ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------
ĐỖ ĐỨC DUY
BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------
ĐỖ ĐỨC DUY
BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
P.GS. TS. NGUYỄN HỮU HIẾU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng bản thân tôi,
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Hữu Hiếu.
Các tham khảo, trích dẫn sử dụng trong luận văn có ghi nguồn gốc cụ thể (tên tác
giả, tên cơng trình, thời gian, hình thức cơng bố).
Mọi sao chép khơng hợp lệ, vi phạm nguyên tắc nghiên cứu khoa học, quy chế
đào tạo, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Đỗ Đức Duy
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ q báu của q thầy cơ, gia đình, anh chị và bạn bè. Với lịng kính trọng
sâu sắc, tơi chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học và thầy cô khoa Văn học của Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt PGS. TS. Nguyễn Hữu Hiếu, người thầy đã hướng dẫn rất tận tình, chu
đáo và ln khích lệ, động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
Ban Giám hiệu, Tổ Ngữ văn Trường THPT Phan Bội Châu, huyện Dầu Tiếng,
tỉnh Bình Dương – nơi tôi công tác, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong q trình tơi
học tập và thực hiện luận văn này.
Gia đình, bạn bè, người thân – những người đã luôn kịp thời động viên tôi trong
suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
2.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài........................................................................ 3
2.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 3
3. Lịch sử vấn đề .......................................................................................................... 4
4. Mục đích – ý nghĩa và đóng góp của đề tài ............................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn .................................................................... 9
5.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống ........................................................................ 9
5.2. Phương pháp so sánh ...................................................................................... 10
5.3. Phương pháp thống kê .................................................................................... 10
6. Cấu trúc của luận văn............................................................................................. 10
CHƢƠNG 1................................................................................................................... 11
KHÁI QUÁT VỀ BIỂU TƢỢNG VÀ TÁC GIA NGUYỄN BÍNH ......................... 11
1.1. Khái niệm biểu tượng ......................................................................................... 11
1.2. Bản chất, ý nghĩa và giá trị của biểu tượng: ....................................................... 21
1.3. Vai trò và chức năng của biểu tượng .................................................................. 26
1.3.1. Vai trò của biểu tượng ................................................................................. 26
1.3.2. Chức năng của biểu tượng ........................................................................... 27
1.4. Phân loại biểu tượng ........................................................................................... 28
1.4.1. Biểu tượng văn hoá ...................................................................................... 29
1.4.2. Biểu tượng xã hội ........................................................................................ 32
1.4.3. Biểu tượng nghệ thuật ................................................................................. 35
1.5. Tác gia Nguyễn Bính .......................................................................................... 41
1.5.1. Cuộc đời....................................................................................................... 41
1.5.2. Sự nghiệp sáng tác ....................................................................................... 44
1.5.3. Vị trí của Nguyễn Bính trên thi đàn dân tộc ................................................ 48
CHƢƠNG 2 BIỂU TƢỢNG TỰ NHIÊN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH .......... 50
2.1. Biểu tượng mưa .................................................................................................. 50
2.2. Biểu tượng mùa xuân .......................................................................................... 57
2.3. Biểu tượng Hoa “đồng nội” ................................................................................ 69
2.4. Biểu tượng Vườn ............................................................................................... 78
CHƢƠNG 3 BIỂU TƢỢNG VĂN HÓA TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH ............ 91
3.1. Biểu tượng trầu cau ............................................................................................. 91
3.2. Khơng gian mộng mơ ....................................................................................... 100
3.3. Biểu tượng 307.................................................................................................. 108
3.4. Biểu tượng người Mẹ ........................................................................................ 116
3.5. Biểu tượng Hồ Chí Minh .................................................................................. 126
2
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 138
I. Tài liệu in .............................................................................................................. 138
II. Tài liệu internet ................................................................................................... 143
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 144
Phần 1: Khảo sát hệ thống biểu tượng tự nhiên trong thơ Nguyễn Bính (cấp độ tác
phẩm) ....................................................................................................................... 144
Phần 2: Khảo sát hệ thống biểu tượng văn hóa trong thơ Nguyễn Bính (cấp độ tác
phẩm) ....................................................................................................................... 161
Phần 3: Bảng thống kế tần số xuất hiện của hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong
thơ Nguyễn Bính (cấp độ chi tiết nghệ thuật) .......................................................... 171
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Bính một nhà thơ của hồn quê, chân quê. Ông là trong những thi sĩ tiêu
biểu của phong trào Thơ Mới (1932 – 1945). Trong khi hầu hết các nhà thơ trong
phong trào này đều hướng đến nền văn học Phương Tây để làm mới thơ của họ thì
ngược lại nhà thơ Nguyễn Bính chọn cho mình một hướng đi rất riêng, cố gắng “giữ
yên quê mùa”, chủ động trở về với những giá trị truyền thống quý báu nhằm kế thừa và
phát huy “chất ngọc” của văn hóa, văn học dân tộc.
Trong những sáng tác của mình, Nguyễn Bính đã xây dựng được một hệ thống
biểu tượng nghệ thuật đa dạng, phong phú, đặc sắc, qua đó người đọc có thể cảm nhận
được những nét độc đáo, thi vị của làng quê Việt Nam, văn hóa và con người Việt
Nam.
Chọn đề tài “Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính”, chúng tơi mong
muốn khảo sát trọn vẹn và có hệ thống các dạng biểu tượng nghệ thuật đã góp phần
định hình phong cách thơ Nguyễn Bính.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Là việc xác định một cách đầy đủ và toàn diện hệ thống biểu tượng nghệ thuật
trong thơ Nguyễn Bính.
2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Những sáng tác của Nguyễn Bính trước và sau Cách mạng tháng Tám được khảo
sát qua Tuyển tập Nguyễn Bính (NXB Văn học, 1986), Nguyễn Bính tồn tập (NXB
Hội Nhà văn, 2017).
4
3. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Bính là một trong những tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới
nhận được sự quan tâm rất lớn của giới lí luận, phê bình văn học qua nhiều thời kỳ.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh và Hồi Chân
(2006). Hà Nội: Văn học) là cơng trình nghiên cứu về phong trào Thơ Mới (1932 1945) tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc, với lối phê bình trực cảm, nhẹ
nhàng, tinh tế dường như đã chạm đến được nơi sâu nhất trong tâm hồn của các nhà
Thơ Mới trong đó có Nguyễn Bính. Người được mệnh danh là “thi sĩ của đồng quê”
với những vần thơ mộc mạc, giản dị đã “đánh thức người nhà q ln ẩn náu trong
lịng ta” (Hồi Thanh và Hồi Chân (2006), tr.334). Những tác phẩm của Nguyễn Bính
rất gần với ca dao và phảng phất “hồn xưa của đất nước” (Hồi Thanh và Hồi Chân
(2006), tr.334). Nhà phê bình Hồi Thanh chỉ “trách” Nguyễn Bính “giữa những bài
giống hệt ca dao người bỗng chen vào một đôi lời quá mới”, “cái lối gặp gỡ ấy của hai
thời đại rất dễ trở nên lố lăng” (Hoài Thanh và Hoài Chân (2006), tr.370). Nhưng theo
người viết, chính sự kết hợp, đan cài thậm chí là xung đột giữa cái cũ và cái mới, giữa
truyền thống và hiện đại trong thi giới Nguyễn Bính là một “đặc sản” riêng có của thi
nhân. Nó phản ánh chân thực và sinh động bức tranh giao thời của xã hội Việt Nam.
Sau cách mạng cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước năm 1975, ở miền Bắc,
thơ Nguyễn Bính ít được quan tâm, nhất là sau việc báo Trăm hoa bị đả kích dẫn đến
phải đình bản (một tờ báo mà Nguyễn Bính giữ vai trị chủ bút). Ở miền Nam, tình
hình có khả quan hơn. Trong giáo trình Thế hệ 1932 của Đại học Văn khoa Sài Gịn,
tác giả Nguyễn Bính vẫn được đề cập, nhưng đáng chú nhất là hai cơng trình Lƣợc sử
văn nghệ Việt Nam: Nhà văn tiền chiến (Thế Phong (1959). NXB Vàng Son) và Việt
Nam thi nhân tiền chiến (Nguyễn Tấn Long & Nguyễn Hữu Trọng (1968). NXB Sống
Mới), Nguyễn Bính được đánh giá là một trong những tác giả tiêu biểu của phong trào
5
Thơ Mới. Nhưng cả hai cơng trình nêu trên chỉ mới là những nét phác họa ban đầu,
chưa thật sự xác định một cách rõ ràng được phong cách sáng tác của Nguyễn Bính.
Sau 1975 việc tiếp cận và nghiên cứu thơ Nguyễn Bính được chú trọng nhiều
hơn và có những bước tiến hết sức mạnh mẽ. Trong cơng trình Nguyễn Bính thi sĩ của
đồng quê, Hà Minh Đức đã khẳng định: “Nguyễn Bính khơng trở về với ca dao theo lối
mô phỏng, viết những cái giống như ca dao mà quan trọng hơn là tìm được sự hịa hợp
giữa hồn quê hương trong ca dao với những ý tưởng và tình cảm của cuộc đời mới”
(Thao Nguyễn (Tuyển chọn, 2013), tr.93). Trong Nguyễn Bính, nhà thơ chân q,
Đồn Thị Đặng Hương cũng có nhận định tương đồng với Hà Minh Đức: “Viết như
dân gian mà vẫn là thơ, thơ của một nhà Thơ Mới” (Thao Nguyễn (Tuyển chọn, 2013),
tr.26). Sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Bính đâu chỉ dừng lại ở việc rất giống với ca dao
mà còn chất chứa trong đó hơi thở của thời đại mới. Thậm chí trong Đƣờng về chân
quê của Nguyễn Bính, Đỗ Lai Thúy cho rằng thơ Nguyễn Bính có “sự cọ xát cũ mới”,
“bộc lộ những sâu sắc trong tâm hồn không chỉ của một cá nhân, mà cả của một dân
tộc” (Thao Nguyễn (Tuyển chọn, 2013), tr.48). Nhìn chung, ba tác giả nêu trên đều cho
rằng: Nguyễn Bính là thi sĩ của đồng quê, của chân quê. Những hình ảnh đặc trưng
của quê hương trong thơ Nguyễn Bính được các nhà nghiên cứu đề cập rất độc đáo và
đặc sắc. Nhưng những hình ảnh ấy vẫn cịn mang tính đơn lẻ, chưa tạo thành một hệ
thống biểu tượng nghệ thuật chủ đạo trong thơ Nguyễn Bính. Và trong hệ thống ấy,
những thực thể biểu tượng chính yếu phải được đặt trong trạng thái động, trong sự
tương tác qua lại thành một chỉnh thể nghệ thuật “thống nhất trong đa dạng”. Ở đó,
vườn trở thành khơng gian biểu tượng nghệ thuật trung tâm trong thi giới Nguyễn Bính
và những lồi hoa “hương đồng gió nội” trở thành hạt nhân của khu vườn nghệ thuật
ấy, tạo nên vẻ đẹp của đồng quê, chân quê, hồn quê.
Trong Ba đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chu Văn
Sơn đã có nhận xét rất tinh tường về nhà thơ Nguyễn Bính: “Ơng sinh ra dường như để
6
dành cho sự lỡ dở. Trời đầy ông để ông phải làm trịn cái sứ mệnh ối oăn đó” (Chu
Văn Sơn (2003), tr.133). Tác giả đã gói gọn một cách tài tình cuộc đời và sự nghiệp
thơ ca của Nguyễn Bính bằng hai chữ “lỡ dở”. Và chính sự “lỡ dở” làm cho Nguyễn
Bính thấm thía hơn những “vị đắng” của cuộc đời và vì thế nhà thơ đã có những tiếng
nói đồng điệu với nỗi lịng của những “con người bất hạnh”, những “thân phận bẽ
bàng”, luôn “ngổn ngang tâm sự”. Trong phần lời tựa của bộ tiểu thuyết nổi tiếng
Tiếng chim hót trong bụi mận gai của nữ văn sĩ Colleen McCullough, xuất bản (1977),
tác giả đã khẳng định một chân lý: “Những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta
chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại”. Khẳng định ấy rất đúng trong trường hợp của
Nguyễn Bính. Nhà thơ trong suốt hành trình sáng tạo của mình ln trong tâm thế sẵn
sàng “dấn thân”, sẵn sàng đương đầu với “bão táp của cuộc đời” để dệt nên những vần
thơ có thể chạm đến tầng sâu nhất của những tâm hồn bị tổn thương. Đồng cảm với
những chia sẻ ấy có thể kể đến bài viết Khối tình lỡ của ngƣời chân quê của nhà nghiên
cứu Nguyễn Đăng Điệp (Nguyễn Bính tồn tập (Nguyễn Bính Hồng Cầu (Sưu tầm,
biên soạn, 2017), tr.722-732). Có lẽ, hai tác giả đã bắt trúng “bệnh” của nhà thơ
Nguyễn Bính nhưng ngun nhân sâu xa vì sao văn nghiệp của ơng ln trong tình
trạng “lỡ bƣớc sang ngang” thì chưa thật sự quan tâm đúng mức. Phải chăng, tuổi thơ
của Nguyễn Bính gắn liền với những năm tháng bất hạnh (mẹ mất sớm khi mới vài
tháng tuổi), lại không được học hành đến nơi đến chốn ở trường Tây như một số nhà
thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới. Thi nhân đành “nhúng” đời mình vào “gió bụi
trần ai”, nếm trải biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc trong cuộc đời. Thơ là đời được
“chưng cất”, đời có thơ để tỏ bày. Vì “cuộc đời là một chuyến đi, gặp nhau thì ít chia li
thì nhiều” nên Nguyễn Bính mới khát khao có một mái nhà ấm áp tình u thương, mới
“hồi niệm cố hương”, mới “vấn vương tình cũ”, mới “ủ rủ tâm can”, mới “tan nát cõi
lòng”, và như một lẽ tất yếu “người ta thường hướng đến những gì họ cịn thiếu” nên
dễ hiểu vì sao trong không gian tâm tưởng của thi nhân thường ngập tràn những cánh
bướm và những giấc mơ bất tận về một thế giới thần tiên. Điều này được khắc họa khá
7
rõ trong Cánh bƣớm và đóa hƣớng dƣơng của Vương Trí Nhàn (Thao Nguyễn (Tuyển
chọn, 2013), tr.157-168) khi tác giả khẳng định: Nguyễn Bính đã tạo dựng cho mình
“một cõi tâm linh riêng, đó là cái thế giới mộng mơ với bao điều tốt đẹp” (Thao
Nguyễn (Tuyển chọn, 2013), tr.168). Thế giới ấy theo ông được dệt nên bởi những
cánh bướm và đóa hướng dương nhưng theo chúng tơi nhận định ấy chưa tạo dựng
được trọn vẹn không gian mộng mơ trong thơ Nguyễn Bính vì cịn có những dạng thức
khác nhau của giấc mơ (những ước, những mơ) trong thơ ơng, cịn có những hình ảnh
biểu trưng cho thế giới mộng mị như thuyền mơ, bến mơ, phƣờng mơ, mùa mơ. Ngồi
ra Vương Trí Nhàn cịn cho rằng: Thơ Nguyễn Bính hay đề cập “đến cánh bướm là
khơng được đàng hồng, là thiếu khí cốt, là nhảm” (Thao Nguyễn (Tuyển chọn, 2013),
tr.158) là có phần nặng lời vì xét đến cùng cánh bƣớm chỉ là một mã nghệ thuật để
Nguyễn Bính kí thác lịng mình. Bên cạnh đó, tác giả cịn nhận định Nguyễn Bính là
“một thi sĩ hồn nhiên và nông nổi”, “gặp đâu hay đấy”, “không thuộc dạng người hành
động kiên nghị, suy tính trong từng bước đi” (Thao Nguyễn (Tuyển chọn, 2013),
tr.160) là chưa hợp lý vì nếu tính cách của Nguyễn Bính mà như vậy thì làm sao thơ
ơng có thể khơi gợi “hồn xưa” của dân tộc. Nếu Nguyễn Bính thật sự là một người
thiếu kiên định thì lý giải thế nào về những sáng tác sau cách mạng tháng 8 năm 1945
của ông mà tiêu biểu nhất là tác phẩm Cửu Long Giang sau này được nhạc sĩ Nguyễn
Hữu Trí phổ thành bài hát Tiểu Đoàn 307 được bao thế hệ quân nhân u thích. Ở đó,
chúng ta thấy được sự hịa quyện trọn vẹn giữa thi ca và âm nhạc để tạo nên một Biểu
tƣợng 307. Một biểu tượng nghệ thuật sinh động và chân thực về chủ nghĩa anh hùng
cách mạng.
Không chỉ những học giả trong nước mới quan tâm đến thơ Nguyễn Bính mà
cịn có một nhà thơ người Nga tên là Ilia Phônhiacôp cũng cho rằng: “hiện tượng nổi
bật nhất là sự trở về của Nguyễn Bính”. Sự trở về “hồn xưa” của dân tộc làm cho thơ
Nguyễn Bính thấm đẫm giá trị truyền thống.
8
Sẽ thật là thiếu sót nếu khơng nhắc đến những cơng trình nghiên cứu về thơ
Nguyễn Bính ở hải ngoại của nhà văn Thụy Khuê như Nguyễn Bính đời thơ, bạc mệnh,
Thi pháp Nguyễn Bính. Ấn tượng nhất là những cảm nhận lắng sâu đến tận cùng của
Thụy Khuê khi viết về tác phẩm Lỡ bƣớc sang ngang. Với lối phê bình đẩy cảm xúc
đến những thang bậc cao nhất, tác giả đôi lúc đã chạm đến “địa hạt sâu nhất” của thế
giới tâm hồn, lúc đó bạn đọc có thể rơi vào trạng thái “ám ảnh” về những khổ đau, bất
hạnh mà Nguyễn Bính đã trải qua và thầm cảm ơn nhà thơ vì đã nói hộ cả thế giới đàn
bà ở Á Đông về nỗi đau khổ tột cùng khi phải chấp nhận “ăn đời ở kiếp” với người mà
mình khơng u. Quả thật, Thụy Kh đã có những đóng góp đáng kể trong việc áp
dụng lý thuyết hiện đại Phương Tây vào việc tiếp cận thi giới Nguyễn Bính nhưng
chúng ta có cảm giác tác giả đã để cảm xúc của mình chi phối quá nhiều vào q trình
nghiên cứu nên đơi lúc đã chạm đến sự cực đoan. Vẫn biết thơ Nguyễn Bính trước cách
mạng tháng 8 năm 1945 thấm đẫm nỗi buồn “nhân tình thế thái” nhưng đâu đến mức
ủy mị, bi thảm như nhận xét của Thụy Khuê “Bao nỗi buồn trên thế gian đều theo nhau
vào thơ Nguyễn Bính”. Thậm chí, trong nhãn quan của tác giả, những sáng tác của
Nguyễn Bính sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 là “gượng gạo”, thiếu sức sống vì cho
rằng “tạng” của ơng khơng hợp với thơ tuyên truyền. Nhưng không biết nhà văn Thụy
Khuê sẽ lí giải như thế nào khi có đến 19 tác phẩm của Nguyễn Bính chủ yếu được nhà
thơ sáng tác sau Cách mạng tháng 8 có đề cập đến hình tượng Hồ Chí Minh như một
biểu tượng nghệ thuật chói ngời cho tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt
Nam. Có một sự thật khơng thể phủ nhận là nhà thơ Nguyễn Bính đã tạo dựng nên Biểu
tƣợng Hồ Chí Minh với một tấm lịng thành kính, “trước sau như một” đối với vị lãnh
tụ kính yêu của dân tộc.
Đặc biệt, nhân kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1917 – 2017), bộ
sách Nguyễn Bính tồn tập (gồm 2 tập dày gần 1500 trang - NXB Hội Nhà Văn ấn
hành vào tháng 3 năm 2017) do chính Nguyễn Bính Hồng Cầu (con gái của thi sĩ
9
Nguyễn Bính) dành nhiều tâm huyết sưu tầm, biên soạn đã ra đời trong sự đón đợi
nhiệt thành của bạn đọc gần xa.
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập hầu hết mọi
phương diện nội dung và nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính, cịn việc khảo sát một số
biểu tượng nghệ thuật trong thơ ông vẫn cịn khá đơn lẻ, thật sự chưa có cơng trình
nghiên cứu nào có cái nhìn tồn diện và có hệ thống về thế giới biểu tượng trong thơ
Nguyễn Bính. Đó là khoảng không gian trong nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính cần
được bổ sung, chính vì thế, chúng tơi đã mạnh dạn, với tinh thần cầu thị, dành trọn tâm
huyết của mình những mong có thể tiếp bước các bậc thức giả đi tiếp con đường đến
với thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bính vốn rất gần gũi, dung dị nhưng chất chứa
những dư vị ngọt ngào và sâu lắng làm say đắm lịng người.
4. Mục đích – ý nghĩa và đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu một cách đầy đủ, tồn diện và có hệ thống những biểu tượng nghệ
thuật tiêu biểu trong thơ Nguyễn Bính, qua đó thấy được sự độc đáo và sáng tạo trong
thế giới thơ của ơng.
- Khẳng định vị trí, tài năng và những đóng góp của nhà thơ Nguyễn Bính trong
tiến trình phát triển của văn học Việt Nam nói chung và thơ nói riêng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Xuất phát từ đặc điểm nghiên cứu, mục đích và ý nghĩa nghiên cứu, chúng tôi
kết hợp sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
5.1. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống
Đây là phương pháp giữ vai trò khung, nền, làm cơ sở quan trọng để người viết
tiếp cận hệ thống biểu tượng nghệ thuật thơ Nguyễn Bính một cách khoa học, logic,
chặt chẽ.
10
5.2. Phƣơng pháp so sánh
Sử dụng phương pháp này giúp chúng tơi có thể so sánh hệ thống biểu tượng
nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính so với một số biểu tượng trong sáng tác của các nhà
thơ cùng thời. Qua đó, chúng ta sẽ thấy được những dấu ấn riêng, độc đáo, đặc sắc
trong thơ Nguyễn Bính.
5.3. Phƣơng pháp thống kê
Phương pháp này giúp chúng tôi thống kê tần số xuất hiện của những biểu
tượng chính trong thơ Nguyễn Bính.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục nội
dung nghiên cứu của luận văn gồm 3 chương :
Chương 1. Khái quát về biểu tƣợng và thi giới Nguyễn Bính
39 trang (tr.11 – tr.49)
Chương 2. Biểu tƣợng tự nhiên trong thơ Nguyễn Bính
41 trang (tr.50 – tr.90)
Chương 3. Biểu tƣợng văn hóa trong thơ Nguyễn Bính
44 trang (tr.91 – tr.134)
11
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ BIỂU TƢỢNG VÀ TÁC GIA NGUYỄN BÍNH
Trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội lồi người, dù ý thức hay khơng,
chúng ta sống trong một “mạng lưới” dày đặc các biểu tượng. Nó có tác động và có
tầm ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người. Hiện nay, con
người cố gắng “giải mã” ngơn ngữ biểu tượng, vì qua việc bóc tách các lớp nghĩa của
biểu tượng trong suốt chiều dài hình thành và phát triển của nó, chúng ta sẽ thấy được
chiều sâu và bề rộng văn hóa của biểu tượng, tìm lại được những giá trị văn hố truyền
thống cịn chìm khuất trong sâu thẳm đời sống cộng đồng - xã hội.
1.1. Khái niệm biểu tƣợng
Biểu tượng là gì? Khái niệm biểu tượng (symbol trong tiếng Anh, symbole trong
tiếng Pháp) bắt nguồn từ ngôn ngữ cổ Châu Âu (symbolus trong tiếng La Mã,
symbolon trong tiếng Hy Lạp), symbolon có nghĩa là ký hiệu (sign), dấu hiệu, lời nói,
tín hiệu, triệu chứng, hợp đồng v.v...Cũng có giả thuyết cho rằng chữ symbol bắt nguồn
từ động từ “symballa” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “ném vào một vị trí”, “liên kết”,
“suy nghĩ về”, “thoả thuận”, “ước hẹn” v.v...Trong tiếng Hoa: Biểu có nghĩa là “bày
ra”, “trình bày”, “dấu hiệu”, để người ta dễ dàng nhận biết và nắm bắt một vấn đề nào
đó; Tƣợng có nghĩa là “hình tượng”. Biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô
bày ra trở thành một dấu hiệu, ký hiệu tượng trưng, nhằm để diễn đạt về một ý nghĩa
mang tính trừu tượng. Tương truyền, biểu tượng bắt nguồn từ một tập quán Hy Lạp cổ
đại, nói về một phiến đá bị đập vỡ ra thành nhiều mảnh và chia đều cho mỗi thành viên
trong một bộ tộc nào đó, trước sự phân tán của họ, sau này khi được triệu tập trở lại thì
những mảnh đá vỡ đó được ghép lại (Sumballein) nhằm xác nhận sự hiện diện trở lại
của toàn thể thành viên trong cộng đồng.
12
Chu Hy đời Tống trong Dịch thuyết cƣơng lĩnh khi bàn về biểu tượng đã viết:
“Tƣợng là lấy hình này để tỏ nghĩa kia” (Đoàn Văn Chức (1997), tr.58). Như hình bát
quái đã lấy 8 quẻ trong Kinh Dịch làm đồ hình, mỗi quẻ là một tượng lớn, được cấu
thành bởi hai tượng nhỏ cơ bản: Một vạch liền (-) là tượng của nguyên lý dương, một
vạch đứt (--) là tượng của nguyên lý âm. Về mặt ý nghĩa của biểu tượng, còn cho phép
đọc: vạch liền là tƣợng của giống đực, đàn ông, mặt trời, ánh sáng, sự sống, tiến lên,
cái thiện, hạnh phúc, hồ bình v.v..., vạch đứt là tƣợng của giống cái, đàn bà, mặt
trăng, bóng tối, cái chết, thoái lui, cái ác, đau khổ, chiến tranh v.v... Biểu tượng ln
mở rộng sự liên tưởng để trí tuệ có thể truy tìm, phân tích, khám phá ra những ý nghĩa
cịn chìm khuất trong chiều sâu nhận thức của con người. Biểu tượng thể hiện năng
khiếu tinh thần đặc biệt chỉ có ở con người - năng lực “biểu tượng hoá”. Biểu tượng
được hiểu là một sự vật, hiện tượng nào đó, nhờ thể hiện trong nó một nội dung cụ thể,
cảm tính, mà hiện tượng này biểu hiện, trình ra những ý nghĩa, mang giá trị trừu tượng.
Trong nhân sinh quan của người nguyên thuỷ, mọi vật thể từ viên sỏi nhỏ nhắn
bên đường đến con suối, dịng sơng hay cả đến bầu trời đêm lấp lánh ánh sao cũng đều
có sự sống, có linh hồn. Hầu hết những sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên đều
hàm chứa trong nó một ý nghĩa sâu xa, thầm kín. Năng lực khái qt hóa, tượng trưng
hố đã giúp con người dần hồn thiện mình. Thế giới biểu tƣợng là thế giới của bí ẩn
chất chứa nhiều tầng ý nghĩa, mang đậm giá trị nhân bản. Một số nhà nhân học đã gọi
con người là một động vật sử dụng biểu tượng (Homo - Symbolling).
Biểu tượng là một trong những “đơn vị cơ bản” của mọi cử chỉ, thái độ, hành vi
giao tiếp ứng xử và văn hoá của nhân loại. Dựa vào năng lực tƣợng trƣng hoá của con
người, biểu tượng được coi như là một hình thái biểu hiện đặc trưng của văn hố. Tồn
thƣ quốc tế về văn hoá (The Encyclopedia of International Cultural Development) của
UNESCO đã đưa ra một định nghĩa văn hoá như sau:
13
“Văn hoá là tập hợp các hệ thống biểu tƣợng, quy định thế ứng xử của con ngƣời và
làm cho một số đơng ngƣời có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng
đồng riêng biệt” (Nguyễn Đăng Mạnh (1994), tr.164).
Từ quan niệm về văn hoá nêu trên, ta thấy yếu tố cực kỳ quan trong mang tính
cốt lõi của văn hố chính là hệ thống các biểu tƣợng, nó thật sự là “tế bào” của văn
hố. Cách tiếp cận văn hố bằng các hình thái biểu tượng khơng có sự đối lập hồn
tồn với các cách tiếp cận văn hố khác. Bởi ở góc độ nào đó để nghiên cứu về văn hố
đi chăng nữa thì văn hố khơng có gì khác là tồn bộ sự hiểu biết của con người tích
luỹ được trong q trình hoạt động thực tiễn - lịch sử xã hội được đúc kết thành các giá
trị và chuẩn mực xã hội. Biểu tượng chính là sự cơ đúc kinh nghiệm, tri thức sống của
con người. Biểu tượng có mặt hầu hết trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ những
vật thể cụ thể trong kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc,... đảng kỳ, quốc kỳ, quốc huy, huân
huy chƣơng, cho đến các hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật như: thơ ca, âm nhạc,
điện ảnh, sân khấu v.v..., trong đó có cả các khn mẫu giao tiếp ứng xử trong đời
sống hằng ngày hoặc trong các nghi thức lễ hội truyền thống.
Con người ngoài nhận thức thế giới bằng tư duy lý tính, đề cao tính logic, tính
khoa học, cịn có biết bao điều khó có thể diễn đạt một cách tường minh được, để giải
quyết vấn đề khó khăn này con người đã dùng một “vật trung gian” làm chiếc cầu nối
diệu kỳ để con người có thể chạm đến những điều bí ẩn vượt ra khỏi giới hạn của sự
nhận thức thông thường. Hệ thống các biểu tượng chính là vật trung gian, như: hình
ảnh “Hoa cúc” tượng trưng cho sự chung thuỷ; “Rùa” tượng trưng cho sự trường tồn;
“Hoa sen” tượng trưng cho sự thanh cao; “Nụ hơn” tượng trưng cho tình u; “Cái bắt
tay” tượng trưng cho tình hữu nghị, “Chim bồ câu” tượng trưng cho hịa bình v.v...
Khái niệm biểu tượng được các nhà nghiên cứu lí giải rất đa chiều: Nhà tâm
phân học C. G. Jung nói về biểu tượng như sau: “Cái mà chúng ta gọi là biểu tƣợng là
14
một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh, ngay cả khi chúng là quen thuộc trong đời
sống hàng ngày vẫn chứa đựng những ý nghĩa khác” (Jean Chevalier & A. Gheerbrant
(2002).
TS. Nguyễn Văn Hậu, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng: “Biểu tƣợng
đƣợc xem là “tế bào” cuả văn hóa và là hạt nhân “di truyền xã hội” đầu tiên của nhân
loại. Nó quy định mọi hành vi ứng xử và giao tiếp của con ngƣời” (Nhận định này ở
phần kết bài viết “Biểu tượng như là “đơn vị cơ bản” của văn hóa” của Nguyễn Văn
Hậu, ngày đăng : 19/4/2009, www.vanhoahoc.vn). Theo Từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng
(2000), NXB. Khoa học xã hội), “Biểu tƣợng là hình ảnh các vật thể, cảnh tƣợng và sự
kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tƣởng tƣợng. Khác với tri giác, biểu tƣợng có thể
mang tính khái quát.”. Trong Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê (2007), NXB. Đà Nẵng):
“Biểu tƣợng là hình ảnh tƣợng trƣng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác,
cho ta hình ảnh của sự vật cịn giữ lại”. Henry Corbin thì nhận định: “Biểu tƣợng báo
hiệu một bình diện ý thức khác với cái hiển nhiên lý tính; nó là "mật mã" của một bí
ẩn, là cách duy nhất để nói ra đƣợc cái khơng thể nắm bắt bằng cách nào khác” (Jean
Chevalier & A. Gheerbrant (2002), tr.XVIII). Biểu tượng thật sự đã, đang và sẽ trở
thành một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân loại. Nó
vừa chứa đựng những nét đặc trưng văn hóa chung của mỗi nền văn minh, tơn giáo,
vừa bao hàm những sắc thái riêng biệt của mỗi quốc gia, dân tộc.
Trong văn học, do đặc trưng của nó là phản ánh cuộc sống bằng hình tượng
nghệ thuật nên “biểu tƣợng là một phƣơng thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại
hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn” (Đinh Hồng Hải (2014), tr.24),
kiểu như hình tượng “cây sồi” trong “Chiến tranh và hịa bình” của Lev Tolstoy, , hình
tượng “chiếc thuyền ngồi xa” của Nguyễn Minh Châu, hình tượng “mưa” trong thơ
Nguyễn Bính. Biểu tượng là hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học thể hiện tập
15
trung nguyên tắc phản ánh đời sống, đồng thời chứa đựng trong ấy cả cảm xúc và quan
niệm về đời sống của người nghệ sĩ.
Vì biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói nên nó có quan hệ
gần gũi với ẩn dụ, hốn dụ. Biểu tượng có nét tương đồng với hoán dụ và ẩn dụ ở chỗ
cũng được hình thành trên cơ sở đối chiếu, so sánh các sự việc, hiện tượng, đối tượng
có những phương diện, những giác độ, những đặc điểm gần gũi nhau, nhằm bộc lộ bản
chất của các sự vật, hiện tượng hay đối tượng đó. Các biểu tượng như “bến nước – con
đò”, bướm và hoa (ẩn ý chỉ người con trai, người con gái), “mùa xuân” (sức sống mãnh
liệt của tuổi trẻ) là những hình thức chuyển nghĩa được hình thành trên cơ sở như thế.
Nhưng xét đến cùng, biểu tượng vẫn có những khác biệt căn bản so với hoán dụ và ẩn
dụ: thứ nhất, nếu hoán dụ, ẩn dụ được dùng hết sức quen thuộc trong đời sống xã hội
đến mức khi nói đến vật đó thì người nghe, người đọc có thể suy ra ngay được điều nói
đến và chúng ít nhiều mang ý nghĩa biểu tượng thì có một điều cần lưu tâm, biểu tượng
khơng phải bao giờ cũng là những hốn dụ, ẩn dụ. Ví như, từ “màu trắng” (tinh khiết),
“màu xanh” (hịa bình), “màu tím” (thủy chung) dẫu khơng được sử dụng như những
ẩn dụ thì chúng vẫn có thể là những biểu tượng. Thứ hai, ẩn dụ và hốn dụ cịn có xu
hướng làm mờ dần ý nghĩa biểu thị sự vật, hiện tượng một cách trực quan, nhưng biểu
tượng không hề loại bỏ ý nghĩa cụ thể, cảm tính của hình tượng nghệ thuật. Điều này
thể hiện khá rõ trong thơ lãng mạn và thơ tượng trưng Việt Nam, do hầu hết các hình
ảnh mang tính ẩn dụ nhất là dạng ẩn dụ có sự chuyển đổi cảm giác được sử dụng với
tần suất rất lớn nên người đọc càng khó nhận ra ý nghĩa biểu vật của hệ thống ngôn
ngữ thơ. Thứ ba, vì một hình ảnh ẩn dụ vẫn có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác
nhau và mỗi một đối tượng cũng có thể diễn đạt bằng nhiều ẩn dụ, hốn dụ khác nhau
(“Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (ca dao),
“Chỉ có thuyền mới hiểu/ Biển mênh mơng dƣờng nào” (Thuyền và biển – Xuân
Quỳnh), hình ảnh “Biển khát bờ” trong bài hát “Biển cạn”) nên người đọc, người nghe
16
muốn cảm nhận được ý nghĩa sâu xa của chúng, khơng có cách nào khác là phải bám
sát vào ngữ cảnh cụ thể trong từng văn bản. Ý nghĩa biểu tượng khơng chỉ dừng lại ở
văn bản như khi tìm hiểu các hình ảnh ẩn dụ mà cịn cả một “chân trời” rộng lớn ngồi
văn bản vì q trình tạo nghĩa của mỗi biểu tượng thường được hình thành và phát triển
trong suốt chiều dài lịch sử của loài người, gắn liền với quá trình nhận thức và kinh
nghiệm văn hóa của con người. Từ buổi bình minh của nhân loại, cùng với sự xuất hiện
của lời ăn, tiếng nói hằng ngày, các từ như trời, đất, nước, ngày, đêm, xuân, hạ, mưa,
gió, lửa, sấm, chớp, cầu vồng, …dường như đã hằn sâu vào trong tâm thức của con
người như những biểu tượng khởi nguyên.
Để rõ hơn, chúng ta cũng cần phân biệt biểu tƣợng với mẫu gốc và hình tƣợng.
Biểu tƣợng với mẫu gốc: Theo C.G.Jung: “Các mẫu gốc giống nhƣ những nguyên
mẫu của các tập hợp biểu tƣợng ăn sâu vào trong vô thức đến nỗi chúng trở thành nhƣ
một cấu trúc, nhƣ những kỳ tích” (Jean Chevalier & A. Gheerbrant (2002), tr.XXI).
Mẫu gốc thuộc cấp độ bản thể, liên quan đến bình diện văn hóa, là những tín
hiệu thẩm mỹ đầu tiên mà con người nhận thức được trong buổi bình minh của xã hội
lồi người, có tính phổi qt cho tồn nhân loại. Mẫu gốc là sợi dây liên kết con người
hiện đại với tổ tiên xa xưa của chính mình, “một bản ngun sống động vĩnh cửu”,
những “mơ hình ứng xử vĩnh cửu của cá nhân và xã hội”. Mẫu gốc được khẳng định và
nhấn mạnh ở tính nhân loại, tuy có nhiều nét nghĩa khởi nguyên của nó trở nên hết sức
mờ nhạt, rất khó nắm bắt do sự chênh lệch quá lớn giữa điều kiện, hoàn cảnh, thời đại
của xã hội văn minh với nhân loại cổ xưa.
Các mẫu gốc khi đi vào các nền văn hóa khác nhau sản sinh ra các biến thể khác
nhau. Vấn đề quan trọng ở chỗ: dân tộc nào sẽ lựa chọn nó thì cịn phụ thuộc vào
những điều kiện tự nhiên xã hội. Do đó, biểu tượng vừa là biến thể của cái biểu đạt, cái
được biểu đạt và được nhấn mạnh ở tính dân tộc trong khi mẫu gốc nhấn mạnh đến tính
nhân loại. Một điều cần lưu ý: biểu tượng và mẫu gốc không tồn tại một cách khô cứng
17
mà luôn đi vào tác phẩm nghệ thuật, chịu sự tác động, chi phối của yếu tố chủ thể sáng
tạo làm biến đổi nó đi thành các hình tượng.
Biểu tƣợng với hình tƣợng: Các biểu tượng khi thâm nhập vào trong thế giới văn học
nghệ thuật sẽ chịu sự tác động, chi phối trực tiếp của chủ thể sáng tạo. Nhìn chung, nó
vẫn mang trong mình tâm thức chung của dân tộc, thời đại sản sinh ra nó nhưng được
nhấn mạnh ở tính riêng, độc đáo của từng tác giả.
Ví dụ như biểu tượng Nước là một cổ mẫu trong văn hóa tồn nhân loại, các
dân tộc đều xuất hiện biểu tượng này: Trong thần thoại Hy Lạp, Nước gắn bó mật thiết
với biểu tượng Biển, ngọn nguồn khởi phát tình yêu, sắc đẹp, nghệ thuật, nơi sinh ra
nàng Aphrodite: “Máu của Uranox từ trời cao nhỏ xuống vùng biển Síp hịa tan vào
những con sóng bạc đầu. Và từ một đám bọt sóng trong nhƣ ngọc nhƣ ngà …sinh ra
nữ thần Aphrodite…”. Trong tâm thức Trung Hoa, Nước là trạng thái vơ cực, khơng có
đỉnh, hỗn mang, gợi lên sự biến hóa khơn lường, ln trơi chảy, trái đất của chúng ta ¾
đều chìm trong nước.
Từ mẫu gốc, biểu tượng này, khi hịa mình vào tác phẩm văn học cụ thể lại có
nhiều biến thể trở thành các hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa chứa đựng thuộc tính
cổ mẫu Nước, vừa mang dấu ấn đậm nét của chủ thể sáng tạo, làm cho biểu tượng
truyền thống mang hơi thở của thời đại mới.
Biểu tượng và hình tượng là hai mặt biểu hiện tồn tại trong cùng một tác phẩm
văn học nghệ thuật. Chúng có mối liên hệ và gắn bó mật thiết với nhau trong q trình
sáng tạo nghệ thuật. Hai khái niệm này trong thực tế chưa được phân định một cách rõ
ràng, rành mạch, nên đôi khi vẫn có những trường hợp sử dùng lẫn lộn với nhau, mặc
dù bản chất của chúng là khác nhau. Nhìn từ góc độ ngơn ngữ học, biểu tượng
(symbol) và hình tượng (image) khơng phải là những từ đồng nghĩa, giữa chúng cũng
có sự phân biệt đáng kể. Điều khác biệt cơ bản giữa hình tượng và biểu tượng chính là
ở cấu trúc ý nghĩa của chúng.
18
Bất kỳ một sự vật, hiện tượng khách quan nào có trong đời sống xã hội, nếu
được mơ phỏng lại theo một phương thức sáng tạo rất biệt, độc đáo, đặc sắc chỉ có
trong thế giới nghệ thuật đều trở thành hình tượng nghệ thuật. Nhìn chung, hình tượng
thường được hình thành trong mối quan hệ giữa thế giới hiện thực khách quan với nhận
thức chủ quan của con người. Song, hình tượng khơng “bê ngun xi” những ngun
mẫu có trong đời thực, vì nó thuộc về thế giới tinh thần – thế giới của sự sáng tạo
khơng ngừng. Hình tượng không chỉ phản ánh đời sống hiện thực mà cịn có thể khái
qt hóa, điển hình hóa tồn bộ thế giới hiện tại, nhằm tìm ra được những yếu tố mấu
chốt nhất, cốt lõi nhất của hiện thực khách quan. Nhưng, hình tượng khơng giống với
các khái niệm mang tính trừu tượng, mà nó thiên về cảm tính, biểu hiện hết sức sinh
động, sáng tạo và độc đáo để dệt nên những tác phẩm văn học nghệ thuật để đời. Sự
biểu hiện của đời sống văn hố ln được đo bằng khả năng “tượng trưng hoá” của con
người trong quá trình nhận thức và sáng tạo ra các hệ thống biểu tượng. Sự phong phú,
đa dạng của các loại hình văn hố nghệ thuật, biểu hiện tính đa diện, đa thanh của thế
giới biểu tượng. Biểu tượng ln có sự liên hệ, tương tác với hình tượng nhưng khơng
bao giờ đồng nhất hồn tồn với hình tượng và cần lưu ý khơng phải mọi hình tượng
đều có thể trở thành biểu tượng. Nếu hình tượng là một “ký hiệu thơng thường” thì
biểu tượng có thể được xem là một dạng “siêu ký hiệu”. Khi hịa mình vào ngơi nhà
biểu tượng, hình tượng trở nên lung linh và huyền ảo, bao chứa chiều sâu suy tưởng và
có giá trị hơn. Ý nghĩa biểu tượng của một vật không thể hiểu một cách trực tiếp mà
cần có sự trải nghiệm bằng quá trình liên tưởng, tưởng tượng và bằng kinh nghiệm bản
thân của người tiếp nhận. Đó cũng là điểm khác biệt căn bản của hình tượng so với
biểu tượng. Hình tượng mang tính “đơn nghĩa”, nó chỉ đại diện cho một đối tượng cụ
thể, duy nhất. Trái lại, biểu tượng ln mang tính "đa nghĩa" và nó bao hàm rộng hơn
phạm vi cái mà chúng ta nhận thức được một cách trực tiếp. Biểu tượng thực sự là một
chân trời mở, cơ đọng, súc tích, vì trong lịng nó ln thúc đẩy sự biến đổi không
ngừng những thang bậc ý nghĩa. Giá trị và sự hấp dẫn của biểu tượng sẽ dần dần mất đi
19
nếu như khép lại sự bất tận về tính “đa nghĩa” của nó bằng sự giải thích theo lối “đơn
nghĩa” bằng sự giải thích cuối cùng cho một đối tượng.
Khi xác định sự khác biệt về mối liên hệ giữa hình tượng nghệ thuật và biểu
tượng văn hóa trong tác phẩm, cần nhấn mạnh bản chất hai mặt của biểu tượng. Một
mặt nó vẫn giữ mối liên hệ với việc thể hiện tính hiện thực (tính hình tượng); mặt khác
là nó mang tính tượng trưng (tính biểu tượng) biểu đạt về một giá trị, mang tính trừu
tượng, phi hiện thực, khó cảm nhận được. Hai q trình này ln đan xen hai thái cực
giữa sự mâu thuẫn và thống nhất. Trong thực tế, biểu tượng khi thì rất xa xơi, khi lại
gần gũi bên cạnh hình tượng nghệ thuật, thậm chí nhiều khi biểu tượng cịn có những
đường nét và những thuộc tính của hình tượng nghệ thuật. Và, nếu hình tượng nghệ
thuật được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành biểu tượng.
Khơng phải hình tượng nào cũng có thể trở thành biểu tượng. Chỉ những hình
tượng thực sự điển hình, được cơng chúng thừa nhận, thể hiện sâu sắc một trường
nghĩa nào đó mới có thể trở thành biểu tượng. Để trở thành biểu tượng, hình tượng phải
có sức cộng hưởng, phải mang hơi thở của thời đại: “Thời đại khơng có biểu tƣợng là
thời đại chết; xã hội thiếu biểu tƣợng là xã hội chết. Một nền văn minh khơng cịn có
biểu tƣợng thì sẽ chết; nó chỉ cịn thuộc về lịch sử” (Jean Chevalier & A. Gheerbrant
(2002), tr.XXXIII). Người ta khó có thể nói chị em Liên trong Hai đứa trẻ của Thạch
Lam là biểu tượng cho một điều gì đó (mặc dù qua hai nhân vật này, Thạch Lam cũng
thể hiện những ý tưởng trừu tượng). Tuy nhiên, nhân vật AQ trong AQ chính truyện
của Lỗ Tấn là biểu tượng sống động cho phép thắng lợi tinh thần – hiện tượng khá phổ
biến trong đời sống xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.
Tóm lại, sự thống nhất giữa hai bình diện của một tác phẩm nghệ thuật - hình
tượng nghệ thuật và nghĩa hàm ẩn của nó – rất dễ dẫn đến sự hình thành biểu tượng.
Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi yếu tố của hệ thống nghệ thuật như: ẩn dụ,
20
hốn dụ, phúng dụ, tỉ dụ, ngụ ngơn, các chi tiết nghệ thuật, hình tượng nhân vật, ngơn
từ, v.v... đều có thể trở thành biểu tượng. Song, q trình “biểu tượng hố” có thực hiện
được hay khơng cịn tuỳ thuộc vào các điều kiện sau:
Thứ nhất: Mức độ đậm đặc mang tính khái quát cao trong tác phẩm nghệ thuật.
Thứ hai: Ý đồ của tác giả có thật sự muốn đạt đến sự “biểu tượng hố” trong tác
phẩm hay khơng.
Thứ ba: Ý nghĩa của các hình tượng nghệ thuật tự thể hiện, tự bộc lộ, không theo
ý định ban đầu của tác giả (điều này còn bị quy định bởi lơgíc tâm lý của hệ thống nhân
vật và sự phát triển về mặt tình huống trong tác phẩm).
Thứ tư: Muốn tiếp cận được văn bản văn học cần chú ý đến vấn đề thời đại và văn
hố (tính lịch sử và tính nghệ thuật trong tác phẩm).
Ví dụ: Hình tượng nàng Mona Lisa với “nụ cười muôn thuở” trong bức tranh La
Joconde của Léonard de Vinci đã trở thành “biểu tượng” độc đáo trong hàng vạn hình
tượng người đàn bà khác có trong nghệ thuật hội hoạ.
Biểu tượng và ý tượng cũng có sự khác biệt. Chu Quang Tiềm cho rằng sáng tác
văn học rất cần tạo ra các ý tượng. Ông viết: “Nếu nghệ thuật chỉ đƣa ra những khái
niệm trừu tƣợng thì khơng sao tránh khỏi khuyết điểm là q thơng thƣờng, chúng ta
chỉ coi nó nhƣ những suy tƣ tìm tịi chân lí chứ khơng thể coi đó nhƣ là ý tƣợng để
thƣởng ngoạn” (Chu Quang Tiềm (1991), tr.301). Ơng cho rằng bất kì một chi tiết nào
thể hiện những ý tưởng trừu tượng trong tác phẩm đều được coi là ý tượng. Tác phẩm
văn học được tạo nên từ rất nhiều ý tượng. Trong quan niệm này, ý tượng có thể tương
đương với hình tượng hoặc chi tiết. Một tác phẩm văn học thường có nhiều những ý
tượng, nhưng khơng phải lúc nào cũng có sự xuất hiện của biểu tượng. Mặc dù cũng
được cấu tạo bởi hai phần (cái biểu đạt và cái được biểu đạt) nhưng biểu tượng và ý
21
tượng là hai phạm trù khơng hồn tồn đồng nhất. Một ý tƣợng chỉ thực sự trở thành
biểu tƣợng khi cái ý nghĩa trừu tƣợng mà nó biểu hiện trở nên phong phú, tạo đƣợc ấn
tƣợng sâu sắc, đầy ám ảnh trong lòng ngƣời đọc. Chẳng hạn, trong tác phẩm Lá diêu
bơng của Hồng Cầm, ta có ý tượng “x tay phủ mặt chị khơng nhìn” (biểu thị: người
chị trong bài thơ dường như khơng dám nhìn vào một sự thật nào đó) nhưng đây hồn
tồn khơng phải là một biểu tượng. Xuyên suốt bài thơ chỉ có một biểu tượng duy nhất:
Lá diêu bông. Xét đến cùng, biểu tượng chính là một cấp độ cao của ý tượng. Tất
nhiên, có những ý tượng trực tiếp hố thành biểu tượng, nhưng bên cạnh đó, có những
trường hợp nhiều ý tượng mới lập thành biểu tượng. Ví dụ trong bài thơ Màu tím hoa
sim của Hữu Loan: Chiếc bình hoa ngày cƣới/ Thành bình hƣơng/ Tàn lạnh/ Vây
quanh, bản thân ý tượng bình hoa đó trở thành biểu tượng về nỗi đau, về sự bất hạnh,
về sự tương phản, về sự nghịch lí, về sự mất mát khơng gì có thể bù đắp được.
Từ cách nói biểu tượng, lối sáng tác biểu tượng đến việc tạo nên được các biểu
tượng nghệ thuật là hai vấn đề rất khác nhau, cũng như cách viết tượng trưng trong
Chủ nghĩa tượng trưng với việc tạo nên các tượng trưng nghệ thuật không hề đồng
nhất. Một hình ảnh, hình tượng trong lối sáng tác đó muốn trở thành biểu tượng, tượng
trưng, nó phải trải qua một quá trình đặc biệt mang những đặc điểm riêng biệt.
1.2. Bản chất, ý nghĩa và giá trị của biểu tƣợng:
Jean Chevalier và Alain Gheerbrant cho rằng: “Tự bản chất của biểu tƣợng, nó
phá vỡ các khn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm.”
(Jean Chevalier & A. Gheerbrant (2002). Hay nói như Georges Gurvitch: “Các biểu
tƣợng tiết lộ mà che giấu và che giấu mà tiết lộ” (Jean Chevalier & A. Gheerbrant
(2002). Theo quan niệm của Freud: “Biểu tƣợng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió
và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột.” (Jean Chevalier & A.
Gheerbrant (2002).