Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

159

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.68 KB, 41 trang )

File #: 159
159
Sinh năm 1923 tại xã Quảng Phương– huyện Quảng Trạch – tỉnh Quảng Bình
Chức vụ trong kháng chiến chống Pháp: Chủ tịch xã Quảng Phương sau cách mạng
tháng Tám 1945; Phụ trách Mặt trận Việt Minh huyện Quảng Trạch (1947 – 1948);
Thường vụ Huyện ủy huyện Quảng Trạch 1948; Phó bí thư Huyện ủy huyện Quảng
Trạch 1949; Phó Chủ tịch UBKCHC huyện Quảng Trạch 1950; Chủ tịch UBKCHC
huyện Quảng Trạch 1951; Công tác ở Ủy ban KCHC tỉnh Quảng Bình 1952; Cơng tác ở
Văn phịng tỉnh ủy Quảng Bình từ năm 1953. Huân chương kháng chiến chống Pháp
hạng nhì, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Hữu nghị Việt
Nam – Campuchia, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng
Phỏng vấn ngày 07 tháng 12 năm 2009, tại phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình.
Người thực hiện phỏng vấn: Trương Công Huy – Trịnh Thị Lệ Hà.
[Ơng 159 cịn rất khỏe và trí nhớ tốt nhưng ơng bị lãng tai nặng, nghe rất khó khăn. Ơng sống
cùng với gia đình người con gái là giáo viên. Buổi phỏng vấn có anh Thí – con rể của ông
cùng ngồi tham gia. Theo quan sát cá nhân thì đời sống gia đình ơng cũng có vẻ khá giả. Ông
tiếp nhóm phỏng vấn với thái độ hết sức vui vẻ, nhiệt tình].
Dạ Hội cháu muốn ghi lại cái hồi ký của từng cá nhân đấy bác, trước hết thì cháu cũng xin
trình bày cho bác biết là, tụi cháu là ở bên cộng tác viên của Hội khoa học lịch sử Việt Nam,
bên Hội con đang làm cái đề tài?
Nói to to lên tơi khơng nghe thấy?
Hội khoa học lịch sử Việt Nam đấy bác, đang thực hiện cái đề tài về lịch sử bộ máy Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, giai đoạn 45 - 54.
Ngồi sang đây nói, tơi khơng nghe thấy.
Dạ Hội cháu là bên cộng tác viên của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, bên Hội đang tổ chức
cái đề tài về lịch sử bộ máy Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, giai đoạn 45 - 54.
Nói to, to một tý.
Dạ, bên Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đấy bác, đang thực hiện cái đề tài về bộ máy Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nên là tụi cháu là được...?
Viết, viết ra cái giấy chứ không nghe được mô, viết ra cái giấy mới nghe được, viết ra cái


giấy. Nói to tí, nói to to một tí. Viết cái giấy ra.
Dạ để cháu cố gắng nói to cho bác nghe chứ viết giấy thì làm sao lại ghi được. Dạ không đây
mấy câu hỏi thôi bác ạ. Dạ, ở Hội Khoa học lịch sử Việt Nam ở ngoài Hà Nội đấy, đang làm
cái đề tài về bộ máy Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho nên là đi tìm về các bác làm
cái thời mà 45 - 54 đấy, sau Cách mạng tháng Tám. Đây là tụi cháu đang làm cho Hội Khoa
học lịch sử Việt Nam bác ạ, dạ Hội Khoa học lịch sử Việt Nam?
Có giấy giới thiệu hay chi khơng, xem qua một tý, ở Tạp chí Xưa Nay.
Con tên là Hà ạ, đây là người chỉ đạo ạ?
Bây giờ định nói cái chi đây.

1


File #: 159
Dạ để cháu hỏi bác, dạ bác là 159 phải không ạ, dạ bác sinh năm mấy ạ?
1923.
Quê mình ở đâu hả bác?
Ở Quảng Trạch, huyện Quảng Trạch.
Quảng Phương à bác?
Quảng Trạch, huyện Quảng Trạch thôi. Huyện nhưng mà xã Quảng Phương. Quảng Trạch,
Quảng Bình.
Dạ bác có thể kể cho tụi con nghe qua về cái quá trình hoạt động của bác như thế nào, các
giai đoạn?
Tôi tham gia, tham gia cách mạng từ tháng giêng năm 45, thì mình là cán bộ tiền khởi nghĩa,
trước thì là làm phụ trách Thanh niên huyện, đến Cách mạng tháng Tám đấy là làm Chủ tịch
xã, năm 48 là Thường vụ Huyện ủy, năm 49 là Phó Chủ tịch huyện, năm 50 là Phó Bí thư
Huyện ủy, 51 là Bí thư Huyện ủy, 52 là lên tỉnh, Tỉnh ủy viên Ủy ban tỉnh, còn từ năm 53 là
qua làm văn phòng Tỉnh ủy, tại văn phòng Tỉnh ủy rồi làm mãi văn phịng của tỉnh đấy thì vơ
Bình Trị Thiên cũng là văn phòng Tỉnh ủy, rồi năm 82 là đi Campuchia cũng làm văn phịng,
Phó văn phịng của ban lãnh đạo Triết Giang Campuchia, rồi năm 92 là về hưu.

Bác cho con hỏi là trước, trước đây là bác sinh ngay tại làng ở Quảng Trạch luôn hay sao ạ?
Hả?
Bác sinh tại làng Quảng Trạch luôn hay là sinh ở đâu ạ?
À, Quảng Trạch.
Ở xã nào ạ?
Xã Quảng Phương, Xã Quảng Phương.
Có làng gì khơng bác?
Hả?
Làng đấy có làng gì khơng ạ?
Sinh ở xã Quảng Phương là làng, là làng Pháp Kệ.
Hồi xưa ông bà sinh ra bác là làm nghề gì ạ?
À trước là ơng ấy là cơng chức, ông mất lâu rồi, mất từ năm 32 cơ, bà mẹ tôi ở nhà làm
ruộng.
Thế hồi nhỏ là bác học ở đâu ạ?
Hả?
Hồi nhỏ bác đi học ở đâu?
À, học ở Quảng Trạch luôn.
Ở Quảng Trạch ạ, ở trường nào ạ?
Lớn lên học ở trên trường huyện đó, lớn lên theo học ở Huế.
Bác học ở Quảng Trạch từ năm nào đến năm nào?

2


File #: 159
Từ năm 32 cho đến năm 36 học ở Quảng Trạch, rồi năm 37 là đi vô Huế học, học hết trung
học phổ thông là tham gia cách mạng luôn đấy.
Học tại Huế đến năm mấy ạ?
Ở Huế là năm 36 đến năm 42, năm 42 tôi đi dạy học, ra làm giáo viên.
Ra làm giáo viên ạ. Thế bác bắt đầu hoạt động cách mạng từ khi nào ạ?

Bắt đầu là giác ngộ Việt Mình là tháng giêng năm 45 đấy.
Tháng giêng năm 45 ạ. Thế ai vận động bác đi làm cách mạng ạ?
Hả?
Hồi đó là ai vận động bác đi làm cách mạng, hay là bác tự biết ạ?
Có cái đồng chí là Bí thư Huyện ủy của Quảng Trạch.
Hồi đó là ai giới thiệu bác đi, bác có nhớ tên chi khơng?
Ngơ Quốc Sử.
Ngơ Quốc Sử, thế người đó đến vận động bác như thế nào ạ?
À ông ấy bây giờ mất rồi, sau chuyển sang ông ấy làm Trưởng ty thuế của Quảng Hưng.
Nhưng ý con hỏi là người đó đi vận động bác như thế nào?
Hả?
Cái người đó đến vận động bác như thế nào để bác đi theo cách mạng ạ?
Vì tơi dạy học đấy, ơng có con học với tơi, rồi thì ơng ấy đến chơi, ơng tun truyền thế thơi.
Ơng tun truyền sao ạ, ơng nói cái gì?
Tun truyền nói về cái phong trào Việt Minh thời kỳ đó, ở mình đây này, vì có học thành ra
đọc cái chữ này rồi, biết rồi thì ơng cũng biết rồi, ông cũng chỉ nói qua cái phong trào Việt
Minh, từ năm 41 lập Việt Minh, rồi là cái khi về lập ở huyện như thế nào, thế ông vận động,
hỏi có vơ khơng, vơ thì sẵn sàng vơ thơi, vơ Việt Minh thế thơi, đơn giản.
Khi đi vận động đó thì chỉ có ơng đó đi hay là cịn có ai đi theo không ạ?
Hả?
Thế khi đi vận động bác vào hoạt động cách mạng thì ngồi ơng đó ra cịn có ơng nào đi vận
động cùng nữa khơng ạ?
Khơng, chỉ ơng đấy là chính, cịn trong đó là có cái chi bộ đó, hồi đó ra cái chi bộ đó họ cũng
nhất trí rồi đấy.
Ơng có nhớ tên những cái người đó khơng ạ?
À có chứ, ơng chủ Triệu ở đây, làm việc thường thơi.
Thế bây giờ họ cịn sống nữa khơng ạ?
Hả?
Thế bây giờ họ cịn sống nữa khơng ạ?
Cũng nhiều người chết rồi, chỉ cịn hai ba ông, ông Triệu còn sống, ông Triệu, bây giờ ông

cũng là cán bộ lão thành cách mạng.

3


File #: 159

Thế bây giờ ơng đó ở đâu ơng?
Ơng ấy ở Quảng Trạch.
Ơng Triệu cịn ơng nào nữa?
Ơng Triệu này, xong đến ông Lâm, ông Ngô Đăng Lâm là cũng người một làng với thằng
Triệu đấy, ông đấy mất rồi, ơng đó cũng cán bộ lão thành.
Vậy hồi trước ở cái chỗ làng bác đó là ai làm lý trưởng, ai làm chánh tổng bác có nhớ khơng
ạ?
Hả?
Hồi trước là bác có nhớ là trước Cách mạng tháng Tám ai làm lý trưởng?
Lý trưởng ở làng tôi á, làng tôi là ông Phan Năng.
Phan Năng ạ. Thế bác cho con hỏi là, thế hồi đó lý trưởng hoạt động như thế nào ạ, trước
Cách mạng tháng Tám đấy?
Làng tôi là vì có cái phong trào rồi, thì lý trưởng thời đó thì tơi biết đấy, thì cũng theo Việt
Minh thôi, chịu ảnh hưởng của Việt Minh cho nên là cũng khơng có cái hoạt động chi, nó
khác thì mình nói chi thì họ nghe đấy thơi, tới khi cướp chính quyền thì người ta chỉ đưa triện
với đưa tài liệu, rồi lại nộp cho Việt Minh thôi, chứ không có chuyện chi cả, người ta khơng
có phản đối, người ta khơng có chống đối, đơn giản thơi.
Thế cái khi cướp chính quyền là bác có tham gia khơng ạ?
Hả?
Khi cướp chính quyền là bác có tham gia khơng ạ?
Tơi có, tơi là Chủ tịch lúc đó ln, tham gia cướp chính quyền rồi thì làm Chủ tịch cái xã đấy
ln.
Hồi đó tham gia thì bác với tư cách là người chỉ huy, hay là cái khi tham gia Cách mạng

tháng Tám, khi tham gia cướp chính quyền đấy là bác là người chỉ huy hay là bác chỉ là
người tham gia thôi ạ?
À lúc đấy, lúc đấy là tham gia thơi, thì vận động người ta, tổ chức Ủy ban này, họ vô Ủy ban
này, tổ chức Mặt trận Việt Minh này, rồi thì người ta làm cán bộ Mặt trận Việt Minh, toàn là
người anh em trong làng đây thơi, bà con mình rồi thì trong xóm trong làng đó sắp xếp vơ,
ơng thì vơ Ủy ban làm qn sự, ơng thì làm văn hóa xã hội, thì người ta theo cả đấy thơi.
Bác có thể kể rõ cho tụi con biết là cái hoạt động cướp chính quyền năm 45 rõ hơn được
khơng ạ?
Hả?
Bác có thể kể rõ cho tụi con nghe được cái quá trình cướp chính quyền vào tháng Tám năm
45 đấy?
Cướp chính quyền ở q đây này, cũng đơn giản thơi, bởi vì tại Quảng Bình đấy là chuẩn bị
cướp chính quyền khoảng 15 ngày thơi, cả tỉnh Quảng Bình đấy, chứ khơng phải lâu dài chi.
Thế cịn ở xã mình thì sao ạ?

4


File #: 159
Ở xã cũng thế, xã lại cịn ít hơn nữa, bởi vì từ trên tỉnh về huyện, huyện lại về xã, xã thì độ
vài ba hơm thơi, thế hơm đấy thì nói, ngày hơm 23 là đi cướp chính quyền huyện, thì về thì
mình kêu gọi nhân dân tham gia, thì người ta cũng kéo nhau đi cả đó thơi.
Thế thì mình kêu gọi sao để cho dân họ theo ạ?
Hả?
Mình kêu gọi như thế nào để cho dân nó theo?
Kêu gọi thì nói là, bây giờ phong trào cách mạng lên rồi, Nhật đã đầu hàng rồi, chính phủ
Trần Trọng Kim thì khơng hoạt động được nữa rồi, bây giờ thì chỉ có Việt Minh thơi, thế
người ta nghe là thế thơi, trong này hắn khơng có cái chống đối chi, thành ra khơng có cái
phức tạp, ở Quảng Bình đây này, trong một ngày thì là cướp chính quyền tồn tỉnh xong thơi.
Thế cái khi mà mình cướp chính quyền như vậy thì Nhật ở chỗ xã mình cịn nhiều khơng ạ?

Hả?
Cái khi mình cướp chính quyền thì tại xã mình cịn có qn Nhật khơng hay qn Pháp nữa
khơng ạ?
Cả Quảng Bình này chỉ có một trung đội Nhật thôi, chứ không phải xã nữa, cả tỉnh đấy, ở đây
Đồng Hới đây này, chỉ có một trung đội thôi, khi mà mùng 9 tháng 3 thì hắn chỉ một trung
đội, hắn bắt từng cơng sở của tỉnh đây, cũng một trung đội đấy thôi, không có đơng đâu, rồi
sau đó là khi hắn, hắn đảo chính xong rồi đấy, thì hắn có một tiểu đội ra cái chỗ Ba Đồn đó,
Quảng Trạch đó, từng đấy thơi, thì hắn đóng cả bên lính của mình rồi, của chính phủ Trần
Trọng Kim rồi, thì hắn khơng có nhiều, chỉ có qn đội hắn thơi, đi qua đi lại, từ Bắc vơ
Nam, hay từ Nam ra, hắn có ghé đó, có nghỉ lại buổi trưa hay nghỉ lại buổi tối thì thế thơi,
chứ cịn ở tại chỗ đó thì khơng có, khơng có Nhật.
Thế cái khi mà mình vận động cho dân tham gia Cách mạng tháng Tám đấy thì mình có
chuẩn bị gì khơng ạ, về vũ khí, về băng rơn, biểu ngữ gì?
Có chứ, chuẩn bị thì đấy, thợ rèn đúc mấy cái mã tấu, mấy cái kiếm thế thơi, chứ súng ống,
đạn khơng có, khơng có súng có đạn chi.
Khi đồn đi biểu tình vậy thì cái đồn bác đi đó thì có đơng khơng ạ?
Hả?
Cái đồn đi biểu tình để cướp chính quyền, để giành chính quyền có đơng khơng ạ?
Đi cả làng, thời đấy là kéo nhau đi cả làng, chỉ trừ nữ thì ít, lúc đầu thì ít chỉ nam giới thơi,
thế cịn nữ thì, thì chưa phải làm chi, thế kéo nhau về huyện, từ làng tơi về huyện có ba cây số
thơi mà, đi xuống huyện thì cũng tham gia đến trưa thì về, thế tơi là về họp xã, xã lại bầu Ủy
ban của xã, thì xuống huyện đã lập cái Ủy ban của huyện rồi, thì tối về là họp dân làng lại là
lập cái Ủy ban xã thơi, Ủy ban xã của mình thơi.
Là cái tối sau khi giành chính quyền phải khơng ạ?
Ai?
Là cái Ủy ban của xã đấy, là thành lập cái tối mà mình giành chính quyền được à?
Ừ, cướp chính quyền mình về mình lập đấy, chứ khơng phải lập trước, khi mà coi như chính
quyền về tay nhân dân rồi đấy, thì nhân dân mới bầu, bầu cái Ủy ban mới, Ủy ban cũng phải
mới, thế cịn lý trưởng thì người ta lại nộp đồng triện lại cho mình thơi, thế thơi.


5


File #: 159
Thế cái khi mà mình giành chính quyền xong rồi mình có tiếp thu được cái gì của bên chỗ
chính quyền cũ khơng ạ?
Chính quyền trước đấy, ở đây ở xã chỉ có ba cái sổ, sổ sách ruộng đất đấy, chứ cịn khơng có
chi hết.
Khơng có các thiết bị máy móc gì cả?
Khơng, khơng có thơng chi, chỉ thị cho dưới này hết, ngày xưa ở làng là có cái chỉ thị, thơng
tri của huyện về, thì ông lý trưởng đấy, ông phải nói với thôn, thế để lo cho dân làng thơi, chứ
khơng có giấy tờ, cái đấy khơng có chi hết, chỉ có chủ yếu là cái sổ bộ, sổ điển thổ của làng,
chỉ thế thơi, thì họ đặt lại thơi, thế cịn cái đồ mà cũng thành hồng, cúng thần cúng thành
hồng thì họ cũng giao lại cho cái Ủy ban mới thôi, chứ khơng có chi nữa.
Thế trước đó, trước khi mà Tổng khởi nghĩa đấy thì bác có nghe gì đến cái tin mà cái sự kiện
Nhật đảo chính khơng ạ, trước khi mình làm Tổng khởi nghĩa đấy?
Đảo chính là trước mùng 9 tháng 3 cơ.
Vâng đúng rồi?
Bên này cướp chính quyền là 23 tháng 8.
Tức là ý con hỏi là trước khi mình giành chính quyền đấy, trước khi mình giành chính quyền
thì bác có nghe đến cái sự kiện đó khơng ạ?
Nghe chi?
Sự kiện đảo chính đấy ngày mùng 9 tháng 3 đấy?
À, nghe trước khi đấy, là trước khi đảo chính là biết rồi, có báo chí đấy chứ, đọc báo rồi.
Có báo hả bác?
À có chứ?
Báo từ đâu mà có ạ?
Báo lúc đấy là ngay ở mình đây là cái tờ báo, không phải là báo cách mạng, là cái báo bình
thường thơi, cái tờ Đơng Pháp này, thế cũng đăng là cái Nhật đảo chính là đăng thơi, mấy tờ
của chính quyền Pháp, à chính quyền cũ á, cái lúc đấy ở Quảng Bình cũng khơng có báo cách

mạng, có tờ Giải phóng, thỉnh thoảng mới được một tờ, tờ Giải phóng của lao động Việt Nam
đấy, thì lâu,lâu mua ngồi Hà Nội mua được vài tờ, chứ khơng có cái cơng khai vào đây.
Thế cái khi mà đảo chính vậy bác thấy là cái việc Nhật đảo chính Pháp nó diễn ra như thế
nào, tại địa phương có xảy ra khơng ạ?
Đảo chính Pháp thì một đêm chứ mấy mà, một đêm thì một cái trung đội Nhật nó đóng ở đây,
ở Đồng Hới đây, thế hắn từ trên ga xuống, xuống thì vây tịa sứ, thì bọ bắt thằng cha sứ, mà
trước tỉnh chỉ có năm, bảy thằng Tây thơi, thế cịn ở ngồi sân bay, hay là cịn một tiểu đội
Pháp thì ngay bên trong này nổ súng thì bọn ngồi đó hắn chạy rồi, hắn chạy lên trên tróc đấy
là ra ngồi Bố Trạch đấy, thì là vào bốn ngày sau thì Nhật nó đến bắt được về thơi, thì lính thì
khơng đánh nhau, lính của thằng Kim khơng bắn lại bọn Nhật, à 19 tháng 3 là chưa có Trần
Trọng Kim, đến tháng 5 mới thành lập chính phủ Trần Trọng Kim, thế lúc đấy chỉ có Bảo Đại
thơi.
Thế cái khi mà, quay trở lại cái khi mà bác, ở xã mình giành được chính quyền rồi đấy, bác
tổ chức cái thành lập thì bác tham gia cái chính quyền như thế nào ạ?

6


File #: 159
À thì tơi lập Ủy ban thì bầu tơi làm Chủ tịch, thế cịn làm Chủ tịch thơi chứ cịn tham gia chi
nữa.
Rồi cịn ngồi bác là Chủ tịch ra cịn có thành viên nào nữa khơng ạ?
À, một ơng là làm Phó Chủ tịch kiêm phụ trách qn sự này.
Tên gì ạ?
Ơng là ơng Thành, chết rồi.
Bác có nhớ đầy đủ họ tên khơng ạ?
Hả?
Bác có nhớ đầy đủ họ không ạ?
Là ông Nguyễn Thành, ông Nguyễn Thành, ơng ấy đời khố xanh cũ, vì ơng ấy là biết quân sự
cho nên là cử ông ấy làm Ủy viên qn sự, với có một cái ơng nữa, là làm ở tịa án, tư pháp,

có một cái ơng giáo viên thì làm giáo dục.
Thế cái ơng làm tư pháp tên gì ạ?
Tư pháp ơng Trần Đình Kiều.
Trần Đình Kiều à, ơng đó cịn sống nữa khơng ạ?
Chết rồi.
Thế ông làm giáo dục tên gì ạ?
Giáo dục là Phan Xn Thủ.
Phan Xn Thủ, ơng đó cịn sống nữa khơng ạ?
Cũng chết rồi, ông em tôi.
Thế ông Phan Xuân Thủ làm cái phụ trách giáo dục là làm những cái việc gì ạ?
Sau khi là cùng lúc đó ơng đi dạy rồi, sau này ơng ấy làm trưởng phịng tổ chức của Sở Giáo
dục của Ty Giáo dục Quảng Bình, rồi vô làm trưởng ban tổ chức Sở Giáo dục Bình Trị Thiên.
Thế cái khi mà Ủy ban cách mạng địa phương thành lập, thì thành lập ở tại địa điểm nào ạ?
Thành lập ở đình làng.
Ở đình làng đây ạ?
Ở đình làng thơi, thời gian có, có đình, học hành chi cũng lên đình hết.
Cái làng đó tên gì ạ?
Pháp Kệ, làng Pháp Kệ, xã Quảng Phương.
Thế khi mà mình lập được chính quyền như vậy thì lý trưởng với chánh tổng phản ứng sao ạ?
Khơng có, chánh phó tổng chi lên đây là họ cũng nạp đồng triện cho mình thơi.
Họ khơng có phản ứng gì ạ?
Chứ họ khơng có phản ứng chi đâu, khơng có, nơi đây huyện Quảng Trạch đây khơng có chỗ
nào họ phản ứng hết, khơng có.
Thế cái khi mà mình thành lập cái chính quyền cách mạng xong rồi?

7


File #: 159
Hả?

Khi mình thành lập cái chính quyền cách mạng xong rồi, thì mình thường họp mình bàn
những cái việc gì ạ?
À, thì lúc đó là 6 điều của Chính phủ đề ra, lo chống giặc đói này, lo chống dốt này, mà lo
chuẩn bị mà lực lượng chiến tranh quân sự này, và lo nhất là lo giáo dục, Bình dân học vụ,
làm việc là đồn kết lương giáo, sáu cái mà chính phủ ngày mùng 5 tháng 9 là Chính phủ đề
ra 6 cái cái điều tối thiểu của Chính phủ cách mạng đó, thì ban hành xuống thì cứ thế mà làm
thơi.
Thế ở xã mình đó là làm 6 cái điều đó như thế nào bác có cịn nhớ khơng ạ?
Cái chi?
Tức là xã mình làm 6 cái điều đó như thế nào bác cịn nhớ khơng ạ?
À lúc đó là, phong trào mạnh nhất là Bình dân học vụ, tất cả các thơn đều là sử dụng cái anh
nào biết chữ, từng xóm, từng xóm một, trong cái xóm được vài ba người biết chữ thì giao cho
mấy ơng đó là tổ chức cái lớp học đó, thì học cả đêm thơi, cịn ban ngày thì họ đi sản xuất,
thế tối lại là mình học, học đêm độ tiếng đồng hồ, đêm nào cũng thế, tất cả, thì làng nào cũng
làm được hết.
Thế người tham gia học có đơng khơng ạ?
Đơng lắm, lúc đấy là cách mạng rồi thì, nói cách mạng nói chi là người ta nghe đấy thôi, mà
thứ hai đi học đấy, cả nam, cả nữ, nữ đi học cũng rất đông, thứ ba nữa là mình dùng cái cách
thế này, chợ búa, rồi cái cổng đi vào chợ là người ta có treo cái bảng, ai đi ngang phải đọc
được mấy cái chữ i tờ, hoặc là O, A gì đó, anh đọc không được họ không cho vô, họ làm thế
cũng sợ, thế rồi về rồi lại nhát đi học rồi về cũng lo đi, lúc đấy phong trào nó mạnh lắm.
Thế cái người đi học là chủ yếu là người trẻ, hay có cả người già nữa à?
Già thì ít thơi, trẻ, rồi trung niên thì có, cịn những người già thì cũng chưa vận động đến họ
đâu.
Thường thì một xã như vậy là có được mấy cái nơi để tổ chức lớp học Bình dân học vụ?
Một xóm là một lớp học.
Một xóm một lớp ạ?
Cứ một xóm là một lớp.
Mà như cái xã Quảng Phương của mình là có bao nhiêu ạ?
Nơi tơi là 4 xóm, một cái làng đấy là 4 xóm thì có 4 lớp, một lớp thì một đêm đấy là học có

hai, ba nhà, chứ không phải là một nhà.
Thường một lớp là bao nhiêu người ạ?
Một lớp độ chục, mười lăm người thơi, thì nhà cửa có đâu, ngồi ngồi đồng, trường lớp có, có
đâu, vào trong nhà thì là có bàn ghế chi, ngồi thì lấy cái địn, hoặc là lấy cái gì đó ngồi viết
thế thơi, chứ có trường học chi, có phải là quy mơ hiện đại gì đâu, đơn giản thơi.
Thế cái hồi đó là chủ yếu là ai đi dạy ạ?
Dạy thì tất cả anh nào mà biết chữ được đấy, là dạy.
Thế như bác đây có đi dạy không ạ?

8


File #: 159
Hả?
Như bác đây có đi dạy khơng ạ?
Thì tôi là làm Chủ tịch xã, thế là tôi lo cho cái việc khác, còn dạy là cử những cái anh ở trong
xóm đó người ta dạy, thì mình có huấn luyện cho họ một vài đêm thôi, dạy để cách học ra
sao, tôi là dạy hội giáo viên thôi, vì biết cái cách sư phạm rồi, thì giới thiệu họ cách dạy dỗ
sao.
Thế hồi đó bác giới thiệu sao ạ?
Hả?
Thế hồi đó bác giới thiệu với họ như thế nào để họ dạy được ạ?
Thời đó bắt đầu học i tờ, cắt cuộng lấy cái mo cau đấy, cắt từng miếng thế này này, rồi viết
vô, i, tờ, i, tờ i ti đó, rồi o, ơ, ơ. O thì như quả trứng gà, Ơ thì đội nón mà Ơ thì thêm râu, có
những câu ca dao đấy, thế khi về rồi, thì khi học chữ o, ơ ơ thì đọc cái câu ca dao đấy ra,
người ta nói O, thì O là trứng gà, Ơ thì phải độ cái nón trên ni, ở là có cái râu này, thế thì họ
cũng đọc cả câu ln thế, thì họ cũng có một cái miếng bảng con, họ coi vào cái miếng đấy
thì họ đọc, đọc thì là, nói họ cứ đọc thế rồi lấy tay mà vẽ theo cái chữ người ta viết đấy, thế
thơi.
Thế cái hồi đó khi học là bảng viết, dùng phấn viết, hay dùng cái gì viết ạ?

Hả?
Hồi đó học là dùng bảng gì hay là phấn hay là cái gì viết ạ?
Ơng thầy nào mà dạy cái lớp này thì ơng lo cái việc đó, ông hiểu phương pháp rồi thì về ông
ấy tự làm lấy chứ. Thứ hai nữa là vận động thanh niên lấy mo cau, cắt ra rồi viết trên đấy vài
chữ.
Thế có bút mực gì khơng ạ?
Hả?
Hồi xưa có bút mực gì để viết khơng, hay là viết bằng cái gì ạ?
Mài cái mực ra rồi lấy cái bút lông cũ đấy, bút chữ thầy nho ngày xưa viết thôi.
Thế chưa có cái bút mực, bút máy?
À bút mực đấy, chứ khơng có cái quy mơ gì đâu. Cịn học thì chưa có sách có vở chi, khơng
có giấy có tờ chi, học mấy cái mo cau đây đã, khi bắt đầu thuộc mấy cái chữ cái rồi, nguyên
âm, phụ âm thuộc rồi, thì mới bắt đầu là, mỗi người có một cái tờ giấy, kiếm lấy tờ giấy, thế
thì là bắt đầu là học viết, viết nó ra, thì lấy bút chì thơi, bắt đầu là viết bằng bút chì đã, chứ
chưa có bút mực, mà thời xưa là bút mực là phải có cái lọ, pha mực này, chấm vơ là viết, cho
nên bất tiện, thơi lấy bút chì, viết bút chì thơi.
Thế ngồi cái việc làm bên chỗ Bình dân học vụ đấy thì cịn làm cái việc gì nữa ạ, ngồi
Bình dân học vụ đấy cịn làm việc gì nữa ạ?
À thì trật tự thì dễ, khi có cách mạng lên rồi là tự nhiên thì tun truyền là phải sống theo đời
sống mới, có tuyên truyền cái đời sống mới, tức là phải không rượu chè, cờ bạc, không ma
túy, không phải gọi là ma túy, lúc đấy gọi là thuốc phiện, không hút thuốc phiện này, không
uống rượu này, không cờ bạc này, ai mà làm thế là bị phạt, cứ tuyên truyền thế mà lại, cái uy
thế của cách mạng nó áp đảo hết, tự nhiên các cái chỗ mà bàn đèn đấy, để mà bán thuốc phiện
đấy, tự nhiên dẹp hết, cũng không cần phải làm gì nhiều, cịn cơ bản là khơng ai dám, ngay ở

9


File #: 159
các chợ búa, ở chợ xưa là có, có cái bàn là thì là đánh, con bơng đấy, xoay mà đặt tiền ăn với

nhau, xong thì tụi tơi dẹp hết, khơng ai chơi nữa. Thời đấy có uy thế cách mạng lớn lắm, nghe
thấy cách mạng nói là nghe thôi. Thứ ba nữa là được một thời gian thì năm ba tháng thì là,
thấy địch nó bắt đầu đánh ở trên Lào đánh về Quảng Trị, thế là chỉ thị ở trên là về là tổ chức
dân quân tự vệ, khi đấy là các nơi là toàn bộ lo lập đội tự vệ, rồi thì luyện lấy vũ khi rồi tập
múa võ, múa gươm, múa đao.
Thế ở xã mình là khi nào thì có đội tự vệ ạ?
Hả?
Ở xã mình thì khi nào có đội tự vệ ạ?
Cứ một thôn là một đội.
Một thôn một đội, nhưng mà khi nào mới thành lập ạ, đội tự vệ ạ?
Không, cướp chính quyền xong khoảng một tháng là lập thơi, phải lo ngay quân sự thôi, tự
lập tự vệ rồi. Lúc đầu là cứ tập đi một, hai này, một hai, một hai, bước đều, bước đều, rồi tập
dần dần, dần dần mới thay cái tập đấy là vô dụng, và khi đấy bắt đầu là tập võ, tập múa võ,
tập ném lựu đạn, lấy cái cục đá to đây này ném xa ném gần cũng như bây giờ đây này, tập,
tập đánh thế, rồi lúc đấy là chưa có súng có đạn chi, rồi là bắt đầu khi chiến tranh mới có, mỗi
xã thì cũng được năm, ba khẩu súng. Bắt đầu tháng 3 năm, ngày 27 tháng 3 năm 47 đấy, là
lúc Pháp đến Quảng Bình rối đấy, thì khi đó mới có súng, có đạn thơi.
Thế bác cho con hỏi là, cái hồi đó là sau khi Cách mạng tháng Tám thành cơng đấy thì ở xã
mình có làm cái, cái chống giặc đói như khi nãy bác nói đấy, chống giặc đói đấy?
À chống giặc đói, có chứ, chống giặc đói thì lúc đấy là mấy cái ngày cướp chính quyền xong
rồi đấy, thì cái mùa tiếp đó là đỡ đói, khơng đến nỗi, trước khi cướp chính quyền thì đói, mùa
màng mất hết, đói thì trên từ huyện tôi là chết mất hai ngàn người đấy. Nhưng mà sau khi
cướp chính quyền đấy, là đến cái vụ mười, vụ tháng mười năm đó là tương đối khá, thế là
cũng san sẻ với nhau, trên Nhà nước có trợ cấp xuống một ít, nhưng mà ít thơi, lúc đó Nhà
nước cũng khơng có chi, là coi như việc chống đói là vận động tuyên truyền sản xuất thôi,
trồng thêm rau mầu, trồng thêm các cái loại đậu, rồi lạc rồi linh tinh thế, thì lúc đó ai cũng lo
làm cả, đói họ cũng lo họ làm, mình lo cũng cịn chừng mực nào đó, cịn người ta tự thân
người ta cũng lo.
Thế mình phát động các cái phong trào như là gây quỹ Độc lập khi đó khơng ạ, ở xã mình có
khơng ạ?

Tuần lễ vàng, rồi thì tuần lễ đồng này thì đều có cả.
Cái Tuần lễ vàng ở chỗ xã mình thì diễn ra như thế nào bác, bác kể cho tụi con nghe?
Tổ chức ra ngồi đình đấy, là tun bố là bây giờ Chính phủ kêu gọi là tồn dân đóng góp để
mà phục vụ chiến tranh, đánh lại quân giặc Pháp sắp xâm lược thì ai có gì thì ủng hộ, thì
người có cái lư đồng, người có cái thau đồng, người có một cái chỉ vàng, hoặc là cái bơng tai,
mà ít lắm khơng có nhiều, ở trong thơn khơng có nhiều.
Thế bác thấy là hồi đó là ai là người ủng hộ nhiều nhất ạ?
Làng tơi thì cũng được ba, bốn người, thế người nhiều nhất là cũng được hai chỉ vàng.
Là ai ạ, bác có nhớ khơng?
Cái bà đấy bây giờ bà cũng mất rồi.

10


File #: 159
Tên gì ạ?
Bà, bà Hương.
Cái gì Hương ạ?
Bà Hương, Trần Thị Hương.
Trần Thị Hương ạ?Bà đó bà làm gì mà có?
Là nơng dân thơi.
Nơng dân thơi. Thế hồi đó mấy cái người địa chủ ở làng có khơng ạ?
Hả?
Hồi đó mấy người địa chủ ở làng ủng hộ khơng ạ?
Địa chủ thì làng tơi khơng có, khơng có địa chủ, chỉ có cái loại tương đối thơi, gọi là phú
nơng thì khơng phải là phú nơng, nhưng mà địa chủ không phải địa chủ, vậy là họ, bây giờ
con cái họ đi làm việc, đi dạy học hoặc là đi làm các nơi, thế còn ở nhà là cịn một ít ruộng,
thế là cho làm rẽ đi, cho làm rẽ tức là có thu tơ, sau cải cách ruộng đất đấy, mới quy họ vào là
giai cấp bóc lột, chứ cịn cái thời kỳ mà cướp chính quyền xong thì cũng bình thường thơi,
chứ chưa có cái giai cấp như sau, sau khi cải cách ruộng đất.

Thế cái khi mà mình gây quỹ, mình gây quỹ Độc lập vậy rồi, thì cái quỹ đó được dùng ra sao
ạ?
Quỹ đấy mang lên tỉnh, chứ cịn địa phương khơng có đâu.
Mình khơng giữ ln ạ?
Khơng có được đồng mơ nào, lập biên bản là đưa lên huyện, lên tỉnh hết.
Thế cái hồi này bác có nghe nói gì đến cái việc mà thành lập Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hịa ở Hà Nội khơng ạ?
Có chứ, báo chứ, có báo chứ lại.
Có báo ạ?
Ừ, có báo chứ.
Báo gì ạ?
Bấy giờ tơi nói là, đầu tiên là tờ báo Đơng Pháp đấy.
Khơng cái khi mà mình...?
Sau nó đổi ra là cái tờ Đông Pháp, rồi khi đấy là báo Cứu quốc, của Mặt trận Việt Minh rồi,
có ra tờ Cứu quốc này, rồi có tờ Lao động, của Liên đồn Lao động, lúc đó có báo rồi, khi
cướp chính quyền là mình, Đảng với Nhà nước có phát hành báo cơng khai, thì ít nhất là
huyện nào cũng có, xã nào cũng có một tờ, rồi đọc báo thơi. Rồi lập Chính phủ này, cướp
chính quyền xong thì lập Chính phủ thì những ai, những ai nó có danh sách, tên tiếc cả rồi,
không phải nghe nữa mà đọc trong báo, cơng khai trong báo rồi.
Thế ngồi đọc báo ra mình có có cái phương tiện gì để mà nắm bắt thơng tin khơng ạ?
Khơng, lúc đó khơng đài, khơng điện, chỉ có báo thơi, có có đài phát thanh đâu, mà có máy
thu thanh đâu, khơng có, chỉ đọc tờ báo thơi, thì biết từ đấy thơi, mà báo cũng đều đấy.
Thường báo vậy thì mình thường báo cập nhật hàng ngày, hay là báo tháng ạ?

11


File #: 159
Báo ngày, có báo ngày cũng có, báo tháng lúc đấy thì ít, lúc đấy chưa ra những cái tập hàng
tháng, chưa nhiều, mà Nhà nước chỉ đề ra, có mấy tờ báo ngày đấy để cho kịp thôi, nhưng

báo ngày đấy cũng là, không phải ngày nào cũng về đến đây được đâu, vì theo chiến tranh thì
nó cũng chậm chạp đi nữa, hai ba ngày cũng có, một ngày cũng có.
Thế cái khi mà bác tiếp nhận báo đó thì bác biết được, cái khi mà thành lập Chính phủ lâm
thời Việt Nam cộng hịa, dân chủ cộng hịa đấy là...?
Đọc xong rồi, báo chí đọc xong rồi thì ở mỗi xã, như ở mỗi thơn đã đều có cái đài phát thanh,
đài truyền thanh, làm cái chịi lên trên cao, có cái loa, thể là cử người lên để đọc, đọc từng cái
tin, thế đọc mấy cái tin đấy thì lập Chính phủ gồm Cụ Hồ này, có ơng nào, ơng nào này, vậy
là lên loa đọc lên, thì ai nghe được thì nghe thơi, mà hắn tích cực lắm, làm rất sơi nổi, sử
dụng thanh niên, họ làm hết thơi mà, xóm nào cũng có.
Thế cái khi mà nghe tin Chính phủ lâm thời thành lập thì ở xã mình nhân dân họ phản ứng
sao ạ?
Hả?
Khi mà nghe tin Chính phủ lâm thời thành lập thì...?
Thì có cách mạng rồi thì mình phải có Chính phủ, tất nhiên thơi, thì cũng phấn khởi thơi, dân
lúc đó cũng tn thủ chứ cũng khơng có cái ý ngược, ý xi gì.
Thế cái khi mà chính quyền mình đấy thành lập thì mình có được nhận các sắc lệnh của
Trung ương khơng ạ?
Khơng có sắc lệnh gì hết.
Nó tự lập ra à?
Cái đấy là, cứ hội nghị Việt Minh ở tỉnh, nói là về cướp chính quyền ở huyện xong, là về
cướp chính quyền ở xã,cướp chính quyền ở mơ thì lập chính quyền ngay ở đó, thì người ta cứ
làm vậy thơi, khơng có sắc lệnh gì hết, khơng phải là lập xong rồi có cái quyết định ở trên
chấp nhận đâu, khơng có, lúc đấy chưa có, khơng phải như sau này lập Ủy ban huyện rồi thì
lên tỉnh làm cái quyết định, cơng nhận là, là Ủy ban huyện gồm có mấy ơng này, ơng này,
khơng có, hay là Ủy ban tỉnh thì do Chính phủ là cơng nhận, trước là chưa có cái chuyện đó,
có là mặc nhiên cơng nhận thế thơi.
Thế bác cho con hỏi là cái việc mà thành lập cái đội tự vệ để mà tự vệ sau Cách mạng tháng
Tám đấy thì mình có trang bị vũ khí cho cái đội tự vệ đấy khơng ạ?
Có.
Trang bị vũ khí gì ạ?

Dao, kiếm, đại đao, lựu đạn thì chưa có, súng thì tơi nói rồi chưa có, có mỗi một cái gậy rồi đi
tập đi, tập đi, tập đứng thôi, chứ chưa có cái...
Cái hồi đó là lực lượng tự vệ có đơng khơng ạ?
Tự vệ thì ít thơi, một làng độ khoảng một chục người, thế chứ chưa nhiều, có cử, huyện đội
đấy, có cử huấn luyện viên đi từng xã, huấn luyện chứ, huấn luyện cách thức thế này, thế kia,
thế thức làm sao.
Thường thì một nhóm đấy là mấy người huấn luyện ạ?
Hả?

12


File #: 159
Thường thì một nhóm vậy thì mấy người huấn luyện ạ?
À, huấn luyện viên của huyện, huấn luyện viên tự vệ của huyện, được huấn luyện một tiểu
đội, họ chia đi từng xã, xã này xong thì họ đi xã khác.
Thế cái khi mà ở xã mình thì có mấy người đến để huấn luyện tự vệ ạ?
Một người thôi.
Một người ạ?
Một xã là một người, một người đi hai, ba xã.
Một người đi hai, ba xã?
Đi hai, ba xã. Xã này xong ba, bốn ngày, sau sang xã khác, mỗi ngày huấn luyện vào buổi
trưa, buổi sáng họ đi cày, đi cấy, buổi chiều họ đi cày đi cấy, buổi trưa về khoảng mười hai
giờ cho đến một giờ, một rưỡi gì đấy, làm trăm việc đấy, chứ có phải đã có nền nếp gì đâu, tự
túc hết.
Tức là tranh thủ các giờ rảnh?
Hả?
Tức là tranh thủ giờ rảnh chứ không phải là...?
Ừ, tranh thủ giờ rảnh, chứ không phải tập trung ngày, bỏ sản xuất đấy đâu, vì mình đang cịn
có cả cái chống giặc ngoại xâm, rồi chống giặc đói nữa, cái đấy là phải cổ vũ cái chuyện sản

xuất mạnh.
Thế cái hồi này bác có thấy được cái các cái hoạt động về liên quan đến pháp luật không ạ,
như là xét xử các cái tội phạm cái này, cái kia?
Như tơi nói ban nãy đấy, khi cướp chính quyền xong rồi độ khoảng mươi tháng đấy là tội
phạm khơng có, rất ít, trộm cắp thì khơng có, cờ bạc là khơng có, thuốc phiện là thu hết, cái
thời đấy còn đang yên ổn chưa có gì. Sau khi bắt đầu chiến tranh rồi đấy thì khi đó mới lộn
xộn ra, khi mà Pháp nó đến rồi, rồi thì là các cái lực lượng ngụy quân, ngụy quyền nó đã mọc
lên rồi, thế khi đó là chính quyền của mình đấy, chính quyền cách mạng nó yếu đi, thì khi đấy
mới bắt đầu là các loại tội phạm là bắt đầu mới có, thế cịn cái năm đầu tiên đấy là chưa có gì,
mọi thứ đang còn êm đẹp lắm.
Bác cho con biết là ở cái xã mình đấy có chuẩn bị gì cho cái việc Tổng tuyển cử năm 46
không ạ, Ủy ban xã mình đấy?
Tổng tuyển cử á, à Tổng tuyển cử là, lúc đấy tháng giêng năm 46, thì tháng 12 năm 45 đã
tun truyền rồi, thì về là chỉ có, chuẩn bị tuyên truyền thôi, tuyên truyền cho dân sắp sửa bầu
cử, danh sách ra ứng cử là có mấy người, thế là chuẩn bị, chỉ có bằng cách tuyên truyền đấy
thơi, chứ khơng có cách gì hơn.
Thế mình khơng có cách chuẩn bị gì hơn à?
Chả có cái gì cả, thế làm mấy cái khẩu hiệu là chuẩn bị Tổng tuyển cử này, ngày kia ghi danh
sách, danh sách thì cũng có bảy người thơi, ghi danh sách ra đó, ai đọc được thì đọc mà
khơng đọc thì thơi.
Bảy người đó là ai ạ?
À tơi phải nhớ lại chứ. Ơng Đào Sỹ Ngun này, ơng Hồng Văn Diễm này. Ông Đào Sỹ
Nguyên sau này làm Trung tướng đấy, ông Hồng Văn Diễm là ơng ấy làm Chủ tịch tỉnh, rồi
sau ra làm Thứ trưởng Tài chính. À Trần Hường này, Trần Hường là ở An Ninh này, để nhớ

13


File #: 159
đã, bầu cử năm người thôi, mà lúc đó, dân là tồn dân là mới học Bình dân thơi, cho nên là

khi bầu cử là có viết thay, mỗi cái hòm phiếu thế, mỗi cái bàn phiếu đấy là cử một anh viết
thay, viết thay thì vào nói thì, răng có bầu năm ơng đấy khơng, thế thì viết cho, nên người ta
đã biết viết, đã chiếm mười lăm phần trăm là mù chữ cái thời đó, cho nên là phải có người
viết thay cho, viết thay cho, hỏi ý kiến là răng ưng ai, thì bảo năm ơng đó đấy thơi, vì tun
truyền rồi.
Tức là cái danh sách là có 7 người?
7 người.
Mà mình bầu ra 5 người?
Ừ bầu năm người, thì lúc đó có câu ca dao. Vận động Võ, Quyết, Dương, Dư, vận động tức
ông Đào Sỹ Nguyên đấy, Võ Quyết, là ông Nguyễn Võ, à ơng Võ Văn Quyết thì người ở Lệ
Thủy này, ở cái làng Quảng Giáp này, Dương Đình Dư là cái ơng ở Bố Trạch này, rồi ơng
Hồng Văn Diễm người Đồng Hới này, lúc đấy người ta có câu ca dao để cho người ta nhớ,
thì họ làm cái câu ca dao là tôi bỏ 5 cái ông đấy thôi, thế đọc cái câu đấy lên thôi, giản đơn,
dân chủ lúc đó thế đấy.
Thế hồi đó là những người này là ứng cử ở cấp xã hay cấp huyện ạ?
Không, phần lớn là cán bộ cấp tỉnh.
À đây là cấp tỉnh ạ?
Cấp tỉnh hết.
Đây là mình bầu cho cấp tỉnh hả bác?
Không, bầu Quốc hội đấy chứ, nhưng mấy cái ơng ứng cử đó, tồn là cấp tỉnh, như ông Đào
Sỹ Nguyên là làm Mặt trận tỉnh đây, ông Nguyễn Văn Đồng đây này, ơng Hồng Văn Diễm
là cũng là Phó Chủ tịch Ủy ban tỉnh này, rồi ơng Trần Hường là Công an tỉnh này, ông Võ
Văn Quyết đấy là ban Kinh tế tỉnh này, có thế thơi.
Ơng Dương Đình Dư?
Đây của Đại biểu Quốc hội của tồn tỉnh, cho nên lấy cái ông mà tham gia Việt Minh từ đầu
đấy, hoạt động từ đầu.
Thế ơng Dương Đình Dư thì làm gì ạ?
Hả?
Ơng Dương Đình Dư khi đó làm gì ạ?
Làm Mặt trận của huyện, Chủ tịch Mặt trận huyện.

Huyện Quảng Trạch hả bác?
À, ông là Bố Trạch.
Bố Trạch, vậy là cuối cùng là 5 ông này là được hả bác?
Hả?
Là cuối cùng là 5 ông này là 5 ông được bầu trúng hả bác?
Bầu trúng hết.
Thế bác cho con hỏi là khi đó là tại địa phương mình là tổ chức bầu cử như thế nào ạ?

14


File #: 159
Bầu cử thì cứ theo cái nguyên tắc đấy anh, có một cái hịm phiếu, cũng có cái thùng phiếu
đấy, rồi thì tập hợp dân lại rồi cứ sắp xếp hàng hóa, hàng ngũ rồi thì là hết đoàn này qua đến
đoàn khác, hàng này đi qua, đến hàng khác bỏ thơi, bỏ vơ cái bàn đấy thì có cái anh viết thay
đấy rồi, ai viết được thì tự viết ít, cịn khơng thì có cái người viết thay, thế thơi.
Thế khi đó cái thùng phiếu nó đặt ở đâu?
Treo cờ treo quạt lên, cho đàng hồng.
Khi đó thùng phiếu nó đặt ở đâu ạ?
Đặt ở đình làng.
Ở đình làng ạ?
Đình làng là cái trụ sở bây giờ đấy, đình làng ngày xưa đấy, là như cái trụ sở của xã bây giờ
đấy, thế thì là ra đình làng hết, văn cơng, văn nghệ cũng ra đó, họp hành cũng đó, lễ lạt chi
cũng ra làm đó, thế thôi, nơi trung tâm nhất của làng mà, thế làng nào cũng có cái đình, thế
cứ đến cái đình đấy làm thơi.
Thế khi mà tiến hành bỏ phiếu thì mình có tổ chức bảo vệ an ninh gì khơng ạ?
Cũng có chứ, thế có đội tự vệ cũng xếp hàng lên để đứng đó, cũng đàng hồng chứ, cũng hơ
chào cờ, chào ciếc đã, cả tồn dân cũng hơ chào cờ, hát Quốc tế ca, à hát Quốc ca đã rồi bắt
đầu lên giới thiệu là nói năm ba câu gì đó đã thì bắt đầu bỏ phiếu, thế thơi.
Thế mình giới thiệu cái gì?

Giới thiệu thì hơm nay là ngày lễ bầu Quốc hội, nói ý nghĩa của ngày Quốc hội, thế thơi, nói
ngắn thơi, chứ lúc đó khơng có ai mà nói dài dịng.
Thế mình nói dân có để ý khơng ạ, dân có để ý chăm chú nghe khơng ạ?
Tồn dân là có nhiệm vụ, vì bầu cử đây là có quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mọi người, thì cố
gắng tất cả mọi người là đi bầu cử trong độ tuổi, mà đây là cái nền dân chủ cá nhân, xưa nay
là nữ chưa được đi bầu cử, bữa ni thì Chính phủ dân chủ cộng hòa, tất cả mọi người từ 18
tuổi trở lên đều được bầu cử, đây là cái vinh dự mình phải lo mà làm cho trịn, chỉ nói đơn
giản thế thơi, chứ khơng có dài dịng chi, khơng có văn hoa chữ nghĩa chi nhiều đâu.
Thế khi đó ai đọc cái diễn văn đó hả bác?
Diễn văn đó thì cử ông Mặt trận, ông Mặt trận.
Ông Mặt trận là ông nào hả bác?
Ơng Mặt trận ở xã đây, thời đó thì có Chủ tịch Mặt trận thơi, chủ nhiệm tên ông ấy không nhớ
nữa rồi, nhưng mà trong cái quy định như thế là, khơng phải để chính quyền làm, mà đây là
vận động toàn dân tham gia trong Mặt trận Việt Minh, ông Chủ nhiệm Việt Minh ra đọc bài,
thì bài ngắn ngắn thơi chứ khơng có chi.
Lúc nãy bác nói 5 người được trúng này là, trúng của Quốc hội, thế cịn ở xã mình có bầu
Hội đồng nhân dân không bác?
À, một tháng sau.
Một tháng sau mới bầu Hội đồng nhân dân ạ?
Một tháng sau, à đến tháng 5, tháng giêng cho đến tháng 5 mới đến bầu Hội đồng nhân dân
xã.

15


File #: 159
Mình chỉ bầu Hội đồng nhân dân xã thơi hay là có bầu cấp huyện với cấp tỉnh khơng bác?
Huyện thì khơng có.
Mình chỉ bầu xã thơi ạ?
Sắp xếp trong xã thôi, xã, xã với tỉnh.

Xã với tỉnh ạ?
Huyện lúc đó khơng có.
Sao khơng bầu huyện ạ?
Huyện khơng có bầu cấp huyện.
Thế bầu cấp xã có tổ chức giống như là bầu Quốc hội không bác?
Cũng như thế thôi, cũng làm đơn giản thôi, không phải là như sau này, cứ ra đình làng đó thì
là tập họp đủ, quan trọng là tập họp đơng đủ, có treo cờ Tổ quốc này, thế có cái cờ, cờ đại hội
đấy, là treo lên một dãy thế.
Cờ ngũ sắc hả bác?
Ừ đấy, thế thôi.
Vậy lúc bầu Hội đồng nhân dân xã thì mình có đi tun truyền trước là bầu những ai những
ai giống như hồi bầu Quốc hội không bác?
Có chứ, thì cũng tun truyền, cũng giới thiệu, mà lúc đó chả có tranh cử tranh ciếc chi, tự
nhiên họ giới thiệu, sắp xếp này. Hội đồng nhân dân gồm có những ai, những ai đấy, ơng ni là
gạch ni, ơng tê là gạch tê, thế cịn thì người ra ứng cử khơng có, chưa có cái chuyện để mà ra,
để mà tranh cử như giờ, cũng chả có chương trình như giờ, chớ khơng phải ra đó là tơi là,
chương trình của tơi hoạt động sẽ thế này, thế khác đâu.
Vậy hồi đó ai là người đứng ra để mà giới thiệu những cái người được ứng cử?
Ông Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh.
Ông Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh?
Ông Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh.
Là ai, tên gì hả bác?
Hả?
Ơng này tên gì ạ?
Lâu rồi tơi cũng quên, lâu rồi ở xã cũng quên đi rồi.
Vậy lúc đó những người nào được ơng Chủ nhiệm Việt Minh này đề cử ra hả bác?
Đại bộ phận là, phần lớn là giới thiệu ai cũng đây.
Dạ đấy là những ông nào được giới thiệu hả bác?
Không có nhớ đâu mà, từ lâu rồi, ở cái xã đây là quên.
Là lúc đó có bác khơng?

Hả?
Lúc đó có, có bác khơng?

16


File #: 159
Có chứ.
Khơng tức là bác có nằm trong số những người được Mặt trận Việt Minh đề cử ra khơng
đấy?
Khơng, tơi khơng vơ đó.
Nhưng mà lúc đó bác đang làm Chủ tịch xã mà?
Làm Chủ tịch xã, là tơi chỉ làm Chủ tịch xã có 8 tháng thơi, sau thì tụi tơi lại lên đường, họ
điều động đi làm giáo dục lại, đi dạy học lại, thế mãi đến năm 47, khi chiến tranh xong rồi
tôi, bắt đầu Pháp đánh tôi mới trở về làng, làm lại Huyện ủy, cho nên lúc đó tơi chỉ làm được
mấy tháng thôi.
Dạ bác cho con hỏi thêm ạ, là khi mà mình mới giải phóng xong đấy, thì có cái tổ chức Việt
Nam Quốc dân đảng nó hoạt động tại xã mình khơng ạ?
Khơng.
Khơng có ạ. Thế cịn ở trong tỉnh có khơng ạ?
Tỉnh cũng khơng có.
Khơng có ạ?
Tỉnh thì có vài anh, vài anh nhưng mà nó khơng thành tổ chức, nó Quốc dân đảng ở đâu thơi,
lúc đó nó về nó hoạt động, hoạt động thì, cướp chính quyền được mấy ngày thì nó bắt đầu
hoạt động là mình bắt thế thơi, có ba tên, bắt rồi thì, lúc đó tỉnh bắt đấy thơi, thế cịn về có tổ
chức, có hệ thống Quốc dân đảng thì khơng có.
Thế cái hồi này là sau khi giành chính quyền bác có nghe thơng tin gì về cái việc mà Pháp
chiếm lại ở Nam Bộ khơng ạ?
Có chứ, báo, báo đây tha hồ đọc, như tụi tôi là càng phải đọc nhiều hơn chứ, 23 tháng 9 là
thay, tướng của Anh là giúp cho Pháp thì là báo chí người ta đăng rầm lên rồi, thế là đọc thôi.

Thế khi mà biết được thơng tin đó thì mình có nhận được cái chủ trương là thực hiện, là
phong trào Nam tiến để vào giúp miền Nam khơng?
Lúc đó là, chỉ có chủ trương trên là giặc Pháp dựa vào quân đội Anh, bắt đầu gây hấn ở Nam
Bộ, bây giờ mình lo chuẩn bị, thế nào nó cũng gây chiến tranh cho cả nước, thì lo chuẩn bị,
chuẩn bị gì, xây dựng lực lượng quân sự, vẫn là tự vệ, dân quân, du kích, đấy mạnh cho nó
lên, rồi thì cử cán bộ đi học quân sự, mấy cái việc đó, chuẩn bị thôi.
Cái việc huấn luyện tổ chức tự vệ, dân quân được tổ chức như thế nào ạ?
Cái này do tỉnh đội tổ chức.
À chứ xã mình khơng tổ chức ạ?
Xã thì có cử người đi học thơi.
Thế xã mình cử có nhiều người đi khơng ạ?
Khơng có, xã đây khơng cử.
Khơng cử ạ?
Ít, mà cử những anh đó là những anh là nó phải có học, có hành tốt, để mà đi tiếp nhận cái,
chứ cịn khơng phải ai cũng đi học.

17


File #: 159
Thế cái hồi đó ở Ủy ban hành chính xã mình là có nhiêu người đi học ở trên khơng ạ?
Học ở huyện thì có.
Có mấy người đi ạ?
Huyện thì cử cái anh nào Xã đội trưởng là phải đi học tất, Xã đội phó là phải đi học này, rồi
mấy anh là trung đội trưởng là đi học này và trong cán bộ phụ trách đấy, lấy mấy người đấy
đi học trước thơi.
Thế hồi đó mình có, có các cái đồn thể Thanh niên, Phụ nữ nhiều khơng hả bác?
Có, có các đồn Thanh niên Cứu quốc này, Phụ nữ Cứu quốc này, Nông dân Cứu quốc này,
Hội phụ lão Cứu quốc này, chủ yếu là bốn cái hội đấy trước.
Thế tại xã mình đấy thì các cái đồn thể đấy hoạt động có mạnh khơng ạ?

Có, mạnh chứ.
Bác có nhớ ai làm chức gì ở trong cái đồn thể Thanh niên, Phụ nữ khơng ạ?
Cũng khơng nhớ, à Thanh niên thì có ơng Khai.
Ơng Khai ạ?
Ơng Nguyễn Trọng Khai, ông đấy sau đấy ông ấy làm, chống Pháp đấy thì, cuối kháng chiến
chống Pháp ơng làm Bí thư Huyện ủy, Nguyễn Trọng Khai là Bí thư, ở làng tơi đấy, Bí thư
của Thanh niên.
Bây giờ ơng có cịn sống nữa khơng ạ?
Ơng đang cịn sống ngồi đấy.
Ở Quảng Trạch ạ?
Ngồi làng.
Thế ơng ấy cịn khỏe nữa khơng ạ?
Già rồi, nhưng chắc khó mà đi được nữa.
Thế bác cho con hỏi thêm là khi đó là ngồi tổ chức lực lượng dân quân để chuẩn bị như vậy,
thì mình có tổ chức cái phong trào Nam tiến vào trong không ạ, tổ chức vận động thanh niên
vào miền Nam khơng ạ?
À khơng.
Xã mình khơng có ạ?
Khơng có phong trào mà rầm rộ đâu, lúc đó thì chỉ có tuyển dụng, vì tỉnh là, chỉ thị ở trên là
lấy một trung đội, thì về mình lấy từ trong dân quân đấy, trong tự vệ đấy, chọn anh đó thì cử
đi ln thơi, chứ chứ phải có phong trào từ tình nguyện, hoặc là kêu gọi tịng qn, tịng ciếc,
chưa có .
Chưa có?
Ừ, chưa có, nhưng mà nó thay cho cái phong trào, khi họ đi , đưa đến ga Đồng Hới, Thuận
Lý đấy, thì tiền thì cũng có, mà trên ủng hộ rồi cổ vũ rồi hoan hô, rứa thơi.
Ủng hộ có có băng rơn, biểu ngữ gì khơng ạ?
Có chứ, cũng có biểu ngữ, hoan nghênh đồn quân Nam tiến, cũng đơn giản thế thôi, thế
cũng chưa, chưa có cái mà nó là kêu gọi nhiều đâu, ít, chưa có đâu.

18



File #: 159

Thế cái hồi này mà cái việc Mặt trận Việt Minh với là chính quyền nó có mối quan hệ gì
khơng ạ?
Hả?
Hồi này là cái Mặt trận Việt Minh nó có vai trị gì ạ?
Thời đó sau khi cướp chính quyền thì anh Việt Minh coi như anh lãnh đạo, lúc đấy Đảng là
chưa, chưa, phải đến sau này, lúc đấy có chi là gọi Việt Minh hết, Đảng với Việt Minh là một
thôi, tất cả sự lãnh đạo đấy là do cái Ủy ban Mặt trận Việt Minh đấy là chi phối, truyền đạt
xuống cấp huyện, tỉnh, cấp huyện, mà Quảng Bình là cũng chậm, Quảng Bình là đến tháng
10 năm 45 khi đấy mới lập được cái Tỉnh ủy, cho nên Việt Minh có trước, mà Tỉnh ủy lúc đó
là tháng 10 cơ, tháng 10 năm 45 mới có.
Cái hồi đó Mặt trận Việt Minh có quan hệ gì với cái Ủy ban cách mạng khơng ạ?
Có chi?
Có quan hệ gì với cái, Mặt trận Việt Minh này có quan hệ gì với cái Ủy ban cách mạng
khơng ạ?
Ủy ban cách mạng là đó rồi đấy, Ủy ban cách mạng cũng trong Việt Minh cả rồi đấy, cái hội
nghị của, tháng 6 năm 45 đấy là lập cái Ủy ban cướp chính quyền, cũng do Mặt trận Việt
Minh lập, chứ không phải hai cái này là tồn tại song song, đều do mối quan hệ, lúc đấy đều
do cái Việt Minh nó lập ra cả thơi.
Thế như là ở đây bác có thấy được mà cái khi nào mà Pháp nó quay lại ở tại địa phương
mình khơng ạ?
Quay lại cái gì?
Tức là sau Cách mạng tháng Tám đấy Pháp nó có quay lại ở địa phương mình khơng ạ?
Sau Cách mạng tháng Tám thì tơi cứ hoạt động mãi ở đây thơi.
Nhưng mà có thấy Pháp, Pháp nó có quay lại đây khơng ạ?
Quay lại gì, đến 27 tháng 3 là bắt đầu hắn chiếm Quảng Bình rồi.
27 tháng 3 à bác?

27 tháng 3 năm 47.
Năm 47 ạ?
Ừ, hắn đổ bộ lên sông Gianh này, cửa Gianh này, hắn đổ bộ từ, hắn đi từ trong Đông Hà đấy,
ra theo đường quốc lộ rồi ra chiếm Đồng Hới này, chiếm hai nơi trước, ngày 27 tháng 3 là bắt
đầu chiếm đóng vùng ven quốc lộ, thế cịn vùng trên quốc lộ thì hắn khơng làm gì được, chỉ
mà từ sơng Gianh mà đi vơ thơi, rồi dọc quốc lộ là hắn chiếm đấy.
Vậy ở xã mình thì có có khơng bác?
Khơng, xã tơi đây ở bên ngồi, ngồi sơng Gianh.
Xã của ơng là khơng bị Pháp chiếm ạ?
Nói gì?
Cái xã đó là khơng bị Pháp chiếm ạ?
Khơng, hắn khơng chiếm, à đánh phá thì có.

19


File #: 159

Vậy nó thuộc vùng tự do hả bác?
Lúc đó ngày 27 tháng 3 đáy thì hắn ra hắn, qua tháng 4 đấy thì hắn lên đánh chiếm cái Ba
Đồn, tức là cáu huyện lỵ của, của, thì hắn cho máy bay lên ra xung quanh đó, hắn có bắn
xung quanh, cái làng tơi là bị cái đó, chứ cịn hắn chiếm đóng thì khơng, rào làng, lập làng
chiến đấu thơi mà, năm 47, 48 thì lập làng chiến đấu.
Thế trước đó thì bác có nghe gì đến cái việc mà ký Hiệp ước sơ bộ với Pháp ở Hà Nội khơng
ạ, năm 46 ạ?
Thì cũng nghe trên báo thơi, trong báo người ta, tun truyền trong báo thì mình đọc thơi,
chứ cũng khơng phải nghe được. Pháp chiếm 19 tháng 6 có lời kêu gọi của Bác Hồ này thì
đăng lên trên báo cả mà, tất cả mọi thứ đều theo dõi trên báo.
Ý con hỏi là cái khi mà Hiệp ước sơ bộ năm 46 đấy?
À, mùng 6 tháng 3 đấy.

Thì bác có nghe được khơng ạ?
Cũng trong báo, đọc báo.
Thế bác thấy cái phản ứng của nhân dân tại xã mình như thế nào ạ, tại địa phương mình như
thế nào ạ?
Chả có phản ứng gì, ở dưới này mà nghe, trên báo làm sao là nghe thế, chứ có có nhận thức
gì mà, mà nói là làm đúng hay là sai, mà chỉ biết là coi là Chính phủ Cụ Hồ làm là đúng, thế
thơi, chứ có phải có cái tín đồ chi mà nói là cái đó là hữu khuynh, hay là tả khuynh khơng có.
Vậy như vậy là hồi đó khi mà mình nghe vậy dân khơng có phản ứng gì, tuyệt đối khơng có
phản ứng gì?
Khơng, tán thành cả thơi.
Tán thành cả ln?
Cụ Hồ làm răng là tán thành, chứ khơng có cái phản ứng gì, phản ứng là phản ứng tích cực
thôi, tức là tại Cụ Hồ làm thế là đúng, mình lùi một bước để mà chuẩn bị cho lực lượng, như
thế đúng quá chứ, vậy ai biết mình đang cịn yếu, cũng chưa có thời gian để chuẩn bị lực
lượng, việc ký Hiệp định mùng 6 tháng 3, rồi chuẩn bị cho cái Hội nghị ở Pháp, thì 24 tháng
9 thì cái này là một cái lùi thời gian lại, thì biết thế nào thằng Pháp nó cũng đánh thơi, thì lùi
lại, có thời gian từng nào thì các địa phương lo chuẩn bị cho tốt hơn thôi, thế thơi.
Thế hồi đó bác có nghe đến cái sự kiện mà Pháp nó đánh ở Lạng Sơn, Hà Nội khơng ạ?
Tun truyền thì đọc trên báo thơi chứ cịn lúc đó khơng cịn cái gì tun truyền gì khác báo.
Khơng, ý con hỏi là bác có nghe thấy cái sự kiện Pháp nó đánh ở Lạng Sơn và Hà Nội khơng
ạ?
Có chứ, cũng trên báo cả chứ.
Cũng trên báo ạ?
Ừ, hắn đánh Hải Phòng rồi Lạng Sơn là trước đấy, rồi đến ngày 17, 18 là hắn đánh mạnh ở
Hải Phịng thì báo cũng đăng rồi, mà lúc đó là cũng bắt đầu có đài, đài phát thanh đấy, mình
có những cái đài rađiô nhỏ nhỏ, bắt đầu cũng nghe được.
Thế đài phát thanh là có từ khi nào ạ?

20



File #: 159
Thì hắn đưa tin là Pháp gây hấn ở Hải Phịng, do thuế quan với lại cái gì đó, chỉ thế thơi.
Nhưng mà ý con hỏi là cái đài phát thanh của mình là có từ khi nào ạ?
Bảo trên đấy thằng Pháp bắt đầu gây hấn ở Hải Phòng.
Dạ con biết rồi, ý con hỏi là cái đài phát thanh đấy, cái đài của mình là khi nào là mình bắt
đầu có ạ?
Khơng nhớ, tơi khơng nhớ đâu, nhưng mà tôi nhớ là cái khi mà 19 tháng 6, à tháng 12 là bắt
đầu có đài phát thanh rồi đấy.
Nhưng mà đài đó ở đâu ra hả bác?
Hả?
Ở đâu ra mà có cái đài đó ạ?
Đâu ra, ở làng có chi có đài, làng xóm thì khơng có đài rađiơ đâu mà nghe, khơng có, chỉ có
cán bộ hoạt động đấy, ở huyện, ở huyện thì may ra mỗi người được một vài cái, cái thu thanh
nhỏ nhỏ.
Thế cái hồi mà nghe đến cái việc mà Pháp đánh ở Hải Phịng, Hà Nội, Lạng Sơn đấy thì bác
có thấy là ở tại địa phương mình có có tiếp nhận cái dân tản cư về không ạ, cái dân tản cư từ
ngồi đó vơ khơng ạ?
Khơng, chủ trương trên báo nói rồi, bây giờ các địa phương lo tích cực chuẩn bị, chuẩn bị cái
chi, thì có nội dung đó thơi, huấn luyện rồi thì tăng cường lực lượng, rồi thì sắm sửa vũ khí,
tất cả mấy cái thứ này thơi, lo, lo mà chuẩn bị tích cực đi, bây giờ mình đã có một cái thời
gian chuẩn bị, mình từ cái mùng 6 tháng 3 cho đến 19 tháng 12, chỉ có thời gian đấy thơi, thì
là lo mà tích cực, thế hắn đã đánh Hải Phịng đấy, thì thế nào hắn cũng đánh Hà Nội, thế nhất
là cái khi mà cái lời kêu gọi của Bác Hồ, thì trong lời kêu gọi đấy là có cả hướng dẫn trong
đấy rồi, có súng dùng súng, có dao dùng dao, trong đấy đã hướng dẫn cả rồi.
Thế cái khi mà Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến là bác có nghe trực tiếp ln khơng ạ?
Khơng nghe trực tiếp, đọc báo thôi.
Đọc báo ạ, là đọc báo vào ngày nào ạ?
Báo thì thấy dúng quá, Bác kêu gọi là đúng quá.
Không, ý con hỏi là khi bác đọc báo cái lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đó là vào ngày

nào ạ?
À, từ ngày 19 tháng 12 đấy, đến ngày 21 là có báo rồi, trên đã in một loạt rồi.
Thế bác không được nghe đài à?
Hả?
Khi đó bác khơng được nghe đài?
Khơng, khơng có đài.
Khơng nghe đài?
Đọc báo thơi, có báo đọc là tốt lắm rồi.
Thế cái khi mà bác đọc báo vậy là bác thấy như thế nào ạ?

21


File #: 159
Thấy Bác Hồ kêu gọi quá đúng chứ gì, tồn dân lo, bây giờ ai có gì thì lo mà đánh đấy chứ,
quá đúng chứ.
Thế khi toàn quốc kháng chiến vậy thì chiến tranh lan tới địa phương mình ạ?
Hả?
Khi nào thì tới xã mình thì có chiến tranh ạ, tức là xã mình có xảy ra chiến tranh khi mà
Pháp quay lại xâm lược khơng ạ?
Xã thì lúc đó thì cũng chưa có chi, bởi vì từ 19 tháng 12 cho đến 27 tháng 3 năm 47 là cịn ba
tháng nữa, thế khi đó chiến tranh bắt đầu mới đến Quảng Bình, thì khi đó thì bắt đầu báo
động, thấy hắn đánh chỗ này chỗ khác, hắn chiếm chỗ này chỗ khác rồi, thì bắt đầu mới thấy
đi vào cái thực tiễn chiến tranh hơn, thế trước kia thì mới nghe thế thơi chứ, chỉ đọc báo thế
thơi, thế báo về thì cũng trên cái cái chịi làm cái đài phát thanh là đọc cho dân nghe, nghe thế
thơi chứ, cũng chưa có cái cảm giác thực tế gì cả.
Thế khi này thì bác làm gì ạ?
Lúc đấy tôi đang, tôi làm Việt Minh huyện rồi.
Việt Minh huyện ạ? Thế bác thấy là cái hoạt động của cách mạng mà khi mà Pháp vào thì có
ảnh hưởng gì khơng ạ?

Q ảnh hưởng chứ, bây giờ các thành phố là dân sơ tán hết, đi tản cư này.
Đi tản cư ở đâu ạ?
Tản cư lên vùng núi, bấy giờ Đồng Hới này thì lên giáp đường 15 đây này, thế cịn như ở Ba
Đồn thì đi lên, dọc sơng là mình lên mấy cái huyện Tun Hóa, mình đi xa đi, thế bắt đầu là,
hắn đánh ở Thanh Khê rồi đấy, à ở cửa sông Gianh rối đấy, là Ba Đồn bắt đầu phá hoại đi,
phá hết nhà, hết cửa, không cho hắn đến sử dụng nữa, dân người ta tích cực, tự phá hết, cịn
Đồng Hới đây thì hắn chiếm rồi, thành chịu khơng phá được.
Thế bác cho con hỏi thêm là cái chỗ mà, bên chỗ Đảng ủy huyện đấy, Đảng ủy huyện cái khi
đó đấy, khi bác làm Đảng ủy huyện đấy thì bác..?.
Đảng ủy huyện năm 48, năm 48 tôi mới Mặt trận Việt Minh mới sang Huyện ủy, tôi làm
Thường vụ Tuyên huấn.
Mặt trận Việt Minh là từ năm mấy đến năm mấy bác?
Hả?
Bác làm Mặt trận Việt Minh là từ năm mấy đến năm mấy ạ?
À, từ năm 47, 47 cho đến cuối 47.
Thế cái hồi đó là Mặt trận Việt Minh là làm những gì ạ?
Thì vận động nhân dân, vận động nhân dân chống giặc Pháp là chính, mà muốn vận động
nhân dân chống giặc Pháp thì phải làm cái nội dung gì, nào là sản xuất này, dân quân tự vệ
này, thế mấy việc đấy thôi, sản xuất rồi chiến đấu, chuẩn bị chiến đấu, phục vụ chiến đấu,
mấy cái việc tuyên truyền thôi.
Thế cái khi mà bác làm Mặt trận Việt Minh như vậy có cái liên hệ gì với cái bên chỗ Ủy ban
kháng chiến khơng ạ?
Hả?

22


File #: 159
Khi bác làm Mặt trận Việt Minh như vậy là có thấy cái Mặt trận Việt Minh có liên hệ gì với
Ủy ban kháng chiến khơng ạ?

Có chứ, có họp hành suốt đấy chứ, mà Mặt trận Việt Minh tỉnh này, triệu tập lên, các huyện
lên họp, họp nói cái nội dung sắp đến, lo làm những cái việc gì để mà chuẩn bị chiến tranh
thế thơi, thì phải có họp hành chứ, chủ yếu là họp hành. Họp thời đó mình chưa có cái tun
truyền rộng rãi gì cả, họp thơi, họp xong lại về đấy, anh Việt Minh huyện lại triệu tập anh Việt
Minh xã lên truyền đạt lại.
Ý con hỏi là khi mà bác làm Mặt trận Việt Minh vậy đấy, của huyện đấy thì bác thấy cái Mặt
trận Việt Minh có liên hệ gì với Ủy ban hành chính kháng chiến khơng ạ?
Có liên hệ chứ, là một thôi.
Là một ạ?
Là một thôi, nhất trí với nhau hết.
Thế cụ thể, bác nói cụ thể cho con rõ thêm khơng ạ?
Ví dụ như thế này, tất cả là do Huyện ủy, lúc đó là Đảng lãnh đạo rồi, đã trực tiếp rồi, Huyện
ủy đầu năm, cuối năm hoặc là sáu tháng họp, họp thì có Mặt trận, có Cơng an, có Qn sự
đến họp. Thế Huyện ủy đặt ra nhiệm vụ ra sao, đánh giá cái sáu tháng vừa rồi thế nào, sáu
tháng sắp đến lại những việc gì, Mặt trận làm gì, Cơng an làm gì, Quân sự làm gì, thế thì về
cứ chấp hành thế, về tạo ra mà làm thôi, cũng như giờ, cũng gần giống như giờ rồi.
Thế bác biết gì về Ủy hành chính kháng chiến khơng ạ?
Hả?
Bác biết gì về Ủy ban hành chính kháng chiến của huyện khơng ạ?
Thì cứ quan hệ với nhau suốt đấy, hàng ngày cũng có quan hệ thì biết chứ sao khơng biết.
Ủy ban thì làm gì ạ?
Ủy ban thì lo chỉ đạo về chính quyền, cũng lo chỉ đạo, ơng ấy trực tiếp chỉ đạo sản xuất này,
chỉ đạo an ninh trật tự này, chỉ đạo cơng tác tun truyền văn hóa xã hội này, những cái đấy là
do Ủy ban. Mặt trận chỉ kêu gọi vận động nhân dân hưởng ứng những cái mà Ủy ban đề ra
thơi.
Thường thì các cái việc đó thì Ủy ban tự đề ra hay là dựa theo cái chủ trương hay là...?
Cũng dựa theo chủ trương chứ, dựa theo chủ trương của trên, của Chính phủ, của tỉnh, rồi thì
tùy theo cái tình hình trong cái huyện đó để mà mình tham gia thêm, bớt vào, thế thơi, thì
cũng như giờ thế thơi.
Thế bác cho con hỏi là cái khi mà chiến tranh nổ ra thì tại cái chỗ xã mình, địa phương mình

đấy có tiến hành tổ chức thu thuế không ạ?
Hả?
Tại địa phương mình khi mà có chiến tranh đấy, thì mình có tổ chức thu thuế khơng ạ?
Tổ chức gì?
Thu thuế ạ?
Thuế á, thuế thì lúc đấy chưa có chịu nhiều thuế nơng nghiệp, thì cứ thu thường xun thế
thơi, thuế nơng nghiệp. Cịn bn bán thì thu thuế ở các chợ thơi, chưa có những cái doanh
nhân để có mơn bài như giờ, chỉ có ít, lúc đấy nó ít, có gì người ta đưa đến chợ búa người ta

23


File #: 159
bán, thì họ thu thuế đi chợ đi búa, chứ cịn chưa có cái người đứng ra làm cái thương nhân
như sau này, ít.
Thế mình thu thuế thời đó là thu thuế chủ yếu thu cái gì ạ? Ví dụ nơng dân thì mình thu thuế
thì nơng dân nộp cái gì, cịn ở chợ thì họ nộp cái gì ạ?
Nơng dân thì người ta quy định một mẫu ruộng thế là thu bao nhiêu tiền.
Thường thì bao nhiêu ạ?
Không nhớ, cụ thể không nhớ lắm, theo quy đinh, luật quy định, mẫu hạng nhất là mấy, mẫu
hạng hai là mấy, mẫu hạng ba là mấy.
Thế thường nông dân họ nộp lúa hay nộp tiền ạ?
Nộp lúc đầu là tiền, mới đầu là tiền, nộp thóc là sau khi kháng chiến chống Pháp, được bốn,
năm năm đấy, thế khi đấy mình mới cần lương thực, thì huy động bằng lương thực, chứ lúc
đầu là bằng tiền.
Thế còn những người đi bn thì nộp gì ạ?
Hả?
Những người đi bn thì họ đóng cái gì ạ?
Đóng bằng tiền chứ gì.
Đóng bằng tiền ạ?

Đóng bằng tiền chứ.
Thế cái việc thu thuế đó là nó được tiến hành thường xuyên hay là sao ạ?
Có chứ, người ta liệt kê khoản này, đến tháng nào là thu, trong tháng hay tuần nào ta thu, thì
về kêu gọi đồng bào lo, thì đồng bào đấy là ai có thuế, nhiệm vụ nộp thuế thì đến ngay đình
làng mà nộp, cịn cán bộ thuế cũng về đó thì ơng ngồi đó ơng thu, có sổ có sách ơng ấy thu
thơi.
Thế bác có nhớ hồi đó cán bộ thuế là ai khơng ạ?
Hả?
Bác có nhớ hồi đó cán bộ thuế là ai không ạ?
Không, không nhớ, biết được, cán bộ thuế thì cứ thay đi đổi lại, năm này ơng này, năm khác
ơng khác, hắn có phải là vơ biên chế chính thức như sau này đâu. Hôm này anh này làm, mai
lại đổi cho người khác, bấy chưa phải là có cái cơ quan thuế như sau này, cho mãi đến năm
52, khi đấy mới lập cái Ty thuế chứ, thế lúc đầu cái đấy coi như trong xã, Ủy ban xã họ làm
thế thơi.
Thế thì khi chiến tranh nổ ra vậy thì bác thấy các hoạt động sản xuất, hoạt động buôn bán
của dân tại địa phương mình có thay đổi, có ảnh hưởng gì khơng ạ?
Ảnh hướng q đi chứ, hơm nay thì càn qt, mai thì hắn đánh chiếm thì nó ảnh hưởng q
tới sản xuất chứ.
Thế bn bán thì sao ạ?
Các cái, chậm chạp đi chứ lại có phải như bình thường bây giờ đâu.

24


File #: 159
Thế như vậy là hồi đó là cái chỗ mà địa phương mình đấy là thuộc cái vùng tạm chiếm, hay
là vùng địch chiếm hay là vùng tự do?
Cái chỗ xã tơi là cái vùng du kích.
Vùng du kích ạ?
Địch đến, rồi địch lại đi, mình đánh địch rồi thì là vẫn sản xuất chứ chưa phải là tạm chiếm,

nhưng mà cũng ảnh hưởng. Về lao động nông thơn một phần cũng phải lo canh gác này, đề
phịng địch đến này, cho nên cái lực lượng là cũng mất nhiều, tốn kém nhiều chứ, phải chia ra
mà canh gác các ngả, các đường, trèo lên trên cành đa cao, lập cái chòi trên đấy rồi canh
chừng xem địch nó có đến khơng, làm cái kẻng trên đấy, mà thấy địch nó cách ba cây số là cứ
đánh kẻng lên, mà cái loại đó cũng mất người, mất thì giờ.
Thế trong tồn xã vậy là có bao nhiêu người làm như vậy ạ?
Tùy theo đó, tùy theo cái trạm gác của mình, nếu mà làm hai, ba trạm gác thì tăng người lên,
mà một thì hai người thơi, thay đổi nhau, một người trèo lên trến đấy thì một người ở dưới
này, để thay đổi nhau trèo lên trèo xuống, người leo lên cao đấy.
Dạ bác cho con hỏi thêm, thế cái khi mà chiến tranh như vậy thì ở chỗ địa phương mình cán
bộ có thường xun đi họp, dự các cuộc họp ở cấp trên tổ chức khơng ạ?
Hả?
Khi mà chiến tranh nổ ra như vậy thì ở địa phương mình có nhiều cán bộ đi họp với cuộc
họp ở trên tổ chức khơng?
À có, theo từng đợt, từng việc, khi thì họp ngành này, khi thì họp ngành khác. Ở xã thì lên
họp ở huyện, cán bộ huyện thì cử đại biểu lên họp ở tỉnh, thì cái đấy thì phải họp thường
xuyên.
Họp vậy thì chủ yếu bàn về cái gì, bác có biết khơng ạ?
Hả?
Họp vậy chủ yếu bàn về cái gì bác có biết khơng ạ?
Họp thì ví dụ như, bây giờ có cái phong trào là địch sắp sửa càn quét, nắm được, tỉnh nắm
được cái chủ trương đó, thế tỉnh triệu tập cái huyện mà trong cái khu vực mà sắp sửa bị ảnh
hưởng đó, bàn lại. Ví dụ huyện bên này làm thế này, huyện kia làm việc kia, là một. Thứ hai
nữa là lương thực để chuẩn bị một cái cuộc chiến dịch đánh địch vào đó, thì họp lại để phân
cơng là, thế cái huyện Tun Hóa là phải làm cái gì, cung ứng bao nhiêu lương thực vào với
tỉnh, Quảng Trạch làm gì, Bố Trạch làm gì, chia nhau ra làm, đấy chuẩn bị đấy.
Thế cái khi đó tại xã mình có chịu trách nhiệm ni bộ đội chủ lực khơng ạ?
Hả?
Tại xã mình có việc ni dưỡng huấn luyện bộ đội chủ lực không ạ?
Huấn luyện ai?

Tức là tại xã mình có bộ đội chủ lực đóng tại xã khơng ạ?
Có, có.
Là đơn vị nào ạ?
Họ đóng, họ đến đóng khoảng năm, ba ngày thì họ đi thơi, chứ khơng phải đóng lâu dài, bây
giờ họ đến đánh từ Ba Đồn, thì trước đó là họ đơn vị trinh sát là về trước, về trước rồi sau đến

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×