Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

188c9dc102758af9cb8e165a72c58c648735_1479862471_danh_gia_va_chi_dao_cac_hoat_dong_doi_moi_giao_duc_nang_cao_chat_luong_vung_dac_biet_kho_khan_2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.9 KB, 5 trang )

UBND TỈNH LAI CHÂU
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 1155 /SGDĐT-GDTrH

Lai Châu, ngày 22 tháng 11 năm 2016

V/v Tiếp tục tổ chức, thực hiện các hoạt động
các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục
vùng đặc biệt khó khăn năm học 2016 - 2017

Kính gửi: Phịng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố.
Thực hiện Kế hoạch 539/KH-SGDĐT ngày 29/9/2016 của Sở Giáo dục và
Đào tạo về kế hoạch Kiểm tra các hoạt động đổi mới giáo dục vùng đặc biệt khó
khăn tại các huyện năm học 2016 - 2017, từ ngày 03/10/2016 đến hết ngày
12/10/2016, Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra tại các huyện Nậm Nhùn, Sìn
Hồ, Mường Tè. Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá những kết quả đạt được và yêu
cầu các đơn vị tiếp tục tổ chức, thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng
giáo dục vùng đặc biệt khó khăn cụ thể như sau:
I. Đánh giá chung
1. Ưu điểm
- Các đơn vị đã cơ bản chủ động nắm vững quan điểm chỉ đạo của ngành
và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý trong việc nâng
cao chất lượng giáo dục; nâng cao chất lượng các mơn văn hóa cơ bản, trong đó tập
trung các mơn Tốn, Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh lớp 9.
- Đã có chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nâng cao chất lượng
giáo dục; xác định được nhiệm vụ công tác trọng tâm, trọng điểm.
- Đã mạnh dạn và chủ động hơn trong việc vận dụng phân phối chương


trình để biên soạn tài liệu giảng dạy cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy
hướng tới kết quả đầu ra.
2. Hạn chế
a) Về công tác quản lý
- Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, một số đơn vị làm chưa tốt
như: Cách thực hiện xây dựng kế hoạch chưa hợp lý; chưa đánh giá đúng thực trạng
của nhà trường (kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân); việc xác định
mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cịn chung chung chưa mang tính chiến lược, chưa sắp
xếp theo thứ tự ưu tiên. Các giải pháp thực hiện chưa bám sát mục tiêu, còn mang
tính hình thức, tính khả thi khơng cao đồng thời chưa quan tâm nhiều đến công tác
nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng hai mặt giáo dục, nhất là đối tượng yếu.
- Việc xây dựng các quy chế, quy định tổ chức các hoạt động trong nhà
trường chưa khoa học, còn thiếu một số nội dung khi thực hiện nhiệm vụ; tính

1


hiệu lực thi hành của các quy chế chưa cao. Công tác thi đua khen thưởng chưa
cụ thể, chưa gắn với hiệu quả thực hiện nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên.
- Phân công thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ, giáo viên và nhân viên chưa
rõ ràng. Kế hoạch tháng cịn hình thức, chưa cụ thể đến nội dung hoạt động, đối
tượng và hình thức hoạt động…, chủ yếu là kể việc.
b) Việc nâng cao tỉ lệ chuyên cần và huy động học sinh ra lớp và thực
hiện công tác bán trú
- Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp, và tỷ lệ chuyên cần thấp, đặc biệt là thời
điểm mùa vụ và mùa đông. Thực hiện chưa triệt để vai trò tham mưu cho Đảng
ủy, UBND xã trong việc phối hợp huy động học sinh ra lớp và nâng cao tỷ lệ
chuyên cần.
- Các hoạt động bán trú như hướng dẫn học sinh lao động và giáo dục kĩ
năng sống chưa được quan tâm thường xuyên; một số trường thực hiện chưa

đúng các khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (hồ sơ lưu thiếu, lưu mẫu
thức ăn chưa đúng quy định...).
c) Về công tác tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy, học
- Nội dung sinh hoạt chun mơn của tổ cịn sơ sài, chưa bám sát tình
hình năng lực đội ngũ và nhận thức của học sinh, chưa đánh giá cụ thể những ưu
điểm, tồn tại, nguyên nhân… để có giải pháp tổ chức thực hiện.
- Việc xây dựng khung nội dung ôn tập và kế hoạch dạy phụ đạo, ôn tập ở
một số đơn vị còn chưa phù hợp, chưa bám sát định hướng chỉ đạo của cấp trên.
- Giáo viên chưa nắm được kĩ năng vận dụng phân phối chương trình và
khung nội dung ôn tập để biên soạn các chủ đề dạy học, kế hoạch dạy học. Trong
từng chương, từng chủ đề, từng bài giảng chưa thể hiện được trọng tâm kiến thức
và mức độ cần đạt của học sinh.
- Việc thiết kế bài giảng lên lớp và biên soạn đề kiểm tra của giáo viên
còn yếu về các kĩ năng: xác định mục tiêu, trọng tâm kiến thức, phương án tổ
chức các hoạt động học tập, xác định các cấp độ tư duy mà học sinh cần đạt
được. Trong quá trình giảng dạy, cách đặt câu hỏi, chốt kiến thức còn chưa hợp
lý, cách khai thác kiến thức chưa đảm bảo theo phương pháp bộ mơn, hình thức
dạy học đơn điệu, chưa áp dụng các phương pháp dạy học tích cực.
3. Nguyên nhân
a) Về khách quan
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa ở nhiều nơi, đặc biệt là
các vùng khó khăn chưa thực sự đảm bảo; một số đơn vị còn thiếu giáo viên và
nhân viên; giáo viên ngồi cơng việc giảng dạy cịn kiêm nhiệm cơng tác quản
lý, chăm sóc và ni dưỡng học sinh.
- Học sinh chưa đủ có đồ dùng học tập để đảm bảo theo yêu cầu mỗi bài học,
chưa được rèn tốt nề nếp học tập. Tỷ lệ chuyên cần chưa cao đặc biệt trong các thời
điểm mùa vụ, thời điểm đầu năm học và các dịp lễ tết.
2



b) Về chủ quan
- Năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện của cán bộ quản lý
còn hạn chế. Việc xây dựng kế hoạch, quy định - quy chế, phân công nhiệm vụ
và tổ chức các hoạt động của nhà trường chưa khoa học.
- Chưa huy động được các nguồn lực (về con người, về điều kiện sinh hoạt,
về cơ chế chính sách, sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự ủng hộ, đồng
thuận của phụ huynh học sinh) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại trà.
- Công tác tham mưu của ban giám hiệu đối Đảng ủy, chính quyền địa
phương trong việc huy động học sinh ra lớp và nâng cao tỉ lệ chuyên cần chưa
thật sự hiệu quả, công tác tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh và nhân
dân trong việc cho con em đến trường chưa đảm bảo. Chưa tổ chức được nhiều
hoạt động nhằm thu hút học sinh đến trường.
- Giáo viên yếu về phương pháp giảng dạy và kĩ năng xây dựng kế hoạch
dạy học, thiết kế bài giảng, đề kiểm tra đánh giá và chưa có biện pháp phù hợp
để động viên, khích lệ học sinh.
II. Những việc cần làm ngay về công tác nâng cao chất lượng giáo dục
vùng đặc biệt khó khăn
Thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng vùng
đặc biệt khó khăn, trong đó ưu tiên tập trung thực hiện các nội dung cần khắc
phục ngay trong năm học, cụ thể như sau:
a) Đối với các trường mầm non
- Bổ sung, hoàn thiện kế hoạch năm học và kế hoạch chuyên môn.
- Gắn thi đua khen thưởng gắn với yêu cầu giáo viên phát âm đúng và tiếp
tục thực hiện chuyên đề “Khắc phục lỗi phát âm tiếng Việt”.
- Tiếp tục đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn (trao đổi thảo luận nội
dung, kiến thức, phương pháp dạy trẻ theo đối tượng và tổ chức các tiết dạy
chuyên đề cho giáo viên tham khảo, bồi dưỡng năng lực xây dựng thực hiện kế
hoạch giáo dục phù hợp với trẻ).
- Duy trì biện pháp ơn tập cho giáo viên chưa đạt yêu cầu.
- Tiếp tục phối hợp tốt giữa gia đình với nhà trường chăm sóc trẻ suy dinh

dưỡng và thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động. Chú trọng tổ chức
các hoạt động vui chơi, trải nghiệm, khám phá và hoạt động tập thể để rèn tính
tích cực, mạnh dạn, tự tin cho trẻ.
b) Đối với các trường tiểu học
- Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học,
trong đó thể hiện rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục, tập trung nâng cao chất lượng học sinh chưa hồn thành chương
trình lớp học.
- Tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương thực hiện việc huy động
học sinh ra lớp.
3


- Sắp xếp lớp học phù hợp theo năng lực học tập của học sinh và đặc điểm
của nhà trường, giao chỉ tiêu chất lượng cần đạt cụ thể từng tháng cho mỗi lớp
học, tăng cường rèn luyện các kỹ năng: trả lời, âm lượng khi phát âm... và ý thức
tự giác học tập, giữ gìn đồ dùng học tập. Tổ chức các hoạt động giao lưu cho
học sinh để nâng cao các phong trào thi đua.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giúp đỡ giáo viên đảm bảo hiệu quả, phê
duyệt nội dung bài học và thực hành giảng dạy trên lớp của giáo viên.
c) Đối với các trường THCS
- Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học,
trong đó tập trung nâng cao chất lượng lớp 6 và 9, chú trọng nâng cao chất
lượng các mơn Tốn, Văn, Sử, Tiếng Anh đồng thời chú trọng nâng cao chất
lượng đội ngũ. Kế hoạch tuần, tháng phải đảm bảo cụ thể, phân công, phân
nhiệm “rõ người, rõ việc, rõ thời gian thực hiện”. Biên chế lại thời gian năm
học đối với lớp 9, ưu tiên việc đảm bảo thời gian cần thiết cho ôn tập, thi học kì
I, học kì II và cuối năm. Nghiên cứu chuyển đổi hình thức dạy học từ 1
buổi/ngày sang 2 buổi/ngày.
- Xây dựng lại các quy định - quy chế: Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;

thi đua khen thưởng kỉ luật; tổ chức các hoạt động trong nhà trường; các quy
định về tổ chức các hoạt động bán trú theo hướng thiết thực, hiệu quả, đảm bảo.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động sinh hoạt bán trú phù hợp và khoa
học đồng thời tăng cường rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
- Tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục cấp xã, kèm theo
phân cơng nhiệm vụ các thành viên, trong đó thể hiện rõ nhiệm vụ, trách nhiệm
phụ trách bản về huy động học sinh ra lớp và nâng cao tỉ lệ chuyên cần gắn với
việc đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức cuối năm.
- Xây dựng lại phân phối chương trình, khung nội dung ơn tập theo định
hướng dạy học theo chủ đề, ưu tiên tăng thời lượng thực hành giúp học sinh
rèn kĩ năng làm bài, trình bày ý tưởng, thể hiện quan điểm, nhận thức của bản thân
hướng tới phát triển năng lực người học một cách hiệu quả nhất.
- Chú trọng quy trình thiết kế một bài giảng trước khi lên lớp và thực hành
giảng dạy trên lớp của giáo viên. Trong quá trình thiết kế bài giảng cần vận dụng
một cách linh hoạt, hiệu quả khơng nhất thiết phải đúng trình tự tiếp cận như
sách giáo khoa đã nêu.
- Tăng cường thảo luận tổ nhóm chuyên môn theo hướng “nghiên cứu bài
học”: tập trung xây dựng kế hoạch dạy học, thiết kế bài giảng, tổ chức các hoạt
động dạy học và kiểm tra đánh giá...
d) Đối với các phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện
- Thành lập tổ tư vấn (chuyên gia) về xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm
vụ năm học; xây dựng các quy định - quy chế trong nhà trường; tổ chức dạy học
theo đối tượng vùng miền đáp ứng mục tiêu giáo dục; tổ chức các hoạt động bán
4


trú; huy động học sinh ra lớp và nâng cao tỷ lệ chun cần. Nhân rộng mơ hình
trường dạy học 2 buổi/ngày.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, tư vấn, giúp đỡ các đơn vị trường vùng đặc
biệt khó khăn. Trong đó tập trung và các nội dung sau:

+ Huy động học sinh ra lớp và nâng cao tỷ lệ chuyên cần.
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, các quy định - quy chế,
phân công, phân nhiệm phù hợp điều kiện của đơn vị và đáp ứng yêu cầu của các
cấp quản lý theo định hướng chỉ đạo của ngành.
+ Nâng cao hiệu quả công tác bán trú.
+ Tổ chức các hoạt động giảng dạy của giáo viên, trong đó chú trọng tư vấn
các kĩ năng: Vận dụng phân phối chương trình và khung nội dung ôn tập để biên
soạn kế hoạch, tài liệu dạy học theo chủ đề; biên soạn đề kiểm tra theo 4 cấp độ
tư duy; cách đặt câu hỏi và chốt kiến thức trong quá trình giảng dạy trên lớp;
cách xác định mục tiêu, trọng tâm trong từng bài, từng chương, từng chủ đề.
- Quan tâm điều động bổ sung giáo viên có kinh nghiệm, tăng cường đầu
tư cơ sở vật chất, đồ dùng học tập cho học sinh nâng cao chất lượng dạy và học.
- Tổ chức, thực hiện những việc cần làm ngay ở các cấp học để nâng cao
chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn.
Trên đây là công văn chỉ đạo tiếp tục tổ chức, thực hiện các hoạt động
nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn năm học 2016 - 2017, Sở
GD&ĐT yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong q trình
thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở GD&ĐT (qua Phòng
GDTrH, số điện thoại 02313876408) để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Sở;
- Các phòng CM, NV Sở;
- Website ngành;
- Lưu VT, GDTrH.

KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
(Đã ký)


Đinh Trung Tuấn

5



×