Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

06122013_Ban_tin_Phuc_vu_lanh_dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.52 KB, 15 trang )

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 06 tháng 12 năm 2013)
CHÍNH SÁCH MỚI........................................................................................1
1. Quy định mới về thanh tra chuyên ngành trong giáo dục..........................1
CHỈ THỊ MỚI..................................................................................................2
2. Bộ Xây dựng tiếp tục yêu cầu rà soát các dự án........................................2
3. Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu ngăn chặn tiêu cực khi cân tải trọng xe. . .3
TƯ DUY – CÁCH LÀM MỚI........................................................................3
4. Cách làm hiệu quả trong quản lý, bảo vệ rừng ở Sơn La...........................3
5. Nghệ An: Cấm cán bộ uống rượu bia trước, trong giờ hành chính............4
BÌNH LUẬN...................................................................................................5
6. Cán bộ và dân đang ngày càng xa cách......................................................5
QUẢN LÝ.......................................................................................................7
7. Nghỉ Tết ngun đán thực tế vẫn chỉ có 5 ngày.........................................7
8. Phịng tham nhũng, Hà Nội luân chuyển hơn 400 cán bộ..........................8
9. Thủ tướng: Đã xử lý 52 lãnh đạo vì tham nhũng.......................................9
10.Lo hành chính hóa, phình biên chế các hội đặc thù...................................9
11.Tăng bồi dưỡng phải hết mãi lộ...............................................................10
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH..........................................................................12
12.Hà Nội: Làm thủ tục check in trong... 2 phút...........................................12
13.Công an Quảng Ngãi: Cải cách TTHC để phục vụ nhân dân tốt hơn......12
14.Hải quan Quảng Ninh thông quan điện tử hơn 99% số tờ khai...............13
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.............................................................................13
15.Bình Phước: Thu ngân sách quá thấp.......................................................13
PHÁP LUẬT.................................................................................................14
16.Phú Yên: Đề nghị kỷ luật đảng hai cán bộ cấp tỉnh và huyện..................14
17.Hà Tĩnh kỷ luật hai lãnh đạo bưu điện tỉnh..............................................14
THẾ GIỚI......................................................................................................15
18.Nga quyết chặn tham nhũng.....................................................................15
CHÍNH SÁCH MỚI
Quy định mới về thanh tra chuyên ngành trong giáo dục



Thông tư hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục vừa
được Bộ GD&ĐT ban hành, thay thế Thông tư số 43 về hướng dẫn thanh tra

1


toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà
giáo.
Thông tư mới quy định cụ thể những nội dung thanh tra chuyên ngành đối với
các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục Đại học, trung cấp chuyên
nghiệp, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên,
hoạt động hợp tác đầu tư có yếu tố nước ngồi trong lĩnh vực giáo dục và các tổ
chức, cá nhân khác tham gia hoạt động giáo dục.
Một số nội dung thanh tra cụ thể như: Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng sách giáo
khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị giáo dục. Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên
môn, quy chế thi cử, thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; quản lý, cấp
phát văn bằng, chứng chỉ; thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây
dựng xã hội học tập trên địa bàn; hoạt động liên kết đào tạo, mở ngành đào tạo,
cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục theo thẩm quyền; quy
chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và thực hiện chế độ, chính sách đối
với người học.
Chỉ đạo và thực hiện các quy định về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đối
với giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh và đối với cơ sở giáo dục đại
học, trung cấp chuyên nghiệp theo phân cấp; công tác bảo đảm chất lượng giáo
dục, kiểm định chất lượng giáo dục, xã hội hóa giáo dục; quy định về thu, quản
lý, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác; quản lý các hoạt động du
học tự túc trên địa bàn....
Về thẩm quyền, Thanh tra Bộ thanh tra chuyên ngành đối với các Sở GD&ĐT;
các Đại học; học viện, trường Đại học, viện, trường Cao đẳng, trường trung cấp

chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc
nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam… (Giáo Dục và Thời Đại
5/12) Về đầu trang
CHỈ THỊ MỚI
Bộ Xây dựng tiếp tục yêu cầu rà soát các dự án

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa có Chỉ thị 04, yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước
trong ngành, người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần, kiểm tra,
kiểm soát việc sử dụng các nguồn vốn; rà soát các dự án đang triển khai và
chuẩn bị đầu tư, dừng những dự án không hiệu quả, không khả thi, không đủ
điều kiện thực hiện.

2


Riêng lĩnh vực hạ tầng và phát triển đô thị, tính tốn hiệu quả, tính khả thi từng
dự án, trên cơ sở đó xem xét lại tiến độ, khả năng huy động vốn để có biện pháp
đầu tư thích hợp.
Đối với lĩnh vực vật liệu, không đầu tư mới, không đầu tư mở rộng dự án nếu
chưa có đánh giá cụ thể về khả năng tiêu thụ sản phẩm. Với dự án sử dụng ngân
sách, Bộ yêu cầu khẩn trương triển khai, bảo đảm tiến độ; tập trung hoàn thiện
hồ sơ thanh toán, đẩy nhanh giải ngân, giảm nợ đọng vốn tại dự án. (Hà Nội Mới
5/12) Về đầu trang
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu ngăn chặn tiêu cực khi cân tải trọng xe

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản gửi các sở GTVT và các khu quản
lý đường bộ để triển khai quyết liệt công tác kiểm soát tải trọng xe. Trong số 10
địa phương đã nhận được 2 trạm cân di động, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề
nghị 6 địa phương còn lại sớm triển khai kiểm soát tải trọng xe ngay từ đầu
tháng 12.

Đồng thời, Sở GTVT Quảng Ninh và Khu Quản lý đường bộ IV phải tăng cường
kiểm tra, giám sát, duy trì liên tục hoạt động của 2 Trạm Cân xe Quảng Ninh và
Trạm Cân xe Dầu Giây. Các đơn vị này cũng phải tăng cường các biện pháp
ngăn chặn hành vi tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm trong thi hành
công vụ. Tổng cục Đường bộ yêu cầu các cơ quan liên quan sớm hoàn thành dự
án trang bị 67 trạm kiểm soát tải trọng xe để triển khai đến các địa phương ngay
trong quý I/2014. (Nông Thôn Ngày Nay 5/12) Về đầu trang
TƯ DUY – CÁCH LÀM MỚI
Cách làm hiệu quả trong quản lý, bảo vệ rừng ở Sơn La

Xuất phát từ thực tế phức tạp của nạn phá rừng, cán bộ kiểm lâm Sơn La đã có
các làm hiệu quả, hạn chế hành vi xâm phạm rừng.
Theo ơng Lị Thế Thi - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sông Mã, việc xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
là một việc làm hết sức khó khăn, ngun nhân chính là do các đối tượng vi
phạm chủ yếu là đồng bào vùng sâu, vùng xa, nhận thức của người dân về ý thức
bảo vệ rừng chưa được nâng cao; thường lợi dụng chính sách dân tộc để gây khó
hoặc cản trở chống đối lực lượng thi hành nhiệm vụ bảo vệ rừng.

3


Để đối phó với tình trạng xâm lấn rừng ngày càng gia tăng và việc thu hồi số
tiền xử phạt vi phạm hành chính, Hạt Kiểm lâm huyện Sơng Mã đã thành lập Tổ
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Theo đó, tổ công tác gồm 16 thành viên, do
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện làm Tổ trưởng, Phó trưởng Cơng an huyện,
Chủ tịch UBND các xã liên quan làm Tổ phó và các thành viên là cán bộ chuyên
môn của Hạt Kiểm lâm, Công an huyện, UBND các xã…
Trong đợt ra quân đầu tiên, Tổ cưỡng chế đã quyết định thi hành cưỡng chế đối

với 12 đối tượng tại các xã Mường Sai, Chiềng Khương và Chiềng Cang với
tổng số tiền gần 100 triệu đồng. Số tiền còn lại do một số đối tượng thực sự khó
khăn và cũng đã làm cam kết chấp hành trong thời gian sớm nhất.
Chia sẻ về cách làm này, ơng Lị Thế Thi - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện
Sông Mã cho biết: đây là cách làm rất hiệu quả, trong q trình thực hiện có sự
tham gia đầy đủ của các lực lượng có liên quan, nhất là sự có mặt của lực lượng
chức năng cơ sở. Kết quả bước đầu này sẽ là cơ sở thuận lợi cho việc triển khai
thu hồi số tiền nợ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng. Mặc
dù số tiền thu hồi được chưa phải là lớn, nhưng đây là một cách làm đủ để răn đe
các đối tượng khác trong việc chấp hành các quy định về quản lý, bảo vệ rừng.
Việc thành lập Tổ cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã bước đầu mang
lại hiệu quả, ngoài việc thu hồi được số tiền xử phạt, biện pháp này cịn mang
tính răn đe các đối tượng khác đối với hành vi xâm lấn rừng. Đây là một cách
làm thiết thực ở huyện Sông Mã nói riêng và tỉnh Sơn La để bảo vệ rừng tốt
hơn. (TTXVN 5/12) Về đầu trang
Nghệ An: Cấm cán bộ uống rượu bia trước, trong giờ hành chính

Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị số 17 của Ban thường vụ Tỉnh ủy
Nghệ An về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị
trên địa bàn.
Chỉ thị số 17 nêu rõ, trong thời gian qua, vẫn còn một số cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức chưa chấp hành nghiêm nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; vi
phạm giờ giấc lao động, lạm dụng việc uống rượu, bia, ngồi quán cà phê và làm
việc riêng trong giờ hành chính…ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác, tác phong,
uy tín của cán bộ, công chức, viên chức và các cơ quan, đơn vị.

4



Để chấn chỉnh và khắc phục khuyết điểm trên, Ban thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An
yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05 của Thủ
tướng.“Không sử dụng thời gian hành chính làm việc riêng, khơng đi muộn, về
sớm; khơng uống rượu bia trước, trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa của ngày
làm việc và ngày trực. Đồng thời hạn chế uống rượu bia trong những ngày
nghỉ…”, chỉ thị nêu rõ.
Trước đó, ơng Lang Văn Chiến, Bí thư Huyện ủy Quỳ Châu cũng đã ký quyết
định ban hành quy định cán bộ, đảng viên không sử dụng rượu, bia trước và
trong giờ hành chính. Tại các cuộc họp, hội nghị, sơ kết, tổng kết và tiếp khách,
các cơ quan, ban ngành, đồn thể khơng được sử dụng rượu, bia trong giờ ăn
trưa. (Tuổi Trẻ 5/12) Về đầu trang
BÌNH LUẬN
Cán bộ và dân đang ngày càng xa cách

Khi tôi hỏi chủ tịch xã hiện giờ là ai thì cứ 10 người có đến 7, 8 người khơng
biết, có người trả lời thành tên của ông chủ tịch nhiệm kỳ trước. Đơn giản, vì từ
khi nhậm chức đến nay, ơng chủ tịch xã chưa một lần về tiếp xúc với dân tổ.
Ngày trước tơi thường nghe nói mối quan hệ giữa cán bộ với dân gần gũi như cá
với nước. Điều này khơng phải là cách nói ví von cho vui mà có một ý nghĩa vơ
cùng sâu sắc. Ngồi việc thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn giữa người cán bộ
cách mạng với nhân dân, nó cịn thể hiện rõ tính biện chứng về mối quan hệ
khơng thể tách rời như một lẽ tự nhiên.
Hồi nhỏ tôi từng chứng kiến gia đình tơi cũng như những gia đình khác đón cán
bộ ở nhiều lĩnh vực khác nhau về ở cùng trong những chuyến họ đi cơng tác. Đó
là những cán bộ được phân công “ba cùng” với dân (cùng ăn, cùng ở, cùng làm).
Hình ảnh những cán bộ đó đọng lại trong ký ức của tơi là những người rất giản
dị và hịa đồng…
Bây giờ, nhìn khắp nơi tơi có cảm giác hình như cán bộ và nhân dân đang có
một khoảng cách, mà khoảng cách đó đang dần được nới rộng. Các cơ quan nhà

nước bây giờ đều có trụ sở to, đầy đủ tiện nghi lại có cổng và tường rào kiên cố
nên cán bộ hầu như chỉ “quây quần” trong văn phòng.

5


Nếu có việc phải đi ra ngồi ai cũng một bước lên xe, cán bộ nhỏ thì xe máy
đẹp, cán bộ to thì xế hộp. Cán bộ cấp trên có việc đi cơng tác dưới tỉnh thì cũng
theo một mơ - típ chung: Đi thăm một số điển hình nào đó (có kịch bản) rồi thì
họp với lãnh đạo địa phương, ban ngành cấp, dưới nghe báo cáo và có một số
chỉ đạo chung chung. Thế là xong, mà báo cáo ở ta thì ai cũng biết là tính trung
thực, xác thực thường không được cao lắm.
Không phải chỉ cán bộ nói chung, kể cả những người dân cử, là đại biểu của
nhân dân… khi tiếp xúc với người dân vẫn tồn tại khoảng cách rõ rệt. Từ cách
bố trí không gian tiếp xúc, cho đến cung cách ứng xử của nhiều vị để lại trong
lòng dân cảm giác của sự gượng gạo. Sự kẻ cả, trịch thượng thường hiện hữu ở
khơng ít cán bộ.
Nhân đây tơi kể một câu chuyện có thật. Nơi tơi ở là một xã vùng ven thành phố
tỉnh lỵ, nói chung điều kiện đường sá, thơng tin liên lạc cũng tương đối. Tơi
chưa có dịp khảo sát các vùng khác trong xã, nhưng với tổ dân phố của tôi, khi
tôi hỏi chủ tịch xã hiện giờ là ai thì cứ 10 người có đến 7, 8 người khơng biết, có
người trả lời thành tên của ông chủ tịch nhiệm kỳ trước.
Mặc dù tổ chúng tôi chỉ cách trụ sở khu hành chính của xã chỉ khoảng 3 cây số
và có đường nhựa hẳn hoi. Đơn giản chỉ vì kể từ khi nhậm chức đến nay
(khoảng 3 năm), ông chủ tịch xã chưa một lần về tiếp xúc với dân tổ (và có lẽ cả
ấp nữa).
Khơng chỉ trong công việc mà trong cuộc sống sinh hoạt khoảng cách giữa cán
bộ và nhân dân cũng khá rõ rệt. Cán bộ bây giờ nhiều người có thu nhập cao (cả
chính thức lẫn khơng chính thức) nên nhà cửa, dinh cơ của họ cũng thường kín
cổng cao tường, mỗi khi về đến nhà là họ bước vào thế giới riêng của mình.

Bên cạnh đó, ngồi giờ làm việc nếu khơng về với thế giới riêng thì đa phần họ
cũng tụ tập (chỉ riêng cán bộ với nhau) để ăn nhậu và giải trí, mà ở đó khó lịng
tiếp xúc được với dân thường. Khơng ít địa phương đã hình thành nên những
khu phố mà người ta gán cho nó cái tên “Trần Dư” (trừ dân). Nghĩa là những
khu phố đó chỉ tồn gia đình cán bộ.
Quả thật những bài học về sự gắn bó giữa cán bộ với dân không bao giờ kể hết
được. Ngày nay cán bộ các cấp có khơng ít kênh thơng tin để nắm tình hình
người dân như thơng qua báo cáo của cấp dưới, của các phương tiện thông tin

6


đại chúng…Thế nhưng không phải bao giờ các kênh thông tin chính thống cũng
phản ánh dầy đủ và trung thực mọi mặt của cuộc sống.
Có những nỗi niềm, những lời ca thán, hay những điều bức xúc và có cả những
điều tâm huyết với đất nước, với thời cuộc mà khơng có bản báo cáo hay các
phương tiện truyền thơng nào có thể truyền tải được. Những điều đó chỉ có thể
nghe được ở những quán cá phê, nơi “trà dư tửu hậu”… mà chỉ có những cán bộ
chịu khó lăn lộn, sâu sát với dân mới có thể nắm bắt được.
Thật ra ngày nay không phải tất cả cán bộ, đảng viên của chúng ta đều có biệu
hiện xa rời quần chúng nhân dân. Chúng ta có thể bắt gặp những người cán bộ
vẫn ngày đêm tận tụy với cơng việc, gắn bó với nhân dân mọi nơi, mọi lúc. Thế
nhưng thật đáng buồn là những người như thế chưa thật sự nhiều và thậm chí có
nơi những người cán bộ như thế lại trở nên lạc lõng. (Vnexpress.net 5/12) Về
đầu trang
QUẢN LÝ
Nghỉ Tết nguyên đán thực tế vẫn chỉ có 5 ngày

Ngày 4/2, ơng Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động nhấn mạnh: Kể
cả khi Thủ tướng đã quyết định đồng ý cho nghỉ tết 9 ngày thì người dân cũng

cần phân biệt rõ. Luật Lao động quy định, người lao động chỉ được nghỉ tết 5
ngày.
Quyết định cho nghỉ tết 9 ngày thực chất vẫn chỉ là nghỉ tết 5 ngày còn 4 ngày
kia thì có tới 2 ngày rơi vào thứ 7, Chủ nhật và 2 ngày lao động được nghỉ
nhưng phải làm bù. Như vậy, lao động được nghỉ liền 9 ngày nhưng về cơ bản là
ngày nghỉ tết khơng có gì thay đổi.
Trước đó, Bộ LĐTB&XH đã trình 2 phương án nghỉ Tết: Phương án 1 nghỉ
trước Tết 2 ngày, sau tết 3 ngày; phương án 2: Nghỉ trước Tết 1 ngày, sau tết 4
ngày nhưng không được thông qua. Với phương án nghỉ tết này, ông Thắng đánh
giá sẽ giúp lao động có thời gian nghỉ ngơi, lo tết, kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên,
nghỉ tết dài sẽ khiến cho các doanh nghiệp bị động trong sản xuất, việc khơi
phục sản xuất sau tết sẽ khó khăn, lao động sẽ uể oải hơn. Đấy là chưa kể thời
gian nghỉ lệch so với thời gian làm việc của quốc tế khiến cơng việc của phía đối
tác nước ngồi bị ảnh hưởng. (Nông Thôn Ngày Nay 5/12) Về đầu trang

7


Phòng tham nhũng, Hà Nội luân chuyển hơn 400 cán bộ

Để phịng ngừa tham nhũng, năm 2013, tồn thành phố Hà Nội đã thực hiện
chuyển đổi vị trí cơng tác đối với 435 cơng chức, viên chức, trong đó chủ yếu là
ở khối quận, huyện.
Năm qua, Hà Nội cũng đã xử lý trách nhiệm 2 trường hợp người đứng đầu khi
để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan. Đó là Chủ tịch UBND phường Phú
Lâm, Quận Hà Đơng) bị khiển trách và Chủ tịch UBND xã Tiên Phương, huyện
Chương Mỹ bị cảnh cáo.
Thành phố cũng tiến hành điều tra xã hội học về thái độ, trách nhiệm thực thi
công vụ của cán bộ, công chức tại 5 Sở, đó là: Sở Tài chính, Sở Tài ngun và
Mơi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Năm 2013, Thanh tra Thành phố và các sở, ngành, quận, huyện, thị xã đã thực
hiện 268 cuộc thanh tra, đã kết luận 225 cuộc. Nội dung thanh tra tập trung vào
các lĩnh vực đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai; việc thực hiện nghĩa vụ
tài chính của chủ đầu tư với nhà nước đối với các dự án giao đát, cho thuê đất;
tài chính ngân sách. Qua thanh tra, đã phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi
100,2 tỷ đồng, 967 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm 42 tâp jtheer và 54 cá
nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý dẫn đến sai phạm; chuyển
cơ quan điều tra 2 vụ.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Hồng Khanh nhận định, năm qua vẫn cịn ít
vụ tham nhũng được phát hiện qua công tác tự kiểm tra trong nội bộ tổ chức, cơ
quan, đơn vị mà chủ yếu là lý do nhân dân tố giác hoặc báo chí phản ánh.
Ngồi ra, việc triển khai các giải pháp phịng ngừa tham nhũng ở một số cơ
quan, đơn vị chưa đầy đủ, toàn diện, hiệu quả chưa cao. Ở một số lĩnh vực, còn
dư luận về việc nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân và doanh nghiệp
trong giải quyết cơng việc.
Trong khi đó, cơng tác phối hợp của các cơ quan Nội chính, Tư pháp trong việc
thơng tin, xử lý tham nhũng có nơi, có lúc chưa kịp thời. Việc xử lý trách nhiệm
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi xảy ra tham nhũng chưa được quan
tâm đúng mức, không tương xứng với số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử

8


lý. Việc điều tra, truy tố, xét xử một số vụ tham nhũng còn kéo dài. Việc thu hồi
tài sản tham nhũng còn hạn chế... (VnMedia.vn 4/12) Về đầu trang
Thủ tướng: Đã xử lý 52 lãnh đạo vì tham nhũng

Ngày 5/12, phát biểu tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Giai đoạn 2011-2013, cơng tác phịng chống
tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí đã được đẩy mạnh với nhiều

kinh nghiệm qua tổng kết thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và công khai
kết quả xử lý các vụ việc tham nhũng.
Trong 3 năm, qua thanh tra đã phát hiện 319 vụ việc với 517 cá nhân có hành vi
liên quan đến tham nhũng. Cụ thể, kiến nghị thu hồi 485,5 tỷ đồng và đã thu
được 139 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 17 tập thể và 218 cá nhân. Đã
chuyển cơ quan điều ra 111 vụ và 235 cá nhân; xử lý trách nhiệm 52 người đứng
đầu.
Thủ tướng khẳng định trước các đối tác phát triển, sang năm 2014-2015 sẽ thực
hiện nghiêm pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí. Đề cao tính minh bạch, cơng khai, trách nhiệm giải trình trong thực thi
công vụ và trách nhiệm của người đứng đầu. Nâng cao hiệu quả hoạt động của
các cơ quan chuyên trách về phịng chống tham nhũng. Tăng cường cơng tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý phù hợp tại cơ sở, hạn chế phát sinh khiếu
nại vượt cấp. (VOVNews 5/12) Về đầu trang
Lo hành chính hóa, phình biên chế các hội đặc thù

Bộ Nội vụ đang hoàn thiện đề án nghiên cứu hội quần chúng để báo cáo Chính
phủ theo hướng siết chặt lại việc giao biên chế, cấp kinh phí cho những tổ chức
xã hội lâu nay được cho là “đặc thù”.
Kết quả rà soát của Bộ Nội vụ cho thấy cả nước hiện có 460 hội hoạt động ở
phạm vi toàn quốc, hơn 2.900 hội hoạt động ở phạm vi tỉnh, gần 5.200 hội quy
mô huyện và hơn 28.300 hội cấp xã. Trong số này, khá nhiều tổ chức là do Đảng
thành lập hoặc chỉ đạo thành lập, được giao thực hiện các nhiệm vụ chính trị-xã
hội, có tham gia vào xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật...
Năm 2010, Chính phủ đã rà sốt, phân loại, đưa ra khái niệm “hội có tính chất
đặc thù”, với tiêu chí quan trọng là trước đó đã được Nhà nước giao biên chế, hỗ
trợ kinh phí. Đây là cơ sở để trung ương và các tỉnh, thành xác định hội nào là
đặc thù để hỗ trợ hoạt động.

9



Từ đó đến nay, ở phạm vi tồn quốc đã xác định 28 hội thuộc diện này; các tỉnh,
thành cũng lên danh sách 624 hội quy mô tỉnh, gần 1.560 hội quy mô huyện và
hơn 6.500 hội cấp xã. Số biên chế đã giao là hơn 6.770 người.
Theo Bộ Nội vụ, cách làm này thiếu bình đẳng, dễ gây so bì và đang có xu
hướng thêm nhiều hội tiếp tục đề nghị được công nhận đặc thù. Như thế, nếu cấp
từ một đến ba biên chế cho mỗi hội theo cấp tương ứng từ xã lên tỉnh thì sẽ phải
thêm tới hơn 11.500 cán bộ, kèm theo đó là ngân sách không nhỏ về lương, cơ
sở vật chất...
Để khắc phục, Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi các văn bản hiện hành, khơng quy định
“hội có tình chất đặc thù nữa”, đồng thời bỏ cách làm giao biên chế, hỗ trợ kinh
phí. Thay vào đó, tùy từng trường hợp, khốn kinh phí hoạt động gắn với nhiệm
vụ chính trị-xã hội mà Đảng, Nhà nước giao cho từng hội. (Pháp Luật Thành
Phố Hồ Chí Minh 5/12) Về đầu trang
Tăng bồi dưỡng phải hết mãi lộ

Không ai phủ nhận công việc vất vả của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT).
Những căn bệnh nghề nghiệp mà họ mắc phải lại ít ai nhìn thấy. Tiền bồi dưỡng
của một ca trực chỉ đủ mua một chiếc bánh mỳ. Số tiền bồi dưỡng ít ỏi có phải là
nguyên nhân nảy sinh tiêu cực mà dư luận đã phản ánh? Câu hỏi đặt ra, liệu tăng
tiền bồi dưỡng có giảm được tình trạng mãi lộ ở lực lượng này?
Thượng tá Nguyễn Văn Tịng - Phó phịng CSGT, Cơng an Hà Nội - cho hay
“Tơi chưa có thống kê về những bệnh nghề nghiệp mà các chiến sĩ CSGT mắc
phải trong khi thực thi nhiệm vụ, nhưng có thể khẳng định sẽ rất nhiều. Bởi lẽ,
với mức độ ơ nhiễm khơng khí, khói bụi, xăng xe hiện nay thì khơng thể tránh
khỏi. Do đó, chúng tơi rất đồng tình với đề xuất về bồi dưỡng xứng đáng cho lực
lượng CSGT của Thủ tướng; vì lực lượng CSGT là lực lượng làm việc trong
môi trường đặc thù”.
Phải công nhận, lực lượng CSGT ở các đô thị lớn đã mắc phải căn bệnh nghề

nghiệp, bởi thường xuyên dãi nắng, dầm mưa... Họ là những người đang phải
làm việc trong môi trường ô nhiễm nghiêm trọng mà không được trang bị các
thiết bị bảo hộ.
Theo Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật - Bảo hộ lao động, CSGT thường mắc
các bệnh như viêm khớp, tai-mũi-họng, viêm xoang, viêm tai... CSGT khi làm

10


việc thường phải chịu đựng căng thẳng nên cũng mắc một số bệnh tim mạch,
huyết áp. Tuy nhiên, CSGT lại không được dùng các thiết bị bảo hộ. Trong khi
người dân khơng chịu nổi khói bụi, đeo khẩu trang khi tham gia giao thơng, cịn
lực lượng CSGT lại khơng.
Từ ý tưởng của nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, từ tháng
4.2012, chính quyền TP.Đà Nẵng đã thực hiện thí điểm việc “bồi dưỡng” cho
CSGT, từ nguồn thu xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an tồn giao
thơng. Đây là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện chính sách “đặc biệt”
này.
Theo đó, tùy theo vị trí, mỗi CSGT được nhận thêm số tiền ngồi lương cao nhất
là 5 triệu đồng/người/tháng, thấp nhất là 1,5 triệu đồng. Tuy nhiên, sau 8 tháng
thực hiện, việc bồi dưỡng tạm dừng từ tháng 11. Lý do ngừng là “tính pháp lý
của việc chi trả”.
Thượng tá Nguyễn Đến - Trưởng phòng CSGT Đà Nẵng - cho biết, việc dừng
chi trả tiền “bồi dưỡng” cũng xuất phát từ đề xuất chung của chiến sĩ của
phịng, anh em cảm thấy “khơng vui” khi dư luận đề cập và so sánh, rồi kiểm
toán vào cũng hạch hỏi khá nhiều...
Tuy vậy, phải thấy rằng, xuất phát từ công việc đặc thù của CSGT, hằng ngày
công tác trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và thời gian, làm việc hít thở
trong bầu khơng khí đậm đặc ơ nhiễm trên đường... nên chủ trương “bồi dưỡng”
của chính quyền TP là nguồn động viên tinh thần và vật chất lớn cho lực lượng,

trợ sức rất nhiều cho cán bộ chiến sĩ ln phấn đấu hồn thành nhiệm vụ ở mức
cao nhất.
Thượng tá Nguyễn Đến khẳng định, dù có được “đãi ngộ” hay khơng thì nhiệm
vụ của đơn vị cũng phải thực thi tốt công vụ. Hiện cán bộ, chiến sĩ của CSGT
Đà Nẵng hằng tháng - ngoài lương - chỉ nhận được tiền bồi dưỡng theo thơng tư
89 của Bộ Tài chính (1,5 triệu đồng/người/tháng).
Vì vậy, việc Thủ tướng đặt vấn đề về việc cần phải có một chính sách đặc thù
“chi bồi dưỡng xứng đáng” cho lực lượng CSGT là nguồn động viên lớn cho lực
lượng.

11


Việc chi bồi dưỡng xứng đáng cho lực lượng CSGT là hết sức cần thiết, bởi họ
phải làm việc trong mơi trường có tính đặc thù riêng. Khơng thể so sánh và đưa
ra câu hỏi rằng, liệu khi chi bồi dưỡng có giảm được tiêu cực của một bộ phận
cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng? Hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Việc chống
tiêu cực trong lực lượng là trách nhiệm của lãnh đạo ngành. Việc chi bồi dưỡng,
nên được hiểu là “trợ giúp” cho nghề nghiệp đặc thù. (Lao Động 5/12) Về đầu
trang
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Hà Nội: Làm thủ tục check in trong... 2 phút

Từ 1/12, tại tầng 2, cánh B nhà ga T1, Sân bay Nội Bài, thay vì vào chờ đợi làm
thủ tục tại quầy, khách hàng của Vietnam Airlines (VNA) có thể tự check-in tại
ki-ốt. Thời gian điền thơng tin, lựa chọn vị trí chỗ ngồi trên máy bay chỉ mất
khoảng 2 phút.
Hành khách có hành lý ký gửi, sau khi nhận thẻ lên tàu bay tại ki-ốt check-in sẽ
sang quầy “web check-in” để gửi và nhận thẻ hành lý.
Hiện nay, khách hàng của Vietnam Airlines chỉ có thể làm thủ tục đối với các

chuyến bay nội địa xuất phát từ Sân bay Nội Bài. Hành khách có thể làm thủ tục
check-in từ 24 giờ đến 45 phút trước chuyến bay.
Tuy nhiên, các hành khách đi hạng thương gia, có yêu cầu đặc biệt, đi cùng trẻ
nhỏ, phải kiểm tra thẻ thanh tốn, đồn trên 4 người phải làm thủ tục bình
thường.
Đại diện của VNA cho biết, việc để khách tự làm thủ tục check-in sẽ giảm đáng
kể áp lực quá tải tại các quầy check-in trong những giờ cao điểm, hành khách
không phải chờ đợi lâu. (Giao Thông Online 5/12)Về đầu trang
Công an Quảng Ngãi: Cải cách TTHC để phục vụ nhân dân tốt hơn

Với mục tiêu cải cách hành chính để nâng cao hiệu quả công tác, đảm bảo an
ninh trật tự và phục vụ nhân dân tốt hơn, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi đã
chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương xây dựng các đề án cải cách hành chính
trên nhiều khâu, nhiều lĩnh vực...
Điển hình như việc cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý hành
chính về trật tự xã hội, phục vụ nhu cầu chính đáng của nhân dân. Mục đích của

12


đề án này nhằm hạn chế bớt thời gian, mạnh dạn cắt bỏ một số khâu trung gian
trong các quy định về văn bản; công khai, minh bạch các quy định công tác;
thực hiện khách quan, công bằng trong việc giải quyết các thủ tục hành chính,
tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân thực hiện tốt các
quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo trên, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt
Công an tỉnh Quảng Ngãi và Ngân hàng NN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Quảng
Ngãi đã ký kết đưa vào hoạt động hệ thống thu tiền nộp phạt vi phạm giao thông
trực tiếp tại Trạm Cảnh sát giao thơng Đức Phổ (thuộc Phịng Cảnh sát giao
thơng đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Quảng Ngãi).

Đây là điểm thu tiền nộp phạt vi phạm giao thông trực tiếp đầu tiên được triển
khai trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Việc làm này đã giúp cho người nộp phạt
không phải đi lại nhiều lần mất thời gian. Chính cách làm này đã nhận được sự
ủng hộ của người dân. (Công An Nhân Dân Online 4/12)Về đầu trang
Hải quan Quảng Ninh thông quan điện tử hơn 99% số tờ khai

Theo báo cáo của Cục Hải quan Quảng Ninh, từ đầu năm đến 25/11/2013, ngành
Hải quan Quảng Ninh đã thực hiện thông quan điện tử cho 26.627 tờ khai điện
tử (chiếm 99,34% tổng số tờ khai) với 1.021 doanh nghiệp tham gia.
Thu ngân sách của ngành trong 11 tháng đầu năm 2013 ước đạt 15.584 tỷ đồng,
tăng 11% so với cùng kỳ năm 2012; giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa
ước đạt trên 6,838 tỷ USD (chiếm 99,32% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên
địa bàn). (Chinhphu.vn 5/12) Về đầu trang
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
Bình Phước: Thu ngân sách quá thấp

Báo cáo tại kỳ họp thứ 8 khóa VIII HĐND tỉnh Bình Phước ngày 4/12, UBND
tỉnh cho biết thu ngân sách đạt quá thấp (4.000 tỉ đồng, đạt 86,96% kế hoạch
năm) dẫn đến tình trạng khơng đảm bảo nguồn cho chi ngân sách, nhất là việc
chậm lương của cán bộ công chức, viên chức.
Phát biểu tại kỳ họp, ông Nguyễn Tấn Hưng, chủ tịch HĐND tỉnh Bình Phước,
cho rằng năm 2013 Bình Phước tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật ni. Mặt khác,
tình hình an ninh - quốc phòng còn diễn biến phức tạp; số doanh nghiệp trên địa

13


bàn tỉnh thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể tăng cao so với cùng kỳ
năm 2012. (Tuổi Trẻ 5/12) Về đầu trang

PHÁP LUẬT
Phú Yên: Đề nghị kỷ luật đảng hai cán bộ cấp tỉnh và huyện

Chiều 4/12, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên chính thức đề nghị kỷ luật đảng
ơng Phan Hà Ngọ (ngun Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh) bằng hình thức
cảnh cáo, đề nghị xử lý kỷ luật cảnh cáo về mặt chính quyền. Ơng Ngọ đã bị
Tịa hình sự TAND tỉnh tuyên phạm tội “Cố ý làm trái...”.
Uỷ ban Kiểm tra tỉnh ủy cũng đề nghị Ban thường vụ Tỉnh ủy kỷ luật ơng Trịnh
Văn Chánh bằng hình thức cách chức huyện uỷ viên, Đảng uỷ viên, Bí thư chi
bộ, đồng thời đề nghị chính quyền cách chức Chánh Văn phịng huyện Đơng
Hịa đối với ơng Chánh. Trong thời gian giữ chức vụ Trưởng Phịng GD&ĐT
huyện, ơng Chánh đã ký văn bản đề nghị sửa tuổi (chạy tuổi) để kéo dài thời
gian nghỉ hưu cho 3 giáo viên; năm 2012 - 2013 khi điều động, luân chuyển giáo
viên đã cố ý làm trái chỉ đạo của UBND huyện. (Lao Động 5/12) Về đầu trang
Hà Tĩnh kỷ luật hai lãnh đạo bưu điện tỉnh

Ơng Đinh Như Hạnh - Phó tổng giám đốc Tổng cơng ty Bưu điện Việt Nam dẫn
đầu đồn cơng tác, tổ chức cuộc họp tại Bưu điện Hà Tĩnh để xem xét hình thức
kỷ luật đối với hai lãnh đạo Bưu điện Hà Tĩnh.
Theo thanh tra trước đó của đồn cơng tác Tổng cơng ty Bưu điện Việt Nam, cơ
quan này phát hiện hai lãnh đạo Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh vi phạm nguyên tắc xây
dựng cơ bản trong q trình xây dựng nhà trạm thơng tin và điều hành giao dịch
Bưu điện huyện Cẩm Xuyên và một số cơng trình khác dẫn đến làm thất thốt
hơn 500 triệu đồng.
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã bỏ phiếu, thống nhất kỷ luật cảnh cáo với
ông Lê Đức Ninh (59 tuổi) - giám đốc và khiển trách ông Nguyễn Kiên Cường
(39 tuổi) - phó giám đốc Bưu điện Hà Tĩnh.
Bưu điện Hà Tĩnh đang xem xét kỷ luật bảy cán bộ liên quan khác gồm: hai
trưởng phịng, một phó phòng, ba chuyên viên và Giám đốc Bưu điện huyện
Thạch Hà vì cùng sai phạm những quy định trên. (Nguoiduatin.vn 5/12) Về đầu

trang

14


THẾ GIỚI
Nga quyết chặn tham nhũng

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh thành lập Ban chống tham
nhũng trực thuộc Văn phòng tổng thống. Đây là một bước đi mới trong hoạt
động chống tham nhũng tại Nga nhằm răn đe các quan chức thích nhận “tiền
bẩn”.
Việc kiên quyết xóa bỏ nạn tham nhũng đã được Tổng thống Putin tiến hành qua
nhiều hoạt động trong năm 2012, thời điểm ông trở lại điện Kremlin. Đầu tiên là
sắc lệnh yêu cầu các quan chức phải công bố những khoản chi tiêu và đầu tư của
mình, đồng thời họ cũng phải đóng các tài khoản cá nhân ở nước ngoài, hoặc
bán cổ phần ở nước ngồi (nếu có). Sau đó là việc tăng cường giám sát tại các
bộ, ngành, cơ quan trực thuộc chính phủ, phát hiện hàng loạt sai phạm từ những
quan chức cấp cao.
Việc tăng cường chống tham nhũng tại Nga được cho là xuất phát từ việc Chính
phủ Nga lo ngại tham nhũng làm xói mịn mơi trường đầu tư tại Nga, khiến hình
ảnh quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại những diễn đàn kinh tế tổ chức ở
Nga gần đây, nhiều nhà đầu tư đã nêu rõ do chi phí “bơi trơn” các hợp đồng cao
nên ít nhiều làm nản lòng những ai muốn tăng cường đầu tư ở quốc gia này. (Sài
Gịn Giải Phóng 5/12) Về đầu trang

Biên tập viên: Lê Huyền

15




×