Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phân tích sự can thiệp của chính phủ trên thị trường hàng hóa dịch vụ trước những biến động của thị trường cạnh tranh hoàn hảo, trong bối cảnh dịch bệnh covid 19 như hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.35 KB, 18 trang )

Mục lục

Lời mở đầu..................................................................................................................................................1
I.

Lý do chọn đề tài................................................................................................................................2
1.

Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................2

2.

Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................................2

3.

Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................................................4
1.

Khái niệm về thị trường hàng hóa và dịch vụ.................................................................................4

2.

3.

1.1.

Khái niệm về thị trường:.......................................................................................................4


1.2.

Khái niệm về thị trường hàng hóa và dịch vụ......................................................................4

1.3.

Đặc điểm của thị trường hàng hóa và dịch vụ:....................................................................4

Khái niệm thị trường cạnh tranh hồn hảo.................................................................................4
2.1.

Khái niệm cạnh tranh hồn hảo...............................................................................................4

2.2.

Khái niệm mơ hình cạnh tranh hoàn hảo...............................................................................5

2.3.

Đặc trưng của thị trường cạnh tranh hồn hảo:......................................................................5

Khái niệm về sự can thiệp của chính phủ vào thị trường...........................................................5
3.1.

Khái niệm...............................................................................................................................5

3.2.

Các hình thức can thiệp của chính phủ vào thị trường.......................................................5


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THỊ
TRƯỜNG HÀNG HĨA VÀ DỊCH VỤ TRƯỚC NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG
CẠNH TRANH HOÀN HẢO, TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19........................................7
1.

Bối cảnh hiện nay...........................................................................................................................7
1.1.

Tình hình kinh tế việt nam trong ba năm gần đây..............................................................7

2. Những chính sách của chính phủ nhằm can thiệp vào thị trường hàng hóa và dịch vụ trước
những biến động của thị trường cạnh tranh hoàn hảo.......................................................................8

3.

2.1.

Giá sàn....................................................................................................................................8

2.2.

Thuế........................................................................................................................................9

2.3.

Trợ cấp.................................................................................................................................11

Đánh giá chung............................................................................................................................12
3.1.


Tích cực................................................................................................................................12

3.2.

Tiêu cực................................................................................................................................12

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY/ HOÀN THIỆN.....................................................................13
Tài liệu tham khảo...................................................................................................................................15
1


Lời mở đầu.
Đại dịch Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay đã và đang gây ra những ảnh
hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới về mọi mặt từ y tế, giáo
dục tới kinh tế, chính trị. Đặc biệt là kinh tế toàn cầu đã bị ảnh hưởng về mọi mặt, rơi vào
tình trạng suy thối kinh tế nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Có thể nói bức tranh về nền
kinh tế toàn cầu đã trải qua một năm đầy biến động với “gam màu tối” là chủ đạo do ảnh
hưởng trầm trọng bởi dịch Covid-19. Đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng
1 năm 2020 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực tại tất cả các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương. Việt Nam là một quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn, hội nhập
quốc tế sâu rộng, cũng chịu nhiều tác động của dịch bệnh Covid-19. Mặc dù nước ta đã
có sự kiểm sốt dịch bệnh thành cơng bước đầu, nhưng Covid-19 đã ảnh hưởng không
nhỏ đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất và lưu
thơng hàng hóa, một số ngành như: xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú,
ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm bị tác động trực tiếp; nhiều doanh nghiệp phá
sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, v.v.

2



I.

Lý do chọn đề tài
1. Tính cấp thiết của đề tài

Có thể thấy, đại dịch Covid 19 đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt của
nền kinh tế, gây ra một cuộc khủng hoảng kép về y tế và kinh tế tại Việt Nam và hầu hết
các quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, Việt Nam đang phát triển theo hướng thị tường
cạnh tranh, mở cửa nền kinh tế để hội nhập với thế giới, điều này vừa là cơ hội vừa là
thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Khi mà hầu hết các doanh nghiệp Việt
đều là các doanh nghiệp non trẻ, sức cạnh tranh cịn kém, bởi vậy sự can thiệp, các chính
sách của chính phủ là rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, của
thị trường hàng hóa dịch vụ. Bằng những hướng đi đúng đắn và cách chính sách hỗ trợ
của chính phủ mà Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19, và nền kinh tế đã có những
dấu hiệu hồi phục rõ nét sau 9 tháng chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì tính
cấp thiết và quan trọng của tình trạng này mà em quyết định chọn đề tài: “Phân tích sự
can thiệp của chính phủ trên thị trường hàng hóa dịch vụ trước những biến động
của thị trường cạnh tranh hoàn hảo, trong bối cảnh dịch bệnh covid 19 như hiện
nay.”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: qua các nghiên cứu, thu thập số liệu, bài viết này muốn phân
tích sự can thiệp, các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng như thế nào trên thị trường
hàng hóa và dịch vụ trước những biến động không ngừng của thị tường cạnh tranh hoàn
hảo, trong bối cảnh dịch bệnh hết sức phức tạp như hiện nay. Từ đó có thể thấy rõ được
thực trạng của tình hình và đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy và hoàn thiện hơn các
chính sách của chính phủ.
Mục tiêu cụ thể: để đạt được mục tiêu tổng quát trên, bài viết có ba mục tiêu cụ thể
đó là:
-


-

Phân tích để làm rõ cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của sự can thiệp của chính phủ
trên thị trường hàng hóa dịch vụ trước những biến động của thị trường cạnh tranh
hồn hảo
Phân tích để thấy rõ thực trạng về sự can thiệp của chính phủ có ảnh hưởng như
thế nào tới thị trường, tới nền kinh tế.
Đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy và hồn thiện các chính sách của chính phủ.

3


3. Phương pháp nghiên cứu.
Khoảng thời gian nghiên cứu: từ khi bùng phát dịch bệnh Covid 19 tới nay (cuối
năm 2019 – cuối năm 2021).
-

-

Phương pháp sưu tầm: đây là một phương pháp quan trọng vì trên cơ sở số liệu đã
sưu tầm trên sách báo, Internet liên quan đến chủ đề, từ đó có thể rút ra được
những ảnh hưởng của sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế nói chung và thị
trường hàng hóa trước những biến động của thị trường cạnh tranh hồn hảo nói
riêng.
Phương pháp phân tích tổng hợp: trong q trình nghiên, các số liệu cụ thể về ảnh
hưởng của sự can thiệp của chính phủ như giá trị sản phẩm, GPD, giá trị sản xuất,
tiêu dùng, xuất nhập khẩu thu được cần được phân tích – tổng hợp để có những cái
nhìn tổng quan về vấn đề đang nghiên cứu.

4



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
1. Khái niệm về thị trường hàng hóa và dịch vụ.
1.1. Khái niệm về thị trường:
Thị trường là một phạm trù riêng có của nền sản xuất hàng hóa. Hoạt động của thị
trường được thực hiện qua ba nhân tố đó là: nhu cầu, lượng cung ứng, giá cả. Ba nhân tố
có mối quan hệ mật thiết với nhau.
1.2.

Khái niệm về thị trường hàng hóa và dịch vụ.

Thị trường hàng hóa và dịch vụ là bộ phận quan trọng đối với nền kinh tế nước ta,
là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Khi nói đến thị
trường hàng hóa dịch vụ, chủ yếu đề cập đến các loại hàng hóa và dịch vụ là sản phẩm
cuối cùng và phục vụ tiêu dùng.
1.3. Đặc điểm của thị trường hàng hóa và dịch vụ:
- Thị trường hàng hóa dịch vụ chịu ảnh hưởng từ các chính sách của Chính phủ:
Phần lớn các loại hàng hóa đều có sản phẩm thay thế nên sự chuyển dịch từ thị
trường này sang thị trường khác tương đối dễ dàng, ít tốn kém nhưng chịu ảnh
hưởng trước các biến động của môi trường.
- Thị trường hàng hóa dịch vụ mang tính cạnh tranh cao: Nhu cầu đa dạng, thu
nhập tăng lên đã làm cho cầu thị trường phong phú và biến đổi khôn lường. Nhà
kinh doanh đều phải đảm bảo chất lượng hàng hoá, giá cả phù hợp và có dịch vụ
tối ưu với các yêu cầu của khách hàng. Mức giá và chất lượng hàng hóa, dịch vụ
được cung ứng quyết định bởi thị trường thông qua quan hệ cung-cầu. 
- Thị trường hàng hóa dịch vụ có sự phân chia về hình thức: Theo phương thức mua
bán: bán bn-bán lẻ.Theo hình thức tổ chức: tập trung-phi tập trung. Theo phạm
vi: cả nước-địa phương-quốc tế…Dù phân loại theo hình thức nào thì mối liên hệ
giữa thị trường đều có sức ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống thị trường

2. Khái niệm thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
2.1.

Khái niệm cạnh tranh hoàn hảo.

Cạnh tranh hồn hảo là cạnh tranh trong một mơ hình kinh tế được mô tả là một
mẫu kinh tế thị trường lý tưởng, ở đó khơng có người sản xuất hay người tiêu dùng nào
có quyền hay khả năng khống chế được thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả. Cạnh tranh
hoàn hảo được cho là sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế cao. Những nghiên cứu về các thị
5


trường cạnh tranh hoàn hảo cung cấp cơ sở cho học thuyết về cung và cầu. Thị trường
cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có nhiều người mua, nhiều người bán và
khơng người mua, người bán nào có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
2.2. Khái niệm mơ hình cạnh tranh hồn hảo.
Mơ hình cạnh tranh hồn hảo là mơ hình được mơ tả là một mẫu kinh tế thị trường
lý tưởng, ở đó khơng có người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng
khống chế được thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả. Cạnh tranh hoàn hảo được cho là
sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế cao
2.3.
-

-

-

-

Đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:


Các hãng cạnh tranh hoàn hảo là những người chấp nhận giá bởi vì mỗi một hãng
cá biệt trên thị trường là quá nhỏ so với toàn bộ thị trường nên hãng không thể gây
ảnh hưởng đến giá thị của hàng hóa hay dịch vụ hãng sản xuất ra khi thay đổi sản
lượng của hãng.
Tất cả các hãng sản xuất một loại hàng hóa đồng nhất hay được tiêu chuẩn hóa
hồn hảo. Sản phẩm của một hãng này trong mộ thị trường cạnh tranh hoàn hảo
giống với sản phẩm của mọi hãng khác. Điều kiện này đảm bảo rằng những người
mua hàng quan với hãng sản xuất ra sản phẩm họ mua. Những sự khác biệt sản
phẩm, cho dù là thực hay ảo, là không thể xảy ra trong cạnh tranh hoàn hảo.
Việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường cạnh tranh hồn hảo là khơng hạn chế.
Khơng hề có những rào cản nào ngăn cản các hãng mới gia nhập thị trường và
khơng có điều gì ngăn cản các hãng đang tồn tại trên thị trường rút lui khỏi thị
trường.
Thơng tin hồn hảo cho người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm sao cho người
mua nhận thất những sản phẩm giống nhau của doanh nghiệp khác nhau là như
nhau. Thậm chí các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đồng nhất, họ cũng có thể
định giá sản phẩm của mình khác với người khác nếu người mua khơng có thơng
tin hồn hảo về chất lượng và đặc tính của sản phẩm ấy.

3. Khái niệm về sự can thiệp của chính phủ vào thị trường.
3.1. Khái niệm.
Trong thực tế, hầu hết các thị trường không hoạt động hoàn toàn tự do. Hệ thống
kinh tế ở hầu hết các nước khơng hồn tồn là hệ thống kinh tế thị trường tự do thuần túy,
mà là hệ thống kinh tế hỗn hợp. Chính phủ thường can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào
thị trường bằng một số biện pháp. Sự can thiệp này nhằm mục đích làm thay đổi giá cả và
số lượng hàng hóa và dịch vụ.
6



3.2. Các hình thức can thiệp của chính phủ vào thị trường.
- Giá sàn hay giá tối thiểu: là mức giá tối thiểu mà nhà nước qui định. Trong trường
hợp này, người mua không thể trả giá với mức giá thấp hơn giá sàn. Khi định ra
giá sàn về một loại hàng hố, nhà nước muốn bảo vệ lợi ích của những người cung
ứng hàng hoá.
-

-

Giá trần: là mức giá tối đa mà nhà nước buộc những người bán phải chấp hành.
Khi thiết lập mức giá trần, mục tiêu của nhà nước là kiểm soát giá để bảo vệ
những người tiêu dùng.
Sự can thiệp gián tiếp của chính phủ: thuế và trợ cấp. Trong thực tế, đơi khi chính
phủ xem việc đánh một mức thuế trên một đơn vị hàng hóa như là một hình thức
phân phối lại thu nhập, hay hạn chế việc sản xuất hay tiêu dùng một loại hàng hóa
hay dịch vụ nào đó. Ngược lại đối với trường hợp đánh thuế, chính phủ xem việc
trợ cấp một khoản tiền nào đó trên một đơn vị hàng hóa như là một hình thức hỗ
trợ cho sản xuất hay tiêu dùng.

7


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA CHÍNH
PHỦ VÀO THỊ TRƯỜNG HÀNG HĨA VÀ DỊCH VỤ TRƯỚC NHỮNG BIẾN
ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO, TRONG BỐI CẢNH
ĐẠI DỊCH COVID 19.
1. Bối cảnh hiện nay.
1.1. Tình hình kinh tế việt nam trong ba năm gần đây.
Với sự biến động, thay đổi không nghừng nghỉ của nền kinh tế thế giới, cùng với
sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid 19, Việt Nam cũng là một trong số rất

nhiều quốc gia chiu ảnh hưởng trực tiếp từ những tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới
và đại dịch mang lại. Tuy nhiên bằng những nỗ lực, bằng hướng đi đúng đắn của đảng và
các chính sách hỗ trợ, can thiệp kịp thời của chính phủ mà Việt Nam đã dần khẳng định
được vị thế của mình trên trường thế giới, từng bước đưa đất nước trở thành một quốc gia
có thu nhập trung bình cao.
Hệ thống nền kinh tế Việt Nam là một hệ thống kinh tế hỗn hợp. Khi mà nền kinh
tế thị trường ngày càng phát triển thì thị trường hàng hóa và dịch vụ thì ta vẫn thấy có
sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế cịn khá cao. Hiện nay Nhà nước vẫn thực
hiện việc điều hành chính với một số mặt hàng thiết yếu. Tại Việt Nam, với việc tiếp tục
kiểm soát tốt dịch bệnh trong những tháng đầu năm 2021, các hoạt động kinh tế - xã hội
trong cả nước tiếp tục đà phục hồi. Hoạt động tiêm vắc-xin đã dần được triển khai. Nhiều
thảo luận xoay quanh việc mở lại các đường bay quốc tế, hay hộ chiếu vắc-xin...được đề
cập gần đây nhằm hướng đến mở cửa trở lại nền kinh tế một cách an tồn, hay sự đồng
bộ và bền vững của chính sách hỗ trợ phục hồi một số ngành, lĩnh vực quan trọng cũng
như tổng thể nền kinh tế. Tăng trưởng của Việt Nam năm 2020 là 2,9 %. Đó là một trong
những thành tích cao nhất so với tất cả các quốc gia khác. Phải nói là năm ngối, Việt
Nam đã rất thành công trong việc ngăn chận dịch lây lan với những quyết định y tế vừa
sớm, vừa thích hợp. Nhờ vậy đã nhanh chóng phục hồi. Mặc dù tăng trưởng GDP năm
2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của
dịch Covid-19 thì đó là một thành cơng của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao
nhất thế giới. Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở
châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mô nền kinh tế nước ta
đạt hơn 343 tỷ USD[1], vượt Xin-ga-po (337,5 tỷ USD) và Ma-lai-xi-a (336,3 tỷ USD),
đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 [2] trong khu vực Đông Nam Á
(sau In-đô-nê-xi-a 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Phi-li-pin 367,4 tỷ USD).
Nhờ những chính sách của chính phủ cũng như việc tiêm vaccine covid 19 tồn
nước đã giúp cho việc kiểm sốt dịch bệnh trở nên tốt hơn, từ đó mà việc phục hồi kinh tế
8



cũng có rất nhiều điểm khởi sắc. Có thể nói, Việt Nam đang chọn hướng đi đúng đắn
trong việc điều tết nền kinh tế. Một mặt mở cửa nền kinh tế, tạo lập thị trường cạnh
tranh hoàn hảo để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển tiềm lực của mình;
mặt khác, can thiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp cịn non trẻ để có
tiềm lực, có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi.
2. Những chính sách của chính phủ nhằm can thiệp vào thị trường hàng hóa và
dịch vụ trước những biến động của thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
2.1. Giá sàn.
Các hãng cạnh tranh hoàn hảo là những người chấp nhận giá bởi vì mỗi một hãng
cá biệt trên thị trường là quá nhỏ so với toàn bộ thị trường nên hãng không thể gây ảnh
hưởng đến giá thị của hàng hóa hay dịch vụ hãng sản xuất ra khi thay đổi sản lượng của
hãng. Bởi vậy việc quy định giá sàn của chính phủ là để bảo vệ các hãng cạnh tranh hoàn
hảo khỏi việc bị ép giá thấp hơn giá thị trường.

Trường hợp chính phủ đánh giá sàn (trường hợp có hiệu lực) sẽ gây ra tình trạng
dư thừa hàng hóa trên thị trường hàng hóa và dịch vụ do giá mà nhà cạnh tranh bán cao
hơn so với giá cả thị trường. P0 và Q0 là điểm cân bằng trên thị trường tự do, nếu chính
phủ qui định rằng giá không thể giảm thấp hơn giá sàn cho phép là Pmin Ở mức giá cao
Pmin, lượng cung ứng Q1 nhiều hơn trước và ngược lại những người mua chỉ muốn mua
một lượng ít hơn là Q2. Kết quả là lượng cung vượt lượng cầu, thị trường dư thừa một
lượng hàng là (Q1 – Q2). Rõ ràng là người tiêu dùng bị thiệt từ biện pháp can thiệp này,
vì phải mua hàng với giá Pmin cao hơn mức giá P0 trong điều kiện thị trường tự do.
9


Người sản xuất nhận được mức giá cao hơn trước, nhưng giảm số lượng bán từ Q0 xuống
Q2, nếu chính phủ khơng có biện pháp hỗ trợ bằng cách mua hết lượng sản phẩm thừa,
thì họ sẽ khơng có thu nhập để bù đắp chi phí để sản xuất (Q1 – Q2). Trong thời điểm
dịch bệnh như hiện nay, chúng ta có thể thấy việc quy định giá sàn của chính phủ để bảo
vệ các nhà sản xuất cạnh tranh hoàn hảo như: đánh giá sàn vào các sản phẩm nơng sản

của việt nam. Chúng ta có thể thấy, vào năm 2020 khi chính phủ trung quốc đóng cửa
biên giới, nông sản như thanh long, dưa hấu,…của việt nam ùn ứ tại cửa khẩu không thể
xuất đi và phải mang quay trở lại trong nước để tiêu thụ, và chính bởi thế sẽ rất dễ xảy ra
tình trạng ép giá. Bởi vì muốn bảo vệ người nơng dân nên chính phủ đã quy định mức giá
sàn để giảm thiểu thiệt hại cho người bán. Hay một ví dụ khác, khi mới bắt đầu đại dịch,
chính phủ ban hành các chỉ thị 15, 16 về giãn cách xã hội, người dân đổ xơ đi mua thực
phẩm để tích trữ, vì vậy mà các siêu thị, cửa hàng như bigC, coopmart có tình trạng tăng
giá sản phẩm do cầu nhiều hơn cung. Và chính bởi vậy, chính phủ phải can thiệp vào thị
trường bằng cách quy định giá sàn thấp hơn giá thị trường.
2.2.

Thuế.

Trong thực tế, đơi khi chính phủ xem việc đánh một mức thuế trên một đơn vị
hàng hóa như là một hình thức phân phối lại thu nhập, hay hạn chế việc sản xuất hay tiêu
10


dùng một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Qua đường cung và đường cầu ta có thể xem
xét tác động của một khoản thuế.
Giả sử chính phủ đánh thuế t đồng trên một đơn vị hàng hóa được bán ra, phản
ứng của người bán là họ muốn được trả một mức giá thị trường cao hơn trước t đồng tại
mọi số lượng được bán ra. Điều đó có nghĩa là đường cung sẽ dịch chuyển song song lên
trên một đoạn bằng đúng khoản thuế t. Đường cầu của người tiêu thụ khơng có lý do gì
để thay đổi. Trên đồ thị giá cân bằng tăng từ P1 lên P2 và lượng cân bằng giảm từ Q1
xuống Q2. Giá cân bằng cao hơn trước, có nghĩa là người sản xuất đã chuyển được phần
nào gánh nặng thuế sang cho người tiêu dùng. Phần thuế người tiêu dùng chịu trên mỗi
sản phẩm là tD, cụ thể là khoản E2A = tD = P2 - P1 trên đồ thị. Nhưng mức thuế mà
người tiêu dùng gánh chịu qua giá mua nhỏ hơn mức thuế mà người sản xuất phải nộp
(E2A < t), do đó người sản xuất cũng gánh chịu một phần thuế là tS = AB =t - E2A=P1 PS.

Giá mà người sản xuất thực nhận sau khi có thuế là PS = P2 - t. Như vậy tác động
của một khoản thuế là nói đến gánh nặng kinh tế cuối cùng của nó. Việc người mua hay
người bán cuối cùng phải chịu khoản thuế đó phụ thuộc vào độ co giãn tương đối của
cung và cầu.
Tại Việt Nam, trước tình hình ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, Nhà nước đã ban
hành những nghị quyết thuận lợi hơn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp về các
chính sách về thế như:
- Nhà nước ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/04/2021 để gia hạn
thời gian nộp thuế đối với thuế giá trị gia tăng(VAT), bên cạnh đó chính phủ cũng
có những quyết định giảm thuế VAT cho doanh nghiệp, bởi đây là loại thuế có
điều tiết rộng. giảm thuế VAT được tập trung cho các doanh nghiệp như nhà hàng,
khách sạn, di lịch, vận chuyển, chuyên chở trang thiết bị y tế,…
- Về thuế thu nhập doanh nghiệp, chính phủ đã quy định các doanh nghiệp, hợp tác
xã, … có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng sẽ được giảm 30% số
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và áp dụng sau 45 ngày kể từ ngày ký nghị
định 52, trong kỳ tính thuế năm 2020 (nghị quyết số 16/2020/QH14).

11


2.3.

Trợ cấp.

Tại nhiều quốc gia trên thế giới và cả ở Việt Nam, trợ cấp hay trợ giá nhằm mục
đích nâng cao giá một số sản phẩm sao cho các nhà sản xuất những sản phẩm đó nhận
được doanh thu cao hơn. Chính phủ xem việc trợ cấp một khoản tiền nào đó trên một đơn
vị hàng hóa như là một hình thức hỗ trợ cho sản xuất hay tiêu dùng. Tương tự như phân
tích tác động của một khoản thuế, qua đường cung và đường cầu ta có thể xem xét tác
động của một khoản trợ cấp. Một trong những phương pháp đó là chính phủ ấn định một

mức giá Ps và mua bất kỳ một mức sản lượng cần thiết để giữ giá thị trường ở mức đó.
Giả sử chính phủ trợ cấp s đồng trên một đơn vị hàng hóa đối với người sản xuất, họ có
thể cung ứng mức sản lượng cao hơn trước ở tất cả mức giá có thể có trên thị trường.
Điều đó có nghĩa là đường cung sẽ dịch chuyển sang phải hay dịch chuyển xuống dưới
một khoản bằng đúng khoản trợ cấp s (hình 2.19).Đường cầu của người tiêu thụ khơng có
lý do gì để thay đổi. Trên đồ thị giá cần bằng giảm từ P1 xuống P2 và lượng cân bằng
tăng từ Q1 lên Q2. Giá cần bằng thấp hơn hơn có nghĩa là người tiêu dùng cùng hưởng
lợi từ chính sách trợ cấp, cụ thể là họ mua sản phẩm với mức giá thấp hơn một khoản
E1C trên đồ thị, do đó người sản xuất chỉ hưởng một phần trợ cấp là đoạn CD = s - E1C.
Giá mà người sản xuất thực nhận sau khi có trợ cấp là PS = P2 + s.
Như vậy cuối cùng việc người mua hay người bán hưởng lợi từ chính sách trợ cấp
của chính phủ là phụ thuộc vào độ co giãn tương đối của cung và cầu. Nói chung, người
sản xuất sẽ hưởng phần lớn khoản trợ cấp nếu cầu co giãn nhiều so với cung.
12


3. Đánh giá chung.
3.1. Tích cực
Trong hình hình dịch bệnh như hiệu nay, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh
nghiệp vừa và nhỏ chịu ảnh hưởng rất nghiêm trọng từ đại dịch, điều này làm ảnh hưởng
tới cung, cầu hàng hóa của thị trường hàng hóa và dịch vụ. Khi các doanh nghiệp phải
đóng cửa tạm ngưng sản xuất đồng thời sẽ có một lượng lớn hàng hóa bị thiếu hụt, điển
hình như giấy vệ sinh, nước uống, thực phẩm khô,… đặc biệt là với sự biến động không
ngừng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị
trường là người chịu giá, giá cả được quyết định bởi cung và cầu sản phẩm, bởi vậy khi
có quá nhiều doanh nghiệp cạnh tranh đóng cửa, cầu sẽ nhiều hơn cung, điều này làm
cho các nhà cạnh tranh cịn lại có thể đẩy giá lên mức cao hơn. Chính vì vậy,sự can thiệp
của chính phủ vào nền kinh tế để điều tiết thị trường hàng hóa và dịch vụ là điều cần
thiết. các chính sách của chính phủ khơng những kịp thời hộ trợ các doanh nghiệp hồi sức
trong bối cảnh chịu nhiều tác động của đại dịch Covid 19. Tác động của đại dịch làm ảnh

hưởng tới hoạt động sản xuất – kinh doanh bị gián đoạn không thể tiếp tục tiến hành.
Điều này không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận, tới sự phát triển của doanh nghiệp cạnh
tranh hồn hảo mà cịn ảnh hưởng rất lớn tới nguồn cung hàng hóa đối với thị trường
hàng hóa và dịch vụ. Nhưng thực trạng hiện này về sự phục hồi của nền kinh tế đã cho
thấy hướng đi đúng đắn của chính phủ trong việc can thiệp, điều tiết nền kinh tế thị
trường trước những biến động của thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
3.2. Tiêu cực.
Tuy có những điểm sáng trong sự can thiệp của chính phủ là thế, nhưng vẫn cịn
tồn tại một vài khuyết điểm, tiêu cực.
- Về bên trong nội tại của thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Các doanh nghiệp cạnh
tranh cịn chưa minh bạch, mang tính tự phát. Việc cạnh tranh không lành mạnh đã
gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và cả người tiêu dùng trong thị trường.
- Các chính sách của chính phủ cịn hạn hẹp, chưa bao quát được toàn bộ nền kinh
tế thị trường. Bởi vậy có những bộ phận của nền kinh tế chưa thật sự nhận được
các ưu đãi của chính phủ, điều này gây nên sự mất công bằng đối với các doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn hảo cũng như người tiêu dùng trong thị trường hàng hóa.

13


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY/ HỒN THIỆN.
Bởi các chính sách của chính phủ cịn chưa thực sự hiệu quả, còn tồn tại khá nhiều
những bất cập, bởi vậy cần có những giải pháp đúng đắn để hồn thiện hơn, thúc đẩy nền
kinh tế thị trường hàng hóa phát triển theo hướng tích cực. Các chính sách tài chính được
ban hành được kỳ vọng sẽ có những tác động tích cực trong việc tạo niềm tin cho DN và
người dân vượt qua khó khăn và khủng hoảng tài chính sau thời kỳ dịch. Các chính sách
kích thích tổng cầu chủ yếu thông qua tăng đầu tư của Nhà nước vào cơ sở hạ tầng.

-


-

-

-

Về phía hỗ trợ cho các doanh nghiệp cạnh tranh hồn hảo.
Thứ nhất, tiếp tục duy trì gói hỗ trợ tài chính đủ lớn và hiệu quả để tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, trong đó tập trung vào đối tượng
doanh nghiệp, vì đây là khu vực đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP (khoảng
60%).
Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất,
chú trọng đến việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, nhất là các dự
án trọng điểm, quy mơ lớn, có sức lan tỏa rộng, tạo đột phá chiến lược về kết cấu
hạ tầng và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu để
chủ động nguồn hàng khi thị trường thế giới mở lại bình thường. 
Thứ tư, Tiếp tục kéo dài thời gian gia hạn cho các chính sách hỗ trợ về thuế, giảm
chi phí hạ tầng. Tuy nhiên, cần thận trọng khi áp dụng gói chính sách tài khóa, đặc
biệt giảm thuế. Theo tính tốn sơ bộ, “chỉ cần giảm 1% thuế GTGT có thể gây hụt
thu ngân sách đến hơn 30.000 tỷ đồng” (TS. Cấn Văn Lực). Trong khi nguồn thu
NSNN là rất quan trọng để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi và đảm bảo các
vấn đề an sinh xã hội.
Thứ năm, đa dạng hóa các kênh huy động vốn, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận
các nguồn vốn để vượt qua những khó khăn, thách thức.
Thứ sáu, Hồn thiện thể chế, cơ chế chính sách cho việc phát triển thị trường
chứng khoán, sớm ban hành đồng bộ hệ thống nghị định và các văn bản hướng dẫn
Luật Chứng khoán, Luật DN, Luật Đầu tư, cũng như việc xem xét sửa đổi các văn
bản pháp luật khác có liên quan nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, công
bằng cho các DN, nhà đầu tư. Bên cạnh đó, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong

lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trị DN.
14


15


Về phía người lao động, người dân, người tiêu dùng trong thị trường hàng hóa và
dịch vụ:
- Một là, tiếp tục có các chính sách hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho người lao động,
thất nghiệp. Trong đó, quan tâm, chú trọng đến đối tượng lao động trong các có
quy mơ siêu nhỏ, nhỏ và vừa thông qua hỗ trợ để giải quyết vấn đề trợ cấp thất
nghiệp cho người lao động. Theo báo cáo nhanh của Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO), ở Việt Nam, những lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, bất động sản, sản
xuất... hiện đang sử dụng hơn 22,1 triệu lao động, tức 40,8% tổng số việc làm của
Việt Nam.
- Hai là, tập trung hơn vào các gói chính sách hỗ trợ tiền tệ - tín dụng, tiếp tục duy
trì gói chính sách tài khóa thông qua thuế, tiền sử dụng đất. 
- Thứ ba, thực hiện tốt việc phòng ngừa lây lan của bệnh dịch để không tái phát
dịch, tạo điều kiện cho việc mở rộng quan hệ quốc tế, đặc biệt là thương mại.
- ổn định chính sách về giá hàng hóa, nhằm hạn chế tình trạng tăng giá sản phẩm,
ổn định nguồn cung hàng hóa, hạn chế tình trạng đầu cơ tích trữ.

16


Kết luận:
Trong thực tế, khơng bao giờ có thị trường cạnh tranh hồn hảo hay thị trường có thể tự
động vận hành và phát triển mà khơng có sự can thiệp của các yếu tố bên ngồi. Vai trị
của Nhà nước đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia là rất quan

trọng. Chính phủ đưa ra các biện pháp, hỗ trợ, can thiệp để có thể ổn định nền kinh tế vĩ
mơ, để thị trường hoạt động hiệu quả nhất, thúc đẩy sản xuất, giao thương làm cho quốc
gia ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn. Và sự can thiệp của
chính phủ trên thị trường hàng hóa dịch vụ trước những biến động của thị trường cạnh
tranh hoàn hảo, trong bối cảnh dịch bệnh covid 19 như hiện nay đã và đang làm được
điều đó. Khi có sự can thiệp của chính phủ vào thị trường, thị trường tất yếu sẽ biến đổi
phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển của Nhà nước. Hiện nay, tình hình dịch
bệnh Covid 19 vẫn cịn diễn biết hết sức phức tạp, nền kinh tế nước ta cũng như các nước
khác bị ảnh hưởng nặng nề. Trước những khó khăn ấy, Chính phủ Việt Nam đã có những
thay đổi trong chính sách hỗ trợ, can thiệp kịp thời để giúp đỡ các doanh nghiệp và người
tiêu dùng, cá nhân vượt qua khó khăn này. Mặc dù đã đạt được những thành công nhất
định nhưng cũng không thể tránh khỏi những mặt hạn chế cịn tồn đọng. chính vì vậy,
Chính phủ cần linh hoạt, can thiệp đúng đắc vừa phải vào nền kinh tế để hiệu quả đạt
được là tốt nhất.
Tài liệu tham khảo.
1. Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với đại dịch Covid-19
"Chính Sách Tài Chính Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Ứng Phó Với Đại Dịch Covid19". Tapchitaichinh, 2022, Accessed 20
Mar 2022.
2. Hạnh, Đinh Thị Thu. "Vai trị nhà nước trong tạo lập mơi trường cạnh tranh
doanh nghiệp ở Việt nam (Lấy ví dụ các doanh nghiệp Bưu chính, viễn thơng) $
cĐinh Thị Thu Hạnh." (2008).
3. Bài 6: Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường
"Bài 6: Sự Can Thiệp Của Chính Phủ Vào Thị Trường". Hoc247.Net, 2022,
Accessed 20 Mar 2022.
4. Tác động của đại dịch Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền
vững ở Việt Nam

17



"Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Và Phát Triển Bền Vững
Ở Việt Nam". VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM, 2022,
/>Accessed 20 Mar 2022.
5. Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường - Đề cương ôn tập môn Kinh tế vi
mô - VnDoc.com
"Sự Can Thiệp Của Chính Phủ Vào Thị Trường - Đề Cương Ơn Tập Mơn Kinh Tế Vi Mơ
- Vndoc.Com". Vndoc.Com, 2022, Accessed 20 Mar 2022.
6. "Giá Trần (Price Ceiling) Trong Kinh Tế Vi Mơ Là Gì?". Vietnambiz, 2019,
Accessed 20 Mar 2022.

18



×