Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

TÍNH TỪ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.89 KB, 32 trang )

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người,
thuộc phương thức trữ tình, thơ lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội tâm
của nhà thơ, những rung động mãnh liệt của trái tim thi sĩ trước của sống.
Một bài thơ xuất sắc nếu lựa chọn lọc các từ ngữ một cách súc tích và gây
cảm xúc cho người đọc một cách nhanh chóng. Bởi “yếu tố đầu tiên của
văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó, cùng với các sự kiện, các
hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của cuộc sống”. Chính vì vậy, việc
tiếp cận thơ ca dưới góc độ ngơn ngữ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
việc đánh giá cái hay, cái đẹp cũng như giá trị của tác phẩm. Đồng thời,
việc nghiên cứu ngơn ngữ có góp phần khẳng định được nét độc đáo,
phong cách riêng của mỗi tác gia.
Tính từ là một từ loại rất độc đáo trong kho từ vựng tiếng Việt. Đây
là một trong những từ loại cơ bản của thực từ. Các nhà nghiên cứu về ngữ
pháp tiếng Việt đều quan tâm tìm hiểu tính từ. Sự quan tâm đó trước hết thể
hiện ở việc đưa ra định nghĩa về tính từ của mỗi tác giả. Chính sự độc đáo
đó của tính từ nên tôi quan tâm đến việc nghiên cứu việc sử dụng tính từ
trong thơ Nguyễn Bính.
Nguyễn Bính là nhà thơ tiêu biểu cho một khuynh hướng thơ ca rất
đáng trân trọng của phong trào Thơ mới. Khuynh hướng quay về cội nguồn
dân tộc. Thời kì Thơ mới (1932-1945) trong khi các nhà thơ khác ít nhiều
chịu ảnh hưởng của những trường phái thơ ca nước ngoài, đặc biệt là thơ
Pháp thì Nguyễn Bính vẫn say đắm, thơ mộng với hồn quê, cảnh quê mộc
mạc, chất phác, với cách ví von so sánh ý nhị, duyên dáng với thể thơ năm
chữ, bảy chữ và lục bát quen thuộc. Như Hoài Thanh đã từng nhận xét:
“Cái đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm được một số
đơng quần chúng mộc mạc, khó lọt vào con mắt của các nhà thơ thông thái


thời nay. Tình cờ có đọc thơ Nguyễn Bính họ sẽ bảo – Thơ như này thì có


gì? – Họ có ngờ đâu đã bỏ quên một điều mà người ta khơng thể hiểu được
bằng lý trí, một điều q giá vô ngần: Hồn xưa của đất nước”.
Với những giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc và độc đáo đó, thơ
ca Nguyễn Bính được nhiều độc giả u thích và được lựa chọn vào giảng
dạy trong nhà trường. Bởi thơ ông giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói của
nhân dân lao động, tiếp thu và học hỏi văn hóa dân tộc, tìm tịi cách thể
hiện gần gũi thơ ca dân gian truyền thống và có những cách tân sáng tạo.
Tuy nhiên, trong việc giảng dạy về tác phẩm của Nguyễn Bính cũng như
các sách dành cho nghiên cứu giảng dạy đặc điểm ngôn ngữ văn chương
cũng chưa thực sự được quan tâm, chưa khai thác và thấy được giá trị nghệ
thuật, nét riêng của tính từ cũng như tác dụng của nó để tạo nên phong cách
thơ Nguyễn Bính.
Vì những lẽ đó tơi lựa chọn đề tài “Tính từ trong thơ Nguyễn Bính”
với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vốn tính từ tiếng Việt khơng chỉ ở
phương diện cấu trúc mà còn trong phạm vi sử dụng, ở những tác phẩm
nghệ thuật như một “tài sản” có giá trị để truyền tải những thơng điệp nghệ
thuật của nhà thơ. Đặc biệt để thấy được đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ
nghĩa của sự sáng tạo đó của Nguyễn Bính trong cách vận dụng tính từ vào
đặc điểm sáng tác văn chương nghệ thuật của mình.
2.Lịch sử vấn đề
Từ loại là đối tượng nghiên cứu thuộc về hệ thống ngôn ngữ hơn là
thuộc về các chức năng của ngơn ngữ. Vấn đề từ loại có nguồn cội bắt đầu
từ thời cổ đại với sự phân biệt động từ và danh từ của Aristotle, tiếp sao đó
là bảng phân loại đầu tiên bao quát tất cả các từ của một ngôn ngữ của
những người khắc kỉ. Học thuyết trọn vẹn về từ loại được hình thành từ
thời Alexandria (thế kỉ III – I TCN). Ngay từ xa xưa, việc nghiên cứu từ


loại đã làm rõ những vấn đề như nguyên tắc phân định từ loại, phạm vi bao
quát của các từ loại và tên gọi của chúng.

Trước đây, trong tiếng Việt, việc phân chia từ loại chỉ dừng lại ở sự
phân biệt thực từ và hư từ theo một cách hiểu riêng biệt của thời điểm đó.
Nguyên nhân dẫn đến cách phân biệt này là dựa theo kiểu của tiếng Hán
dùng ở Việt Nam. Khoảng giữa thế kỉ XX, cách phân chia từ loại theo ngữ
pháp truyền thống của châu Âu mới được đưa vào tiếng Việt. Trên thực tế,
các bảng phân định từ loại của tiếng Việt cho đến nay vẫn căn cứ vào
phương pháp và kết quả nghiên cứu từ loại của châu Âu từ thời Alexandria,
được hiệu chỉnh vào thế kỉ XVII trong Ngữ pháp duy lý và phổ quát của
Port Royal, cộng thêm sự điều chỉnh cho thích hợp hơn với tiếng Việt.
Tính từ là thực từ quan trọng trong hệ thống từ loại tiếng Việt. Đây là
vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các nhà nghiên
cứu như: Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ, Hoàng Văn Hàng, Diệp Quang Ban,
Lê Văn Lý, Nguyễn Kim Thản,... chú ý nghiên cứu về cấu tạo, đặc trưng
ngữ nghĩa, giá trị biểu đạt,.. Rất nhiều phát hiện đã trở thành cơ sở nền
móng để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tính từ tiếng Việt.
Bùi Đức Tươm trong Giáo trình Tiếng Việt cũng đã khái quát các đặc
điểm cú pháp và cách phân loại tính từ. Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp
tiếng Việt” đã nguyên cứu vị trí, đặc trưng, khả năng kết hợp, chức năng
ngữ pháp, … của tính từ. Trong cơng trình này tác giả đã nêu đầy đủ và cụ
thể những đặc điểm cơ bản của lớp từ loại tính từ. Trong Từ loại Việt Nam
hiện đại của Lê Biên, ông cho rằng tính từ cũng là một loại từ cơ bản như
danh từ và động từ. Đặc trưng và tiểu loại của tính từ cũng được tác giả đi
sau vào nghiên cứu…
Như vậy, từ các cơng trình nghiên cứu trên chúng ta có thể nhận thấy
tầm quan trọng của tính từ. Tuy các tác giả chỉ chọn một khía cạnh để


nghiên cứu nhưng nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu này đã góp phần
là tính từ tiếng Việt trở nên đầy đủ, tồn diện hơn.
Từ sau năm 1954, cơng việc nghiên cứu, giới thiệu thơ Nguyễn Bính

được tiến hành rộng rãi. Hoài Thanh – Hoài Chân trong cuốn Thi nhân Việt
Nam, xuất bản năm 1942 đã phát hiện ra những đặc sắc, tiêu biểu và độc
đáo về phong cách thơ Nguyễn Bính. Đó là “chất nhà q” với việc sử
dụng ngôn ngữ ca dao dân ca, ngôn ngữ quê hương, ngơn ngữ của cuộc
sống đời thường. Lê Đình Kỵ trong Nguyễn Bính – Thơ của truyền thống,
của thế hệ đã nhấn mạnh nổi bật lên ở Nguyễn Bính là ca dao, là cảm xúc
lẫn tư duy, cả ý, tình điệu. Hà Minh Đức trong Nguyễn Bính – Thi sĩ của
đồng quê đã cho ta thấy: Nguyễn Bính bằng một hướng đi riêng đã trở về
với cội nguồn dân tộc, tạo cho mình một phong cách độc đáo, đậm đà chất
trữ tình dân gian. Qua cơng trình này Hà Minh Đức đã nhận xét “Nguyễn
Bính đi tìm tính chất Việt Nam lại trở về với ca dao. Thơ Nguyễn Bính có
cái vỏ mộc mạc của những câu hát đồng quê. Và cái làm nên sức sống , tạo
nên cái trường tồn trong thơ Nguyễn Bính khơng chỉ là việc sử dụng các
yếu tố quen thuộc trong cuộc sống mà còn là sự sáng tạo, đổi mới, cách
tân”. Có thể nói với cơng trình nghiên cứu này Hà Minh Đức đã cho ta một
cái nhìn độc đáo, tồn diện về phong cách và đặc điểm nổi bật trong thơ
Nguyễn Bính. Về góc độ thi pháp, Nguyễn Bính được nhìn nhận là một tác
giả “đã thành công lớn khi đem thi pháp của thơ ca dân gian vào trong thi
ca hiện đại” (Đoàn Hương- Nguyễn Bính - thi sĩ nhà quê). Bên cạnh đó
Đồn Hương cịn khẳng định: “Thi pháp thơ Nguyễn Bính không chỉ dừng
lại ở thơ ca dân ca, ông không thu nhỏ lại thành những bản sa trong thơ
mình thơ ca dân gian, Nguyễn Bính đã phát triển thi pháp thơ của ông để
truyền tải những vấn đề phức tạp hơn, trừu tượng hơn trong cảm xúc”. Các
cơng trình nghiên cứu này đã có những phát hiện mới mẻ về thơ Nguyễn
Bính song lại chưa thực sự chú ý tới vấn đề sử dụng tính từ trong thơ ơng.


Nhìn chung qua các thời kỳ khác nhau, thơ Nguyễn Bính cũng có
những thăng trầm, nhưng việc cảm thụ, đánh giá thơ Nguyễn Bính ít có
những khác biệt hoặc tranh cãi gay gắt. Căn bản những nhận xét, đánh giá

của giới phê bình về Nguyễn Bính khá thống nhất. Dù ở giai đoạn nào,
Nguyễn Bính cũng được xem là nhà thơ “chân quê”, “hồn quê”, “tình quê”.
Trong thời gian dài, thơ Nguyễn Bính đã được nghiên cứu xem xét ở nhiều
góc độ từ nội dung đến nghệ thuật, từ tư tưởng đến phong cách, từ giọng
điệu đến kết cấu. Nhưng chưa có một tác giả nào trực tiếp nghiên cứu ngơn
ngữ thơ Nguyễn Bính một cách tập trung có hệ thống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tính từ trong thơ của Nguyễn
Bính.
Phạm vi nghiên cứu là các bài thơ của Nguyễn Bính trong thơ
Nguyễn Bính – NXB Kim Đồng, 2019.
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Góp phần khẳng định hiệu quả của việc sử dụng tính từ trong thơ
Nguyễn Bính. Đồng thời, góp phần tạo thêm tiếng nói khẳng định phong
cách thơ độc đáo, sáng tạo của ông.
Củng cố, vận dụng những kiến thức về ngôn ngữ học để nghiên cứu
một vấn đề cụ thể của tiếng Việt.
Khảo sát thống kê phân loại tính từ trong thơ Nguyễn Bính.
Khảo sát đặc điểm của tính từ trong thơ Nguyễn Bính về các phương
diện đặc điểm cấu tạo, đặc trưng ngữ nghĩa, đặc điểm ngữ pháp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, phân loại


Phương pháp phân tích, chứng minh
Phương pháp so sánh, tổng hợp
6. Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Đặc điểm tính từ trong thơ Nguyễn Bính



NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1.Tính từ
1.1.1.Khái niệm
Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, tính từ là một trong những từ loại
cơ bản của thực từ, chiếm số lượng lớn và có vị trí quan trọng. Khi nghiên
cứu về ngữ pháp tiếng Việt các nhà khoa học đều quan tâm tìm hiểu từ loại
này. Có rất nhiều các định nghĩa về tính từ được đưa ra.
Tác giả Lê Biên trong Từ loại tiếng Việt hiện đại định nghĩa tính từ
là những thực từ gọi tên tính chất, đặc trưng của sự vật, thực thể hoặc của
vận động, quá trình, hoạt động.
Diệp Quang Ban trong tác phẩm Ngữ pháp tiếng Việt có viết “Tính
từ là từ có khả năng làm yếu tố chính (đầu tố) trong cụm từ chính phụ, có ý
nghĩa ngữ pháp khái quát chỉ đặc trưng về tính chất của sự vật nêu ở danh
từ mà nó có liên quan, hoặc chỉ đặc trưng của động từ hay của tính từ khác
mà nó có liên quan.” Tức là tính từ là lớp từ chỉ ý nghĩa, đặc trưng của thực
thể hay đặc trưng của quá trình.
Chúng ta có thể thấy, việc đưa ra một định nghĩa về tính từ chưa có
sự nhất qn giữa các nhà nghiên cứu, các tác giả vì mỗi nhà nghiên cứu,
tác giả lại chú ý đến những đặc điểm khác nhau của từ loại này.
Ví dụ: Tính từ chỉ màu sắc: trắng, xanh, vàng, đỏ, cam, đen, …
Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, hèn nhát, anh dũng, …
Tính từ chỉ hương vị: thơm, thối, hôi, cay, nồng, ngọt, đắng,
chua, tanh,…


Tính từ chỉ cách thức, mức độ: xa, gần, đủ, nhanh, chậm, lề
mề, …
1.1.2. Đặc điểm

Để có cái nhìn bao qt về tính từ tiếng Việt, theo tơi cần dựa vào
đặc điểm về mặt ý nghĩa, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp của tính từ:
- Về mặt ý nghĩa: tính từ gọi tên tính chất, đặc trưng của sự vật, thực
thể hoặc của vận động, quá trình, hoạt động. Đặc trưng đó cịn là những
thuộc tính về màu sắc, mùi vị, hình dáng, kích thước, phẩm chất,…
- Về khả năng kết hợp: tính từ có khả năng kết hợp với các nhóm phụ
từ (chủ yếu với nhóm phụ từ chỉ mức độ, tính từ hạn chế kết hợp với các
nhóm phụ từ chỉ mệnh lệnh)
Ví dụ: Xanh rừng, xanh núi, da trời cũng xanh tính từ xanh kết hợp
với phụ từ cũng
- Về chức vụ cú pháp: Tính từ là thực từ nó có khả năng đảm nhiệm
vai trò trung tâm hoặc vai trò làm thành tố phụ trong câu. Tính từ có khả
năng đảm nhiệm tất cả các chức năng ngữ pháp trong câu, chủ yếu nhất là:
+ Chủ yếu là làm vị tố trong câu (khi làm vị ngữ, tính từ khơng cần
đến từ là)
(1) Bơng hoa / đẹp.
Chủ ngữ

Vị tố

+ Tính từ làm bổ ngữ cho câu
(2) Chị tơi có mái tóc đen
Trong ví dụ (2) trên tính từ đen làm bổ ngữ cho câu.
+ Tính từ làm chủ ngữ cho câu


(3) Đỏ là màu u thích của tơi. Tính từ đỏ trở thành chủ ngữ của
câu.
1.1.3. Phân loại tính từ
Do tiêu chuẩn được vận dụng để phân loại tính từ chưa đủ sức bao

quát, nên ranh giới các lớp con trong tính từ khó xác định được rõ ràng, dứt
khốt.
Theo tác giả Diệp Quang Ban, xét theo nghĩa, tính từ trước hết được
phân chia thành tính từ tính chất và tính từ quan hệ.
1.1.3.1. Tính từ tính chất
Tính từ tính chất là tính từ chỉ những chất lượng khác nhau khơng
liên quan đến sự vật khác. Tính từ tính chất có những lớp con khác nhau.
- Tính từ chỉ kích thước: cao, thấp, rộng, hẹp, dài, ngắn, to, nhỏ, bé,
khổng lồ, tí hon, mỏng, dày,…
-Tính từ chỉ hình dáng: vng, trịn, cong, thẳng, quanh co,…
-Tính từ chỉ âm thanh: ồn, ồn ào, trầm, bổng, vang,…
-Tính từ chỉ lượng: nặng, nhẹ, đầy, vơi, nông, sâu,…
Căn cứ vào khả năng biến đổi mặt số lượng của đặc trưng nêu trong
tính chất, người ta chia tính từ thành hai lớp con: lớp tính từ có thang độ,
lớp tính từ khơng có thang độ.
a.Tính từ tính chất có thang độ
Đây là lớp tính từ có khả năng biến đổi mặt số lượng của đặc trưng
trong ý nghĩa của tính từ, nhờ đó chúng kết hợp được với các phụ từ chỉ
mức độ như rất, hơi, q, cực kì, cực,… về phía trước và q, lắm, cực,
cực kì, … về phía sau. Vị trí thương dùng của q, lắm, cực, cực kì là ở
phía sau tính từ, khi chuyển lên phía trước, chúng thường kèm theo ý nhấn


mạnh. Các phó từ - thành tố phụ trước và các phó từ - thành tố phụ sau vừa
nêu được dùng theo lối “bổ túc”, nghĩa là đã dùng từ phía trước thì khơng
dùng từ phía sau trong cùng một cụm tính từ.
Một số tính từ của lớp tính từ tính chất có thang độ thường gặp:
-Chỉ đặc trưng màu sắc, mùi vị: Trắng, hồng, vàng, đắng, cay, ngọt,
bùi,…
-Chỉ đặc trưng hình thể: vng, trịn, thẳng, cong, méo, gầy, …

-Chỉ đặc trưng sinh lí: khỏe mạnh, ốm yếu, cường tráng, …
-Chỉ trạng thái vật lí: cứng, mềm, giịn, dẻo, rắn, …
b.Tính từ tính chất khơng mang thang độ
Đây là lớp tính từ mà tự thân nó khơng hàm chứa khả năng thay đổi
mặt số lượng trong đặc trưng nêu ở tính từ, hoặc đặc trưng đó đã đạt đến
mức tuyệt đối, vì lẽ đó chúng khơng có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ
mức độ. Các phó từ chỉ thang độ trong tiếng Việt có khi sẵn chứa yếu tố
mang ý đánh giá tiêu cực hay tích cực.
Từ chứa yếu tố đánh giá tiêu cực (gạch chân): tím ngắt, đắng ngắt,
xanh lè, chát lè, chua lè, đỏ lòm, trắng bệch, …
Từ chứa yếu tố đánh giá tích cực (gạch chân): Đỏ thắm, xanh thắm,
trắng nõn, vàng ươm,…
Từ chứa yếu tố đánh giá trung tính (gạch chân):Trắng xóa, xanh biếc,
đỏ tươi, …
Trong lớp tính từ này, có các nhóm:
- Chỉ đặc trưng tuyệt đối. Số lượng từ trong nhóm rất hạn chế: riêng,
chung, cơng, tư, chính, phụ… chúng thường dùng kèm với danh từ, hoặc
với động từ để bổ nghĩa cho danh từ, động từ.


- Chỉ đặc trưng tuyệt đối không làm thành cặp đối lập. Các từ trong
nhóm này thường là từ láy hoặc từ ghép: đỏ lịm, trắng phau, đen sì, xanh
xanh,…
- Chỉ đặc trưng mơ phỏng: các từ trong nhóm có cấu tạo ngữ âm theo
lối mô phỏng trực tiếp đặc trưng âm thanh, hoặc theo lối biểu trưng
âm - nghĩa, mơ phỏng gián tiếp đặc trưng hình thể của sự vật, hành động
hoặc tính chất: ào ào, lè tè, lênh khênh,…
1.1.3.2. Tính từ quan hệ
Tính từ quan hệ là tính từ chỉ những chất lượng mượn từ các sự vật
khác, tức là có quan hệ đến sự vật khác và chúng chủ yếu thuốc vào số các

tính từ có thang độ. Tính từ có thể có “quan hệ” với danh từ chung hoặc
danh từ riêng.
Tính từ có quan hệ với danh từ chung (tính từ được gạch chân): tác
phong (rất) nơng nghiệp, thái độ (rất) chun quyền, …
Tính từ có quan hệ với danh từ riêng (tính từ được gạch chân) :
giọng (rất) Thanh Hóa, thái độ (rất) Chí Phèo, …
1.2. Vài nét về tác giả Nguyễn Bính
1.2.1.Cuộc đời
Nguyễn Bính là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ơng
tên thật là Nguyễn Trọng Bính sinh ngày 13 tháng 2 năm 1918 tại xóm
Trạm, thơn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo, mơ cơi mẹ từ lúc ba
tháng tuổi. Lúc nhỏ học ở nhà cùng cha mình là thầy đồ Nguyễn Đạo Bình,
về sau theo học với cậu ruột là ơng đơng Bùi Trình Khiêm – một nhân sĩ
yêu nước từng tham gia sáng lập phong trào Đơng Kinh nghĩa thục. Hơn
mười tuổi Nguyễn Bính Theo ánh trai ra Hà Đông ăn học và kiếm sống.


Nguyễn Bính nổi tiếng là thần đồng từ nhỏ, có tài “xuất khẩu thành
thơ”. Năm 1931, vào dịp hội Phủ Dầy, ban tổ chức có mở cuộc thi văn thơ
có chủ đề chọi gà tại phủ Giáp Ba, làng Dần, xã Vụ Bản. Ban giám khảo là
những nhà nho uy tín trong vùng. Trong hội thi này, Nguyễn Bính đã đạt
giải nhất:
...Anh đố em này:
Làng ta chưa vợ mấy người ?
Chưa chồng mấy ả, em thời biết không
Đố ai đi khắp tây đông,
Làm sao kiếm nổi tấm chồng như chúng anh đây?
Làm sao như rượu mới say,
Như giăng mới mọc, như cây mới trồng ?

Làm sao như vợ như chồng ?
Làm sao cho thỏa má hồng răng đen
Làm sao cho tỏ hơi đèn ?
Làm sao cho bút gần nghiên suốt đời ?
Làm sao ? anh khen em tài ?
Làm sao ? em đáp một lời làm sao... ?

Năm 1937, Nguyễn Bính giành giải thưởng thơ của Tự lực văn đồn.
Họa sĩ Nguyệt Hồ nhớ lại: “Tơi quen Nguyễn Bính từ khi anh chưa có tiếng
tăm gì, ngày ngày ơm tập thơ đến làm quen với các tịa soạn báo. Tơi thích
thơ anh và đã giới thiệu anh với Lê Tràng Kiều, chủ bút Tiểu thuyết Thứ
Năm, đã đăng bài Cô hái mơ, bài thơ đầu tiên của anh đăng báo. Tôi


khuyên anh gửi thơ dự thi, và anh đã chiếm giải thưởng của Tự Lực Văn
Đồn... chúng tơi thân nhau từ đó, khoảng 1936-1940, quãng đầu đời thơ
của anh,...” Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ
khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình.
Năm 1945, Nguyễn Bính vào Nam Bộ tham gia cách mạng tháng
tám rồi kháng chiến chống Pháp, cơng tác trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ
và giữ chức vụ phụ trách đồn Văn hóa Cứu quốc tỉnh Rạch Giá, sau đó
chuyển sang cơng tác ban văn nghệ khu Tám. Ông sáng tác thơ, viết truyện
ký, tùy bút và cho xuất bản nhiều tập thơ như: Tập thơ yêu nước (1946),
Sóng biển cỏ (1947), … Năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, cơng tác
tại Hội văn nghệ Việt Nam. Ông tiếp tục sáng tác và xuất bản nhiều tập thơ.
Năm 1957, ông chủ trương ra tờ báo “ Trăm hoa”, nhưng chỉ được một vài
số rồi bị đình bản. Nguyễn Bính có một thời gian cơng tác tại Ty Văn hóa
Thơng tin ở Hà Nam. Ơng đột ngột qua đời vào sáng ngày 20 tháng 1 năm
1966 ( ngày 29 tết).
Dẫu cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm, với những nỗi đau buồn

không dễ chia sẻ, nhưng bằng tài năng của mình, những sáng tác của
Nguyễn Bính có sức sống lâu bền, được nhiều thế hệ bạn đọc u thích.
Ơng được gọi là nhà thơ của tình q, hồn q chân q, có vị trí đặc biệt
trong thơ ca hiện đại Việt Nam.
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Bính sáng tác thơ từ lúc 13 tuổi. Trong suốt 30 năm, Nguyễn
Bính đã sáng tác nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện thơ... Ông sáng tác rất
mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp thi ca. Ông được đông
đảo độc giả công nhận như một trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca
Việt Nam hiện đại. Một số tác phẩm tiêu biểu phải kể đến như: Qua Nhà
(Yêu đương 1936), Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937), Cô Hái Mơ


(Thơ 1939), Tương tư, Chân quê (Thơ 1940), Lỡ Bước Sang Ngang (Thơ
1940), Tâm Hồn Tôi (Thơ 1940), Hương Cố Nhân (Thơ 1941), Một Nghìn
Cửa Sổ (Thơ 1941), Sao chẳng về đây (Thơ 1941), Người Con Gái Ở Lầu
Hoa (Thơ 1942), Mười Hai Bến Nước (Thơ 1942), Mây Tần (Thơ 1942),
Bóng Giai Nhân (Kịch Thơ 1942), Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942), Ông
Lão Mài Gươm (Thơ 1947), Đồng Tháp Mười (Thơ 1955), Trả Ta Về (Thơ
1955), Gửi Người Vợ Miền Nam (Thơ 1955), Trong Bóng Cờ Bay (Truyện
Thơ 1957), Nước Giếng Thơi (Thơ 1957), Tiếng Trống Đêm Xuân (Truyện
Thơ 1958), Tình Nghĩa Đơi Ta (Thơ 1960), Cơ Son (Chèo cổ 1961), Đêm
Sao Sáng (Thơ 1962), Người Lái Đị Sơng Vỹ (Chèo 1964), … Ngồi
những tác phẩm kể trên, cịn một số bài thơ viết trong năm 1964, 1965 và
1966 chưa kịp xuất bản.
1.2.3.Phong cách nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
Thơ Nguyễn Bính đậm chất đồng q, câu chữ khơng cầu kì nhưng
lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Thơ ơng như một cơ gái q kín đáo,
mịn mà, dun dáng. Người đọc thấy ở thơ ông những nét dung dị, đằm
thắm, thiết tha, đậm sắc hồn dân tộc, gần gũi với ca dao. Cái tình trong thơ

Nguyễn Bính ln ln mặn mà, mộc mạc, sâu sắc và tế nhị hợp với phong
cách, tâm hồn của người Á Đơng. Vì vậy thơ Nguyễn Bính sớm đi sâu vào
tâm hồn của nhiều lớp người và đã chiếm lĩnh được cảm tình của đông đảo
bạn đọc từ thành thị đến nông thôn. Đặc biệt là lớp người bình dân, họ
thuộc lịng, ngâm nga nhiều nhất. Vì ngồi phần ngơn ngữ bình dân dễ
hiểu, dễ thuộc cịn một vấn đề khác khiến thơ ơng trường tồn chính là tiếng
nói trong thơ ơng cũng là tiếng nói của trái tim nhân dân thời đó.

Trong khi hầu hết các thi sĩ trong phong trào Thơ mới chịu ảnh
hưởng của thơ phương Tây, Nguyễn Bính lại gắn bó và hấp thụ tinh hoa ca


dao, dân ca, truyện thơ dân gian cả về nội dung lẫn hình thức. Nhà thơ nhạy
cảm với thời đại đầy biến động, đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương,
ông thể hiện sâu sắc nỗi day dứt không yên của tâm hồn thiết tha với những
giá trị cổ truyền đang có nguy cơ bị mai một. Vì thế, Nguyễn Bính đã đào
sâu, tích hợp và phát huy một cách xuất sắc những truyền thống dân gian
trong sáng tạo Thơ mới.Bài thơ Chân q chính là tun ngơn của thơ
Nguyễn Bính.

Van em, em hãy giữ ngun q mùa
Như hơm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân q
Hơm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
Thơ ơng biểu hiện cảnh q, thắm đượm tình quê, hồn quê nước Việt
với một sắc thái lãng mạn. Người ta gặp trong thơ Nguyễn Bính những
hình ảnh bình dị, thân quen: hàng cau, giàn trầu, rặng mùng tơi, cây bưởi,

thơn Đồi, thơn Đơng,.... Tâm sự của người con gái trong “Lỡ bước sang
ngang” của ông cũng là tâm sự của rất nhiều phụ nữ Việt Nam thời kỳ đó.
Hình ảnh những cơ thơn nữ trong trắng, những chàng trai q chất phác
ln được Nguyễn Bính mơ tả trong tình u lãng mạn nhưng đều dang dở,
chua xót đã đi vào lịng độc giả nhiều thế hệ Việt Nam. Nguyễn Bính sử
dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ lục bát, vì vậy thơ ơng càng dễ phổ cập.
Tiểu kết chương 1


Trong chương 1, đã trình bày khái qt về tính từ như: đặc điểm của
tính từ, phân loại tính từ. Phần phân loại của tính từ lại phân ra thành: tính
từ tính chất và tính từ quan hệ. Trong tính từ tính chất cịn chia ra hai lớp
tính từ nhỏ là tính từ tính chất có thang độ và tính từ tính chất khơng thang
độ.
Ngồi ra, trong chương 1 chúng tơi cũng đề cập vài nét về tác giả
Nguyễn Bính như: cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật.
Thơ ca Nguyễn Bính mang đậm chất quê, hồn q trong cả nội dung và
hình thức, là sự hịa quyện giữa giọng điệu quê, lối nói quê, lời quê.
Đây là những cơ sở lý luận để chúng tôi triển khai đề tài này.


Chương 2: Đặc điểm tính từ trong thơ Nguyễn Bính
2.1. Phân loại tính từ trong thơ Nguyễn Bính theo tiêu chí ý nghĩa
Căn cứ vào tiêu chí ý nghĩa, chúng tơi chia tính từ trong thơ Nguyễn
Bính thành loại:
Nhóm tính từ chỉ đặc điểm
Nhóm tính từ chỉ tính chất
Nhóm tính từ chỉ trạng thái
Hiệu quả của tính từ là vơ cùng to lớn. Tìm hiểu tính từ ở mỗi khía
cạnh, mỗi phương diện lại có những hiệu quả riêng. Trong thơ ca, đặc biệt

là trong thơ Nguyễn Bính tính từ được vận dụng nhiều và sáng tạo. Căn cứ
vào những cơng trình nghiên cứu ngơn ngữ, chúng tơi đi sâu tìm hiểu hiệu
quả của tính từ trong thơ Nguyễn Bính.Qua khảo sát những bài thơ trong
Thơ Nguyễn Bính, NXB Kim Đồng, tổng số tính từ được sử dụng là 585 từ,
với những sắc thái ý nghĩa phong phú. Có thể chia làm nhiều tiểu loại khác
nhau, cụ thể như sau:
Tiêu chí phân loại
Tính từ chỉ đặc

Số từ

Tỉ lệ (%)

166

28,4%

126

21,5%

293

50,1%

585

100,0%

điểm

Tính từ chỉ tính
chất
Tính từ chỉ trạng
thái
TỔNG

Bảng phân chia theo đặc trưng tính từ
Từ việc phân chia tính từ theo đặc trưng tơi rút ra được một số nhận
xét sau: Tính từ chỉ trạng thái được Nguyễn Bính sử dụng nhiều nhất với


293 từ ( chiếm 50,1%). Đó là những tính từ chỉ trạng thái con người như:
Lầm lụi, lạnh lùng, hững hờ, hớn hở,…; những tính từ chỉ trạng thái của sự
vật: rộn ràng, hiu hắt, vắng teo,…
Ví dụ:

(4)

Một mình lầm lụi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê!
Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.
( Mưa xuân)

(5)

Từ ngày cô đi lấy chồng
Gớm sao có một qng đồng xa
Bờ rào cây bưởi khơng hoa
Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo.

( Qua nhà)

Phần lớn các tính từ này đều mang nét nghĩa buồn qua đó thấy được
sự buồn thương trong thơ Nguyễn Bính.
2.2. Tính từ trong thơ Nguyễn Bính theo cấu tạo ngữ pháp
Xét ở khía cạnh cấu tạo ngữ pháp, tính từ trong thơ Nguyễn Bính
gồm có ba kiểu từ đó là: từ đơn, từ ghép và từ láy. Bảng dưới đây, chúng tơi
đã tiến hành thống kê cụ thể số tính từ ở mỗi loại từ và tỉ lệ phần trăm của
mỗi loại như sau:
Phân loại từ
Từ đơn
Từ

Chính

ghé

phụ

Số từ

Tỷ lệ (%)

226

38,6%

65

11,1%



Đẳng

p

57

9,8%

Từ láy

237

40,5%

TỔNG

585

100,0%

lập

Bảng phân chia tính từ theo cấu tạo ngữ pháp
Thông qua việc khảo sát, thống kê các tác phẩm thơ của Nguyễn
Bính (trong tập thơ Nguyễn Bính), chúng tơi nhận thấy có thiên hướng
dùng tính từ là từ đơn và tính từ là từ láy nhiều hơn là tính từ là từ ghép.
2.2.1. Tính từ là từ láy
Tính từ là từ láy được Nguyễn Bính sử dụng nhiều nhất trong các tác

phẩm thơ của ông. Từ láy với 226 từ được xuất hiện trong 71 bài tổng số 88
bài thơ trong tập thơ Nguyễn Bính, chiếm 40,5% tổng số các tính từ.
Tính từ là từ láy trong thơ Nguyễn Bính đều là từ láy bậc 1. Được
chia thành từ láy bộ phận và từ láy hoàn toàn.
-Từ láy bậc 1 xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính tiêu biểu như:vội
vàng, nhá nhem, sụt sùi, …
Ví dụ:

(6)

Lối mịn,leo đá, luồn cây
Nhá nhem dừng lại quán này, mai xuôi.
( Giữa đường)

-Xét về mặt cấu trúc
Tính từ có cấu tạo là từ láy bộ phận trong thơ Nguyễn Bính gồm từ
láy âm và từ láy vần.Theo kết quả khảo sát, từ láy hoàn tồn có số lượng ít
hơn hẳn từ láy bộ phận.
Ví dụ về tính từ là từ láy bộ phận: xa xôi, lơ lửng, lạnh lùng, thảnh
thơi, …


(7)

Nắng đưa vũng nước lên giời
Làm mây lơ lửng để rồi làm mưa
(Vũng nước)

Ví dụ về tính từ là từ láy hồn tồn: chênh chênh, đằm đằm, lâng
lâng, thanh thanh…

(8)

Rì rào những buổi gieo mưa
Long đơn ngỡ tiếng quay tơ đằm đằm
( Đàn tôi)

Không những vậy trong các tác phẩm thơ của mình Nguyễn Bính
cịn sử dụng tính từ là từ láy phỏng thanh như: sụt sùi, róc rách, đằm đằm,

2.2.2. Tính từ là từ đơn
Tính từ là từ đơn đứng vị trí thứ hai trong tổng số 585 từ. Qua khảo
sát 88 bài thơ, thì có đến tổng cộng là 226 tính từ là từ đơn.
Theo thống kê, từ xa xuất hiện nhiều nhất với 18 lượt dùng, chiếm
7,9% tổng số. Tiếp theo đó là tính từ xanh với 16 lần xuất hiện, chiếm 7,0%
tổng số. Những tính từ chỉ màu sắc khác như: trắng, hồng, đỏ, vàng, …
cũng xuất hiện từ 9 đến 10 lần. Các trường hợp cịn lại chỉ xuất hiện 2 đến
3 lần, có khi chỉ xuất hiện một lần duy nhất.
(9)

Hỡi cô con gái hái mơ già
Cơ chửa về ư? Đường thì xa
Mà ánh chiều hôm dần một tắt
Hay cô ở lại về cùng ta?
( Cô hái mơ)


(10) Xanh cây, xanh cỏ, xanh đồi
Xanh rừng, xanh núi, da trời cũng xanh.
( Xanh)
(11) Thu đi trên những cành bàng

Chỉ cịn hai chiếc lá vàng mà thơi.
(Cây bàng cuối thu)

Như vậy, tính từ là từ đơn là một bộ phận khơng thể thiếu trong thơ
Nguyễn Bính, nó vừa mang được ý nghĩa khái quát, vừa nhấn mạnh được
đặc điểm, tính chất của sự vật.
2.2.3.Tính từ là từ ghép
So với từ láy và từ đơn thì số lượng tính từ là từ ghép trong thơ
Nguyễn Bính là ít nhất chỉ với 122 từ trong tổng số 585 từ. Tuy vậy từ loại
này lại có vai trị rất quan trọng.
Theo kết quả khảo sát thì tính từ là từ ghép trong thơ Nguyễn Bính
có sự lặp lại ở các bài thơ khác nhau. Tiêu biểu như: tráng lệ, phồn hoa,
bất ngờ,…
(12) Rồi men tráng lệ châu thành ấy
Từ đấy in thêm bóng một người
Bóng một nhà thơ đầy nguyện vọng
Giầu lịng tin tưởng bước tương lai
( Lá thư về Bắc)
Các tính từ là từ ghép mà Nguyễn Bính sử dụng có xu hướng tăng
tiến: xanh lơ - xanh ngát – xanh lè, trắng đục - trắng phau - trắng xóa,…


(13) Một chiếc xe màu trắng đục
Hai con ngựa trắng xếp hàng đơi
(Viếng hồn trinh nữ)
(14) Đồi sim dan díu nương chè
Trắng phau khói núi, xanh lè áo ai …
(Đường rừng chiều)
(15) Nhớ nhung trắng xóa cả mây trời
Trắng xóa hồn tơi, ai nhớ tơi

(Nhớ người trong nắng)
Tính từ là từ ghép chính phụ trong thơ Nguyễn Bính thường có cấu
tạo một hình vị chính ghép với một từ bổ sung ý nghĩa cho hình vị chính:
trắng phau, bạc phơ, , đỏ tía,…
2.3. Khả năng kết hợp tính từ trong thơ Nguyễn Bính
Trong Nguyễn Bính tính từ kết hợp nhiều với danh từ. Ngồi ra, tính
từ cịn kết hợp với động từ và phó từ để cho ra các đơn vị từ, cụm từ để tạo
câu.
Phân loại từ

Số lần kết hợp (lần)

Tính từ kết hợp với

Tỉ lệ (%)

285

48,7%

113

19,4%

187

31,9%

585


100%

danh từ
Tính từ kết hợp với
động từ
Tính từ kết hợp với
phó từ
Tổng

Bảng phân loại tính từ pheo khả năng kết hợp


2.3.1. Kết hợp với danh từ
Tính từ kết hợp với danh từ được Nguyễn Bính kết hợp nhiều nhất,
285 lần kết hợp, chiếm 48,7% trong tổng số từ. Các danh từ mà ơng sử
dụng có thể đứng trước hoặc sau tính từ. Tính từ kết hợp với danh từ để tạo
nên các từ ghép thuộc từ loại danh từ như: mùa xanh, má hồng, tóc bạc,
trời cao, mưa lớn,… Tính từ kết hợp với danh từ trong thơ Nguyễn Bính
cịn tạo nên những đơn vị lớn hơn là cụm từ: bước hững hờ, đôi mắt ướt,
rặng núi xanh lơ, mắt xanh biêng biếc,… trong những trường hợp này tính
từ thường đảm nhiệm chức năng làm định ngữ cho danh từ đứng trước.
(17) Thơ thẩn đường chiều một khách thơ
Say nhìn xa rặng núi xanh lơ.
( Cơ hái mơ)
Ngồi ra, trong tổ hợp tính từ kết hợp với danh từ, tính từ lại đảm
nhiệm chức năng làm trung tâm cho một cụm tính từ. Trong đó, danh từ sẽ
là thành phần phụ sau, bổ nghĩa cho tính từ.
2.3.2. Kết hợp với động từ
Tính từ kết hợp với động từ trong thơ Nguyễn Bính có khoảng 113
lần kết hợp, chiếm 19,4% tổng số.

Tính từ kết hợp với động từ, tạo nên các cụm từ chỉ trạng thái của sự
vật. Tính từ kết hợp với động từ đứng trước, tính từ thường làm bổ ngữ, bổ
nghĩa cho động từ. Chẳng hạn như:
(18) Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đây
(Mưa xuân)


Tính từ làm trung tâm cho cụm động từ khi kết hợp với động từ đứng
sau nó, động từ sẽ là thành phần phụ sau. Chẳng hạn như:
(19) Đã mấy lần xn trơi đi mãi,
Mấy lần cơ gái mỏi mịn trơng…
( Cơ lái đị)
Kết hợp tính từ với động từ trong thơ Nguyễn Bính nhằm nhấn mạnh
đặc trưng của hoạt động, quá trình, tăng giá trị biểu đạt.
2.3.3. Kết hợp tính từ với phó từ
Tính từ kết hợp với phó từ trong thơ Nguyễn Bính có khoảng 187
lượt dùng, chiếm 31,9% tổng số.Chẳng hạn như tính từ kết hợp với phó từ:
(20) Năm tao bảy tuyết anh hị hẹn
Để cả mùa xn cũng nhỡ nhàng!
(Mưa xn)
(21) Có lần tơi thấy một người yêu
Tiễn một người yêu một buổi chiều
Ở một ga nào xa vắng lắm
Họ cầm tay họ bóng xiên xiên.
( Những bóng người trên sân ga)
(22) Lẽo đẽo trong gió bụi đời
Gian nan vất vả quá anh ơi!
(Lá thư về Bắc)
Trong thơ Nguyễn Bính, tính từ kết hợp cả với phó từ ở phía trước và

phó từ ở phía sau. Tính từ kết hợp với các phó từ phía trước như: cũng, đều,


vẫn, cịn,… và các phó từ sau như: lắm, q, nữa,… Điều này tạo nên sự đa
dạng trong thơ ca của ông.
2.4. Sự chi phối động từ đối với nghĩa trong câu
Theo tác giả Diệp Quang Ban, nghĩa biểu hiện của câu là phần diễn
đạt sự thể được phản ánh trong câu, bao gồm các yếu tố nghĩa có mặt trong
một sự thể và mối quan hệ giữa các yếu tố nghĩa đó. Các yếu tố nghĩa có
mặt trong một sự thể. Gồm các yếu tố nêu đặc trưng hay quan hệ được diễn
đạt về mặt cú pháp bằng vị tố và các yếu tố quây quần xung quanh vị tố
được diễn đạt bằng bổ ngữ, đề ngữ, gia ngữ, Các yếu tố quây quần xung
quanh vị tố được gọi là vai nghĩa. Vai nghĩa là các thực thể nằm trong sự
thể thì sẽ được gọi là tham thể.
Trong tập thơ Nguyễn Bính, phần lớn các câu chứa tính từ đều có
một tham thể, ngồi ra cịn một số ít khơng có tham thể trong câu.
Ví dụ câu chứa tham thể:
(23) Em xin phép mẹ, vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe
(Mưa xuân)
Trong hai câu thơ trên, mỗi câu đều có một tham thể. Câu thứ nhất
Em là động thể, câu thơ thứ hai mẹ là phát ngôn thể.
Ví dụ câu khơng chứa tham thể:
(24) Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?



×