơ thủ
tục hành chính. Về đầu trang
/>3. Các chính sách hỗ trợ hiện nay mới chỉ giúp doanh nghiệp “cầm máu mà
chưa lành được vết thương”
(Toquoc.vn 15/6, Thế Công)
Tiếp tục phiên thảo luận hội trường chiều 15/6, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH)
đã tập trung nêu các kiến nghị về giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế sau đại
dịch COVID-19.
Bên hành lang Quốc hội chiều 15/6, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn Quảng
Bình) bày tỏ đồng tình với quan điểm của ĐB Vũ Tiến Lộc. ĐB này cho rằng:

3


"Quan điểm của ĐB Lộc có định hướng rất tốt với mục đích khơng để doanh
nghiệp nợ xấu, phá sản. Tuy nhiên, cần phải xem xét đối tượng doanh nghiệp nào

thì cần kéo, giãn, hỗn nộp thuế và doanh nghiệp nào thì khơng cần trợ cấp".
"Những doanh nghiệp nào do cá nhân của doanh nghiệp đó làm thua lỗ, phá sản thì
phải tự mình vươn lên. Cịn những doanh nghiệp nào thực sự khó khăn do đại dịch
COVID-19 thì mới được xem xét."- ĐB Phương nhấn mạnh.
Bày tỏ đồng tình với quan điểm doanh nghiệp Du lịch và Hàng không chịu tác
động nặng nề nhất trong đại dịch COVID-19, ĐB Phương đề nghị cần phải được
xem xét để giảm lãi vay ngân hàng và thuế, cùng với đó là phải tạo điều kiện để
doanh nghiệp thuộc 2 lĩnh vực này vươn lên trong thời gian tới. Về đầu trang
/>4. PC Quảng Bình: Tổ chức thành cơng Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ IX,
nhiệm kỳ 2020-2025
(Icon.com.vn 16/6)
Vừa qua, PC Quảng Bình tổ chức Đại hội đại
biểu Đảng bộ Cơng ty lần thứ IX, nhiệm kỳ
2020 - 2025.
Trong nhiệm kỳ qua, Đảng ủy Công ty đã
quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện các chỉ
thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước; lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng
Quang cảnh Đại hội.
phương hướng, định hướng SXKD hàng năm
và từng giai đoạn. Tập thể cán bộ, đảng viên, người lao động Cơng ty Điện lực
Quảng Bình dưới sự chỉ đạo của cấp ủy ln đồn kết, giữ vững kỷ cương, nêu cao
tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo thực hiện thắng lợi toàn diện các chỉ
tiêu SXKD được đề ra tại Nghị quyết Đảng bộ Công ty lần thứ VIII, nhiệm kỳ
2015-2020 và kế hoạch SXKD toàn diện 2016-2020 do EVNCPC giao. Lần đầu
tiên điện thương phẩm toàn Công ty đạt mốc 1 tỷ kWh, tăng 88% so với đầu nhiệm
kỳ, tăng bình quân 17%/năm, vượt cao so với mục tiêu đề ra tại Nghị quyết Đảng
bộ Công ty lần thứ VIII là 10%/năm; doanh thu năm 2019 đạt 1.857 tỷ đồng, tăng
112% so với năm 2015 (873 triệu đồng); tỷ lệ thu nợ lũy kế đạt 101%; công tác
dịch vụ khách hàng được nâng tầm, chú trọng; việc tiếp nhận và xử lý yêu cầu của

khách hàng phần lớn đã được giải quyết kịp thời, đúng thời gian quy định.
Đảng ủy Công ty đã chỉ đạo đơn vị thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước,
nộp đầy đủ, kịp thời các loại thuế vào ngân sách Nhà nước, góp phần quan trọng
chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. CBCNV trong tồn Cơng ty đã tích cực tham
gia làm tốt cơng tác từ thiện, qun góp ủng hộ trẻ em khuyết tật, mồ cơi; quỹ bảo

4


trợ người tàn tật; quỹ bảo trợ trẻ em; quỹ vì người nghèo; ni dưỡng suốt đời Bà
Mẹ Việt Nam anh hùng; ủng hộ quỹ nhân đạo; xây dựng "nhà tình thương", "nhà
tình nghĩa"... với số tiền qun góp, ủng hộ và làm từ thiện, bình quân hàng năm từ
550-600 triệu đồng.
Trong cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị, Đảng bộ Công ty quán triệt trong cán
bộ, đảng viên “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong nhiệm
kỳ, có 71 quần chúng ưu tú được bồi dưỡng lý luận chính trị, kết nạp 64 đảng viên,
chuyển chính thức 57 đồng chí, phát thẻ đảng 53 đồng chí và 58 đồng chí nghỉ hưu
được chuyển sinh hoạt về địa phương theo đúng quy trình. Tồn Đảng bộ có 10
đồng chí đảng viên vinh dự được trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.
Công tác giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị được quan tâm và có chất lượng.
Trong thời gian qua, trong tồn Đảng bộ có 03 đồng chí cán bộ chủ chốt tham gia
học lớp Cao cấp chính trị và 15 đồng chí đã hồn thành chương trình Trung cấp lý
luận chính trị tại địa phương. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ có bản lĩnh
chính trị vững vàng, giữ được phẩm chất cách mạng, trình độ chun mơn nghiệp
vụ và lý luận chính trị được nâng lên, phát huy được vai trò, trách nhiệm, có ý thức
tổ chức kỷ luật, hồn thành nhiệm vụ được giao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và
nâng cao trình độ nhận thức cho đội ngũ cán bộ đương chức và kế cận được chú

trọng.
Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Văn Thái - Phó Bí thư Đảng ủy Khối doanh
nghiệp tỉnh đã ghi nhận những thành tích đạt được của tập thể cán bộ, đảng viên và
CNVC-LĐ trong Cơng ty nhiệm kỳ qua. Đồng chí tin tưởng rằng trong nhiệm kỳ
tới, Đảng bộ Công ty Điện lực Quảng Bình sẽ lãnh đạo đơn vị thực hiện hồn
thành tốt các chỉ tiêu, nghị quyết Đại hội đề ra; đảm bảo cung cấp điện an toàn liên
tục cho đời sống dân sinh, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành khóa mới gồm 15 đồng chí. Đại hội cũng bầu 08 đại
biểu chính thức và 01 đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối
doanh nghiệp tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ra mắt tại Đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ Công ty Điện lực Quảng Bình khóa
IX, nhiệm kỳ 2020-2025 hứa sẽ làm việc trên tinh thần “Trí tuệ, dân chủ và trách
nhiệm cao”, đem hết khả năng, phát huy vai trò đại diện cho ý chí và nguyện vọng
của cán bộ, đảng viên và người lao động để hoàn thành nhiệm vụ mà Đại hội tín
nhiệm. Với sức mạnh đồn kết, dân chủ, chung sức, chung lịng, Đảng bộ Cơng ty
Điện lực Quảng Bình sẽ nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, tích cực thi đua thực hiện
thắng lợi Nghị quyết của Đại hội đã đề ra. Về đầu trang

5


/>II. Kinh tế
1. Quảng Bình chỉ đích danh 84 doanh nghiệp nợ thuế
(Bnews.vn/TTXVN 16/6, Nguyễn văn Tý; Vietnamfinance.vn 15/6, Anh Phan)
Ngày 16/6, thơng tin từ Cục Thuế tỉnh Quảng Bình cho biết, nhằm tăng cường các
biện pháp thu hồi tiền nợ thuế, đơn vị này đã áp dụng biện pháp thơng báo hóa đơn
khơng cịn giá trị sử dụng đối với 22 doanh nghiệp do nợ thuế.
Đồng thời, công khai 84 doanh nghiệp nợ thuế lớn với tổng số tiền thuế nợ hơn
260 tỷ đồng. Trong số này có cá biệt trường hợp nợ thuế gần 68 tỷ đồng, đây là đợt

công khai tên doanh nghiệp nợ thuế đầu tiên trong năm 2020.
Cụ thể, theo thống kê của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình có hai nhóm doanh nghiệp
nợ thuế lớn, đó là nhóm các đơn vị gặp khó khăn trong q trình sản xuất kinh
doanh nên thu hồi cơng nợ, khả năng thanh toán thấp dẫn đến nợ thuế như Công ty
Cổ phần sản xuất Vật liệu xây dựng Cosevco I nợ trên 59,5 tỷ đồng; Công ty Trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Cơng nghiệp tàu thủy Quảng Bình nợ trên 29,8 tỷ
đồng; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Hà trên 9,6 tỷ đồng; …
Một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực hoạt động khai thác khoáng sản, khu nghỉ
dưỡng chậm triển khai làm phát sinh khoản nợ tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản, tiền chậm nộp như Công ty cổ phần Bột đá chất lượng cao Linh
Thành 67,9 tỷ; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Linh Việt Nam 9,1 tỷ đồng…
Nhóm thứ 2 là nhóm doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến giải thể, phá sản hoặc tự
bỏ kinh doanh nợ thuế như Chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hà Thành nợ
7,6 tỷ đồng; Liên doanh VINASIAM nợ 6,2 tỷ đồng; Cơng ty Đường Quảng Bình
nợ 5,8 tỷ; Tổng Cơng ty cổ phần khống sản và cơng nghiệp Đại Trường Phát nợ
4,2 tỷ đồng; Công ty cổ phần Tân Quang Thành - Quảng Bình nợ 4,1 tỷ đồng;
Cơng ty cổ phần Giấy Quảng Bình nợ 3,9 tỷ đồng...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp nợ thuế, bên cạnh việc ý
thức chấp hành pháp luật thuế của một số doanh nghiệp, người nộp thuế chưa cao,
còn chây ỳ, chiếm dụng tiền thuế.
Một nguyên nhân nữa là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 một số doanh
nghiệp gặp khó khăn về tài chính, các doanh nghiệp đang trong thời gian được gia
hạn nộp thuế theo Nghị định số 41/2020/N-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ.
Để hồn thành dự toán thu ngân sách nhà nước và chỉ tiêu thu nợ năm 2020, Cục
Thuế tiếp tục thực hiện nghiêm túc các giải pháp thu nợ.

6


Đồng thời, tăng cường đôn đốc thu các khoản tiền thuế nợ phát sinh từ 1 đến 90

ngày; giao chỉ tiêu thu nợ cho từng bộ phận, cơng chức có liên quan.
Song song với việc thông báo trên các phương tiện thơng tin đại chúng, Cục Thuế
Quảng Bình sẽ kiến nghị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh; thông báo hóa đơn
khơng cịn giá trị sử dụng; trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của doanh
nghiệp.
Ngoài ra, đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đôn đốc doanh nghiệp
thực hiện thủ tục gia hạn nộp tiền thuế và tiền thuê đất theo Nghị định
41/2020/NĐ-CP để khỏi phát sinh nợ thuế và tiền chậm nộp.
Cùng đó, khẩn trương tham mưu triển khai thực hiện Nghị quyết 94/2019/QH14
của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp nộp
đối với người nộp thuế khơng cịn khả năng nộp ngân sách nhà nước để giảm số
tiền nợ thuế cho các đối tượng theo quy định. Về đầu trang
/>2. Kịch bản nào tối ưu cho kinh tế Quảng Bình phục hồi thời hậu Covid-19?
(Baophapluat.vn 15/6, Tùy Phong)
Cũng như cả nước nói chung, đại dịch
Covid-19 là “gáo nước lạnh” đối với
việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển
kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Bình. Dù
đạt kết quả khả quan trong cơng tác
phịngchống dịch, nhưng để phục hồi
tăng trưởng kinh tế, các cấp, ngành, địa
phương tại Quảng Bình cần thực hiện
đồng bộ, cụ thể các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng, toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của
nền kinh tế. Dịch bệnh đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và luân chuyển hàng hóa,
làm đình trệ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; ảnh hưởng mạnh đến tâm
lý, thu nhập và đời sống nhân dân.
Hầu hết các doanh nghiệp ở Quảng Bình chỉ hoạt động với khoảng 60% năng lực,
hiệu quả kinh doanh không cao, thu nhập của người lao động giảm sút. Đặc biệt,
lĩnh vực du lịch, vận tải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Thực hiện chỉ

đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/4/2020, tất cả các phương tiện kinh doanh
vận tải hành khách phải dừng hoạt động, ảnh hưởng đến hơn 2.300 lao động do
nghỉ việc không lương.

7


Ông Hồ An Phong - Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, hàng loạt cơ sở
lưu trú du lịch, lữ hành phải hoạt động cầm chừng, lao động du lịch phải tạm nghỉ.
4 tháng đầu năm 2020, số lượng khách du lịch đến Quảng Bình ước đạt 502.500
lượt, giảm 64% so với cùng kỳ năm 2019, giảm 68% so với kế hoạch năm 2020;
trong đó, tỷ lệ khách quốc tế giảm 39% so với cùng kỳ và 45% so với kế hoạch
năm 2020.
Cũng từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đã khiến 140 doanh nghiệp buộc phải
đăng ký tạm dừng hoạt động, 7 doanh nghiệp khác phải giải thể. Con số này có thể
cịn cao hơn nhiều trong thời gian tới do khả năng cầm cự của các doanh nghiệp đã
hết, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc
thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách địa phương.
Theo ơng Đồn Vĩ Tuyến - Cục trưởng Cục ThuếQuảng Bình, hơn 1.700 tỷ đồng
thu ngân sách có được trong 4 tháng đầu năm 2020 chỉ chiếm 32% dự toán địa
phương giao cả năm. Trong đó, thu nội địa là 1.680 tỷ đồng nhưng nếu trừ 315 tỷ
đồng tiền sử dụng đất năm 2019 chuyển sang ghi thu cho năm 2020 thì con số trên
chỉ là 1.365 tỷ đồng, chiếm 26,25% dự toán địa phương giao và giảm đến 85% so
với cùng kỳ năm 2019.
Số liệu thống kê mà chúng tơi có được từ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh
này cho thấy, có khoảng 240.000 đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch
Covid-19. Ngoài các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, người có cơng thì có đến
hơn 50.000 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động và khoảng 20.000
người lao động bị ngừng việc. Hậu quả là tỷ lệ thất nghiệp chung của tỉnh tăng từ
2% vào cuối năm 2019 lên 5,8% trong quý I - 2020.

Rõ ràng, dịch Covid-19 đã làm đảo lộn hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng
sâu, rộng đến việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của tỉnh.
Hơn lúc nào hết, việc xác định và triển khai các giải pháp khắc phục ảnh hưởng
của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế cần phải được các cấp, ngành, địa phương
tại Quảng Bình thực hiện một cách đồng bộ, cụ thể nhất.
Bởi vậy từ cuối tháng 4/2020, ông Trần Công Thuật - Chủ tịch UBND tỉnh này đã
chỉ đạo tổ chức một hội nghị với sự có mặt của hầu hết lãnh đạo các sở, ngành, địa
phương nhằm bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và xây
dựng kịch bản hồi phục nền kinh tế ngay sau khi dịch bệnh được khống chế.
Dĩ nhiên, du lịch, dịch vụ là lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19
nên cần phải có kịch bản khắc phục cụ thể hơn. Vì thế, tinh thần chỉ đạo của Chủ
tịch UBND tỉnh là ngành du lịch cần thực hiện quyết liệt các giải pháp phục hồi và
phát triển; xây dựng và triển khai chương trình kích cầu nội địa; đồng thời, đề xuất

8


chính sách cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp, các hộ kinh doanh dịch vụ bị ảnh hưởng
trực tiếp do dịch Covid-19.
Trên tinh thần chỉ đạo đó, ngành du lịchđã có những động thái bước đầu là khuyến
khích du lịch nội địa. Giám đốc Sở Du lịch Hồ An Phong cho biết, một khi được
hỗ trợ phục hồi, du lịch, dịch vụ sẽ tạo đà phát triển chung cho nền kinh tế; đồng
thời, giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho số lượng lớn lao động, góp phần
bảo đảm an sinh xã hội trong giai đoạn kiểm soát dịch bệnh.
Hiện du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn của Quảng Bình đã và đang phải chịu thiệt
hại nặng nề nhất nhưng sau khi hết dịch, du lịch, dịch vụ lại chính là những “cánh
cửa” cần mở đầu tiên. Trong khi đó, dự báo lượng khách nội địa sẽ tăng khá nhanh
vì sau thời gian dài nghỉ dịch, ai cũng có khao khát được đi thăm người thân, đưa
cả gia đình đi chơi cho đỡ “cuồng chân”. Bởi vậy, kịch bản tốt nhất để phục hồi
phát triển du lịch là khuyến khích du lịch nội địa.

“Thực tế cho thấy, chỉ cần Chính phủ nới lỏng giãn cách xã hội, các nhà hàng,
quán ăn, cà phê, khách sạn, lữ hành... đã nhanh chóng hồi phục. Điều này cho thấy
khả năng “thích ứng” của du lịch, dịch vụ là nhanh hơn so với lĩnh vực công
nghiệp hoặc nông nghiệp vốn phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng vật tư cũng như
sản phẩm trong khu vực và tồn cầu”, ơng Phong cho biết thêm.
Không chỉ ngành du lịch, các lĩnh vực quan trong khác cũng phải có kịch bản và
giải pháp cụ thể để phát triển sau khi dịch Covid-19 được khống chế. Hiện, các sở,
ngành, địa phương ở Quảng Bình đang đặc biệt lưu ý các giải pháp trọng tâm, như:
tăng cường cải cách hành chính nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai các
dự án trọng điểm bảo đảm đúng tiến độ; ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án du
lịch, dịch vụ, giáo dục, xuất nhập khẩu, vận tải và các dự án sản xuất kinh doanh
khác vốn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Đồng thời phải đẩy mạnh quản lý chi ngân sách; thực hiện các giải pháp hỗ trợ tiền
tệ, tín dụng cho người dân và doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
thúc đẩy xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới trong và ngoài nước; chủ
động sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản địa phương, bảo đảm an ninh lương thực;
chú trọng giải ngân vốn đầu tư công…
Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp phục hồi kinh tế sau dịch Covid19, tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2020 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng
Bình yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương cần chủ động, tăng cường thực hiện
đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và công tác phịng, chống
dịch Covid-19.
Trong đó, cần tập trung thực hiện nghiêm túc việc hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng
trực tiếp của dịch; tăng cường quản lý thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế;

9


đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch; chú trọng cơng tác cải cách thủ tục hành
chính, xây dựng chính quyền điện tử…
“Các sở, ngành, địa phương cần tập trung bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao

để phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã
hội tỉnh trong thời gian tới” – ông Trần Công Thuật nhấn mạnh. Về đầu trang
/>III. Xã hội
1. Kỷ niệm 63 năm Ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình: Bác Hồ-Tượng đài bất
tử trong lịng dân
(Baotintuc.vn 15/6, Thế Cơng)
Năm 1957, giữa bối cảnh đất nước cịn bị chia cắt, Quảng Bình, Vĩnh Linh là tuyến
đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Để động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ, quân
và dân Quảng Bình, Vĩnh Linh, ngày 16/6/1957, Bác Hồ đã vào thăm vùng đất lửa
anh hùng này. Trong chuyến thăm lịch sử có một khơng hai năm ấy, Bác Hồ đã
dành tình cảm rất đặc biệt cho qn và dân Quảng Bình, Vĩnh Linh.
Ơng Trần Phố, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình năm
1957 nhớ lại: Hơn 8 giờ ngày 16/6/1957, máy bay chở Bác Hồ hạ cánh xuống sân
bay Lộc Đại (nay là Cảng hàng không Đồng Hới). Ngay sau khi đặt chân đến
Quảng Bình, Bác Hồ đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình.
Khoảng 15 giờ cùng ngày, Bác có buổi trị chuyện với 500 đại biểu cốt cán của
Quảng Bình, Vĩnh Linh ở hội trường Tỉnh ủy.
Ông Trần Phố kể lại: Bác ân cần hỏi thăm từng người, rồi dặn dị Đảng bộ, chính
quyền phải chăm lo tốt cho đời sống người dân, quan tâm, giúp đỡ nhau, đẩy mạnh
hoạt động sản xuất và có hợp tác, có tập thể, có trao đổi mậu dịch bn bán, phát
triển ngành nghề đa dạng. Bác đặc biệt căn dặn Đảng bộ, qn và dân Quảng Bình
phải đồn kết một lịng vượt qua khó khăn, gian khổ để đi đến thắng lợi. Mỗi cán
bộ, đảng viên phải thật gương mẫu, nói đi đơi với làm và phải làm thực sự tốt như
vậy dân mới tin, yêu và làm theo.
Trong dịp vào thăm Quảng Bình năm 1957, Bác Hồ đã dành thời gian, tâm huyết
gặp gỡ, nói chuyện với đại biểu đồng bào các dân tộc, tôn giáo, lực lượng vũ trang
và hơn 3 vạn nhân dân trong tỉnh. Người động viên cán bộ, nhân dân Quảng Bình,
Vĩnh Linh ra sức cố gắng hơn nữa làm tròn trọng trách hậu phương vững chắc cho
tiền tuyến lớn miền Nam.
Theo kế hoạch, Bác Hồ ở lại với Quảng Bình đến chiều 17/6 mới trở ra Hà Nội.

Nhưng vì bận việc nước, lịch trình của Bác phải rút ngắn lại dù rằng trong Bác vẫn
cịn những nỗi niềm lưu luyến khơn ngi. Rạng sáng 17/6, trước khi lên máy bay,

10


Người tạm biệt đồng bào, cán bộ, chiến sĩ Quảng Bình với lời hẹn ước: Bác về,
Bác lại vơ...
Sự quan tâm sâu sắc, những lời căn dặn và dạy bảo ân cần của Bác Hồ đã trở thành
quan điểm chỉ đạo mang tính chiến lược lâu dài, trở thành phương châm hành
động, ý chí quyết tâm của Đảng bộ, quân và dân Quảng Bình trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
quê hương trên đường đổi mới.
Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Nguyễn Tri Phương không giấu được sự
xúc động khi hồi ức lại khoảnh khắc ông được gặp Bác Hồ: Bác nắm chặt tay
chúng tôi rồi dặn dò cuộc kháng chiến đánh đuổi đế quốc xâm lược sẽ còn diễn ra
ác liệt, cam go và gian khổ, do đó cịn có hy sinh nhiều. Quảng Bình với Vĩnh Linh
là tuyến đầu của tiền tuyến lớn miền Nam. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải nhớ chiến đấu
giỏi, sản xuất giỏi, chăm lo tốt cho nhân dân, hạn chế thiệt hại, mất mát và đau
thương; thực hiện chi viện tốt cho tiền tuyến và đặc biệt là phải đoàn kết. Những
lời Người căn dặn đã tiếp thêm ý chí, nghị lực để sau này Quảng Bình làm nên
những chiến cơng, kỳ tích, góp phần đánh thắng giặc xâm lược, thống nhất đất
nước.
Trong những năm tháng chiến tranh, Quảng Bình ra sức phấn đấu “chiến đấu giỏi,
sản xuất giỏi”. Nhân dân Quảng Bình hăng hái thi đua, lao động sản xuất. Hợp tác
xã Đại Phong (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) vang danh trong phong trào hợp
tác hóa nơng nghiệp và hợp tác xã miền Bắc được Bác ngợi khen. Năm 1961, Bác
Hồ đã gửi tặng Hợp tác xã Đại Phong chiếc máy cày DT54. Người viết báo nêu
gương, cổ vũ Đại Phong và kêu gọi cả miền Bắc thi đua học tập theo Đại Phong.
Là địa phương trực tiếp đương đầu với những âm mưu của đế quốc Mỹ và bè lũ tay

sai miền Nam nhưng Quảng Bình ln chắc tay cày, tay súng, “Thóc khơng thiếu
một cân, qn khơng thiếu một người”, tất cả vì miền Nam thân yêu. Hàng ngàn
máy bay, tàu chiến của Mỹ lần lượt bị quân, dân Quảng Bình bắn hạ và nhiều lần
được Bác Hồ gửi thư khen. Chiến công nối tiếp chiến cơng, Quảng Bình càng đánh
càng mạnh, càng đánh càng thắng lớn và càng trưởng thành. Sự quan tâm của Bác,
những lá thư khen và tình cảm của Bác chính là sức mạnh vô địch, che chở, cổ vũ
quân và dân Quảng Bình vượt qua mn ngàn gian khổ, góp sức vào cuộc cách
mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Quảng Bình hơm nay đang trên đường đổi mới và phát triển, diện mạo quê hương
điểm tô những gam màu tươi sáng. Hình bóng Bác Hồ kính u cùng những lời
căn dặn khi Người vào thăm Quảng Bình năm 1957 đến nay vẫn còn nguyên giá
trị. Những năm qua, Đảng bộ, quân và dân Quảng Bình cố gắng, nỗ lực, thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với nhiều thành tựu quan trọng.

11


Đặc biệt, sau hơn 30 năm tái lập tỉnh Quảng Bình, từ năm 1989 đến nay, tốc độ
tăng trưởng GRDP đạt khá, quy mô nền kinh tế không ngừng được nâng lên,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; tăng trưởng kinh tế bình quân thời
kỳ 1989-2019 của tỉnh đạt 8,2%. Hộ nghèo năm 1989 chiếm gần 50% số hộ, đến
nay còn gần 5%. Cuộc sống người dân ngày một ấm no và hạnh phúc, diện mạo
quê hương ngày càng đổi thay. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh
được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Dân chủ xã hội chủ nghĩa
được phát huy và ngày càng mở rộng. Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố
vững chắc…
Thế và lực mới, luồng sinh khí mới của vùng đất Quảng Bình trên con đường đổi
mới cũng chính là sự kết tinh trong ý Đảng, lòng dân với tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh soi đường, chỉ lối. Quảng Bình vững tin, mạnh mẽ bước những
bước tiến vững chắc trên con đường đổi mới và phát triển..

Giờ đây, khi đất nước hịa bình, q hương trên đường đổi mới, Bác Hồ đã đi xa.
Ước nguyện được một lần nữa đón Bác, ở gần bên Bác, được thể hiện lịng biết ơn
vơ hạn của Đảng bộ, qn và dân Quảng Bình đối với Bác Hồ kính u đã khơi
nguồn ý tưởng xây dựng Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng
Bình tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Người dân Quảng Bình vui sướng, phấn khởi khi Dự án Tượng đài Chủ tịch Hồ
Chí Minh với nhân dân Quảng Bình bắt đầu được khởi động sau khi có Quyết định
185/2004/QĐ-TTg ngày 28/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tồn quốc đến năm 2010.
Tháng 8/2017, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình, Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xn Phúc đã đồng ý về chủ trương thực hiện Dự án xây
dựng Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng Bình.
Sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước chấp cánh cho niềm vui và khát vọng
của nhân dân Quảng Bình bay cao. Bởi lẽ, cơng trình này là ước nguyện thiêng
liêng từ bao năm nay của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ các lực
lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh nhằm ghi dấu sự kiện trọng đại ngày Bác Hồ
vào thăm Quảng Bình.
Trong khơng khí kỷ niệm 63 năm Ngày Bác Hồ vào thăm Quảng Bình (16/6/195716/6/2020), niềm xúc động và tự hào trào dâng trong lịng mỗi người con Quảng
Bình khi Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng Bình đã chính thức
được khánh thành ngày 13/6/2020.
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng Bình được đặt tại Quảng
Trường trung tâm thành phố Đồng Hới - vị trí trước đây là sân vận động nơi Bác
Hồ nói chuyện với nhân dân Quảng Bình, Vĩnh Linh năm 1957. Quảng trường

12


trung tâm thành phố Đồng Hới nay được gọi với cái tên mới thân thương và ý
nghĩa là Quảng trường Hồ Chí Minh. Đây cũng là vị trí trung tâm, nơi được người
dân Quảng Bình xem như trái tim, mạnh nguồn sức sống của vùng đất dù gian khó

mà rất đỗi anh hùng.
Tượng đài Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng Bình quay mặt về hướng Đơng.
Tượng đài gồm 7 nhân vật, cao trên 5 m, Bác Hồ là nhân vật trung tâm, các nhân
vật còn lại đại diện cho thế hệ trẻ, nông dân, công nhân, lực lượng vũ trang, trí
thức và đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình. Nhóm nhân vật đại diện các
tầng lớp nhân dân Quảng Bình được thể hiện tập trung hướng nhìn về Bác Hồ với
tấm lịng thành kính. Sau lưng cụm tượng là biểu tượng cách buồm với ý nghĩa thể
hiện Quảng Bình đang căng buồm vượt sóng ra khơi, vươn ra biển lớn, thi đua học
tập và làm theo lời Bác dạy. Hai bên tượng đài là hai mảng phù điêu, trên đó thể
hiện truyền thống văn hóa, lịch sử, vẻ đẹp tự nhiên, danh lam thắng cảnh và những
nét tiêu biểu của Quảng Bình quật khởi, Quảng Bình “Hai giỏi” cùng những thành
tựu của Quảng Bình thời kỳ đổi mới. Trong quần thể kiến trúc tại Quảng trường
Hồ Chí Minh cịn có Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ tỉnh Quảng Bình.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Hồng Đăng Quang cho biết: Tượng đài Chủ tịch Hồ
Chí Minh với nhân dân Quảng Bình là cơng trình văn hóa có ý nghĩa chính trị, lịch
sử và nhân văn sâu sắc, có giá trị lớn lao về nhiều mặt đối với quê hương Quảng
Bình. Tượng đài là ước nguyện thiêng liêng, biểu tượng của niềm tơn kính, lịng
biết ơn vơ hạn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Bình đối với Bác Hồ
mn vàn kính u. Tượng đài là cơng trình nghệ thuật đặc biệt, tạo một điểm
nhấn quan trọng, độc đáo cho không gian kiến trúc và cảnh quan đô thị của thành
phố Đồng Hới. Quảng trường Hồ Chí Minh sẽ là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa
xã hội, giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng, đoàn kết
dân tộc, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ hôm nay
và cả mai sau.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình nhấn mạnh: Nhớ ơn công lao trời biển của Bác Hồ,
Đảng bộ, quân và dân Quảng Bình tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng
của Đảng, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực, cụ thể; quyết tâm phấn
đấu xây dựng Quảng Bình là một tỉnh gương mẫu, giàu đẹp, văn minh như mong
muốn của Bác.

“Bác về, Bác lại vô…” - lời hẹn ước lúc chia tay của Bác với vùng đất lửa Quảng
Bình, Vĩnh Linh 63 năm về trước đã để lại trong lòng mỗi người con Quảng Bình
nỗi niềm nhớ thương, mong mỏi da diết. Hôm nay, dưới chân Tượng đài của
Người, lãnh đạo Đảng bộ, quân và dân Quảng Bình rưng rưng xúc động, tự hào và
hạnh phúc khi có Bác ở bên, hàng ngày dõi theo, động viên, khích lệ, tiếp động lực
để Quảng Bình tự tin cất cách vươn cao trên con đường hội nhập, phát triển. Về
đầu trang

13


/>2. Quảng Bình: Làng kỳ lạ có cả trăm cây thị cổ, hái trái xanh nấu với nhái bà
mà ra đặc sản
(Danviet.vn 16/6, Phan Phương)
Nằm ở bờ nam sông Son, xã Mỹ Trạch (huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình) mang trong mình một
khơng gian huyền hoặc như trong cổ tích với cây
đa, bến nước, mái đình. Và đặc biệt là xã Mỹ
Trạch có hàng trăm cây thị cổ thụ vẫn tỏa bóng
mát, cho trái thơm lừng…
Xã Mỹ Trạch gồm 2 làng cổ xưa là Cao Lao
Thượng và Cao Lao Trung gộp lại mà thành (còn
làng Cao Lao Hạ nay là xã Hạ Trạch).
Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, lấy
sông Gianh làm giới tuyến, vùng đất gồm các
Cây thị cổ thụ có tuổi đời trên 300
năm của gia đình bà Nguyễn Thị làng Cao Lao Thượng, Cao Lao Trung, Cao Lao
Hạ và vùng đồi núi rộng lớn phía sau làng được
Gái ở xã Mỹ Trạch.
gọi là Ba Trại, là nơi đồn trú của quân đội nhà

Nguyễn để đối trọng với vùng đất Ba Đồn của chúa Trịnh phía bờ bắc sơng Gianh.
Vốn hình thành từ những ngơi làng cổ xưa, xã Mỹ Trạch hơm nay vẫn mang trong
mình những dấu tích xưa cũ và có một khơng gian huyền hoặc như cổ tích với cây
đa, bến nước, mái đình…
Đặc biệt hơn, Mỹ Trạch cịn có một thứ “đặc sản” mà rất ít ngơi làng Việt có được,
đó là hàng trăm cây thị cổ thụ qua hàng trăm tuổi vẫn tỏa bóng mát và đều đặn cho
những mùa “quả thị thơm, cơ Tấm rất hiền” như trong câu chuyện cổ tích.
Theo các bậc cao niên sống gần trăm tuổi ở xã Mỹ Trạch, cây thị ở đất này có từ
khi nào chính họ cũng khơng biết được, chỉ biết rằng khi chào đời và lớn lên họ đã
thấy trước sân nhà hiển hiện những cây thị cao ngút tầm mắt, tỏa bóng sum suê và
cho quả vàng ươm, thơm lừng vào khoảng rằm tháng bảy âm lịch hàng năm.
Như cây thị của cụ Nguyễn Thị Gái (87 tuổi) ở giữa xã Mỹ Trạch cao hơn 30m,
gốc thị sần sùi, 3 người ôm không xuể, cành lá quanh năm xanh tốt, tán cây xòe
rộng cả một vùng. Theo lời cụ Gái, cây thị này có từ bao giờ cụ cũng khơng biết
chính xác. Khi lớn lên, cụ Gái đã thấy cây thị sừng sững trước sân nhà.

14


“Ơng bà thân sinh tui kể, cây thị ni có từ thời ơng bà cố của tui. Tính đến nay, nó
phải có hơn 300 tuổi rồi đó”, cụ Gái nói.
Ở xã Mỹ Trạch hiện vẫn lưu truyền một câu chuyện truyền thuyết để giải thích
nguồn gốc về cây thị.
Chuyện kể rằng, người Chăm từng sinh sống trên mảnh đất này chẳng có gì làm
đặc sản dâng các vị vua Chăm. Họ đã kiếm nhiều giống cây quý từ các địa phương
khác về trồng, nhưng cây chẳng đơm hoa kết trái.
Một hơm, có người nơng dân nghèo vào rừng hái củi, bỗng nhiên ông ngửi thấy
một hương vị lạ từ sâu trong rừng. Đi mãi đến mỏi chân, ông đứng trước một cây
cổ thụ xum xuê trái, trái chín căng mọng, vàng óng, thơm đến lạ.
Vua Chăm nghe vậy liền gọi đó là thị. Từ đó, người làng Cao Lao Thượng và Cao

Lao Trung vào rừng, lấy hạt quả thị về gieo khắp làng để hàng năm lấy quả tiến
vua.
Không biết truyền thuyết cây thị có thật hay khơng, nhưng thị có rất nhiều ở xã Mỹ
Trạch mà các xã khác quanh vùng khơng hề có.
Lý giải việc này, ơng Phan Văn Trung, Chủ tịch UBND xã Mỹ Trạch nói: "Mỹ
Trạch là vùng gị đồi cao, là đất thịt có pha lẫn chút cát nên trồng được thị.
Giống thị thích nơi cao ráo, nước khơng cần nhiều nhưng phải thống. Rứa nên
khắp cả huyện, cả tỉnh chẳng có nơi nào nhiều thị như q tơi".
Về Mỹ Trạch vào mùa thị chín (tháng 7 âm lịch), được ngửi hương thị thơm lừng,
tâm hồn của bạn sẽ đầy cảm xúc và nhẹ nhàng hơn giữa cuộc sống xô bồ thời hiện
đại.
Những câu chuyện cổ tích ngày xưa của bà, của mẹ cùng ký ức ngày thơ ấu xa xôi
chợt hiện về nguyên vẹn qua câu thơ quen thuộc của nhà thơ Vũ Quần Phương:
“Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện/Sẽ được nhìn thấy các bà tiên/Thấy chú bé đi
hài bảy dặm/Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền...”.
Với người dân Mỹ Trạch, đặc biệt là những người xa quê lâu năm, những cây thị
cổ thụ ở làng còn làm họ nhớ da diết về một món ăn quê hương thời khốn khó mà
nay đã thành đặc sản, đó là món: “thị xanh nấu với nhái bà”.
Chị Nguyễn Thị Xuân, người hiện đang sở hữu “bí kíp” nấu món “thị xanh nấu với
nhái bà” ngon nhất xã Mỹ Trạch cho biết, hiện chị thường nấu món này để “ship”
cho những người Mỹ Trạch xa quê ở tận TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

15


Những người lớn tuổi ở xã Mỹ Trạch bùi ngùi nhớ lại rằng, ngày xưa, thời “bao
cấp” trở về trước, cuộc sống khốn khó, người dân Mỹ Trạch thường tận dụng tất cả
những gì có sẵn trong vườn nhà như các loại rau lang, mồng tơi, rau đay, hoa
chuối… hay ra đồng mò cua bắt ốc để “cải thiện”.
Mà ở Mỹ Trạch thì thứ nhiều nhất vẫn là thị, đặc biệt trái thị lúc cịn xanh có vị hơi

chát, người dân nghĩ rằng những thứ chát sẽ rất ngon nếu kết hợp với những con có
chất hơi tanh. Cây thị ra quả xanh vào khoảng tháng ba, tháng tư (âm lịch).
Lúc này, trời thường xuất hiện những cơn mưa giông, ngồi đồng xuất hiện nhiều
nhất là lồi nhái nép mình dưới những gốc rạ vừa gặt. Cơn mưa giông vừa dứt
cũng là lúc người dân Mỹ Trạch xách giỏ ra đồng tìm bắt những chú “nhái bà”
(nhái lớn) đem về nấu với quả thị xanh. Sự kết hợp ngẫu nhiên đó khơng ngờ đã
tạo ra một món ăn ngon, truyền đời qua bao thế hệ và bây giờ nó đã thành một món
đặc sản.
Theo lời chị Xuân, chế biến món “thị xanh nấu với nhái bà” cũng mất khá nhiều
công và cầu kỳ. Con nhái sau khi làm sạch thì bỏ cùng các loại gia vị: củ nén, ớt
xanh, hạt tiêu… rồi băm nhỏ, vo lại thành viên và phi cho săn lại.
Sau đó bổ quả thị xanh thành từng miếng và bỏ vào kho chung với thịt nhái viên,
đun nhỏ lửa cho đến khi sền sệt nước. Lúc này, món ăn sẽ khơng cịn vị tanh của
nhái, vị chát của quả thị nữa mà chỉ còn lại là vị ngọt thơm, béo bùi, đậm chất
hương đồng, gió nội, ai đã từng một lần được ăn thì nhớ mãi… Về đầu trang
/>3. Quảng Bình: Nắng nóng như đốt lị than, nông dân "trốn" ông trời đi chăm
dưa hấu
(Danviet.vn 16/6)
Để tránh cái nắng cháy da cháy
thịt, bà con nông dân ở Thị trấn
Nơng trường Việt Trung, huyện Bố
Trạch (tỉnh Quảng Bình) ra ruộng
chăm sóc dưa hấu trái vụ vào sáng
sớm và chiều tối.

Hướng đọt cây dưa hấu để cây phát triển đều.

Những ngày qua, tại tỉnh Quảng
Bình, nắng nóng gay gắt với nền
nhiệt độ cao, phổ biến từ 37- 40 độ

C, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
của người dân.

16


Để chống lại cái nóng hầm hập, bà con nơng dân ở Thị trấn Nông trường Việt
Trung (Bố Trạch, Quảng Bình) đã phải "hốn đổi" giờ làm việc ra đồng sáng sớm
và chiều tối để chăm sóc dưa hấu cho kịp thời vụ.
Cứ khoảng 4h sáng khi bình minh chưa lên, 17h khi mặt trời đã lặn thì cũng là lúc
người nông dân ra đồng làm việc.
Theo ghi nhận của PV, sáng sớm và chiều tối, trên các cánh đồng dưa hấu ở Thị
trấn Nông trường Việt Trung, một khung cảnh làm việc náo nhiệt, người thì tưới
nước, nhổ cỏ, bắt sâu, người thì hướng đọt cho cây dưa hấu phát triển tốt, cho ra
quả to, đẹp.
Ông Nguyễn Thái Sơn (trú tại TDP.Việt Tiến, Thị trấn Nông trường Việt Trung)
cho biết: "Để tránh cái nắng bỏng rát, cứ 16giờ chiều tơi mới ra đồng chăm sóc dưa
hấu, trời tối tơi lại soi đèn pin làm đến 21 giờ mới về, sáng phải thức dậy sớm làm
đến 9 giờ là nghỉ chứ nắng nóng q".
Cịn bà Nguyễn Thị Hằng (trú tại TDP. Hữu Nghị, Thị trấn Nông trường Việt
Trung) cho hay: "Phải làm đêm, làm sáng để tránh nắng nóng gay gắt, buổi tối tôi
đi bắt sâu, hướng đọt cho dưa hấu, sáng sớm tôi đi hái những quả dưa nhỏ về muối,
chỉ để lại trên cây 2 quả dưa hấu phát triển tốt, cho quả to, đẹp". Về đầu trang
/>4. 'Khơng cần thu phí rác sinh hoạt theo cân'
(Baodatviet.vn 16/6, Thành Luân)
Câu chuyện thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng đang thu hút sự quan tâm
của dư luận. Ở góc độ chun mơn, nhiều chun gia mơi trường dẫn kinh nghiệm
của các quốc gia trên thế giới đã thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn và thu
phí rác thải theo khối lượng và khẳng định Việt Nam hồn tồn có thể làm được.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có khơng ít ý kiến băn khoăn, e ngại của người dân

trong vấn đề này.
Chia sẻ quan điểm riêng với Đất Việt, ơng Đỗ Chí Lệ, Tổng Giám đốc Cơng ty
CPTM Thành Đạt, doanh nghiệp có tiếng trong xử lý rác thải tại Thái Bình cho
rằng, về lâu dài, nên thực hiện như cách làm của các nước, ai xả rác người đó phải
trả tiền, xả nhiều thì phải trả nhiều tiền, thế nhưng vấn đề nằm ở phương pháp thực
hiện như thế nào?

17


"Ở nông thôn, nếu đến nhà dân bảo họ nộp tiền xử lý rác thì hiển nhiên ngơời dân
sẽ tìm mọi cách để chôn lấp hay vứt bừa bãi. Bây giờ muốn thu phí rác thải sinh
hoạt theo cân thì càng khơng dễ dàng.
Nếu tính phí qua bao bì và qua màu sắc của bao bì để phân loại rác ln thì lấy ai
giám sát thực hiện? Các nước có thể lắp camera giám sát và xử phạt nặng những
người khơng tn thủ, cịn Việt Nam có đủ kinh phí và hệ thống hệ thống quản lý,
giám sát đi kèm?...
Chưa kể, ở Việt Nam chưa có thói quen phân loại rác. Chúng tơi đã thí điểm ở một
địa phương, người dân phân loại rác nhưng đến bộ phận thu gom thì họ lại đổ lẫn
các loại rác vào chung một xe. Lại đến một số nhà máy thì cơng đoạn xử lý rác
cũng khơng chun. Nhà máy phải có dây chuyền sản xuất phân hữu cơ thì mới đi
thu tồn bộ rác hữu cơ về xử lý; hay với túi nilon thì nơi xử lý rác phải có xưởng
sản xuất hạt nhựa; doanh nghiệp sản xuất chất vơ cơ thì mới đi thu rác vô cơ...
Ở Việt Nam, công nghệ xử lý rác chủ yếu là đốt với chôn lấp thì làm sao phân loại
tại nguồn được? Dân có phân loại thì đến nơi xử lý họ cũng đổ chung tất cả vào
làm một mớ, đưa vào đốt hay chôn lấp. Vì lẽ đó, bài tốn xử lý rác ở Việt Nam vô
cùng nan giải, đặc biệt muốn phân loại rác tại nguồn được như nước ngồi, may ra
chính quyền bỏ tiền túi ra thuê thì người dân mới làm", ông Đỗ Chí Lệ chỉ rõ.
Từ thực tế trên, ông đề nghị nên giao cho địa phương quản lý. Tất nhiên Nhà nước
phải ban hành cơ chế, chính sách rồi giao cho địa phương tự thu tiền rác của dân và

thu theo nhân khẩu.
"Thu theo khối lượng thì cũng phải dựa trên tính tốn định mức mỗi người xả bao
nhiêu rác nhưng ai thu, thu như thế nào, chưa kể, như đã nói, dân sẽ vứt rác bừa bãi
để khơng phải nộp tiền.
Cịn nếu thu theo nhân khẩu thì cũng dựa trên định mức trên rồi nhân lên với số
người trong mỗi hộ. Việc tính tốn định mức xả rác của mỗi người có thể tùy theo
khu vực sinh sống ở nơng thơn hay thành thị để tính cho phù hợp.
Dĩ nhiên cách làm này khơng thể chính xác hồn tồn bởi đó là tính bình qn
chung, kể từ già đến trẻ nhưng dễ thực hiện hơn nhiều, không ai trốn tránh được, vì
cịn sống là cịn xả rác và kinh phí thu được dùng để trả cho người xử lý rác", Tổng
Giám đốc Cơng ty CPTM Thành Đạt nói.
Trên cơ sở xác định rác thải sinh hoạt là rác hỗn hợp chưa được phân loại, gồm: rác
hữu cơ, rác nilon, nước, gạch đá, sắt thép, cao su... ông Đỗ Chí Lệ cùng các cộng
sự đã tự nghiên cứu, chế tạo công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt (gọi là cơng nghệ
TTD-01) với các quy trình: Phân loại rác, rửa rác, tái chế tạo ra sản phẩm, xử lý

18


nước thải sản xuất quay vòng lại để phục vụ sản xuất. Hoạt động này khép kín như
một vịng tuần hồn, khơng thải bất kỳ lượng nước thải nào ra ngồi mơi trường.
Cơng nghệ này phân loại rác hồn tồn bằng máy, vì thế chất hữu cơ và vơ cơ được
tách riêng hoàn toàn và triệt để. Chất hữu cơ được sản xuất thành phân vi sinh để
phục vụ cho nhu cầu sử dụng của bà con nơng dân, cịn chất vơ cơ thì tạo thành hạt
nhựa phân phối cho các nhà máy sản xuất nhựa, nilon.
Đối với loại rác không thể tái chế được, nhà máy xử lý rác của ơng Lệ sẽ đốt bằng
lị cơng nghệ cao (khơng mùi, khơng khói, khơng bụi).
Năm 2015, ơng Đỗ Chí Lệ đã đầu tư kinh phí san lấp bãi rác thải gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng tại thị trấn Quỳnh Cơi (Quỳnh Phụ, Thái Bình) và xây dựng
trên đó nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ TTD-01 với tổng vốn đầu tư 29 tỷ

đồng, diện tích 17.000m2 đưa vào sử dụng tháng 6/2016.
Hiện tại nhà máy hoạt động với công suất 50 tấn/ ngày, giải quyết được việc xử lý
rác của 20 xã, thị trấn trong toàn huyện Quỳnh Phụ.
"So với rác công nghiệp, xử lý rác sinh hoạt mệt hơn nhiều vì lượng thải ra nhiều,
Việt Nam mới xử lý được khoảng 30%, còn 70% vẫn phải dùng biện pháp lạc hậu
như chơn lấp (chủ yếu), đốt.
Cịn công nghệ xử lý rác ở trên, chúng tôi đã áp dụng được 5 năm và đang tiến
hành chuyển giao công nghệ, nhiều tỉnh đã về tham quan, học hỏi kinh nghiệm",
ông Lệ cho biết. Về đầu trang
/>5. Bộ TN&MT: Bàn giao 10 cụm giếng khoan khai thác ở Hà Tĩnh, Quảng
Bình
(Baotainguyenmoitruong.vn 16/6, Đức Cảnh)
Các cụm nước giếng khoan khai thác tại Hà Tĩnh, Quảng Bình thuộc Chương trình
“Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng
núi cao, vùng khan hiếm nuớc” đã được bàn giao kịp thời để giải khát cho người
dân vùng hạn hán và nắng nóng.
Trong hai ngày 14-15/6, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Miền
Bắc, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (Bộ TN&MT)
phối hợp với các đơn vị địa phương tiến hành bàn giao các cơng trình trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình cho địa phương quản lý, khai thác và sử dụng.

19


Được biết, đây là hoạt động nằm trong Dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới
đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nuớc” đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 264/QĐ-TTg, ngày 2/3/2015. Theo
đó, năm 2019, Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia thuộc Bộ
TN&MT cùng các đơn vị trực thuộc đã tiến hành thi cơng và đến nay đã hồn
thành các cơng trình tìm kiếm, khai thác nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng

khan hiếm nước trên khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Trong đó, trên địa bàn Hà Tĩnh đã thi công 6 cụm, với 19 lỗ khoan, tổng lưu lượng
nước đạt 4.752m3/ ngày đêm, đủ cung cấp cho 47.752 người dân trên địa bàn tỉnh;
Địa bàn tỉnh Quảng Bình có 4 cụm( gồm Phúc Trạch của huyện Bố Trạch; Thanh
Hóa của huyện Tuyên Hóa; Trung Hóa, Dân Hóa của huyện Minh Hóa), với 13 lỗ
khoan, tổng lưu lượng nước 4.842 m3/ ngày đêm. Về đầu trang
/>IV. Pháp luật - An ninh quốc phòng
1. Cảnh sát 113 giải cứu người đàn ông nhảy cầu Nhật Lệ 1 tự vẫn
(Baogiaothong.vn 16/6, Sỹ Hịa; Baophapluat.vn 16/6, Q.Nhã; Nld.com.vn 16/6,
Hồng Phúc; PhapluatPlus.vn 16/6, Duy Khương; Dantri.com.vn 16/6, Tiến
Thành)
Sáng ngày 16/6, thông tin từ Cơng an
tỉnh Quảng Bình cho biết: Lực lượng
Cảnh sát 113 vừa giải cứu thành cơng
một người đàn ơng có ý định nhảy
sông tự vẫn.

N. L. H. tại cơ quan công an

Thông tin ban đầu, khoảng 12h20′,
ngày 15/6/2020, Trung tâm Cảnh sát
113 Cơng an tỉnh Quảng Bình nhận
được tin báo một người đàn ơng có ý
định tự tử ở trên cầu Nhật Lệ 1. Ngay
lập tức, tổ công tác được cử đến hiện

trường.
Giữa trưa nắng nóng, người đàn ơng trẻ đang đứng phía ngồi lan can cầu, mắt
nhìn về dưới dịng nước.
Tổ cơng tác nhanh chóng tiếp cận người này, vừa trò chuyện, khuyên nhủ vừa tiến

đến giữ chặt và đưa vào nơi an tồn.
Tại trụ sở Cơng an xã Bảo Ninh, người đàn ơng vẫn liên tục than khóc, cho biết sẽ
không từ bỏ ý định tự tử do mâu thuẫn trong gia đình.

20


Sau khi được động viên, an ủi, người này khai tên là N. L. H. (SN 1990, trú ở
phường Bắc Lý, TP Đồng Hới) và cung cấp địa chỉ để người thân đến đón về. Về
đầu trang
/>SỞ THƠNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×