Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

11022019 Ban tin Phuc vu lanh dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.33 KB, 22 trang )

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 11 tháng 02 năm 2019)
CHÍNH SÁCH MỚI..............................................................................................2
1. CHÍNH SÁCH MỚI.........................................................................................2
2. Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2.2019..........................................2
CHỈ THỊ MỚI........................................................................................................4
3. CHỈ THỊ MỚI...................................................................................................4
4. Phải xả trạm thu phí trong 2 ngày cuối kỳ nghỉ Tết nếu xảy ra ùn tắc.............4
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP...............................................................4
5. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP..........................................................4
6. Tăng trưởng “nhanh nhất thế giới”, Việt Nam vẫn còn rất nhiều “việc phải
làm”..............................................................................................................4
7. Doanh nghiệp thành lập mới ngày càng lớn về quy mơ vốn............................7
PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN..................................................................................8
8. PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.............................................................................8
9. Đại tướng Tơ Lâm và cuộc “cách mạng” bộ máy............................................8
10.Chỉ 10 cán bộ nhưng cũng đủ “đinh, điền, tiền, triện”.....................................9
QUẢN LÝ...........................................................................................................10
11.QUẢN LÝ......................................................................................................10
12.Biểu dương cán bộ, công chức tiếp dân trên cả nước....................................10
13.Cán bộ nhà nước phải thông báo rõ ứng xử của họ trên mạng xã hội chỉ mang
tính cá nhân.................................................................................................11
14.Bình Thuận: Cán bộ cơng chức được hỗ trợ Tết 1 triệu đồng........................13
15.Sau 8 ngày nghỉ Tết, cả nước xảy ra 248 vụ tai nạn giao thơng.....................14
16.Năm 2019, khoảng 56 triệu lao động có việc làm..........................................14
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH................................................................................15
17.CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH...........................................................................15
18.Việt Nam hướng tới xây dựng Chính phủ số lấy người dân, doanh nghiệp làm
trung tâm.....................................................................................................15
19.Từ 1/3/2019, bắt đầu thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử...................................17
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH...................................................................................17


20.QUẢN LÝ NGÂN SÁCH..............................................................................17
21.Đầu năm, Bộ trưởng Tài chính nói chuyện thu chi ngân sách, nợ công........17
PHÁP LUẬT.......................................................................................................20
22.PHÁP LUẬT..................................................................................................20
23.Vụ tai nạn 3 người chết ở Thanh Hóa: Xe biển xanh của Kho bạc nhà nước
tỉnh..............................................................................................................20
THẾ GIỚI............................................................................................................21
24.THẾ GIỚI.......................................................................................................21
25.Tổng thống Mỹ thông báo sẽ gặp lãnh đạo Triều Tiên tại Hà Nội.................21
1


26.Tổng thống Putin miễn nhiệm hàng loạt tướng an ninh.................................22
CHÍNH SÁCH MỚI
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2.2019

Hàng loạt chính sách mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Điều chỉnh
tiền lương tháng đóng BHXH; Khơng có nợ xấu 2 năm liên tiếp được vay vốn
đầu tư ra nước ngồi… sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 2.2019.
Điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH từ 2019: Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội ban hành Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH điều chỉnh tiền
lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, từ ngày 1.1.2019,
tiền lương tháng đã đóng BHXH với người lao động thuộc đối tượng thực hiện
chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ năm 2016
trở đi, người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao
động quyết định… được điều chỉnh theo công thức:
Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương
tháng đóng BHXH của từng năm X (nhân) mức điều chỉnh tiền lương đã đóng
BHXH của năm tương ứng. Trong đó, mức điều chỉnh của các năm 2016; 2017;
2018 và 2019 lần lượt là 1,07; 1,04; 1,00 và 1,00. Thơng tư này có hiệu lực từ

ngày 15.2.2019, áp dụng từ ngày 1.1.2019.
Chi 200 triệu đồng để mua tin thuốc lá nhập lậu: Thuốc lá lậu bảo đảm chất
lượng sẽ được đấu giá, tiền thu được sẽ chi cho hoạt động chống bn lậu thuốc
lá theo Thơng tư 122/2018/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 1.2.2019. Ngồi ra, tiền
có được từ đấu giá sẽ được chi cho các khoản sau: Chi mua tin thuốc lá nhập lậu
tối đa không quá 200 triệu đồng/vụ việc; Chi xăng dầu cho phương tiện để kiểm
tra, bắt giữ đối tượng và tang vật vi phạm; Chi bồi dưỡng làm đêm, làm thêm
giờ cho cán bộ, công chức…
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được số tiền thu được do đấu
giá thì cơ quan, đơn vị được giao tổ chức bán đấu giá có trách nhiệm nộp tồn
bộ số tiền vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước.
Khơng có nợ xấu 2 năm liên tiếp được vay vốn đầu tư ra nước ngồi: Thơng
tư 36/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15.2.2019, quy định cụ thể về điều
kiện vay vốn để đầu tư ra nước ngoài, gồm: Khách hàng là pháp nhân có năng
lực pháp luật dân sự; nếu khách hàng là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có 2 năm liên tiếp khơng phát sinh nợ xấu tính
đến thời điểm đề nghị vay vốn; Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra
nước ngoài và hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp
nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép; Có dự án, phương án đầu tư ra nước
ngoài được tổ chức tín dụng đánh giá là khả thi và khách hàng có khả năng trả
2


nợ tổ chức tín dụng. Mức cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận
nhưng khơng q 70% vốn đầu tư ra nước ngoài của khách hàng.
Quy định mới về thời gian tập sự của giáo viên, giảng viên: Từ ngày 8.2.2019,
Thông tư 31/2018/TT-BGDĐT quy định thời gian tập sự theo chức danh nghề
nghiệp giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục công lập sẽ chính thức có
hiệu lực. Thơng tư này quy định mới về thời gian tập sự của giáo viên, giảng
viên như sau: Đối với giảng viên hạng III, giáo viên THPT hạng III, giáo viên

dự bị đại học hạng III: Tập sự 12 tháng. Trước đây giáo viên THPT chỉ cần tập
sự 9 tháng. Đối với giáo viên trung học cơ sở hạng III: Tập sự 9 tháng. Đối với
giáo viên mầm non hạng IV, giáo viên tiểu học hạng IV: Tập sự 6 tháng.
Bộ trưởng được đi xe công giá đến 1,1 tỉ đồng: Ngày 11.1.2019, Chính phủ đã
ban hành Nghị định 04/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25.2.2019 quy định
tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ôtô trong các cơ quan Nhà nước.
Trong đó, Nghị định nêu rõ: Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ
tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng thường xuyên
1 ôtô, kể cả đã nghỉ công tác và không quy định mức giá; Bộ trưởng, Thủ trưởng
các cơ quan ngang bộ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND
của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh được sử dụng 01 xe ơtơ có giá tối đa 1,1 tỉ đồng
trong thời gian công tác; Thứ trưởng, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND
của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh được sử dụng ơtơ đưa đón từ nơi ở đến cơ quan
và đi công tác với giá mua tối đa 920 triệu đồng/xe.
Trường hợp người tiền nhiệm nghỉ, chuyển công tác hoặc thôi giữ chức vụ, ôtô
đã trang bị chưa đủ điều kiện thanh lý, thay thế thì người kế nhiệm tiếp tục sử
dụng, khơng trang bị mới.
Kiểm lâm bị thương được hưởng chính sách như thương binh: Nghị định đầu
tiên của năm 2019 là Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và lực lượng
chuyên trách bảo vệ rừng. Theo Nghị định này, kiểm lâm được hưởng chế độ
lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Kiểm lâm trong khi trực tiếp làm nhiệm vụ bị thương được hưởng chế độ, chính
sách như thương binh, bị hy sinh được công nhận liệt sĩ theo quy định của pháp
luật về ưu đãi người có cơng với cách mạng.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ, kiểm lâm được trang bị và sử dụng vũ khí, cơng
cụ hỗ trợ theo quy định để thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, tuần tra, kiểm tra,
đấu tranh, ngăn chặn xử lý các hành vi vi phạm lĩnh vực lâm nghiệp. Nghị định
này được ban hành ngày 1.1.2019, có hiệu lực từ ngày 15.2.2019.
Ngồi ra, cịn nhiều quy định về trình tự kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực
vật xuất khẩu; Cơng trình điện gió phải xa khu dân cư ít nhất 300m; Bỏ quy định

3


về hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở đào tạo quản lý chung cư… cũng sẽ có hiệu
lực từ tháng 2.2019. (Lao Động 8/2, B.T.S)Về đầu trang
CHỈ THỊ MỚI
Phải xả trạm thu phí trong 2 ngày cuối kỳ nghỉ Tết nếu xảy ra ùn tắc

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hịa Bình vừa ra cơng điện u
cầu các trạm thu phí thực hiện nghiêm quy định ngừng thu phí, xả trạm cho
phương tiện lưu thơng khi xảy ra ùn tắc giao thơng kéo dài tại các trạm.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hịa Bình, Chủ tịch Ủy ban An
tồn giao thơng Quốc gia ngày 8-2 vừa có Cơng điện u cầu các Bộ, ngành và
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện một số
giải pháp đảm bảo an toàn giao thông trong 2 ngày cuối của kỳ nghỉ Tết Nguyên
đán Kỷ Hợi.
Công điện yêu cầu huy động tối đa lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với
thanh tra giao thông vận tải, lực lượng cảnh sát khác đẩy mạnh tuần tra, kiểm
soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an tồn giao thơng.
Tiếp tục thắt chặt xử lý các hành vi lái xe vi phạm quy định về nồng độ cồn, chất
kích thích thần kinh và vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm đối với người đi
mô tô, xe máy, xe đạp điện.
Chỉ đạo các cơ sở y tế trung ương và địa phương tăng cường nhân lực, trang
thiết bị, thuộc chữa bệnh và máu cứu chữa các nạn nhân bị tai nạn thương tích,
đặc biệt ưu tiên cứu chữa các nạn nhân tai nạn giao thông; kiểm tra nồng độ cồn
và chất ma tuý đối với tất cả các nạn nhân tai nạn giao thơng vào cấp cứu tại đơn
vị.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo lực lượng chức năng bảo đảm giao thơng thơng
suốt và an tồn cho người dân trở về thành phố khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên
đán; đặc biệt là các tuyến giao thông hướng về Hà Nội, TPHCM; xử lý điều tiết,

khắc phục kịp thời khi có sự cố, TNGT, khơng để ùn tắc giao thơng kéo dài.
Thực hiện nghiêm quy định ngừng thu phí xả trạm cho phương tiện lưu thông
khi xảy ra ùn tắc giao thơng kéo dài tại các trạm thu phí. (VOV.vn 9/2)Về đầu
trang
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP
Tăng trưởng “nhanh nhất thế giới”, Việt Nam vẫn còn rất nhiều “việc phải làm”

Với mức tăng trưởng đầy ấn tượng 7,08% trong năm 2018, Việt Nam trở thành
một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, theo
chia sẻ của các "tư lệnh" bộ, ngành và lãnh đạo Chính phủ, vẫn cịn rất nhiều
thách thức, nhiều việc phải làm phía trước.
4


Ấn tượng, kỷ lục, vượt xa, nhanh nhất thế giới... Đó là những từ ngữ được các
chuyên gia và giới truyền thông sử dụng để tái hiện sống động nhất về “bức
tranh” kinh tế Việt Nam năm 2018. Với mức tăng trưởng 7,08%, kinh tế Việt
Nam ghi nhận những “dấu ấn” đặc biệt sau hơn 1 thập kỷ.
Về chất lượng tăng trưởng kinh tế năm 2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
đánh giá: “Năm 2018 kinh tế Việt Nam khơng chỉ tăng trưởng cao mà có xu
hướng tốt nhờ có sự cải thiện đáng kể về năng suất, chất lượng, hiệu quả lao
động; sức cạnh tranh của nền kinh tế tiếp tục được nâng cao.”.
Năm 2016, để có 1% tăng trưởng GDP thì cần tới 2,94% tăng trưởng tín dụng;
năm 2017 chỉ số này giảm xuống còn 2,68%. Năm 2018, ước tổng tăng trưởng
tín dụng theo cập nhật của Ngân hàng Nhà nước là khoảng 14%, với mức tăng
trưởng 7,08% thì chỉ số % tăng trưởng tín dụng cần thiết cho 1% tăng trưởng
GDP chỉ còn là 2,1%.
Về năng suất lao động, Việt Nam có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều
qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực
ASEAN. Năng suất lao động toàn nền kinh tế đạt 102 triệu đồng/lao động

(tương đương 4.512 USD), tăng 346 USD, cao hơn gần 6% so với năm 2017.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, chúng ta đạt
được nhiều thành tựu sau 30 năm đổi mới, đã tiến xa so với chính chúng ta,
nhưng chưa thấm gì so với thế giới.
“Thế giới đã thay đổi rất nhanh trong 30 năm qua. Chúng ta chỉ xếp 136/188
quốc gia và vùng lãnh thổ. Trình độ phát triển của ta cũng chỉ bằng Hàn Quốc
cách đây 40 năm Hàn Quốc cũng thế, 20 năm Malaysia cũng thế…. Do đó,
chặng đường phía trước là hết sức khó khăn”, Bộ trưởng Dũng nêu.
Ông Dũng cho rằng, Việt Nam phải chủ động quyết định, hoạch định tương lai,
con đường đi, của thế hệ sau này. Đây là thời điểm hết sức quan trọng, nhưng
người dân phải có khát vọng, tinh thần dân tộc, chăm chỉ hơn thì quốc gia sẽ
thịnh vượng, người dân sẽ hạnh phúc.
Chia sẻ về những khó khăn khi thực hiện sắp xếp lại bộ máy, Bộ trưởng Đinh
Tiến Dũng cho biết, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy diễn ra trong bối cảnh các
văn bản quy định về quản lý bộ máy, biên chế chưa được ban hành đồng bộ. Do
đó, việc triển khai của các Bộ, ngành, địa phương có cách thức triển khai khác
nhau, chưa có một mơ hình mẫu để học tập, rút kinh nghiệm.
"Vì vậy, là một trong các Bộ đi đầu trong cải cách bộ máy, Bộ Tài chính vừa
thực hiện, vừa phải xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền do có một số
5


vấn đề phát sinh trong quá trình sắp xếp, dẫn đến quá trình triển khai kéo dài
hơn so với dự kiến", ơng nói.
Bên cạnh đó, theo người đứng đầu ngành tài chính, cán bộ các đơn vị thực hiện
sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập mặc dù đã được quán triệt, động viên về tư tưởng,
tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ có tâm tư do việc sắp xếp ảnh hưởng đến vị trí
cơng tác, ảnh hưởng trực tiếp đời sống, sinh hoạt của cán bộ do vấn đề về
khoảng cách địa lý, chi phí, rủi ro đi lại...
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về cải

cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có cơng cho biết,
có mấy việc rất quan trọng cần làm ngay để triển khai Nghị quyết 27 của Trung
ương Đảng khoá XII.
Thứ nhất, muốn trả lương theo vị trí việc làm, chức vụ, chức danh cần xây dựng,
phê duyệt Đề án vị trí việc làm.
Thứ hai, là phải tăng cường sắp xếp lại bộ máy theo Nghị quyết 18 và 19, tăng
cường sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế và sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp
công lập, nâng cao hiệu quả sử dụng các đơn vị sự nghiệp công. Tinh giản biên
chế mỗi năm bình quân phải giảm 2,5% tổng số biên chế.
Thứ 3, chuẩn bị nguồn lực để cải cách tiền lương. Từ nay trở đi, hàng năm dành
khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa
phương và khoảng 40% tăng thu ngân sách trung ương cho cải cách tiền lương.
Cộng với khoản tiết kiệm được từ sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế chúng ta sẽ
có một nguồn lực đủ đến năm 2021 điều chỉnh lương theo phương án cải cách
chính sách tiền lương.
Với 12 FTAs đã ký kết với tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA khoảng 35%, độ mở tăng
nhanh chóng từ 120% lên gần 200% GDP trong 10 năm khiến nền kinh tế Việt
Nam trở nên dễ bị tổn thương và rất nhạy cảm với các biến động từ bên ngồi,
điển hình là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Do đó, theo chuyên gia SSI, tận
dụng giao thương để tăng trưởng nhanh cũng cần đi kèm củng cố nội lực để tăng
trưởng bền vững hơn.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bắt đầu nhen nhóm từ đầu năm 2018, mặc
dù vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động của cuộc chiến song theo những phân
tích ban đầu, Việt Nam được kỳ vọng là quốc gia hưởng lợi nhờ sự dịch chuyển
dòng vốn đầu tư và thương mại hàng hóa theo nhiều cách.
Cụ thể, hàng hóa Trung Quốc đi đường vịng để tìm đường vào thị trường Mỹ và
hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ trở nên kém cạnh tranh tạo điều kiện
cho hàng hóa từ các nước khác trong đó có Việt Nam.
6



Tuy nhiên, thách thức với Việt Nam cũng không nhỏ nếu hàng hóa Trung Quốc
khơng xuất được sang Mỹ tìm tới các thị trường khác trong đó có Việt Nam,
Trung Quốc tăng cường tiêu dùng nội địa gây khó khăn cho hàng hóa nhập khẩu
từ Việt Nam hay hàng linh phụ kiện của Việt Nam xuất sang Trung Quốc để chế
biến, lắp ráp hàng xuất khẩu đi Mỹ cũng gặp khó khăn. (Dân Trí 10/2, Mai
Chi)Về đầu trang
Doanh nghiệp thành lập mới ngày càng lớn về quy mô vốn

Trong tháng đầu tiên của năm 2019, cả nước có 10.079 doanh nghiệp đăng ký
thành lập mới với số vốn đăng ký là 151,1 nghìn tỷ đồng. Tuy giảm 7% về số
doanh nghiệp thành lập mới nhưng số vốn đăng ký tăng 53,8% so với cùng kỳ
năm trước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp
thành lập mới đạt 15 tỷ đồng, tăng 64,8%. Như vậy, trong tháng đầu năm 2019,
cả nước khơng chỉ đón thêm hàng nghìn doanh nghiệp, mà những doanh nghiệp
này cịn lớn mạnh hơn.
Trước đó, trong nhiều năm, vốn bình qn một doanh nghiệp thành lập mới cao
nhất chỉ vượt qua 10 tỷ đồng. Nếu tính cả 484 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng
thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung
thêm vào nền kinh tế trong tháng 1 vừa qua là 635,1 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cịn có 8.465 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 84,5% so
với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và
doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 1 năm nay lên hơn 18,5 nghìn
doanh nghiệp.
Theo cơ quan thống kê, trong 5 lĩnh vực có số doanh nghiệp đăng ký thành lập
mới tăng so với cùng kỳ năm trước, có 539 doanh nghiệp kinh doanh bất động
sản (chiếm 5,3%), tăng 16,9%; 299 doanh nghiệp thông tin và truyền thông
(chiếm 3%), tăng 12,4%; 296 doanh nghiệp giáo dục và đào tạo (chiếm 2,9%),
tăng 4,6%.

Tuy nhiên, trong tháng 1/2019, cả nước cũng có 10.804 doanh nghiệp tạm
ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước; 12.278
doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, trong đó có 7.342 doanh
nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình
chuẩn hóa dữ liệu năm 2018 để loại bỏ các doanh nghiệp đã thành lập trước đây
nhưng trên thực tế khơng cịn hoạt động.
Số doanh nghiệp hồn tất thủ tục giải thể trong tháng 1/2019 là 1.802 doanh
nghiệp, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. (VOV.vn 10/2, Trần Ngọc)Về đầu
trang
7


PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN
Đại tướng Tơ Lâm và cuộc “cách mạng” bộ máy

Có thể nói một trong những vấn đề nan giải nhất, động chạm nhất, khó khăn
nhất với những mối quan hệ lằng nhằng, chằng chịt, động đến lợi ích của nhiều
người nhất, đó là cơng tác nhân sự. Có lẽ bởi thế, việc tinh giản dù đã được đề ra
từ nhiều năm nay, song, chưa hiệu quả. Thậm chí khơng ít nơi, khơng ít thời
điểm, bộ máy càng phình to hơn.
Tuy nhiên năm 2018, đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ một số bộ, ngành và một
số địa phương. Người dân khơng khó để nhận thấy một khơng khí tinh giản khá
sơi động ở các bộ như Quốc phịng, Ngân hàng Nhà nước, Cơng Thương, Tài
ngun Mơi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội… với hàng loạt các đầu
mối, các vụ, cục được tinh giản, sáp nhập.
Tại một số địa phương như Lào Cai, Quảng Ninh, Yên Bái… đã và đang tiến
hành tinh giản bộ máy bằng cách sáp nhập một số cơ quan, tổ chức xã hội tương
đồng vào một mối. Song, đỉnh điểm của cuộc “cách mạng nhân sự” này phải kể
đến Bộ Công an với sự quyết liệt và cả sách lược đúng đắn của Bộ trưởng, Đại
tướng Tô Lâm.

Giảm 6 tổng cục, 60 đơn vị cấp cục, hơn 800 đơn vị cấp phịng, hàng ngàn đơn
vị cấp đội. Qua đó, giảm 35 lãnh đạo tổng cục, 55 cục trưởng và cấp tương
đương, 14 giám đốc Phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh - thành phố, 461 trưởng
phòng và tương đương, 500 đội trưởng …
Chỉ nhìn vào những con số, đã đủ thấy mức độ khó khăn và sự quyết liệt đến
mức nào của lãnh đạo Bộ này. Khó khăn bởi nói gì thì nói, một khi động chạm
đến quyền lợi cá nhân, bảo khơng “tâm tư” e rằng khơng thật lịng. Tâm tư lắm
chứ, nghĩ ngợi lắm chứ. Ví dụ như đang từ Tổng Cục trưởng, bỗng dưng xuống
Cục trưởng chẳng hạn, ai chả nghĩ ngợi?
Thậm chí, cái chức đội trưởng bé bé thơi, bỗng xuống đội phó và tất yếu có ông
đội phó phải xuống làm chiến sĩ, ai chẳng nỗi niềm…? Rồi cịn một loạt các chế
độ, chính sách nằm trong cái quân hàm, cái cấp bậc… Động chạm là thế, lãnh
đạo khơng quyết liệt, khơng có sách lược đúng đắn, khơng khách quan và khơng
có lý, có tình, có sự thương yêu, cảm thông, chia sẻ… chắc chắn sẽ không thể
làm được.
Song, nếu như không nhắc đến tinh thần trách nhiệm của những cán bộ trong
diện “thiệt thòi” quyền lợi sẽ là không công bằng. Họ, với phẩm chất người lính,
khơng một lời kêu ca.

8


Trả lời câu hỏi “Bộ trưởng đánh giá thế nào về những cán bộ xin nghỉ hưu trước
tuổi hay đang ở vị trí cao lại xuống giữ chức vụ thấp hơn?” của báo Vietnam
Net, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết họ rất vui vẻ.
“Tôi cho rằng đấy là một sự hy sinh. Chúng tơi đánh giá cao những đóng góp,
hành xử, quyết định ấy của các đồng chí. Chúng tơi cũng đề xuất với TƯ duy trì
chính sách, chế độ của các đồng chí. Người ta hy sinh như vậy rất cần được tơn
trọng và Đảng, Nhà nước cần có chính sách hài hịa, góp phần làm ổn định tư
tưởng”. Tướng Tơ Lâm nói.

Một thơng tin đáng phấn khởi nữa, đó là mặc dù tinh giảm nhiều như vậy, tiết
kiệm 1.000 tỉ đồng (đánh giá của Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hồng Anh Tuấn)
nhưng cho đến thời điểm hiện tại, theo đánh giá của dư luận, công việc không
những khơng bị trì trệ mà ngược lại, tỏ ra hiệu quả hơn.
Điều đó càng chứng tỏ, cơng cuộc tinh giản khơng chỉ tiết kiệm ngân sách mà
cịn tạo sự thơng thống và tiện lợi cho cơng việc. Tuy nhiên, trái ngược với tinh
thần quyết liệt của các bộ và các địa phương nói trên, nhiều địa phương và bộ
ngành vẫn “án binh bất động”. Câu hỏi xin được gửi về cho trách nhiệm người
đứng đầu…
Chúng ta đã đi qua năm 2018 với những thành công bứt phá về kinh tế cùng
hiệu quả to lớn trong cơng cuộc phịng chống tham nhũng đồng thời cũng là năm
mở đầu cho cuộc “cách mạng” trong cải cách hành chính.
Hi vọng rằng năm nay, chúng ta sẽ đạt được nhiiều thành tựu hơn trong các lĩnh
vực này và cũng mong rằng năm 2019, theo gương Bộ Công an, tất cả các bộ,
ngành và địa phương đẩy mạnh hơn nữa công cuộc “cách mạng” bộ máy.
Xin đừng để mỗi lần nghĩ về bộ máy nhân sự, người dân lại thảng thốt kêu lên:
“Quan đông thế này, dân nào ni nổi!”. (Dân Trí 10/2, Bùi Hồng Tám)Về đầu
trang
Chỉ 10 cán bộ nhưng cũng đủ “đinh, điền, tiền, triện”

90% đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương có biên chế dưới 30 người. Có
những đơn vị chỉ có 10 người thơi nhưng cũng đủ “đinh, điền, tiền, triện”, tức là
có biên chế, có đất, có kinh phí riêng, rồi có con dấu, có thủ trưởng, cấp phó, có
thư ký, lái xe, bảo vệ… Đây là nhìn nhận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương
Đình Huệ.
“Lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động
và gia đình”. “Nhà nước trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ
lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực và tiền lương trên thị trường lao động”. “Tiền
lương thấp nhất của công chức viên chức phải bằng mức lương thấp nhất bình
quân của khu vực doanh nghiệp, tiến tới cao hơn”. “Cho phép mở rộng thí điểm

9


các địa phương đã tự cân đối được ngân sách được chi thu nhập tăng thêm cho
người lao động”.
Trong ngoặc kép là khẳng định của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về những
thay đổi về tiền lương kể từ năm 2019. Và điều đó cho phép người lao động kỳ
vọng về một cuộc cách mạng thực sự.
“Đồng lương” của cán bộ cơng chức đang rất có vấn đề: Vấn đề từ việc lương
cơng chức hành chính bị “đánh đồng” với các đối tượng khác, mang tính cào
bằng, lệ thuộc chủ yếu vào thâm niên theo kiểu “già lâu lên lão làng”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sĩ Lợi từng dẫn một
khảo sát cho thấy, 14,4% cán bộ nhà nước có từ 2 việc làm trở lên, tức là "chân
trong, chân ngoài". Và ngun nhân được giải thích là vì “lương khơng đủ
sống”.
Cải cách tiền lương để đồng lương là thu nhập chính - vì thế- là cách đặt vấn đề
chính xác để giải quyết mọi vấn đề, kể cả tình trạng “cắp ô”. Nhưng cải cách
lương, có lẽ phải bắt đầu bằng việc cắt giảm chi thường xuyên và tinh giản bộ
máy.
Chi thường xuyên dù đã giảm từ 71% tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN)
xuống còn 63,3% thực ra vẫn chiếm tới 2/3 tổng chi thường xuyên. Ngót 50%
trong đó, tương đương 31% tổng chi NSNN đang được dùng để trả lương. Con
số quá lớn cả về mức độ tuyệt đối và cả về tỉ lệ. Và chúng ta lấy tiền đâu ra để
cải cách lương nếu không đẩy mạnh tinh giản, nếu không hạn chế thi thường
xuyên?!
Trong bài trả lời phóng viên ngày 6.2, Phó Thủ tướng dẫn một khảo sát cho biết:
90% đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương có biên chế dưới 30 người. Có
những đơn vị chỉ có 10 người thơi nhưng cũng đủ “đinh, điền, tiền, triện”, tức là
có biên chế, có đất, có kinh phí riêng, rồi có con dấu, có thủ trưởng, cấp phó, có
thư ký, lái xe, bảo vệ.

Có vẻ, Chính phủ khơng chỉ nhìn thấy mà cịn đang rất quyết tâm trong việc sắp
xế, giảm đầu mối, tinh giản biên chế, chuyển đổi mơ hình các đơn vị sự nghiệp
cơng lập. Trong bối cảnh ngân sách còn hạn hẹp, nền tảng mức lương cũ lại quá
thấp, tinh giản, xét ra mới chính là chìa khóa để tiết kiệm nguồn lực cho cải cách
tiền lương. (Lao Động 9/2, Anh Đào)Về đầu trang
QUẢN LÝ
Biểu dương cán bộ, công chức tiếp dân trên cả nước

Thủ tướng Nguyễn Xn Phúc vừa có cơng thư gửi: Ủy ban Kiểm tra Trung
ương; Ban Nội chính Trung ương; Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng
10


Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các bộ, cơ quan ngang
bộ… biểu dương cán bộ, công chức tiếp dân trên cả nước, đặc biệt là Ban Tiếp
công dân Trung ương và các cơ quan cùng tham gia tiếp công dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo.
Thủ tướng cho rằng, trong năm 2018, UBND các cấp, ngành thanh tra và các cơ
quan liên quan đã tổ chức tiếp công dân, tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo
theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, Ban Tiếp công dân Trung ương đã
chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan và chính quyền các địa phương tổ chức
tiếp gần 20.000 lượt người, trên 500 đồn đơng người; đã tiếp nhận và xử lý trên
13.000 đơn thư. Trước tết (tính đến ngày 29 tháng Chạp), đã vận động, thuyết
phục 145 công dân trở về địa phương và hỗ trợ tiền tàu xe cho 115 cơng dân về
q đón tết cùng gia đình.
Để nâng cao hiệu quả tiếp công dân trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ
yêu cầu Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành
và cán bộ, công chức tiếp công dân, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi
tập trung làm tốt việc tiếp công dân, đề cao trách nhiệm, thấu hiểu, chia sẻ với

những phản ánh, bức xúc của người dân, kịp thời đề xuất cơ quan có thẩm quyền
giải quyết các kiến nghị chính đáng của người dân. Thanh tra Chính phủ tiếp tục
tập trung kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là đối với các
vụ việc đơng người, phức tạp, kéo dài. (Sài Gịn Giải Phóng 9/2, Phan Thảo)Về
đầu trang
Cán bộ nhà nước phải thơng báo rõ ứng xử của họ trên mạng xã hội chỉ mang
tính cá nhân

Mặc dù đề xuất cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nước phải công khai sự xuất
hiện trên mạng xã hội bằng cách sử dụng họ tên và hình ảnh thật của cá nhân,
cơng khai cơ quan đang công tác, nhưng Dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng
xã hội tại Việt Nam cũng yêu cầu họ phải thông báo rõ ràng về việc các ứng xử
trên mạng xã hội chỉ là việc làm mang tính cá nhân.
Đề án xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội tại Việt Nam đang được
lấy ý kiến bao gồm quy tắc ứng xử cho các đối tượng là Nhà cung cấp dịch vụ
mạng xã hội; Cơ quan Nhà nước sử dụng mạng xã hội; Tổ chức sử dụng dịch vụ
mạng xã hội; Người dân sử dụng mạng xã hội và Công chức, viên chức, người
lao động trong cơ quan Nhà nước dùng mạng xã hội.
Bộ quy tắc ứng xử có nhiều nội dung liên quan đến nhóm đối tượng là cơng
chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước. Trong đó, Bộ quy tắc
đề xuất công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước phải công
khai sự xuất hiện trên mạng xã hội bằng cách sử dụng họ tên và hình ảnh thật
của cá nhân, công khai cơ quan đang công tác.

11


Công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước phải thực hiện
ứng xử trên mạng xã hội về các vấn đề chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp
với vai trò, nguyên tắc, quyền hạn của cá nhân và của cơ quan chủ quản. Trong

đó, phải thơng báo rõ ràng về việc các ứng xử trên mạng xã hội là việc làm
mang tính cá nhân, khơng đại diện cho cơ quan chủ quản hay được ủy quyền bởi
cơ quan chủ quản.
Bộ Quy tắc cũng đề xuất, nhóm đối tượng này phải ứng xử trên mạng xã hội có
văn hóa, khơng sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng
miền, giới tính. Chia sẻ thơng tin mang tính khách quan, trung thực, cơng bằng.
Về những hành vi không được phép, Bộ Quy tắc đề xuất công chức, viên chức,
người lao động không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi ứng xử trên mạng
xã hội, không được ứng xử thuận chiều với những thông tin xấu, độc, tin đồn
gây ảnh hưởng tiêu cực trên mạng xã hội, không được ứng xử trên mạng xã hội
trái với các chuẩn mực về đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp đồng thời
không được cung cấp thông tin nội bộ liên quan đến cá nhân, tổ chức mà do vị
trí cơng tác của mình có được khi chưa được ủy quyền bởi cơ quan có thẩm
quyền.
Với cơ quan Nhà nước sử dụng dịch vụ mạng xã hội, Bộ quy tắc đề xuất, các
đơn vị này phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu và địa chỉ
trang mạng xã hội (dấu xanh). Người đứng đầu cơ quan hoặc người được người
đứng đầu cơ quan ủy quyền phát ngôn và cung cấp thơng tin cho báo chí chịu
trách nhiệm trước những thông tin được đăng tải trên trang mạng xã hội của cơ
quan nhà nước.
Cơ quan Nhà nước phải công khai danh tính, đầu mối liên lạc của cá nhân chịu
trách nhiệm trước những thông tin được đăng tải và cá nhân có trách nhiệm trực
tiếp thực hiện quản trị, đăng tải nội dung thông tin lên trang mạng xã hội. Nội
dung thông tin trên mạng xã hội cần phải nhất quán về nội dung với thông tin
được cung cấp trên cổng thơng tin điện tử chính thức và trên những phương tiện
truyền thông khác.
Cơ quan Nhà nước cũng phải bảo mật thông tin của công dân khi cung cấp dịch
vụ công trực tuyến thông qua trang mạng xã hội đồng thời có cơ chế khuyến
khích người dân tham gia xây dựng và phản biện một cách tích cực các vấn đề
chính sách. Nhanh chóng phản hồi những câu hỏi, những thông tin trái chiều hay

nghi vấn về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.
Lãnh đạo Bộ TT&TT cho biết, thực tiễn cho thấy, việc ban hành các văn bản
pháp lý, các quy định về quản lý nhà nước, cho dù có nghiêm ngặt đến đâu, cũng
khơng thể loại trừ hồn tồn những thơng tin xấu, độc trên mạng xã hội. Mặt trái
của mạng xã hội ln tồn tại và khơng thể xóa bỏ mà chỉ có thể hạn chế nó. Vì
thế, bên cạnh những quy định của pháp luật, cần phải có một khn khổ thể chế
12


“mềm”, để bổ sung cho các khung pháp lý chính thức của nhà nước. Việc nghiên
cứu, xây dựng, ban hành một Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, với nội dung
cốt lõi là những chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội là rất
cần thiết với tình hình hiện nay.
Cũng theo đơn vị soạn thảo, Bộ quy tắc không đi ngược lại với các cam kết của
VN trong việc đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh theo các
điều ước quốc tế mà VN đã tham gia. (Viettimes.vn 9/2, Xn Lan)Về đầu trang
Bình Thuận: Cán bộ cơng chức được hỗ trợ Tết 1 triệu đồng

Thường trực Tỉnh uỷ vừa có văn bản thống nhất chủ trương hỗ trợ cho cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, chiến sỹ thuộc các lực lượng vũ trang;
cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, những người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã và ở thôn, khu phố; các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh
nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 với mức 1 triệu đồng và 800 ngàn
đồng.
Theo đó, mức hỗ trợ 1 triệu đồng, gồm: Cán bộ, công chức, viên chức đang công
tác ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đồn thể, hội quần
chúng; cán bộ, cơng chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang
thuộc tỉnh đang được cử đi học tập trung tại các trường chuyên nghiệp, trường
bổ túc văn hóa, trường dạy nghề, các trường Đảng, Đồn thể và các trường qn
đội cịn trong biên chế ở cơ quan nhưng đã chuyển tiền lương về các trường

quản lý chi trả; cán bộ và chiến sỹ thuộc cơ quan Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ
Chỉ huy Biên phịng tỉnh, Cơng an tỉnh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa
bàn tỉnh; cán bộ hưu trí, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa; đại
biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đại
biểu HĐND cấp xã; cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã; những người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, khu phố; Bà mẹ Việt Nam anh
hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh, bệnh binh, cơng nhân viên chức bị tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ mất sức lao động từ 61% trở lên; cán bộ, công nhân
viên và giáo viên của ngành giáo dục thuộc diện hợp đồng ngắn hạn hưởng
lương khốn ngồi chỉ tiêu biên chế…
Mức hỗ trợ 800 ngàn đồng, gồm: Thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 21% đến 60%; bệnh binh có tỷ lệ mất
sức lao động từ 41% đến 60%; công nhân viên chức bị tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp có tỷ lệ mất sức lao động từ 31% đến 60%; người có cơng giúp đỡ
cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng và trợ cấp 01 lần; người hoạt động
kháng chiến hưởng trợ cấp một lần; người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động
kháng chiến bị địch bắt tù đày; thân nhân chủ yếu của liệt sỹ đang hưởng trợ cấp
hàng tháng; người phục vụ thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như
thương binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học sống ở gia
đình; thanh niên xung phong đã có quyết định hưởng chế độ thường xuyên hoặc
13


một lần; cơng chức, viên chức nghỉ chính sách đang hưởng chế độ mất sức lao
động dài hạn, nghỉ chờ hưu; tiểu đội dân quân thường trực tại các xã, phường,
thị trấn, Ban Chỉ huy quân sự huyện, thị xã, thành phố…
Kinh phí hỗ trợ được thực hiện từ định mức chi thường xuyên của các cơ quan,
đơn vị và các địa phương; từ kinh phí chi đảm bảo xã hội của tỉnh và từ ngân
sách tỉnh cấp cho các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn. (Báo Bình Thuận

10/2, Hoàng Minh Thuần)Về đầu trang
Sau 8 ngày nghỉ Tết, cả nước xảy ra 248 vụ tai nạn giao thông

Sau 8 ngày nghỉ Tết, cả nước đã xảy ra 248 vụ tai nạn giao thông, làm 161 người
thiệt mạng, 222 người bị thương.
Theo thơng tin từ Ủy ban an tồn giao thơng Quốc gia, trong ngày 9/2 (mùng 5
Tết), tồn quốc xảy ra 34 vụ tai nạn giao thông, làm 26 người thiệt mạng, 33
người bị thương và đều là tai nạn giao thông đường bộ.
Như vậy, sau 8 ngày nghỉ Tết, cả nước đã xảy ra 248 vụ tai nạn giao thông, làm
161 người thiệt mạng, 222 người bị thương. Năm nay, số ngày nghỉ tết dài hơn
số ngày nghi tết của năm trước. Như vậy, mỗi ngày trong dịp Tết này, có 20
người thiệt mạng vì tai nạn giao thông, giảm 8 người tương đương gần 30% so
với kỳ nghỉ Tết năm ngoái.
Theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, sau 6 ngày nghỉ Tết, từ
28 Tết đến mồng 4 Tết, đã có gần 36.000 ca khám, cấp cứu vì tai nạn giao thông,
chiếm gần 20% tổng số ca khám, cấp cứu trong dịp Tết. (VTV.vn 9/2)Về đầu
trang
Năm 2019, khoảng 56 triệu lao động có việc làm

Theo dự báo của Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong
năm 2019, cả nước có khoảng 56 triệu lao động có việc làm.
Thị trường lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực với lực lượng lao
động giản đơn chiếm 26,5%; nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự an tồn
xã hội và bán hàng có kỹ thuật chiếm 31,6%; thợ kỹ thuật lắp ráp và vận hành
thiết bị chiếm 12,4%, thợ thủ cơng có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật chiếm
12,4%...
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp giữ vững đà tăng, trong đó các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có nhu cầu tuyển dụng cao nhất.
Khảo sát của trang tin tuyển dụng uy tín VietnamWorks cho kết quả tương tự,
với 74% nhà tuyển dụng khẳng định nhu cầu sử dụng nhân lực của họ sẽ tăng

trong năm nay. Những ngành, nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất là tài chính,

14


đầu tư, bán hàng, hành chính, thư ký, kế tốn, marketing, chăm sóc khách
hàng... (Hà Nội Mới 10/2, Hà Hiền)Về đầu trang
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Việt Nam hướng tới xây dựng Chính phủ số lấy người dân, doanh nghiệp làm
trung tâm

Trong giai đoạn mới, Việt Nam sẽ phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu
và dữ liệu mở hướng tới Chính phủ số, đổi mới phương thức phục vụ, lấy người
dân và doanh nghiệp làm trung tâm và ra quyết định điều hành dựa trên dữ liệu
số.
Hà Nội và ngành Tài chính là 2 trong nhiều bộ, ngành, địa phương đã triển khai
cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ cao, giúp tiết kiệm thời
gian, chi phí và công sức cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục
hành chính. Theo thống kê của Bộ TT&TT, đến quý IV/2018, các bộ, ngành đã
cung cấp 1.721 DVCTT mức độ 3, 4 và số lượng DVCTT mức 3, 4 các địa
phương cung cấp là 45.247 dịch vụ.
Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Chỉ số phát triển CPĐT của Việt Nam trong 2
kỳ gần đây - năm 2016 và 2018 đều tăng. Cụ thể, năm 2016, chỉ số phát triển
CPĐT Việt Nam xếp thứ 89/193 quốc gia, trong đó chỉ số DVCTT tăng 8 bậc.
Năm 2018, cùng với việc tăng 1 bậc về Chỉ số CPĐT, Việt Nam đã cải thiện 2/3
chỉ số thành phần, với chỉ số phát triển nguồn nhân lực tăng 7 bậc, chỉ số
DVCTT tăng 15 bậc. Các chuyên gia công nghệ của FPT, DTT nhận định, sự
phát triển đáng mừng của DVCTT thể hiện quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ,
các cơ quan nhà nước trong 2 năm qua đã được xã hội, quốc tế ghi nhận.
Các chuyên gia cũng cho hay, đối chiếu theo Mơ hình về mức độ hồn thiện của

Chính phủ số của Gartner-phiên bản 2.0 với 5 giai đoạn và các mức độ trưởng
thành tương ứng gồm CPĐT (Khởi đầu), Chính phủ mở (Đang phát triển);
Chính phủ tập trung vào dữ liệu (Được xác lập), Chính phủ hồn tồn số hóa
(Được quản lý); Chính phủ thơng minh (Tối ưu hóa), hiện Việt Nam đang quá
độ từ giai đoạn 1 qua giai đoạn 2 mà trong đó Dữ liệu đóng vai trị quan trọng
gồm cả thể chế, khả năng tích hợp/ chia sẻ dữ liệu và các tập dữ liệu mở chia sẻ
cho người dân, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đánh giá kết quả xây dựng CPĐT năm 2018, Văn phịng Chính phủ
nêu rõ các tồn tại, hạn chế: hệ thống nền tảng kết nối, liên thơng, tích hợp chia
sẻ dữ liệu triển khai chậm; các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu điện tử tại các
bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành; một số cơ sở dữ liệu quốc gia quan
trọng trong xây dựng CPĐT cũng còn chậm triển khai dẫn đến việc chia sẻ,
dùng chung các hệ thống thông tin chưa được thực hiện, ảnh hưởng đến triển
khai CPĐT. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này, theo các chuyên gia là do
hạ tầng CNTT chưa đồng bộ, thiếu hệ thống/nền tảng liên thơng, tích hợp, chia
15


sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương; tình trạng cát cứ thơng tin, dữ liệu
cịn phổ biến dẫn đến nhiều số liệu không thống nhất; thiếu khung pháp lý…
Trao đổi với Bưu điện Việt Nam, CTO Công ty FPT IS Phan Thanh Sơn cho
biết, trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0, có 3 xu hướng chuyển đổi số
đang đồng thời diễn ra ở Việt Nam, đó là từ CPĐT sang Chính phủ số cho một
xã hội số, nền kinh tế số; Thành phố, thành phố kết nối sang Thành phố thông
minh; và Công nghiệp sang Công nghiệp thơng minh hay cịn gọi là Cơng
nghiệp 4.0.
“Tham gia từ giai đoạn đầu chuẩn bị cho việc thành lập và sau đó tham gia chính
thức Ủy ban Quốc gia về CPĐT, FPT nhận thấy sự quyết tâm của Thủ tướng
Chính phủ, của các thành viên Ủy ban lan tỏa đến các thành viên Tổ công tác
trong việc đặt độ ưu tiên hàng đầu trong đầu tư và thực hiện thay đổi để việc tích

hợp, chia sẻ dữ liệu, xây dựng CSDL Quốc gia và dữ liệu mở được sớm thực
hiện đúng với mục tiêu của CPĐT hướng tới Chính phủ số cho một nền kinh tế
số, xã hội số lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm”, ơng Sơn nói.
Theo TS. Ngơ Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm sốt TTHC, Văn phịng Chính
phủ - đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo “Nghị quyết về một số nhiệm vụ, giải
pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025”,
Chính phủ nêu rõ quan điểm chỉ đạo xây dựng CPĐT theo hướng đổi mới
phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; người dân,
doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần với một loại dữ liệu. Mục tiêu
đặt ra cho giai đoạn phát triển mới là hoàn thiện nền tảng CPĐT nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng
phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển CPĐT dựa trên dữ liệu và dữ liệu
mở hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an tồn thơng
tin và an ninh mạng; đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp
hạng CPĐT của Liên hợp quốc.
Cũng theo dự thảo Nghị quyết, các chỉ tiêu cụ thể của giai đoạn 2018-2020 gồm
có: tỷ lệ TTHC đạt yêu cầu triển khai mức độ 3, 4 tăng tối thiểu 20%; tỷ lệ hồ sơ
được giải quyết trực tuyến/hồ sơ giải quyết đạt trên 20%; mức độ hài lòng của
người dân, doanh nghiệp là trên 80%; tỷ lệ kết nối phần mềm quản lý văn bản và
điều hành đạt 100% kết nối với Trục liên thông văn bản/50% với nội bộ; tỷ lệ
giải quyết hồ sơ trên mạng đạt 60% (cấp bộ, cấp tỉnh), 30% (cấp huyện) và 20%
(cấp xã); tỷ lệ gửi báo cáo điện tử đạt 50%...
Đặc biệt, về định danh điện tử gồm cả việc sử dụng các công nghệ định danh
như sinh trắc học, mobile, trong chỉ tiêu được nêu tại dự thảo Nghị quyết, giai
đoạn 2018-2020, 10% người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống CPĐT
được xác thực định danh điện tử và giai đoạn 2021-2025 tỷ lệ này là 40%. Theo
phân tích của chuyên gia FPT, điều đó có nghĩa là trong 2 năm chúng ta có thể
16



hy vọng hàng triệu người dân, doanh nghiệp có thể dùng xác thực điện tử trong
các giao dịch CPĐT. (ICTNews.vn 10/2, Vân Anh)Về đầu trang
Từ 1/3/2019, bắt đầu thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử

Từ 1/3/2019 các cơ sở y tế sẽ bắt đầu áp dụng quy định hồ sơ bệnh án điện tử
theo thơng tư 46/2018/TT-BYT, theo đó các bệnh viện hạng I sẽ quản lý hồ sơ
bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật
Khám bệnh, chữa bệnh.
Theo thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế từ 1/3/2019
các cơ sở y tế sẽ bắt đầu áp dụng quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Thông tư quy
định việc lập, sử dụng và quản lý hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh,
chữa bệnh.
Thông tư 46 quy định chi tiết việc lập, sử dụng và quản lý hồ sơ bệnh án điện tử
tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy
định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Nguyên tắc thực hiện là mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ
bệnh án điện tử tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án điện tử phải
đáp ứng các yêu cầu như: phải ghi nhận tồn bộ nội dung thơng tin như hồ sơ
bệnh án giấy. Phải có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin
được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử.
Hồ sơ bệnh án điện tử phải tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định
tại Mục 2, Chương II Luật An tồn thơng tin mạng. Cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh được phép sử dụng, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho hồ sơ bệnh án
giấy khi đáp ứng các quy định tại Thơng tư này.
Thơng tư sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/3/2019.
Theo lộ trình thực hiện, giai đoạn từ 2019 – 2023 các cơ sở y tế hạng 1 sẽ nâng
cấp hệ thống CNTT để áp dụng quy định về bệnh án điện tử. Các cơ sở y tế khác
tùy thuộc điều kiện, năng lực thực tế để chuẩn bị các điều kiện triển khai các
quy định về bệnh án điện tử.

Giai đoạn 2 từ 2014 – 2028, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc bắt
buộc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. (ICTNews.vn 10/2, PV)Về đầu trang
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
Đầu năm, Bộ trưởng Tài chính nói chuyện thu chi ngân sách, nợ cơng

Bộ trưởng Tài chính chia sẻ, năm 2019 sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa
chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước; thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí; cơ cấu lại ngân sách nhà nước.
17


Chia sẻ về những kết quả đạt được của ngành tài chính, Bộ trưởng Tài chính
Đinh Tiến Dũng cho hay, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà
nước (NSNN) và tài chính cơng thời gian qua đạt kết quả toàn diện, bám sát các
mục tiêu quan trọng.
Cụ thể, thu ngân sách các năm 2016 - 2018 đều vượt dự tốn, đạt tỷ lệ động viên
thu bình qn 3 năm 2016 - 2018 trên 25%GDP (trong đó từ thuế, phí đạt trên
21% GDP); tăng tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước (trên
80%).
Trong khi đó, điều hành chi NSNN theo đúng dự tốn được Quốc hội quyết
định, triệt để tiết kiệm, sắp xếp các khoản chi phù hợp với tiêu chuẩn, định mức
quy định, gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.
"Qua đó, cơ cấu chi chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng thực hiện chi
đầu tư phát triển bình quân lên mức 27 - 28%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên
thực hiện xuống mức 63%, trong khi vẫn bảo đảm nguồn thực hiện cải cách tiền
lương tăng 7%/năm theo Nghị quyết của Quốc hội, các nhiệm vụ chi quốc
phịng - an ninh và các chính sách an sinh xã hội quan trọng, cấp thiết khác", Bộ
trưởng nói.
Đáng lưu ý, Bộ trưởng cho hay, bội chi và nợ cơng được kiểm sốt chặt chẽ. Số
tuyệt đối bội chi các năm (2016, 2017 và 2018) đều giảm so với dự toán; giảm

dần tỷ lệ bội chi so với GDP (năm 2016 là 5,52% GDP - tính theo quy định của
Luật NSNN năm 2015 là 5,12%; năm 2018 ước dưới 3,6%GDP.
Theo Bộ trưởng, trong 3 năm qua, tốc độ tăng nợ công đã giảm gần một nửa
(giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 18,1%; 3 năm 2016-2018 tăng bình quân
9,6%/năm), góp phần kéo tỷ lệ nợ cơng giảm từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016
xuống còn 61,4% GDP cuối năm 2017; năm 2018 đánh giá khoảng 61% GDP.
"Nhiều giải pháp cơ cấu lại nợ được thực hiện theo hướng tăng kỳ hạn vay, giảm
các loại rủi ro lãi suất, tỷ giá, thanh khoản", Bộ trưởng cho biết.
Người đứng đầu ngành tài chính cũng nhấn mạnh, năm 2019 là năm thứ ba của
thời kỳ ổn định NSNN giai đoạn 2017 - 2020, có ý nghĩa quan trọng trong việc
đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn
2016 - 2020.
"Năm 2019 sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả; tăng
cường kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí; cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ cơng theo hướng an tồn, bền vững,
18


tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, gắn với đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy,
tinh giản biên chế...", ơng Dũng nói.
Liên quan tới dự tốn NSNN năm 2019, Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội
cho thấy, cơ quan chức năng chỉ liệt kê dự toán chi trả nợ lãi vay 124.800 tỷ
đồng nhưng khơng có chi trả nợ gốc. Trong khi ấy, Kiểm toán Nhà nước đã bày
tỏ lo lắng, khoản chi trả nợ gốc năm 2019 khoảng 197.000 tỷ đồng có thể gây áp
lực lớn cho ngân sách.
Phản hồi về lo lắng này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, trong giai đoạn
2013 - 2015, nền kinh tế chịu tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu, để
có nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ, ổn định kinh tế vĩ mô, chống chịu
với các tác động từ bên ngồi.

Chính vì vậy, NSNN đã phải huy động một khối lượng lớn nguồn lực trong điều
kiện thị trường vốn trong nước chưa phát triển, với kỳ hạn vay nợ chủ yếu là từ
3 - 5 năm, dẫn đến nhu cầu trả nợ gốc tăng nhanh trong một vài năm gần đây
(năm 2017 là 144 nghìn tỷ đồng, 2018 là 146,77 nghìn tỷ đồng, 2019 dự kiến là
181,97 nghìn tỷ đồng; nếu tính cả chi trả nợ gốc của NSĐP, thì tổng số chi trả nợ
gốc năm 2019 là 197 nghìn tỷ đồng).
"Tuy nhiên, Chính phủ đã tích cực cơ cấu nợ cơng cả về kỳ hạn, lãi suất, cơ cấu
vay trong nước và ngoài nước, cơ cấu nhà đầu tư theo hướng bền vững hơn.
Cộng với việc kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN nên mặc dù chi trả nợ gốc tăng
nhanh, nhưng việc huy động vốn cho NSNN không tạo ra các áp lực đối với thị
trường", Bộ trưởng khẳng định.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, theo thông lệ quốc tế, kể từ khi Luật NSNN 2015
có hiệu lực, thì khoản chi trả nợ gốc không đưa vào cân đối NSNN. Tuy nhiên,
việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, kể cả nợ trong và ngoài nước, vẫn được
thực hiện đầy đủ, kịp thời, khơng làm tăng tỷ lệ nợ Chính phủ, đảm bảo an tồn
tài chính quốc gia.
"Các năm tới, theo kế hoạch, thì quy mơ chi trả nợ gốc tiếp tục tăng. Tuy nhiên,
triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Quốc hội về cơ cấu lại NSNN,
kiểm soát bội chi ở mức 3,6% GDP năm 2019 và 3,4% GDP năm 2020; cơ cấu
lại nợ công theo kế hoạch trung hạn về nợ đã báo cáo cấp thẩm quyền, thì quy
mơ nợ cơng có xu hướng giảm, nền tài chính quốc gia bền vững hơn", ơng nói
thêm.
Riêng về quản lý nợ công, Bộ trưởng khẳng định, thời gian tới, trước mắt trong
các năm 2019, 2020, Bộ Tài chính tiếp tục kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước
dưới 4%; tăng tích lũy cho đầu tư phát triển và dành một phần để trả nợ vay để
giảm áp lực huy động vốn vay mới, tạo điều kiện giảm dần nợ công.
19


Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay mới; chỉ vay cho bù đắp bội chi để

đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên; kiên quyết không sử dụng
vốn vay cho các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế xã hội thấp hoặc không rõ
ràng; Tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc cấp bảo lãnh Chính phủ; Thực
hiện tái cơ cấu nợ cơng đồng bộ với các giải pháp phát triển thị trường vốn trong
nước.
Cùng với đó, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn đối với nợ của Chính phủ, nợ của
chính quyền địa phương; tăng cường kiểm tra giám sát, đôn đốc để đảm bảo việc
trả nợ đối với vay về cho vay lại và các khoản nợ có bảo lãnh của Chính phủ...
(Dân Trí 9/2, Phương Dung)Về đầu trang
PHÁP LUẬT
Vụ tai nạn 3 người chết ở Thanh Hóa: Xe biển xanh của Kho bạc nhà nước tỉnh

Sáng 9-2, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, trung tá Nguyễn Việt Hùng - phó trưởng
phịng Cảnh sát giao thơng Cơng an tỉnh Thanh Hóa - cho biết qua xác minh từ
hồ sơ lưu trữ, chiếc xe ô tô 7 chỗ biển số xanh 36B-2286 là của Kho bạc nhà
nước tỉnh Thanh Hóa đăng ký, phân cho Kho bạc nhà nước huyện Ngọc Lặc
quản lý, sử dụng.
"Sau khi vụ tai nạn giao thông làm 3 người chết, 5 người bị thương trên quốc lộ
1A, đoạn qua xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa xảy ra sáng 8-2, Phịng Cảnh sát
giao thơng nhanh chóng phối hợp với cơ quan chức năng vào cuộc xác minh.
Hiện nay, toàn bộ hồ sơ vụ việc đã được chuyển đến Cơ quan Cảnh sát điều tra
Cơng an huyện Hoằng Hóa điều tra theo thẩm quyền" - trung tá Nguyễn Việt
Hùng cho biết thêm.
Sáng 9-2 qua điện thoại, ông Lê Văn Tuấn - chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc cho biết sau khi vụ tai nạn xảy ra làm 3 người chết, 5 người bị thương chủ yếu là
công dân huyện Ngọc Lặc và liên quan đến chiếc xe ô tô biển xanh của Kho bạc
nhà nước huyện Ngọc Lặc, lãnh đạo đơn vị này đã báo cáo với Huyện ủy,
UBND huyện về vụ tai nạn.
Theo đó, chiếc xe ơ tơ 7 chỗ nói trên bị hỏng từ trước Tết Nguyên đán nên đơn
vị đem đến xưởng ở TP Thanh Hóa để sửa chữa. Sau khi sửa chữa xong, sáng 82, lãnh đạo Kho bạc huyện giao cho tài xế xe này đến xưởng lấy xe đưa về đơn
vị thì xảy ra vụ tai nạn.

"Lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện Ngọc Lặc đã đến thăm hỏi, chia buồn, động
viên gia đình có nạn nhân xấu số và hỗ trợ những người bị thương trong vụ tai
nạn giao thông nêu trên" - ông Lê Văn Tuấn cho biết.

20


Sáng 9-2, Tuổi Trẻ Online đã liên hệ với lãnh đạo Kho bạc nhà nước huyện
Ngọc Lặc để biết thêm thông tin về vụ việc liên quan đến xe ô tơ biển xanh của
đơn vị này, nhưng chưa có kết quả. (Tuổi Trẻ 9/2, Hà Đồng)Về đầu trang
THẾ GIỚI
Tổng thống Mỹ thông báo sẽ gặp lãnh đạo Triều Tiên tại Hà Nội

Ngày 8/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết cuộc gặp của ông với Nhà
lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào cuối tháng 2 sẽ diễn ra tại Hà Nội.
Trên trang mạng xã hội Twitter, ông Trump viết: "Các phái viên của tôi vừa rời
Triều Tiên sau một cuộc họp rất hiệu quả và đã thống nhất thời gian, địa điểm
cho cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai với ông Kim Jong-un. Cuộc gặp này sẽ
diễn ra tại thành phố Hà Nội của Việt Nam vào ngày 27 và 28/2. Tôi mong đợi
cuộc gặp với ngài Kim Jong-un và tiến tới xây dựng hịa bình".
Trước đó, Tổng thống Trump đã thông báo Việt Nam là địa điểm cuộc gặp trong
bài phát biểu Thông điệp Liên bang ngày 5/2 nhưng chưa công bố thành phố cụ
thể. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino ngày 7/2 cảm ơn Việt
Nam, nói rằng quan hệ Việt - Mỹ là minh chứng cho thấy hai nước cựu thù có
thể khép lại quá khứ xung đột để trở thành đối tác.
Mỹ từng giao tranh với Triều Tiên trong cuộc chiến 1950 - 1953. Về mặt lý
thuyết, cuộc chiến này chưa kết thúc vì các bên chỉ ký hiệp định ngừng bắn chứ
chưa ký hiệp ước hịa bình.
Hai nhà lãnh đạo Trump và Kim Jong-un lần đầu tiên gặp thượng đỉnh tại
Singapore vào tháng 6 năm ngoái. Tổng thống Mỹ hy vọng cuộc gặp thượng

đỉnh lần hai sẽ giúp hai nước xóa bỏ các bất đồng và đạt được bước tiến thực
chất.
Đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề Triều Tiên Stephen Beigun tuần này đến
Bình Nhưỡng để chuẩn bị cho họp thượng đỉnh. Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 8/2
thơng báo Beigun sẽ có thêm một cuộc gặp nữa với các đối tác Triều Tiên trước
thềm cuộc họp Trump - Kim.
Ngày 6/2, trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước phát
biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong Thông điệp Liên bang đề cập đến
việc Thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên dự kiến diễn ra tại Việt Nam vào
ngày 27-28/2/2019 tới, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu
Hằng nêu rõ: "Việt Nam hoan nghênh việc Hoa Kỳ và Triều Tiên gặp thượng
đỉnh lần hai. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ đối thoại nhằm duy trì hịa bình, an
ninh, ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực,
phối hợp với các bên liên quan để cuộc gặp thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần

21


hai thành cơng, góp phần vào mục tiêu nói trên". (Báo Chính Phủ Điện Tử 9/2,
Thu Hà)Về đầu trang
Tổng thống Putin miễn nhiệm hàng loạt tướng an ninh

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 8/2 đã ký sắc lệnh miễn nhiệm hàng loạt
tướng tại các cơ quan gồm Bộ Nội vụ, Ủy ban Điều tra, Bộ Tình trạng khẩn cấp
và Tịa án liên bang.
Theo TASS, sắc lệnh được đăng tải trên cổng thông tin điện tử pháp lý ngày 8/2
cho biết, Tổng thống Putin đã miễn nhiệm đối với một số quan chức hành pháp
cấp cao.
Trong số các quan chức này có 3 tướng thuộc Bộ Nội vụ Nga gồm Thiếu tướng
Sergei Solopov, người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng và an ninh kinh tế

Moscow; Thiếu tướng cảnh sát Rafail Gilmanov, Thứ trưởng Bộ Nội vụ của
Cộng hòa Tatarstan; Thiếu tướng Alexander Kuznetsov, Phó giám đốc Cơ quan
Nội vụ vùng Krasnodar.
Danh sách miễn nhiệm cũng bao gồm 2 tướng thuộc Ủy ban điều tra Nga, 1
tướng thuộc Tòa án liên bang và đại tá Alexander Rasstrygin, Phó giám đốc thứ
nhất Ủy ban điều vùng Krasnoyarsk. Ba tướng của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga
cũng thuộc diện cho về hưu. (Dân Trí 9/2, Minh Phương)Về đầu trang./.
SỞ THƠNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

22



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×