Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

349_Van_ban_HD_thuc_hien_b672dae560

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 63 trang )

UBND HUYỆN MƯỜNG CHÀ
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHÙ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 349/PGDĐT-THCS

Mường Chà, ngày 30 tháng 7 năm 2012

V/v Hướng dẫn thực hiện hồ sơ quản lý,
hồ sơ chuyên môn cấp THCS

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kính gửi: Các trường THCS, PTDTBT THCS trong huyện
Thực hiện công văn số: 1693/SGDĐT-GDTrH ngày 06/7/2012 của Sở GD&ĐT
V/v Hướng dẫn thực hiện hồ sơ quản lý, hồ sơ chuyên môn cấp Trung học;
Để thống nhất các loại hồ sơ phục vụ cho công tác quản lý trong nhà trường và
làm cơ sở cho công tác thanh kiểm tra trường học phù hợp với đặc điểm của tỉnh, Sở
Giáo dục và Đào tạo đã quy định thống nhất các loại hồ sơ, sổ sách quản lý, theo dõi
hoạt động giáo dục và hồ sơ chuyên môn trong các trường trung học từ năm học
2012-2013, Phòng GD&Đt hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
A. CÁC LOẠI HỒ SƠ QUẢN LÝ VÀ HỒ SƠ CỦA GIÁO VIÊN
I. HỒ SƠ CỦA NHÀ TRƯỜNG

1. Kế hoạch
1.1. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường (theo giai đoạn);
1.2. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học;
1.3. Kế hoạch công tác của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng;
1.4. Kế hoạch thanh kiểm tra nội bộ trường học;
1.5. Kế hoạch và hồ sơ công tác Kiểm định chất lượng giáo dục.


2. Hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong nhà trường
2.1. Sổ nghị quyết của nhà trường và nghị quyết của Hội đồng trường;
2.2. Hồ sơ theo dõi phổ cập giáo dục (nếu có);
2.3. Hồ sơ thanh kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên;
2.4. Hồ sơ kỷ luật;
2.5. Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến;
2.6. Hồ sơ quản lý tài sản, thiết bị;
2.7. Hồ sơ quản lý tài chính;
2.8. Hồ sơ quản lý thư viện;
2.9. Hồ sơ thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”;
2.10. Hồ sơ quản lý dạy thêm- học thêm trong và ngoài nhà trường (nếu có).


3. Hồ sơ quản lý học sinh
3.1. Hồ sơ quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ;
3.2. Sổ đăng bộ;
3.3. Sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến;
3.4. Sổ gọi tên và ghi điểm;
3.5. Sổ ghi đầu bài;
3.6. Học bạ học sinh;
3.7. Hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh;
3.8. Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có);
II. HỒ SƠ TỔ CHUN MƠN

1. Kế hoạch Tổ chun mơn.
2. Sổ biên bản sinh hoạt Tổ, nhóm chun mơn;
3. Kế hoạch thực hiện thí nghiệm – thực hành, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy
học, ứng dụng công nghệ thông tin.
III. HỒ SƠ CỦA GIÁO VIÊN


1. Kế hoạch dạy học;
2. Giáo án (bài soạn);
3. Sổ ghi kế hoạch giảng dạy theo tuần (phiếu báo giảng);
4. Sổ ghi chép, họp cơ quan;
5. Sổ Ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ;
6. Sổ điểm cá nhân;
7. Hồ sơ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
B. HƯỚNG DẪN LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ

1. Hồ sơ của nhà trường
1.1. Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường (theo giai đoạn)
- Kế hoạch được xây dựng theo hướng dẫn của ngành và được các Phịng
GD&ĐT phê duyệt. Hàng năm có bản đánh giá kết quả thực hiện, bổ sung, điều chỉnh
kế hoạch và giải pháp thực hiện tùy theo tình hình cụ thể và báo cáo về Phòng
GD&ĐT trước ngày 31/5 hàng năm.
- Kế hoạch phải thể hiện được chiến lược phát triển của nhà trường trong giai
đoạn lập kế hoạch (5 năm, …), bao gồm cả lộ trình đạt chuẩn quốc gia, xây dựng cơ
sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy học, xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực …
2


1.2. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học
- Kế hoạch này bao gồm tất cả hoạt động, chỉ tiêu phấn đấu, giải pháp thực hiện
trong một năm học của nhà trường.
- Kế hoạch năm học cần đi sâu vào các mặt dạy-học và giáo dục cùng các biện
pháp nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với các chủ trương chỉ đạo hàng năm.
- Kế hoạch năm học sau khi ban hành cần được cụ thể hoá thành các kế hoạch
tháng, tuần; một số hoạt động chính (dạy và học trên lớp, tổ chức hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp, lao động sản xuất - hướng nghiệp; công tác chủ nhiệm ...) tùy theo
phạm vi trách nhiệm và theo sự phân công của hiệu trưởng mà mỗi đơn vị, mỗi cá
nhân (kể cả hiệu trưởng) cần phải có kế hoạch của mình. Thực chất đây là sự cụ thể
hố, là sự phân cơng thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch của nhà trường.
- Kế hoạch được thông qua Hội nghị CBVC nhà trường và được Phòng
GD&ĐT phê duyệt vào đầu năm học, trước khi tổ chức.
1.3. Kế hoạch cơng tác của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng
- Căn cứ vào kế hoạch năm học và mảng công việc phụ trách, Hiệu trưởng và
các Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm, học kỳ và cụ thể cho từng tháng, tuần.
- Kế hoạch tháng, tuần có thể điều chỉnh, bổ sung tùy theo tình hình thực tế và
một số nội dung do Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai xuất phát từ thực tiễn
năm học.
- Kế hoạch của Hiệu trưởng hồn thiện và được Phịng GD&ĐT phê duyệt
trước khi thực hiện; Các kế hoạch của các phó Hiệu trưởng do Hiệu trưởng phê duyệt
trước khi thực hiện.
1.4. Kế hoạch thanh kiểm tra nội bộ trường học: Được thiết lập theo quy định
của Thanh tra và được Phòng GD&ĐT phê duyệt.
1.5. Kế hoạch và hồ sơ công tác Kiểm định chất lượng giáo dục: Bao gồm kế
hoạch và các loại hồ sơ về Tự đánh giá và Đánh giá ngoài,… Được thiết lập theo quy
định của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.
Lưu ý: Tất cả các kế hoạch phải được lập đúng trình tự, thời gian, đảm bảo sự
liên thơng, khả thi và tính pháp lý. Thời gian hoàn thành các loại kế hoạch phục thuộc
vào tính chất, đặc thù của nội dung kế hoạch. Tuy nhiên, tất cả các loại kế hoạch, hồ
sơ cần phải được hoàn thành chậm nhất 30/9 trong từng năm học.
2. Hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong nhà trường
2.1. Sổ nghị quyết của nhà trường và nghị quyết của Hội đồng trường
Ghi nội dung các buổi sinh hoạt của nhà trường và của Hội đồng trường. Thể
hiện rõ ngày tháng năm họp, nội dung họp và kết luận của chủ trì cuộc họp. Thực hiện
theo hướng dẫn của Điều lệ trường trung học.
3



2.2. Hồ sơ theo dõi phổ cập giáo dục
- Thiết lập và thực hiện theo đúng hướng dẫn của ngành giáo dục đào tạo.
- Hồ sơ về công tác phổ cập giáo dục bao gồm Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, báo
cáo tổng kết, chỉ tiêu phương hướng hằng năm và các loại sổ, biểu mẫu,… theo quy định.
2.3. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên
- Thực hiện theo hướng dẫn về công tác thanh tra, kiểm tra của Sở GD&ĐT,
Phòng GD&ĐT.
- Lưu trữ đầy đủ các biên bản kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục và biên bản
tự kiểm tra của nhà trường.
2.4. Hồ sơ kỷ luật
Thực hiện theo hướng dẫn về cơng tác Tổ chức - Cán bộ của Sở GD&ĐT,
Phịng GD&ĐT.
2.5. Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến
Thực hiện theo quy định về công tác văn thư lưu trữ và hướng dẫn của các cấp.
2.6. Hồ sơ quản lý tài sản, thiết bị
Thực hiện theo quy định công tác quản lý tài sản, thiết bị và hướng dẫn của các
cấp hiện hành. Hồ sơ về thiết bị giáo dục thực hiện theo quy định tại cơng văn số:
492/HD-PGDĐT ngày 20/9/2011 của Phịng GD&ĐT về công tác thư viện, thiết bị.
2.7. Hồ sơ quản lý tài chính
Thực hiện theo cơng tác quản lý tài chính và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
2.8. Hồ sơ quản lý thư viện
Thực hiện theo công văn số: 492/HD-PGDĐT ngày 20/9/2011 của Phịng GD&ĐT
về cơng tác thư viện, thiết bị và các văn bản hướng dẫn về công tác thư viện hiện hành.
2.9. Hồ sơ thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”
- Thiết lập và thực hiện theo hướng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT, Phịng GD&ĐT
- Hàng năm có đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm và báo cáo về Phòng
GD&ĐT theo văn bản hướng dẫn cụ thể.

2.10. Hồ sơ quản lý dạy thêm - học thêm trong và ngoài nhà trường (nếu có)
Thực hiện theo Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 10/9/2010 của UBND
tỉnh Điện Biên về việc ban hành quy định quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh
Điện Biên. Các đơn vị tìm hiểu thêm các nội dung, quy định mới về dạy thêm học
thêm tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT, ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc ban hành Ban hành quy định về dạy thêm, học thêm. Lưu ý cần lưu đầy đủ
4


hồ sơ, Quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép giáo viên dạy thêm và các biên
bản kiểm tra của các cấp quản lý.
Lưu ý trong quá trình lập hồ sơ: Tất cả các loại hồ sơ được lập và lưu trữ
theo qui định chung và hướng dẫn của ngành giáo dục đào tạo trong một năm học
hoặc nhiều năm học, mang tính hệ thống, dễ tra cứu và sử dụng. Việc lập và lưu trữ hồ
sơ do Hiệu trưởng phân công và giao trách nhiệm cho từng bộ phận trong nhà trường
thực hiện.
3. Hồ sơ quản lý học sinh
3.1. Hồ sơ quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ
Thiết lập và thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT, Sở Giáo dục và Đào tạo.
Việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ cần ghi rõ số hiệu văn bằng chứng chỉ được cấp,
người được cấp, ngày cấp, số chứng minh nhân dân của người được cấp (nếu có).
3.2. Sổ đăng bộ
- Thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo được in ở
phần đầu của Sổ đăng bộ.
- Cập nhật kịp thời, đầy đủ và đúng trình tự thời gian những trường hợp học
sinh chuyển đi, chuyển đến phải vào Sổ đăng bộ.
3.3. Sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến
Thiết lập và thực hiện theo mẫu đính kèm cơng văn này, nhằm theo dõi học
sinh chuyển trường (đi và đến) hàng năm.
3.4. Sổ gọi tên và ghi điểm

- Thực hiện đúng đủ theo nội dung hướng dẫn sử dụng Sổ gọi tên ghi điểm ở
trang đầu của Sổ gọi tên và ghi điểm.
- Việc ghi điểm phải thực hiện đúng qui định; cập nhật các yêu cầu sau khi học
sinh thi lại, rèn luyện hạnh kiểm trước khi lưu trữ. Các trường cần có quy định về bảo
quản và sử dụng Sổ gọi tên ghi điểm hợp lý, tránh bị hư hỏng đảm bảo lưu trữ lâu dài.
3.5. Sổ ghi đầu bài
- Thực hiện đúng đủ cột mục và hướng dẫn ở trang bìa của sổ đầu bài.
- Việc đánh giá, xếp loại tiết dạy phải cân nhắc và đúng theo hướng dẫn; có xem
xét đến chiều hướng tiến bộ của lớp, tránh tình trạng xếp loại tiết dạy theo cảm tính,
khơng công tâm hoặc do cá nhân học sinh. Đối với nhận xét tiết dạy của giáo viên bộ
môn: những ý kiến nhận xét phải phù hợp với đánh giá xếp loại tiết dạy, ngắn gọn và
phản ánh được tình hình học tập của tập thể lớp, từ ngữ rõ ràng, không viết tắt. Khi
thực hiện dạy bù phải ghi nhận chính xác và đầy đủ các nội dung đã qui định ở phần
cuối sổ. Cột tiết phân phối chương trình, phân mơn phải ghi rõ ràng, khơng tẩy xóa.
- Sổ ghi đầu bài phải được giáo viên chủ nhiệm (hàng tuần) và cán bộ quản lý
nhà trường, Tổ chuyên môn (hành tháng) kiểm tra, nhận xét.
5


3.6. Học bạ học sinh
- Thực hiện đúng đủ theo nội dung hướng dẫn ở trang đầu của học bạ.
- Lưu ý: Ô duyệt của Hiệu trưởng về kết quả học tập phải phê duyệt bằng bút,
khơng được đóng dấu “Đồng ý với giáo viên chủ nhiệm”; Phần ghi điểm phải có đầy
đủ chữ ký và ghi rõ họ tên của giáo viên bộ môn (giáo viên tổng kết điểm cả năm của
bộ mơn); Ghi đầy đủ vào dịng thống kê việc sửa điểm ở cuối trang,… Nếu sửa phần
đánh giá xếp loại cần phải được đóng dấu của trường.
- Trong học bạ có kèm theo các loại hồ sơ giấy tờ cần thiết của học sinh: Giấy
khai sinh hợp lệ, đơn dự tuyển (nếu có), giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp
(nếu có), các loại giấy chứng nhận ưu tiên, khuyến khích….
- Trường hợp học sinh chuyển trường khi đã kết thúc học kỳ I, trong học bạ ghi

đầy đủ điểm học kỳ I, kèm theo phiếu điểm được giáo viên bộ môn, giáo viên chủ
nhiệm và nhà trường xác nhận, tuyệt đối khơng ghi gì thêm vào học bạ (kể cả xác
nhận của Hiệu trưởng).
- Những trường hợp học sinh nghỉ học giữa chừng (Giữa học kỳ I, cuối học kì I,
chưa kết thúc năm học,…) cần ghi rõ lý do nghỉ học, nhận xét của giáo viên chủ nhiệm
và kết luận của Hiệu trưởng để làm cơ sở cho việc xin học lại của học sinh sau này.
3.7. Hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh
- Nhà trường thiết lập hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh theo từng lớp.
- Có sổ theo dõi học sinh có bệnh hiểm nghèo, khuyết tật và miễn giảm một số
hoạt động theo qui định (Thể dục,…).
3.8. Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật
- Thiết lập và theo dõi chung cho toàn trường.
- Cần ghi rõ mức độ, khuyết tật gì,… và biện pháp giúp đỡ, hiệu quả đạt được.
- Đối với những học sinh này cần có bảng theo dõi q trình học tập, rèn luyện
để có biện pháp giúp đỡ cụ thể và thiết thực.
4. Hồ sơ của tổ chuyên môn
4.1. Kế hoạch Tổ chuyên môn
- Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của
nhà trường và nhiệm vụ của tổ chuyên môn để Tổ trưởng xây dựng kế hoạch. Kế hoạch
được Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn phê duyệt cho cả năm,
theo từng tháng.
- Kế hoạch thể hiện được các nhiệm vụ của Tổ và phải phù hợp với từng năm
học, điều kiện cụ thể của từng trường. Các chỉ tiêu cuối năm học đưa ra phải có cơ sở
kèm theo các giải pháp thực hiện hợp lý. Đây là căn cứ để nhà trường đánh giá thi đua
tổ cuối năm học.
6


4.2. Các biên bản họp tổ; Sinh hoạt chuyên môn, nhóm chun mơn (nếu có)
Ghi chép trung thực phản ánh nội dung họp của tổ (đảm bảo ít nhất mỗi tháng

01 lần); Nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm chun mơn (nếu có)
đảm bảo theo đúng Điều lệ trường Trung học (02 tuần một lần). Hàng tháng Hiệu
trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn kiểm tra, đánh giá, nhận xét.
4.3. Sổ kiểm tra của tổ trưởng
- Bảng thống kê kết quả kiểm tra gồm có (STT, Họ tên người được kiểm tra, nội
dung kiểm tra, nhận xét đánh giá, xếp loại (nếu có), ký nhận của người được kiểm tra).
- Các minh chứng cho việc kiểm tra của tổ trưởng (nếu có) như: Biên bản kiểm
tra, phiếu dự giờ, phiếu kiểm tra hồ sơ, .....
4.3. Kế hoạch thực hiện thí nghiệm – thực hành, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy
học, ứng dụng công nghệ thông tin
- Mỗi tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học
và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Đối với các bộ mơn có các tiết thí
nghiệm, thực hành phải có thêm kế hoạch cho nội dung này. Kế hoạch được Hiệu
trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phê duyệt từ đầu năm học.
- Sổ bao gồm hai phần: Phần thứ nhất là kế hoạch (được nhà trường phê duyệt);
Phần thứ hai là theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện của tổ chuyên môn.
+ Phần kế hoạch, tổ chun mơn cần đánh giá tóm tắt kết quả thực hiện năm
học trước về thực hiện thí nghiệm - thực hành, sử dựng thiết bị dạy học, ứng dụng
công nghệ thông tin và xây dựng kế hoạch nhiệm vụ cho năm học mới;
+ Phần theo dõi và kết quả thực hiện đã được cập nhật trong sổ phân định thiết
bị dạy học và sổ sử theo dõi dử dụng thiết bị dạy học, tổ cần bổ sung việc đánh giá và
các nội dung về công nghệ thông tin.
5. Hồ sơ của giáo viên
5.1. Kế hoạch dạy học
Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về
hướng dẫn thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học dành cho giáo viên cấp trung học.
5.2. Giáo án (bài soạn)
- Yêu cầu bắt buộc: Giáo viên phải có giáo án khi lên lớp và soạn từng tiết theo
từng lớp được nhà trường phân công giảng dạy, phải ghi đầy đủ các thông tin (Tiết
PPCT, lớp dạy, ngày tháng năm soạn và ngày tháng năm dạy). Nội dung bài soạn được

thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của từng bộ môn và phải bám sát kế hoạch dạy học,
chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Sử dụng giáo án cũ: Giáo viên dạy một khối lớp từ 3 năm học trở lên, được sử
dụng giáo án cũ có bổ sung, nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây:
7


a) Là giáo viên được xếp loại giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên của năm học
liền kề năm học đề nghị xét sử dụng giáo án cũ;
b) Giáo án của năm học liền kề năm học đề nghị xét sử dụng giáo án cũ được
nhà trường xếp loại tốt;
c) Tổ chuyên môn xét đề nghị và Hiệu trưởng phê duyệt;
d) Trong q trình giảng dạy có bổ sung theo từng lớp và thay đổi về chuyên
môn và phân phối chương trình hiện hành. Tổ chun mơn kiểm tra hàng năm, nếu
khơng đạt thì Tổ đề nghị với Hiệu trưởng cho giáo viên đó soạn lại giáo án như những
giáo viên khác;
- Lưu ý:
+ Soạn giáo án bằng máy vi tính (bản Word): Thực chất của việc soạn giáo án
và in bằng máy vi tính là thay cho soạn giáo án viết bằng tay nên cũng phải thực hiện
theo từng tiết dạy; khơng thực hiện soạn tồn bộ chương trình và đóng thành tập cố
định (trừ những trường hợp sử dụng giáo án cũ). Nghiêm cấm việc sao chép giáo các
án có sẵn trên mạng Internet, của người khác trong quá trình giảng dạy.
+ Bài giảng điện tử (trình chiếu PowerPoint): Khuyến khích giáo viên sử dụng
bài giảng điện tử trong quá trình dạy học. Bài giảng điện tử phải được tổ chuyên môn
duyệt cụ thể từng tiết dạy; thực sự phục vụ tốt và có hiệu quả cho việc dạy học, góp
phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tránh những biểu hiện: Học sinh
không ghi chép được (do ghi chép không kịp hoặc do theo dõi những kỹ xảo hình
ảnh); Hình ảnh thiếu sinh động, không mở rộng và củng cố được kiến thức hoặc hình
vẽ cố định (đặc biệt lưu ý các bộ mơn Khoa học tự nhiên khơng giúp được học sinh
hình thành kỹ năng vẽ hình). Sử dụng quá nhiều kỹ xảo hoặc chương trình phần mềm

quảng cáo làm phân tán sự tập trung học tập của học sinh.
* Ghi chú: Giáo viên vẫn phải soạn bài giảng bằng bản Word như các giáo án
khác. Việc duyệt giáo án bản điện tử được tổ chun mơn thực hiện trên máy vi tính
hoặc tại thời điểm giáo viên đang thực hiện giảng dạy trên lớp.
5.3. Sổ ghi kế hoạch giảng dạy theo tuần (lịch báo giảng)
- Yêu cầu: Thiết lập theo từng tuần công tác và ghi nhận đầy đủ các thông tin đã
nêu tại mẫu sổ đã phát hành. Điền đủ ngày tháng năm và tiết của phân phối chương
trình mơn dạy. Trường hợp giáo viên vắng (không thực hiện tiết giảng dạy do những
lý do khác nhau); cũng phải được thể hiện ở Lịch báo giảng và chú thích cách xử lý
(dạy bù, tổ nhóm chun mơn điều phối giáo viên nào dạy thay,…).
- Quy định: Giáo viên lên kế hoạch giảng dạy theo tuần, từ thứ Bảy tuần trước
(ghi đầy đủ tiết dạy theo Thời khóa biểu, tiết dạy bù, dạy thay và các hoạt động giáo
dục khác được phân công phụ trách như Giáo dục tập thể, Giáo dục hướng nghiệp,
Ngoại khóa cho học sinh,…). Nếu có thay đổi theo kế hoạch của nhà trường thì cần
phải ghi chú rõ; Sổ được quản lý tại trường nhằm thuận tiện trong việc kiểm tra, theo
dõi, bố trí dạy thay,…
8


5.4. Sổ ghi chép họp cơ quan, sinh hoạt chuyên môn và dự giờ
- Yêu cầu:
+ Mỗi cán bộ giáo viên có sổ (quyển khổ giấy A4) để ghi chép thơng tin về các
cuộc họp mà mình được dự như: Họp Hội đồng, họp cơ quan, ....
+ Mỗi cán bộ, giáo viên có sổ (quyển khổ giấy A4) để ghi chép lại các hoạt
động sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, tổ chun mơn, nhóm chun mơn, các
tiết dự giờ mà mình được dự (gọi là sổ sinh hoạt chuyên môn, dự giờ). Mỗi cán bộ
giáo viên cần lập bảng thống kê các tiết dự giờ của mình trong năm học vào cuối sổ,
gồm có: STT, Họ và tên người dạy, ngày tháng năm dạy, Tiết, Tiết PPCT, tên bài, ghi
chú hoặc ghi số thứ tự các tiết dự giờ của mình trong năm học.
- Sổ sinh hoạt chun mơn, dự giờ:

+ Sau mỗi cuộc họp cán bộ giáo viên phải ghi chép đầy dủ các nội dung đã
được triển khai về chuyên môn;
+ Sau mỗi tiết dự giờ, giáo viên phải tự đánh giá cho điểm đầy đủ theo qui định
tại sổ; Riêng điểm của Tổ trưởng sẽ được cập nhật sau khi góp ý đánh giá tiết dạy
chung cả tổ chuyên môn. Trong năm học, tất cả giáo viên (kể cả Hiệu trưởng, Phó
Hiệu trưởng) đều phải được đồng nghiệp dự giờ đánh giá xếp loại tiết dạy; khơng có
trường hợp ngoại lệ. Đối với các trường học có qui mơ nhỏ và số lượng giáo viên/bộ
mơn ít giáo viên cần dự giờ theo nhóm mơn học.
- Quy định về số tiết dự giờ: Để thuận tiện trong việc theo dõi, quản lý và đánh
giá thi đua; các đơn vị có thể tính định mức tổng tiết dự giờ/học kỳ/giáo viên (khơng
tính số tuần ơn tập và kiểm tra học kỳ, có 15 tuần/học kỳ): Hiệu trưởng, Phó Hiệu
trưởng, Tổ trưởng chuyên môn: 1,5 tiết/tuần; Giáo viên tập sự: 02 tiết/tuần; Giáo viên:
01 tiết/tuần. Đối với những trường có quy mơ nhỏ, giáo viên có thể dự giờ ở trường
khác và được Hiệu trưởng của trường giáo viên dự giờ xác nhận (ký và đóng dấu).
- Những trường hợp dự giờ không xác thực, sao chép từ sổ dự giờ của giáo viên
khác hoặc dự giờ không đủ số tiết qui định thì khơng đề nghị, cơng nhận bất kỳ danh
hiệu thi đua nào trong năm học.
5.5. Sổ điểm cá nhân
- Yêu cầu: Đây là loại hồ sơ riêng của giáo viên và là một trong các cơ sở để
đối chiếu, xử lý những trường hợp thắc mắc, những nghi vấn về sai lệch điểm số của
học sinh. Vì vậy, giáo viên khơng được tẩy xóa, sửa chữa con điểm một cách tùy tiện
hoặc ghi điểm số không rõ ràng hoặc dùng bút chì. Các cột điểm sau khi kiểm tra cần
phải được cập nhật kịp thời theo kế hoạch chấm bài và công bố cho học sinh biết
trước khi sao chuyển điểm sang Sổ gọi tên và ghi điểm của lớp. Việc ghi điểm vào Sổ
gọi tên và ghi điểm của lớp phải đúng với điểm số trong Sổ điểm cá nhân và đúng qui
định (theo kế hoạch công tác chung của nhà trường).

9



- Quy định: Giáo viên bộ mơn chịu tồn bộ trách nhiệm đối với điểm số đã
được đánh giá và xếp loại học sinh tại Sổ điểm cá nhân, Sổ gọi tên và ghi điểm của
lớp học kể cả điểm trung bình đã tính. Mỗi cán bộ, giáo viên có đủ sổ điểm cá nhân để
ghi kết quả học tập của học sinh theo từng lớp, từ môn học mà mình giảng dạy.
Thời hạn chấm và trả bài kiểm tra cho học sinh, quy định như sau: bài kiểm tra
15 phút không quá một tuần, bài kiểm tra từ 1 tiết trở lên không quá 2 tuần (trừ các
tiết trả bài kiểm tra đã được quy định trong phân phối chương trình).
- Cuối năm học, nhà trường thu hồi Sổ điểm cá nhân của cán bồ, giáo viên, lưu
giữ tại Văn phòng nhà trường. Thời gian lưu trữ Sổ điểm cá nhân cho đến khi tất cả
học sinh của cấp học đều ra trường (kể cả trường hợp lưu ban).
5.6. Hồ sơ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp)
- Gồm các loại hồ sơ liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên, như:
sổ chủ nhiệm; Sổ biên bản sinh hoạt lớp; Bảng xếp loại hạnh kiểm học sinh theo từng
học kỳ, cả năm có ý kiến của tổ, lớp, ý kiến nhận xét của giáo viên bộ môn, các tổ
chức trong nhà trường và được Hiệu trưởng phê duyệt sau khi thông qua Hội đồng
trường; các loại hồ sơ khác theo dõi học sinh (nếu có). Đây là một trong những hồ sơ
quản lý học sinh do giáo viên chủ nhiệm thực hiện và chịu trách nhiệm về những
thông tin đã đề cập. Hồ sơ chủ nhiệm cần phải được bảo quản, giữ gìn thận trọng (vì
có liên quan đến việc nhận xét, đánh giá xếp loại hạnh kiểm của từng học sinh; đặc
biệt là sự theo dõi và giáo dục học sinh có hạnh kiểm yếu).
- Đối với Sổ chủ nhiệm lớp: Giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện đầy đủ các nội
dung, các mục đã được nêu tại mẫu sổ đã phát hành. Các thông tin đầu năm phải được
xác lập chính xác, có tính kế thừa và liên thơng giữa các nội dung thông tin. Trên cơ
sở đặc điểm tình hình của lớp, số liệu thống kê đầu năm và những chủ trương thực
hiện nhiệm vụ năm học; giáo viên chủ nhiệm phải xác định những nội dung trọng tâm
của công tác chủ nhiệm và đề ra những giải pháp khả thi, bảo đảm đạt được những chỉ
tiêu lớn trong năm học. Kế hoạch tháng phải được thiết lập sao cho triển khai được
những giải pháp giáo dục học sinh và từng bước đạt được những chỉ tiêu đã đề ra. Sử
dụng triệt để các thông tin về những điểm số ở Sổ gọi tên ghi điểm lớp, những thông
tin về thái độ học tập của học sinh ở Sổ ghi đầu bài để đề ra những nội dung của kế

hoạch tháng. Chú trọng nội dung theo dõi phát hiện và biện pháp giáo dục học sinh có
hạnh kiểm yếu của lớp. Phải đảm bảo có đủ các thành phần. Người thiết lập sổ chủ
nhiệm và phê duyệt theo từng tháng của Hiệu trưởng. Việc phê duyệt của Hiệu trưởng
nhà trường cần phải xác đáng và giúp cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt những
biện pháp và hoàn thành những chỉ tiêu lớn trong năm học.
C. LƯU Ý TRONG Q TRÌNH THỰC HIỆN

1. Đây là cơng văn hướng dẫn thực hiện riêng biệt về các loại hồ sơ quản lý các
hoạt động giáo dục, hồ sơ chuyên môn, hồ sơ giáo viên, hồ sơ quản lý học sinh trong
nhà trường Trung học có sự thống nhất từ Sở Giáo dục và Đào tạo tới các nhà trường
và có hiệu lực áp dụng trong phạm vi toàn tỉnh, từ năm học 2012 - 2013; các công văn
10


hướng dẫn trước đây của Sở Giáo dục và Đào tạo nếu trái với cơng văn này đều
khơng có hiệu lực.
2. Các mẫu quy định tại công văn này chỉ nêu những yêu cầu tối thiểu và dàn ý
bắt buộc trong quá trình thiết lập. Hiệu trưởng các trường cần bổ sung cho phù hợp
với cấp học và của đơn vị mình. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị có thể sử dụng
tăng cường một số biểu mẫu phụ trợ cho phù hợp với thực tế của đơn vị, tăng cường
tính khả thi và quản lý chặt chẽ kế hoạch nhưng không được thay đổi các nội dung đã
nêu trong biểu mẫu (Các trường chuyên biệt có thể có nhiều loại hồ sơ hơn để phục
vụ cho công tác quản lý và dạy học của nhà trường). Sổ kế hoạch chung của nhà
trường được thiết lập cùng lúc cho tất cả các tháng trong năm học để làm căn cứ cho
kế hoạch của các bộ phận trong nhà trường. Vì vậy, cần lưu ý dự phịng các dịng để
ghi chép cập nhật những biến động về công tác. Nhằm mục đích định hướng cho tất
cả mọi hoạt động trong nhà trường, số kế hoạch chung cần được nhân bản và cung
cấp đầy đủ cho cán bộ quản lý nhà trường, tổ chuyên môn và các bộ phận công tác
khác trong nhà trường.
3. Tất cả các loại kế hoạch, hồ sơ biểu mẫu của trường, tổ chuyên môn, giáo

viên, học sinh khi thiết lập phải có đầy đủ ngày tháng năm, người thiết lập và phê duyệt
của Hiệu trưởng nhà trường hoặc Phòng GD&ĐT theo yêu cầu của từng loại hồ sơ.
4. Hiệu trưởng nhà trường cần nghiên cứu, quán triệt và phổ biến đến toàn thể
cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị. Triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc
các qui định, các yêu cầu và hướng dẫn thực hiện tại công văn này.
5. Các nội dung đề cập tại công văn này là cơ sở pháp lý để đối chiếu, xem xét
và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học, các đợt thanh tra, kiểm
tra chuyên đề, thanh tra sư phạm giáo viên, thanh tra toàn diện trường học và các cơ
sở giáo dục khác thuộc cấp học.
6. Văn bản có hiệu lực từ năm học 2012 – 2013 và áp dụng trong nhiều năm. Vì
vậy, Phịng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hiệu trưởng các trường cần lưu giữ cẩn thận
để tiện việc sử dụng và theo dõi, kiểm tra.
7. Để tránh gây quá tải cho nhà trường và giáo viên trong q trình thực hiện
phịng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các nhà trường không được quy định thêm bất kỳ
loại hồ sơ nào khác.
Nhận được văn bản này, Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hiệu trưởng các
trường triển khai thực hiện nghiêm túc. Trong q trình triển khai thực hiện, nếu có
vấn đề còn vướng mắc, cần kịp thời phản ánh về Phòng Giáo dục và Đào tạo (qua tổ
CM THCS - số điện thoại 3.842 177) để trao đổi, tổng hợp ý kiến và đảm bảo thực
hiện thống nhất./.
Nơi nhận:
- Như Kg;
- Lưu: VT, CM THCS.

P. TRƯỞNG PHÒNG
(Đã ký)
Cao Thị Kim Thu

11



CÁC LOẠI MẪU KẾ HOẠCH, HỒ SƠ
PHÒNG GD&ĐT...
TRƯỜNG ..........................
Số:.........../KH.....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
............., ngày ....... tháng ....... năm 201...

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ................
GIAI ĐOẠN 201.. – 201... TẦM NHÌN 202..
I. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG
1.1 Đặc điểm tình hình
1.1.1 Mơi trường bên trong
a. Điểm mạnh.
b. Điểm hạn chế.
1.1.2 Mơi trường bên ngồi
a. Thời cơ:
b. Thách thức:
1.2 Xác định các vấn đề ưu tiên
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
1. Sứ mệnh
2. Tầm nhìn
3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường
III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
1.Mục tiêu
2. Chỉ tiêu
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên
2.2. Học sinh

2.3. Cơ sở vật chất
3. Phương châm hành độn
IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
6. Xây dựng thương hiệu
VI. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:
2. Tổ chức:
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2010 – 2012
- Giai đoạn 2: Từ năm 2012 - 2015
- Giai đoạn 3: Từ năm 2015 - 2020

12


4. Đối với Hiệu trưởng:
5. Đối với các Phó Hiệu trưởng:
6. Đối với tổ trưởng chuyên môn: .
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV:
V. KẾT LUẬN
VI. KIẾN NGHỊ
1. Đối với tỉnh
2. Đối với huyện ( thị xã, thành phố)
3. Đối với Giáo dục và Đào tạo

4. Đối với trường

13


PHÒNG GD&ĐT...
TRƯỜNG ..........................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Số:.........../KH.....

............., ngày ....... tháng ....... năm 201...

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 20.... - 20.....
Phần I: Những căn cứ để xây dựng kế hoạch
- Căn cứ pháp lý (các chỉ thị nghị quyết, các văn bản chỉ đạo của ngành có liên quan);
- Căn cứ vào thực trạng của nhà trường ( Phân tích những thuận lợi, khó khăn, những
mặt mạnh, yếu, những thành tích cơ bản của nhà trường có tác động đến việc thực hiện hiệm
vụ năm học - Có đưa ra các số liệu của năm học trước liền kề);
- Căn cứ vào môi trường kinh tế, xã hội (tác động tích cực của các yếu tố ngoại lực,
những cơ hội mà nhà trường có thể tận dụng, những nguy cơ và thách thức đối với nhà
trường).
Phần II. Nhiệm vụ, chỉ tiêu, các giải pháp thực hiện
I. Nhiệm vụ
1. Nhiệm vụ trọng tâm
( Tùy theo văn bản chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm cụ thể từng năm học của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo).
2. Nhiệm vụ cụ thể

Tất cả mọi nhiệm vụ mà nhà trường phải thực hiện trong năm học.
…………………………………………………………………………
II. Chỉ tiêu phấn đấu
Nêu chỉ tiêu của từng nhiệm vụ.
……………………………………………………………………………………
III. Các giải pháp cơ bản
( Đề ra giải pháp thực hiện cho từng nhiệm vụ cụ thể)
IV. Điều chỉnh bổ sung
…………………………………………………………………………………..

Ngày….. tháng 9 năm 20…

HIỆU TRƯỞNG

PHÊ DUYỆT CỦA PHỊNG GD &ĐT/SỞ GD&ĐT

(Ký tên và đóng dấu)

14


PHÒNG GD&ĐT.......
TRƯỜNG ..........................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Số:.........../KH.....

............., ngày ....... tháng ....... năm 201...


KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CỦA HIỆU TRƯỞNG (CÁC PHÓ HT)
Năm học: 201 .... - 201 ......
1. Họ và tên:
2. Chức vụ:
3. Nhiệm vụ được phân công:
3.1.........................
3.2. ........................
.......................
PHẦN I
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Căn cứ pháp lý (các văn bản chỉ đạo của ngành có liên quan; kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ năm học của trường; quyết định phân công công tác, …)
- Căn cứ vào thực trạng của nhà trường (phân tích những thuận lợi, khó khăn, mặt
mạnh, yếu, những thành tích cơ bản của nhà trường có tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ
(đưa ra các số liệu cụ thể của năm học liền kề).
PHẦN THỨ II
KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP
1. Kế hoạch tác nghiệp tổng quát
Các hoạt động
và công việc
cụ thể

Thời gian thực hiện (tháng)
8

9

10 11


12

1

2

3

4

5

6

7

Nguời chịu
trách nhiệm

Hoạt động A
Công việc 1
Công việc 2
… …

….

Hoạt động B
Công việc 1
Công việc 2
… …


…..

2. Kế hoạch cụ thể
2.1. Kế hoạch tháng

15


Tháng

Nội dung cơng việc

Biện pháp chính

Điều chỉnh, bổ sung

8
9
...
.....
5
6
7
Phê duyệt của Ban Giám hiệu

Người xây dựng kế hoạch

2.2. Kế hoạch tuần
Tháng 8

Tuần

Các cơng việc chính

Thời gian
hồn thành

Người
thực hiện

Các cơng việc chính

Thời gian
hồn thành

Người
thực hiện

Thời gian
hồn thành

Người
thực hiện

Tháng 9
Tuần

Các tháng khác tương tự
Tháng 01
Tuần


Các cơng việc chính

16


Các tháng khác tương tự
Tháng 5
Tuần

Các cơng việc chính

Thời gian
hồn thành

Người
thực hiện

PHẦN THỨ III
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
I. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch từng tháng trong học kỳ I
1. Tháng 8
* Ưu điểm
* Hạn chế (chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục)
2. Tháng 9
* Ưu điểm
* Hạn chế (chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục)
3. Tháng 10
* Ưu điểm
* Hạn chế (chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục)

4. Tháng 11
* Ưu điểm
* Hạn chế (chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục)
5. Tháng 12
* Ưu điểm
* Hạn chế (chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục)
6. Đánh giá chung việc thực hiện nhiệm vụ học kì I, phương hướng học kì II
* Ưu điểm: Đánh giá những mặt tích cực trong việc thực hiện kế hoạch, đưa ra các số
liệu cụ thể để làm cơ sở cho việc đánh giá
* Tồn tại:
- Chỉ rõ những tồn tại cơ bản trong việc thực hiện kế hoạch, có đưa ra minh chứng cụ
thể.
- Nguyên nhân và cách khắc phục
* Phương hướng học kì II (điểm lại những nhiệm vụ cơ bản, chỉ tiêu cần phấn đấu)
II. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch từng tháng trong học kỳ II

17


1. Tháng 01
* Ưu điểm
* Hạn chế (chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục)
2. Tháng 02
* Ưu điểm
* Hạn chế (chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục)
3. Tháng 03
* Ưu điểm
* Hạn chế (chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục)
4. Tháng 4
* Ưu điểm

* Hạn chế (chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục)
5. Tháng 5
* Ưu điểm
* Hạn chế (chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục)
6. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch từng tháng trong học kỳ II
III. Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học
1. Ưu điểm:
Đánh giá những mặt tích cực trong việc thực hiện kế hoạch, đưa ra các số liệu cụ thể
để làm cơ sở cho việc đánh giá.
2. Tồn tại
- Chỉ rõ những tồn tại cơ bản trong việc thực hiện kế hoạch, đưa ra minh chứng cụ
thể.
- Nguyên nhân và cách khắc phục
3. Bài học kinh nghiệm
HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

Một số lưu ý:
- Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, các cá nhân xây
dựng kế hoạch công tác của mình trên cơ sở nhiệm vụ được phân cơng. Nội dung kế hoạch
phải đảm bảo tính thống nhất, logic với kế hoạch năm học của nhà trường.
- Phần xây dựng kế hoạch tuần: Thứ tự các tuần trùng với thứ tự tuần thực hiện
chương trình giảng dạy. Được xây dựng song song với việc thực hiện chương trình.
- Kế hoạch công tác phải được phê duyệt vào tuần đầu tiên của năm học mới.

18


PHÒNG GD&ĐT......

TRƯỜNG ..........................
Số:.........../KH.....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
............., ngày ....... tháng ....... năm 201...

KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC
NĂM HỌC …………
I. Những căn cứ xây dựng kế hoạch
1. Căn cứ pháp lí (các chỉ thị, các văn bản chỉ đạo có liên quan đến cơng tác kiểm tra
nội bộ nhà trường)
2. Căn cứ vào thực trạng nhà trường (điểm mạnh, điểm yếu, chất lượng đội ngũ và
việc phân công nhiệm vụ, …)
II. Nhiệm vụ, nội dung, chỉ tiêu và các biện pháp thực hiện
1. Nhiệm vụ
1.1. Nhiệm vụ trọng tâm:
1.2. Nhiệm vụ cụ thể:
2. Nội dung kiểm tra
2.1. Kiểm tra toàn diện hoạt động sư phạm của giáo viên (dự giờ, kiểm tra hồ sơ)
2.2. Kiểm tra chuyên đề
- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của Ban Giám hiệu
- Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên
- Kiểm tra hồ sơ giáo viên
- Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn
- Kiểm tra công tác dạy thêm, học thêm
- Kiểm tra hoạt động của bộ phận thư viện, thiết bị, văn phòng, ...
- Kiểm tra chất lượng học tập của học sinh
- .......................
3. Chỉ tiêu và biện pháp thực hiện:

3.1. Chỉ tiêu
3.2. Biện pháp thực hiện
III. Kế hoạch cụ thể
Tháng

Nội dung kiểm tra

Thời
gian
thực
hiện

Phương
pháp
kiểm tra

Đối
tượng
kiểm
tra

Lực
lượng
kiểm tra

8
9
.....

19



....
4
5
Phê duyệt của Ban Giám hiệu

Người xây dựng kế hoạch

IV. Đánh giá kết quả kiểm tra và việc thực hiện kế hoạch
1. Tháng ...
* Ưu điểm
* Hạn chế
2. Tháng ...
* Ưu điểm
* Hạn chế
(Các tháng tiếp theo tương tự như trên)
Một số lưu ý
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học do thành viên trong Ban Giám hiệu xây dựng.
- Kế hoạch phải được hoàn thành vào tuần đầu tiên của năm học mới
- Nội dung kế hoạch phải đảm bảo tính thống nhất, logic với kế hoạch chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ năm học của nhà trường.

20


HƯỚNG DẪN
GHI NGHỊ QUYẾT NHÀ TRƯỜNG VÀ NGHỊ QUYẾT HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
I. GHI NGHỊ QUYẾT NHÀ TRƯỜNG
HỌP:


……………………………………………………..

I. Thời gian: ………………………………………………………………
II. Địa điểm: ...............................................................................................
III. Thành phần:…………………………………………………………
Tổng số: ………………………………………………………………
+ Có mặt:………………………………………………………………
+ Số vắng mặt: ……; Lý do…………………………………………
- Chủ toạ: ………………………………………………………………… ..
- Thư ký:…………………………………………………………………….
IV. Nội dung cuộc họp:
Phần nội dung cuộc họp phải được ghi chép, đầy đủ, ngắn gọn chính xác, trung thực
với các vấn đề được triển khai, các ý kiến tham gia của các thành viên dự họp.
Ghi đầy đủ, rõ ràng ý kiến kết luận của người chủ trì cuộc họp: Những vấn đề kết
luận và được biểu quyết.
Ghi thời gian kết thúc cuộc họp, người chủ trì, thư ký ký và ghi rõ họ tên.

Chủ toạ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thư ký
(Ký, ghi rõ họ tên)

* Lưu ý:
Đây sẽ là một trang của sổ nghị quyết. Giữa các trang, nhà trường phải đóng
dấu giáp lai.

21



II. NGHỊ QUYẾT HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
Ngày ........... tháng .......... năm 20....
I. Thời gian: ………………………………………………………………
II. Địa điểm: ...............................................................................................
III. Thành phần:…………………………………………………………
Tổng số: ………………………………………………………………
+ Có mặt:………………………………………………………………
+ Số vắng mặt: ……; Lý do…………………………………………
- Chủ toạ: ………………………………………………………………… ..
- Thư ký:…………………………………………………………………….
IV. Nội dung cuộc họp
(Phần nội dung cuộc họp phải được ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực với các vấn
đề được triển khai, các ý kiến tham gia của các thành viên dự họp; sau đó ghi kết luận chung
của chủ toạ cuộc họp, tỷ lệ biểu quyết)
Biểu quyết, quyết nghị về mục tiêu, kế hoạch, phương hướng phát triển của nhà
trường:
1) Chỉ tiêu thi đua:
2) Chất lượng dạy và học:
3) Huy động nguồn lực cho nhà trường:
( Ghi cụ thể các các mục tiêu kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà trường,
về huy động nguồn lực cho nhà trường,...)
Biểu quyết: Nhất trí …….%
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

THƯ KÝ

*Lưu ý: Hội đồng trường tổ chức họp thường kì 3 lần/năm học:
+ Lần 1: Giữa tháng 9 hàng năm để thông qua kế hoạch hoạt động của hội đồng
trường và quyết nghị các mục tiêu kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà trường,

nghị quyết về huy động nguồn lực cho nhà trường, những vấn đề về tài chính. Phân cơng
giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.
+ Lần 2: Tiến hành vào cuối học kì I hàng năm: Đánh giá việc thực hiện các quyết
nghị của hội đồng trường, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong học kì I từ đó Hội đồng
trường có những điều chỉnh bổ sung.
+ Lần 3: Cuối năm học hàng năm: Đánh giá việc thực hiện quyết nghị của hội đồng
trường trong năm học, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường. Phân
công nhiệm vụ cho các thành viên trong Hội đồng trường chuẩn bị các nội dung cho kỳ họp
Hội đồng trường đầu năm học tiếp theo.

22


QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ PHỔ CÁP GIÁO DỤC THCS CẤP XÃ
- Hồ sơ theo dõi phổ cập GDTHCS được quy định trong văn bản 2498/SGD ĐTGDTX ngày 12/12 / 2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên.
- Thời gian cập nhật các thông tin vào bộ hồ sơ phổ cập GDTHCS cấp xã vào cuối
tháng 5 và đầu năm học hàng năm.
- Thời gian hoàn thành bộ hồ sơ phổ cập GDTHCS để kiểm tra công nhận đạt chuẩn
phổ cập GDTHCS cấp xã vào cuối tháng 12, kiểm tra công nhận cấp huyện (Thành phố)
trong tháng 1, kiểm tra công nhận cấp tỉnh trong tháng 02, tháng 3 hàng năm.

23


HỒ SƠ THANH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐƠN VỊ TRƯỜNG HỌC
- Thực hiện theo hướng dẫn về công tác thanh tra, kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào
tạo gồm:
1) Sổ theo dõi thực hiện thanh tra, kiểm tra của nhà trường (do thanh tra Sở Giáo dục
và Đào tạo phát hành).
2) Sổ theo dõi thực hiện thanh tra, kiểm tra của giáo viên (do thanh tra Sở Giáo dục

và Đào tạo phát hành).
3) Các biên bản thanh tra, kiểm tra, phiếu dự giờ, phiếu kiểm tra hồ sơ giáo án của
thanh tra các cấp.
4) Kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học.
* Lưu ý:
- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học được lập vào đầu mỗi năm học.
- Các biên bản thanh tra, kiểm tra, phiếu dự giờ, phiếu kiểm tra hồ sơ giáo án được
lưu trong thời gian tối thiểu là 3 năm.

24


HỒ SƠ KỶ LUẬT
Thực hiện theo điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học. Hồ sơ kỷ
luật thực hiện theo từng vụ việc và được Hiệu trưởng lưu trữ.
1. Hồ sơ kỷ luật học sinh do lớp tổ chức bao gồm:
a) Với hình thức khiển trách trước lớp.
- Bản kiểm điểm của học sinh
- Biên bản họp xét kỷ luật của tập thể lớp
b) Với hình thức kỷ luật từ "Khiển trách trước hội đồng kỷ luật" trở lên.
- Bản tường trình (với các lỗi vi phạm nghiêm trọng) của học sinh
- Bản kiểm điểm của học sinh
- Biên bản họp xét kỷ luật của tập thể lớp
- Văn bản đề nghị xét kỷ luật học sinh
- Các tang vật, chứng cứ (nếu có).
2. Hồ sơ kỷ luật học sinh do HĐKL của trường thực hiện bao gồm:
- Các loại hồ sơ do lớp gửi lên (Bản tường trình, bản kiểm điểm của học sinh, biên
bản họp xét kỷ luật của tập thể lớp, văn bản đề nghị xét kỷ luật học sinh của lớp, các tang
vật, chứng cứ (nếu có).
- Quyết định của Hiệu trưởng về việc thành lập hội đồng kỷ luật, xét kỷ luật học sinh

vi phạm.
- Biên bản họp xét kỷ luật của HĐKL.
- Quyết định thi hành kỷ luật học sinh của Hiệu trưởng.
- Quyết định của Hiệu trưởng về việc thành lập hội đồng kỷ luật, xóa kỷ luật đối với
học sinh vi phạm.
- Biên bản họp hội đồng xóa kỷ luật đối với học sinh vi phạm.

25


×