Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

158

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.83 KB, 29 trang )

File #: 158
158
Sinh năm 1925 tại khu phố Đồng Hải – Thị xã Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình.
Chức vụ trong kháng chiến chống Pháp: Phụ trách tổ Thanh niên cứu quốc đường phố
trong cách mạng tháng Tám 1945; Sau cách mạng tháng Tám đi dạy học ở trường Tiểu
học Đồng Hới và trường Tiểu học Trung Bính; Phụ trách đội tuyên truyền chuẩn bị
kháng chiến ở Đồng Hới từ tháng 3/1947; Ủy viên chấp hành Tỉnh đoàn Thanh niên cứu
quốc Quảng Bình (1948 – 1952); Phịng bảo vệ chính trị của ty Cơng an tỉnh Quảng
Bình từ năm 1952.
Hn chương Quân công hạng ba, Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng ba,
Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy chương vì an ninh tổ quốc, Huy
hiệu 50 năm tuổi Đảng
Phỏng vấn ngày 10 tháng 12 năm 2009, tại nhà ông ở Tổ 5 – Tiểu khu 3 – phường Đồng Sơn
– Thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình
Người thực hiện phỏng vấn: Trương Cơng Huy – Trịnh Thị Lệ Hà.
[Ơng 158 cịn rất khỏe và minh mẫn, trí nhớ tốt. Cuộc phỏng vấn có bị chen ngang một lúc vì
có sự hiện diện của người con trai của ơng. Gia đình ơng có vẻ rất khá giả. Ông tiếp nhóm
phỏng vấn với thái độ hết sức vui vẻ và nhiệt tình. Cuộc phỏng vấn chia làm hai phần ghi âm
vì lý do kỹ thuật nhưng bản đánh máy được gộp vào làm một.].
Tụi cháu là cộng tác viên.
Nói to to lên, ơng có hơi nặng, nặng.
Tụi cháu là bên cộng tác viên của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đấy bác, Hội đang thực
hiên cái đề tài về lịch sử bộ máy nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thời chống Pháp, đề
tài này tiến hành trên khắp cả nước, thì tụi cháu là quê ở Quảng Bình cho nên là cũng nhận
về, để vừa tìm hiểu, về hỏi chuyện các bác ở Quảng Bình để vừa cũng hiểu thêm về quê mình
nữa, và cũng để lấy cái tư liệu cho cái đề tài đó đấy bác, thì cháu được một số bác như là
bác Thiết, bác Phan Xuân Thiết đấy?
Phan Xuân Thiết là Chánh văn phòng ở Tỉnh ủy đấy.
Dạ bác Thiết tụi cháu cũng gặp rồi, bác Thiết cũng giới thiệu sang bác nữa, rồi là bác, hồi
sáng cháu mới gặp bác Lê Thược?
Bác nào nữa?


Dạ bác Lê Thược?
À Lê Thược, Lê Thược cũng mù hai mắt rồi.
Dạ hồi sáng tụi cháu cũng mới gặp bác Thược thì bác Thược cũng giới thiệu sang bác, và
bác Nguyễn Văn Quang nữa, bác có biết bác Nguyễn Văn Quang khơng?
Nguyễn Xn Quang.
Nguyễn Văn Quang?
Ơng Quang hả, ông Quang ở Gia Lý phải không?
Dạ nhưng mà bác ấy ở Bắc Lý chứ?
À Bắc Lý phải không, Quang mà làm cây cảnh chứ gì.

1


File #: 158

Dạ con thấy bác Quang là cán bộ lão thành hồi trước đấy bác?
À, nhưng mà đứa con chứ.
Dạ hơm bữa cháu đã gặp bác Quang đấy?
À có gặp chứ, đã gặp ơng Quang chưa?
Gặp rồi?
Cái gì Quang.
Nguyễn Văn Quang?
Nguyễn Văn Quang à, người ở đâu nhỉ?
Dạ hồi trước ở Lệ Thủy đấy bác?
À Quang đấy hình như làm cây cảnh nhiều lắm đấy, đến nhà chưa.
Dạ, cháu đến nhà con gái của bác đấy?
À con gái à.
Ở dưới Đơng Phú?
À thế à, thế cịn bác đã về đó chơi hay là bác đấy ở Bắc Lý.
Dạ, ở Bắc Lý nhưng mà bây giờ nhà ở Bắc Lý đang sửa hay là đang xây gì đấy?

Bác, bác ở bên con gái à.
Dạ cho nên về nhà con gái?
À Nguyễn Xn Quang trước là Phó Văn phịng của Tỉnh ủy, mà nhà bác ấy ở trên Bắc Lý là
cây cảnh nhiều lắm.
Tụi cháu chưa đến nhà ở Bắc Lý?
À gặp Thược, gặp ông Lê Thược phải không, rồi gặp Phan Xuân Thiết phải không, rồi gặp
ông Nguyễn Văn Quang, rồi gặp ai nữa?
Thì tụi cháu có đến nhà bác Đinh Văn Ích nữa?
À Đinh Văn Ích đã đến chưa.
Dạ đến rồi nhưng mà bác Ích đang cịn bị bệnh nên là tụi cháu chưa nói chuyện được, có đến
nhà rồi?
Bác Ích thì bác biết, ở bên này này.
Dạ tụi cháu có đến nhà bác Ích rồi?
Mới, mới gặp rồi đấy hả, mới đi đấy à?
Đi hôm trước đây nhưng mà bác đang bị bệnh, bác Ích đang bị sốt, bác Ích có hứa là nói
chuyện với tụi cháu rồi, nhưng mà tại đến hẹn hơm sau đến, thì hơm sau tụi cháu đến thì bác
Ích bị sốt cho nên là chưa nói chuyện được?
À, như vậy là các cháu đã hẹn gặp các bác hết cả rồi à.
Dạ tụi cháu gặp được có một số bác, có bác Trần Văn Rê nữa?
Bác nào nữa?

2


File #: 158

Bác Trần Văn Rê?
À Trần Văn Rê.
Rồi Lại Văn Ly.
À Lại Văn Ly, rồi ai nữa.

Bác Lê Quảng Toản, bác có biết khơng?
Hả?
Lê Quảng Toản?
Lê Quang Toản, Lê Quang Tập đấy, ơng ấy tên là Tồn tức là Định nữa.
Với có gặp bác Nguyễn Thị Duyên nữa?
Ai?
Bác Nguyễn Thị Duyên ở bên Bảo Ninh đấy?
À, bà, bà Duyên hả, bà ấy là nguyên là Chủ tịch thành phố ở thị xã Đồng Hới.
Thì tụi con cũng, tụi con cũng mới về cho nên mới gặp được mấy người đó thơi ạ?
Nhưng mà cái nội dung ra sao?
Dạ nội dùng là tụi cháu muốn tìm hiểu chủ yếu là về vấn đề hành chính đấy bác, chủ yếu là
cái thời kỳ mà 45 - 54 bác ạ?
45 - 54 hả, à thời kỳ đó, thời kỳ trong kháng chiến chống Pháp đấy. Ngồi đấy có tiện khơng
hay là ngồi qua bên này, sang bên này ngồi, chú ở quê mơ, q mơ?
Dạ con q ở Nghệ An ạ. Cịn cháu thì cũng ở dưới Nam Lý đấy?
Cơ là q ở đâu.
Quê ở đây, cháu ở Nam Lý?
Ở Nam Lý à, thơi bây giờ u cầu như thế nào thì cho bác biết?
Dạ trước tiên là bác cho con biết là cái đầy đủ họ tên của bác ạ?
Bác là 158.
Bác sinh năm mấy hả bác?
Sinh năm 25, 1925, quê ở Đồng Hải, khu phố Đồng Hải.
Đồng Hải ạ?
Đồng Hải, Đồng Hới, Quảng Bình.
Trước đây bác sinh ra ở đâu ạ?
Sinh ra cũng ở Đồng Hới.
Ở tại khu phố Đồng Hải đây luôn hả bác?
Khu phố Đồng Hải.
Thế bác cho con hỏi là, trước đây là ông bà sinh ra bác là làm nghề gì ạ?


3


File #: 158
Ơng thì là dân thường thơi, bà thì buôn bán nhỏ, thuộc loại dân nghèo ở thị xã, dân nghèo ở
khu phố Đồng Hới.
Thế gia đình bác là có mấy anh em ạ, tức là ơng bà sinh ra mấy anh em?
Của ông à, anh chị em của ông hả, anh chị em của ông như vậy là 5 người, 2 trai, 3 gái. Anh
đầu, bác là con út, gái út, trên bác là bác Nhâm, Nhâm là bị bệnh do đó cho nên là chết rồi,
trên cách bác, chết rồi còn lại bác là út, bây giờ chỉ cịn lại bác. Trong kháng chiến chống
Pháp thì là bác đi tham gia kháng chiến xong rồi năm 54 là hịa bình lập lại bác về Phú Quang
ở huyện Bảo Ninh, thì chỉ cịn có mẹ, rồi mẹ cũng qua đời, rồi chị em rồi cũng qua đời, bây
chỉ cịn một mình bác.
Vậy bác cho con hỏi là hồi nhỏ bác có được đi học khơngạ?
Hả?
Hồi nhỏ bác có được đi học khơng ạ?
À hồi nhỏ bác có đi học, bác đi học, thời kỳ học chữ quốc ngữ thầy hương sư đấy là như thầy
trong làng đấy, rồi cũng có học chữ Hán một thời gian, sau lại học Prime, tức là bằng tiểu học
đấy, rồi học thêm hai năm về trung học, bấy giờ thì bác cái trình độ văn hóa nó thế.
Thế bác cho con hỏi là bác bắt đầu học từ khi nào ạ?
Hả?
Bác bắt đầu học từ khi mấy tuổi ạ?
À bác học lúc đó là 10 tuổi rồi đấy, bắt đầu học, học chữ Quốc ngữ, thầy trong làng đấy, gọi
là hương sư đấy, bác có học chữ Hán nữa. Cho đến năm 15, 16 tuổi thì vào trường tiểu học
Đồng Hới, thì thời kỳ đó là học từ lớp 5, thời kỳ đó thằng Pháp là cịn Ê lê măng tanh đấy, tức
là lớp 5 cho đến tiểu học, còn là đậu Prime rồi thì là học thêm hai năm trung học nữa, lúc đó
là gia đình nghèo cho nên khơng đi vào Huế chứ, thời kỳ đó sau học Prime rồi là thì là học
thêm thì vào Huế học, theo học ra Vinh học, nhưng mà thời kỳ đó là gia đình của bác là
nghèo, nên là khơng đi được, mà bác lúc bấy giờ là phải đi dạy, thời kỳ đó là bác đang đi dạy,
năm 19 tuổi bác đi dạy, dạy sau Cách mạng tháng 8 thì, trước Cách mạng tháng Tám thì cũng

có đi dạy, sau Cách mạng tháng Tám đấy là trong cái, người ta bổ dụng bác đi dạy, dạy từ, từ
ngày đấy.
Dạ bác cho con hỏi là, như vậy là cái năm mà bác nghỉ học là năm mấy bác nhỉ?
Nghỉ học từ năm 44.
Bốn tư ạ?
Bốn mươi bốn đấy, là học cho đến năm 44 là đến qua năm 45 là tham gia cách mạng, thời kỳ
đấy là chuẩn bị là Tổng khởi nghĩa đấy.
Năm 45 là bác chính thức tham gia cách mạng ạ?
Ừ, à bác tháng 5 năm 45 là bác tham gia rồi.
Thế hồi đó ai vận động bác tham gia hả bác?
Lúc đấy là có, ở đây là có ơng Hoàng Văn Diễm.
Hoàng Văn Diễm ạ?

4


File #: 158
Ừ Hoàng Văn Diễm là, coi như là cũng là cái hạt nhân của Đồng Hới, là chung cịn Quảng
Bình là riêng, à Quảng Bình là chung Đồng Hới là riêng, ông ấy là ở bên, là ở trước ở đây, ở
trong cái Đồng Hới.
Hồi đó ơng Hồng Văn Diễm là làm gì hả bác?
Làm Chủ tịch của Quảng Bình thời năm 45 khởi nghĩa xong.
Tức là cái khi mà ơng Hồng Văn Diễm này là đi vận động bác là ơng ấy làm cái gì?
Ơng ấy là coi là một cái chủ hiệu buôn của tây ở Ba Tri, một hiệu buôn thuốc Tây ở Đồng
Hới, mà ông ấy quê ở Quảng Điền, Quảng Điền, Thừa Thiên đấy, ơng ấy ra đây, ơng ấy là bị
tù ngồi kia thì ơng ấy ra tù thì ơng ấy về hoạt động ở Đồng Hới, ra thì ơng ấy về đây, ở Đồng
Hới, mà người thì, nhà bn thuốc Tây ở tại Đồng Hới.
Dạ thế cái khi mà, ơng Hồng, Hồng Văn Diễm này đến vận động bác thì ơng ấy nói sao ạ?
Lúc đó thi coi như ơng cũng mở một cái, ngoài cái vấn đề cái hiệu pháp ma chi, tức là hiệu
thuốc Tây để mà bán để mà giúp, thế còn ấy còn mở thêm một cái hiệu sách, gọi là hiệu sách

Đông Phương, trước Cách mạng tháng Tám đấy, cho cái đưa cháu mà đứng hiệu sách đấy để
mà bán, mà đồng thời cũng thu hút cái thanh niên, và cái trí thức nọ kia ở cái Đồng Hới, đến
xem mua sách rồi là đọc sách rồi nọ kia, thì là bác thơng qua đó, là ông cũng có cái tuyên
truyền, và một số thanh niên ở trong Đồng Hới, nhưng cịn ít, trực tiếp ngày xưa là bác rồi là
ông Tú là coi như các vị tiền khởi đấy, vị lão thành tiền khởi của Đồng Hới đấy là tuyên
truyền, cho nên là với một số thanh niên nọ kia trong thị xã, như là anh Nguyễn Quang Triệu
rồi anh Nguyễn Xá, Nguyễn Xuân Hoàng hay bạn bè ngày xưa cùng tang lứa với bác, trong
cái lúc đó cũng thành cái thanh niên quốc thần rồi, mà bác là, là cũng được mấy cái vị đó, vị
kia là tuyên truyền, cho nên là bác, vừa là tuyên truyền, nhưng đồng thời vừa là thông qua cái
hiệu sách Đông Phương là để mà nghiên cứu các cái loại sách mà thời kỳ đó bác cịn nhớ là
cái, cái quyển của Bác Hồ đấy, khi đó là Sửa đổi lề lối làm việc đấy, là gì đó trách nhân,
quyển, quyển mà cơ có biết, anh có biết.
Dạ con không biết?
Gọi là, coi như đầu chữ là gọi là Sửa đổi đường lối làm việc, của Bác Hồ đấy, thời kỳ đó là có
cái quyển đấy, cho nên là bác cũng nghiên cứu quyển đó và đồng thời sách về Mác - Lênin về
nọ kia là mang để biếu bác, thì bác xem thì nọ kia, thì bác rút ra và nhận thức và đồng thời
cái tuyên truyền của các vị đó thì bác cũng tham gia thơi, mà lúc đó cái phong trào Thanh
niên Cứu quốc thì, tuy là nhỏ hẹp nhưng mà thấy rất là dễ tiếp thu về cái vấn đề đấy.
Thế bác cho con hỏi là cái đội Thanh niên Cứu quốc này ra đời vào tháng mấy ạ?
Ra đời thì là trước Cách mạng tháng Tám, nhưng mà ở cái Đồng Hới đấy là cũng là sau năm
44 ngồi kia là có rồi, có phong trào rồi, thời kỳ đó là coi như gọi là Thanh niên Cứu quốc
của tỉnh Đồng Hới, của Quảng Bình nói chung và cái Đồng Hới nói riêng. Năm 44 là du nhập
vào cái Đồng Hới là năm đấy, và sau đó là bác tham gia vào cái Đoàn Thanh niên Cứu quốc
của thị xã, mà cái Thanh niên Cứu quốc này nó thuộc vào cái thị bộ của Việt Minh, gọi là thị
bộ Việt Minh của thị xã, nó nằm ở trong cái tổ chức đó, trong cái tổ chức của là thị bộ Việt
Minh của thị xã Đồng Hới bấy giờ đấy, là gồm nhiều cái đồn thể Cứu quốc, trong đó có cái
Thanh niên Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc, rồi Công nhân Cứu quốc, rồi là Nông dân Cứu
quốc, nọ kia vân, vân, Phụ lão Cứu quốc, đấy những cái tổ chức đấy nó nằm trong cái thị bộ,
gọi thị bộ Việt Minh của thị xã Đồng Hới, với sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, lúc bấy giờ mà
đang cịn bí mật, đang rất bí mật, đấy.

Thế lúc này ngồi cái Thanh niên Cứu quốc thì có cái lực lượng nào nữa khơng bác?

5


File #: 158
Có đấy, mấy cái lực lượng đó, Cơng nhân Cứu quốc này, rồi Phụ lão Cứu quốc này, Phụ nữ
Cứu quốc này.
Những cái, những cái lực lượng này là có trước cách mạng ạ, hay là sau cách mạng ạ?
À lực lượng này là trước, trước Cách mạng tháng Tám thành cơng.
Vậy bác tham gia vào...?
Đã hình thành, à bác tham gia tháng 5 năm 45.
Là bác là Thanh niên hay là...?
Thanh niên đấy, vào tham gia Thanh niên trong cái mặt trận này, trong cái thị bộ Việt Minh
này.
Vậy lúc tham gia vậy bác có hiểu về cách mạng là gì khơng bác?
À lúc đó à, lúc đó thì cũng có hiểu rồi chứ, lúc đó coi như gọi là Việt Minh rồi đấy, coi như
cái Mặt trận Việt Minh, cũng nhằm mục đích để chống chủ nghĩa đế quốc, chống thực dân,
phát xít Nhật, Pháp về khi nó diễn ở trong cái thị xã, cho nên bác cũng giác ngộ từ đó. Thấy
cái hoạt động tội ác nọ kia, thấy cái hoạt động của giặc Pháp, rồi là phát xít Nhật nọ kia, hắn
hành hạ nó kia, rồi gây tàn khốc trong thành phố đấy, nhất là cái nạn đói 45 của mình đấy,
nạn đói 45 là gây nhiều người thương vong, người chết nọ kia là dọc đường phố là tháng nào
cũng chết.
Thế cái khi mà bác ở Đồng Hới bác có nghe gì đến cái việc mà Nhật đảo chính khơng ạ?
Hả, à cái lúc đó là thì coi như là cũng giác ngộ rồi, thì tham gia để chuẩn bị cho cái Tổng
khởi nghĩa đấy, khởi nghĩa năm, tháng Tám năm 45 đấy.
Nhưng mà trước đó bác có nghe gì đến cái việc mà Nhật đảo chính Pháp khơng ạ?
À có chứ, thời kỳ đó là coi như Nhật là vào tước vũ khí của thằng Pháp, ở tại Đồng Hới nó
nó cũng vào, rồi tiếp đến là cái Tưởng Giới Thạch đấy.
Đó là sau...?

Cũng là vào Đồng Hới, để là giải giáp quân Nhật, nhưng mà cái lực lượng đấy, coi như thời
kỳ đấy là coi như là quân của Tưởng Giới Thạch đấy là quân của Đồng minh, nó là vào Đồng
Hới cũng là nhằm là để giải giáp Nhật. Còn thằng Nhật đấy thì làm trước, thằng Nhật đấy thì
giải giáp là thằng Pháp, thực dân Pháp, đảo chính là coi như là đảo chính Nhật đấy mà, thằng
Nhật nó làm cái cuộc đảo chính, lật đổ thằng Pháp, sau đó thằng Nhật là cái trị mình, thời kỳ
đó gọi là Đại Đông Á đấy, Nhật, là tiếp đến đấy là Tưởng Giới Thạch nó nằm ở trong cái
Đồng minh, nằm ở trong Đồng minh, cho nên là thằng Tưởng Giới Thạch, chỉ huy Tưởng
Giới Thạch thì nó cũng tạo, nó cũng giải thốt thằng Nhật, phát xít Nhật, rồi sau đó mình
nhân cái cơ hội đó, cho nên là Trung ương thời kỳ đó là, Nhật với Pháp nó đánh nhau là thời
cơ của chúng ta, như bác Trường Chinh là có một kết luận về vấn đề đó, họ đã nhận định như
vậy, họ nói cho nên ta chớp lấy cái thời cơ, Nhật Pháp đánh nhau, nó cùng hành động với
chúng ta, thì lúc đó là chúng ta, trở lại cái vấn đề là Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền trong
tay thằng Nhật.
Thế khi mà có cái chỉ thị Nhật - Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta đó thì ở Đồng
Hới mình có, có cái chủ trương gì khơng bác?
Họ có tiếp thu được cái tinh thần đó, do đó cho nên cũng là cũng có chủ trương cũng chuẩn bị
mà khởi nghĩa đấy, Tổng khởi nghĩa theo cái lệnh của toàn quốc đấy, nhưng mà ở Quảng
Bình đấy là tiếp thu sau, do đó cho nên đến ngày 28, thường là coi như 19 tháng Tám là toàn

6


File #: 158
quốc Tổng khởi nghĩa, nhưng mà ở Quảng Bình đấy thì là tiếp thu, thì lệnh của Trung ương
chậm, do đó cho nên là mãi đến tận ngày 28 tháng 8 năm 45 mới là tiến hành cướp chính
quyền.
Thế khi cướp chính quyền vậy là bác có tham gia không ạ?
À tham gia chứ, bác tham gia trong cái đội ngũ Thanh niên và dân quân tự vệ và cùng với
nhân dân ngoài kia là vào, ở ngoài kia là giải giáp cái thằng Nam triều đấy, là vào để cướp
chính quyền ngồi kia để mà lập lại cái nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác tuyên bố ngồi

kia, ta là cướp chính quyền ngồi kia rồi.
Thế cái khi mà cướp chính quyền vậy có xảy ra xơ xát nổ súng đánh nhau khơng bác?
Lúc đó là thằng Nhật vẫn cịn, qn Nhật đang cịn đóng ở trong thành đấy, trong thành Nội
đấy, trước đây gọi cái trong thành là trong, cịn mình ở ngồi thì gọi là ngồi này, thế trong
thành Nội là, là có các cơ quan của thằng thực dân Pháp trước cái trị mình, nó đóng ở trong
đó, hoặc như là cái trại lính của Nhật, của Pháp nó đóng, đóng ở trong thành đấy, thì lúc bấy
giờ thì coi như mình có cái vận động nọ kia, thì cái binh sĩ của Nhật hay của Pháp, do đó cho
nên nó đầu hàng mình, vì nó ở bên chính quốc nó đã đầu hàng Đồng minh rồi, Nhật đấy mà,
lúc bấy giờ là thằng Nhật, thì sau đó mình là vận động nó, nọ kia cho nên là mình vào thì
khơng có cái tiếng súng, mình cũng đề phịng cái vấn đề là có thể bất quá này kia nó có thể
nó nổ súng, nhưng mà sau đó qn của mình vào, dân của mình vào ngồi kia để mà cướp
chính quyền ở trong thành Nội đấy, thì là khơng thấy phản lại gì cả.
Bác kể lại cái ngày mà đi cướp chính quyền đó cho tụi cháu nghe được khơng bác?
Ngày đó là coi như bác cũng là trong cái hàng ngũ của thanh niên, nhân dân của thị xã, của
thành phố Đồng Hới, và phối hợp vói các cái mũi, của các cái huyện. Ví dụ như huyện Quảng
Ninh này, cũng có một cái tầng lớp là dân quân tự vệ, rồi thanh niên rồi nhân dân nọ kia, của
các cái huyện xung quanh, ví dụ như ở trên Quảng Ninh về, rồi là ở Bố Trạch vào, rồi là ở
bên Bảo Ninh qua, ngoài kia là hội họp các cái cánh như vậy, hội họp cùng với cái nội thị rồi
vào, rồi là vào như vậy là, rồi là sáng tờ mờ ngoài kia là quân đã kéo vào áp sát xung quanh
thành rồi, do đó cho nên đến năm giờ là mình vào trong thành rồi, mình vào đó thì coi như
nói chung là cái cơ quan hành chính của Nam triều đấy mà, cũng như là của Nhật thì nó đã
đầu hàng rồi, thằng tuần, gọi là tuần phủ Nguyễn Thơ, tên là Nguyễn Thơ đấy, thì nó cũng đã
đầu hàng ngồi kia rồi, thì coi như mình, cái ban, cái Ban chấp hành, cái ban là Ủy ban kháng
chiến ngồi kia là mình ra mắt nhân dân, tuyên bố độc lập đầu tiên của Việt Nam dân chủ
cộng hòa, xong rồi chào cờ nọ kia và đồng thời là, xong rồi là tuần hành, các cái đoàn thể nọ
kia, các cái lực lượng này kia là tuần hành xung quanh thành phố, lúc bấy giờ coi như là, gọi
là cướp chính quyền xong là coi như là tuyên bố nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bây giờ
độc lập, thế đấy, là tinh thần là như thế, có cái Quốc ca, có cử người viết Quốc ca, bây giờ là
hát đấy, hát Quốc ca nữa, lúc bấy giờ thì chưa có cái bài Quốc ca đó đâu, mà lúc đó là có cái
bài khác, bài gọi là tổ quốc ta quân tiền phong, chứ không phải là cái bài Quốc ca sau này,

sau này Nam Cao làm cái bài Quốc ca về sau này. Còn cái thời kỳ đấy là chỉ có hát để mà
treo cờ là cái bài Quốc quân ca, quân tiền phong.
Thế bác cho con hỏi là sau khi giành chính quyền rồi cái Ủy ban cách mạng có được thành
lập ngay khơng ạ?
Thành lập đó, Ủy ban cách mạng thành lập là gồm có mấy vị này, là một là ơng Trần Văn Sở
Chủ tịch, hai là Hoàng Văn Diễm, ba là Võ Văn Quyết, bốn là Nguyễn Văn Đồng, Đồng là
Sĩ Nguyên bây giờ đấy, Nguyễn Đồng, Nguyễn Văn Đồng, hay là Nguyễn Đồng gì đấy, rồi là
Võ Thuận Nho phụ trách về tuyên truyền, à không, à Võ Thuận Nho cũng là quê Lệ Thủy

7


File #: 158
đấy, em ông Võ Nguyên Giáp đấy, Võ Thuận Nho. Thế rồi ông Lê, Lê Văn Triển, Lê Văn
Triển, Lê Triển, hay Lê Văn Triển gì đấy, đấy mấy cái vị đấy, có mấy cái vị đấy thơi.
Sáu ạ, sáu người ạ?
Ừ, sáu, bảy gì khi đó, tơi cũng nhớ từng đấy thôi.
Mấy người này là nằm trong Ủy ban cách mạng của thị xã ạ?
Ủy ban cách mạng lâm thời của Quảng Bình đấy.
Của tỉnh hay của thị xã hả bác?
Hả?
Của tỉnh hay của thị xã ạ?
Của tỉnh, của tỉnh.
Thế cịn thị xã thì khi đó có khơng?
Thị xã thì lúc bấy giờ là cử lên một số nọ kia, chứ còn lúc bấy giờ là chưa, chưa có một cái
hồn chỉnh của cái Ủy ban thị xã đâu, chỉ là ví dụ như, trong đó có ông Đinh Văn Ích rồi này
cũng là làm Ủy viên nọ kia của thị xã.
Thị xã khơng có chức Chủ tịch hả bác?
À có, ơng Chủ tịch là lúc bấy giờ là coi như là ơng Trương Nghi Bình.
Những ơng này cịn sống khơng bác?

Khơng, mất rồi.
Ơng Trương Nghi Bình này, này...?
Ơng Trương Nghi Bình là mất rồi, đấy một số vậy thơi.
Thế ở cấp dưới hơn có có chính quyền khơng bác?
Chính quyền thì lúc bấy giờ thì, thì sau này thì mình mới cử.
Dạ nhưng mà ở Ủy ban lâm thời đấy?
Có, lúc đó là coi như cũng có Ủy ban ở dưới, là ở, là gọi là phường, xã đấy.
Cái hồi đó cái chỗ mà khu phố của bác là ở Đồng Hải đấy, Đồng Hải thì có?
Đồng Hải thì có ơng Trương Nghi Bình đó thơi, ông Hoàng Mạnh Trâm, ông cũng chết rồi,
ông Hoàng Mạnh Trâm
Là lúc bác tham gia cướp chính quyền là bác tham gia ở khu phố mà đi lên, hay là bác ở hẳn
trên thị xã luôn ạ?
À ở khu phố, gọi là tham gia lúc bấy giờ là coi như tôi là cái phụ trách cái tổ Thanh niên Cứu
quốc đường phố, phụ trách cái tổ Thanh niên Cứu quốc của đường phố, đường phố của thị xã
đấy, lúc đó thị xã rất hẹp thôi.
Thế sau khi mà thành lập chính quyền thì bác làm gì bác?
Khi đó thì coi như là cướp chính quyền xong rồi thì tơi được, bây giờ gọi là cái Ty Giáo dục
đấy, Sở Giáo dục đào tạo, lúc bấy giờ thì coi như là cái Ty Học chánh, Nha Học chánh, mà
bây giờ đây gọi là cái Ty Giáo dục đấy, lại cử tôi đi dạy trường tiểu học Đồng Hới, lúc bấy
giờ tôi dạy trường tiểu học Đồng Hới năm, tháng 9 năm 45 là lúc bấy giờ là có cái chủ trương

8


File #: 158
của Bác Hồ, chủ trương Hồ Chủ tịch là ba cái loại giặc đấy, giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại
xâm, giặc ngoại xâm đấy. Thế trước hết là quan tâm đến cái giặc dốt, do đó, cho nên là trường
bắt đầu sẵn có đó cho nên bắt đầu mở, chiêu cái số mà giáo viên cũ đấy, trong đó là có tơi, là
vì thời kỳ đó tơi là cũng vì cũng hồn cảnh gia đình khơng đi học được về quê mở một cái
trường tư ở địa phương, thì tơi được đi dạy ở cái trường, trường đó gọi là cái trường Xanh

Spari thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám đấy, tôi dạy ở cái trường Xanh Spari, cái trường đó
gọi là trung học, mà gọi là tư nhân họ mở, đến dạy cho cái học sinh nghèo cho cái gia đình
khơng đủ điều kiện đi học, học xã thì phải học ở đó, thì tơi mới tham gia dạy ở đó. Đến khi
mà cướp chính quyền xong rồi thì họ, Nha Học chánh điều bác dạy ở trường tiểu học Đồng
Hới, hồi đấy là chỉ có một cái trường đó, và một cái trường tiểu học của gọi là Trung Bính xã
Bảo Ninh thì hai trường thơi, sau Cách mạng tháng Tám đấy thì mới có, ở trong cái thành phố
Đồng Hới đấy chỉ có hai trường thôi, trường tiểu học trong thành phố, trong, trong nội thành,
thành nội, và một cái trường, gọi là trường trung học Trung Bính, xã Bảo Ninh là chỗ mẹ
Suốt đấy, thì bác là dạy ở trong này, và sau đó mà cái niên khóa thứ hai đấy là bác qua Bắc
Bình dạy, dạy học một thời gian, hai niên khóa, niên khóa ở trong này, và niên khóa ngồi
đấy, dạy học, thế cho nên là vừa qua đây nhân dịp 65 năm thành lập cái trường tiểu học Bảo
Ninh đấy là bác có tham dự cái lễ đó, có mời bác ra dự cái lễ đó, 65 năm thành lập trường.
Là năm mấy thì bác qua trường Trung Bính bác?
Năm 45, 45, 46.
Tức là cũng dạy ở trường...?
45 đấy, 45, 46 là dạy ở bên này, là 46, 47 là qua bên đấy rồi, cho nên bây giờ nó, 65 năm
trường tiểu học Trung Bính, Trung học cơ sở Bảo Ninh mùng 1 tháng 2.
Dạ trường xưa nhất đấy nhỉ?
Họ tổ chức cái kỷ niệm 65 năm, kỷ niệm 60 năm là cũng, sau đó là có tổ chức thêm một cái
kỷ niệm nữa là 65 năm.
Thế cái hồi khi mà giành chính quyền đó, bác đi dạy thì bác thấy cái phong trào Bình dân
học vụ ở tại thị xã mình sao hả bác?
Lúc đấy thì như thế này, là kết hợp cái vần đề về cái giáo dục rồi đấy thì có chủ trương là xóa
mù chữ cho dân ở thị xã, cho nên vừa dạy, ban ngày thì dạy, ban đêm là về là mở lớp. Nhiệm
vụ của bác là một trong hai giáo viên trực tiếp phụ trách về cái Bình dân học vụ ở thị xã
Đồng Hới, như vậy là coi như là huy động một số thanh niên nam nữ nó kia, cùng với bác là
tổ chức là, ban đêm là cứ làm ở ngoài, ngoài sân, ngoài lề đường, dọc cái đường phố, bà con
họ tham gia là học xóa nạn mù chữ.
Cái thành phần đi học là những ai bác?
Thành phần coi như dân nghèo, rồi công nhân, dân nghèo nọ kia của Đồng Hới, các bà già nọ

kia là tham gia đơng đảo lắm.
Thế trẻ em có tham gia học ở đây khơng bác?
Ai?
Trẻ em đấy?
Trẻ em á, trẻ em thì cũng có nhưng mà ít thơi, chủ yếu là trung niên và bà già, ông già là
tham gia học, trung niên nam nữ, các cái bà mà khoảng 40, 35 nọ kia là học, là lên để học.
Thế còn trẻ em thì cũng có nhưng mà ít thơi, mà trẻ em thì chưa có, mà mình vận động đi
trường, học trường, cịn đây Bình dân học vụ là mở cho cái lớp trung niên và người già, coi

9


File #: 158
như cái phong trào này là rầm rộ ở trong cái thì xã, rồi sau này phát triển ra các huỵên nọ kia
thì cái đó sau này mới phát triển, thế còn chủ yếu là lúc bấy giờ là coi như là ở thị xã nhân ra.
Thế như cái hồi đó đi học, tổ chức Bình dân học vụ thì có gặp có những cái khó khăn thuận
lợi gì khơng bác?
Lúc bấy giờ thì dân, sau khi mà cướp chính quyền xong rồi người ta phấn khởi lắm mà người
ta cũng tham gia nọ kia, người ta tích cực, cũng có cái, mình kêu gọi đóng góp. Ví dụ như là
sắm bàn ghế cho người ta học, hay là học ở trong nhà nọ kia có bàn ghế thì họ cũng đưa ra,
rồi là vấn đề bắt điện này kia, rồi là tổ chức là bên Bảo Ninh đấy họ đi làm nghề đấy mà, thì
là ra ngồi biển ngoài kia để mà học, lúc bấy giờ học theo kiểu mà dùng cái mo, mo cau đấy,
cắt thành chữ i tờ, tờ i ti, rồi nọ kia đấy, cắt được chữ nọ kia. Rồi là cũng vận động, vận động
bà con họ tham gia rất là tích cực, không những là tham gia học mà tham gia giúp sắm những
cái phương tiện nọ kia là phát triển cái lớp, các cái lớp Bình dân học vụ.
Thế khi này ở trong các cái trường học như trường tiểu học ở Đồng Hới đấy với trường tiểu
học ở Bảo Ninh thì các cái sở vật chất có tốt khơng bác?
Lúc bấy giờ thì cũng nói chung là, là vì chỉ có hai trường thơi, do đó cho nên cái vận động
nhân dân mà ủng hộ hay là Nhà nước nọ kia hỗ trợ vào thì tương đối đầy đủ, nhìn chung cũng
không phải là thiếu thốn lắm, tất nhiên là không đủ tiện nghi như bây giờ, không đủ phương

tiện học hành như bây giờ, thế nhưng mà cũng đủ, là có bàn ghế rồi có bảng đen, rồi có sách
báo nọ kia vân vân, cho học sinh học.
Học sinh đi học có đơng khơng bác?
Đơng, lúc bấy giờ là có bác là dạy, lúc đó là dạy lớp 3 gọi là Cua lê măng te, tức là tiếng Pháp
là gọi là Cua lê măng te là lớp ba, mà bây giờ đấy, trước đấy đấy, là lớp 5 đấy là cuối lớp, là
coi như mới vào lớp năm Cua a măng tanh rồi đến Rê măng toa là lớp tư, Ê lê măng te là lớp
ba, rồi may oăng đơ rồi này kia lên Súp pe ri ơ rồi thi Prime này kia. Bây giờ là khác, bây giờ
cái lớp năm là cái lớp mà cao hơn, lớp một, lớp, lớp 3, lớp 4, lớp 5, thế trước đây thì gọi là
lớp, goi là thơ ấu nọ kia thì ăng phăng tanh, lớp 5, lớp 5, rồi lớp 4,rồi lớp 3, lớp nhì đệ nhất,
lớp nhị đệ nhị, lớp nhất, trước đây là như vậy, thì bác là dạy lớp ba, lớp ba, lớp nhì, là đệ nhất
rồi đó, đấy thời kỳ.
Thế lúc này ngoài cái việc tổ chức Bình dân học vụ thì ở chính quyền ở thị xã cịn có những
cái hoạt động nào nữa, bác có biết khơng ạ?
À có chứ, lúc bấy giờ là có cái vấn đề thực hiện cái chủ trương của Hồ Chủ tịch đấy, ngoài
vấn đề là chống giặc dốt đấy thì có cái chống giặc đói, thì lúc bấy giờ là có phát động tồn
dân về cái vấn đề Tuần lễ đồng, với Tuần lễ vàng, thế nhân dân là hưởng ứng rất là tích cực,
nhất là dùng cái trường tiểu học ở trong, trong thành Nội đấy mà, làm cái nơi phát động đầu
tiên, thì bà con tập hợp ở đó để mà ủng hộ, ủng hộ vàng, ủng hộ đồng. Tuần lễ vàng là Tuần
lễ vàng và Tuần lễ đồng thì coi như nhân dân hưởng ứng, ai có vịng, xuyến rồi nọ kia hay là
bơng tai hay là gì đó, bao nhiêu đó thì ủng hộ, hay là đồng thì cái lư đồng, nọ kia này khác thì
họ ủng hộ, đó là Tuần lễ vàng và Tuần lễ đồng. Rồi là ủng hộ về vấn đề chống đói, thì vận
động các cái nhà mà họ tương đối giàu có đấy, họ nấu cháo, hoặc là họ ủng hộ gạo, ủng hộ
tiền, cho tầng lớp nghèo, tầng lớp đói, thì lúc bấy giờ sau Cách mạng tháng Tám mà vẫn cịn
đói, mà trận đói năm 45 là chết hai triệu người là trong cái dịp đó, là ở cái Đồng Hới này,
ngày xưa là bác, lúc bấy giờ đang còn, năm 45 ngày xưa là cũng, cũng là lớn rồi, nhưng mà
bác ở dọc đường phố thì sáng dây như vậy là coi như người nằm lăn ra chết, khơng có đói
thơi, mà nhất là ở các thơn xóm quanh ở vùng nơng thơn về, người thì chết, người thì đau nọ
kia nằm đầy thành phố, bác nói cho nên thời kỳ nạn đói đấy ngày xưa là ghê gớm lắm. Do đó
cho nên là vận động bà con ở trong khu phố, những cái nhà mà hảo tâm nọ kia đấy thì lúc bấy


10


File #: 158
giờ thì coi như là họ nấu cháo, rồi vấn đề gạo cơn nọ kia là họ ủng hộ, tiền bạc nọ kia là ủng
hộ cho cái số này, mà giải quyết cái nạn đói năm 45, trước, là trước Cách mạng tháng Tám,
trước khi mình cướp chính quyền là mình cũng, Đảng lúc bấy giờ đang cịn bí mật mà, cái tổ
chức của đồn thể nọ kia đang cịn bí mật mà vận phải vận động nọ kia là bà con ủng hộ. Đến
khi mà cướp chính quyền xong rồi thì ta tiếp tục nọ kia là phát động nhân dân để mà ủng hộ
cái vấn đề này, đấy, thế đó là cái việc làm, mà trong cái thực hiện theo cái lời Bác Hồ. Còn là
vấn đề chống xâm lược nọ kia thì đến tháng 3 năm 47 thì Tây mới đổ bộ vào, thì giặc Pháp
mới đổ bộ lên Đồng Hới, vào tháng 3 năm 47, lúc bấy giờ là mình chuẩn bị nọ kia để chống
cái cuộc xâm lược lần thứ hai của Pháp.
Bác cho con hỏi là sau, cũng với những cái việc như là chống giặc đói, giặc dốt thì sau khi
đó thì, lúc này chính quyền thành lập rồi, bên chính quyền có chuẩn bị cho cái việc bầu cử
khơng bác, bác có biết khơng ạ?
Có, có cái bầu cử mùng 6 tháng giêng đấy phải không, mùng 6 tháng giêng năm 46 đấy, là
coi như có cái vận động nọ kia là nhân dân để chuẩn bị bầu cử. Thì ta có mấy cái vị ứng cử
cơ, mấy vị này, này Nguyễn Đồng, Võ Quyết, Võ Thuận Nho, Trần Hường, Dương Dư,
Dương Đình Dư, đấy cho nên cái thời kỳ đấy như thế này, cái trình độ dân trí đang cịn thấp,
do đó cho nên cũng vẫn là tun truyền, cũng có cái bài bản nọ kia để tuyên truyền về cái bầu
cử này, thế nhưng mà để cho nhân dân tập trung mà bầu đấy, vào những con người mà đứng
về phương diện Đảng mà có dự kiến đấy ra cử đấy thì có cái câu, câu vè nọ kia có đọc để cho
bà con họ nhớ, là có dự kiến hay dự gì là đưa vào để mà bầu cử.
Câu vè gì hả bác?
Nguyễn Đồng, Võ Quyết, Dương Dư rồi là Hoàng Diễm, Trần Hường, Hoàng Diễm cũng như
là, Trần Hường, Hồng Diễm, có cái câu đấy, đây là danh sách rồi, nhưng mà họ lập câu danh
sách như là câu vè đấy, để cho nhân dân thuộc để mà bỏ đấy mà, để mà bầu cử đấy. Lúc bấy
giờ là Nguyễn Đồng, Võ Quyết, Dương Dư là Trần Hường, Hoàng Diễm cũng như, à Thuận
Nho, Võ Nho. Trần Hường, Võ Quyết, Dương Dư, Nguyễn Đồng, Võ Quyết, Dương Dư.

Nguyễn Đồng, Võ Quyết, Dương Dư, Trần Hường, Thuận Nho, hình như Trần Hường gì đấy,
Hồng Diễm cũng như Trần Hường đấy, nói chung là mấy cái vị đấy là đưa vào cái câu vè
như vậy để mà tuyên truyền cho dân nhớ để mà bỏ thơi, chứ cịn bấy giờ là sợ dân không,
không, lúc bấy giờ là nhận thức quá yếu, cho nên là làm sao bố trí, thời kỳ bấy giờ mà vận
động như thế, thế tơi nhớ cái đó là cái thứ nhất. Cái vấn đề thứ hai nữa là, bà con phải là rất
sôi nổi, đi rất đơng, coi như cái đó là trăm phần trăm, là coi như đúng lứa tuổi thì bầu cử nọ
kia thì người ta hưởng ứng rất là nhiệt tình, mà có băng, cờ, khẩu hiệu, là có đi tuyên truyền
này khác vận động. Lúc bấy giờ là bọn tôi cũng nằm trong cái tổ là đi tuyên truyền ở các cái
vùng lân cận, xung quanh thị xã đấy, hình thành nên cái tổ cơng tác gọi là tổ đi tuyên truyền
xung phong, là của cái Việt Minh Trung Bộ, lúc bấy giờ là của Việt Minh đấy, là cũng đi
tuyên truyền nọ kia là xung quanh các cái khu ngoại ô của thị xã Đồng Hới, tuyên truyền về
cái vấn đề là bầu cử.
Khi đấy mình tuyên truyền thì tuyên truyền cái gì hả bác?
Hả?
Mình tuyên truyền thì tun truyền như thế nào ạ?
Thì nói, bây giờ đây nước ta là được độc lập nọ kia rồi thì bây giờ phải có một cái là bầu ra
một cái Quốc hội nọ kia, để mà lập tạo đất nước, để mà phục vụ cho vấn đề là tiến tiếp, kiến
quốc, kháng chiến vân vân, để mà xây dựng đất nước, mà bà con chọn cái người đủ đức, đủ
tài này khác, tuyên truyền theo cái bài bản ngày xưa của mình tự soạn đấy, của cơ quan soạn

11


File #: 158
như vậy thì mình đi tuyên truyền vậy đấy, thì bà con họ cũng nhận thức được, vì cái trách
nhiệm quyền lợi của mình trong cái vấn đề bầu cử, nói chung là họ đi hào hứng lắm.
Dạ thế lúc mình chỉ cho dân là phải bầu những người này, người này thì dân có nghe theo
khơng hả bác?
Có chứ, coi như là mình hướng dẫn những cái người, người này là người u nước, người đã
có cơng để mà cướp lại chính quyền, giành lại chính quyền trong tay của giặc Pháp, giặc

Nhật rồi nọ kia, cho nên là bà con họ tin tưởng, mà lúc bấy giờ nói chung là, mà nói đến cái
Việt Minh người ta cũng rất là hào hứng, người ta rất là tin tưởng, vì là họ thấy rõ cái vấn đề,
cái khí thế trong cái thời kỳ mà cướp chính quyền đấy, cho nên họ cũng là hưởng ứng thôi,
chứ không có vấn đề gì.
Những người này là mình bầu Quốc hội à bác?
Hả?
Những người này là bầu Quốc hội hay là bầu vào Hội đồng ạ?
Bầu vào, đưa vào Quốc hội đấy, coi như của tỉnh Quảng Bình để mà đưa vào trong cái thành
viên của Quốc hội cả nước đấy.
Là ở các cấp tỉnh, với thị xã với cấp dưới cũng bầu như thế này hay là cái này là chỉ ở trên
tỉnh thơi ạ?
Tồn quốc mà, mà nói chung là toàn tỉnh là, là bầu mấy cái vị đấy, coi như đây là đại biểu của
tỉnh Quảng Bình.
Thế còn cái việc tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân ở thị xã sao bác?
Sau đó sau, thời kỳ sau.
Sau có lâu khơng?
Hả?
Tức là cái việc bầu cử Hội đồng thị xã nó có sau lâu khơng?
Sau thì hình như cũng lâu lắm thì mới bầu, bầu Quốc hội xong đã thì mới bầu là Hội đồng
nhân dân.
Là có cách khoảng, trong thời gian bao nhiêu ạ?
Khoảng chừng độ, hình như cái này thì tơi khơng nhớ lắm, nhưng mà cũng là năm, bảy tháng
sau thôi, chứ cũng không lâu lắm đâu.
Thế như cái Hội đồng nhân dân ở thị xã gồm những ai bác?
Thời kỳ đó thì bây giờ mình cũng quên rồi đấy, cũng nằm trong cái phố này đây, có phố ngồi
kia là khác. Ví dụ như ơng Trương Nghi Bình này, ơng Hồng Mạnh Trâm này, rồi ơng
Hồng, Hồng Đơn này, đấy mấy vị đấy, mấy vị tơi cịn nhớ thơi, cịn nói chung là cũng
nhiều, ở đây là có chia ra nhiều cái khu phố mà, ở cái Đồng Hới có nhiều cái khu phố, khu
phố Đồng Hải, khu phố Đồng Đình rồi là khu phố Đồng Phú, ở các cái khu phố đấy, thế do
đó cho nên là, thì các cái khu phố tơi khơng nhớ hết đâu, chỉ có nhớ trong cái khu vực của

mình thơi, cái này là có cái lịch sử, lịch sử Đảng của các cái khu phố đó, lúc đó mới nhớ được
cái tên cụ thể.
Thế hồi đó ở tại thị xã mình có Quốc dân đảng hoạt động không hác bác?

12


File #: 158
Hồi thời kỳ đấy thì, tơi, tơi nhớ đấy, là có nghe thơi, có nghe tin ngồi kia thơi, cũng có một
số cá nhân thơi, mà thuộc loại trí thức đấy, lúc đó là coi như là có một vài cá nhân, ví dụ như
là, đây là tơi nghe thơi, chứ cịn chưa có tài liệu này, chứa rõ ràng đâu. Lúc bấy giờ đứng về
phương diện là, cơ quan Nhà nước thì mới nghe thế thơi chứ cũng chưa phải là có tài liệu, có
hồ sơ cụ thể đâu, chỉ có một vài anh là đi học ở Hà Nội hay ở chỗ tỉnh ngoài kia, là có tham
gia vào các cái tổ chức đấy, nghe nói như thế. Ví dụ như ơng Minh Quy này, anh Minh Quy
này, ơng Hân này, ơng Na này, Đồn Na đấy mấy cái vị đấy, có tên thế thơi, chứ cịn họ cụ thể
hoạt động như thế nào thì chưa, chưa có, chưa có tài liệu, chỉ nghe tin, mấy cái vị này là
thuộc cái loại tú tài cả đấy. Thời kỳ đấy là tú tài là cao nhất của cái Đồng Hới, nhưng mà đếm
từ từng ngón tay thơi, rất ít, mấy cái vị này là học ở các cái tỉnh ngồi, ở Hà Nội, ở Hải
Phịng, ở các nơi mà thế cho nên cũng có ảnh hưởng những cái đó thơi, chứ cũng chưa có tài
liệu, hồ sơ gì cụ thể lắm, lúc bấy giờ là có cái vụ này, này, cái vụ là đi tỉnh mấy cái ơng
Thường vụ trong tỉnh, ngồi kia có cái ơng Ly có cái hành động về cái vấn đề là bỏ giết
được, có tính chất thủ tiêu, là nghi hai cái vị, một là ông Nguyễn Huy Sương, ông Nguyễn
Huy Sương này là, ơng này thì coi như lúc mới cướp chính quyền là, gọi bây giờ đây gọi là
Trưởng Ty Giáo dục đấy, Nguyễn Huy Sương, mà ông Bùi Thông là bạn của Nguyễn Huy
Sương, thế là nghi hai cái tay này, cho nên có cái tổ chức là thủ tiêu, bỏ vào trong hịm gỗ,
trơi sơng, trơi sơng rồi giờ đấy xong lại nổi lên, nổi lên là coi như là, sau đó là coi như là báo
họ đăng, thời kỳ là có báo Cứu quốc, báo Cứu quốc đấy, đăng, Bác Hồ biết, Bác Hồ biết thì
sau tỉnh, hình như Trung ương sau bố trí anh Ly ra khỏi tỉnh, là mấy tay này, sau đó là chuyển
ngành, chuyển sang ngành khác, như ông Trần Hường, Trần Hường là trong cái vụ này, anh
Ly là coi như là phụ trách về trinh sát, Ủy viên, à có Trần Hường đấy, ừ có Trần Hường, Ủy

viên trinh sát, coi như công an hiện nay đấy, anh nay là Ủy viên cái Ủy ban lâm thời của
Quảng Bình đấy mà, gọi là an ninh là thuê một số nó kia là thủ tiêu cái tay này, ở đây anh Ly
lúc đấy có cái trường hợp là có cái hành động là cực đoan như vậy, cho nên là thời kỳ đó là
Bác Hồ biết là điều ra ngồi kia, rồi là báo Cứu quốc cũng có đăng, lúc đó xơn xao lắm, mà
vụ đó khủng bố thế kia, gọi là Thái Đăng đây, chỗ Nhật Lệ đấy nó trơi dạt vào, nó trơi dạt vào
mép bờ, dân thị xã nọ kia là, khi đó dân thị xã chạy ra xem, đến bây giờ đây là em của ông
Nguyễn Huy Sương là bà Hương ở Hà Nội đấy, bà này cũng làm phó gì ở Hà Nội có vào đây,
để mà đề nghị tìm mộ, mộ chí của ơng ấy chơn ở đâu, có như thế là gặp tơi, thì tơi cung cấp
tài liệu cho bà ấy, và đề nghị tỉnh có cách giải quyết như thế nào, nhưng bây giờ tỉnh chả có
hồ sở, chả có gì cả, thành ra tỉnh không thể giải quyết được, bà rồi con bà ngồi kia, với em
của ơng ấy cũng là làm đơn làm từ nọ kia khiếu nại Trung ương, lên Bộ Cơng an, rồi thì
Trung ương ngồi kia cũng có chỉ đạo về tỉnh, thì tỉnh nói cái vụ đó bây giờ khơng có hồ sơ
tài liệu gì cả nên khơng biết, ở đây khơng có chuyện, ở đây có vần đề về đảng phái hoạt động
nhưng mà chưa có cái điều kiện gì cụ thể, chỉ có mấy cái vị lãnh đạo nghi có thể có cái tin
nào ở Trung ương cho biết nọ kia, mấy cái tay có tham gia như thế nào đó, mới có cái hành
động cực đoan như vậy, đây trước kia Đồng Hới có vấn đề là như vậy.
Thế cái khi mà năm 46 đấy bác có nghe gì đến cái việc mà mình ký Hiệp ước sơ bộ khơng
bác?
À thì thấy có cái sợ bộ này kia ở tận Trung ương thì mình cũng biết thơi, cái đó thì trên sách
báo thì có đăng, cũng có thơng tin về cho địa phương biết về cái vấn đề, ký Hiệp định sơ bộ,
thì đấy, thì cũng nghe thế thơi, chứ cịn lúc bấy giờ cũng không quan tâm mấy đâu.
Thế như bác thấy khi mà có cái Hiệp ước sơ bộ vậy thì phản ứng của người dân ở tại thị xã
sao ạ?
Thì lúc bấy giờ thì coi như là cũng khơng có dự luận gì mấy đâu, vì cái việc mà Trung ương
đấy, mà dội về cái vấn đề đấy, mà tuyên truyền nọ kia của ta đấy mà, cũng là chưa, chưa
mạnh như bây giờ đâu, thời kỳ đó thì cũng nghe thế thơi, thì vẫn tin tưởng vào Trung ương nọ

13



File #: 158
kia trong cái vấn đề ký Hiệp định sơ bộ thơi, cũng có những cái luận điệu xun tạc này khác,
cho rằng mình là bán, cho rằng mình là không trung thành với đất nước này khác, coi như là
đầu hàng nó này khác. Có một số nọ kia là tung tin ra như vậy, thì cũng biết như thế thơi, chứ
cịn thực tế ra, quần chúng nhân dân cũng như cán bộ này kia cũng có được tuyên truyền
cũng biết cái vấn đề sơ bộ đấy, của Đảng và của Nhà nước ta cũng chủ trương để đảm bảo
được cái hịa bình nọ kia mà gây chiến tranh cho Pháp đấy mà, phải nói là tinh thần là như
thế, mà do đó cho nên là cũng khơng có cái ảnh hưởng gì đến cái dân chúng của cái Đồng
Hới đấy đâu, trong thời kỳ đó.
Thế như hồi đó bác có nghe gì đến cái vụ mà, các cái vụ xung đột của mình với Pháp ở Lạng
Sơn, Hà Nội hay là Hải Phịng khơng ạ?
Lúc bấy giờ á, lúc bấy giờ không nghe được tin tức đấy.
Thế cịn cái sự kiện 19 tháng 12 có nghe khơng ạ?
19 tháng 12 à.
Sự kiện toàn quốc kháng chiến ạ?
À tồn quốc kháng chiến là cái đó sau khi trên báo chí, trên nọ kia thì mình nắm rõ, chứ cịn
cái thời kỳ đó là khơng có cái thơng tin mấy đâu, chỉ có nghe thống thống qua thơi chứ cịn
cũng chưa, khơng rõ lắm đâu.
Thế ở mình khơng chuẩn bị cho tồn quốc kháng chiến hả bác?
Hả?
Ở mình khơng chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến à?
À toàn quốc kháng chiến nọ kia thì cũng có nhưng mà mình lúc bấy giờ thì coi như là, là
cũng chỉ là biết được là nó sẽ tiến hành cái vấn đề đó, nhưng mà có một cái mình ở đây chuẩn
bị, thằng địch này kia thì nó cũng chuẩn bị, cho nên mình cũng chuẩn bị để mà đối phó với
hắn, cho nên, cái 27 tháng 3 năm 47 đấy là lúc đó thì nó mới xảy ra, thế cịn trước đó thì chỉ
nghe tồn quốc kháng chiến, mà ngay cả Nam Bộ cũng sớm hơn đấy, ở trong Nam Bộ là sớm
hơn, thì cũng nghe thế thơi chứ cịn cũng chưa có cái cụ thể.
Thế khi mà Pháp quay lại thì ở thị xã mình sao ạ?
À lúc đó thì coi như là thì vụ mà lên chỗ Nhật về đó thì mình có cái tiểu đồn là để mà đối
phó với hắn đấy, thời kỳ đó thì cũng là mấy đợt nọ kia, nó tấn cơng vào trên bờ để mà đi vào

thành phố, thị xã, ta cũng lực lượng của ta cũng đánh bật mấy lần đấy, sau cuối cùng nó huy
động nọ kia lực lượng tương đối là dày đặc cho nên là mình phải rút đó thơi, cho nên cái ơng,
ơng Lê Chí Long ngồi kia, ông mà tiểu đoàn trưởng đấy, là hy sinh trong cái trận đó đấy, mà
bây giờ đây có cái tên đường đặt, đặt tên đường là ơng đó đấy Lê Chí Long đấy, là tiểu đồn
trưởng của cái tiểu đồn đấy, là chống cự, huy động cả cái lực lượng dân quân tự vệ của
Đồng Hới đây để mà chống trả hắn, hắn đổ bộ lên cái vùng Nhật Lệ đấy, Đồng Hới, thế là
mình có chống trả nọ kia mấy đợt, sau đó nó mới lên đường.
Thế cái khi Pháp vào là bác vẫn còn đang dạy học chứ ạ?
Khơng, lúc đó là coi như mình là đang dạy chứ, như thế này, mình đang dạy thì là trước, dạy
cho đến tháng giêng, Tết còn đang còn nghỉ Tết, thì đến qua tháng hai, thì là chuẩn bị là
kháng chiến, cho nên là cái lực lượng giáo viên của bọn bác nọ kia là chuyển qua là bộ phận
tuyên truyền, cơ quan tuyên truyền, lại đi tuyên truyền về vấn đề chuẩn bị kháng chiến, lúc
bấy giờ là coi như xếp bút nghiên lên đường tranh đấu mà, cho nên là cửa nhà trường nọ kia
là đóng cửa, cái lực lượng giáo viên chuyển qua là bộ phận tuyên truyền của tỉnh, của thành

14


File #: 158
phố, là đi tuyên truyền để mà chuẩn bị cho cái kháng chiến ở các cái khu vực xung quanh và
trong thị xã. Ngày 27 tháng 3 là giặc Pháp nó đổ bộ lên trên kia thì bác, lúc bấy giờ là đi theo
kháng chiến, là lên chiến khu Thuận Đức, còn ở đây vẫn tiếp tục là làm nhiệm vụ tuyên
truyền, sau đó coi như là trở về Ty Giáo dục lại, thì có đi dạy học ở cái miền trung du, vùng
xa nọ kia ở, là dạy ở Minh Hóa. Thời kỳ đó là bác đi dạy lại ở Minh Hóa, cịn đến năm 50 thì
bác mới chuyển qua lực lượng công an, vào lực lượng cơng an của mình, lúc bấy giờ đang
cịn ở các cơ quan Tỉnh đoàn Thanh niên, bác lúc bấy giờ là coi là Chấp hành Tỉnh đoàn
Thanh niên Cứu quốc năm 48, 49, 50, 51 là mấy cái năm, bốn, năm năm đó là bác là Ủy viên
Chấp hành của Tỉnh đồn Thanh niên Cứu quốc của Quảng Bình, và trước đó thì là cũng là
lên chiến khu nhưng mà ở cái bộ phận tuyên truyền, rồi là qua đi dạy, và tiếp đến là được cử
vào trong cái Chấp hành của Tỉnh đoàn Thanh niên Cứu quốc năm 48 cho đến năm 52 thì bác

vào cơng an.
Thế cái khi mà từ chiến khu cho đến khi bác đi dạy là năm mấy ạ, năm mấy là bác bắt đầu ra
khỏi chiến khu để đi dạy ạ?
Không, đi dạy là đi dạy ở mấy cái huyện tự do, huyện như huyện Tuyên Hóa, với Minh Hóa
khi đó là vùng tự do mà.
Khi đó là thời gian nào ạ?
Năm 47, 48. 47, 48.
Là khoảng khi nào trong năm 47 đó ạ?
À 47 phải không, 47 là sau tháng 7, tháng 8, tháng 8, tháng 9 năm 47.
Hồi đó bác đi dạy ở các cái vùng tự do đó thì chủ yếu mình dạy cái gì bác?
Dạy cho cái số học sinh, dạy văn hóa thơi, dạy văn hóa, nhưng mà dạy chỉ một niên khóa
thơi, cũng khơng đầy niên khóa, thế rồi bác trở về làm tham gia Tỉnh đoàn Thanh niên.
Bác có nói khi mà giặc Pháp quay lại Quảng Bình thì bác có vào cái đội tun truyền, tun
truyền để chuẩn bị kháng chiến đấy?
Có, lúc bấy giờ là coi như là bác là giáo viên, cho nên là họ chuyển cái lớp giáo viên mà đóng
cửa trường lớp lại kia là vào cơ quan tuyên truyền, là đi tuyên truyền vào cái vấn đề là chuẩn
bị cho kháng chiến, thì đi các cái vùng xung quanh ngoại ơ. Ví dụ như Lộc Ninh rồi là Lý
Ninh rồi là Thuận Lý rồi nọ kia, Lộc Đại các cái vùng xung quanh của cái Đồng Hới đấy.
Cơ quan tuyên truyền đó là thuộc quản lý của Ủy ban hay là của bên Huyện ủy hả bác?
Của Ủy ban, của Ủy ban thành phố, của Ủy ban thị xã.
Thế lúc đó trong cái đội này có đơng người khơng bác?
À trong đội tun truyền thì cũng có từng nhóm, từng nhóm đấy, từng nhóm thanh niên nọ
kia là chia nhau nọ kia. Ví dụ như bác với anh Xn Hồng này, rồi là anh Huyên này, rồi là
một số anh nọ kia là từng nhóm một nọ kia đi tuyên truyền, phân cơng nọ kia đi, à cái nhóm
kia thì đi cái xã này, nhóm kia đi xã kia, phân nhau từng nhóm nọ kia mà đi.
Tun truyền là mình tun truyền như thế nào bác?
Tuyên truyền là tiêu thổ kháng chiến, coi như là tuyên truyền để sơ tán nọ kia, bà con này
khác là chống giặc nọ kia, đến để mà tham gia quân tự vệ nọ kia để mà chống giặc, và đào
hào, đào hào giao thông nọ kia, công sự nọ kia để rồi mà chống giặc. Rồi là làm vườn không
nhà trống, khi giặc đến nọ kia là không là tiếp tay cho giặc nọ kia, không hợp tác với giặc,


15


File #: 158
vân vân, chủ yếu những cái nội dung nọ kia để tuyên truyền cho dân biết về cái âm mưu của
giặc, và đồng thời là bất hợp tác với giặc và chống lại, cái tinh thần nó như thế.
Tun truyền vậy dân có nghe theo khơng bác?
Nói chung là dân họ nghe theo, nói chung là lúc bấy giờ phải nói là nhân dân họ cũng là
chiến đấu anh dũng lắm, có những cái vùng nọ kia là họ cũng chiến đấu cũng với dân quân tự
vệ nọ kia chiến đấu, nhưng mà đến khi cái lực lượng của hắn nó ồ ạt quá cho nên, cũng là sau
cái thời gian coi như là phải cũng là, có số thì sơ tán đi, là tản cư đi các cái nơi khác, bất hợp
tác, nhưng mà có số thì ở nhà, mà phần nhiều là thanh niên nọ kia là ở nhà, rồi dân quận tự vệ
nó kia là ở nhà để mà trực chiến thơi, chứ cịn nói chung bà già, ơng lão, với con em này kia
thì đi tản cư, làm cái vườn không nhà trống này kia, bà con họ cũng chấp hành theo cái lệnh
của, lúc đó là coi như Ủy ban kháng chiến của tỉnh này, rồi của thành phố, của xã nọ kia là
hình thành cái Ủy ban kháng chiến của các cấp đấy mà, để mà quyết định vận động dân
chuẩn bị kháng chiến.
Thế cái Ủy ban kháng chiến đó là gồm những cái bộ phận nào bác, tức là những cái tổ chức
nào trong cái Ủy ban đó ạ?
Trong cái Ủy ban, Ủy ban kháng chiến rồi, nhưng mà có các cái bộ phận, ví dụ cái xã hình
thành cái lực lượng về quân sự, trung đội, đại đội nọ kia, rồi các cái xã đội, thơn đội, đó là về
lực lượng, có cơng an, đó là về các lực lượng, các cái bộ phận dân phòng rồi nọ kia nữa, đấy
có hình thành các cái tổ chức này kia, rồi là cứu thương, rồi là bộ phận này kia để mà phục vụ
cho cái kháng chiến, mới có cái bộ phận là hướng dẫn nhân dân đi tản cư, đi sơ tán này kia,
đấy bộ phận hậu cần nọ kia để mà phục vụ cho ăn uống, đấy nói chung là như thế.
Thế cái Ủy ban này là được ra đời chính thức vào năm nào hả bác?
Hả?
Tức là cái Ủy ban kháng chiến này được ra đời chính thức vào năm nào ạ?
Chính thức là coi như sau Cách mạng tháng Tám, coi như là ngày 22 tháng 8 năm 45 là đã

hình thành cái, từ cấp tỉnh cho đến xuống là cấp phường xã rồi, đã hình thành rồi. Nhưng mà
có nơi thì là hình thành sớm hơn là họ chuẩn bị trước rồi, thì lúc bấy giờ thì coi như là cũng
về ra mặt nhân dân ở địa phương luôn, là các cấp lúc bấy giờ là coi như tỉnh, rồi đến các
huyện, rồi đến thị xã, thời kỳ đấy gọi là thị xã thơi, thì ở các cái khu phố cũng có hình thành
các cái bộ phận là Ủy ban kháng chiến, cũng có khu phố nhưng mà, lúc bấy giờ thì coi như là
khi mà Pháp nó đổ bộ này kia là đi sơ tán các bộ phận này kia, các cái bộ phận là đi sơ tán,
còn những bộ phận trực chiến ở nhà, đấy, thế đấy.
Thế thường thì mọi người đi sơ tán thì chủ yếu đi sơ tán về đâu bác?
Hả?
Thường mình tổ chức cho dân đi sơ tán thì sơ tán về đâu ạ?
Họ sơ tán lên các cái vùng miền núi đấy, vùng rừng núi này kia, ở thị xã đây thì sơ tán lên,
gọi là Thuận Đức này, rồi sơ tán lên Tuyên Hóa này, lên các cái vùng tự do, lên Tuyên Hóa,
lên chiến khu, các cái chiến khu của tỉnh, của thị xã, nhưng mà rồi sau đó một thời gian, thì
cũng là bị ốm đau, sốt rét. Thời kỳ đó gian khổ lắm, gọi là khơng có gạo cơm nọ kia, họ lại bị
thằng địch, lực lượng nó càn quét này kia thế rồi gây sức ép, do đó cho nên mình phải vận
động bà con hồi hương, có cái vận động hồi cư về, vẫn là nói hợp tác với nó này kia, về sống
chung với nó, nhưng mà sau đó mình về mình xây dựng cơ sở nọ kia để rồi để mà đấu tranh
ngay ở trong cái lòng địch, đấy cái tinh thần như thế.

16


File #: 158
Thế lúc đó Đồng Hới mình là thuộc vùng địch chiếm hay là vùng...?
Coi như Đồng Hới là hồn tồn bị địch chiếm.
Vùng địch chiếm ạ?
Sau đó là nó chiếm hồn tồn.
Cả thị xã ln hả bác?
Cả thị xã ln.
Thế địch có đóng đồn trong thị xã khơng ạ?

Có đóng đồn rồi nọ kia, đóng.
Mấy đồn hả bác, nhiều khơng ạ?
Khơng, vị trí của nó thì nhiều lắm, ở trong thị xã rất là nhiều, cái cơ quan của nó, nó thành lập
cái cơ quan hành chính rồi cái cơ quan quân sự rồi này kia vân vân, coi như là có một bộ máy
này kia của chính quyền ngụy đấy, chính quyền của Pháp, thực dân Pháp, chỉ có cái là vùng
tự do là chỉ có cái là, cái Minh Hóa, hiện nay gọi là Minh Hóa đấy, chỗ Tuyên Hóa là vùng tự
do, rồi là Bắc của cái Quảng Trạch, thế cịn nói chung là hắn triển khai này kia, quân của
chúng đi chiếm đóng này kia hầu hết trong toàn tỉnh, coi như cái Quảng Bình của mình trừ ra
cái Minh, Tun Hóa, và một phần của cái Quảng Trạch, nếu như cô với chú đây biết này kia,
các cái địa giới này kia của Quảng Bình đấy thì đấy, là hình dung như vậy, là trong cái thời kỳ
kháng chiến chống Pháp là coi như là nó chiếm đóng hầu hết, cái Quảng Ninh, Lệ Thủy rồi
thị xã Đồng Hới, ra Bố Trạch, Quảng Trạch là nó đóng hết, đóng đồn xây thành lũy này kia.
Dạ thế cái khi mà kháng chiến nổ ra như vậy thì ở tại cái thị xã này cái Ủy ban hoạt động
sao bác, có bị thay đổi khơng ạ, có phải di dời đi chỗ khác khơng?
Phải di dời đấy, phải là di dời lên chiến khu đấy, cái bộ phận đây lên chiến khu, nhưng mà có
cán bộ về hoạt động, về vùng địch hoạt động, anh em, cán bộ đảng viên nọ kia, các cái đoàn
thể quần chúng nọ kia là phân công để bám dân, để mà tuyên truyền giác ngộ cho dân và giáo
dục này, vấn đề ý thức tại vùng địch nọ kia, gọi là cơ sở hậu địch đấy, hoạt động hậu địch,
địch hậu đấy.
Thế lúc này là ở tại thị xã mình có đơn vị bộ đội chủ lực nào đóng khơng ạ?
Khơng, ở mình là coi như là, ở trong này là hắn chiếm thì khơng có, hắn chiếm đóng cả,
thành ra mình khơng vào ở trong này được, thì họ ở cái ngoài, các cái vùng an toàn khác, là
có các đơn vị chủ lực, rồi bộ đội địa phương, rồi dân quân tự vệ nọ kia, mình hình thành cả
đấy, các cái lực lượng đó là hình thành, ở địa phương nào cũng có, nhưng mà ngay trong
vùng địch đấy thì là chỉ có khi mà về nọ kia, thì có các lực lượng vũ trang nọ kia, về để mà
quấy rối nọ kia nó thơi, ngồi ra thì lực lượng cán bộ của các quần chúng đấy về hoạt động,
bám vào trong dân, sống trong lòng dân này kia để mà hoạt động, để mà tuyên truyền giác
ngộ trong địch.
Thế cái khi mà từ 48 đến 50 là bác làm bên chỗ Thanh niên phải không ạ?
Hả?

Thế bác làm Thanh niên là từ 48 cho đến bao nhiêu ạ?
52.
52 ạ?

17


File #: 158
Đầu năm 52, giữa 52 là bác sang công an cho đến khi nghỉ hưu, nghỉ hưu năm 87, năm 52 thì
87 về hưu.
Thế cái khi mà bác làm bên chỗ Thanh niên vậy, bác thấy cái thời kỳ 48 cho đến bốn..?
52.
Thời kỳ 48 cho đến 52 thì bác thấy là Thanh niên có những cái phong trào gì bác?
Lúc bấy giờ coi như cũng có, có cái phong trào vận động tòng quân này, phong trào bảo vệ
mùa này cho dân này, tuyên truyền nọ kia để gọi là tuyên truyền chống địch khủng bố nọ kia,
rồi là phát động thanh niên là, lúc đó coi như có những cái phong trào đấy. Phong trào bảo vệ
mùa, rồi là chống địch bắt lính này, rồi là tổng động viên thanh niên đi bộ đội, đi nọ kia này,
đấy có những phong trào như thế.
Khi đó cái cơ quan Thanh niên mình là đóng ở đâu hả bác?
Lúc đó là coi như ở chiến khu, ở chiến khu Tuyên Hóa, thời kỳ đấy bác là Chánh văn phịng,
Ủy viên Ban Chấp hành của Tỉnh đồn Thanh niên Cứu quốc, nhưng mà phụ trách về Chánh
văn phòng của Tỉnh đoàn Thanh niên Cứu quốc và Tỉnh đoàn Thanh niên Việt Nam, hai cái
Tỉnh đoàn, cả cái Tỉnh đoàn Thanh niên Việt Nam nữa, là bác làm Chánh văn phịng của hai
cái Tỉnh đồn đó.
Hoạt động của hai Tỉnh đồn này có khác nhau khơng bác?
Hả?
Hai Tỉnh đồn này là khác nhau à bác?
Khác nhau, Tỉnh đoàn Thanh niên Cứu quốc là coi như là cũng kết nạp cái số thanh niên nọ
kia tiến tiến hơn, còn cái Thanh niên Việt Nam là có tính chất rộng rãi hơn, các cái tầng lớp
thanh niên nọ kia là mình thu hút vào cái Thanh niên Việt Nam, còn Thanh niên Cứu quốc thì

có cái chắt lọc hơn, có cái tiêu chuẩn phổ rộng hơn.
Thế lúc này bác làm Ủy viên, thế bác có nhớ là cịn có những người nào cùng làm nữa khơng
bác?
Có.
Ban Chấp hành gồm có những ai bác?
Ban Chấp hành của bác trong thời kỳ đó là có một là Lâm Quang Hà này, Lâm Quang Hà, Lê
Thược, Tùng Xuân.
Tùng Xuân hả bác?
Tùng Xuân, Hồ Hậu.
Hồ Hợp, Hậu?
Hậu, Đình Sẵn, Đình Sẵn, Sẵn, Trọng Xuyên, đấy mấy anh đấy.
Ai làm Chủ tịch với Phó Chủ tịch bác?
Hả?
Ai làm Chủ tịch với Phó Chủ tịch ạ?
Bí thư, hồi đó gọi là Bí thư.
À, Bí thư ạ?

18


File #: 158
Ừ Bí thư Tỉnh đồn, và trưởng đồn Thanh niên Việt Nam.
Bí thư là ai ạ?
Về bên Thanh niên Việt Nam đấy thì là Ngọc Dũng này đây là Thanh niên Cứu quốc này, thì
Thanh niên Việt Nam thì là Ngọc Dũng này, Sinh Trưng này.
Sinh gì bác?
Sinh, Sinh Trưng, Sinh Trưng.
Trưng ạ?
Ừ Sinh Trưng, rồi là ông Đường, ơng Đường, vân vân, đấy cũng có một số nọ kia, mà bây giờ
cũng chết rôi đi đâu, rồi Các Trọng Sơn nữa.

Họ Các à bác?
Hả?
Các à?
Các, Các Trọng Sơn.
Ở đây ai, ai làm Bí thư bác, bên Thanh niên Việt Nam đấy?
Ơng Dũng này, sau ơng Dũng đi thì là ơng Sinh Trưng này làm.
Thế cịn ở trên chỗ Thanh niên Cứu quốc thì ai Bí thư ạ?
Thanh niên Cứu quốc là, Lâm Quang Hà, Bí thư, Trọng Xun cũng Bí thư, Thượng thì coi
như Thường vụ thơi.
Có hai Bí thư cũng một lúc ln hả bác?
Hả?
Hai Bí thư cùng một lúc luôn ạ?
Không, ông này là làm trước, rồi tiếp đến ơng khác.
Thế hồi này thì hai cái tổ chức Thanh niên này có hoạt động trái ngược nhau khơng ạ?
Khơng, nói chung thì coi như là, ơng phụ trách về Chánh văn phịng thì là, bên này thì có cái
hoạt động về mặt nổi hơn, vấn đề thể dục thể thao, văn hóa xã hội này kia.
Bên Thanh niên Việt Nam á?
Ừ, Thanh niên Việt Nam, cịn thì Thanh niên Cứu quốc là đi vào hoạt động cái chính trị nhiều
hơn, mang màu sắc chính trị hơn cái kia, xong cùng là chống địch nó kia, cũng là huy động là
để coi như đào tạo cốt cán cho Đảng đấy.
Thế thanh niên mà muốn ra nhập vào hai tổ chức này thì có khó khơng bác, hay là...?
Khơng, cũng dễ, lúc bấy giờ thì cũng coi như là cũng dễ thơi, thì coi như là chỉ có cái là, cái
tổ chức này thì gia nhập có cái tính chất tổ chức hơn.
Thanh niên Việt Nam á bác?
Vào tập thể cá nhân, vừa là vào tập thể đã, kết nạp tập thể đã, là, là Thanh niên Việt Nam đấy,
cịn Thanh niên Cứu quốc thì cũng có tiêu chuẩn cả đấy, có cái tiêu chuẩn vào là phải là có
cái điều lệ của, của cái tổ chức đấy, vào thì tương đối cũng khơng khó lắm đâu.

19



File #: 158
Thế trong những cái phong trào mà lúc nãy bác nói thời kỳ này thanh niên tham gia làm đấy,
thì phong trào nào là rầm rộ nhất bác?
Rầm rộ nhất là có cái thanh niên vùng địch đấy, là chống địch nọ kia cũng tương đối kiên
quyết đấy, cũng có nhiều anh hy sinh, Ví dụ như chống địch bắt lính đấy mà, hắn trở đi, trên
đường trở đi về đơn vị của nó thì là anh em người ta là nhảy xuống xe này kia là chặn xe này
kia khơng cho đi, thì cả vận động bà con, rồi các phụ huynh hay nhân dân này kia, địa
phương ta chặn làng, chặn đường nọ kia là không cho xe nó chở con em đi về đồn, đi về đơn
vị, đấy thì phong trào đấy cũng tương đối. Hai nữa là phong trào bảo vệ mùa, thế về mùa gặt
hay mùa gieo mạ rồi này kia vân vân đấy, rồi là mua thu hoạch rồi các cái khác đấy, thì là
thanh niên về vận động bà con này kia đi ra những cái đồng ruộng mà gần lô cốt, gần đồn nọ
kia thì họ bắn phá, do đó cho nên là anh em nọ kia phối hợp cả với dân quân tự vệ nọ kia là
chống lại hoạt động của nó, để bảo vệ nhân dân thu hoạch mùa, bảo vệ mùa, đấy thì là như
thế.
Thế cái thời kỳ mà bác làm Thanh niên ở chỗ Tuyên Hóa đấy?
À, bác là cơ quan đóng ở Tuyên Hóa.
Thế làm ở đó thời kỳ đó là tại đó có có trách nhiệm ni bộ đội chính quy đóng ở đó khơng
ạ?
Có chứ, bây giờ phần nhiều ở vùng tự do là về huấn luyện về nọ kia, sau khi mà đánh trận nọ
kia là về lại hậu phương, về tại đó, rồi là ăn nghỉ, rồi là tập luyện nọ kia có các đơn vị người
ta ni. Cái Trung đồn 18, thời kỳ đó có cái Trung đồn 18 đấy, Trung đồn 18 là cái trung
đồn của tỉnh Quảng Bình, có các cái trung đồn hỗ trợ khác nữa của Thừa Thiên, Quảng Trị,
thì Trung đồn 101 là của, của Thừa Thiên, rồi 95 là của Quảng Trị, thế ba cái trung đoàn này
đấy, là phối hợp với nhau một cái chiến trường Bình Trị Thiên, là cũng khi khi là các trung
đồn của Thừa Thiên, Quảng Trị ra đóng ở Quảng Bình, hỗ trợ cho cái Trung đồn 18 để mà
chống giặc, rồi dưới ở đó là có những tiểu đồn, trung đồn, vân vân, đấy thì là trung đội, tiểu
đội này kia là các nó đóng phân tán lẻ tẻ nọ kia để hoạt động chống địch, cái đó là, nhưng mà
phần nhiều là họ đóng ở các vùng ven ở đồn đấy, đồn bốt này kia, của địch nó đóng ở vùng
ven để chống lại cái hoạt động của thằng địch. Còn đi về vùng tự do thì có tính chất là an

dưỡng và huấn luyện nọ kia, tập luyện.
Thế cái hồi đó ở vùng Tuyên Hóa đó có cái xưởng sản xuất những cái đồ...?
Có gọi là xưởng tần pháo đấy.
Xưởng gì bác?
Xưởng tần dân quân, xưởng dân quân tần pháo, để sản xuất những vũ khí, lựu đạn, rồi là bom
ba càng, rồi những cái loại súng nọ kia thì, lựu đạn nữa, vậy là đóng ở ngồi Tun Hóa.
Nhưng mà cái xưởng đó cụ thể là đóng ở cái điểm nào ở Tuyên Hóa hả bác?
À, đóng ở cái chỗ Vĩnh Lợi.
Vĩnh Lợi ạ?
Đóng ở cái thơn Vĩnh Lợi, xã Đồng Hóa, huyện Tun Hóa.
Là cái xưởng đó là chủ yếu sản xuất về...?
Gọi là xưởng dân quân, là lấy cái là liệt sĩ là Trần Tảo, tên là Trần Tảo, cái xưởng đó là cũng
sản xuất cho, phục vụ cho cái vấn đề là phương tiện, vũ khí của quân đội đấy, của quân đội ta
ở Quảng Bình.

20


File #: 158
Thế khi này bác có biết là ai, cái bộ máy lãnh đạo Ủy ban của huyện Tuyên Hóa khơng bác?
Thời kỳ đó á, thời kỳ kháng chiến á?
Dạ cái thời kỳ từ 48 đến 52 thì khi mà bác làm Thanh niên đấy?
Thời kỳ đấy thì bấy giờ ở trên Tun Hóa thì, hồi đó thì coi như mấy cái vị đó thì là bây giờ
khơng cịn nữa, lâu lắm rồi giờ cũng chết cả rồi.
Nhưng bác có nhớ tên khơng ạ?
À ơng Đàn, ơng họ thì tơi khơng rõ nhưng mà ơng Đàn.
Ơng này làm gì bác?
Ông đấy là Chủ tịch đấy.
Chủ tịch của...?
Chủ tịch của Tuyên Hóa.

Là trong thời kỳ...?
Thời kỳ năm năm 48, 49, 50 đấy, thời kỳ đấy.
Ngồi ra cịn có ai nữa khơng bác?
Hả?
Ngồi ra có ai nữa khơng ạ?
Coi như là ông Mẫn, ông Đàn, ông Mẫn, mấy ông đấy bây giờ chết rồi, chết cả rồi, lâu rồi.
Ơng Đàn, ơng Mẫn rồi là, mấy ông đấy tôi chỉ nhớ mấy ơng đấy thơi, cịn mấy ơng qn tên,
vì lâu rồi thì cũng qn tên, đấy mấy ơng đấy.
Thế cái khi đó tại cái vùng Tuyên Hóa đó có bị, thanh niên có bị bắt đi lính cho Pháp khơng
ạ, cái vùng Tun Hóa ạ?
Khơng, vùng tự do ngồi kia thì khơng, thỉnh thoảng cái ca nơ chở lính ngồi kia, từ Thanh
Khê, Ba Đồn đi lên đấy, thì nó có uy hiếp ta bằng súng, ngồi kia nó bắn xung quanh hai bên
bờ đấy, về đi dọc sông mà, từ ở dưới này đi lên Tuyên Hóa là đi bằng sơng mà, thế cịn nó
cũng chưa xâm nhập bằng đường bộ đâu. Nó đi bằng đường sơng, thì nó dùng súng máy súng
nọ kia là nó uy hiếp xung quanh hai bên bờ thơi, thế cịn lên bờ là khơng lên được, nếu mà
lên thì nó cũng khổ, mà lên cái lực lượng của ta hai bên nọ kia là tương đối mạnh, do đó cho
nên là nó khơng thể lên được, nó có lên để mà xem có mở rộng cái vành đai của hắn ra cho
nên là nó khơng, khơng, nó về các cái xã vùng ven thì sơng ở dưới Quảng Trạch đi lên Tun
Hóa nọ kia thì là khơng thể là lên bờ được. Ngay cái vấn đề Quảng Trạch đấy, nó cái xã Cảnh
Dương ngồi kia cũng là một cái đơn vị anh hùng trong cái thời kỳ kháng chiến chống Pháp,
cái Cảnh Dương đấy, xã Cảnh Dương là nó trong cái vùng Quảng Trạch đấy, ở phía Bắc, Bắc
Quảng Trạch đấy, mấy lần nó đổ bộ lên, nó tấn cơng lên để mà chiếm đóng đấy, nhưng mà ở
đó dân người ta kiên cường lắm, tổ chức rào làng chiến đấu này kia rất là mạnh, do đó cho
nên hắn khơng thể lên được.
Thế hồi đó làng chiến đấu có nhiều khơng hả bác?
Làng chiến đấu như làng chiến đấu Cảnh Dương này, làng chiến đấu Cự Nẫm này, Cự Nẫm ở
Bố Trạch đấy. Cự Nẫm này, Cảnh Dương này, đấy là làng chiến đấu đấy, tiêu biểu đấy của
Quảng Bình đấy.

21



File #: 158
Thế hồi đó bên chỗ tổ chức Thanh niên của mình có nhận được cái chỉ thị gì cho cái việc
chuẩn bị cho cái giai đoạn phản công năm 1950 khơng ạ?
Cũng có, nhưng mà cũng có, cho nên là cũng tham gia về cái vấn đề là đi dân cơng hỏa tuyến
rồi nọ kia, cũng có tham gia đấy, cho nên là cũng vận động thanh niên là, vừa là tòng quân
này, vừa là tham gia đi dân công hỏa tuyến này. Đi tiếp vận, tiếp tế nọ kia đấy, thì cũng có
vận động trong thanh niên đi, cũng thời kỳ đó thì cũng có chủ trương gì của trên thì đưa về
thì thanh niên là có tham gia cả.
Thế cái khi mà mình vận động vậy là thanh niên có hưởng ứng gì khơng ạ?
Nói chung là có, lúc bấy giờ là phải nói, dân, nhân dân nói chung, cịn thanh niên nọ kia thì
cũng rất là hăng hái, rồi tham gia một cách rất là tích cực thơi, chỉ trừ cái trường hợp nọ kia ở
cái vùng tạm chiếm, hay là vùng du kích nọ kia, thằng địch nó uy hiếp nhiều lao động cho
nên cũng bị ảnh hưởng, chứ còn đối với vùng tự do đều là thanh niên tham gia một cách rất là
hăng hái, là tích cực với các cái chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thế lúc này thì mình có nắm bắt được các cái thơng tin ở các địa phương khác hay là đối với
thông tin ở nước ngồi khơng hả bác?
Ở nước ngồi thì chưa, bấy giờ thì coi như khơng nhận được.
Ở địa phương mình có có cán bộ của Trung Quốc hay Liên Xơ về thăm khơng bác?
Khơng, lúc bấy giờ đã có đâu, chưa, thăm ở trên kia, cho nên có về địa phương này đâu, cho
nên là địa phương cũng không biết được.
Thế cái, như năm 1951 đấy con nghe nói có cái việc mà ban hành cái thuế nơng nghiệp đấy,
thì khơng biết ở địa phương mình là lúc đó là có thực hiện cái chính sách thuế nơng nghiệp
khơng ạ?
Thì cũng có đấy, cái chính sách thuế nơng nghiệp thì lúc bấy giờ là có ban hành, thì bà con
người ta cũng hưởng ứng thơi.
Khi đó là cơ quan nào phụ trách cái việc thực hiện cái thuế nông nghiệp bác?
Cái đó là coi như cơ quan nơng nghiệp, và dưới sự chỉ đạo của Ủy ban kháng chiến.
Cái việc thu thuế này...?

Các cấp thu thuế nọ kia, ở địa phương nọ kia là có đấy.
Cái việc thu thuế này ra sao bác có biết khơng ạ?
Thu thuế nọ kia thì phải nói ở dưới cơ sở là cũng phải chấp hành nọ kia chứ cịn cũng khơng,
chưa thấy có phản ứng gì trong vấn đề.
Ý con muốn hỏi là bác có biết được cái việc mà thu thuế này là nó được diễn ra dưới hình
thức nào khơng ạ, nó áp dụng như thế nào hả bác?
Thu thuế tức là coi như là bằng tiền hoặc là bằng thóc đấy, ở dưới nọ kia là nộp bằng thóc,
gọi là đóng quân lương cho bộ đội nọ kia ăn đấy, thì theo tinh thần như vậy thì coi như cũng,
thanh niên cũng vận động gia đình nọ kia để mà chấp hành.
Ai cũng thu giống nhau hết hay sao bác?
Hả?
Mình thu tất cả mọi người đều giống nhau hay sao ạ, hay là người nhiều người ít ạ?

22


File #: 158
Khơng, phải nói là người nào làm ruộng này kia là phải đóng thuế thơi, cái đó là, là theo cái
đóng nhiều hay ít là tùy theo cái sản xuất của mình thơi, sản xuất của từng hộ một nọ kia đấy,
cái đó là dưới địa phương là họ vận động gia đình làm là tương đối tốt đấy, cũng chưa có cái
vấn đề phản ứng gì.
Cịn với địa chủ thì sao bác?
Hả?
Cịn với địa chủ thì sao ạ?
Địa chủ á, địa chủ lúc bấy giờ là coi như là năm, đến năm 53, năm 54 lúc đó mới là phát động
giảm tơ cải cách, thì lúc đó mới có cái phản ứng nọ kia của giai cấp địa chủ.
Nhưng khi thu thuế địa chủ có phản ứng gì khơng bác?
Khơng, nói chung là cũng phải chấp hành, mà nhất là cái vùng tự do này là lúc đó mình mới
thu, thế cịn ở dưới vùng địch thì khơng.
Ở mình là khơng thu à?

Chỉ vùng tự do thơi, vùng tự do, với vùng căn cứ du kích thì là người ta cũng vẫn hưởng ứng
rất tích cực, mà lúc bấy giờ thì có những cái bọn phản động nọ kia cũng có tuyên truyền
xuyên tạc về cái vấn đề thuế nông nghiệp, rồi các cái nghĩa vụ chủ trương, chính sách của
Chính phủ đấy, lúc đó là mình cũng có cái giải thích, và đồng thời cũng đấu tranh đối với cái
bọn phản cách mạng đấy, do đó cho nên cũng hạn chế được cái vấn đề đó.
Thế ai đi giải thích hả bác?
Hả?
Thế ai chịu trách nhiệm đi giải thích ạ?
Cái đó thì coi như cán bộ của địa phương, cán bộ xã, cán bộ huyện nọ kia là về để phối hợp
với địa phương để mà giải thích.
Cụ thể là...?
Cả các đồn thể quần chúng, có Thanh niên, Phụ nữ này kia, Nông dân là cũng đi là kết hợp
với chính quyền địa phương, cán bộ xã, cán bộ thơn thì chia về mà vận động.
Lúc nãy bác có nói là trong cái việc mà vận động để thu thuế thì thanh niên có tham gia, như
thanh niên tham gia vậy thì có vai trị gì bác, tức là mình vận động như thế nào, với cái việc
mình vận động đó có tác dụng gì nhiều không ạ?
Không, cái Thanh niên này kia là vận động chủ yếu là vận động gia đình, là động viên bố mẹ
rồi chị em này kia, để mà thực hiện nhiệm vụ một cách đầy đủ, đóng đủ, đúng thời hạn nọ kia
vân vân đấy, cái đó là thanh niên phải làm cái nịng cốt trong gia đình. Cịn bản thân thanh
niên thì trực tiếp cũng có, nhưng mà ít thơi, nhưng mà chủ yếu là vấn đề gia đình là phải vận
động gia đình, bà con thơn xóm, để mà tích cực hưởng ứng các cái chủ trương, chính sách
này kia của Đảng và Nhà nước, đều là, là, tất nhiên là các cái cấp Đảng chính quyền này kia
làm thì có những cái phối hợp với đồn thể quần chúng, Thanh niên, Phụ nữ đều có tham gia,
thế về cương vị của mình như thế nào thì mình tham gia như thế đấy thôi, thế tinh thần là như
vậy.
Thế cái việc mà thu thuế này được diễn ra trước khi mình tiến hành giảm tơ với chia lại tài
sản địa chủ hay là đến...?

23



File #: 158
À đúng rồi trước, trước thu thuế là trước mới có, trước, mà đến khi giảm tơ cải cách thì là
năm 54, năm 55 đối với Quảng Bình, chứ ở ngoài vùng tự do, ngoài Nghệ Tĩnh ngoài kia thì
là làm trước, ơng có đi tham gia, tham gia một cái đợt là, là giảm tô ở Hà Tĩnh, ở Thanh Hóa,
hai đợt, ra, ra là tổng kết ở Nghệ An năm 53, ra tổng kết tại Nghệ An. Xong rồi là đi tham gia
là giảm tô ở Thanh Hóa, đợt ở Hậu Lộc, Hậu Lộc Thanh Hóa, là tiếp đến đợt hai thì vào Hà
Tĩnh tham gia xong là đến năm 54 thì lúc đó thì bắt đầu tiếp quản thị xã Đồng Hới, lúc đó là
coi như là hịa bình lập lại, bác về tiếp quản tham gia trong cái đoàn tiếp quản thị xã Đồng
Hới, cịn hiệp định năm 55 thì lúc đó Quảng Bình, Đồng Hới mới tiến hành vấn đề giảm tô,
cải cách.
Thế bác cho con hỏi là từ năm 52 là bác bắt đầu chuyển sang làm bên Công an rồi hay sao
ạ?
Ừ.
Là đầu năm 52 hay là cuối ạ?
Ngày 7 tháng 7.
Thế khi đó bác làm Cơng an là làm ở đâu ạ?
Làm ở trong cái phịng Bảo vệ chính trị.
Phịng Bảo vệ chính trị?
Ừ.
Trụ sở đóng ở đâu bác?
À lúc bấy giờ là đang cịn đóng ở Lệ Thủy.
Đóng ở Lệ Thủy là Công an của thị xã hay của tỉnh ạ?
Công an của tỉnh đấy, bác chuyển qua Công an tỉnh, ở cái phịng Bảo vệ chính trị.
Cái phịng này khi đó chủ yếu làm những cái việc gì hả bác?
Phòng này là chống bọn khác xâm phạm, mà cụ thể là bọn gián điệp và bọn phản động,
chuyên về cái nghiên cứu phát hiện và đấu tranh chống cái âm mưu hoạt động này kia của
bọn gián điệp, và bọn phản động ở trong tỉnh.
Thế hồi này là bọn phản động và bọn gián điệp có nhiều khơng ạ?
Nhiều, cũng nhiều, nhưng mà nói chung là vùng tạm chiếm có, vùng tự do này kia cũng có,

phản động này kia là vùng tự do là nhiều. Phản động thì phản động trong tơn giáo, trong Phật
giáo, Thiên chúa giáo ở vùng tự do. Còn cái bọn gián điệp này kia thì ở dưới tung lên, ở vùng
tự do để hoạt động, thì mình phát hiện mình bắt bớ thì cũng có, có cái chuyện gì đó thì, các
cái hoạt động của bọn nó thì tương đối bận đấy, do đó cho nên lực lượng cơng an, lực lượng
của mình xuống giáo dục quần chúng, và có lực lượng của công an, rồi xây dựng cái mạng
lưới cơ sở bí mật, do đó cho nên phải phát hiện được sớm mà đấu tranh, cho nên cũng giải
quyết được nhiều cái vụ việc đối với bọn phản động trong tôn giáo, nhất là Thiên chúa giáo
và Phật giáo ở vùng tự do. Cịn ở vùng địch tung lên thì có các cái vụ thì mình phát hiện thì
cũng bắt, thế cho nên cái hoạt động của chúng nó cũng chưa gây hại gì cho kháng chiến nhiều
đâu. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của Quảng Bình, nói chung thì Quảng Bình lúc
bấy giờ thì cũng có lực lượng này kia, dưới sự lãnh đạo của Đảng của Nhà nước cũng như là
sự hỗ trợ của nhân dân nọ kia, cho nên cái công tác chống cái bọn gián điệp, và bọn phản
động, kể cả cái bọn chui vào trong nội bộ của mình thì cũng tương đối đạt được nhiều kết
quả, cho nên cũng giữ được cái an toàn.

24


File #: 158

Dạ bác có thể ví dụ cho con một cái sự việc nào đó nó điển hình khơng bác?
À có, về cái vấn đề chống cái bọn phản động về tơn giáo, thì cái đó là, ví dụ như cái vụ mà ở,
ở Quảng Trạch, có mấy cái tay linh mục nọ kia nó là cấu kết với bọn thực dân Pháp ở các cái
vùng nọ kia để nó rào làng chiến đấu, rồi nó vận động kêu gọi nọ kia, đồng bào nọ kia là
những nhu cầu phức tạp, để chuẩn bị cái vấn đề là Giơne này khác đấy, thì ta là cũng nắm
được và vận động quần chúng nọ kia đấu tranh trấn áp bọn đó. Ví dụ như cái vụ là hai thằng
linh mục Hồ Cai rồi linh mục thằng Nguyễn Bá Kỳ, hai tháng đó là linh mục vận động trong
đồng bào của cái vùng Quảng Trạch để mà thực hiện chống phá các cái chủ trương chính sách
của ta, đồng thời vận động bà con đi vào cho Chúa kêu gọi, Chúa báo đáp rồi nọ kia đó, vận
động bà con nọ kia đi vào Nam, rồi thực hiện cái vấn đề mà sau này tổng tuyển cử mà, thì ta

có đấu tranh này kia cái vụ đó, nó nổi lên thời gian cũng lâu ở bọn đó, cuối cùng thì coi như
quần chúng nhân dân cũng bắt, và đồng thời là cũng bắt giữ hai tay đó, Hồ Ngọc Cai và
Nguyễn Quang Quỳ là hai tên tên linh mục phản động, thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở
Quảng Trạch, thế đó là cái vụ điển hình trong cái đấu tranh đối với tôn giáo, bọn phản động
trong tôn giáo.
Thế lúc này ngồi cái việc mà đấu tranh chống phản động đó, mình cịn có, bên chỗ Cơng an
mà đặc biệt là bên cái phịng mà Bảo vệ chính trị của bác đấy, cịn có cái hoạt động nào
khác để phối hợp trong cái việc mà chống Pháp hay cái gì đó không ạ?
Coi như vấn đề gián điệp ở dưới tung lên thì mình phát hiện là cũng bắt một số tên này kia để
mà hạn chế cái hoạt động của nó, nó điều tra vào Cục Tình báo và ngồi trong cái thời kỳ
kháng chiến, bảo vệ cái lực lượng vũ trang của mình, bảo vệ cả cái cơ quan đầu não, thì hắn
lên nọ kia, hắn lên vùng tự do nọ kia, kiểu hắn buôn bán hai vùng đấy, vùng địch, vùng tự do
với vùng địch đấy, lợi dụng cái bọn này bn bán hai miền đấy, thì ta lúc bấy giờ có cái chủ
trương là như vậy, để mà thu hút cái vấn đề là hàng hóa nọ kia ở dưới vùng địch lên phục vụ
cho vùng tự do, thì nó lợi dụng cái vấn đề đó để nó trà trộn nó tung lên, thì ta phát hiện thì bắt
cái bọn đó, thì cuối cùng thì mình cũng nắm bắt được cái âm mưu của nó, và đồng thời mình
diệt một số tay chân, tay sai của nó.
Thế hồi đó trong cái Phịng Bảo vệ chính trị của bác là có bao nhiêu người hả bác?
Lúc bấy giờ thì cũng ít thơi, có khoảng 15 đồng chí thơi, càng về sau này thì càng phát triển,
thế cịn cái thời kỳ trong kháng chiến chống Pháp đấy thì cũng ít thôi, cũng chỉ độ mươi,
mười lăm đồng chí thôi, mà phần nhiều là chốt về địa bàn, về các cái địa bàn, về các cái địa
bàn vùng xung yếu này kia, thế cịn ở trên văn phịng thì chỉ có ít thơi.
Thế lúc đó ở Ty Cơng an có được bao nhiêu phịng bác?
Ở trong Cơng an á.
Vâng ở Ty Công an tỉnh đấy?
À, Công an tỉnh cái thời kỳ bấy giờ thì chỉ có Phịng Bảo vệ chính trị này, rồi Phòng Trị an,
hai phòng. Phòng Trị an là hai này, Phòng Hậu cần là ba, Phòng Tổ chức rồi văn phịng, có
chừng đó thơi. Phịng Bảo vệ chính trị, Phịng Trị an, Phịng Hậu cần, Phịng Tổ chức, Văn
phịng, đấy.
Thế bác có nhớ hồi này là ai là Trưởng Ty Cơng an khơng bác?

Trưởng Ty thì bây giờ thì có nhiều, cái thời kỳ đấy coi như là Lê Viên là đầu tiên.
Lê Viên là làm năm nào bác?

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×