Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại công ty cp xuất nhập khẩu hàng không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.74 KB, 69 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU
HÀNG KHÔNG 4
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
4
1.1.1. Giai đoạn 1989 – 1994 4
1.1.2. Giai đoạn 1994 – 2005 5
1.1.3. Từ 2005 đến nay 6
1.2. ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG SẢN XUẤT
KINH DOANH 6
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ 6
1.2.2. Ngành nghề kinh doanh 7
1.2.3. Cơ cấu tổ chức 8
1.2.4. Lực lượng lao động 11
1.2.5. Cơ sở vật chất 12
1.2.6. Tình hình tài chính 13
1.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM
QUA 13
1.3.1. Mặt hàng XNK và thị trường chính 13
1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 2003 – 2006 15
1.3.3. Hiệu quả sử dụng lao động 16
1.3.4. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 17
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CP XUẤT
NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG 19
1
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
CỦA CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG 19
2.1.1. Lụât pháp và thông lệ thương mại quốc tế 19
2.1.2. Chính sách và pháp luật của Nhà nước 20
2.1.3. Tỷ giá hối đoái 21


2.1.4. Thị trường cung 21
2.1.5. Thị trường cầu 22
2.1.6. Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc 23
2.1.7. Hệ thống ngân hàng tài chính 24
2.1.8. Năng lực của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không 24
2.2. QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 25
2.2.1. Các hình thức nhập khẩu 25
2.2.2. Quy trình nhập khẩu 27
2.2.2.1. .Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng và nhà cung ứng

27
2.2.2.2. Các thủ tục nhập khẩu 34
2.2.2.3. Các thủ tục giao hàng và thanh toán 39
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG
TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG 42
2.3.1. Những ưu điểm 42
2.3.2. Hạn chế, tồn tại 44
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
48
2
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 48
3.1.1. Định hướng chung 48
3.1.2. Một số mục tiêu cụ thể 50
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 51
3.2.1. Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu thị trường 51
3.2.2. Có các phương thức định giá linh hoạt 52
3.2.3. Thực hiện tốt công tác phát triển nguồn nhân lực 53
3.2.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức một cách hợp lý 55
3.2.5. Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo chất lượng hoạt động

nhập khẩu 56
3.2.6. Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh và hình thức kinh doanh 56
3.2.7. Nghiên cứu mở thêm các văn phòng đại diện ở những nước có đối
tác chiến lược 56
3.2.8. Hoàn thiện công tác đấu thầu 57
3.3. CÁC KIẾN NGHỊ 58
3.3.1. Với Tổng công ty Hàng không Việt Nam 58
3.3.2. Đối với Nhà nước 59
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
3
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế và hơn 10
năm thực hiện mở cửa thị trường, đến nay kinh tế Việt Nam đã có những
bước phát triển nhảy vọt, đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh
vực. Năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức
thương mại thế giới, tạo ra những vận hội cũng như thách thức mới với các
doanh nghiệp trong nước, trong đó có Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng
không (ARIMEX)
Được thành lập từ năm 1989 với chức năng chính là đảm nhận kinh
doanh thiết bị hàng không cho hãng Hàng không dân dụng Việt Nam, đến nay
không những Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không đã thực hiện tốt nhiệm
vụ của mình cho ngành mà còn có những thành tích đáng kể trong việc kinh
doanh các hàng hóa, thiết bị ngoài ngành. Trong đó kinh doanh nhập khẩu
luôn là hoạt động chủ đạo, đem lại nguồn thu lớn nhất cho Công ty. Vậy trong
những năm qua hoạt động nhập khẩu của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng
không đã được thực hiện như thế nào, đã đạt được những thành tích gì và cần
có những giải pháp gì để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này?
Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã có điều kiện tìm hiểu về quy
trình nhập khẩu khẩu hàng hóa, thiết bị của Công ty. Vì vậy em đã chọn đề

tài: “Hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại Công ty CP Xuất nhập khẩu
Hàng không” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
• Chương 1: Tổng quan về Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng
không
4
• Chương 2: Thực trạng quy trình nhập khẩu của Công ty CP Xuất
nhập khẩu Hàng không
• Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Trần Việt Lâm và các anh chị
trong Công ty đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này!
5
Tên tiếng Việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
Tên giao dịch quốc tế:
GENERAL AVIATION IMPORT – EXPORT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt:
AIRIMEX.JSC
Loại hình kinh doanh:
Thương mại và dịch vụ
Trụ sở chính:
414 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên – Hà Nội
Tel: (84-4)8217939/8271351. Fax: (84-4)8271925
Chi nhánh công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh:
108 Hồng Hà, Quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh
Tel: (84-8)8114472. Fax: (84-8)8114473
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG

1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không được thành lập xuất phát từ
nhu cầu phải có một đơn vị xuất nhập khẩu chuyên ngành Hàng không dân
dụng Việt Nam, theo quyết định 197/TCHK ngày 21/03/1989 của Tổng cục
Hàng không Việt Nam và được thành lập lại theo quyết định số
1173/QĐ/TCCB-LĐ ngày 30/7/1994 của Bộ giao thông vận tải, là một đơn vị
hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam có lịch sử phát triển đáng tự
hào, tiền thân là lực lượng không quân vận tải, có những chiến công và thành
tích lớn lao trong chiến tranh chống Mỹ, xây dựng đất nước theo đường lối
đổi mới của Đảng và Nhà nước. Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam là
một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn có tính đặc thù.
Trước 1986, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam nhập máy bay,
động cơ, thiết bị, phụ tùng mặt đất sân bay, quản lý đều thông qua Machino.
Từ 1986 trở đi, dần dần hàng không dân dụng việt Nam thực hiện cơ chế tự
nhập và từ 1990 đến nay hoàn toàn tự nhập. Công việc đó được giao cho
Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không trong khuôn khổ cơ chế tập trung.
Kể từ khi thành lập, Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không đã trưởng
thành và phát triển theo năm tháng. Công ty đã từng bước nâng cao về mặt
chất lượng, đa dạng hóa nghành nghề kinh doanh, mở rộng địa bàn kinh
doanh, từng bước đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
1.1.1. Giai đoạn 1989 – 1994
7
Trong thời kỳ này, công ty là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hàng không
dân dụng Việt Nam và sau này là Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là nhập khẩu thiết bị phục vụ cho hoạt động
của ngành căn cứ vào nhu cầu của các đơn vị sử dụng, hàng hóa nhập khẩu
của công ty bao gồm các thiết bị nhà ga sân đỗ, các thiết bị quản lý bay, máy
bay và phụ tùng, xăng dầu máy bay và dầu mỡ bôi trơn. Trong thời gian này,
công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Tổng cục Hàng không dân

dụng và Tổng công ty Hàng không giao phó, các hợp đồng đều được thực
hiện tốt, đúng pháp luật, đúng tiến độ, đảm bảo cho sự hoạt động thông suốt.
1.1.2. Giai đoạn 1994 – 2005
Trong giai đoạn này, công ty được tổ chức lại là doanh nghiệp nhà
nước với quy chế hoạt động theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của
hội đồng bộ trưởng – nay là Chính phủ (doanh nghiệp 388).
Công ty Xuất nhập khẩu hàng không là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập
có tư cách pháp nhân đầy đủ. Chức năng hoạt động của công ty được mở rộng
hơn sang cả kinh doanh hàng hóa dân dụng (ngoại trừ chức năng xuất nhập
khẩu xăng dầu máy bay được chuyển cho công ty Xăng dầu Hàng không).
Công ty xuất nhập khẩu hàng không được Nhà nước xếp hạng là doanh
nghiệp nhà nước loại một.
Một điểm đáng lưu ý trong giai đoạn này là bộ Luật Thương Mại ra
đời vào năm 1998, qua đó đã mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho
mọi doanh nghiệp , mọi thành phần kinh tế . Kết quả là các đơn vị lớn trong
ngành hàng không Việt Nam như các Cụm cảng Hàng Không , Trung Tâm
Quản Lý Bay Việt Nam và ngay cả một số đơn vị hạch toán độc lập trong
Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam cũng đều tự đứng ra xuất nhập khẩu
trực tiếp . Đứng trước thử thách này Công ty AIRIMEX đã chuyển đổi nhanh
8
chóng để trở thành nhà cung cấp thiết bị cho các đơn vị kể trên qua các hình
thức đấu thầu trọn gói chìa khoá trao tay, chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt của
thị trường.
1.1.3. Từ 2005 đến nay
Thực hiện chính sách đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước,
ngày 7/8/2003, Tổng công ty Hàng không Việt Nam ra quyết định số
1201/QĐ-TCTHK-TCCB thành lập ban cổ phần hóa Công ty Xuất nhập khẩu
Hàng không , tiến hành chuyển đổi công ty Xuất nhập khẩu Hàng không
thành công ty cổ phần. Đến cuối 2005, công ty chính thức chuyển sang hoạt
động dưới hình thức công ty cổ phần lấy tên là Công ty CP Xuất nhập khẩu

Hàng không, với số vốn điều lệ là 20.000.000.000 VNĐ (Hai mươi tỷ đồng
Việt Nam), trong đó Tổng công ty Hàng không Việt Nam nắm giữ 51% vốn
điều lệ.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG SẢN XUẤT KINH
DOANH
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ
1.2.1.1. Chức năng của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không
• Kinh doanh xuất nhập khẩu máy bay, phương tiện thiết bị phụ
tùng, vật tư cho ngành Hàng không.
• Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư, vật liệu và hàng
hoá dân dụng.
• Kinh doanh dịch vụ nhận gửi hàng hoá, đại lý bán vé máy
bay, giữ vé Hàng không.
1.2.1.2. Nhiệm vụ của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không
9
• Thực hiện hạch toán độc lập. Xây dựng và tổ chức thực hiện
kế hoạch xuất nhập khẩu dài hạn và ngắn hạn đáp ứng yêu
cầu về kỹ thuật máy bay, trang thiết bị mặt đất, dầu mỡ và các
yêu cầu khác.
• Thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu xuất nhập khẩu do Tổng công
ty Hàng không Việt Nam giao và có trách nhiệm quản lý vốn
đầu tư mua sắm trang thiết bị khí tài, phụ tùng thay thế với
hiệu quả kinh tế cao nhất.
• Tổ chức thực hiện cơ chế nhập uỷ thác cho các đơn vị tổ chức
trong cục Hàng không, sân bay, Công ty thuộc hãng Hàng
không Việt Nam và các hãng dịch vụ Hàng không khác.
• Nghiên cứu thực các biện pháp để nâng cao hiệu quả, chất
lượng hàng nhập và kỹ thuật mua bán, mở rộng thị trường
quốc tế nhằm góp phần thu ngoại tệ cho ngành và phát triển
xuất nhập khẩu.

• Thực hiện cam kết hoạt động mua bán ngoại thương và các
hoạt động liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công
ty.
• Tuân thủ các chính sách chế độ quản lý xuất nhập khẩu và
giao dịch đối ngoại, đề xuất cấp trên các vấn đề liên quan đến
chất lượng kỹ thuật thiết bị của ngành Hàng không.
• Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế theo qui định của Nhà
nước.
1.2.2. Ngành nghề kinh doanh
10
- Kinh doanh máy bay, động cơ, dụng cụ, thiết bị, phụ tùng và vật tư
máy bay;
- Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư và phụ tùng cho ngành hàng
không;
- Dịch vụ nhận gửi, chuyển, phát hàng hóa trong nước và quốc tế;
- Đại lý bán vé, giữ chỗ hàng không trong nước và quốc tế;
- Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ khách du lịch;
- Kinh doanh vật liệu, vật tư hàng hóa dân dụng;
- Kinh doanh trang thiết bị, máy móc y tế; Kinh doanh vật tư, trang thiết
bị trường học, đo lường, sinh học và môi trường; Kinh doanh vật tư
trang thiết bị văn phòng, các sản phẩm cơ điện, điện tử, điện máy và
thiết bị tin học, thiết bị mạng máy tính;
- Kinh doanh rượu, bia, nước giải khát;
- Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà xưởng, kho bãi, kho ngoại
quan;
- Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, khai thuế hải quan;
- Sản xuất, sửa chữa, lắp đặt, bảo hành, mua bán trang thiết bị, phương
tiện, vật tư và phụ tùng thay thế thuộc các ngành công nghiệp, giao
thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp, dầu khí, điện, than, khoáng sản,
xi măng, hóa chất (trừ những hóa chất Nhà nước cấm), bưu chính viễn

thông, thể thao và các nghành công nghiệp giải trí khác;
- Xây lắp các công trình điện có điện áp đến 35KV;
- Kinh doanh xăng, dầu mỡ, khí hóa lỏng;
- Mua bán, cho thuê phương tiện vận tải đường bộ;
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
- Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa công ty kinh doanh;
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
11
Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không được tổ
chức theo mô hình trực tuyến, gồm các phòng chức năng:
1.2.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức
1.2.3.2. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận
a. Phòng Kế hoạch tài chính nhân sự
Lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm, căn cứ vào kế
hoạch đầu tư trang thiết bị, các loại hình nguồn vốn.
Lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu và các loại hình hoạt động
khác của công ty theo tuần, tháng.
Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về hành chính văn thư lưu trữ, bảo
mật theo quy định hiện hành.
Thực hiện công tác tiếp nhận, vận chuyển và giao nhận hàng hóa.
12
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc công ty
KH-
TC-
Nhân
sự
Kế

toán
tài
chính
Nghiệp
vụ 1
Nghiệp
vụ 2
Nghiệp
vụ 3
Đại
diện
tại Nga
Chi
nhánh
TP
HCM
Mở rộng công tác đối ngoại, chủ động tiếp thị, quan hệ khách hàng, tìm
đối tác trong hợp đồng kinh tế.
b. Phòng kế toán tài chính
Phòng này vừa là phòng đảm nhiệm chức năng, vừa là phòng đảm bảo
kinh doanh xuất nhập khẩu đúng pháp luật và có hiệu quả.
Lập kế hoạch ngắn – trung – dài hạn. Xây dựng hệ thống kế toán doanh
nghiệp phù hợp với cơ chế quản lý có chế độ độc lập hạch toán, kinh doanh
trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Định kỳ theo quy định lập bảng phân tích báo cáo tài chính của doanh
nghiệp.
c. Phòng nghiệp vụ 1
Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu trang thiết bị mặt đất, sân bay, nhà
ga, thiết bị phục vụ khai thác vận chuyển tại sân đậu, sân khai thác thuộc khu
vực sân bay.

d. Phòng nghiệp vụ 2
Thực hiện công tác xuất nhập khẩu toàn bộ những nội dung liên quan
đến xuất nhập khẩu máy bay, phụ tùng máy bay, động cơ, đại tu sửa chữa
máy bay động cơ.
e. Phòng nghiệp vụ 3
Đảm nhiệm kinh doanh các thiết bị, vật tư, vật liệu ngoài ngành. Đảm
nhiệm đại lý bán vé cho VIETNAMAIRLINES.
f. Chi nhánh Tp.HCM
Đảm nhiệm các hợp đồng cho các đơn vị tại sân bay Tân Sơn Nhất và
khu vực Miền Nam
13
g. Văn phòng đại diện tại Liên bang Nga
Phụ trách thị trường Nga và Ucraina. Phối hợp thực hiện các nghiệp vụ
của công ty.
1.2.4. Lực lượng lao động
Bảng 1. Lực lượng lao động của Công ty giai đoạn 2003-2006
Năm 2003 2004 2005 2006
Số lao động (người) 103 108 110 112
Thu nhập bình quân
(Trđ/tháng)
3.498.400 3.495.500 3.626.000 3.673.500
Nguồn: Phòng KH-TC-Nhân sự
Trong những năm qua, lực lượng lao động của công ty không ngừng
được nâng cao về chất lượng với trên 65% là có trình độ Đại học và trên Đại
học. Đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ nhân viên trong công ty
cũng không ngừng được cải thiện.
Bảng 2. Cơ cấu lực lượng lao động của Công ty năm 2006
Tuổi đời Trình độ đào tạo
<=28
29 - 40

41 - 50
51 - 55
56 - 60
Phó tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
CN kỹ thuật
Chưa đào tạo
Số lượng
15 58 25 8 2 2 4 70 4 4 3 9 16
Nguồn: Phòng KH-TC-Nhân sự
14
1.2.5. Cơ sở vật chất
Bảng 3. Tài sản cố định của Công ty tại thời điểm cổ phần hóa năm 2005
Cơ sở vật chất Đơn vị Nguyên giá Giá trị còn lại
Nhà cửa, vật kiến trúc 1000đ 9.290.851 8.003.811
Máy móc thiết bị - 4.300.939 1.771.749
Phương tiện vận tải - 2.038.194 850.761
TSCĐ khác - 172.887 70.118
Diện tích đất đai đang quản lý m
2
1890
Diện tích đất sử dụng trong kinh doanh - 1890
Diện tích văn phòng đang sử dụng - 5.804,4
Qua bảng trên thấy rằng hiện nay Công ty đang có một hệ thống cơ sở
hạ tầng tốt, hệ thống văn phòng rộng, khang trang, không những giúp Công ty
tạo điều kiện làm việc tốt mà còn tạo ra lợi thế giúp Công ty có được nguồn

thu lớn từ hoạt động cho thuê văn phòng. Tuy nhiên cũng thấy rằng, hệ thống
TSCĐ của công ty bao gồm các máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,… có
giá trị lớn song thời gian sử dụng đã lâu. Do vậy trong thời gian tới đòi hỏi
Công ty sẽ phải chú ý đổi mới, mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho công
việc kinh doanh của mình. Một điểm đáng lưu ý khác về cơ sở vật chất của
AIRIMEX chính là hiện tại Công ty chưa có hệ thống kho tàng dự trữ hàng
hóa. Đây là một hạn chế của AIRIMEX, nhất là hiện nay xu hướng phát triển
của AIRIMEX là mở rộng lĩnh vực hoạt động, đa dạng hóa mặt hàng kinh
doanh, thậm chí cả hàng tiêu dùng.
1.2.6. Tình hình tài chính
15
Cuối năm 2005, công ty chính thức được cổ phần hóa với vốn điều lệ là
20 tỷ đồng Việt Nam, 10.000.000 cổ phiếu. Cụ thể:
Bảng 4. Cơ cấu sở hữu vốn điều lệ (ĐVT: 1000 USD)
Phân theo đối tượng Số cổ phần Tổng trị giá Tỷ lệ
Vốn Nhà nước tại công ty 1.020.000 10.200.000.000 51.00%
CB.CNV trong công ty 137.400 1.374.000.000 6.87%
Cổ phần bán đấu giá 842.600 8.426.000.000 42.13%
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Xét về loại hình tài sản, tại thời điểm 30/12/2004 theo Biên bản xác
định trị giá doanh nghiệp thì giá trị doanh nghiệp là 97.952.690.386 VNĐ.
Trong đó TSCĐ và đầu tư dài hạn là 10.767.598.711 VNĐ; TSLĐ và đầu tư
ngắn hạn là 87.185.091.675 VNĐ. Đến nay (thời điểm 31/12/2006), tổng tài
sản của công ty là 100.227.904.342 VNĐ, với 9.281.303.694 VNĐ là TSCĐ
và đầu tư dài hạn, 90.946.600.648 VNĐ là TSLĐ và đầu tư ngắn hạn.
1.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM
QUA
1.3.1. Mặt hàng XNK và thị trường chính
Trong những năm qua, cơ cấu mặt hàng cũng như các thị trường xuất
nhập khẩu của công ty không ngừng được mở rộng. Từ chỗ đa phần xuất nhập

khẩu ủy thác cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam và các đơn vị trong
ngành, đến nay công ty đã tiến hành xuất nhập khẩu cả các mặt hàng ngoài
ngành cho nhiều công ty lớn trong nước với nhiều chủng loại hàng hóa. Các
đối tác nước ngoài của công ty cũng được mở rộng về diện, trên các vùng
lãnh thổ, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, EU, Đông ÂU, ASEAN
Bảng 5. Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu (ĐVT: 1000 USD)
TT Nội dung chỉ tiêu Thị trường Doanh thu
16
2003 2004 2005 2006
A Xuất khẩu
Nga, EU, Mỹ,
Asean
320 350 420 500
B Nhập khẩu 39.216
40.42
2
40.68
3
49.828
Nhập khẩu trong
ngành HK
32.984 33.995 34.141 41.560
1
Phụ tùng máy bay
Airbus
EU, Mỹ,
Asean
11.45
0
9.350

19.60
0
15.360
2
Phụ tùng máy bay
Boeing
M ỹ, EU, Đài
Loan
13.635
16.53
0
6.300 16.860
3
Phụ tùng máy bay
ATR72
EU, Mỹ 1.814 1.783 1.676 1.880
4
Phụ tùng máy bay
Foker
Hà Lan, EU,
Mỹ
835 842 845 1.020
5
Dụng cụ phục vụ
hành khách
EU, Mỹ, TQ,
Asean
1.100 1.200 1.180 1.360
6 Thiết bị trạm xưởng
Mỹ, EU, Hàn

Quốc
1.050 1.090 1.140 1.440
7 Thiết bị sân bay
Nga, EU, Mỹ,
Asean
3.100 3.200 3.400 3.640
Kinh doanh ngoài
ngành
Nhiều nước 6.232 6.427 6.542 8.268
Kim ngạch XNK 39.536
40.77
2
41.10
3
50.368
Nguồn: Phòng nghiệp vụ 3
1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 2003 – 2006
Bảng 6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2003-2006
(ĐVT: 1000VNĐ)
17
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006
A. Doanh thu 54.884.288 57.282.924 61.972.586 69.591.732
1. Thu từ HĐKD 54.264.288 56.572.924 61.432.586 68.730.800
- Phí ủy thác 5.664.088 5.876.000 5.934.662 7.268.332
- Bán hàng XNK 45.200.100 47.639.800 52.340.000 56.900.000
- Hoa hồng bán vé 555.000 580.000 600.000 800.000
- Dịch vụ vận chuyển 568.100 360.000 388.000 576.800
- Cho thuê văn phòng 2.277.000 2.117.124 2.169.924 3.185.668
2. Thu hoạt động khác 620.000 710.000 540.000 860.932
B. Chi phí 54.354.214 56.477.155 60.099.276 65.995.566

Chi phí hoạt động kinh
doanh
50.604.014 55.841.155 59.236.276 63.262.566
- Chi phí cho nhân công 4.324.014 4.526.232 4.786.408 4.937.160
- BHYT, BHXH, KPCĐ 184.477 182.997 185.599 191.376
- Chi phí vật tư, vốn hàng 44.985.223 46.098.652 49.455.760 52.597.720
- Khấu hao TSCĐ 1.621.140 1.750.594 1.228.040 1.956.644
- Chi phí dịch vụ ngoài 2.550.360 2.232.630 2.414.120 3.425.080
- CP khác bằng tiền 938.800 1.023.050 1.166.350 1.954.586
- Chi phí hoạt động khác 750.200 663.000 863.000 933.000
C. Các khoản thuế 255.380 225.615 244.527 246.996
D. Lợi nhuận trước thuế 530.074 805.769 1.873.310 3.596.166
E. Lợi nhuận ròng 274.694 580.154 1.628.783 3.349.170
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Qua bảng thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty những năm qua
đã có những tiến triển tốt, trong đó hoạt động bán hàng xuất nhập khẩu đóng
vai trò lớn. Doanh thu hàng năm đạt mức cao và tăng qua các năm, cụ thể:
năm 2004 so với 2003 tăng 4,4%; 2005 so với 2004 tăng 8,2%; 2006 so với
2005 tăng hơn 12%. Các chỉ tiêu lợi nhuận tăng mạnh.
1.3.3. Hiệu quả sử dụng lao động
Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, do
đó yếu tố con người trong công ty đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nhận
thức được điều đó nên trong những năm qua công ty luôn chú ý bồi dưỡng,
nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ
18
nhân viên trong công ty không ngừng được cải thiện. Nhờ vậy năng suất lao
động tăng, đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của công ty.
Bảng 7. Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006
Tổng tiền lương 1000VNĐ 4.324.014 4.526.232 4.786.408 4.937.160

Số lao động Người 103 108 110 112
Lương trung bình
người/năm
1000VNĐ 41.981 41.910 43.512 44.082
Năng suất lao động
theo DT
1000đ/người 532.857 530.397 563.387 621.354
Năng suất lao động
theo GTGT
- 64.657 67.274 73.394 95.368
Mức sinh lời bình
quân của lao động
- 2.667 5.372 14.807 29.904
Hiệu suất tiền lương lần 0.0635 0.1282 0.3416 0.6784
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Trong đó:
Năng suất lao động =
Mức sinh lời bình quân của lao động =
Hiệu suất tiền lương =
Qua bảng trên thấy rằng, hiệu quả sử dụng lao động của AIRIMEX
ngày càng được cải thiện. Cả 2 chỉ tiêu Mức sinh lời bình quân của lao động
và Hiệu suất tiền lương đều tăng rất mạnh. Mức sinh lời bình quân của lao
động từ 2.667.000đ/người năm 2003 đã tăng lên 29.904.000đ/người năm
19
Kết quả hoạt động kinh doanh
Lao động
Lợi nhuận
Số lao động BQ
Lợi nhuận
Tổng quỹ lương

2006. Còn Hiệu suất tiền lương tăng tương ứng từ 0,0635 lên 0,6784. Kết quả
trên đạt được có thể giải thích do số lượng lao động ít thay đổi trong khi lợi
nhuận tăng mạnh. Và sâu xa hơn là do chất lượng công tác sử dụng lao động
nói riêng và chất lượng hoạt động kinh doanh đã được nâng cao.
1.3.4. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Từ 2003 đến 2006, vốn kinh doanh của Công ty CP Xuất nhập khẩu
Hàng không ngày càng tăng, từ 17.581.332.000VNĐ năm 2003 lên
19.543.214.000VNĐ năm 2006. Đây quả là thành tích đáng kể của AIRIMEX
nếu biết rằng trước khi cổ phần hóa năm 2005, Airimex được Tổng Công ty
hàng không Việt Nam cho vay 19.5 tỷ đồng, tuy nhiên, trong năm 2005 Công
ty phải chuyển trả toàn bộ số tiền này cho Tổng Công ty. Cùng với việc đảm
bảo tốt nguồn vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh và số vòng quay vốn
kinh doanh của Công ty cũng rất khả quan. Điều đáng nói là tốc độ tăng lợi
nhuận hàng năm của công ty là lớn hơn so với tốc độ tăng vốn kinh doanh.
Mức tăng lợi nhuận hàng năm trung bình đạt trên 100%, trong khi mức tăng
vốn kinh doanh trung bình hàng năm khoảng 3,4%. Chứng tỏ tăng trưởng của
Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không trong những năm qua là rất có chất
lượng.
Bảng 8. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Đơn vị: 1000VNĐ
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006
Tổng doanh thu 54.884.288 57.282.924 61.972.586 69.591.732
Lợi nhuận ròng 274.694 580.154 1.628.783 3.349.170
Tổng vốn kinh doanh 17.581.332 18.187.153 19.234.242 19.543.214
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
kinh doanh (= LN/V
KD
)
0,0156 0,032 0,085 0,171
20
Số vòng quay vốn kinh doanh

(= TR/V
KD
)
3,122 3,15 3,222 3,561
Nguồn: Phòng kế hoạch
Qua bảng trên chúng ta có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của công
ty đang khá tốt, biểu hiện qua số vòng quay vốn kinh doanh trong năm ngày
càng tăng với mức 3,561 vòng năm 2006. Điều đó cũng cho thấy hiệu quả sử
dụng vốn của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không ngày càng được nâng
cao. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng đều đặn, năm 2006 đạt 0,171
tức cứ 1000VNĐ bỏ vào kinh doanh thì tạo ra 171VNĐ lợi nhuận, đây là mức
khá cao.
21
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CP
XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
CỦA CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
2.4.1. Luật pháp và thông lệ thương mại quốc tế
Mọi hoạt động nhập khẩu đều liên quan đến các doanh nghiệp ở nhiều
nước khác nhau. Chính vì vậy luật pháp và các thông lệ thương mại quốc tế
hay các tập quán thương mại quốc tế là những nhân tố không thể thiếu, có ảnh
hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu. Đó có thể là các công ước, điều ước thương mại quốc tế, cũng có
thể là các điều ước, công ước, hiệp định thương mại được ký giữa hai hay
nhiều nước với nhau, cũng có khi đó chỉ là các thông lệ không thành văn giữa
các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Ví
dụ: Công ước Liên hợp quốc năm 1980 còn gọi là Công ước Viên 1980 về
mua bán quốc tế hàng hóa hay nhập khẩu. Hiện nay Việt Nam chưa phê chuẩn
công ước này. Tuy nhiên nó vẫn có thể áp dụng với các doanh nghiệp Việt
Nam khi các bên có sự thống nhất chọn công ước này làm nguồn luật điều

chỉnh hợp đồng. Ngoài ra còn rất nhiều công ước, quy tắc khác như: Các quy
tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi 1993, số
500, Phòng thương mại quốc tế (Uniform Customs & Practice for
documentary Credit, Revision 1993, No 500, ICC-UCP500, 1993), Luật
thống nhất về hối phiếu năm 1930 (Uniform law for Bill of Exchange-1930,
viết tắt là ULB 1930),
Các mặt hàng của AIRIMEX chủ yếu vẫn là các máy móc thiết bị phục
vụ cho ngành hàng không và một số ngành kinh tế khác, được nhập khẩu
22
chính từ các thị trường Nga, Mỹ, EU, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan. Ở
mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ mà AIRIMEX tham gia các hoạt động kinh
doanh thì ngoài những nguyên tắc, luật pháp thương mại đã thành thông lệ
quốc tế thì vẫn luôn có những nguyên tắc, luật pháp riêng.
2.4.2. Chính sách và pháp luật của Nhà nước
Đối với bất kỳ hoạt động kinh tế nào, ở bất kỳ lĩnh vực nào thì các
chính sách và pháp luật của Nhà nước luôn là nhân tố có ảnh hưởng quan
trọng. Các hoạt động nhập khẩu của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không
cũng vậy. Khi còn là một doanh nghiệp Nhà nước chịu sự quản lý và bao cấp
của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, hoạt động nhập khẩu của Công ty
CP Xuất nhập khẩu Hàng không chủ yếu là nhập khẩu ủy thác, với rất nhiều
sự hỗ trợ, điều kiện thuận lợi từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam nói
riêng và Nhà nước nói chung. Tuy nhiên khi chuyển sang hoạt động là một
đơn vị hạch toán độc lập, đặc biệt là sau khi cổ phần hóa cuối năm 2005,
những ưu đãi hạn chế hơn, tạo ra một số khó khăn nhất định cho hoạt động
của Công ty.
Với Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 và Nghị định số
44/2001/NĐ-CP ngày 02/08/2001 về việc cho phép các doanh nghiệp được tự
do hóa trong việc đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, các đơn vị trong
nghành hàng không đã thực hiện các công việc nhập khẩu thiết bị, phụ tùng,
trong đó có những đơn vị trước đây là bạn hàng rất lớn của ARIMEX như

Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam, các Cụm cảng hàng không Miền
Bắc, Trung, Nam, Do vậy hoạt động nhập khẩu ủy thác của ARIMEX bị thu
hẹp đáng kể.
Các chính sách thuế, luật doanh nghiệp tạo ra những khuôn khổ cho
hoạt động nhập khẩu của Công ty, nhất là các chính sách thuế liên quan đến
23
các hoạt động xuất nhập khẩu. Năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vừa tạo ra những thuận
lợi, lại vừa tạo ra những khó khăn nhất định cho hoạt động nhập khẩu của
Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không. Thuận lợi lớn nhất có thể kể đến
chính là sự thông thoáng hơn trong các chính sách thuế của Nhà nước về xuất
nhập khẩu, tạo điều kiện hạ chi phí nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh. Rồi
cùng với đó, Công ty sẽ có nhiều hơn những cơ hội tiếp cận với những bạn
hàng tiềm năng trên thế giới, Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó thì
Công ty cũng sẽ gặp phải những khó khăn không nhỏ mà có lẽ lớn nhất chính
là việc sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh hơn không những trong nước mà
thậm chí cả những doanh nghiệp nước ngoài.
2.4.3. Tỷ giá hối đoái
Với bất kỳ hoạt động xuất nhập khẩu nào thì tỷ giá hối đoái có ảnh
hưởng quyết định đến tính hiệu quả của hoạt động đó. Tỷ giá cao hay thấp sẽ
tác động nhiều chiều tới hoạt động nhập khẩu như làm thay đổi nhu cầu nhập
khẩu trong nước, làm tăng hoặc giảm doanh thu từ hoạt động nhập khẩu từ đó
dẫn tới tăng giảm lợi nhuận Chính vì vậy việc xem xét tỷ giá hối đoái trong
điều kiện các yếu tố khác để đưa ra mức phí ủy thác phù hợp trong nhập khẩu
ủy thác và mức giá đấu thầu hợp lý trong đấu thầu cung cấp sẽ quyết định tới
khả năng thực hiện hợp đồng cũng như đảm bảo lợi nhuận cho ARIMEX.
2.4.4. Thị trường cung
Khoa học kỹ thuật trong thời đại ngày nay phát triển không ngừng, đặc
biệt là những nghành đòi hỏi kỹ thuật cao. Là công ty cung cấp các dịch vụ
nhập khẩu với chủ yếu là các thiết bị, máy móc phục vụ cho nghành hàng

không và một số nghành công nghiệp trong nước, các hàng hóa mà công ty
nhập về có hàm lượng kỹ thuật, khoa học lớn. Chính vì vậy sự thay đổi hay
24
chính xác hơn chính là các tiến bộ trong việc sản xuất các thiết bị, máy móc,
thậm chí cả một số hàng hóa tiêu dùng cũng sẽ có tác động tới hoạt động nhập
khẩu của ARIMEX. Thực tế đó đòi hỏi Công ty phải không ngừng cập nhật
thông tin về sản phẩm, về nhà cung cấp để từ đó có những chính sách nhập
khẩu phù hợp.
Việt Nam gia nhập WTO tạo ra những thuận lợi nhưng cũng tạo ra
những khó khăn không nhỏ cho ARIMEX. Việc xâm nhập dễ dàng hơn vào
thị trường Việt Nam của các công ty nước ngoài trong đó có các nhà cung cấp
của ARIMEX có thể thu hẹp lĩnh vực nhập khẩu của Công ty. Bởi lẽ các nhà
cung cấp có thể dễ dàng hơn trong việc cung cấp hàng hóa trực tiếp tới tay
người sử dụng cuối cùng hoặc tới tận chân công trình thông qua các chi nhánh
hoặc văn phòng đại diện của họ. Điều đó cũng phần nào làm cho thị phần của
ARIMEX giảm đi.
2.4.5. Thị trường cầu
Trong hoạt đông nhập khẩu của ARIMEX không có khâu dự trữ hàng
hóa. Chỉ khi nào có cầu thì Công ty mới tiến hành nhập khẩu. Có thể nói việc
tìm kiếm nhu cầu nhập khẩu là bước đầu tiên trong quy trình nhập khẩu của
ARIMEX. Do vậy thị trường cầu là yêu tố đầu tiên, có ảnh hưởng lớn tới hoạt
động nhập khẩu của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không.
Một điểm thuận lợi cho AIRIMEX chính là việc AIRIMEX là một
thành viên trong Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Chính vì vậy các hợp
đồng nhập khẩu liên quan đến ngành hàng không vẫn chủ yếu được giao cho
Công ty thực hiện
Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ cao, chính sách
thông thoáng trong điều kiện hội nhập như hiện nay của Nhà nước một mặt
kéo theo nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm ngoại nhập phục vụ sản xuất và
25

×