Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

05122013_Ban_tin_Quang_Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.12 KB, 19 trang )

BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ
(Tin Quảng Nam ngày 05 tháng 12 năm 2013)
TIN TỨC – SỰ KIỆN.....................................................................................2
1. Phó Thủ tướng kiểm tra tiến độ xây Tượng Mẹ Việt Nam Anh hùng........2
2. Khu đơ thị Điện Nam-Điện Ngọc đón nhận Huân chương Lao động........2
BÌNH LUẬN VỀ THỦY ĐIỆN XẢ LŨ.........................................................3
3. Thủy điện và trách nhiệm...........................................................................3
4. Để lũ thủy điện không cịn hại dân.............................................................5
QUẢN LÝ.......................................................................................................6
5. Thủy điện lấy đi nghìn ha rừng chỉ trồng lại một.......................................6
CƠNG THƯƠNG............................................................................................8
6. Điện Bàn: Phí cao, tiểu thương đòi “tẩy chay” chợ mới............................8
7. Nghỉ Tết Nguyên Đán 9 ngày, doanh nghiệp vội vã “chạy” đơn hàng......9
KIỂM LÂM.....................................................................................................9
8. Đại Lộc: Kỳ lạ “bùa hộ mệnh” giữa khu dân cư đơng đúc........................9
9. Đại Lộc: Tình trạng vận chuyển gỗ lậu diễn biến phức tạp.....................11
NƠNG NGHIÊP............................................................................................11
10.Tiếp nhận 20.000 lít hóa chất sát trùng....................................................11
GIAO THƠNG..............................................................................................12
11.Xuất hiện nhiều ổ trâu, ổ gà trên quốc lộ 1A...........................................12
PHÁP LUẬT.................................................................................................13
12.Thăng Bình: Khởi tố tài xế gây tai nạn khiến 2 người chết.....................13
MÔI TRƯỜNG.............................................................................................13
13.Nghiên cứu thành công đề tài về hệ thống cảnh báo lũ trực tuyến..........13
14.5,8 tỷ đồng đầu tư 15 dự án ứng phó biến đổi khí hậu.............................14
VĂN HĨA.....................................................................................................14
15.Tổ chức Triển lãm ảnh “Hội An, Ngày ấy – Bây giờ”.............................14
16.Quảng Nam tham gia Câu lạc bộ các di sản thế giới tại Việt Nam..........14
17.Hội An: Giới thiệu sách tiếng Anh về di tích Hội An..............................15
18.Hội An: Phịng, chống cháy nổ cho di tích...............................................15
19.Ngư dân kéo lưới được chum cổ..............................................................16


XÃ HỘI.........................................................................................................16
20.Quế Sơn: Trao nhà tình thương cho hộ nghèo.........................................16

1


21.Quỹ Hỗ trợ Phát triển Huế cứu trợ bão lũ tại Quảng Nam.......................17
22.Phước Sơn: Trẻ nhỏ đã phải phụ giúp gia đình........................................17
23.Quỹ Từ thiện Honda trao tặng thư viện cho Quảng Nam........................18
TIN VẮN.......................................................................................................18
ĐIÊM TIN ĐÃ ĐƯA....................................................................................18
TIN TỨC – SỰ KIỆN
Phó Thủ tướng kiểm tra tiến độ xây Tượng Mẹ Việt Nam Anh hùng

Sáng 4/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi kiểm
tra tiến độ xây dựng cơng trình Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng tại núi
Cấm, thành phố Tam Kỳ.
Đây là cơng trình do Tỉnh ủy phối hợp với Đài Tiếng Nói Việt Nam phát động
xây dựng năm 2004, chính thức khởi cơng năm 2009, lấy nguyên mẫu mẹ
Nguyễn Thị Thứ, quê ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn.
Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc khẳng định: “Đây là cơng trình mỹ thuật mang tính thời đại vì vậy cần
đảm bảo nâng cao tính nghệ thuật, tính hiện thực, hài hịa. Bên cạnh đó là tiếp
tục quan tâm để có sự chỉ đạo về mặt tinh thần, cố gắng bố trí khả năng nguồn
lực và các điều kiện thi cơng, nhất là mặt kinh phí. Chính phủ sẽ cố gắng cùng
với địa phương thúc đẩy công trình này nhanh chóng hồn thành đúng tiến độ,
đảm bảo chất lượng”. (TTXVN 05/12, Website Đài Tiếng Nói Việt Nam 04/12,
Nhân Dân 05/12, tr1+3, Thể Thao & Văn Hoá Online 04/12, Người Lao Động
05/12, tr2, Tuổi Trẻ 05/12, tr2, Công An Nhân Dân 05/12, tr1) (về đầu trang)
Khu đô thị Điện Nam-Điện Ngọc đón nhận Huân chương Lao động


Ngày 4/12, Khu đô thị mới Điện Nam-Điện Ngọc tổ chức kỷ niệm 10 năm
thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Ủy viên Bộ Chính trị,
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự.
Khu đô thị mới này hội tụ các lợi thế để phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, tạo
điều kiện sinh sống lâu dài cho hàng vạn người dân. Sự đa dạng của dự án đầu

2


tư đã tạo sự hấp dẫn riêng cho khu đô thị với tiềm năng phát triển y tế, giáo
dục, văn hóa, dịch vụ, khu thương mại, khu dân cư...
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc xây dựng Khu đô thị mới
Điện Nam-Điện Ngọc là một chủ trương lớn của Chính phủ, là nguyện vọng
của các tầng lớp nhân dân địa phương, phù hợp với q trình cơng nghiệp hóahiện đại hóa và đơ thị hóa đất nước.
Bên cạnh đó, Ban Quản lý dự án Khu đơ thị mới cần tạo điều kiện nhất để các
nhà đầu tư triển khai dự án. Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương
ổn định cuộc sống người dân. Các nhà đầu tư cần nỗ lực hơn nữa trong việc
tập trung nguồn lực, triển khai nhanh dự án để đưa vào khai thác, sử dụng.
(TTXVN 05/12, Chinhphu.vn 04/12, Vietnamplus.vn 04/12, Thanh Niên Online
04/12, Tin Tức 05/12, tr3, Nhân Dân 05/12, tr1+5, Lao Động 05/12, tr3) (về đầu

trang)
BÌNH LUẬN VỀ THỦY ĐIỆN XẢ LŨ
Thủy điện và trách nhiệm

Vấn đề về phát triển thủy điện ở Việt Nam từng gây tranh cãi trong thời gian
dài và mới đây lại được đưa lên bàn nghị sự của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa
XIII. Ngồi việc cần phải cơng khai quy trình xả lũ, thì vấn đề phân cấp quản
lý, quy hoạch, giám sát các cơng trình thủy điện cũng được dư luận xã hội hết

sức quan tâm.
Có vấn đề rất mới được dư luận quan tâm, đó là việc Thủ tướng giao Bộ
NN&PTNT chủ trì sửa đổi quy định về an tồn hồ đập, trong đó đặc biệt chú ý
đến vấn đề trách nhiệm của những người truyền tin.
Phó Thủ tướng Hồng Trung Hải cho biết, các địa phương đều báo cáo chưa
có thủy điện nào xả lũ sai quy trình, nhưng đi thực tế xuống huyện xã, vẫn có
trường hợp người dân nói không được báo trước, chỉ đến khi thấy ướt lưng
mới biết lũ về. Vì thế, quy định sửa đổi phải nhấn mạnh đến trách nhiệm của
những người truyền tin. Cụ thể như người chịu trách nhiệm thơng báo của ban
phịng chống lụt bão là ai, chính quyền địa phương là ai, chủ hồ là người
nào… thì khi đó mới quy trách nhiệm được.

3


Cũng là vấn đề trách nhiệm, hàng loạt sự cố như vỡ đập ở Gia Lai, nứt thân
đập ở Quảng Nam, xả lũ ở một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã gây ra
những mối quan ngại về vấn đề an toàn và quản lý vận hành đập. Vậy thì, đơn
vị, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm vẫn là câu hỏi cần được trả lời.
Theo kết quả chương trình giám sát của Quốc hội vừa được cơng bố, có tới
30% thủy điện nhỏ chưa được kiểm định về an tồn, 66% chưa có phương án
bảo vệ được phê dụt và 55% số đập chưa có phương án phịng chống lụt
bão..., thì những việc “chưa” nêu trên, tại sao lại không quy ra được trách
nhiệm?
Hơn nữa, tại một số dự án thủy điện, đã có tình trạng lợi dụng quyết định mở
công trường cho khai quang rừng với quy mô lớn hơn so với yêu cầu để khai
thác gỗ, hoặc khai thác khoáng sản trái phép, thế mà những chủ dự án vẫn
khơng phải chịu trách nhiệm gì. Vẫn theo logic vừa nêu, thì sự lỏng lẻo trong
cơng tác quản lý, thẩm định các dự án, thì rõ ràng các cơ quan chức năng và
chính quyền địa phương (nơi có dự án) phải trách nhiệm trong việc phê duyệt,

giám sát.
Thực tế thì thủy điện vẫn được đánh giá là nguồn năng lượng sạch, có thể tái
tạo, ngồi việc phát điện cịn góp phần giảm lũ cho hạ du, điều tiết nước cho
nông nghiệp... đặc biệt khi các nguồn năng lượng mới như thủy triều, mặt trời,
gió... chưa được phổ biến tại nước ta. Tuy nhiên, khơng thể lấy đó để lấp liếm
những tác động tiêu cực của thủy điện đối với đời sống xã hội.
Thủ tướng đã yêu cầu rà soát lại gần 7.000 hồ thủy lợi, thủy điện. Tại Kỳ họp
thứ 6, Quốc hội khóa XIII vừa qua, Thủ tướng tiếp tục khẳng định, sẽ chỉ đạo
các cơ quan chức năng, các địa phương rà soát, đánh giá lại toàn bộ các thủy
điện liên quan tới vấn đề an tồn hồ đập; quy trình vận hành hồ chứa; công
khai thông tin, trách nhiệm quản lý, trách nhiệm của chủ đầu tư. (Tin Tức
05/12, tr4) (về đầu trang)

4


Để lũ thủy điện khơng cịn hại dân

Với lũ thủy điện, khơng có chụn bị động trước thảm họa, khơng “cá cược”
với sự an tồn của người dân, càng khơng chấp nhận thủy điện vô can khi
thảm họa xảy ra.
Sau những đợt mưa lũ kép xảy ra ở miền Trung những ngày qua, nhiều ý kiến
cho rằng phải truy cứu trách nhiệm thủy điện vì xả lũ ồ ạt. Tuy nhiên, kết luận
của các cơ quan quản lý là thủy điện đã làm đúng quy trình. Tại nhiều nước
khác trên thế giới, thủy điện phải có cơ chế ứng phó khẩn cấp nếu xuất hiện
lượng mưa lớn ngoài tầm dự báo.
Trên thực tế, nước ta vẫn là quốc gia thiếu điện và thủy điện là nguồn năng
lượng quan trọng, khả thi về kinh phí, kỹ thuật, nhân lực… so với nhiệt điện,
phong điện hay điện hạt nhân. Tính đến hết năm 2012, nước ta có đến 195 dự
án thủy điện hoạt động với tổng công suất lên đến 11.000 MW, chiếm khoảng

36% nhu cầu về điện quốc gia.
Đáng tiếc, thời gian qua hình ảnh thủy điện đang bị xấu đi trong mắt người
dân khi những báo cáo tác động môi trường so với lợi ích thủy điện đem lại
chênh lệch quá lớn. Đặc biệt là hậu quả từ việc xả lũ khơng tính tốn đã khiến
thủy điện trở thành nỗi lo canh cánh, là cơn ác mộng cướp mất tài sản, tính
mạng của người dân.
Cuối cùng, sau tất cả tác hại hiển nhiên trong đợt lũ thủy điện vừa qua tại Gia
Lai, Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi… các nhà quản lý đã phải
đặt ra vấn đề xem xét lại quy hoạch xây dựng thủy điện nói chung và quy trình
xả lũ nói riêng. Việc làm này là cần thiết và hồn tồn có thể làm được từ việc
học tập nước bạn bởi Việt Nam đã đi sau khá lâu cả về phát triển thủy điện lẫn
quản lý nguồn năng lượng này. (Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh 04/12,
tr15) (về đầu trang)

5


QUẢN LÝ
Thủy điện lấy đi nghìn ha rừng chỉ trờng lại một

Hàng chục ngàn ha rừng khu vực miền Trung - Tây Nguyên (trong đó có
Quảng Nam) bị chặt trắng trong các năm qua, để nhường chỗ cho các cơng
trình thủy điện. Báo cáo các dự án đều “hứa hẹn” cơng trình hồn tất thì rừng
sẽ được trả lại ngun vẹn… thế nhưng thực tế lại không phải vậy!
Khi công trình xây xong, lời hứa cũng trơi theo dịng nước. Rừng khơng cịn,
dù thủy điện xả có “đúng quy trình” thì người dân hạ du vẫn ngập lút mặt.
Điều tra của Lao Động về hiện trạng rừng bị phá vì các cơng trình thủy điện
dưới đây phần nào phản ánh được thực tế này.
Hàng chục dự án thủy điện ở Quảng Nam đã ngốn cả chục ngàn ha rừng,
nhưng lại chỉ trồng bồi hồn chưa đầy 1/2.000 diện tích rừng đã lấy đi. Nhiều

năm qua, các thủy điện đã phát điện, nhưng hầu hết các chủ đầu tư thủy điện
đều không trồng rừng thay thế, hoặc không chịu chi trả kinh phí để các địa
phương tổ chức trồng rừng thay thế.
Theo UBND tỉnh, diện tích đất rừng dự kiến thu hồi để đầu tư các cơng trình
thủ điện là 11.384ha, diện tích đã thu hồi là hơn 7.047,6ha, trong đó hơn
3.000ha là rừng tự nhiên, đặc dụng, phòng hộ. So với tổng diện tích đất rừng
và đất khác của các huyện miền núi đã thu hồi để triển khai các dự án kinh tế xã hội, thì diện tích thu hồi để thực hiện các cơng trình thủy điện chiếm
34,6%. Cụ thể, 10 cơng trình thủy điện theo quy hoạch bậc thang sông Vu Gia
- Thu Bồn chiếm 8.717ha, 34 cơng trình thủy điện vừa và nhỏ chiếm 2.666ha.
Hơn 282ha rừng phải nhường chỗ cho hành lang đường điện các dự án thủy
điện. Thêm nữa, 14 chủ đầu tư các dự án thủy điện đang trình UBND tỉnh
duyệt cấp thêm hơn 2.156,4ha đất rừng sử dụng cho mục đích thủy điện. Chủ
trương của tỉnh là yêu cầu các chủ đầu tư phải trồng lại diện tích rừng tương
đương với diện tích rừng và đất rừng mà dự án chiếm dụng... Tuy nhiên, hơn 8
năm qua, việc trồng lại rừng thay thế cho những diện tích rừng đã mất của các
chủ đầu tư thủy điện chưa đạt 1/1.000.

6


Theo Chi cục Lâm nghiệp tỉnh, có 17 cơng trình thủy điện đã lấy mất 2.000ha
rừng tự nhiên. Đến nay, chỉ có 10/17 chủ đầu tư lập và được duyệt phương án
trồng rừng thay thế, nhưng cũng chỉ trồng, khoanh ni tái sinh được khoảng
200ha rừng. Trong đó, chủ thủy điện Sông Bung 5 đã trồng và khoanh nuôi tái
sinh 123ha rừng thay thế, chủ thủy điện Sông Bung 4 trồng và khoanh ni tái
sinh được 80ha rừng thay thế.
Ơng Phan Sĩ Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh cho biết, hầu
hết các chủ đầu tư thủy điện đều không lập phương án trồng rừng thay thế,
hoặc có phương án rồi nhưng khơng trồng, cũng khơng chuyển kinh phí cho
các địa phương, đơn vị tổ chức trồng...

Cụ thể, như Công ty Cổ phần thủy điện Geruco Sông Cơn 2, mặc dù đã có
phương án trồng rừng thay thế được phê duyệt từ đầu năm 2011, nhưng đến
nay vẫn không chịu chi trả hơn 3,3 tỉ đồng để Ban quản lý rừng phịng hộ
Sơng Cơn trồng thay thế 70ha rừng... Chủ đầu tư thủy điện Đăk Mi 4, mặc dù
lấy hơn 1.100ha rừng, trong đó đến 712ha là rừng tự nhiên, nhưng từ năm
2007 đến nay vẫn chưa lập phương án trồng rừng thay thế.
Cũng theo ông Hùng, mặc dù năm nào UBND tỉnh cũng có văn bản hối thúc,
Chi cục Lâm nghiệp kiểm tra, đôn đốc, nhưng cũng chỉ dừng lại ở phê bình,
chứ khơng xử lý được, bởi khơng có chế tài. “Việc các thủy điện khơng chịu
trồng rừng bồi hồn đã gây hậu quả nặng cho hạ du, vì hầu hết rừng bị mất là
rừng đầu nguồn, phòng hộ. Điều này cũng ảnh hưởng lại đối với chính các
thủy điện, đất rừng xói mịn bồi lấp lịng hồ...”.
Theo ơng Dương Chí Cơng – Giám đốc Sở TN&MT chia sẻ, các chủ đầu tư
thủy điện chỉ chăm chú việc xây dựng cơng trình và thu lợi nhuận, vô trách
nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế... Ngồi ra, việc tìm
diện tích đất để trồng rừng thay thế cũng đã là một khó khăn, bởi hầu hết diện
tích đất trống đồi trọc đã giao cho người dân sử dụng. Chưa nói đến việc, tính
đa dạng sinh học trong rừng trồng không cao, khi trồng thông thường chỉ
trồng 1 loại cây, không tạo thành các quần thể sinh thái.

7


Hệ lụy của việc vừa mất rừng, vừa không trồng rừng thay thế đã khiến lũ lụt,
sạt lở đất ngày càng nặng nề hơn. Theo ơng Phan Đức Tính - Phó Chủ tịch
huyện Đại Lộc cho biết, địa phương nằm dưới chân các thủy điện, liên tục bị
lũ gây thiệt hại nặng nề. Nguyên nhân không chỉ do thủy điện xả lũ chồng, mà
còn do rừng đầu nguồn bị thủy điện lấy mất, khiến lũ đổ về nhanh và dâng cao
bất thường. (Lao Động 04/12, tr1+7) (về đầu trang)
CÔNG THƯƠNG

Điện Bàn: Phí cao, tiểu thương đòi “tẩy chay” chợ mới

Ngày 3/12, hàng trăm tiểu thương ở chợ Điện Nam, xã Điện Nam Trung đã
phản ứng trước việc phải gấp rút di dời về khu chợ mới bn bán với khoản
phí quá cao.
Ngày 21/11, các tiểu thương ở chợ cũ được đại diện của công ty lập thỏa thuận
đặt cọc mỗi tiểu thương muốn vào chợ mới buôn bán là 1 triệu đồng. Theo
thỏa thuận, đến ngày 25/11 các tiểu thương phải giao đủ số tiền thuê mặt bằng
trong vòng 10 năm.
Cụ thể, đối với những kiôt kinh doanh quần áo: diện tích 4m 2 là 14 triệu đồng,
9m2 là 20 triệu đồng, cịn những tiểu thương bn bán hàng thịt, cá với diện
tích 3m2 phải đóng tổng cộng 7 triệu đồng. Ngồi ra, mỗi tháng tiểu thương
phải nộp phí bn bán từ 300.000-1 triệu đồng tùy theo mặt hàng kinh doanh.
Các tiểu thương cho biết, mức thu phí hằng tháng này cao gấp 3-4 lần so với
chợ cũ, đồng thời số tiền thuê mặt bằng phải nộp quá nhiều nên họ khó xoay
xở để nộp một lần. “Lúc ký thỏa thuận, chúng tơi ai nấy đều sợ vì họ (chủ đầu
tư) bảo nếu không chồng đủ tiền trước ngày 25/11 thì sẽ nhượng lại kiơt cho
người khác nên chúng tơi đồng loạt ký. Hiện nay chúng tơi vẫn chưa đóng
thêm đồng nào cả ngoài tiền đặt cọc. Các tiểu thương đã họp với nhau và
thống nhất nếu ép quá thì chúng tôi sẽ tẩy chay không bán buôn ở chợ mới”.
Ơng Trần Cơng Tuấn - Giám đốc Cơng ty TNHH một thành viên đầu tư và
xây dựng Nguyên Thịnh Phát nói: “Tơi bỏ tiền và vay ngân hàng đầu tư ngôi
chợ mới đến 30 tỉ đồng. Tôi đã tạo điều kiện cho tiểu thương ở chợ cũ và miễn
thu phí ba tháng đầu buôn bán. Dự kiến đến ngày 12/12 chợ sẽ đi vào hoạt

8


động, nhưng đến thời điểm này chỉ mới có 3-4 tiểu thương đóng đủ số tiền
thuê mặt bằng trong 10 năm. Nếu những người ở chợ cũ không đồng ý về chợ

mới, chúng tơi buộc lịng phải kêu gọi những tiểu thương khác có nhu cầu đến
bn bán”.
Sáng 3/12, ơng Trần Úc - Phó Chủ tịch huyện Điện Bàn cho biết: “Chúng tôi
đã làm việc với đại diện công ty và nghe báo cáo tiến độ cơng trình. Đến ngày
9/12, hụn sẽ nghiệm thu cơng trình trước khi chợ mới đi vào hoạt động, cịn
việc giá cả mặt bằng thì chủ đầu tư làm việc trực tiếp với các tiểu thương”.
(Tuổi Trẻ Online 04/12) (về đầu trang)
Nghỉ Tết Nguyên Đán 9 ngày, doanh nghiệp vội vã “chạy” đơn hàng

Thủ tướng vừa đồng ý với đề xuất nghỉ 9 ngày từ 28/1/2014 (28 tháng Chạp)
đến hết ngày 05/2/2014 (mùng 6 tháng Giêng). Như vậy, thời gian nghỉ Tết
đều bắt đầu và kết thúc sớm hơn năm ngoái. Trong việc này, các doanh nghiệp
đều có tâm trạng vừa mừng, vừa lo.
Ơng Nguyễn Hợi – Phó Bí thư Đồn khối doanh nghiệp tỉnh cho biết, một số
doanh nghiệp các ngành như may mặc, giày da, kính… thì lịch nghỉ Tết này
gây nhiều vất vả cho lao động bởi theo dương lịch đây là giai đoạn cao điểm
của đơn hàng.
“Khi có đơn hàng việc nghỉ Tết phụ thuộc vào việc thỏa thuận lao động giữa
chủ doanh nghiệp và người lao động, nhưng làm sao có lợi cả hai bên, đặc biệt
lương tính cho người lao động được tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường” – ơng
Hợi nói. (Nơng Thơn Ngày Nay 04/12, tr3) (về đầu trang)
KIỂM LÂM
Đại Lộc: Kỳ lạ “bùa hộ mệnh” giữa khu dân cư đông đúc

Một khu rừng nằm giữa khu dân cư đông đúc chứa đầy những câu chuyện
mang màu sắc huyền thoại. Người dân bao đời nay luôn ý thức việc gìn giữ và
tơn tạo khu rừng vì nó được xem như “lá bùa hộ mệnh” cho hàng trăm hộ dân.

9



Đối diện trụ sở UBND xã Đại Đồng có một khu rừng cây cối rậm rạp. Trong
khi rừng ở các nơi, dù gần hay xa, không ngừng bị “chảy máu” thì khu rừng
ấy bao đời nay vẫn được người dân bảo tồn rất cẩn thận.
Ông Nguyễn Văn Ánh (SN 1956) - Trưởng thôn Hà Nha cho biết, người dân
trong vùng thường gọi khu rừng muồng quý là “cấm Hà Nha”. “Tơi cũng
khơng biết tên gọi khu rừng có từ khi nào, chỉ biết là từ rất lâu. Ngay tên gọi
“cấm Hà Nha” cũng để nhắc nhớ bao thế hệ trong làng phải có ý thức gìn giữ
và khơng ngừng chăm sóc khu rừng này”, ơng Ánh chia sẻ.
Dù đã nhiều năm trơi qua, nhưng đến nay ơng Ánh vẫn cịn nhớ như in một
câu chuyện mang màu sắc tâm linh về khu rừng này: “Ngày trước ở chỗ đầu
khu rừng muồng Hà Nha, đoạn gần động Hà Sống có một cây bàng to. Rễ của
nó bao phủ 1 hịn đá rất lớn. Khi gia đình có người thân bị đau, họ thường đến
chỗ cây bàng đó xin nước về uống. Sau khi uống nước thì người bệnh hết
bệnh thật”.
Tuy nhiên, đến nay cây bàng và tảng đá đó khơng cịn nữa do việc mở đường
và chỉnh trang lại khu dân cư diễn ra trong thời gian gần đây.
Những câu chuyện huyễn hoặc tại khu rừng muồng thôn Hà Nha thật khó
kiểm chứng. Có điều này là dễ dàng thấy, đó là bao đời nay khu rừng muồng
thôn Hà Nha được xem như “bùa hộ mệnh” cho hàng trăm hộ dân sống gần đó
tránh được thiệt hại do bão, xói lở và cây rác từ thượng nguồn đổ về mỗi mùa
mưa lũ.
“Nếu khơng có khu rừng muồng đó thì thơn Hà Nha với gần 700 hộ dân này
đã bị xói lở và bão đánh tan tành lâu rồi. Mà không chỉ thơn Hà Nha, cả các
thơn phía dưới như Lam Phụng, Bàn Tân và cả xã Đại Quang cũng sẽ bị “giải
tán” hết mỗi khi bão lũ xảy ra”, ông Nguyễn Thanh Hữu, một người dân thôn
Hà Nha tâm sự.
Bà Bạch Thị Ty (SN 1919, trú thôn Hà Nha) cho hay, từ lúc nhỏ bà đã biết về
khu rừng này rồi và được giáo dục ý thức bảo vệ “cấm Hà Nha”. Dù năm nay
đã 94 tuổi nhưng bà Ty vẫn cịn minh mẫn: “Lúc tơi cịn nhỏ thì thấy khu rừng


10


muồng ấy đã có nhiều cây, cổ thụ mấy người ôm cũng có. Người dân Hà Nha
bao đời nay luôn gìn giữ khu rừng muồng đó vì nó bảo vệ dân làng tránh được
thiên tai, bão lũ”.
Cũng theo Trưởng thôn Hà Nha: “Gần đây nhất, thôn chúng tôi đã trồng được
500 cây muồng xen vào chỗ các cây già, bị ngã do bão vừa qua. Người dân
thôn Hà Nha từ già đến trẻ, ai cũng ý thức được việc bảo vệ khu rừng muồng
này chính là bảo vệ cuộc sống của chính mỗi người”. (Pháp Luật Online
04/12) (về đầu trang)
Đại Lộc: Tình trạng vận chuyển gỗ lậu diễn biến phức tạp

Mục Thông tin nhanh qua đường dây nóng báo Nhân Dân phản ánh: Tình
trạng vận chuyển gỗ lậu diễn biến phức tạp trên địa bàn huyện Đại Lộc.
Theo đó, Báo đề nghị chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan đến vụ
việc kiểm tra, xử lý và hồi âm cho Báo để thông tin tới bạn đọc. (Nhân Dân
5/12, tr7)(về đầu trang)
NƠNG NGHIÊP
Tiếp nhận 20.000 lít hóa chất sát trùng

Ngày 3/12, Chi cục Thú y Quảng Nam cho biết, Chi cục đã tiếp nhận, quản lý
và sử dụng 20.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid do Trung ương cấp từ nguồn
dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho tỉnh khắc phục hậu quả bão, lũ gây ra trong công
tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Sở NN&PTNT được giao giám sát toàn bộ quá trình phân bổ, sử dụng và báo
cáo kết quả thực hiện về Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh.
Được biết, sau cơn bão số 10, số 11 gây ra và trận lũ lụt vừa qua tại miền
Trung, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT xuất cấp (khơng thu tiền) vacxin

và hóa chất sát trùng hỗ trợ 8 địa phương.
Theo đó, các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi sẽ nhận 150.000 liều vacxin lở mồm
long móng type O, 50.000 liều vacxin lở mồm long móng tam giá; 1.630.000

11


liều vacxin dịch tả lợn; 180.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid; 21.000 lít hóa
chất sát trùng Han-Iodine và 135 tấn hóa chất Chlorine. (Nơng Nghiệp Việt
Nam Online 04/12) (về đầu trang)
GIAO THƠNG
Xuất hiện nhiều ở trâu, ở gà trên quốc lộ 1A

Sau cơn bão số 12 vừa qua, nhiều đoạn đường Quốc lộ 1A chạy qua các tỉnh
từ Quảng Nam, Quảng Ngãi vào tới Bình Định bị hư hỏng khá nhiều. Hàng
trăm ngàn ổ gà, ổ trâu xuất hiện khiến cho những phương tiện khi phải lưu
thông qua đây gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm.
Quốc lộ 1A đoạn qua các tỉnh khác như: Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi,
Quảng Nam đều bị bong tróc khá nhiều. Một vài đoạn, mặt đường hầu như
khơng cịn phần nhựa phủ mà chỉ cịn mặt lót đá dăm.
Anh Nguyễn Văn Lợi - một người chạy xe từ Ninh Thuận ra Hội An du lịch
nói: “Đúng là một chuyến đi tử thần, chạy từ trong Ninh Thuận ra Hội An mà
chưa đến nơi đã phải thay cặp lốp xe. Mặt đường xấu kinh khủng, ban đêm
không dám chạy nhanh bởi ổ gà dày đặc trên đường. Mình chạy xe nhỏ, bánh
xe lọt ổ gà cứ nện ầm ầm, xót hết cả ruột”.
Cịn anh Trần Văn Tân, một tài xế lâu năm chạy tuyến Nha Trang – Đà Nẵng,
nhận định: “Cách đây 2 năm, năm 2011, đoạn đường này có hỏng nhưng hồi
đó hỏng ít, năm nay hỏng nhiều quá, mặt đường quá xấu, rất nguy hiểm nên
chúng tôi không dám chạy nhanh. Nhà xe chúng tôi thường trễ giờ khoảng 2
tiếng so với lịch trình trước đây do phải cho xe chạy chậm lại vào ban đêm”.

Anh Tân nói.
Chất lượng tuyến đường Quốc lộ 1A đoạn qua các tỉnh miền Nam Trung bộ
quá xấu đang là nỗi lo về an toàn giao thông của hầu hết các tài xế, nhất là khi
lưu thông vào ban đêm. (Bảo Vệ Pháp Luật 06/12, tr8+13) (về đầu trang)

12


PHÁP LUẬT
Thăng Bình: Khởi tớ tài xế gây tai nạn khiến 2 người chết

Cơng an hụn Thăng Bình vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt
tạm giam 4 tháng đối với Hồ Chí Hiếu (29 tuổi, trú tại Bình Định) về hành vi
“vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Theo điều tra, trước đó, khoảng 18h30 ngày 23/10, Hiếu điều khiển xe khách
16 chỗ biển kiểm soát 77B-000.34 theo hướng Bắc - Nam. Khi xe chạy đến
Km 982+700 trên Quốc lộ 1 (đoạn thuộc xã Bình An) đã lấn tuyến dẫn
đến tông vào một xe tải chạy ngược chiều.
Hậu quả, hành khách đi trên xe là Nguyễn Thị Hậu (19 tuổi, trú tại Bình Định
tử vong tại chỗ); nạn nhân Chế Sinh Tú (31 tuổi, trú tại Bình Định) cũng tử
vong sau đó do vết thương q nặng. Ngồi 2 trường hợp tử vong, vụ tai nạn
còn làm 2 người khác bị thương nặng. (Danviet.vn 04/12, Thanh Niên Online
04/12, An Ninh Nhân Dân Online 04/12, Giao Thông 05/12, tr6, Người Lao
Động 05/12, tr13) (về đầu trang)

MƠI TRƯỜNG
Nghiên cứu thành cơng đề tài về hệ thớng cảnh báo lũ trực tuyến

Nhóm nghiên cứu của đại học Nơng lâm TP.HCM do Phó Giáo sư – Tiến sĩ
Nguyễn Kim Lợi làm chủ nhiệm, đã nghiên cứu thành công đề tài “Hệ hỗ trợ

trực tuyến cảnh báo lũ cho lưu vực sông Vu Gia”.
Đề tài bước đầu xây dựng được hệ thống cảnh báo lũ trực tuyến cho lưu vực
sơng Vu Gia với tồn bộ quy trình vận hành của hệ thống, từ thu thập dữ liệu
khí tượng thuỷ văn, truyền dữ liệu, cập nhật vào cơ sở dữ liệu, xử lý theo định
dạng SWAT, hiển thị kết quả đầu ra (mực nước, lưu lượng dòng chảy) lên
website, cho đến cảnh báo lũ lụt qua tin nhắn đều được tự động hố.
Nhóm nghiên cứu cũng xác định được các vùng có nguy cơ lũ lụt cao, đánh
giá định lượng ảnh hưởng của sự thay đổi sử dụng đất đến dịng chảy tại lưu
vực sơng Vu Gia, đề xuất các giải pháp sống chung với lũ... (Sài Gòn Tiếp Thị
online 04/12) (về đầu trang)

13


5,8 tỷ đờng đầu tư 15 dự án ứng phó biến đổi khí hậu

UBND tỉnh vừa phê duyệt điều chỉnh danh mục các dự án thuộc Chương trình
mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2011- 2015.
Dự án có tổng kinh phí đầu tư phát triển là 65,8 tỷ đồng, trong đó kinh phí hỗ
trợ của Chương trình 58 tỷ đồng, và các huyện, thành phố đối ứng 7,8 tỷ đồng.
Theo đó, giai đoạn 2011-2015 sẽ triển khai đầu tư 15 dự án gồm: Quy hoạch
chi tiết rừng dừa nước Cẩm Thanh nhằm tái tạo, phục hồi, phát triển rừng dừa
kết hợp đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái cộng đồng; Nâng cấp,
Kè chống sạt lở sông Vu Gia khu vực xã Đại Phong … (Đại Đoàn Kết 05/12,
tr2) (về đầu trang)
VĂN HĨA
Tở chức Triển lãm ảnh “Hội An, Ngày ấy – Bây giờ”

Sáng 4/12, nhân kỉ niệm 14 năm đô thị cổ Hội An được công nhận là Di sản

văn hóa thế giới, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An tổ chức
triển lãm ảnh với chủ để “Hội An, Ngày ấy – Bây giờ”.
Hơn 50 bức ảnh được Trung tâm quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tiến
hành sưu tập, tập hợp, ghi lại một chặng đường dài xuyên suốt từ những năm
1950 của thế kỷ trước cho đến phố cổ Hội An hôm nay. (Nông Thôn Ngày Nay
05/12, tr8) (về đầu trang)
Quảng Nam tham gia Câu lạc bộ các di sản thế giới tại Việt Nam

Chiều 4/12, tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội diễn ra lễ ra
mắt Câu lạc bộ các khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam, với
thành viên là lãnh đạo 7 ban quản lý các di sản từng dược UNESCO vinh
danh, trong đó có Quảng Nam.
Câu lạc bộ tập hợp thành viên của các khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế
giới tại Việt Nam, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa, hoạt động trên tinh thần tự nguyện, tự quản, tự trang
trải kinh phí, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, bảo

14


tồn di sản. Câu lạc bộ thực hiện nhiệm vụ trao đổi thông tin, lý luận, kinh
nghiệm quản lý, bảo tồn di sản; cung cấp dữ liệu liên quan, đào tạo cán bộ làm
công tác quản lý di sản… (Thể Thao & Văn Hoá 05/12, tr18, Hà Nội Mới
Online 05/12, Vietnamplus.vn 04/12) (về đầu trang)
Hội An: Giới thiệu sách tiếng Anh về di tích Hội An

Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An vừa phối hợp cùng Phòng
GD&ĐT thành phố tổ chức phát hành, giới thiệu sách tiếng Anh về Di sản văn
hóa thế giới Hội An đến với học sinh THCS trên địa bàn.
Tài liệu này được thực hiện từ tháng 10/2011, do Trung tâm Quản lý bảo tồn

di sản văn hóa Hội An biên soạn cùng với sự tham gia của những tình nguyện
viên đến từ Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ).
Nội dung sách giới thiệu những giá trị tiêu biểu của Di sản văn hóa thế giới
Hội An như về lịch sử - văn hóa, di tích, danh thắng, các trị chơi dân gian, ẩm
thực... Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 14
năm ngày Hội An được cơng nhận di sản văn hóa thế giới (4/12).
Đồng thời giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về văn hóa thế giới
Hội An, tạo được kỹ năng, vốn tiếng Anh để giao tiếp với bạn bè quốc tế; góp
phần tuyên truyền bảo vệ và phát triển văn hóa thế giới Hội An. (Văn Hoá
04/12, tr2) (về đầu trang)
Hội An: Phịng, chớng cháy nở cho di tích

Ngày 3/12, lãnh đạo thành phố Hội An tổ chức gặp mặt một số chủ di tích, đại
diện tổ quản lý di tích vùng ven, cộng tác viên bảo tồn di sản, lãnh đạo địa
phương, các cơ quan, ban ngành liên quan trên địa bàn để trao đổi, rút kinh
nghiệm về các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn và phát huy di
tích trên địa bàn.
Các chủ di tích và đại diện lãnh đạo thành phố, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di
tích Hội An đã thảo luận, trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến cơng tác bảo tồn,
trong đó tập trung vào hai vấn đề chính là: Những vấn đề cần quan tâm, điều
chỉnh trong cơng tác quản lý, tu bổ di tích trên địa bàn thành phố Hội An thời

15


gian qua. Đồng thời đề xuất những góp ý để quản lý, bảo tồn, sử dụng, phát
huy tốt di sản văn hóa Hội An trong thời gian tới.
Báo cáo của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An cho biết, trong thời
gian qua, thành phố Hội An đã triển khai được nhiều vấn đề liên quan đến bảo
tồn, quản lý và phát huy giá trị di tích. Cụ thể như đã thực hiện cắm bia, cắm

mốc di tích; duy trì và phát huy hiệu quả đội ngũ cộng tác viên bảo tồn di sản.
Trong năm 2013 đã thực hiện tu bổ 16 di tích với kinh phí 16 tỉ đồng; xử lý
mối mọt bảo vệ di tích; sản xuất vật liệu ngói truyền thống tại chỗ để phục vụ
cơng tác tu bổ di tích; tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích.
Ơng Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch thành phố cho rằng: Thành phố Hội An
rà soát lại về các mặt hàng kinh doanh, trong đó có các mặt hàng dễ cháy nổ,
vì phố cổ không phải là cái kho chứa hàng, nên lập lại kỷ cương về kinh doanh
cũng như đảm bảo mỹ quan của di tích và phịng, chống cháy nổ các di tích,
nhà cổ của khu phố cổ. (Văn Hoá 04/12, tr7) (về đầu trang)
Ngư dân kéo lưới được chum cổ

Sáng 4/12, tàu cá QNg 94349 cập âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà, thành
phố Đà Nẵng) mang theo 3 chiếc chum cổ.
Chủ tàu Kinh Quang Thịnh (52 tuổi thành phố Hội An) cho biết, khi kéo lưới
cào lên thì phát hiện 3 chiếc chum này cùng với các loại hải sản. Các chum
bằng sành có chiều cao lần lượt là 20, 25 và 30 cm, bên ngoài bị san hô bám
nhưng gần như nguyên vẹn, trừ một số đai chum bị bong tróc.
Được biết, vùng biển Cù Lao Chàm từ xưa nằm trên tuyến đường giao thương
hàng hải và ngư dân cũng đã từng phát hiện nhiều cổ vật sành sứ chìm theo
tàu đắm ở khu vực này. (Thanh Niên 05/12, tr2) (về đầu trang)
XÃ HỘI
Quế Sơn: Trao nhà tình thương cho hộ nghèo

Được sự tài trợ của Cơng ty TNHH Nhà máy Bia Quảng Nam, ngày 3/12, Báo
Người Lao Động phối hợp với UBND xã Quế Long tổ chức bàn giao nhà tình
thương cho gia đình bà Nguyễn Thị Nhung (70 tuổi, ngụ tại xã Quế Long).

16



Ngơi nhà có diện tích 45 m2 với tổng giá trị 45 triệu đồng, trong đó Cơng ty
Nhà máy Bia Quảng Nam tài trợ 30 triệu đồng.
Được biết, gia đình bà Nhung thuộc hộ nghèo đặc biệt của xã. Chồng mất năm
1998, một mình bà ni 2 con trai khơn lớn chỉ với hơn 1 sào ruộng. (Người
Lao Động 05/12, tr10, Sài Gịn Giải Phóng 05/12, tr3) (về đầu trang)
Quỹ Hỗ trợ Phát triển Huế cứu trợ bão lũ tại Quảng Nam

Nhằm chia sẽ những khó khăn, mất mát của người dân bị thiệt hại do cơn bão
số 11 gây ra, Quỹ Hỗ trợ Phát triển Huế (DCF) phối hợp với Liên Hiệp các Tổ
chức Hữu nghị Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã đến trao quà, tiền hỗ trợ
cho các hộ gia đình tại xã Quế An, huyện Quế Sơn.
Gần 80 hộ gia đình có nhà cửa hư hại và 20 em học sinh có hồn cảnh đặc biệt
khó khăn tại xã Quế An, huyện Quế Sơn đã được trao quà, tiền hỗ trợ với tổng
giá trị lên tới gần 80 triệu đồng.
Cụ thể, đoàn đã hỗ trợ cho 5 hộ gia đình có nhà cửa hư hại nặng, mỗi hộ
2.500.000 đồng; 24 hộ gia đình có nhà cửa hư hại 1/2 nhà, mỗi hộ 1.000.000
đồng; 50 hộ gia đình có nhà cửa hư hại nhẹ hơn, mỗi hộ 500.000 đồng và
10kg gạo; 20 em học sinh thuộc gia đình bị ảnh hưởng nặng, mỗi em 100.000
đồng và 20 quyển vở.
Được biết, số tiền này do Quỹ Hỗ trợ Phát triển Huế và một số nhà hảo tâm tại
công ty Intel - Hoa Kỳ tài trợ. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp Online 04/12) (về đầu
trang)
Phước Sơn: Trẻ nhỏ đã phải phụ giúp gia đình

Mục Nhịp đời qua ống kính báo Tuổi Tre cho hay: Từ nhỏ, trẻ con đồng bào
dân tộc thiểu số Giẻ Triêng ở xã Phước Lộc đã làm quen với chiếc gùi, cây rựa
để phụ giúp người lớn.
Sáng sớm, dọc theo cung đường dẫn vào rẫy tại xã Phước Lộc, hai em Hồ Thị
Nhường (5 tuổi) và Hồ Thị Nhơn (6 tuổi) mang chiếc gùi trên lưng cùng bà là
Hồ Thị Nin (80 tuổi) vào rẫy. (Tuổi Trẻ Online 05/12) (về đầu trang)


17


Quỹ Từ thiện Honda trao tặng thư viện cho Quảng Nam

Quỹ Từ thiện Honda vừa trao tặng thư viện cho tỉnh. Theo đó, mỗi thư viện
đều được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết với 10 khung giá sách, 4 bộ bàn
ghế với 24 chỗ ngồi đọc sách, 3 bộ vi tính máy tính, 01 tivi & đầu đĩa, 02 quạt
treo tường cùng 2.470 đầu sách phong. (Khoa Học & Đời Sống 04/12, tr10D)
(về đầu trang)
TIN VẮN
Trong tháng 11, bạn đọc báo Sài Gòn Giải Phóng góp tiền giúp các địa chỉ cần
giúp đỡ (trong đó có Quảng Nam) đăng trên trang “Nhịp cầu nhân ái” với tổng
số tiền 135,6 triệu đồng. (Sài Gịn Giải Phóng 05/12, tr3) (về đầu trang)
ĐIÊM TIN ĐÃ ĐƯA
Thơng tin: Ngày 03/12, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu
Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Nông Sơn, thông báo tình hình Kỳ họp thứ
6 Quốc hội khóa XIII và lắng nghe ý kiến của cử tri trên địa bàn được đưa lại
trên: Kênh Phát Thanh Có Hình – Đài Tiếng Nói Việt Nam 03/12, Pháp
Luật Online 04/12;Lao Động Online 04/12; Danviet.vn 04/12(về đầu trang)
Hàng trăm hộ dân ốc đảo Đơng Bình, xã Duy Vinh, hụn Duy Xun đang
thiếu nước sạch để dùng do hệ thống dẫn nước sạch về thơn Đơng Bình bị hư
hỏng sau đợt bão lũ vừa qua. Thông tin được phản ánh lại trên Tuổi Trẻ Online
04/12(về đầu trang)
Những rừng thơng chắn sóng ven biển đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt,
thậm chí người dân còn sẵn sàng phá vườn, dỡ nhà, dùng xe cơ giới đào múc,
lót bạt xây hồ để ni tơm trái phép trong thời gian vừa qua được phản ánh lại
trên báo Đại Đoàn Kết Online 04/12(về đầu trang)
Báo Đại Đoàn Kết Online 04/12 đề cập lại thông tin: Trong kỳ họp báo

thường kỳ vào chiều 2/12, ông Nguyễn Ngọc Truyền. Chánh Văn phòng tỉnh
khẳng định lũ bất thường vừa qua có phần do thủy điện gây ra. (về đầu trang)

18


“Điểm dừng chân cho du khách” đặt tại số 57 đường Trần Phú, được UBND
thành phố Hội An khai trương nhân kỷ niệm 14 năm ngày đô thị cổ Hội An
được UNESCO cơng nhận di sản văn hóa thế giới được đưa lại trên Lao Động
05/12, tr3, Thanh Niên 05/12, tr15 (về đầu trang) ./.
Biên tập viên: Thanh Hồng

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×