Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản cổ điển c mác đã kế thừa và phát triển lý thuyết này như thể nào sự vận dụng lý thuyết này ở việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267 KB, 12 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----

----

TIỂU LUẬN MƠN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
ĐỀ BÀI: Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển. C.Mác đã
kế thừa và phát triển lý thuyết này như thể nào? Sự vận dụng lý thuyết này ở
Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Họ và Tên : Nguyễn Thùy Trang
Mã sinh viên :
Khóa lớp tín chỉ :
Niên chế :
Ngày thi : 18/12/2021
Giờ thi : 8h30
ID phòng thi :
Bài thi mơn : Lịch sử các học thuyết kinh tế
Hình thức thi : Tiểu luận
Thời gian làm bài : 3 ngày

Hà Nội, Ngày 18 tháng 12 năm 2021
MỤC LỤ


1
I.

MỞ ĐẦU...........................................................................................................2

II.


NỘI DUNG.......................................................................................................3
2.1 Nội dung các học thuyết của các đại biểu tư sản cổ điển. 3
2.1.1 Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của các học thuyết kinh tế.....3
2.1.2 Lí thuyết giá trị lao động của W.Petty................................4
2.1.3 Lí thuyết giá trị của A.Smith..............................................5
2.1.4 Lý thuyết giá trị lao động của D.Ricardo...........................5
2.1.5 Lý thuyết giá trị của Simonde............................................6
2.2 C.Mác kế thừa và phát triển những lí tuyết của các đại biểu tư sản cổ
điển.
2.2.1 Hoàn cảnh ra đời................................................................7
2.2.2 Đặc điểm............................................................................7
2.2.3 Cách vận dụng lí thuyết giá trị đối với Việt Nam..............8

III.

KẾT LUẬN.....................................................................................................10

IV.

Tài liệu tham khảo:..........................................................................................11

1

MỞ ĐẦU

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu môn học lịch sử các học thuyết
kinh tế, tơi thấy rằng kinh tế chính trị tư sản cổ điển là tư tưởng kinh tế của
giai cấp tư sản nhưng đó là những tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản trong
giai đoạn chống chế độ phong kiến và thiết lập phương thức sản xuất TBCN.
Giai cấp tư sản đang đóng vai trị cách mạng trong lịch sử, tư tưởng của nó

phản ánh sự tiến bộ chung của xã hội. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển là một
trường phái khoa học trong lịch sử các học thuyết kinh tế. Họ đã nghiên cứu
những mối quan hệ nội tại của các quan hệ sản xuất tư sản, nghiên cứu để
2


vạch ra bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Với một hệ thống lý
luận đã đặt nền móng cho khoa học kinh tế, điều này có ý nghĩa đặc biệt đối
với sự phát triển của kinh tế học hiện đại ở tất cả nước đang thực hiện nền
kinh tế thị trường, trong đó có nước ta.
Tuy học thuyết của họ đứng trên lập trường của giai cấp tư sản và cịn có
những hạn chế nhất định, song những thành tựu mà họ đạt được có ý nghĩa
hết sức to lớn đối với các nhà nghiên cứu kinh tế sau này. Và có thể nói, học
thuyết kinh tế của các nhà tư sản cổ điển là nền tảng lý luận để C.Mác Ănghen và sau này là Lênin kế thừa và phát triển thành một hệ thống lý luận
có ý nghĩa mang tầm giá trị vượt thời đại và không chỉ là nền tảng cho việc
phát triển kinh tế ở các nước XHCN mà cả cho các nước trên thế giới. Chính
vì thế tơi chọn đề tài về các lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển
và cách C.Mác đã kế thừa, phát triển lý thuyết này. Từ đó Việt Nam ta có thể
học hỏi và vận dụng lí thuyết đó trong bối cảnh đất nước có những sự chuyển
biến về hội nhập tồn cầu cũng như cuộc cách mạng cơng nghiệp thời kì 4.0.

3


2

NỘI DUNG.

2.1 Nội dung các học thuyết của các đại biểu tư sản cổ
điển.

2.1.1

Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của các học

thuyết kinh tế.
2.1.1.1

Hoàn cảnh ra đời

Đến những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã giành được địa
vị thống trị. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản làm thay đổi căn bản cơ cấu giai
cấp xã hội. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa có hai giai cấp cơ bản là giai cấp tư
sản giữ vị trí thống trị và giai cấp vơ sản. Mâu thuẫn vốn có của CNTB đặc
biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp tư bản và vô sản ngày càng sâu sắc. Phong
trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại chế độ bóc lột áp bức tư bản chủ
nghĩa càng lên cao, điển hình là cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Lyon ở Pháp,
phong trào Hiến chương ở Anh trong những năm 30-40 của thế kỷ XIX.
Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đi từ tự phát đến tự giác, từ đấu tranh
kinh tế đến đấu tranh chính trị. Điều đó địi hỏi phải có lý luận cách mạng làm
vũ khí tư tưởng cho giai cấp vơ sản - chủ nghĩa Mác ra đời.

2.1.1.2

Đặc điểm

Thứ nhất, chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh
vực sản xuất, nghiên cứu các vấn đề kinh tế của nền sản xuất TBCN đặt ra.
Thứ hai, lần đầu tiên họ xây dựng được một hệ thống các phạm trù và
các quy luật của nền kinh tế thị trường, như phạm trù giá trị giá cả, lợi nhuận,
tiền lương, địa tô, lợi tức, các quy luật giá trị, cung cầu, lưu thơng tiền tệ...

Thứ ba, đề cao tính quy luật trong nền kinh tế, cho rằng các quy luật
kinh tế của chủ nghĩa tư bản có tính tự nhiên, tuyệt đối, vĩnh viễn, hợp lí và
tất yếu. Như vậy, những kết luận của họ mang tính phi lịch sử lẫn lộn giữa
yếu tố khoa học và yếu tố tầm thường.

4


Thứ tư, áp dụng rộng rãi phương pháp khoa học mới, phương pháp của
khoa học tự nhiên, là nghiên cứu một cách khách quan các sự vật, hiện tượng,
sử dụng rộng rãi phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong nghiên cứu kinh
tế.
Thứ năm, họ ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của
Nhà nước vào kinh tế.

2.1.2

Lí thuyết giá trị lao động của W.Petty

Khi nghiên cứu về giá trị lao động, ông dùng thuật ngữ “giá cả” và chia
thành “giá cả chính trị” và “giá cả tự nhiên”. Theo ơng giá cả chính trị là “giá
cả thị trường" nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngẫu nhiên, thường xuyên thay
đổi nên rất khó xác định.Còn giá cả tự nhiên là do thời gian lao động hao phí
quyết định và năng suất lao động có ảnh hưởng đến mức hao phí đó. Như vậy,
W.Petty là người đầu tiên tìm thấy cơ sở của giá cả tự nhiên là lao động. Ông
kết luận rằng: số lượng lao động bằng nhau bỏ vào sản xuất là cơ sở để so
sánh giá trị hàng hoá. Giá cả tự nhiên tỉ lệ nghịch với năng suất lao động khai
thác bạc hay vàng. W.Petty đặt vấn đề nghiên cứu lao động giản đơn và lao
động phức tạp nhưng không thành. Tuy nhiên, lý thuyết giá trị lao động của
ơng cịn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương. Ông chỉ thừa nhận lao

động khai thác vàng bạc là nguồn gốc của giá trị, cịn giá trị các hàng hố
khác chỉ được xác định nhờ quá trình trao đổi với vàng bạc, nói một cách
khác là lao động trong các ngành khác chỉ tạo nên của cải khi so sánh với lao
động tạo ra tiền. Mặt khác ơng có luận điểm nổi tiếng là: “Lao động là cha,
còn đất là mẹ của mọi của cải vật chất”. Về phương diện của cải vật chất, đó
là cơng lao to lớn của ơng. Nhưng sai lầm là ông đã coi hai yếu tố cả lao động
và đất đai là nguồn gốc của giá trị.

2.1.3

Lí thuyết giá trị của A.Smith

Ơng thừa nhận lý luận giá trị của W.Petty và chỉ ra rằng: tất cả các loại
lao động đều tạo ra giá trị. Lao động là thước đo cuối cùng của giá trị A.Smith
phân biệt giá trị sử dụng với giá trị trao đổi và kết luận giá trị sử dụng không
5


quyết định giá trị trao đổi. A.Smith nêu lên hai định nghĩa giá trị hàng hoá:
Thứ nhất: Giá trị hàng hố do hao phí lao động để sản xuất ra hàng hoá quyết
định. Lao động là thước đo của mọi giá trị. Thứ hai: Giá trị hàng hoá được
quyết định bởi số lượnglao động có thể mua được hàng hố này.
Bàn về cơ cấu giá trị hàng hóa, A.Smith cho rằng, trong chủ nghĩa tư
bản, giá trị được quyết định bởi thu nhập, bao gồm tiền lương, lợi nhuận và
địa tô. Như vậy, nếu “mượn " công thức giá trị hàng hóa của C.Mác thì theo
A.Smith giá trị hàng hóa = v+m.
Ông phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Theo ông: Giá cả tự
nhiên là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Giá cả thị trường là giá bán. Giá cả tự
nhiên có tính chất khách quan, giá cả thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như quan hệ cung - cầu, độc quyền.

A.Smith nêu ra hai quy luật quyết định giá trị hàng hóa: Thứ nhất: Trong
sản xuất hàng hóa giản đơn, giá trị do lao động quyết định. Thứ hai: Trong sản
xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, giá trị do các nguồn thu nhập quyết định.
Bàn về mối quan hệ giữa giá trị hàng hóa và năng suất lao động A.Smith
cho rằng, khi năng suất lao động tăng thì giá trị hàng hóa giảm.

2.1.4

Lý thuyết giá trị lao động của D.Ricardo

Ông phân biệt rõ 2 thuộc tính của hàng hố là giá trị sử dụng và giá trị
trao đổi và chỉ rõ giá trị sử dụng là điều kiện cần thiết cho giá trị trao đổi,
nhưng khơng phải là thước đo của nó. Ricardo còn đặt vấn đề về giá trị tuyệt
đối. Giá trị trao đối là hình thức cần thiết và có khả năng duy nhất để biểu
hiện giá trị tuyệt đối. Ông nêu ra là định nghĩa “Giá trị lao động hao phí quyết
định” là đúng, cịn định nghĩa “Giá trị lao động mà người ta có thể mua được
bằng hàng hố này quyết định” là sai. Theo ơng, khơng phải chỉ trong nền sản
xuất hàng hoá giản đơn mà ngay cả trong nền sản xuất lớn TBCN, giá trị vẫn
do lao động quyết định.
Ricardo cũng khẳng định “Giá trị là do lao động hao phí quyết định” và
cấu tạo giá trị hàng hoá bao gồm 3 bộ phận là: c+v+m, nhưng ơng cũng chưa
phân tích được sự dịch chuyển “c” vào sản phẩm mới diễn ra như thế nào.
6


Phương pháp nghiên cứu của ơng cịn có tính siêu hình. Ơng coi giá trị là
phạm trù vĩnh viễn. Ơng chưa phân biệt được giá trị hàng hoá và giá cả sản
xuất, chưa thấy được mâu thuẩn giữa giá trị và giá trị sử dụng vì chưa có được
lý thuyết tính hai mặt của lao động.


2.1.5

Lý thuyết giá trị của Simonde

Ông thấy được mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hố.
Ơng đã tiến thêm 1 bước so với D.Ricardo là đưa ra thước đo giá trị hàng hoá:
“thời gian lao động xã hội cần thiết”. Do đó, ơng đã qui lao động thành mối
liên hệ giữa nhu cầu xã hội và thời gian lao động xã hội cần thiết để thoả mãn
nhu cầu.
Tuy nhiên, so với D.Ricardo thì Sismondi cịn có chỗ thụt lùi: D.Ricardo
coi giá trị tương đối của hàng hoá được đo bằng lượng lao động chi phí để sản
xuất ra hàng hố, cịn Sismondi, giá trị tương đối của hàng hố được qui định
bởi cạnh tranh, bởi lượng cầu về hàng hoá.

2.2 C.Mác kế thừa và phát triển những lí tuyết của các
đại biểu tư sản cổ điển.
Những tư trưởng kinh tế xuất hiện từ thời cổ đại và nó khơng ngừng
được phát triển qua xã hội phong kiến. Đến chủ nghĩa tư bản các học thuyết
kinh tế đã được hình thành: đầu tiên là học thuyết kinh tế trọng thương, trọng
nông, tiếp đến là các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển, học thuyết kinh tế tiểu
tư sản, học thuyết kinh tế không tưởng… Những học thuyết kinh tế này đã đạt
được nhiều thành tựu khoa học, nhưng cũng còn có những hạn chế. K.Marx,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã kế thừa những tinh hoa của các học thuyết kinh
tế đó, đồng thời bố sung, phát triển và đưa học thuyết kinh tế Mác - Lênin lên
đỉnh cao của nhân loại.

7


2.2.1


Hoàn cảnh ra đời

Những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã xác lập được địa vị
thống trị. Trong xã hội tư bản hai giai cấp cơ bản đã hình thành: giai cấp tư
sản và giai cấp vơ sản làm th. Giai cấp tư sản nắm tồn bộ tư liệu sản xuất
và quyền thống trị toàn bộ đời sống xã hội. Giai cấp vô sản mất hết tư liệu sản
xuất, muốn lao động để có thu nhập phải làm thuê cho giai cấp tư sản và chịu
sự bóc lột của giai cấp tư sản.
Đây là thời kỳ đại công nghiệp tư bản của chủ nghĩa, giai cấp vô sản
công nghiệp ngày càng lớn mạnh ở các nước tư bản Tây Âu. Giai cấp tư sản
đã dựa vào nền đại cơng nghiệp cơ khí và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật để
tăng cường bóc lột giai cấp vô sản, làm cho mâu thuẫn giữa hai giai cấp ngày
căng trở nên sâu sắc. Giai cấp vô sản đã từng bước đứng lên đấu tranh với giai
cấp tư sản và đã trở thành phong trào rộng lớn nhưng tất cả các phong trào
đầu tranh của công nhân ở giai đoạn này đều mang tính tự phát, nên một yêu
cầu khách quan là phải có lý luận cách mạng làm vũ khí tư tưởng cho giai cấp
vơ sản. Chủ nghĩa Mác ra đời để đáp ứng yêu cầu đó của thực tiễn cách mạng.

2.2.2

Đặc điểm.

2.2.2.1
Quan niệm mới về đối tượng và phương pháp của
kinh tế chính trị
Các nhà kinh tế trước đó coi đối tượng của kinh tế chính trị là phương
thức làm tăng của cải, tìm cách để làm tăng lợi nhuận, hoặc là tìm cách phân
phối hợp lý của cải đã được tạo ra, tức là các mối quan hệ kinh tế giữa người
với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Từ đó

vạch rõ quy luật vận động, phát triển của quan hệ sản xuất tức là các quy luật
kinh tế. Đơi tượng nghiên cứu mới của kinh tế chính trị là các quan hệ của sản
xuất và trao đổi trong phương thức sản xuất mà các quan hệ đó hình thanh và
phát triển. Với quan niệm như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử của kinh tế chinh
trị học, đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị được xác định một cách
khoa học, toàn diện ở mức độ khái quát cao, thống nhất biện chứng giữa sản

8


xuất và lưu thông. Điều này thể hiện sự phát triển của lý luận kinh tế chính trị
của C.Mác so với các lý luận kinh tế chính trị trước ơng.
Ơng đã áp dụng phương pháp mới trong nghiên cứu kinh tế chính trị:
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học và sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng để phân tích các hiện tượng và quá trình kinh tế khách quan.
2.2.2.2

Quan điểm lịch sử vào việc phân tích các phạm trù,

các quy luật kinh tế.
Các nhà kinh tế học tư sản coi các phạm trù kinh tế tồn tại bên cạnh
nhau, khơng có sự phát triển và chuyển hóa từ phạm trù kinh tế này sang
phạm trù kinh tế khác. Họ đồng nhất các quy luật kinh tế của CNTB với các
quy luật tự nhiên và do đó coi CNTB tồn tại vĩnh viễn… Trái lại, C.Mác đã
vạch rõ các phạm trù kinh tế không phải lúc nào cũng tồn tại song song với
nhau, mà cịn có sự phát triển, chuyển hóa từ hình thái này sang hình thái
khác. Chẳng hạn, các hình thái phát triển của giá trị khơng những chỉ là các
hình thái khác nhau, mà cịn phản ánh trình độ phát triển khác nhau của sản
xuất và trao đổi hàng hóa.
C.Mác thực hiện một cuộc cách mạng về học thuyết giá trị - lao động.

Các nhà kinh tế học trước C.Mác chỉ phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hóa:
Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi có mâu thuẫn (Sismonde). Trái lại, C.Mác
khẳng định rằng hàng hóa là sự thống nhất biện chứng của hai thuộc tính: Giá
trị sử dụng và giá trị. Ơng là người đầu tiên đưa ra lý luận về tính hai mặt của
lao động sản xuất hàng hóa, là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Đây là
chìa khóa để giải quyết một loạt các vấn đề khác trong kinh tế chính trị như:
Chất lượng, sự hình thành các bộ phận giá trị (c+v+m)… giá trị hàng hóa;
nguồn gốc của giá trị và giá trị sử dụng. Ông là người đầu tiên vạch rõ nguồn
gốc và bản chất của tiền tệ. Đây là một trong những vấn đề bế tắc của các nhà
kinh tế học cổ điển tư sản.

9


2.2.3

Cách vận dụng lí thuyết giá trị đối với Việt

Nam.
Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa “vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN" nên việc
nghiên cứu lại những thành tựu về lý luận giá trị mà các nhà kinh tế tư sản cổ
- sự kế thừa của C.Mác về thành tựu ấy là rất cần thiết cho việc sản xuất trao
đổi và lưu thơng hàng hóa, nhất là trong thời kì cuộc cách mạng cơng nghiệp
4.0 ngày nay.
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế vận
động theo những kinh tế vốn có của kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp, hộ
gia đình tự quyết định hành vi của mình để trả lời thỏa đáng 3 câu hỏi: sản
xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào. Trên thị trường hàng hóa và

dịch vụ, giá cả điều tiết cung cầu giúp lưu thông hàng hóa tạo sự tăng chưởng
kinh tế cho đất nước.
Mở rộng kinh tế đối ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
Chủ động hòa nhập, thực hiện đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, tận dụng ngoại
lực để phát huy nội lực, thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế,
định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa.
Đi cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại đã chế tạo ra được
nhiều những công cụ hỗ trợ sản xuất. Điển hình là trong ngành cơng nghiệp
cơ khí - chế tạo, sự xuất hiện của những máy móc trang thiếy bị tân tiến đã
khơng chỉ giúp làm gia tăng năng suất mà còn làm giảm đi chi phí sản xuất
(giá trị lao động hao phí) từ đó mà thu được lợi nhuận nhiều hơn mà vẫn tiết
kiệm được nhân công. Hay trong ngành nông nghiệp cũng có sự thay đổi tích
cực khi có sự tham gia của máy móc vào lao động sản xuất. Khơng chỉ năng
xuất sẽ tăng lên, giảm được chi phí lao động còn đem về nhiều lợi nhuận hơn
mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm.

10


3

KẾT LUẬN

Quả thực, những lí thuyết giá trị của những đại biểu kinh tế tư sản cổ
điển dù là sự chỉnh sửa chắp vá những không thể phủ nhận những tư tưởng
nhận định đúng đắn của nó đối với thời kì chống phong kiến bắt đầu chuyển
sang tư bản chủ nghĩa lúc bấy giờ. Đó cũng là nền tảng vững vảng để cho
những nhà kinh tế chính trị tiếp theo tiêu biểu như Mác – Lênin từ đó mà tiếp
tục kế thừa và phát huy trở thành những giá trị khoa học đáng giá. Kinh tế
chính trị học Mác - Lênin thực sự đã trở thành một trong hệ thống các môn

khoa học kinh tế của nhân loại.
Trên cơ sở nhận thức được mở rộng, làm phong phú, trở nên sâu sắc do
được tiếp nhận những tri thức là kết quả nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác
- Lênin, người lao động cũng như những nhà hoạch định chính sách hình
thành được năng lực, kỹ năng vận dụng các quy luật kinh tế vào trong thực
tiến hoạt động lao động cũng như quản trị quốc gia của mình. Việc vận dụng
đúng các quy luật kinh tế khách quan thông qua điều chỉnh hành vi cá nhân
hoặc các chính sách kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát
triển theo hướng tiến bộ. Kinh tế chính trị Mác - Lênin, theo nghĩa đó, thực
hiện chức năng cải tạo thực tiễn, thúc đẩy văn minh của xã hội. Kinh tế chính
trị tham gia đắc lực vào sự hình thanh phương pháp luận, cơ sở khoa học để
giải quyết hài hịa các quan hệ lợi ích trong quá trình phát triển, tạo động lực
thúc đẩy từng các nhân và tồn xã hội sáng tạo, từ đó cải thiện khơng ngừng
đời sống vật chất, tinh thần của tồn xã hội.
Đối với sinh viên nói riêng, kinh tế chính trị Mác - Lênin là cơ sở khoa
học lý luận để nhận diện và định vị vai trò, trách nhiệm sáng tạo cao cả của
mình. Từ đó mà xây dựng tư duy và tầm nhìn, kỹ năng thực hiện các hoạt
động kinh tế - xã hội trên mọi lĩnh vực ngành nghề của đời sống xã hội để mà
đóng góp cho sự phát triển chung.

11


4

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trinh Lịch sử các học thuyết kinh kế (NXB Tài chính) của PGS.
TS. Hà Quý Tình - PGS. TS. Vũ Thị Vinh (Đồng chủ biên).
2. Hướng dẫn ôn tập môn học Lịch sử các học thuyết kinh tế (NXB Tài

chính) do PSG.TS Vũ Thị Vinh biên soạn.
3. Giáo trinh Kinh tế chinh trị Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học – Không
chuyên lý luận chinh trị) (NXB Bộ Giáo dục và Đào tạo), Chủ biên
PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa.
4. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế Trường Đại học Kinh Tế
Quốc Dân (NXB Thống Kê), Chủ biên PGS.TS Trần Bình Trọng.
5. Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt
Nam Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội (2016) Biên soạn Đinh Thị
Thu Hà.
6. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế Trường Đại học Cần Thơ
(2006) Người biên soạn TS. TRẦN VĂN HIẾU ( Chủ biên) Th.S . Ngô
Đức Hồng.

12



×