Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích sứ mệnh, vai trò và những yêu cầu về

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.29 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
NỘI DUNG.................................................................................................... 2
1 Khái quát về Luật sư ở Việt Nam hiện nay............................................2
1.1 Khái niệm............................................................................................ 2
1.2 Đặc điểm của nghề Luật sư.................................................................2
2 Sứ mệnh, vai trò, những yêu cầu về đạo đức của Luật sư ở Việt Nam
hiện nay....................................................................................................... 3
2.1 Sứ mệnh của Luật sư............................................................................ 3
2.2 Vai trò của Luật sư ở Việt Nam hiện nay.............................................4
2.3 Các yêu cầu về đạo đức đối với Luật sư ở Việt Nam hiện nay.............8
KẾT LUẬN.................................................................................................. 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
Nghề luật sư là một nghề có truyền thống cao quý, gắn liền với số phận pháp
lý của con người. Thơng qua hoạt động của mình, luật sư thực hiện chức năng xã
hội cao cả: Bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân; bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,
góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Để trở thành luật sư không phải một
điều dễ dàng, cần phải bỏ ra rất nhiều tâm huyết về thời gian, công sức và tiền bạc.
Để trở thành một luật sư giỏi lại càng khó, người luật sư khơng những chỉ có “Tài”,
mà cịn phải có cả “Đức”. Chính vì thế, Luật sư phải độc lập, trung thực, tơn trọng
sự thật khách quan, khơng vì bất kì lợi ích nào khác mà làm trái pháp luật, đi ngược
lại lương tâm đạo đức nghề nghiệp. Cũng chính vì thế, mỗi sinh viên ngành Luật có
ước mơ, mong muốn trở thành luật sư cần phải trang bị thật nhiều kiến thức, kỹ


năng và rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp để làm hành trang cho con
đường sắp tới.
Để hiểu rõ hơn về nghề Luật sư và vai trò của người Luật sư, em xin chọn đề
tài số 2 “Phân tích sứ mệnh, vai trị và những u cầu về đạo đức của luật sư ở
Việt Nam hiện nay” làm bài tập học kỳ để có cái nhìn khác quan và sâu sắc về vấn
đề này, từ đó rút ra những bài học giá trị để tiếp tục chinh phục ước mơ.

1


NỘI DUNG
1 Khái quát về Luật sư ở Việt Nam hiện nay
1.1 Khái niệm
Luật sư là những người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định
của pháp luật của mỗi quốc gia, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của các cá
nhân, cơ quan, tổ chức1. Trong đó, khi phân loại Luật sư bao gồm Luật sư tư vấn và
Luật sư tranh tụng.
1.2 Đặc điểm của nghề Luật sư2
Thứ nhất, nghề luật sư là nghề được thực hiện bởi các Luật sư. Thông thường
nghề luật sư lựa chọn những người đã có trình độ, kiến thức xã hội cao và có đạo
đức thích hợp để đào tạo nghề. Đặc điểm này của nghề luật sư dẫn tới sự khác biệt
lớn trong quy chế vào nghề của luật sư so với quy chế vào nghề của thương nhân
và những người cung cấp dịch vụ khác mà đòi hỏi pháp luật phải chú ý.
Thứ hai, Nghề luật là nghề cung cấp dịch vụ có đối khoản đươc lượng hóa rất
tương đối. Dịch vụ mà Luật sư cung cấp có chức năng chỉ dẫn và phản biện. Đây là
các chức năng chủ yếu của luật sư đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho luật sư. Tức
là luật sư khi bán ra dịch vụ pháp lý và luôn thu lại một đối khoản thể hiện đúng
tính chất luật sư là một nghề nghiệp, trừ những hoạt động có tính chất đóng góp
cho xã hội gần giống như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, ví dụ như trợ giúp
pháp lý miễn phí.

Thứ ba, ghề Luật sư là một nghề tự do. Đặc điểm này hình thành do chính tính
chất hoạt động “khơng thể dựa dẫm” của luật sư bởi về bản chất, luật sư độc lập
1 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012

2 Nguyễn Quang Anh, Các đặc điểm của Nghề Luật sư, Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam
(truy cập lần cuối: 10/07/2021)

2


trong hành nghề và tự chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình 3. Luật
sư phải ln độc lập, tự quyết định các hoạt động của mình và không bị bất cứ cá
nhân, tổ chức nào chi phối về quan điểm, ý kiến bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho
khách hàng.
Thứ tư, nghề nghiệp Luật sư là một nghề “Bán kinh doanh”. Mỗi hoạt động
cung cấp dịch vụ đơn lẻ của Luật sư đều đóng góp trực tiếp cho sự tuân thủ pháp
luật và bình ổn của xã hội.
2. Sứ mệnh, vai trò, những yêu cầu về đạo đức của Luật sư ở Việt Nam hiện
nay
2.1 Sứ mệnh của Luật sư
Ở bất kì quốc gia nào trên Thế giới thì cơng lý và đảm bảo cơng bằng xã hội
cho tất cả cơng dân của quốc gia đó là một trong những yêu cầu hàng đầu được đặt
ra. Luật sư với sứ mệnh của mình ln được đặt niềm tin là người góp phần bảo vệ
cán cân cơng lý, giúp đỡ những người yếu thế, đảm bảo để tất cả mọi người được
hưởng sự cơng bằng. Sứ mệnh đó đã được thể chế hóa, trang trọng trở thành một bộ
quy tắc ứng xử trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
Quy tắc có nêu rõ về sứ mệnh của Luật sư như sau: “Luật sư có sứ mệnh bảo vệ
quyền con người, quyền cơng dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá
nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý,
công bằng, phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

xã hội chủ nghĩa”4.
Trong cuộc sống, do thiếu hiểu biết về pháp luật nên đôi khi người dân
không thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong bất cứ cuộc tranh
chấp, xung đột nào. Do đó, với vai trị là người am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm
3 Nguyễn Hà Trang (2008), Xây dựng quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư ở Việt Nam, Tạp chí

Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề Tổ chức và hoạt động luật sư, Hà Nội, tr 56.
4 Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam
3


trong hoạt động pháp luật, Luật sư sẽ là người giúp cho cơng dân về mặt pháp lí có
hiệu quả nhất khi có những sự việc xảy ra liên quan đến pháp luật. Bởi thế, sứ
mệnh của người luật sư cần phải được phát huy trong quá trình tiến tới bảo vệ lợi
ích của con người. Để hồn thành sứ mệnh cao cả đó, Luật sư khơng những phải
gương mẫu trong việc tôn trọng và chấp hành pháp luật mà cịn phải có bổn phận tự
giác chấp hành các quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề và giao
tiếp xã hội.
2.2 Vai trò của Luật sư ở Việt Nam hiện nay
Nghề Luật sư được xem là nghề tiêu biểu và thể hiện được những đặc trưng
tiêu biểu của nghề luật. Nghề luật sư không giống như những nghề nghiệp chun
mơn khác vì ngồi những kiến thức và kĩ năng thì những người luật sư cịn cần có
đạo đức nghề nghiệp, có cái “tâm” với nghề. Trong xã hội, đặc biệt ở đất nước đang
phát triển với nhiều những biến động như hiện nay thì vai trị của nghề luật sư là rất
lớn trong xã hội.
2.2.1 Vai trò của Luật sư trong việc bảo vệ quyền của bị can, bị cáo và các
đương sự trước Tòa
Theo quy định tại Điều 22 văn bản hợp nhất Luật Luật sư 2015, hoạt động
tham gia tố tụng là một trong bốn phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư cho
khách hàng. Đây là phương diện quan trọng đối với luật sư trong hành nghề. Bởi lẽ,

hoạt động tham gia tố tụng/tranh tụng của luật sư luôn gắn liền với hoạt động xét
xử, thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước; ảnh hưởng trực tiếp đến tự do, tài sản,
các quyền nhân thân, thậm chí cả tính mạng của khách hàng.5
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, các luật sư đã tham gia giải quyết hàng
trăm nghìn vụ án. Vai trị của Luật sư trong q trình tham gia tố tụng đã có những
5 Trọn bộ 3 cuốn "Sổ Tay Luật sư" 2018, Tập 1-Luật sư và hành nghề luật sư, tr.85.
/>4


bước phát triển về chất. Xuất phát từ việc pháp luật tố tụng đang từng bước được
hoàn thiện, các cơ quan tiến hành tố tụng đã quan tâm hơn đến việc tạo điều kiện
thuận lợi cho các luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
các bị can, bị cáo, đương sự. Đặc biệt sau khi Nghị Quyết số 08/NQ-TW ngày
02/01/2002 của Bộ chính trị thì vai trị của luật sư trong q trình tham gia tố tụng
đã được nâng lên một bước. Việc tham gia tố tụng của Luật sư không những bảo
đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các đương sự khác mà còn giúp các
cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách
quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa, làm giảm thiểu các vụ án oan sai. Do đó, có thể thấy, hoạt động tranh tụng
của luật sư góp phần vào bảo vệ cơng lý, bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các cá nhân, công dân, các tổ chức kinh tế -xã hội và Nhà nước.
Trong hoạt động tư pháp, nếu không có sự tham gia của luật sư thì sẽ khó có thể
xây dựng được một nền tư pháp dân chủ, minh bạch, công khai; niềm tin của người
dân vào công lý sẽ bị suy giảm.6 Đặc biệt, trong trường hợp việc xét xử xảy ra oan
sai thì cơng lý sẽ bị tổn thương khó có thể bù đắp được.
Tóm lại, tham gia tố tụng là hoạt động của luật sư trong việc cung cấp dịch
vụ pháp lý với tư cách người bào chữa hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp cho khách hàng. Để thực hiện được hoạt động này, luật sư cần vận dụng
nhuần nhuyễn các kiến thức, kỹ năng, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh
tuyệt đối tuân thủ các quy định pháp luật tố tụng có liên quan.

2.2.2 Vai trị của luật sư trong hoạt động tư vấn pháp luật góp phần bảo vệ
quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức7

6 Học viện Tư pháp, Giáo trình Luật sư và nghề luật sư, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, 2018, tr.58
7 Vai trò của Luật sư trong tư vấn pháp luật

/>(truy cập lần cuối: Ngày 15/07/2021)
5


Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 văn bản hợp nhất Luật Luật sư 2015, tư
vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo
các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ8.
Bên cạnh hoạt động tranh tụng, luật sư còn nhận làm tư vấn pháp luật cho cá
nhân, tổ chức trong và ngoài nước bằng hình thức ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Luật sư thực hiện tư vấn trong nhiều lĩnh vực pháp luật, soạn thảo các văn bản pháp
luật, soạn thảo di chúc, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua
bán bất động sản, soạn thảo giấy tờ pháp lý của công ty... Lĩnh vực hoạt động soạn
thảo văn bản có liên quan đến pháp luật là một lĩnh vực hoạt động quan trọng trong
hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư. Luật sư còn hướng dẫn khách hàng về
những vấn đề có liên quan đến pháp luật, quyền của họ được pháp luật quy định và
cách xử sự theo đúng pháp luật. Việc tư vấn pháp luật cho khách hàng của luật sư
góp phần khơng nhỏ trong việc giải quyết những tranh chấp xảy ra trong đời sống
xã hội, ngăn chặn được những hành vi vi phạm pháp luật, giảm bớt phiền hà cho cơ
quan nhà nước khi người dân thiếu hiểu biết pháp luật đi khiếu nại khơng đúng cơ
quan có thẩm quyền. Trong thời gian gần đây, cùng với xu hướng phát triển của xã
hội và nhu cầu của con người thì các luật sư cũng đã mở rộng và phát triển tư vấn
trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó thì tư vấn về đất đai, hơn nhân gia đình
trong lĩnh vực dân sự là mảng tư vấn phổ biến và sôi động nhất.
Có thể thấy, hiện nay, tư vấn pháp luật là loại hình dịch vụ pháp lý có vai trị

ngày càng quan trọng và phổ biến, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang thực
hiện hội nhập kinh thế giới ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng. Xuất phát từ điều đó,
việc trang bị và bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật cho luật sư trở thành một nhu
cầu thiết yếu. Hiện nay, kỹ năng tư vấn pháp luật đã được đưa vào thành nội dung
bắt buộc của các kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư của Học viện Tư
8 Điều 28 văn bản hợp nhất Luật Luật sư năm 2015
6


pháp hay cũng là một môn học quan trọng của hầu hết các cơ sở đào tạo luật khác,
trong đó có Trường Đại học Luật Hà Nội của chúng ta.
2.2.3 Vai trò của luật sư trong việc tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật cho cộng đồng; giúp cá nhân, tổ chức hiểu biết pháp luật và thực hiện
đúng pháp luật; xây dựng và hồn thiện hệ thớng pháp luật
Trước hết, Luật sư có vai trị rất lớn trong hoạt động tuyên truyền, phổ
biến pháp luật. Trên thực tế, khơng phải ai cũng có hiểu biết về kiến thức pháp luật
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hơn nữa, với thời đại cơng nghệ số,
việc dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin xấu đi ngược lại đạo đức, pháp luật cũng
xảy ra nhiều. Hơn nữa, với người dân ở những vùng dân tộc thiểu số thì việc tiếp
cận pháp luật cũng rất khó khăn và hạn chế. Chính vì thế, Luật sư cần tuyên truyền,
phổ biến pháp luật cho người dân để Dân biết rồi dân làm.
Bên cạnh đó, Luật sư cịn đóng vai trò là người chỉ dẫn, giúp các cá nhân, tổ
chức hiểu biết pháp luật và thực hiện đúng pháp luật. Theo quy định
tại Điều 28 Luật luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung 2012 như sau:
“1. Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng
soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ
Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật
2. Khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng
pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.”9
Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, luật sư tham gia tư vấn cho khách hàng để

đảm bảo quyền lợi hợp pháp tốt nhất cho khách hàng của mình: tư vấn hợp đồng, tư
vấn cho các doanh nghiệp hoặc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác, …thông qua

9 Điều 28 Luật luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung 2012

7


hoạt động hướng dẫn, giải đáp; đưa ra các ý kiến và hướng giải quyết; cung cấp
thông tin liên quan đến vụ việc; giúp soạn thảo đơn từ
Ngoài ra, Luật sư có trách nhiệm tham gia tham các hoạt động về xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cụ thể, đó là các hoạt động đóng góp xây dựng
chính sách, pháp luật về cải cách tư pháp, cải cách hành chính và hội nhập kinh tế
quốc tế. Phản ánh, kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc thực tiễn hoạt động
luật sư, … từ đó giúp hồn chỉnh hệ thống pháp luật, củng cố niềm tin của nhân
dân.
2.2.4 Luật sư trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý khác
Dịch vụ pháp lý khác của luật sư thông thường bao gồm việc giúp đỡ khách
hàng thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giải quyết khiếu
nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và công việc khác theo quy định của
pháp luật. Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy
định của pháp luật có liên quan.10
Thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư đã đem đến cho
người dân những thông tin pháp luật hữu ích, giải đáp những thắc mắc, giúp người
dân hiểu hơn về các trình tự, thủ tục hành chính cần thiết khi giải quyết cơng việc,
tránh việc đi lại nhiều lần dẫn đến tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức của
người dân, những người được trợ giúp pháp lý. Những vụ việc của họ được những
luật sư trợ giúp pháp lý tư vấn, đại diện, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giải quyết vụ việc nhanh chóng, đúng pháp luật, góp phần rất lớn vào cơng
cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay. Như vậy, vai trị của luật sư khơng chỉ

được khẳng định trong thực tiễn đời sống xã hội mà cũng ngày càng được Nhà
nước, cũng như xã hội đề cao.
2.3 Các yêu cầu về đạo đức đối với Luật sư ở Việt Nam hiện nay
10 Điều 30 văn bản hợp nhất Luật Luật sư năm 2015

8


Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định
hành vi, quan hệ giữa con người với nhau và đối với xã hội. Với vị thế của người
luật sư trong xã hội cũng như trong hoạt động tư pháp, ở nước ta vấn đề đạo đức
nghề luật sư được xã hội và Nhà nước rất quan tâm. So với các ngành nghề khác thì
nghề luật sư là một trong những nghề có nhiều khả năng phát sinh các vấn đề về
đạo đức, do vậy việc ban hành các Quy tắc đạo đức của các đoàn luật sư là cần thiết
và các yêu cầu về đạo đức cũng cần được quan tâm hơn cả.
Trước hết, là một luật sư thì chính bản thân phải rèn luyện được đức tính độc
lập, trung thực, khách quan11. Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật
khách quan, khơng vì bất kì lợi ích nào khác mà làm trái pháp luật, đi ngược lại
lương tâm đạo đức nghề nghiệp. Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp
của nghề luật sư, thường xuyên học tập nâng cao trình độ chun mơn, giữ gìn
phẩm chất và uy tín nghề nghiệp; thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành
nghề và lối sống để xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với luật sư và
nghề luật sư.
Thứ hai, với tư cách là người thi hành pháp luật, hiểu biết các quy định của
pháp luật, luật sư phải là người bảo vệ cơng lí, tn thủ pháp luật, khơng được làm
bất cứ việc gì làm ảnh hưởng bất lợi đến tính độc lập, liêm chính và uy tín của luật
sư. Bởi nếu người hiểu về pháp luật mà còn vi phạm pháp luật thì làm sao để nhân
dân tin tưởng tơn trọng và thực hiện đúng pháp luật. Luật sư không được tư vấn
hoặc giúp đỡ khách hàng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc gian trá. Thông
thường luật sư phải từ chối hoặc rút lui khỏi một vụ việc nếu khách hàng yêu cầu

luật sư làm một việc phạm pháp hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Để tạo
vị thế của luật sư với xã hội và niềm tin với khách hàng, luật sư phải có nghĩa vụ
tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng. Luật sư chỉ nhận những vụ việc theo
11 Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, 2019

9


khả năng của mình và thực hiện vụ việc theo phạm vi yêu cầu của khách hàng.
Không được nhận việc nếu có xung đột hoặc có nguy cơ xung đột vì quyền lợi với
khách hàng khác. Trong quan hệ với khách hàng luật sư khơng nên để áp lực tài
chính ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng của mình nên tách
bạch hai vấn đề thì việc luật sư cung cấp cho khách hàng những lời khuyên mới vô
tư và trong sáng.
Thứ ba, một nguyên tắc đạo đức cơ bản trong hành nghề của Luật sư đó là
luật sư phải bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng và giữ bí mật thơng tin liên quan
đến việc đại diện cho khách hàng12. Luật sư có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch
vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng, tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử
dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất
quyền và lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, Luật sư rất
cần sự trung thực của khách hàng, bên cạnh đó khách hàng cũng cần luật sư biết
giữ gìn bí mật cho mình. Đây là nghĩa vụ của luật sư điều này rất cần thiết nếu
muốn ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến u cầu luật sư bảo vệ mình.
Khơng chỉ vậy, trong xã hội hiện nay, cịn có rất nhiều người khơng có đủ
điều kiện để tìm đến các dịch vụ pháp lý. Vì thế mỗi luật sư đứng trước vấn đề như
vậy thì điều nên làm đó chính là hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Trợ giúp pháp lý
miễn phí là lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư. Luật sư có nghĩa vụ
thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng khác theo
quy định của pháp luật, theo Điều lệ Liên đồn Luật sư Việt Nam bằng sự tận tâm,
vơ tư và trách nhiệm nghề nghiệp như các vụ việc có nhận thù lao. Đây là hoạt

động thể hiện tinh thần phục vụ cộng đồng của luật sư đối với những người, những
gia đình có hồn cảnh khó khăn. Sự cống hiến đối với xã hội trong hoạt động trợ

12 Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, 2019

10


giúp pháp lý đã góp phần xây đắp lên những giá trị xã hội của nghề luật sư, giúp
nâng cao uy tín, hình ảnh Luật sư trong lịng nhân dân.
KẾT LUẬN
Luật sư cần hành nghề bằng cái đức, cái tâm của mình, phải hiểu được thiên
chức cao quý của nghề, người bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế. Phẩn giá đó thiết
nghĩ đến từ sự cương trực, vốn là biểu tượng của công lý trong xã hội, dù áp lực
khó khăn vẫn khơng chùn bước. Phải dũng cảm và có bản lĩnh để vượt quan trở
ngại, thử thách gặp phải trong q trình hành nghề. Đó là một u cầu tự thân vận
động nhằm chuẩn bị tâm thế cho mình khi đối đầu với những tình huống xung đột
xảy ra trong quá trình tìm lẽ phải. Nghề Luật sư đêm lại sự cơng bằng cho mọi
người có niềm tin vào pháp luật của người bảo vệ công lý, ở đó Luật sự là những
người dũng cảm, có bản lĩnh hiệp sĩ mới thực hiện sứ mệnh cao cả của mình trên
trận tuyến bảo vệ cơng lý. Do đó, Luật sư cần có nghĩa vụ phát huyt truyền thống
tốt đẹp của nghề luật sư, thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chun mơn, giữ
gìn phẩm chất, uy tín nghề nghiệp, thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa tronh làng
nghề và lối sống xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với Luật sư và
nghề Luật sư13

13 Suy nghĩ về luật sư và sứ mệnh công lý

/>(Truy cập lần cuối 17/07/2021)
11



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Văn bản quy phạm pháp luật
1. Luật Luật sư năm 2006
2. Văn bản số 03/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Luật sư năm 2006 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012
3. Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ, Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp Luật sư Việt Nam, 2019
* Giáo trình
4. Giáo trình Luật sư và nghề Luật sư/ Học viện Tư pháp, Nxb.Tư pháp, Hà
Nội, 2018.
* Bài viết Tạp chí
5. Nguyễn Hà Trang (2008), “Xây dựng quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
luật sư ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề Tổ chức và
hoạt động luật sư, Hà Nội.
* Tài liệu khác
6. Nguyễn Quang Anh, Các đặc điểm của Nghề Luật sư, Tạp chí điện tử Luật sư
Việt Nam.
/>(truy cập lần cuối: 10/07/2021)
9. Đạo đức nghề nghiệp Luật sư
/>(truy cập lần cuối: 14/07/2021)
10. Trọn bộ 3 cuốn "Sổ Tay Luật sư" 2018, Tập 1- Luật sư và hành nghề luật sư
/>

(truy cập lần cuối: 12/07/2021)
11 Vai trò của Luật sư trong tư vấn pháp luật
(truy cập lần cuối: Ngày 15/07/2021)
12. Suy nghĩ về Luật sư và sứ mệnh của công lý
/>(truy cập lần cuối: Ngày 17/07/2021)




×