Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

04032022 Ban tin Phuc vu lanh dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.2 KB, 23 trang )

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 04 tháng 3 năm 2022)
THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19................................................................1
1. Thủ tướng: Tiến tới xem Covid-19 là bệnh đặc hữu............................................................1
2. Chuyên gia: Cân nhắc việc “đếm ca” COVID-19, dừng xét nghiệm tràn lan......................2
3. Hà Nội: Không nhất thiết phải ra trạm y tế mới có giấy chứng nhận F0.............................3
4. Sáng tạo trong khai báo và quản lý F0 điều trị tại nhà.........................................................4
5. Quảng Ninh thí điểm phần mềm quản lý, tư vấn sức khỏe F0 tại nhà.................................6
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ............................................................................................................6
6. Ban Bí thư ban hành quy định về tiêu chuẩn, phân cấp đào tạo lý luận chính trị................6
7. Thủ tướng chỉ đạo hàng loạt giải pháp trước diễn biến mới trong nước và quốc tế.............7
8. Đề xuất tăng phân quyền, phân cấp cho Thủ đô...................................................................8
KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP..........................................................................................9
9. Quỹ Singapore gọi Việt Nam là "ngôi sao đang lên" của hệ sinh thái khởi nghiệp Đông
Nam Á...............................................................................................................................9
10.Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất châu Á...........................................10
11.Top 10 địa phương có tốc độ sản xuất cơng nghiệp tháng 2/2022 tăng cao nhất cả nước..11
12.Giá xăng tăng kỷ lục: Đề nghị Bộ Tài chính tính lại cơng thức giá cơ sở..........................12
13.Công nhân là F1 phải cách ly, doanh nghiệp thiếu lao động trầm trọng............................12
PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN...................................................................................................13
14.Giá xăng lại phá kỷ lục lịch sử, và thuế phí vẫn chưa giảm dù chỉ 1 xu............................13
15.Dân khổ, y tế khổ vẫn chỉ vì hai chữ “thủ tục” mà chúng ta đẻ ra.....................................14
QUẢN LÝ...............................................................................................................................15
16.Bộ trưởng Lao động đề xuất điều chỉnh giờ làm thêm trong tháng, trong năm.................15
17.Cả nước còn bao nhiêu đất tự nhiên chưa sử dụng?...........................................................16
18.Bộ Tài chính: Chưa phát hiện dấu hiệu bảo kê, tiêu cực trong xếp "lốt" ở cửa khẩu.........17
19.Bộ Tài chính lý giải việc đội tuyển nữ Việt Nam phải nộp thuế tiền thưởng.....................18
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH....................................................................................................19
20.Đề nghị các địa phương hồn thành ban hành chương trình chuyển đổi số.......................19
21.Hà Nội kiểm tra mức độ hài lòng của người dân về việc giải quyết thủ tục hành chính....20
SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.........................................................................................................20


22.Rà sốt thơng tin tài sản đất đai của Giám đốc CDC Đắk Lắk để chuyển Công an...........20
THẾ GIỚI................................................................................................................................21
23.Trung Quốc tuyên bố sẽ không tham gia trừng phạt Nga...................................................21
24.Trung Quốc siết chặt quy định thanh tốn điện tử..............................................................22
THƠNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19
Thủ tướng: Tiến tới xem Covid-19 là bệnh đặc hữu
Việt Nam sẽ tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả; tiến tới bình
thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu quan điểm trên, khi chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ
tháng 2, sáng 3/3. Ơng u cầu tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; Bộ Y tế đánh giá chính
xác tình hình và nghiên cứu tình trạng kháng thể bảo vệ trước virus trên phạm vi cả nước.
1


Theo lãnh đạo Bộ Y tế, từ khi thực hiện nghị quyết của Chính phủ về thích ứng an tồn, đến
nay tỷ lệ tử vong/số ca mắc đã giảm. Một khảo sát gần đây nêu tỷ lệ người dân Việt Nam hài
lòng với các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ đạt 96%.
Tuy nhiên, Bộ Y tế dự báo dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) và các quốc gia nhận định chưa thể kiểm soát được Covid-19 trước năm 2023, đặc
biệt là biến chủng mới Omicron và các biến chủng khác tiềm ẩn nhiều nguy cơ chưa lường
trước được.
Dự kiến chương trình phịng, chống dịch Covid-19 sẽ được ban hành trong tuần này, đặt mục
tiêu kiểm soát hiệu quả đại dịch; hạn chế lây lan trong cộng đồng; hạn chế đến mức thấp nhất
các ca bệnh nặng, tử vong do Covid-19 và các nguyên nhân khác...
Một số mục tiêu cụ thể được đặt ra như đạt tỷ lệ bao phủ vaccine và chủ động cung ứng
vaccine; giảm tối thiểu 30% tỷ lệ tử vong do Covid-19 trong tổng số bệnh nhân được phát
hiện; quản lý và điều trị tại cơ sở y tế và tại cộng đồng...
Tất cả các biện pháp chống dịch, chiến lược tiêm vaccine phòng Covid-19 sẽ được thông tin
kịp thời tới người dân để tạo đồng thuận khi thực hiện. (Vnexpress.net 03/3, Viết Tuân)Về
đầu trang

Chuyên gia: Cân nhắc việc “đếm ca” COVID-19, dừng xét nghiệm tràn lan
Với tình hình thực tế như hiện nay, theo một chuyên gia trong lĩnh vực y tế dự phòng của
thành phố Hà Nội, việc “đếm ca” dương tính SARS-CoV-2 hiện nay cần phải cân nhắc, dừng
việc xét nghiệm tràn lan để tránh lãng phí.
Ngày 2/3, theo Sở Y tế Hà Nội, thành phố ghi nhận hơn 15.000 ca mắc COVID-19. Tuy
nhiên, theo nhiều chuyên gia phòng, chống dịch, con số này chưa phản ánh chính xác thực tế
tình hình dịch bệnh trên địa bàn, bởi nhiều người dân hiện có tâm lý không khai báo khi mắc
bệnh bởi nhiều thủ tục liên quan.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, một chuyên gia trong lĩnh vực y tế dự phòng của thành
phố Hà Nội cho biết, việc phân tích dịch tễ học của một bệnh truyền nhiễm như thống kê số
ca mắc mới, số ca cộng dồn; phân tích sự phân bố ca mắc theo đối tượng, địa điểm, thời gian
… là hết sức cần thiết để đánh giá tình hình dịch bệnh, làm căn cứ đưa ra các chiến lược và
biện pháp phòng chống.
"Trong những giai đoạn đầu tiên của dịch, chúng ta đã từng phải thông tin đầy đủ lịch trình di
chuyển, tiếp xúc của từng F0 để truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm và cách ly. Tuy nhiên với
tình hình thực tế như hiện nay, thì việc “đếm ca”, xét nghiệm tràn lan cần phải cân nhắc", vị
này nêu.
Vị chuyên gia này phân tích, khi số ca mắc mới hàng ngày liên tục tăng cao, việc đếm ca này
chỉ tính được các trường hợp mắc bệnh có xét nghiệm dương tính, được khai báo và được
xác nhận, chứ khơng tính được tổng số ca nhiễm thực tế bên ngoài cộng đồng, con số chắc
chắn cao hơn nhiều lần.
2


Theo đó, thay vì “đếm ca”, chúng ta nên tiếp tục triển khai tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19; tuyên truyền, hướng dẫn tự theo dõi, điều trị tại nhà cho các trường hợp có triệu
chứng nhẹ hoặc khơng triệu chứng; tập trung vào các trường hợp cần nhập viện; tập trung
vào ca nặng, ca nguy kịch. Đặc biệt là phát hiện sớm, phân tầng kịp thời để điều trị, giảm ca
chuyển nặng và giảm tỉ lệ tử vong.
"Hà Nội đã bao phủ cơ bản vắc xin phòng COVID-19, việc số ca mắc mới hàng ngày nhiều

hay ít, cao hay thấp khơng cịn quan trọng, đó chỉ là để cơ quan chun mơn đánh giá tình
hình dịch tễ. Nhờ có tiêm chủng vắc xin, hiện nay trên 99% các ca bệnh là khơng có triệu
chứng hoặc triệu chứng nhẹ được theo dõi điều trị tại nhà", vị này nêu.
Liên quan đến công tác xét nghiệm, theo chuyên gia này, Bộ Y tế đã cho phép sử dụng kết
quả xét nghiệm bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên để xác định ca bệnh. Khi số ca mắc
COVID-19 có xu hướng tăng cao, người dân đã đổ xô đi mua xét nghiệm nhanh kháng
nguyên để ngày nào cũng tự làm xét nghiệm.
"Tự xét nghiệm để xác định ca bệnh là việc làm cần thiết, nhưng xét nghiệm không đúng đối
tượng, không đúng thời điểm sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy. Vì vậy người dân cần tìm hiểu kỹ trước
khi quyết định tự thực hiện", vị này đưa ra lời khuyên.
Theo đó, đối với F0, không cần xét nghiệm hàng ngày, chỉ cần xét nghiệm lại vào ngày thứ 7
sau cách ly. Những người ngay sau khi được xác định là F1, không nhất thiết phải xét nghiệm
ngay vì phải có thời gian nhất định để vi rút nhân lên, ít nhất sau tiếp xúc với F0 phải 1-2
ngày xét nghiệm mới cho kết quả chính xác. Vì vậy, đối với F1 chỉ cần làm xét nghiệm một
lần vào ngày thứ 5 đối với người đã tiêm đủ hai mũi hoặc ngày thứ 7 đối với người chưa
tiêm, tiêm chưa đủ.
"Chỉ những trường hợp F1 trong thời gian cách ly xuất hiện triệu chứng như sốt, ho, đau rát
họng, mất khứu giác, vị giác…thì mới cần làm xét nghiệm nhanh ngay. Nhiều cơ quan đơn vị
vẫn yêu cầu người lao động phải xét nghiệm định kỳ, điều này là không cần thiết mà chỉ nên
xét nghiệm định kỳ cho nhóm người cao tuổi mắc bệnh nền, hoặc những bệnh nhân điều trị
trong bệnh viện", vị chuyên gia nêu quan điểm. (Tienphong.vn 03/3, Trường Phong)Về đầu
trang
Hà Nội: Không nhất thiết phải ra trạm y tế mới có giấy chứng nhận F0
Người dân có thể khai báo thông tin qua hotline của các trạm y tế, ban chỉ đạo phòng chống
dịch của xã, phường, thị trấn; tổng đài 1022 hoặc tổ hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà.
Gần đây, nhiều người dân tại Hà Nội phản ánh về việc không biết rõ phải xác nhận là F0 như
thế nào? Nhiều nơi chưa thống nhất về cách thức xác nhận. Trong khi đó, những giấy tờ này
cần thiết để họ làm các thủ tục nhận bảo hiểm hay được hưởng các trợ cấp của nơi làm việc.
Tại phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội, một người đàn ông này đã tới trạm y tế
phường vài lần, nhưng vẫn chưa xin được giấy xác nhận mình là F0 đã khỏi bệnh. Còn một

phụ nữ khác dù vẫn đang dương tính với COVID-19 và đáng lẽ phải ở nhà tự cách ly thì vẫn
phải ra trạm y tế phường để chờ xét nghiệm.
3


F0, F0 đã khỏi bệnh và cả những người chưa mắc COVID-19 tập trung ở một chỗ, họ trao
đổi thông với nhân viên y tế phường, qua một khe cửa hẹp.
Trạm y tế phường Mỹ Đình 2 chỉ có 6 người nhưng mới đây đã phải huy động thêm sinh viên
thực tập và y tế lưu động, tổng cộng có 20 người mà phải điều trị và hỗ trợ hơn 4.000 F0 tại
địa phương, con số này vẫn đang tăng lên mỗi ngày.
Một ngày của các y bác sỹ và nhân viên y tế phường kéo dài đến tối? Có bác sĩ bản thân cũng
là F0 nhưng vẫn phải tiếp tục làm việc ở nhà. Để giảm tải việc tập trung đông người, các y
bác sĩ phải vận dụng nhiều cách.
Theo đó, F0 có thể quay clip tự test ở nhà rồi gửi cho cán bộ y tế để được hướng dẫn, trả kết
quả chứng nhận F0 khỏi bệnh về tổ dân phố.
Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A nên bắt buộc vẫn
phải có quyết định cách ly, hồn thành cách ly và các giấy tờ khác cho bệnh nhân. Tuy nhiên,
người dân có nhiều cách khác nhau để có được các giấy tờ trên mà không phải ra khỏi nhà,
tránh được tiếp xúc, hạn chế lây lan dịch bệnh.
Nhiều phường xã cũng đã sắp xếp tổ chức lại, hỗ trợ y tế cơ sở trong việc xác nhận F0 cho
người dân, huy động tổ dân phố tham gia, áp dụng công nghệ thơng tin và có nơi cũng đã tổ
chức đưa giấy xác nhận đến tận nhà cho các F0. Người dân cũng nên chia sẻ với lực lượng y
tế cơ sở vì các y bác sỹ đang làm việc hết công suất và thực sự quá tải. (VTV.vn 03/3) Về đầu
trang
Sáng tạo trong khai báo và quản lý F0 điều trị tại nhà
Trước tình hình số ca bệnh ngày một tăng cao, để hỗ trợ các F0 điều trị tại nhà, nhiều quận
trên địa bàn Thủ đô đã ứng dụng các phần mềm cơng nghệ, đẩy mạnh hình thức khai báo, hỗ
trợ tư vấn online. Cách làm này bước đầu đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực khi tạo sự
thuận tiện cho người dân, góp phần giảm tải cho lực lượng y tế cơ sở.
Tại phiên họp Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội phòng, chống dịch COVID-19 mới đây, Giám

đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà đã nhấn mạnh, phải ứng dụng công nghệ tối đa để phục vụ
Nhân dân kịp thời. Để giảm tải áp lực y tế cơ sở, tạo thuận lợi cho người dân, việc xác nhận
F0 hay hết thời gian cách ly người dân có thể tự làm test nhanh khi được nhân viên y tế giám
sát trực tiếp hoặc gián tiếp - nghĩa là có thể thực hiện online.
Với phần mềm này, người dân khi nhiễm COVID-19, không cần phải đến trạm y tế hay gọi
điện đến đường dây nóng, chỉ cần khai báo qua đường link, ngay lập tức, Trạm Y tế phường
sẽ tiếp nhận và giúp cho việc tư vấn, hỗ trợ cho người bệnh được kịp thời.
Chia sẻ về mơ hình bà Nguyễn Thục Lương, Phó Chủ tịch UBND phường Nhật Tân cho biết:
“Số người mắc bệnh COVID-19 tăng đột biến dẫn đến việc liên hệ của người bệnh và người
nghi nhiễm bệnh với Trạm Y tế phường gặp nhiều khó khăn, việc ứng dụng phần mềm cơng
nghệ thơng qua Google Form đã giúp giải quyết được vấn đề này.

4


Thực tế cho thấy, phần mềm khi đi vào hoạt động đã mang lại sự tiện lợi cho người dân cũng
như giúp các nhân viên y tế ở Trạm Y tế phường quản lý F0 được hiệu quả, nhanh chóng và
kịp thời hơn”.
Để phần mềm được phổ biến tới các địa bàn dân cư, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch
COVID-19 phường Nhật Tân đã triển khai đến các Chi bộ, Tổ dân phố, Tổ COVID cộng
đồng, Ban quản lý, Ban quản trị các chung cư. Các thành viên trong tổ, nhóm kết hợp các
hình thức tun truyền giúp người dân nắm rõ về mơ hình.
Ơng Chu Hữu Hồng, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 4 cho biết: Trước diễn biến phức tạp của
đại dịch COVID-19, 43 thành viên của Tổ COVID-19 cộng đồng với tinh thần trách nhiệm
đã đồng hành hỗ trợ rà soát, bám sát chặt chẽ từng ngõ, từng nhà để kịp thời phát hiện những
người nhiễm bệnh để hỗ trợ và quản lý. Đặc biệt, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo
phòng, chống dịch, đến nay phần mềm đã được các Tổ COVID-19 cộng đồng chia sẻ, triển
khai đến từng nhóm điều trị F0 tại nhà, để người bệnh tiếp cận, liên hệ nhanh nhất đến lực
lượng y tế cơ sở.
Tại quận Nam Từ Liêm, việc xác nhận F0 đến tư vấn điều trị đến nay đều được đẩy mạnh

qua hình thức online. Theo đó, bên cạnh việc đến trạm y tế phường để xét nghiệm lại, người
bệnh có thể lựa chọn phương án tự quay video quá trình tự test tại nhà và gửi cho cán bộ y tế
có thẩm quyền để được cơng nhận gián tiếp.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm Hoàng Xuân Huệ, nếu người dân
khơng có điện thoại thơng minh mới phải ra phường để làm thủ tục xác nhận F0. Còn đối với
những người có điện thoại thơng minh đều được thực hiện online. “Nếu người dân đến trạm
y tế thì có thể dùng phần mềm PC-COVID hoặc quét QR Code để tại Trạm Y tế rồi khai báo,
không cần phải dùng giấy tờ”, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm thơng tin.
Ngồi ra, để hỗ trợ kịp thời cho F0, Trung tâm Y tế quận đã triển khai đến tất cả tới Trạm y tế
của các phường về việc lập các nhóm hỗ trợ F0 online. Số lượng nhóm tùy thuộc vào ca mắc
COVID-19 tại phường, thơng thường mỗi nhóm có 50 - 70 F0. Trong nhóm sẽ có lãnh đạo
phường, lãnh đạo Trạm Y tế, Tổ COVID-19 cộng đồng, tổ dân phố nắm bắt thông tin, hỗ trợ
F0. Chính nhờ sự phối hợp các bên nên việc cấp giấy chứng nhận khỏi bệnh cũng không
phức tạp, rườm rà.
Cũng với cách làm tương tự, từ tháng 11/2021, Trạm Y tế phường Đức Thắng (quận Bắc Từ
Liêm) đã triển khai các nhóm Zalo hỗ trợ F0 chữa trị tại nhà. Sau khi có có hướng dẫn của
Sở Y tế, trên nền tảng các nhóm đó, Trạm Y tế phường phát triển thêm các Tổ chăm sóc F0
tại nhà đề phịng người bệnh có triệu chứng nặng khơng liên hệ trực tiếp được đến Trạm Y tế
hoặc mua hộ thuốc cho người bệnh
Bà Đỗ Thị Kỳ, Phó Trưởng Trạm chia sẻ, việc này đang góp phần giảm tải cho lực lượng y tế
cơ sở khi có thể cùng lúc theo dõi nhiều F0 và nắm nắt tình hình; Đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân trong tự điều trị bệnh tại nhà; Tránh tình trạng người dân tự chữa trị
hoang mang mà khơng nhận được bất kì sự tư vấn nào của nhân viên y tế.
(Tuoitrethudo.com.vn 03/3, Hạnh Nguyên)Về đầu trang
5


Quảng Ninh thí điểm phần mềm quản lý, tư vấn sức khỏe F0 tại nhà
Trước thực tế số ca F0 tăng cao, Quảng Ninh đưa vào thí điểm phần mềm quản lý, tư vấn sức
khỏe F0 tại nhà thông qua sổ sức khỏe điện tử để hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý, điều trị

các trường hợp mắc Covid-19 từ đầu tháng 3.2022, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong lĩnh
vực y tế của tỉnh.
Hơn hai tuần qua, Quảng Ninh liên tục ghi nhận số ca F0 tăng cao, đỉnh điểm có ngày ghi
nhận trên 9.000 ca. Mặc dù số ca mắc cao nhưng 97% F0 tại Quảng Ninh được ghi nhận có
diễn biến nhẹ hoặc khơng triệu chứng, có thể điều trị tại nhà theo mơ hình tháp phân tầng.
Việc triển khai phần mềm quản lý, tư vấn sức khỏe F0 tại nhà sẽ quản lý và cung cấp thông
tin về người cách ly người bệnh, diễn biến sức khỏe, tổng hợp các báo cáo về tình hình y tế
liên quan dịch Covid-19 từ các cơ sở y tế; từ đó, giúp q trình nhập liệu số ca F0 cũng như
xây dựng hệ thống giữ liệu thông tin y tế cho người dân khoa học, hiệu quả hơn.
Để được tư vấn, người dân phải cài đặt ứng dụng sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông
minh, từ đó nhân viên y tế theo dõi từ xa, tư vấn sức khỏe trực tuyến. Các F0 được thăm
khám qua hình thức nhắn tin, gọi video miễn phí, được theo dõi tình trạng sức khỏe, tư vấn,
giải đáp những lo lắng khi nhiễm bệnh.
Đến nay, 177 trạm y tế xã, phường, 13/13 Trung tâm Y tế trong toàn tỉnh đã được tập huấn
nghiệp vụ, chức năng cơ bản trong việc sử dụng phần mềm quản lý thông tin, tư vấn sức
khỏe F0.
Theo các cán bộ, bác sỹ tuyến cơ sở, khi số ca F0 tăng cao, phần mềm này là rất cần thiết,
đáp ứng mong đợi của cán bộ y tế, nhất là tại các trạm y tế xã, phường. Ứng dụng phần mềm
quản lý F0 tại nhà giúp họ có được thơng tin của từng bệnh nhân một cách khoa học, chi tiết
hơn.
Ngoài quản lý qua website, các bác sỹ có thể sử dụng trực tiếp sổ sức khỏe bác sỹ trên điện
thoại với các chức năng cập nhật lịch sử triệu chứng, tư vấn điều trị đánh giá mức độ bệnh,
gọi video trong khám từ xa cho bệnh nhân. (Daibieunhandan.vn 03/3)Về đầu trang
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
Ban Bí thư ban hành quy định về tiêu chuẩn, phân cấp đào tạo lý luận chính trị
Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa ban hành Quy định số 57 về “Đối tượng, tiêu chuẩn và
phân cấp đào tạo lý luận chính trị”. Quy định đã làm rõ đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo về sơ
cấp, trung cấp và cao cấp lý luận chính trị.
Trong đó, tiêu chuẩn thấp nhất là đối tượng được đào tạo sơ cấp lý luận chính trị, chỉ cần tốt
nghiệp trung học cơ sở trở lên. Đối tượng được đào tạo trung cấp lý luận chính trị phải đáp

ứng các tiêu chuẩn là đảng viên dự bị hoặc chính thức; tốt nghiệp cao đẳng trở lên (tốt nghiệp
trung học phổ thông trở lên đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã
miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn); với cán bộ học hệ khơng tập trung thì nữ phải từ 33 tuổi,
nam từ 35 tuổi trở lên.
6


Mức cao nhất là tiêu chuẩn được đào tạo cao cấp lý luận chính trị: Phải là đảng viên chính
thức, tốt nghiệp đại học trở lên; với cán bộ học hệ khơng tập trung thì nữ phải từ 38 tuổi, nam
từ 40 tuổi trở lên.
Về cơ sở đào tạo: Trung tâm chính trị cấp huyện được giao đào tạo sơ cấp chính trị. Trường
chính trị cấp tỉnh đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ của địa phương và của các
ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương làm việc trên địa bàn.
Một số học viện, trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Cơng an đào tạo trung cấp lý luận chính trị
cho cán bộ lực lượng vũ trang. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là nơi duy nhất
được giao đào tạo cao cấp lý luận chính trị.
Cùng với đó, quy định cũng nêu rõ: Các cơ sở đào tạo thuộc các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở
Trung ương hiện đang đào tạo trung cấp lý luận chính trị sẽ kết thúc nhiệm vụ đào tạo trung
cấp lý luận chính trị từ ngày 1/1/2024. Các cơ sở này phải xây dựng lộ trình để kết thúc khóa
học đối với các lớp khai giảng và các lớp đang đào tạo trung cấp chính trị trước ngày
31/12/2023.
Quy định số 57 thay thế các điều, khoản trong các quy định trước đây không còn phù hợp.
(Tienphong.vn 03/3, Luân Dũng)Về đầu trang
Thủ tướng chỉ đạo hàng loạt giải pháp trước diễn biến mới trong nước và quốc tế
Ngày 3/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng
2/2022. Trong buổi sáng, phiên họp tập trung thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 2 và
2 tháng đầu năm; tình hình thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; dự
thảo chương trình phịng chống dịch COVID-19 giai đoạn năm 2022-2023; công tác chuẩn bị
tổ chức SEA Games 31.

Các đại biểu dành nhiều thời gian phân tích, đánh giá tình hình, tác động của những diễn biến
mới trong nước và quốc tế, nhất là tình hình xung đột ở Ukraine và cạnh tranh chiến lược
giữa các nước, áp lực lạm phát, giá nguyên vật liệu, trong đó có giá xăng dầu tăng cao…,
thảo luận về các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.
Thủ tướng dự báo, tình hình tháng 3 và những tháng tới sẽ tiếp tục có khó khăn, thách thức
nhiều hơn thuận lợi và thời cơ, nhiều diễn biến không dự báo được. Người đứng đầu Chính
phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thời gian tới.
Trước hết, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi, bám sát, nắm chắc tình hình, diễn biến
thế giới và khu vực có liên quan tới các lĩnh vực chỉ đạo, điều hành để chủ động xử lý, giải
quyết theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết
định.
Thứ hai, tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và thực hiện nghiêm các cơng thức, phương
châm phịng chống dịch đã được tổng kết. Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh;
nghiên cứu, đánh giá tình trạng kháng thể bảo vệ trước SARS-CoV-2 trên phạm vi cả nước,
tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường
hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu.
7


Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tổ công tác đặc biệt giải quyết các vấn đề có liên quan tới tình
hình Ukraine do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng.
Nhiệm vụ thứ tư là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, bảo đảm các cân đối
lớn, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, chính sách tiền tệ, chính sách
tài khóa và các chính sách khác. Nghiên cứu một số chính sách về thuế, phí để giảm chi phí
đầu vào; nâng cao năng lực sản xuất xăng dầu trong nước, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực
tiếp chỉ đạo, xử lý các vấn đề liên quan.
Thủ tướng u cầu đẩy mạnh cơng tác phịng chống tiêu cực, tham nhũng, nhất là liên quan
tới công tác phòng chống dịch, giá cả nguyên vật liệu, xăng dầu…
Cùng với đó, đẩy mạnh giải ngân đầu tư cơng, nhất là đầu tư cho hạ tầng; kiên quyết điều
chỉnh vốn của các bộ, ngành địa phương chưa phân bổ xong kế hoạch vốn trong tháng 3, sau

đó kiểm điểm trách nhiệm. Phân bổ vốn tích cực, đúng hướng, khả thi đối với 3 chương trình
mục tiêu quốc gia; tích cực giải ngân vốn ODA, vốn vay nước ngoài.
Thủ tướng nhấn mạnh, cần bám sát chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tập
trung hồn thiện các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư bảo đảm chất lượng, tiến độ.
Trong tháng 3, các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành phương án, kế hoạch triển khai
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
theo phân công.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục chỉ đạo hồn thiện dự thảo chương
trình phịng chống dịch bảo đảm sát tình hình để sớm trình ban hành trong tuần này.
Thủ tướng giao các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi, nắm chắc tình hình cơng nhân,
lao động, với các tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động cần đánh giá
đúng bản chất, xử lý theo quy định pháp luật, giải quyết thỏa đáng, bảo đảm quyền lợi chính
đáng của các bên. (VTV.vn 03/3)Về đầu trang
Đề xuất tăng phân quyền, phân cấp cho Thủ đơ
Sáng 28/2, Đồn ĐBQH thành phố Hà Nội phối hợp với UBND thành phố tổ chức tọa đàm
Một số cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đơ (sửa đổi).
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn cho biết, quan điểm xây dựng luật
nhằm sửa đổi toàn diện trên cơ sở kế thừa Luật Thủ đô hiện hành, đồng thời mở rộng, nâng
cấp một số cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững.
Dự thảo sửa đổi Luật Thủ đơ gồm 16 chính sách, tập trung vào một số định hướng lớn, trong
đó tạo cơ chế để hồn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền thành phố theo hướng tinh gọn,
hiện đại, chuyên nghiệp, giảm tầng nấc trung gian, năng động, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp
với đặc điểm mơ hình chính quyền đơ thị và nơng thơn của Thủ đô.
Một định hướng khác là tăng cường phân quyền, phân cấp cho Thủ đô trên các lĩnh vực: Tổ
chức bộ máy chính quyền, biên chế, tài chính - ngân sách, đầu tư, xây dựng, văn hóa, giáo
8


dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, an sinh xã hội, nơng nghiệp, giữ gìn an ninh trật
tự... nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, tăng tính tự quản, tự chịu trách nhiệm của thành phố.

Cùng với đó, xây dựng những cơ chế, chính sách mới, có tính chất đặc thù, vượt trội về mặt
thể chế, phù hợp với vị trí, vai trị đặc biệt, tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, phù hợp điều
kiện thực tiễn và mục tiêu xây dựng Thủ đô. Thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để
Thủ đơ phát triển nhanh và bền vững, trở thành động lực phát triển của vùng, của đất nước.
Phát biểu tại tọa đàm, ĐBQH Nguyễn Hữu Chính cho rằng, xây dựng các cơ chế, chính sách
phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của Thủ đô phải khác với các địa phương khác. Nếu chỉ
dựa trên cơ chế chung thì khơng phải đặc thù, cần mạnh dạn trao quyền cho người đứng đầu
song song với xử lý nghiêm vi phạm trong phân cấp, phân quyền.
ĐBQH Hồng Văn Cường cũng đồng tình với cơ chế trao quyền cho người đứng đầu, tuy
nhiên, đại biểu băn khoăn việc trao quyền cho người đứng đầu có chồng lấn với cơ chế của
Luật Cơng chức, viên chức hay không.
Về phân cấp, phân quyền, ông Cường cho rằng HĐND khơng được quyền ban hành cơ chế
chính sách đặc thù thì HĐND cũng khơng có ý nghĩa, do đó cần làm rõ cơ chế chính sách
phân quyền cho HĐND cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc Thủ đô.
ĐBQH, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn ý kiến, cần nhìn nhận Thủ đơ là trung tâm
chính trị, văn hóa, xã hội hơn là trung tâm kinh tế để có định hướng phát triển phù hợp.
Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách cần cân nhắc tính dài hạn; chính sách của Thủ đô cũng
cần bảo đảm quan hệ chặt chẽ đến các chính sách của các địa phương khác... “Bài tốn của
Thủ đơ khơng thuần túy là quản trị đô thị, mà phải bảo đảm phát triển đa dạng, bền vững”,
ơng Sơn nhấn mạnh.
ĐBQH Bùi Hồi Sơn và ĐBQH Dương Minh Ánh đề xuất tháo gỡ bất cập về thủ tục để phát
triển ngành cơng nghiệp văn hóa; có cơ chế, chính sách hỗ trợ tài năng văn hóa, nghệ thuật,
thể thao của Thủ đô. Một số ý kiến cũng đề nghị thành phố rà soát tổng thể các cơ chế, chính
sách sửa đổi Luật Thủ đơ với các quy định pháp luật có liên quan, quan tâm lấy ý kiến các
đối tượng chịu tác động bởi các chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi), xây dựng báo cáo
đánh giá tác động của các chính sách; có cơ chế cho cơng tác giải phóng mặt bằng…
(Tienphong.vn 03/3, Trường Phong)Về đầu trang
KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP
Quỹ Singapore gọi Việt Nam là "ngôi sao đang lên" của hệ sinh thái khởi nghiệp Đông
Nam Á

"Việt Nam sẽ là hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ 3 Đông Nam Á trong năm 2022" là 1 trong
10 dự báo của quỹ Golden Gates Ventures.
Báo cáo của quỹ Golden Gate Ventures (Singapore), hiện đang quản lý 250 triệu USD tài
sản, nhận định: "Việt Nam sẽ nổi lên là một hệ sinh thái khởi nghiệp lớn của Đông Nam Á
trong năm 2022. Quốc gia này đã chứng tỏ sự vững mạnh trong quá trình phát triển của
9


mình. Chúng tơi kỳ vọng sẽ được thấy nhiều hơn những khoản đầu tư giai đoạn đầu ở Việt
Nam của các quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung vào thị trường Đông Nam Á."
Những năm gần đây, tổng giá trị thương vụ đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam
đã tăng rất nhanh. Nếu như trong năm 2013, tổng giá trị của các thương vụ chỉ đạt 8 triệu
USD, con số này đã tăng mạnh lên hơn 1,3 tỷ USD vào cuối năm 2021. Đồng thời, số thương
vụ trong năm 2021 đã chạm gần ngưỡng 150.
Lý giải cho nhận định này, quỹ cho rằng hệ sinh thái khởi nghiệp đã và đang nhận được
nhiều hỗ trợ đến từ Chính phủ Việt Nam. Các cơng ty khoa học và cơng nghệ được miễn thuế
trong vịng 4 năm đầu và được khấu trừ 50% trong vòng 9 năm tiếp theo.
Nhiều quỹ và dự án quốc gia được thành lập để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp như Quỹ Phát
triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), Quỹ Đổi mới Quốc gia (NATIF) hay
Dự án Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và cơng nghệ (FIRST).
Hơn nữa, quy trình đầu tư được đơn giản hóa hơn dưới Nghị định 38/2018/NĐ-CP và Nghị
định 31/2021/NĐ-CP. Những quy trình này được áp dụng cho cả nhà đầu tư trong nước và
nhà đầu tư nước ngoài, giúp các công ty khởi nghiệp thu hút vốn đa dạng hơn.
Bên cạnh đó, các Bộ đã và đang tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ các cơng ty khởi nghiệp
trong nước. Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo
Quốc gia, thực hiện Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo đến năm 2025
(hay còn gọi là Đề án 844), với mục tiêu sẽ đưa 2.000 công ty khởi nghiệp vào môi trường
thúc đẩy phát triển.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (VNIC) với tổng
số tiền đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng. Các thành viên của VNIC sẽ được hưởng ưu đãi thuế suất

10% cho 30 năm đầu tiên hoạt động và được miễn toàn bộ tiền thuê đất trong thời hạn 50
năm trong các khu công nghệ cao.
Cùng đóng góp vào hệ sinh thái khởi nghiệp, Liên đồn Thương mại và Cơng nghiệp Việt
Nam tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia với mục đích hỗ trợ tiến bộ công nghệ và
đổi mới cho cộng đồng. (Cafef.vn 03/3) Về đầu trang
Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất châu Á
Đây là nội dung bài viết vừa được đăng tải trên Báo Tin tức Stuttgart của Đức. Theo bài báo,
có 5 lý do khiến Việt Nam hấp dẫn đến vậy.
Thứ nhất là đồ ăn ngon. Thứ hai là những bãi biển tuyệt đẹp. Lý do thứ ba là phải dành ít
nhất 3 ngày để tới thăm khu vực ĐBSCL.
Điều thú vị thứ tư để khám phá Việt Nam là những khu phố cổ. Thứ năm là Việt Nam cũng
được ban tặng những phong cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp, từ ruộng bậc thang xanh mướt
đến những cồn cát trắng.

10


Sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam được minh chứng ở việc khách quốc tế đến Việt Nam
trong tháng 2 vừa qua tăng gần 50% so với tháng 1 và tăng gần 170% so với cùng kỳ năm
2021. Thông tin từ Tổng cục Thống kê.
Thêm một lý do du lịch Việt Nam sôi động trở lại bởi nhiều đường bay quốc tế đã được khôi
phục và nước ta đang thực hiện lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế. Trong năm 2022
này, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế.
Hiện nay, tồn ngành du lịch đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để mở cửa hoàn toàn hoạt
động du lịch từ ngày 15/3 tới. (VTV.vn 03/3)Về đầu trang
Top 10 địa phương có tốc độ sản xuất cơng nghiệp tháng 2/2022 tăng cao nhất cả nước
So với cùng kỳ năm trước, sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 2/2022 tiếp tục khởi sắc với mức
tăng 8,5%; tính chung 2 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất tồn ngành cơng nghiệp tăng
5,4% so với 2 tháng đầu năm 2021.
Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2/2022 mới đây của Tổng cục Thống kê cho biết,

chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 2/2022 ước tính giảm 12,4% so với tháng trước.
Nguyên nhân do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần phần lớn tập trung trong tháng 2.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, sản xuất công nghiệp tháng 2/2022 tiếp tục khởi sắc
với mức tăng 8,5%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất tồn ngành cơng
nghiệp tăng 5,4% so với 2 tháng đầu năm 2021.
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 6,1% (cùng kỳ năm 2021 tăng 9,4%), đóng góp 5,2
điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,5%, đóng góp
0,6 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
tăng 2,5%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 2,8%, làm giảm
0,44 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Xét theo địa phương, chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm
trước tăng ở 56 địa phương và giảm ở 7 địa phương trên cả nước. Trong đó, Hà Giang là địa
phương đứng đầu cả nước về tốc độ phát triển sản xuất ngành công nghiệp, với mức tăng IIP
2 tháng đầu năm đạt 46,2% so với cùng kỳ năm trước.
Xếp thứ hai là Kon Tum với chỉ số IIP 2 tháng đầu năm 2022 tăng 39,7% so với cùng kỳ.
Theo sau là các địa phương như Lai Châu (39,3%), Hải Dương (34,6%), Bắc Giang
(27,6%)...
Trong khi đó, hai tháng năm 2022, Trà Vinh ghi nhận tốc độ giảm IIP lớn nhất, giảm khoảng
17,5% so với cùng kỳ năm 2021. Đứng thứ hai là Hà Tĩnh với tốc độ giảm 11,5% so với
cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Đắk Nơng; Lào Cai; Hịa Bình; Bà Rịa - Vũng Tàu... với tốc
độ giảm lần lượt là 6,8%; 4,3%; 4,1%; 2,6%.
Đáng chú ý, nếu so với tháng 1/2022, chỉ số IIP tháng 2/2022 của một số địa phương có quy
mơ cơng nghiệp lớn lại có sự giảm mạnh. Cụ thể, Vĩnh Phúc giảm 24,8%; Bà Rịa - Vũng Tàu
giảm 20%; Bắc Giang giảm 19,8%; Long An giảm 18,3%; Hải Dương giảm 18%; Bình
Dương giảm 16,2%; Thái Nguyên giảm 14,6%; Hà Nội giảm 14,2%; Hải Phòng giảm 14%;

11


Quảng Ninh giảm 11,1%; Hưng Yên giảm 9,2%; Bắc Ninh giảm 7,3%. (Cafef.vn 03/3)Về

đầu trang
Giá xăng tăng kỷ lục: Đề nghị Bộ Tài chính tính lại cơng thức giá cơ sở
Trước tình hình giá xăng trong nước tăng kỷ lục, Bộ Cơng Thương đề nghị Bộ Tài chính rà
sốt, tính tốn lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu.
Trước tình hình giá xăng trong nước tăng mạnh, Bộ Công Thương lo ngại việc này sẽ gây ra
những biến động xấu đối với điều hành giá, gây lạm phát và hạn chế hỗ trợ cho sản xuất,
kinh doanh trong quá trình phục hồi kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ.
Do đó, Bộ Cơng Thương đề nghị Bộ Tài chính rà sốt và tính tốn lại các mức chi phí trong
cơ cấu tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu, như mức chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận
định mức đã áp dụng từ 2014, phí đưa xăng dầu từ nước ngồi về Việt Nam (Premium) và
các loại thuế, nhất là thuế bảo vệ mơi trường cho phù hợp.
Việc tính tốn rà sốt lại nhằm bảo đảm tính đúng, tính đủ, hài hịa lợi ích giữa doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu.
Theo tính tốn, hiện 1 lít xăng đang "cõng" khoảng 10.000 đồng tiền thuế các loại. Trong đó,
thuế bảo vệ mơi trường được quy định đối với mặt hàng xăng là 4.000 đồng/lít, dầu diesel,
dầu mazut và mỡ nhờn là 2.000 đồng/lít. Các mặt hàng xăng sinh học như E5, E10 chỉ tính
thuế bảo vệ mơi trường đối với lượng xăng gốc hóa thạch kết cấu trong xăng sinh học. Mức
thuế này đều được quy định "cứng" trong cơng thức tính giá cơ sở bán lẻ xăng dầu.
Bộ Tài chính cho biết, tỷ trọng thuế đối với xăng hiện chiếm khoảng 38% và dầu khoảng
20%. Ngoài ra, trong giá bán xăng dầu cịn có khoản chi phí vận chuyển, lợi nhuận định mức
chiếm khoảng 5 - 8% mức giá cơ sở.
Trước thực trạng giá xăng tăng cao, Bộ Tài chính cũng có văn bản gửi các bộ ngành, địa
phương lấy ý kiến đề xuất về việc sửa đổi 6 luật thuế: Thuế bảo vệ môi trường, Thuế sử dụng
đất phi nông nghiệp, Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân, Thuế tài nguyên,
Thuế xuất nhập khẩu.
Hiện giá xăng dầu trong nước đang chịu áp lực lớn từ đà tăng mạnh của giá dầu thế giới.
Đáng chú ý, ngày 24/2, giá dầu Brent phá ngưỡng 105 USD/thùng lần đầu tiên từ năm 2014
trước những căng thẳng Nga - Ukraine. (VTV.vn 03/3)Về đầu trang
Công nhân là F1 phải cách ly, doanh nghiệp thiếu lao động trầm trọng
Nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Ninh đã kiến nghị bỏ quy định F1 phải cách

ly 5 ngày mới được đi làm.
Theo quy định, người tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 hay còn gọi là F1 phải cách
ly 5 ngày mới được đi làm. Trong bối cảnh số ca bệnh tăng nhanh như hiện nay, các doanh
nghiệp sản xuất đang thiếu người làm trầm trọng vì F1 phải cách ly khá đơng.
Tại phân xưởng của Cơng ty Johnson Health, dù có 5 dây chuyền nhưng chỉ hoạt động được
3. Mỗi dây chuyền cần 32 người làm mới hiệu quả nhưng cả tuần nay, mỗi dây chuyền còn

12


10 người. Dù đơn hàng nhiều nhưng doanh nghiệp cũng khơng dám cho tăng ca vì phải đảm
bảo sức khỏe cho người lao động.
Anh Phạm Ngọc Hách, công nhân Công ty Johnson Health: ''10,12 người gánh cho cả 34
người và rõ ràng năng suất giảm đi''.
Có thời điểm 60% trên tổng số 1.000 lao động của công ty nghỉ làm vì liên quan đến F0.
Trước tình hình số lượng F1 ngày càng tăng nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc
Ninh đã kiến nghị bỏ quy định F1 phải cách ly 5 ngày mới được đi làm, thay vào đó cho F1
đi làm ở phân xưởng riêng.
''Nếu F1 được phép làm việc thì cơng ty sẽ có khu vực làm việc tách biệt của F1, để F1 ăn
uống nghỉ ngơi và sinh hoạt trong phân xưởng riêng'', ông Chen Tse Ming, Tổng Giám đốc
Công ty Johnson Health cho biết.
Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: ''F1
phải nghỉ 5 ngày thì tơi nghĩ rằng khơng chỉ riêng Bắc Ninh mà trên tồn quốc, tình trạng
thiếu hụt lao động đương nhiên''.
Nếu F1 được phép đi làm tại một khu vực riêng, các doanh nghiệp sẽ bớt đi một phần khó
khăn do thiếu nhân lực. Doanh nghiệp cũng kiến nghị được tự test nhanh những F0 đã khỏi
bệnh để được sớm quay trở lại làm việc. (VTV.vn 03/3)Về đầu trang
PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN
Giá xăng lại phá kỷ lục lịch sử, và thuế phí vẫn chưa giảm dù chỉ 1 xu
“Đỉnh lịch sử” vừa được lập đã lại bị phá ngoạn mục. 6 lần tăng liên tiếp. Giá xăng A95 lên

ngót 27.000 đồng/lít. Trong khi các bộ ngành hứa giảm giá “sớm nhất” từ tháng 9 năm ngoái
đến giờ.
Trước “giờ G” chiều qua, khắp nơi là hình ảnh những dịng người xếp hàng “mua chạy
xăng”, mong tiết kiệm vài trăm đồng cho mỗi lít. Bởi không chỉ thực tế đắt đỏ “cầm 50 ngànsố tiền không nhỏ với công nhân nghèo- giờ không mua nổi 2 lít xăng”. Mà cịn hàm chứa
trong nó những sức ép tâm lý, khi mà phải tính đếm từng đồng vốn ngày càng cịm cõi sau 2
năm dịch bệnh.
Có một tin tốt là đúng hạn 28.2, Bộ Tài chính đã trình phương án giảm thuế phí đối với xăng
dầu. “Giảm” là đúng quá rồi.
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu ở một số doanh nghiệp đã bị âm lên tới cả ngàn tỉ đồng. Tổng
Công ty Dầu Việt Nam âm quỹ 815,3 tỉ đồng, tính đến ngày 21.2, Tập đồn Xăng dầu Việt
Nam cũng âm quỹ hơn 100 tỉ đồng.
Việc âm quỹ khiến doanh nghiệp cực kỳ khốn khổ, có khi phải đi vay tiền ngân hàng để bù
vào phần âm. Và trong khi đó, thuế phí xăng dầu vẫn thu không thiếu một xu, kể cả khi Thủ
tướng đã đề nghị có biện pháp để giảm giá vào tháng 9 năm ngoái.
13


Trong giá mỗi lít xăng “phá kỷ lục lịch sử ấy”, thuế phí chiếm 42-43% (21-27% đối với dầu)
Tức là với 1 lít xăng A95, người dân đang phải chịu tới hơn 11.300 đồng thuế, phí. Trong đó
riêng thuế bảo vệ mơi trường đối với xăng đang là 3.800 đồng/lít xăng E5 RON92 và 4.000
đồng/lít xăng RON 95; dầu diesel là 2.000 đồng/lít. Đây là loại thuế đánh nặng nhất, đánh
“kịch khung” vào các mặt hàng xăng dầu.
Giảm, thậm chí miễn thuế bảo vệ môi trường trong xăng, dầu giờ đây như một thứ logic để
cứu người dân, cứu các doanh nghiệp, và cứu cả nền kinh tế.
Mà việc giảm thuế bảo vệ môi trường cũng đâu phải là việc khó, cũng đâu phải chưa từng có
tiền lệ. Chính Bộ Tài chính cũng từng đề xuất để Uỷ ban Thường vụ quốc hội quyết định
giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường cho nhiên liệu bay rồi đấy thôi.
Hôm qua, một nhà xe tuyến Đắk Lắk đi miền Trung đã tâm sự với Lao Động bằng mấy chữ
“cầm cự qua ngày”. Dịch bệnh khiến nhu cầu đi lại suy giảm và nhất là cơn bão giá đã khiến
chỉ còn 1/3 chiếc xe hoạt động. Giờ khơng tăng giá thì q lỗ, mà tăng thì khơng cịn khách.

Hình như việc giảm giá giờ đã cấp bách lắm rồi. Và người dân, và doanh nghiệp không thể
chờ thêm một lời hứa “sớm nhất”, như các bộ ngành đã hứa từ tháng 9 năm ngoái đến giờ.
(Laodong.vn 03/3, Đào Tuấn)Về đầu trang
Dân khổ, y tế khổ vẫn chỉ vì hai chữ “thủ tục” mà chúng ta đẻ ra
Chúng ta quy định thuốc Molnupiravir “chỉ bán theo toa chỉ định của bác sĩ” nhưng lại chẳng
nói bác sĩ nào sẽ kê đơn. Thế là dân vẫn nhiễm COVID-19, và chỉ có thể mua thuốc trên
mạng, ngồi chợ đen.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hơm qua đã có văn bản yêu cầu Bộ Y tế phải cắt giảm ngay thủ
tục hành chính liên quan đến việc mua thuốc phịng, chống COVID-19. Đồng thời, tăng
cường cơng tác quản lý giá thuốc, xử lý nghiêm trường hợp đầu cơ, buôn lậu thuốc theo quy
định; tạo điều kiện thuận lợi, không để nhân dân vất vả với quá nhiều thủ tục trong việc tiếp
cận và mua thuốc điều trị COVID-19.
Cảm ơn Thủ tướng, với một yêu cầu đúng và trúng vào hai vấn đề dân đang “kêu trời”. Bởi
từ sau khi Bộ Y tế cơng bố chính thức giá bán thuốc Molnupiravir tuần trước, nhân dân cũng
chính thức bước vào “đoạn trần ai” mua thuốc.
Theo quy định, Molnupiravir chỉ được bán theo toa thuốc chỉ định của bác sĩ hoặc có giấy
chứng nhận đang điều trị F0 của y tế địa phương. Nhưng khi dương tính COVID-19, người
dân thật sự khơng biết tìm “ơng bác sĩ” nào để xin kê đơn. Ngay cả những người có đơn bác
sĩ thậm chí cũng khơng mua được vì thiếu... đơn giấy, thiếu dấu đỏ.
Còn chứng nhận F0 của y tế địa phương ư? Hơm qua, cả nước có hơn 115.000 ca nhiễm mới,
và không biết đã là ngày thứ bao nhiêu, “y tế phường” đang phải chịu áp lực này. Có khi tờ
giấy cấp xong thì người ta đã khỏi bệnh.
Molnupiravir là loại thuốc đặc biệt. Việc thăm khám kê đơn của bác sĩ về nguyên tắc là bắt
buộc. Nhưng mà dân khơng biết tìm bác sĩ ở đâu để kê đơn. Huống chi, với 115.831 ca
14


nhiễm ngày hôm qua, tức là số ca nhiễm trung bình ghi nhận trong tuần qua ở mức 88.033
ca/ngày thì phải bao nhiêu bác sĩ để thăm khám và kê đơn cho đủ?!
Với yêu cầu của Thủ tướng, “đoạn trần ai” mua thuốc của dân sẽ được điều chỉnh, sẽ bớt đi

những thủ tục kiểu “con gà/quả trứng”.
Nhưng còn rất nhiều “thủ tục” cần điều chỉnh. Nhớ hơm Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thị sát
Trạm y tế xã Chu Phan, Mê Linh, Hà Nội, thực tế “quy định cứng” phải có giấy của bác sĩ
mới được mua thuốc đã được phản ánh là đang gây ùn ứ cục bộ tại các trạm y tế, gây bức xúc
cho người dân...
Nhưng chưa hết, cịn chuyện “Một F0 mất ít nhất 2 lần ra trạm y tế”. Lý do, F0 đang phải
thực hiện quá nhiều thủ tục, từ xét nghiệm, công nhận F0, thủ tục cách ly, thủ tục mua thuốc,
thủ tục xác nhận khỏi bệnh... Đến mức có những xã phải thực hiện mơ hình 2 trạm y tế, một
trạm làm chuyên môn, một trạm chỉ giải quyết thủ tục, giấy tờ.
Đúng là cả dân, cả y tế đang phát ốm vì thủ tục. Chúng ta quy định thuốc Molnupiravir “chỉ
bán theo toa chỉ định của bác sĩ” nhưng lại chẳng nói bác sĩ nào sẽ kê đơn. Thế là dân vẫn
nhiễm COVID-19, và chỉ có thể mua thuốc trên mạng, ngoài chợ đen. (Laodong.vn 03/3,
Anh Đào)Về đầu trang
QUẢN LÝ
Bộ trưởng Lao động đề xuất điều chỉnh giờ làm thêm trong tháng, trong năm
Ngày 3/3, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022, góp ý vào dự thảo báo cáo của
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, cần
nhìn thẳng, nhìn kỹ hơn hai vấn đề dư luận xã hội hiện nay rất đồng tình.
Trước hết, đó là nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ trong việc phục hồi kinh tế, mở cửa trở lại,
bình thường hóa mọi quan hệ trở lại. Theo ông, đây là một vấn đề rất lớn, cần phải tổng kết
để đưa ra các giải pháp. Bộ trưởng cũng cho rằng, dư luận rất đồng tình về sự ổn định kinh tế
vĩ mơ, yếu tố có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Cũng theo Bộ trưởng Dung, điều đáng mừng từ sau Tết Nguyên đán đến nay số lao động
quay trở lại các khu công nghiệp ở các tỉnh, thành phố tương đối cao. Cùng đó là thị trường
lao động phục hồi tương đối nhanh so với yêu cầu. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là số lao
động bị F0 tăng rất nhanh, nên ảnh hưởng tới tình hình sản xuất. Ngồi ra, do ảnh hưởng của
giãn cách xã hội nên xảy ra tình trạng lao động “nhảy” việc.
"Đa số doanh nghiệp giữ mức lương cơ bản và giữ bảo hiểm cho người lao động. Các doanh
nghiệp đều đưa ra các lời mời, các tiêu chí, lợi ích rất lớn để giành giật lao động, cho nên
nhảy việc từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác diễn ra rất mạnh. Vì vậy dẫn đến tình

trạng thiếu lao động cục bộ, tạm thời", ơng Dung nêu.
Cùng với đó, vừa qua tình trạng đình công, dừng việc, tranh chấp quan hệ lao động diễn ra
nhiều hơn so với bình thường hàng năm. Cụ thể, trước và sau Tết diễn ra khoảng 30 cuộc
đình cơng, tạm dừng việc tập thể. Nguyên nhân do xung đột giữa chủ sử dụng lao động với
người lao động xung quanh vấn đề là đòi hỏi nâng lương, đòi hỏi tăng phụ cấp…

15


Theo Bộ trưởng, vấn đề cần phải quan tâm trong bối cảnh hiện nay là đang thiếu tạm thời lao
động phổ thơng và lao động có trình độ cao. Trong đó, chủ yếu là thiếu lao động trình độ cao.
Do vậy, cần chú trọng ổn định lao động trong nước, kể cả lao động giản đơn, lao động trình
độ cao.
Trong giai đoạn phục hồi kinh tế, Bộ trưởng Dung đề nghị Chính phủ tiếp tục tham mưu Ủy
ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh giờ làm thêm trong tháng, trong năm để giải quyết nhu
cầu của người lao động và nhu cầu của doanh nghiệp.
Liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội của người lao động bị F0 phải điều trị tại nhà, Bộ
trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần quan tâm tháo
gỡ những vướng mắc, bất cập.
Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đến nay, Trung ương và các địa phương đã dành tổng
kinh phí 77.799 tỷ đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ 742.469 lượt người sử dụng lao động
và trên 48,3 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác. (Tienphong.vn 03/3, Luân
Dũng)Về đầu trang
Cả nước còn bao nhiêu đất tự nhiên chưa sử dụng?
Thống kê diện tích đất đai năm 2020 (tính đến ngày 31.12.2020) vừa được Bộ Tài nguyên và
môi trường công bố, tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước là 33,1 triệu hecta, trong đó có
hơn 1,2 triệu hecta đất chưa sử dụng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đã ban hành Quyết định số 387/QĐ-BTNMT về Phê duyệt
và cơng bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020 (tính đến ngày 31.12.2020).
Theo đó, tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33,1 triệu hecta, bao gồm: Diện tích nhóm

đất nơng nghiệp: hơn 27,9 triệu hecta; Diện tích nhóm đất phi nơng nghiệp: hơn 3,9 triệu
hecta; Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: hơn 1,2 triệu hecta.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, số liệu thống kê diện tích đất đai năm 2020 được
sử dụng thống nhất trong cả nước.
Quyết định nêu rõ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách
nhiệm chỉ đạo việc cơng khai và cung cấp kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020 của
địa phương cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng thống nhất theo quy định.
Theo Bộ Tài nguyên và Mơi trường, số liệu thống kê diện tích đất đai năm 2020 phải được
thường xuyên kiểm tra, rà soát để cập nhật, chỉnh lý biến động vào kết quả thống kê đất đai
năm 2021. Việc thống kê diện tích đất đai được thực hiện và báo cáo trên phần mềm thống
kê, kiểm kê đất đai (TK-Online và TK-Desktop) của Bộ Tài ngun và Mơi trường.
Trước đó, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của
ngành tài ngun và mơi trường, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã yêu cầu Bộ Tài
ngun và Mơi trường rà sốt, đánh giá sự thống nhất giữa kết quả thống kê và hiện trạng sử
dụng đất, những bất cập và nguyên nhân chủ yếu trong công tác thống kê, kiểm kê và quản
lý, sử dụng đất đai tại các địa phương.

16


Trên cơ sở đó, chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền các biện
pháp xử lý kịp thời, nhằm bảo đảm sử dụng hiệu quả, khơng lãng phí nguồn tài ngun đất
đai, tháo gỡ khó khăn, phục vụ tốt việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phương.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần căn cứ số liệu hiện trạng sử dụng đất đai của cả
nước khi hướng dẫn các Bộ: Quốc phịng, Cơng an trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất quốc phòng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ 2021- 2030.
Đồng thời hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương trong việc lập Quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ
2021- 2030, lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021- 2025 cấp tỉnh, lập và điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021- 2030; tránh để xảy ra tình trạng sử dụng đất sai

mục đích, đất đã giao, đã cho thuê chậm đưa vào khai thác, sử dụng…; bảo đảm sử dụng hiệu
quả, khơi thông nguồn lực đất đai vào phát triển đất nước… (Laodong.vn 03/3, Cao
Nguyên)Về đầu trang
Bộ Tài chính: Chưa phát hiện dấu hiệu bảo kê, tiêu cực trong xếp "lốt" ở cửa khẩu
Theo Bộ Tài chính, để phịng chống COVID-19, cơng chức hải quan không tiếp xúc, làm
việc trực tiếp với lái xe mà thực hiện thủ tục hải quan với người khai hải quan.
Thời gian qua, đã có nhiều phản ánh về tình trạng lợi dụng tình trạng ùn tắc hàng hóa tải cửa
khẩu để vi phạm pháp luật.
Trong văn bản vừa phát đi vào chiều 3/3, Bộ Tài chính cho biết trong công tác quản lý hàng
nông sản xuất khẩu tại các cửa khẩu thì việc thực hiện quản lý phương tiện vận tải hàng hóa
xuất khẩu nơng sản sang Trung Quốc có sự tham gia trực tiếp của nhiều lực lượng: Ban Quản
lý cửa khẩu, Biên phòng, Hải quan,…
Theo Bộ Tài chính, việc sắp xếp thứ tự các phương tiện vận tải chuyên chở hàng nông sản
xuất khẩu trong khu vực cửa khẩu là do lực lượng Biên phòng và Ban quản lý của cửa khẩu
thực hiện. Cơ quan Hải quan chỉ thực hiện công tác đăng ký tờ khai, thực hiện giám sát hàng
hóa xuất khẩu.
"Doanh nghiệp chỉ nộp duy nhất 01 khoản tiền lệ phí hải quan theo quy định của pháp luật do
Kho bạc nhà nước thu (20.0000 đồng/tờ khai)", Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Bộ Tài chính cũng cho biết, theo phân luồng làm thủ tục Hải quan, trên cơ sở các biện pháp
quản lý rủi ro trong nghiệp vụ của Hải quan thì hầu hết các lơ hàng nông sản xuất khẩu đều
thuộc luồng xanh, không phải kiểm tra thực tế hàng hóa.
Mặt khác, trong q trình thực hiện nhiệm vụ, công chức hải quan phải thực hiện các biện
pháp phòng, chống COVID-19 trong khu vực cửa khẩu nên công chức hải quan không tiếp
xúc, làm việc trực tiếp với lái xe mà thực hiện thủ tục hải quan với người khai hải quan.
Theo Bộ Tài chính, qua rà soát, đến thời điểm hiện tại, các Chi cục Hải quan tại các cửa khẩu
đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
17


"Khơng có việc chỉ đạo, tiếp tay của lãnh đạo, công chức hải quan cho các hoạt động cho các

hoạt động "luật ngầm", chưa phát hiện có dấu hiệu bảo kê, tiêu cực trong việc xếp "lốt", chi
cho "nhà luật" để được xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua các cửa khẩu", Bộ Tài
chính thơng tin. (VTV.vn 03/3)Về đầu trang
Bộ Tài chính lý giải việc đội tuyển nữ Việt Nam phải nộp thuế tiền thưởng
Bộ Tài chính vừa có lý giải về thuế thu nhập cá nhân tính với tiền thưởng của đội tuyển nữ
Việt Nam. Câu chuyện nhận được nhiều sự chú ý sau chiến công vào World Cup của đội
tuyển.
Cụ thể, thời gian qua, báo chí có phản ánh về việc huấn luyện viên Mai Đức Chung phải nộp
30% tiền thuế thu nhập cá nhân (TNCN), các cầu thủ đội tuyển nữ phải đóng thêm 10% tiền
thuế. Nhiều ý kiến cho rằng nên xem xét miễn thuế đối với những khoản thưởng mà họ nhận
được vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc đưa Việt Nam giành vé dự World Cup.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, căn cứ Điều 3 Luật thuế TNCN và thực tế các khoản
tiền thưởng của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam nhận được, xem xét theo tính chất từng
khoản thu nhập để xác định việc kê khai, nộp hoặc không phải nộp thuế TNCN theo quy
định.
Cụ thể, trường hợp cá nhân có thu nhập từ nhận tiền thưởng cho giành vé dự World Cup,
Liên đồn bóng đá Việt Nam đảm bảo điều kiện là giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế
được nhà nước Việt Nam thừa nhận; tiền thưởng theo quy định của Luật thi đua khen thưởng
thì các khoản thu nhập này được trừ khỏi thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN.
Trường hợp tiền thưởng của các tập đoàn kinh tế, ngân hàng, các doanh nghiệp và tổ chức, cá
nhân cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam thông qua tổ chức quản lý cầu thủ, huấn luyện viên
và cá nhân cầu thủ, huấn luyện viên nhận được thu nhập mang tính chất tiền lương, tiền cơng
và/hoặc thực hiện theo quy định tài chính về thu chi, thưởng của Liên đồn bóng đá Việt
Nam thì tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Tùy thuộc vào quy định tại hợp đồng lao động của cầu thủ, huấn luyện viên, thành viên đội
tuyển, Liên đoàn thực hiện tính thuế, khai nộp thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần hoặc
tạm khấu trừ thuế 10% đối với thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên. Cuối năm cá nhân thực
hiện quyết toán.
Trường hợp cá nhân nhận tặng thưởng trực tiếp là quà tặng bằng chứng khoán, phần vốn
trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và các tài sản khác phải đăng ký

quyền sở hữu, quyền sử dụng thì cá nhân nhận thu nhập phải nộp thuế TNCN đối với thu
nhập từ nhận quà tặng theo quy định.
Cũng liên quan đến vấn đề này, trước đó, tháng 4.2018, Tổng cục Thuế đã có cơng văn gửi
Liên đồn bóng đá Việt Nam về việc hướng dẫn thuế TNCN đối với đội tuyển bóng đá U23
Việt Nam. (Laodong.vn 03/3, Trí Minh)Về đầu trang

18


CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Đề nghị các địa phương hồn thành ban hành chương trình chuyển đổi số
Bộ TT&TT vừa có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương về việc tăng cường hiệu quả quản
lý, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước.
Theo đó, Bộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành, địa phương hồn thành ban hành nghị quyết,
chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số, bảo đảm việc
đầu tư và sử dụng các nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước được sử dụng đúng mục tiêu,
tiết kiệm, hiệu quả.
Bộ TT&TT cũng đề nghị các bộ, ngành và địa phương thực hiện việc quản lý, sử dụng ngân
sách nhà nước cho công nghệ thông tin, chuyển đổi số cần thực hiện đúng quy trình, thủ tục
và quy định pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư, ngân sách nhà nước, đấu thầu.
Đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò dẫn dắt chuyển đổi số của người
đứng đầu; xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, chính trị quan trọng để thường
xuyên đôn đốc việc thực hiện. Công tác đầu tư, mua sắm trong các kế hoạch ứng dụng công
nghệ thơng tin, chuyển đổi số cần theo ngun tắc: Có người làm, có người giám sát độc lập,
thực hiện việc kiểm tra, giám sát kịp thời ngay từ khâu lập kế hoạch, phê duyệt chủ trương,
lập dự toán đến các khâu thực hiện đầu tư, mua sắm và quyết toán.
Bộ TT&TT lưu ý các bộ, ngành, địa phương, dự toán phải được tính đúng, tính đủ, đúng quy
định, định mức và đơn giá của Nhà nước, phù hợp với thị trường.
Trong việc thực hiện các nhiệm vụ, dự án, các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường dùng
chung cơ sở hạ tầng thông tin, đồng bộ, chia sẻ, kết nối liên thông dữ liệu với các cơ quan

liên quan, đạt được các mục tiêu đã đề ra; tránh đầu tư dàn trải, trùng lặp, chồng chéo. Hệ
thống công nghệ thông tin phải bảo đảm các u cầu an tồn thơng tin theo cấp độ, phù hợp
với quy chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Bên cạnh đó, các đơn vị cần tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định
các nhiệm vụ, chương trình, dự án cơng nghệ thơng tin và chuyển đổi số, trong đó xác định
rõ giải pháp kỹ thuật, công nghệ đáp ứng được nhu cầu, phù hợp với quy mơ, tính chất, bảo
đảm sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn là các sản phẩm, dịch vụ tốt ở thời điểm lựa chọn.
Các bộ, ngành, địa phương cũng cần thường xuyên cập nhật, giới thiệu trên Cổng thông tin
điện tử của các bộ, địa phương các mơ hình, cách làm hay, hiệu quả; các thiết kế điển hình,
thơng dụng để các bộ, ngành và địa phương quan tâm trao đổi, học hỏi, tham khảo áp dụng.
Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tăng cường giới thiệu, cập nhật các nội dung này trên Cổng thông tin
điện tử: (VietQ.vn 03/3, Bảo Lâm) Về đầu trang
Hà Nội kiểm tra mức độ hài lòng của người dân về việc giải quyết thủ tục hành chính
Văn phịng UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 78/TB-VP kết luận của Chủ
tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác cải cách
hành chính năm 2022 của thành phố Hà Nội.
19


Theo đó, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã tập trung kiểm tra, đánh giá mức độ hài lòng
của người dân, tổ chức, việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính theo yêu cầu tại Chỉ thị
số 01/CT-UBND ngày 14/1/2022 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị tập trung một số nội dung: Giám đốc,
thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố; Chủ
tịch UBND quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn căn cứ kế hoạch cải
cách hành chính năm 2022 của UBND thành phố, cụ thể hóa, ban hành kế hoạch cải cách
hành chính năm 2022 của cơ quan, đơn vị mình; Đặc biệt, triển khai ngay các nhiệm vụ, đề
án cần hoàn thành trong quý I/2022.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước UBND thành phố, Chủ tịch UBND
thành phố về kết quả, hiệu quả công tác cải cách hành chính của đơn vị và các nhiệm vụ

được UBND thành phố giao; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong quý I/2022 của chính
quyền các cấp.
Chủ tịch UBND thành phố giao tổ công tác cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính và
SIPAS giai đoạn 2021-2025 của thành phố thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan, đơn
vị triển khai và hoàn thành các nhiệm vụ, chuyên đề theo kế hoạch cải cách hành chính của
UBND thành phố và tổ công tác; Yêu cầu các thành viên tổ công tác bám sát việc thẩm định,
chấm điểm xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2021 của các Bộ, ngành Trung ương;
Kịp thời cung cấp đầy đủ thơng tin, tài liệu kiểm chứng, giải trình các nội dung liên quan và
chịu trách nhiệm chính về kết quả chấm điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần do các Bộ,
ngành dọc Trung ương chấm điểm đối với kết quả cải cách hành chính năm 2021 và các năm
tiếp theo. (Tuoitrethudo.com.vn 03/3, Lam Dương)Về đầu trang
SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH
Rà sốt thơng tin tài sản đất đai của Giám đốc CDC Đắk Lắk để chuyển Cơng an
Ngày 3.3, Văn phịng đăng ký đất đai (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) tỉnh Đắk Lắk đã
có văn bản cung cấp thơng tin cho báo chí liên quan đến ngăn chặn giao dịch có tài sản của
ơng Trịnh Quang Trí - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh và một số cá nhân
của trung tâm này.
Cụ thể, sau khi có đề nghị của một số báo chí, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Đắk Lắk đã giao cho Văn phịng đăng ký đất đai cung cấp thơng tin liên quan đến nội dung
ngăn chặn giao dịch có tài sản liên quan đến trường hợp ông Trịnh Quang Trí và một số cán
bộ, nhân viên.
Sau khi kiểm tra thông tin, căn cứ quy định của pháp luật, Văn phịng Đăng ký đất đai (Sở
Tài ngun và Mơi trường) tỉnh Đắk Lắk cho hay: Ngày 16.2.2022, đơn vị nhận được văn
bản của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Đắk Lắk về việc yêu cầu cơ quan/tổ
chức/cá nhân cung cấp chứng cứ, đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử đối với vụ việc có dấu hiệu
"Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra năm 2021 tại CDC tỉnh
Đắk Lắk.

20



Hiện, văn phòng đăng ký đất đai tỉnh đang kiểm tra, rà sốt để tổng hợp, cung cấp thơng tin,
tài liệu liên quan theo yêu cầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra (hạn xử lý, trả lời trước ngày
10.3.2022).
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơng an tỉnh Đắk Lắk cũng điều tra đề nghị các tổ chức
tín dụng tại Đắk Lắk tạm dừng ngay các giao dịch rút tiền, chuyển tiền (giao dịch phát sinh
nợ) đối với tài khoản của ơng Trịnh Quang Trí.
Đồng thời, các đơn vị liên quan thực hiện việc sao kê các giao dịch của ơng Trí phát sinh từ
ngày 1.1.2020 đến nay, để cơ quan điều tra có căn cứ ra lệnh phong tỏa tài khoản của Giám
đốc CDC Đắk Lắk.
Nguyên nhân xảy ra vụ việc này là vì do cơ quan CSĐT đang xác minh, điều tra vụ việc có
dấu hiệu “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra năm 2021 tại
CDC Đắk Lắk. (Laodong.vn 03/3, Bảo Trung)Về đầu trang
THẾ GIỚI
Trung Quốc tuyên bố sẽ không tham gia trừng phạt Nga
Một quan chức cấp cao của Chính phủ Trung Quốc ngày 2/3 tuyên bố nước này phản đối và
sẽ không tham gia vào các biện pháp trừng phạt tài chính mà Mỹ và các nước đồng minh
phương Tây nhằm vào Nga.
“Mọi người đều đang theo dõi xung đột quân sự gần đây, hay là cuộc chiến tranh, giữa Nga
và Ukraine” – hãng tin CNBC dẫn lời ông Guo Shuqing, Chủ tịch Uỷ ban Giám sát ngân
hàng và bảo hiểm Trung Quốc (BIRC) – phát biểu tại một cuộc họp báo. “Lập trường của
Trung Quốc đã được Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ. Các chính sách quốc tế của chúng
tôi là nhất quán”.
“Về các biện pháp trừng phạt tài chính, chúng tơi khơng ủng hộ việc đó”, ơng Guo nói, nhấn
mạnh rằng Trung Quốc phản đối các biện pháp trừng phạt “đơn phương”. Ông cho rằng
trừng phạt như vậy sẽ không giải quyết được vấn đề và “Trung Quốc sẽ không tham gia vào
các biện pháp trừng phạt như vậy”.
Ông Guo – người hiện cũng đang giữ cương vị Bí thư chi bộ tại Ngân hàng Trung ương
Trung Quốc (PBOC) – bày tỏ hy vọng các bên sẽ duy trì được hoạt động trao đổi kinh tế bình
thường. Ơng cho biết đến hiện tại, các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga hầu như chưa có

ảnh hưởng gì đến Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đến nay từ chối gọi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine là một
“cuộc xâm lược”. Lập trường của Bắc Kinh là thúc đẩy đàm phán.
Trong khi đó, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã liên tiếp triển khai các biện pháp trừng phạt
cứng rắn đối với Nga trong những ngày gần đây, bao gồm loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ
thống thanh toán liên ngân hàng SWIFT, đóng cửa khơng phận đối với máy bay Nga, đóng
băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cùng nhiều nhân vật trong giới tinh hoa
Nga.
21


Tuy nhiên, có một lĩnh vực kinh tế đặc biệt quan trọng của Nga mà phương Tây chưa nhằm
vào là ngành dầu khí, vì lệnh trừng phạt áp lên ngành dầu khí Nga sẽ chẳng khác gì “đổ dầu
vào lửa” đối với thị trường năng lượng. Từ đầu năm đến nay, giá dầu thế giới đã tăng 40% do
nguồn cung thắt chặt và xung đột Nga-Ukraine. (Vneconomy.vn 03/3, Điệp Vũ)Về đầu trang
Trung Quốc siết chặt quy định thanh toán điện tử
Với sự phát triển bùng nổ của các loại hình thanh toán điện tử, giới chức quản lý Trung Quốc
đã phải đưa ra các quy định mới.
Việc thanh toán tại Trung Quốc từ lâu đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tất cả những gì
bạn cần làm sau khi mua đồ là quét mã vạch bằng điện thoại thơng minh để thanh tốn, hoặc
nhận tiền.
Để giám sát hoạt động này, Trung Quốc đã ban hành các quy tắc thanh toán mới. Mã thanh
toán giờ được phân chia thành mã cá nhân và mã dành cho doanh nghiệp. Các giao dịch phục
vụ cho doanh nghiệp cần sử dụng mã vạch thương gia thay vì dùng mã vạch cá nhân để thanh
toán.
Các quy tắc thanh toán mới do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ban hành áp dụng cho 2
ông lớn Alipay và wechat pay có hiệu lực từ ngày 1/3. Mục tiêu chính nhằm phân biệt giữa
giao dịch kinh doanh và giao dịch cá nhân, từ đó ngăn chặn được các hoạt động tội phạm tài
chính.
"WeChat pay và Alipay chiếm 90% thị phần của các loại giao dịch thanh tốn qua di động, có

thể nói họ độc quyền trong lĩnh vực này", Giáo sư Ilaf Elard - Đại học Thượng Hải nói.
Các báo cáo cho thấy giá trị của các giao dịch được thực hiện thông qua mã QR cả doanh
nghiệp và cá nhân đạt 10,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 1,7 nghìn tỷ USD trong quý
II/2021. Trong khi đó, gần 100 triệu chủ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Trung Quốc sử
dụng mã QR cá nhân trên Alipay và WeChat pay để xử lý các khoản thanh toán và một số đã
lợi dụng sự giám sát lỏng lẻo.
Giáo sư Ilaf Elard cho hay: "Một khi không sử dụng giấy phép kinh doanh hoặc mã QR kinh
doanh, sẽ xảy ra các vấn đề như tội phạm tài chính, rửa tiền, trốn thuế và các lỗ hổng khác
mà một chủ doanh nghiệp nhỏ có thể mắc phải. Việc sắp xếp lại hợp lý lĩnh vực fintech sẽ
giúp Trung Quốc có thể kiểm sốt và đảm bảo rằng hệ thống tài chính được an tồn, mà
khơng cần dựa vào các công ty tư nhân như Alipay và WeChat Pay".
Tuy vậy, một số chủ cửa hàng nhỏ dường như vẫn còn nhiều mối lo lắng khi chưa cập nhật
được đầy đủ thông tin về các quy định mới.
"Trước đây tôi chỉ sử dụng mã QR cá nhân để nhận tiền và đã quá quen thuộc với điều đó rồi.
Chúng tôi chưa được nhận mã mới, cũng như không hiểu biết nhiều về cách thức vận hành",
một chủ cửa hàng cho hay.
Các nhà quan sát cho rằng, việc giới chức Trung Quốc siết chặt việc quản lý thanh toán điện
tử theo hướng quy chuẩn hơn vì sự an tồn của người sử dụng và an ninh tiền tệ là điều tất
22


yếu phải làm dù là đối với Trung Quốc hay với bất kỳ quốc gia nào muốn thúc đẩy loại hình
thanh tốn điện tử. (VTV.vn 03/3)Về đầu trang./.

23



×