Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

20961_Tinh-hinh-nong-lam-san-tai-thi-truong-An-Do-thang-6-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.6 KB, 8 trang )

Tình hình thị trường nơng sản Ấn Độ tháng 6/2010
1. Mặt hàng gạo.
Thu mua gạo của Chính phủ tăng đột biến trong vài tuần qua, tăng mục tiêu thu mua
trong mùa kết thúc vào ngày 30/9 đạt 32 triệu tấn. Năm ngoái, thu mua đạt kỷ lục 33,6
triệu tấn. Từ đầu mùa vụ, chính phủ đã chốt con số thu mua từ tháng 10/2009 – 9/2010 ở
mức 30 triệu tấn, nhưng sau đó đã giảm dự tốn xuống khoảng 28 triệu tấn do quan ngại
sản lượng sụt giảm.
Bảng thống kê thu mua của các bang tính đến ngày 17/6/2010

(đơn vị: triệu tấn)
Bang
Andhra Pradesh
Bihar
Chhattisgarh
Haryana
Kerala
Madhya Pradesh
Maharashtra
Orissa
Punjab
Tamil Nadu
Uttar Pradesh
West Bengal
Tởng cộng

2008-09
7,183
1,010
2,554
1,425
0,234


0,198
0,230
2,357
8,531
1,114
3,611
1,274
30,295

2009-10
5,767
0,822
3,109
1,816
0,260
0,174
0,201
2,138
9,273
1,066
2,663
1,096
28,860

Thay đởi (%)
-19,7
-18,6
21,7
27,4
11,1

-12,1
-12,6
-9,3
8,7
-4,3
-26,3
-14,0
-4,7

Chính phủ đang mua loại gạo thường từ nông dân với mức giá 1.000 Rupee/tạ và loại gạo
ngon hơn một chút ở mức 1.030 Rupee/tạ. Giá mua gạo thành phẩm từ nhà máy ở mức từ
1.650 – 1.750 Rupee/tạ. (tỷ giá 1 USD khoảng 45 Rupees; một tạ Anh = 50,8 kg)
Giá một số loại gạo thông thường trên thị trường tự do hiện ở mức 1.650 – 1.670
Rupee/tạ. Giá gạo trên thị trường tự do giảm trong vài tháng qua do sản lượng gạo ước
tính trong mùa vụ tăng. Hiện Chính phủ hy vọng sản lượng gạo trong vụ kết thúc vào
ngày 30/6 đạt 89,3 triệu tấn, tăng so với ước tính từ tháng 2 trước là 87,6 triệu tấn.
Xuất khẩu gạo basmati (loại gạo thơm) của Ấn Độ vượt kỷ lục 2 triệu tấn vào cuối năm
tài chính 2009 - 10, giúp cho quốc gia bù đắp một phần thiệt hại phải chịu do lệnh cấm
kéo dài hơn 2 năm về xuất khẩu gạo phi-basmati. Gạo phi-basmati là một trong những

1


thành phần lớn nhất trong xuất khẩu nông sản Ấn Độ trước khi lệnh cấm xuất khẩu loại
gạo này được ban hành tháng vào 4/2008.
Xuất khẩu gạo basmati đạt đỉnh 2 triệu tấn chủ yếu do bội thu và nhu cầu mạnh mẽ từ các
nước vùng Vịnh, đặc biệt đối với các loại gạo Pusa 1121.
Về giá trị, xuất khẩu gạo basmati đã vượt 120 tỷ Rs (tỷ giá 1 USD tương đương 45 Rs)
vào cuối năm tài chính so với 94,76 tỷ Rs đạt được năm 2008-09. Mặc dù Bộ Thương
mại chưa đưa ra con số cuối cùng, nhưng theo phân tích của APEDA trên cơ sở thơng tin

thương mại, tổng xuất khẩu gạo Ấn Độ đạt 2,2 triệu tấn trong năm 2009-10. Việc tăng
xuất khẩu gạo cũng do nhu cầu các loại gạo Pusa 1121 cao tại hầu hết các nước vùng
Vịnh.
Tiêu thụ gần 50% gạo basmati xuất khẩu của Ấn Độ, Iran nổi lên như một trong những
thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với gạo basmati của Ấn Độ trong vịng 2 năm qua. Bên
cạnh đó, các quốc gia khác như: UAE, Ả Rập Saudi, Anh và Mỹ cũng nổi lên như những
thị trường xuất khẩu chính cho gạo basmati Ấn Độ.
Chính phủ Ấn Độ đã hạ thấp giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) của gạo basmati từ 1.100
USD xuống 900 USD/tấn vào tháng 9/2009 nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Trong khi đó, đối
thủ cạnh tranh chính của gạo basmati Ấn Độ, Pakistan đã bãi bỏ hoàn toàn giá xuất khẩu
tối thiểu đối với gạo basmati.
Năm ngối, Ấn Độ đã tăng diện tích canh tác loại gạo phổ biến basmati lên 30% do nó
cần ít nước cho canh tác. Nhiều nông dân ở các bang Haryana, Uttar Pradesh và Punjab
đã chuyển sang trồng basmati trong mùa kharif cuối do khô hạn trong mùa mưa.
2. Mặt hàng cà phê.
Cà phê xuất khẩu từ Ấn Độ, nhà sản xuất lớn thứ ba châu Á, đạt 50% trong 5 tháng tính
đến hết tháng 5/2010 do nhu cầu thu mua từ các nước nhập khẩu lớn nhất trên thế giới.
Công ty trách nhiệm hữu hạn cà phê Tata và các nhà sản xuất Ấn Độ đã xuất khẩu
129.815 tấn tính từ tháng 1- 5/2010, so với 86.654 tấn của năm trước. Tổng giá trị xuất
khẩu đạt 275 triệu USD, tăng 42% so với năm trước.
Ông Ramesh Rajah, Chủ tịch hiệp hội xuất khẩu cà phê Ấn Độ cho biết, Ấn Độ đã mạo
hiểm nhận các đơn đặt hàng của EU nhằm duy trì gia tăng trong xuất khẩu do khu vực
này chiếm hơn 75% thị trường xuất khẩu cà phê của Ấn Độ. Ý, Đức và Tây Ban Nha là
những nước nhập khẩu lớn nhất cà phê xanh từ Ấn Độ.
Theo dữ liệu từ Ủy ban cà phê Ấn Độ, các lơ hàng có giá trung bình 100.311 Rs/tấn
(2.150 USD) tính từ tháng 1 – 5/2010 so với 108.161 Rs của năm trước.

2



Doanh số bán hàng ở nước ngồi tính từ đầu vụ đến tháng 10 đạt 174.593 tấn so với
122.803 tấn của năm trước với giá trị 371 triệu USD so với 286 triệu USD.
Ông Ramesh Rajah, Chủ tịch Hiệp hội các nhà Xuất khẩu Cà phê của Ấn Độ cũng đã cho
biết: sản lượng cà phê của Ấn Độ có thể đạt kỷ lục vào năm tới do mưa trải khắp các
vùng trồng cà phê chủ yếu sẽ mang lại một vụ mùa bội thu. Tổng sản lượng Cà phê có thể
đạt từ 300.000 đến 305.000 tấn trong năm nay bắt đầu từ ngày 1 tháng 10, từ mức
289.600 tấn của năm ngoái.
3. Mặt hàng chè.
Xuất khẩu chè trong năm nay của Ấn Độ có khả năng giảm nhẹ cả về giá trị và khối
lượng do cạnh tranh gay gắt từ Kenya và Sri Lanka.
Các thương nhân cho biết sản phẩm có chất lượng tốt từ Kenya đã đưa ra gợi ý cho các
nước như Ai Cập và Pakistan, những nước nhập khẩu chính của Ấn Độ, nên lựa chọn
nhập khẩu từ các quốc gia có giá rẻ hơn. Trong khi các nước trong khu vực CIS và Nga
nói riêng có xu hướng nhập khẩu chè từ Sri Lanka.
Xuất khẩu Ấn Độ trong quý I/2010 tăng 23% đạt 47 nghìn tấn nhưng giá bán chỉ đạt
124,79 Rupee/kg so với 125,84 Rupee trong năm 2009.
Sản lượng chè trong 4 tháng đầu năm của Sri Lanka tăng 27% so với năm trước, trong
khi sản xuất toàn cầu giảm nhẹ do thời tiết thất thường.
Sản lượng chè của Kenya tăng 69% đạt 111.700 tấn trong quý I/2010 và xuất khẩu tăng
24% đạt 117.000 tấn. Trong năm 2010, giá chè trung bình của Kenya giảm và nước này
đã xuất khẩu nhiều hơn tới Pakistan và các nước Trung Đông. Mùa vụ chè tại Tanzania
cũng được báo cáo là tăng cao hơn.
Trong khi đó, sản xuất chè Ấn Độ tăng 15% đạt 94 nghìn tấn trong quý I/2010 so với 81
nghìn tấn năm 2009. Nhu cầu trong nước của Ấn Độ vẫn còn cao và các nhà sản xuất chè
gói có thương hiệu vẫn đang giao thương với khối lượng lớn. Giá khơng có khả năng
giảm nhiều tại Ấn Độ.
Theo báo cáo của Hiệp hội Chè Ấn Độ (ITA), giá chè Ấn Độ có khả năng giữ ổn định.
ITA ước tính rằng tiêu dùng chè trong nước tăng từ 30-35 nghìn tấn mỗi năm.
Theo bà Sangeeta Kichlu, Phó Tổng giám đốc Tổng cơng ty cơng nghiệp chè Jay Shree
Ấn Độ cho biết: “Xuất khẩu nhiều khả năng vẫn duy trì như năm ngối. Người tiêu dùng

chỉ tìm kiếm các hãng chè Ấn Độ khi tỷ giá đấu giá tại Mombassa tăng".
Ông Ullas Menon, thư ký Hiệp hội trồng trọt Nam Ấn Độ cho biết ông cảm thấy rằng
xuất khẩu có thể sẽ tăng trong những tháng tới.

3


4. Mặt hàng cao su tự nhiên.
Nông dân trồng cao su Ấn Độ phản đối yêu cầu giảm thuế nhập khẩu cao su của các công
ty sản xuất lốp xe.
Nông dân trồng cao su Ấn Độ vừa qua đã chỉ trích mạnh mẽ nhu cầu cao của ngành cơng
nghiệp lốp xe ô tô làm giảm thuế nhập khẩu cao su thiên nhiên và một lệnh cấm trao đổi
thương mại trên đất liền trong tương lai do nhu cầu này bất hợp lý.
Các nhà sản xuất lốp xe đã yêu cầu hạ thấp thuế nhập khẩu và cấm trao đổi buôn bán
trong thời gian tới do giá cao su thiên nhiên tăng hơn 13% trong vài ngày qua.
Tại bản ghi nhớ với Hội đồng Thương mại Ấn Độ trong tuần, những người nông dân chỉ
ra rằng trong khi ngành công nghiệp tiêu dùng nhập khẩu khoảng 152.000 triệu tấn trong
năm nay thì hầu hết trong số đó khơng chịu bất kỳ thuế hải quan nào và điều này gây bất
lợi cho khuyến khích xuất khẩu. Bản ghi nhớ cho biết xuất khẩu lốp xe của Ấn Độ đã
tăng 30% trong năm nay.
Người sử dụng cho rằng nếu nhập khẩu không được nới lỏng, nó có thể tác động tới
nguồn cung ứng nguyên liệu cần thiết của họ. Và vấn đề bất đồng trong ngành công
nghiệp cao su là họ (ngành công nghiệp cao su) đã cam kết tăng năng suất.
Theo ông Siby Monipally, Tổng thư ký Hiệp hội sản xuất Cao su Ấn Độ, đồng thời là một
thành viên của Uỷ ban Cao su Ấn Độ cho biết: "Tất cả các nhà sản xuất lớn đã đưa ra một
chiến lược dài hạn để tăng năng suất nhằm đáp ứng nhu cầu 1,5 triệu tấn cao su chất
lượng cao vào năm 2020".
5.Mặt hàng bơng.
Tai hoạ nước cắt giảm diện tích trồng bơng ở phía bắc của Ấn Độ
Trong khi có sự mong chờ về diện tích trồng bơng tồn quốc nhiều hơn trong năm nay so

với năm ngối, do giá cả bơng tăng mạnh, thì các diện tích gieo trồng tích luỹ ở phía Bắc
Ấn Độ cho đến ngày hơm nay đã bị ảnh hưởng do hệ thống thuỷ lợi thiếu.
Diện tích trồng bông tại Rajasthan và Haryana đã giảm, trong khi tại Punjab đã cho thấy
diện tích tăng thêm khoảng 29.000 ha. Hiệp hội Bơng phía Bắc Ấn Độ cho biết tổng diện
tích trồng bơng tại 3 bang phía bắc là 1,305 triệu ha tính đến ngày hơm nay, giảm
142.000 ha so với 1.447 triệu ha năm 2009-2010. Thời vụ là thuỷ lợi đã được đặt tại 3
bang. Gieo trồng bông bắt đầu từ giữa tháng 4 và phần lớn kết thúc vào tuần thứ 2 của
tháng 6.

4


Diện tích trồng bơng tại Haryana và Rajasthan đã giảm xuống mức 450.000 ha và
330.000 ha trong vụ hè 2010 từ mức 507.000 ha và 444.000 ha, tương ứng, trong năm
2009. Tại Punjab đã tăng lên ở mức 525.000 ha so với 496.00 ha năm ngoái, mặc dù mới
đây các nhà phân tích đã hy vọng diện tích gieo trồng bông tăng hơn.
Chủ tịch Hiệp hội bông Rakesh Rathi đã nói: “Do khơng có hệ thơng thuỷ lợi sẵn sàng,
đặc biệt tại Haryana và Rajasthan ”. Mới đầu, Hiệp hội bơng hy vọng tăng từ 5 đến 10%
diện tích. Cần xem lại sự giảm diện tích, sản lượng bơng ở phía Bắc Ấn Độ có thể giảm
xuống ở mức 3,5-3,7 triệu kiện (mỗi kiện 170 kg) thị trường bông trong năm nay từ mức
4 triệu kiện của năm ngoái.
Tuy nhiên, các nhà bn bơng và các quan chức Chính phủ dự kiến sự tăng lên về tổng
diện tích trồng bơng của cả nước. Sự gieo trồng chủ yếu ở các bang như Gujarat,
Maharashtra và Andhra Pradesh đã bắt đầu.
Arun Dalal, chủ hãng kinh doanh bơng đặt ở Ahmedabad đã nói: “ Khoảng 30.000.000 ha
đất đã được trồng bông trong cả nước”.
6. Mặt hàng khô đậu tương.
Ấn Độ nâng mức dự trữ nhằm thúc đẩy xuất khẩu khô đậu tương trong năm 2010-2011.
Theo nhận định của các quan chức ngành, xuất khẩu khô đậu tương của Ấn Độ sẽ đạt
mức cao 3,5 triệu tấn trong mùa vụ 2010-2011 ( tù tháng 11 đến tháng 10) do mức dự trữ

tăng cao hơn.
Nhận định trên dựa vào dự báo Ấn Độ sẽ có một mùa mưa thuận lợi của Tổng Cục Khí
Tượng Thuỷ Văn Ấn Độ. Xuất khẩu khô đậu tương của Ấn Độ mùa vụ 2009-2010 đạt
khoảng 2,5 triệu tấn do mùa mưa không thuận lợi trong năm 2009.
Dự trữ kho đậu tương trong năm 2010-2011 ở mức 1,5 triệu tấn, hầu hết trong số đó được
dự trữ sau mùa mưa và xuất khẩu từ tháng 10 sẽ đẩy mạnh xuất khẩu trong mùa kế tiếp.
Thông thường, tổng lượng dự trữ là 500.000 tấn khi vụ mùa đậu tương gần kết thúc.
Năm nay dự trữ đậu tương cao hơn khoảng 1 triệu tấn. Sản lượng đậu tương của Ấn Độ
năm tới sẽ khoảng 9 triệu tấn khi thu hoạch trên diện tích 900.000 ha.
Xuất khẩu khô đậu tương của Ấn Độ trong năm 2010-2011 sẽ ở mức cao hơn do khơng
có sự chênh lệch nhiều giữa giá trong nước và giá quốc tế.

5


Tháng trước, khô đậu tương của Mỹ tiếp tục cạnh tranh hơn về giá so với của Ấn Độ.
Mức giá chênh lệch này từ 20 USD/tấn đến 25 USD/tấn.
Giá khô đậu tương của Ấn Độ hiện tại ở mức 340-350 USD/tấn (FOB, tại cảng Kandla).
Trong khi đó, giá khơ đậu tương của Nam Mỹ ở mức 370-380USD/tấn (CIF, tại cảng của
Nhật Bản và Hàn Quốc).
7. Mặt hàng thuỷ sản.
Nhu cầu thủy sản của các nước Asean tăng khiến giá tăng tại phía nam Ấn Độ.
Nhu cầu tăng mạnh từ khu vực các nước Asean, đặc biệt từ Thái Lan và Indonesia đối với
mặt hàng cá mòi và cá thu đã làm tăng giá tại phía nam của Ấn Độ khiến khả năng tiêu
thụ các sản phẩm thủy sản rẻ và giàu chất protein giảm.
Thói quen tiêu dùng thuỷ sản của Ấn Độ và các nước Asean tương đồng nhau và các
nước trên ưa chuộng cá mòi và cá thu đến từ vùng biển Ả rập. Cá mòi loại lớn dồi dào
trong mùa mưa là một trong trong những loại được ưa thích nhất.
Cả cá mịi và cá thu hiện tại rất sẵn có tai phía Bắc của Kerala. Cả hai loại cá trên đều ở
vùng nước cạn và đánh bắt tươi, vì vậy các nhà xuất khẩu đang chào giá cao.

Theo ông AJ Tharakan, Cựu Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu thuỷ sản của Ấn Độ cho báo
Bussiness Standard biết, cá mịi và cá thu của Ấn Độ đã có nhu cầu cao để đóng hộp.
Thơng thường, trong mùa mưa, giá của cá mòi giảm xuống 40-50 Rupi/kg và cá thu là
10-20 Rupi/kg ( tỷ giá 1 USD khoảng 45 Rupi). Tại thời điểm hiện nay, mặc dù việc đánh
bắt tốt nhưng giá bán lẻ tại Ấn Độ đối với cá mòi tăng 100 Rupi/kg và cá thu là 20-40
Rupi/kg.
Giám đốc của công ty KP Jaison, một công ty xuất khẩu hàng đầu cho biết hiện đang
cung cấp số lượng bất kỳ với mức giá đối với cá mòi là 40-80 Rupi/kg. Tại khu vực đánh
bắt Munambam, một trong những trung tâm tập kết cá lớn nhất tại Kerala, loại cá mòi cỡ
lớn được chào giá ở mức 70 Rupi/kg.
8. Thông tin chung về các mặt hàng nông lâm sản khác:
- Lúa mì: Tổng cơng ty Lương thực của Ấn Độ (FCI) cho biết thu mua lúa mì giảm 5% so
với năm ngối. Thu mua tính đến ngày 23/5 là 22,17 triệu tấn, so với 23,24 triệu tấn năm
ngoái.

6


Do thời tiết nóng chưa từng có tại vành đai Ấn-Hằng trong tháng 3 đã gây ra thiệt hại với
kết quả là sản lượng ở Punjab, Haryana và Uttar Pradesh giảm nhẹ so với kế hoạch.
Uttar Pradesh dường như bị tác động xấu nhất do sự tăng nhiệt độ đột ngột, do đó tổng số
thu mua giảm từ 2,6 triệu tấn trong mùa Rabi của năm 2009 xuống 1,5 triệu tấn trong
mùa này. Punjab và Haryana giảm xuống 0,55 triệu tấn và 0,5 triệu tấn tương ứng. Punjab
góp 10,7 triệu tấn trong mùa trước và giảm xuống còn 10,17 triệu tấn trong mùa này.
Tương tự như vậy, thu mua tại Haryana giảm xuống 6,3 triệu tấn mùa này từ 6,89 triệu
tấn năm ngối.
Trong khi Madhya Pradesh được ghi nhận có sự gia tăng đáng kể khoảng 1,8 triệu tấn và
đóng góp 3,4 triệu tấn đến ngân khố quốc gia so với 1,67 triệu tấn năm ngoái.
Rajasthan, Bihar và Uttaranchal cũng được ghi nhận thu mua ít hơn. Thu mua tại
Rajasthan được khoảng 107 nghìn tấn mùa này so với 472 nghìn tấn năm ngối, giảm

đáng kể. Bihar và Uttaranchal giảm từ 101 nghìn tấn xuống cịn 23 nghìn tấn, từ 86 nghìn
tấn xuống 10 nghìn tấn tương ứng.
- Gia vị: Xuất khẩu gia vị Ấn Độ tăng 7% đạt 502 nghìn tấn trong năm tài chính 2009 –
10 và đây là lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 500 nghìn tấn. Mặc dù nền kinh tế giảm nhẹ
tại các quốc gia tiêu dùng chính, xuất khẩu gia vị vẫn đạt kỉ lục cả về giá trị và khối
lượng.
Năm trước, giá trị xuất khẩu gia vị tính theo đồng Rupee tăng 5% đạt 55,6 tỷ Rupee (tỷ
giá 1 USD tương đương 45 Rupee) và theo đồng USD tăng 0,5% đạt 1,17 tỷ USD. Giá trị
sản phẩm gia tăng tiếp tục chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu với các mặt hàng như các loại
dầu và nhựa dầu gia vị cùng với các sản phẩm bạc hà như dầu bạc hà, tinh dầu bạc hà và
bột tinh dầu bạc hà chiếm 34% trong tổng lợi nhuận xuất khẩu. Ớt chiếm 23%, tiếp theo
là thìa là 10%, nghệ 7% và tiêu 6%.
Xuất khẩu bạch đậu khấu tăng nhẹ trong suốt năm ngoái cả về khối lượng và giá trị cụ thể
là xuất khẩu cả năm 1.975 tấn đạt 1,66 tỷ Rupee.
- Ớt: Ớt là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất từ Ấn Độ, chiếm 41% trong tổng khối lượng và
23 % về giá trị. Ấn Độ xuất khẩu 204 nghìn tấn ớt đạt 12,92 tỷ Rupee và 188 nghìn tấn ớt
bột đạt 10,81 tỷ Rupee. Việc kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với mặt hàng ớt và các sản
phẩm ớt đã tạo cho các sản phẩm ớt của Ấn Độ được chấp nhận trên thị trường quốc tế và
tăng khối lượng xuất khẩu. Những nhà nhập khẩu truyền thống như Malaysia, Sri Lanka,
Bangladesh và Indonesia là nơi ớt Ấn Độ được xuất khẩu chính trên thị trường. Tuy
nhiên, xuất khẩu ớt tới Pakistan giảm mạnh xuống còn 175 tấn so với 22.375 tấn của năm
trước.

7


- Nghệ: Xuất khẩu nghệ luôn tăng cao về giá trị trong năm nay. Mặc dù có giảm nhẹ về
khối lượng xuống 50.750 tấn từ 52.500 tấn nhưng tính về giá trị lại tăng nhẹ đạt 3.810
triệu Rupee so với 2.490 triệu Rupee. Giá trung bình trong năm được tính ở mức 127
Rupee, tăng so với 92 Rupee năm ngoái. Ấn Độ là nhà xuất khẩu nghệ lớn nhất trên thế

giới và nhu cầu dùng cho y tế, mỹ phẩm tăng lên làm tăng nhu cầu trong tương lai.
Những nhà nhập khẩu chính gồm UAE (6.675 tấn), Iran (4.225 tấn) Bangladesh (4.120
tấn), Malaysia (3.955 tấn) và Nhật Bản (3.150 tấn).
- Hạt gia vị: Xuất khẩu hạt gia vị tăng rõ rệt cả về giá trị và chất lượng. Hạt gia vị xuất
khẩu như thìa là, hạt mùi và thì là có giá trị ln tăng cao trong suốt năm ngối. Hạt gia
vị chiếm 29% trong tổng khối lượng và 18% trong tổng giá trị xuất khẩu gia vị của Ấn
Độ. Những thị trường xuất khẩu chính như Pakistan (10.700 tấn), Malaysia (8.985 tấn),
UAR (7.175 tấn) và Ả rập Saudi (4.200 tấn).
Xuất khẩu hạt gia vị đã qua chế biến như bột cà ri, dầu và chiết xuất dầu gia vị, các sản
phẩm bạc hà và bột gia vị chiếm 53% trong tổng số tính về giá trị. Trong suốt năm ngối,
14.300 tấn bột và hỗn hợp cà ri có giá trị 1,89 tỷ Rupee được xuất khẩu, so với đăng ký
tăng 8% về khối lượng và 16% về giá trị.
- Cà ri: Xuất khẩu bột cà ri luôn tăng cao cả về chất lượng và giá trị. Anh là nước nhập
khẩu bột cà ri và hỗn hợp gia vị của Ấn Độ, chiếm 22% tương đương 3.100 tấn, tiếp theo
là Ả rập Saudi 1.455 tấn, UAE 1.260 tấn và Mỹ 1.200 tấn.

8



×