Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 6 trang )
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.”
Thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam – thời
Hùng Vương trải qua 4 giai đoạn phát triển nối tiếp nhau
liên tục:
- Giai đoạn Phùng Nguyên: nửa đầu thiên niên kỷ
thứ II trước Công nguyên; chưa có công cụ bằng đồng.
- Giai đoạn Đồng Đậu: nửa sau thiên niên kỷ thứ II
trước Công nguyên; đồ đồng thau chiếm khoảng 20%, kỹ
thuật làm đồ gốm, luyện kim phát triển.
- Giai đoạn Gò Mun: nửa đầu thiên niên kỷ thứ I
trước Công nguyên; đồ đồng thau chiếm khoảng 52%.
- Giai đoạn Đông Sơn: từ thế kỷ VII trước Công
nguyên đến thế kỷ I sau Công nguyên; chuyển tiếp từ sự
phát triển rực rỡ đồ đồng sang sơ kỳ đồ sắt.
Sự chuyển biến xã hội: Chế độ tư hữu tài sản ra
đời và ngày càng phát triển dẫn đến sự phân hóa
giàu nghèo, quan hệ cộng đồng nguyên thủy tan
rã, ra đời của nô lệ gia trưởng, dẫn tới sự hình
thành các tầng lớp xã hội khác nhau:
- Quý tộc: tộc trưởng, thủ lónh các bộ lạc và
những người giàu có khác…
- Nô tì: những người phục vụ cho tầng lớp quý tộc.
- Dân tự do: lực lượng sản xuất chủ yếu.
Những tiền đề đầu tiên cho sự hình thành Nhà
nước thời Hùng Vương vào giai đoạn cuối Đông
Sơn: nhà nước VĂN LANG.
HÙNG VƯƠNG