Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

1806QLNA152 LyVanVinh QLNNĐVCTCPCP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.14 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

TÊN ĐỀ TÀI :
Thực trạng hoạt động tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam hiện nay
tại xã Thới Quản, huyện Gị Quao, tỉnh Kiên Giang. Từ đó, đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với các tổ chức
phi chính phủ nói trên.
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ
Mã phách:………………………………….

Kiên Giang – 2022

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: .......................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................4
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.........................................................4
NỘI DUN......................................................................................................5
1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
PHI CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM.......................................................................5
1.1. Quan niệm về Tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam

........................5


1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tổ chức phi chính phủ..........5
1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ.....5
1.4. Quản lý về tổ chức của các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam....6
1.5. Phương thức quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ ....6
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ TẠI XÃ THỚI QUẢN, HUYỆN GỊ QUAO,
TỈNH KIÊN GIANG...........................................................................................6
2.1. Khái quát chung....................................................................................6
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên xã Thới Quản, huyện Gò Quao,
tỉnh Kiên Giang....................................................................................................6
2.1.2. Hoạt động của tổ chức phi chính phủ tại xã Thới Quản, huyện
Gò Quao, tỉnh Kiên Giang..................................................................................8
2.2. Thực trạng của các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam tại xã Thới
Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang:..............................................................8
2.2.1. Nội dung hoạt động của các tổ chức phi chính phủ đang triển
khai tại địa phương.............................................................................................8
2.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động tổ chức phi chính phủ tại xã Thới
Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang...........................................................9
2.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức phi chính
phủ......................................................................................................................12
KẾT LUẬN ..............................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................15
2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức phi chính phủ Việt Nam và quản lý Tổ chức phi chính phủ Việt
Nam là vấn đề mới, ln mang tính thời sự trong tình hình hiện nay ở nước ta.
Để các Tổ chức phi chính phủ Việt Nam hoạt động có hiệu quả xã hội cao thì

việc quản lý về vấn đề này của Nhà nước là đặc biệt quan trọng.
Phát huy, tận dụng các nguồn lực để phát triển là trách nhiệm của Đảng và
Nhà nước ta. Trong đó, nguồn lực phát huy sức mạnh toàn dân, thực hiện xã hội
hóa và tận dụng sự giúp đỡ của bạn bè, các tổ chức là vô cùng quan trọng trong
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vì vậy, bản thân lựa chọn đề tài “Thực trạng hoạt động tổ chức phi chính
phủ ở Việt Nam hiện nay tại xã Thới Quản, huyện Gị Quao, tỉnh Kiên Giang.
Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước
đối với các tổ chức phi chính phủ nói trên”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi
chính phủ ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân nhà nước đối với các tổ
chức phi chính phủ trên địa bàn xã Thới Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên
Giang.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ trên địa bàn xã Thới Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Hoạt động quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ
ở Việt Nam tại xã Thới Quản, huyện Gị Quao, tỉnh Kiên Giang, thực trạng và
giải pháp.
Phạm vi: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi
chính phủ tại xã Thới Quản, huyện Gị Quao, tỉnh Kiên Giang.
Thời gian: từ ngày 01/4/2022 đến ngày 14/4/2022.

3


4. Phương pháp nghiên cứu.
Kết hợp với các phương pháp nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, phương

pháp quan sát khách quan, phương pháp phân tích và so sánh để làm sáng tỏ nội
dung đề tài.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
- Ý nghĩa lý luận
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi
chính phủ ở Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân quản lý nhà nước đối với
các tổ chức phi chính phủ tại xã Thới Quản, huyện Gị Quao, tỉnh Kiên Giang.
+ Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ trên địa bàn xã Thới Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

4


PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
PHI CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM
1.1. Quan niệm về Tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam:
Tổ chức phi chính phủ là tổ chức tự nguyện của nhân dân, có tư cách pháp
nhân,; cùng ngành, nghề, giới, nhu cầu,… hoạt động một cách thường xuyên để
thực hiện mục tiêu chung, khơng vì mục tiêu phân chia lợi nhuận và hoạt động
trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam.
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tổ chức phi chính phủ
Đối với các Tổ chức phi chính phủ trong và ngồi nước hoạt động tại Việt
Nam, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là nhất quán, thể hiện rõ
lập trường, cụ thể như sau:
- Hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước;
- Mở rộng tăng cường hợp tác với các tổ chức chính phủ;
- Thực hiện dân chủ;

- Tơn trọng và bảo đảm lợi ích chính đáng của các tổ chức nhân dân;
- Đa dạng các hình thức tập hợp nhân dân;
- Hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý, kiểm tra của Nhà nước đối với
tổ chức phi chính phủ;
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân; Tăng cường cơng tác dân vận của chính quyền;
- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quần
chúng, giữ vững mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân.
1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ
- Nhà nước quản lý các Tổ chức phi chính phủ theo luật định, quyền lực
quản lý của Nhà nước đến với các Tổ chức phi chính phủ là thống nhất, có sự
phân cơng phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Nhà nước các cấp;
- Bảo đảm, bảo vệ tự do, quyền lợi ích hợp pháp của cơng dân; giữ gìn kỷ
cương xã hội và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật;

5


- Bảo đảm và phát huy tính tự nguyện, tự quản, tự chủ, tự trang trải, tự
chịu trách nhiệm của Tổ chức phi chính phủ trong khn khổ pháp luật
- Đổi mới tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước phải tiến hành song
song với việc phát triển tổ chức và hoạt động của các Tổ chức phi chính phủ,
phù hợp với lợi ích quốc gia và thơng lệ quốc tế.
1.4. Quản lý về tổ chức của các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam
- Quy định thể thức thành lập tổ chức phi chính phủ
- Quy định thể thức hoạt động của tổ chức phi chính phủ
- Quy định cơ quan thường trực của tổ chức phi chính phủ
- Quy định việc giải thể tổ chức phi chính phủ
1.5. Phương thức quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ:
- Nhà nước quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật.

- Quản lý các tổ chức phi chính phủ bằng hệ thống chính sách.
- Quản lý tổ chức phi chính phủ bằng hệ thống tổ chức bộ máy.
- Quản lý tổ chức phi chính phủ bằng kiểm tra, giám sát.
- Quản lý tổ chức phi chính phủ bằng tổng kết, đánh giá.
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM TẠI XÃ THỚI QUẢN,
HUYỆN GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG.
2.1. Khái quát chung về xã Thới Quản, huyện Gị Quao, tỉnh Kiên
Giang
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên xã Thới Quản, huyện Gò Quao,
tỉnh Kiên Giang
Thới Quản là xã nơng thơn của huyện Gị Quao, cách trung tâm huyện
23km. Phía đơng giáp xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng; phía tây giáp huyện
An biên, phía nam giáp xã Thuỷ Liễu và phía bắc giáp xã Bình An, huyện Châu
Thành. Xã có diện tích tự nhiên là 5.464ha, trong đó, đất sản xuất nơng nghiệp
là 4.082 ha chủ yếu là trồng lúa, khóm, ni tơm và cá các loại. Tồn xã có 10
ấp với 97 Tổ Nhân dân tự quản; dân số có 4.036 hộ với 16.116 khẩu (Dân tộc
Kinh chiếm 54,9%; Khmer chiếm 43,4%; Hoa chiếm 1,56%, khác 0,14%), có 4
6


chùa Khmer Nam tơng và 1 đình thần Nguyễn Trung Trực, xã có 02 hợp tác xã
với 83 thành viên; 33 Tổ hợp tác với thành 861 viên và 11 câu lạc bộ với 225
thành viên.
Xã Thới Quản cũng như những xã khác của huyện Gị Quao, có địa hình
bằng phẳng cộng với hệ thống kênh rạch trải đều trên toàn xã, tăng lượng phù sa
cho đất đai là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt là lúa chất lượng cao, hoa màu và cây lâu năm, đồng thời thuận lợi cho việc
bố trí xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng, nhà ở. Nằm trong khu vực khí hậu
nhiệt đới gió mùa và mang đặc tính khí hậu vùng ven biển của Kiên Giang với 2

mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Điều kiện mặt nước chủ yếu nhờ vào nước mưa và các con sông, kênh, rạch
chảy qua xã: Sông cái lớn; sông cái bé,… phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông
nghiệp và một phần cho sinh hoạt dân cư. Nhưng do bị ô nhiễm do sử dụng phân
bón hố học, thuốc trừ sâu thải ra. Hằng năm vào khoản tháng 2 đến tháng 4,
nước mặn sâm nhập một số kênh rạch của xã và kéo dài từ 30-60 ngày, đặc biệt
là 5 ấp ven sông cái lớn bị nước mặn xuyên suốt 4-5 tháng làm ảnh hưởng đến
sản xuất và đời sống của người dân, tuy nhiên điều này cũng tạo điều kiện cho
các hộ dân của một số ấp tân dụng nuôi tôm. Nguồn nước ngầm khá phong phú,
chất lượng nước tốt chiều sâu của tầng chứa nước thay đổi từ 60 đến 400m và
phổ biến trong khoảng 90 -120m.
Hiện tại cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh;
kinh tế xã hội liên tục phát triển. Thu nhập bình quân đầu người không ngừng
nâng lên, chủ yếu là thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản. Lĩnh vực tiểu
thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ tăng trưởng khá; thu chi ngân sách hàng
năm đều đạt theo kế hoạch; lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế được quan tâm
thường xuyên; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Đảng bộ được trên công
nhận đạt trong sạch vững mạnh.

7


2.1.2. Hoạt động của tổ chức phi chính phủ tại xã Thới Quản, huyện
Gò Quao, tỉnh Kiên Giang
Hiện nay, tổ chức phi chính phủ tại xã Thới Quản, huyện Gị Quao, tỉnh
Kiên Giang, gồm có 02 tổ chức phi chính phủ: Hội Chữ thập đỏ và Hội người
cao tuổi với 20 chi hội trực thuộc. Có nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Hình thức hoạt động của các tổ chức phi chính phủ:
+ Tham gia vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội
+ Phản ánh nguyện vọng của cộng đồng xã hội

+ Hoạt động gây quỹ
+ Thực hiện công tác an sinh xã hội.
2.2. Thực trạng của các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam tại xã Thới
Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang
2.2.1. Nội dung hoạt động của các tổ chức phi chính phủ đang triển
khai tại địa phương
- Phổ biến kiến thức, đào tạo nâng cao dân trí
Thực hiện chính sách xã hội hóa các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa, thể
dục, thể thao như: Phối hợp mở nhiều lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp
vụ, tin học, ngoại ngữ cho hội viên và mọi người tham gia.
- Đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn
Đã tiến hành xây dựng dự án: Nâng cao năng lục cán bộ địa phương. Hoạt
động tuyên truyền, làm dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
- Tham gia bảo vệ môi trường: phát động phong trào bảo vệ mơi trường
trong tồn dân, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho quần chúng và các hội
viên của mình.
- Hoạt động nhân đạo, từ thiện: tổ chức hoạt động chăm sóc cho người già
cơ đơn, xây dựng nhà tình nghiã, ni dưỡng trẻ em, đứng ra làm tín chấp vay
vốn cho người nghèo sản xuất.
- Hoạt động xóa đói giảm nghèo: Hoạt đơng tun truyền, làm dịch vụ
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Nghiên cứu áp dụng vào sản xuất

8


những giải pháp tiên tiến, công nghệ mới. Tổ chức các dịch vụ đáp ứng yêu cầu
của thị trường.
2.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động tổ chức phi chính phủ tại xã Thới
Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
Những kết quả đạt được: Trong những năm qua, tổ chức phi chính phủ

trên địa bàn xã đã tích cực tham gia vào các phong trào thi đua, sản xuất và đã
phát huy được vai trò “đầu tàu” gương mẫu trong các lĩnh vực của đời sống xã
hội, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững trật tự an ninh
chính trị tại địa phương.
- Đối với Hội chữ thập đỏ:
Hội Chữ thập đỏ đã khẳng định vị trí của mình thơng qua nhiều hoạt động
từ thiện như vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngồi huyện qun góp giúp
đỡ các đối tượng dễ bị tổn thương (ốm đau, già cả, cô đơn, tàn tật, rủi ro, bất
hạnh…). Hội đã tiếp nhận các chương trình dự án, triển khai thực hiện dự án,
quản lý phân phối hàng cứu trợ đúng mục đích, đúng đối tượng, kịp thời, khơng
để xẩy ra thất thốt, góp phần tích cực vào chính sách xố đói giảm nghèo của
xã. Trong năm 2021, Hội vận động mạnh thường quân và nhà tài trợ tổ chức tặng
quà “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” Xuân Canh Tý năm 2021,
Kết quả đã tặng 618 phần quà tết trị giá 625.200.000đ.
Tiếp tục duy trì thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn
với một địa chỉ nhân đạo”, trong năm qua Hội đã khảo sát 40 địa chỉ cần trợ
giúp và thực hiện trợ giúp được 40 lượt địa chỉ nhân đạo, trị giá 370.000.000
đồng.
Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ
tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid
19. Phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc ta, với phương chậm vận động tại
chỗ giúp cho người tại chỗ; hội đã vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân
trong và ngoài huyện tương trợ cứu trợ thường xuyên cho 2.775 lượt hộ, gồm
mì, gạo, dầu ăn, đường, trứng, rau củ quả... tổng trị giá 975.220.000đ.

9


Hoạt động tham gia phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng
nông thôn mới” Hội vận động các tổ chức, cá nhân phối hợp cùng với các ban

ngành, đồn thể xã tham gia xây dựng nơng thơn mới bằng các nguồn lực và huy
động lực lượng hội viên, tình nguyện viên tham gia 195 ngày cơng lao động .
Hội chữ thập đỏ đã phối hợp Mặt trận vá các ban ngành đoàn thể xã vận động
các mạnh thường quân nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng và đưa vào sử dụng 03 căn
nhà tình thương tổng trị giá 130.000.000đ; xây dựng 03 cây cầu nông thôn, trị
giá 530.000.000 đồng.
- Hội người cao tuổi:
Về hội viên hiện toàn xã có tổng số 2.258 Người cao tuổi, trong đó tổng số
hội viên Người cao tuổi 2028 hội viên, kết nạp 40 hội viên mới. Việc quản lý
thu, chi Quỹ chăm sóc Người cao tuổi theo kế hoạch xây dựng đầy năm, đúng
nguyên tắc tài chính theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đảm bảo, công
khai, minh bạch trong việc thu chi. Trong năm đã chi thăm bệnh 1.600.000
đồng; cúng viếng số tiền 3.100.000 đồng.
- Tổ chức chúc thọ mừng thọ Người cao tuổi tròn 70, 75, 80, 85, 90, 95,
100 là 955 cụ với số tiền 408 triệu đồng, khảo sát làm thủ tục Người cao tuổi đủ
80 tuổi khơng có lương hưu hoặc trợ cấp xã hội cho 175 cụ hưởng trợ cấp xã hội
hàng tháng, có 2.101 cụ có thẻ BHYT.
- Về xây dựng Quỹ chăm sóc Người cao tuổi, hằng năm tham mưu xây
dựng Kế hoạch vận động từ 10 đến 15 triệu đồng để thăm hỏi Người cao tuổi khi
đau ốm, phúng viếng khi qua đời. Hiện nay tồn Quỹ số tiền là: 18.500.000đ đạt
chỉ tiêu kế hoạch.
- Vận động thực hiện tháng hành động Người cao tuổi Việt Nam, 5 năm đã
vận được 40 suất bình quần 400.000đ/suất, thăm tặng quà cho 40 cụ neo đơn,
hồn cảnh khó khăn đạt chỉ tiêu giao.
- Hội cịn phối hợp với các ngành trong cơng tác tuyên truyền vận động,
thực hiện nhiều giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
- Phối hợp với ngành Y tế và các ngành có liên quan thực hiện chương
trình “Mắt sáng cho Người cao tuổi” đã mổ mắt đục thủy tinh thể cho 18 Người
10



cao tuổi, vượt kế hoạch; Phối hợp với Công an về tăng cường cơng tác phịng
chống tội phạm trong tình hình mới, tham gia tun truyền giáo dục cảm hóa 25
đối tượng tại xã, Phát động phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng”, “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư”, ơng bà, cha, mẹ mẫu
mực, con cháu hiếu thảo; có 1.657 hộ Người cao tuổi đạt chuẩn gia đình văn
hố, có 95 người Người cao tuổi là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, Hàng
tháng đăng ký mua báo Người cao tuổi và vận động các chi, tổ hội đặt mua báo,
tập san Người cao tuổi Việt Nam
2.2.3. Đánh giá ưu điểm, hạn chế của các tổ chức phi chính phủ tại xã
Thới Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang
* Ưu Điểm:
Hầu hết các phần việc điều đi vào những vấn đề thiết thực trong cuộc
sống và cộng đồng dân cư nên thực sự tác động, giải quyết cải thiện đời sống
người dân. Đã giải quyết một số vấn đề bức xúc, khó khăn của người dân như
dạy nghề, phát triển nghề truyền thống, tạo cơng ăn việc làm, xố đói giảm
nghèo, đào tạo nghề cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, phòng chống bệnh tật, xây
dựng cơ sở vật chất, trường học, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
Đoàn kết tốt trong nội bộ, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ cơ, tham gia
phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng”. Gương mẫu chấp hành
tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Bảo đảm đời sống, vật chất tinh thần cho tập thể hội Người cao tuổi xã,
thực hành tiết kiệm, việc chi tiêu kinh phí của Hội đúng theo quy định.
Nâng cao vị thế vai trò Người cao tuổi tuổi trong đời sống xã hội "Tuổi
cao gương sáng". Đạt được kết quả trên do được sự quan tâm chỉ đạo của hội
cấp trên, sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã, sự phối kết hợp của các ngành đoàn
thể, sự quan tâm chỉ đạo các chi bộ ấp đã tỗ chức triển khai kịp thời các chính
sách đến Người cao tuổi, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống
,vật chất, tinh thần Người cao tuổi tuổi tiếp tục từng bước được cải thiện, góp
phần giử vững ổn định tình hình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở

địa bàn dân cư.
11


* Những hạn chế:
- Lực lượng làm công tác quản lý phi chính phủ cịn ít và chưa có sự phân
công rõ ràng và hợp tác tốt giữa các ngành, khi có sự cố xảy ra cịn đùn đẩy
trách nhiệm.
- Bộ máy quản lý và cơ chế phối hợp thiếu ổn định và chưa đồng bộ.
- Việc thực hiện nhiệm vụ chưa có sự phối hợp liên kết với nhau đôi khi bị
chồng chéo và thiếu thống nhất.
- Chế độ chính sách đối với Chi hội Người cao tuổi, trình độ năng lực của
Chi hội còn thấp, còn thay đổi nhiều; công tác tổ chức sinh hoạt chi hội chưa
được duy trì tốt, các mơ hình tập hợp Người cao tuổi tuổi vào tổ chức hội cịn ít,
cón nơi khơng tổ chức sinh hoạt. Việc vận động Quỹ chăm sóc Người cao tuổi
còn một số Chi hội chưa đạt chỉ tiêu trên giao.
2.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức phi chính
phủ
- Phát huy vai trị của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trên cơ sở nhận
thức đúng chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của tổ chức phi chính phủ
Việt Nam
- Nâng cao nâng lực của cán bộ, cơng chức nói chung và cán bộ quản lý tổ
chức phi chính phủ nói riêng.
- Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm tổ chức, hoạt động với các tổ
chức phi chính phủ của nước ngồi.
- Tăng cường cơng tác quản lý Nhà nước đối với các tổ chức phi chính
phủ.
- Tạo mơi trường, không gian thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ Việt
Nam thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển cộng đồng bền vững.
- Đề nghị Hội Người cao tuổi cấp trên xem xét đề nghị tỉnh, trung ương có

chế độ chính sách đối với chi hội trưởng Người cao tuổi được hưởng phụ cấp và
Bảo hiểm y tế.

12


- Đề nghị Hội Người cao tuổi cấp trên xem xét, hỗ trợ các chương trình
dự án phát triển kinh tế để Người cao tuổi tham gia lao động, sản xuất góp phần
xóa đói, giảm nghèo.

13


KẾT LUẬN
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự thống nhất quản lý của Nhà nước, với
tâm huyết và trí lực của tất cả những người làm công tác phi chính phủ, tin rằng
Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu trên lĩnh vực này và sẽ thành
công trong việc tìm ra các phương thức tiếp cận và những quy chế quản lý các tổ
chức phi chính phủ phù hợp với những thay đổi của tình hình mới để đạt hiệu
quả cao hơn, đóng góp tích cực hơn vào việc thực hiện đường lối độc lập, tự
chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh".
Quán triệt tinh thần mở rộng, làm sâu sắc hơn và nâng cao hiệu quả quan
hệ của Đảng, nhà nước và nhân dân, trong những năm đổi mới, Việt Nam đã tích
cực, chủ động mở rộng quan hệ với các tổ chức phi chính phủ nhằm thúc đẩy
quan hệ nâng cao hình ảnh, vị thế đất nước, đồng thời, tranh thủ các nguồn lực
trong xây dựng và thực thi các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói,
giảm nghèo, phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực trạng hoạt của Tổ chức phi
chính phủ hiện nay là vấn đề luôn được quan tâm, các tổ chức này có mối quan

hệ đặc biệt nhạy cảm trong mối quan hệ đối ngoại bởi hoạt động của họ có liên
quan nhiều đến chính trị, đối ngoại và an sinh xã hội.
Trên phạm vi toàn quốc hiện nay các tổ chức phi chính phủ đang ngày
càng góp phần quan trọng vào những nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo, các tổ chức phi chính phủ với chính
quyền các cấp thực hiện các hoạt động phục vụ các mục tiêu xóa đói giảm
nghèo, trao quyền cho phụ nữ, y tế, giáo dục đặc biệt là khuyến khích sự tham
gia của của người dân vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách và pháp
luật. Bên cạnh những nỗ lực của các chính phủ và các tổ chức quốc tế liên chính
phủ, các tổ chức phi chính phủ đã góp một phần vào việc cải thiện cuộc sống
của những người nghèo, những người bị thiệt thòi trong xã hội, giúp họ tự phát
triển một cách bền vững./.
14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản lý Nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ (Nxb Khoa
học và Kỹ thuật- 2012).
2. Báo cáo kết quả Công tác Hội chữ thập đỏ năm 2021.
3. Báo cáo kết quả Công tác Hội người cao tuổi năm 2021.
4. Điều lệ hoạt động của các tổ chức: Hội chữ thập đỏ, Hội người cao
tuổi.

15



×