Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và vận dụng trong xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.57 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
(PLT06A)

ĐỀ TÀI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và vận dụng trong xây
dựng, bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam hiện nay

Giảng viên hướng dẫn: Kiều Thị Yến
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh

Mã sinh viên:

23A4030458

Nhóm Lớp:

PLT06A13

Cán bộ chấm thi

Điểm

1.
2.

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2022




MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
NỘI DUNG .......................................................................................... 3
I. Phần lý luận ................................................................................... 3
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc 3
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc ............. 4
II. Phần liên hệ thực tiễn .................................................................. 6
2.1. Giá trị lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
...................................................................................................... 6
2.2. Giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân
tộc ................................................................................................. 7
2.3. Liên hệ thực tiễn .................................................................. 10
KẾT LUẬN ........................................................................................ 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 14


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Độc lập dân tộc gắn liền là sợi chỉ đỏ xuyên suất trong tư tưởng Hồ Chí
Minh. Đó là kết quả của sự vận dụng, phát triển sáng tạo nguyên lý cách mạng
không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Quốc tế Cộng
sản vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân
tộc bao gồm hệ thống quan điểm chiến lược, sách lược chỉ đạo về lý luận chính
trị, về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong
suất tiến trình phát triển của cách mạng, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân

dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam trong 90 năm qua dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã chứng minh: tư tưởng độc lập dân
tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng, là chân lý của thời đại, phù
hợp với quy luật vận động và phát triển của lịch sử. Tuy nhiên, cùng với sự sụp
đổ mơ hình chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa
ở Đông âu, các thế lực phản động càng ra sức phản bác quy luật: độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bằng những luận điệu phản động xuyên tạc, chúng
muốn bác bỏ tính chất của thời đại, bác bỏ vai trị lịch sử của giai cấp công nhân,
coi chế độ tư bản là hồn hảo nhất. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về độc lập dân tộc và vận dụng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Phân tích làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về độc
lập dân tộc. Trên cơ sở đó vận dụng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.
1


- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và
vận dụng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đến nay
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin và những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

* Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như nghiên cứu lý thuyết,
phương pháp logic, phân tích, tổng hợp, thống kê, mô tả, so sánh...
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
* Ý nghĩa lý luận
Tiểu luận góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận tư tưởng
Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và vận dụng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam hiện nay.
* Ý nghĩa thực tiễn
Tiểu luận có thể làm tài liệu tham khảo cho các trường đại học nghiên
cứu, vận dụng vào trong q trình giảng dạy, sinh viên có thể làm tài liệu tham
khảo các môn học liên quan đến chủ đề.

2


NỘI DUNG

I. Phần lý luận
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc được hình
thành từ nhiều yếu tố
Một là, xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc
và giai cấp. Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ: chỉ có đứng
trên lập trường của giai cấp vơ sản mới có thể giải quyết đúng đắn mối quan hệ
giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp; mới giải quyết hài hồ giữa lợi ích chân
chính của dân tộc và giai cấp, thực hiện triệt để giải phóng giai cấp và giải
phóng dân tộc. Những quan điểm cơ bản nêu trên của chủ nghĩa Mác - Lênin
là cơ sở lý luận chủ yếu nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Hai là, xuất phát từ thực tiễn cách mạng thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX. Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, ngay từ khi
thực dân Pháp nổ súng xâm lược, nhân dân ta đã liên tục đứng lên và đấu tranh
nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc, nhưng
các phong trào đấu tranh cho đến đầu thế kỷ 20 đều thất bại. Nguyên nhân chính
dẫn đến sự thất bại của các phong trào đó, trước hết là do thiếu một đường lối
cứu nước đúng đắn, một phương pháp cách mạng thích hợp.
Từ nghiên cứu tiếp thu, vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
gắn liền với sự khảo nghiệm thực tiễn sâu sắc, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng có con đường nào khác con đường cách
mạng vô sản”; Sự nghiệp giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai
cấp, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với
cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc của nhân dân. Đó là ham muốn tột bậc, là khát
vọng cao nhất của Hồ Chí Minh, đó cũng là nguyện vọng chung của tồn thể dân

3


tộc Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách
quan của lịch sử, là đòi hỏi tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
1.2.1. Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả sâm phạm của
các dân tộc
Tất cả các dân tộc trên thế giới phải được độc lập hoàn toàn và thật sự.
Độc lập trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, toàn vẹn lãnh
thổ. Mọi vấn đề của chủ quyền quốc gia do dân tộc đó tự quyết định. Theo Hồ
Chí Minh độc lập tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa và theo
nguyên tắc: “Nước Việt Nam là của người Việt Nam, do dân tộc Việt Nam
quyết định, nhân dân Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên
ngoài”. Trong nền độc lập đó mọi người dân đều ấm no, tự do, hạnh phúc, nếu

khơng độc lập chẳng có nghĩa gì. Hồ Chí Minh nói: “chúng ta đã hy sinh, đã
giành được độc lập, dân chỉ thấy giá trị của độc lập khi ăn đủ no, mặc đủ ấm”.
Tư tưởng này thể hiện tính nhân văn cao cả và triệt để cách mạng của Hồ Chí
Minh. Độc lập tự do là quyền tự nhiên của dân tộc, thiêng liêng và vơ cùng q
giá. Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776 và Tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1791, Người đã khái quát chân lý:
“Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
1.2.2. Độc lập dân tộc gắn với tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền độc lập dân tộc phải gắn với tự do, hạnh
phúc cho mọi người dân. Đây chính là tiêu chí căn cốt, thước đo giá trị của độc
lập dân tộc, tác động trở lại việc củng cố, bảo vệ độc lập dân tộc. Chính vì vậy,
ngay sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
lãnh đạo kiến tạo chính thể dân chủ cộng hịa, xây dựng Nhà nước của dân, do
dân và vì dân ở Việt Nam, để mưu cầu tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Người
nêu rõ: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì
4


tự do, độc lập cũng khơng làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập
khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.
Khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc không chỉ được thể hiện trong ham
muốn tột bậc của Chủ tịch Hồ Chí Minh “làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hồn tồn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành”, mà còn từng bước được thể hiện trong đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mới - Nhà nước của dân,
do dân, vì dân.
1.2.3. Độc lập dân tộc là nền độc lập thực sự, hoàn toàn, triệt để
Theo Bác, độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở tiền
đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững

chắc độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn, triệt để. Người
chỉ rõ: “Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, độc lập hồn tồn, chứ
khơng phải là thứ độc lập giả hiệu, độc lập nửa vời, độc lập hình thức, độc lập
phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; độc
lập dân tộc bao giờ cũng phải gắn với tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc của
Nhân dân lao động”. Còn chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc
độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn triệt để.
1.2.4. Độc lập dân tộc gắn với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Độc lập dân tộc gắn chặt với bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của đất
nước là tư tưởng chủ đạo, chi phối tồn bộ sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Tư tưởng lớn này đã được thể hiện rõ trong Tuyên ngôn Độc lập
mà cách đây 73 năm, ngày 2/9/1945, Người đã thơng báo trước thế giới: “Tồn
thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của
cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: Biên giới quốc gia là địa bàn chiến lược
quan trọng của cách mạng Việt Nam, gắn liền với sự nghiệp đấu tranh, giải
5


phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Ngày nay,
trong xu thế mở cửa, hội nhập, cùng phát triển, biên giới vừa là vị trí hiểm yếu,
phên dậu bảo vệ của một quốc gia, vừa bảo đảm lưu thơng hàng hóa, phát triển
kinh tế, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước bạn. Trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln trân trọng mối tình
đồn kết, hữu nghị, sự cưu mang, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế đối với nhân
dân ta. Đặc biệt, đối với nhân dân các nước láng giềng, cùng chung biên giới,
có mối quan hệ mật thiết từ lâu đời, Người càng coi trọng, căn dặn quân và dân
ta phải hết lịng vun đắp, giữ gìn mối quan hệ hữu hảo, bền lâu.
II. Phần liên hệ thực tiễn
2.1. Giá trị lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suất
tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là chân lý của thời đại được cách mạng
Tháng Mười Nga đúc rút và tổng kết. Nếu không giành độc lập từ tay thực dân,
đế quốc thì khơng có đất để dựng nước; đồng thời chỉ có xây dựng đất nước
theo con đường xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm cho độc lập dân tộc, tự do, hạnh
phúc của nhân dân, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân các dân
tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, cùng nhau tiến lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Độc lập dân tộc là nguồn sức mạnh vô tận cho phong trào cách mạng
Việt Nam, sức mạnh đó là do có sự tác động biện chứng giữa hai yếu tố: độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giữa dân tộc và thời đại. Nếu tách riêng các
yếu tố thì khơng thì khơng thể thấy hết được vị trí, tầm quan trọng của nó,
khơng thấy nguồn sức mạnh tiềm ẩn trong đó, đồng thời dễ có nguy cơ lâm vào
những sai lầm “tả khuynh” hoặc “hữu khuynh”. Vì vậy, việc kết hợp đúng đắn
độc lập dân tộc vơi chủ nghĩa xã hội là vấn đề có ý nghĩa lớn cả về lý luận và
thực tiễn.

6


Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc là sự vận dụng sáng tạo nguyên
lý cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể ở
Việt nam - một nước thuộc địa nửa phong kiến. Nguyên lý này đã trở thành lý
luận, chiến lược, sách lược trong cuộc đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người.
2.2. Giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
Một bài học thực tiễn phong phú được rút ra là: khi Đảng cộng sản đã
nắm quyền lãnh đạo cách mạng không bao giờ rời bỏ ngọn cờ độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội. Cách mạng càng tiến lên và thắng lợi bao nhiêu thì ngọn
cờ dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội càng được giương cao, đồng thời, ngọn

cờ dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội càng được giương cao bao nhiêu thì
sức mạnh của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và uy tín của Đảng càng
được nâng cao bấy nhiêu và sự nghiệp đổi mới để xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản càng giành được thắng lợi bấy nhiêu.
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản đã làm nên bước ngoặt vĩ đại trong
lịch sử cách mạng Việt Nam với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đảng đã nhanh
chóng tập hợp, góp phần hình thành nên khối liên minh công-nông và lãnh đạo
nhân dân đấu tranh.

7


Tuy phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh (1930-1931) tuy chỉ tồn tại trong thời gian
ngắn nhưng phong trào khẳng định đường lối cách mạng: đề nghị của Đảng là
đúng đắn, mở ra thời kỳ cách mạng đi theo đường lối sáng tạo trên cơ sở lý luận
khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc mãi mãi là ngọn cờ bách chiến,
bách thắng của cách mạng Việt Nam. Hơn 90 năm qua, cách mạng Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã biến nước ta từ một
nước thuộc địa nửa phong kiến thành một nước độc lập, thống nhất, nhân dân
được tự do, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh đất nước và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đó
chính là thành tựu cách mạng hết sức to lớn khơng ai có thể phủ nhận được.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, thực hiện công cuộc đổi đất nước,
chúng ta luôn quán triệt sâu sắc tư tưởng của người về mục tiêu độc lập dân tộc
là: độc lập dân tộc là làm cho mọi người ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành, được chữa bệnh, tiến dần từ ăn tạm đủ no, mặc tạm đủ ấm,
khơng cịn người mù chữ đến ăn ngon, mặc đẹp, trình độ kiến thức nâng cao
theo kịp sự phát triển của sự phát triển của nền văn minh thế giới, con người

được phát triển toàn diện, phát huy được khả năng, trí tuệ của mình phục vụ tổ
quốc, phục vụ nhân dân.
Nhờ sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã vượt qua rất nhiều thử thách và
khẳng định được sức mạnh, khả năng của mình. Theo lời kêu gọi của Đảng
Cộng sản, dân ta giải quyết nạn đói bằng cách lập “Hũ gạo cứu đói”, nhà nước
bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý, giảm tô, thuế ruộng đất 25 %, chia lại ruộng
đất công và kết quả là cái đói kinh hồnh năm 1945 đã được đẩy lùi thành công.

8


Khơng chỉ là nạn đói, nạn dốt tại Việt Nam cũng là một trong những khó
khăn lớn đối với nền độc lập của ta lúc bấy giờ. Hồ Chủ tịᴄh nói"Một dân tộᴄ
dốt là một dân tộᴄ уếu" ᴠà nhấn mạnh "Dốt là dại, dại thì hèn. Vì ᴠậу, khơng
ᴄhịu dại, khơng ᴄhịu hèn, ᴄho nên thanh tốn nạn mù ᴄhữ là một trong những
ᴠiệᴄ ᴄấp báᴄh ᴠà quan trọng ᴄủa nhân dân ᴄáᴄ nướᴄ dân ᴄhủ mới". Vậy nên
Nha Bình dân họᴄ ᴠụ ra đời:

Đó là mở đầu cho cơng cuộc xóa nạn mù chữ của Đảng ta. Hiện nay, tình
trạng mù chữ đã được cải thiện rất nhiều:

9


Với tinh thần đó, cơng cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo,
đến nay đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Kinh tế đất nước tăng trưởng ổn
định, lạm phát được ngăn chặn, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện
và nâng cao. Quan hệ quốc tế được mở rộng, tạo được thế đứng mới của đất
nước trên trường quốc tế... Sở dĩ đạt được những thành tựu to lớn như trên là
vì Đảng ta luôn nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên

cứu và phát triển kho tàng tư duy Hồ Chí Minh vào trong sự nghiệp đổi mới
đất nước.
3. Liên hệ thực tiễn
3.1. Thực trạng hiện nay
Hiện nay tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp,
tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức. Hịa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Tồn cầu hóa, hội
nhập quốc tế, cách mạng khoa học- công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được
đẩy mạnh. Châu á Thái Bình Dương trong đó có khu vực Đơng Nam Á đã trở
thành một cộng đồng, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địakinh tế-chính trị chiến lượcngày càng quan trọng
Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy
tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao. Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII của Đảng ta đã khẳng định, 35 năm đổi mới là một giai đoạn lịch
sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt
của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
3.1.1. Thành tựu
Đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành
nước đang phát triển có thu nhập trung bình; quan hệ đối ngoại được mở rộng,
uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam đã
10


có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được
phát huy và ngày càng mở rộng. Ðại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và
tăng cường. Xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy
mạnh. Cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh đã và đang đạt được một số kết quả tích cực.
Những thành tựu hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước đã tạo đà
cho sự phát triển trong những năm tiếp theo; đồng thời cũng là minh chứng sinh

động khẳng định vai trò lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta.
3.1.2. Hạn chế
Khu vực Đông Nam Á là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số
nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo
trong khu vực và trên Biển Đơng cịn diễn ra gay gắt. Đặc biệt vấn đề quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa của nước ta đang xảy ra tranh chấp với 6 nước và lãnh
thổ là: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, đặc
biệt là giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Bên cạnh đó, tình trạng phân hóa giàu nghèo ở nước ta hiện giờ vẫn cịn
khá cao. Tình trạng tham nhũng vẫn cịn tồn tại nhiều, sự suy thoái về đạo đức,
lối và đường lối tư tưởng vẫn diễn ra một bộ phận đảng viên, cán bộ nhà nước.
Chính bộ phận đảng viên, cán bộ nhà nước trên đã làm giảm lòng tin của nhân
dân đối với Đảng Cộng sản, đồng thời cũng gây ra những thông tin sai lệch cho
một bộ phận người dân thiếu nhận thức, tư duy về chính trị.
3.1.3. Giải pháp
Kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong
bất kỳ điều kiện và hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững được nền độc lập hoàn
toàn, độc lập thực sự của đất nước.
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đáp ứng với yêu
cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ lịch sử mới. Trước hết là mỗi đảng viên tự nâng
11


cao trình độ nhận thức chính trị và chun mơn, trau dồi , rèn luyện đạo đức để
xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân mà nịng cốt là liên minh
cơng-nơng-trí, trên cơ sở phát huy tinh thần tự lực, tự cường, “đem tài dân, sức
dân để làm lợi cho dân”.
Trong bối cảnh hiện nay phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết;
kiên định độc lập tự chủ, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên

cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3.2. Liên hệ bản thân
Bản thân em sau khi đã hồn thành bài tiểu luận “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về độc lập dân tộc và vận dụng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện
nay”, em đã hiểu rõ hơn về vấn đề độc lập dân tộc và tầm quan trọng của việc
xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc.
Là sinh viên, trước hết cần phải học tập, nắm vững kiến thức được trang
bị trên ghế nhà trường. Quá trình học tập, phải tích cực rèn luyện các kỹ năng
cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc sau này khi ra trường. Nâng cao nhận
thức về việc tự học. Điều quan trọng là, người học phải xác định rõ mục đích
học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn. Để có được động cơ, thái độ,
trách nhiệm học tập đúng đắn của sinh viên, nhất thiết phải thông qua công tác
giáo dục của nhà trường, cán bộ quản lý và đặc biệt là sự nỗ lực, tự giác vươn
lên của sinh viên.
Bên cạnh đó, sinh viên cần phải tích cực nâng cao trình độ lý luận chính
trị, bồi đắp tư tưởng cách mạng trong sáng. Phải có lập trường tư tưởng vững
vàng, có lịng u nước, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp
mới. Tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước, đấu
tranh chống tham nhũng, tệ nạn xã hội...
12


KẾT LUẬN

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta và nhân dân tiến bộ trên thế
giới một tài sản vơ giá là tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã mở ra một thời đại
mới trong lịch sử dân tộc nước ta - thời đại độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc với cách mạng Việt Nam không
chỉ là mục tiêu, là nhu cầu, là cương lĩnh hành động, là ngọn cờ hiệu triệu, mà

còn là động lực, là niềm tin sắt son của cả dân tộc Việt Nam ta. Độc lập dân tộc
gắn với chủ nghĩa xã hội là sự gắn kết hai sức mạnh thành một sức bật mới; có ý
nghĩa là cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai
sau.
Dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với xu thế tồn
cầu hố, thì hệ giá trị tư tưởng về độc lập dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong ý thức và trong hành động của Đảng và nhân dân ta vẫn là mục tiêu, lý
tưởng, là quốc bảo phù hợp với xu thế thời đại; sẽ đưa nhân dân ta tiếp tục giành
thêm nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ
Quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh,
đưa đất nước ta sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Bình (2016), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa - Giá trị
lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. C.Mác và Ph.ăng-ghen tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, 1976.
3. Nguyễn Văn Dũng (2018), Nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa. Nxb Giáo dục. Hà Nội.
4. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
5. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
6. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
7. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
8. V.I.Lênin, toàn tập, tập 34, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.


14



×