Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

174

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.16 KB, 23 trang )

File #: 174
174
Q qn: Thơn Cảnh Lâm xã, Trung Hịa, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Sinh năm 1924.
Chức vụ: Tham gia Việt Minh từ năm 1944. Tham gia giành chính quyền Cách mạng
tháng Tám, làm Hội trưởng Phụ nữ Cứu quốc xã. Năm 1947 là Chính trị viên xã đội. Từ
cuối 1949 làm Phó Ban giao thơng của huyện. Từ 1952 làm Thường vụ Phụ nữ huyện.
Tham gia cải cách ruộng đất ở Thái Bình.
Phỏng vấn ngày 26 tháng 12 năm 2009, tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Người thực hiện phỏng vấn: Phan Tuấn Phương.
[Bà 174 tuy tuổi đã cao nhưng còn khá khỏe mạnh và minh mẫn. Bà tiếp chuyện phỏng vấn
với thái độ vui vẻ, thoải mái. Gia đình bà kinh tế có phần bình thường].
Đấy đầu tiên là chúng cháu là có cái chương trình đi sưu tầm tư liệu về thời gian kháng
chiến chống Pháp 1945 - 1954 thì được giới thiệu đến bà.
1945 thôi hả? Đến 1954.
1954, tức là 9 năm kháng chiến chống Pháp, thì trước hết là cháu xin phép hỏi bà, bà tên là
gì ạ?
Tơi tên là 174.
Bà là sinh năm bao nhiêu?
Sinh năm 24. Khơng thì tơi cũng cứ kể chuyện từ đầu khơng có rồi nó lại qn đi.
Không được rồi cháu hỏi rồi bà sẽ trả lời dần?
Tôi hoạt động từ năm 44, thế nhưng mà đến lúc, tơi có bà mẹ thì bà mẹ, bà mẹ tơi giữ lắm
khơng cho con đi là vì một là sợ mất việc, hai là sợ con cái chửa hoang, thế thì lúc bấy giờ
các anh ấy mới bảo thơi cơ đừng, khơng, khơng được họp, thế thì cứ làm ở ngồi thơi, bây
giờ cơ khơng biết chữ thì phải đi học, tự đi học lên. Thế đi học thì chữ Nho cũng khơng,
khơng có người dạy, chữ quốc ngữ cũng khơng có người dạy, mà học, học trường thì quá tuổi
nhiều rồi, không, không học được, ông bố tôi thì là cho đi học từ cái lúc cịn bé cơ, nhưng bà
mẹ tôi nhất định không cho đi, mà lúc bấy giờ tơi bé tơi cũng có nhận thức được cái gì đâu.
Tức là quan niệm con gái là khơng được đi học à?
Vâng, thế thì, thì là như vậy. Thế đến lúc mà các anh ấy không, kết nạp nhưng mà khơng,
khơng dám cho họp là vì sợ bà tơi mà biết thì làm lung tung lên mà nó lộ thì chết, mà làng tơi


lại làng Cơng giáo, Cơng giáo sau đây nó làm phản động mà nó ở cái bốt đấy nó giữ kiên cố
cho đến cùng mà nó khơng, khơng đi, nó ác thế chứ lại, nó khơng đi, đến khi mà có Hội nghị
Giơnevơ thì bấy giờ ký kết rồi nó mới chịu đi đấy, thì cái Lực Điền nó phải bảy sư đồn đến
để, để, bảy sư đoàn hay là sư đoàn 7 của nó khơng biết thì nó đến nó cứu, bấy giờ mới thẳng
từ Lực Điền xuống Cảnh Lâm còn hơn ba cây số thì nó đến mới lơi cái bọn đấy đi được, chứ
nó ngoan cố đến như thế cơ mà anh. Thế thì đến khi mà năm 45, mà khi mà khơng học được
thì tơi mới th một cái anh, cái anh cháu nó gọi tơi bằng cơ, thế nó cũng bằng tuổi tơi thì cứ
th nó xu một chữ, xu một chữ để nó dạy, nó dạy hết 24 chữ cái, rồi dạy đánh vần các thứ,
thế mà tôi cũng kiên trì học. Thế mà anh có biết tơi học viết thì như thế nào khơng, ngồi sân
gạch thế này thì lấy gạch non, mà ngồi sân đất thì cái que để mà học viết, cho nên chữ của tơi
bây giờ nó cứ gẫy, nó xấu lắm.
À thế là bà sinh là sinh ở tại quê ở đâu?

1


File #: 174
Dạ?
Bà sinh ra là quê ở đâu?
Cảnh Lâm, thì cái thơn phản động có tiếng đấy.
Cảnh Lâm là huyện nào bà nhỉ?
Cơng giáo nó phản động có tiếng đấy, có lẽ nó thuộc dạng ác nhất cái Hưng Yên đấy.
Nhưng đấy là huyện nào ạ? Cảnh Lâm là ở huyện nào ạ?
Xuống Lực Điền xuống ba cây nữa.
Nhưng đấy là thuộc huyện gì ạ, ở bên Hưng Yên ạ?
Yên Mỹ.
Yên Mỹ ạ?
Vâng, Yên Mỹ, Hưng Yên. Thế, thế thì nói chuyện anh nghe, thế xong rồi thì đến khi tôi học
được, tôi đọc được chữ, tôi đọc được hết cả những sách các cái thứ này khác đấy, mà tôi đọc
sách in đến nỗi chị tôi không biết, không biết chữ, mà tôi cứ đọc cái kinh Bà Chúa A đấy mà

bà ấy thuộc từ đầu cho chí cuối, tôi đọc mà bà ấy thuộc.
Thế tức là cái làng của bà là làng Công giáo à?
Làng một phần ba Công giáo, cái nhà tu to lắm, một phần ba Cơng giáo.
Bà có theo Cơng giáo đấy khơng?
Khơng, tơi ở bên lương chứ. Thế, thế xong rồi thì như thế đấy thì đến khi mà khởi nghĩa một
cái đấy thì lần đầu tiên mà ra mắt quần chúng ở, để mà báo là chính quyền về tay ta rồi, các
thứ, các thơn các xã ăn mừng đấy thì các ông ấy phân công cho tôi đọc, lên đọc hô hào chị
em phụ nữ vào tổ chức, đấy.
Đấy cái lúc mình thành lập cái Ủy ban lâm thời, Ủy ban cách mạng lâm thời đấy hả?
Đấy, Cách mạng lâm thời đấy.
Lúc đấy ơng nào là Chủ tịch bà?
Bấy giờ thì anh ơi, bấy giờ thì anh tơi đấy là lơi kéo những cái, cái thành phần nó, nó dở dang
đấy, các thứ nó lừng chừng đấy, thì bấy giờ lại cho chánh Năm là cái anh mà nó cũng khơng
ưa gì Cơng giáo, mà nó cũng có cảm tình với mình cho làm Chủ tịch lâm thời, đấy, thế sau rồi
thì lại hết cái anh đấy thì Cơng giáo nó đi thì anh này, ơng này ở lại. Thế xong rồi đến cái thời
kỳ sau đấy thì là cho cái ông Trượng làm Chủ tịch, chứ anh tôi là chủ sự ở đây, chủ sự ở cái
thôn đấy.
Anh bà tên là gì ạ?
Tên là Phạm Thế Cạc.
Thế gì ạ?
Phạm Thế Cạc, thế, thế mà như thế tức là cũng không làm gì, chỉ đứng ngồi chỉ huy thơi, chỉ
đạo thơi, thế thì cho cái anh Trượng ở cái thơn, cái họ Lương Ninh đấy làm Chủ tịch thì cái
họ đấy là cái họ to nhất mà cũng là địa chủ nhiều nhất, vai vế của nó ở trong xã hội lúc bấy
giờ là nhiều nhất.

2


File #: 174
À cái lúc mà trước Cách mạng tháng Tám thì lý trưởng với chánh tổng ở làng mình họ hoạt

động thế nào bà?
Khơng đấy, đấy thì cái lúc khi sau khi mình khởi nghĩa thì mình mới lơi nó vào mà, thì lơi
kéo nó vào thì mới, mới lơi kéo được quần chúng, đấy, để cho nó tiêu biểu mà. Thế thì báo
cáo với anh là như thế, thế tình hình như thế. Thế cịn tơi thì tơi làm cơng tác Phụ nữ thì sau
khi đó thì cũng là đại biểu của thôn rồi Hội trưởng Phụ nữ luôn, Hội trưởng Phụ nữ Cứu quốc
luôn. Thế sang cái năm, cuối năm 46 thì các chị ấy điều lên huyện, điều lên huyện mà tơi là
cán bộ bán thốt ly thì phụ trách Tân Việt này, Đồng Lâm, Tân Việt, thế Tân Việt bây giờ là
xã tôi đấy, Đồng Lâm, Tân Việt, thế thì với lại Lý Thường Kiệt, Cộng Hịa.
Tức là bán thốt ly tức là bà vừa làm ở xã lại vừa làm ở huyện?
Vừa làm ở xã lại vừa trơng nom các thứ mà làm gì có lương bổng gì đâu, khơng có cái gì sất,
mà cơng tác bán thốt ly.
À cái lúc mà trước thì ai giác ngộ bà tham gia cách mạng?
Đã bảo nhà tôi là chủ mà, anh tôi, đấy, anh tôi hoạt động từ năm 43. Thế nhưng mà nói với
em này thì em cứ giúp đi mà, cơm nước cán bộ đi về thế này là mình tơi đảm nhiệm hết, tôi
đảm nhiệm hết, hoặc là thư từ từ thôn này sang thôn kia các thứ tôi cũng làm hết. Thế thì anh
tơi thì là chủ, đứng vai trị chỉ đạo ở đấy thơi.
Thế cái hơm mà giành chính quyền Cách mạng tháng Tám ở đấy là bà có tham gia không?
Đấy, tôi là Hội trưởng Phụ nữ.
Ngay sau đấy người ta bầu bà làm Hội trưởng Phụ nữ luôn hay trước đấy rồi? Trước khi
cướp chính quyền hay sau khi?
Trước thì làm gì có, sau đấy thì mới là đại biểu Phụ nữ mà cái hôm đầu tiên đấy là cái hôm
tôi đứng lên đọc để hô hào chị em phụ nữ vào, vào tổ chức đấy.
Cái hơm cướp chính quyền là cướp chính quyền ở đâu bà, ở huyện hay là ở xã mình thơi?
Lúc cướp chính quyền của Yên Mỹ.
Bà có thể kể lại cho cháu cái buổi cướp chính quyền đấy được khơng?
Khơng, khơng phải cướp ở đâu cả, ở đây cũng không, không được đi đâu để cướp chính
quyền cả mà chỉ ở Yên Mỹ xong các thứ thì các anh mới phái người xuống, phái người xuống
để mà huy động nhân dân, họp dân rồi những, những Tuần lễ vàng các thứ này khác lúc bấy
giờ hô hào ủng hộ được nhiều lắm, bọn tôi cũng say sưa là làm thơi.
Thế lúc giành chính quyền như thế thì cái tầng lớp lý trưởng, chánh tổng họ có chống đối

mình khơng ạ? Cái bộ máy chính quyền cũ đấy?
Khơng dám chống đối, nó cũng khơng dám chống đối nhưng mà nó cũng lừng chừng nó
chẳng thèm tham gia cái gì, cho hai cái ơng này ơng ra để ơng ấy vận động cho mình, ơng
vận động cho nó nhanh gọn hơn mà, thế thì sau cái anh Trượng đấy thì làm Chủ tịch, địa chủ,
khơng biết rằng cái năm, năm 49 mà cái thì tơi, tơi đi, năm bốn, cuối năm 47 là tôi đi rồi, tơi,
tơi đi thốt ly rồi.
Bà đi thốt ly đi đâu ạ?
Tơi thốt ly, à đấy, vẫn ở bốn cái xã đấy thôi, vẫn ở bốn cái xã đấy thôi nhưng mà thoát ly lên
huyện, cán bộ của huyện, thế, thế thì cho đến cái năm mà, thế rồi cứ lung tung các thứ này
khác ở đấy như thế, cho đến năm, cuối năm 49 đấy thì địch nó co qt nhiều q, thế anh tơi
mới bảo thơi, em đi thì em cứ đi thôi nhưng mà anh ở nhà, anh ở nhà thì anh coi anh sóc các

3


File #: 174
thứ này khác. Nhưng mà ông bố tôi thì tốt lắm, ơng bố tơi nghèo lắm mà từ bé bố mẹ đã chết
một ngày, phải đi ở đi, đi ăn đi ở, thế về sau rồi thì là mới làm công làm cán.
Tức là bà làm Hội trưởng Phụ nữ ở xã mình là từ năm 45 cho đến 47?
Năm 45 cho đến 49 đấy thì mới đi, đi hẳn, đi hẳn thì địch nó đóng ở làng thì bấy giờ tơi mới
phải đi thơi chứ cịn thì vẫn, vẫn phụ trách mấy cái xã, khi mà cuối năm 49 một cái thì các
anh ấy đứt các thứ như thế thì các anh ấy quyết tơi sang làm Phó Ban giao thơng của huyện.
À từ năm 49 đấy ạ?
Cuối năm 49 sang năm 50. Thì 50, 51 sang đầu 52 thì tơi lại phải sang cơng tác khác, thì anh
tơi tính với anh là tơi sang.
Năm 52 là bà đi cơng tác gì đấy ạ?
Hả?
Năm 52 xong là bà đi cơng tác gì đấy ạ?
Lại cơng tác Phụ nữ, lại công tác Phụ nữ đến khi mà năm 60 thì tơi lên đây, lên Hà Nội, thì
theo ơng ấy là phải lên là vì con cái các thứ.

Cái lúc 52 mình cơng tác Phụ nữ là mình giữ chức vụ gì đấy ạ?
52 á, thì đấy, cán bộ huyện, xong rồi có lúc thì giữ Thường vụ Phụ nữ huyện. Thế, thế thì đến
năm 49 mà tơi sang, cuối năm 49 thì tơi sang, sang làm cơng tác Giao thơng thì bấy giờ nó
đứt ghê lắm rồi, thế nhưng mà về sau tơi cứ, có một thời mà, mà nó chiếm đóng đấy thì trước
khi mà chưa đi đấy thì có những lúc mà người ta cứ trưng dụng cán bộ mà anh nào mà muốn
vào vùng địch để mà nắm tình hình các thứ thì người ta phân, phân cơng, phân cơng thì tơi
cũng vào trong đó, cũng ở với cán bộ như thế, cũng vào, có những năm, hôm mà đi cứ tam
tam chế, ba người đi như thế này này, thì tơi cũng vào cái xã Nghĩa Hiệp, rồi vào cái xã Tinh
Tiến, những cái xã gần đường 5 đấy anh ạ, tôi vào cái xã Nho Lâm, thế một hơm thì đi vào
đấy thì bị thế này, đi tôi với hai anh nữa là ba, thế lạc mất một ơng kia, chỉ cịn có tôi với một
anh nữa thôi, nhưng anh ấy lại quê chính ở thơn Nho Lâm, Nho Lâm ở cái, cái bốt có tiếng
đấy, Tây về đóng ở đấy đấy, thế thì cùng q mất rồi, 12 giờ đêm rồi, khơng về được, nếu mà
về khơng, khơng đị, hầu nó khơng chở, thế mà lội thì khơng lội được, thế, thế anh ấy mới bảo
thế này, anh là thôi anh ấy bảo, chị ơi, thơi chị về nhà tơi đi, thì ta đánh du kích ta về, thế rồi
thì tối mai ta tính sau, tối mai về. Thế thì hơm ấy là về nhà anh ấy, về nhà anh ấy thì gớm bà
mẹ anh ấy sướng lắm (cười), cứ tưởng rằng thì là con giai mang được người yêu về đấy, thế
bà cụ thổi cơm ăn cơm xong bà cụ mới bảo, thơi tao đi sang hàng xóm ngủ, chúng mày ở nhà
nhá. Tôi bảo không, cụ ơi, chúng tôi là cán bộ với nhau của huyện, tôi không, chưa là cái gì
cả cho nên là cụ phải ngủ ở nhà, nếu mà cụ khơng ngủ ở nhà với tơi thì tôi đi luôn bây giờ,
thế bà cụ sợ. Thế anh ấy bảo khơng, bà ơi bà ngủ ở hàng xóm đi, à bà ngủ, con, con ngủ ở
hàng xóm, cịn mẹ cứ ngủ ở đây. Thế, thế thì như thế cũng có những cái thời như thế đấy anh
ạ, tùy cái lúc đấy.
À cái lúc mà Pháp nó, nó chiếm Hưng Yên mình là khoảng năm nào bà nhỉ, chiếm cái chỗ xã
của bà đấy là khoảng năm nào?
Chiếm xã tôi là vào cuối năm 49, cuối năm 49 sang đầu 50 rồi, cuối năm 49 thì tơi nhớ mang
máng thế thơi chứ cịn bây giờ nhớ thì phải nhìn sổ thì mới khơng, khơng thể biết được.
À cái lúc mà cách mạng mình vừa mới giành chính quyền, mình lập cái Ủy ban lâm thời đấy
bà, thì cái, cái Cơng giáo đấy nó có chống đối mình khơng? Nó có những hình thức chống
đối như thế nào ạ?


4


File #: 174
Nó khơng ra mặt chống đối nhưng mà nó cũng tham gia ít thơi, nó tham gia ít thơi, nhưng mà
cái Cơng giáo nó thân với nhau, nó thân tình với nhau, nó chỉnh nhau nghe cứ răm rắp đấy
anh ạ, thế là nguyên, về sau nó phản động rồi thì cái chị Cúc chị ấy giết được một thằng đấy,
đấy, anh hùng Nguyễn Thị Cúc đấy. Thế cịn ngun cái thơn đấy thì nó tin q, xong có một
lần tơi khơng nhớ ngày, có một lần làng nước chạy hết rồi, ở ngoài là chạy hết nhưng riêng
Cơng giáo nó vào cái nhà thờ đấy nó trốn, thì như thế là nó vào nó bắt, nó bắn một ngày 24
thằng mà tồn thanh niên vạm vỡ, tơi tính ra cịn những đứa ấy thì nó cịn phản động bằng
mấy nữa ấy.
Tức là ai bắn ạ?
Hả, thằng Pháp nó cịn, nó càn về nó vào nhà thờ nó bắt, bắt xong rồi nó bắn ra.
Thế Cơng giáo đấy cũng không theo Pháp à bà?
Công giáo phản động.
Nhưng không theo Pháp à?
Không, đấy.
Không thay Pháp hay sao mà Pháp lại bắn?
Hả?
Bảo người ta không theo Pháp à mà Pháp lại bắn?
Lúc bấy giờ chưa, nó, nó càn bấy giờ chưa, chưa đóng bốt ở đấy, chắc là nó cũng khơng biết,
nó cũng nhiều thằng, nhiều đơn vị các thứ thế nào nó khơng biết được, nó bắn ngun cái
Cơng giáo đấy thế là mất 24 thằng thanh niên.
Sau này bên Cơng giáo đấy họ có những hình thức chống đối gì bà? Ví dụ như thế nào?
Nó cũng, nó cũng khơng phải ra hình thức chống đối gì nhưng mà đại khái là ít tham gia, rồi
ăn nói nó cũng không, không được cẩn thận lắm, thế đến nỗi mà bắt mấy thằng đi xuống để
cải tạo thì trong đó anh tơi lại phải nhét cả ơng bố tơi vào chẳng sợ nó nghi ngờ, bảo như thế
tức là những cái ông mà già hay là những cái ông nói linh tinh là nó bắt đi, thế là mình thế
ln cả bố đi đấy. Ơng bố tơi về ơng bố tôi giận, giận con, giận con khốn khổ về giận con.

Thế ngồi cái Cơng giáo đấy ra có Việt Nam Quốc dân đảng ở làng mình khơng ạ?
Hả?
Ngồi Cơng giáo đấy ra có Việt Nam Quốc dân đảng nữa khơng ạ?
Khơng có, khơng thấy, tơi khơng thấy, nó, nó là tổ chức cái gì với nhau thơi thì khơng, khơng
biết được, nó kín đáo khơng biết được.
Cái lúc mà bà làm cái Hội trưởng Phụ nữ ở xã đấy thì thấy Ủy ban mình có đơng người
khơng?
Ủy ban đơng người khơng á. Ủy ban thì tơi lại khơng làm ở Ủy ban, đấy chỉ có mấy người
thơi chứ, tơi không làm ở bên đấy thành ra tôi cũng không, khơng biết, thế cịn bây giờ tơi cứ
nói chuyện với anh thế.
Thế còn cái Hội Phụ nữ của bà lúc đấy là có đơng người khơng?
Cái Ban chấp hành của nó thì chỉ độ mỗi một tháng là, à mỗi một xã là có năm, sáu người,
năm, sáu, bảy người thôi, thế tôi khai hội thường là khai hội thế, với là đi xuống từng thôn
một họp với chị em phụ nữ thôi, chứ tôi không làm công tác khác.

5


File #: 174

Cái nhiệm vụ của Phụ nữ lúc đấy là cái gì bà, cái Hội Phụ nữ đấy?
Úi giời đi vận động ủng hộ bộ đội, thổi cơm cho bộ đội, gánh bánh chưng bánh chiếc các
nhân dân người ta ủng hộ đấy gánh cho bộ đội, thổi cơm cho bộ đội, xin rạ xin rơm cho bộ
đội để thổi cơm, các chị em cũng tham gia nhiều lắm, cịn ngồi ra như thế tức là tổ chức đi
phá hoại, vận động từng tối một thế này tổ chức đi phá hoại, mà có khi chúng tơi lên cả
đường 5 phá hoại, thế đấy là riêng Phụ nữ là làm như thế. Tôi ở Phụ nữ là tôi lúc bấy giờ là
tôi năm 47 tôi được kết nạp Đảng rồi thì là tơi cịn là chính trị viên đại đội, à chính trị viên xã
đội cơ mà, thế là cũng cứ chỉ huy chị em đi.
Tức là mình lại có một cái đội du kích riêng à? Nữ riêng à?
Ô nữ đi, vận động nữ là nữ đi làm thôi, đấy là tổ chức riêng, thường là chúng tôi tổ chức

riêng. Đấy nói đến đâu rồi lại qn, tơi hay quên lắm.
Vâng, đang hỏi về cái đội mà bà lúc làm Chính trị viên xã đội đấy, thì cái đội của bà có đơng
người khơng, cái đội du kích đấy? Gọi là đội du kích hay là tự vệ ạ?
Vâng, đấy, lúc bấy giờ cứ hô hào đi thôi, tổ chức thành từng đội một thì cứ là một đội là cũng
không, cũng chưa tổ chức thành từng đội một, tiểu đội, trung đội chưa, chưa có thế đâu.
Nhưng mà một đội đấy có đơng người khơng ạ?
Đơng, bấy giờ nó tham gia đơng lắm anh ạ, thế mà đi, đi diễu quân, tức là đi dạo quân khắp
cái cánh đồng của tôi đi, cánh đồng Tam Thiên Mẫu xong đi qua cầu Tu rồi mới lại lên trở lại,
thế đến cái, đến gần làng cầu Tu đấy thì nó có một cái gị ở đấy, thế tơi mới bảo cái anh Xã
đội trưởng lúc bấy giờ cho tôi bắn một phát súng (cười), thế, thế là cho bắn một phát, súng
thật đấy, thế bắn ở đấy là vì xa làng nước các thứ, thế chúng nó cứ chế bảo hôm nay chị, chị
được bắn một phát súng, chị nhớn lên bao nhiêu đấy. Bảo ừ (cười).
Cái đội đấy có được nhiều súng khơng ạ, trang bị nhiều súng khơng ạ?
Khơng, hình như cũng có mấy, tơi cũng khơng rõ lắm, khơng nhớ đâu.
Nhưng có được huấn luyện về qn sự khơng bà?
Có chứ, cũng tập tành các thứ ra phết đấy chứ, một hai một hai đi đều ra trị, cái phong trào
lúc bấy giờ nó cao, cái xã đội.
Cái đội đấy có được ni ăn khơng bà?
Ai?
Cái đội du kích đấy, có được ni ăn khơng?
Thuộc gì?
Có được nuôi ăn không ạ?
Nuôi ăn đấy à, ai nuôi, thì cịn ủng hộ thêm đấy chứ.
Ủng hộ thêm cho ai ạ?
Ủng hộ thêm cho Nhà nước đấy, ủng hộ thêm cho bộ đội chứ, đấy, cứ quyên các thứ cho bộ
đội, bộ đội về đóng ở đấy là thiếu cái gì thì giúp đỡ cái đó chứ.
À bộ đội chính quy có hay về đóng ở đấy khơng ạ?
Vâng, hay về đóng ở đấy lắm, là vì cái thời kỳ giáp Tết đấy là cái hồi mà Lê Tôn Huy ở đại
đội Lê Tôn Huy bị chết ở Văn Giang đấy, đấy bắn chết ở Văn Giang đấy là cái thời kỳ đấy


6


File #: 174
đông nhất đấy, đông nhất, vận động cũng dễ dàng, người ta thấy là cũng cần phải vào như thế
nào, nhưng mà rồi thì cũng chóng tan (cười). Đến năm 49 thì thơi, thì cũng tan.
Tức là 49, từ 49 trở đi là Pháp nó chiếm rất nhiều rồi đúng khơng?
Khơng cịn bao nhiêu, đấy, khơng, khơng cịn lại bao nhiêu, thế thì chuồn hết, đến cái năm
đấy thì anh tính rằng 49, 50, 51. 50 thì như thế thì cái xã của tơi nó, nó khủng bố tợn q.
Tức là nó chiếm hồn tồn đấy ạ?
Nó chiếm hồn tồn rồi, nó chiếm ra cả Cống Tráng nữa, thế ngun thơn tơi nó đóng bốn cái
bốt, nhà tơi này là nó đóng bốt.
Thế thì mình, những cái hoạt động sản xuất của mình như thế nào ạ?
Chắc cũng làm kiếm bữa ăn thơi chứ.
Thí dụ như cày cấy cịn hoạt động được khơng ạ?
Tơi có dám ở nhà đâu mà, không dám ở nhà, nhưng mà chắc là thế chứ không ai dám đi đâu
cả.
Thanh niên ở địa phương mình cái lúc đấy có bị bắt đi lính cho Pháp nhiều khơng ạ?
Thế xong tơi nói chuyện anh nghe là lúc bấy giờ mà nó khủng bố, nó càn quét nó khủng bố
nhiều lắm, cho nên cán bộ trước thì cịn từ năm 45 mà cho đến năm 49, phải kết nạp được tất
cả ba cái thôn, thôn Cảnh Lâm là một, Đồng Mỹ là hai, Xu Xá là ba, ba cái thơn đấy thì phải
kết nạp Đảng cũng phải được đến hơn trăm đảng viên, tôi ước thế thơi chứ cịn bây giờ cũng
khơng nhớ được hồn tồn đâu anh ạ, thế thì như thế là đến lúc nó khủng bố thì những người
mà khơng có tai tiếng gì thì chuồn về, chuồn về sống ở đấy với nó thơi.
Lại chạy vào tề đấy?
Thế cịn những anh nào mà ra cái mặt hoạt động nhiều đấy thì chuồn, chuồn xuống Thí Trúc
cơng ty dưới đấy thì tự đi làm sinh sống mà ăn với gia đình gọi là ủng hộ thơi. Thế thì anh tơi
lúc bấy giờ mới làm Bí thư chi bộ kiêm Chủ tịch, thế rồi cái anh, ở đấy có một cái anh gọi là
anh Từ nữa là chỉ có hai anh, hai người mà gọi là đầu sỏ nhất thì cái anh Từ thì dao động bỏ
vào thành, thế rồi cái anh Khai ở Xu Xá đấy là cũng là cái tay đắc lực chính trị viên đại đội

đấy, chính trị viên của xã đội thì đầu hàng, đầu hàng để đi dõng cho nó, đi lính dõng cho nó,
mà từ ngày đó cho đến bây giờ gia đình khơng tìm thấy tin tức ở đâu, không biết chết ở đâu
mà không biết cịn hay chết ở đâu, thế, thế thì cái anh đấy. Cịn thì những một số thì nằm im,
một số thì nằm im, phần lớn là nằm im khơng.
Cái lúc mà Pháp nó chiếm hết xã mình rồi thì cái Cơng giáo người ta có theo Pháp khơng
bà?
Ơi giời bấy giờ nó ra mặt chứ, bấy giờ nó ra mặt nó lại dụ dỗ đi đạo chứ, ối giời ơi nó tun
truyền nó dụ dỗ đi đạo mà đến ơng bố tơi ở nhà mà cịn phải đi đạo cơ mà.
Tức là bắt buộc đấy à?
Ừ, bắt buộc, nó bắt buộc phải đi đạo, thế cơ mà. Thế nhưng có một điều là nhà tơi thì cũng
gọi là khơng giàu lắm nhưng cũng gọi gia đình là vào cái loại trung nông cao.
Trung nông lớp trên đấy?
Thế, thế, cho nên là ơng bố tơi thì biết điều, ủng hộ những cái sự làm của cách mạng, thế
nhưng mà bà mẹ tơi thì, bà cụ một là sợ tơi chửa, hai là mất việc, là vì lúc bấy giờ chỉ cịn có
mình tơi ở nhà thơi, tơi chỉ huy cày cấy các thứ này khác nên không cho đi, cho nên là ruộng

7


File #: 174
nương không làm thế nào, của cải không làm thế nào để cho bà cụ rời ra được một ít, thế mới
khổ chứ.
Cái thời Pháp mà nó chiếm hết mình như thế thì cái lúc mà Chính phủ mình ban hành cái
thuế nơng nghiệp năm 51 đấy bà, thì mình có thu được cái thuế đấy khơng?
Thu làm sao được cái xã đấy.
Bởi vì Pháp nó chiếm rồi à?
Không thể thu được, vâng, không thể thu được. Thế thì cái năm 50 đấy, anh tơi đã chết rồi
mà, thế thì giữa cái lúc mà dao động chạy như thế đấy thì anh tơi mới làm Bí thư, Bí thư chi
bộ kiêm Chủ tịch xã, thế thì đi từ ở cái chỗ sơ tán mà về đến cái thôn Tử Dương đấy thì từ cái
thơn Tử Dương thì nó rỗng thì để mới quay trở lại để về thì về đến thơn Tử Dương đấy thì

thường là người ta cứ bảo cái thằng, gọi là thằng Khai đấy là nó báo, cho nên là ơng này, ơng
anh tơi bị bắt.
À cái ơng chính trị viên đấy?
Vâng, vì nó, nó lại là cháu, con rể chị gái tôi, cho nên tơi cũng cứ phê qua đi cho nó nằm im
đi, khơng nói năng gì nữa.
Thế Pháp là nó đóng ở chỗ địa phương mình, ở xã mình đến năm nào ạ?
Đấy, cuối năm 49 đầu năm 50.
Cho đến bao nhiêu lâu ạ?
Cuối năm 49 đầu năm 50, năm 49.
Cho đến hết năm 54 luôn à?
Hả?
Cho đến năm 54 luôn à bà?
Đến năm 54, nghĩa là ký kết, hội nghị ký kết xong bấy giờ nó mới đi cơ mà, nó đi thì nó
mang theo hết cả Cơng giáo đi.
Thế những cái việc như giảm tô với cải cách ruộng đất thì mình có thực hiện được khơng?
Có thực hiện, nhưng mà bấy giờ ở đấy đã thực hiện đâu, mãi năm, năm bao nhiêu đấy mới
thực hiện cải cách ruộng đất.
Tức là lúc đấy Pháp nó tạm chiếm thì mình khơng thực hiện được?
Khơng, khơng làm được cái gì, anh bảo, khó.
Cái lúc mà cải cách ruộng đất sau này thì có nhiều địa chủ bị đấu khơng bà?
(cười). Tơi cũng không ở nhà nhưng mà cũng nhiều, nhiều, nguyên cái họ nhà mình cũng
nhiều lắm, giàu lắm. Dân nghèo, ngày xưa có những nhân dân khơng có ruộng làm, chết ra
đường đấy, khổ lắm, trông cũng thảm hại lắm.
Thế bà nhớ cải cách đấy là khoảng vào năm bao nhiêu, khi mình phát động giảm tơ và cải
cách đấy?
Khơng biết là năm bao nhiêu.
Tức là phải sau kháng chiến à?
Sau chứ, sau hịa bình, sau hịa bình mới làm.

8



File #: 174

Tức là Pháp nó rút đi thì mình mới làm được?
Vâng, sau năm 54 thì cũng phải là 55 hay là 54 gì đó đấy, vì tháng, tháng mấy năm 54 thì hịa
bình đấy nhỉ?
Tháng 7 thì mình ký hiệp định Giơne?
Tháng 7 năm 54 thì hịa bình, thế thì cũng làm, làm cải cách ln, nhưng mà cái đội ở đấy
làm nó cũng khơng sắc sảo (cười), người ta cứ bảo đội làm nó cũng khơng hay lắm, một cái
dễ bảo tố ông chú, ông bác rằng là một đêm như thế là giã 27 cối gạo (cười) thì ai mà làm thế
được, cho nên bây giờ người ta vẫn cười về cái chuyện cái cô này là tố như thế, thấy người ta
nói chuyện về thì.
Tức là giã 27 cối gạo là thế nào ạ?
Nói điêu, nói điêu chứ khơng phải.
Cái ơng mà bị tố như thế ơng ấy tên là gì ạ?
Hả?
Cái ơng mà bị tố đấy tên là gì ạ?
Tên là ơng Cường, nhưng mà bình thường thơi, ơng ấy cũng chỉ có đủ ăn thơi, trung nơng thì
cũng trung nơng dưới, có một con bò.
Thế trong cái thời gian kháng chiến như thế thì cái việc thu thuế của mình có thu được khơng
ạ? Pháp nó chiếm như thế thì bên mình có thu được thuế khơng?
Khơng thu nổi đâu, theo tơi thì khơng thu nổi.
Tức là mình lại phải đóng cho Pháp?
Khơng thôn nào thu nổi nhá, từ ở cái thôn đầu cái thơn Xu Xá mà nó đóng ở Thổ Hỏa nhưng
đầu cái thôn Xu Xá giáp gần nhau này, xuống Cảnh Lâm, xuống làng Tráng, Cống Tráng thì
chỉ độ hai cây số thôi mà hai bốt, ba bốt, anh bảo ai, ai mị về đấy mà thu thuế được, khơng
thu được đâu.
Tức là mình lại phải đóng cho Pháp?
Vâng, thế mà khổ nhất là, là khi mà nó đóng một cái như thế là mất liên lạc đi hết, cho nên xã

tơi khơng cịn là bao nhiêu, thì đến cái năm 50 thì, giữa tháng 10 năm 50 thì anh tơi bị bắt, bị
bắt thì là nó giết ln, nó giết mà nó chơn sống dưới này, người ta nói chuyện thảm hại lắm,
nó để ở bốt Cống Tráng bao nhiêu ngày đấy rồi nó mới cho về, nhưng mà ơng ấy có cung
khai gì đâu vì biết là chết rồi nên khơng nói năng gì, khơng cung khai, khơng khai báo một tí
gì, thế thì đấy là cái năm 51, à năm 50. Thì đến tháng 10 năm 51, tháng 10 năm 51 vì tơi vừa
mới xem cái lịch sử Đảng của cái xã Tân Việt, thì tháng 10 năm 51 thì xã Tân Việt mới nhận
cái thơn Cảnh Lâm về, về sáp nhập về xã, cịn Đơng Mỹ với Xu Xá thì sáp nhập vào Lý
Thường Kiệt, thế là cái xã tôi bị cắt đôi, thế xã tôi bị cắt đôi từ năm 51.
Cái lúc mà kháng chiến như thế thì cái việc bn bán nó có diễn ra bình thường khơng bà?
Cái làm ăn của dân thì vẫn bình thường thơi, nhưng mà người ta cũng cứ e dè, nhất là ngồi
lương thì thơi kiếm ăn được thì ăn thơi chứ cịn đi xa xơi cũng khơng dám đi.
Có đi vào vùng tề bn khơng ạ?
Hả?

9


File #: 174
Có đi vào tề bn khơng ạ?
Đi được, vì là tơi có một, tơi ở Hồng Hữu Nam mà tơi vẫn thường xun tơi nắm được cái
tình hình của gia đình tơi cơ mà, thì các chị cứ xuống đấy, các chị ấy buôn gạo buôn giếc các
thứ về, thế về sau một cơ thì lại thành cơ em dâu của tơi.
Cơ đấy tên là gì đấy ạ?
Nguyễn Thị Thiêm, chị ấy chết thảm hại lắm, Nguyễn Thị Thiêm.
Bà ấy lúc đấy bn cái gì đấy ạ?
Bn đâu, nó cứ giả danh nó đi đấy chứ, nó cũng làm giao thơng của tơi, tơi làm Phó Ban
giao thơng thì nó cũng làm giao thơng của tơi, thế rồi sau thì nó cũng khá lắm, nó về sau nó
khá giả, nó lém lỉnh các thứ, nó nhanh nhẹn mà nó, nó có những cái năng khiếu thuyết phục
được mọi người lắm, thế các ơng ấy cho nó sang địch vận, nó sang địch vận nó nắm được
địch vận của Lực Điền, nó nắm được địch vận của Lực Điền, thế thì đến cái cơ em tơi nó

cũng chủ quan, người ta đã báo rồi, ngay ở Lực Điền đấy có những cái tay chân mà nó tốt
đấy, nó báo nó bảo trốn nhanh khơng thì nó xuống nó bắt chết mà hịa bình cịn có hơm trước
hơm sau, đấy, cịn có hơm trước hơm sau, thế là cơ này lại khơng trốn lại đi ra, đi ra tiếp nó,
thế là nó bắt, nó bắt rồi nó giết thảm hại lắm.
Pháp nó bắt ạ?
Pháp bắt, rồi nó giết thảm hại lắm anh ạ, đấy là cô dâu, cô em dâu tơi đấy.
Cái lúc mà làng mình bị chiếm như thế thì nó có lập tề khơng ạ?
Xã nào chả có tề, thơn nào chả có tề, cịn có thơn nào nắm được hay khơng nắm được thơi,
chứ cịn thơn nào cũng có tề hết.
Nhưng mình, bên Việt Minh mình có nắm được cái tề đấy không?
Không nắm được, Công giáo làm sao mà nắm được nó, cho nên cái thơn ấy cứ coi như chết.
Về, về sau mãi rồi mới, mới nắm được tình hình mới đi về để liên lạc các thứ đấy, thì bố trí đi
về thì nó bắt mất đấy, nó bắt mất.
Thế là năm 46 là bà làm Hội trưởng Phụ nữ ở xã này?
Không 41 chứ, à 50, 50 anh tơi đã chết rồi.
Sau đó bà lên huyện. Tức là lên huyện là bà làm cái chức vụ gì đấy nhỉ?
Tơi lên huyện là tơi ở Phụ nữ, ở Phụ nữ xong rồi thì cái lúc đen tối như thế thì các anh mới
quyết định tơi sang làm Phó Ban giao thơng.
Cái lúc Phụ nữ trên huyện là làm việc gì đấy bà?
Làm việc gì á?
Vâng, cái lúc mà bà làm ở Phụ nữ ở trên huyện đấy?
Tôi không làm Phụ nữ nữa, sang giao thơng, sang phụ trách Phó Ban giao thơng, thì tơi phụ
trách những cái này này, đường dây đi tỉnh, đường dây đi liên tỉnh, đường dây liên huyện và
đường dây trong xuống xã, thì nguyên phụ trách chắp nối đường dây đấy là tơi làm cả. Thế
cịn tuyển nhân viên các thứ thì cái anh trưởng nó làm, nhưng mà cái anh trưởng thì nó có
dám đi đến đâu đâu, không dám đi đâu, họp hành không dám đi. Thế họp tỉnh cũng khơng đi,
lên Việt Bắc cũng chỉ sang.
Ơng đấy sợ Pháp bắt à?

10



File #: 174
Sợ gian khổ thơi, chứ cịn ai chả sợ Pháp bắt, nó nằm ở nhà đấy có khi cũng bị Pháp bắt chứ
có gì đâu.
Ơng đấy tên là gì đấy ạ?
Tên là Nguyễn Mạnh Hồng, chết rồi.
Thế là lúc đấy bà làm giao thơng như thế thì mình có những phương tiện gì để hoạt động ạ?
Chả có phương tiện gì, tồn là phương tiện chân mà nhảy thơi chứ cịn khơng có cái gì, tơi thì
lúc bấy giờ các anh ấy cho đi chụp thẻ tề.
Chụp thẻ tề ạ?
Thẻ tề, thế mà cái đường dây xuống huyện đấy, à xuống tỉnh đấy thì, nếu mà đi cơng khai thì
đấy sang Mỹ Hào xong rồi xuống Sặt, xuống Sặt rồi xuống làng Châm làng chiếc, qua làng
Châm làng chiếc đấy thì mới xuống Thanh Miện, xuống Thanh Miện nếu mà có hơm thì phải
xuống Thái Bình họp đấy, thế, thế đấy là tỉnh. Thế cịn liên tỉnh thì phải lên Hà Bắc, à Bắc
Ninh, Bắc Ninh là cái thơn gọi là, cái huyện gọi là gì khơng biết nhưng là ở cái chỗ nó là làng
Lim làng liếc gì gần cái núi Thiên Thai đấy, đấy, thế là bọn tơi lên đấy, thế thì tơi hơm về tơi
cũng bị một cú nó vây, bị một cú nó vây thế là đến lúc đi lảng ra, đi lảng ra về thì gần giáp
của cái huyện Văn Giang đi xuống, thế xong cuối cùng thì là mấy người lại phải ở cánh đồng
một đêm chứ khơng có khơng đi được, thế ở cánh đồng thì nhịn đói thế thơi.
Bà làm giao thơng như thế thì bà thấy những cơng văn giấy tờ lúc đó là người ta đánh máy
hay là viết tay?
Phần lớn là viết tay chứ làm gì có máy.
Cái lúc bà làm thế là có máy chữ để hoạt động khơng?
Có, Huyện ủy thì có một cái máy chữ, Ủy ban có một cái máy chữ, chứ cịn bọn tơi thì khơng
có cái gì cả, bọn tơi trơ ra thì có bốn người, về sau thì đấy, kết nạp cả em dâu tôi với các thứ
này khác, từ lúc tơi sang thì có ba người thơi, thì có trưởng phịng, phó phịng với một nhân
viên, nhân viên thì là làm văn phịng rồi thì tiếp nhận các thứ công văn đi, công văn đến các
thứ này khác.
Như cái lúc bà làm như thế thì có hay họp khơng?

Hay họp, là vì đi phải đi họp nhiều lắm, đi chắp nối đường dây tơi cũng nói với anh là vất vả
lắm, vất vả lắm vì thế này, cái đồng chí Phó Ban giao thơng của tỉnh thì mới định bắt một cái
đường dây từ Khoái Châu về Yên Mỹ, thế là hai chúng tơi, cái anh Phó ban đấy thì q anh
ấy ở, ở Tử Dương.
Bà cũng là Phó Ban của huyện đúng khơng?
Tơi là Phó Ban của huyện nhưng anh ấy là Phó Ban của tỉnh, làm Phó Ban của tỉnh, thế thì
anh ấy về anh chịu trách nhiệm cái đường dây đấy, thế anh ấy bảo nó đã có cái mối ở đấy rồi
thì cứ đi xuống thì là, thì là thành. Anh bảo đi có sướng gì đâu, nghĩa là qua sơng như thế tức
là, là tôi không biết bơi, mà anh ấy là phải kéo tôi đấy để mà đi, đi sang đến nơi về, về cái nhà
ơng bố thì cái năm đấy là đương gặt, thế ông cụ mới bảo thôi chết rồi, chúng mày về bây giờ
khơng gặp thời rồi, Cảnh Lâm nó vừa mới, vừa mới quây hôm nay, hầm hố nắp hết rồi. Thế
chắc là thấy chúng tôi thờ thẫn ra thì ơng ấy bảo thơi, n tâm, tao sẽ có hầm cho chúng mày
ở, khơng sợ gì, vì con trai ông ấy mà, có hầm cho chúng mày ở, thế chị ăn cơm đi rồi đi ngủ.
Bảo thế tôi ăn cơm rồi, thôi cho tôi đi nghỉ đi thôi. Thế thì định gặp cái chị Bí thư ở Lý
Thường Kiệt đấy, thế thì bảo mai thì mới gặp được chứ cịn bây giờ khơng gặp được. Thế mà
anh có biết thế nào khơng, khơng có hầm hố gì cả, thế thì cho lên cái cổng của nhà cái thằng

11


File #: 174
phản động, tơi với anh đấy thì cho lên cái cổng của cái nhà thằng phản động, nếu mà ngồi thế
này thì khơng nhìn thấy, nhưng mà đứng lên là nhìn thấy anh ạ, thế mà con dâu nhà cái thằng
phản động đấy thì nó lại con gái ở làng tôi, thế mà hở ra một cái, nếu mà hở ra một cái nó
trơng thấy mặt mình thì chết toi chứ làm gì đâu. Thế mà bấy giờ tôi cũng cứ liều lên thôi, thế
lại gặp một cái nạn rất khổ là như thế này nữa, anh kia có vợ rồi, cho nên nó trơng thấy thế nó
ghen, nó ghen kinh khủng, tơi, tơi cứ tưởng là tơi không, không đi được nữa đấy anh ạ, xuống
ăn cơm xong thì bà ấy mới bảo chị cứ đi ngủ tí cả đêm, à cả ngày ngồi chằng chằng thế thì,
thì vừa đói vừa mệt. Thế thì ngồi nào anh ấy, à chị ấy nhá, sáng chúng tơi đi thì một nắm
cơm, một chai nước lên đấy rồi, thế nhưng mà chồng chị ấy ở đấy mà thành ra chị vứt cả

những cái cuống mít lên cho ạ, bánh, à những sắn tàu đấy luộc vứt lên đấy cho ăn, thế mà nó
mà trơng thấy thì chết toi chứ có gì nữa.
Cái lúc bà làm giao thơng thế cơng văn giấy tờ là mình tồn đi bộ thơi à?
Đi bộ hết, làm gì có cái gì đi đâu, đi bộ hết. Thế xong tơi nói chuyện nốt cho anh nghe, thế là
tơi mới đi ngủ, đi ngủ thì ở sân như thế cứ thấy người khóc cứ ầm ầm, cứ khóc rít lên thế này
này, thế anh ấy cứ giậm chân giậm tay cứ uỵch uỵch uỵch uỵch thế này (cười), bảo người ta
là cán bộ chứ người ta có phải là người dân thường đâu mà nó lại nói thế, nó nói bậy nói bạ,
chắc vợ nói gì đấy. Thế xong anh ấy mới thanh minh với lại, với lại ông bố bà mẹ mà, thế tôi
tôi cứ nằm chịu chết đấy tơi khơng cịn có nhúc nhích đi đâu được tí nào anh.
Mình cũng sợ hả?
Vâng, khơng nhúc đi đâu được, thế nhưng mà tối vẫn phải đi, tối vẫn đi, đi xuống Khối
Châu thì khơng nhận được, không nhận được tin tức, họ bỏ rồi, không nhận được. Thế thì anh
ấy thì về nhà anh ấy ngủ nhưng mà tôi phải ngủ ở đấy, ngủ ở đấy thì nó có một cái bãi nó
cũng to bằng cái gian nhà tơi này này, thì như thế tức là năm, sáu người, năm, sáu người con
giai ngủ đấy, các anh mới ưu tiên cho tôi một cái chiếu, nằm sang bên cạnh đấy (cười), tôi
nghĩ tôi bảo bây giờ bố tơi trơng thấy, mẹ tơi trơng thấy thì có mà giết ngay (cười), các anh đi
đấy.
Cái lúc bà làm giao thơng đấy bà thấy cơng việc có vất vả quá không?
Vất vả chứ, đi khổ lắm, đi mà anh bảo nếu mà lúa nó mới rỗ mà nó ngả ra thế này đi đường,
đi các bờ lắm khi tôi cứ phải sát ra thế này đi này, hai tay thế này cứ đỏ lên, xước lên đấy.
Có hay phải đi đêm khơng ạ?
Thì tồn đi đêm chứ, đấy, đi trong nội địa thì tồn đi đêm, tơi chỉ có cơng khai, chỉ có đi
xuống, đi lên Bắc Ninh thì cũng khơng đi được mà tơi chỉ có xuống tỉnh họp là tơi đi cơng
khai thơi, chứ cịn xuống xã, các xã tơi cũng có dám đi cơng khai đâu, khơng dám đi cơng
khai anh ạ, đấy, thì nó cũng.
Thế lúc đấy người ta cũng khơng cung cấp cho mình những cái thiết bị gì để mình phục vụ
cho cái cơng tác của mình à?
Chả có cái thiết bị gì đâu anh ạ, khơng có thiết bị gì hết, thế thì trực tiếp lấy, lấy thơ của
Huyện ủy sang đấy thơi, của Ủy ban gửi đi tỉnh thì ra mà lấy, thế, có người ra mà lấy hoặc là
các ơng ấy đưa ra, thế tôi nguyên ở cái thôn Thanh Xá thì ai, chúng tơi cứ nói đùa bảo cái

thơn này là cái thôn mà thủ đô của Yên Mỹ, cán bộ các thứ nó về, thế rồi sau lộ thế nào nó
bắt được cái anh Văn phịng của Huyện ủy, thế nó tra cái anh đấy thế nào anh ấy khai ln ra
anh Bí thư, anh Bí thư là anh Trọng lúc bấy giờ, nó đánh cho bằng chết, đánh cho bằng chết
rồi nó xuống nó tìm, à thế cái hơm đó tơi ngồi nằm ở dưới hầm mà bà cụ nhà mà giúp tôi, cho
tôi làm hầm ở đấy, chốc bà ấy lại bảo chị có lên khơng, anh Trọng bị bắt rồi, có lên khơng, tơi
mở. Bảo không, tôi không lên đâu. Thế xong bà ấy mới bảo những ai, ai bị bắt thế rồi, tôi bảo

12


File #: 174
nếu mà chỉ có cái đồng chí Bí thư xã, của xã đấy, bảo nếu mà những cái anh đấy bị bắt thì bà
gọi tơi thì tơi chạy đi thơi, chứ cịn cán bộ huyện thì khơng ai biết cái hầm ở đấy cả.
Thế bà làm giao thông xong là bà làm cái gì nữa?
Thế tơi nói chuyện cho anh nghe đã, cũng là làm giao thông nhưng mà ở Tỉnh đội cũng có
một chị, là bà Định đấy, khơng biết bà ấy có nói chuyện với anh không, chị cũng là cái thôn
đấy nhưng mà bà Định về thì nằm nhờ tơi, là vì bạn bè với nhau thì thơi cứ, vừa là bạn mà
vừa là cơng tác nữa, thế là hai chị em ở đấy, ở vào cái nhà của cái bà đấy, bà ấy vẫn cho tôi ở
mà cho tôi ăn uống các thứ. Cái hơm đấy lại có một đồng chí Huyện ủy viên với chị này nữa
thì ba người, thế nhưng cái ơng, ông Huyện ủy viên hôm ấy ông ấy ra đấy thì ơng ấy chạy,
chạy nó khơng phải là nó vây cái nhà đấy đâu, nó vây nhà khác nhưng mà nó lượt qua thơi,
thế là nó mới thấy rằng nhà bà này góa chồng mà làm sao lại có cái tờ báo như thế này, cho
nên nó mới lục kỹ, lục rất kỹ, thế mới kinh chứ, thế nhưng cuối cùng thì khơng, khơng ấy
được, mà ba chúng tơi ngồi ở dưới thì cứ cầm tay nhau thế này nói với nhau là không được
đầu hàng, không được tự vẫn, không được tự tử mà không được đầu hàng, nghĩa là nó bắt thì
phải chịu, nhưng khơng, cấm khơng được đầu hàng, như thế, cứ nói với nhau như thế.
À lúc đấy cũng có báo để đọc rồi đấy ạ?
Hả?
Lúc đấy cũng có báo để đọc rồi ạ?
Có báo gì?

Có báo để đọc chưa ạ?
Làm gì có, báo là báo địch chứ, tồn báo địch thơi.
À chứ khơng phải báo mình à?
Vâng. Thế, thế xong tơi nói chuyện anh nghe, mà cái dạo đấy tôi không thể nào quên được,
thế thì cái đồng chí Huyện ủy thì đồng chí đi chỗ khác, nhưng cịn tơi với bà Định thì hết hầm
rồi, khơng cịn hầm ở đâu để mà ở được nữa. Thế cái làng đấy nó có một cái đường như thế
này, nó có một cái đường như thế này thì để một cái tảng đá đấy anh, dưới nó có một cái
cống, thế thì nó chảy nó lại xói vào một bên thế này thì bên ấy vừa hai người nằm được, mà
rải cái chiếu ra thì cứ nằm thế được, thế thì cái anh Bí thư anh mới, tối đến thì anh ấy, chúng
tơi đương phân vân khơng biết đi đâu, khơng biết làm gì thì anh mới mang ra cho một gói
cơm với một chai nước, anh ấy bảo các chị đi với tôi, thế xong mang một cái chiếu rách
xuống đấy mà ngồi, nằm ở đấy hai ngày giời, thế xong mới nghĩ sợ là không sợ gì nhưng mà
chỉ sợ cái người bắt ếch người ta đi qua mà người ta nhịm thấy thì chết thôi, không sợ dân
mà sợ người bắt ếch (cười).
Tức là năm 49 là bà lên làm giao thông trên huyện, thế sau khi làm giao thơng xong thì bà
làm cái cơng việc gì nữa?
Xong làm giao thơng thì bấy giờ cơ sở đã mở rộng được một ít rồi, thế thì các anh ấy mới bảo
rằng chị có khả năng làm công tác địch vận, à làm công tác dân vận thì chị sang Phụ nữ chứ
bây giờ là người điều về Phụ nữ khó quá, chị phải sang Phụ nữ, thế, thế thì tơi phải sang.
Nhưng mà tơi sang cũng không may tôi là tôi xuống hầm là tôi bị sẩy, bị sẩy thì nó yếu q.
À lúc đấy bà lấy chồng rồi à?
Tôi lấy chồng rồi, lấy chồng năm 51 cơ. Thế qua cái vụ mà chị ghen tng thì cứ thình thịch
đấy thì tơi mới nghĩ tơi bảo thì, cịn một xã nữa tơi đến, bà ấy cứ nẩy lên thế này, chốc lại cứ

13


File #: 174
vút tơi như thế này để nói chuyện về chồng bao nhiêu người đến (cười), thực tế ra là người ta
ghen thơi, nhưng mà mình cũng khơng trách gì người ta.

Chắc là ngày xưa bà cũng xinh quá cho nên là lắm người ghen?
Cũng chả xinh, tôi cũng có xinh đâu, thế nhưng mà làm sao mà lại khổ thế, ghen thế mới kinh
chứ lại.
Thế cái lúc mà sang làm dân vận Phụ nữ đấy công việc của mình là cái gì bà?
Tơi sang khơng được bao nhiêu thì tơi bị ốm, tơi bị sẩy rồi tơi bị ốm, ốm rồi tơi nằm ở trong
Thanh Hóa mất sáu tháng, sáu tháng thì các anh ấy mới ra đến cái chỗ Liên khu 3 đấy thì các
anh bảo, thơi chị ở ngồi này thơi, chị yếu lắm, chị ở ngồi này thơi, chị đi học dược tá đi, thì
chị ở ngồi này đi học dược tá thì Khu tả ngạn cho chị đi. Thế tôi nghĩ tôi bảo đang chiến
tranh như thế kia mà mình bỏ mình đi thì học cũng khơng thích, mà hai nữa là bây giờ học
dược tá mà thuốc men nó bao nhiêu là tên, tên chồng tên chất lên nhau, mình chữ nghĩa thì
biết ít, làm sao mà làm được, làm sao mà học được, thế tôi mới thôi, tôi đi về, đi về thì chỉnh
huấn ở Thái Bình, chỉnh huấn cái lớp cuối cùng ở Thái Bình đấy, thì là các ơng ấy cho sang
đấy để chỉnh huấn.
Năm bao nhiêu đấy bà?
54 đấy, thế xong rồi tỉnh, khu người ta mới điều hết cả cái lớp đấy đi làm cơng tác tun
truyền, thì tôi lại về Văn Lâm với lại cái Cẩm Giàng ở Văn Giang đấy, à Cẩm Giàng Hải
Dương đấy, thì lại làm công tác ấy (cười).
Lại làm công tác Phụ nữ tiếp?
Lại làm công tác tuyên truyền cho Hội nghị Giơne đấy.
Thế lúc đấy mình tuyên truyền gì cho hội nghị ấy đấy ạ?
Chả nhớ nữa anh ạ, không nhớ được, mấy người, mỗi nơi có một tổ, hỏi thế thì chịu, khơng
nhớ được, nhưng chỉ biết rằng thì là tôi làm phụ trách một khu vực ở đường 5, đấy, mấy anh
em đây, ở huyện Văn Lâm là chính.
À cái lúc bà học chỉnh huấn đấy là chỉnh huấn ở đâu đấy bà nhỉ?
Chỉnh huấn ở Thái Bình.
Cái lớp đấy có đơng người khơng bà?
Cũng đơng, cả, cả khu tả ngạn cơ mà, còn nghĩa là chỉnh huấn vớt cho nó hết, ai ai đến đấy
cịn cao hay thấp hay như thế nào đấy, cả của ông, cái ông Bí thư Hải Phịng cũng về đấy để
chỉnh huấn cơ mà.
Mình vét hết đấy?

Ừ, vét chỉnh huấn.
Cái lúc đấy người ta, nội dung học là học cái gì đấy bà, chỉnh huấn đấy?
Chả nhớ được bây giờ làm sao không nhớ được.
Nhưng có được học về chủ nghĩa Mác - Lênin khơng ạ?
Tất nhiên có hay sao đấy chứ khơng, thế rồi về xây dựng những cái gì, cái gì đấy, về nhà, về
cải cách ruộng đất, sau đấy là đi cải cách ruộng đất đấy.
Sau 54 học chỉnh huấn xong đi cải cách?

14


File #: 174
Vâng.
Bà có đi cải cách khơng?
Có, tơi về, tôi ở cái công tác tuyên truyền đấy tôi về Hưng Yên, Hưng Yên mới lại phân công
tôi về Kim Động, là vì ơng chồng tơi ở thị xã Hưng n mà thì phân cơng tơi ở n Mỹ kia
thì phân cơng tơi xuống Kim Động để có thời gian, có thì giờ để mà gặp nhau được, thế là
ơng phân cơng xuống đấy nhưng mà mấy hơm thì ơng chồng tơi đi cải cách. Ơng chồng tơi đi
cải cách thì ít lâu sau tơi lại đi, tơi cũng đi cải cách.
Bà đi ở đâu?
Tơi cũng đi ở Thái Bình, làm công tác cải cách ở Hải Dương, làm ở cái xã gọi là cái thôn
Hưu giáp cái cầu Cất, cầu Cất ở Hải Dương đấy, thì làm cơng tác ở đấy.
Cái lúc bà đi cải cách như thế thì thấy nó thế nào, tình hình nó thế nào? Địa chủ các thứ ở
đấy có nhiều khơng, mình có bắn ai khơng?
Hình như bắn hai người.
Cái chỗ bà làm đấy?
Ừ, nhưng mà tôi chỉ là một nhân viên thôi, ở đấy nó cũng có thơn Cơng giáo.
Tức là bà trong đội cốt cán à?
Nhưng mà hình như Cơng giáo khơng bị bắn, là vì Cơng giáo ở đấy nó cũng khơng to, nó bé
thơi, ngay ở đấy tơi lại phụ trách Cơng giáo, khơng có gì, khơng bị.

Bà là phụ trách Cơng giáo về vấn đề gì đấy ạ?
Hả?
Phụ trách Cơng giáo về vấn đề gì ạ?
Thì đấy, cũng làm công tác tư tưởng cho người ta ổn định làm ăn rồi thì đi học tập chính sách
của Đảng, của Nhà nước đấy, đi triệu tập hơm nào thì vận động người ta đi ba cùng, cùng ăn,
cùng ở, cùng làm, đấy, thì tơi ở một nhà của Cơng giáo, ở nhà Công giáo để đi làm cái việc
đấy.
Người ta có nghe mình khơng bà?
Hả?
Người ta có nghe theo mình không?
Người ta nghe chắc người ta cũng nghe phần nào thôi, thế đi với cái bà đấy đến chỗ họp đấy,
thế xong bảo thế cứ nói chuyện với bà ấy chả thấy bà ấy nói gì sất, thế xong chốc nữa bà ấy
bảo tôi đi thế mà tôi đọc được bao nhiêu kinh đấy chị ạ (cười).
Tức là hóa ra bà ấy đi bà lại ngồi đọc kinh?
Thế này thì người ta để ý gì đến cái chuyện của mình chứ, nói thì nói người ta có để ý gì đâu.
Thế nhưng mà Cơng giáo ở dưới đấy nó cũng bình thường lắm, khơng như Cơng giáo ở chỗ
tơi, Cơng giáo ở chỗ tôi kinh lắm.
Bà đi cải cách như thế lúc đấy bà thấy địa chủ người ta có phản ứng gì khơng, ở cái vùng bà
cải cách đấy?
Chỗ tơi nó khơng có, phản ứng thì chỗ tơi nó khơng dám phản ứng cái gì đâu anh ạ, coi như
không dám.

15


File #: 174

Những cái người được chia ruộng người ta có phấn khởi lắm khơng bà?
Vâng, thì tất nhiên là phấn khởi rồi, nhưng mà nếu mà đội mà không, khơng cảnh giác đấy
mà thì nhân cái cơ hội đó họ trả thù, trả thù nhau, đấy như là cái cơ gì mà một năm, à một tối

hai mươi mấy cối gạo đấy, thế cịn người thì bảo nhà đấy nhà nọ lấy cái chổi nan đánh cho
ông này chết, thế nhưng mà đến lúc xét cho đến cùng không phải, không phải thế, chứ người
ta cũng không đến nỗi ác như thế đâu, nhưng mà cịn có những cái địa chủ mà nó ác đấy thì
thực ra nó có chức có quyền cả, chứ cịn khơng có chức có quyền thì nó chỉ tham thơi, tham
nó, nó cướp của người ta, nó ăn của người ta và nó chỉ biết nó thơi chứ cịn khơng, khơng biết
người khác.
À cái lúc bà học chỉnh huấn như thế thì người ta có phổ biến cho mình về cái tư tưởng Mao
Trạch Đơng với cách mạng Trung Quốc khơng?
Sao?
Người ta có nói cho mình về cái tư tưởng Mao Trạch Đơng khơng, cái lúc bà học chỉnh huấn
đấy?
Chả nhớ được, không nhớ được.
Nhưng sau cái lớp đấy mình có phải làm kiểm điểm không bà?
Không.
Sau cái lớp chỉnh huấn đấy?
Cũng chịu, không nhớ được, chịu.
Bà vào Đảng là năm bao nhiêu nhỉ?
Tôi vào Đảng năm 47.
Cái lúc đấy là ai giới thiệu bà vào Đảng?
Anh tơi với một ơng nữa.
Ơng ấy tên là gì đấy ạ?
Đấy, cái anh đấy tên là ơng gì đấy nhỉ, anh ấy là anh Chng, cùng thơn, cái anh đấy chết rồi
còn đâu. Các những cái người hoạt động với tơi trước đến giờ khơng cịn ai cả, bây giờ chết
hết rồi.
Cái đợt đấy bà phải dự bị có lâu khơng, mình là trung nơng lớp trên dự bị?
Sáu tháng, vâng, sáu tháng.
Cái lúc đấy là kết nạp bí mật hay cơng khai bà nhỉ?
Cơng khai chứ, có bí mật gì nữa đâu mà, năm 47 rồi, cơng khai.
Tức là lúc đấy Pháp nó vẫn chưa đóng ở làng mình à?
Chưa, chưa đóng, 49.

Lúc đấy, bà có thể kể cho cháu nghe họ làm cái buổi lễ kết nạp như thế nào khơng?
Hả?
Bà có thể kể cho cháu nghe cái buổi lễ kết nạp Đảng hôm đấy đấy, họ làm thế nào không?

16


File #: 174
Treo cờ rồi thì nói ý nghĩa, mục đích vào Đảng là thế nào đấy, thế rồi thì người được kết nạp
thì hứa đứng lên tỏ ý là phục vụ đến cùng, đại khái như thế. Thế mà được kết nạp bấy giờ là
phấn khởi lắm chứ anh tưởng đâu.
Lúc đấy là bà đã hiểu thế nào là Đảng Cộng sản Đông Dương chưa?
(cười). Cũng, cũng chưa hiểu lắm đâu anh ạ, tại làm sao mà cứ phải, cứ thắc mắc, tôi cứ thắc
mắc rằng tại làm sao lại Đảng Cộng sản Đơng Dương, lúc bấy giờ cịn gọi là Đảng Cộng sản
Đông Dương chứ không phải là gọi Cộng sản Việt Nam như thế này đâu, thế xong các ông ấy
bảo ba nước sát nhập với nhau thì phải lấy tên là Đảng Cộng sản Đơng Dương, thì cũng biết
thế thơi (cười).
Trước đấy người ta có hướng dẫn mình về điều lệ hay cái gì khơng ạ?
Có chứ, nhưng mà làm sao mà nhớ được bây giờ tôi cũng không nhớ được, bây giờ điều lệ
như thế nào hỏi thì tơi cũng chịu chết.
Cái hơm bà kết nạp như thế là có mình bà kết nạp hay là có vài người kết nạp cùng với bà?
Cũng có hai, ba người. Anh ơi, ngay bây giờ mà cứ hỏi tơi thì tơi cũng chịu chết, mà tơi cịn
làm Bí thư Đảng ủy của phường Cửa Đơng bao nhiêu mấy năm đấy, mấy khóa đấy anh ạ.
Đấy là từ năm bao nhiêu đấy ạ?
Làm ở phường Cửa Đông đấy à?
Vâng?
Làm ở phường Cửa Đơng thì tơi làm Đảng ủy thì tơi chỉ làm cái khóa lâm thời thơi, đến sang
cái chính thức thì tơi phải nghỉ là vì ơng chồng tôi ông ốm quá, thế tôi phải nghỉ.
À cái lúc bà làm như thế thì bà thấy cái quan hệ của Ủy ban với Mặt trận Việt Minh nó như
thế nào? Nó có thống nhất với nhau khơng, cái lúc kháng chiến chống Pháp đấy?

Khơng, bây giờ thì, kháng chiến chống Pháp ở đâu?
Thì cái quan hệ của Ủy ban với Mặt trận Việt Minh lúc đấy nó có thống nhất với nhau
khơng?
Trước đấy chứ cịn cái hồi tơi ở Hồn Kiếm đây thì...
Khơng, bảo là cái thời kháng chiến chống Pháp đấy?
À cái thời chống Pháp á?
Vâng, cái Ủy ban kháng chiến hành chính đấy với Mặt trận Việt Minh nó có thống nhất với
nhau khơng ạ?
Theo tơi thì cứ mỗi mảng một người, quan hệ người đứng đầu là chính, chứ cịn thì cũng
khơng biết cho lắm đâu.
À cái thơng tin mà việc thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm
1945 ở Hà Nội đấy, bà có được nghe khơng?
95 á?
Năm 1945 ở Hà Nội đấy, lúc mình thành lập Chính phủ lâm thời đấy, sau khi giành chính
quyền 19 tháng 8 đấy?
Khơng biết gì nhưng mà cái hồi đấy bây giờ tôi chỉ nhớ rằng là cái này các ông ấy làm ra như
thế thơi chứ chẳng qua rằng thì vẫn là mình thơi chứ là ai đâu mà (cười).

17


File #: 174

Cái lúc mà mình ký với Pháp cái Hiệp ước sơ bộ mùng 6 tháng 3 năm 46 đấy bà, thì ở chỗ
địa phương mình có phản ứng gì khơng?
Khơng, lúc bấy giờ tơi ở nhà chứ.
Vâng, thì ở địa phương mình có phản ứng gì khơng?
Cũng chả nhớ, những cái đấy không để ý lắm đâu anh ạ.
Cái năm 46 khi mà xảy ra toàn quốc kháng chiến đấy bà, thì có người tản cư từ Hà Nội với
Hải Phịng lên mình khơng?

46 chưa có mấy đâu, có những người nào người ta, gia đình người ta khá giả mà người ta
năng bn bán thì người ta ra thơi chứ, chứ khơng có mấy đâu. 47, 48, 49 thì mới nhiều
người nhảy vào.
Nhưng 49 thì Pháp nó chiếm rồi cơ mà?
Vâng, thì thế mới nhảy vào.
À nhảy vào thành, vào Hà Nội đấy?
Ừ nhảy vào thành.
Nhưng cháu đang hỏi là cái người mà tản cư lên trên mình đấy, lên trên chỗ xã bà đấy, ở Hà
Nội với Hải Phịng đấy, người ta có lên khơng?
Khơng, chỗ tơi có mấy người tản cư khơng kể ấy đâu, cũng ít lắm, xã tơi đi là chính thơi chứ,
cách con sơng.
À ở mình cái lúc đấy, cái năm sau khi mình giành chính quyền đấy bà, thì mình tổ chức cái
Bình dân học vụ như thế nào?
Ối giời ơi, ở chỗ nào cũng có Bình dân học vụ, nhất là tơi thì lại là người đầu tiên mà cứ lớp
ở đâu có là tơi đi học.
Bà đi học hay đi dạy?
Để học chữ, kể cả tơi xuống Thổ Hồng ấy mà, người ta dạy tư, dạy các em nó như thế này
đấy, mới vào nói khó với anh ấy rằng thì anh cho tơi học với, thế nhưng mà ông có học được
đầy lớp đâu, học được vài tháng hay là bao nhiêu ngày đấy thì địch nó lại đuổi rồi, nhưng tơi
là cái người ham học nhất.
Bình dân học vụ lúc đấy người ta học cái thời gian nào trong ngày bà, buổi sáng hay buổi
trưa hay buổi tối?
Úi giời ơi học suốt đấy mà, chỗ thì buổi sáng, chỗ thì buổi trưa, chỗ thì tối, gớm nhưng mà cứ
đi đùn đẩy vận động người đi học cũng khó lắm đấy chứ anh có phải dễ đâu.
À lúc đấy bà làm bên Phụ nữ mình phải đi vận động đấy nhỉ?
Vâng, thì cũng vận động.
Khó như thế nào ạ?
(cười). Người ta không đi, bảo tôi nhớn thế này tơi cịn học gì nữa, để những người bé học
chứ tôi nhớn thế này, già rồi không học được nữa (cười). Người ta tìm cách từ chối, tơi cịn đi
kiếm ăn (cười), nhiều lý do lắm anh ạ.

Cái lứa tuổi cao nhất lúc đấy mà còn đi học là khoảng bao nhiêu bà?

18


File #: 174
Ít lắm, đếm đầu ngón tay đấy thơi, nó chỉ cái hạng mà chỉ từ khoảng độ 30 tuổi trở xuống đấy
thì cịn đi đơng, cịn đi ít.
Có ai mà các bà đến vận động mãi mà vẫn khơng chịu đi khơng?
Khối, có đi đâu.
Nhưng cái hình thức vận động của mình lúc đấy thế nào ạ?
Đấy, thì cứ vào nhà rồi nói.
Đến từng nhà một á?
Đến từng nhà chứ anh bảo rồi ngồi nói chuyện đơng đơng, đi họp thì cũng nói, thì đến từng
nhà một nói, từ xưa đến nay mình khơng được đi học thì dốt nát các thứ, bây giờ thì phải đi
học về lấy có cái chữ ký thơi, bây giờ bà muốn đi ra ngân hàng bà gửi tiền ngân hàng bà cũng
phải có chữ ký (cười), cứ phải nói như thế chứ.
Lúc đấy mình có lập những cái cổng mù khơng bà?
Vâng, thế xong thì có bà bà ấy bảo ối giời ơi các bà chứ còn, các chị chứ còn chúng tơi bây
giờ thì sắp chết đến nơi rồi cịn học với hành gì (cười). Nhiều lý do lắm, bà thì con mọn, bà
thì bận đi làm đi ăn các thứ, vận động hơi, hơi khó đấy. Nhưng mà ở thôn tôi họ cũng vận
động được nhiều lắm, vận động đi học mấy lớp đấy.
Có bà nào vừa bế con vừa đi học khơng ạ?
Hả?
Có bà nào vừa bế con vừa đi học khơng ạ?
Ít lắm, khơng có. Chắc đâu cũng có thể có đấy nhưng mà tơi chưa gặp.
Cái lúc đấy giấy bút, sách vở các thứ, dầu đèn các thứ mình có phải sắm cho người ta khơng
hay của người ta?
Của ai người ấy sắm chứ làm gì có mà ủng hộ, quỹ cung làm gì có đâu mà ủng hộ, cứ chả có
gì đâu anh ạ, khơng có cái gì sất, đấy, khơng có cái gì.

Thế những người mà học giỏi mình có hình thức khen thưởng gì khơng ạ?
Chắc cũng biểu dương biểu diếc thơi chứ, khen thưởng cũng chả có cái gì mà khen.
Cháu thấy bảo là lập những cái cổng mù đúng không ạ?
Hả?
Lập những cái cổng mù đấy?
Cổng gì?
Cổng mù chữ đấy?
Khơng.
Tức là lập ở chợ những cái cổng mù đấy?
Không biết, tôi khơng biết những cái ấy đâu.
Lúc đấy Bình dân học vụ như thế thì sau đấy có phải thi khơng ạ?
Khơng, thi gì đâu mà, Bình dân học vụ khơng có thi thót thì đâu.

19


File #: 174
Lúc đấy có trường lớp để học khơng bà?
Có thì có trường đấy, có trường thì vận động gia đình hoặc là có một cái nhà nào người ta
rộng rãi thì để cho họ đi cho nó gần đấy thì vận động họ, nhất là người Hoa, đến tận nhà họ
mà vận động nó cũng khơng thèm.
À chỗ bà có cả người Hoa kia à?
Nhiều, bên cạnh tơi này một nhà nó cũng to, nhưng mà phải đến hơn bốn chục người Hoa ở
đấy, mà ở đấy nó bẩn thỉu các thứ lắm, làm sao mà họ ở bẩn thỉu nó quen đi, tất cả các cái thứ
là nó cứ trùm vào thế này này, trơng nhà nọ cứ chất đống, thì tồn là quần áo với những cái
khỉ gì chứ có cái gì đâu.
Người ta có chống đối gì mình khơng ạ, người Hoa đấy?
Chưa, chưa thấy, chống đối ra mặt thì, thì ở chỗ khác thơi chứ chỗ tôi không thấy, thế nhưng
mà được cái rằng thì cái hợp tác xã nó đến nó lấy thì nó cũng giải phóng cho cái chỗ đấy
nhiều.

Thế sau họ đi đâu ạ?
Cho đi, cho đi chỗ khác thì nó cũng còn rộng rãi hơn, đi là đi cắt lẻ ra, cắt lẻ ra.
Tức là cái người Hoa đấy là họ cũng định cư lâu đời ở chỗ đấy rồi à bà?
Lâu lắm rồi, anh bảo thậm chí có cái nhà như ở, ở cái chỗ gì nhỉ, ở cái chỗ gì mà Hàng Hịm
thơng ra anh có biết khơng, Lương Văn Can mà người ta ở một cái cổng, một cái gác cổng
thơi chứ cịn cổng dưới là người ta đi, thế mà vợ chồng cũng đẻ ba, bốn đứa con, thế mà chỉ
làm cái nghề là tráng bánh đa rồi thì thái thành bánh bán đấy, để kiếm sống đấy thơi.
À cái lúc học Bình dân học vụ xong như thế thì cái lúc Tổng tuyển cử người dân mình đã biết
đọc biết viết để đi bầu chưa bà?
Ừ, cũng có người biết rồi, nhưng cũng có người vẫn, có người phải viết hộ, tơi cũng làm bầu
cử nhiều nhưng vẫn có người phải viết hộ.
Lúc đấy bà làm bầu cử, bà làm cơng việc gì đấy ạ, cái Tổng tuyển cử đấy?
Ối giời ơi, trước hết thì phải xem rằng cái hơm ấy tiêu chuẩn có những gì, thế rồi thì bầu
những ai, dự kiến của mình bầu những ai, rồi thì mời những ai người ta vào cái ban đấy, tiêu
chuẩn có những gì rồi mà ấy. Thế cịn trang trí, trang trí gọi những anh nào, mời những anh
nào mà nó có khả năng thì trang trí các thứ cho, thế phân cơng những người nào làm được
việc gì mà thích hợp thì phân cơng, thế thôi.
Đấy là cái lúc Tổng tuyển cử đấy à bà?
Hả?
Đấy là cái lúc Tổng tuyển cử đấy hả? Bà có đi bỏ phiếu khơng?
Có chứ, mình phải đi bỏ phiếu chứ, rồi thì bí mật rồi thì chỗ viết hộ viết hung các thứ, cũng
lắm chuyện lắm đấy anh ạ thì nhiều lắm.
Cái lúc đấy phiếu in hay là phiếu viết tay bà?
Thường là in, in sẵn.
Lúc đấy ở xã mình có ai ứng cử Quốc hội khơng?
Khơng, bấy giờ tơi làm bầu cử thì tơi lại khơng ở xã mà tôi lại ở Hà Nội.

20



File #: 174
À sao bà lại xuống Hà Nội lúc đấy à?
Hả?
Lúc đấy bà lại xuống Hà Nội làm à?
Vâng, tôi năm 60 tôi ra Hà Nội.
Không, cháu đang hỏi cái Tổng tuyển cử năm 46 đấy, bầu Quốc hội lần đầu tiên đấy?
Năm 46 á?
Vâng, ngày mùng 6 tháng giêng năm 46 đấy? Sau cái lúc mình vừa mới giành chính quyền
xong năm 45 đấy, mình tổ chức cái Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đấy bà?
Tôi không nhớ được, lâu ngày q khơng nhớ được.
Ở mình đây có nhận nuôi thương binh không bà nhỉ, ở địa phương mình đấy?
Ni thương binh á, ở chỗ tơi thì trước đây cũng có đấy, nhưng mà ít thơi, thì mang về nhà
ni hoặc là cũng có người thì tương trợ.
Lúc đấy mình có vận động phụ nữ lấy thương binh khơng bà?
Khơng, chỗ tơi thì hình như cái đó khơng làm, với lại ít lắm, chỉ có một thời gian rất ngắn
thơi, chứ cịn thì ít.
Trong thời gian kháng chiến thế thì có cán bộ Trung ương đến thăm địa phương mình khơng
bà?
Úi, các ơng ấy xuống thường xun đấy chứ, các ông ấy chỉ đạo các ông ấy phải xuống
thường xuyên đấy chứ.
Bà có thấy có cố vấn Trung Quốc sang mình khơng?
Ai?
Cố vấn Trung Quốc đấy bà?
Khơng, khơng thấy.
Thế trong chiến dịch Điện Biên Phủ mình có đóng góp, địa phương mình đóng góp có nhiều
khơng bà?
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ thì tơi ở giao thơng đấy anh ạ, tơi ở giao thơng đấy thì là chở
võ khí cũng nhiều mà chở thuốc nổ cũng nhiều, đi, đi hàng đồn một đấy, nhưng mà đây về
sau thì không, không đi nữa mà sang Hà Nam, tôi chỉ đi một ít thơi, chỉ mấy tháng thơi là vì
cái, cái đường đấy nó khó đi thế nào đấy thì các ông cắt đi.

Lúc bà đi làm trong kháng chiến như thế là có lương khơng bà?
Một tháng đâu ơng ấy cho được mấy chục.
À tức là cũng vẫn có chứ gì ạ?
Có.
Nhưng có đủ sống khơng ạ?
Phần lớn là ăn của dân, phần lớn là ăn của dân chứ cịn thì đi đến đâu thì ăn đấy.
Thế bà là lấy ông năm 51?
Vâng.

21


File #: 174

Ơng có cơng tác cùng với bà khơng?
Khơng, ông ấy ở huyện khác, còn tôi ở huyện khác, ông ấy ở Văn Giang mà tôi ở huyện này,
tôi Yên Mỹ, thế cũng do cái dắc rủ mà Văn Giang nó mất đất, thì ơng này xuống đấy rồi thì
nhảy về Văn Giang, thế rồi qua chỗ đấy, thì tôi là cái người mà phục vụ cho các ông ấy, cả
huyện này lẫn huyện kia, thế rồi cái ông Bí thư huyện tơi ơng ấy làm mối đấy chứ, chứ khơng
thì cũng chả biết nhau.
Một cái trải nghiệm mà bà thấy thú vị và hấp dẫn nhất trong cái thời gian kháng chiến chống
Pháp đấy là cái gì bà?
Anh nói lại.
Một cái trải nghiệm mà bà thấy thú vị và hấp dẫn nhất để mà nhìn lại cái thời gian kháng
chiến chống Pháp đấy của bà là cái gì?
Tơi làm giao thơng là tơi thích nhất đấy anh ạ, mà tôi phải bỏ giao thông là tôi tiếc lắm, tơi
ngay cái thời kỳ đấy là vì sao các đồng chí lại cứ phân cơng tơi thế chứ, tơi khơng muốn đi
mà các đồng chí cũng cứ gị ép tơi phải đi.
Làm giao thông vất vả thế mà bà lại cứ thích à?
Là vì thực ra phải nói rằng hình như nó cũng, cũng là cái có năng khiếu hay là thế nào, hay là

tơi ít chữ mà thơi thì cứ làm những cái cơng việc cụ thể thì mình dễ làm hơn anh ạ, thế, thế
thì thích thơi. Úi giời ơi anh ơi, nó cũng nhiều mánh khóe lắm đấy chứ, cũng học hỏi của
quần chúng nhiều chứ, đi một cái thơ bé như thế này, trước thì cịn gài vào nón, nhưng về sau
thì thắt bằng cái, buộc nó bằng cái lá chuối khơ đấy, xong anh có biết cái quang không, quang
người ta đi chợ, quang người ta đi chợ khi người ta khơng đi nữa thì người ta vắt cái quang
đấy vào, thế thì nó có cái rảnh đấy, mình cho cái thơ vào đấy khơng ai để ý.
Có lần nào mà bà bị địch nó khám xét không?
Chúng tôi qua rất nhiều không trường hợp nào bị bắt, không trường hợp nào bị bắt, giao
thông tơi đi nhiều chứ cịn tơi khơng đi mấy.
Bà có hay kể những câu chuyện thời kháng chiến chống Pháp này cho con cháu mình nghe
khơng?
Bây giờ ấy à, bây giờ đâu chúng nó muốn nghe.
Sao lại khơng muốn nghe ạ?
(cười). Bây giờ nó thích nghe, thích nghe đồ chơi với thời ấy nhiều hơn là nó nghe những cái
chuyện chống Pháp. Nhưng mà tôi vẫn thấy, tôi vẫn thấy, tôi nhớ lắm, tôi nhớ như in đấy,
nhất là vấn đề giao thơng tơi thích nhất mà tơi phải đi thì tơi khổ nhất, cái lúc tơi phải đi là tơi
chán lắm đấy, thế nhưng mà ở giao thơng thì tơi thích nhất.
Thế là bà nghỉ hưu là năm nào?
Tơi nghỉ hưu năm 80.
Thế bà về hưu là từ đâu bà về?
Về hưu từ năm 80.
Vâng, nhưng từ cơ quan nào ạ?
Ủy ban của quận Hoàn Kiếm, lúc bấy giờ tơi về quận Hồn Kiếm thì đầu tiên tơi về đấy thì là
tơi làm cán bộ của Thủ cơng nghiệp, thế thì các anh mới phân cơng tơi sang phụ trách các cái

22


File #: 174
tổ đan len, thế qua xong cái tổ đan len thì, qua xong cái tổ đan len thì các đồng chí phân cơng

tơi đi tổ chức các cái hợp tác xã thì như thế là ở đây mấy cán bộ xuống tổ chức cái hợp tác xã,
thế thì tổ chức thành các cái hợp tác xã. Thế sau đó thì các anh ấy mới cho sang làm phái viên
của Ủy ban phụ trách 27 khối (cười), nó có từng khối một, anh biết phố một nó là khối đấy,
thế thì có chủ trương gì thì xuống báo cáo, thế, thế mới đi xuống phố thì thường là đi, thường
là đi vào buổi trưa, buổi tối, mà tơi thì con mọn mà anh thấy đi buổi trưa buổi tối là khó lắm
chứ, thế mà tơi phải đi đấy.
Thơi được rồi hơm nay có khi hỏi chuyện bà như thế thôi, rất là cám ơn bà.
Dạ, không dám.
(Hết băng ghi âm ngày 26 tháng 12 năm 2009)

23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×