Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Giỗ tổ Hùng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.97 KB, 20 trang )



L HI
N HNG
Nhóm CĐSP Phú Thọ - Lào Cai


Lịch sử đền Hùng
• Khu di tích Đền Hùng thuộc thơn Cổ
Tích - xã Hy Cương - huyện Lâm
Thao - tỉnh Phú Thọ
• Là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có
cơng dựng nước, tổ tiên của dân tộc
Việt Nam.
•  Đền Hùng là di tích lịch sử văn hố
đặc biệt quan trọng của quốc gia,
vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn
Lang 4.000 năm trước đây.
•  Đền Hùng được xây dựng vào thế
kỉ 15 trên núi Hùng (còn gọi là núi
Cả hay cịn có nhiều tên gọi khác
nhau: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy
Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh,
Bảo Thiếu Sơn,…), có độ cao 175 m
so với mặt nước biển. 


Quần thể     di tích
     
     


Đền Thượng
Lăng Vua Hùng
Đền Trung

Đền Hạ

Đền Tổ
Mẫu Âu Cơ

Đền Giếng
Bảo tàng Hùng Vương
      


Quần thể di tích
Đền Hạ: Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành
100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây
Đền Trung : Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng
du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6
đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có cơng làm ra bánh
chưng, bánh dày.
•Đền Thượng: Nơi Vua Hùng thường tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân
nơng nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng
tươi tốt, nhân khang vật thịnh.
  Đền Giếng: Tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con
gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua
vùng này.
Lăng Hùng Vương : Tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở
phía đơng Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo
hướng Đông Nam.


 


LỄ

Lễ vật

Các nghi lễ

Lễ rước kiệu vua

Lễ dâng hương


Quy trình lễ hội
– Chuẩn bị: Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai đoạn. Giai
đoạn chuẩn bị cho mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần.
Chuẩn bị cho mùa lễ hội sau được tiến hành ngay sau khi mùa
hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có sự phân cơng, cắt
cử mọi việc để đón mùa lễ hội năm sau. Khi ngày hội sắp diễn
ra, công việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa
di tích, rước nước làm lễ tắm tượng (mộc dục) cùng các đồ tế
tự, thay trang phục mũ cho thần...
– Vào hội: nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là
các nghi thức tế lễ, lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui.
Đây là tồn bộ những hoạt động chính có ý nghĩa nhất của một
lễ hội. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít khách đến với lễ
hội, diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn chi phối
bởi các hoạt động trong những ngày này.

– Kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ
tạ, đóng cửa di tích.


Lễ vật
Một đám rước gồm ba cỗ
kiệu đi liền nhau, kiệu
được sơn son thếp
vàng, đục chạm tinh
xảo; thân kiệu là hai con
rồng dài gần 4 m, do 16
người khiêng:
- Cỗ đi đầu bày hương
hoa đèn nến, trầu cau,
bình nước và nậm rượu.
- Cỗ thứ hai rước nhang
án bài vị, có lọng che. 
- Cỗ thứ ba rước bánh
chưng (hoặc xôi), thủ
lợn luộc (hoặc cả con).


Các nghi lễ
Lễ hội là một sự kiện thực
hiện rất nhiều nghi thức
mang tính bắt buộc. Các
nghi thức này được tiến
hành theo một trình tự chặt
chẽ, nghiêm ngặt từ khi
chuẩn bị lễ hội cho đến khi

hết hội. Thông thường một
lễ hội có các nghi lễ: lễ mộc
dục, lễ tế gia quan, lễ rước,
lễ tế khai hội và tế giã đám.


Lễ mộc dục


Lễ mộc dục (lễ tắm tượng thần hay thần vị): lễ này thường được tiến hành
vào nửa đêm hôm trước ngày khai hội. Trước khi làm lễ mộc dục, có nơi
người ta tổ chức lễ rước nước. Trước khi thực hiện việc tắm tượng (lau
chùi tượng thờ) phải làm lễ cáo thần. Sau lễ mộc dục là tế gia quan (mặc
áo, đội mũ cho tượng thần). Nếu thần khơng có tượng mà chỉ có bài vị
(thần vị) thì áo mũ đặt lên ngai. Sau đó tượng thần (hay thần vị, hoặc có khi
chỉ là áo mũ) đặt lên kiệu, chuẩn bị cho đám rước thần sáng ngày khai hội.


Lễ rước







Trong một lễ hội thường có rước thần, rước thành hoàng, rước văn hay rước nước.
Lễ rước thần hay rước thành hoàng thường cử hành trước khi vào lễ khai hội và kết
thúc hội. Nội dung, ý nghĩa của lễ rước ở mỗi lễ hội đều có sự khác biệt về đối tượng
rước, cách thức tiến hành, trình tự đoàn rước, thành phần người tham gia... Trong số

các lễ rước thì rước thần và rước nước phổ biến hơn cả. 
Sau lễ rước sẽ là lễ tế thần và khai hội. Đặc biệt có nơi, trong dịp lễ hội ngày nào
cũng có rước, lễ rước này khơng phải rước thần mà là rước sớ (rước văn), tức bài
văn cúng thần. Mỗi ngày người ta cúng thần bằng một bài sớ riêng. Trong đám rước
văn, bài sớ cũng được đặt lên kiệu rước, gọi là kiệu văn.  
Lễ rước trong các lễ hội truyền thống thường quy định người trực tiếp tham gia rước
phải là nam giới tuổi từ 18 trở lên, khơng có phụ nữ.
Người tham gia rước (gọi là giai đô), là những người được dân làng lựa chọn, cắt
cử. Họ là những chàng trai khoẻ mạnh, có tài có đức, khơng có điều tiếng đáng chê
trách trong làng xóm. Ai được chọn trong đội rước là vinh dự cho bản thân và gia
đình.


Lễ rước kiệu vua
• Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ,
hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ
dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền
Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như một
con rồng uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá
cây để tới đỉnh núi Thiêng.


Lễ dâng hương

• Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của
đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương
khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều
tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt
thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng
có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm

đỏ những chân hương


Hội

Trò chơi
dân gian

Hội thi
dân gian

Hát xướng


Hội thi dân gian
Gắn với truyền thuyết "Vua Hùng dạy dân cấy lúa“.Thuở xưa, nhân dân chưa biết cày
cấy làm ra thóc gạo mà ăn, chỉ sống bằng thịt thú rừng, rễ cây, quả cây và các loại rau
dại, lúa hoang nhặt được. Các vùng đất ven sông hàng năm được phù sa bồi thêm màu
mỡ. Vua Hùng thấy đất ấy tốt mới gọi dân đến bảo tìm cách đắp bờ giữ nước cấy lúa.

• Thi nấu xơi

• Thi nấu cơm


Hội thi dân gian
Truyền thuyết "Bánh chưng, bánh dày" kể rằng: Lang Liêu, hoàng tử thứ 18, đã dùng gạo nếp để
làm bánh dày và bánh chưng, tượng trưng cho trời trịn đất vng. Vua Hùng ngợi khen là "bánh thì
ngon, ý thì hay". Vua rất hài lịng và truyền ngôi cho Lang Liêu trở thành Hùng Vương thứ 7


Thi tài gói bánh chưng 

Thi giã bánh dày


Trị chơi dân gian


Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay
tám cây tre dài vững chắc để chịu
đựng được sức nặng của hai người
cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre
làm cần đu nhỏ vừa tay cầm.
Lên đu có thể là một hay hai người.
Càng nhún mạnh, đu càng lên cao,
cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang
bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu
là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang
ngọn đu một vòng.
Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang
ngọn đu để người đu giật giải. Nhún
đu cũng là một sinh hoạt giao đãi tình
cảm của trai gái.



Đu quay


Trò chơi dân gian

Cờ người là tên gọi cuộc chơi cờ
tướng, gồm 32 quân (như cỗ bài
tam cúc), mỗi phe 16 quân (trong
mỗi phe có một Tướng. Tướng
nam gọi là tướng Ơng, trang phục
đen hoặc xanh; tướng nữ cịn gọi
là tướng Bà, trang phục đỏ).  

• Cờ người


Hát xướng






Nghệ nhân phường Xoan An Thái biểu
diễn trong ngày giỗ Tổ tại đình An Thái

Lễ hội dân gian Phú Thọ - chính là
cơ sở bảo tồn văn hóa làng xã và
di sản văn hóa dân tộc. Lễ hội Phú
Thọ mang nhiều yếu tố của lễ hội
người Việt nhưng lại mang những
sắc thái văn hóa cổ đặc sắc với
nét văn hóa gốcTP Việt Trì).
Trong lễ hội hát xướng, hát ví, hát
dân ca Xoan, Ghẹo được diễn ra

thường xuyên.


Hát xướng




“ Lễ hội Linh tinh tình phộc” 
Tại khu vực Miếu Trò, người dân Tứ
Xã, huyện Lâm Thao thường tổ chức
Lễ hội.

Mỗi lần hai vật âm dương
chạm nhau, chiêng trống lại
nổi lên, dân làng đứng xung
quanh miếu lại reo hò vui vẻ khơng khí tĩnh mịch giữa đêm
khuya được sống dậy tưng
bừng.


KẾT LUẬN
• Đền Hùng vừa là thắng cảnh, vừa là một di tích
lịch sử-văn hố đặc biệt quan trọng đối với người
Việt Nam.
• Về với đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để
tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong
huyết mạch của người dân Việt Nam.
• Lễ hội Đền Hùng là dịp để con cháu Lạc Hồng
tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vua

Hùng, hiểu thêm về bản sắc văn hố của dân tộc,
gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền
thống.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×