Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

1 tai lieu hoa ga 10 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 14 trang )

CHĂN NI GÀ ĐỊA PHƯƠNG
THEO HƯỚNG AN TỒN SINH HỌC
XÃ YÊN HÂN – YÊN CƯ
Dự án: Cải thiện sinh kế và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên cho các cộng đồng
người dân tộc thiểu số tại xã Yên Cư và Yên Hân, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

HÀ NỘI THÁNG 2 NĂM 2019


I.

Giới thiệu

Xã Yên Cư và Yên Hân, huyện Chợ Mới là những xã nghèo và đặc biệt khó khăn của tỉnh
Bắc Kạn. Các xã đều nằm trong chương trình 135 giai đoạn 2016-2020. Hai xã nằm cạnh
nhau và cách trung tâm huyện Chợ Mới gần 40km. Có 4 nhóm dân tộc sinh sống trong hai
xã là dân tộc Tày, Dao, Nùng và Kinh. Yên Cư có tổng số 683 hộ và Yên Hân có tổng số
430 hộ sinh sống. Thu nhập chính của người dân là sản xuất nơng lâm nghiệp, chủ yếu là
trồng lúa, ngô, sắn, chăn nuôi trâu bị và lợn. Một số thơn bản có trồng thêm chè, thuốc lá,
keo và quế.
Dự án “Cải thiện sinh kế và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên cho các cộng đồng
người dân tộc thiểu số tại xã Yên Cư và xã Yên Hân, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn” do tổ
chức Bánh Mỳ cho Thế giới tài trợ và được Trung tâm CHIASE phối kết hợp với Hội Liên
hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn và cộng đông người dân xã Yên Cư và Yên Hân thiết kế và tổ
chức thực hiện.
Mục tiêu dài hạn của dự án: Góp phần cải thiện đời sống của người dân tộc thiểu số
nghèo trong xã Yên Hân và Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Các mục tiêu cụ thể của dự án bao gồm:
Mục tiêu 1: Thu nhập của các hộ gia đình trong xã Yên Hân và Yên Cư, huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn được cải thiện một cách bền vững
Mục tiêu 2: Các mơ hình và phương pháp của dự án được lồng ghép và nhân rộng trong


các chương trình giảm nghèo của địa phương.
Trong 3 năm 2016-2018, dự án đã hỗ trợ người dân trên địa bàn hai xã Yên Hân,
Yên Cư thành lập tổng số 25 nhóm sở thích, hai tổ hợp tác và một Hợp tác xã về các loại
hình phát triển sản xuất như chăn nuôi gà, thâm canh lúa cải tiến SRI, nuôi ong nội, cải tạo
vườn tạp, trồng cây trên đất trống đồi núi trọc, nuôi lợn nái bản địa và sản xuất chè Shan
Tuyết, với tổng số 372 hộ gia đình trực tiếp tham gia. Dự án đã tổ chức 109 khóa tập huấn
nâng cao năng lực cho các thành viên tham gia mơ hình trên địa bàn vùng dự án, 2 chuyến
thăm quan chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và tiêu thu sản phẩm chè Shan tuyết, 3 hội thảo
đầu bờ, 2 hội thảo lập kế hoạch hỗ trợ sản xuất trên địa bàn xã Yên Cư giai đoạn 20172020 với tổng số 1.822 lượt người tham gia.
Các mơ hình này đã và đang đạt kết quả tốt và góp phần tăng thu nhập cho người
dân. Ví dụ. Mơ hình chăn ni gà đến thời điểm cuối năm 2018 bình qn 1 hộ gia đình
trong chuồng có 50 con gà và bán đã được khoảng 4 triệu đồng/hộ, mơ hình sản xuất chè
của hai Tổ hợp tác sản xuất chè Shan tuyết bản Thái Lạo, Tát Vạ, một Hợp tác xã sản xuất
chè Shan tuyết Bản Cháo đã sản xuất được 800kg chè sạch hiện đang bán với giá từ
250.000 – 300.000đ/kg ngay tại địa phương và người dân hiện chưa có đủ sản phẩm để đáp
ứng nhu cầu của thị trường. Người dân thôn bản đánh giá rất cao về tính hiệu quả và tính
phù hợp của các hoạt động dự án.
Mơ hình chăn ni gà địa phương bắt đầu bằng hình thức ni gà bố mẹ với quy mơ 9 mái
1 trống, gà ấp nở ra nuôi lớn và bán gà thịt. Trong giai đoạn I (2015-2017) dự án đã hộ trợ
2


thành lập được 6 nhóm với 88 hộ tham gia. Trong giai đoạn II (2017-2020), bắt đầu từ
tháng 11/2017 tới tháng 12/2018 dự án đã tiếp tục hỗ trợ được 3 nhóm sở thích chăn ni
gà với 48 thành viên tham gia. Đặc biệt với số liệu giám sát hiện tại hai thôn Nà Sao và
Trà Lấu xã Yên Hân, 32 hộ tham gia đã có tổng số gà là 2041 con và số trứng đã thu là
4210 quả.

Tài liệu này ghi lại quá trình triển khai, những thuận lợi khó khăn và các vấn đề cần
chú ý trong quá trình ni gà tại địa phương. Tài liệu được sử dụng để hỗ trợ cho các

thành viên của tham gia mơ hình chăn ni gà trong hai xã n Hân và Yên Cư tham khảo,
cũng như sử dụng để chia sẻ với các hộ gia đình trong các xã dự án và với các cộng đồng,
chương trình/dự án khác.

II.

Vùng thực hiện chăn ni

Hiện trạng trước lúc thực hiện mơ hình chăn ni gà theo phương pháp an tồn sinh
học
Trước dự án, với quan điểm nuôi gà để sử dụng trong gia đình, chưa xác định có thu nhập
từ con gà, quy mơ ni bình qn mỗi hộ trong hai xã từ khoảng 10-30 con, người ni ít
thì có 5-10 con, giống gà chủ yếu là gà ri, thời gian nuôi từ 9-12 tháng, trọng lượng bình
quân đạt 1,5kg/con. Người dân thỉnh thoảng có được bán ra ngồi, tuy nhiên số lượng bán
ra không nhiều. Giá gà thịt tại thời điểm khảo sát đầu dự án là khoảng 100.000đ/kg.
Chuồng nuôi gà chủ yếu là tạm bợ, thường là nền đất hoặc nuôi chung cùng các loại gia
súc, gia cầm khác, không đủ diện tích để cho gà ở vào mùa mưa bão, không đủ ấm về mùa
đông.

3


Gà con nở ra thường thả cho theo mẹ
luôn nên tỉ lệ hao hụt lớn, lúc nở
được 10 con thì khi trưởng thành chỉ
còn 3-5 con, nếu nở vào thời điểm
khó khăn (lạnh q hoặc nóng q)
thì có những đàn bị hao hụt hết.
Người dân cũng chưa biết cách sử
dụng vacxin để phòng các bệnh dịch

cũng như chưa biết phát hiện và điều
trị bệnh cho gà, chỉ khi gà chết mới
biết, do đó hàng năm vào thời điểm
giao mùa thì gà thường chết bởi dịch bệnh, có năm chết hàng loạt bởi dịch gà rù.
Tuy nhiên ở địa phương cũng có nhiều thuận lợi đó là: Địa bàn chăn ni rộng, vật liệu
làm chuồng trại dồi dào, nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, chăn ni gà khơng tốn
nhiều cơng lao động, rất thích hợp với các hộ nghèo.
Với quy mơ mỗi nhóm sở thích từ 15 tới 20 người cùng tham gia tập huấn và hỗ trợ nhau
trong q trình chăn ni, dự án áp dụng mơ hình mỗi hộ sẽ bắt đầu nuôi với 9 con gà mái
và 1 con gà trống. Sau khi ổn định sẽ duy trì từ 10 tới 20 con gà bố mẹ tùy theo điều kiện
tự nhiên và kinh tế của từng gia đình. Với hình thức tập huấn theo phương pháp cầm chỉ
việc, lấy người dân làm trung tâm, tập huấn theo từng gian đoạn phát triển (chia thành ba
chuyên đề tập huấn) sẽ giúp người dân được thực hành nhiều hơn, có nhiều cơ hội để trao
đổi và chia sẻ kinh nghiệm của mình trong q trình chăn ni với giảng viên và với các
thành viên khác trong nhóm.
Các bước thành lập và phát triển tổ nhóm
Bước 1. Khảo sat nhu
cầu, đánh giá các hoạt
động sản xuất tiềm
năng

Bước 2. Họp thôn giới
thiêu cac hoạt động sản
xuất tiềm năng, và hướng
dẫn người dân đăng ký
tham gia tổ/nhóm theo
nhu cầu

Bước 3. Thảo luân về khả
năng hỗ trợ thành lập

tổ/nhóm và thẩm định
điều kiện thực tế của hộ
dựa trên nhu cầu đăng ký

Với sự hỗ trợ của cán
bộ dự án, các chuyên
gia kỹ thuật từ tỉnh,
huyện xã

Bước 4. Họp nhóm,
thảo luận khả năng
thực hiện và lập kế
hoạch hoạt động cho
nhóm sở thích

Bước 7. Tổ chức , hội thảo
tham quan, trao đổi kinh
nghiệm giữa các tổ nhóm và
nhân rộng.

Bước 6. Giam sat, đánh
giá, điều chỉnh, nâng cấp,
hỗ trợ bổ sung.

Bước 5. Hỗ trợ các tổ
nhóm thực hiện kế
hoạch (thăm quan,
THKT, hỗ trợ vât chất,
giám sát thực hiện)


4


Thực hiện các bước theo trình tự như trên dự án đã lựa chọn ra được những người thực sự
có nhu cầu và điều kiện tự nhiên để tham gia mơ hình, đó cũng là một bước quan trọng
đem lại kết quả tốt cho việc thực hiện sau này. Với sự ủng hộ của UBND xã Yên Cư,
UBND huyện Chợ Mới và tỉnh Bắc Kan, Trung tâm CHIASE đã phối hợp với Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh Băc Kạn triển khai dự án giai đoạn 2015 – 2017 và đã hỗ trợ người dân
thành lập 6 nhóm sở thích chăn nuôi gà tại thôn Thái Lạo, Bản Cháo, Bản Tám, Phiêng
Lầu, Đon Nhậu và Nà Hoáng bắt đầu từ 9 mái 1 trống với 88 hộ tham gia mơ hình. Tổng
thu nhập của 6 nhóm tới thời điểm cuối năng 2017 đạt 334 triệu đồng. Với giai đoạn hai
bắt đầu từ tháng 11/2017 tới tháng 12/2018 dự án đã tiếp tục hỗ trợ được 3 nhóm sở thích
chăn ni gà tại thôn Nà Sao, Trà Lấu xã Yên hân, thôn Nà Hoạt xã Yên Cư với 48 thành
viện tham gia.

5


III. Kỹ thuật
Một số chú ý khi tổ chức thực hiện cũng như q trình chăn ni gà địa phương bán chăn
thả theo phương pháp an toàn sinh học.
Chuồng trại
Để ni được 50 con gà
Với u cầu kích thước
tối thiểu 7,5m2 (2,5 x
3m) trở lên và bãi chăn
thả phải được rào xung
quan và có diện tích từ
100 m2 trở lên. Một yêu
cầu bắt buột đó là nền

chuồng phải cao hơn
mặt đất từ 20-30cm và
được láng bằng xi măng,
còn xung quanh và mái
có thể tận dụng bất cứ
vật liệu gì sẵng có tại địa
phương. Nhằm thuận
tiện hơn cho người dân trọng việc làm chuồng trại, dự án đã hỗ trợ 100kg xi măng để các
hộ nghèo láng nền.
Lưu ý: Người dân thường làm nên chuồng rất thấp, thậm chí khơng đắp cao thêm mà chỉ
láng thêm một lớp xi măng, làm như thế nên chuồng luôn ẩm ướt đặt biệt vào mùa mưa
gió, tạo điều kiện cho các bệnh về đường tiêu hóa phát triển mạnh, làm cho gà con chết
nhiều. Một số hộ hay thả chung gà với các loại gia cầm khác như Ngan, Vịt nên dễ lây
bệnh. Một số hộ phát triển chăn nuôi vượt quy mô chuồng trại nên khả năng bị dịch bệnh
cao hơn và gà phát triển chậm hơn.
Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng
Sau khi tham gia mơ hình phần lớn các hộ ni gà con theo phương pháp úm tách mẹ hoàn
toàn, với hình thức ni này gà con được chăn sóc tối hơn (ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ
nhiệt độ, ...) đảm bảo gà con có tỉ lệ sống rất cao. Ngồi ra không phải nuôi con nên gà mẹ
quay lại đẻ nhanh hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn.

6


Nguồn nguyên liệu

Nguồn cung cấp

Tác dụng


Thức ăn tinh

Lúa, gạo, ngô, khoai,
sắn

Cung cấp năng lượng cho hoạt
động và sản xuất thịt trứng của gà

Chất đạm

Bột cá nhạt, đậu tương,
vừng, giun, mối..Thức
ăn đậm đặc cho gà, vịt

Cung cấp chất đạm để cho tăng
trọng và đẻ trứng

Chất khoáng

Vỏ trứng, ốc, hến, cua,
bột xương, bột đá vôi

Tạo khung xương và tạo vỏ trứng
cho gà đẻ

Thức ăn xanh

Rau cỏ, xanh...

Cung cấp Vitamin, chất xơ để gà

ln khỏe mạnh

Với nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương các hộ thường cho ăn thức ăn tinh là chủ yếu,
thiếu chất đạm và khoáng chất, làm cho gà chậm lớn, dễ mắc bệnh. Trong điều kiện các hộ
có diện tích chăn thả rộng thì chỉ cần bổ sung thức ăn giàu đạm một lượng vừa phải.
7


Nên khuyến khích các hộ đào các hố nhử mối hoặc nuôi giun quế để bổ sung thức ăn giàu
đạm cho gà

Lưu ý: Các hộ chăn nuôi ở đây thường quên cho gà uống nước sạch và thường không cho
máng uống vào bãi chăn thả.
Phòng bệnh và chữa bệnh
Các hộ tham gia mơ hình hiện nay đã nắm khá vững kỹ thuật tiêm vacxin phòng bệnh cho
gà con và gà lớn (dùng lasota nhỏ cho gà con và tiêm niu cát sơn phòng bênh gà rù),
tuy nhiên mấy năm trở lại đây không xẩy ra dịch bệnh gà rù nên một số hộ đã chủ quan
không tiêm vacxin theo định kỳ như đã áp dụng trước đây. Dự án và người dân cần chấn
chỉnh và tập huấn bổ sung cho các hộ này.

8


9


Có hai bệnh thường gây chết cho gà con đó là bệnh Ecoli (phân trắng) gây chết nhiều ở
thời điểm gà từ 2-3 tuần tuổi. Bệnh cầu trùng (phân đỏ) thường gây chết nhiều ở gà có độ
tuổi từ 3 đến 6 tuần tuổi.
Đối với bệnh Cầu Trùng mầm bệnh tồn tại

rất lâu trong môi trường tự nhiên, dễ bị tiêu
diện dưới ánh sáng mặt trời và bị diệt bởi
nhiệt độ, nên khi điều trị cần chú ý cho gà
uống thuốc trong 3 ngày liên tục, dừng 2
ngày sau đó cho uống thuốc lại thêm 2 ngày
nữa, kết hợp với điều trị cần phải xử lý
chuồng trại một cách cẩn thận (dọn rửa sạch
chuồng sau đó đun nước sơi đổ vào nền
chuồng kết hợp để anh nắng mặt trời dọi vào
nền chuồng càng nhiều càng tốt)
Đối với gà lớn ngoài việc chết vì dịch gà rù thường có các bệnh khác phổ biết như tụ huyết
trùng (toi gà) thường xẩy ra vào thời điểm giao mùa (thu – đông, đông - xuân) làm cho gà
chết nhanh, chết hàng loạt. Ngoài ra do điều kiện chăn nuôi không hợp vệ sinh, như gà
10


thường uống nước bẩn, tù động trong bãi chăn thả, gà dễ bị bệnh Cầu trùng ghép với ecoli,
khi bị bệnh này gà thường chậm lớn, gầy xơ xác và chết rải rác.

IV.

Kết quả

Cho tới thời điểm hiện tại nhìn chung tất cả các thành viên đang duy trì chăn ni gà tuy
nhiên có khoảng trên 70% hộ đã mở rộng quy mơ chăn ni duy trì trên 20 con gà bố mẹ
và 50 con gà thịt, khoảng 30 % duy trì 10 con gà bố mẹ và 20 gà ni lấy thịt.
Hình thức chăn ni bán chăn thả theo phương pháp an tồn sinh học này (có chuồng trại
kiên cố, thả trong khu vực có hàng rào bảo vệ và được tiêm phòng văc xin) đã hạn chế
được dịch bệnh xẩy ra và giúp phát triển đàn gà. Hiện nay, ngoài việc đảm bảo cung cấp
thức ăn trong gia đình thì các hộ cịn được bán ra ngồi tăng thu nhập cho gia đình, trung

bình một năm mỗi gia đình cũng thu được trên 10 triệu đồng từ việc bán gà và trứng gà.
Một số khó khăn đối với các nhóm thực hiện trong gia đoạn I đó là các hàng rào khu vực
chăn thả đều đan bằng nứa nên đã có nhiều hộ bị hư hỏng nhưng chưa có ý định sửa lại.
Một số hộ mấy năm khơng bị dịch bệnh nên chủ quan không sử dụng vac xin theo định kỳ.
Dự án đang lập kế hoạch hỗ trợ tập huấn, củng cố hoạt động chăn nuôi gà của các hộ này.

11


12


V.

Hướng đến tương lai – Kế hoạch dài hạn

Trong thời gian tiếp theo, dự án có kế hoạch nhân rộng mơ hình ni gà ra các thơn bản
trong hai xã Yên Hân và Yên Cư, ngoài ra dự án sẽ tăng cường giám sát, thúc đẩy các hộ
sử dụng vac xin theo định kỳ và duy trì chăn ni theo mơ hình an tồn sinh học. Tập huấn
cũng cố lại kiến thức về một số bệnh thường hay xẩy ra trên địa bàn.
Mặc dù người dân hiện chưa có khó khăn gì về thị trường bán gà, tuy nhiên trong thời gian
tới, dự án sẽ tiến hành đánh giá, tổng kết mơ hình chăn ni gà, bao gồm cả vấn đề thị
trường, làm cơ sở để định hướng tiếp tục hỗ trợ và nhân rộng mơ hình này.

13


14




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×