Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CÂU hỏi ôn tập KIẾN THỨC TRIẾT học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.3 KB, 9 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP KIẾN THỨC CHƯƠNG I
Câu 1: Triết học là gì? Triết học ra đời khi nào?
* Triết học là gì?:
- Triết học là bộ mơn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế
giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân
lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ.
*Triết học ra đời khi nào?:
- Triết học xuất hiện do hoạt động nhận thức của con người nhằm phục vụ nhu cầu
cuộc sống, song với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ xuất
hiện khi có những điều kiện nhất định:
• Một là điều kiện xã hội, tức là lao động xã hội có sự phát triển, có sự phân cơng
lao động xã hội, tách lao động trí óc khỏi lao động chân tay. Khi có đội ngũ lao
động trí óc thì mới có điều kiện cho các nhà triết học ra đời.
• Hai là điều kiện về nhận thức, tức là tư duy của con người phải đạt đến một trình
độ khái qt hố, trừu tượng hố nhất định. Nói khác đi, triết học ra đời từ thực
tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
Câu 2: Trình bày sự biến đối đối tượng nghiên cứu của triết học trong lịch sử.
Trong quá trình phát triển của mình, đối tượng triết học thay đổi theo từng giai đoạn
lịch sử:
- Thời kỳ Hy Lạp cổ đại, Triết học bao hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực,
khơng có đối tượng riêng. Đây là nguyên nhân nảy sinh quan niệm Triết học là khoa
học của mọi khoa học.
- Thời kỳ Trung cổ là thời kỳ thống trị của giáo hội Ki tô giáo Triết học khi ấy có
nhiệm vụ chứng minh cho sự tồn tại của chúa trời, của thượng đế. Nói khác đi, Triết
học là “bộ môn” của thần học. Triết học thời kỳ này chủ yếu là Triết học kinh viện.
- Thời kỳ Phục Hưng và Cận đại, Triết học gắn bó với khoa học tự nhiên, khoa học
thực nghiệm. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này nhìn chung có tính siêu hình, máy móc và
khơng triết để. Đối tượng của Triết học thời kì này là nghiên cứu dấu ấn, bản chất đằng
sau sự vật, hiện tượng, vật thể có thể thực nghiệm được.
- Mặt khác, tư duy triết học cũng được phát triển ở các học thuyết duy tâm. Điển
hình là triết học của Hêghen.


- Sự ra đời của triết học Mác đánh dấu sự đoạn tuyệt với quan niệm triết học là khoa
học của các khoa học và tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức cũng
như những quy lụât chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.


Câu 3: Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan?
* Khái niệm Thế giới quan: Thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới,
bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới.
Có 3 thế giới quan cơ bản là TGQ truyền thuyết, TGQ tôn giáo và TGQ Triết học.
Trong đó TGQ Triết học được coi là hạt nhân lý luận.
*Triết học Mác - Lênin là cơ sở của một thế giới quan khoa học vì 4 nguyên nhân
sau:
+ Triết học Mác - Lênin giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của Triết học (Cơng nhận
vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức).
+ Triết học Mác - Lênin có sự thống nhất chặt chẽ giữa quan điểm DV và phép biện
chứng (Trước đó quan điểm DV và phép BC tách rời, thậm chí đối lập nhau).
+Triết học Mác - Lênin có quan niệm duy vật về lịch sử.
+ Triết học Mác - Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân - giai cấp đại diện cho
thời đại, là giai cấp tiên tiến.
Với những luận điểm trên Triết học Mác - Lênin cho chúng ta một cái nhìn đúng đắn,
khách quan về mọi sự vật hiện tượng.
Câu 4: Vấn đề cơ bản của Triết học là gì? Tại sao vấn đề đó lại là vấn đề cơ bản của
triết học?
* Vấn đề cơ bản của Triết học là gì?
- Là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Nó là vấn đề
cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của
triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của
triết học.
- Vấn đề cơ bản của Triết học có hai mặt:
1) Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

2) Con người có khả năng nhận thức được thế giới khơng? Có khả năng phản ánh đúng
đắn hiện thực khơng?
*) Tại sao nó là vấn đề cơ bản của Triết học?
- Trên thực tế, những hiện tượng , mà chúng ta gặp hàng ngày, hoặc tồn tại bên ngoài ý
thức của chúng ta, hoặc hiện tượng tinh thần tồn tại trong ý thức của chúng ta, khơng
có hiện tượng nào nằm ngồi hai lĩnh vực ấy.
- Bất kì trường phái Triết học nào cũng phải đề cập và giải quyết mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy.
- Kết quả và thái độ của việc giải quyết vấn đề đó quyết định sự hình thành thế giới
quan và phương pháp luận của các nhà nghiên cứu, xác định bản chất của các trường
phái triết học đó.


- Đây là vấn đề chung, nó mãi mãi tồn tại cùng con người và xã hội loài người.
Câu 5: Chủ nghĩa duy vật là gì? Có mấy hình thức cơ bản? Hình thức nào là hính
thức phát triển cao nhất? vì sao?
- Chủ nghĩa duy vật là học thuyết của các Triết gia có quan niệm vật chất giới tự nhiên
là cái có trước và quyết định ý thức của con người, học thuyết của học hợp thành các
môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật.
- Các hình thức chủ nghĩa duy vật:
• Chủ nghĩa duy vật chất phác ngây thơ cổ đại: là kết quả nhận thức của các
nhà triết học thời cổ đại mang tính trực quan nên ngây thơ và chất phác, tuy
còn nhiều hạn chế nhưng với nguyên tắc cơ bản là đúng. Trường phái này
giải thích giơi tự nhiên từ chính bản thân tự nhiên, khơng viện dẫn thần linh
hay thượng đế.
• Chủ nghĩa duy vật máy móc siêu hình thế kỉ thứ XVII-XVIII:từ sự phát triển
rực rỡ của cơ học khiến cho quan điểm xem xét thế giới theo kiểu máy móc
chiếm vị trí thống trị và tác động mạnh mẽ đến các nhà duy vật.
• Chủ nghĩa duy vật biện chứng: là kết quả nhận thức của các nhà sáng lập chủ
nghĩa Mác, Ăngghen, Lênin đã kế thừa những tinh hoa của các học thuyết

trước đó, đồng thời khắc phục những hạn chế, sai lầm của chủ nghĩa duy vật
siêu hình, dựa trên những thành tựu khoa học đã sáng lập ra chủ ngĩa duy vật
biện chứng.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng mang tính cách mạng triệt để và biện chứng khoa học,
không chỉ phản ảnh hiện thực đúng như bản thân nó mà cịn là cơng cụ hữu ích giúp
con người cải tạo hiện thực trước đó.
Câu 6: Chủ nghĩa duy tâm là gì? Chủ nghĩa duy tâm có mấy hình thức?
- Chủ nghĩa duy tâm là học thuyết của các Triết gia có quan niệm bản chất của thế giới
là ý thức, ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ 2, ý thức là cái có trước và quyết
định vật chất của con người.
- Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản:
• Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người
trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực. Chủ nghĩa duy tâm chủ
quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là “phức hợp các cảm giác” của bản
thân.
• Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, nhưng
đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người. Thức
thể tinh thần khách quan này thường mang tên gọi khác nhau như: ý niệm, tinh
thần tuyệt đối, lý tính thế giới,…


Câu 7: Thế nào là thuyết khả tri, bất khả tri và hoài nghi luận?
- Thuyết khả tri là những nhà Triết học cả duy vật và duy tâm trả lời một cách khẳng
định: Con người có khả năng nhận thức được thế giới.
- Hoài nghi luận là những người đã luận nâng sự hoài nghi lên thành nguyên tắc trong
việc xem xét tri thức đã đạt được và cho rằng con người khơng thể đạt tới chân lí khách
quan.
- Thuyết bất tri là sự phát triển mặt tiêu cực của trào lưu hoài nghi luận. Theo thuyết
này, con người khơng thể hiểu được thế giới hay ít ra là khơng thể nhận thức được bản
chất của nó, hoặc có chăng chỉ là hiểu cái bề ngồi vì các hình ảnh về đối tượng do

giác quan con người mang lại khơng đảm bảo tính chân thực, từ đó họ phủ nhận khả
năng nhận thức của con người và các hình thức cơ bản của nó.
Câu 8: Thế nào là biện chứng và siêu hình?
*) Biện chứng
- Biện chứng là xem xét thế giới trong một chỉnh thể, ở đó mọi sự vật hiện tượng liên
hệ ràng buộc tác động qua lại lẫn nhau luôn luôn vận động phát triển.
*) Siêu hình
- Siêu hình là phương pháp chỉ có giá trị khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng ở trạng thái
tĩnh tại. Nhưng nhìn chung, quan điểm siêu hình có tính phiến diện, máy móc khơng
thể giúp con người phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng.
Câu 9: So sánh phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
Biện Chứng

Siêu Hình

- Nhìn nhận sự vật bằng một tư duy cứng
nhắc, máy móc
- Xem xét sự vật trong trạng thái biệt lập tách
rời với các sự vật khác; xem xét sự vật trong
trạng thái không vận động, không biến đổi
- Sự vật hoặc tồn tại hoặc không tồn tại; hoặc
là thế này hoặc là thế khác chứ không thể vừa
là thế này vừa là thế khác

- Nhìn nhận sự việc với một tư duy mềm dẻo,
linh hoạt
- Xem xét sự vật trong trạng thái quan hệ qua
lại, ràng buộc lẫn nhau với các sự vật khác
xung quanh; xem xét sự vật trong trạng thái
vận động, biến đổi không ngừng của nó

- Một sự vật vừa là thế này vừa là thế kia,
"vừa là … vừa là";vừa là nó lại vừa khơng
phải là nó

Câu 10: Trình bày những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời triết học Mác
*) Điều kiện kinh tế-xã hội:
a) Vào cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện
và lan rộng ra các nước tây Âu tiên tiến không những làm cho phương thức sản xuất tư


bản chủ nghĩa trở thành hệ thống kinh tế thống trị, tính hơn hẳn của chế độ tư bản so
với chế độ phong kiến thể hiện rõ nét, mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội mà
trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vơ sản.
b) Đồng thời với sự phát triển đó, mâu thuẫn vốn có, nội tại nằm trong phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng thể hiện sâu sắc và gay gắt hơn. Mâu thuẫn giữa
vô sản với tư sản, vốn mang tính đối kháng, đã biểu hiện thành đấu tranh giai cấp. Giai
cấp tư sản khơng cịn đóng vai trị là giai cấp cách mạng trong xã hội.
c) Đến những năm 40 của thế kỷ XIX, giai cấp vô sản đã xuất hiện với tư cách là một
lực lượng chính trị-xã hội độc lập và đã ý thức được những lợi ích cơ bản của mình để
tiến hành đấu tranh tự giác chống giai cấp tư sản.
*) Tiền đề lý luận:
a)C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa triết học cổ điển Đức, đặc biệt là phép biện chứng
duy tâm và tư tưởng duy vật về những vấn đề cơ bản của triết học để xây dựng nên
phép biện chứng duy vật và mở rộng nhận thức sang cả xã hội loài người, làm cho chủ
nghĩa duy vật trở nên hồn bị và triệt để.
b) Kinh tế chính trị học Anh mà đặc biệt là lý luận về kinh tế hàng hóa; học thuyết giá
trị thặng dư là cơ sở của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đó cịn là việc thừa nhận
các quy luật khách quan của đời sống kinh tế xã hội, đặt quy luật giá trị làm cơ sở cho
toàn bộ hệ thống kinh tế và rằng, do đó chủ nghĩa tư bản là vĩnh cửu.
c) Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những dự đoán thiên tài mà trước hết là lịch

sử lồi người là một q trình tiến hóa khơng ngừng, chế độ sau tiến bộ hơn chế độ
trước; rằng sự xuất hiện các giai cấp đối kháng trong xã hội là kết quả của sự chiếm
đoạt; đồng thời phê phán chủ nghĩa tư bản là ở đó con người bị bóc lột và lừa bịp,
chính phủ khơng quan tâm tới dân nghèo. Khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội
cơng nghiệp mà trong đó, cơng nơng nghiệp đều được khuyến khích, đa số người lao
động được bảo đảm những điều kiện vật chất cho cuộc sống v.v là cơ sở để chủ nghĩa
Mác phát triển thành lý luận cải tạo xã hội.
*) Tiền đề khoa học tự nhiên:
Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều
phát minh quan trọng, cung cấp cơ sở tri thức khoa học để tư duy biện chứng trở thành
khoa học.


a) Định luật bảo tồn và chuyển hố năng lương đã dẫn đến kết luận triết học là sự phát
triển của vật chất là một q trình vơ tận của sự chuyển hố những hình thức vận động
của chúng.
b) Thuyết tế bào xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thức giữa động vật
và thực vật; giải thích q trình phát triển của chúng; đặt cơ sở cho sự phát triển của
toàn bộ nền sinh học; bác bỏ quan niệm siêu hình về nguồn gốc và hình thức giữa thực
vật với động vật.
c) Thuyết tiến hoá đã khắc phục được quan điểm cho rằng giữa thực vật và động vật
khơng có sự liên hệ; là bất biến; do Thượng Đế tạo ra và đem lại cho sinh học cơ sở
khoa học, xác định tính biến dị và di truyền giữa các loài.
Chủ nghĩa Mác ra đời là một tất yếu lịch sử. Sự ra đời của nó không những do nhu cầu
nhu cầu khách quan của thực tiễn xã hội lúc bấy giờ, do sự kế thừa những thành tựu
trong lý luận và được kiểm chứng bằng các thành tựu của khoa học, mà còn do bản
thân sự phát triển của lịch sử đã tạo ra những tiền đề khách quan cho sự ra đời của nó.
Bởi vậy, chủ nghĩa Mác “cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân,
những công cụ nhận thức vĩ đại” và Đảng Cộng sản Việt Nam “kiên định chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động

của Đảng”.
Câu 11: Tại sao nói triết học Mác ra đời là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết
học.
- Mác và Ăngghen đã khắc phục sự đối lập giữa thế giới quan duy vật và phương pháp
biện chứng trước đây trong lịch sử triết học, tạo ra sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa
duy vật và phương pháp biện chứng. Đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng. So sánh
trong lịch sử triết học để thấy có các nhà triết học duy vật nhưng siêu hình, máy móc;
hoặc có các nhà biện chứng nhưng lại duy tâm. Nghĩa là thế giới quan duy vật và
phương pháp biện chứng thường tách rời nhau. Trong triết học của Mác, thế giới quan
duy vật thống nhất hữu cơ với phép biện chứng.
- Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện vĩ đại nhất của cuộc cách mạng
trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện. Chứng minh rằng trong lịch sử triết học
chưa có đại biểu nào duy vật triệt để, tức là giải thích lịch sử, xã hội vẫn duy tâm.


- Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác và
Ăngghen đã khắc phục sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người.
Triết học của 2 ông đã trở thành công cụ lý luận nhận thức và cải tạo thế giới của nhân
loại tiến bộ.
- Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác và
Ăngghen đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể.
Quan hệ giữa triết học Mác với các khoa học cụ thể là quan hệ biện chứng, tác động
qua lại lẫn nhau

Câu 12: Tại sao Lênin phải bảo vệ và phát triển triết học Mác? Ông đã bảo vệ và
phát triển như thế nào?
*) Lí do Lê Nin bảo vệ và phát triển Triết học Mác:
+ Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ
nghĩa đế quốc, điều này đã làm tăng thêm khả năng kinh tế của các nước tư bản chủ
nghĩa, nhưng nó lại làm cho bản chất bóc lột và thống trị của tư bản bộc lộ.

+ Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên có những phát minh lớn mang tính vạch thời đại,
nhất là phát hiện về điện tử và cấu tạo nguyên tử đã làm đảo lộn về quan niệm căn bản
về thế giới của vật lý học cổ điển, dẩn tới cuộc khủng hoảng vật lý.
+Ở nước Nga, sau thất bại của cuộc cách mạng 1905-1907, những người theo chủ
nghĩa Makhơ cũng tăng cường hoạt động lý luận, họ viện cớ bảo vệ chủ nghĩa Mac,
nhưng thực chất là đã xuyên tạc triết học Mác.
+Xuất hiện nhiều khuynh hướng triết học tấn công vào triết học M ác:chủ
nghĩa kinh nghiệt phê phán, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa xét lại,…đội lốt chủ nghĩa
Mác, biểu hiện trong phái Mensêvích, những người Nga theo chủ nghĩa Makhơ, bọn
xét lại trong Quốc tế II, điều nhằm mục đích phủ nhận chủ nghĩa Mác, và thay vào đó
là ác hình thức của chủ nghĩa duy tâm, tơn giáo
*) Q trình bảo vệ phát triển Triết học Mác:


- Giai đoạn 1893-1907: từ những năm 80 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác được truyền
vào nước Nga thông qua nhóm “Giải phóng lao động” do Plêkhanốp đứng đầu.
Tác phẩm “Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người
dân chủ - xã hội ra sao” (1984) Lênin đã vạch trần bản chất phản cách mạng, giả danh
“bạn của dân” của phái dân tuý Nga.
“Làm gì?”(1902) Lênin đã làm sáng tỏ các hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp
vô sản trứơc khi giành chính quyền, chỉ ra vai trị rất quan trọng của hệ tư tưởng lý
luận trong cuộc đấu tranh cách mạng.
Với “Hai sách lược của Đảng dân chủ-xã hội trong cách mạng dân chủ” (1905)
V.I.Lênin đã bác bỏ quan điểm của phái Mensêvích và phái xét lại Tây Âu lúc bấy giờ,
đồng thời chỉ rõ tính chất của cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất và bác bỏ quan điểm
của các lãnh tụ cơ hội trong Quốc tế II, để khẳng định rằng thắng lợi của cuộc cách
mạng dân chủ là tiền đề cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Giai đoạn 1907 đến Cách mạng tháng 10 Nga:
Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”(1908-1909)
thể hiện sự kết hợp sâu sắc giữa tính đảng và tình khoa học trong triết học Mác.

+Về vấn đề cơ bản của triết học: Lênin đã vạch ra bản chất duy tâm chủ
quan của cái gọi là “phát minh vĩ đại”ra các yếu tố trung gian của phái
Makhơ.
+Về nhận thức luận: Lênin nêu lên những nguyên tắc cơ bản của nhận
thức duy vật biện chứng khi phê phán quan điểm phủ nhận khả năng con người
nhận thức thế giới khách quan của phái Makhơ:
Câu 13: Trình bày đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lênin
*) Đối tượng của Triết học Mác – Lênin
- Triết học Mác – Lênin giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường
duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của
tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Triết học Mác – Lênin phân biệt rõ ràng đối tượng của triết học và đối tượng của các
khoa học cụ thể.
- Triết học Mác – Lênin có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khoa học cụ thể.
*) Chức năng của Triết học Mác - Lênin
- CHỨC NĂNG THẾ GIỚI QUAN:




Giúp con người nhận thức đúng đắn thế giới và bản thân để từ đó nhận thức
đúng bản chất của tự nhiên và xã hội, giúp con người hình thành quan điểm khoa



học, xác định thái độ và cách thức hoạt động của bản thân.
Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trị tích cực, sáng tạo của con




người.
Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trị là cơ sở khoa học để đấu tranh với
các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học.

- CHỨC NĂNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN:


Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những ngun tắc xuất phát có
vai trị chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu. Phương pháp luận cũng có nghĩa là lý



luận về hệ thống phương pháp.
Triết học Mác – Lênin thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất, phổ



biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Vai trò, phương pháp luận duy vật biện chứng được thể hiện trước hết là phương
pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa học. Phương pháp luận duy vật biện
chứng trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc, phương pháp luận
chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Câu 14: Triết học Mác - Lênin có vai trò như thế nàotrong đời sống xã hội và trong
sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
– Triết học Mác – Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng
cho con người trong nhận thức và thực tiễn.
– Triết học Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách
mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa

học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ.
– Triết học Mác – Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay.



×