Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

The duc- Cao Van Nhan- TH Can Khe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.05 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GD&ĐT NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"BIỆN

PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
MÔN THỂ DỤC CHO HỌC SINH LỚP 3
TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁN KHÊ"

Người thực hiện: Cao Văn Nhãn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cán Khê
SKKN thuộc lĩnh vực: Thể dục

THANH HÓA NĂM 2021


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


13
14
15
16
17
18
19
20
21

MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
1.2. Mục đích nghiên cứu:
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.2.1. Về phía giáo viên
2.2.2. Về phía học sinh
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng
2.3. Các biện pháp thực hiện:
2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Tạo ra môi trường, điều kiện động
viên giúp đỡ các em trong học tập:
2.3.2. Biện pháp thứ hai: Tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng
phổ thông cho học sinh

2.3.3. Biện pháp thứ ba:Tổ chức hiệu quả việc đổi mới
phương pháp giảng dạy và tập luyện.
2.3.4. Biện pháp thứ tư: Tăng cường các hoạt động ứng dụng,
trải nghiệm, sáng tạo.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
3. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

TRAN
G
1
1
2
2
2
2
3
3
3
4
4
5
5
5
6
6
11
12
12

12
13


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước hiện nay sức khoẻ con người ln
là vị trí trung tâm, là nhân tố đóng vai trò tăng trưởng kinh tế với mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Cùng với sự phát triển
nhiều lĩnh vực như. Kinh tế, xã hội. Trong đó yếu tố nhân lực đóng vai trò hết
sức quan trọng trong chiến lược cải tổ nước nhà. Thể dục thể thao (TDTT) góp
phần khơng nhỏ vào việc tăng cường sức khoẻ và nâng cao thể chất.
Chúng ta biết rằng thể dục có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng, bởi vì nó
đảm bảo cho con người sự phát triển và hoàn thiện hơn về mặt thể chất, chuẩn bị
cho người học bước vào cuộc sống học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc với hiệu
quả cao. Thể dục góp phần nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực rèn luyện cơ
thể, hình thành các kĩ năng cần thiết cho đời sống con người. Hồ Chí Minh đã
dạy: “Con người là vốn quý nhất của xã hội, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho
con người là nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ hàng đầu của ngành thể dục thể
thao”(trong đó có thể dục).
Dạy thể dục là một hoạt động mang tính chất giáo dục sâu sắc, bởi nó
hình thành vốn kĩ năng, kĩ xảo phong phú, rèn luyện các phẩm chất, ý chí, đạo
đức, nếp sống lành mạnh, ý thức tổ chức kỉ luật, tính tập thể, bồi dưỡng tư thế
đúng, đẹp, óc thẩm mĩ tinh tế, nâng cao sức khoẻ. Vì vậy mơn thể dục đã được
đưa vào chương trình giảng dạy chính thức ở tất cả các trường học, từ mẫu giáo.
Và từ nhiều năm nay, để đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh ngày
càng cao, thuật ngữ “Mơn học phụ”“Mơn học chính”ở các cấp học đã bị bác bỏ.
Riêng cấp tiểu học bắt buộc phải dạy đủ 9 mơn. Trong đó các mơn dạy ít tiết như
thể dục, mỹ thuật, hát nhạc không những đã được xem xét bình đẳng như các
mơn dạy nhiều tiết, mà cịn được cắt cử giáo viên chuyên trách, được đào tạo

chính quy trực tiếp giảng dạy để đạt chất lượng dạy - học các môn học này ngày
càng cao hơn.
Trong nhiều năm nay, tôi được phân công công tác tại Trường tiểu học
Cán Khê trực tiếp dạy môn thể dục từ khối 1đến khối 5. Đây là nhiệm vụ khó
khăn đối với bản thân tôi. Bởi một lúc tôi phải làm quen và giảng dạy với nhiều
lứa tuổi của học sinh tiểu học, cụ thể năm học 2020-2021 tôi được giảng dạy từ
khối 3 đến khối 5 chính vì vậy tơi đặc biệt quan tâm đến nhất là học sinh lớp 3.
Các em còn rất hiếu động, các em mới được làm quen ở lớp 1và lớp 2 bước đầu
hình thành ở lớp 3, nên sợ giao tiếp và tiếp cận còn sợ sệt. Xu hướng đổi mới
giáo dục hiện nay đang đặt ra cho giáo viên giáo dục thể chất ở trường tiểu học
đòi hỏi phải làm sao để dạy tốt mơn Thể dục nói chung và mơn Thể dục lớp 3
nói riêng, là nền tảng cho các lớp học trên. Điều đó làm biết bao giáo viên dạy
Thể dục nhiều năm nay trăn trở nhưng vẫn chưa tìm ra được biện pháp hữu hiệu.
1


Là giáo viên dạy môn giáo dục thể chất ở trường tiểu học tơi nhận thấy
muốn dạy tốt chương trình đổi mới ở bậc Tiểu học nói chung và chương trình
Thể dục lớp 3 nói riêng khơng những người giáo viên phải nắm vững nội dung
chương trình mà cịn phải năng động, sáng tạo để vận dung linh hoạt những
phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học. Từ những quan điểm trên nên tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp nâng
cao chất lượng giảng dạy môn Thể dục cho học sinh lớp 3 trường tiểu học
Cán Khê”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh lớp 3 Trường TH Cán Khê học tốt môn Thể dục.
- Giúp giáo viên dạy Thể dục có kinh nghiệm khi hướng dẫn học sinh học
mơn Thể dục.
- Giúp bản thân tự học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài tập trung nghiên cứu: Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
Thể dục cho học sinh lớp 3 trường tiểu học Cán Khê
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Đọc sách giáo viên, các loại sách tham khảo.
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung chương trình mơn Thể
dục lớp 3.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập các thông tin, thống kê số
liệu và xử lý số liệu.
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của
đề tài.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Đề tài này đã được tôi nghiên cứu và áp dụng thực hiện có hiệu quả
trong năm học 2017 - 2018 được đồng nghiệp đánh giá rất cao, Hội đồng khoa
học nhà trường đánh giá xếp loại A, và được Hội đồng khoa học huyện Như
Thanh đánh giá xếp loại B.
Với những kết quả đã đạt được của năm học trước. Năm học 2020 - 2021
này tôi tiếp tục áp dụng và triển khai, mở rộng đề tài sáng kiến để nghiên cứu
cho cơng tác dạy học. Sáng kiến có những điểm mới sau:
- Bám sát vào thực trạng của học sinh, đề ra hướng giải quyết theo chiều
hướng phát triển tích cực.
- Sáng kiến đưa ra được thêm một số giải pháp mới có tính khả thi cao cụ
thể đó là. Mở rộng đối tượng nghiên cứu, xây dựng nền tảng kế cận cho lớp tiếp
theo.
2


- Hiệu quả kiểm nghiệm. Là thành tích được thể hiện qua bảng thống kê
đánh giá chất lượng học sinh và qua kì thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh

năm học 2019-2020.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Như chúng ta đã biết cấu trúc chương trình mơn Thể dục cấp Tiểu học
được thiết kế theo kiểu đồng tâm vừa kế thừa, nâng cao, vừa bổ sung nội dung
mới, gồm có: Đội hình đội ngũ, Bài thể dục phát triển chung, Bài tập rèn luyện
tư thế và kĩ năng vận động cơ bản. Trò chơi vận động. Từ lớp 4 – 5 có thêm mơn
tự chọn.
Nội dung chương trình môn Thể dục lớp 3 gồm 4 nội dung:
- Đội hình đội ngũ:
+ Ơn tập một số kĩ năng đã học
+ Tập hợp hàng ngang
+ Dóng hàng ngang
+ Điểm số hàng ngang
- Bài tập rèn luyện tư thế kĩ năng vận động cơ bản
+ Ôn tập một số động tác cơ bản
+ Đi vượt chướng ngại vật thấp
+ Đi chuyển hướng phải, trái
+ Nhảy dây kiểu chụm hai chân
+ Tung và bắt bóng bằng hai tay
+ Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay
+ Tung và bắt bóng theo nhóm hai người
+ Tung bóng theo nhóm ba người trở lên
- Bài thể dục phát triển chung. (8 động tác)
- Trị chơi vận động: (Tìm người chỉ huy, thi xếp hàng, mèo đuổi chuột,
chim về tổ, đua ngựa, thỏ nhảy, lị cị tiếp sức, hồng anh- hồng yến, ai kéo
khoẻ, chuyển đồ vật.)
Học sinh lớp 3 là lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến về tâm sinh lí và tư
duy. Hành động của các em chuyển dần từ thụ động, đơn giản sang trạng thái
tương đối chủ động và linh hoạt hơn. Lứa tuổi này bước đầu các em đã có khả

năng phân tích tổng hợp đơn giản, biết tự điều chỉnh những hoạt động của bản
thân nhưng ở mức độ khơng cao. Học sinh đã có ý thức và khả năng tự quản
tương đối tốt, biết phối hợp và giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện. Đây là
nền tảng để học sinh học các lớp học trên. Vậy việc rèn kỹ năng học Thể dục
cho học sinh lớp 3 là rất quan trọng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3


Qua quá trình giảng dạy các khối lớp trong trường, qua tham khảo các tài
liệu và trao đổi với một số giáo viên trong trường và trường bạn tôi nhận thấy:
2.2.1. Về phía giáo viên:
Trong giờ dạy thể dục một số giáo viên còn dạy theo phương pháp truyền
thống chỉ chú ý đến phần nội dung, chưa chú ý đến việc sửa sai kĩ thuật cho học
sinh. Giáo viên chưa phát huy hết vai trò của cán sự lớp. Trong quá trình dạy
giáo viên sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cịn rất đơn
điệu, chưa linh hoạt.
2.2.2. Về phía học sinh:
Qua tìm hiểu thực tế việc học Thể dục của học sinh lớp 3 trường tiểu học
Cán Khê, các em thường mắc phải một số lỗi sau:
- Về Đội hình đội ngũ:
+ Học sinh chưa nhận biết được vị trí đứng của mình trong hàng và cách
xác định được khoảng cách với người đứng trước.
+ Chưa biết cách dóng cho thẳng hàng dọc, hàng ngang.
+ Xô đẩy nhau khi tập hợp hoặc dàn hàng, dồn hàng.
+ Tư thế đứng nghiêm, nghỉ bị khom người.
+ Khi quay phải, trái vung tay, mất thăng bằng.
- Về nội dung Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản:
+ Tư thế của các em bị gị bó, động tác nhảy dây khơng linh hoạt, chậm.
Động tác tung bóng đi khơng đúng hướng, chưa phối hợp động tác nhịp nhàng

khi tung và bắt bóng.
+ Tư thế thân người khi thực hiện các động tác thường khơng được ngay
ngắn hoặc q gị bó, căng thẳng.
- Học bài thể dục phát triển chung:
+ Động tác vươn thở: qn khơng hít thở sâu.
+ Động tác tay: hai tay khi đưa dang ngang bị chếch lên hoặc xuống.
+ Động tác chân: khi hạ thấp trọng tâm hay cong lưng.
+ Động tác lườn: Khi thực hiện bị xoay bàn chân hoặc co gối.
+ Động tác bụng: Khi cúi bị co gối.
+ Động tác tồn thân: Khơng dồn trọng tâm vào chân trước và khi phối
hợp động tác hay bị cong lưng.
Trong năm học 2020 – 2021, để kiểm nghiệm cách làm của mình, tơi tiến
hành thực nghiệm với lớp 3A2 và đối chứng kết quả với lớp 3A1. Ngay từ đầu
năm học, tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng của hai lớp như sau:

4


Hoàn thành tốt
Lớp

Sĩ số

SL

TL%

27

2


7,4

20

27

3

11.1

19

STT
1
2

Hoàn thành
SL

TL%

Chưa hoàn thành
SL

TL %

74,1

5


18,5

70,4

5

18,5

3A1
3A2

Qua bài kiểm tra trên tơi thấy chất lượng học tập vẫn cịn thấp. Đây
khơng phải là một bộ phận nhỏ. Vì vậy với số học sinh này, với người dạy
chúng ta phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục, tháo gỡ.
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng:
Theo tơi có các ngun nhân sau:
-Thực tế học sinh lớp 3 trường Tiểu học Cán Khê gặp rất nhiều khó khăn
trong khi giao tiếp, các em thiếu tự tin, giao tiếp hằng ngày, thậm chí ngay cả
giờ học ở lớp các em còn thiếu rất nhiều kĩ năng, dẫn đến việc tiếp thu bài của
học sinh còn hạn chế.
- Do sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chưa phù hợp
với đối tượng học sinh.
- Giáo viên phụ thuộc vào sách giáo khoa mà chưa linh hoạt trong dạy cho
đúng đối tượng học sinh, chưa tìm cách để đưa kiến thức đến mọi đối tượng học
sinh một cách nhẹ nhàng, phù hợp.
- Đa số các em được sinh ra trong gia đình nơng thơn có hồn cảnh kính tế
khó khăn nên về thể lực và trí tuệ của các em phát triển thấp nên việc tiếp thu
bài rất hạn chế.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện lời giải thích của giáo viên chưa

rõ ràng, khẩu lệnh hơ chưa rứt khốt.
- Khi đánh giá kết quả của học sinh giáo viên chỉ nhận xét đúng và sai, học
sinh chưa hiểu rõ nguyên nhân chỗ sai của mình để khắc phục.
2.3. Các biện pháp thực hiện:
+ Qua việc điều tra thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân như trên, bước vào
năm học 2020- 2021, tôi bắt đầu áp dụng một số biện pháp mới bằng các cách
làm cụ thể của tôi như sau:
2. 3.1. Biện pháp thứ nhất: Tạo ra môi trường, điều kiện động viên
giúp đỡ các em trong học tập:
- Ngay từ đầu năm học, tơi đã tìm hiểu hồn cảnh và phân loại đối tượng
học sinh theo nhóm để giúp đỡ các em. Cụ thể:

5


+ Trong lớp có 2 em: (em Lê Văn Tuấn Anh. em Nguyễn Thị Anh Thư) có
hồn cảnh đặc biệt khó khăn, chậm phát triển khả năng nghe nói (mỗi em trong
một tổ). Tôi đã cho các lớp phân công mỗi tổ giúp 1 bạn.
- Để tạo môi trường thuận lợi cho học sinh trong q trình học tập, tơi đã
phối hợp các tổ chức Đội, Hội,... trong nhà trường để phát động phong trào “Đơi
bạn cùng tiến”
- Ngồi ra tôi thường xuyên quan tâm, chăm lo, chuẩn bị trang bị cá nhân,
thiết bị học tập, không để các em thiếu bất kì đồ dùng học tập nào.
- Từ những việc làm thiết thực trên thì 2 em có hồn cảnh khó khăn đã có
một mơi trường, một điều kiện học tập tốt, giúp các em tự tin bước tới trường
cùng các bạn trong lớp.
2.3.2. Biện pháp thứ hai: Tạo mơi trường giao tiếp cho học sinh
Để khắc phục tình trạng học sinh gặp khó khăn trong giao tiếp, tơi đã tạo
môi trường giao tiếp bằng tiếng phổ thông, tiếng dân tộc cho các em trong giờ
học, giờ ra chơi, giữa thầy và trò, giữa trò và trò. Ban đầu tuy có khó khăn và

chiếm nhiều thời gian nhưng cứ làm như thế các em sẽ quen dần và sẽ sử dụng
tiếng linh hoạt nhiều hơn. Trong trường hợp giáo viên giảng bài có nhiều học
sinh khơng hiểu, tiếp thu chậm giáo viên dùng nhiều thuật ngữ khác nhau, tiếng
phổ thông, tiếng dân tộc, dùng hiệu lệnh. Tuy nhiên trường hợp này giáo viên
hạn chế sử dụng tới mức tối thiểu.
2. 3.3. Biện pháp thứ ba: Tổ chức hiệu quả việc đổi mới phương pháp
giảng dạy và tập luyện.
Bước vào đầu năm học, tôi phân loại đối tượng học sinh của lớp xem cụ thể
khi học sinh thực hiện thấy các em yếu chỗ nào từ đó nghiên cứu kĩ nội dung bài
và lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp vì trong dạy học khơng có
phương pháp dạy học nào là vạn năng mà tùy thuộc vào đối tượng học sinh và
nội dung bài học để giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp thì mới
đạt hiệu quả cao.
* Để học sinh dễ nắm bắt động tác, tôi hướng dẫn học sinh như sau:
- Làm quen với khẩu lệnh: Ví dụ: Khi bắt đầu giảng dạy một động tác nào đó
như quay phải, quay trái, tập hợp hàng ngang, tôi cho học sinh làm quen với
khẩu lệnh. Tôi giới thiệu khẩu lệnh: “Bên phải – quay”, “Bên trái – quay”hay
tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang, điểm số hàng ngang và hướng dẫn cho
học sinh biết: “Bên phải”hoặc “Bên trái”đó chính là dự lệnh, nhằm báo cho
người tập biết hướng thực hiện động tác. “Quay”chính là động lệnh, dứt động
lệnh người tập mới thực hiện động tác, làm mẫu toàn bộ động tác cho học sinh
quan sát.
- Để học sinh quan sát động tác kỹ hơn, tơi cho các em xem tranh và giải
thích động tác trên tranh.
6


- Tự thực hiện động tác (tự khám phá): Sau khi hướng dẫn xong kỹ thuật
động tác, tôi tiến hành cho học sinh tự khám phá động tác để xem khả năng tiếp
thu động tác của các em. Từ đó tôi đưa ra các phương pháp giảng dạy phù hợp.

Khi hướng dẫn học sinh tơi dùng lời giải thích rõ ràng, khẩu lệnh hơ rứt
khốt.
Khi đánh giá kết quả học tập của học sinh tôi đánh giá đúng, sai và chỉ rõ
cho học sinh thấy được chỗ sai và nguyên nhân dẫn đến sự sai sót đó để học sinh
hiểu được và từ đó sẽ thực hiện được tốt hơn. Cụ thể:
* Đội hình đội ngũ:
Về đội hình đội ngũ: là một nội dung rất quan trọng và thiết thực đối với
mơn thể dục tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng, nó ứng dụng được rất nhiều
vào thực tiễn. Nếu khơng có nội dung này, giáo viên khơng thể nào tổ chức có
hiệu quả một giờ dạy và học Thể dục. Vì vậy trong quá trình dạy cho học sinh,
giáo viên kết hợp rèn luyện một số nền nếp kỉ luật, tác phong và tư thế cơ bản
đúng cho học sinh.
Khi dạy nội dung này, tôi thực hiện theo các bước sau:
- Khi giảng dạy giáo viên cho học sinh làm quen với khẩu lệnh (bằng cách
hô khẩu lệnh sau đó giải thích và làm mẫu ).
- khi ôn tập. GV nên tập trung vào uốn nắn, sửa chữa động tác sai, tăng
cường cho học sinh tập theo hình thức phân nhóm để các em tự quản và thi đua,
sau đó báo các qết quả dưới hình thức trình diễn cho GV và HS quan sát và đánh
giákeets quả học tập. Nên phối hợp ôn nhiều kĩ năng trong một lần tập.
- khi thực hiện hàng loạt các kĩ năng, nếu nội dung nào có nhiều HS thực
hiện sai, GV có thể cho dừng lại để sửa, khi thực hiện được mới nên chuyển
động tác khác, kĩ năng tiếp theo.
- Khi dạy những nội dung mới., có nội dung phải dạy trong nhiều bài,
trong mỗi bài cần có mức độ và phương pháp giảng dạy thích hợp.
Yêu cầu học sinh biết cách tập hợp hàng ngang theo tổ của mình ở mức
độ tương đối nhanh nhẹn, khơng chen lấn xơ đẩy. Biết dóng hàng và điểm số từ
1 đến hết sĩ số của lớp. Đây cũng là một hình thức luyện tập đếm số. Riêng cách
điểm số 1-2, 1-2. đến hết chỉ học sinh có tính chất làm quen khi phải chơi các trị
chơi có liên quan nên giáo viên không nên giành nhiều thời gian cho nội dung
này.

Ví dụ: Khi ơn tập nội dung quay phải, quay trái, tôi đã tiến hành như
sau:
*Hướng dẫn học sinh xác định hướng quay:
Để học sinh xác định hướng quay một cách dễ dàng, ngay từ tiết học đầu
tiên tôi cho các em phân biệt tay phải, tay trái, chân phải, chân trái, lặp đi lặp lại
nhiều lần để học sinh nhớ.
7


Giáo viên kết hợp vừa hỏi vừa làm mẫu theo phương pháp soi gương, giơ
tay phải, tay trái thực hiện cùng chiều với học sinh để các em cùng làm. Sau một
vài lần, khi học sinh đã quen và xác định được phương hướng. Để học sinh nhận
biết hướng nhanh hơn, tơi nâng dần độ khó, hơ với tốc độ nhanh hơn, yêu cầu
các em phải phản xạ nhanh. Quy định cho các em, khi hô “Phải”các em giơ tay
phải, khi hơ “Trái”các em giơ tay trái. Giáo viên có thể hỏi: trái, phải, trái hoặc:
phải, phải, trái. Sau đó tổ chức thi đua giữa các tổ, tổ nào ít bạn giơ sai tay nhất
sẽ được tuyên dương, tổ nào nhiều bạn giơ sai tay nhất sẽ phải múa một bài do
tổ thắng hát. Thông qua biện pháp thi đua, học sinh hào hứng và phân biệt được
bên phải, bên trái rất nhanh.
*Hướng dẫn học sinh xác định góc quay:
Trước khi hô khẩu lệnh, tôi hỏi học sinh “Tay phải (tay trái) đâu?”rồi yêu cầu
các em mở cổ tay đó sang ngang, để xác định góc quay. Sau đó hạ bàn tay đó
xuống về tư thế đứng nghiêm. Tơi hướng dẫn học sinh, khi nghe thấy khẩu lệnh
“Bên phải (bên trái) – quay”thì các em quay về hướng tay vừa chỉ.
*.Hướng dẫn học sinh thực hiện động tác quay phải, quay trái theo hai
cử động.
Giáo viên làm mẫu toàn bộ động tác quay, sau đó hướng dẫn chậm động
tác chân. Tiếp đó giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện động tác quay phải,
quay trái theo hai cử động.
– Đối với với động tác quay phải:

+ Cử động 1: Lấy gót chân phải và nửa trước bàn chân trái làm trụ, quay
người sang bên phải.
+ Cử động 2: Thu chân trái về sát chân phải thành tư thế đứng nghiêm.
– Đối với động tác quay trái
+ Cử động 1: Lấy gót chân trái và nửa trước bàn chân phải làm trụ, quay
người sang bên trái.
+ Cử động 2: Thu chân phải về sát chân trái thành tư thế đứng nghiêm.
Sau đó tơi cho học sinh tập với 2 cử động này.
Lưu ý: - Đối với học sinh lớp 3 thì yêu cầu về kỹ thuật và kĩ năng cần
chính sác.
- Giáo viên làm mẫu chậm kết hợp với giải thích ngắn gọn, rõ ràng để học
sinh quan sát và làm theo. Khi hô khẩu lệnh, giữa động lệnh và dự lệnh giáo
viên nên hơ chậm để học sinh có thời gian xác định hướng quay và góc quay.
*.Tổ chức cho học sinh tập luyện.
- Sau khi giáo viên hướng dẫn xong kỹ thuật động tác, bắt đầu tiến hành
cho cả lớp tập luyện, giáo viên quan sát, sửa sai cho học sinh.

8


- Một động lực rất quan trọng giúp các em chủ động, tích cực tập luyện
hơn, đó là tổ chức trình diễn kết quả tập luyện giữa các tổ nhóm. Bởi khi có sự
thi đua các em tập luyện sẽ tích cực hơn rất nhiều.
* Để nâng cao hứng thú tập luyện, giáo viên thường xuyên thay đổi các
đội hình tập luyện như đội hình vịng trịn, hàng ngang, hàng dọc…
- Khi học sinh đã định hướng tốt, tôi nâng cao phản xạ và nâng dần độ
khó của động tác quay phải, quay trái để tạo hứng thú tập luyện cho các em.
* Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản gồm có:
- Tư thế cơ bản
+ Ơn tập một số động tác cơ bản

+ Đi vượt chướng ngại vật thấp
+ Đi chuyển hướng phải, trái
+ Nhảy dây kiểu chụm hai chân
+ Tung và bắt bóng bằng hai tay
+ Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay
+ Tung và bắt bóng theo nhóm hai người
+ Tung bóng theo nhóm ba người trở lên
Khi dạy nội dung này tơi thực hiện theo các bước:
+ Nêu tên động tác.
+ Làm mẫu kết hợp với giải thích động tác.
+ Cho học sinh tập theo kiểu bắt chước từng thao tác lẻ, toàn thể động tác
+ Xen kẽ giữa các lần tập hoặc sau một số lần tập, tơi nhận xét, có thể giải
thích thêm, sau đó cho học sinh tiếp tục luyện tập.
+ Chọn một số học sinh thực hiện động tác đúng và chưa đúng lên thực
hiện động tác cho học sinh và giáo viên xem.
+ Học sinh cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.
+ Sau khi nêu tên động tác tơi có hiệu lệnh “Bắt đầu”để học sinh thực
hiện đồng loạt.
Ví dụ: Tư thế đứng cơ bản … “bắt đầu!” hoặc “Đứng đưa hai tay ra
trước… bắt đầu!”. Tiếp theo, tôi sửa chữa động tác sai cho học sinh, rồi hơ
“thơi!”để học sinh về tư thế bình thường. Cũng có thể giáo viên hơ theo nhịp
điều khiển của các em tương tự như khi học sinh tập bài thể dục.
Ví dụ: “Chuẩn bị …”, “1,2” vv. Cũng có thể giáo viên vừa hơ nhịp, vừa
kêt hợp giải thích động tác …
Ví dụ: Động tác đứng đưa hai tay ra trước, hai tay song song, lòng bàn
tay úp, chuẩn bị… bắt đầu!.Tiếp theo giáo viên kiểm tra động tác của học sinh
và uốn nắn, sửa chữa cho các em rồi hô: “về tư thế chuẩn bị” để học sinh đứng
về tư thế cơ bản. Như vậy cách hô để dạy các động tác thể dục rèn luyện tư thế
cơ bản khác với cách hô khi dạy bài thể dục.
9



Trong chương trình thể dục lớp 3 nói riêng và thể dục tiểu học nói chung,
phần thể dục rèn luyện tư thế cơ bản rất quan trọng nên giáo viên cần tập trung
nhiều công sức và thời gian để dạy cho học sinh.Tuy rất quan trọng nhưng đặc
điểm của bài tập này rất đơn điệu, dễ chán. Do đó giáo viên cần tổ chức dưới
dạng thi đua có kết hợp trình diễn (cho một vài học sinh thực hiện động tác đẹp
lên trình diễn) để đánh giá và biểu dương để giờ học sinh động và hấp dẫn.
* Bài thể dục phát triển chung:
Bài thể dục phát triển chung gồm 8 động tác có sự phối hợp cử động ở
mức độ đơn giản:Vươn thở - tay - chân – lườn - gập thân (Bụng) và toàn thânnhảy- điều hoà.
Khi dạy bài dạy thể dục này, tôi đã thực hiện như sau:
- Giáo viên gọi tên động tác đồng thời cho học sinh bắt chước tập theo
luôn ở một số lần đầu. ở các lần tiếp theo, giáo viên gọi tên động tác sau đấy có
thể vừa làm mẫu vừa giải thích động tác hoặc khơng, nhưng phải dùng khẩu lệnh
để điều hành. Chẳng hạn: “chuẩn bị ..Bắt đầu !”rồi hô nhịp động tác cho học
sinh tập. Nhịp hô từ chậm đến nhanh dần.
- Đối với một số động tác có vài cử động phức tạp, tôi cho học sinh tập
riêng ở cử động đó một số lần kết hợp với tồn bộ các cử động (nhịp) của động
tác (Ví dụ ở cử động hít vào -thở ra của động tác vươn thở, cử động lườn của
động tác lườn, cử động cúi của động tác gập thân)
- Trước khi tập động tác mới tôi cho học sinh ôn lại một số động tác hoặc
tồn bộ động tác cũ.
(Ví dụ: Trước khi học động tác 2 tôi cho học sinh ôn lại động tác 1 sau đó
tập liên tục 2 động tác hoặc trước khi học động tác 6 nên ôn lại hai động tác 4,5
hoặc 3,4,5.)
- Xen kẽ khi học sinh tập, giáo viên cần chú ý giải thích, sửa chữa uốn nắn
động tác, kết hợp các động tác thi đua dưới dạng trò chơi như thi xem tổ nào
hoặc cá nhân nào tập tốt, hoặc mỗi tổ cử một người lên thi đấu xem tổ nào nhất
- Chỉ dẫn học sinh cách tự luyện tập ở nhà theo hình thức cá nhân hoặc

theo nhóm ngẫu nhiên.
- Dạy bài thể dục sau khi dạy phần thể dục rèn luyện tư thế sẽ thuận lợi
hơn.
Sau khi áp dụng cách dạy trên tôi thấy hầu hết học sinh đã tập đúng, đều
động tác, không mắc phải các lỗi sai như đã nêu trong thực trạng.
* Trò chơi vận động.
Trò chơi vận động dạy cho học sinh lớp 3 gồm có: “Tìm người chỉ huy",
"thi xếp hàng",”mèo đuổi chuột", "chim về tổ", "đua ngựa", “thỏ nhảy", "lị cị
tiếp sức", "hồng anh- hồng yến", "ai kéo khoẻ", "chuyển đồ vật".
10


Đây là những trị chơi quy định trong chương trình nhằm phát triển các tố
chất thể lực và kỹ năng vận động. Sau khi dạy hết 10 trò chơi quy định giáo viên
có thể chọn thêm các trị chơi dân gian hoặc trị chơi ưa thích ở địa phương mình
để dạy cho học sinh. Tuy nhiên các trị chơi đó phải có tính giáo dục, khơng
nguy hiểm, mất vệ sinh, có tác dụng rèn luyện thể lực.
Khi dạy các trị chơi cho học sinh lớp 3, tôi đã lưu ý:
- Chuẩn bị kĩ địa điểm, phương tiện sẽ tổ chức cho các em chơi trị chơi.
- Tổ chức đội hình chơi hợp lý, hiệu quả.
- Giới thiệu và giải thích trò chơi như gọi tên trò chơi, luật lệ và cách thực
hiện; yêu cầu về tổ chức kỷ luật, cách thắng thua và một số điểm cần lưu ý khác.
Thông thường khâu này cần thực hiện ngắn gọn - nhất là đối với những trò chơi
học sinh đã biết. Đối với trị chơi mới, giáo viên cần giải thích cụ thể kèm theo
những chỉ dẫn, làm mẫu.
- Điều khiển trò chơi sao cho sinh động, hấp dẫn, an tồn. Có thể dùng
tiếng vỗ tay, tiếng reo hò để tăng nhịp điệu của trò chơi. Chú ý thay đổi phạm vi
hoạt động của trò chơi (Tăng hoặc giảm cự ly tăng hoặc giảm thời gian chơi)
,Đặt ra các yêu cầu về tổ chức, kỷ luật như một điều kiện quan trọng trong khi
chơi để đảm bảo an toàn cho học sinh.

- Đánh giá kết quả cuộc chơi phải rõ ràng, công bằng.
- Đối với trị chơi có lời hát lời đồng dao có vần điệu, giáo viên cần cho
học sinh nắm được cách chơi, sau đó giới thiệu cho học sinh lời hát, lời đồng
dao,tiếp theo mới đưa ra các lời có vần điệu đó vào trị chơi.
- Cuối giờ học chỉ cần dẫn cho học sinh cách tự chơi, tự học cá nhân hoặc
theo nhóm ngẫu nhiên.
2.3.4. Biện pháp thứ tư: Tăng cường các hoạt động ứng dụng, trải
nghiệm, sáng tạo.
Những năm học gần đây Bộ giáo dục và đào tạo rất chú trọng đến việc
dạy học gắn với hoạt động “Ứng dụng, trải nghiệm, sáng tạo”. Chính vì vậy tôi
rất chú trọng áp dụng những kiến thức mà học sinh đã được học vào trong thực
tế.
Ví dụ: Khi học sinh đã thực hiện được các bài tập của động tác như tư thế
cơ bản, quay phải, quay trái, thể dục phát triển chung. Tôi cho các em trải
nghiệm ngay trong tiết học. Tôi cho các em tập luyện theo các đội hình khác
nhau, tập luyện theo tổ, nhóm dưới sự điều khiển luân phiên các bạn trong tổ để
các em uốn nắn chỉnh sửa động tác cho nhau.
- Khi tổ chức trị chơi, tơi khéo léo lồng ghép những kiến thức các em đã
được học, để trải nghiệm vào giải quyết các tình huống trong thực tế trị chơi
như xác định hướng bên phải để rẽ phải, xác định hướng bên trái để rẽ trái, đội
hình tập trung nhanh trị chơi đi theo sơ đồ, an tồn giao thơng…
11


- Ngoài ra tổ chức cho các em trải nghiệm trước và sau tiết học.
- Giáo viên có thể giao việc cho học sinh: Về nhà khi ngồi vào bàn học
em quan sát và kể tên những đồ vật được đặt bên trái bàn học và những đồ vật
được đặt ở bên phải bàn học. Giờ học sau các em cùng kể cho nhau nghe.
- Để giúp các em học sinh khắc sâu kiến thức cũng như định hướng vị trí
một cách chính xác, có vốn sống thực tế, tơi tổ chức cho các em đi tham quan.

2.4.Hiệu quả của sáng kiến
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, áp dụng trực tiếp vào lớp 3- trường
Tiểu học Cán Khê, tơi nhận thấy các em bắt đầu có hứng thú và đam mê với
phân môn Thể dục. Giờ học diễn ra nhẹ nhàng và sinh động hơn. Các em đã chủ
động, tự giác trong việc tập luyện và tôi đã tiến hành kiểm tra tính khả thi của đề
tài như sau:
Kết quả đánh giá chất lượng học Thể dục của hai lớp 3A1 và 3A2 sau
khi áp dụng sáng kiến.
Lớp

Tổn
g số
HS

3A2
Lớp thực
nghiệm

27

3A1
Lớp đối
chứng

27

Thời
điểm

Hoàn thành tốt

SL

Trước khi
thực hiện
Sau khi
thực hiện
So sánh
đối
chứng
Trước
khi thực
hiện
Sau khi
thực hiện

6 em

So
sánh đối
chứng

Tăng 2
em

3
9
Tăng

2
4


TL
%
11.1
33,3

Hoàn thành
SL
19
18

TL%
70,4

14,8
7,4

5

66,7

22,2
7,4

Chưa hoàn
thành
SL
TL%
18,5
0


0

Giảm

18,5

5 em
20
21

74,1
77,8

5

18,5
2

Giảm 3 em

7,4
11,1

Từ thực tế kết quả luyện tập của học sinh, tôi nhận thấy học sinh tập luyện
chủ động, không mắc phải những sai sót như trên thực trạng đã nêu. Cụ thể: Số
em hoàn thành tốt tăng lên 8 em, số em chưa hoàn thành giảm 8 em. Đặc biệt là
số em mắc lỗi được giảm rõ nét. Nói chung, chất lượng học Thể dục của học
sinh đã được nâng lên rõ rệt. Số em đạt hoàn thành tốt được nâng lên, số em
chưa hoàn thành giảm đi. Điều đáng mừng là khơng cịn em nào chưa hồn

thành. Điều đó chứng tỏ những biện pháp mà tôi áp dụng đã thực sự góp phần
12


"Nâng cao chất lượng học môn Thể dục của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Cán
Khê".
3. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
Trong q trình giảng dạy mơn Thể dục Tiểu học nói chung, mơn Thể dục
lớp 3 nói riêng, mỗi giáo viên cần phải ln ln nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra
những giải pháp hữu hiệu nhất để giảng dạy cho học sinh. Bằng những kinh
nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy, sau khi áp dụng các biện pháp
trên, tôi đã rút ra bài học sau:
Trước khi giảng dạy, giáo viên phải nghiên cứu kỹ và nắm vững nội dung,
chương trình trong từng giai đoạn, từng đối tượng học sinh cụ thể.Thực hiện tốt
nội dung, mục tiêu của từng bài dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Khi giảng dạy giáo viên phải thực hiện nghiêm túc giờ dạy chính khóa, đi
từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Để giờ học không bị nhàm chán, tạo
hứng thú trong tập luyện của học sinh, giáo viên tăng dần u cầu và nâng dần
độ khó. Trong q trình giảng dạy giáo viên tránh phân tích dài dịng, dành
nhiều thời gian cho học sinh tập luyện, cho học sinh học tốt giúp đỡ các học sinh
làm chưa đúng.
Để giờ học thể dục đạt hiệu quả cao, khi giảng dạy giáo viên phải linh
hoạt sử dụng phương pháp dạy học, tập trung vào việc phát huy tính tích cực của
học sinh, thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của mơn học
giúp học sinh nhanh chóng chiếm lĩnh được kiến thức và kỹ năng cơ bản, hướng
dẫn học sinh biết tự quản và tự sửa chữa động tác sai cho nhau.
Phối hợp các phương pháp giảng dạy đặc thù của môn học như trực quan
Tập bắt chước, tập đồng loạt, sửa sai, tập luyện liên hoàn, phối hợp, ưu tiên
sử dụng phương pháp tập luyện theo tổ, nhóm và chú ý chiếu cố đặc điểm cá

nhân. Đặc biệt phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán sự lớp ngay từ đầu năm
học.
3.2. Kiến nghị
*.Đối với giáo viên:
- Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 3 là đang chuyển dần từ hoạt động chủ
định là vui chơi sang hoạt động chủ định là học tập nên rất háo hức học tập và
cũng dễ chán.Giáo viên dạy lớp 3, nhất là giáo viên dạy thể dục phải hiểu được
điều đó, thay đổi các hình thức giảng dạy để gây hứng thú học tập cho học sinh,
giờ dạy phải nhẹ nhàng, tránh căng thẳng và nhất là phải đảm bảo tính vừa sức,
ln khích lệ, giúp đỡ các em học tập.
- Ngoài khả năng sư phạm, người giáo viên dạy thể dục cần phải nhiệt
tình, có tâm huyết với học sinh và mơn mình giảng dạy.
13


- Giáo viên phải phân loại đối tượng học sinh để lựa chọn các phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp thì chất lượng giờ dạy đạt hiệu quả
cao hơn.
* Đối với nhà trường:
Trang bị thêm đồ dùng dạy học để học sinh có thêm phương tiện để học tập
* Do năng lực và thời gian có hạn nên khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót về hiểu biết cũng như cách diễn đạt.Rất mong được sự góp ý chân tình của
các đọc giả.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Cán Khê, tháng 4 năm 2021
HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI VIẾT

Lê Bá Tại

Cao Văn Nhãn

14



×