Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

BÀI TẬP LỚN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Câu 1: trình bày ý nghĩa lịch sử và giá trị vận dụng luận điểm sau của Hồ Chí Minh: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.95 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
________

BÀI TẬP LỚN
MƠN HỌC:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍNH MINH
Giảng viên giảng dạy: T.S Trần Thị Quang Hoa
Lớp: QH-2020-E Kinh tế CLC 4
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Son
Mã sinh viên: 20051147
Ngày sinh: 23/03/2002
Mã lớp học phần: 211_POL1001 17

Hà Nội – Tháng 1 năm 2022


Câu 1. Anh/chị hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và giá trị vận dụng luận điểm sau của
Hồ Chí Minh: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào
khác con đường cách mạng vơ sản”.
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác
con đường cách mạng vơ sản”
Đó chính là luận điểm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một luận điểm lớn
mang tầm chân lý thời đại mà giá trị và sức sống của nó cịn mãi với tiến trình phát triển
của xã hội lồi người, đặc biệt là đối với các dân tộc thuộc địa.
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã bị biến thành thuộc địa, nhân dân phải
chịu cảnh lầm than, Hồ Chí Minh được chứng kiến các phong trào cứu nước của ông
cha. Mặc dù rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Người không tán
thành các con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường mới. Ngày 5-6-1911,
người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước. Mang


trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều năm bơn ba ở nước ngồi, Nguyễn
Ái Quốc cuối cùng cũng tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc.
Năm 1917, đánh dấu một sự kiện quan trọng, đó là thắng lợi của Cách mạng tháng
Mười Nga. Sự thắng lợi này là niềm tin, là hi vọng cho tầng lớp nhân dân lao động trên
toàn thế giới. Tháng 7-1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Người nhận thấy trong lý luận của Lênin có một
phương hướng mới để giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vơ sản - và đây chính
là con đường giành độc lập dân tộc và tự do cho đồng bào Việt Nam mà Người đang kỳ
cơng tìm kiếm. Bởi theo Người: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã
thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do,
bình đẳng…”. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã đi đến chân lý về con đường giải phóng của
Việt Nam, Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con
đường nào khác con đường cách mạng vơ sản”. Đó là con đường gắn mục tiêu độc lập
dân tộc với mục tiêu chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với xu thế và thời đại.
Giá trị vận dụng luận điểm của Hồ Chí Minh
Trong quá trình vận dụng lý luận cách mạng vơ sản vào Việt Nam, Người đã kiên trì
khắc phục những trở ngại của khuynh hướng giáo điều, nhấn mạnh một chiều đấu tranh
giai cấp trong nửa sau những năm 1920 và nửa đầu những năm 1930 của thế kỷ XX,
làm cho lý luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, mà tư tưởng
1


cốt lõi là “khơng có gì q hơn độc lập, tự do”, có sức sống mạnh mẽ, thâm nhập trong
đơng đảo quần chúng nhân dân và trở thành thực tiễn sinh động ở Việt Nam bằng những
thắng lợi chiến lược trong những cuộc khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân
giành và giữ nền độc lập dân tộc.
Vận dụng và phát triển lý luận về Đảng Cộng sản, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Vận dụng lý luận Mác - Lênin về Đảng Cộng sản vào thực tiễn cách mạng Việt Nam,
Hồ Chí Minh khơng chỉ truyền bá lý luận cách mạng trong phong trào công nhân mà cả
phong trào yêu nước, giải quyết vấn đề đường lối cứu nước, đồng thời tạo điều kiện chín

muồi để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào 3-2-1930. Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời là sản phẩm trực tiếp của sự kết hợp lý luận giải phóng và phát triển dân tộc theo
khuynh hướng vô sản với phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, trong
đó có phong trào cơng nhân nói riêng và phong trào u nước nói chung.
Vận dụng và phát triển lý luận về chuyên chính vơ sản, xây dựng nền chun chính cách
mạng với hình thức cộng hịa dân chủ, xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân.
Tháng 2-1930, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Nguyễn
Ái Quốc soạn thảo chủ trương “dựng ra chính phủ cơng nơng binh”. Mơ hình chính
quyền nhà nước dựa trên cơ sở liên minh công nhân, nông dân và trí thức, phù hợp với
lực lượng và tính chất của cách mạng ở thuộc địa.
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5-1941) do Nguyễn Ái
Quốc chủ trì đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương,
thành lập ở mỗi nước một mặt trận, một chính quyền nhà nước riêng theo nguyên tắc
quyền dân tộc tự quyết. Từ hình thức chính quyền cơng - nơng - binh đến hình thức cộng
hịa dân chủ là bước phát triển trong tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hình thức
chính quyền cách mạng ở thuộc địa.
Chính theo con đường cách mạng vô sản, nhân dân Việt Nam đã làm nên cuộc Cách
mạng Tháng Tám 1945 “long trời lở đất”, dẫn tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa (2-9-1945). Trong Tun ngơn độc lập đọc trước quốc dân đồng bào vào ngày
2-9-1945, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do
và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”.
Tiếp đến, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tiếp tục khẳng định con
đường cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản với việc xác định nhiệm vụ
2


của cách mạng cả nước là xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ, giàu mạnh, giải phóng miền Nam, đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi
thống nhất đất nước vào năm 1976, tại Đại hội IV Đảng ta chủ trương đưa cả nước đi

lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ đổi mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước năm 1991,
bổ sung, phát triển năm 2011 của Đảng tiếp tục khẳng định mục tiêu lớn của thời đại là
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng
là một xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, là một “nhà nước
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.
Hiện nay, tuy cách mạng vơ sản thế giới đang đứng trước những thách thức to lớn, tuy
vậy, nhiều nước ở châu Á, Phi, Mỹ Latinh vẫn giương ngọn cờ độc lập dân tộc đi lên
chủ nghĩa xã hội dưới nhiều hình thức. Trong đó, một số mơ hình chủ nghĩa xã hội mới
- sản phẩm của quá trình đổi mới chủ nghĩa xã hội - như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba
với những thành tựu to lớn, khẳng định sức sống của chủ nghĩa xã hội đổi mới, trở thành
tấm gương sáng để các dân tộc khác noi theo.
Ý nghĩa lịch sử của luận điểm
Định hướng đúng đắn cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta:
-

Sự xuất hiện của cách mạng vô sản như một kim chỉ nam soi sáng con đường
cách mạng Việt Nam, giúp dân tộc ta được giải phóng khỏi xiềng xích nơ lệ, khỏi
các tầng áp bức.

-

Đường lối giải phóng dân tộc bằng cách mạng vô sản như là ngọn đuốc soi đường
mà Lênin đã vạch ra để giải phóng các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Đưa phong
trào giải phóng dân tộc lên một tầng cao mới, mở ra một con đường, một chân lý
mới cho phong trào giải phóng dân tộc của các nước.

-

Việc vận dụng sáng tạo đường lối của Lênin vào cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc ở Việt Nam là một quyết định đúng đắn đưa Việt Nam từ thân phận nô lệ lên

làm chủ đất nước, khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của giai cấp công
nhân.

Định hướng thực tiễn của cách mạng Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn
-

Những thành tựu mà cách mạng Việt Nam đã đạt được cho đến ngày hôm nay là
minh chứng hùng hồn nhất, chứng tỏ sự đúng đắn của luận điểm cũng như con
đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn; con đường mà nhân dân ta đã và
đang thực hiện. Ấn tượng nhất là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
3


đã đưa đến sự thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, làm cho chế độ
thuộc địa nửa phong kiến bị xoá bỏ, một kỷ nguyên mới mở ra - kỷ nguyên của
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
-

Đấy là thắng lợi của cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ
quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc.

-

Là thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đảng đã đề ra và thực hiện đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc phù hợp với thực tiễn Việt Nam và bối cảnh quốc tế mới.

Câu 2. Anh/chị hãy phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực,
nguyên tắc đạo đức cách mạng. Liên hệ với sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, từ bài giảng đầu tiên trong tác phẩm Đường
Kách mệnh (năm 1927) đến bản Di chúc cuối cùng (hoàn chỉnh vào tháng 5/1969), Chủ
tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức, coi đạo
đức là “cái gốc” của người cách mạng. Người viết “cũng như sơng thì có nguồn mới có
nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người
cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo
được nhân dân”. Đạo đức cách mạng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh ln có sự nhất
qn và tính logic cao về tinh thần cách mạng cũng như phương pháp tư duy, nhất là
phương pháp tư duy khoa học, tư duy biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trên cơ
sở truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, chắt lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại,
Người còn phát triển và sáng tạo những giá trị tư tưởng đạo đức mới phù hợp với điều
kiện Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn luôn đánh giá cao cả hai mặt đức và tài ở mỗi con người.
Người khẳng định đạo đức là gốc, nó quyết định sức mạnh tinh thần to lớn của con
người, sức mạnh của đồn kết dân tộc. Nhờ đó mà đạo đức góp phần to lớn vào việc
quyết định sự thành bại của cách mạng nước ta. Chính vì vậy, Người luôn coi trọng giáo
dục, rèn luyện đạo đức cho con người, trước hết là cho cán bộ, đảng viên.
Từ những quan niệm nêu trên, cho thấy quan niệm chung của Hồ Chí Minh về
chuẩn mực đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm cơ bản sau đây:
Một là, trung với nước, hiếu với dân.
4


Theo Hồ Chí Minh, đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các
phẩm chất khác.Từ quan niệm cũ “ trung với vua, hiếu với cha mẹ” trong đạo đức truyền
thống của xã hội phong kiến phương Đơng, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới,
cao rộng hơn là “trung với nước, hiếu với dân”, thể hiện mối quan hệ giữa con người
với Tổ quốc và Nhân dân.
“Trung với nước” là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc,
phải đặt lợi ích của cách mạng, của Tổ quốc lên trên hết, trước hết và quyết tâm đấu

tranh cho sự phồn vinh của đất nước, đem lại ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
“Hiếu với dân” là phải tôn trọng, u kính Nhân dân, gắn bó máu thịt với Nhân dân,
khẳng định sức mạnh to lớn của Nhân dân và phải coi dân là gốc, nền tảng của sự nghiệp
cách mạng. Vì “dân” trong quan niệm của Hồ Chí Minh, dân phải gắn liền với nước,
dân là chủ của đất nước, dân có quyền quyết định vận mệnh quốc gia, “bao nhiêu quyền
hành, lực lượng đều thuộc về dân”. Vì vậy, hiếu với dân là phải một lòng, một dạ “phụng
sự Nhân dân. Nghĩa là làm đầy tớ cho dân”.
Ở Người, lý luận luôn gắn chặt với thực tiễn, lời nói ln đi đơi với việc làm. Cuộc
đời của Người là minh chứng sinh động về tư tưởng tận trung với nước, tận hiếu với
dân. Người khẳng định: “Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục
đích, là làm cho ích nước, lợi dân”.
Hai là, cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng, đó
là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người. Vì vậy, Hồ Chí
Minh đã đề cập phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất, với một nội dung mới rất
cách mạng mà vẫn giữ được nền tảng của các khái niệm đạo đức cũ, phản ánh ngay từ
cuốn sách Đường cách mệnh đến bản Di chúc cuối đời.
Theo Hồ Chí Minh, “cần” là phải lao động cần cù, siêng năng, sáng tạo, năng suất,
hiệu quả cao, không lười biếng; “kiệm” là phải tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tài sản,
tiền bạc của dân, của nước, của bản thân mình, khơng xa xỉ, phơ trương, hình thức…;
“liêm” là phải ln tơn trọng giữ gìn của cơng, khơng tham địa vị, tiền tài, danh vọng…;
“chính” là khơng tà, thẳng thắn, đúng đắn, chân thành, khiêm tốn, không tự cao, tự đại,
không dối trá, lừa lọc; việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh.
Đối với một quốc gia, cần, kiệm, liêm, chính là thước đo sự giàu có về vật chất, vững
mạnh về tinh thần, thể hiện sự văn minh tiến bộ. Nó cịn là nền tảng của đời sống mới,
5


của các phong trào thi đua yêu nước. Người đã từng viết:“Trời có bốn mùa: Xn, Hạ,
Thu, Đơng/ Đất có bốn phương: Đơng, Tây, Nam, Bắc/ Người có bốn đức: cần, kiệm,

liêm, chính/ Thiếu một mùa thì khơng thành trời/ Thiếu một phương thì khơng thành đất/
Thiếu một đức thì khơng thành người”.
“Chí cơng vơ tư” là đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của Tổ quốc và của Nhân
dân lên trên lợi ích của bản thân; lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên
hạ.. Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta,
Người vẫn căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải
thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.
Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ
thật trung thành của Nhân dân”.
Như vậy, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư có mối quan hệ mật thiết với nhau,
tạo nên sự thống nhất trong phẩm chất đạo đức của người cách mạng. Người cho rằng
những cán bộ, đảng viên có đầy đủ đức tính nêu trên sẽ đứng vững trước mọi thử thách.
Ba là, yêu thương con người.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất tồn diện và độc đáo. Hồ Chí Minh đã
xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ. Những người lao động
bị áp bức bóc lột, Người bộc bạch: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là
làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hồn tồn tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Ở Hồ Chí Minh, tình u thương đồng bào, đồng chí của Người rất bao la, rộng lớn,
không phân biệt vùng, miền, trẻ, già, trai, gái...hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều
có chỗ trong tấm lịng nhân ái của Người. Tình u thương ấy cịn thể hiện ở tấm lịng
bao dung cao cả của một người Cha, đặc biệt, đối với những người phạm sai lầm, khuyết
điểm. Trong Di chúc để lại cho muôn đời sau, Người đã căn dặn Đảng ta: “phải có tình
đồng chí thương u lẫn nhau, mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất
yêu thương con người”, trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình chân thành, thẳng thắn,
khơng “dĩ hịa vi quý”, không hạ thấp con người, càng không phải vùi dập con người.
Điều đặc biệt là ở Người, yêu thương con người luôn luôn gắn với niềm tin vào con
người, tin vào lương tri, tin vào lòng dũng cảm, tin vào sức sáng tạo của họ trong hành


6


trình con người tự giải phóng lấy mình, để con người làm chủ xã hội, làm chủ bản thân
mình.
Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng.
Tinh thần quốc tế trong sáng: tinh thần quốc tế trong sáng trong tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh được bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp cơng nhân và tính ưu việt của
chế độ xã hội chủ nghĩa, là một phẩm chất quan trọng trong tư tưởng đạo đức của Người.
Hồ Chí Minh coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế
giới, cho nên theo Người: “Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An
Nam cả. Đã là đồng chí, thì sung sướng cực khổ phải có nhau”. Đó là cơ sở bền vững
để xây dựng tình cảm cách mạng trong sáng, thuỷ chung giữa các dân tộc bị áp bức và
nhân dân lao động trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, vì nền độc lập
của mỗi quốc gia dân tộc và quyền tự do, hạnh phúc của mỗi con người.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, hơn
nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Nội
dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng của Người rất rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tơn
trọng, hiểu biết, thương u và đồn kết với giai cấp vơ sản toàn thế giới, với các dân
tộc bị áp bức, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên
toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống
lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hịi, sơvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền. Hồ
Chí Minh nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, nhưng luôn luôn kêu gọi
phải tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế, đồng thời phải ra sức ủng hộ và giúp đỡ đối
với các cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội. Đồn kết quốc tế của Hồ Chí Minh theo tinh thần quốc tế trong sáng như:
“Quan sơn muôn dặm một nhà,
Bốn phương vô sản đều là anh em!”
Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng:
Để xây dựng một nền đạo đức mới, Hồ Chí Minh đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản

để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng, cũng như cho việc rèn luyện của mỗi người:
Nguyên tắc thứ nhất: Nói đi đơi với làm, nêu gương về đạo đức
Trước hết nói phải đi đơi với làm và luôn nêu gương về đạo đức. Điều này đã được
Người đề cập trong “Đường Kách mệnh” khi nói đến tư cách của một người cách mệnh.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Người đã giáo dục mọi người và
7


ngay chính bản thân mình đã thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất. Đối với
mỗi người đều nói nhiều mà làm ít, nói mà khơng làm, hơn nữa nói một đằng, làm một
nẻo thì chỉ đem lại hậu quả phản tác dụng. “Hãy làm theo tơi nói, đừng làm theo tơi
làm”, đó là thói đạo đức giả của các giai cấp bóc lột. Cịn việc nêu gương thì khơng ở
lĩnh vực nào mà vấn đề nêu gương lại được đặt ra như trong lĩnh vực đạo đức bắt đầu từ
ngay trong gia đình, nhà trường đến các tập thể, tổ chức, Đảng, Nhà nước,...Những
gương “Người tốt việc tốt” mà Hồ Chí Minh đã dày cơng phát hiện thu thập, chỉ đạo
việc in thành sách để mọi người học tập và làm theo là một việc làm rất cụ thể. Một bài
diễn văn hay không bằng một tấm gương sống - điều mà Hồ Chí Minh nói về Lê-nin đã
đặt ra cho việc xây dựng đạo đức mới một nguyên tắc rất cơ bản là sự nêu gương về đạo
đức. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương chung cho cả dân tộc và cho các
thế hệ người Việt Nam mãi mãi về sau học tập.
Nguyên tắc thứ hai để rèn luyện đạo đức cách mạng là xây đi đơi với chống
Bởi vì trong cuộc sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, cái đạo đức
và cái vơ đạo đức vẫn cịn đan xen nhau, đối chọi nhau, thông qua hành vi của mỗi một
con người khác nhau, thậm chí cịn diễn ra ngay trong bản thân mỗi một con người. Do
đó việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức hoàn tồn là điều khơng đơn giản. Xây phải
đi đơi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây. Trong khi xây dựng,
bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới, phải đồng thời chống lại cái xấu, cái sai, cái
vô đạo đức. Ở đây điều quan trọng là phải phát hiện sớm, hướng cho mọi người vào
cuộc đấu tranh cho sự trong sạch và lành mạnh về đạo đức. Để xây và chống có hiệu
quả phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động

rất nhiều phong trào như vậy. Đó là phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống tham
ô, lãng phí, quan liêu (năm 1952); đó là phong trào: 3 xây, 3 chống” (năm 1963)...
Nguyên tắc thứ ba là: Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở sự tự giác tu dưỡng đạo
đức của mỗi người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, phải làm thế nào đó để mỗi người tự nhận
thấy việc trau dồi đạo đức là một việc “sung sướng, vẻ vang nhất trên đời”.
Đạo đức cách mạng là đạo đức dấn thân, thể hiện trong hành động của người Việt
Nam yêu nước vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Do vậy, đạo đức
cách mạng đòi hỏi mỗi người phải tự giác rèn luyện Người khẳng định, đã là người thì
ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn
8


đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, khơng tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay,
cái tốt, cái thiện để phát huy, và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Tu dưỡng
đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong
sinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối quan hệ của mình. Hồ Chí Minh đưa ra một lời
khuyên rất dễ hiểu: “Đạo đức cách mạng khơng phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh,
rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng
sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Liên hệ với sự nghiệp đổi mới hiện nay
“Đạo đức cách mạng là hịa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng,
hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng. Do lời nói và việc làm, đảng viên,
đoàn viên và cán bộ làm cho dân tin, dân phục, dân yêu, đoàn kết quần chúng chặt chẽ
chung quanh Đảng, tổ chức, tuyên truyền và động viên quần chúng hăng hái thực hiện
chính sách và nghị quyết của Đảng”.
“Đảng ta là đạo đức, là văn minh”
Đó chính là những lời căn dặn của Người, theo Người điều biểu hiện rõ rệt nhất, cao
quý nhất của đạo đức cách mạng là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách
mạng; tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, phải tơn trọng nhân dân, lắng nghe

nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ. Đó là điều chủ chốt nhất, căn cốt nhất, phải trở thành
mục tiêu lẽ sống của mỗi đảng viên, cán bộ.
Thực trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 91 năm qua, Đảng ta đã xây dựng,
bồi dưỡng đại bộ phận cán bộ, đảng viên phát huy được phẩm chất, đạo đức cách mạng.
Đa số cán bộ, đảng viên luôn trau dồi và giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, yêu
nước, yêu dân, chí cơng, vơ tư, gương mẫu, có lối sống trong sạch, lành mạnh. Trong
hơn 35 năm đổi mới, nhiều đồng chí đã nêu cao tấm gương về bản lĩnh chính trị, có ý
thức rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, hết lòng, hết sức tận tụy với cơng
việc, được quần chúng u mến, tín nhiệm.
Đặc biệt, trong cơng tác phịng chống dịch Covid-19, nhất là trong đợt dịch lần thứ tư
từ ngày 27/4 đến nay, hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
“Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã
quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; tồn dân tộc mn người như một, đồng lịng
cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng
9


được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”, với tinh thần “chống dịch
như chống giặc”, sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết. Đã xuất hiện nhiều tấm
gương tiêu biểu, điển hình về đạo đức cách mạng của người cán bộ đảng viên, nhất là
trong đội ngũ y bác sĩ, lực lượng vũ trang, lực lượng tuyến đầu chống dịch. Trong đợt
dịch lần thứ tư, có gần 24 nghìn y bác sỹ, lực lượng y tế tham gia phịng chống dịch ở
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, có khoảng 2.300 nhân viên y tế bị lây
nhiễm, trong đó có 2 điều dưỡng và 1 bác sĩ ra đi mãi mãi. Thủ tướng Phạm Minh chính
khẳng định họ là những bơng hoa đẹp, truyền cảm hứng về đức hy sinh, về trách nhiệm
với đồng bào, truyền niềm tin để vượt lên nghịch cảnh, truyền năng lượng tích cực để đi
qua những ngày khó khăn của dịch bệnh, bồi đắp thêm truyền thống tốt đẹp của dân tộc
ta, tình đồng chí, nghĩa đồng bào.
Tuy nhiên, trong q trình đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,

nhất là tình hình hiện nay, một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư
tưởng, đạo đức, lối sống, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, tình trạng “nói khơng đi đơi
với làm”, “nói một đằng làm một nẻo”… đang gây bức xúc trong xã hội, làm mất niềm
tin trong nhân dân, điều đó đã được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa
XII). Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng đó, Bộ Chính trị (khóa XII) đã ban hành Quy định
55-QĐ/TW ngày 19/12/2016, đặc biệt, ngày 25/10/2018, Hội nghị Trung ương 8 khóa
XII, đã ban hành Quy định số 08-QĐ/TW của “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ,
đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp
hành Trung ương.
Trước những yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng
định: “Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng
chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”. Trong đó,
xây dựng Đảng về đạo đức là “nền tảng”, là “cái gốc” cho Đảng trong sạch, vững mạnh,
nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng nhằm xây dựng và củng cố niềm tin
của nhân dân đối với Đảng đã cho thấy tầm quan trọng của việc nâng cao đạo đức cách
mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay.
Do đó, trong thời gian tới, mỗi đảng viên, cán bộ cần thực hiện tốt một số giải pháp
chủ yếu sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán
bộ, đảng viên. Bằng cách thực hiện theo Chỉ thị 05 ngày 15/5/2016 và Kết luận số 01
10


ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước
phồn vinh, hạnh phúc” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “Về tăng
cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; tiếp
tục thực hiện Di chúc của Bác “giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người
lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Thứ hai, nêu cao tính tự giác tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là
cán bộ, lãnh đạo quản lý, người đứng đầu. Do vậy, địi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải
tích cực học tập; phải ln có ý thức trau dồi đạo đức cách mạng, thực hành cần, kiệm,
liêm, chính, chí cơng, vô tư; phải thật sự mẫu mực về đạo đức, lối sống, thẳng thắn, chân
thành để nhân dân học tập và làm theo.
Thứ ba, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời nêu gương người tốt việc tốt, có
chính sách thỏa đáng với những người có cơng trong phát hiện và đấu tranh chống tham
nhũng, tiêu cực; kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời đúng pháp luật đối với những
cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật, hoặc có biểu hiện sa đọa về đạo đức, lối sống, tham
nhũng, tham nhũng; đồng thời mỗi cán bộ, đảng viên cần đấu tranh chống diễn biến hồ
bình, các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch bảo vệ vững chắc nền tảng tư
tưởng của Đảng.
Thứ tư, tạo mọi điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát hoạt động, công tác của cán
bộ, đảng viên. Muốn vậy, phải khơng ngừng nâng cao trình độ dân trí, hồn thiện hệ
thống pháp luật, thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo mọi điều kiện thuận lợi
để nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của các cơ quan quyền lực từ
Trung ương đến cơ sở; đồng thời, mọi cán bộ, đảng viên phải ln gắn bó với quần
chúng, phải gần dân, trọng dân, tin dân và lắng nghe ý kiến của nhân dân, phát huy sức
mạnh, sáng kiến của nhân dân.
Hơn 63 năm trôi qua, song những điều Người tâm huyết, những chỉ dẫn kịp thời của
Người trong tác phẩm Đạo đức cách mạng vẫn còn nguyên giá trị.
Thực trạng đạo đức của học sinh, sinh viên hiện nay
Riêng với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này cịn quan trọng hơn, vì họ là “người chủ tương
lai của nước nhà”; là “người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là
người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”. Người nói: “Non sơng Việt Nam
11


có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai
với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học

tập của các em”. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo
đức của sinh viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm.
Phát huy tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, sinh viên tình
nguyện đã tham gia tuyến đầu chống dịch, tham gia nghiên cứu khoa học và sáng chế
nhiều vật dụng thiết thực, ý nghĩa. Điển hình là hoạt động “Go Volunteer!” do Thành
Đồn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố - Hội Sinh viên Việt Nam. Ngoài
ra, sinh viên trường Đại học Bách khoa đã chế tạo khẩu trang có thể lọc được 99% bụi
mịn, kháng khuẩn và ngăn chặn lây nhiễm virus cùng với ưu điểm sử dụng nhiều lần,
góp phần tiết kiệm chi phí và giảm lượng chất thải ra mơi trường. Hơn nữa, sinh viên
cịn chủ động tổ chức các hoạt động tình nguyện hè như chiến dịch Mùa hè xanh năm
2021 với các hoạt động liên quan Covid-19 như hoạt động hỗ trợ làm tấm chắn giọt bắn
và tai giả cho các điểm chống dịch.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, do sự bùng
phát của lối sống thực dụng chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý, đã dẫn đến những tiêu
cực trong xã hội ngày càng phổ biến. những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã
hội chưa được khắc phục, sự chống phá của các thế lực phản động quốc tế nhằm thực
hiện âm mưu “diễn biến hịa bình” đã tác động khơng nhỏ đến đời sống đạo đức công
dân, ảnh hưởng lớn đến tâm tư, tình cảm, ý chí phấn đấu của sinh viên, thanh niên trí
thức. Hậu quả là đã có một bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương
hướng phấn đấu, khơng có chí lập thân, lập nghiệp; thiếu trung thực, gian lận trong thi
cử, chạy điểm, chạy thầy, chạy trường, mua bằng cấp… đây là những biểu hiện khơng
thể coi thường.
Trong tình hình hiện nay, để phong trào “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” của sinh viên có hiệu quả, địi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều nhân tố;
sự giáo dục và việc tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên; sự nêu gương của mọi người
trong xã hội, của bố mẹ trong gia đình, của cán bộ, đảng viên, của các thầy, cô giáo, các
cán bộ quản lý giáo dục và sự hướng dẫn của dư luận xã hội và pháp luật. Nếu coi thường
một trong những nhân tố trên, việc học tập và rèn luyện khó đạt được kết quả như mong
muốn.


12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối
chuyên ngành Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-2019
2. Hồ Chí Minh với việc đi tìm chân lý thời đại: “Muốn cứu nước khơng có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản”
truy cập ngày 31/12/2021
3. Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển lý luận cách mạng vô sản vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam
/>4. Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc và giá
trị thời đại
truy cập 31/12/2021
5. Những nguyên tắc rèn luyện đạo đức theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
truy cập ngày 31/12/2021
6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
truy cập ngày 31/12/2021

13



×