Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

ĐẶNG HỮU NGỌC

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

ĐẶNG HỮU NGỌC

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chun ngành: KẾ TỐN, KIỂM TỐN VÀ PHÂN TÍCH
Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS NGUYỄN QUANG QUYNH
2. PGS.TS NGUYỄN THỊ MÙI



HÀ NỘI – 2022


i

LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng Luận án tiến sĩ này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Nghiên cứu sinh

Đặng Hữu Ngọc


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn tới Giáo viên hướng dẫn khoa học GS.TS Nguyễn
Quang Quynh và PGS.TS Nguyễn Thị Mùi đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đồng
hành cùng tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành luận án.
Tác giả xin cảm ơn các đồng nghiệp của trường Đại học Kinh tế quốc dân đặc
biệt là Viện Kế toán – Kiểm toán và Viện đào tạo Sau đại học đã hỗ trợ trong việc tìm
kiếm tài liệu cũng như góp ý cho tác giả sửa chữa luận án.
Xin trân trọng cảm ơn các Quý Ông/Bà lãnh đạo và các cán bộ nhân viên của
các ngân hàng thương mại Việt Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập các
số liệu thứ cấp phục vụ cho luận án.
Cuối cùng, tác giả xin được gửi lòng tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã ln quan tâm, động viên và khích lệ cho tác giả có thêm động lực phấn đấu

để hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ .............................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............... 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu ....................................................................................... 10
1.1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về rủi ro tín dụng của ngân hàng
thương mại .............................................................................................................. 10
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phân tích các nhân tố tác động đến
rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại ............................................................. 15
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 27
1.2. Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương
mại .............................................................................................................................. 29
1.2.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại .................. 29
1.2.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại ....................... 31
1.2.3. Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại ......... 39
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 47
2.1. Phương pháp ước lượng dữ liệu bảng.............................................................. 47
2.1.1. Phương pháp ước lượng mơ hình dữ liệu bảng tĩnh (Static panel data) ....... 47
2.1.2. Phương pháp ước lượng mơ hình dữ liệu bảng động (Dynamic panel data) .... 50
2.2. Phương pháp chuyên gia ................................................................................... 53

2.3. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 65
2.3.1. Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................... 65
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................... 68
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 74
3.1. Khái quát về hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam .............................. 74


iv

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt
Nam ........................................................................................................................ 74
3.1.2. Quy mô vốn điều lệ, chi nhánh và sở giao dịch của hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam ............................................................................................. 76
3.2. Khái quát về hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong
phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 80
3.2.1. Về tài sản ...................................................................................................... 80
3.2.2. Về kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................. 81
3.3. Kết quả nghiên cứu về thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương
mại Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu ............................................................... 82
3.3.1. Tỷ lệ nợ xấu .................................................................................................. 82
3.3.2. Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro...................................................................... 86
3.3.3. Chỉ tiêu Dư nợ cho vay/Tổng tài sản ............................................................ 88
3.3.4. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ......................................................................... 91
3.4. Đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt
Nam trong phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 94
3.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 94
3.4.2. Những hạn chế .............................................................................................. 96
3.5. Kết quả nghiên cứu về phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng
tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam ................................................................ 98
3.5.1. Phương pháp và trình tự phân tích dữ liệu ................................................... 98

3.5.2. Kết quả phân tích dữ liệu .............................................................................. 99
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT ............. 117
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 117
4.2. Một số đề xuất .................................................................................................. 120
4.2.1. Đối với nhân tố “Tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD” .................................... 120
4.2.2. Đối với nhân tố “Tỷ lệ nợ xấu” .................................................................. 122
4.2.3. Đối với nhân tố “Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi” ................................................ 126
4.2.4. Đối với nhân tố “Tăng trưởng số lượng chi nhánh và sở giao dịch của ngân
hàng” ..................................................................................................................... 129
4.2.5. Đối với nhân tố “Tỷ lệ tăng trưởng GDP” ................................................. 130


v

4.2.6. Đối với nhân tố “Tỷ lệ lạm phát” ............................................................... 132
4.3. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.................. 133
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 135
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 138
PHỤ LỤC 01 .............................................................................................................. 152
PHỤ LỤC 02 .............................................................................................................. 155
PHỤ LỤC 03 .............................................................................................................. 157


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam


BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CAR

Hệ số an toàn vốn tối thiểu

CE

Rủi ro tài chính

CFHĐ

Tỷ lệ chi phí hoạt động của ngân hàng

CSH

Chủ sở hữu

DPRRTD

Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng

FEM

Mơ hình tác động cố định

FGLS


Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GLS

Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát

GMM

Phương pháp dữ liệu bảng động

1.TLNX

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong quá khứ

LP

Tỷ lệ lạm phát

M&A

Mua lại và sáp nhập

MTV

Một thành viên


NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NPL

Tỷ lệ nợ xấu

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

QMNH

Quy mơ ngân hàng

REM

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

ROE


Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNNL

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng


vii

TTCN

Tăng trưởng số lượng chi nhánh và sở giao dịch

GDP


Tốc độ tăng trưởng GDP

TTTD

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

VACC

Cơng ty quản lý tài sản

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Nội dung phỏng vấn chuyên gia lần 1 ..........................................................54
Bảng 2.2. Bảng thống kê về mẫu phỏng vấn chuyên gia lần 1 .....................................55
Bảng 2.3. Chi tiết kết quả phỏng vấn 10 chuyên gia lần 1 ............................................56
Bảng 2.4. Nội dung phỏng vấn chuyên gia lần 2 ..........................................................59
Bảng 2.5. Chi tiết kết quả phỏng vấn 10 chuyên gia lần 2 ............................................60
Bảng 2.6. Tóm tắt các biến trong mơ hình ....................................................................65

Bảng 2.7. Các biến độc lập đã được mã hóa .................................................................67
Bảng 2.8. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu .............................................................73
Bảng 3.1. Các Ngân hàng thương mại nhà nước tính đến 31/12/2020 .........................76
Bảng 3.2. Các ngân hàng thương mại cổ phần tính đến 31/12/2020.............................77
Bảng 3.3. Các ngân hàng 100% vốn nước ngồi tính đến 31/12/2020 .........................79
Bảng 3.4. Các ngân hàng liên doanh tính đến 31/12/2020 ............................................80
Bảng 3.5. Giá trị tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ....................80
Bảng 3.6. Chênh lệch thu chi của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ............81
Bảng 3.7. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ......................83
Bảng 3.8. Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam .............86
giai đoạn 2011-2020 ......................................................................................................86
Bảng 3.9. Tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam ......................88
giai đoạn 2011-2020 ......................................................................................................88
Bảng 3.10. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam .............................91
giai đoạn 2011-2020 ......................................................................................................91
Bảng 3.11. Các biến độc lập đã được mã hóa ...............................................................99
Bảng 3.12. Thống kê các biến trong mơ hình nghiên cứu...........................................100
Bảng 3.13. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu ................................102
Bảng 3.14. Kết quả hồi quy pooled OLS.....................................................................103
Bảng 3.15. Kết quả ước lượng mơ hình cố định FEM ................................................104
Bảng 3.16. Kết quả ước lượng mơ hình ngẫu nhiên REM ..........................................105
Bảng 3.17. Kiểm định so sánh mơ hình pooled OLS và REM....................................106
Bảng 3.18. So sánh mơ hình FEM và REM ................................................................107


ix

Bảng 3.19. Tổng hợp so sánh kết quả kiểm định mơ hình pool OLS, FEM, REM ....108
Bảng 3.20. Kiểm định đa cộng tuyến ..........................................................................109
Bảng 3.21. Kiểm định phương sai thay đổi .................................................................110

Bảng 3.22. Kết quả ước lượng mơ hình GLS ..............................................................111
Bảng 3.23. Kết quả ước lượng mơ hình GMM ...........................................................113
Bảng 3.24. So sánh mơ hình Pooled OLS, GLS, GMM..............................................114
Bảng 3.25. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...........................116

Biểu đồ 3.1. Hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ....................................75
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nợ xấu trung bình của các NHTM giai đoạn 2011-2020 .................84
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam năm 2020 ...................................85
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ trích lập dự phịng trung bình của các NHTM giai đoạn 2011-2020 ...... 87
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản trung bình của các NHTM Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 ......................................................................................................89
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam năm 2020 ......90
Biểu đồ 3.7. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam năm 2020 ..........93

Sơ đồ 1.1. Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh rủi ro ........................34
Sơ đồ 1.2. Phân loại rủi ro tín dụng theo mức độ tổn thất.............................................35


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm gần đây, các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và
hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam nói riêng đang từng
bước đổi mới hội nhập với kinh tế thế giới. Tuy nhiên gắn liền với những cơ hội và
thách thức mới mà mối quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế mang lại là các rủi ro tiềm
ẩn, các NHTM ở nước ta bên cạnh việc gặp phải những rủi ro của nội tại nền kinh tế
trong nước thì cịn đối phó với sự cạnh tranh cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau
của khu vực và quốc tế. Thực tế kể từ đầu năm 2008 đến nay, trong hoạt động kinh
doanh của hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta gặp phải những rủi ro lớn bởi lạm

phát cao, sự phát triển nóng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khốn. Bên
cạnh đó, những yếu kém về quản lý của các tập đồn và tổng cơng ty nhà nước; diễn
biến thiên tai và dịch bệnh đối với sản xuất nông nghiệp.... đồng thời cũng bị ảnh
hưởng không nhỏ bởi cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và khủng hoảng nợ tại nhiều
nước Châu Âu. Đặc biệt là những vụ phá sản lớn xảy ra gần đây ở Mỹ và sự thất bại
của các ngân hàng ở Châu Á đã khiến nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính trên thế
giới nhận ra sự cần thiết phải quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình
(Wang, 2013; Li, 2015) và các NHTM Việt Nam cũng không ngoại trừ.
Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của NHTM từ trước đến nay thì hoạt
động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống và là hoạt động kinh doanh quan trọng
nhất, mang lại tỷ trọng lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Song, nó cũng là hoạt động
phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể tác động lớn
đến các hoạt động kinh doanh khác và có thể làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân
hàng. Thực tiễn trong những năm qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã thực hiện nhiều
biện pháp có tính đồng bộ, triển khai trong toàn hệ thống để tăng cường hạn chế và
phịng ngừa rủi ro tín dụng, kiểm sốt chặt chẽ chất lượng cho vay, khơng ngừng hồn
thiện các quy định nội bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường giáo dục
đạo đức nghề nghiệp cho toàn thể cán bộ nhân viên ... Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có xu
hướng gia tăng trong các năm 2012 - 2015, nhiều khoản nợ có khả năng mất vốn tiếp


2
tục xuất hiện trong năm 2018 mặc dù tỷ lệ nợ xấu có giảm. Đặc biệt là những yếu kém
trong việc phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đã gây ra tình trạng “mất” cán bộ, thu
nhập của các ngân hàng ngày càng bị giảm sút trong các năm 2012-2015. Không những
vậy, năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam cũng bị giảm sút so với các ngân
hàng khác trong khu vực và trên thế giới; mặc dù trong 5 năm 2016-2020 sau thời gian
thực hiện đề án tái cơ cấu thì hệ thống các NHTM Việt Nam đã có sự phục hồi nhưng
vẫn cịn dư âm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Tóm lại, để tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD)
Việt Nam giai đoạn 2 theo Quyết định của Thủ trướng Chính phủ, đồng thời để hệ
thống NHTM Việt Nam có sức cạnh tranh cao, năng động, thực hiện tốt mục tiêu hoạt
động an toàn và hiệu quả trong kinh doanh; việc nghiên cứu để tìm ra các nguyên nhân
ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, từ đó đề ra các giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế
rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam là vơ cùng cần
thiết. Vì thế, hiện nay vấn đề rủi ro tín dụng ngân hàng trở thành mối quan tâm của rất
nhiều các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Ở
nước ngoài nghiên cứu theo hướng như quản trị rủi ro tín dụng, nhân tố ảnh hưởng, sự
tác động của rủi ro tín dụng tới khả năng sinh lời...ở phạm vi lãnh thổ khác nhau (Ấn
Độ, Trung Quốc, Kenya, Ethopia, Tusia…). Ở Việt Nam, cũng có nhiều nhà nghiên
cứu về vấn đề này, nhưng các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề rủi ro tín dụng
hay quản trị rủi ro tín dụng ở từng ngân hàng cụ thể, ít có nghiên cứu về các nhân tố
tác động đến rủi ro tín dụng và nhất là nghiên cứu với phạm vi lớn đối với cả hệ thống
NHTM Việt Nam. Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu này của tác giả cố gắng lấp đầy
khoảng trống trong các tài liệu bằng cách tập trung vào nghiên cứu các nhân tố tác
động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam với đề tài “Phân tích các nhân tố
tác động đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín
dụng của các NHTM Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phịng ngừa
và hạn chế rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt Nam trong thời gian tới. Để thực hiện
được mục tiêu nghiên cứu đó, luận án hướng đến các nhiệm vụ nghiên cứu sau:


3



Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng của ngân hàng; các nhân tố tác

động đến rủi ro tín dụng tại NHTM nói chung.



Phân tích và đánh giá thực trạng về rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong
giai đoạn 10 năm từ 2011 - 2020 thông qua các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng.



Nhận diện các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của NHTM bao gồm các nhân
tố vi mô và nhân tố vĩ mô, trên cơ sở đó đề xuất mơ hình nghiên cứu và lượng
hóa mối quan hệ tác động của các nhân tố đó đến rủi ro tín dụng tại các NHTM
Việt Nam.



Đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho
các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam,
tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại đo lường bằng những chỉ tiêu nào?
- Những nhân tố nào tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam?
- Mức độ tác động của từng nhân tố đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam
như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án sẽ tập trung nghiên cứu về các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng
tại các NHTM Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Theo Khoản 14 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng số
47/2010/QH12 được Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 16/6/2010 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017,
hoạt động cấp tín dụng được thực hiện thông qua các nghiệp vụ: cho vay, chiết khấu,
cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng
khác. Trong giới hạn về nội dung nghiên cứu, luận án chỉ tập trung nghiên cứu về rủi
ro trong cho vay, không đề cập đến các nghiệp vụ cấp tín dụng cịn lại. Lý do là: đối
với các NHTM Việt Nam, hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn về cả quy mô và số


4
lượng khách hàng; các loại hình tín dụng khác (bảo lãnh, cho th tài chính, bao thanh
tốn, thẻ tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp) thường có tỷ trọng nhỏ, khơng đáng
kể. Do vậy, thuật ngữ rủi ro tín dụng trong luận án được hiểu là rủi ro cho vay.
Về không gian nghiên cứu: Hiện tại hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm: 4
NHTM Nhà nước, 31 NHTM cổ phần, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 2 ngân
hàng liên doanh. Trong khuôn khổ luận án này, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu 20
NHTM đã và đang hoạt động trong giai đoạn 10 năm từ năm 2011 - 2020. (Danh sách
46 NHTM ở Việt Nam được thống kê tại Phụ lục số 01 và Danh sách 20 NHTM trong
phạm vi nghiên cứu tại Phụ lục số 02)
Sở dĩ tác giả lựa chọn 20 NHTM trong số 46 NHTM ở Việt Nam để nghiên cứu
vì 20 NHTM này đều là NHTM hoạt động theo pháp luật Việt Nam và có đầy đủ các
báo cáo thường niên và báo cáo tài chính trong 10 năm từ 2011 – 2020 để có thể thu
thập được đầy đủ số liệu thứ cấp sử dụng để chạy dữ liệu bảng (bởi vì phương pháp
hồi quy dữ liệu bảng GMM đòi hỏi dữ liệu bảng phải cân bằng tức là tất cả các NHTM
trong mẫu nghiên cứu phải có đầy đủ số liệu trong 10 năm cho các biến số được sử
dụng trong mơ hình nghiên cứu của luận án). Các NHTM này đáp ứng tiêu chí cịn tồn
tại và hoạt động cho tới hết năm 2020. Tác giả loại trừ 26 NHTM gồm:
(i) 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 2 ngân hàng liên doanh: những

NHTM này mặc dù được hiện diện thương mại tại Việt Nam nhưng lại là ngân hàng
được thành lập ở nước ngoài hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngồi khơng
theo luật của Việt Nam nên khơng tương đồng với 20 NHTM phân tích.
(ii) 3 NHTM Nhà nước (Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí tồn cầu, Ngân hàng
TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng): 3 NHTM này mới
được chuyển đổi mơ hình sở hữu thuộc nhà nước nên khơng có đầy đủ báo cáo thường
niên và báo cáo tài chính trong 10 năm từ 2011 – 2020.
(iii) 12 NHTM cổ phần có quy mơ nhỏ hay mới thực hiện M&A nên cũngkhơng
có đầy đủ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính trong 10 năm từ 2011- 2020.
Các NHTM thuộc phạm vi nghiên cứu bao gồm: 04 NHTM có vốn nhà nước
(Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank), 16 NHTM cổ phần trong nước. Như
vậy, mẫu nghiên cứu gồm đầy đủ các loại NHTM như: nhóm NHTM có vốn nhà nước,


5
nhóm NHTM cổ phần trong nước hoặc nhóm NHTM chưa niêm yết và nhóm NHTM
đã niêm yết, điều này giúp giảm thiểu nhiều rủi ro về chọn mẫu thiên lệch. Ngoài ra,
tổng tài sản các NHTM trong mẫu chiếm tỷ trọng hầu hết trong tổng tài sản hệ thống
NHTM Việt Nam. Kết quả thống kê từ mẫu nghiên cứu và số liệu từ Ngân hàng nhà
nước cho thấy tính đến 31/12/2020, tổng tài sản các NHTM trong mẫu nghiên cứu
chiếm 80,4% tổng tài sản hệ thống NHTM Việt Nam. Như vậy, mẫu nghiên cứu có
tính chất đại diện cao cho toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam.
Về thời gian nghiên cứu: luận án chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp được thu
thập thơng qua các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các NHTM nghiên
cứu, thông qua NHNN, Tổng cục thống kê và từ bộ dữ liệu Việt Nam Key Indicator
2020 của NHTM phát triển Châu Á trong giai đoạn 10 năm từ 2011 - 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm:
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu luận án chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ

cấp được sử dụng để:
(i) Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước và hệ thống hóa lý luận về
các vấn đề liên quan của luận án được tổng hợp từ nguồn sách báo, tạp chí, luận án và
hội thảo chuyên ngành được tác giả thu thập trực tiếp tại thư viện Quốc gia Hà Nội và
thư viện điện tử của các trường đại học lớn trong nước như: Đại học Kinh tế quốc dân,
Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Ngân hàng TP. Hồ
Chí Minh, Đại học Tài chính – Ngân hàng… Cịn nguồn dữ liệu thứ cấp về các cơng
trình nghiên cứu ở nước ngoài được tác giả tiếp cận với ngơn ngữ tiếng Anh dựa trên
nguồn sách của nước ngồi, các bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu thơng qua
các tạp chí như Science Direct, Proquest, Emerald…và các trang Internet. Đây là nguồn
tài liệu rất phong phú và có giá trị đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu của mình.
(ii) Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam theo các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng. Số liệu thứ cấp được thu thập thông
qua các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 20 NHTM nghiên cứu, thông
qua NHNN và Tổng cục thống kê trong giai đoạn 10 năm từ 2011 - 2020. Sau đó tác


6
giả sử dụng phần mềm SPSS 25.0 để tính tốn giá trị điểm trung bình (MEAN) nhằm
đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng thơng qua các chỉ tiêu đo lường của 20 NHTM
Việt Nam.
(iii) Chạy dữ liệu theo phương pháp ước lượng dữ liệu bảng để đo lường sự tác
động của các nhân tố đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
5.2. Phương pháp ước lượng dữ liệu bảng
Được thực hiện bằng việc kiểm định mơ hình hồi quy pooled OLS, ước lượng
mơ hình tác động cố định FEM, ước lượng mơ hình tác động ngẫu nhiên REM, khắc
phục hiện tượng phương sai thay đổi và sự tự tương quan bằng mơ hình hồi quy theo
phương pháp bình phương tối thiểu tổng qt GLS, ước lượng mơ hình dữ liệu bảng
động GMM thơng qua phần mềm STATA 16.0. Trình tự như sau:
Bước 1: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường

niên của 20 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ 2011 - 2020. Dữ liệu về kinh
tế vĩ mô gồm tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và tỷ lệ lạm phát hàng năm được thu
thập và tính tốn từ bộ dữ liệu Việt Nam Key Indicator 2020 của NHTM phát triển
Châu Á và từ Tổng cục thống kê trong giai đoạn 10 năm từ 2011-2020.
Bước 2: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu và chạy ma trận hệ
số tương quan giữa các biến trong mơ hình.
Bước 3: Kiểm định mơ hình hồi quy pooled OLS, ước lượng mơ hình tác động
cố định FEM, ước lượng mơ hình tác động ngẫu nhiên REM. Sau đó lựa chọn một mơ
hình phù hợp cho nghiên cứu để phân tích và khắc phục những khuyết tật của mơ hình.
Bước 4: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, sự tự tương
quan với mô hình đã lựa chọn phù hợp.
Bước 5: Khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, sự tự tương quan (nếu có)
bằng mơ hình hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu tổng qt GLS.
Bước 6: Ước lượng mơ hình dữ liệu bảng động GMM nhằm khắc phục khuyết
tật của mơ hình về hiện tượng phương sai thay đổi, sự tự tương quan và biến nội sinh
trong mơ hình nghiên cứu. Từ đó tính được xác suất tác động của từng nhân tố với
mức độ quan trọng của từng nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.


7
5.3. Phương pháp chun gia
Được thực hiện thơng qua hình thức thảo luận trực tiếp với các chuyên gia là
các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu của 05 trường đại học lớn ở Việt
Nam (Trường đại học Kinh tế quốc dân, trường đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh,
Học viện Ngân hàng, trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, trường đại học Tài
chính Ngân hàng); Các nhà quản trị cấp cao của 05 NHTM lớn ở Việt Nam
(Vietinbank, Agribank, BIDV, Vietcombank, Techcombank). Quá trình tham vấn
chuyên gia được chia làm 2 lần:
(i) Lần 1 diễn ra từ tháng 05/2019 – 08/2019 với mục đích xác định và lựa chọn
các biến phụ thuộc và biến độc lập để làm căn cứ xây dựng mơ hình nghiên cứu cho

luận án;
(ii) Lần 2 diễn ra từ tháng 09/2019 – 02/2020 với mục đích xây dựng các giả
thuyết nghiên cứu cho chính xác và phù hợp với bối cảnh thực tế ngành ngân hàng
Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ 2011-2020.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Thứ nhất, bổ sung thêm nhân tố về “Tăng trưởng số lượng chi nhánh và sở giao
dịch” mà các nghiên cứu trước đây về nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của ngân
hàng chưa đề cập đến. Sau khi phân tích thực tế bằng số liệu thực nghiệm của luận án
cho thấy đây là nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới rủi ro tín dụng của các
NHTM Việt Nam.
Thứ hai, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, luận án đã xây dựng được mơ
hình gồm 9 nhân tố vi mơ và vĩ mơ tác động đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam và lượng hóa được mối quan hệ ảnh hưởng đó. Kết quả nghiên
cứu cho thấy có 8 nhân tố là có ý nghĩa thống kê thể hiện sự tác động đến rủi ro tín
dụng tại các NHTM Việt Nam bao gồm: tỷ lệ nợ xấu trong q khứ, tỷ lệ trích lập dự
phịng RRTD, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, tăng trưởng số lượng chi nhánh và sở giao dịch
của ngân hàng, tỷ lệ chi phí hoạt động, quy mơ ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng
trưởng GDP và 01 nhân tố là tốc độ tăng trưởng tín dụng khơng có ý nghĩa thống kê bị
loại khỏi mơ hình.


8
Thứ ba, nghiên cứu sẽ là một cơng trình thử nghiệm kết hợp giữa nghiên cứu
hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng, qua đó kiểm định mơ hình nghiên cứu với các nhân
tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chính vì vậy,
kết quả nghiên cứu sẽ phản ánh độ tin cậy cũng như bổ sung và phát triển về mặt
phương pháp luận trong việc phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng và đề
xuất các giải pháp khả thi cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
6.2. Về mặt thực tiễn

Thứ nhất, trên cơ sở dữ liệu thứ cấp thu thập được từ 20 ngân hàng thương mại Việt
Nam trong giai đoạn 10 năm 2011-2020, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng dữ liệu
bảng được thực hiện bằng việc ước lượng mơ hình tác động cố định FEM, mơ hình tác
động ngẫu nhiên REM, mơ hình dữ liệu bảng động GMM thông qua phần mềm Stata
16.0 để đưa ra phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau:
TLNXi,t = 0.859* 1.TLNX – 0.435*DPRRTDt + 0.398*CFHĐ - 0.0509*TNNL +
0.0959*TTCN - 0.0690*GDP + 0.288*LP + 0.505*SIZE - 6.157
Kết quả này cho thấy các nhân tố “Tỷ lệ nợ xấu có độ trễ 1 năm, tỷ lệ dự phịng rủi ro
tín dụng, tỷ lệ chi phí hoạt động, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, tăng trưởng số lượng chi
nhánh và sở giao dịch, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP” có ảnh hưởng đáng kể
tới “Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng năm hiện tại”. Trong các nhân tố này thì có nhân tố
“Tỷ lệ tăng trưởng GDP”, “tỷ lệ thu nhập ngồi lãi”, “tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng”
có tác động ngược chiều tới “Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng năm hiện tại”. Nhân tố tác
động cùng chiều, có ảnh hưởng mạnh nhất tới tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là nhân tố
“Tỷ lệ nợ xấu có độ trễ 1 năm” với hệ số 0.859, tiếp theo là nhân tố “Quy mô ngân
hàng” với hệ số 0.505. Biến cịn lại trong mơ hình nghiên cứu là “Tốc độ tăng trưởng
tín dụng” khơng có ý nghĩa thống kê bị loại khỏi mơ hình.
Thứ hai, thơng qua việc phân tích thực trạng về rủi ro tín dụng và việc lượng hóa
mức độ tác động của các nhân tố đến rủi ro tín dụng sẽ giúp cho các Ngân hàng thương
mại Việt Nam nhận thức được nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng đối với hiệu
quả hoạt động của ngân hàng để từ đó có giải pháp phịng ngừa và hạn chế tối đa rủi ro
tín dụng cho ngân hàng mình.


9
Thứ ba, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý
trong ngành ngân hàng tại Việt Nam có cái nhìn đầy đủ và tồn diện hơn về một
phương pháp tiếp cận trong đo lường và phân tích đánh giá rủi ro tín dụng. Đồng thời
nhận diện được các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam. Đây là điều kiện để triển khai các nghiên cứu ứng dụng hoặc hoạch định các

chính sách có liên quan đến ngân hàng để phòng ngừa và hạn chế tối đa rủi ro tín dụng
cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ tư, nghiên cứu này sẽ là một thể nghiệm vận dụng tổng hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu định tính cùng với phương pháp nghiên cứu định lượng như: phương
pháp chuyên gia, phương pháp hồi quy pooled OLS, phương pháp ước lượng mơ hình
tác động cố định FEM, phương pháp ước lượng mơ hình tác động ngẫu nhiên REM,
phương pháp bình phương tối thiểu tổng qt GLS, phương pháp ước lượng mơ hình
dữ liệu bảng động GMM. Mỗi phương pháp sẽ được vận dụng phù hợp theo từng nội
dung nghiên cứu trong luận án. Do đó, cơng trình nghiên cứu sẽ có thể là tài liệu tham
khảo cho những ai quan tâm đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại về
phương pháp luận, về phân tích, về đánh giá đo lường, về kiểm định cũng như kết quả
của nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về rủi ro tín dụng của ngân hàng
thương mại
Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng là khả năng ngân hàng bị thua lỗ một
phần thậm chí là tất cả các khoản đầu tư ban đầu, bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh
khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro giá cả, rủi ro ngoại hối, rủi ro pháp lý, rủi ro uy tín. Theo

quan điểm của Basel, rủi ro trong hoạt động của ngân hàng được phân thành: rủi ro thị
trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản. Trong bốn loại rủi ro theo
Basel thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất mà các Ngân hàng phải đối mặt
(Bhattacharya & Roy, 2008; trích trong Ravi P. S. Poudel, 2013) và cũng là nguyên
nhân chính dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và khủng hoảng kinh tế
tồn cầu hiện nay. Theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam rủi ro tín dụng trong hoạt động
ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng do khách hàng khơng thực hiện
hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng của các NHTM đã có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu trong và ngồi nước. Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu “Impact of credit
risk on the performace of commercial Banks in Ethiopia” của Engdawork Tadesse
Awoke năm 2014 đã nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra tác động của rủi ro tín dụng
đến hiệu quả hoạt động của 8 NHTM ở Ethiopia trong giai đoạn 5 năm từ 2008-2012.
Bằng việc sử dụng phương pháp phi xác suất và hồi quy OLS với biến phụ thuộc là
hiệu quả hoạt động của ngân hàng đo bằng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
và các biến độc lập bao gồm: tổng dư nợ, dư nợ trên tổng tài sản, chi phí trên tổng dư
nợ và logarit tự nhiên của tổng tài sản; kết quả cho thấy tất cả các biến độc lập trên đều
ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Awoke, E.T.,2014). Còn
Kargi (2011) đã đánh giá các tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng ở Nigeria. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dựa trên các dữ liệu
được thu thập từ các báo cáo thường niên của các NHTM ở Nigeria trong giai đoạn từ


11
2004- 2008, kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng có tác động đáng kể đến hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng Nigeria thể hiện ở điểm hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với hạn mức tín dụng và tỷ lệ nợ xấu. Cũng
nghiên cứu về các NHTM ở Nigeria; Olawale Femi Kayode, Tomola Marshal
Obamuyi, James Ayodele Owoputi và Felix Ademola Adeyefa đã sử dụng mơ hình
hiệu ứng ngẫu nhiên để tiến hành khảo sát 6 NHTM trong giai đoạn 2000-2013 để đo

lường rủi ro tín dụng thơng qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng tổng số vốn vay cũng có tác động tích cực và đáng kể
đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Vì vậy, để tăng lợi nhuận thì các NHTM phải tăng
cường hoạt động huy động vốn và phải có chiến lược quản trị rủi ro tín dụng hợp lý
(Olawale, F.K. et al,2015). Bên cạnh đó, Kolapo, T.Funso và Ayeni, R.Kolade và Oke,
M.Ojo (2012) khi nghiên cứu 5 NHTM ở Nigeria trong giai đoạn 11 năm từ 20002010 và Muhammad, N. et al (2012) khi nghiên cứu các NHTM ở Nigeria trong giai
đoạn 4 năm từ 2004-2008 cũng đưa ra kết luận tương tự. Ngoài ra, Chen và Pan (2012)
đã kiểm tra tác động của rủi ro tín dụng tới hiệu quả hoạt động của 34 NHTM ở Đài
Loan trong giai đoạn 2005-2008. Tác giả đã sử dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA)
với các chỉ tiêu: hiệu quả kỹ thuật rủi ro tín dụng (CR-TE), hiệu quả phân bổ rủi ro tín
dụng (CR-AE) và hiệu quả chi phí rủi ro tín dụng (CR-CE) để phân tích. Các kết quả
chỉ ra rằng chỉ có một Ngân hàng là hiệu quả trong tất cả các loại hiệu quả qua các thời
kỳ đánh giá. Nhìn chung, kết quả DEA cho thấy hầu hết các NHTM bị ảnh hưởng bởi
cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 nên xảy ra nhiều khoản nợ xấu, nợ quá
hạn và lợi nhuận sụt giảm. Do đó, hiệu quả kỹ thuật rủi ro tín dụng (CR-TE), hiệu quả
phân bổ rủi ro tín dụng (CR-AE) và hiệu quả chi phí rủi ro tín dụng (CR-CE) là không
hiệu quả trong thời gian quan sát. Yuga Raj Bhattarai (2016) đã kiểm tra tác động của
rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Nepal. Các dữ liệu tổng hợp
của 14 NHTM trong giai đoạn 2010-2015 đã được phân tích bằng mơ hình hồi quy.
Kết quả hồi quy cho thấy "tỷ lệ nợ xấu” có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng trong khi đó “chi phí cho mỗi tài sản vay” lại có tác động tích cực đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngoài chỉ tiêu rủi ro tín dụng, quy mơ ngân hàng
có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thì chỉ tiêu tỷ lệ an tồn


12
vốn và dự trữ tiền mặt không được coi là các biến ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng. Nghiên cứu này kết luận rằng có mối liên quan giữa hiệu quả hoạt
động NHTM và rủi ro tín dụng. Kithinji (2010) đánh giá hiệu quả của việc quản lý rủi
ro tín dụng tại các NHTM ở Kenya. Các dữ liệu về hạn mức tín dụng, về nợ xấu đã

được thu thập trong giai đoạn 2004-2008. Các phát hiện cho thấy rằng phần lớn lợi
nhuận của các ngân hàng thương mại khơng bị tác động bởi hạn mức tín dụng và nợ
xấu, điều đó chứng tỏ rủi ro tín dụng không tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động
của các NHTM ở Kenya. Năm 2015, Million Gizaw, Matewos Kebede và Sujata
Selvaraj đã sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp hồi quy OLS để điều tra tác động
của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của 8 ngân hàng thương mại ở Ethiopia
trong giai đoạn 2003-2014. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng rủi ro tín dụng
tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng và được đo lường bởi tỷ
lệ nợ xấu hay tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro. Các ngân hàng thương mại ở Ethiopia cần
phải tăng cường đảm bảo an toàn vốn để giảm thiểu rủi ro tín dụng qua đó nâng cao
hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng mình (Million Gizaw, Matewos Kebede và Sujata
Selvaraj, 2015).
Khi nghiên cứu các ngân hàng thương mại ở Châu Âu, Fan Li và Yijun Zou với
cơng trình “The Impact of Credit Risk Management on Profitability of Commercial
Banks: A Study of Europe” đã sử dụng dữ thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường
niên của 47 NHTM ở Châu Âu trong giai đoạn 6 năm từ 2007-2012 để phân tích tác
động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại được đo lường
bằng 2 chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu
(ROE). Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng khơng có hiệu ứng tích cực trên
lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu có tác động đáng kể
trên cả hai chỉ tiêu ROE và ROA cịn tỷ lệ an tồn vốn (CAR) lại tác dụng không đáng
kể trên cả hai chỉ tiêu ROE và ROA (Fan Li & Yijun Zou, 2014). Cùng hướng nghiên
cứu với Fan Li và Yijun Zou (2014); Hosna, et al (2009) đã nghiên cứu mối quan hệ
của quản lý rủi ro tín dụng và lợi nhuận của 4 ngân hàng thương mại ở Thụy Điển. Các
kết quả của nghiên cứu được giới hạn cho các ngân hàng trong mẫu và không được
tổng quát cho tất cả các ngân hàng thương mại ở Thụy Điển. Nhóm tác giả đã sử dụng


13
mơ hình hồi quy để phân tích thực nghiệm và tập trung vào việc mô tả các kết quả từ

SPSS thông qua các dữ liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của các ngân
hàng trong giai đoạn 2000-2008 và các báo cáo quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng
trong giai đoạn 2007-2008. Trong mơ hình, lợi nhuận của ngân hàng được đo lường
bởi chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) còn rủi ro tín dụng của ngân hàng
được đo lường bởi chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an tồn vốn (CAR). Những phát hiện
và phân tích cho thấy, rủi ro tín dụng có tác động đáng kể đến lợi nhuận trong tất cả 4
ngân hàng thương mại. Trong đó chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng đáng kể hơn so
với tỷ kệ an toàn vốn (CAR) đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Và các
phân tích trên mỗi cấp ngân hàng cho thấy rằng tác động của rủi ro tín dụng đến lợi
nhuận là không giống nhau đối với mỗi ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó, nghiên cứu “The effect of credit risk management on financial
performance of the Jordanian commercial banks”của Ali Sulieman Alshatti đã kiểm
tra tác động của rủi ro tín dụng tới hiệu quả tài chính của 13 ngân hàng thương mại ở
Jordan trong giai đoạn 2005-2013. Hai mơ hình toán học đã được thiết kế để đo lường
mối quan hệ này và kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng tác động đáng kể vào
hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Jordan được đo lường bởi 2 chỉ
tiêu ROA và ROE. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, tác giả khuyến cáo các NHTM ở
Jordan cần phải thiết lập các chính sách quản lý rủi ro tín dụng hợp lý để đạt được lợi
nhuận nhiều hơn cho ngân hàng mình (Ali Sulieman Alshatti, 2015). Còn Ravi
Prakash Sharma Poudel (2013) đã tiến hành khảo sát 31 ngân hàng thương mại trong
giai đoạn 10 năm từ 2001-2011 để đánh giá sự tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu
quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Nepal thông qua ba chỉ tiêu: tỷ lệ vỡ nợ,
tỷ lệ an tồn vốn, chi phí cho mỗi tài sản. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích
hồi quy tương quan, kết quả nghiên cứu cho thấy cả 3 chỉ tiêu tỷ lệ vỡ nợ, tỷ lệ an tồn
vốn, chi phí cho mỗi tài sản đều có mối tương quan tỷ lệ nghịch với hiệu quả tài chính
của ngân hàng. Musyoki, D. và Kadubo, A.S. (2012) khi nghiên cứu các ngân hàng
thương mại ở Kenya cũng đưa ra kết luận tương tự như Ravi Prakash Sharma Poudel.
Cũng nghiên cứu về rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở Kenya, gần
đây nhất Jane Gathigia Muriithi và cộng sự đã sử dụng dữ liệu mảng được thu thập từ



14
các báo cáo tài chính của 43 ngân hàng thương mại ở Kenya trong giai đoạn 10 năm từ
2005-2014 sau đó kiểm định bằng phương pháp GMM để loại bỏ bớt các biến nội
sinh, kết quả cho thấy rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính của
ngân hàng thương mại ở Kenya cả trong ngắn hạn và dài hạn, trong đó rủi ro tín dụng
được đo bằng các chỉ số: tỷ trọng của tài sản rủi ro, chất lượng tài sản, dự phòng rủi ro,
tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) (Muriithi, J.G et al, 2016). Một nghiên cứu của
Ogilo Fredrick (2012) phân tích tác động của rủi ro tín dụng vào hiệu quả tài chính của
các Ngân hàng thương mại ở Kenya bằng cách sử dụng các chỉ tiêu của mô hình
CAMEL (C- An tồn vốn, A - Chất lượng tài sản, M - Hiệu quả quản lý, E - Khả năng
sinh lời, L- Khả năng thanh khoản). Một thiết kế nghiên cứu nhân quả đã được thực
hiện trong nghiên cứu này và điều này đã tạo điều kiện của việc sử dụng các dữ liệu
thứ cấp được thu thập từ ngân hàng trung ương của Kenya. Nghiên cứu sử dụng phân
tích hồi quy đa biến trong phân tích dữ liệu và kết quả đã được trình bày dưới dạng
bảng và phương trình hồi quy. Kết quả cho thấy có một tác động tương quan mạnh mẽ
giữa các chỉ tiêu trong mơ hình CAMEL về hiệu quả tài chính của các ngân hàng
thương mại. Nghiên cứu cũng xác định được rằng các chỉ tiêu về an toàn vốn, chất
lượng tài sản, hiệu quả quản lý và khả năng thanh khoản có mối quan hệ yếu với hiệu
quả tài chính cịn khả năng sinh lời có quan hệ mạnh với hiệu quả tài chính của ngân
hàng. Nghiên cứu này kết luận rằng mơ hình CAMEL có thể được sử dụng như là một
PROXY cho quản lý rủi ro tín dụng. Một nghiên cứu khác của Ogbol Charles và
Unuafe Okaro Kenneth cũng xem xét tác động của rủi ro tín dụng và an tồn vốn đến
hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Nigeria. Bảng điều chỉnh mơ hình
dữ liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại trong
giai đoạn 2004-2009 đã được sử dụng để ước tính các mối quan hệ tồn tại giữa rủi ro
tín dụng được đo lường bằng các chỉ tiêu: mức tổn thất cho vay (LLP), cho vay và ứng
trước (LA), nợ xấu (NPL), tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và lợi nhuận trên tài sản (ROA).
Kết quả cho thấy rằng rủi ro tín dụng và an tồn vốn tác động tích cực tới hiệu quả tài
chính của ngân hàng, ngoại trừ các khoản cho vay và ứng trước đó được tìm thấy có

một tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu.
Dựa trên những phát hiện, các tác giả đã khuyến cáo các ngân hàng thương mại ở


×