Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

252_Cong_van_huong_dan_kiem_tra_HKI_nam_hoc_2017-2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.6 KB, 6 trang )

UBND HUYỆN THUẬN CHÂU
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số:232/PGDĐT

Thuận Châu, ngày 04 tháng 12 năm 2017

V/v hướng dẫn kiểm tra học kỳ I
bậc THCS năm học 2017-2018

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kính gửi: Các trường THCS, PTDTBT THCS trên địa bàn huyện
Căn cứ Quyết định số 1921/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Sơn La Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2017 - 2018 đối với giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La; Công văn số
1774/SGDĐT-GDTrH ngày 27/11/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La về việc
hướng dẫn hướng dẫn việc tổ chức kiểm tra học kỳ I đối với cấp trung học năm học
2017 - 2018, phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn kiểm tra học kỳ I bậc THCS năm
học 2017 - 2018, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Việc kiểm tra học kỳ I đối với bậc trung học cơ sở nhằm đánh giá tình hình
triển khai và kết quả thực hiện chương trình kế hoạch dạy học.
2. Kiểm tra học kỳ theo hướng kiểm tra kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng
kiến thức của người học, phù hợp với nội dung chương trình, thời gian qui định; đáp
ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay. Tổ chức kiểm tra học kỳ phải được tiến
hành nghiêm túc để đánh giá đúng công tác tổ chức dạy và học của các đơn vị.
3. Các trường nắm vững các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của ngành


để chỉ đạo tốt việc thực hiện nhiệm vụ năm học của đơn vị, thực hiện đúng kế hoạch
kiểm tra từng môn học theo qui định.
II. ĐỐI TƯỢNG THỜI GIAN KIỂM TRA

1. Đối tượng: Học sinh các khối lớp 6, 7, 8, 9.
2. Thời gian:
- Kiểm tra học kỳ I: Từ ngày 25/12/2017 đến ngày 30/12/2017.
- Trả bài kiểm tra, tính điểm, dạy bù: Từ ngày 02/01/2018 đến ngày
06/01/2018.
- Bắt đầu Học kỳ II: Từ ngày 08/01/2018 (đối với các mơn chưa hồn thành
chương trình học kỳ I phải hồn thành trước ngày 22/01/2018).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hình thức kiểm tra, nội dung, thời lượng, cấu trúc bài kiểm tra
- Đề kiểm tra học kỳ I đối với tất cả các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 ra theo
hình thức tự luận; khuyến khích các đơn vị ra đề kiểm tra kết hợp giữa tự luận và trắc


nghiệm khách quan, trừ môn Ngữ Văn. Môn tiếng Anh ra đề theo Cơng văn số
171/PGDĐT-GDTrH ngày 06/10/2014 của phịng Giáo dục và Đào tạo về việc triển
khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn tiếng Anh cấp trung
học từ năm học 2014 - 2015.
- Các trường trung học cơ sở tự ra đề kiểm tra các môn học cho các khối lớp.
- Đề ra theo chương trình học kỳ I do các trường đã xây dựng (không ra đề
kiểm tra vào các phần giảm tải).
- Thời gian làm bài: Thời gian làm bài chung cho các khối lớp: Ngữ văn và
Toán 90 phút, các mơn cịn lại 45 phút/mơn.
- Các mơn: Tốn, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, tiếng
Anh, Giáo dục công dân: Học sinh làm bài kiểm tra chung theo đơn vị khối.
- Các môn: Tin học, Thể dục, Mỹ Thuật, Âm nhạc, Công nghệ: Học sinh làm

bài kiểm tra theo đơn vị lớp. Tổ, nhóm chuyên môn thống nhất cấu trúc đề, phạm vi,
nội dung kiểm tra (nội dung kiểm tra cần bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của mơn
học, sát đối tượng, có khả năng phân hóa học sinh). Việc ra đề, coi, chấm bài kiểm
tra do giáo viên dạy ở từng lớp thực hiện. Các trường có điều kiện có thể điều chỉnh
thời khóa biểu để các lớp cùng 1 khối kiểm tra cùng 1 thời gian và chung đề kiểm tra.
- Nội dung đề kiểm tra thực hiện đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các mức độ nhận thức của đề kiểm tra dựa trên nguyên
tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và đặc thù bộ môn, đồng thời đảm
bảo tỉ lệ: không quá 30% nhận biết, không quá 20% vận dụng và vận dụng cao, tỉ lệ
còn lại dành cho thông hiểu. Đề kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu bảo mật; nội dung
kiểm tra phải bảo đảm tính chính xác, câu hỏi rõ ràng; nội dung các câu hỏi phải theo
tiến độ bài dạy ở kỳ kiểm tra. Trong đề kiểm tra phải dành một tỉ lệ nhất định cho các
câu hỏi liên hệ với thực tiễn cuộc sống; các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương,
đất nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính
kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
2. Quy trình ra đề, chấm bài kiểm tra
a) Ban ra đề: Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban ra đề kiểm tra học kỳ I.
b) Quy trình ra đề
- Yêu cầu mỗi giáo viên dạy phải ra 01 đề đề xuất cho khối lớp mình đang dạy
(nếu mỗi khối chỉ có 01 giáo viên dạy thì phải ra 02 đề). Đề đề xuất phải đảm bảo bí
mật, giáo viên khơng được luyện trước cho học sinh.
- Trên cơ sở các đề đề xuất, trưởng ban cùng ban ra đề lựa chọn tổ hợp thành
đề kiểm tra chính thức.
- Các đơn vị căn cứ điều kiện cụ thể, có thể sao in đề kiểm tra tới từng học
sinh hoặc chỉ in đề tới từng phòng kiểm tra.
- Quy trình ra đề, sao in đề, quản lý đề phải bảo mật, an toàn, lưu trữ một năm.
c) Chấm bài kiểm tra
2



- Bài kiểm tra được giao cho một số giáo viên bộ môn chấm độc lập (không
nhất thiết tất cả giáo viên bộ môn đều tham gia chấm).
- Bài kiểm tra học kỳ sau khi lên điểm xong phải được thông báo công khai,
kịp thời cho học sinh biết và phải được lưu trữ một năm.
3. Báo cáo
- Các trường THCS nộp tất cả các đề kiểm tra kèm theo ma trận đề, đáp án,
hướng dẫn chấm về phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Các trường thống kê kết quả giáo dục hai mặt của học sinh, nhập trực tuyến
trên bảng tính gửi theo địa chỉ Email của các đơn vị được nhập khi có thơng báo của
phịng Giáo dục và Đào tạo.
- Báo cáo công tác chuyên môn học kỳ I (theo đề cương gửi kèm).
- Hạn nộp báo cáo (bản dấu đỏ và bản mềm) về phòng Giáo dục và Đào tạo
(qua bộ phận chuyên môn THCS - Gmail: ) trước ngày
04/01/2018.
Nhận được Cơng văn này, Phịng giáo dục và đào tạo yêu cầu Hiệu trưởng các
trường trung học cơ sở nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo đúng Quy
chế chun mơn./.
Nơi nhận:

TRƯỞNG PHỊNG

- Như kính gửi (để thực hiện);
- Lãnh đạo phịng GD&ĐT;
- Lưu: VT.

(Đã ký)

Nguyễn Ngọc Quang

3



ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
(Lưu ý: chỉ báo cáo những việc làm được ở dạng số liệu, liệt kê đầu việc đã làm được;
khơng báo cáo dài dịng, chung chung; những nội dung khơng có khơng cần báo cáo)
PHỊNG GD&ĐT THUẬN CHÂU
TRƯỜNG…
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Số: /BC-…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Thuận Châu, ngày
tháng 01 năm 2018

BÁO CÁO CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2017 - 2018
1. Việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động giáo dục.
1.1. Các công việc cụ thể
1.2. Tồn tại, hạn chế
1.3. Nguyên nhân
1.4. Giải pháp trong học kỳ II
2. Triển khai hiệu quả dạy học 2 buổi trên ngày (chỉ yêu cầu đối với các
trường có học sinh bán trú)
2.1. Số liệu trường, lớp, học sinh.
2.2. Đánh giá kết quả thực hiện.
2.3. Tồn tại, hạn chế

2.4. Nguyên nhân
2.5. Giải pháp trong học kỳ II
3. Việc nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh
3.1. Các công việc cụ thể
3.2. Tồn tại, hạn chế
3.3. Nguyên nhân
3.4. Giải pháp trong học kỳ II
4. Công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh.
4.1. Các công việc cụ thể (lưu ý báo cáo sâu về một hoạt động mới và hiệu quả
so với các năm học trước).
4.2. Tồn tại, hạn chế
4.3. Nguyên nhân
4.4. Giải pháp trong học kỳ II
5. Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh
qua việc thực dạy học tích hợp và tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả.
5.1. Các công việc cụ thể (các trường nêu việc làm cụ thể của đơn vị )
5.2. Tồn tại, hạn chế
5.3. Nguyên nhân
5.4. Giải pháp trong học kỳ II
6. Thực hiện nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật (nếu có)
4


6.1. Nêu số liệu học sinh khuyết tật
6.2. Biện pháp giáo dục
7. Tổ chức các hoạt động đầu năm học.
7.1. Các công việc cụ thể
7.2. Đánh giá hiệu quả
8. Việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp,
hoạt động ngoại khóa.

8.1. Các cơng việc cụ thể (các trường nêu việc làm cụ thể của đơn vị )
8.2. Tồn tại, hạn chế
8.3. Nguyên nhân
8.4. Giải pháp trong học kỳ II
9. Tổ chức các cuộc thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường
9.1. Các công việc cụ thể
9.2. Tồn tại, hạn chế
9.3. Nguyên nhân
9.4. Giải pháp trong thời gian tới
10. Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn
các môn học
10.1. Các công việc cụ thể
10.2. Tồn tại, hạn chế
10.3. Nguyên nhân
10.4. Giải pháp trong học kỳ II
11. Đổi mới phương pháp dạy học, thức tổ chức dạy học, kiểm tra và đánh
giá (các trường đã ký cam kết với phòng Giáo dục và Đào tạo)
11.1. Các công việc cụ thể (nêu tên đơn vị, cá nhân, cách làm điển hình)
11.2. Tồn tại, hạn chế
11.3. Nguyên nhân
11.4. Giải pháp trong học kỳ II
12. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên, cán bộ quản lí
12.1. Các cơng việc cụ thể (nêu tên cá nhân, cách làm điển hình)
12.2. Tồn tại, hạn chế
12.3. Nguyên nhân
12.4. Giải pháp trong học kỳ II
13. Khai thác, sử dụng cơ sở vật chất; xây dựng kế hoạch, lộ trình thực
hiện cơng tác xây dựng trường chuẩn quốc gia
13.1. Các công việc cụ thể

13.2. Tồn tại, hạn chế
13.3. Nguyên nhân
13.4. Giải pháp trong học kỳ II
14. Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý
14.1. Các công việc cụ thể
14.2. Tồn tại, hạn chế
14.3. Nguyên nhân
5


14.4. Giải pháp trong học kỳ II

6



×