Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tính chất hoá học của base - tuần 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.23 KB, 10 trang )

1 ...................................................... Tài liệu Hóa Học lớp 9 - HKI

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BASE
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BASE
1) Tác dụng của dung dịch base với chất chỉ thị màu
Dung dịch base (kiềm) làm đổi màu chất chỉ thị:
• Quỳ tím đổi màu thành xanh.
• Dung dịch phenolphthalein khơng màu thành màu đỏ.
2) Tác dụng của dung dịch base với acidic oxide
Dung dịch base (kiềm) tác dụng với acidic oxide tạo
thành muối và nước.
2NaOH + SO 3 → Na 2SO 4 + H 2O
Ca(OH) 2 + CO 2 → CaCO 3 + H 2O

3) Tác dụng của base với acid
Base tan hay không tan trong nước đều tác dụng với acid
tạo thành muối và nước.
Phản ứng xảy ra giữa base và acid được gọi là phản ứng
trung hòa.
KOH + HCl → KCl + H 2O
Mg(OH) 2 + H 2SO 4 → MgSO 4 + 2H 2O

-1-


TITAN EDUCATION .................................................................. 2
4) Base không tan trong nước bị nhiệt phân hủy
Base không tan trong nước bị nhiệt phân hủy tạo thành
oxide tương ứng và nước.
o



t
Cu(OH) 2 ⎯⎯
→ CuO + H 2O
o

t
2Fe(OH)3 ⎯⎯
→ Fe 2O3 + 3H 2O

5) Tác dụng của dung dịch base với dung dịch muối
Dung dịch base có thể tác dụng được với dung dịch muối
tạo thành muối mới và base mới.
K 2SO4 + Ba(OH) 2 → BaSO 4

+2KOH

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH) 2

+2NaCl

II. MỘT SỐ BASE QUAN TRỌNG
1) Sodium hydroxide NaOH
a) Tính chất vật lý
Sodium hydroxide là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh,
tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
b) Tính chất hóa học
Sodium hydroxide có những tính chất hóa học của base
tan trong nước:
• Làm đổi màu quỳ tím thành xanh, hoặc làm dung dịch

-2-


3 ...................................................... Tài liệu Hóa Học lớp 9 - HKI
phenolphtalein khơng màu hóa đỏ.
• Tác dụng với acidic oxide tạo muối và nước.
• Tác dụng với acid tạo muối và nước.
• Tác dụng với dung dịch muối.
c) Ứng dụng
Sodium hydroxide có nhiều ứng dụng rộng rãi trong đời
sống và trong cơng nghiệp, ví dụ như:
• Sản xuất xà phịng, chất tẩy rửa, bột giặt.
• Sản xuất giấy.
• Chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp khác.
d) Điều chế
Sodium hydroxide được sản xuất bằng phương pháp điện
phân dung dịch NaCl bão hịa trong thùng điện phân có màng
ngăn.
đpdd
2NaCl + 2H2O ⎯⎯⎯
→ 2NaOH + Cl2 + H2
cmn

2) Calcium hydroxide Ca(OH)2
Dung dịch calcium hydroxide (nước vơi trong) có những
tính chất của base tan trong nước:
• Làm đổi màu quỳ tím thành xanh, hoặc làm dung dịch

-3-



TITAN EDUCATION .................................................................. 4
phenolphtalein khơng màu hóa đỏ.
• Tác dụng với acidic oxide tạo muối và nước.
• Tác dụng với acid tạo muối và nước.
• Tác dụng với dung dịch muối.
Calcium hydroxide có nhiều ứng dụng, như: làm vật liệu
trong xây dựng, khử chua đất trồng, …
III. THANG PH
Có thể dùng thang pH để biểu thị độ acid hoặc độ base
của dung dịch:
• Nếu pH

7 thì dung dịch có mơi trường trung tính. VD:

nước cất, …
• Nếu pH < 7 thì dung dịch có mơi trường acid. VD: giấm,
nước chanh …
• Nếu pH > 7 thì dung dịch có mơi trường base. VD: dung
dịch xút, …
B. BÀI TẬP
Câu 1: Base nào sau đây khơng làm quỳ tím đổi màu?
A. Potassium hydroxide (KOH).
B. Copper (II) hydroxide (Cu(OH)2).
C. Barium hydroxide (Ba(OH)2).
-4-


5 ...................................................... Tài liệu Hóa Học lớp 9 - HKI
D. Sodium hydroxide (NaOH).

Câu 2: Dung dịch KOH khơng có tính chất nào sau đây?
A. Làm dung dịch phenolphtalein hóa hồng.
B. Tác dụng với acidic oxide tạo thành muối và nước.
C. Tác dụng với acid tạo thành muối và nước.
D. Bị nhiệt phân hủy tạo thành oxide tương ứng và nước.
Câu 3: Dung dịch NaOH phản ứng được với các chất trong dãy
nào dưới đây?
A. HBr, CuCl2, FeO.

B. Fe(OH)3, BaCl2, CuO.

C. HCl, CaCO3, CaO.

D. HNO3, Fe(NO3)3, N2O5.

Câu 4: Base tan và base khơng tan trong nước có cùng tính chất
hóa học nào sau đây?
A. Làm quỳ tím hóa xanh.
B. Tác dụng với acidic oxide tạo thành muối và nước.
C. Tác dụng với acid tạo thành muối và nước.
D. Bị nhiệt phân hủy tạo thành oxide tương ứng và nước.
Câu 5: Oxide nào sau đây khi tác dụng với nước tạo ra dung
dịch có pH > 7?
A. CaO.

B. CO2.

C. SO2.

D. P2O5.


Câu 6: Có thể dùng dung dịch KOH để phân biệt được hai mẫu
-5-


TITAN EDUCATION .................................................................. 6
thử dạng rắn nào dưới đây?
A. NaCl và BaCl2.

B. Na2SO4 và K2CO3.

C. NaCl và MgCl2.

D. BaSO4 và MgCO3.

Câu 7: Cặp chất nào cùng tồn tại được trong một dung dịch?
A. KOH và NaCl.

B. KOH và H2SO4.

C. KOH và MgCl2.

D. KOH và FeSO4.

Câu 8: Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100 ml dung
dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng có thể:
A. Làm quỳ tím hóa xanh.
B. Làm quỳ tím hóa đỏ.
C. Phản ứng với kim loại magnesium (Mg) giải phóng khí
hydrogen.

D. Khơng làm đổi màu quỳ tím.
Câu 9: Nhiệt phân hồn tồn m gam Fe(OH)3 đến khối lượng
khơng đổi thì thu được 24 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 16,05 gam.

B. 32,1 gam.

C. 24 gam.

D. 48 gam.

Câu 10: Để trung hòa 200 ml dung dịch chứa HCl 0,3M và
H2SO4 0,1M cần dùng V ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Giá trị
của V là
-6-


7 ...................................................... Tài liệu Hóa Học lớp 9 - HKI
A. 400 ml.

B. 350 ml.

C. 300 ml.

D. 250 ml.

Câu 11: Hoàn thành các PTHH sau (gạch chéo trên mũi tên nếu
phản ứng không xảy ra)
1. NaOH + H 2SO 4 →
2. Cu(OH) 2 + HNO3 →

3. Ca(OH) 2 + N 2O5 →
4. Fe(OH) 2 + SO 2 →
o

t
5. Ca(OH) 2 ⎯⎯

o

t
6. Fe(OH)3 ⎯⎯

o

t
7. Fe(OH) 2 ⎯⎯


8. Ba(OH) 2 + K 2CO3 →
9. LiOH + Ca(NO3 ) 2 →
10. KOH + Fe(NO3 )3 →
Câu 12: Có những base sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2,
Fe(OH)3. Hãy cho biết những base nào:
a) Tác dụng với dung dịch HCl.
b) Bị nhiệt phân hủy.
c) Tác dụng với CO2.

-7-



TITAN EDUCATION .................................................................. 8
d) Làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 13: Phân biệt các chất sau bằng phương pháp hóa học
a) Dung dịch: NaOH, Ba(OH)2, NaCl.
b) Dung dịch: NaOH, Na2SO4, H2SO4, HCl.
c) Dung dịch: sodium chloride (NaCl), barium hydroxide
(Ba(OH)2), sodium sulfate (Na2SO4) (chỉ được dùng
phenolphthalein).
d) Dung dịch: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4 (chỉ được
dùng quỳ tím).
e) Chất rắn: Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3 (chỉ được dùng
một thuốc thử).
Câu 14: Khi để lâu trong khơng khí thì trên bề mặt dung dịch
nước vơi trong sẽ có một lớp váng màu trắng.
a) Hãy giải thích tại sao. Viết PTHH minh họa nếu có.
b) Lấy lớp váng đó sấy khơ và cân thì được 11 gam. Hỏi
lượng calcium hydroxide (Ca(OH)2) tham gia phản ứng là
bao nhiêu?
Câu 15: Đem trung hòa 600 ml dung dịch HCl 1M bằng dung
dịch NaOH 30%. Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng và
-8-


9 ...................................................... Tài liệu Hóa Học lớp 9 - HKI
khối lượng muối sinh ra sau phản ứng?
Câu 16: Để trung hịa 56 gam dung dịch KOH 35% thì cần bao
nhiêu ml dung dịch H2SO4 0,5M? Tính khối lượng muối thu
được sau phản ứng?
Câu 17: Đốt hoàn toàn 0,372 gam phosphorus đỏ (P) trong bình

chứa khí oxygen dư. Sau đó, thêm nước vào bình và lắc đều thì
thu được dung dịch acid. Hỏi phải dùng bao nhiêu ml dung dịch
sodium hydroxide (NaOH) 1,5M để trung hịa lượng acid có
trong bình.
Câu 18: Dẫn từ từ 1,7353 lít khí CO2 (đkc) vào một dung dịch
có hịa tan 6,4 gam NaOH, sản phẩm thu được muối trung hòa.
Biết ở điều kiện chuẩn (1 bar, 25°C), 1 mol khí chiếm thể tích
24,79 lít.
a) Chất nào đã lấy dư và dư bao nhiêu (gam hoặc lít)?
b) Xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng.
c) Cơ cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu
gam rắn khan?
Câu 19: Cho 200 ml dung dịch sodium hydroxide (NaOH) 1,5M
vào 100 ml dung dịch sulfuric acid (H2SO4) 1M và khuấy đều.
a) Khi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được thì quỳ tím
-9-


TITAN EDUCATION ................................................................ 10
đổi màu như thế nào? Vì sao?
b) Nếu cơ cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao
nhiêu gam rắn khan?
c) Cần cho thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH/H2SO4 ban
đầu để trung hòa dung dịch sau phản ứng.
Câu 20: Cho 3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng vừa đủ
với dung dịch HCl thì thu được 4,15 gam các muối chloride.
Tính khối lượng của mỗi hydroxide trong hỗn hợp ban đầu.

- 10 -




×